Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Phần mở đầu Đảng và nhà nước ta đã quyết tâm xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Nhưng để giữ cho nền kinh tế nước ta không đi chệch khỏi định hướng đã chọn thì thành phần kinh tế Nhà nước phải trở thành một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phải giữ vai trò là nòng cột củ nền kinh tế. Trong nhiều năm ddi vào hoạt động, các Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp một phần to lớn vào GDP

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo ra những hệ quả quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước. Phải nói rằng kể từ sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế đã có một bước tiến vượt bậc, đưa Vịêt Nam thoát khỏi nghèo đói và trở thành một trong những quốc gia có đà tăng trưởng nhanh và ổn định trên thế giới, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và năng động của những thành phần kinh tế khác thì các Doanh nghiệp Nà nước lại ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém là giảm uy tín, năng suất, hiệu quả của thành phần kinh tế Nhà nước. Cho đến nay, năm 2005 sắp xếp xong hơn 3500 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhỏ còn lại, Nhà nước đã bán hành hàng hoạt văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn cá Bộ, ngàn, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Chương I:Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam I. Các khái niệm. - Công ty cổ phần: theo điều 51 chương IV luật doanh nghiệp được quốc hội thông qua ngày 12/6/1999: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: + Vốn điều lệ ddươc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua và sở hữu cổ phần gọi là cổ đông…có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác… + Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. + Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Cổ phần hoá: là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần, tức là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: là qúa trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phần tài sản của doanh nghiệp. II. Cơ sở lý luận . 1. Quan điểm về thành phần kinh tế Nhà nước. Theo quan niệm trước đây, doanh nghiệp nhà nước có nghĩa là phải thuần tuý thuộc sở hữu nhà nước. Quan điểm này không cho phép công nhân những chủ thể kinh tế đa sỏ hữu có sự tham gia của nhà nước, hay nói cách khác là không nhận sự tồn tại của công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước. Điều này tạo nên 1 nghịch lý là trong nền kinh tế quốc dân có sự hoà hợp của các thành phần kinh tế, nhưng lại không thể có sự hoà hợp của các thành phần kinh tế trong một chủ thể kinh tế nhất định ( Ví dụ một doanh nghiệp). Về thành phần kinh tế đã được thể chế hoá trong luụât doanh nghiệp nhà nước năm 2003: Doanh nghiệp nhà nước là ttổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn gốp chi phối, đước tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Thành phần kinh tế nhà nước không còn chỉ gói gọn ở 2 hình thức là HTX và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trong đó sở hữu nhà nước chiếm đa số cũng được xếp vào thành phần kinh tế nhà nước.Cổ phần hóa là sự lựa chọn tất yếu để chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước. 2. Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam. Là công cụ để nhà nước tham gia điều tiết nhiều hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình công cộng …phải đóng vai trò lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, là công cụ mạnh mẽ để nhà nước điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước được thể hiện ở khả năng kiểm soát, tính chi phối và không chế của nó đối với nền kinh tế. Trong khả năng định hướng cơ cấu lại và phát triển nền kinh tế quốc dân là một trong những biểu hiện của vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, không thể trở thành chủ đạo nếu doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, gây thất thoát và lãng phí cho xã hội. Mặt tiêu cực: Doanh nghiệp nhà nước thường có hiệu quả thấp, trở thành nguy cơ là suy yếu tiềm lực kinh tế nhà nước. Để nâng cao sức mạnh và tính hiệu của cho kinh tế nhà nước cần sắp xếp, đổi mới bộ phần quan trọng nhất là doanh nghiệp nhà nước, tách riêng quyền sở hữu và quyền quan lý sử dụng thông qua các hình thức và biện pháp thích hợp như xây dựng tập đoàn kinh tế, tư nhân hoá, đặc biệt là cổ phần hóa(CPH). 3. Tính tất yếu của việc CPH doanh nghiệp nhà nước. Công ty cổ phần phải là tất yếu khách quan do quá trình phát triển của lực lượng, quá trình tích tụ và tập trung tư bản dưới tác động của cạnh tranh trong nền kimh tế thị trường, cần phải xây dựng một hệ thống doanh nghiệp nhà nước nòng cốt vừa và lớn có đủ sức mạnh kinh tế cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được coi là một bước quá độ cần thiết từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức xã hội chủ nghĩa. III. Cơ sở thực tiễn. - Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước có số lượng khá lớn, quản lý không được tốt, chủ yếu theo kiểu hành chính với nhiều cấp trung gian. Tính chủ động hoạt động kinh doanh bị cò bó bởi nhiều quy chế phát sinh từ quyền sở hữu của nhà nước. - Thứ hai, nhà nước phải thường xuyên sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển cũng như trợ cấp, bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước. đây là gánh nặng lớn cho ngân sách. - Thứ ba, vốn của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là vốn vay ngân hàng đã gây một áp lực lớn nên hệ thống các ngân hàng, làm giảm cơ hội được tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác. - Thứ tư, Công ty cổ phần thực hiện chế độ đa sở hữu. Ngược lại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ một sở hữu(sở hữu nhà nước) thường bị hạn chế trong đầu tư và cạnh tranh. Đó là ưu điểm của công ty cổ phần so với doanh nghiệp nhà nước. - Thứ năm, kinh nghiệm ở thế giới cho thấy ở các nước có tỷ trọng thành phần kinh tế nhà nước lớn thi tốc độ tăng trưởng không cao. Sự thành công trong công tác cổ phần hoá ở Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nhuận với tốc độ cổ phần hoá. Chương II Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. I. Mục tiêu. Mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (gọi tắt là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước). Một là: Góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp nhà nước để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nghịêp. Hai là: Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong nước và ngòai nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Ba là: Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cườg sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bao đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. II. Yêu cầu của cổ phần hoá. - Cổ phần hoá phải đảm bảo tăng thêm sức mạnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước biểu hiện là: huy động được các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp cổ phần hoá mà nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần khống chế; tạo điều kiện để tổ chức lại một cách có hệ thống doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò trong nền kinh tế thị trường. - Kết hợp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên cùng một địa bàn hoạt động, cùng ngành nghề kinh doanh, từng bước xoá bỏ ranh giới giữa địa phương và trung ương trong công tác quản lý. - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước gắn với việc củng cố, phát triển các công ty và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để từng bước hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh làm mũi nhọn trong những ngành kinh tế quan trọng, qua đó giữ vững vai trò định hướng, khống chế trong nền kinh tế nước ta. - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải làm tăng động lực, phát huy sức sáng tạo của công nhân và cán bộ quản lý, tạo điều kiện để người lao động phát huy được vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. III. Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở VN Cổ phần hoá chỉ là một trong số nhiều biên pháp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp Nhà nước hiện có và những mục đích khác nhau của nhà nước và doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức cổ phần hoá phù hợp. Đảng và nhà nước đã xác định 4 hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp. Mỗi hình thức có những ưu điểm và hạn chế nhất định. - Giữ nguyên giá trị vốn của nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp: nếu mục đích là mở rộng kinh doanh. - Bán một phần giá trị thuộc vốn của nhà nước hiện có tại doanh nghiệp: nếu xuất phát từ mục đích thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp nhưng vẫn muốn chi phối hoạt động của doanh nghiệp (cần nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt). - Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá: nếu mục đích là giảm quy mô doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích các bộ phận có khả năng tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình thành lập công ty cổ phần. - Bán toàn bộ giá trị thuộc vốn của nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần: nếu mục đích là thu hồi vốn để đầu tư vào hoạt động khác thiết yếu hơn. Chương III. Tiến trình cổ phần hoá DNNN - Những thành tựu đạt được. Quá trình cổ phần hoá ở nước ta đã tiến hành được 12 năm. Tính cho đến tháng 7/2004, cả nước đã cổ phần hoá xong gần 2000 doanh nghiệp nhà nước. Theo các số liệu thống kê trong báo cáo hoạt động của các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 1 năm, có thời gian 90% số doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá làm ăn có hiệu quả hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tích luỹ vốn. Cụ thể là: lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng bình quân hơn 2 lần, cổ tức bình quần đạt 11 – 12% trên tháng, vốn của doanh nghiệp tăng gần 2,5 lần so với trước khi cổ phần hoá (bao gồm cả tích luỹ từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư bên ngoài). Tính đến nay, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã và đang thực hiện qua các giai đoạn sau: + Giai đoạn thí điểm. + Giai đoạn mở rộng thí điểm. + Giai đoạn cổ phần hoá đại trà. + Giai đoạn cổ phần hoá sau đại hội Trung ương 3 khoá IX 1. Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá. Mở đầu bằng quyết định số 202/HĐBT/CT của chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) về thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngày 2/8/1992. Kết thúc ngày 7/5/1996 với việc ban hành Nghị định số 28/CP của chính phủ về mở rộng thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đây tuy mới chỉ là nhà nước tiến hành thí điểm cổ phần hoá, số doanh nghiệp nhà nước đăng ký tham gia cũng chưa nhiều nhưng các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều thích nghi nhanh với cơ chế mới, hiệu quả kinh doanh tăng rõ rệt. So với trước cổ phần hoá, số vốn đã tăng 120%, doanh thu tăng 245%, lợi nhuận tăng 220%, nộp ngân sách tăng 287% (chương trình của chính phủ về tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước đến năm 2000, ngày 26/9/1997) thu nhập bình quân tăng 47%. Tuy nhiên thời điểm này còn khá mới lạ, cả doanh nghiệp và người lao động chưa nhận thức rõ lợi ích của việc cổ phần hoá nên trên thực tế, trong khoảng thời gian 3 năm 9 tháng thực hiện thí điểm chỉ cổ phần hoá được 14 doanh nghiệp (bình quân chưa đến 4 doanh nghiệp/năm). Trong số này, chủ yếu là các doanh nghiệp ở phía nam đều là những doanh nghiệp nhỏ có tổng tài sản và vốn chỉ khoảng 5 đến 6 tỷ đồng, ví dụ như: Xí nghiệp giấy vải Hiệp An - Bộ công nghiệp nhẹ, công ty vận tải công-ten-nơ -Bộ giao thông vận tải, công ty cơ điện lạnh…. Đặc biệt đã thấy rõ những vật cản của quá trình cổ phần hoá cũng như những vưỡng mắt về quan điểm nhận thức, về tổ chức, các vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, của các nhân người lao động, của nhà nước và xã hội, các vấn đề về pháp luật, thủ tục hành chính , về kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể trong cổ phần hoá doanh nghiệp của nhà nước… Đây là những kinh nghiệm để Đảng và nhà nước tiếp tục có những biện pháp đẩy nhanh tốc độc và giải quyết các vấn đề trong giai đoạn sau. 2. Giai đoạn mở rộng thí điểm. Mở đầu bằng nghị định 28/CP của Chính phủ “Về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần” ban hành ngày 7/5/1996. Kết thúc bằng Nghị định 44/1998/NĐ – CP của chính phủ ngày 29/6/1998. Chế độ nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tiếp tục mở rộng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở quy mô rộng hơn. - Đề ra nguyên tắc phân loại doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá. - Lên doanh mục phân loại những ngành, lĩnh vực khi tiến hành cổ phần hoá trên cơ sở quán triệt chủ trương đổi mới DNNN của đại hội Đảng lần thứ 8. - Yêu cầu các bộ ngành liên quan ra các văn bản hướng dẫ giải quyết các vấn đề cụ thể trong cổ phần hóa như về tài chính (Bộ tài chính), về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội…(Bộ lao động – thương binh và xã hội), về các bước xây dựng, triển khai đề án cổ phần hoá ở doanh nghiệp (Bộ kế hoạch và đầu tư và ban chỉ đạo thí điểm cổ phần hoá)… Điểm nhấn trong giai đoạn này là thông báo số 63 – TB/TW ngày 4/41997 ý kiến của Bộ chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Thông báo này một lần nữa đã khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, phân tích cụ thể các nguyên nhân, đưa ra các biện pháp giải quyết mới, trong đó đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng trong chỉ đạo cổ phần hoá ở các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả trong hai năm nay là đã cổ phần hoá thêm được 80 doanh nghiệp (trong số 100 doanh nghiệp đã đăng ký làm đề án cổ phần hoá), bình quân đạt 40 doanh nghiệp/năm gấp 10 lần tốc đổ của giai đoạn trước. 3. Giai đoạn cổ phần hoá đại trà. Mở đầu bằng nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ “Về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần” kết thúc bằng nghị định số 64/2002/NĐ – CP ngày 19/6/2002 của chính phủ. Đây là một giai đoạn khá thành công, đánh giấu một sự thay đổi về lượng và chất của quá trình cổ phần hoá. Nhiều bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước đã tích cực thực hiện và có những kết quả rất đáng kích lệ. Năm 2000 – 2001 lần lượt là 256 và 265 doanh nghiệp được cổ phần hoá, xấp xỉ với kết quả năm 1999, đây vừa là kết quả tiếp theo của hai giai đoạn trước đó, đồng thời nhờ nghị định số 44/1998/NĐ – CP của chính phủ đã có nhiều nội dung và giải pháp tháo gỡ những vướng mắc cụ thể trong tiến trình cổ phần hoá, đã hình thành những chính sách thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, như: các chính sách về giải quyết công nợ, về xác định giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá, về sử dụng quỹ của doanh nghiệp về quyền lợi của người lao động trong việc mua cổ phần ưu đãi, về thuế, phí, lệ phí, về huy động vốn, về giải quyết lao động dôi dư đối với doanh nghiệp cổ phần hoá. Đặc biệt, về vấn đề phân cấp trong thức hiện cổ phần hoá, cụ thể là việc quyết định doanh nghiệp có cổ phần hoá hay không không phải theo nguyện vọng (đăng ký) của doanh nghiệp (cụ thể là người đứng đầu doanh nghiệp) mà là do người ra quyết định thành lập doanh nghiệp quyết định (Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng giám đốc tổng công ty 91). Nhìn chung, sau khi có nghị định 44/1998/NĐ – CP của chính phủ, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước những tiến bộ đáng kể. Nhần thức và hành động của các bộ, ngành, địa phương có chuyển biến tốt hơn. Điều đó đã khiến chủ trương cổ phần hoá trở nên hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp cũng như đối với người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng xã hội, các nhà đầu tư chiến lược. Mặc dù vậy, với chỉ 180 doanh nghiệp cổ phần hoá năm 2002, tốc độ cổ phần hoá dường như có dấu hiệu chững lại và chỉ thực sự phục hồi sau khi chính phủ ban hành nghị định 64/2002/NĐ – CP thay thế cho Nghị định 44/1998/NĐ – CP nhằm tạo ra một bước đột phá mới cho tiến trình CPH DNNN ở nước ta. 4. Giai đoạn thực hiện cổ phần hoá sau Hội nghị trung ương 3 khóa IX. Mở đầu bằng nghị định 64/2002/NĐ – CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần cho đến nay. Phải nói đây là giai đoạn mà nhà nước đã ban hành khá đầy đủ và đồng bộ, cụ thể những văn bản pháp quy về cổ phần hoá đã xác định khá rõ và hoàn chỉnh những vấn đề cơ bản về cổ phần hoá, các hình thức cổ phần hoá, cũng như mục tiêu cổ phần hoá, đối tượng áp dụng cổ phần hoá, những điều kiện mua cổ phần, quyền được mua cổ phần lần đầu; bảo hộ của nhà nước đối với nhà đầu tư; các vấn đề bán cổ phần và quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá; chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá; tổ chức thực hiện cổ phần hoá… Mặc dù vậy, nhưng tiến độ cổ phần hoá sang giai đoạn này lại chững lại rõ rệt. Chương IV: Thực trạng và giải pháp cho vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay. I. thực trạng. Trong những năm gần đầu tiên bước vào quá trình cổ phần hoá, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá là không đáng kể, tốc độ cổ phần hoá cũng rất chậm chạp. Tại thời điểm đó chúng ta có thể nhìn nhận thực trạng đó qua các nguyên nhân: thiếu kinh nghiệm, nhận thức chưa rõ rang, chưa thể xây dựng hoàn chính hề thống văn bản pháp luật… chỉ sau khi ban hành Nghị định 44/1998/NĐ – CP, kỳ vọng về một bước nhảy vọt của tiến trình cổ phần hoá trở lên vững vàng hơn. Tuy nhiên, năm 2002 chỉ cổ phần hoá được 180 doanh nghiệp đã khiến chúng ta phải kiên quyết, nghiêm túc hơn nữa để tìm ra những nguyên nhân và biện pháp cụ thể khắc phục tốc độ chậm chạp của tiến trình cổ phần hoá. Năm 2003 là năm trọng điểm theo kế hoạch phải thực hiện cổ phần hoá 907 doanh nghiệp. Nhưng 6 tháng đầu năm chỉ mới đạt được 60 doanh nghiệp (6,6%), đến cuối năm cũng chỉ đạt tới 537 doanh nghiệp (60%) kế hoạch cả năm, còn 370 doanh nghiệp nữa dồn lại sang năm 2004. Năm 2004 nhà nước đạt mục tiêu 765 doanh nghiệp, nhưng cho tới 7 tháng đầu năm mới chỉ có 265 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hoá (34,6% kế hoạch) tiến trình cổ phần hoá ở Việt Nam cần có những “Cố huých” mạnh hơn nữa để có thể hoàn thành được mục tiêu cũng như nâng cao chất lượng cổ phần hoá. II. Các giải pháp vấn đề cổ hoá DNNN hiện nay. Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp lớn được đề ra trong Nghị quyết trung ương 3 khoá IX, đề cao kỷ luật công tác và trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước của cán bộ chủ chốt ở các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các Bộ, ngành, các tổng công ty và các tỉnh, thành phố trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các DNNN. Cần phát hiện và biểu dương kịp thời những cơ quan, cá nhân làm tốt, đồng thời nhắc nhở, kỷ luật thật nghiêm đối với người không thi hành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao, hoặc làm trái với những quy định của pháp luật. Mặt khác, không ngừng tăng cường bồi dưỡng kiến thức, đặc biệt là nhận thức cho các cán bộ quản lý, các nhà hoạch định chính sách. Đối với người lao động cần giải thích rõ và thực hiện tốt những quy định của nhà nước về bảo đảm lợi ích của họ trong và sau khi CPH DNNN. Cụ thể là: - Thiết lập những chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về CPH để nhanh chống giải đáp các thắc mắc và cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho người lao động, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Tổ chức các khoá tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước để họ nâng cao nhận thức đối với CPH, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện CPH. Thư hai, sửa đổi bổ sung một số cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho CPH DNNN. Ví dụ như Bộ tài chính vừa trình lên thủ tướng Chính phủ dự thạo thay thế Nghị định 64/2002/NĐ – CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó có những điểm mới trong cơ chế định giá: - Sửa đổi, bổ sung một số quy định để đảm bảo kết quả định giá doanh nghiệp được phản ánh tương đối đúng, đủ giá trị doanh nghiệp tại thời điểm định giá và giảm thiểu thất thoát cho nhà nước. - Đổi mới phương thức xác định giá trị doanh nghiệp CPH để rut ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo tính công khai, minh bạch, chính xác: bỏ việc định giá thông qua hội đồng. Cơ quan quyết định CPH DNNN sẽ thuê các tổ chức có chức năng định giá như công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, ngân hàng… Thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần cho phép các doanh nghiệp lựa chọn giữa hai giải pháp đấu thầu và chọn thầu tuỳ theo nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp. Về giải quyết nợ tồn động: được giải quyết theo thông tu số 43/2004/TT – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/5/2004, trong đó doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá nếu giá trị phần vốn nhà nước không đủ để xử lý lỗ và nợ có khả năng thu hồi hoặc sau khi xử lý mà giá trị còn lại không đảm bảo phần vốn nhà nước cần tham gia thì sẽ được bán cho công ty mua bán nợ. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh việc xử lý các vấn đề tài chính tồn động của doanh nghiệp, ngày 5/6/2005, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 109/2003/QĐ – TTg v/v thành lập công ty mua, bán nợ và tài sản tồn động thuộc Bộ tài chính. Điều chỉnh chính sách cho người lao động theo hướng thực hiện ưu đãi giảm giá theo giá thị trường, xoá bỏ quyền mua cổ phiếu và chế độ ưu đãi giảm giá theo giá sàn. Thứ ba, đẩy nhanh phát triển hoàn thiện các loại thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán một cách đồng bộ. Cùng với việc phát triển mạnh thị trường tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cần coi trong việc phát triển mạnh mẽ thị trường các loại dịch vụ cho sản xuất, thị trường công nghệ, thông tin, kiểm toán, bảo hiểm… xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ. Đặc biệt, phải tăng cường hoàn thiện và mở rộng thị trường chứng khoán. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để trung tâm giao dịch chứng khoán ngày càng phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường chứng khoán tới nhiều đối tượng, tổ chức, nhân dân tham gia vào việc hoạt động đa dạng của thị trường chứng khoán. Đồng thời trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần có biện pháp thúc đẩy cổ phần hoá những doanh nghiệp có quy mô lớn (như các công ty) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động tốt để có thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Phát triển mạnh thị trường lao động, thực hiện triệt để chế độ hợp đồng lao động, cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm mức tiền lương tương xứng với thành quả lao động của họ. Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản. Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, nhất quán về quyền sử dụng đất và các loại quan hệ mua bán đất đai diễn ra trên thị trường. Đối với thị trường khoa học – Công nghệ cần thực hiện rộng rãi chế độ đấu thầu công khai, thực chất chứ không mang nặng tính hình thức như hiện nay. Mọi tổ chức tập thể, cá nhân nhà khoa học đã và đang làm việc có năng lực nghiên cứu, kinh nghiệm đều có thể tham gia nhận đề tài nghiên cứu khoa học của nhà nước, doanh nghiệp.., được chủ động tìm và giới thiệu các đề tài nghiên cứu của mình (sáng chế, phát minh, giải pháp công nghệ, nhãn mác, thiết kế sản phẩm, thương hiệu, thông tin, tư vấn khoa học…). Thư tư, kiên quyết xoá bỏ các loại bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước như: khoan nợ, giãn nợ, xoá nợ, bù lỗ, cấp vốn tín dụng ưu đãi. Xoá bỏ sự phân biệt đối sử giữa các loại hình doanh nghiệp để khắc phục tình trạng níu kéo hình thức DNNN, thay thế các biện pháp bao cấp, bảo hộ bằng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp, bổ sung các giải pháp buộc các DNNN phải chủ động xử lý các tồn động về nợ và tài sản. Từ đó xây dựng một môi trường bình đẳng giữa những thành phần kinh tế, tạo động lực cho cổ phần hoá. Thứ năm, tạo điều kiện cho bộ chủ quản quyết định sử dụng nguồn tiền thu về từ bán cổ phần doanh nghiệp trực thuộc bộ để sử dụng hiệu quả nguồn vốn trên vào việc phát triển doanh nghiệp, đầu tư theo chiều sâu (đổi mới máy móc, nhà xưởng, thiết bị, nhân lực…). Theo quy định hiện hành thì lượng tiền thu về khi bán cổ phần của các doanh nghiệp trực thuộc bộ phải nộp vào quỹ hỗ trợ CPH Trung ương do Bộ tài chính quản lý. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng sản xuất. Giải pháp nên được áp dụng là giao số tiền này cho bộ chủ quản quản lý nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sau CPH. Thứ sáu, thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm cải thiện thu nhập và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện CPH, ngoài ra còn để hỗ trợ một phần tài chính trong giai đoạn đầu chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước. Thứ bảy, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hoá. Muốn vậy cần phải thay đổi 2 yếu tố lớn nhất làm nạn lòng các nhà đầu tư là tỷ lệ sở hữu của nha nước và của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, mà đặc biệt là đầu tư nước ngoài là rất cần thiết. Để làm tốt điều này cần phải xác định rõ các lĩnh vực, ngành nghề cấm hay hạn chế tỷ lệ sở hữu, còn lại thì nên mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, không nên chỉ hạn chế ở 30 ngành nghề như hiện nay. Về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, cần khống chế ở mức thấp đối với một số ngành nghề nhạy cảm, còn lại những lĩnh vực khác như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, sản xuất hàng xuất khẩu, mặt hàng có tính cạnh tranh cao… cần cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia từ 40 đến 100% vốn để tận dụng công nghệ, thị trường của họ để phát triển doanh nghiệp. Thứ tám, tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trức năng (các bộ, ban, ngành…) tư TW đến địa phương trong chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật. Tăng cường năng lực công tác của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nứơc ở TW và địa phương và ở từng doanh nghiệp. Thay đổi những cán bộ không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ, bổ sung những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Trên đây là những biện pháp chính trong rất nhiều những biện pháp đang và sắp được nhà nước áp dụng để nâng cao tốc đổ cổ phần hoá hệ thống doanh nghệp nhà nước. Phần kết luận Con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước Việt Nam đã trải qua nhiều cải cách, thay đổi lớn mang tính cách mạng. Quyết định xoá bỏ hoàn toàn nền kinh tế kế hoạch theo cơ chế tập trung bao cấp sang một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã mang lại những chuyển biến tích cực và mở ra nhiều cơ hội mới cho đất nước. CPH DNNN có thể coi là cuộc cải cách kinh tế lớn đã tạo ra một bước ngoặt trong việc nâng cao uy tín, thực lực của thành phần kinh tế nhà nước của nền kinh tế quốc dân, kết quả sau 15 năm thực hiện cổ phần hoá đã khẳng định một cách vững chắc tính đúng đắn của chủ trương này, hứa hẹn thêm nhiều thành tựu và đi kèm với cả những thử thách mới cần vượt qua. Cánh cửa hội nhập đã mở ra rất gần. Việt Nam đang làm hết sức mình để chuẩn bị đón nhận luồng gió mới từ bên ngoài. Thành công hay thất bại còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng hơn cả là ta biết tận dụng khôn khéo những cơ hội, biết tỉnh táo để nhìn nhận, tiếp thu, sửa chứa những sai lầm. Để nhiệm vụ CPH trở thành “ý Đảng, lòng dân” không chỉ cần quyết tâm mà còn cần đến một kế hoạch hợp lý, lâu dài, một tính thần đoàn kết luôn vững bước trên còn đường đã chọn. Tài liệu tham khảo - Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.NXB chính trị quốc gia – 2001. - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. - Văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá tại Việt Nam. NXB Thống – 1998. - Thông báo số 63-TB/TW ngày 4/4/1997 của ban chấp hành Trung ương về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Nghị định 44/1998/NĐ – CP ngày 29/6/1998 của chính phủ v/v chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Nghị định 64/2002/NĐ – CP ngày 19/6/2002 của chính phủ v/v chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Tạp trí Chứng khoá Việt Nam - Số 9 tháng 9 năm 2003. - Cơ sở dữ liệu luật VN: www. irl-moj.ac.vn - Trang Web của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp: www.nscerd.org.vn - Báo điện tử VnExpress : www.vnexpress.net ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0959.doc
Tài liệu liên quan