Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở vịêt nam I) Mở đầu Công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở việt Nam hiện đang bước sang một giai đoạn mới. Tính hiệu quả kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế, gia nhập WTO vào năm 2005 đã ép buộc Việt Nam phải có sự cải cách căn bản về lý luận, tư tưởng và về tổ chức thực hiện đối với quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Do đó việc ra đời và phát triển của các công ty cổ phần là một yêu cầu khách quan đối với quá trình phát triể

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được đẩy mạnh. Trong những thời gian đầu tiến trình cỏ phần hoá thực hiện ỳ ạch; lấy ví dụ trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 1998 mới chỉ có khoảng 30 công ty được cổ phần hoá nhưng đến những năm sau này do có các chính sách của chính phủ tác động nên tiến trình cổ phần hoá được đẩy mạnh. Bên cạnh những kết quả đạt được về chương trình cổ phần hoá trong những năm gần đây, tiến trình cổ phần hoá ở nước ta vẫn còn gặp rất nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ,khắc phục. Muốn phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế thành công Việt nam cần phải nỗ lực thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt vấn đề xây dựng về mặt lí luận và chương trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệnp nhà nước được coi là một trong những vấn đề trọng tâm trong nội dung các cuộc hội nghị Trung ương đảng của các khoá gần đây. Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay, được xem là một vấn đề trọng tâm cuả chương trình hoạt động của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới . II) Những vấn đề lý luận liên quan đến cổ phần hoá 1) Tính tất yếu khách quan của việc xuất hiện hình thức công ty cổ phần và xí nghiệp cổ phần trong chủ nghĩa tư bản: Như chúng ta đã biết công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó các cổ đông góp vốn kinh doanh và chiụ trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ XVI ở các nước phát triển tính đến nay lịch sử phát triển cũng mấy trăm năm. Công ty cổ phần là sự hình thành một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế khách quan mà chủ yếu là do các nguyên nhân dưới đây . Quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường tích tụ và tập trung tư bản ngày càng cao là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy công ty cổ phần ra đời. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị tác động mạnh sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản, buộc họ tìm cách cải tiến nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm sao cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức giá trị hàng hoá xã hội thì mới có thể tồn tại và phát triển. Điều này thường chỉ những nhà tư bản lớn quy mô sản xuất ở mức độ nhất định thì mới có khả năng để trang bị kỹ thuật hiện đại, làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó mới có thể dành thắng lợi trong cạnh tranh. Còn nhà tư bản nào có giá trị hàng hoá cá biệt cao hơn mức giá trị hàng hoá xã hội thì sẽ bị thua lỗ và điều này tất yếu sẽ dẫn tới phá sản. Để tránh những kết cục bi thảm có thể xảy ra trong cạnh tranh, các nhà tư bản nhỏ vừa tự tích tự vốn để mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại hoá các trang thiết bị, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Song đây là biện pháp hết sức khó khăn và hơn nữa việc tích tụ vốn phải trong thơì gian dài mới có thể thực hiện được. Một lối thoát nhanh hơn, có hiệu quả hơn là các nhà tư bản vừa và nhỏ có thể thoả hiệp và liên minh với nhau tập trung các tư bản cá biệt của họ lại thành một tư bản lớn để đủ sức cạnh tranh và dành ưu thế với các nhà tư bản khác. Từ hình thức tập trung vốn như vậy các công ty cổ phần dần hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Một nguyên nhân nữa cũng đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của các công ty cổ phần và xí nghiệp cổ phần đó là sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp-cơ khí, của tiến bộ kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển. Như chúng ta đã biết mặc dù ra đời từ rất sớm song phải đợi đến cuối thế kỷ XIX thì các công ty cổ phần mới phát triển một cách rộng rãi và trở nên phổ biến trong các nước tư bản. Công ty cổ phần hình thành và phát triển mạnh mẽ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu khắc nghiệt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển lực lượng sản xuất và do trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển cao, đòi hỏi tư bản cố định tăng lên, và vì thế quy mô tối thiểu mà một nhà tư bản phải có để có thể kinh doanh dù trong điều kiện bình thường cũng ngày càng lớn hơn. Ví dụ muốn xây dựng một nhà máy luyện thép, một hệ thống đường sắt, một nhà máy điện... thì phải có một số tư bản tương đối lớn. Một nhà tư bản cá biệt không thể đáp ứng được số vốn đó, phải có sự liên minh , tập trung nhiều tư bản cá biệt còn đang phân tán trong nền kinh tế bằng cách góp vốn để cùng kinh doanh. Với sự tập trung vốn như vậy đã hình thành các công ty cổ phần. Mặt khác, do kỹ thuật ngày càng phát triển, làm xuất hiện ngày càng nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh và những mặt hàng mới có hiệu quả hơn, đã thu hút các nhà tư bản đổ xô vào các ngành, lĩnh vực và ác mặt hàng mới này, bằng cách di chuyển tư bản từ các ngành, lĩnh vực và các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả. Điều này càng gây ra nhiều khó khăn cho các tư bản khi thực hiện di chuyển vốn, bởi vì họ không thể bỗng chốc xoá bỏ ngay các xí nghiệp cũ để thu hồi vốn sang xây dựng ngay một doanh nghiệp mới, mà chỉ có thể rút bớt và chuyển dần từng bộ phận mà thôi.Quá trình đó có thể kéo dài do vậy họ có thể mất thời cơ. Mâu thuẫn như vậy chỉ được giải quyết bằng cách các nhà tư bản cá biệt liên minh với nhau, cùng nhau góp vốn để xây dựng các doanh nghiệp lớn. Cùng chung mục đích đi tìm lợi nhuận siêu ngạch, họ đã gặp nhau và nhanh chóng thoả thuận, cùng nhau góp vốn thành lập các công ty cổ phần để cùng kinh doanh. Một lý do khác cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là sự phân tán tư bản để ránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh về quản lý. Sản xuất càng phát triển, trình độ kỹ thuật càng cao, cạnh tranh càng khốc liệt thì sự rủi ro trong kinh doanh, đe doạ phá sản đối với các nhà tư bản càng lớn. Để tránh gặp phá sản, các nhà tư bản phải phân tán tư bản của mình để tham gia vào nhiều tư bản khác biệt, nghĩa là tham gia đầu tư kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều công ty khác nhau. Với cách làm này, một mặt các nhà tư bản tìm cách chia sẻ rủi ro. Nhưng mặt khác do cùng được một số đông người cùng tham gia quản lý, tập trung được nhiều trí tuệ của nhiều người, công ty cổ phần hạn chế sự rủi ro trong kinh doanh. Cho đến nay, công ty cổ phần là hình thức tổ chức quản lý sản xuất khinh doanh được các nhà tư bản ưa chuộng nhất nên nó được hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đơì và phát triển. Như chúng ta đã biết tín dụng là quan hệ kinh tế dưới hình thức quan hệ tiền tệ cho người khác vay trong một thời gian nhất định để thu hồi một món lời gọi là lợi tức. Mặt khác sự phát triển của nền kinh tế hành hoá, dẫn đến sự ra đời và phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường vốn. Nguyên nhân ra đời và phát triẻn của thị trường vốn là do đặc điểm của sự vận động vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất, và lưu thông không ăn khớp nhau về không gian và thời gian, làm nảy sinh tình hình có doanh nghiệp đã tiêu thụ được hàng hoá nhưng chưa được sử dụng- tức là có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi. Ngược lại, có những doanh nghiệp chưa tiêu thụ được được hàng hoá nhưng lại có nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh...Trong các tầng lớp dân cư có một bộ phận không sử dụng hết ngay số tiền kiếm được mà để sử dụng các mục đích khác nhau của đời sống- tức là có một khoản tiền nhàn rỗi; ngược lại một bộ phận dân cư khác lại cần tiền cho nhu cầu chi tiêu... tức là thiếu vốn. Đối với doanh nghiệp và dân cư có tiền nhàn rỗi, với tư cách là người chủ sở hữu tiền tệ họ muốn tiền của mình sẽ sinh lời; ngược lại đối với các doanh nghiệp và dân cư cần sử dụng số tiền trong một thời gian nhất định, họ cũng sẵn sàng chấp nhận trả những món tiền lời nhất định. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua hình thức tín dụng. Sự ra đời và phát triển của tín dụng là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng có vai trò to lớn trong qúa trình cạnh tranh, làm giảm chi phí lưu thông và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Tín dụng có vai trò động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần, bởi vì: Việc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể nào thực hiện được nếu không có thị trường tiền tệ phát triển, nếu không có những doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường. Thực tiễn ra đời và phát triển của các công ty cổ phần trên thế giới đều chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua các ngân hàng, đôi khi còn do bản thân ngân hàng tiến hành. Chẳng hạn ở Đức năm 1986, trong ngành công nghiệp điện lực có 39 công ty cổ phần. Hầu hết các công ty này đều nảy sinh từ sự giúp đỡ của các ngân hàng. Như vậy về lịch sử cũng như về logic, tín dụng có trước khi thành lập công ty cổ phàn, tín dụng là cơ sở trực tiếp, là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển. Tuy nhiên công ty cổ phần không đồng nhất với hình thức tín dụng. Khi mua cổ phiếu người mua không phải là người cho vay của công ty cổ phần mà là người chủ chung của công ty đó. Nhưng trên thực tế, việc bỏ tiền ra mua cổ phiếu chẳng qua là chuyển hoá vốn đó thành vốn sinh lợi tức. Đứng về mặt kinh tế thuần tuý, thì không hề coi chủ cổ phần với người chủ cho vay là một, người chủ cho vay đòi hỏi phải có người vay và đối lập với người vay. Chủ cổ phần không đòi hỏi phải có người vay. Trái lại, sự xuất hiện công ty cổ phần có nghĩa là thủ tiêu người vay và thay vào đó bằng người quản lý, người giám đốc làm thuê... Lợi tức của vốn cho vay cũng phải có lợi nhuận doanh nghiệp và đối lập với lợi nhuận doanh nghiệp với tư cách là thu nhập do quyền sở hữu mang lại; lợi tức cổ phiếu mà chủ cổ phiếu nhận được có nghĩa là toàn bộ lợi nhuận chuyển hoá thành hình thái lợi tức. Như vậy công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mới: một loại hình doanh nghiệp phát triển trên cơ sở tín dụng. Công ty cổ phần là một kiểu tổ chức doanh nghiệp có nhiều ưu thế. Vì thế các Nhà nước tư bản độc quyền ngay khi ra đời đã coi trọng loại hình này. Nhiều nhà tư bản độc quyền đã sử dụng các tổ chức tài chính, quan hệ tài chính, công cụ tài chính đa dạng để tạo khả năng thực tế trong việc huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng quyền lực trong việc tạo ra môi trường kinh tế, yếu tố tâm lý cũng như cơ sở pháp luật thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, tạo điều kiện ra đời các công ty cổ phần. Với các tác động này, công ty cổ phần đã phát triển mạnh và thịnh hành trong giai đoạn CNTB độc quyền Nhà nước và trở thành hiện tượng kinh tế phổ biến trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ví dụ ở Mỹ đến năm 1939 số công ty cổ phần chiếm 51,7% tổng số các tổ chức kinh doanh công nghiệp và chiếm 92,6% giá trị tổng sản lượng công nghiệp. Như vậy công ty cổ phần là quá trình kinh tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường, nó là kết quả tất yếu của quá trình tập trung tư bản. Nó diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự tự do cạnh tranh dưới CNTB. Mác khẳng định:"Ngày nay sự thu hút lẫn nhau giữa các nhà tư bản riêng lẻ và xu hướng tập trung tỏ ra mạnh hơn bao giờ hết". Từ đây đánh dấu một thời kỳ phát triển rộng khắp của các công ty cổ phần, đồng thời nó trở thành một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. 2) Lịch sử ra đời của các công ty cổ phần Giai doạn 1: Giai đoạn mầm mống Ban đầu chỉ là các xí nghiệp TBCN riêng lẻ, dần dần phát triển thành doanh nghiệp góp vốn. Năm 1553 công ty cổ phần đầu tiên ở Anh với sổ vốn 600 bảng Anh và được thành lập thông qua phát hành 240 cổ phiếu. Đến những năm 70 của thế kỷ XVII nước Pháp ban hành sắc lệnh về công ty. Năm 1773 tại Luân Đôn Anh hình thành sở giao dịch chứng khoán và năm 1801 chính thức được thành lập, ở Mĩ là năm 1877. Hình thái đầu tiên của công ty cổ phần là doanh nghiệp góp vốn hoặc doanh nghiệp nhóm bạn. Đặc điểm của công ty cổ phần thời kỳ này là: vốn cổ phần thường do thương nhân đứng ra tổ chức được hình thành ở lĩnh vực thu lợi nhuận lớn. Ngành công nghiệp là một trong những ngành đầu tiên mà có công ty cổ phần ra đời. Giai đoạn II: giai đoạn hình thành Sau một thời gian dài phát triển, đến nửa đầu thế kỷ XIX các công ty cổ phần chính thức ra đời với tổ chức và hình thức phân phối riêng. Giữa thế kỷ XVIII đến đâù thế kỷ XIX công ty cổ phần xuất hiện trong nhưng ngành quan trọng và cần có sự huy động vốn khá lớn như trong ngành giao thông vận tải đường sông, đường sắt. Có thể nói trong giai đoạn này nước Anh là nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới do vậy đây cũng được coi là một trong những nước đi đầu trong việc hình thành các công ty cổ phần đặc biệt trong lĩnh vực thương nghiệp. Do vậy nước Anh là nước có nhiều công ty cổ phần nhất trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trước những năm 70 của thế kỷ XIX công ty cổ phần còn ít, hình thức chưa đa dạng, quy mô nhỏ. Giai đoạn III: Giai đoạn phát triển Sau những năm 70 của thế kỷ XIX, công ty cổ phần phát triển rất nhanh ở tất cả các ngành, các nước mở rộng quy mô. Các tổ chức độc quyền ra đời như xanhdican, tơrơt, các ten . Đồng thời với đó là sự hình thành các trung tâm tài chính quốc tế, giao dịch chứng khoán. ở nước Anh vào năm 1910 có 20 sở giao dịch chứng khoán, năm 1930 có 86000 công ty cổ phần. ở Mĩ năm 1909 có 22000 công ty cổ phàn, năm 1939 số công ty cổ phần chiếm 51% trong tổng số các xí nghiệp. Giai đoạn IV: Giai đoạn trưởng thành Các công ty cổ phần không chỉ ở trong 1 lãnh thổ quốc gia nhất định mà nó được đặt ở nhiều nơi trên thế giới hay còn gọi là các công ty đa quốc gia hay xuyên quốc gia. Bên cạnh đó các công ty cổ phần không chỉ thu hút những thương nhân giàu có mua cổ phần mà nó còn thu hút người công nhân mua cổ phần. Ngoài việc quy mô được mở rộng ngày càng lớn thì cơ cấu tổ chức của các công ty cổ phần ngày càng hoàn thiện, pháp luật ngày càng kiện toàn. 3) Sự cần thiết của việc hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam Cổ phần hoá là chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước từ một chủ sở hữu duy nhất(toàn dân) thành doanh nghiệp đa sở hữu theo đó tuỳ vị trí và tính chất cụ thể của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà nhà nước gĩư vai trò chi phối hoặc không cần giữ vai trò chi phối nữa. Kinh tế thị trường và sự hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt , muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi cần có số vốn lớn cho sản xuất thì mới có khả năng tồn tại, phát triển trên thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước cũng không thể tránh khỏi tình trạng này. Như chúng ta đã thấy các doanh nghiệp nhà nước do trước đây tất cả đều do Nhà nước bao cấp nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thường làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả nên nhà nước lại phải tiếp tục bỏ vốn vào để tránh khỏi tình trạng các doanh nghiệp đó bị phá sản. Như vậy khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp cho nguồn vốn tăng lên. Bởi vì dù bán một phần tài sản doanh nghiệp bằng hình thức bán cổ phần, hoặc gọi thêm vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu , thì vốn doanh nghiệp tăng lên trong khi vốn hữu hình của doanh nghiệp vẫn còn nguyên đấy. Vốn tăng lên sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển tài sản cố định và giúp cho phát triển cả vốn lưu động, càng cần thiết đối với doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Trong thực tiễn cổ phần hoá , vốn nhà nước vẫn có thể tăng lên do định giá lại tài sản doanh nghiệp theo giá thị trường và giá cả của những thương hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn trong 12 đơn vị của tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng thì giá trị tài sản được đánh giá lại tăng thêm 22 tỷ đồng, giá trị của thương hiệu là 37 tỷ đồng, làm cho tổng vốn của nhà nước tăng thêm 59 tỷ đồng. Đó là chưa kể, nay tính đúng giá cả quyền sở dụng đất thì vốn của nhà nước còn tăng lên nhiều nữa. Như vậy để có thể huy động được nguồn vốn lớn mà không cần đến nguồn vốn trợ cấp của nhà nước thì cần phải cổ phần hoá, nhất là trong giai đoạn hịên nay nước ta đang bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, nhu cầu vốn rất bức xúc. Xuất phát từ yêu cầu cũng cố và nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước Củng cố vai trò của doanh nghiệp nhà nước- bộ phận rường cột, năng động của kinh tế nhà nước, nhờ hiệu quả ngày càng cao của nó và lực lượng vật chất, tài chính to lớn do nhà nước chi phối được. Đây là mục đích bao trùm và cũng là hệ quả tất yếu của các mục đích trên. Nếu bán, khoán, cho thuê, giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa thì không thuộc phạm trù "cổ phần hoá" doanh nghiệp nhà nước của ta. Trong trường hợp cụ thể nhất định mà chuyển đổi thành hợp tác, thì vẫn thuộc phạm trù "cổ phần hoá " doanh nghiệp nhà nước của ta. Trong trường hợp cụ thể nhất định mà chuyển đổi thành doanh nghiệp hợp tác, thì vẫn còn thuộc phạm trù "cổ phần hoá" và vẫn có thể chấp nhận được. Để chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả tốt nhất thì vấn đề tối ưu nhất là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, vì khi doanh nghiệp cổ phần hoá vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhà nước, vẫn bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta có bài học kinh nghiệm sâu sắc không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội với tốc độ quá nhanh, vượt quá khả năng hiện tại của nền kinh tế, mà phải có bước đi vững chắc. Cho nên phương án tốt nhất của chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước nên giữ cổ phần chi phối trong các lĩnh vực, những ngành, những khâu then chốt của nền kinh tế quốc dân để giữ quyền điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng cần tránh tình trạng ở những nơi vốn kinh doanh có hiệu quả, lúc đầu nhà nước có tỷ lệ cổ phần chi phối, nhưng về sau cứ giảm dần, đến mức không chi phối nữa. Như vậy đây chính là phương án tốt giúp cho nhà nước có thể chi phối được trong rất nhiều ngành then chốt quan trọng của đất nước nhằm phát triển nước ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Chính điều này giúp cho nhà nước vừa quản lý được nền kinh tế một cách có hiệu quả lại vừa có thể huy động được nguồn vốn lớn trong kinh doanh và kinh nghiệm quản lý của những nhà kinh doanh giỏi, nhà kinh doanh doanh nước ngoài đồng thời lại khuyến khích được người lao động sản xuất. Bên cạnh đó việc cổ phần hoá còn tạo nên động lực trực tiếp cho các nhà đầu tư, những người bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh. ở đây chủ sở hữu rất cụ thể, đó là các cổ đông, lợi ích rất cụ thể đó là lợi tức của các cổ phần. Lợi tức cổ phần là động cơ trực tiếp thôi thúc các cổ đông mà đại diện là hội đồng quản trị quan tâm quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao. Lợi tức cổ phần hiện nay thường đạt 12%-15%, nghĩa là cao hơn mức lãi suất ngân hàng. Chính điều này đã giúp cho người kinh doanh tích cực lao động. Chính những điều trên đã dẫn tới 1 điều tất yếu là đảm bảo và mở rộng việc làm, tăng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu của đất nước là làm cho "dân giàu, nước mạnh". Nền kinh tế nước ta đang trên con đường đổi mới theo hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô cuả nhà nước, nên đòi hỏi cần rất nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển. Do đó việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước một mặt giúp cho việc huy động tối đa nguồn lực vốn và nguồn lực con người, nhưng vẫn không làm mất đi vai trò của nhà nước. Trong nền kinh tế này nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Như vậy cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. II)Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp ở Việt Nam: 1) Mô tả quá trình diễn ra: Từ đầu thập niên 90, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Song cho đến nay, tiến trình cổ phần hoá diễn ra rất chậm. Trong suốt 6 năm (1992-1998) chỉ có 120 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Phải đến hội nghị lần thứ chín của Ban chấp hành Trung ương khoá IX thì chủ trương xúc tiến nhanh tiến độ và đẩy mạnh hơn công việc đó. Thực tiễn cổ phần hoá đang bắt đầu sôi động, và diễn ra khá nhanh . Trong những năm đầu của thực hiện đổi mới thì cổ phần hoá đã đạt được một số các thành tựu hết sức quan trọng. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trước, xét tổng thể trên tất cả các mặt như: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích luỹ vốn. Qua báo cáo hoạt động của các doanh nghiệp , kể cả những doanh nghiệp trước đây bị thua lỗ thì doanh thu bình quân tăng gần gấp 2 lần so vơí trước khi thực hiện cổ phần hoá. Điển hình là công ty cổ phần cơ điện lạnh. Năm 1999 công ty này đạt 178 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với doanh thu trước khi cổ phần hoá là 46 tỷ đồng. Lợi nhuận các doanh nghiệp tăng bình quân 2 lần, cổ tức bình quân đạt từ 1-2%/ tháng. Vốn của doanh ngiệp tăng gần 2,5 lần so với trước khi cổ phần hoá ( bao gồm cả tích luỹ từ lợi nhuận, thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài). Nổi bật nhất là công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An có số vốn tăng 2,4 lần. Các doanh nghiệp nộp ngân sách bình quân tăng 2 lần so với trước khi cổ phần hoá, điển hình là công ty cổ phần bông Bạch tuyết thành phố Hồ Chí Minh tăng 2,7 lần. Về việc làm và thu nhập cho người lao động Hầu hết trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, việc làm và thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên. Số lao động của doanh nghiệp trở thành cổ đông khá đông. Trong số doanh nghiệp cổ phần hoá trong năm 2003, 58% cổ phần do những người lao động trong doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần nắm giữ. Chế độ người lao động được quan tâm thoả đáng. Do mở rộng sản xuất, số lao động ở doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá tăng 12%. Riêng công ty cổ phần cơ điện lạnh thành phố Hố Chí Minh tăng từ 334 lên 731người. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các công ty cổ phần tăng bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể thu nhập có được từ cổ tức). Với cơ chế quản lý mới, người lao động được coi là chủ nhân thực sự trong công ty cổ phần. Nhờ đó, họ đã nâng cao tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày một nâng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho công ty, cho Nhà nước và xã hội. Về huy động vốn Việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp thu hút một lượng lớn nguồn vốn trong xã hội vào đầu tư phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng 370 doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá, giá trị phần vốn Nhà nước của các doanh nghiệp này là 1.349 tỷ đồng, qua thực hiện cổ phần hoá đã thu hút thêm 1432 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các công ty cổ phần. Đồng thời, Nhà nước cũng thu lại được 714 tỷ đồng để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Phần vốn của nhà nước nhìn chung đều tăng 10-15% so với giá trị ghi trên sổ sách. Bên cạnh đó nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước cũng được xử lý một phần. Theo báo cáo của 35 tỉnh, thành phố và 18 tổng công ty và một số bộ thì đến hết quý I năm 2003 trong số 3645 tỷ đồng nợ đọng tồn đã xử lý được 2728 tỷ. Tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại đã xử lý được 10512 tỷ đồng bằng 49,8%. Tổng số nợ của doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng còn 13435 tỷ, bằng 60% mức ở thời điểm tháng 8-2001. Trong số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá trong giai đoạn này thì bình quân nhà nước sở hữu 38% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp này mua 54%, còn 8% là cổ đông bên ngoài. Số doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối của Nhà nước chiếm 26% tổng số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá. Nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đã đổi mới được công nghệ, nâng cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính cạnh tranh. Sau gần 15 năm thực hiện chủ trương cổ phần hóa thì các doanh nghiệp nhà nước đã thu những thành tưụ rất đáng kể đó là vốn điều lệ tăng, doanh thu tăng, nợ ngân hàng giảm, lợi nhuận trước thuế tăng, nộp ngân sách tăng, thu nhập của người lao động tăng. Chính những thành tựu trên là nền tảng vững chắc cho việc phát triển đất nước sau này. 2) Những khó khăn, vướng mắc trở ngại cần tháo gỡ: Mặc dù trong những năm gần đây cổ phần hoá các doanh nghiệp có diễn ra với tốc độ khá nhanh chónh, thành tựu đạt được so với thời kỳ trước cũng có rất đáng kể, tuy nhiên ta cũng cần phải nhìn vào thực trạng hiện nay . Tình trạng chung của quá trình cổ phần hoá là diễn ra chậm, dường như chỉ mới bắt đầu, chặng đường dài của nó ở phía trước. Các doanh nghiệp được cổ phần hoá phần lớn có quy mô nhỏ, lượng vốn cổ phần hoá ít, cổ phần hoá ở mức độ không cao, mang nặng tính nội bộ, hạn chế các nhà đầu tư lớn, nên mục tiêu huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng, công nghệ kinh nghiệm quản lý.. Sau đây tôi xin được nêu ra một vài vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cổ phần hoá ở nước ta. Về mặt tư tưởng: Một bộ phận không nhỏ trong các cán bộ, công chức , người lao động trong doanh nghiệp và nhân dân chưa hiểu thấu đáo thực chất và lợi ích của quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Chưa phân biệt rõ sự khác biệt giữa cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với quá trình tư nhân hoá(chuyển từ sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân). Do sợ "chệnh hướng" nên không ít cán bộ, kể cả một số cán bộ lãnh đạo còn có tư tưởng chần chừ, do dự khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Tiến hành cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, tất yếu phải thay đổi nhiệm vụ và theo đó là quyền lợi của một số người đang trực tiếp hay gián tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Do vậy, đã và sẽ có một số cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp chưa hoàn toàn đồng tình, thậm chí còn có hành vi, việc làm gây khó khăn, cản trở quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó việc tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh với tư tưởng này chưa được đặt ra một cách nghiêm khắc và chưa có biện pháp hữu hiệu, đủ mạnh để khắc phục. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, lợi ích cao nhất của họ là việc làm và thu nhập. Hiệu quả lao động của công ty cổ phần chắc chắn sẽ cao hơn khi còn là doanh nghiệp nhà nước, và vì vậy, việc làm và thu nhập của người lao động sẽ được đảm bảo hơn. Nhưng ở nhiều nơi công tác tuyên truyền, vận động còn yếu, chưa giúp người lao động nhận thức đúng và hiểu rõ được lợi ích của cổ phần hoá để từ đó ủng hộ và tíh cực tham gia cổ phần hoá doanh nghiệp. Về khuôn khổ pháp lý Từ năm 1992 đến 5/1996 hình thức văn bản cao nhất mới là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Mãi đến 7/5/1996, Chính phủ mới ban hành nghị định số 28/CP về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Một số định hướng, chính sách chưa được thể chế hoá. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tất yếu sẽ có một bộ phận tài sản Nhà nước chuyển hoá thành sở hữu của các thành phần kinh tế khác. Do vậy, cần thiết phải có một đạo luật của Quốc hội, hoặc ít ra là một pháp lệnh do uỷ ban thường vụ quốc hội quy định. Về tổ chức cổ phần hoá các cấp chính quyền có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn, tổ chức triển khai và quyết định doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Từ khi có chủ trương cổ phần hoá đến nay, nhà nước chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của doanh nghiệp, các ngành, các cấp,...Là một công việc mới nên việc tự nguyện đăng ký là cần thiết trong 1-2 năm đầu để người lao động và các nhà đầu tư, các nhà quản lý có điều kiện tìm hiểu và làm quen với mô hình quản lý mới. Nhưng chỉ dựa vào sự tự nguyện thì không thể thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá . Nhà nước là chủ sở hữu doanh nghiệp. Nhà nước là người chủ động quyết định chỉ tiêu doanh nghiệp nhà nước triển khai cổ phần hoá. Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố là người được chính phủ phân công, phân cấp phải lựa chọn và tổ chức thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý và phạm vi trách nhiệm của mình. Những năm qua, các cấp chính quyền chưa sử dụng đúng thẩm quyền đại diện chủ sở hữu của mình, chưa tích cực chủ động lựa chọn và chưa giao nhiệm vụ cổ phần hoá cho các doanh nghiệp nhà nước như một chỉ tiêu pháp lệnh. Một số nơi, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác cổ phần hoá, còn khoán trắng cho Ban chỉ đạo, thậm chí nhiều nơi còn chậm thành lập ban chỉ đạo . Ban chỉ đạo thực chất chỉ là cơ quan tư vấn cho chính quyền trong việc lập chương trình, lựa chọn, đôn đốc, kiểm tra quá trình cổ phần hoá, không có thẩm quyền quyết định các vấn đề cụ thể. Thành phần của Ban chủ yếu là kiêm nhiệm. Nhiêm vụ, chức năng, mối quan hệ giữa các ban ngành, các cấp chưa được xác định cụ thể.Tóm lại, hiệu lực của Ban này đối với tiến trình cổ phần hoá còn rất hạn chế. Thực tế chứng minh rằng, nơi nào có cấp uỷ, thủ trưởng đơn vị thực sự quan tâm, đề cao trách nhiệm thì nơi đó triển khai cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tương đối tốt. Ngược lại nếu cấp uỷ, thủ trưởng đơn vị ít quan tâm, không kiên quyết thì đơn vị đó triển khai chậm trễ, thậm chí không tiến triển được. Về cơ chế, chính sách Xét trên toàn bộ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, cơ chế chính sách của nhà nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phong phú và đa dạng của quá trình cố phần hoá. Những khó khăn, chậm được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các vấn đề sau đây. Về đối tượng bán cổ phần và quyền hạn chế mua cổ phần Nước ta đã có hàng ngàn dự án đầu tư nước ngoài vào Vệt Nam dưới hình thức trực tiếp đã có rất nhiều dự án 100% hoặc đại bộ phận vốn nước ngoài. Nhưng trong nhiều năm, chúng ta chưa có quy chế bán cổ phần cho người nước ngoài để tạo khuôn khổ pháp lý cho họ được trực tiếp đầu tư vào công ty cổ phần. Điều này đã hạn chế đến huy động._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0578.doc
Tài liệu liên quan