TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH Tấ́ QUễ́C DÂN
KHOA Kế TOáN
=====o0o=====
Chuyên đề
thực tập TốT NGHIệP
Đề tài:
HOàN THIệN Kế TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM XÂY LắP TạI Xí NGHIệP XÂY LắP Và BảO TRì CƠ ĐIệN - PIDI
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYễN THị ĐÔNG
Sinh viên thực hiện : NGUYễN THị DUNG
Lớp : Kế TOáN 2 / 36 - nghn
Hệ đào tạo : Tại chức
Hà Nội - 08/ 2008
MụC LụC
Trang
Lời mở đầu
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp s
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Cổ phần Đầu tư XD và Thương mại tnchoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp và bảo trì Cà điện - PIDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất nói chung và trong Doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng đã và đang là một vấn đề được nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng trong bất kỳ Doanh nghiệp nào, hai chỉ tiêu này luôn có mối quan hệ khăng khít và không tách rời nhau. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao lợi nhuận, tăng tích luỹ cho Doanh nghiệp, nó là tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại, củng cố chỗ đứng của Doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Để làm tốt công việc này, đòi hỏi các Doanh nghiệp cần tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định và đúng phương pháp để từ đó có những biện pháp cụ thể tiết kiệm các khoản mục chi phí chi dùng cho sản xuất.
Xuất phát từ nhận thức trên và qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI em thấy rằng xây lắp là hoạt động chính của Xí nghiệp và hiện nay Xí nghiệp đang dần phát huy khả năng và ưu thế của mình trên thị trường này. Để đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất, đồng thời sản phẩm xây lắp đạt chất lượng cao thì việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp đã được chú ý và đặc biệt coi trọng.
Vì những lý do trên nên em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI “làm chuyên đề của mình.
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan chung về Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI
Chương I: tổng quan chung về
xí nghiệp xây lắp vàbảo trì cơ điện - pidi
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI.
Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI là đơn vị thành viên của Công ty đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng thuộc Tổng Công ty phát triển Công nghệ mới và Du lịch. Xí nghiệp được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2001. Từ tháng 4 năm 2006 trở về trước Xí nghiệp có tên là Xí nghiệp Sửa chữa và Xây lắp cơ điện và từ tháng 5/2006 đến nay đổi tên thành Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI.
Tên đơn vị: Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI
Trụ sở giao dịch: Toà nhà PIDI 125 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội.
Mặc dù mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn xong Xí nghiệp đã và đang từng bước khẳng định được khả năng và uy tín của mình trên thị trường. Trong thời gian qua Xí nghiệp đã và đang là một nhà thầu uy tín, quen thuộc trên địa bàn các tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương… .
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã tham gia hàng trăm dự án: Cung cấp thiết bị, vật tư và thi công xây lắp các công trình đường dây, trạm biến áp, các công trình xây lắp hệ thống Cơ điện toà nhà, nhà xưởng, nhà máy, các công trình đại tu, sửa chữa trạm biến áp.
Để phát triển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã không ngừng phấn đấu để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng trên các lĩnh vực hoạt động.
Với đội ngũ CBCNV là Thạc sỹ, Kỹ sư, Cử nhân điều hành sản xuất có năng lực và đã từng công tác lâu năm trong ngành điện, cơ khí, cơ điện công trình ...tại các Doanh nghiệp như: Công ty Điện lực Hà nội, Nhà máy Cơ điện Yên Phụ, các công ty liên doanh với nước ngoài như Công ty INTERTEC, Công ty liên doanh xây dựng VIC, cùng đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề, có kinh nghiệm và luôn nhiệt tình với công việc. Tính đến tháng 4/2006 Xí nghiệp đã thực hiện các hợp đồng đạt giá trị gần 80 tỷ đồng, trong đó: Xây lắp điện đạt gần 35 tỷ đồng, Xây lắp công trình Cơ điện gần 25 tỷ đồng, sửa chữa đường dây, trạm biến áp và các thiết bị điện, cơ điện gần 20 tỷ đồng.
Trong những năm qua, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Giám đốc và sự giúp đỡ của một số ban ngành cùng sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong toàn Xí nghiệp, đơn vị đã từng bước phát triển, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, chiếm được ưu thế trên thị trường đặc biệt là thị trường Thành phố Hà Nội.
* Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp
Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI có các chức năng chính sau đây:
- Đại tu các thiết bị công trình điện, cơ điện
- Sản xuất sửa chữa các thiết bị vật tư thuộc ngành Điện lực
- ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực kiểm định, kiểm tra kỹ thuật các công trình và thử nghiệm các thiết bị điện.
- Thi công các công trình điện, đường dây cao thế, trạm biến áp.
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng.
* Một số chỉ tiêu phản ánh quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp.
Bảng 1.1: Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu bán hàng
25.106.936.496
24.434.701.964
23.270.713.896
Các khoản giảm trừ
0
0
0
Doanh thu thuần
25.106.936.496
24.434.701.964
23.270.713.896
Lợi nhuận gộp
1.000.156.742
1.245.199.986
1.113.597.285
Doanh thu tài chính
8.256.323
9.751.936
8.564.287
Chi phí tài chính
4.589.259
7.857.357
6.255.187
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
886.479.234
1.095.100.257
985.286.741
Lợi nhuận thuần
117.344.572
151.994.308
130.619.644
Thu nhập khác
9.785.000
11.042.000
12.469.000
Chi phí khác
8.624.00
10.467.000
11.238.000
Lợi nhuận khác
1.161.000
575.000
1.231.000
Tổng lợi nhuận trước thuế
118.505.572
152.569.308
131.850.644
Số lượng ngân sách
Vốn kinh doanh
Số lượng lao động (người)
45
44
43
Thu nhập bình quân 1 lao động
1.690.000
1.833.000
2.100.000
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Xí nghiệp chủ yếu là xây lắp các công trình điện do đó sản phẩm là các Trạm biến áp, đường dây có cấp điện áp đến 35kV, hệ thống điện, viễn thông, truyền hình của các tòa nhà. Do đó quy trình sản phẩm là rất đặc thù khác với các sản phẩm sản xuất khác. Quy trình sản phẩm xây lắp được thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật
Dựa vào Dự toán và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của đơn vị lập và Dự toán thi công do bên trúng thầu (bên B) tính toán lập và được bên A chấp thuận.
Bước 2: Chuẩn bị thi công
- Sau khi hợp đồng giữa hai được ký kết, Bên B sẽ tổ chức khảo sát mặt bằng, xem xét các điều kiện thuận lợi, khó khăn để có biện pháp tổ chức thi công phù hợp với mặt bằng thực tế nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng chung của công trình.
Bước 3: Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động
- Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động là công việc tiếp theo. Biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động được lập sao cho công trình được thi công nhanh, đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động. Mỗi công trình sẽ có biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động cụ thể riêng phù hợp.
Việc chuẩn bị mặt bằng, lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động chủ yếu thuyết minh bằng bản vẽ còn những phần không thể hiện được trên bản vẽ thì được thuyết minh bằng lời.
Bước 4: Tổ chức thi công
- Căn cứ vào phương án thi công và biện pháp thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt, đơn vị thi công sẽ triển khai công việc theo các bước cụ thể như sau:
+ Thống nhất với Chủ đầu tư về mẫu các biên bản, nội dung hồ sơ hoàn công
+ Tiến hành đặt hàng các vật tư, thiết bị chính (nếu do bên B cung cấp).
+ Lập tiến độ thi công và bố trí nhân lực phục vụ thi công công trình.
+ Chuẩn bị lán trại, vị trí tập kết vật tư, dụng cụ, máy thi công (đối với các công trình ở xa).
+ Liên hệ với chính quyền địa phương sở tại nhằm đảm bảo an ninh trong suốt quá trình thi công.
+ Tổ chức thi công đúng theo hồ sơ thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiến độ, chất lượng đã cam kết với Chủ đầu tư.
Bước 5: Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình và đưa vào sử dụng
- Sau khi công trình thi công hoàn thành có xác nhận của Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công sẽ tổ chức nghiệm thu công trình và bàn giao đưa vào sử dụng.
Bước 6: Thanh, quyết toán công trình
Quá trình thanh, quyết toán công trình căn cứ vào các điều khoản thanh, quyết toán đã nêu chi tiết trong hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa hai bên.
Đơn vị thi công có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ hoàn công đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và yêu cầu của Chủ đầu tư.
Việc hoàn tất hồ sơ thanh, quyết toán là cơ sở để lập thanh lý công trình.
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp
Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật
Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công
Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động
Tổ chức thi công
Thanh quyết toán công trình
Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật
Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công
Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động
Tổ chức thi công
Thanh, quyết toán công trình
Tiến hành nghiệm thu
Khi Xí nghiệp bắt đầu triển khai các công trình xây lắp, Phòng Kỹ thuật sản xuất sẽ giao lệnh sản xuất tới các Đội, Xưởng để trực tiếp thi công. Dựa vào lệnh sản xuất đó các đội, xưởng sẽ đề nghị xuất thiết bị, vật tư theo tiến độ thi công. Đồng thời làm các tạm ứng tiền vật tư phụ để tiến hành công việc của mình. Từ bảng đề nghị xuất thiết bị, vật tư thi công và bảng kê tạm ứng thi công cho công trình các phòng ban trên Xí nghiệp sẽ duyệt xuất vật tư, tiền cho đơn vị thi công theo từng hạng mục, giai đoạn của Công trình. Trên cơ sở thi công các đội tiến hành song song các biên bản nghiệm thu các công việc thi công xong. Sau khi thi công xong các đội bàn giao lại các giấy tờ có liên quan phục vụ cho công tác quyết toán công trình với Chủ đầu tư.
Sơ đồ 1.2: Tổ chức kinh doanh
Công trình xây lắp
Phòng KTX làm lệnh sản xuất giao đội
Đội làm giấy đề nghị xuất vật tư, tạm ứng tiền thi công
Đội tiến hành thi công công trình
Đội tiến hành các biên bản nghiệm thu
Đội giao lại các biên bản nghiệm thu liên quan đến công trình cho Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch sẽ dựa vào các biến bản đội giao lập quyết toán công trình
Các phòng ban của Xí nghiệp
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý
Ban giám đốc
Phòng TCHC Phòng TCKT P. Kế hoạch Phòng KTSX
Xưởng Cơ điện
Đội Xây lắp điệnĐội Xây lắp điện
* Ban Giám đốc:
Điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
*Phòng Tổ chức – Hành chính:
- Làm nhiệm vụ quản lý lao động từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết việc làm và thực hiện các chế độ chính sách tiếp theo.
- Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức biên chế, quy hoạch việc sử dụng lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo, gửi đào tạo chuyên môn kỹ thuật, an toàn và bảo hộ lao động.
- Giải quyết đầu vào, đầu ra thực hiện các chế độ chính sách với người lao động.
- Theo dõi, quản lý lao động, lập bảng theo dõi thanh toán lương, thưởng, duy trì thực hiện các chế độ chính sách của Công ty.
*Phòng Tài chính Kế toán:
- Kế toán có vai trò là công cụ phục vụ quản lý kinh tế tài chính. Thông qua thông tin của kế toán giúp cho Ban Giám đốc có thể nắm được tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh.
- Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về kế toán theo nội dung kế toán và theo đúng chuẩn mực kế toán quy định. Kiểm tra kiểm soát tình hình thu chi tài chính, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Phân tích và đưa ra những tư vấn về tài chính cho nhà quản lý và cung cấp thông tin cho những đối tượng theo luật định.
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của Xí nghiệp, cụ thể:
+ Chịu trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu các chính sách tài chính và tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đầu tư của Xí nghiệp.
+ Quản lý tài chính và công tác hạch toán kế toán của Xí nghiệp.
+ Mở sổ sách kế toán ghi chép phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, kế toán phải kiểm soát được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các quan hệ kinh tế với các tổ chức kinh tế khác, kế toán phải cung cấp số liệu một cách kịp thời - chính xác kịp thời để giúp lãnh đạo xử lý kịp thời các thông tin kinh tế trong doanh nghiệp.
+ Lập báo cáo tài chính gửi cơ quan chủ quản theo định kỳ hàng quý, và các báo cáo nhanh khi cần.
* Phòng Kế hoạch:
- Lập kế hoạch, phương hướng sản xuất kinh doanh, công tác thống kê.
- Quản lý và triển khai công tác thị trường. Thực hiện công tác thống kê, lập kế hoạch. Quản lý hợp đồng kinh tế và hồ sơ các công trình
- Quản lý kho tàng và thực hiện công tác thanh quyết toán, thu tiền của các dự án. Tham gia đấu thầu các dự án.
* Phòng Kỹ thuật sản xuất:
- Trực tiếp điều hành thi công các công trình của Xí nghiệp.
- Quản lý vật tư, kho tàng.
* Xưởng Cơ điện:
- Quản lý, thực hiện các công trình cơ địên (Hệ thống điện trong, ngoài nhà, hệ thống cấp thoát nước, điều hoà, cầu thang máy, hệ thống chống sét, phòng cháy, chữa cháy...).
* Xưởng sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện:
- Đại tu, quấn lại, sửa chữa phục hồi, nâng cấp máy biến áp và các thiết bị công nghiệp.
- Thí nghiệm định kỳ các thiết bị trạm biến áp, các công trình điện, thiết bị vật tư thuộc ngành điện.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng các công đoạn sửa chữa máy biến áp và chất lượng máy biến áp trước khi xuất xưởng.
* Đội Xây lắp điện:
Thi công xây lắp các công trình điện: trạm biến áp các loại, đường cáp ngầm, đường dây không đến cấp điện áp 35kV, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống chống sét, tiếp địa, …
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán XN Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Xí nghiệp
Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, tổ chức công tác kế toán cũng được thiết lập khá phù hợp. Phòng kế toán xử lý và thực hiện các công việc hạch toán kế toán, các đội xây lắp chỉ bố trí một hoặc hai nhân viên kế toán hướng dẫn hạch toán ban đầu và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán Xí nghiệp. Sau khi nhận được chứng từ ban đầu ở các phòng, các đội, kế toán từng bộ phận tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ tổng hợp và chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các công trình cụ thể cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Xí nghiệp.
Bộ máy kế toán của Xí nghiệp cũng như các Doanh nghiệp khác đều có đầy đủ các bộ phận kế toán xây lắp như sau:
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ: Điều phối các nhân viên, tập hợp các kết quả của từng nhân viên lập nên các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán doanh nghiệp, lập kế hoạch chính sách chi tiêu trả các khoản trong từng công việc một cách hợp lý. Với chức năng này, kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm về việc mở sổ sách theo đúng pháp lệnh thống kê, chuẩn mực kế toán.
- Kế toán tiền lương, công nợ có nhiệm vụ tính lương cho toàn bộ CBCNV của Xí nghiệp, tập hợp lương, các khoản phải thu, phải trả hạch toán tập hợp các khoản phải thu từ khách hàng qua các công trình, các khoản phải trả cho các hoạt động của Xí nghiệp như điện nước, lãi vay...
- Kế toán ngân hàng: Tiến hành giao dịch với Ngân hàng về nguồn gửi đi các nhà cung cấp thiết bị, vật tư, các khoản vay, bảo hành bảo lãnh công trình ....
- Kế toán chi phí giá thành sản phẩm: Tổng hợp các khoản chi phí để hoàn thành một công trình sửa chữa xây lắp
- Nhân viên kế toán đội: Tập hợp các khoản vật liệu phụ, nhân công trực tiếp sản xuất, các khoản chi phí nghiệm thu, giá thành sản phẩm
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp
Trưởng phòng
Kế toán chi phí, kế toán giá thành
Kế toán vật tư
Kế toán ngân hàng
Kế toán công nợ, tiền lương
Nhân viên kinh tế đội thi công
1.3.2 Đặc điểm vận dụngchế độ kế toán
1.3.2.1 Các chính sách kế toán tại Xí nghiệp:
- Kỳ kế toán của doanh nghiệp theo tháng gồm 12 tháng. Niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
- Đơn vị sử dụng tiền tê trong Xí nghiệp là đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán của Xí nghiệp áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng là kế toán chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho được ghi theo giá trị gốc.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối năm theo phương pháp giá đích danh.
+ Phương pháp hạch toán kế toán tồn kho phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Xí nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Kế toán ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất khi phát sinh của chính công trình đó.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả:
+ Các khoản chi phí phải trả bao gồm: chi phí sửa chữa máy thi công các máy thi công như: máy khoan bê tống, máy cắt gạch, máy cắt đá, máy hàn; Chi phí lãi tiền vay phải trả.
+ Khoản chi phí sửa chữa máy thi công được tính trước vào các công trình cụ thể và được xác định trên cơ sở số tiền của sửa chữa trên tổng khối lượng công việc của từng công trình.
+ Khoản chi phí lãi tiền vay phải trả Kế toán dựa vào từng công trình cụ thể sẽ làm thủ tục vay và dựa vào lãi suất tại thời điểm làm cơ sở tính lãi vay cho Công trình chuẩn bị tiến hành thi công.
1.3.2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ tại Xí nghiệp:
Vận dụng hệ thống chứng từ theo chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Các danh mục chứng từ Xí nghiệp đang vận dụng bao gồm như sau:
- Chứng từ bắt buộc:
+ Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi biên lai thu tiền
+ Chứng từ khác: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường.
- Chứng từ hướng dẫn:
+ Lao động tiền lượng: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền lương làm thêm, lệnh sản xuất.
+ Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, các bảng kê tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề xuất vật tư, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng kê mua hàng.
+ Tiền tệ: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, bảng kê chi tiết tạm ứng từng công trình.
+ Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
1.3.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống TKKT:
- Hệ thống TKKT vận dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
- Hệ thống tài khoản áp dụng của Xí nghiệp:
+ TK 111: Tiền mặt
+ TK 112:Tiền gửi Ngân hàng
+ TK 131: Phải thu khách hàng (cho từng Chủ đầu tư cụ thể)
+ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
+ TK 1388: Phải thu khác
+ TK 141: Tạm ứng của Phòng Kỹ thuật
+ TK 141: Tạm ứng của Phòng Kế hoạch
+ TK 141: Tạm ứng của Phòng Tổ chức
+ TK 141: Tạm ứng của Đội Xây lắp
+ TK 141: Tạm ứng của Xưởng cơ điện
+ TK 142: Chi phí chờ phân bổ
+ TK 152: Nguyên vật liệu
+ TK 153: Công cụ, dụng cụ
+ TK 156: Hàng hoá bao gồm : - TK 1561: Giá mua hàng hoá
- TK 1562: Chi phí mua hàng hóa
+ TK 211: TSCĐ
+ TK 214: Hao mòn TSCĐ gồm: - TK 2141: Hao mòn hữu hình
- TK 2143: Hao mòn vô hình
+ TK 331: Phải trả người bán (chi tiết cho từng Nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu).
+ TK 3111: Vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Quân đội
+ TK 3111: Vay ngắn hạn Ngân hàng Công thương
+ TK 3331: VAT bán ra
+ TK 334: Phải trả CNV
+ TK 335: Chi phí phải trả (lãi vay, sửa chữa lớn)
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn
+ TK 3383: Bảo hiểm xã hội
+ TK 3384: Bảo hiểm y tế
+ TK 3388: Phải trả phải nộp khác
+ TK 341: Vay dài hạn Ngân hàng TMCP Quân đội
+ TK 341: Vay dài hạn Ngân hàng Công thương
+ TK 411: Nguồn vốn KD
+ TK 4211: Lãi chưa phân phối năm trước
+ TK 4212: Lãi chưa phân phối năm nay
+ TK 511: Doanh thu bán hàng
+ TK 641: Chi phí bán hàng
+ TK 642: Chi phí quản lý
+ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
+ TK 623: Chi phí nguyên máy thi công
+ TK 627: Chi phí chung
TK 6271:
TK 6272:
TK 6277:
+ TK 5111: Doanh thu sản phẩm xây lắp
+ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
+ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết cho từng công trình cụ thể)
+ TK711: Thu nhập khác
+ TK911: Xác định kết quả kinh doanh
1.3.2.4 Đặc điểm vận dụng hình thức sổ kế toán:
Xí nghiệp áp dụng theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Một số sổ kế toán Xí nghiệp đang áp dụng:
- Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 154, 621, 622, 623, 627, ....
- Sổ chi tiết: Bảng tổng hợp chi tiết, thẻ kế toán chi tiết, bảng chi tiết tạm ứng.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Cứ năm ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các Chứng từ ghi sổ. Đối với các nhiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, sau hai tuần căn cứ vào đó để lập Chứng Từ Ghi Sổ. Chứng Từ Ghi Sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp đầy đủ các chứng từ gốc đính kèm theo bộ phận này để ghi vào sổ Đăng ký Chứng Từ Ghi Sổ và sổ cái.
Cuối tháng, khoá sổ tìm ra tổng số tiền nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên Sổ Đăng Ký Chứng Từ Ghi Sổ và tổng Số phát Sinh Nợ, Số Phát Sinh Có trên các sổ cái, lập Bảng cân đối Số Phát Sinh. Tất cả các số liệu tổng này phải khớp nhau.
Đối với những tài khoản có mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc, sau khi được đăng ký, sẽ được dùng làm căn cứ ghi vào các Sổ Chi Tiết hoặc Sổ Quĩ. Cuối tháng căn cứ vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết kế toán cộng và lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh.
Các bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh sau khi đã được đối chiếu được dùng làm căn cứ lập các báo cáo kế toán. Sau khi đối chiếu khớp số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng làm cơ sở lập báo các tài chính cho năm.
1.3.2.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Cũng như bao doanh nghiệp khác, Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI cũng có nghĩa vụ phải lập các báo cáo trình bày về quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp mình, trình bày các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra Công ty nào cũng phải có các báo cáo quản trị nội bộ để dựa vào đó định hướng phát triển, chuẩn bị các kế hoạch cho Công ty mình trong thời gian tới.
* Về số lượng báo cáo, Xí nghiệp sử dụng các loại báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phần I: Lãi, lỗ.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phần III: VAT được khấu trừ, VAT được hoàn lại.
- Bảng cân đối phát sinh các tài khoản
- Quyết toán VAT.
- Quyết toán thuế TNDN.
- Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Xí nghiệp thực hiện việc lập báo cáo theo năm. Do tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có nhiều mặt và các mặt cũng nhiều vấn đề nên Xí ngihệp đã chọn hướng giải quyết chi tiết, tuy bận rộn cho công tác kế toán nhưng mang lại hiệu quả cao trong quản trị, giúp Xí nghiệp có thể nắm vững tình hình sử dụng vốn, các khoản đầu tư.
Cũng chính vì vậy nên trong bộ máy tổ chức của Xí nghiệp, các báo cáo quản trị cũng được lập khá nhiều như: Báo cáo công tác, báo cáo tổng hợp tình hình toàn Xí nghiệp ....
- Hệ thống báo cáo tài chính : Hệ thống báo cáo tài chính của Xí nghiệp bao gồm 4 báo cáo như sau:
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Toàn bộ 4 báo cáo trên đều lập theo đúng quy mẫu quy định của hệ thống báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, tuy nhiên có những khoản mục không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo mô hìng hoạt động không có ví dụ như:
Bảng cân đối kế toán của xí nghiệp: không có các khoản tương đương tiền ,đầu tư ngắn hạn, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dự phòng phải thu khó đòi, tài sản thuê tài chính, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tải sản dài hạn khác, phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả và không có các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: không có chi phí bán hàng do hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, bảo trì và bảo dưỡng các công trình điện
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: theo phương pháp gián tiếp không có các khoản: Tiền thu và chi khác cho hoạt động kinh doanh, tiền thu từ thanh, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạ khác, tiền chi cho vay, mua các công cụ, nợ các đơn vị khác, tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác, tiền chi đầu tư góp vào đơn vị khác, tiền thu lãi vay cổ tức và lợi nhuận, toàn bộ các khoản phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ.
Báo cáo quản trị: Cũng chính vì vậy nên trong bộ máy tổ chức của Công ty, các báo cáo quản trị cũng được lập khá nhiều như: Báo cáo công tác, báo cáo tổng hợp tình hình toàn Xí nghiệp. Báo cáo này thường được lập hàng quý để biết được kế hoạch của quý trước và lập kế hoạch cho quý sau về tài chính của Xí nghiệp. Từ đó Ban Giám đốc sẽ điều hành chi phí các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong quý sau. Bởi báo cáo này là một bộ phận thông tin tương đối quan trọng bởi nó sẽ giúp ban Giám đốc biết cụ thể tình hình tài chính của từng công trình như thế nào, và kế hoạch tiếp theo cho từng công trình đó, để đảm bảo đúng tiến độ đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, của kế hoạch, của Xí nghiệp. Xí nghiệp sẽ quản lý lựa chọn được công trình nào cần làm trước và công trình nào có thể tạm ngừng lại một thời gian ngắn.
Sơ đồ 1.5: trình tự ghi sổ kế toán chung
Sổ quỹ
Chứng từ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi cuối quý
Đối chiếu, kiểm tra
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm Tại
Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI
2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất
Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện kinh doanh trên lĩnh vực xây lắp các công trình điện Trạm biến áp, đường dây đến 110kV, điện chiếu sáng, hệ thống cơ điện các tòa nhà. Mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, có dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi tiến hành thi công cũng chính là nơi sản phẩm (công trình) xây lắp hoàn thành được đưa vào sử dụng.
Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường khách quan như mưa, nắng, lũ, lụt... Do đó khi thi công Xí nghiệp không những phải hoàn thành đúng tiến độ mà còn phải theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết nhằm khắc phục những tình huống xấu có thể xảy ra nhằm hạn chế mức thấp nhất có thể về thiệt hại công trình. Chi phí các công trình của Xí nghiệp là các khoản chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp là Máy biến áp, tủ hạ thế, tủ cao thế, cáp điện dùng cho công trình có giá lớn thường chiếm 65% giá trị toàn bộ công trình, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí chung.
Do đặc thù của sản phẩm xây lắp cho nên việc quản lý về đầu tư và xây lắp là quá trình khó khăn, phức tạp. Xí nghiệp quản lý thiết bị, vật tư thi công nói chung và quản lý chi phí sản xuất hết sức chặt chẽ. Xí nghiệp luôn khảo sát công trình số lượng vật tư thực tế dùng tại công trình trước khi cho xuất vật tư thi công theo đề nghị xuất của đội nhằm hạn chế việc mang thừa vật tư ra công trình và tránh sự mất mát không đáng có khi thi công còn đang dở dang.
Do vật tư xuất dùng cho công trình có giá trị lớn. Trong quá trình thi công phòng kỹ thuật kết hợp với đội thi công xuất vật tư theo đúng tiến độ để vừa đảm bảo tính vật tư dùng cho công trình vừa đảm bảo được việc quản lý chặt chẽ chi phí vật tư dùng cho công trình đến từng thời điểm.
Do công trình điện phải thi công ngoài trời nên việc quản lý sử dụng thiết bị, vật tư, thiết bị rất phức tạp, hơn nữa do ảnh hưởng thời tiết nên việc hao hụt, mất mát là khó tránh khỏi. Do đó Xí nghiệp đã giao trọng trách này cho Thủ kho và Đội trưởng trực tiếp điều hành thi công tại công trình nhẵm tránh sự mất mát vật tư, thiết bị của công trình. Sản phẩm xây lắp là sản phẩn có giá trị lớn, nhu cầu về vốn lớn mà trong thi công không phải lúc nào cũng có sẵn, do đó Xí nghiệp luôn luôn có tinh thần sử dụng hợp lý và tiết kiệm các khoản chi trong quá trình thi công mà vẫn bảo đảm chất lượng công trình theo đúng tiến độ, đúng dự toán và thiết kế kỹ thuật của công trình.
2.1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp sản xuất nói chung và ở Xí nghiệp xây lắp và bảo trì cơ điện nói riêng. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cư._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2661.doc