Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam

Lời Mở Đầu Có thể nói, đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực như: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Thông tin… Vì thế, khuynh hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến tại Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung. Có rất nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, thẻ tín dụng, các loại giấy tờ thanh toán có gía trị khác, nhưng có thể nói thẻ tín dụng là một trong những phương tiện được biết nhiều nhất và

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày càng được mọi người quan tâm sử dụng không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam nữa. Vậy, liệu thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam đã phát triển đúng tầm cỡ của nó chưa? Cũng như, liệu những điều gì mà các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam cần phải làm để có thể phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam một cách toàn diện. Trong bài viết của mình, em chỉ xin đề cập đến một vài khía cạnh của các cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam. Chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong có những ý kiến đóng góp, chỉ bảo từ các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Phần Nội Dung I. Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam_ nguyên nhân: 1. Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam: a. Một số tiện ích của việc dùng thẻ tín dụng trong giao dịch: Dịch vụ ATM không còn là mới lạ đối với các nước phát triển cũng như đối với Việt Nam. Có thể hiểu một cách đơn giản, dịch vụ ATM là các dịch vụ Ngân Hàng cá nhân mà Ngân Hàng cung cấp cho khách hàng thông qua thẻ ATM. Khi sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ tự thực hiện các giao dịch Ngân Hàng tại máy ATM. Khi nói đến tiện ích của thẻ ATM, nó sẽ mang lại tiện ích cho cả ba phía: khách hàng, ngân hàng và các giao dịch xã hội. Về phía ngân hàng, dịch vụ ATM sẽ giúp họ thu hút, giữ khách hàng nhờ chính những tiện ích mà ATM đem lại cho khách hàng. Các ngân hàng sẽ cơ hội để tự động hoá các giao dịch và nâng cao chất lượng dịch vụ, mọi giao dịch giản đơn tại quầy được chuyển sang tự động tại máy ATM. Thêm vào đó, ý nghĩa xã hội mà ATM mạng lại khá nhiều tiện ích khi hệ thống ATM được xã hội hoá. Thay vì đi nhận tiền lương tại tài vụ, các công ty có thể trả lương thông qua tài khoản của nhân viên để họ tự lĩnh tại các máy rút tiền ATM. Cũng theo đó, các khoản phí cần thiết cho gia đình như : tiền nước, tiền điện thoại… đều được khách hàng trả trực tiếp vào tài khoản của nhà máy nước, bưu điện… thông qua máy ATM. Những công việc này có thể thực hiện cùng một lúc tại bất cứ máy ATM nào trên toàn quốc. b. Thực trạng hiện nay: Trong vòng chưa tới 2 năm qua, thị trường thẻ Việt Nam dường như sôi động hẳn lên, như có luồng sinh khí mới được thổi vào thị trường mà trước đó dường như có một khoảng thời gian vấn đề thanh toán thẻ còn quá mới lạ với người dân Việt Nam. Hai năm qua, Ngân Hàng Ngoại Thương mà chủ yếu là ở chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã phát triển rất mạnh mẽ. Hàng loạt máy rút tiền tự động ATM được lắp đặt hàng loạt tại các trung tâm như: siêu thị, sân bay, trung tâm Thương mại… và hàng nghìn thẻ ATM được phát hành. Thẻ ATM cũng như các loại thẻ tín dụng khác được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống xã hội. Ví dụ như, khi cầm thẻ ATM của Ngân Hàng Ngoại Thương Vietcombank, chủ thẻ có thể rút tiền tại hơn 200 máy ATM cũng như được chấp nhận thanh toán tại hầu hết các siêu thị, nhà hàng, khách sạn… Ngoài ra, thẻ của Vietcombank còn cho phép chủ thẻ thanh toán phí Bảo Hiểm của công ty Prudential, cước điện thoại VNN 1717 (điện thoại đường dài trong nước và quốc tế), cước Internet… Riêng tại TP.Hồ Chí Minh, chủ thẻ còn có thể dùng thẻ để trả tiền điện thoại cố định và cước Mobi Fone trả sau. Đối với thẻ ATM của Ngân Hàng Đông á(EAB) thì chủ thẻ có thể thanh toán bảo phí Manulife, mua thẻ cào Vina Fone, Mobi Fone và thanh toán cước S-Fone… Ngoài ra, thẻ Đông á còn có chức năng khác là gửi tiền trên máy. 2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong thị trường thẻ tín dụng: Nguyên nhân chủ quan: Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các Ngân Hàng Thương Mại phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Để có được điều này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân hàng cũng dễ dàng thực hiện được. Chính sự đầu tư không đồng bộ dễ dẫn đến việc thanh toán thẻ không được bảo đảm an toàn và chính xác. Đã có một số trường hợp xảy ra tại một vài Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là đôi khi khách hàng đã rút một số tiền mặt nhất định trên tài khoản bằng thẻ ATM nhưng trên tài khoản vẫn chưa bị trừ số tiền đó (chưa bị ghi nợ tài khoản số tiền tương ứng đó). Thường thì trường hợp này là do phần mềm xử lý ATM chưa đồng bộ với phần mền xử lý tài khoản tại quầy kế toán, dẫn đến tình trạng nếu khách hàng sau khi tút tiền tại máy ATM sẽ tiếp tục rút tiền tại quầy giao dịch sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành thẻ tín dụng tại các NHTM vẫn chưa thật sự cuốn hút và thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hầu như không phải ai cũng được NHTM cấp thẻ tín dụng (với đúng nghĩa của từ “tín dụng”), nghĩa là người sử dụng thẻ được quyền xài trước và sau đó đến hạn thanh toán mới phải trả tiền sau và khi đó, trên tài khoản của họ tại thời điểm sử dụng thẻ không nhất thiết phải có đủ số tiền tương ứng mà họ cần sử dụng. Đây thực chất là NHTM cho chủ thẻ vay tín chấp. Hiển nhiên, trong trường hợp này sẽ có rủi ro nhất định nào đó về thanh toán đối với NHTM, nhưng thật sự NHTM sẽ khó thu hút mọi người sử dụng thẻ nếu như cứ mỗi lúc mua hàng hoá mà dùng thẻ để thanh toán là phải bảo đảm đủ tiền tương ứng trên tài khoản (thẻ ghi nợ) thì chủ thẻ chắc chắn sẽ sử dụng tiền mặt hay chuyển khoản chứ sẽ không sử dụng thẻ thanh toán, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn sử dụng tiền mặt rất nhiều như hiện nay. Chính đây sẽ là yếu tố gây ảnh hưởng không ít cho người tiêu dùng ngần ngại trong việc trả tiền hàng bằng thẻ hay bằng tiền mặt. b. Nguyên nhân khách quan: Hệ thống thanh toán thẻ ATM và hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng (như Visa, Master, Amex…) của các NHTM gần như rất mang tính cục bộ cao. Nếu như ta sử dụng thẻ Visa do Vietcombank phát hành thanh toán tiền hàng mà máy cà thẻ không phải của Vietcombank mà của á Châu chẳng hạn, thì sẽ không thể chấp nhận thẻ được. Còn đối với thẻ ATM, thì chắc chắn người sử dụng không thể dùng thẻ VCB(Vietcombank) 24 connect để trả tiền vào tài khoản cho một người có tài khoản tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) có thẻ ATM do BIDV phát hành và ngược lại. Nghĩa là, thẻ ATM do ngân hàng nào phát hành thì chỉ sử dụng được trong hệ thống máy ATM của ngân hàng đó mà thôi và cũng không thể chuyển khoản cho người khác nếu không cùng mở tài khoản tại cùng một hệ thống ngân hàng. Chính sự cạnh tranh mang tính độc quyền này của các NHTM Việt Nam đã làm lãng phí tiền của đầu tư cho các hệ thống ATM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống ATM và hệ thống các điểm chấp nhận thẻ tín dụng tại Việt Nam vẫn chưa nhiều và đôi khi còn bất cập. Trước tiên nói về hệ thống máy ATM, ngay cả Vietcombank có hệ thống máy ATM hiện đại nhất và nhiều nhất nhưng dường như vẫn chưa đủ nếu nhu cầu sử dụng thẻ ATM ngày càng tăng cao. Điều này sẽ rất bất tiện cho những ai muốn rút tiền hay chuyển khoản nếu như ngoài giờ mở cửa của siêu thị hay trung tâm Thương Mại… chẳng lẽ mỗi lúc như thế họ phải chạy lại trụ sở của ngân hàng phát hành thẻ ATM đó để được sự dụng cái gọi là dịch vụ thanh toán thẻ 24/24 giờ mà lẽ ra đương nhiên họ được hưởng. Hơn nữa, chỉ những máy ATM tại trụ sở các NHTM mới được lắp đặt với những thùng kín có cửa kính, còn hầu hết những máy ATM tại các siêu thị, trung tâm Thương Mại… thì chỉ là một cái máy trống không, không có gì bao bọc, bảo vệ xung quanh cả. Và như thế, thì thật là nguy hiểm cho những người rút tiền (đặc biệt với số lượng lớn) khi tại siêu thị hay trung tâm Thương Mại… là những nơi mà kẻ ra người vào tấp nập, sẽ rất dễ bị lộ số PIN và còn có thể bị cướp giật tiền một cách đáng tiếc. Một nguyên nhân khách quan cũng khá nổi bật trong hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam đó là, vấn đề công nghệ thông tin chưa được ứng dụng một cách hoàn hảo. Thật vậy, công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa được các NHTM cũng như các công ty ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình nhiều như rrong vấn đề quản lý mạng, quản lý hệ thống… Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán thẻ nói chung mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phần mền đã được các công ty nước ngoài hay các công ty Việt Nam viết sẵn và có thể chỉnh sửa đôi chút chứ thật sự chưa có NHTM nào áp dụng công nghệ thông tin nhằm đưa ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh và quản lý. II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển thị trường thẻ tín dụng. 1. Các NHTM phải đầu tư đồng bộ cho hệ thống máy ATM không chỉ về thiết bị máy ATM mà còn phải đầu tư đồng bộ với chương trình phần mền quản lý ATM để đem đến sự tiện dụng và an toàn nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ bằng máy ATM. 2. Các NHTM cũng như các tổ chức thẻ Quốc tế và Ngân Hàng Nhà Nước cần phải phối hợp lại với nhau để bảo đảm giảm thiểu tối đa các khoản phí như: phí về ký quỹ, bảo lãnh, phát hành, sử dụng… hoặc có thể không thu các khoản phí này. Có như vậy mới khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thẻ thanh trong thanh toán tiền hàng hay dịch vụ. Trong thời gian gần đây, dưới sự bảo lãnh của Vietcombank , 11 NHTM trong nước mà chủ yếu là các NHTM cổ phần đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ Quốc tế Master Card. Đó là việc làm hết sức đúng đắn trong phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam hiện nay. 3. Giữa các NHTM cần phải có sự liên kết với nhau, để nếu hệ thống máy ATM do VCB đầu tư chẳng hạn thì khách hàng của NHTM khác (ví dụ như BIDV) phải trả một khoản phí nào đó khi sử dụng hệ thống máy ATM của VCB nhưng vẫn có thể sử dụng được và ngược lại. Ngoài ra, phải chăng các phần mền quản lý ATM nên cho phép chuyển khoản ngoài hệ thống một NHTM. Thật ra, việc này cũng được một số NHTM đã áp dụng nhưng chưa thật sự phổ biến. Bởi vì, đối với hầu hết các NHTM Việt Nam thì không phải ngân hàng nào cũng có đủ điều kiện vốn và công nghệ thẻ để xây dựng được một hệ thống thanh toán thẻ hoàn chỉnh. Chính vì vậy, mà việc liên kết của các NHTM nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ ( như Vietcombank) là một việc rất tốt trong việc phát triển hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam. Trong trường hợp này, thì cả hai bên cùng có lợi và việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được nhiều chi phí hơn cho các NHTM. 4. Để hệ thống máy ATM và hệ thống các điểm chấp nhận thẻ tín dụng không còn bất cập nữa, đòi hỏi các NHTM phải đầu tư xây kín thành hộc với cửa kính xung quanh các máy ATM. Và đặt máy ATM ngoài khuôn viên các siêu thị hay trung tâm Thương Mại… Điều này không những bảo đảm đúng nghĩa việc sử dụng thẻ ATM 24/24 giờ mà còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thẻ ATM đặc biệt trong khi rút tiền mặt. 5. Việc sử dụng thẻ tín dụng là việc cung ứng tiện ích cho chủ thẻ trong việc giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt nói riêng và tiện ích trong thanh toán nói chung. Một vấn đề mà không chỉ các NHTM tại Việt Nam cần quan tâm mà các NHTM trên thế giới cũng như các tổ chức thẻ Quốc tế cần lưu ý trong việc phát hành thẻ là phải ứng dụng công nghệ thông tin sao cho chủ thẻ có thể thanh toán thẻ mà không nhất thiết phải đến ngân hàng giao dịch, thậm chí chủ thẻ cũng không cần đến các máy ATM để thanh toán thẻ. Và để có được điều đó thì cần có sự phối hợp giữa hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng với công nghệ bưu chính viễn thông. Ngoài ra, việc phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam cần hướng tới phát hành các loại thẻ thông minh hơn, nghĩa là những loại thẻ có gắn các chip điện tử có chứa các thông tin về thẻ và chủ thẻ mà chỉ có thẻ đó mới có và bảo đảm chống sao chép thông tin. Khi đó, hoạt động thanh toán thẻ tín dụng tại Việt Nam mới bảo đảm tính an toàn cho chủ thẻ. Phần Kết Luận Như vậy, chúng ta đã phần nào hiểu thêm được về thực trạng sử dụng thẻ tín dụng cũng như các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong thị trường thẻ tín dụng ở nước ta hiện nay. Có thể nói, hệ thống máy ATM đã đi vào hoạt động và phát triển mạnh mẽ như vậy là cả một quá trình vận động, sáng tạo không ngừng của các NHTM với các tổ chức thẻ Quốc tế, đã tạo cho thị trường thẻ tín dụng nhiều cơ hội có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng như thích ứng được với sự thay đổi về mọi mặt của nước ta hiện nay. Để có được sự phát triển mạnh mẽ như vậy phải kể đến sự đóng góp to lớn của các NHTM cũng như các tổ chức thẻ Quốc tế đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thành nên một thị trường thẻ tín dụng ngày càng phát triển. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Nhung đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận đầu tay này của mình! Phần cam đoan Em xin cam đoan, đây là bài tiểu luận do chính bản thân em tự tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra. Không sao chép từ nguồn khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, cũng không nhờ người khác viết hộ, không thuê viết hộ. Tài liệu Tham Khảo + Báo “Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ”_ số 7, xuất bản ngày 1/4/2002. + Báo “Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ”_ số 19, xuất bản ngày 1/10/2004. + Tạp chí “Sài Gòn Tiếp Thị” xuất bản ngày 9/9 đến 16/9/2004. + Một số thông tin trên mạng Internet như: “ ”. Mục Lục Lời mở đầu 1 Phần nội dung 2 I. Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam - nguyên nhân 2 1. Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam 2 2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong thị trường thẻ tín dụng 3 II.Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển thị trường thẻ tín dụng 6 Phần kết luận 8 Tài liệu tham khảo 10 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28383.doc
Tài liệu liên quan