Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam

MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................86 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái…………………………………....13 Bảng 2. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 1989-2009…………...38 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Chỉ số chênh lệch lãi suất, 12/2008 – 12/2009…………………...32 Hình 2.3. Chỉ số rủi ro của hệ thống ngân hàng 2009………………...…….35 Hình 2.2. Chỉ số thị trường cổ phiếu thế giới 2009……………………...….36 Hình 2.4. Biê

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n độ tỷ giá xung quanh tỷ giá chính thức (1989-2009)…….....41 Hình 2.5. Tỷ giá danh nghĩa VND/USD trung bình năm(1985-2009)….......42 Hình 2.6: Diễn biến tỷ giá USD/VND (2008-2009)………………………...44 Hình 2.7. Tỷ giá thực hữu hiệu ở Việt Nam…………………………….…...46 Hình 2.8. Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan……………………...49 Hình 2.9. Tỷ giá danh nghĩa và cán cân thương mại Việt Nam theo tháng.....51 Hình 2.10. Lạm phát của Việt Nam qua các giai đoạn………………………55 Hình 2.11. Cán cân thanh toán Việt Nam…………………………………….59 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOP : Cán cân thanh toán (Balance of Payment) CPFF : Công cụ tài trợ thương phiếu (Commercial Paper Funding Facility) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội LIBOR : Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn (London Interbank Offered Rate) NEER : Tỷ giá hữu hiệu (Nominal Effective Exchange Rate) NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTW : Ngân hàng trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại OER : Tỷ giá chính thức được thống nhất (Official Exchange Rate) PPIP : Kế hoạch Đầu tư Liên kết Chính phhủ và Tư nhân (Public Private Investment Program) PPP : Cân bằng sức mua (Purchasing Power Parity) REER : Tỷ giá thực hữu hiệu (Real Effective Exchange Rate) TALF : Công cụ cho vay chứng khoán cầm cố tài sản (Asset-Backed Securities Loan Facility) TARP : Chương trình giải cứu tài sản (Troubled Asset Relief Program) VEPR : Trung tâm nghiên cứu và chính sách trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (Vietnam Centre for Economic and Policy Research) WB : Ngân hàng thế giới (World Bank) WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi gia nhâp WTO vào năm 2006. Với chiến lược phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải tạo dựng một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, một vị thế chắc chắn trước khi vươn xa ra trường quốc tế, hòa nhập nhưng không hòa tan. Tuy nhiên, quá trình mở rộng nền kinh tế đã và đang tạo ra nhiều áp lực lớn lên hệ thống tài chính – tiền tệ. Điều này đòi hỏi phải cải cách cơ chế, chính sách điều hành nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, giảm thâm hụt thương mại, kiềm chế lạm phát, và hấp thụ dòng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả. Cơ chế tỷ giá hối đoái từ lâu đã được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất của việc điều hành chính sách tiền tệ. Đối với các quốc gia đang phát triển, chính sách tỷ giá chính là biến số trọng yếu để ổn định tình hình kinh tế bởi tác động của nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại và đầu tư thuần túy, lan tỏa đến cả hệ thống tiền tệ, đến toàn bộ nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính. Hơn thế nữa, tỷ giá hối đoái cũng góp phần là nguyên nhân các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Mục tiêu căn bản của chính sách tỷ giá là hạn chế những tiêu cực từ bên ngoài và hỗ trợ cho các hoạt động thương mại nhằm tối thiểu hóa và phòng ngừa các rủi ro cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập và chịu tác động đa chiều hiện nay, đặc biệt khi phải đối mặt với các khủng hoảng tài chính – tiền tệ, chính sách neo tỷ giá có điều chỉnh của Việt Nam dù đã có nhiều thành tựu trong quá khứ nhưng lại đang tỏ ra ngày càng thiếu phù hợp trong tương lai khi nền kinh tế có độ mở cao. Ngoài ra, các luồng vốn chu chuyển ngày càng biến động mạnh mẽ, sự phát triển đa dạng của các tổ chức tài chính và công cụ tài chính khiến cho các chính sách quản lý tỷ giá trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một cơ chế tỷ giá được điều chỉnh hợp lý, linh hoạt là yếu tố hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay, nhằm giúp kiểm soát lạm phát, kiềm chế tình trạng đô la hóa, duy trì khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam” với mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả áp dụng cơ chế, chính sách tỷ giá hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng và đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng, so sánh (trong đó có so sánh chéo giữa các quốc gia và so sánh chuỗi thời gian tại Việt Nam) 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vai trò, tác động và hiệu quả của cơ chế tỷ giá hối đoái tới các biến kinh tế vĩ mô trong giai đoạn phục hồi kinh tế (trọng tâm năm 2010). 4. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Giới thiệu cơ sở lý luận khoa học của việc lựa chọn cơ chế, chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế, đi sâu vào tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển các cơ chế tỷ giá hối đoái, phân loại và phân tích các cơ chế đang đựơc áp dụng hiện nay, các tác động của tỷ giá hối đoái tới các biến kinh tế vĩ mô và các tác nhân ảnh hưởng. Chương 2: Giới thiệu thực trạng áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái tại Việt Nam qua từng thời kì và trọng tâm từ năm 2009 cho tới nay, đưa ra nhận xét, bình luận về các tác động, tác nhân của cơ chế và chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn vừa qua. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn phục hồi kinh tế và trọng tâm 2010. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC LỰA CHỌN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH PHỤC HỒI KINH TẾ Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế tỷ giá hối đoái. Thời kì sơ khai, hàng đổi hàng là cách thức thanh toán đầu tiên và phổ biến nhất giữa các quốc gia. Cách đây khoảng 4000 năm ở Trung Đông đã diễn ra bước ngoặt khi tiền kim loại được sử dụng và các nhà đổi tiền chuyên nghiệp đầu tiên xuất hiện, đổi một lượng nhất định các đồng xu của quốc gia này lấy một lượng tương ứng các đồng xu của quốc gia khác – đánh dấu sự ra đời của tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối. Sau khi đế quốc Rome suy tàn và giai đoạn đầu thời kỳ Trung cổ, việc trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia bị giảm sút nghiêm trọng do tình hình chính trị bất ổn, lý do tôn giáo và hạn chế thương mại quốc tế. Cho tới tận thế kỉ thứ 19, các hoạt động giao dịch ngoại hối mới chính thức sôi động trở lại. Đại chiến thế giới lần thứ 1 và cuộc đại suy thoái 1929 – 1933 đã làm ngưng trệ các hoạt động và khiến thị trường ngoại hối vỡ ra thành từng mảnh nhỏ, tỷ giá hối đoái dựa trên chế độ bản vị vàng vì thế cũng bị sụp đổ theo vào năm 1931. Sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (1939 – 1945), nhờ vào lượng dự trữ vàng khổng lồ - 70% lượng vàng dự trữ của thế giới thời điểm đó (thu được từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến và bồi thường chiến phí của các nước thua trận mà Mỹ ép buộc phải thanh toán bằng vàng), đô la Mỹ (USD) đã trở thành một trong những đồng tiền chính mang tính chất quốc tế. Bên cạnh đó, vai trò của các chính phủ được thể hiện rõ rệt trong việc ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát chặt chẽ giá trị đồng tiền, neo đậu cố định tỷ giá hoặc dao động trong một biên độ nhỏ. Thỏa thuận Bretton Woods năm 1944 đã đem đến một trật tự mới, xác định đô la Mỹ là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, các đồng tiền khác được cố định với USD và giá trị USD được neo chặt với vàng theo tỷ lệ 35USD/ ounce vàng. Hầu hết các NHTW trên thế giới chọn USD làm đồng tiền dự trữ vì cam kết chuyển đổi vàng không giới hạn của NHTW Mỹ. Tuy nhiên, hệ thống tỷ giá cố định này đã chịu áp lực lớn trong giai đoạn 1967 - 1971 do sự mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân thanh toán giữa các quốc gia và các nước ngoài Mỹ nắm giữ lượng USD dự trữ quá nhiều. Thêm vào đó, giá vàng chính thức theo Bretten Woods bị định giá thấp hơn giá vàng trên thị trường chợ đen, kéo theo tình trạng đầu cơ và đổi USD ra vàng ồ ạt. Ngày 15/8/1971, USD chính thức dừng chuyển đổi ra vàng và chế độ tỷ giá Bretten Woods sụp đổ. Các cơ chế tỷ giá thả nổi, trung gian bắt đầu, đa dạng hóa và kéo dài cho tới ngày nay. Một điểm rất đáng chú ý trong tiến trình lịch sử hình thành phát triển của tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối là sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu Euro, đánh dấu bước ngoặt khi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền các nước thành viên được neo ở cùng một tỷ giá bằng nhau dưới hình thức dùng chung một loại tiền, chung một cơ chế. Một vài khái niệm và phân loại cơ bản 1.2.1. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau hoặc cũng có thể coi là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Ví dụ: (07/05/2010 - Vietcombank) 1USD = 18.930 VNĐ, 1 EUR = 1,258 USD. Tỷ giá hối đoái được phát triển theo hướng các đồng tiền được định giá trị thông qua một vài đồng tiền tiêu chuẩn, tiêu biểu nhất là USD. Đồng tiền để ở số lượng 1 đơn vị được gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở. Khi đồng tiền X lên giá so với đồng tiền Y (hoặc Y mất giá so với X) thì tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên thị trường ngoại hối định danh bằng Y sẽ giảm đi, nhưng định danh bằng X lại tăng lên. Chế độ (cơ chế) tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. 1.2.2. Phân loại các hình thức tỷ giá hối đoái 1.2.2.1. Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái song song Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá được quy định bởi thị trường gọi là tỷ giá thị trường. Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá được quy định bởi Chính phủ. Ở một số nước, cả thị trường và Chính phủ cùng tham gia quy định tỷ giá, trong đó có một tỷ giá chính thức (do Chính phủ niêm yết) và một tỷ giá không chính thức hay còn gọi là tỷ giá song song hoặc tỷ giá chợ đen. Ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại, tỷ giá hạch toán… 1.2.2.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá không xét đến tương quan giá cả hoặc tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia. Trái lại, tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá có tính đến tương quan giá cả hoặc tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia do đó phản ánh đúng sức mua và sức cạnh tranh của một quốc gia. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái thực là vị trí cạnh tranh quốc tế của một nước. Tỷ giá hối đoái thực biến động với sự mất giá nội tệ phản ánh chi phí sản xuất của hàng hóa nội địa của nước đó tăng lên. Nếu chi phí sản xuất các quốc gia khác không thay đổi, nước đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh quốc tế. Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện như sau: Tỷ giá hối đoái thực tế = tỷ giá hối đoái danh nghĩa × = tỷ giá hối đoái danh nghĩa × 1.2.2.3. Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu lực Tỷ giá hối đoái song phương (real exchange rate) là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền. Tỷ giá hối đoái hiệu lực (real effective exchange rate) là tỷ lệ trao đổi giữa một loại đồng tiền A với nhiều loại đồng tiền khác cùng lúc. Tỷ giá này được tính dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng tiền A với từng đồng tiền khác. 1.2.3. Phân loại và xu hướng các chế độ tỷ giá lưu hành trên thế giới 1.2.3.1. Phân loại Kể từ sau sự chấm dứt của chế độ tỷ giá cố định Bretten Woods năm 1971, đa số các quốc gia trên thế giới đã thả nổi tỷ giá hối đoái của nước mình. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái cố định vẫn tiếp tục tồn tại và được biến đổi sang nhiều dạng trung gian khác nhau. Dưới đây là bảng phân loại, thống kê chính thức của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (2008) Bảng 1. Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái Cơ chế tỷ giá Đặc trưng Số nước 1997 (thống kê) Số nước 2008 (thống kê) Đại diện 1. Thả nổi hoàn toàn - Tỷ giá được xác định bằng cung cầu thị trường. - NHTW ít can thiệp và không có mức tỷ giá mục tiêu. 44 (24,31%) 40 (21,28%) Anh, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản 2. Thả nổi có điều tiết - Tỷ giá được xác định bằng cung cầu thị trường. - NHTW chủ động can thiệp khi cần thiết, và có mức tỷ giá mục tiêu. 23 (12,71%) 44 (23,4%) Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ 3. Neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh - Dao động tự do trong biên độ > ±1%. - Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh thường xuyên 11 (6,08%) 2 (1,06%) Costa Rica, Azerbajan 4. Neo tỷ giá có điều chỉnh - Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh thường xuyên 7 (3,87%) 8 (4,26%) Trung Quốc, 5. Neo trong biên độ - Neo tỷ giá trung tâm cố định - Dao động tự do trong biên độ > ±1%. 26 (14,36%) 3 (1,6%) Seria Việt Nam 6. Neo cố định - Với 1 đồng tiền - Với 1 rổ đồng tiền - Neo tỷ giá trung tâm cố định - Dao động tự do trong biên độ < ±1% ít nhất trong 3 tháng. - NHTW có thể điều chỉnh tỷ giá trung tâm nhưng không thường xuyên 52 (28,73%) 68 (36,17%) Nga, Jordan 7. Neo cứng theo 1 đồng tiền mạnh - Neo vào một đồng tiền khác theo 1 tỷ lệ cố định - NHTW luôn luôn can thiệp để giữ vững tỷ giá 12 (6,63%) 13 (6,91%) Hồng Kông, Brunei, Bungary 8. Dollar hóa hoàn toàn - Không sử dụng đồng nội tệ - Dùng đồng tiền của quốc gia khác 6 (3,31%) 10 (5,32%) Bolivia, Panama Nguồn: IMF (statistics) (2008) 1.2.3.2. Xu hướng * Xu hướng thứ nhất – Thống nhất tỷ giá: Theo thống kê của IMF, việc chuyển dịch từ chế độ hai hay nhiều tỷ giá sang chế độ thống nhất tỷ giá đang là xu hướng toàn cầu và diễn ra mạnh mẽ. Tính từ năm 1973, ngay sau sự sụp đổ của Bretten Woods, có khoảng trên 50% các quốc gia tồn tại tỷ giá song phương, tuy nhiên con số này đến năm 2001 chỉ còn khoảng 7%. Một nghiên cứu của Rogoff (2004) đã chỉ ra rằng nền kinh tế các nước có chế độ 2 tỷ giá thường có mức độ tăng trưởng kém hơn và lạm phát cao hơn các nước có tỷ giá thống nhất từ 2 – 3 lần. * Xu hướng thứ hai – Dịch chuyển về hai cực tỷ giá: Trong vòng hai thập kỉ gần đây, phần lớn các quốc gia có xu hướng nghiêng hẳn về hoặc tỷ giá cố định hoàn toàn hoặc thả nổi hoàn toàn, trong đó xu hướng thả nổi hoàn toàn đang ngày càng chiếm lĩnh ưu thế. - Nghiên cứu của Kurt Schuler đã cho thấy rằng, các dẫn chứng lịch sử đang thể hiện 2 cơ chế căn bản nhất này ít chịu những tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ hơn các cơ chế trung gian. Đơn cử như cuộc khủng hoảng năm 1997 đã gây thiệt hại nặng nề cho các nước khu vực Đông Nam Á, Nga và Brazil, những nước một cách chính thức hoặc không chính thức đều gắn kết đồng nội tệ của mình, nhưng lại không thả nổi hoặc neo cố định hoàn toàn với đồng đô la Mỹ. Trong khi đó, những nước như Panama (không có ngân hàng trung ương, không có đồng nội tệ và sở giao dịch ngoại hối), Jordan (NHTW chính thức áp dụng mức hoán đổi cố định 0,709 đina/ đô la Mỹ và không có sở giao dịch ngoại hối), Cuba, Trung Quốc… đều ít bị ảnh hưởng hoặc dễ dàng vượt qua khủng hoảng. - Chế độ tỷ giá cố định tỏ ra phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế đang hoặc kém phát triển, trình độ thấp và phụ thuộc vào một quốc gia khác. Ưu điểm của chế độ tỷ giá này là sự ổn định, lạm phát thấp, ngăn chặn được khủng hoảng, duy trì được uy tín và vai trò của Chính phủ. Nó cũng tương đối thích hợp đối với các quốc gia có nguồn dự trữ ngoại hối lớn, lợi thế cạnh tranh và chiến lược định hướng phát triển rõ ràng, nhất quán như Trung Quốc. - Tuy nhiên đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, đang trong giai đoạn chuyển đổi như Thái Lan, Philippines, Singapore…chế độ tỷ giá cố định thường là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, gây nên tình trạng đầu cơ và cuối cùng là phải thả nổi tỷ giá. Là những nền kinh tế có độ mở cao, nhạy cảm, thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ, chính sách neo đậu cố định không tỏ ra có mấy tác dụng, thậm chí còn kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, các quốc gia này lại thường coi cơ chế thả nổi tỷ giá như một mối đe dọa tiềm ẩn làm giảm uy tín và vai trò của Chính phủ, ảnh hưởng tới xuất khẩu khi nội tệ tăng giá, tăng nợ nước ngoài khi nội tệ mất giá,… Do vậy, NHTW các nước thường sử dụng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ như sử dụng quỹ dự trữ bình ổn ngoại hối, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát nguồn vốn….để giữ vững tỷ giá mục tiêu. - Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao như Nhật Bản, EU… với hệ thống tài chính tiền tệ hoàn thiện, chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn đã tỏ rõ được vai trò to lớn của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kìm hãm lạm phát và giảm tối đa tác động của các cú sốc kinh tế và suy thoái. 1.3. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới các biến kinh tế Ngày nay, trong điều kiện tự do hóa và toàn cầu hóa với đặc trưng dòng vốn lưu động nhanh giữa các khu vực kinh tế, tỷ giá hối đoái đã trở thành một công cụ khá hữu hiệu trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Song hành cùng những biến chuyển của nền kinh tế thế giới, các quốc gia đang có xu hướng chuyển dịch dần sang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên vẫn còn một số nước thực hiện tỷ giá cố định, chính phủ neo đồng tiền của mình với một đồng tiền ngoại tệ khác hay một rổ các đồng tiền tại một mức tỷ giá cố định. Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng tại các nước phát triển hay những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Tầm ảnh hưởng của chính sách này có tác động rất mạnh mẽ đến nhiều biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, cán cân thanh toán, cung tiền tệ và hiệu quả của các chính sách tài khóa, tiền tệ và được xem như là một đề tài quan trọng nhất của kinh tế học vĩ mô trong nền kinh tế mở hay tài chính quốc tế. 1.3.1. Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán hay cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment, BoP), là một bản báo cáo thống kê tất cả các giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sảnh thực, tài sản tài chính và một số chuyển khoản khác. Cán cân thanh toán có quan hệ hầu hết với các biến số kinh tế vĩ mô. Quan hệ hàm ý rằng BoP tác động và bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô đó (lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ giá,…), tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi bài nghiên cứu đề cập chủ yếu đến nhân tố tỷ giá hối đoái. Trạng thái BoP, thặng dư hay thâm hụt, của một quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến tỷ giá hối đoái, do đó nó được xem như công cụ phát tín hiệu cho các nhà hoạch định chính sách nhằm thay đổi chính sách kinh tế cho phù hợp. Trước tiên cần xét đến những bộ phận cấu thành lên BoP và tiếp theo đó đánh giá vai trò của tỷ giá tác động lên BoP. 1.3.1.1. Kết cấu của cán cân thanh toán BoP gồm 3 thành phần chính: Cán cân vãng lai Cán cân vốn Lỗi và sai sót Phần “Lỗi và sai sót” trong cán cân thanh toán đảm bảo rằng BoP luôn cân bằng, bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép nhầm lẫn không chính xác. Tuy nhiên đây là điều không thể tránh khỏi trong quá trình thu thập số liệu và lập BoP, do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê. Chính vì vậy, trong phần này sẽ chỉ tập trung vào xem xét các bộ phận còn lại đó là cán cân vãng lai, cán cân vốn và cán cân bù đắp chính thức. 1.3.1.2. Kết cấu cán cân vãng lai Gồm 4 bộ phận cấu thành: Cán cân thương mại hay cán cân hữu hình, phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa. Xuất khẩu làm tăng cung ngoại tệ và cầu nội tệ cho nền kinh tế, trong khi đó nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ và cung nột tệ. Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa thì cán cân thương mại thặng dư, ngược lại khi nhập khẩu vượt trội xuất khẩu làm cho cán cân thương mại thâm hụt. Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu, chi từ hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, ngân hàng,… Cán cân thu nhập bao gồm thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng,..) và thu nhập về đầu tư (khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn,…). Nhân tố chính ảnh hưởng tới cán cân thu nhập là số lượng đầu tư và tỷ lệ sinh lời, còn nhân tố tỷ giá chỉ đóng chức năng chuyển hóa thu nhập sang các đồng tiền khác nhau. Cán cân chuyển giao vãng lai gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản chuyển giao bằng tiền, hiện vật cho mục đích sử dụng như tiền kiều hối chuyển về. Chuyển giao vãng lai đơn thuần phản ánh sự tái phân phối thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú. 1.3.1.3.Cán cân vốn Tài khoản vốn trong cán cân thanh toán đo lường giao dịch kinh tế của các tài sản tài chính. Được chia làm 2 thành phần là tài khoản vốn và tài khoản tài chính. Trong khi tài khoản tài chính đóng vai trò quan trọng trong cán cân vốn, thì tài khoản vốn đóng vai trò thứ yếu. Tài khoản tài chính bao gồm 3 phần cơ bản: + Đầu tư trực tiếp (FDI) trong đó nhà đầu tư có quyền kiểm soát nhất định đối với tài sản. Hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước ngoài vào nước khác bằng cách thiếp lập cơ sở sản xuất kinh doanh ngay tại nước đó. + Đầu tư gián tiếp (FII) hay đầu tư danh mục, là những hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia quản lí hoạt động doanh nghiệp như trong đầu tư trực tiếp, hay nói cách khác nhà đầu tư không có quyền kiểm soát tài sản. + Đầu tư khác, bao gồm các khoản tín dụng thương mại ngắn hạn và dài hạn, các khoản vay, tiền gửi, các khoản phải thu, phải trả ngoài biên giới. 1.3.1.4. Dự trữ ngoại hối Dự trữ ngoại hối bao gồm các đồng tiền mạnh được sử dụng trong các giao dịch thương mại và quốc tế. Tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối phụ thuộc vào một quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi. Công thức tổng quát của BoP: Cán cân tổng thể = Tài khoản vãng lai + tài khoản vốn + Sai sót Cán cân tổng thể + Dự trữ ngoại hối = 0 Tại những nền kinh tế có tỷ giá cố định, chính phủ sẽ bù đắp thâm hụt bằng cách thay đổi thâm hụt dự trữ ngoại hối khi cán cân tổng thể thâm hụt hay thặng dư. Khi cán cân tổng thể thặng dư, tránh cho đồng nội tệ lên giá, NHTW tiến hành mua ngoại tệ vào làm tăng dự trữ ngoại hối. Khi cán cân tổng thể thâm hụt, tránh cho nội tệ giảm giá, NHTW bán ngoại tệ ra làm giảm dự trữ ngoại hối. 1.3.1.5. Tác động của tỷ giá lên cán cân thanh toán Cán cân thanh toán gồm 2 bộ phận chủ yếu là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Đối với tài khoản vốn, nhân tố chủ yếu ảnh hưởng lên cán cân vốn là lượng đầu tư và lãi suất, khi mức lãi suất nội tệ thay đổi sẽ kích thích các dòng vốn chạy vào hay chạy ra khỏi quốc gia đó. Trong khi đó yếu tố tỷ giá hầu như không ảnh hưởng lên cán cân vốn, mà chỉ mang hình thức chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác để đầu tư vào một quốc gia có lãi suất hấp dẫn. Đối với cán cân vãng lai, thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ giá, khi tỷ giá thay đổi không làm thay đổi cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao một chiều. Bởi vì cán cân thu nhập lại phụ thuộc vào những khoản đã đầu tư trước đó, khi tỷ giá thay đổi không làm ảnh hưởng tới mức sinh lời những khoản đầu tư này, bên cạnh đó cán cân chuyển giao vãng lai một chiều là phân phối lại thu nhập giữa chủ thể kinh tế trong và ngoài nước. Nhân tố tỷ giá trực tiếp ảnh hưởng tới cán cân thương mại và cán cân dịch vụ, tỷ giá thay đổi làm cho hai yếu tố này thay đổi. Thông thường tỷ giá thay đổi sẽ tác động mạnh mẽ nhất lên cán cân thương mại, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia trong nền kinh tế mở. Với chính sách tỷ giá đồng nội tệ thấp sẽ tác động tốt lên xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cho cán cân vãng lai từ thâm hụt về cân bằng và thặng dư. Ngược lại khi tỷ giá định giá đồng nội tệ cao, làm cho hàng hóa trong nước xuất khẩu sẽ đắt hơn, mất sức cạnh tranh trong khi đó nhu cầu nhập khẩu lại tăng làm cho trạng thái thâm hụt sẽ trở nên rõ ràng hơn. Vì vậy, lựa chọn tỷ giá phù hợp sẽ làm cho cán cân thương mại, hay cán cân vãng lai sẽ tự động cân bằng. Khi xem xét sự tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thanh toán, thực chất chỉ cần đặt trọng tâm vào ảnh hưởng lên cán cân thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, tác động tích cực lên hoạt động thương mại quốc tế. 1.3.2. Lạm phát và mục tiêu ổn định giá cả Một trong những mục đích quan trọng mà chính sách tiền tệ muốn đạt tới là kiểm chế lạm phát trong nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái là một phần trong chính sách tiền tệ mà NHTW muốn sử dụng để kiềm chế lạm phát, do tỷ giá là thành tố dẫn xuất trong quá trình hình thành hiện tượng lạm phát tại một quốc gia. Với các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng hay đồng nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ, sẽ tạo sức lên lạm phát. Tỷ giá tăng làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, bao gồm hàng hóa tiêu dùng cá nhân lẫn hàng hóa trung gian phục vụ cho sản xuất, và mặt bằng giá chung của nền kinh tế tăng theo cuối cùng là gây ra lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, giá hàng hóa nhập khẩu giảm, góp phần làm cho mặt bằng giá trong nước giảm xuống, góp phần giảm áp lực cho lạm phát. Mối quan hệ này được thể hiện qua công thức sau: Trong đó: α – là tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước. (1- α ) – tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu. P - mức giá cả hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ. P*- mức giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ. E – tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ). P1 – mức giá cả hàng hóa chung của nền kinh tế. Giữ ổn định tỷ giá có thể giúp tăng cường lòng tin vào đồng nội tệ, buộc chính phủ phải kiểm soát thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng trưởng tín dụng và thông qua đó tăng cường mức độ tin cậy vào chính sách của chính phủ, khi đó lạm phát cũng sẽ dần được giảm đi và ổn định. 1.3.3. Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế Khi các yếu tố khác không đổi, thay đổi tỷ giá hối đoái như tăng tỷ giá sẽ kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tăng thu nhập quốc dân và tạo ra nhiều công ăn việc làm, sử dụng lao động nhiều hơn. Khi phá giá đồng nội tệ, hàng hóa sản xuất ra trong nước sẽ rẻ hơn tương đối làm tăng nhu cầu sản phẩm nội địa, khu vực sản xuất hàng hóa phát triển sẽ kéo theo đó là sự dịch chuyển về nhu cầu lao động, tăng cầu lao động đặc biệt những doanh nghiệp có mức độ thâm dụng lao động cao (labor-intensive) như may mặc, gia công chế biến, thủy hải sản,… Bên cạnh đó tỷ giá tăng làm cho những ngành sản xuất không sử dụng đầu vào là nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng lợi thế cạnh trang so với hàng hóa nhập khẩu, từ đó mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho xã hội. Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tỷ giá giảm) sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế giảm và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trên thực tế để chính sách tỷ giá thành công, tác động hiệu quả lên tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế phải có sẵn các điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất, thị trường cho hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Bên cạnh đó Ngân hàng trung ương cần có những biện pháp can thiệp, điều chỉnh kịp thời để mỗi khi chính sách tỷ giá thay đổi góp phần làm cho các “biến số thực” trong nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế. 1.3.4. Mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ Chính sách tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Phân tích được dựa trên mô hình Mundell-Flemming, mô hình này được Mundell-Flemming phát triển vào vào những năm 1960. Phân tích này được dựa trên những giả thiết cơ bản là: (i) nền kinh tế được xem là một nền kinh tế mở, quy mô nhỏ sao cho những thay đổi về lãi suất do các chính sách gây ra không ảnh hưởng đến lãi suất thế giới; (ii) các luồng vốn được luân chuyển tự do và hoàn toàn linh hoạt; (iii) nền kinh tế không ở mức toàn dụng, do đó tăng cầu sẽ dẫn đến tăng cung mà không làm tăng giá; (iv) không có những thay đổi kì vọng về tỷ giá; (v) nền kinh thỏa mãn điều kiện Marshall-Lerner. Kết quả của phân tích chỉ ra rằng có sự đánh đổi giữa hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dưới các chế độ tỷ giá khác nhau trong một nền kinh tế. Trong một nền kinh tế có chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương sẽ không thể thực hiện chính sách tiền tệ độc lập có hiệu quả. Trong một nền kinh tế mở, thị trường tiền tệ và nguyên lý “bộ ba bất khả thi” - mô hình Mundell-Flemming ( Impossible Trinity) luôn tồn tại cùng với nhau. Lý thuyết này phát biểu rằng, một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô: Ổn định tỷ giá Tự do hóa dòng vốn Chính sách tiền tệ độc lập Một quốc gia không thể đồng thời cùng một lúc chọn cả 3 mục tiêu trên trong chính sách kinh tế vĩ mô mà chỉ được chọn phép tối đa 2 trong 3 làm mục tiêu cho quốc gia.Trong trường hợp thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho lãi suất trong nước tăng lên, khi dòng vốn ra vào tự do tăng lên tăng cung ngoại tệ làm cho đồng nội tệ lên giá, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì ngân hàng trung ương bắt buộc phải tăng cung nội tệ để mua đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều, khi mà tăng cung tiền nội tệ sẽ làm cho lãi suất giảm trở lại và làm cho chính sách tiền tệ mất hiệu quả. Chính những biện pháp như vậy làm cho tính độc lập của chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng vì cung tiền lúc này không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng vốn ra vào quyết định. Trong trường hợp NHTW muốn có một chính sách tiền tệ độc lập, thì phải bỏ mục tiêu cố định tỷ giá trong khi dòng vốn vẫn được tự do ra vào. Nói tóm lại, chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế có tác động trực tiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, cán cân thanh toán, xuất nhập khẩu, tỷ lệ thất nghiệp cũng như mức độ tác động của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế. Tùy thuộc đặc trưng của mỗi quốc gia ở từng khu vực địa lý, đặc thù nền kinh tế, thể chế chính trị sẽ chọn một chế độ tỷ giá thích hợp, thả nổi hay cố định, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn đảm bảo duy trì các biến số thực của nền ._.kinh tế vĩ mô để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế bền vững, kiểm soát tốt lạm phát, tránh được những cú sốc kinh tế tác động đến quá trình phát triển. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái, tức là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác, nó cũng được xem xét và đánh giá dựa trên hai nền tảng chính trong bất kì mối quan hệ kinh tế đó là cung và cầu. Sự thay đổi về cung, cầu ngoại tệ tác động lên tỷ giá làm cho tỷ giá thay đổi tương ứng, quá trình điều chỉnh tỷ giá luôn được dẫn dắt bởi các yếu tố tác động lên cung cầu ngoại tệ như lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, tình trạng nợ công hay sự ổn định chính trị lẫn môi trường kinh doanh. 1.4.1. Lạm phát Lạm phát làm mức giá hàng hóa trở nên đắt hơn, sức mua của đồng nội tệ giảm, với tỷ giá không đổi lúc này hàng hóa trong nước sẽ đắt hơn do phải bỏ một lượng tiền lớn hơn để mua cùng một lượng hàng hóa như cũ khiến cho người dân sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài do có giá thành rẻ hơn dự trên cơ sở tỷ giá không đổi. Lúc này nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến cho cung nội tệ tăng, bán nội tệ để mua vào ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu, tỷ giá hối đoái cũng tăng theo. Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, cung tiền trong nền kinh tế, tạo ra một vòng luẩn quẩn “phá giá - lạm phát – phá giá”, tác động tiêu cực lên tình hình kinh tế. E: tỷ giá danh nghĩa ε: tỷ giá thực P*/P: tỷ số mức giá nước ngoài và trong nước Trên cơ sở lý thuyết, mối quan hệ giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế có dạng: Phương trình tỷ giá hối đoái có thể viết thành: Phần trăm thay đổi của P và P* tương ứng là tỷ lệ lạm phát trong và ngoài nước. Trong trường hợp lạm phát xảy ra đồng thời ở cả hai nước, đồng tiền của một nước sẽ giảm giá nếu tỷ lệ lạm phát của nước này cao hơn so với các nước khác và tỷ lệ giảm giá tương đương với phần chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. 1.4.2. Lãi suất Mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái sẽ được thể hiện thông qua việc nghiên cứu hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect) và lý thuyết cân bằng lãi suất (Interest rate Parity). Các lý thuyết này được xây dựng dựa trên giả định chu chuyển vốn quốc tế là hoàn toàn tự do; các quốc gia đều có độ rủi ro như nhau; bỏ qua mọi chi phí giao dịch và thuế. Như vậy các chứng khóan trong nước và nước ngoài thay thế hoàn hảo.Cơ sở hình thành nên các lý thuyết này dựa trên việc kinh doanh (arbitrage) chênh lệch lãi suất của các nhà đầu tư khi lãi suất giữa các đồng tiền có sự chênh lệch nhất định. Đặc biệt, rủi ro trong hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất được giảm thiểu bằng cách ký các hợp đồng kỳ hạn (hay đã được bảo hiểm về rủi ro tỷ giá) và sự kiên kết chặt chẽ và linh hoạt giữa các thị trường tài chính trên thế giới, nên các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất trở nên cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ khiến quy luật cân bằng lãi suất được duy trì. 1.4.2.1. Lý thuyết cân bằng lãi suất Lý thuyết cân bằng lãi suất có bảo hiểm tỷ giá (Covered Interest Rate Parity) được thể hiện bởi công thức: RVND - RUSD = (F – S)/S Trong đó: RVND là lãi suất trong nước RUSD là lãi suất quốc tế F là tỷ giá kỳ hạn (forward rate) S là tỷ giá giao ngay (spot rate) Ý nghĩa thực tế của công thức này thể hiện ở chỗ chỉ cần quan sát mức lãi suất của hai đồng tiền, chúng ta có thể dự đoán được đồng tiền nào sẽ tăng (hay giảm giá) kỳ hạn và tỷ lệ phần trăm lên giá hay giảm giá tương ứng với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Lý thuyết cân bằng lãi suất không có bảo hiểm tỷ giá (Uncovered Interest Rate Parity) được thể hiện bởi công thức: RVND - RUSD = (Se+1– S)/S = Se+1/S – 1 Trong đó: RVND là lãi suất trong nước RUSD là lãi suất quốc tế Se+1 là tỷ giá giao ngay dự tính trong tương lai S là tỷ giá giao ngay (spot rate) Trong trường hợp không có bảo hiểm tỷ giá, tỷ giá kỳ hạn sẽ được thay thế bằng tỷ giá giao ngay dự tính (expected spot exchange rate). Lý do chủ yếu là dưới áp lực của hành vi đầu cơ, tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay dự tính tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn có xu hướng bằng nhau. Phương trình trên cho thấy, với các nhân tố khác không thay đổi, khi tỷ giá giao ngay dự tính tăng sẽ tạo áp lực tăng tỷ giá giao ngay hiện hành. Điều này xảy ra là do khi tỷ giá dự tính tăng, tức Se+1(VND/USD) tăng, nghĩa là USD dự tính lên giá còn VND dự tính giảm giá, làm cho các luồng vốn đầu cơ sẽ chuyển ra khỏi VND để đầu tư vào USD, dẫn đến cầu về USD và cung VND tăng trên thị trường giao ngay, làm cho tỷ giá giao ngay hiện hành tăng. Như vậy, những dự báo về tỷ giá giao ngay là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá giao ngay hiện hành. 1.4.2.2. Hiệu ứng Fisher quốc tế Dựa trên giả định là rủi ro và các chi phí liên quan đến việc mua đi bán lại các loại hàng hóa (arbitrage) các hàng hóa giữa hai quốc gia là nhỏ, thì tỷ lệ lãi thu được từ việc nắm giữ hàng hóa ở hai quốc gia có xu hướng bằng nhau, do đó chúng ta có cân bằng sức mua (PPP) dạng kỳ vọng là: ΔPeVND - ΔPeUS = ΔSe Theo quy luật cân bằng lãi suất không có bảo hiểm tỷ giá RVND - RUSD = ΔSe Do đó, chúng ta có điều kiện Fisher trong nền kinh tế mở hay hiệu ứng Fisher quốc tế: RVND - ΔPeVND = RUSD - ΔPeUS Hiệu ứng Fisher quốc tế cho thấy mức lãi suất thực giữa các đồng tiền khác nhau luôn có xu hướng bằng nhau. Giả sử RVND - ΔPeVND > RUSD - ΔPeUS, các nhà đầu tư quốc tế tăng cường bán các loại chứng khóan ghi bằng USD và mua các chứng khóan ghi bằng VND; kết quả làm cho lãi suất của VND giảm xuống và lãi suất của USD tăng lên. Xu hướng này tiếp tục diễn ra cho đến khi lập lại được mức cân bằng. Từ phân tích theo lý thuyết cân bằng lãi suất và hiệu ứng Fisher quốc tế, có thể thấy rằng lãi suất là công cụ giúp các nhà quản trị tài chính dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai để hoạch định chiến lược phòng chống rủi ro và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Lợi tức của các khoản tiền gửi được mua bán trên thị trường hối đoái phụ thuộc vào lãi suất và các thay đổi dự kiến của tỷ giá hối đoái. Cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự cân bằng về lợi tức, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gửi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương khi đo bằng một loại tiền. Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi tức dự kiến đều bằng nhau, tức là cân bằng lợi tức, thì sẽ không có tình trạng dư cung về một số dạng tiền gửi nào đó và cũng không có tình trạng dư cầu về một số loại tiền gửi khác. Tóm lại, thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi không một loại tiền gửi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung. 1.4.3. Cán cân thương mại Cán cân thương mại là chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia. Lượng cung tiền (nội tệ) bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu, khi nhập khẩu hàng hóa làm tăng cầu ngoại tệ, cá nhân hay doanh nghiệp nhập khẩu bán nội tệ để mua ngoại tệ thanh toán cho đối tác nước ngoài, tăng cung nội tệ trên thị trường ngoại hối. Xét từ góc độ cán cân thương mại, đường cung tiền của một nước bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu của quốc gia đó. Lập luận tương tự, khi một nước xuất khẩu hàng hóa làm phát sinh nhu cầu về đồng tiền của nước này bởi những nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Do đó, đường cầu tiền tệ của một nước hình thành từ đường cung xuất khẩu của nước đó. Mối quan hệ giữa giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái của quốc gia đó, các yếu tố tác động làm tăng xuất khẩu hay nhập khẩu đồng thời tác động lên tỷ giá hối đoái. Nếu một nước có thặng dư thương mại, xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, làm cho đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá. Ngoài những yếu tố trên tác động đến tỷ giá hối đoái, trong môi trường kinh tế mở hiện nay, như tình trạng nợ công tại các quốc gia trên thế giới, những khoản tính dụng cho chính phủ hoặc các doanh nghiệp nhà nước vay. Khả năng trả nợ, thanh toán nợ đáo hạn của một quốc gia, là một phần quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định xem có đầu tư vào nước đó hay không. Rủi ro vỡ nợ (defualt risk) càng lớn, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó càng kém đi, họ không có nhiều động lực muốn nắm giữ tài sản của nước đó, chính vì vậy làm cho giá trị đồng nội tệ giảm hay tỷ giá hối đoái tăng. Tại những đất nước mà bất ổn chính trị thường xuyên xảy ra như Thái Lan, tác động xấu đến môi trường kinh doanh cũng như mất niềm tin về khả năng điều hành của chính phủ. Do đó giảm niềm tin vào đồng nội tệ, những bất ổn như vậy dẫn tới sự dịch chuyển của dòng vốn nước ngoài ra khỏi quốc gia, làm mất giá đồng nội tệ đe dọa mạnh tới phát triển kinh tế. Có thể nói khi xét đến các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái, như lạm phát, lãi suất, hay cán cân thương mại,…Tại mỗi quốc gia sẽ có những tác động riêng dựa vào đặc thù của nền kinh tế nước đó, trong quá trình phân tích tác động chúng ta sẽ làm rõ từng yếu tố thông qua nền tảng kinh tế tại quốc gia đó để tìm ra căn nguyên chính cho sự biến động tỷ giá, và xây dựng biện pháp khắc phục sự bất ổn đó một cách hiệu quả. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình tài chính thế giới và các xu hướng tỷ giá thời gần đây 2.1.1. Tình hình tài chính thế giới Vào tháng 01/2009, báo Wall Street Journal đã làm một cuộc khảo sát (The Wall Street Journal, 2010) quan điểm của các nhà kinh tế về chỉ số kinh tế - tài chính nào quan trọng nhất để đánh giá liệu cuộc khủng hoảng đã đi qua. Kết quả là các chỉ số chênh lệch lãi suất (credit spreads) được cho là quan trọng nhất. Hai trong số các loại chỉ số chênh lệch lãi suất được theo dõi chặt chẽ nhất trên thị trường tài chính là LIBOR-OIS và chênh lệch TED đã có diễn biến trong năm 2009 như hình 2.1 Hình 2.1. Chỉ số chênh lệch lãi suất, 12/2008 – 12/2009 Nguồn: Datastream (2010) Sau ba tháng ổn định  quanh mức 1%, chỉ bằng ¼ so với các mức chênh lệch lãi suất lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tháng 09/2008, cả LIBOR-OIS lẫn chênh lệch TED tiếp tục giảm đáng kể (50%) trong hai tháng sau đó. Đến cuối tháng 05/2009, hai chỉ số này giảm xuống thấp hơn thời kì ngay trước khi Lehman Brothers phá sản (tháng 09/2008) và trong 5 tháng cuối năm 2009 đã rất ổn định trên dưới 20 điểm cơ bản (basic points). Điều này chứng tỏ thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ đã hoạt động trở lại, FED và các ngân hàng trung ương lớn đã thành công trong việc trấn an giới tài chính về khả năng một định chế tài chính lớn như Lehman Brothers có thể phá sản một lần nữa. Vậy chính sách nảo của các ngân hàng Trung Ương đã dẫn đến thành công này. Mọi cuộc khủng hoảng đều liên quan đên sự hoảng loạn của các nhà đầu tư và chính bản thân giới tài chính. Sự sụp đổ của thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ sau khi Lehman Brothers phá sản là hệ quả trực tiếp của sự hoảng loạn này. Khi thị trường hoảng loạn, thanh khoản nhanh chóng biến mất và giá các loại tài sản chính (asset prices) sụp đổ sẽ tạo thành một vòng xoáy đẩy các định chế tài chính sâu hơn vào khủng hoảng: thiếu thanh khoản dẫn tới bán tháo tài sản tài chính để bù lỗ, điều này làm xấu đi bản cân đối tài sản và càng gây khó khăn cho các hoạt động huy động vốn, do vậy một vòng thiếu thanh khoản lại lặp lại. Những biện pháp cấp cứu của các ngân hàng trung ương lớn(FED, ECB, BoE, BoJ, SNB) đồng loạt đưa ra vào cuối năm 2008 bao gồm các biện pháp cung cấp thanh khoản khẩn cấp (CPFF, TALF), bảo lãnh 100 các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng, và cắt lãi suất cơ bản xuống các mức thấp kỷ lục đã chặn đứng vòng xoáy khủng hoảng nói trên. Tuy nhiên phải đến khi các ngân hàng trung ương này tuyên bố thực hiện chính sách QE thông qua việc mua lại các tài sản tài chính liên quan đến các khoản cho vay địa ốc thì thị trường mới thực sự được trấn an. Các chính sách này, thường được gọi là Các công cụ mua tài sản (Asset Purchase Facilities - APF), nhằm vào hai mục tiêu: bơm mạnh thanh khoản ra thị trường và ngăn giá tài sản tiếp tục giảm sâu, đặc biệt các loại tài sản liên quan đến địa ốc. Nước Anh mở đầu kế hoạch APF của mình vào tháng 01/2009 với tổng số 50 tỷ Bảng Anh sau đó tiếp tục được mở rộng trong cả năm và đã lên đến 200 tỷ vào cuối năm 2009 (Bank of England, 2009). Mỹ chính thức tuyên bố kế hoạch APF cho các tài sản liên quan đến bất động sản (750 tỷ USD) và trái phiếu dài hạn chính phủ (300 tỷ USD) (Board of Governors of the Federal Reserve System, 2009) vào tháng 3/2009. ECB đến tận tháng 05/2009 mới đưa ra chương trình APF khiêm tốn với 60 tỷ Euro (European Central Bank, 2009), tuy nhiên với đặc thù cả EMU đây là một cố gắng vượt bậc của các ngân hàng trung ương này. BoJ của Nhật Bản đã có chính sách QE từ năm 2001, tiếp tục mở rộng các chương trình APF ra cho trái phiếu công ty (Otsuma, 2009) vào tháng 2 (10,7 tỷ USD), trong khi SNB của Thụy Sĩ cũng bắt đầu mua vào trái phiếu công ty (Schweizerische National Bank, 2009) trong tháng 03/2009. Song song với APF, cuối tháng 03/2009 bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Tim Geithner đã đưa ra một kế hoạch làm sạch bản cân đối tài sản của các ngân hàng với tên gọi Kế hoạch Đầu tư Liên kết Chính phhủ và Tư nhân (Public Private Investment Program - PPIP). Bản chất của kế hoạch này là dùng số tiền 250 tỷ USD còn lại của chương trình TARP mà cựu bộ trưởng Herry Paulson đã xin Quốc hội Mỹ duyệt trong năm 2008 để xử lý số tài sản xấu mà ngân hàng vẫn còn nắm giữ. Mặc dù bị chỉ trích dữ dội và đã không được triển khai toàn diện (The Wall Street Journal, 2009), PPIP đã là một liều thuốc an thần quan trọng bên cạnh chính sách QE của FED Hình 2.2 cho thấy các chương trình APF và PPIP đã thực sự phục hồi niềm tin của thị trường vào hệ thống tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng. Từ giữa tháng 03/2009, cổ phần của các ngân hàng đã được phục hồi rất mạnh, tăng nhanh hơn toàn thị trường trong gần như toàn bộ thời gian còn lại của năm 2009. Đồng thời VIX (hình 2.3), chỉ số đo mức độ biến động của thị trường chứng khoán Mỹ hay còn được gọi là “Chỉ số của sự sợ hãi’ (fear index), cũng giảm mạnh trong suốt thời gian từ tháng 03/2009. Quan trọng hơn, CDX Banking, chỉ số rủi ro của hệ thống ngân hàng, dù tăng mạnh trong hai tháng đầu năm, nhưng đã bị chặn đứng trong tháng 3 và giảm dần cho đến cuối năm. Dù phải lợi dụng thử thuật kế toán (Norris, 2009) để giảm bớt lỗ cho Quý I, Goldman Sachs, cũng như nhiều ngân hàng khác đã có lợi nhuận lớn (Harper, 2009) kể từ Quý II năm 2009. Đến cuối năm 2009, vấn đề giải cứu các ngân hàng lớn trên thế giời đã được thay bằng vấn đề làm thế nào để đánh thuế (Thomas, 2009) các khoản thưởng kỷ lục cho các nhân viên và lãnh đạo các ngân hàng này. Hình 2.2. Chỉ số thị trường cổ phiếu thế giới 2009 Nguồn: Datastream (2009) Hình 2.3. Chỉ số rủi ro của hệ thống ngân hàng 2009 Nguồn: Datastream (2009) Đến tháng 09/2009, báo Wall Street Journal lại thực hiện một cuộc khảo sát các nhà kinh tế và đã có 78% số người trả lời tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt, mặc dù 21% cho rằng hệ thống ngân hàng yếu kém vẫn là một mối nguy hiểm cho nên kinh tế Mỹ. Trước đó, vào tháng 7/2009, Nouriel Roubini, người được mệnh danh là Dr. Doom, cũng thừa nhận những điều tồi tệ nhất với kinh tế và hệ thống tài chính thế giới đã qua (Brandimarte, 2009). Mặc dũ sẽ còn nhiều ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới phải đóng cửa, có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng địa ốc dưới chuẩn của Mỹ tháng 08/2007 đã qua đáy. 2.1.2. Xu hướng về tỷ giá trên thế giới sau khủng hoảng 2007-2009. Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2007-2009 đã làm nảy sinh một số vấn đề mới trên phạm vi toàn cầu trong việc điều hành cơ chế tỷ giá của các quốc gia như khả năng can thiệp tỷ giá, đồng tiền dự trữ, và cơ chế tỷ giá của Trung Quốc. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng lần này cho thẩy khả năng dự báo và can thiệp tỷ giá của các quốc gia cực kỳ khó khăn ngay cả khi tư tưởng kinh tế can thiệp của J.M.Keynes được khôi phục trở lại. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu manh nha từ tháng 08/2007, hàng loạt các tổ chức tài chính lớn trên thế giới bắt đầu quá trình bán tháo tài sản rủi ro và dịch chuyển dòng vốn vào các tài sản an toàn. Một điều cần nhấn mạnh là tổng giá trị ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế danh nghĩa lớn hơn gấp hàng chục lần lượng ngoại tệ thực tế. Điều này làm cho việc dự báo tỷ giá trở nên ít có tác dụng trong dài hạn. Thứ hai, đồng USD có xu hướng mất dần vị thế độc tôn của đồng tiền dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, thế giới chưa rõ vai trò của các đồng tiền lớn như Euro, Yên Nhật, SDR, vàng và các đồng tiền mạnh khác trong vị trí này như thế nào. Và thứ ba, cơ chế tỷ giá cố định của Trung Quốc ngày càng bị Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích và gây sức ép chuyển đổi sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Trung Quốc đã cố định tỷ giá 6.8 CNY/USD ngay khi USD bắt đầu lên giá vào giữa tháng 07/2009 cho đến thời điểm hiện tại. Trước đó, đồng CNY đã tăng giá liên tục như Mỹ và hấu hết các tổ chức quốc tế mong muốn. Việc đồng CNY chấm dứt tăng giá khi khủng hoảng nổ ra phản ánh rất rõ bản chất chiến lược phát triển của Trung Quốc dựa vào xuất khẩu. Đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và các nước Phương Tây Trung Quốc đã lập tức chấm dứt tình trạng tăng giá đồng CNY để trợ giúp xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn. 2.2. Cơ chế tỷ giá và diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam qua các thời kỳ (từ 1989 đến nay) 2.2.1. Cơ chế tỷ giá Việt Nam qua các thời kỳ Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỷ giá kể từ khi đất nước chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989. Tuy nhiên, xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đổng tiền neo tỷ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố tỷ giá VND/USD. Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Bảng 2. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 1989-2009 Mốc thời gian Cơ chế áp dụng Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế (de facto) Trước 1989 Cơ chế nhiều tỷ giá Ba tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với các tỷ giá của nhà nước (cho tới thời điểm báo cáo) 1989-1990 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands) Tỷ giá chính thức được thống nhất (OER). OER được NHNN điều chỉnh dựa trên các tín hiệu lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, và tỷ giá thị trường tự do. Các ngân hàng thương mại được phép thiết lập tỷ giá giao dịch trong biên độ +/-5% Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ. 1991-1993 Neo tỷ giá trong biên độ (pegged exchange rate within horizontal bands) Kiểm sotá việc sử dung ngoại tệ chặt chẽ hơn; hạn chế mang tiền ra khỏi biên giới Thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức để ổn định tỷ giá. Thánh lập 2 sàn giao dịch ngoại tệ ở TP HCM và Hà Nội. OER được hình thành dựa trên các tỷ giá đấu thầu tại hai sàn, NHNN can thiệp mạnh vào giao dịch trên hai sàn Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động thấp hơn 0.5% OER công bố 1994-1996 Cơ chế tỷ giá neo cố định (conventional fixed peg arrangement) Thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình thành thay thế cho 2 sàn giao dịhc tỷ giá. NHNN tiép tục can thiệp mạnh vào giao dịch trên thị trường này. OER được hình thành và công bố dựa trên tỷ giá liên ngân hàng Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động trong biên độ +/-0.5% OER công bố. Đến cuối 1996, biên độ được nới rộng từ thấp hơn +/-0.5% lên +/-1% (11/1996) OER được cố đinh ở mức 11.100 VND/USD 1997-1998 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands) Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại so với OER được nới rộng từ +/-1% lên +/-5% (02/1997) và từ +/-5% lên +/-10% (13/10/1997) và sau đó được điều chỉnh xuống dưới không quá +/-7% (07/08/1998). OER được điều chỉnh lên 11.800 VND/USD (16/02/1998) và 12.998 VND/uSD (07/08/1998) 1999-2000 Cơ chế tỷ giá neo cố định (conventional fixed peg arrangement) OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước (28/02/1999)(cho tới thời điểm báo cáo) Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm xuống không quá 0.1% OER được cố định ở mức 14.000 VND/USD 2001-2007 Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh (crawling peg) OER được điều chỉnh dần từ mức 14.000 VND/USD năm 2001 lên 16.100 VND/USD năm 2007. Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức +/-0.25% (từ 01/07/2002 đến 31/12/2006) và +/-0.5% năm 2007. 2008-2009 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands) OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100 VND/USD vào đầu năm 2008 lến 16.500 VND/USD (06/2008 đến 12/2008), 17.000 VND/USD (từ 01/2009 đến 11/2009), 17.940 VND/USD (từ 12/2009 đến 01/2010), 18.544 VND/USD (từ 01/2010 đến nay) Biên độ tỷ giá tại các ngana hàng thương mại được điều chỉnh nhiều lên lên mức +/-0.75% (từ 23/12/2007 đến 09/03/2008), +/-1% (10/03/2008 đến 25/06/2008), +/-2% (26/06/2008 đến 05/11/2008), +/-3% (06/11/2008 đến 23/03/2009), +/-5% (24/03/2009 đến 25/11/2009) và +/-3% (26/11/2009 đến nay) Nguồn: Võ Trí Thành et al.(2000), Nguyễn Trần Phúc (2009), và các quyết định của NHNN Trên nền tảng chính sách neo tỷ giá, trong những giai đoạn nền kinh tế bị biến động mạnh do cải cách ở bên trong hoặc bị tác động từ bên ngoài, NHNN đưa ra những điều chỉnh nhất định về biên độ tỷ giá cũng như tỷ giá trung tâm để thích nghi với những biến động đó. Sau khi các tác động chấm dứt, chế độ tỷ giá quay trở về với cơ chế tỷ giá cố định hoặc neo tỷ giá có điều chỉnh. Ngoài ra NHNN cũng thay đổi các biện pháp can thiệp: từ can thiệp trực tiếp (trước 1991) sang can thiệp gián tiếp qua sàn giao dịch (1991-1993) và qua tỷ giá liên ngân hàng (1994 tới nay). Tỷ giá trung tâm chính thức được NNHN công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước. Đây là cơ chế được duy trì từ năm 1999 cho tới nay. Hình 2.4. Biên độ tỷ giá xung quanh tỷ giá chính thức, 03/1989 đến 12/2009 Nguồn: Nguyễn Trần Phúc (2009) và các quyết định của NHNN Ghi chú: Không có sàn biên độ trong giai đoạn 08/1991 đến 09/1994 và 01/1998 đến 06/2002 Một đặc điểm khác của cơ chế tỷ giá của Việt Nam là cơ chế hai tỷ giá. Mặc dỳ trên thực tế NHNN áp dụng chỉ một tỷ giá chính thức cho tất cả các giao dịch thương mại trên phạm vi cả nước những tỷ giá thị trường tự do vẫn hiện diện song song với tỷ giá chính thức. Các cá nhân bị hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng. Trong thập kỉ 1990, do có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề xuất khẩu, các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận với các nguồn ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng. 2.2.2. Diễn biến tỷ giá Việt Nam qua các thời kỳ Nhìn vào diễn biến tỷ giá danh nghĩa từ năm 1989 đến nay (Hình 4.4) có thể thấy tỷ giá chính thức VND/USD có xu hướng đi theo một chu kỳ rõ rệt gốm hai giai đọan (i) trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc khủng hoảng, VND mất giá khá mạnh, (ii) khi giao đoạn suy thoái kết thúc, nền kinh tế đi vào ổn định thì tỷ giá lại được neo giữ tương đối cứng nhắc theo đồng USD. Chu kỳ nay đã được lặp lại hơn 2 lần từ năm 1989 đến nay. Hình 2.5. Tỷ giá danh nghĩa VND/USD trung bình năm, 1985-2009 Nguồn: Nguyễn Trần Phúc (2009) và các công bố của NHNN Giai đoạn 1 của chu kỳ tương ứng với các giai đoạn suy thoái kinh tế : (i) 1989-1992 với quá trình đổi mới hoàn thiện nền kinh tế Việt Nam nhằm thoát khỏi khủng hoảng, (ii) 1997-2000 với ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng châu Á và quá trình tự do hóa thương mại và (iii) 2008-2009 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Gắn liền với những giai đoạn suy thoái này là sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do. Sức ép của thị trường đã buộc NHNN phải nới rộng biên độ tỷ giá hoặc chính thức phá giá, làm cho VND mất giá mạnh mẽ. Giai đoạn 2 của chu kỳ tương ứng với các thời kỳ phục hồi sau suy thoái và nền kinh tế đi vào phát triển ổn định như giai đoạn 1993-1996 và giai đoạn 2001-2007. Gắn liền với các giai đoạn này là cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Đây cũng là các giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức. Giai đoạn 2008-2009 đánh dấu sự biến động trong các phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Từ năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nguồn cung USD đã tăng mạnh. Tỷ giá NHTM đã giảm xuống sàn biên độ. Đồng Việt Nam đã lên giá trong giai đoạn này. Hình 4.5 cho thấy tỷ giá đã có những biến động mạnh trong năm 2008 do lạm phát tăng trong nửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Từ giữa năm 2009, cùng với sự suy thoái kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều. Xu hướng chung của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Trong khi trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động mà NHNN công bố. Hình 2.6: Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009 Trong cả năm, áp lực về cung cầu trên thị trường cùng với áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng xa rời tỷ giá chính thức. Mặc dù NHNN đã buộc phải nới rộng biên độ dao động của tỷ giá chính thức trong thánh 3 từ +/-3% lên +/-5%, biên độ lớn nất trong vòng 10 năm qua, nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức tỷ giá trần. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng từ tháng 3 đến cuối năm. Giá trị nhập khẩu trong 3 tháng cuối năm đã tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm, chiếm 30% tổng giá trị nhập khẩu cả năm 2009. Giá trị xuất khẩu trong cả năm giảm 10% so với năm 2008 chủ yếu do mặt bằng giá xuất khẩu giảm, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu tăng vào cuối năm nhưng trong tháng 11, nhập siêu lên tới hơn 2000 tỷ USD, mức lớn nhất trong cả năm Thêm vào đó, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ cho việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá đô đều đã tăng mạnh. Người dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trên thị trường chợ đen tăng mạnh. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ viện đến thị trưởng chợ đen hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày. Người dân lo ngại thực sự về khả năng phá giá tiền VND, sau khi một số báo cáo của các định chế tài chính được công bố. Và đến 26/11/2009, NHNN đã buộc phái chỉnh thức phá giá VND 5.4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ dao động xuống còn +/-3%. Cùng với chính sách tỷ giá, vào thời điểm này NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7% lến 8%/năm. Các chính sách này được cho là hợp lý nhưng khá muộn màng. Đồng Việt Nam tiếp tục mất giá trên thị trường tự do, thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường tự do vào thời điểm cuối năm vãn đứng vững ở mức cáo khoảng 19.400 VND/USD và các NHTM tiếp tục giao dịch ở mức trần. Tình hình thị trường ngoại hối có thể đã trầm trọng hơn nếu không có (i) sự sụt giảm nhu cầu ngoại tệ do thu nhập từ đầu tư do các doanh nghiệp có yếu số nước ngoài chuyển ra khỏi Việt Nam giảm (trong năm 2009 ước đạt -3 tỷ USD, so với -4,4 tỷ USD năm 2008) và (ii) sự gia tăng cung ngoại tệ do lượng kiều hối vẫn đứng vững ở con số khá tích cực hơn 6 tỷ USD. FDI giải ngân ước đạt 10 tỷ USD. Đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy ra khỏi Việt Nam vào đầu năm nhưng cũng có dấu hiệu đảo chiều vào cuối năm. Tỷ giá danh nghĩa của VND trong giai đoạn 2000-2009 có xu hướng tăng lên rõ rệt đặc biệt là từ năm 2005. Tuy nhiên tỷ giá thực tế lại hoàn toàn theo chiều ngược lại và khoảng cách giữa hai tỷ giá này càng mở rộng đặc biệt là từ năm 2007 đến 2009. Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì đồng Việt Nam đã lên giá thực xấp xỉ 23,37%. Hình 2.7. Tỷ giá thực hữu hiệu ở Việt Nam (% - năm 2000 là năm gốc) Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Vận động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa giai đoạn 2001-2003 về cơ bản là đúng theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Do cả NEER và REER đều tăng, tức đồng Việt Nam đã mất giá làm hàng Việt Nam hấp dẫn hơn về giá so với hàng hóa của các nước khác. Rõ ràng chế độ tỷ giá này đã có tác dụng góp phần phục hồi nền kinh tế sau những tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở đi, do tốc độ làm phát thường xuyên cao hơn rất nhiều so với tốc độ mất giá danh nghĩa của đồng Việt Nam, tỷ giá chính thức đã dần rời xa tỷ giá thực, đồng Việt Nam lên giá thực tế khá mạnh khiến cho hàng Việt Nam kém hấp dẫn hơn về giá so với hàng hóa của các nước khác. Thực tế, nhập siêu lớn trong những năm gần đây là một minh chứng thuyết phục nhất cho những tác động của việc đồng Việt Nam lên giá. Rõ ràng trong giai đoạn 2004-2009 tỷ giá đồng Việt Nam đã đi chệch quỹ đạo khuyến khích xuất khẩu và đã liên tục lên giá. Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên chính sách tỷ giá trong bối cảnh khủng hoàng kinh tế, giá trị xuất khẩu giảm sút trong khi nguồn cung ngoại tệ qua đầu tư gián tiếp, trực tiếp cũng giảm. Nỗ lực của NHNN trong việc giảm giá đồng Việt Nam vào cuối năm 2009 đã giúp đảo chiều phần nào xu hướng lên giá của đồng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chỉ số REER năm 2009 vẫn cho thấy so với năm 2000 thì VND vẫn lên giá nhiều so với các đồng tiền của các nước bạn. Điều này khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, kéo dài tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây. 2.3. Tác động của tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng 2.3.1. Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Khi các nền kinh tế mở cửa, hợp tác kinh doanh, các chủ thể kinh tế được tự do thông thương, tạo ra một thị trường kinh tế rộng lớn đa dạng về chủng loại, thành phần tham gia cũng như giá c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26620.doc
Tài liệu liên quan