phần mở đầu
1. tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trên sách báo người ta thường nói đến nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của nền kinh tế đó cụ thể như thế nào thì chưa được làm rõ.Có nhiều người cho rằng kinh tế thị trường không phải là cái riêng của CNTB, nó đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại mãi sau này. Đây là sự ngộ nhận đáng tiếc, dẫn đến đồng nhất kinh tế thị trường TBCN với kinh tế thị trường theo định hướng TBCN với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Thực chất sự
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau giữa hai nền kinh tế thị trường nói trên là xuất phát từ hai hệ thống lýluận kinh tế: kinh tế chính trị và kinh tế học.
Kinh tế chính trị nghiên cứu các quy luật kinh tế và sự biến đổi của các thiết chế chính trị xã hội, nó gắn liền việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội. Vì thế nó quan tâm tới con người, đến công bằng xã hội, đến một xã hội sống văn minh và một môi trường sống tốt lành.
Còn kinh tế học chỉ đi sâu nghiên cứu các vấnđề thuần tuý về sản xuất, về của cải. về làm giàu, tách rời kinh tế với chính trị, lẩn tránh những mâu thuẫn trong xã hội. Các nhà kinh tế học tư sản hiện đại chỉ quan tâm nghiên cứu sản xuất cái gì mang lại lợi nhuận cao, làm giàu nhanh chứ không quan tâm mối quan hệ giữa sản xuất với việc chăm lo phát triển toàn diện con người, với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Họ khuyến khích con người biết làm giàu, trở nên ích kỷ với đồng loại, không hề quan tâm đến những vấn đề của thế giới hiện đại: Bóc lột, đói nghèo, bạo lực suy đồi đạo đức, ô nhiễm môi trường...
Đối với chúng ta điều quan tâm trước hết không phải chỉ là kinh tế học đơn thuần mà là kinh tế chính trị. Do đó chúng ta không chỉ chăm lo phát triển sản xuất mà vẫn chăm lo phát triển các vấn đề xã hội, vấn đề con người và vấn đề bảo vệ môi trường tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện bằng được các nhiệm vụ đề ra. Mặc dù hiện nay chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đó, nhưng mọi hoạt động của chúng ta đềuphải hướng theo đó, đó chính là định hướng XHCN.
2. ý nghĩa của đề tài.
Thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình hình thành từng bước tiền đề vật chất tinh thần, những điều kiện về khách quan và chủ quan để quá độ nên chủ nghĩa xã hội.ở những nước cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, sau khi giành được chính quyền, muốn giữ thàh quả cách mạng và bảo vệ lợi ích cho người lao động thì không thể đi con đường nào khác ngoài con đường Xã hội chủ nghĩa, đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thuý
Nội dung.
1. Sự đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta.
ở nước ta cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã từng tồn tại trong thời gian khá dài. Khi đó đất nước cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ của chiến tranh hết sức nặng nề, nhu cầu đời sống dân cư còn thấp, đơn giản và tương đối giống nhau. Trình độ phát triển nền kinh tế hàng hoá còn thấp, xu hướng phát triển kinh tế theo chiều rộng còn phù hợp, đồng thời chống chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài. Bởi vậy cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn phát huy tác dụng. Khi điều kiện thay đổi, cơ chế kinh tế cũ đã tỏ ra nỗi thời và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ, giảm động lực phát triển kinh tế.Thực trạng, hậu quả của cơ chế cũ để lại: Hàng hoá sản xuất ra không có nhiều thị trường lớn tiêu thụ, năng xuất thấp, chất lượng kém, chưa hội nhập tiến bộ của kỹ thuật thế giới, thiếu tính cạnh tranh thiếu tính sáng tạo xuất hiện nhiều tệ nan, tham ô, hối lộ trong nội bộ lãnh đạo, làm giảm lòng tin của nhân dân...
Cho nên chủ trương đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thực sự đi vào cuộc sống và đem lại những thành tựu to lớn trong nền kinh tế nước ta. Đại hội VII của Đảng đã khảng định “Để phát huy tiền năng to lớn của nền kinh tế nhiều thành phần, phải tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch chính sách và các công cụ khác ”
2. Như vậy, cơ chế kinh tế của nền kinh tế hàng hoá tronh thời kỳ qúa độ nên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được xác lập sẽ gồm hai yếu tố sau:
- Cơ chế thị trường: đây là nhóm yếu tố quan trọng môi trường, động lực và các quy luật kinh tế khách quan của thị trường- còn gọi là nhóm yếu tố gắn với cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế (nhóm yếu tố chịu sự chi phối của bàn tay vô hình
Sự quản lý của nhà nước: Đây là nhóm yếu tố gắn với sự hoạt động chủ quan của con người, của nhà nước.Toàn bộ các hoạt động chủ quan của con người, của nhà nước lên nền kinh tế làm cho nó vận động, phát động của nhà nước lên nền kinh tế làm cho nó vận động, phát triển theo những mục tiêu xác định. Đó là sự thể hiện vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước nhóm yếu tố gắn với sự hoạt động của nhà nước nên nền kinh tế làm cho nó vận động, phát triển theo những mục tiêu xác định. Đó là sự thể hiện vai trò, chức năng kinh tế của Nhà nước (nhóm yếu tố chịu sự chi phối của “bàn tay hữu hình ‘’’ )
a.Ưu điêm chủ yếu của cơ chế thị trường.
So với co chế tập trung chỉ huy, cơ chế thị trường có những ưu điểm chủ yếu sau:
Cơ chế thị trường tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thúc đẩy tính chủ động sáng tạo, phản ứng nhanh kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, thường xuyên cải tiến phát triển tổ chức quản lý áp dụng trên bộ khoa học –Kỹ thuật v.v... làm cho nền kinh tế phát triển năng động và có hiệu quả hơn.
Cơ chế thị trường tạo điều kiện phát huy tác hại của những sai lầm trong hoạt động kinh tế.
Do dựa vào giá cả làm tín hiệu phản hồi khách quan của thị trường, cho nên các hoạt động kinh tế sát với thực tế hơn, các yếu tố chủ quan, duy ý chí, giảm hơn so với cơ chế tập trung chỉ huy.
b. Nhược điểm chủ yếu của cơ chế thị trường.
Tuy có nhiều ưu điểm, song cơ chế thị trường có những nhược điểm không thể tự khắc phục được đó là:
Cơ chế thị trường cũng có những yếu tố làm giảm tốc độ phát triển kinh tế do nảy sinh độc quyền từ cạnh tranh tự do và việc bí mật bí quyết kinh doanh của từng đơn vị.
Thường xuyên tạo ra sự mất cân đối, bất hợp lý ở tầm vĩ mô, làm giảm hiệu quả trên quy mô nền kinh tế quốc dân.
Trong hoạt động thực tiễn của cơ chế thị trường, do chạy theo lợi nhuận đơn thuần nên không thể tránh khỏi các hiện tượng buân gian bán lận, đầu cơ, làm hàng giả.v.v.... và nhiều bệnh trạng xã hội khác như phân hoá giàu- nghèo, thất nghiệp lạm phát, phá sản dẫn đên sự phá hoại phá hoại lực lượng sản suất,vi phạm đạo đức,lối sống ô nhiễm môi trường, phá hoại thiên nhiên.v.v....
Trên phạm vi quốc tế, cơ chế thị trường dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước, các trung tâm kinh tế đặc biệt dễ tạo trật tự kinh tế bất công giữa các nước giàu nghèo.
Do những nhược điểm trên đây, nên cần có sự điều tiết của Nhà nước để hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường. Vì thế xuất hiện phạm trù cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
3. Sự quản lý của nhà nước.
Tại sao phải có sự quản lý của nhà nước.
ở việt nam, vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện qua nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm kinh tế vi mô, trong đó quản lý kinh tế vĩ mô là chủ yếu.
Sở dĩ nhà nước ta có vai trò kinh tế nói trên là vì:
Một là nhà nước ta là nhà của dân, do dân, vì dân, là người đại diện cho toàn dân, cho toàn xã hội, có nhiệm vụ quản lý đất nước về mặt hành chính kinh tế .
Hai là: Nhà nước là người đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản suất , có nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước.
Ba là: Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, cùng với mặt tích cực của nó, không thể tránh khỏi các khuyết tật vốn có của nó. Bởi vậy sự quản lý của Nhà nước sẽ góp phần khắc phục các khuyết tật, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường và là một tất yếu khách quan.
Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình nhằm các mục tiêu sau:
Đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội cao, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội. thực hiện nhiệm vụ quán triệt, tổ chức thực đường lối của Đảng, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2. Vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường bao gồm.
Vai trò điều chỉnh, bằng cách cung cầu cân đối trong toàn xã hội để chỉ đạo các doanh nghiệp không làm lệch cung cầu, cái mà từng doanh nghiệp không nắm được. Trong vai trò này, phải phát hiện kịp thời những mất cân đối, những nguy cơ tiềm ẩn để do con người ngăn ngừa trước hay đối phó kịp thời khi nó xảy ra việc sử dụng các công cụ chính như tài chính tiền tệ, để điều chỉnh tốc độ phát triển sao cho hài hoà, đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra lại các lý thuyết kinh tế về các công cụ như tài chính tiền tệ , để điều chỉnh tốc độ phát triển sao cho hài hoà, đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra lại các lý thuyết kinh tế và các công cụ đó xem mức độ đúng sao ra sao. vì cơ sở lý luận mà không khoa học thì sẽ dẫn tới những sai lầm rất lớn . Ví dụ học thuyết tự do đang dẫn CNTB trở lại thời kỳ vô chính phủ, các thế kỷ trước và 3 thập niên đầu của thế kỷ XX. Ví dụ quan niệm “ lạm phát giá cả “ đã làm thuyết tiền tệ tụt lùi đến mức công nhân có cả lạm phát vàng vào thế kỷ XXI và làm cho IMF mất phương hướng trong nhiệm vụ ổn định tiền tệ quốc tế và không dự đoán mối khủng hoảng tiền tệ. Lời khuyên ban phát cho tất cả các nước bất chấp hoàn cảnh riêng từng nước là chỉ nên tăng khối lượng tiền lưu thông thường gấp nhiều lần chỉ số giá cả chỉ tăng trung bình 1% năm năm của Mỹ hai tỷ lệ này là 2.38% và 3.3%.So sánh như vậy sẽ thấy Nhật sử dụng tiền tệ tốt hơn.
Vai trò điều tiết giữa các lĩnh vực, các nền kinh tế để tạo ra sự phát triển hài hoà. Điều tiết khó hơn điều chỉnh vì nó không phải chỉ là cân bằng mà nó đòi hỏi phải tính ra được một tỷ lệ phát triển tối ưu về cả không gian và thời gian. Nó cũng đòi hỏi tầm nhìn xa xem thị trường hiện nay như thế này nhưng tương lai nó sẽ biến động ra sao doanh thể điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu, lúc thừa sang lúc thiếu. Ví dụ về tỷ giá mua ngoại tệ vào lúc cung lớn > cầu để lúc cung < hơn cầu có lực lượng cân đối giữ ổn định tỷ giá.
Vai trò tạo sân chơi công bằng để các doanh nghiệp tự do cạnh tranh. Đó cũng là tạo công bằng xã hội. Luật pháp được soạn thảo đúng với quy luật thị trường sẽ giúp thực hiện tốt vai trò này.
Vai trò bảo hộ cho sản xuất trong nước. Về vai trò này, đang có những ý kiến khác nhau. ý kiến cho rằng ta buộc phải tham gia AFTA thì vai trò bảo hộ sẽ mất dân đi. Tôi cho rằng nó không mất đi mà phải làm bằng những phương pháp khác
vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Học thuyết Ken-dơ đã nói đến hai thuyết tật của chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng kinh tế chu kỳ và thất nghiệp và đã giúp chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh bằng tiền tệ để xoá bỏ được khủng hoảng kinh tế chu kỳ từ năm 19 . Bây giờ khủng hoảng tiền tệ đã giúp chúng ta thấy ra khuyết tật thứ ba của chủ nghĩa tư bản là dung túng cho đầu cơ thị trường chứng khoán phát triển đến mức cực kỳ nguy hiểm từ thập niên 70 với sự lợi dụng những công cụ tài chính và biến chúng thành những công cụ bán khống. Trước mắt là phải tiến tới sự hạn chế ở đầu cơ ở thị trường tài chính, cái đang dẫn chủ nghĩa tư bản quay trở về thời kỳ vô chính phủ. Như vậy kết quả xoá bỏ khủng hoảng khủng hoảng kinh tế chu kỳ. Còn xoá bỏ thất nghiệp là việc làm lâu dài cho đến khi của cải vật chất dồi dào, hoàn thành công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phát triển ra những khuyết tật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tìm ra những định chế có kha năng xoá bỏ những khuyết tật đó và tạo ra dần một kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa .
Vai trò này cũng đòi hỏi phải thay thế dân phương thức phân phối theo kết quả hoạt động và kết quả là chủ yếu, đồng thời phân phôi dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội; nói rộng ra là sáng tạo ra những cách quản lý mới để biến đổi dần thị trường XHCN.
Thực hiện vai trò của mình trong công việc củng cố và phát triển thành phần kinh tế quốc doanh nó thực sự giữ vai trò chủ đạo là điều
phải làm nếu muấn thực hiện vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Lâu nay người ta vẫn nhìn quốc doanh như là một thành phần kinh tế được quản lý tốt nhất mà quyên mất rằng có nhiều xí nghiệp quốc doanh kinh doanh có hiệu quả, tôi cho rằng không phải chỉ có cổ phần hoá, mà nhiều người cố hiểu là tư nhân hoá mới thay đổi được cung cách làm việc quan liêu, điều quan trọng là phải làm thế nào nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước có các chính sách kích thích kinh tế để khuyến khích nâng cao năng xuất lao động. Trong các doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cực kỳ khó khăn vì không thể chia tách thị trường nước ta khỏi thị trường thế giới bao gồm cả kinh tế thị trường và các nước tư bản. Cho nên phải thực hiện bằng hai cách .
Đối thoại với các nước tư bản để họ cũng thấy được khuyết tật và tự điều chỉnh, đó là phương pháp hay nhất. Ví dụ ông Cam-đơ -su, Tổng giám đốc IMF, cũng đã thừa nhận là không thể tự do hoá hoàn toàn được. Báo chí thế giới tư bản cũng đã có rất nhiều bài phát hiện ra sai lầm này. Cánh tả các nước châu Âu cũng đang đi theo hướng đòi cải cách tại IMF, phải kiểm soát dòng chảy của tư bản.
Khéo léo dùng những giải pháp đặc biệt để ngăn chặn tác động xấu của thị trường tư bản vào kinh tế nước ta, như việc kiểm soát thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, như việc cấm bán khống trong nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán nước ta .
Khi đã xác định được vai trò của Nhà nước, phải nghiên cứu tiếp nội quản lý của nhà nước trong kinh tế thị trường.
Nội dung quản lý bao gồm .
Những cân đối cơ bản của nền kinh tế như cân đối cung cầu,cân đối ngân sách, cân đối tiền- hàng, các bản cân đối ngân sách quốc tế như cán cân thanh toán, cáncân thương mại cán cân công nợ ..v.v…
III. các công cụ và chính sách vĩ mô để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.
Hệ thống luật pháp.
Đặt biệt là luật kinh tế phải đầy đủ, đồng bộ thống nhất, không ngừng phải hoàn chỉnh và có đủ hiệu lực để thực hiện. Thông qua các công cụ này, nhà nước tạo ra hành lang đủ để lập và duy trì kỷ cương trật tự , hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luât, chống mọi hiện tượng làm ăn phi pháp.
Kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
Kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân là công cụ quan trọng của nhà nước để hoạch định các chương trình, định hướng mục tiêu trong từng thời kỳ. đó là loại hoạt động tự giác ó ý thức của nhà nước để quản lý toàn bộ nền kinh tế theo mục tiêu thống nhất đã định trước trên cơ sở đã nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan nhằm xác định tốc độ, quan hệ tỷ lệ cơ cấu kinh tế hợp lý không ngừng mở rộng sản xuất với hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Bởi vậy có thể nói rằng quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chính là quá trình cụ thể hoá đường nối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thành chỉ tiêu số lượng cụ thể trên cơ sở đó mà thực hiện để biến đổi đường lối, chính sách chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
Hệ thống chính sách kinh tế – xã hội bao gồm các chính sách về tài chính- tiền tệ- ngân hàng, chính sách đầu tư, chính sách thuế chinh sách đối ngoại, chính sách kinh tế nhiều thành phần, chính sách thu nhập chính sách đối với các dân tộc vùng ít người nông thôn miền núi,……Đây là công cụ góp phần tạo ra môi trường …… theo hướng có lợi cho sự phát triền kinh tế xã hội .
3.Các loại công cụ khác:
Nhà nước sử dụng lực lượng kinh tế Nhà nước, lực lượng dự trữ quốc gia, thông tin để dự báo,… để tác động vào nền kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo cân đối vĩ mô, điều tiết thị trường, ngăn ngừa những đột biến xấu của thị trường ….. theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế –xã hội .
Thông qua việc sử dụng có hiệu quả các công cụ nói trên, nhà nước thực hiện được vai trò chức năng kinh tế của mình nhăm mục đích cuối cùng là quản lý, phân bố, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, tạo mọi nguồn lực của đất nước, tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội.
Thông qua việc sử dụng có hiệu quả các hệ thống công cụ nói trên,Nhà nước thực hiện được vai trò chức năng kinh tế của mình nhằm mục đích cuối cùng là quản lý, phân bố có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.
Kết luận
Thực hiện định hướng xã hội chủ là một quá trình hình thành từng bước những tiền đề vật chất tinh thần, những điều kiện khách quan và chủ quan đê quá độ nên chủ nghĩa xã hộ, ở những nước mà phong trào giải phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo sau khi giành được chính quyền muốn giữ được thành quả cách mạng và bảo vệ lợi ích người lao động thì không thể đi theo con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn.
Định hướng XHCN ở nước ta có những đặc trưng đã được Đảng ta chỉ rõ:
Cơ sở kinh tế của nó là lực lượng kinh tế hợp tác: Hai lực lượng đó làm lòng cốt cho việc điều tiết hợp tác, đảm bảo phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong đó có kinh tế tư nhân, vào mục tiêu .
về măt xã hội tạo lập một chuẩn mức giá trị và một chuẩn mức xã hội trên cơ sở phát huy bản sắc dân tộc, tạo điều kiện cho con ngươì phát triển một cách toàn diện , xây dựng nền văn minh đại chúng,
một xã hội vừa phồn vinh về kinh tế, vừa ổn định về chính trị xã hội.
Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là nền kinh tế pháp trị. Hiện nay hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đồng bộ và hoàn thiện, khiến cho những kẻ tham nhũng có thể dựa vào những kẽ hở để tránh bị trừng phạt. Do đó không chỉ cần xây dựng pháp luật, mà còn phải tăng cường đấu tranh đảm bảo việc chấp hành luật pháp.
Pháp luật phải đảm bảo mọi công dân đều có cuộc sống có giá nhân bản, vì thế cần có sự hạn chế nhất định đối với sở hữu và quyền lực cản trở sự phát triển nhân cách.
Nhà nước phải kiểm soát tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Điều đó đòi hỏi có sự giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Mặt khác sự công bằng trong kinh tế, chính trị xã hội được thể hiện trong sự phân phối thu nhập. Vì thế nhà nươc có sự giám sát đối với việc phân phối nguồn lợi kinh tế, xem có lợi cho tầng lớp nào để trên cơ sở đó điều chỉnh thực hiện công bằng xã hội, khắc phục phân hoá giàu nghèo quá lớn.
Thực hiện chức năng xã hội, nhà nước phải có một chính sách xã hội, xây dựng một chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội và trật tự xã hội, khắc phục phân hoá giàu nghèo quá lớn .
. Trước hết.Nhà nước thực hiện bảo hiểm xã hội, phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, giao ruộng đất, giao bán cổ phần cho vay vốn, đào tạo nghề có đủ cuộc sống lâu dài. Nhà nước xây dựng một chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội làm cơ sở cho chính sách xã hội và trật trự xã hội, đảm bảo tổ chức duy trì trật trự kỷ cương xã hội và nếp sống văn minh, hướng mọi hoạt đông kinh tế vào mục tiêu vì con người, xây dựng một xã hội phát triển hài hoà vật chất tinh thần và ý thức, đặt nền móng cho một quốc gia thật sự vững mạnh.
Trật tự xã hội là tiền đề không thể thiếu để một chế độ xã hội có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Trật tự đó phải được xây dựng trên một chuẩn mực giá trị xã hội theo tinh thần nhân đạo XHCN được quán triệt trên mọi lĩnh vực: phát triển sản xuất, tổ chức cuộc sống, tổ chức gia đình, đạo đức thẩm mỹ, ý thức pháp chế, sức khoẻ môi trường …. trong tổ chức xã hội, gia đình có ý nghĩa nền tảng.
Tài liệu tham khảo
1. Tư bản quyển 1, tập 2
2. Văn kiện Đại hội 6-7 và giữa các nhiệm kỳ
3. Khoa học công nghệ và Kinh tế thị trường ở Việt Nam
NXB Thống kê năm 1994.
5. Tạp chí Kinh tế dự báo tập 1 - 1993
6. Tạp chí cuộc sống số 11 năm 1993
7. Tạp chí Kinh tế phát triển số 2 năm 1994
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29312.doc