Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây với tốc độ phát triển bình quân 7%/năm trong một thời gian đầu , tỉ giá ổn định , cán cân thanh toán ở mức cân bằng, Việt Nam được coi là một môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định cùng với hệ thống ngân hàng lành mạnh và cạnh tranh nhiều so với trước, thị trường tiền tệ hoạt động sôi nổi hơn. Đó là những tiền đề cấn thiết để tự do hoá lãi suất và chuyển đổi từ các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp một cách hiệu quả.
Hơn nữa, NH
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ lãi suất cơ bản đến lãi suất thoả thuận, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ ngày càng tăng tính độc lập trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc chuyển đổi sang điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ gián tiếp một cách có hiệu quả.
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc duy trì các công cụ trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ sẽ không còn thích hợp vì các công cụ naỳ mặc dù được coi là rất hiệu quả trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng , kiềm chế lạm phát những năm 90, nhưng nó đã bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động ngân hàng do hạn chế việc huy động vốn và phân bổ các nguồn tài chính kém hiệu quả.
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới tiến tới gia nhập tổ chức thương mại quốc tế(WTO), gia nhập AFTA….theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá IX, việc chuyển đổi điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ gián tiếp thay cho công cụ trực tiếp , tiến tới hoàn toàn thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận là một yêu cầu bức thiết và đã đủ điều kiện chín muồi.
Việc thay thế cơ chế LSCB bằng lãi suất thoả thuận thực sự là một bước tiến mới trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ chỉ điều hành thực sự có hiệu quả khi cơ chế lãi suất thoả thuận được thực hiện và phát huy hiệu quả.Tuy nhiên cơ chế điều hành lãi suất ở nước ta hiện nay vẫn chưa hoàn hảo, còn nhiều bất cập tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và qua những kiến thức đã được tìm hiểu ở môn “Lí thuyết tiền tệ” cùng với sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, em xin được trình bày hiểu biết của mình về vấn đề: "Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam từ LSCB đến LSTT, thực trạng và giải pháp".
Phần đề án của em bao gồm 3 phần chính:
Phần I: Lí luận chung về LSCB, LSTT
Phần II: Thực trạng về cơ chế điều hành lãi suất ở nước ta
Phần III: Giải pháp
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm – cô Tùng Thanh và các cô giáo giảng dạy – cô Lê Tuấn Nghĩa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn , giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Với một vấn đề phức tạp và nội dung rộng về cơ chế lãi suất – chính sách tiền tệ , vì còn thiếu kiến thức , kinh nghiệm.Do vậy đề án không tránh khỏi những thiếu sót , bất cập. Em mong nhận được sự nhận xét, chỉ bảo của thầy cô để bổ sung kiến thức về vấn đề này.
Sinh viên
Trần Thị Thu Trang
Phần I: Lí luận chung về lãi suất cơ bản và lãi suất thoả thuận
Chương I: Tổng quan về lãi suất
I. Khái niệm,những vấn đề chung về lãi suất:
1. Khái niệm:
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ.Sản phẩm của nó cũng được trao đổi trên thị trường như mọi hàng hoá khác. Mọi sản phẩm muốn trao đổi thì phải có giá,lãi suất là giá cả mua bán vốn của ngân hàng. Như mọi loại giá cả, lãi suất cũng được hình thành trên cơ sở hay được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường , theo những mục tiêu khác nhau.
Để nghiên cứu một cách toàn diện về hai loại lãi suất trên trước hết, cần phải đưa ra một cách hiểu chính xác về lãi suất :Lãi suất là giá cả của tín dụng, là tỉ lệ phần trăm tính theo một thời gian nhất định (ngày, tuần, quý, tháng, năm ….) dùng làm căn cứ để tính toán số lợi tức tín dụng phải trả (đối với chủ thể đi vay ) hoặc nhận được (đối với chủ thể cho vay ) để điều hoà lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng.
Hoặc: lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng nó phải trả cho người sở hữu nó.
Trong một nền kinh tế như hiện nay đang tồn tại rất nhiều các phạm trù kinh tế tài chính, trong đó tín dụng và lãi suất là một trong những phạm trù quan trọng. Nhờ có hoạt động tín dụng mà một bộ phận lớn vốn của xã hội dưói dạng hiện kim hoặc hiện vật được vận động từ nơi tạm thời dư thừa sang nơi thiếu để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế.
Đối với các chủ thể “thừa” vốn , tín dụng mang đến cho họ cơ hội không những bảo tồn mà còn tạo thu nhập ( thu lãi ).Đối với các chủ thể “thiếu” vốn, tín dụng giúp họ bổ sung vốn để đáp ứng các nhu cầu sản xuất,kinh doanh hoặc đời sống.
Công cụ và đòn bẩy quảntọng không thể thiếu được cho hoạt độnh tín dụng đó là lãi suất tín dụng. Từ đây cho thấy ý nghĩa quan trọng của lãi suất.
2. ý nghĩa của lãi suất:
Chính nhờ lãi suất tín dụng tác động đến lợi ích của các chủ thể mà quan hệ tín dụng được xác lập và vận động. Nừu không có lãi suất tín dụng hoặc có nhưng không hợp lí sẽ làm triệt tiêu các quan hệ tín dụng,làm giảm đi vai trò tích cực của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Từ người tiêu dùng,ngưòi tiết kiệm, nhà đầu tư, các ngân hàng và cả nền kinh tế vĩ mô đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lãi suất.
Một khi lãi suất tăng thì người ta sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm .Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định của cá nhân. Bởi lẽ ,với một khoản tiền như vậy nhưng sau khi họ để tiết kiệm với một tỉ lệ lãi suất nào đó sẽ mang laị một khoản tiền tiết lớn hơn, và lúc đó họ có thể tiêu dùng nhiều hơn.Bằng hành động chuyển quyền sử dụng vốn của mình cho một người khác ,họ đã thu được một giá trị lớn hơn trong tương lai.
Lãi suất cũng ảnh hưởng đến quyết định phân bổ vốn đầu tư của các doanh nghiệp và hộ gia đình.Khi lãi suất tăng thì khoản tiền họ phải trả cho việc thuê vốn sẽ cáng cao,chính điều này đã làm giảm việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.Bởi vì nếu chi phí cho sản xuất mà cao sẽ làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng dẫn đến gía cả lên cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, để kích thích sản xuất ngày càng nhiều, tái sản xuất giản đơn và mở rộng được thực hiện thì cần phải có một mức lãi suất cho vay hợp lí.Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhgiệp duy trì , phát triển hoạt động của mình.
Xét trên góc độ toàn xã hội, các quyết định tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia. Nếu đầu tư tăng lên sẽ tạo ra ngày một nhiều công ăn việc làm, giải quyết được một vấn đề cấp bách cho toàn xã hội, đó là tình trạng thất nghiệp.
Lãi suất ảnh hưởng đến cả chi tiêu của chính phủ.Nếu AD tăng do chính phủ mở rộng chi tiêu thì lãi suất sẽ tăng lên và đầu tư giảm xuống.
AD = C + I + G + ( ex – ix )
i MS i
MD
M/P I
Chính do những tác động trên của lãi suất mà nó đã trở thành một trong những biến số được quản lí và theo dõi chặt chẽ trong nền kinh tế và diễn biến của nó được theo dõi hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Và một lí do quan trong hơn nữa khiến lãi suất được quan tâm như vậy là vì lãi suất là một công cụ quan trọng đặc biệt trong tay NHNN để hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ.Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn nước ta trong nhiều nưm đổi mới cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế điều hành lãi suất đối với mục tiêu ổn định và phát triển thị trường tài chính tiền tệ,thúc đẩy kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
II. Các loại lãi suất:
Trong hoạt động thực tiễn hiện nay, các NHTM đang áp dụng nhiều loại cả trong khâu huy động tiền gửi lẫn trong khâu giải quyết kinh doanh. Trên cơ sở lập luận nhỏ hẹp của đề án em xin được đề cập đến một số loại lãi suất tiêu biểu:
A/ Phân theo thời gian : Có 3 loại
Lãi suất áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn
Lãi suất áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn
Lãi suất áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn
B/ Theo các loại hình tín dụng: Có 4 loại
1) Lãi suất tín dụng thương mại:
Được áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
Loại lãi suất này được tính bao hàm trong tổng giá cả hàng hoá bán chịu.
Lãi suất TDTM
=
giá cả HH bán chịu – giá cả HH bán trả tiền ngay
x 100%
giả cả hàng hoá bán chịu
2) Lãi suất tín dụng ngân hàng:
áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của NHTW cho các ngân hàng,và quan hệ giữa các(thị trường) ngân hàng với nhau trên thị trường lên ngân hàng.
a)Lãi suất tiền gửi: lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi, nó được áp dụng để tính tiền lãi cho người gửi tiền. Có nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi, quy mô tiền gửi.
b)Lãi suất tiền vay: Là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng . Về nguyên tắc: lãi suất tiền vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau.
c)Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỉ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát hành tiền vay cho khách hàng.
d)Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng.Nó được tính bằng tỉ lệ trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi NHTW cấp tiền vay cho ngân hàng.
Lãi suất này được NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Thông thường : Ls TCK < Ls CK
Tuy nhiên trong trường hợp cần phải hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm kiềm chế đẩy lùi lạm phát, hoặc phạt các ngân hàng nếu vi phạm các yêu cầu về thanh toán, NHTW có thể ấn định mức lãi suất, tái chiết khấu hạm chí còn cao hơn lãi suất chiết kháu của hệ thống ngân hàng.
e) Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Nó được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng( còn gọi là lãi suất hàng ngày). Nó được hình thành do quan hệ cung cầu tiền TW của các tổ chứctín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của NHTW. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở và tỉ trọng sử dụng vốn vay NHTW của các tổ choc tín dụng.
g) Lãi suất cơ bản: là lãi suất được ngân hàng sử dụng làm cơ sở ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình.
Nó được hình thành khác nhau ở các nước, nó có thể do NHTW ấn định( VD ở Nhật: là mức lãi suất cho vay thấp nhất) hoặc có thể do bản thân ngân hàng xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình (VD như ở Mỹ, Anh,úc ) và đó là mức lãi suất được áp dụng cho các khách hàng có mức rủi ro rhấp nhất hoặc căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng
đứng đầu, của các ngân hàng khác ± biên độ dao động theo 1 tỉ lệ % nhất định để hình thành lãi suất cơ bản của mình.
3) Lãi suất tín dụng nhà nước:
áp dụng khi nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu.
Loại lãi suất này có thể do nhà nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, vào các yếu tố khác nhau như sự biến động của lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của nhà nước…Hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu, trái phiếu nhà nước.ở Việt Nam hiện nay, Ngân hàng nhà nước được giao nhiệm vụ tổ choc đấu thầu tín phiếu kho bac nhà nước.
4) Lãi suất tín phiếu tiêu dùng:
áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục vụ nhu cầu tiêu ding cá nhân.Mức lãi suất tín dụng tiêu ding thường cao hơn lãi suất tín dụng ngân hàng và lãi suất tín dụng nhà nước.
C/ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất: 2 loại
Lãi suất thực: là lãi suất đựơc điều chỉnh theo những thay đổi của lạm phát.
Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.
D/ Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất: 2 loại
Lãi suất cố định: là lãi suất được áp dụng cố định trong suet thời hạn vay.
Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với biến động của lãi suất thị trường.
E/ Một số loại lãi suất được áp dụng thời gian gần đây tại các NHTM:
Lãi suất trả hàng tháng: là lãi suất được niêm yết hưởng theo tháng và thực tế ngân hàng tính để trả (đối với tiền gửi) hoặc (đối với tiìen vay) hàng tháng.
Lãi suất trả 3 tháng một lần.
Lãi suất trả 6 tháng một lần.
Lãi suất trả 12 tháng một lần.
Lãi suất trả trước (chiết khấu): có đặc điểm là ngân hàng tính để trả lãi ngay tại thời điểm huy động vốn.
Lãi suất của khoản vay hoàn trả cố định.
III. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường:
1. Lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt của việc buôn bán vốn tiền tệ, do đó cũng tuân thủ quy luật cung cầu trên thị trường. Muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế, ngoài việc phục vụ tốt còn đòi hỏi giá cả (lãi suất ) phải hợp lí và hấp đẫn.
Đối với ngân hàng, lãi suất huy động tiền gửi cao sẽ kích thích lòng ham muốn của khách hàng đối với ngân hàng.Do đó, ngân hàng muốn tăng cường huy động vốn có thể cs nhiều biện pháp trong đó có lãi suất.
2. Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế.
Với mức lãi suất cho vay hợp lí sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập quốc dân, hạn chế thất nghiệp, tăng mức sống của người dân, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
3. Lãi suất tín dụng là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đòi hỏi phải sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả, phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả cả vốn và lãi.
Đối vơí các ngân hàng, hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Do đó, ngân hàng phải tìm nhiều biện pháp thiết thực để thu hút nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện các biện pháp cho vay có hiệu quả, sao cho đáp ứng được các yêu cầu hạch toán kinh tế.
5. Lãi suất là một trong những công cụ đánh giá “sức khoẻ” của nền kinh tế.
Căn cứ vào sự biến động của lãi suất hoặc tình hình lãi suất trong một thời kỳ, có thể dự báo một số yếu tố của nền kinh tế.Đó là: tính sinh lợi của cơ hội đầu tư, tình hình tiền tệ, tình hình kinh tế trong tương lai…..Từ đó các ngân hàng hoặc doanh nghiệp có điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn phương án kinh doanh cho phù hợp.
6. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Nếu lãi suất thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu đầu tư, xuất khẩu cũng thay đổi và nó sẽ làm ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc dân(GNP). Lãi suất đồng thời cũng làm cho tỉ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm thay đổi, ảnh hưởng đến cầu về hàng hoá, dịch vụ.Do đó, dễ dàng thấy được lãi suất đã góp phần điều tiết sản xuất và tiêu ding, điều tiết cung và cầu hàng hoá.
Ta biết rằng chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Bằng một số các công cụ, nhà nước thực hiện việc kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả, sản lượng, công ăn việc làm….Để đạt được các mục tiêu này , thông qua công cụ lãi suất NHTW qua việc mở rộng hay thắt chặt chính sách tiền tệ ,có thể thực hiện tốt mục tiêu kìm hãm và kiểm soát lạm phát hoặc kích cầu để hạn chế giảm phát .Từ đó ổn định thị trường, kích thích thị trường phát triển.
7. Lãi suất với tỉ giá và hoạt động xuất nhập khẩu.
Tỉ giá hối đoái chính là giá cả của đông tiền nước này biểu hiện bằng đơn vị tiền của nước khác. Như vậy tỉ giá chính là sự so sánh giá trị giữa các đồng tiền với nhau.
Lãi suất tác động đến tỉ giá theo thuyết “ngang bằng lãi suất”.Thuyết này nói lên rằng lãi suất là bằng nhau giữa các nước. Một sự khác nhau tạm thời trong lãi suất thực giữa các nước sẽ được bù đắp bởi sự thay đổi trong tỉ giá.Cụ thể hơn là lãi suất nước ngoài bằng lãi suất nước ngoài trừ đi mức tăng giá của đồng nội tệ.
Như vậy, khi lãi suất trong nước tăng so với lãi suất nước ngoài sẽ dẫn tới nhu cầu đầu tư bằng đồng ngoaị tệ tăng lên, nhu cầu đầu tư bằng bản tệ giảm do đồng bản tệ có xu hướng tăng giá, và ngược lại.
Yừu tố lãi suất đặc biệt nhạy cảm trong môi trường tài chính tự do hoá , việc di chuyển vốn giữa các nước là hoàn hảo.
Qua việc phân tích các luận điểm trên cho thấy: lãi suất có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế.
Trên đây là tác động của lãi suất tới các yếu tố khác khi nó thay đổi.Vậy nhân nào làm cho lãi suất thay đổi?Để giải thích điều này , cần phải phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
Trước hết cần phải hiểu rằng: lãi suất tại một điểm nào đó trên thị trường tài chính được quyết định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu vốn. Lãi suất cao hay thấp sẽ do một số nhân tố sau đây,có thể là từ phía người cung vốn, có thể là từ người cầu vốn. Thông thường thì người cung vốn muốn lãi suất ngày càng cao để họ có thể thu được lợ cao, lợi nhuận sẽ cao hơn khi lãi cao, còn đối với người có vốn , lúc đó họ sẽ không đầu tư vào các hình thức khác cũng như sẽ tiêu dùng mà để giành vốn để tiết kiệm, cho vay lấy lãi, còn đối với người co nhu cầu về vốn thì lãi suất càng thấp thì càng tốt,sẽ tạo điều kiện cho họ tiến hành hoạt động của mình theo dự kiến.Và cũng chính cung cầu về vốn ảnh hưởng ngược lại lãi suất.
Cung về vốn: là những người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và họ có nhu cầu về các công cụ nợ.Đó có thể là:
Hộ gia đình: là nguồn vốn chủ yếu, liên tục, và với mọi thời hạn nhưng vốn ít và lẻ tẻ.
Doanh nghiệp: thời hạn cung vốn không dài (ngắn, rất ngắn), nguồn cung co khối lượng lớn.
Ngân sách nhà nước: trong trường hợp bội thu ngân sách thì ngân sách trở thành người cung vốn,nhưng tình trạng này ít khi xảy ra.
Vốn nước ngoài chảy vào trong nước phụ thuộc vào tính chất mở của nền kinh tế, tự do hoá tài chính (sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác, đồng tiền được tự do chuyển đổi)
Cầu về vốn: là những người có nhu cầu về vốn và là người cung công cụ nợ.
Doanh nghiệp: vơid nhiệm vụ là đầu tư sản xuất vật chất để kiếm lợ nhuận nhưng vì nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng một phần về vốn ,do đó để tiến hành hoạt động doanh nghiệp phải đi vay vốn của các chủ thể khác trong nền kinh tế nên nó trở thành chủ thể có nhu cầu về vốn.
Chính quyền: cũng trở thành một chủ thể cầu ốn khi mà cần tiền cho việc xây dung tiện ích cho giáo dục và những dịch vụ công quyền khác, nhu cầu này được quyết định do tỷ lệ tăng dân số, các thay đổi về vị trí địa lí, sự tăng tuổi thọ và dân số.
Người tiêu dùng: đó là các cá nhân và hộ gia đình cần tiền để mua sắm hàng tiêu dùng, có các mặt hàng tiêu dùng lâu bền.
I i
S’ S
D’ D
Quỹ cho vay Quỹ cho vay
Tổng nhu cầu về vốn của Xã hội Cung vốn đồng biến với sự thay đổi
nghịch biến với lãi suất của lãi suất : i tăng S tăng
** Các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng lãi suất .
Phụ thuộc vào sự dịch chuyển đường cung và đường cầu về vốn .
** 1. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu vốn vay
Giả sử lượng cung vốn là không đổi . Nếu cầu tăng thì lãi suất sẽ tăng, cầu giảm lãi suất giảm.
Nhu cầu đầu tư : phụ thuộc vào triển vọng kinh tế hoặc theo dự đoán của nhà đầu tư và mặt bằng lãi suất của nền kinh tế.
I D S
O
Vốn
Giả sử nền kinh tế trong thời gian sắp tới có khả năng tăng trưởng cao thì nhà đầu tư có ý muốn đầu tư nhiều hơn và do vậy sẽ cần nhiều vốn hơn và lãi suất tượng ứng sẽ tăng lên .
Lạm phát dự tính : tuỳ theo các loại lạm phát sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư khác nhau
Loại lạm phát có thể kiểm soát được trong một môi trường ổn định . Trong tương lai nếu lạm phát tăng sẽ làm nhu cầu đầu tư tăng .
Loại lạm phát không dự tính được chính xác diễn ra trong điều kiện nhân tố ảnh hưởng đến nó thay đổi . Vì luôn thay đổi nên nó làm giảm mong muốn đầu tư .
Tình trạng ngân sách nhà nước : để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, nhu cầu về vốn sẽ tăng và làm tăng mức lãi suất .
** 2. Nhân tố ảnh hưởng đến cung vốn vay
Thu nhập của chủ sở hữu các khoản tiết kiệm : nếu thu nhập dự tính trong tương lai tăng cung vốn sẽ tăng .
Tỷ suất sinh lời dự tính của các công cụ nợ : đó là giá trị kì vọng của thu nhập đem lại từ việc đầu tư một công cụ nợ. Tỷ suất sinh lời càng cao sẽ làm giảm cung về vốn và lãi suất sẽ tăng trong điều kiện cầu không thay đổi
Mức rủi ro dự tính : trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu rủi ro cao sẽ làm cung ứng vốn giảm . Rủi ro các công cụ nợ sẽ làm thu nhập thay đổi .
T ính lỏng của các công cụ nợ : được hiểu là khả năng chuyển đổi của một tài sản tài chính sang tiền mặt . Nếu tính lỏng cao thì cầu công cụ nợ cao và cung cho vay sẽ cao.
Trên đây là tổng quan về lãi suất , để đi sâu tìm hiểu về cơ chế điều hành lãi suất của NHTƯ đi từ lãi suất cơ bản đến lãi suất thoả thuận . Phần tiếp theo sẽ tiếp tục làm rõ hơn về lý luận lãi suất cơ bản và lãi suất thoả thuận .
Chương II : lãi suất cơ bản
I. Khái niệm
Như tên gọi của nó , lãi suất cơ bản là lãi suất có tác động chi phối tất cả các loại lãi suất khác hình thành trong nền kinh tế thị trường , đó là loại lãi suất chiếm vị trí quan trọng trong cơ chế thị trường nói chung và trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước như ở Việt Nam hiện nay .
Lãi suất cơ bản do NHTƯ xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tế và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia .
Trước khi đưa ra định nghĩa về lãi suất cơ bản chúng ta có thể điểm qua đôi nét về sự xuất hiện và phát triển của lãi suất cơ bản như sau :
Khái niệm lãi suất cơ bản xuất hiện khoảng 60 năm trước đây những ngân hàng lớn trên thế giới đã xác định lãi suất cho vay với tên gọi lãi suất cơ bản là mức lãi suất ngân hàng cho vay ngắn hạn các khách hàng có uy tín tín dụng tốt nhất .
Theo định nghĩa của từ điển Bách khoa Tài chính – Ngân hàng của Chales J . Woefel năm 1994, lãi suất cơ bản là lãi suất đầu tư với mức rủi ro gần như bằng 0 . Theo đó lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất cơ bản , trong đó bao gồm mức lợi nhuận mong muốn của ngân hàng kể cả chi phí hoạt động , quản lý của ngân hàng .
Tuy nhiên vào những năm 1970 trở đi thì ưu thế của lãi suất cơ bản để cho vay bị cạnh tranh bởi lãi suất LiBor là lãi suất tiền gửi ngắn hạn của đô la Châu Âu với kỳ hạn biến đổi từ vài ngày đến vài tháng . Và do càng ngày lượng vốn cho vay có nguồn gốc từ đô la Châu Âu càng lớn nên các ngân hàng chuyển dần sang sử dụng lãi suất LiBor như là cơ sở để tính lãi cho vay cho khách hàng . Ngày nay do sự quốc tế hoá của hệ thống ngân hàng nên người ta có thể sử dụng lãi suất SiBor ( lãi suất cho vay liên ngân hàng Singapore ) cũng như LiBor là lãi suất tham chiếu cho các ngân hàng trên thế giới làm cơ sở để xác định lãi suất cho vay với từng khách hàng cụ thể .
Theo Điều 9 Khoản 12 của Luật NHNN Việt Nam lãi suất cơ bản được định nghĩa như sau :”lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh”.
Lãi suất cơ bản được quy định trong Luật NHNN là lãi suất do NHNN công bố nhằn can thiệp vào cung cầu tiền tệ trên thị trường, ngằm tác động một cách gián tiếp đến hoạt động huy động và cho vay của các NHTM thông qua việc taưng hoặc giảm phí tổn và hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM.
Trong thực tế khi trao đổi về lãi suất cơ bản,có quan điểm cho rằng lãi suất cơ bản là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lãi suất cơ bản khác nhau như: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị thị trường liên ngân hàng , lãi suất cho vay tối đa, lãi suất tiền gửi tối thiểu,…Có ý kiến lại cho rằng lãi suất cơ bản chính là lãi suất cho vay tối đa trong giai đoạn hiện nay.
Do tính phức tạp , đa dạng trong cách nhìn nhận về lãi suất cơ bản nên đến nay vẫn chưa đi đến sự thống nhất trong nhận thức ef lãi suất .
Trong khâu điều hành lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản còn được coi là mức lãi suất cho vay bình quân gia quyền trên thị trường với biên độ giao động không quá tỷ lệ % giữa lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay và mức dư nợ tín dụng bình quân.
II. Cơ sở của việc xây dung LSCB:
1. LSCB được xây dung dựa trên những lí luận cơ sở sau:
Chỉ tiêu lãi suất cho vay bình quân gia quyền phản ánh tương đối chính xác lãi suất cho vay của thị trường .Dù không bắt buộc các TCTD phait tuân thủ , song các chỉ tiêu được thông báo sẽ là thông tin quan trọng để các TCTD tham khảo khi định lãi suất cho vay của đơn vị mình.
NHNN không quy định mức lãi suất cho vay tối đa xuất phát từ tình hình thực tế là các TCTD đều muốn đưa ra lãi suất cho vay thấp để thu hút khách hàng.Do đó, việc quy định trần lãi suất cho vay là không cần thiết.Để ngăn ngừa cuộc chạy đua cạnh tranh hạ thấp lãi suất cho vay bất chấp cả việc tính toán hiệu quả kinh tế có thể dẫn đến khả năng làm suy yếu hệ thống ngân hàng.Lãi suất cơ bản còn bao gồm cả lãi suất cho vay tối thiểu.Giới hạn sàn lãi suất cho vay được định ra phải đảm bảo hoạt động cho TCTD với quy mô và chất lượng trung bình trang trải được chi phí huy động vốn và chi phí hoạt động tín dụng của mình.
LSCB được hiểu là giá cả tín dụng, giá cả này trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải đảm bảo yêu cầu và quyền lợi chính đáng cho người gửi tiền ( tiền gửi không mất giá và có lãi).Nghĩa là: tỉ lệ lạm phát < lãi suất huy động.
Mức lãi suất phải đảm bảo duy trì và phát triển của hoạt động ngân hàng .Tức là NHTM kinh doanh đảm bảo được chi phí hợp lí, đóng thuế, đảm bảo bù đắp rủi ro và có một phần lãi:
Lãi suất cho vay = lãi suất huy động + chi phí ngân hàng + lợi nhuận ngân hàng
Lãi suất phải đảm bảo cho người vay một lợi nhuận, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.Tức là : lãi suất cho vay < tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.
Do đó LSCB có thể chọn lãi suất huy động vốn hoặc lãi suất cho vay.
2. Các cách tính LSCB:
Căn cứ để tính:
+ Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia trong từng thời điểm.
+ Mức lạm phát trong nền kinh tế.
+ Nhu cầu của chính phủ trong việc tìm kiếm các nguồn vốn để thực hiện các chương trình đầu tư, phát triển cũng như bù đắp thiếu hụt tạm thời trong chi tiêu của chính phủ.
+ Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng .
Đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam :
+ NHNN bỏ việc quy định trần lãi suất cho vay đối với khách hàng, chuyển sang xác định và công bố lãi suất cơ bản và tỉ lệ phần trăm biên độ trên, dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các NHTM áp dụng đối với khách hàng vay có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, có rủi ro thấp.
Lãi suất cho vay và huy động của TCTD gắn với lãi suất cơ bản, theo đó lãi suất cho vay của TCTD cao nhất = LSCB + tỉ lệ %
Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kì hàng tháng, trong trường hợp cần thiết NHNN sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Đối với lãi suất cho vay băng ngoại tệ:
+ Cho vay bằng đô la Mỹ: bỏ việc quy định trần lãi suất cho vay của NHTM đối với khách hàng, chuyển sang cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường quốc tế nhưng vẫn có sự kiểm soát của nhà nước.Cụ thể là mức lãi suất cho vay ngắn hạn không vượt quá mức Sibor.
+ Cho vay bằng ngoại tệ khác: chiếm tỉ lệ nhỏ nên NHTM tự xem xét quyết định mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay trên cơ sở mức lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng của từng loại ngoại tệ trong nước.
LSCB được hình thành trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của các NHTM, LSCB còn có thể chọn lãi suất huy động vốn hoặc lãi suất cho vay . Nhưng hợp lí nhất là lãi suất huy động vốn, co như vậy mới đảm bảo cho sự vận hành bình thường các hoạt động huy động vốn, nhận tiền gửi và cho vay trong nền kinh tế.
Trên cơ sở tìm hiểu về LSCB, về khái niệm và các cơ sở hình thành nên lãi suất đã cho thấy sự thay đổi hay chính xác hơn là một bước tiến của NHNN trong việc điều hành và quản lí chính sách tiền tệ . Đây chỉ là cái nhìn khái quát về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, đến phần tiếp theo khi đề cập đến thực trạng thì mọi khía cạnh của lãi suất cơ bản sẽ được trình bày đầy đủ và rõ ràng hơn. Sẽ cho thấy lí do tại sao có sự thay đổi trong cơ chế điều hành lãi suất và cơ chế như thế nào? Tại sao lại thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận?
Chương III : lãi suất thoả thuận
I- Khái niệm:
Trước hết nói về khái niệm cho vay theo lãi suất thoả thuận xem có đồng nghĩa với cơ chế tự do hoá lãi suất hay thả nổi lãi suất hay không? Nếu như chỉ xét ở góc độ là chủ yếu để cho các NHTM tự do định đoạt lãi suất tín dụng không bị khống chế bằng một mức lãi suất nào cả thì nên gọi là cơ chế thả nổi lãi suất. Nhưng ở đây không phải thả nổi hoàn toàn mà có sự quản lí, điều tiết của nhà nước do đó nên gọi là cơ chế thả nổi lãi suất co sự quản kí của nhà nước.
Thật ra thì tuy trước đây chưa áp dụng cơ chế này nhưng mà lãi suất cũng đã mang ý nghĩa thoả thuận bởi vì: ngay cả khi áp dụng khung lãi suất khống chế, các NHTM chào mời lãi suất các loại nếu khách hàng chấp nhận thì kí hợp đồng thoả thuận hai bên vay trả nợ.
Với cơ chế lãi suất thoả thuận hiện nay, các TCTD và khách hàng có thể thoả thuận với nhau để xác định lãi suất vay trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng mà không bị ràng buộc bởi trần lãi suất hoặc biên độ lãi suất chật hẹp như trước. Các khoản vay thương mại sẽ hoàn toàn được áp dụng trên nguyên tắc thương mại. Các khoản vay chứa đựng yếu tố rủi ro sẽ phải chấp nhận mức lãi suất cao và ngược lại. Nhưng theo NHNN, cơ chế này chỉ áp dụng cho vay thương mại thông thường, những khoản vay có ý nghĩa chính sách, ưu đãi…. Thì không thực hiện theo cơ chế này mà theo quy định riêng.
Và vì lãi suất là giá cả cua việc thuê vốn mà giá ấy lại được hình thành trên cơ sở thoả thuận, tức là trên cơ sở đàm phán dân chủ, bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay, không ai ép buộc ai. Do đó ở giác độ người đi vay, lãi suất cho vay thoả thuận không làm cho ai được lợi cũng không làm cho ai bị thiệt.
Tuy nhiên do lãi suất là một loại giá - giá thuê vốn – do đó giá ( lãi suất ) của ngân hàng bán buôn thấp hơn lãi suất của ngân hàng bán lẻ, lãi suất cho vay ở nông thôn cao hơn thành thị.
Sự cạnh tranh lãi suất ở các TCTD cũng lamd lãi suất bị méo mó.
II- Cơ sở xây dung lãi suất thoả thuận :
1. Cơ sở lí luận của việc xây dung lãi ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35302.doc