Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở nước ta

A. Lời mở đầu Trong tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc như hiện nay thì việc xây dựng cơ cấu đầu tư ở mỗi nước không những phải căn cứ vào yếu tố nguồn lực trong nước mà còn phải tính đến các yếu tố nguồn lực bên ngoài đặc biệt là xu thế hội nhập và phát triển của khu vực và thế giới. Xu thế này đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động tìm thấy những lợi thế của mình trong quá trình hợp tác và phát triển. Thực hiện chủ trương đường lối của đảng, sau hơn 18 năm đổi mới và nhất là giai đo

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn từ năm 1991 đến nay, cùng với mục tiêu trước mắt và lâu dài của Việt Nam: năm 2005 gia nhập WTO, năm 2020 Việt Nam trở thanh một nước công nghiệp. Cơ cấu đầu tư ở nứoc ta đã có nhiều thay đổi theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì mới, thời kỳ CNH-HĐH. Những chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế. Trong năm qua đảng và nhà nước ta đã quan tâm tới hoạt động đầu tư và coi đó là nhiệm vụ chiến lược, là giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội. Đồng thời nhằm đưa ra cơ cấu đầu tư hợp lý nhằm khai thác được nguồn lực trong và ngoài nước. Để thực hiện được các mục tiêu lớn, trong giai đoạn tới Việt Nam cần phải huy động, sử dụng có hiệu quả, hợp lý tất cả các nguồn lực: tài sản vốn, tài nguyên , lao động. Nhờ đó củng cố và nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh tế – xã hội của đất nước. Xuất phát từ yêu cầu đó của thực tiễn, trong phạm vi đề tài này, em xin được đề cập tới vấn đề cơ cấu đầu tư từ cơ sở lý luận đến thực trạng của hoạt động đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua. Em xin chân thành cô giáo Nguyễn Thu Hiền đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em mong nhận được sự góp ý của cô. B. Nội dung Chương I: Lý thuyết về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý I. Đầu tư và cơ cấu đầu tư 1. Khái quát về đầu tư 1.1. Khái niệm Thực tiễn cho thấy rằng đầu tư là hoạt động hết sức quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở bất kì một quốc gia nào, đồng thời được thực hiện bởi mọi chủ thể kinh tế với quy mô đa dạng và phạm vi khác nhau, như đối với một cá nhân, tổ chức hay Chính phủ. Sau đây là những khái niệm điển hình về đầu tư : - Đầu tư theo nghĩa rộng: là sự hi sinh cỏc nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cỏc hoạt động nào đú nhằm thu về cho người đầu tư cỏc kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn cỏc nguồn lực đó bỏ ra để đạt được kết quả đú. -Đầu tư theo nghĩa hẹp: đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng cỏc nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xó hội những kết quả trong tương lai lớn hơn cỏc nguồn lực đó sử dụng để đạt được kết quả đú. Một số cuốn từ điển kinh tế học được xuất bản tại Việt Nam gần đây cho rằng: đầu tư là việc chi tiêu dùng để mua các chứng khoán (gọi là đầu tư tài chính); chi tiêu để mua sắm tài sản cố định hay hàng tồn kho (gọi là đầu tư hiện vật). Đồng thời nhấn mạnh, đầu tư hiện vật tạo ra các tài sản mới và tăng khối lượng tư bản hay năng lực sản xuất của đất nước, còn đầu tư tài chính chỉ chuyển giao quyền sở hưu những tài sản hiện có. Khái niệm này đã đề cập đến các loại đầu tư trong nền kinh tế của một đất nước. Tóm lại, có nhiều quan niệm và cách tiếp cận về khái niệm đầu tư tuỳ theo các góc độ nghiên cứu. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể phân đầu tư thành các loại sau : đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động. Trong đó, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế. Đối với hoạt động đầu tư này, người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. đó chính là viếc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửavà các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này duy trì hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này được gọi là đầu tư phát triển. 1.2. Đặc trưng và vai trò của hoạt động đầu tư 1.2.1. Đặc trang của đầu tư phát triển Thứ nhất, hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Chính vì vậy, đối với mỗi một dự án đầu tư, chúng ta phải tính cả phần chi phí của khoản vốn ứ đọng này, phải huy đọng vốn hợp lý đối với mỗi giai đoạn, mỗi thời kì của dự án đầu tư.Thứ hai, thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Thứ ba, thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên xã hội, chính trị, kinh tế... Thứ tư, các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm và thâm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Kim Tự Tháp cổ Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Đền thờ Ăng Co Vát ở Campuchia...). điều này nói lên giá trị lớn của các thành quả đầu tư phát triển. Thứ năm, nếu các kết quả của các hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng thì các diều kiện tự nhiên tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Thứ sáu, các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Thí dụ: ở vùng có nhiều nguyên liệu thì nên xây dựng những nhà máy chế biến. Quy mô của những nhà máy này cũng phụ thuộc vào trữ lượng của vùng nguyên liệu. Nếu trữ lượng mía của vùng lớn thì quy mô của nhà máy cũng lớn và ngược lại. Vì vậy khi quyết định quy mô của dự án ta phải tính toán đến trữ lượng của vùng nguyên liệu. Đối với các công trình thuỷ điện, công suất phát điện tuỳ thuộc vào nguồn nước nơi xây dựng công trình. Sự cung cấp điện đều đặn và thường xuyên tuỳ thuộc nhiều vào tính ổn định của nguồn nước. Không thể di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những chiếc máy từ nơi này đến nơi khác. Thứ bảy, mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Thứ tám, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư), có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án được soạn thảo với chất lượng tốt. 1.2.2.Vai trò của hoạt động đầu tư 1.2.2.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế đất nước: * Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu: -Về phía cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế(khoảng 24-28%). Đầu tư thường tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng và giá cả các đầu vào của đầu tư tăng. -Về phía cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng, giá cả sản phẩm giảm xuống cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển lại là nguồn gốc của tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động. * Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế: Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá liên quan tăng(giá vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư), đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Tác động này làm phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố liên quan tăng, sản xuất các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cảc các tác động này lại tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Như vậy, sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung làm cho sự thay đổi của đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. * Đầu tư với sự tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước: Hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ đều cần phải có nguồn vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.Vì vậy, đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của một quốc gia. * Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đầu tư là yếu tố quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu phụ thuộc trực tiếp vào quy mô đầu tư và mức đầu tư được phân bổ cho các ngành, vùng, phụ thuộc vào các chính sánh đầu tư vốn của nhà nước, các chính sách hỗ trợ khuyến khích hoạt động đầu tư với yêu cầu là phải đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh là tăng cường đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ. Còn đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về sự phát triển giữa các vùng, đưa những vùng kém phát triển ra khỏi tình trạng khó khăn, phát huy tối đa lợi thế so sánh của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn. * Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế: Theo Adam Smith, D.Ricardo, đầu tư đóng vai trò đáng kể. Đầu tư giữ vai trò quyết định số lao động hữu dụng và kết quả của nền kinh tế. Nếu tăng quy mô vốn đầu tư sẽ tạo điều kiện để tăng quy mô lao động của nền kinh tế. Từ đó làm tăng quy mô năng lực sản xuất của nền kinh tế, cải tiến và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Theo các nhà kinh tế học hiện đại, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. ở nhiều nước, đầu te đóng vai trò như một “cú hích ban đầu” tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế(các nước Nics, các nước Đông nam á). 1.2.2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều phải cần xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản.Đây chính là các hoạt động đầu tư phát triển. Mặt khác, khi các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này bị hao mòn, hư hỏng, để duy trì sự hoạt động của nó cần phải được định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới máy móc hư hỏng hoặc đổi mới cho phù hợp với điều kiện mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng có nghĩa là đầu tư. 1.2.2.3. Đối với các cơ sở vô vị lợi: Để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả các hoạt động và chi phí này đều là hoạt động đầu tư. 2. Cơ cấu đầu tư 2.1. Khái niệm Cơ cấu đầu tư là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố cấu thành bên trong của hoạt động đầu tư cũng như các yếu tố đó với tổng thể các mối quan hệ hoạt động kinh tế khác trong quá ttình tái sản xuất xã hội. Cơ cấu đầu tư là một tổng thể hệ thống đầu tư bao gồm nhiều nhõn tố cú quan hệ chặt chẽ với nhau tỏc động qua lại lẫn nhau trong khụng gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về mặt định tớnh lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phự hợp với mục tiờu xỏc định của nền kinh tế. 2.2. Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư mang tính khách quan: cơ cấu đầu tư trước hết được hiểu là quan hệ tỷ là phân bổ vốn đầu tư vào các ngành kinh tế, hình thành nên chức năng sản xuất của các ngành và từ đó mà quy định các mối quan hệ về định tính và định lượng giữa các ngành với nhau. Nếu như cơ cấu kinh tế được hình thành dưới tác động của các nhân tố khách quan như:nhu cầu của thị trường, các yếu tố tự nhiên như điều kiện vị trí địa lý, tài nguyên... các nhân tố xã hội như dân số và nguồn lao động, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ... thì cơ cấu đầu tư cũng chi phối của các nhân tố đó. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các nguồn lực của xã hội nói chung trong đó có vốn đầu tư được phân phối một cách tự phát vào các ngành, các lĩnh vực khác nhau theo sự điều tiết của quy luật giá trị và các quy luật khác của nền kinh tế thị trường và từ đó hình thành một cơ cấu đầu tư nhất định. Song, cơ cấu đầu tư được hình thành không phải là bất biến mà dưới tác động của quy luật cạnh tranh và quan hệ cung- cầu, một bộ phận vốn đầu tư sẽ di chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ vùng này sang vùng khác... và lại hình thành một quan hệ mới. Quá trình đó diễn ra một cách tự phát và hình thành cơ cấu đầu tư một cách khách quan dưới tác động của các quy luật kinh tế. Cơ cấu đầu tư mang tớnh lịch sử: Cơ cấu đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Các nhân tố lại luôn trong trạng thái vận động không ngừng. Do vậy cơ cấu đầu tư không phải là không biến đổi. Không có một cơ cấu đầu tư hợp lý cho mọi giai đoạn phát triển khác nhau cũng như không có một cơ cấu kinh tế vĩnh hằng. Cơ cấu ở giai đoạn sau được hình thành trên cơ sở thừa kế cơ cấu đầu tư ở giai đoạn trước đó. Vì vậy khi thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư không thể không phân tích đánh giá hiệu quả của cơ cấu đầu tư đã hình thành đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã định trước. Cơ cấu đầu tư cú tớnh mục tiờu: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đề ra bao gồm nhiều mức độ khác nhau, song mục tiêu cuối cùng là nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lí đa dạng và ngày càng cao của nhân dân, mục tiêu đó quyết định mục tiêu của cơ cấu đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể. Cơ cấu đầu tư mang tớnh hiệu quả: trên phương diện kinh tế vĩ mô, cơ cấu đầu tư phải đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Cơ cấu đầu tư là phương diện để hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lí, nó cho phép sử dụng tối đa và hiệu quả cao các nguồn lực của đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhịp nhàng cân đối và ổn định. Cơ cấu đầu tư đảm bảo tớnh hiệu quả, đồng bộ và phù hợp về mặt định tính và định lượng giữa các bộ phận cấu thành lên nó. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống thống nhất, bao gồm các bộ phận cấu thành với những mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Hệ thống kinh tế đó muốn phát triển một cách nhịp nhàng, cân đối thì các bộ phận cấu thành lên nó phải được hình thành và bố trí một cách đồng bộ, ăn khớp và hợp lí. Các mối quan hệ bên trong của một hệ thống kinh tế có thể thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau về không gian, thời gian và địa điểm, tính phù hợp về nội dung kinh tế, kĩ thuật... sẽ đảm bảo các tính chất đó, đầu tư cơ bản với tính cách và phương diện hình thành các tài sản cố định- yếu tố cơ bản quyết định trình độ phát triển của sản xuất phải được bố trí một cách đồng bộ như đã nói, các bộ phận của nền kinh tế được hình thành sẽ mất cân đối với nhau, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, kìm hãm tăng trưởng kinh tế. 2.3. Các nhân tốc tác động đến cơ cấu đầu tư 2.3.1. Các nhân tố trong nội bộ nền kinh tế - Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội: Đây là một nhân tố quyết định rất lớn tới việc hình thành một cơ cấu đầu tư. Các hoạt động đầu tư cuối cùng cũng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của con người do đó ở đâu có nhu cầu tiêu dùng nhiều mặt hàng gì thì tự khắc ở đó sẽ xuất hiện các nhà đầu tư bỏ vốn để sản xuất mặt hàng đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy khi xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý thì chúng ta khkông thể không quan tâm tới nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. - Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn: Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng sẽ khác nhau do đó nhà nước sẽ có những định hướng khác nhau cho hoạt động đầu tư, do đó sẽ hình thành nên cơ cấu đầu tư khác nhau. - Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước: Phát huy tốt, hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước luôn là mục tiêu hàng đầu của hoạt động đầu tư. Do đó nhân tố này sẽ có tác động đến cơ cấu đầu tư. - Cơ chế quản lý: Với những vùng mà cơ chế quản lý đầu tư thông thoáng, hiệu quả, đồng bộ thì bao giờ cũng là nơi thu hút được nhiều nhà đầu tư. Và ngược lại những vùng nào mà có cơ chế quản lý quan liêu, thủ tục dườm dà, cồng kềnh thì các nhà đầu tư sẽ rất ngại đầu tư vào những vùng đó. 2.3.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài - Xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của khu vực và thế giới:Trong thời đại hiện nay nền kinh tế thế giới đang có nhiều thay đổi lớn. Quan hệ đối đầu nay đã chuyển sang đối thoại, hợp tác cùng phát triển. Xu thế hiện nay là có rất nhiều các khu vực, các tổ chức, liên kết giữa các quốc gia, các khu vực để cùng hỗ trợ nhau trong việc phát triển kinh tế – xã hội được hình thành. Chính vì vậy không một quốc gia nào có thể đóng cửa một mình mà phát triển kinh tế. Muốn có sự phát triển thì các quốc gia phải tăng cường hợp tác với các nước khác trên thế giới. Do đó Xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của khu vực và thế giới ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung trong đó có hoạt động đầu tư, vì vậy nó tác động tới cơ cấu đầu tư của mỗi quốc gia. - Thị trường quốc tế: Hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường quốc tế. Đây lại là những nhân tố ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của các kết quả của hoạt động đầu tư, do đó nó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và cơ cấu đầu tư. 2.4. Phân loại cơ cấu đầu tư 2.4.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngay càng đa dạng hơn, phù hợp hơn với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trên phạm vi một quốc gia, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ánh khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả cao mọi nguồn vốn đầu tư, là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư. -Nguồn vồn đầu tư trong nước: vốn khu vưc nhà nước, vốn khu vực tư nhõn, thị trường vốn… -Nguồn vốn ngoài nước: ODA, FDI, tớn dụng thương mại quốc tế, thị trường vốn quốc tế 2.4.2. Cơ cấu vốn đầu tư Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng thể vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án. Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm tỷ trọng cao. Trong thực tế, có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như cơ cấu vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư; cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, những chi phí tạo ra tài sản lưu động và những chi phí khác (chi phí quảng cáo, tiếp thị...); cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư... 2.4.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành: Quy định tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư xã hội vào các ngành kinh tế, qua đó quyết định quan hệ tỷ lệ về vốn giữa các ngành và cuối cùng quyết định quan hệ qua lại giữa các ngành về mặt định tính cũng như định lượng. Như vậy cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế là tổ hợp đầu tư cho các ngành, hợp thành các tương quan tỷ lệ về mặt số lưọng và các mối quan hệ về mặt chất lượng giữa các bộ phận đầu tư theo ngành của nền kinh tế quốc dân. Các ngành hợp thành trong nền kinh tế có thể dựa vào đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của nó, bao gồm các ngành: công nghiệp (gồm cả xây dựng cơ bản), nông- lâm- ngư nghiệp, dịch vụ,... Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổi mới đã chuyển theo hướng đầu tư mạnh cho công nghiệp, ưu tiên cho nông nghiệp nông nghiệp nông thôn và phát triển hạ tầng cơ sở cũng như các lĩnh vực xã hội khác. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng vốn đầu tư xã hội đã tăng từ 8,5% thời kỳ 1991-1995 lên 11,37% trong thời kỳ 1996-2000. Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp tăng từ 28,3% năm 1991 lên 46% năm 1999. Vốn đầu tư phát triển giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng bình quân 15,11% trong tổng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 10 năm 1991-2000 và có xu hướng tăng từ năm 1991 đến năm 1999. Vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực khoa học, giáo dục- đào tạo, y tế- xã hội, văn hoá- thể thao chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội nhưng vẫn có xu hướng tăng từ 4,71% năm 1991 lên 6,4% năm 2000. 2.4.4 Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương vùng lãnh thổ Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian, nó phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng lãnh thổ được xem xét là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và những cân đối lớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành. ở nước ta thời gian qua, vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Trong 5 năm 1991-1995, tỷ trọng vốn đầu tư vào vùng đồng bằng sông Hồng trong tổng vốn đầu tư phát triển là 26,9% và trong thời kỳ 1996-2000 là 26,5%. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc, tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư phát triển chỉ chiếm 7,3% trong thời kỳ 1991-1995 và 7,7% trong thời kỳ 1995-2000. Sự chênh lệch về tỷ trọng vốn đầu tư giữa các vùng chưa có xu hướng thu hẹp lại. Nếu thời kỳ 1991-1995 sự chênh lệch vốn đầu tư giữa vùng lớn nhất (vùng miền Đông Nam bộ) và vùng thấp nhất ( Tây Nguyên) là 23,4%. Sự chênh lệch cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có nguy cơ tụt hậu, chậm phát triển. 2.4.5. Cơ cấu đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế Vốn đầu tư xã hội sẽ được phân bổ cho các thành phần kinh tế nhằm phát huy tất cả những mặt mạnh của các thành phần kinh tế đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát huy hiệu quả hoạt động đầu tư nói riêng. ở nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế, mỗi thành phần kinh tế đều có những tác dụng nhất định. Nếu biết tận dụng những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của các thành phần kinh tế này thì chúng ta có thể phát huy tốt nội lực của mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Muốn vậy phải có được một cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế một cách hợp lý. Hiện nay chúng ta đang khuyến khích đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế. Và xu hướng là tăng tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng đầu tư của kinh tế nhà nước. II. Lý luận về cơ cấu đầu tư hợp lý 1. Cơ cấu đầu tư hợp lý. Có thể hiểu cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật khách quan, các đIều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của từng giai đoạn và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng cơ sở, nghành, vùng và toàn nền kinh tế. 2. Tác động của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế. Trên quan điểm kinh tế vĩ mô, đầu tư cơ bản với chức năng quan trọng tác động trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội và do đó làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Như vậy cơ cấu đầu tư có mối quan hệ mật thiết với cơ cấu kinh tế. Mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế thể hiện ở chỗ: Nếu cơ cấu kinh tế hướng vào mục đích cần đạt được của nền kinh tế thì đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý theo mục đích hướng tới của nó. Như vậy cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư là điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế theo từng giai đoạn cụ thể. Cả cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư đều hướng vào mục đích chung là đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội trên cơ sở phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Sự tác động của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế được thể hiện trên các nội dụng sau: -Sự thay đổi về số tuyệt đối hoặc tỷ trọng vốn đầu tư trong mỗi ngành sẽ làm thay đổi sản lượng của ngành đó, và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳ thuộc vào động thái tăng trưởng của mỗi ngành, động thái sản lượng của các ngành khác nhau, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng lớn. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi ngành không chỉ thuộc vào khối lượng gia tăng vốn đầu tư mà còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. Nghĩa là vốn đầu tư được sử dụng phải phù hợp với các nguồn đầu vào khác như lao động, tài nguyên,công nghệ, phải đảm cho phép phát huy được các lợi thế so sánh của các ngành. Như vậy mức độ ảnh hưởng của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế tuỳ thuộc vào hiệu quả đầu tư trong nội bộ mỗi ngành. - Do các nhân tố sản xuất trong nội bộ ngành luôn có xu hướng vận động không ngừng, làm thay đổi hiệu quả kết hợp trong quá trình sản xuất, vì thế có thể nói không thể có một cơ cấu đầu tư cố định cho mọi thời kì theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế tối ưu. Vì vậy việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư là một việc làm thường xuyên, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa và chịu tác động mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. - Do đầu tư là quá trình có độ trễ về thời gian và độ dài của thời gian trễ thường khác nhau giữa các ngành. Hiệu quả tác động của cơ cấu đầu tư đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế chỉ diễn ra khi vốn đầu tư được phát huy hiệu quả trong sản xuất xã hội. Mặt khác trong điều kiện kinh tế thị trường mở, ở các nước đang phát triển như nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, lượng cung còn nhỏ bé, thì cơ cấu đầu tư tác động vào cơ cấu kinh tế không chỉ trực tiếp thông qua việc làm biến đổi cơ cấu tổng cung mà còn thay đổi tổng cầu trong thời gian xa hơn. Từ hai nhận định này cho thấy trong mối quan hệ qua lại giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế có tính độc lập tương đối. Nhận định này đòi hỏi khi bố trí cơ cấu đầu tư không chỉ xem xét sự tác động trực tiếp, trước mắt mà cần phải có cách nhìn chiến lược lâu dài hơn. Có như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu định hướng được thực hiện một cách có hiệu quả. -Và cuối cùng, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu đầu tư được hình thành từ hai lực tác động: thị trường và định hướng của nhà nước. Dưới tác động của thị trường, việc phân bổ đầu tư vào đâu, nhằm sản xuất cái gì và lựa chọn công nghện nào là do tác động của giá cả trên cơ sở quan hệ cung cầu. Điều đó dẫn đến xu hướng tự phát hình thành cơ cấu đầu tư và theo đó tự phát hình thành cơ cấu kinh tế. Song nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể khắc phục được mặt hạn chế đó của cơ chế thị trường bằng việc sử dụng một hệ thống chính sách công cụ để định hướng các thành phần kinh tế theo mục tiêu đã định. Để làm được điều đó, nhà nước trên cơ sở quy hoạch một cách khoa học, cần hoạch định hệ thống chính sách phù hợp nhằm khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư nhằm vào việc hình thành một cơ cấu kinh tế tối ưu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 3. Tính tất yếu khách quan phải chuyển dich cơ cấu đầu tư sao cho hợp lý Tăng trưởng kinh tế là tăng quy mô sản lượng đầu ra của nền kinh tế tính bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), thực chất là nâng cao tiềm lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi mức gia tăng quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào và hiệu quả sử dụng chúng. Trong các yếu tố đầu vào và hiệu quả sử dụng chúng. Trong các yếu tố đầu vào, thực tế phát triển của các nước đi trước với nhưng điều kiện tương đồng cho thấy vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trong nhất. Là một nước nghèo như nước ta, sự thiếu vốn đầu tư cho phát triển lại càng nổi lên như một cản trở chủ yếu đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, về mặt này có đòi hỏi đặt ra một cách nghiêm khắc với nền kinh tế: Một là, phải tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn bên trong và bên ngoài, của nhà nước cũng như mọi thành phần kinh tế cho mục tiêu tăng trưởng. Hai là, khi đã có vốn, phải quản lý và sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả nợ nần như một số nước đã gặp phải trong lịch sử. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng trên giác độ quản lý vĩ mô thì trước hết và quan trọng hơn hết là phân bổ vốn vào đâu, theo số lượng và tỷ lệ như thế nào. Nói một cách khác cần sử dụng vốn theo một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Một cơ cấu đầu tư tối ưu cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo tăng trưởng nhanh. Song, cơ cấu đầu tư không phải là bất biến, cung như cơ cấu kinh tế không phải là cố định. Sở dĩ như vậy là vì cơ cấu đầu tư phụ thuộc nhiều nhân tố và các nhân tố đó lại luôn vận động và phát triển. Sự thay đổi của cơ cấu đầu tư và sự tác động của nó đến cơ cấu kinh tế diễn ra một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại theo hướng tiệm cận đến những cơ cấu kinh tế tối ưu. Quá trình thay đổi đó mang tính chất khách quan, dưới tác động của các quy luật kinh tế. Thông qua việc nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc cơ chế tác động của các quy luật kinh tế mà nhà nước có thể định hướng, điều tiết quá trình thay đổi cơ cấu đầu tư sao cho hợp lý và hướng vào mục tiêu kinh tế- xã hội đã được trù định Chươ._.ng II: Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua. I. Nội dung Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình đầu tư nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Thời kỳ 1986 –1990 vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hàng năm gần 8%, thời kỳ 1991 – 1995 tăng 29,1% và thời kỳ 1996 –2000 tăng khoảng 17%, trong đó có một số năm tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư đạt trên 40%, riêng năm 1993 đạt 46,7%. Đây là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua. 1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn Trong những năm vừa qua nhà nước đã có những chính sách huy động tổng lực các nguồn vốn đầu tư. Thời kỳ 1991-1995 tổng số vốn đầu tư phát triển huy động được là 229.300 tỷ đồng tương đương với 20,8 tỷ USD. thời kỳ 1996-2000 tổng số vốn đầu tư phát triển huy động được khoảng 430.000 tỷ đồng, tương đương với 37 tỷ USD. Năm 2003 quy mô vốn đầu tư đạt trên 217.000 tỷ đồng (tương đương 35,8% GDP). Cơ cấu nguồn vốn ngày càng được đa dạng hoá. 1.1. Nguồn vốn trong nước. 1.1.1. Nguồn vốn từ khu vực nhà nước a. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn mà nhà nước có thể trực tiếp kế hoạch hoá và điều hành, cũng là nguồn vốn có tác dụng tạo ra các công trình trọng điểm của đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có tác dụng là nguồn vốn mồi để tu hút các nguồn vốn khác. Nguồn vốn ngân sách tập trung hiện chiếm trên 10% tổng vốn đầu tư xã hội và nó phụ thuộc vào cân đôi thu- chi ngân sách. Nhìn chung trong giai đoạn 1996-2000 so với giai đoạn 1991-1995 thì tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vẫn tăng lên 1,67 lần. Trong đó vốn nhà nước tăng 2,34 lần (Vốn ngân sách tăng 1,85 lần). Theo số liệu do tổng cục thống kê đưa ra đánh giá tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2000 vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 1990: 24,8%; năm 1991: 14,3%; năm 1999: 25,2%; năm 2000: 23,2%. Về nguồn thu trong nước chiếm phần quan trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nước và đóng góp vào nguồn thu NSNN ngày càng cao. Năm 1990 thu trong nước chiếm khoảng 75,9% NSNN, năm 1998: 97,2%; năm 1999: 97,3%; năm 2000 chiếm khoảng 97,5% NSNN. Tổng thu NSNN tám tháng đầu năm 2003 đạt 70,3% so với dự toán cả năm, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước (Trong đó thu từ kinh tế quốc doanh đạt 62%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 69,7%). Tuy nhiên tỷ lệ thu NSNN trên GDP giảm dần từ năm 1997, đặc biệt này giảm xuống còn 17,4% năm 1999 và năm 2000 giảm tiếp xuống còn 16,9% GDP. Về cơ cấu NSNN đã chuyển trọng tâm ưu tiên phát, đảm bảo tăng nhanh hơn cho chi thường xuyên. Tỷ lệ đầu tư phát triển tăng 22,5% năm 1991 lên 25,5% năm 1999 bằng khoảng 30% tổng thu NSNN. Tổng chi NSNN tám tháng đầu năm 2003 đạt 64%so với dự toán, tăng 13,1 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt khoảng 61,2% dự toán và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2002; chi cho giáo dục đào tạo tăng 6,3%; chi cho y tế tăng 5,9%; chi cho khoa học- công nghệ-môi trường tăng 8,9%; văn hoá thông tin tăng 5,2%. Nước ta cũng tiến hành phân cấp NSNN cho các chính quyền địa phương, phát huy và động viên được tính chủ động của các địa phương, khuyến khích các địa phương chăm lo nuôi dưỡng để tăng nguồn thu. Đồng thời cũng đảm bảo để bội chi ngân sách nhà nước liên tục được kiềm chế ở mức thấp (dưới 5% GDP trong 10 năm chiến lược). b. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cơ chế tín dụng đầu tư của nhà nước là một phần quan trọng trong chính sách đầu tư của Việt Nam. Hơn 15 năm qua cùng với những thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư nói chung, nhà nước đã chuyển mạnh từ cơ cấu đầu tư trực tiếp theo kiểu “cấp phát – thu nộp” có tính bao cấp trước đây sang cho vay và thu hồi vốn, vay vốn trong nước và nước ngoài. Những thay đổi trong cơ chế tín dụng đầu tư nói riêng và trong chín sách đầu tư nói chung của Việt Nam thời kỳ đổi mới đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Đảng ta đã xác định đất nước chuyển sang một thời kỳ mới đẩy mạnh CNH,HĐH trong bối cảnh hội nhập với thế giới và khu vực. Từ năm 1990 đánh dấu bước chuyển cơ bản trong lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm vốn đầu tư. Chính phủ cho vay hỗ trợ đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng dự án cần được tập trung khuyến khích. Nhiều đòn bẩy tín dụng như thời hạn vay trả, thế chấp, bảo lãnh... được áp dụng. Do vậy sau hơn 10 năm tổng vốn đã huy động được trong nước tăng lên hơn 100 lần. Về quy mô, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước tăng qua các năm ( theo gía hiện hành năm 1999) được thể hiện: Năm 1990, tổng vốn vay là 300 tỷ đồng; năm 1991: 959 tỷ đồng; năm 1999 lên đến 8374 tỷ đồng; đến năm 2003: 28500 tỷ đồng. Các nguồn vốn tín dụng của nhà nước đã hỗ trợ tích cực trong việc tăng năng lực sản xuất của một số nghành sản xuất then chốt. Từ năm 1991 đến 1997 vốn ưu đãi đầuu tư đã góp phần đưa công suất phát điện đạt 1769 MW; đường dây dẫn điện các loại đạt 28048 km; sản xuất thép tăng 1,53 triệu tấn; chế biến đường tăng 21,5 vạn tấn; phân bón, hoá chất tăng 650 nghìn tấn; xi măng tăng 5 triệu tấn; diện tích cà fê tăng 100 nghìn ha; diện tích chè tăng 9000 ha... Trong những năm gần đây, tổng vốn tín dụng nhà nước chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nguồn vốn khác. Năm 2000 vốn tín dụng đầu tư chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2003 chiếm khoảng 13,13%. Dự tính giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 khả năng huy động từ tín dụng nhà nước chiếm 14%. c. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước Nguồn vốn này được hình thành từ vốn sở hữu tiết kiệm của doanh nghiệp nhà nước, đi vay, phát hành cổ phiếu, tài trợ của NSNN. Từ năm 1992 trở lại đây, nhà nước ta đã có chủ trương chuyển các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả thành các công ty cổ phần mà một trong nhữngmục tiêu chính là tăng cường năng lực và tài chính của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đã đem lại hiệu quả tốt và quy mo vốn của doanh nghiệp đã tăng 300% so với trước khi cổ phần hoá và lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế đã tăng 3055. Đến năm 1999 đã cổ phần hóa được 500 DNNN. Vào giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đã tăng 12,2% so với giai đoạn 1991-1995 và dự tính giai đoạn 2001-2005 chiếm khoảng 19% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo báo cáo tài chính doanh nghiệp (5/2002) cho biết: các DNNN sử dụng 75% TSCĐ, 50%-70% tổng lượng tín dụng NHNN, hơn 70% tổng vốn vay từ nước ngoài và đã đóng góp hàng năm khoảng 39% GDP cả nước, 20% tổng vốn đầu tư tòan xã hội, 25% tổng thu NSNN. Do vậy vai trò của các DNNN được khẳng định trong nền kinh tế. Tuy nhiên quy mô của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn quá nhỏ. Theo số liệu hiện nay các DNNN của ta có quy mô vốn bình quân dưới 10 tỷ VNĐ và thực tế hoạt động của các DNNN còn yếu, chậm đổi mới. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính 1999 có tới 1/3 tổng số vốn DNNN không đầu tư vào kinh doanh, trong khi đó tình trạng không đủ vốn kinh doanh còn phổ biến ở các doanh nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ và số lượng doanh nghiệp đóng góp vào NSNN không nhiều. Năm 1995, tổng nợ của DNNN lên tới 297.000 tỷ đồng, các khoản này trong thời gian dài đã đe doạ sự ổn dịnh của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tới các công ty làm ăn có hiệu quả cho đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm mặc dù từ năm 2000 đến năm 2001 chính phủ và ngân hàng nhà nước đã có nhiều nỗ lực để điều chỉnh. Năm 2000 tổng hợp từ 5.429 DNNN có tới 3.233 doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, nhiều doanh nghiệp có hàng tồn kho ứ đọng, không cần dùng chiếm 34% nguồn vốn kinh doanh, nợ phải thu không thu được (khó thu) chiếm 38,5% vốn lưu động. Tình trạng bị chiếm dụng vốn khá phổ biến. Sau đây là bảng số liệu về: Mức đóng góp vốn đầu tư xã hội theo nguồn vốn của khu vực nhà nước trong giai đoạn (1990-2000). Đơn vị: % 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 -Tổng số (tỷ đồng) -Vốn đầu tư của nhà nước (%) trong đó: + NSNN +Tín dụng nhà nước + DN Nhà nước 7581 40,2 24,8 0 15,4 13470 38,0 14,3 8,7 14,9 24736 35,1 24,1 3,8 7,2 42167 44,0 27,5 7,0 9,5 54296 38,3 15,3 8,5 14,5 68046 38,3 19,9 4,5 13,8 79367 45,2 20,8 10,4 13,9 96870 48,1 21,2 13,1 13,7 97336 54,0 22,8 10,5 20,7 10377 61,5 25,2 14,2 22,1 120600 61,9 23,2 20,5 18,2 (Nguồn: Tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam 10 năm (1991-2000). Tổng cục thống kê). 1.1.2.Nguồn vốn từ khu vực tư nhân Trong phần này chúng ta chỉ xét đến nguồn vốn của tư nhân và của dân cư. Theo số liệu do tổng cục thống kê đưa ra về tình hình giai đoạn 1991-2000: năm 1991 vốn dân cư đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội là 35,9%, đến năm 1996 là 20,2% và năm 1998 còn 17,4%. Vốn đầu tư phát triẻn cuả dân cư năm 1999 đạt 25,9 nghìn tỷ đồng chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 82% tổng số vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2000 các chỉ tiêu tương ứng nêu trên là 29,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 81,5% tổng vốn đầu tư khu vực quốc doanh. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% tổng vốn đầu tư này được giành cho phát triển sản xuất kinh doanh. 50% còn lại tương ứng 13-14 tỷ đồng mỗi năm dùng cho xây dựng nhà ở của các hộ dân cư. Theo tính toán sơ bộ năm 2000 nguồn vốn tồn đọng trong dân (ngoài số tiền gửi ngân hàng,số tiền đã đầu tư trực tiếp...) lên đến 40 nghìn tỷ đồng. Chính vì vậy cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi và tạo niềm tin để người dân tự đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời thành lập hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để từ đó có thể cho vay lại đối với các thành viên có nhu cầu. Tính đến ngày 31/12/2001 toàn bộ hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã huy động được 2400 tỷ đồng, trong đó quỹ tín dụng cơ sở huy động được 2000 tỉ đồng, quỹ tín dụng trung ương được 400 tỷ đồng. Việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phải được thực hiện hợp lý hơn. 1.2. Nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn nước ngoài chính là dòng lưu chuyển vốn quốc tế và biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Quan điểm thu hút điểm thu hút đầu tư nước ngoài là nhất quán, lâu dài được cụ thể hoá trong các qui định luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản có liên quan Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào đầu tư phát triển nền kinh tế. Chỉ riêng nguồn vốn FDI cho đầu năm 2001 có 3.260 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký (cả cấp mới và tăng vốn) trên 44 tỷ USD; trên 2600 dự án đang còn hiệu lực với số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt gần 20 tỷ USD, chiếm 44,5% số vốn đăng ký, trong đó vốn thực hiện của phía nước ngoài đạt gần 18 tỷ USD. Khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra trên 12% GDP, trên 34% giá trị sản xuất công nghiệp, xấp xỉ 7% nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho gần 35 vạn lao động trực tiếp đồng thời mang lại công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tạo ra một số ngành sản xuất mới cho Việt Nam. Đầu tư nước ngoài ngày càng khởi sắc, năm 2003 vừa qua cả nước có 620 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.560 tỷ USD bằng 87,3% số dự án và bằng 113,8% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm trước. Có khoảng hơn 79% số dự án mới do các địa phương, các bản quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cấp phép. Đặc biệt một số dự án có quy mô lớn: Công ty TNHH Sài Gòn sport city với VĐT cam kết 130 triệu USD; dự án sản xuất đĩa trắng CD, VCD, DVD ... của Hồng Kông tại khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng) với VĐT cam kết xấp xỉ 40 triệu USD.... 1.2.1.Nguồn vốn ODA ODA xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước công nghiệp đã thoả thuận sự giúp đỡ dưới dạng hỗ trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi cho các nước đang phát triển. Trong những năm qua đảng và nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Nhờ vậy nước ta đã thành công trong việc thu hút nguồn vốn phát triển hỗ trợ chính thức phục vụ chiến lược ổn định kinh tế – xã hội. Kể từ năm 1993 đến năm 2000 Việt Nam đã tổ chức được tám hội nghị các nhà tài trợ với tổng số vốn cam kết là 17,54 tỷ USD. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 300 tổ chức quốc tế và phi chính phủ đang hoạt động. Tình hình cam kết ODA giai đoạn 1993 – 2000. Đơn vị: tỷ đồng Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Mức vốn cam kết 1,81 1,94 2,26 2,43 2,4 2,2 2,1 2,4 (Nguồn: giáo trình kinh tế đầu tư) Mức vốn cam kết này bao gồm cả các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Hầu hết nguồn vốn ODA tập trung vào phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng trưởng xoá đói giảm nghèo bao gồm: giao thông vận tải, cấp thoát nước, giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ – môi trường, y tế – xã hội, năng lượng, thuỷ lợi, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản. 1.2.2.Nguồn vốn FDI Từ cuối thập kỷ 70, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở nên quan trọng đối với tăng trưởng của một số nền kinh tế đang phát triển. Trung bình giai đoạn 1981-1985 mỗi năm có khoảng 13 tỷ USD FDI vào các nước đang phát triển, tốc độ tăng trung bình 26%/năm; giai đoạn 1986-2000 các chỉ tiêu tương ứng là 25 tỷ USD và 16%/năm. ở Việt Nam sau gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, nguồn vốn FDI đã góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như điện lực, dầu khí... FDI ở Việt Nam bình quân là 3,7 tỷ USD/năm cung cấp khoảng 65% vốn đầu tư toàn xã hội, xấp xỉ 19% GDP của Việt Nam. Tính từ năm 1988-2000 trên phạm vi cả nước đã có 3251 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 44.587 triệu USD. Và trong giai đoạn 1988-2000 phân theo hình thức đầu tư , nước ta cũng thu hút được một lượng lớn vốn FDI vào sản xuất đầu tư phát triển Số liệu kinh tế xã hôi Việt Nam 2002 –kế hoạch 2003 –tăng trưởng và hội nhập (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị: triệu USD STT Hình thức đầu tư số dự án Tổng VĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 2 3 4 BOT Hợp đồng hợp tác kinh doanh DN 100% vốn nước ngoài DN liên doanh 6 157 2417 1.089 1.332.975.000 3.870.280.224 14.202.336.482 19.69.154.173 411.385.000 3.300.263.330 6.298.792.563 8.013.273.547 216.941.200 3.761.554.367 6.725.903.405 10.034.903.814 Tổng 3.669 39.104.745.879 18.023.678.710 20.739.302.795 Trong đó nguồn vốn cho xây dựng cơ bản là chủ yếu chiếm 70% số dự án với 68,7% vốn đăng ký (năm 2003). Tuy nhiên FDI cũng trải qua những biến động do sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế – chính trị – xã hội: - Giai đoạn 1991-1997 FDI tăng trưởng nhanh góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội. + 1991-1995: 16 tỷ vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng cao, vốn thực hiện đạt 7,153 tỷ USD bằng 32% tổng vốn đầu tư của cả nước. năm 1995 tăng gấp 3 lần so với năm 1991. + 1996-1997: FDI tiếp tục tăng thêm 15 tỷ vốn đăng ký và 6,06 tỷ vốn thực hiện - Giai đoạn 1998-2000: đây là thời kỳ suy thoái FDI do ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế – xã hội năm 1997 trong khu vực. Năm 1998 vốn đăng ký là: 3,897 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,4 tỷ USD Năm 1999 vốn đăng ký là: 1,586tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,2 tỷ USD Năm 2000 vốn đăng ký là: 1,973 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,2 tỷ USD - Giai đoạn 2001 cho đến nay: FDI đang dần được phục hồi Năm 2001 vốn đăng ký là: 2 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,3 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước. Năm 2001 vốn đăng ký là: 1,4 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,35 tỷ USD Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu 1991-1997 1998 – 2000 2001 đến nay 1. Vốn đăng ký 2. Vốn thực hiện 16 7,153 31 13,213 3,897 2,4 1,568 2,2 1,973 2,2 2 2,3 1,4 2,35 (Nguồn: Báo đầu tư - 22/12/2003). 2. Cơ cấu vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ năm 1995 đến nay ngày càng tăng cao. Từ 60,75 ngàn tỷ đồng năm 1995 lên 67,49 ngàn tỷ đồng năm 1996; 79,2 ngàn tỷ đồng năm 1997; 75,58 ngàn tỷ đồng năm 1998; 80,08 ngàn tỷ đồng năm 1999 và đến năm 2003 vừa qua quy mô vốn đầu tư vượt hơn 217 ngàn tỷ đồng (chiếm khoảng 35,8% GDP). Nếu so với năm 1995 thì năm 1996 tăng 11,1%; năm 1997 tăng 30,4%; năm 1998 tăng 24,4%; năm 1999 tăng 31,8%. Tính chung tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện cả giai đoạn 1996-2000 thì cả nước đạt 394,1 ngàn tỷ đồng, tăng 66,7% so với cả giai đoạn 1991-1995. Trong đó vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được chia làm ba bộ phận: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. (theo tạp chí: “con số và sự kiện” số 1+2/2003). 2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa TSCĐ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ ngày càng được đa dạng hoá về nguồn huy động, quy mô của các nguồn cũng tăng đáng kể. Trước năm 1990 khi còn vận hành theo cơ chế cũ, nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu bằng NSNN. Từ năm 1990 trở lại đây, ngoài nguồn NSNN còn có sự tham gia của các nguồn vốn khác. Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB toàn xã hội (trung bình năm). giá hiện hành Tổng cộng 1991-1995 1996-2000 1991-2000 40,546 100(%) 99,589 100(%) 70,067 100(%) Vốn nhà nước Vốn NSNN Vốn tín dụng Vốn của DN 15,840 8,275 2,547 5,018 39 52 17 31 54,715 22,704 14,135 17,875 54 42 25 33 35,278 15,490 8,341 11,446 46 47 21 32 Vốn ngoài quốc doanh Vốn dân cư Vốn của các tổ chức, DN ngoài quốc doanh 13,459 10,876 2,582 37 81 19 21,155 17,394 3,761 22 82 18 17,307 14,135 3,172 29 82 18 3. Vốn nước ngoài 11,246 25 23,720 24 17,483 24 (nguồn: số liệu của tổng cục thống kê) Trong cơ cấu vốn nhà nước, tỷ trọng vốn của DNNN và vốn tín dụng nhà nước có xu hướng tăng thay cho sự suy giảm tương đối của NSNN. Vốn NSNN trong tổng số vốn của nhà nước đã giảm từ 52% trong giai đoạn 1991-1995 xuống còn 42% trong giai đoạn 1996-2000. Tuy nhiên vai trò của nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong tổng đầu tư toàn xã hội. Còn vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư XDCB. Trong giai đoạn 1991-2000 vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 25% mỗi năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành nông nghiệp những năm qua ở mức thấp và có xu hướng giảm xuống. Năm 1991 tỷ trọng vốn đầu tư vào nghành nông nghiệp chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đến năm 2000 tỷ trọng này giảm xuống còn 7%. Đầu tư cho công nghiệp được tập trung khá lớn do đây là nghành được ưu tiên phát triển cho giai đoạn 1991-2000. đặc biệt là đối với công nghiệp xây dựng đã có sự tăng trưởng rõ rệt từ 3% toàn ngành công nghiệp giai đoạn 1991-1995 lên đến 7% giaiđoạn 1996-2000. Dịch vụ vẫn là nghành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội nhưng lại có sự bất hợp lý trong phân bổ. * Vốn đầu tư theo vùng, lãnh thổ: Vùng Đông Nam Bộ cho đến nay vẫn là vùng chiếm tỷ trọng vốn đầu tư XDCB lớn nhất (trung bình 40,5% thời kỳ 1996-2000) và có xu hướng gia tăng. Trong khi đó vùng Tây Bắc là vùng có tỷ trọng thấp nhất (chiếm 1% tổng vốn đầu tư XDCB. Cơ cấu đầu tư XDCB theo lãnh thổ (trung bình năm) đơn vị: % cả nước 1996 100 1997 100 1998 100 1999 100 2000 100 ĐBSH ĐB TB BTB DHMT TN ĐNB ĐBSCL 16 3 1 4 3 2 36 9 22 3 1 4 4 2 38 10 17 4 1 6 5 2 45 11 16 5 1 6 5 2 42 12 17 5 1 6 5 2 41 13 2.2. Vốn lưu động bổ sung: Bao gồm những khoản đầu tư mua sắm tài sản cố định tăng hơn năm trước. Vốn lưu động bổ sung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 131,2 nghìn tỷ dồng thì vốn lưu động bổ sung chỉ chiếm khoảng 8,7% tương đương với 11,4 nghìn tỷ đồng trong khi vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ là 12,3 nghìn tỷ đồng chiếm 85,6%; còn vốn đầu tư phát triển khác là 7,5 nghìn tỷ đồng chiếm 5,7%. Tuy nhiên vốn lưu động của doanh nghiệp mới chỉ được đánh giá trên hai nguồn cơ bản đó là từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiệp nước ngoài. 2.3. Vốn đầu tư phát triển khác: Bao gồm chi phí thăm dò, khảo sát và quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (như dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 773 phủ xanh đất trồng ven sông, ven biển...). Ngoài ra còn có các chương trình về nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực... Cơ cấu vốn cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. ước tính năm 2000 vốn đầu tư phát triển khác đạt 8,9 nghìn tỷ đồng chiếm 6% và tăng 18,1% so với năm 1999 với tổng số vốn là 7,5 nghìn tỷ đồng chiếm 5,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. (nguồn con số và sự kiện số 1/2001) 3. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 3.1. Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp một vài năm trở lại đây tăng cao đánh dấu ch sự phục hồi của công nghiệp đặc biệt là từ giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây, cụ thể: đơn vị: % năm 1996 1997 1998 1999 2001 2002 2003 Tốc độ tăng trưởng CN(%) 14,2 13,8 12,5 11,6 14,5 14,5 16 Trong đó, gía trị sản xuất CN năm 2001 ước đạt 228798 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) tức là tăng 14,5% so với năm 2000. Nét nổi bật trong sản xuất CN là khu vực ngoài quốc doanh tăng cao hơn so với khu vực nhà nước. Chỉ riêng 4 năm qua khu vực ngoài quốc doanh tăng 10 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 19,5% (2001); 18,3% (2000) và năm 1999 là 10,9% , cho đến năm 2003 vừa qua là 18,7% đứng đầu trong ba khu vực: khu vực doanh nghiệp nhà nước (12,4%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,3%) (theo số liệu của tạp chí : “ nghiên cứu kinh tế” số 285 tháng 2/202) Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định với tốc độ khá cao, tăng 13,8%, giá trị sản xuất công nghiệp toàn khu vực đạt 82.027 tỷ đồng chiếm 35,9% tổng giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá so sánh năm 1994). Theo số liệu thống kê năm 2001 thì đến năm 2003 khu vực này vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ ước tăng 18,3%. đứng thứ 2 trong 3 khu vực, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng 15,1% đạt được năm 2002. Nếu không kể dầu khí (6,2%) thì tốc độ tăng của khu vực này là 22,4%. Tỷ trọng của khu vực này đạt 36,2% toàn ngành công nghiệp, tăng hơn so với 35,5% năm 2002 và gấp 1,5 lần tỉ trọng năm 1995 (25,1%). Nó đóng góp 40,6% giá trị sản xuất của toàn nghành công nghiệp trong khi khu vực DNNN – 31%, khu vực ngoài quốc doanh – 28,4%. (tạp chí: “con số và sự kiện” – 3/2003). Giá trị sản xuất công nghiệp 2003 (giá so sánh 1994) ước thực hiện năm 2003 (tỷ đ) Năm 2003 so với 2002 Tổng số: phân theo khu vực- thành phần kinh tế - Khu vực DNNN Trung ương Địa phương - Khu vực ngoài quốc doanh 302.990 117.289 78.779 38.516 75.906 109.795 116.0 112.4 112.6 112.0 118.7 118.3 Mức vốn đầu tư vào công nghiệp tập trung vào một số tỉnh, thành phố lớn như: Vĩnh Phúc (93,8%), Đà Nẵng (21,2%), Cần Thơ (20,7%), Khánh Hoà (18,4%), Hà Nội (14,4%), Hải Phòng (14,1%), Phú Thọ (13,4%). (số liệu năm 2001). 3.2. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Sau gần 20 năm đổi mới nông – lâm – ngư nghiệp nước ta đã có bước phát triển khá nhanh và toàn diện không những đảm bảo được an toàn lương thực thực phẩm mà còn cung cấp nhiều nông sản – thuỷ hải sản ... phục vụ cho xuất khẩu với số lượng lớn, chất lượng ngày càng tăng. Sản xuất nông nghiệp năm 2001 tiếp tục phát triển và tăng trưởng theo hướng kinh tế hàng hoá gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất ước đạt 145.507 tỷ đồng (theo giá 1994) Tăng 4,1%;GDP ước đạt 109.765 tỷ đồng (gía hiện hành) tăng 2,6% so với năm 2000. Trong đó thuỷ sản tăng 10,5% (theo số liệu năm 2001). Riêng năm 2003 nông – lâm chiếm gần 18% tổng sản phẩm trong nước, hàng năm sử dụng gần 20 triệu ha đất và rừng, thu hút 72% lực lượng lao động xã hội. Đối với vốn đầu tư cho thuỷ lợi cũng đã tăng lên đáng kể, năm 1998 ở mức 2.800 tỷ đồng; năm 1999 khoảng4.000 tỷ đồng và năm 2000 khoảng 3.800 tỷ đồng. Cả giai đoạn 1991-2000 vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp năm 2000 đã tăng gấp 2 lần năm 1997 và gấp 6 lần năm 1991. Trong cơ cấu hiện nay, vốn đầu tư cho thuỷ lợi chiếm hơn 79% đầu tư toàn ngành. Trong 10 năm 1991-2000 tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi ước tính 20.000 tỷ đồng (1,7 tỷ USD). Trong đó thời kỳ 1991-1995 đạt khoảng14.500 tỷ đồng (500 triệu USD) và giai đoạn 1996-2000 khoảng 14.500 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD) gấp 4 lần số vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 1991-1995. (tạp chí tài chính – tháng 6/2001) Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn trong 10 năm qua đã có sự gia tăng đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 2000, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn ước đạt 65,2 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá năm 1995) tương đương 5,9 tỷ USD chiếm khoảng 10,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Trong đó trong 5 năm 1996-2000 lên tới 21,8%. Như vậy trong 5 năm 1996-2000 đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt là trong 2 năm gần đây nhất tỷ trọng này lên tới 15% (kể cả đầu tư cho thuỷ lợi). Nguồn vốn ngân sách tăng đáng kể cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Xem xét đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản: năm 1990 nguồn vốn này là 402 tỷ đồng (chiếm 17,34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN); năm 1996 đạt 2882,4 tỷ đồng (bằng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN); và đến năm 1998 số vốn này chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN (theo tạp chí tài chính – tháng 6/2001). Ngoài ra cũng phải nói đến nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng góp phần quan trọng. Phương thức đầu tư chủ yêu của nguồn vốn này là hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống cây con, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao cơ sở hạ tầng... Nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển nông nghiệp nữa là FDI. Riêng trong giai đoạn 1987-1994 FDI đầu tư vào trong nông nghiệp đạt 874 triệu USD (chiếm 8,2% tổng nguồn vốn FDI của cả nền kinh tế) và cho đến giai đoạn 1998-2002 (tức là từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến năm 2002) thì có 354 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 1433,3 triệu USD trong đó có 678,9 triệu USD vốn pháp định chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư FDI của cả nước ( tương ứng tỉ lệ 7,69% số dự án, 3,3% số vốn đăng ký và 3,3% vốn pháp định) tức là quy mô bình quân 1 dự án chỉ có 4 triệu USD vốn đăng ký và 1,9 triệu USD vốn pháp định. Nhìn chung, khả năng thu hút vốn còn thấp, số dự án ít, quy mô nhỏ. Tuy nhiên năm 2003 tình hình đã khởi sắc, tốc độ tăng trưởng số dự án và số vốn đầu tư cao so với các năm trước cũng như so với các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Số dự án đạt 68, vốn đăng ký 117,6 triệu USD, vốn pháp định 61,5 triệu USD; so với năm 2002 số dự án tăng 3,8 lần, số vốn đăng ký tăng 3,56 lần, số vốn pháp định tăng 2,65 lần. Trong khi vốn đăng ký của toàn bộ khu vực FDI của Việt Nam năm 2003 chỉ đạt 1512,8 triệu USD giảm 2,9% so với năm 2002. 3.3. Dịch vụ Trong xu hướng vận động hiện nay thì các ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội các ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và đa dạng, phong phú để đáp ứng kịp thời với sự phát triển nói chung. Song song với nó thì vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ cũng tăng. Vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc thời kỳ 1991-2000 là 95,5 nghìn tỷ đồng (tính theo giá năm 1995) tương đương với 8,6 tỷ USD, chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư phát triển 10 năm. Trong đó 5 năm 1991-1995 là 14%, 5 năm 1996-2000 là 15,76%. Tốc độ tăng bình quân 42,9%; thời kỳ 1996-2000 tăng bình quân 7,1%. Vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá trong 10 năm 1991-2000 là gần 30 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 1995) tương đương với 2,7 tỷ USD và chiếm 4,76% tổng vốn đầu tư phát triển (5 năm 1991-1995 là 3,91%; 5 năm 1996-2000 là 5,23%). Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân trong 10 năm là 19,8%, trong đó trong 5 năm 1991-1995 bằng 25,6% và trong 5 năm 1996-2000 bằng 14,2% (Số liệu năm 2001) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành 1988-2000 (tính tới 20/12/2002 – tính các dự án còn hiệu lực) đơn vị: triệu USD TT chuyên ngành số dự án tổng VĐT vốn pháp định đầu tư thực hiện 1 2 3 Công nghiệp Nông-lâm-ngư nghiệp + Nông – lâm + Thuỷ sản Dịch vụ 2.341 484 403 81 754 22.160.753.028 2.422.165.367 2.193.931.436 228.242.931 14.521.836.484 10.257.772.823 1.169.207.406 1.057.187.701 112.019.705 6.596.698.484 13.343.302.692 1.292.122.848 1.188.286.188 103.836.66. 6.103.877.255 4. Cơ cấu đầu tư theo vùng Xem xét sự phân bổ luồng vốn và hình thành nên cơ cấu đầu tư nhìn chung đã có nhiều biến chuyển đáng kể. Đảng và nhà nước chủ trương thực hiện chến lược đầu tư có trọng điểm và phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương và chủ trương nhấn mạnh phát triển ở 6 vùng. Đó là 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Miền trung, Phía Nam và 3 vùng khó khăn hơn là trung du, miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua tỷ trọng đầu tư phát triển của từng vùng trong tổng đầu tư của 6 vùng có sự khác biệt lớn được thể hiện: Bình quân giai đoạn 1996-1999, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đồng Nai, Bà Dịa Vũng Tầu, Bình Dương) chiếm tỷ trọng lớn nhất 51,26% gấp hai lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh) 21,83% và gấp 20 lần vùng Tây Nguyên (2,63%). ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, giai đoạn 1991-2000 được đầu tư 7,6% và còn một số tỉnh thiếu hụt vốn ngân sách như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng thiếu 80%-90% ngân sách. ở khu vực này đô thị hoá chưa phát triển, những đô thị đã có thì trình độ thấp. Tỉ lệ vốn đầu tư vào khu vực này không đều: năm 1998 là 4751,39 tỷ đồng chiếm 6,13% vốn đầu tư phát triển; năm 1999 là 6308,91 tỷ đồng chiếm 7,88%. Khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 1997 có giảm sút so với năm 1996 nhưng đã tăng dần vào các năm sau 1998-1999. Năm 1996 vốn đầu tư vào Tây Nguyên 158484 tỷ đồng, chiếm 3%; năm 1999 đạt 11._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35645.doc
Tài liệu liên quan