MỤC LỤC
ĐỀ TÀI:CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ
Nhóm 7
Lớp Kinh tế đầu tư 49C
LỜI MỞ ĐẦU
Sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều mà các nền kinh tế và mọi quốc gia đều hướng tới, đặc biệt là với một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam hiện nay. Từ những năm đổi mới, kinh tế nước ta đã có nhiều phát huy và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên các nền kinh tế khác trên thế giới đều vận động không ngừng và tác động trực tiếp kinh tế xã hội của Việt Nam, điều đó đòi
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Cơ cầu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi nền kinh tế của chúng ta cần năng động hơn, vững vàng hơn để có thể bắt kịp những bước tiến của kinh tế toàn cầu.
Định hướng của chúng ta trong thời gian tới là tập trung cho đầu tư phát triển nhằm bổ sung và tăng thêm tiềm lực cho mọi hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước. Trong mỗi nền kinh tế, cơ cấu đầu tư được coi là khung xương của đầu tư phát triển, cơ cấu đầu tư có đúng hướng, hợp lí và vững chắc thì hoạt động đầu tư mới đạt hiệu quả, chúng ta mới có thể tiến dần tới các chương trình mục tiêu quốc gia mà trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức sống và bảo vệ môi trường.
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu đã đạt được chúng ta cần phải cố gắng và phát huy nhiều hơn, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Từ đó định hướng và đưa giải pháp nhằm xây dựng cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lí. Lấy đó làm cơ sở để thiết lập một nền kinh tế vững mạnh, đưa Việt Nam tiến xa hơn trong tương lai, có thể khẳng định mình trên trường quốc tế.
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý
I. Cơ cấu đầu tư
1. Khái niệm
Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn...Những yếu tố này có quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại với nhau cả về chất lượng và số lượng, trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế xã hội.
2. Đặc điểm
2.1. Cơ cấu đầu tư mang tính khách quan.
Trong nền kinh tế, cơ cấu đầu tư được thực hiện theo các chiến lược kế hoạch đã được hoạch định trước. Nhưng không vì thế mà cơ cấu đầu tư mất đi tính khách quan của nó. Mọi sự vật hiện tượng đều hoạt động theo các quy luật khách quan. Và trong quá trình sản xuất, cơ cấu đầu tư không ngừng vận động, không ngừng phát triển theo những quy luật khách quan. Quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu đầu tư ở các nước đều tuân theo nhưng quy luật chung. Một cơ cấu đầu tư hợp lý phải phản ánh được sự tác động của các quy luật phát triển khách quan.
2.2. Cơ cấu đầu tư mang tính lịch sử và xã hội nhất định.
Những bộ phận cấu thành của hoạt động đầu tư xác lập được mối quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại lẫn nhau theo không gian và thời gian. Sự tồn tại về số lượng thì có thể chung cho mọi nền sản xuất, nhưng khác nhau về nội dung, cách thức thực hiện các nội dung mối quan hệ đó. Sự khác nhau đó là do các quy luật kinh tế đặc thù của mỗi phương thức sản xuất, trước hết là quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất ấy quy định. Ngay trong các hình thái kinh tế xã hội giống nhau tồn tại ở các nước khác nhau vẫn có sự khác nhau trong hình thành cơ cấu đầu tư. Do đặc điểm riêng của quá trình lịch sử phát triển của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... những xu thế thay đổi cơ cấu chung sẽ được thể hiện qua hình thái đặc thù trong từng giai đoạn lịch sử phát triển của mỗi nước. Vì vậy cơ cấu đầu tư luôn luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội. Sự thay đổi đó gắn với sự biến đổi, phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận trong hoạt động đầu tư và của những mối quan hệ giữa chúng.
3. Phân loại
3.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn còn gọi là cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dự án. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với các chính sách huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Một số loại nguồn vốn chủ yếu:
3.1.1 Nguồn vốn trong nước
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau như thuế, phí tài nguyên, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước... Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư.
Nguồn vốn này giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
b) Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng Nhà nước cũng có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn.
Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn…tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế.
c) Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước.
Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, chống lạm phát...
d) Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư
Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Chúng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Kinh tế dân doanh lại là khu vực phát triển rất nhanh và năng động, tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế.Với việc xây dựng lại các nghành nghề thủ công truyền thống sẽ giải quyết thất nghiệp tại các vùng nông thôn, huy động nhiều nguồn lực xã hội tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với các doanh nghiệp dân doanh, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này có đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Ở một mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3.1.2 Nguồn vốn nước ngoài
a) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao)
Nguồn vốn FDI có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho các nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận vốn nên có thể thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật và công nghệ hay những ngành đòi hỏi cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có vai trò to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình tăng trưởng kinh tế ở những nước tiếp nhận đầu tư.
b) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức (thường gọi tắt là ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay với những ưu đãi hoặc hỗn hợp các khoản trên được cung cấp bởi các nhà nước, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang phát triển và chậm phát triển được tiếp nhận nguồn vốn này.
Đặc điểm của ODA là có tính ưu đãi, mang tính ràng buộc và là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Tuy nhiên nó là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang và chậm phát triển. ODA giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực, giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế và góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước.
c) Nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng thương mại quốc tế
Đây là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc tế với một mức lãi suất nhất định. Sau một thời gian, các nước này phải hoàn trả cả vốn và lãi, các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ thu được lợi nhuận từ lãi suất của khoản vay.
Khi sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại, các nước tiếp nhận vốn không phải chịu bất cứ một ràng buộc nào về chính trị, xã hội, có toàn quyền sử dụng. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt. Và do đây là nguồn vốn cho vay với lãi suất thương mại nên nếu các nước tiếp nhận không sử dụng hiệu quả nguồn vốn này thì có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Đây là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa.
d) Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế
Là nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán trên thế giới, bằng việc bán trái phiếu, cổ phiếu của chính phủ, các công ty trong nước ra nước ngoài. Có thể huy động vốn với số lượng lớn, trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện về tín dụng quan hệ cho vay để gây sức ép với nước huy động vốn trong các quan hệ khác.
Tạo điều kiện cho nước tiếp nhận vốn tiếp cận với thị trường vốn quốc tế . Với việc trực tiếp tham gia thị trường vốn quốc tế, đây sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy TTCK trong nước phát triển trong tương lai. Đối với hình thức huy động này, người đi vay có thể tăng thêm tính hẫp dẫn bằng cách đưa ra một số yếu tố kích thích.
Khả năng thanh toán cao do có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thứ cấp, chính vì vậy hình thức này tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
3.2. Cơ cấu vốn đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án.
Trên thực tế có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như cơ cấu vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, những chi phí tạo ra rài sản lưu động và những chi phí khác như chi phí giành cho quảng cáo, tiếp thị.... Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư. . . .
3.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành
- CCĐT phát triển theo ngành là cơ cấu đầu tư thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành, thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.
- CCĐT phát triển theo ngành thể hiện mối tương quan tỷ lệ trong việc huy động và phân phối các nguồn lực cho các ngành, các nhóm ngành của nền kinh tế, các chính sách và công cụ quản lý nhằm đạt được mối tương quan này.
- CCĐT theo ngành thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.
Có nhiều cách phân loại cơ cấu đầu tư theo ngành. Thường sử dụng ba cách tiếp cận:
+ Phân chia theo cách truyền thống: Nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ với mục đích nhằm đánh giá, phân tích tình hình đầu tư. Nước ta hiện nay đang ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ để đạt được mục tiêu CNH – HĐH của Đảng đề ra. Bên cạnh đó nông nghiệp nông thôn cũng phải được đầu tư phát triển một cách hợp lý vì ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao.
+ Phân chia theo nhóm ngành kết cấu hạ tầng và sản xuất sản phẩm xã hội: Nghiên cứu tính hợp lý của đầu tư cho từng nhóm ngành. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước với một tỷ lệ hợp lý để đạt được tăng trưởng.
+ Phân chia theo khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để duy trì thế cân bằng giữa những sản phẩm chủ đạo và những sản phẩm của các ngành khác. Nhờ đó nền kinh tế phát triển một cách cân đối, tổng hợp và bền vững.
3.4. Cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương
Khái niệm: CCĐT theo địa phương và vùng lãnh thổ là CCĐT vốn theo không gian, nó phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng.
Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh thành phố để hình thành nên vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, Với sáu vùng kinh tế địa phương và ba vùng kinh tế trọng điểm tạo ra khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Bẩy vùng kinh tế :
+ Miền núi phía bắc
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Vùng Bắc trung Bộ
+ Vùng duyên hải miền trung
+ Tây Nguyên
+ Đông nam bộ
+ Đồng bằng sông Cửu Long
Ba vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố nội tại của nền kinh tế, có nhân tố tác động tư bên ngoài, có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển song cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển.Các nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới cơ cấu đầu tư của nền kinh tế :
4.1 Nhóm nhân tố nội bộ nền kinh tế
4.1.1 Thị trường nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Cần khẳng định ngay rằng thị trường và nhu cầu tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Bởi vì thị trường và nhu cầu của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành nghề, cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến lĩnh vực kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên không có bất kì một quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy không có thị trường thì không có kinh tế hàng hóa.
Thị trường là nhu cầu xã hội không chỉ quy định về số lượng mà cả về chất lượng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các vị trí, tỷ trọng của các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế trong cơ cấu đầu tư.
Việc xác định cơ cấu đầu tư cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực kinh tế phải tính đến xu thế tiêu dùng, xu thế hợp tác, cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
4.1.2. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội ngày càng cao, muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các nghành nghề mới, biến đổi lao động từ giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Sự phát triển đó phá vỡ cân đối cũ, yêu cầu hình thành một cơ cấu đầu tư mới với một vị trí, tỷ trọng vốn trong các nghành và khu vực lãnh thổ phù hợp hơn thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động. Vì vậy khi đánh giá trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phải xem xét trên cả 2 khía cạnh :
Thứ nhất: tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động thể hiện:
- Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở hình thành và chuyển dịch CCĐT bền vững và có hiệu quả.Tài nguyên thiên nhiên( khoáng sản, hải sản…) và các điều kiện tự nhiên phong phú và thuận lợi tạo điều kiện cho việc tập trung nguồn lực cho việc đầu tư phát triển các nghành nghề của nền kinh tế. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các yếu tố này phục vụ cho sự phát triển và chuyển dịch CCĐT còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà người ta tập trung đầu tư vào khai thác tài nguyên có lợi thế, trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao và ổn định, nhu cầu thị trường lớn…vì thế sự đa dạng phong phú của các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tư liệu sản xuât dồi dào có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuển dịch CCĐT.
- Dựa trên trình độ phát triển tư liệu sản xuất hiện có để xác định đầu tư vào phát triển các ngành mà nước ta có lợi thế và có điều kiện phát triển mới tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.
Thứ hai: Người lao động
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở trình độ tay nghề, kĩ năng kĩ xảo của người lao động. Nếu trong một nền kinh tế trong nền kinh tế, đến định hướng đầu tư và từ đó làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư hiện tại. Người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ càng cao, khả năng chuyên môn hóa càng cao thì phân công lao động hợp tác quốc tế càng phát triển. Từ đó hình thành kinh tế cơ cấu mở ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ngành nghề
4.1.3. Dân số lao động
Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng trong định hướng đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Nó có tác động lên sự hình thành và chuyển dịch CCĐT. Do vậy phải xem xét trên các khía cạnh:
- Kết quả dân số và trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề đang hoạt động.
- Quy mô dân số, kết cấu dân số và thu nhập của họ có ảnh hưởng lớn đến quy mô và nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
4.1.4. Quan điểm, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn
Cơ cấu đầu tư là biểu hiện tóm tắt nội dung và phương tiện của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù cơ cấu đầu tư vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử nhưng các tính chất đó lại chịu sự tác động và chi phối của nhà nước thông qua các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua các định hướng phát triển, Nhà nước không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất của xã hội, đạt được mục tiêu đề ra mà còn đưa ra các dự án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì Nhà nước trực tiếp tổ chức đầu tư, đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành lĩnh vực trong nền kinh tế.
Cơ chế quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ lại có những thay đổi nhất định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước do đó nó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu đầu tư.
4.1.5. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Các nhân tố này tạo nên lợi thế so sánh cho các vùng bởi vậy nó chi phối một phần cơ cấu đầu tư theo vùng và lãnh thổ bởi cơ cấu đầu tư đặt ra cho từng vùng, từng khu vực phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đó, giúp các vùng phát huy được tối đa lợi thế thì mới trở thành cơ cấu đầu tư hợp lý và có hiệu quả.
4.2.Các nhân tố bên ngoài
Ngoài các nhân tố tác động ở trong nội tại nền kinh tế, cơ cấu đầu tư còn chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài. Đó chính là xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ. Từ khi gia nhập WTO, với nhiều thuận lợi về hội nhập kinh tế thế giới thì Việt Nam không tránh khỏi những thách thức đó là hoà nhập chứ không hoà tan. Xu thế quốc tế hoá giúp nước ta hội nhập dễ dàng hơn nhưng chúng ta cũng phải luôn cảnh giác để đảm bảo năng lực cạnh tranh nhằm hội nhập an toàn.
5. Tác động của cơ cấu đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những quyết định đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế trong tương lai. Nó làm thay đổi số lượng, tỷ trọng của từng bộ phận trong nền kinh tế, đến lượt nó các bộ phận cấu thành nền kinh tế sẽ hình thành nên một cơ cấu mới. Cơ cấu này có hiệu quả và tác động tốt tới nền kinh tế hay không sẽ là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của cả nền kinh tế bởi vậy cơ cấu kinh tế mới này là một yếu tố quan trọng tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế thay đổi là để nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, và những mục tiêu đó có đạt được hay không chính là thước đo cơ bản nhất xác định kết quả, hiệu quả của đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế và nó cho thấy tầm quan trọng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư tác động đến cơ cấu kinh tế trước hết là ở sự thay đổi số lượng các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Do đó tỷ trọng các nghành trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, thứ tự ưu tiên khác nhau và kết quả là hình thành nên một cơ cấu ngành mới. Sau đó sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư làm thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận trong nền kinh tế theo xu hướng ngày càng hợp lý hơn. Các nguồn lực trong nền kinh tế được sử dụng hợp lý. Các ngành liên kết, liên hệ với nhau chặt chẽ. Trong cùng một ngành, các bộ phận cũng có mối quan hệ với nhau và ngày càng hợp lý trong việc phân phối nguồn lực. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều làm tăng hiệu quả cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bởi việc đầu tư vào ngành nào sẽ giúp một phần quan trọng cho ngành đó phát huy lợi thế để cạnh tranh và phát triển.
Cuối cùng hiệu quả của cơ cấu đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế là làm tăng hiệu quả cho từng bộ phận của nền kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khi xem xét hiệu quả của đầu tư tới cơ cấu kinh tế cần xem xét cả hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp đó là khi đầu tư vào riêng từng bộ phận thì bộ phận đó sẽ thu được về sự tăng trưởng mới như tăng giá trị tổng sản lượng, tạo thêm công ăn việc làm…Hiệu quả gián tiếp đó là không chỉ bộ phận nhận sự tác động trực tiếp của đầu tư có được những gia tăng mà những vùng khác, những bộ phận khác cũng phát triển theo. Hoặc trái lại do sự cạnh tranh nguồn lực, tranh chấp thị trường mà kìm hãm sự phát triển triển của các bộ phận khác. Bởi vậy tác động của đầu tư không chỉ riêng đến từng bộ phận của nền kinh tế mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung.
II. Cơ cấu đầu tư hợp lý
1. Cơ cấu đầu tư hợp lý
1.1. Khái niệm
Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các qui luật khách quan, các điều kiện kinh tế-xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.
1.2. Phân loại
1.2.1. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo nguồn vốn
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn được coi là hợp lý khi đảm bảo nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Đối với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển. Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc của cơ chế thị trường. Đảm bảo huy động và sử dụng hiểu quả tất cả các nguồn vốn. Đặc biệt nguồn vốn trong dân cư. Tích cực thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Đối với nguồn vốn trong nước thì tránh lãng phí, thất thoát.
1.2.2. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo vốn
Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm một tỷ trọng khá cao.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta như hiện nay cần tập trung vào:
+ Dành phần lớn trong ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng kết cấu hạ tầng kinh tế kĩ thuật, đặc biệt là các khu kinh tế trọng điểm, vùng nông thôn miền núi có tiểm năng cần được khai thác, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu đã đề ra.
+Tăng ngân sách nhà nước qua các năm cho lĩnh vực đầu tư phát triển khác, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, sức khỏe cho người dân, đào tạo nghề cho người lao động, xây dựng các chương trình hướng nghiệp.
+ Trong các doanh nghiệp, vốn đầu tư tăng tài sản lưu động là rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phải chủ động đảm bào nguồn vốn nay, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn
1.2.3. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành kinh tế
Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng. Trong nội bộ các ngành, tỷ trọng các ngành có hàm lượng chất xám cao và năng suất lao động cao ngày càng lớn. Tỷ trọng các ngành có năng suất thấp giảm đi. Xu hướng chuyển dịch càng nhanh càng tốt.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ đơn giản đến phức tạp.
Để nền kinh tế có thể chuyển dịch theo hướng trên, cơ cấu đầu tư phải chyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng vào các ngành có trình độ kỹ thuật cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng. Giảm dần tỷ trọng vào các ngành có trình độ công nghệ thấp.
1.2.4. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo vùng, địa phương
Cơ cấu đầu tư phát triển hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng. Hay nói cách khác, cơ cấu đầu tư phát triển hợp lý là cơ cấu đầu tư vừa khai thác hiệu quả các năng lực hiện tại, vừa đảm bảo là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Một cơ cấu vùng địa phương được coi hợp lý khi thỏa mãn những nội dung sau:
Cơ cấu đầu tư phát triển vùng kinh tế đảm bảo sự lan tỏa trong một vùng rộng lớn, vừa lôi kéo tất cả các địa phương trong vùng và các vùng phụ cận cùng phát triển
Cơ cấu đầu tư phát triển vùng địa phương phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như của các ngành – địa phương trong từng thời kỳ và đây là cơ sở thực hiện mục tiêu đó.
Cơ cấu đầu tư phát triển vùng địa phương phải khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là cá nguồn lực có lợi thế của vùng. Đó chính là việc tính toán về các lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, về điều kiện tự nhiên và các cơ chế chính sách.
Cơ cấu đầu tư phát triển vùng địa phương phải dựa vào nhu cầu của nền kinh tế, của thị trường là cơ bản, chứ không phải dựa vào khả năng của chủ thể kinh tế -hãy bán những gì mà thị trường cần, chứ không bán nhưng gì mà chúng ta có – đây là vấn đề sống còn của kinh tế thị trường. Đồng nghĩa với vấn đề này là việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển bố trí theo vùng địa phương hợp lý. Làm sao có thể phát huy tối đa sự liên kết, hợp tác giữa các vùng. Tạo nên sự cân đối giữa các vùng và địa phươn
Việc xây dựng được một cơ cấu đầu tư phát triển hợp lý trong vùng kinh tế rất phức tạp, đòi hỏi một thời gian dài, nguồn lực lớn và phải có bước đi phù hợp để hình thành dần theo thời gian. Điều đó cần phải có sự tập trung trí tuệ của toàn đảng, toàn đân ta trong việc xây dựng quy hoạch, chiến lược và các cơ chế, chính sách thực hiện để sớm đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi đến thành công. Hình thành một cơ cấu đầu tư vùng địa phương phù hợp với mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư
2.1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác, phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển. Sự thay đổi không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng.
Thực chất chuyển dịch cơ cấu là sự điều chỉnh cơ cấu vốn, nguồn vốn...phù hợp với mục tiêu đã xác định của toàn bộ nền kinh tế, ngành, địa phương và các c._.ơ sở trong từng thời kỳ phát triển.
2.2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu đầu tư
Trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, nước ta cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng gay gắt, vượt qua nhiều thách thức và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiến tới một thời kỳ phát triển mới. Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế nước ta lại có thêm nhiều cơ hội lớn để phát triển vươn lên, bên cạnh giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra chúng ta cần phải đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định và liên tục đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong đó, theo nội dung của phát triển kinh tế, tăng trưởng cao cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung cơ bản có tính chất quyết định. Tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi việc sử dụng yếu tố đầu vào, đó chính là vốn đầu tư và việc sử dụng vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quả nhất. Chỉ có đầu tư mới làm gia tăng tài sản xã hội đưa đến sự phồn thịnh cho đất nước. Vì vậy phải thiết lập và có chính sách chuyển dịch CCĐT một cách hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất cho nền kinh tế quốc dân. Việt Nam có điểm xuất phát thấp, là nước bắt đầu từ nông nghiệp lạc hậu, khi bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thử thách bên cạnh những cơ hội lớn. CCĐT hiện nay của nước ta còn nhiều bất cập chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư chưa cao, đóng góp cho GDP chưa lớn. Để tiến kịp với sự đòi hỏi của hội nhập và mở cửa phát triển kinh tế thì CCĐT lại càng phải được chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn. Nước ta phải tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, nguồn vốn mọi thành phần kinh tế mang lại tăng trưởng cao cho nền kinh tế. Khi đã có vốn, phải quản lý và sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả sao cho vừa đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế vừa tránh hậu quả nợ nần như một số quốc gia đã gặp phải trong lịch sử. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc vào sự phân bổ vốn vào đâu theo số lượng và tỷ lệ như thế nào là hợp lý và hiệu quả tối ưu nhất. Một CCĐT tối ưu vừa cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa là phương tiện để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo tăng trưởng nhanh. Sự thay đổi của CCĐT và sự tác động của nó đến cơ cấu kinh tế diễn ra một cách thường xuyên, lặp đi, lặp lại theo hướng tiệm cận đến những CCKT tối ưu. Quá trình thay đổi đó mang tính chất khách quan, dưới tác động của các quy luật kinh tế. Thông qua việc nhận thức ngày càng đẩy đủ, sâu sắc cơ chế tác động của các quy luật kinh tế mà nhà nước có thể định hướng, điều tiết quá trình thay đổi CCĐT hướng vào mục tiêu kinh tế - xã hội đã định.
Chương II: Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009
I. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn có thể chia ra làm ba khu vực chính là khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 1986-1990 nguồn vốn khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao do những năm đầu của thời kỳ mở cửa hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính chưa phát triển và gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong việc huy động vốn.
Nhưng bước sang giai đoạn 2000 – 2009 thì cơ cấu này đã có sự thay đổi đáng kể.
Bảng 1: Vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng số
Khu vực
Nhà nước
Khu vực tư
Nhân
Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
2000
151183
89417
34594
27172
2001
170496
101973
38512
30011
2002
200145
114738
50612
34795
2003
239246
126558
74388
38300
2004
290927
139831
109754
41342
2005
343135
161635
130398
51102
2006
404712
185102
154006
65604
2007
532093
197989
204705
129399
2008
637300
184400
263000
189900
2009
704200
245000
278000
181200
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng đóng góp trong vốn đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng, trong đó nguồn vốn từ khu vực tư nhân tăng cao nhất và đã chiếm tỷ trọng cao hơn khu vực Nhà nước. Như vậy, chuyển biến của cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn có nhiều dấu hiệu tích cực với sự đóng góp đa dạng, hiệu quả của nguồn vốn rõ nét hơn, và có sự phát huy ở chừng mực nhất định trong phân bổ vốn.
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
1.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Bảng 2 : Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn.
Đơn vị: tỷ đồng
Giá thực tế
Tổng số
Chia ra
Vốn ngân sách Nhà
nước
Vốn vay
Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước
và nguồn vốn khác
2000
89417
39006
27774
22637
2001
101973
45594
28723
27656
2002
114738
50210
34937
29591
2003
126558
56992
38988
30578
2004
139831
69207
35634
34990
2005
161635
87932
35975
37728
2006
185102
100201
26837
58064
2007
197989
107328
30504
60157
2008
184400
100900
32928
50572
2009
245000
153800
30473
60727
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Qua bảng 2, ta thấy vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn từ khu vực Nhà nước và có xu hướng ngày càng tăng cao. Thật vậy, trong giai đoạn 2000 – 2009, tỷ trọng vốn ngân sách trong tổng số vốn đầu tư của khu vực nhà nước có xu hướng tăng lên từ 43.623% năm 2000 tăng lên 62,77% năm 2009. Tính riêng năm 2009 vốn từ Ngân sách Nhà nước đạt 153800 tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước và bằng 106,8% kế hoạch.
Về cơ cấu chi đầu tư của NSNN trong thời kỳ này cũng đã chuyển biến theo hướng tập trung hơn cho các lĩnh vực ưu tiên của giai đoạn này, đó là: giao thông, thủy lợi giáo dục - đào tạo và các công trình phúc lợi dành cho người nghèo. Những chính sách này đã được tiến hành trong một thời gian khá dài, và nó đã thể hiện sự cố gắng của nhà nước trong việc phân bổ những nguồn lực hạn hẹp để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn này, nhà nước khuyến khích phát triển các ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Nguồn vốn còn được phân bổ để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội.
Bảng 3: Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. Đơn vị: nghìn tỷ VND
Năm
Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
% vốn tín dụng/ tổng vốn đầu tư
2002
24,12
1,21
2003
28,51
2,85
2004
28,68
9,86
2005
28,21
8,22
2006
40,51
10,01
2007
40,33
8,74
2008
37,5
2009
50
7
Nguồn: Tổng cục thống kê, Vneconomy.vn
Theo Ngân Hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thì việc giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển gặp khá nhiều khó khăn.
Theo thống kê, tổng số vốn TD ĐTPT giải ngân năm 2006 chỉ đạt 10.200 tỷ đồng, bằng 92% kế hoạch do các chủ đầu tư “tự nguyện” đăng ký và chỉ bằng 55% kế hoạch giải ngân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mới đây, VDB đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính đề xuất các biện pháp tháo gỡ.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, toàn hệ thống VDB huy động được 29.794 tỷ đồng, thu nợ gốc được 2.796 tỷ đồng, nhưng giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển (TD ĐTPT) mới đạt 4.573 tỷ đồng, bằng 20,6% kế hoạch (22.200 tỷ đồng).
Cũng trong thời gian này, VDB đã triển khai hàng loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án mà chủ đầu tư đang có nợ quá hạn hoặc lãi đến hạn chưa trả, các dự án chưa huy động đủ nguồn vốn tham gia thì VDB vẫn giải ngân vốn vay trước cho các hạng mục, khối lượng công việc đã được chấp thuận sử dụng vốn vay tín dụng nhà nước theo hợp đồng tín dụng đã ký…
1.3. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN là 11,7% gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Từ năm 1998-2001, tốc độ tăng trưởng của DNNN chậm lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn bộ nền kinh tế, nộp ngân sách chiếm 40% tổng thu của ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho trên 1,9 triệu người. Một số sản phẩm của DNNN có đóng góp chủ yếu vào cân đối hàng hóa của nến kinh tế như bưu chính, dầu khí,…
Bảng 4. Tỷ trọng vốn doanh nghiệp nhà nước trong tổng vốn đầu tư
Năm
Vốn doanh nghiệp nhà nước( tỷ đồng)
Tỷ trọng trong vốn đầu tư
(Đơn vị: %)
2000
22637
14,97
2001
27656
16,22
2002
29591
14,78
2003
30578
12,78
2004
34990
12,03
2005
37728
10,99
2006
47901
11,83
2007
60900
11,44
2008
64620
10,14
2009
60000
8,52
Nguồn: Tổng cục thống kê, vneconomy.vn
- Trong giai đoạn 2000- 2009, các DNNN vẫn làm tốt vai trò là loại hình DN đi đầu, chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Song càng ngày, tỷ trọng doanh thu của các DNNN càng giảm. Nguyên nhân là do quá trình cổ phần hóa các DNNN đang diễn ra nhanh chóng. Tính đến hết 8/2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó, CPH 3.060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến nay đã sắp xếp được 3.830 doanh nghiệp Nhà nước, bằng gần 68% số doanh nghiệp Nhà nước đầu năm 2001.
Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng góp gần 40% GDP và 50% tổng thu ngân sách Nhà nước.
1.4. Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư:
Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp doanh dân chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp vào khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp nguồn này sẽ tiếp tục gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng.
Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh ( gồm có doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào hoạt động thì phần tích luỹ của các doanh nghiệp này sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước cũng như tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bởi vậy việc nhà nước thực hiện các chính sách để khuyến khích thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển là một yêu cầu thiết yếu. Và trên thực tế trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước liên tục hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và phát triển.
2. Nguồn vốn nước ngoài
Như chúng ta đã biết, hiện nay Việt Nam đang là 1 thị trường đầy tiềm năng và có sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã thu được những con số rất ấn tượng, có tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta.
2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI.
Bảng 4: số liệu cho biết tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua:
Đơn vị: triệu USD
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
Tổng số vốn thực hiện
Tổng số
Vốn điều lệ
Tổng số
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
2000
391
2838.9
1312.0
951.8
360.2
2413.5
2001
555
3142.8
1708.6
1643
65.6
2450.5
2002
808
2998.8
1272
1191.4
80.6
2591
2003
791
3191.2
1138.9
1055.6
83.3
2650
2004
811
4547.6
1217.2
1112.6
104.6
2852.5
2005
970
6839.8
1973.4
1875.5
97.9
3308.8
2006
987
12004
4674.8
4328.3
346.5
4100.1
2007
1544
21347.8
8183.6
6800
1383.6
8030
2008
1171
64011.0
2009
839
16345.9
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Từ năm 1991 đến 1996 là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao nhất trong 20 năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện kinh tế – xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 thu hút được 17663 triệu USD vốn FDI đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn đoàn khách quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi từng ngày ở Việt Nam.
Giai đoạn 1997 – 2000 là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Nếu như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20 vạn người trong 5 năm 1991 – 1995, thì trong 5 năm 1996 – 2000 chỉ có thêm 149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI.
Từ năm 2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt.
Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đến hết năm 2005, đã có 7279 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66,3 tỷ USD. Hết năm 2005 còn 6030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 65 tỷ USD (kể cả tăng vốn). Tính riêng năm 2006, số dự án cấp mới là 833 dự án , chỉ bằng 86,1% so với năm 2005, với số lượng vốn đăng ký cấp mới là 7839 triệu USD bằng 166.6% so với năm 2005. Số lượt dự án tăng vốn năm 2006 là 486 dự án với số vốn tăng thêm là 2362.3 triệu USD. Như vậy, so với năm 2005, số dự án cấp mới tuy có giảm đi nhưng số lượng vốn đăng ký cấp mới lại tăng lên, chứng tỏ xu hướng dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, đạt mức kỷ lục kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.
Đến năm 2008 tổng vốn FDI đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Đây là mức thu hút vốn FDI kỷ lục từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa trong trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Tính chung từ đầu năm, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
Do ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái nên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 giảm đáng kể, chỉ có 893 dự án đăng ký với tổng số vốn 16345,9, giảm gần 4 lần so với năm 2008.
2.2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA
Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức OECD-DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc,...
Bảng 5: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2000 – 2009
Đơn vị: TriệuUSD
Năm
Cam kết
Ký kết
Giải ngân
2000
2.400,50
1.772,02
1.650
2001
2.399,10
2.427,42
1.500
2002
2.462,00
1.826,17
1.528
2003
2.838,40
1.772,98
1.422
2004
3.440,70
2.569,22
1.650
2005
3.748,00
2.529,11
1.782
2006
4.445,60
2.824,58
1.785
2007
4.455
3.122,47
2.130
2008
5.426
3500
2.175
2009
5.014,67
6.144,4
3.600
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Qua bảng số liệu ta thấy số vốn ODA cam kết và ký kết của nước ngoài dành cho Việt Nam tăng đáng kể và lượng giải ngân ngày càng hiệu quả hơn. Trong thời kỳ 2006 – 2010, Việt Nam dự kiến giải ngân khoảng 11,9 tỷ USD vốn ODA để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại; phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người.
Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam có kế hoạch huy động khoảng 11 tỷ USD Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào đầu tư phát triển. Như vậy, trung bình mỗi năm phải đạt 2,2 tỷ USD. Vậy ODA dự tính sẽ đóng góp khoảng 9% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2006-2010, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tương đương 140 tỉ USD. Trong đó, dự kiến vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 35%, riêng vốn vay từ nguồn ODA dự kiến đạt trên 19 tỉ USD vốn cam kết. Giải ngân từ nguồn vốn này dự kiến tăng từ 1,7 tỉ USD vào năm 2005 lên 2,3 tỉ USD vào năm 2010. Và như vậy, nguồn vốn giải ngân dự kiến sẽ đạt 11 tỉ USD.
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Thông qua 15 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết đạt 42,438 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả những năm kinh tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực châu Á vào năm 1997.
Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ.
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....
Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương. Các công trình giao thông như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, Đường xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, cầu Bính, Cầu Bãi Cháy, Cầu Mỹ Thuận, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất,... được tài trợ từ nguồn vốn ODA đã minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn nghèo, những các công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và các bệnh viện tỉnh và huyện, các công trình thủy lợi, các chợ nông thôn,...
ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai...
2.3. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Trong các nguồn vốn được đầu tư thì nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Các số liệu của Ngân hàng thế giới WB đã cho thấy luồng vốn đầu tư từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng, WB đã ước tính luồng vốn đầu tư thật sự vào Việt Nam có thể đạt được mức tăng 10%/năm. Các kết quả khả quan này, theo các nhà đầu tư nước ngoài, là do môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006 đã giúp cho Việt nam rất nhiều trong việc thu hút vốn từ các ngân hàng thương mại quốc tế. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do đã tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định ở nước ta.
Trong năm 2008, Ngân hàng Thế giới WB đã dành cho Việt Nam nhiều khoản vay ưu đãi với số tiền cho vay rất lớn, cùng với thời gian vay kéo dài. Có nhiều dự án cho vay với kỳ hạn 40 năm. Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta đi lên. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định Tín dụng và các văn kiện khác cho khoản tín dụng xóa đói giảm nghèo lần thứ 7 (PRSC-7) với trị giá 150 triệu USD (kí kết vào ngày 29/7/2008, tại Việt Nam). Khoản tín dụng này cũng dự kiến sẽ nhận được nguồn tài chính từ 12 nhà tài trợ khác trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại, nâng tổng số tiền hỗ trợ cho Ngân sách chính phủ lên tới gần 370 triệu USD. Ngân hàng Thế giới cũng dự kiến sẽ cam kết khoảng 5 tỉ USD từ nguồn IDA (Industrial Development Agency) và IBRD (International Bank for Reconstruction and Development) để hỗ trợ Việt Nam trong ba năm tới.
Từ năm 2003 cho đến nay, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đã cho chúng ta vay nhiều khoản tín dụng ưu đãi. Ngày 1/12/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á đã ký kết Hiệp định khoản vay trị giá 55 triệu USD cho dự án "Phát triển giáo dục trung học phổ thông". Thời hạn vay là 32 năm, trong đó có 8 năm ân hạn, lãi suất trong thời gian ân hạn là 1%/năm, lãi suất trong những năm tiếp theo là 1,5%/năm; phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 25 triệu USD. Dự án sẽ được tiến hành từ năm 2003 - 2009. Không chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế, ADB còn rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Ngày 8/9/06, Dự án phòng chống HIV/AIDS cho Thanh niên do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ đã chính thức được khởi động. Theo đó, chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020 là khống chế sự lây lan trong cộng đồng dân cư xuống 0,3%. Dự án có tổng kinh phí 26,7 triệu USD; trong đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ 20 triệu USD và Chính phủ Việt Nam đóng góp 6,7 triệu USD.
Việt Nam không chỉ nhận được sự ưu ái đầu tư từ WB, ADB mà còn nhận được sự ưu ái của nhiều Ngân hàng thương mại quốc tế khác trên thế giới.
2.4. Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Ngày 25/10/2005, Việt Nam phát hành lượng trái phiếu đầu tiên trị giá 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế và được đánh giá là khá thành công ( trái phiếu của Vinashin ). Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp (TP doanh nghiệp) ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007, BTC đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án...
Hiện có ba hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế: thứ nhất, Chính phủ phát hành trái phiếu rồi lựa chọn doanh nghiệp đầu tư (như đã làm với Vinashin); hình thức thứ hai là doanh nghiệp phát hành, Chính phủ bảo lãnh và thứ ba là doanh nghiệp tự phát hành.
Theo ý kiến của các chuyên gia, hình thức thứ nhất và thứ hai là phù hợp với các doanh nghiệp VN vì doanh nghiệp có thể dựa vào năng lực và hệ số tín nhiệm của Chính phủ đã được các nhà đầu tư quốc tế công nhận mà không phải thực hiện lại các bước đi phức tạp từ đầu như tiếp xúc với các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm và thực hiện quảng bá, xúc tiến với các nhà đầu tư...
3. Hạn chế
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn thấp, sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư còn giàn trải, phân tán; các dự án còn chậm tiến bộ.
- Việc thực hiện và giải ngân nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ còn chậm chễ. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến, đó chính là công việc chỉ đạo, điều hành và quản lý thực hiện dự án của các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, đồng thời công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán và thiết kế kỹ thuật… vừa chậm trễ, vừa chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng; công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, không xác định đầy đủ các yếu tố liên quan. Thủ tục phê duyệt tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, kết quả trúng thầu…của một số Bộ, ngành và địa phương còn rất rườm rà và phức tạp. Các quy định hướng dẫn tính toán điều chỉnh chi phí, định mức đầu tư thường chậm được xử lý của các cấp thẩm quyền và không đồng bộ với các biến động thị trường, nhiều lúc dẫn đến tình trạng chi vượt dự toán, giảm nguồn thu.
- Lãng phí kép trong sử dụng vốn. Ở Việt Nam tồn tại một nghịch lí là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây lãng phí. Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. Đầu tư trong nước cũng là một nguồn lực tốt, thậm chí, năm 2006, đầu tư trong nước còn lớn hơn FDI. Hầu hết đầu tư trong nước là các DN tư nhân, các cá nhân, do đó, họ có lợi ích thực, thúc đẩy hiệu quả càng cao càng tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn bị hạn chế do tác động chung của các nguồn lực khác. Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho DN nhà nước. Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên, không phủ nhận sự yếu kém của DN tư nhân trong nước, nhưng một yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra.
- Về vốn bên ngoài, chúng ta đã nhận được rất nhiều cam kết, nhưng tốc độ giải ngân còn quá thấp. Cam kết FDI 10-16 tỷ USD nhưng thực tế tỉ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể, chỉ 4,1 tỷ USD năm ngoái. Các nhà đầu tư vào nhưng chưa đưa được tiền vào. Chúng ta nhận được rất nhiều khoản tín dụng với lãi suất thấp, đầu tư vào nhưng lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng… Các khoản tín dụng này hầu hết có giá trị rất lớn, có dự án số tiền đầu tư lớn hơn 1 tỷ USD. Nhưng vấn đề ở chỗ số vốn này không được đưa về Việt nam cùng một lúc mà được giải ngân trong một thời gian đáng kể hay chia thành nhiều đợt. Và bài toán giải ngân vốn của chúng ta luôn là bài toán khó. Trong cơ chế đổi mới như hiện nay, với tình hình thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư như vậy, việc giải ngân vốn là vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ riêng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà ngay cả các nguồn vốn trong nước như nguồn Ngân sách nhà nước cũng cần phải giải ngân chính xác.
- Đối với vốn ODA, Việt Nam chưa thực hiện tốt tất cả các công việc cần thiết để giải ngân tốt hơn. Một phần do phức tạp thủ tục, một phần do quy định khác nhau giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam nên khó thống nhất. Sau khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Nam khi có vốn ODA còn chậm, rõ nhất là chuẩn bị mặt bằng, và không có sẵn vốn đối ứng trong các dự án. Điều kiện con người và kinh tế kỹ thuật đã làm chậm quá trình giải ngân. Trong khi đó, mỗi nguồn ODA có thời gian ân hạn nhất định. Nếu không làm việc, chúng ta đã tự tước bỏ đi thời gian ưu đãi ấy. Ví dụ, một dự án ODA quy định trong 10 năm được hưởng lãi suất thấp, hoặc không phải trả lãi. Nhưng vì quá trình giải ngân chậm, khi dự án bắt đầu đi vào sử dụng chỉ còn 2-3 năm. Chúng ta đã tự đánh mất 7-8 năm quý giá. Và cái giá của ODA trở nên đắt đỏ hơn. Chưa kể nó sẽ kìm hãm sự phát triển của khu vực, lĩnh vực đưa ODA vào.
II. Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư
1.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
VĐT xây dựng cơ bản là chi phí đầu tư chủ yếu cho hệ thống cơ sở hạ tầng KT_XH bao gồm: chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy thiết bị và các chi phí khác, ghi trong tổng dự toán.VĐT xây dựng cơ bản chiếm phần lớn VĐT phát triển xã hội và rất được quan tâm trong cân đối chi tiêu ngân sách. Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là cốt lõi của đầu tư phát triển toàn xã hội, có vai trò quan trọng trong việc định hướng các thành phần kinh tế với các loại nguồn vốn ngoài NSNN để đầu tư phát triển phục vụ các mục tiêu KT – XH đã được Đảng và Nhà nước xác định trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Bảng 1: tỷ lệ đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN.
( đơn vị : tỷ đồng)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Chi ĐTPT
29624
40236
45218
59629
66115
79199
88341
112160
Chi XDCB
26211
36139
40740
54430
61746
72842
81078
107440
115274
228242
Tỷ lệ
( % )
88,42
89,81
90,09
91,28
93,39
91,97
91,78
95,79
Nguồn : Tổng cục thống kê
Từ bảng 1 ta thấy được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với việc đầu tư xây dựng cơ bản.Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không ngừng tăng lên cả về giá trị tương đối và tuyệt đối qua các năm. Nếu như năm 2000 vốn XDCB là ._.ành, 40% các tỉnh, thành phố có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư. Đối với việc giám sát và đánh giá đầu tư của các chủ đầu tư còn rất hạn chế, chỉ có 30% các chủ dự án sử dụng vốn ngân sách có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư. Chất lượng các báo cáo về đánh giá đầu tư còn sơ sài, chưa đủ các thông tin cần thiết để tổng hợp báo cáo. Công tác giám sát nói chung còn chưa thường xuyên, bị động và chủ yếu tổng hợp từ các báo cáo theo quy định, chưa có tác dụng phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm. Công tác giám sát cộng đồng chưa được chú trọng.
Thủ tục thanh toán phức tạp, công tác nghiệm thu của các chủ đầu tư và các ban quản lý công trình còn chậm. Chất lượng công tác tư vấn thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu, nên trong quá trình triển khai thi công đã phát sinh nhiều khối lượng không được chủ đầu tư bổ sung kịp thời, ảnh hưởng đến công tác thanh toán. Các chủ đầu tư, nhất là chủ đầu tư, các ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa khẩn trương cùng các nhà thầu hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán. Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong nhiều năm nhưng không quyết toán công trình
Chương III: Giải pháp cho cơ cấu đầu tư hợp lý ở nước ta đến năm 2020
I. Quan điểm chuyển dịch CCĐT của nước ta đến năm 2020
CCĐT phải đảm bảo phù hợp với mô hình kinh tế hướng tới của Việt Nam. Đó là một nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
- CCĐT phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển và các vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế đã lựa chọn.
- Đảm bảo phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của các vùng kinh tế trong nước.
- CCĐT phải phù hợp với khả năng huy động nguồn lực của đất nước và phối hợp tối ưu với cơ cấu kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, mà trước hết là Trung Quốc và ASEAN.
- Bảo đảm lựa chọn và kết hợp đúng đắn các loại hình quy mô lớn, vừa và nhỏ, trong đó quy mô vừa và nhỏ là phổ biến, kết hợp hợp lý các trình độ công nghệ từ tiên tiến đến những công cụ tiên tiến và kinh nghiệm truyền thống.
- Bảo đảm thực hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các mục tiêu kinh tế với quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội.
1. Quan điểm phát triển toàn diện đồng bộ nhưng có trọng điểm.
Phát triển toàn diện đồng bộ là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế chính là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Việt nam phải bố trí CCĐT đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ cân đối, đồng bộ phát triển toàn diện các mặt chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội và văn minh con người. Bất cứ nền kinh tế trong sự phát triển toàn diện cũng phải xét đến những mặt, lĩnh vực trọng điểm, tập trung nguồn lực chính, là đòn bẩy quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Mũi nhọn ấy được tính toán trên tiềm lực về các nhân tố tăng trưởng và lợi thế so sánh từng vùng lãnh thổ, từng ngành, từng thành phần kinh tế, cũng như từng đơn vị sản xuất kinh doanh và của quốc gia.
2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư phải mang tính hiện thực, tiên tiến phù hợp với tính hình chung của đất nước.
Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển, trong cơ cấu giá trị hàng hoá, hàm lượng chất xám có xu hướng ngày càng tăng lên. Do vậy để sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, việc sản xuất ra sản phẩm phải tiếp cận đến những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Để tạo được các ngành sản xuất như vậy, quá trình chuyển dịch CCĐT phải tính đến những thành tựu của khoa học và công nghệ áp dụng nó vào sản xuất và phát triển kinh tế. Trong điều kiện eo hẹp về nguồn vốn đầu tư chưa thể tiến hành đồng loạt thi cần lựa chọn các lĩnh vực, các ngành nghề hay các vùng để tập trung ưu tiên nâng dần từng bước trình độ cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, vật liệu mới, năng lượng mới… Lựa chọn CCĐT mang tính thực tế phù hợp với công nghệ hiện đại.
3. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội phải được xác định là cơ bản nhất xuyên suốt quá trình chuyển dịch CCĐT .
Đó là một cơ cấu kinh tế cho phép sử dụng tối đa nguồn lực của xã hội, tận dụng đến mức cao nhất lợi thế so sánh của đất nước nhằm đạt được mục tiêu phát triển đã được định hướng trước, tăng cường tích luỹ và mở rộng sản xuất. hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu lao động xã hội theo tỷ lệ lao động xã hội theo tỷ lệ lao động làm việc trong nghành nông nghiệp giảm và công nghiệp dịch vụ tăng. Trong xuất khẩu thì tỷ lệ trọng sản phẩm chế biến không ngừng tưng lên và chiếm đại bộ phận kim ngạch xuất khẩu.
4. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là phải dựa trên tư thân vân động, dựa vào sức mình là chính đồng thời ra sức đồng thời ra sức tranh thủ nguồn lực từ bên ngài.
Lý thuyết phát triển kinh tế đã khảng định: phát triển kinh tế là một quá trình vận động theo thời gian và do những nhân tố nội tại của nền kinh tế đạt được, trước hết phải là kết quả cuả việc huy động các nhân tố, nguồn lực từ nội bộ lền kinh tế. Có như vậy thì quá trình phát triển kinh tế mới đạt được sự ồn định, bền vững lâu dài. Đối với Việt Nam do xuất phát từ điểm thấp, nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn, trong khi hết sức tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, vốn trong nước vẫn phải được khẳng định là có tính lâudài và quyết định.
5. Quan điểm nền kinh tế mở, hướng về phát triển xuất khẩu trong chuyển dịch CCĐT
Xây dựng hệ thống kinh tế mở, hình thành thị trưòng đồng bộ, thông suốt trong cả nước gắn với kinh tế và thị trường thế giới thể hiện cả trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế, cũng như đổi mới cơ chế quản lý. Mở cửa là chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực. Mặt khác khi thực hiện công nghiệp hoá hưóng xuất khẩu, không thể quên phát triển sản xuất hang hoá thay thế nhập khẩu để thoả mãn nhu cầu trong nước, tất nhiên là phải tính đến hiệu quả và ngay cả thay thế hang nhập khẩu thì trìnhđộ chất lượng sản phẩm trong nước cũng phải có sức cạnh tranh với hang ngoại nhập, đặc biệt là hang nhập lậu.
Thực hiện chính sách mở cửa sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tranh thủ được vốn, kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản lý của nước ngoài. Thời cơ đó hết sức thuận lợi, quan trọng, song để phát huy hiệu quả của nhân tố bên ngoài cần phải tạo được chiến lược CCĐT linh hoạt sao cho có thể tạo lập được một chu trình hợp lý về đầu tư nước ngoài - xuất khẩu. Có như vậy mới phát huy được nguồn vốn nước ngoài và lợi thế so sánh của đất nước vào mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững.
6. Quan điểm gắn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, tăng trưởng kinh tế và giải pháp các vấn đề xã hội.
Tăng cường xây dựng lực lượng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đề cao ý thức cảnh giác chống khủng bố, phá hoại, chống diễn biến hoà bình; chủ động phòng chống, hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.Quan tâm phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Tăng cường bảo vệ, đầu tư, cải thiện và phát triển môi trường bền vững.
II. Định hướng đổi mới cơ cấu đầu tư trong thời gian tới(2010-2020)
Thứ nhất : Đổi mới cơ cấu đầu tư gắn liền nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đồng thời động viên mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.
Đối với vốn đầu tư của nhà nước chỉ nên tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển. Mục tiêu là kinh té nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế , đồng thời phải giải quyết căn bản được các vấn đề xã hội , mở đường, hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phi nhà nước, là lực lượng vật chất có hiệu quả để Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Thứ hai : Đổi mới cơ cấu đầu tư phải hướng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa.
Mục tiêu của chính sách công nghiệp hóa trong giai đoạn tới là phải làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế xã hội. Công nghiệp hóa trong thời kỳ này cũng phải dựa trên cơ sở của kinh tế thị trường. Sự thay đổi cơ cấu đầu tư phải nhằm mục tiêu thực hiện thắng lợi các quá trình công nghiệp hóa, góp phần làm chuyển dịch một cách sâu sắc và toàn diện cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, khác phục sự mất cân đối giữa các vùng, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và nâng cao mức sống nhân dân.
Thứ ba: Coi trọng quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường , phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở, đồng thời đảm bảo vai trò quản lý nhà nước.
Trong quá trình xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, phải coi trọng các yếu tố thị trường. Hoạt động đầu tư nên đổi mới theo hướng hạn chế những quyết định đầu tư theo kiểu hành chính. Mở rộng quyền cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở định hướng Nhà nước và thực tiễn vận động của thị trường. Các dự án nên tập trung làm tốt khâu nghiên cứu thị trường. Xác định khả năng nghiên cứu và nhu cầu của tiềm năng nhằm tránh trường hợp mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng đến tình hình dầu tư và sản xuất như một số mặt hàng trong thời gian vừa qua . Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư cần giảm các công việc quản lý hành chính, can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể mà tập trung sức làm tốt việc dự báo, cung cấp thong tin kinh tế, định hướng đầu tư, kiểm tra công tác đầu tư ở cơ sở .
Thứ tư : Cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn, mềm dẻo hơn để thu hút dòng vốn FDI. Đồng thời chú trọng khai thác tiềm năng vốn trong dân cư và khu vực tư nhân:
Trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì quan hệ với nước như Nhật Bản, các nước NICs, đồng thời mở rộng quan hệ với các đối tác mới ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn để thu hút nhiều hơn nữa FDI vào Việt Nam. Tiếp theo nữa là cần phải cải thiện chính sách đầu tư và môi trường đầu tư thông thoáng hơn để thu hút vốn FDI.
Thứ năm : Đầu tư hơn nữa cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ để xây dựng nguồn nhân lực đất nước hướng tới nền kinh tế tri thức.
Một trong những hướng sinh lời nhiều nhất trong tương lai là đầu tư cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Đầu tư cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là đầu tư xây dựng nguồn nhân lực cho đất nước. Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa được cao. Xấp xỉ 68% nguồn nhân lực tập trung vào nông nghiệp, điều này phản ánh cơ cấu nhân lực của nền kinh tế còn lạc hậu.
Điều này làm cho chính phủ cần phải có những chính sách khuyến khích hoạt động đào tạo nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho người lao động để tạo ra đội ngũ lao động tốt phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta.
Tăng chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ, tập trung vào phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành có hàm lượng trí tuệ và tri thức ở mực độ cao cũng như không nên tập trung vào những ngành trên thị trường đã bão hòa. Đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ để xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam đủ năng lực, đưa nền kinh tế nước ta tới nền kinh tế tri thức.
Thứ sáu: Đổi mới cơ cấu đầu tư đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng và xây dựng các vùng trọng điểm.
Để tạo thế và lực trong phát triển, cần xây dựng một số VKTTD. Giữa các vùng vừa tận dụng lợi thế của mình vừa tạo nên sự liên kết, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt chính sách dân số, phát triển, giải quết việc làm cho người lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng tích lũy nhằm phát triển kinh tế.
Để đảm bảo sự hợp lý khi xác định cơ cấu đầu tư giữa các vùng, cần xem xét các đặc tính Xã hội, các điều kiện kinh tế, các điều kiện tự nhiên. Trong điều kiện hiện tại, khu vực các thành phố lớn vẫn là trung tâm phát triển Công nghiệp. Vùng này dân số chỉ chiếm khoảng 14% nhưng đã thu hút hơn 70% vốn đầu tư tư nhân. Do vậy trong thời gian tới việc huy động vốn đầu tư cần thực hiện theo hướng mở rộng liên kết với các tỉnh lân cận, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng phát triển và có lợi thế so sánh, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các VKTTD sẽ là đầu tàu phát triển của cả quốc gia.
III. Giải pháp chuyển dịch CCĐT hợp lý.
1. Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư
1.1. Đối với nguồn vốn trong nước
- Cần tích cực đẩy mạnh chương trình đổi mới DNNN, đặc biệt đẩy nhanh việc cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn đầu tư mới từ xã hội thông qua thị trường chứng khoán.
- Trên cơ sở các quy hoạch phát triển ngành, nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách định hướng cho nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp một cách hấp dẫn hơn, yên tâm hơn khi bỏ vốn ra đầu tư, hạn chế tối đa được những rủi ro, không tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo nên một sân chơi bình đẳng giữa các loại hình DN. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động ở những địa bàn kinh tế khó khăn cần có cơ chế chính sách thật ổn định với mức độ khuyến khích cao, nhất là trong việc tiếp cận với đất đai, mặt bằng sản xuất, với các nguồn vốn.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu nhằm thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm được hiệu quả của dự án, đặc biệt rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, của các cơ quan quản lý nhà nước để chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tạo niềm tin cho nhân dân khi tham gia vốn và đầu tư. - Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp phát triển, tập trung vào xây dựng cơ chế một cửa thực sự; tiến hành rà soát giảm thiểu các loại giấy phép, thời gian cũng như chi phí gia nhập thị trường cho tất cả các nhà đầu tư; không hạn chế về quy mô đầu tư; cần đổi mới cơ chế sử dụng vốn, thủ tức cho vay của các ngân hàng thương mại để huy động và cho vay tốt hơn.
- Cần thay đổi tư duy coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Trước khi ban hành chính sách mới cần thăm dò dư luận rộng rãi xem tác động đến doanh nghiệp như thế nào; tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tiếp cận, đầu tư và các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng mà các DNNN đang độc quyền và đầu tư không hiệu quả. Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, gắn XTTM, du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài với phát triển thị trường, thu hút các nguồn lực trong nước.
1.2. Đối với nguồn vốn nước ngoài
- Từng ngành cần xây dựng và công bố ''Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài''. Đối với một số ngành nghề nhạy cảm như đối với ngân hàng, bảo hiểm, hàng không... cần có quy định rõ tỷ lệ khống chế vốn của nhà đầu tư nước ngoài một cách phù hợp. Đối với các ngành nghề còn lại cần mở rộng hơn tỷ lệ 30% như quy định hiện nay. Nghiên cứu sớm rút ngắn diện các dự án phải cấp phép đầu tư để chuyển sang hình thức chủ đầu tư đăng ký dự án, nghĩa là chuyển từ cơ chế ''tiền kiểm'' sang cơ chế ''hậu kiểm''.
- Xây dựng các phương thức và chính sách phù hợp để có thể kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào Việt Nam. Một trong những yêu cầu rất quan trọng là chúng ta phải chủ động kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các dự án công nghệ cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, tin học, phần mềm, vật liệu mới... Đối với các nhà đầu tư này, chúng ta càng chuẩn bị tốt các điều kiện cho họ bao nhiêu thì tác động, lôi cuốn tới các nhà đầu tư khác sẽ càng tăng bấy nhiêu.
- Tập trung nguồn lực trong nước và ODA để giải quyết những bất cập về cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước, viễn thông, bến bãi... Tạo điều kiện thông thương cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án BOT, BT... Chúng ta cần có biện pháp mạnh mẽ để đạt được một cái gì đó là nhanh nhất, là rẻ nhất trong khu vực làm sức hấp dẫn các nhà đầu tư ví dụ như đền bù và giải phóng mặt bằng nhanh nhất; có giá cước điện thoại rẻ nhất...
- Cần bảo đảm thực hiện các nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài, làm sao tạo nên một phản ứng dây chuyền tốt cho các nhà đầu tư trước, lôi kéo các nhà đầu tư sau. Việt Nam đang được đánh giá có những lợi thế cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài như thể chế chính trị, xã hội ổn định; vị trí địa lý thuận lợi; lực lượng lao động có tinh thần cần cù, chịu học hỏi, có trình độ... nên rất cần hoàn thiện các yêu cầu khác để hấp dẫn các nhà đầu tư. Các địa phương, các chủ đầu tư cần tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp với các đối tác, cùng với việc xây dựng và truyền thông cơ sở dữ liệu tập trung qua mạng điện tử quốc gia để cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin hữu ích về địa phương mình, doanh nghiệp mình, về mục tiêu và yêu cầu đầu tư dự án, về các cơ chế chính sách ưu đãi, về thủ tục đầu tư... nhằm thu hút sự quan tâm của các đối tác và nhà đầu tư tiềm năng đang cân nhắc trong việc lựa chọn địa điểm và hướng đầu tư.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Chính phủ để đảm bảo các Luật mới về đầu tư, đấu thầu thực thi một cách nghiêm túc. Khắc phục tình trạng thực thi kém hiệu quả ở các cấp, các ngành, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
2. Đổi mới CCĐT của VĐT
- Ưu tiên dành VĐT một cách hợp lý cho các dự án xây dựng cơ bản có tính hạ tầng kinh tế - xã hội, vì cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, cần tạo môi trường thông thoáng đầu tư thuận lợi nhằm thu hút VĐT nước ngoài, nguồn này cũng rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trong kênh huy động vốn của ngân sách nhà nước, cần tính toán chi tiết hiệu quả sử dụng vốn. Việc phát hành trái phiếu, công trái nội tệ và ngoại tệ cần phải được xem xét và điều chỉnh để có thể huy động được nguồn vốn hiệu quả nhất về phía cả nhà nước và người dân.
- Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án, cần tránh đầu tư dàn trải là giải pháp rất quan trọng. Yêu cầu này cần được thực hiện chặt chẽ đối với ngân sách trung ương. Sử dụng vốn đầu tư phải tuân thủ theo đúng kế hoạch đã được đề ra để tránh tình trạng sử dụng vốn dàn trải, không hiệu quả, thất thoát vốn
- Sử dụng VĐT hợp lý để mang lại hiệu quả cao. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch. Việc quản lý thực hiện VĐT chống thất thoát, lãng phí.Nhà nước cần có những luật định và biện pháp quản lý việc sử dụng VĐT một cách có hiệu quả hơn. Đó là công việc cần thiết tiết kiệm nguồn lực cho quốc gia để tăng hiệu quả đầu tư, mang lại sự phồn thịnh cho đất nước.
- Đối với VĐT nhà nước, chỉ cần tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển.
- Đầu tư hơn nữa cho giáo dục,đào tạo khoa học công nghệ để xây dựng nguồn nhân lực đất nước hướng tới nền kinh tế tri thức năm 2020 bằng cách mở rộng quy mô giáo dục hợp lý ; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục - đào tạo ; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo…
3. Chuyển dịch CCĐT theo ngành kinh tế.
3.1. Với nông-lâm-thủy sản:
Xây dựng một chiến lược tổng hợp cho phát triển nông thôn đến năm 2020 dựa trên cơ sở lấy con người làm trung tâm với sự tham gia, cam kết dài hạn của nhiều ngành, mọi thành phần xã hội, các tổ chức quốc tế. Viện Chiến lược và PTNT đề xuất lộ trình triển khai Chiến lược phát triển nông thôn từ 2007-2020 sẽ bao gồm ba giai đoạn: 2007-2012, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cải cách thể chế, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp; 2013-2018, ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tăng mạnh số lượng DN, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn sang hoạt động phi nông nghiệp; đô thị hóa nông thôn; từ 2019 trở đi, phát triển nông thôn tập trung vào con người, hình thành nền nông nghiệp sinh thái kết hợp hài hòa nông thôn đô thị. Dần chuyển hướng đầu tư phát triển các cơ hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Chuyển đổi nhanh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên bố trí các công trình tưới tiêu cho các cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Đối với các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ sản xuất lúa, màu, chè. Vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu vào phục hồi nâng cấp các công trình đã có, kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo tưới tiêu chủ động vùng lúa chất lượng cao, vùng rau chuyên canh nguyên liệu và xuất khẩu. Các tỉnh duyên hải miền Trung tập trung đầu tư các công trình hồ đập để phục vụ cấp nước tưới và sinh hoạt, phát triển các ngành kinh tế khác; củng cố các công trình đầu mối, đặc biệt là hồ chứa nước, kiên cố hóa hệ thống kênh mương, xây dựng các cống đập ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng ở các cửa sông lớn, ưu tiên tưới cho cây trồng cạn: mía, chè, bông, lạc. Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ ưu tiên xây dựng các hồ chứa đập dâng giữ nước tưới cho các cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu, mía, lúa, rau màu, nước sinh hoạt, phát triển các ngành kinh tế khác. Vùng đồng bằng sông Cửu Long bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà cho cả nuôi trồng thủy sản và cho các ngành kinh tế khác, nước sinh hoạt; gắn quy hoạch thủy lợi với kiểm soát lũ, thau chua, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt, phát triển giao thông, xây dựng cụm, tuyến dân cư. Trên cơ sở quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí, cân đối vốn đầu tư cho các chương trình cây, con, công nghiệp, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản đã được xác định trong quy hoạch.
3.2. Với công nghiệp:
Trước hết chúng ta cần định hướng tái cơ cấu ngành công nghiệp, đầu tư tập trung hơn vào các ngành công nghệ cao, thiết bị hiện đại, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất nguyên liệu, đầu tư chiều sâu phát triển công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại, chú trọng phát triển nhóm ngành công nghiệp được coi là nền tảng cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thuộc nhóm ngành này có công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí sản xuất phụ tùng và sửa chữa thiết bị,… trong đó, công nghiệp năng lượng phải được dành sự ưu tiên hàng đầu. hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các doanh nghiệp công nghiệp có mối liên hệ cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau, trước hết nhằm vào công nghiệp dệt may, giày dép, điện tử và máy tính. Sự phát triển công nghiệp phụ trợ nằm trong khuôn khổ tổ chức mối liên hệ sản xuất này. Với định hướng mở rộng ra phạm vi thị trường khu vực, việc phát triển công nghiệp phụ trợ không những chỉ góp phần làm tăng giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp lâu nay vẫn phải gia công cho nước ngoài, mà còn là cách thức có hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển có giới hạn các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo. Gắn phát triển khai thác với chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, trong đó có đầu tư nước ngoài. Coi đầu tư ngoài nhà nước là nguồn đầu tư giữ vị trí quyết định trong các nguồn đầu tư phát triển công nghiệp. Trong đó cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên hàng đầu là hệ thống giao thông, cung ứng năng lượng, cấp thoát nước và thông tin liên lạc. Đầu tư từ ngân sách nhà nước phải được tập trung vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và coi quản lý chặt chẽ để bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách linh hoạt và cởi mở để thu hút các nguồn vốn bên ngoài. Coi đầu tư ngoài nhà nước là nguồn đầu tư giữ vị trí quyết định trong các nguồn đầu tư phát triển công nghiệp.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp liên hoàn, các khu kinh tế tự do quy mô lớn thành các vùng lãnh thổ động lực tăng trưởng; kết hợp và kết nối phát triển công nghiệp với đô thị hóa, xây dựng một số khu, cảng trung chuyển hàng hóa thương mại quốc tế, để tổ chức sản xuất công nghiệp, cung ứng dịch vụ theo quy mô lớn, theo nhóm các sản phẩm có liên quan với nhau, bổ sung phụ trợ lẫn nhau. Xây dựng và thực hiện các chương trình đồng bộ phát triển các ngành ưu tiên phát triển đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương (về mục tiêu, nguồn lực, cơ chế và cách thức thực hiện, theo dõi, đánh giá và bổ sung, điều chỉnh...). Hoàn thành và vận hành có hiệu quả khu công nghệ cao; nghiên cứu triển khai một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ.
Đổi mới chính sách đầu tư nhằm huy động được nhiều và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp theo định hướng quy hoạch đã xác định. Theo đó: Đầu từ từ ngân sách nhà nước cần được tập trung vào ba lĩnh vực cơ bản là: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc). Giáo dục và đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp. Các lĩnh vực công nghiệp liên quan trực tiếp đến an ninh và quốc phòng.
3.3 Giải pháp cho dịch vụ:
Xác định rõ những ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới, như: Dịch vụ logistics (vận tải hàng hóa, cảng biển, dịch vụ hải quan, kho bãi và bảo quản hàng hóa, dịch vụ phân phối...); Dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, lữ hành, vận tải hành khách, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giải trí, mua sắm, làng nghề truyền thống, sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm...). Ðây là những ngành có tiềm năng phát triển và có thị trường, có thể trao đổi được qua thương mại quốc tế, có tương tác và thúc đẩy các ngành khác có liên quan cùng phát triển trong quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt có tác động kết nối kinh tế vùng và kết nối kinh tế nước ta với khu vực và thế giới. Chúng ta cần phát triển các ngành này thành các ngành có lợi thế cạnh tranh, bổ sung cho các ngành hiện tại; đồng thời, thay thế dần một số ngành sử dụng nhiều lao động hiện nay như dệt may, da giày, chế biến gỗ... Tiếp tục hiện đại hóa bưu chính viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó mở cửa khu vực dịch vụ và thu hút đầu tư, liên doanh trên các lĩnh vực dịch vụ. Việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
4. Chuyển dịch cơ cấu VĐT theo vùng lãnh thổ.
Phân bổ đầu tư theo vùng lãnh thổ hợp lý giữa các vùng địa phương tạo ra một sức mạnh tổng thể thúc đẩy vùng kinh tế phát triển. Đầu tư hợp lý các vùng địa phương tạo điều kiện khai thác triệt để lợi thế từng vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh từng vùng, góp phần gắn kết về kinh tế văn hóa giữa các vùng, tạo nên một vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy kinh tế toàn vùng phát triển. Đầu tư hợp lý giữa các vùng và địa phương là động lực mạnh mẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề về xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo…
Xây dựng mới đi đôi với cải tạo kết cấu hạ tầng cơ sở đô thị và nông thôn. Chú trọng mạng lưới giao thông nông thôn và miền núi, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ, xây dựng dải hành lang ven biển. Tạo điều kiện gắn kết giao lưu trao đổi văn hóa kinh tế giữa các vùng miền. Mở rộng thị trường trong nước và giảm thiểu chi phí vận tải.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển của vùng và địa phương tránh tình trạng đầu tư theo phong trào, tràn lan kém hiệu quả. Trong quy hoạch phát triển tìm gia được địa phương trung tâm làm hạt nhân chỉ huy toàn bộ hoạt động đầu tư của cà vùng. Tạo nên một tổng thể kinh tế thống nhất, tập trung vào một số ngành mũi nhọn.
Đầu tư chú trọng vấn đề về xã hội, đảm bảo cho tất cả các vùng miền cùng phat triển, tránh đề khoảng cách vùng cách xa nhau quá, đẫn đến tình trạng mất cân bằng tổng thể. Như khu vực miền trung chịu nhiều thiên tai thảm họa tự nhiên, không nhưng thế vùng còn nghèo tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật kém phát triển… Khu vực miền Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên vùng căn cứ địa cách mạng, đân cư chiếm đa phần dân tộc. Để đảm bảo vấn đề về an sinh xã hội, cân bằng xã hội, không chỉ tập trung vào các vùng có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất hạ tầng ở thành thị và ở cả vùng trọng điểm mà chú ý đầu tư phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Chú trọng đầu tư theo chiều sâu, giảm bớt đầu tư dàn trải theo chiều rộng lạm dụng tài nguyên thiên nhiên sử dụng nhiều lao động giản đơn. Tập trung ngành sử dụng nhiều vốn, công nghệ kỹ thuật cao…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế đầu tư.
2. Thời báo kinh tế Việt Nam.
3. Một số đề tài của trường kinh tế quốc dân
4. Niên giám thống kê – Tổng cục thống kê.
5. Bộ Kế hoạch và đầu tư.
6.Web address:
www.mpi.gov.vn
www.vneconomy.com.vn
www.vir.com.vn
www.ciem.org.vn
www.worldbank.org.vn
www.dangcongsan.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26006.doc