Chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong khoá luận là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Sinh viên Đặng thị hồng hoa Mục lục Lời cam đoan 1 Bảng kí hiệu viết tắt 5 Lời nói đầu 6 Chương 1: Lí luận chung về hoạt động chuyển tiền điện tử qua ngân hàng 8 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động chuyển tiền 8 1.1.1. Khái niệm về hoạt động chuyển tiền điện tử 8 a.Khái niệm về thanh toán vốn giữa các ngân hàng 8 b. K

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái niệm về chuyển tiền điện tử 11 1.1.2. Vai trò của hoạt động chuyển tiền điện 12 a. Đối với nền kinh tế 12 b. Đối với ngân hàng 12 c. Đối với khách hàng 13 1.2. Các căn cứ pháp về hoạt động CTĐT 13 1.3. Nội dung chủ yếu của CTĐT 15 1.3.1. Một số thuật ngữ dùng trong CTĐT 15 1.3.2. Tài khoản và chứng từ trong CTĐT 16 1.3.3. Qui trình trong CTĐT 17 1.4. các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt đông CTĐT 23 1.4.1. Pháp luật 23 1.4.2. Kinh tế 24 1.4.3. Khoa học công nghệ 24 1.4.4. Con người 24 Chương 2: chuyển tiền điện tử với hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 26 2.1. khái quát quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 26 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNTVN 26 2.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo Nam Hà Nội 27 2.1.3. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 27 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh 29 a. Về nguồn vốn 29 b. Hoạt động sử dụngvốn 31 2.2. thực trạng CTĐT tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội 33 2.2.1. Quá trình phát triển hoạt động CTĐT của hệ thống ngân hàng Việt Nam 33 a. Thời kỳ thanh toán liên hàng qua bưu điện 34 b. Thời kỳ thanh toán liên hàng qua mạng vi tính 35 c. Thời kỳ CTĐT 36 2.2.2. Một số nét cơ bản trong CTĐT tại chi nhánh NHNoNam Hà Nội 37 2.3. Thực trạng công tác CTĐT tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội 39 2.3.1. Tình hình thanh toán chung 39 2.3.2. Đánh giá công tác CTĐT tại NHNo&PTNT trong thời gian qua 44 Chương 3: giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐT 47 3.1. định hướng phát triển hoạt động CTĐT của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam 47 3.2. giải pháp nâng cao chất lượng công tác CTĐT 48 3.2.1. Mở rộng phạm vi thanh toán 48 3.2.2. Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ 49 3.3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu từ đó đưa ra những chính sách phù hợp 50 3.3.4. Cải tiến quy trình kỹ thuật 50 3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao và tác phong phục vụ chuyên nghiệp 51 3.3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng 52 3.3.7. Phát triển dịch vụ mới 53 3.3.8. Cần có một đường truyền thuê bao riêng 54 3.3.9. Phải hoàn thiện chương trình CTĐT 54 3.3.10. Nới lỏng một số quy định tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng 55 3.3. kiến nghị chung 55 3.3.1. Đối với chính phủ 55 a. Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất đủ mạnh để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin 56 b. Có những quy định thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân mở tài khoản và thanh toan qua ngân hàng 56 c. Tạo môi trường kinh tế - chính trị ổn định 57 d. Ban hành các văn bản pháp lý 57 3.3.2. Đối với NHNN 58 a. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán điện tử 59 b. Đưa ra các văn bản quy chế hướng dẫn hoàn thiện thêm về thanh toán điện tử liên ngân hàng 59 Kết luận 61 Tài liệu tham khảo 62 Bảng ký hiệu chữ viết tắt CTĐT = Chuyển tiền điện tử NHA = Ngân hàng A NHB = Ngân hàng B NHNN = Ngân hàng nhà nước NHNo&PTNT = Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHĐT&PT = Ngân hàng đầu tư và phát triển NHTM = Ngân hàng thương mại TMĐT = Thương mại điện tử TTTT = Trung tâm thanh toán NHNoVN = Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam TTKDTM = Thanh toán không dùng tiền mặt Lời nói đầu I. Tính cấp thiết của đề tài: Tốc độ phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin đã đem lại cho con người những tiến bộ vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội. Dặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới trong những năm qua thì xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan. Viêt Nam không nằm ngoài xu thế này với việc tham gia vào những tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế, các hiệp đinh thương mại song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi đúng đắn mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới, tạo điều kiện cho Việt Nam không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, về cơ chế quản lý của các nước phát triển.Tuy nhiên hội nhập kinh tế cũng đặt Việt Nam trước những thách thức lớn cần được giải quyết, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng vì đây là lĩnh vực có vai trò quyết định mức độ hội nhập kinh tế. Từ trước đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn luôn được coi là hệ tuần hoàn của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh sẽ là tiền đề để các nguồn tài chính được luân chuyển, sử dụng có hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.Trong những năm vừa qua ngành ngân hàng chúng ta đã có những bước phát triển cả về lượng và về chất. Trong quá trình hội nhập kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàngtrong nước và nước ngoài là hết sức gay gắt đặt ngân hàng trước sự lựa chọn: Tồn tại hay không tồn tại. Muốn tồn tại và phát triển ngân hàng không ngừng đổi mới và cải cách, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường hợp tác quốc tế giưac các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - một hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Để có thể phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế gới, thì việc đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ thanh toán và công nghệ ngân hàng là điều kiện tiên quyết. Dịch vụ thanh toán điện tử đã trở nên phát triển trên thế giới. Tuy nhiên dịch vụ thanh toán điện tử ở nước ta nói chung, ngân hàng nói riêng đang ở bước tiếp cận ban đầu, còn nhiều vấn đề phải làm. Mặt khác với mục tiêu là một ngân hàng đang nỗ lực đổi mới công nghệ và áp dụng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến thì việc nâng cao chất lượng của hoạt động chuyển tiền điện tử của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là một đòi hỏi khách quan Xuất phát từ những lý do trên kết hợp với tình hình thực tế tại đơn vị thực tập mà đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội” được chọn làm nội dung chính để nghiên cứu trong khoá luận này. II. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá lý luận về hoạt động chuyển tiền điện tử của ngân hàng thương mại - Phân tích đánh giá công tác thanh toán và chuyển tiền điện tử của NHNo&PTNT Nam Hà Nội - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử III. Đối tượng phạm vi và thời gian nghiên cứu: Phân tích làm sáng tỏ về mặt lý luận của hoạt động chuyển tiền điện tử, đánh giá thực trạng thanh toán và chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội, từ đó dưa ra kién nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐT, phục vụ tốt hơn cho nhu ccàu phát triển kinh tế (không xét đến dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng). Thời gian nghiên cứu từ năm 2002-2003. IV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phưong pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp so sánh, phân tích thống kê làm công cụ chủ đạo để thực hiện đề tài này. Cấu trúc khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục và danh mục và tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm các chương sau: - Chương 1: Lý luận chung về hoạt động CTĐT qua ngân hàng - Chương 2: Chuyển tiền điện tử với hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐT Chương 1 lí luận chung về hoạt động chuyển tiền điện tử qua ngân hàng khái niệm và vai trò của chuyển tiền điện tử trong nhtm Khái niệm về chuyển tiền điện tử. a. Khái niệm về thanh toán vốn giữa các ngân hàng Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính lớn nhấtcủa nền kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Dù hoạt động dưới hình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh toán quyết toán do đó thanh toán là một chức năng quan trọng của ngân hàng. Tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa các ngân hàng( cùng hệ thống hay khác hệ thống) mà các ngân hàng áp dụng cac phương thức thanh toán khác nhau. Hiện nay thanh toán vôn giữa các ngân hàng có thể thực hiện theo năm phương thức chủ yếu sau: - Thanh toán liên hàng trong cùng hệ thống - Thanh toán bù trừ khác hệ thống - Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ - Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước - Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán Thanh toán liên hàng Thanh toán liên hàng là quan hệ thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàng trong nội bộ hệ thống phát sinh trên cơ sở nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở các chi nhánh ngân hàng khác nhau hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện về ứng dụng công nghệ thông tin riêng mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một hệ thống thanh toán một cách thích hợp. Có những hệ thống ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán liên hàng toàn hệ thống nhưng có một số hệ thống ngân hàng, bên cạnh hệ thống TTLH toàn hệ thống còn thiết lập thêm hệ thống TTLH nội tỉnh để phục vụ cho việc thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng một tỉnh, một thành phố và thực hiện kiểm soát, đối chiếu liên hàng nội tỉnh theo sự uỷ quyền của cấp TƯ Hiện nay Việt Nam có các hệ thống thanh toán liên hàng sau: - Hệ thống thanh toán liên hàng của NHNN - Các hệ thống thanh toán liên hàng của các NHTM NN - Các hệ thống thanh toán của các NHTM cổ phần - Các hệ thống thanh toán của các chi nhánh NH nước ngoài - Hệ thống thanh toán của kho bạc Nhà nước Trong thanh toán liên hàng tiến hành các nghiệp vụ thanh toán liên hàng theo sự uỷ nhiệm chi của hệ thống thanh toán liên hang mà họ tham gia nên không phải trực tiếp thanh toán vốn với nhau. Việc thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng thông qua kiểm soát, đối chiếu liên hàng và theo dõi số dư tài khoản liên hàng di, liên hàng đến của các đơn vị liên hàng tại trung tâm thanh toán ( nếu là thanh toán liên hàng toàn hệ thống ) Và chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh ( nếu là thanh toán liên hàng nội tỉnh).Như vậy tuy đơn vị ngân hàng tham gia thanh toán liên hàng không phải là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập nhưng là đơn vị hạch toán nội bộ phải có đầy đủ vốn để đảm bảo hoạt động tanh toán liên hàng nói riêng. Trường hợp thiếu vốn thì phải nhận vốn điều hoà của hệ thống và phải chịu chi phí trả lãi nhận điều hoà. Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (TTBT) là phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch ( kết quả bù trừ). TTBT phát sinh trên cơ sở các khoản tiền hàng hoá, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. TTBT được áp dụng giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau hoặc có thể áp dụng giữa các đơn vị ngân hàng thuộc cùng một hệ thống ngân hàng. Tuỳ thuộc vào phương pháp trao đổi chứng từ, chuyển số liệu mà có cơ chế TTBT trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) và TTBT điện tử .Đối với các chứng từ giấy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Kho Bạc Nhà nước, kể cả các đơn vị trực thuộc được phép làm dịch vụ thanh toán tham gia TTBT được gọi là ngân hàng thành viên. Các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại tiền gửi tại ngân hàng chủ trì. Đối với TTBT khác hệ thống thì các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì là NHNN trên địa bàn. Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp các kết quả thanh toán bù của các ngân hàng thành viên. Ngân hàng chủ trì được quyền trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên để thanh toán. TTBT có thể tổ chức trong phạm vi địa bàn ( nội thành, nội thị và các đơn vị ngân hàng có cự li gần đẻ đảm bảo giao nhận chứng từ TTBT theo phiên giao dịch trong ngày), hoặc có thể tổ chức TTBT theo khu vực hay toàn quốc. Hiện nay do trình độ phát triển của công nghệ thông tin,các ngân hàng có thể thực hiện TTBT với nhau theo phương thức bù trừ điện tử thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN, theo đó các NHTM chỉ phải mở một tài khoản duy nhất tại NHNN và thực hiện toàn bộ các giao dịch thanh toán của ngân hàng mình qua tài khoản này.Nếu trước kia, mọi hoạt động thanh toán diễn ra giữa các ngân hàng được tổ chức phân tán tại các chi nhánh NHNN trên địa bàn thì hiện nay việc thực hiện từ khâu xử lý chứng từ đến khâu thanh toán đều được kết nối với tất cả thành viên. Nhờ đó giúp cho NHNN và các ngân hàng thành viên hàng ngày có thể nhận biết, kiểm tra và tổng hợp được toàn bộ hoạt động thanh toán toàn hệ thống của mình với các ngân hàng khác một cách nhanh chóng. Vì thế các ngân hàng có thể cân đối nguồn vốn và sử dụng một cách kịp thời, khi cần thiết có thể vay và cho các ngân hàng khác vay từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn hệ thống. Thanh toán qua tài khoản của NHNN Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN dược áp dụng đối với những ngân hàng khác hệ thống khác địa bàn đều mở tài khoản tại NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh, sở giao dịch NHNN). Việc thanh toán giữa các ngân hàng theo phương thức này được thực hiện từng lần theo số tiền ghi trên bảng kê các chứng từ thanh toán.Ngân hàng bên trả tiền lập bảng kê kèm chứng từ gốc gửi đến NHNN nơi mở tài khoản yêu cầu NHNN trích tài khoản nhà nước thanh toán trả cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng của nguời thụ hưỏng và ngân hàng của người trả tiền cùng mở tài khoản tại cùng một chi nhánh NHNN thì việc thanh toán rất đơn giản, chi nhánh NHNN chỉ cần căc cứ vào các chứng từ gốc được gửi đến để hạch toán vào các tài khoản tiền gửi tương ứng.Nếu hai NHTM này mở tài khoản tại các chi nhánh NHNN khác nhau thì chi nhánh NHNN phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập lệch chuyển tiền di nơi ngân hàng của người thụ hưởng mở tài khoản. Hiện nay NHNN đã xây dựng riêng một hệ thống CTĐT nên việc thanh toán theo phương thức này càng trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn. Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ chi hộ Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ là phương thức thanh toán được áp dụng đối với ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống theo sự thoả thuận cam kết với nhau, ngân hàng sẽ thực hiện thu hộ chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở chứng từ thanh toán của khách hàng có mở tài khoản của ngân hàng kia. Để thực hiện phương thức thanh toán này thì hai ngân hàng phải tiến hành kí kết hợp đồng với nhau để thống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nội dung thanh toán.Việc thu hộ, chi hộ giữa hai ngân hàng chỉ được tiến hành trong phạm vi những khoản thanh toán đã được thoả thuận và qui định trong hợp đồng. Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán Phương thức nay có thể áp dụng giữa hai ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống với điều kiện ngân hàng kia để hạch toán các khoản thanh toán qua lại giữa hai ngân hàng và các ngân hàng phải đăng kí mẫu dấu chữ ký của người có thẩm quyền ra lệnh thanh toán với nhau. Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán (nếu là tài khoản của chính mình) Hoặc bảng kê có kèm theo chứng từ thanh toán của khách hàng (đối với khoản thanh toán của khách hàng) gửi tới ngân hàng có quan hệ tiền gửi để yêu cầu thanh toán. Trên đây là năm phương thức mà các ngân hàng có thể sử dụng để thanh toán cho nhau , tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi ngân hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán thích hợp. Ngày nay, cùnh với sự phát triẻn của khoa học kĩ thuật cũng như phần mềm thanh toán hiện đại ra đời đã hỗ trỡ đắc lực cho công tác thanh toán của ngay càng trở nên nhanh chóng và chính xác. Như vậy: Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa cá ngân hàng nhằm tiếp tục quá trình hình thanh toán tiền giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân với nhau mà họ không cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân hàng” b. Khái niệm thanh toán CTĐT Thanh toán là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền giữa các tổ chức cá nhân. Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán cuẩ người sử dụng dịch vụ thanh toán.Thanh toán có thể thực hiện dưới hình thai vô cùng đơn giản, tồn tại duới dạng trao đỏi vật chất như hàng đổi hàng, chi trả bằng tiền mặt và cho đến nay người ta có thể thực hiện dịch vụ thanh toán hoàn toàn phi vật chất: thanh toán điện tử.Thanh toán điện tử được thực hiện thông qua các ngân hàng, các ngân hàng cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các giao dịch thanh toán trong và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác theo yêu cầu của người thực hiện dịch vụ thanh toán Thanh toán liên hàng điện tử hay chuyển tiền điện tử (CTĐT) là phương thức thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm chuyển tiền điện tử với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ thống mạng truyền tin nội bộ. Chuyển tiền điện tử áp dụng phương thức “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”. Do việc kiểm soát và đối chiếu được tập trung tại TTTT và kết thúc ngay trong ngày nên đảm bảo tất cả các chuyển tiền được kiểm soát trước khi trả tiền cho khách hàng, từ đó đảm bảo an toàn tài sản. Theo văn bản qui trình nghiệp vụ CTĐT (ban hành theo quyết định số 516 ngày 26/07/2000 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam) thì: “Chuyển tiền điện tử là quá trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng máy tính, kể từ khi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ huởng (đối với chuyển tiền Có) hoặc thu tiền từ người nhận lệnh (đối với lệnh chuyển Nợ). 1.1.2. vai trò của thanh toán chuyển tiền điện tử Thanh toán giữa các ngân hàng qua chuyển tiền điện tử có vai trò quan trọng trong quá trình luân chuyển vốn an toàn, nhanh chóng và hiệu quả a. Đối với khách hàng: Giúp thực hiện việc thanh toán hộ cho khách hàng chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả Bằng khả năng nghề nghiệp và chuyên môn cao cũng như được sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các ngân hàng có thể thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn nhất, đồng thời có thể cập nhật thường xuyên, liên tục số dư tài khoản, tình hình thanh toán của các ngân hàng. Ngoài ra, bằng khả năng nắm bắt tổng hợp các thông tin kinh tế cũng như am hiểu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách làm ăn có hiệu quả nhất b. Đối với ngân hàng Thanh toán điện tử thực hiện điều hoà vốn một cách nhanh chóng trong nội bộ hệ thống giữa các ngân hàng và góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ giữa các ngân hàng Thanh toán vốn giữa các ngân hàng có tác dụng điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng với nhau và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Do nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế là luôn biến động nên không ngân hàng nào có thể đảm bảo chắc chắn là lượng vốn của mình có thể đáp ứng ngay được tất cả mọi nhu cầu phát sinh. Chính vì thế mà ngân hàng thiếu vốn sẽ nhận được sự điều chuyển của ngân hàng thừa vốn, ngân hàng thừa vốn sẽ không lâm vào tinh trạng huy động quá nhiều nhưng không cho vay được mà vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách còn ngân hàng thiếu vốn sẽ không phải chịu lãi suất tiền cao hơn lãi suất huy động do phải đi vay nóng của các tổ chức tín dụng khác để duy trì hoạt động kinh doanh. Ngoài ra các ngân hàng thừa vốn còn được tăng thêm thu nhập do được hưởng lãi suất điều hoà vốn Bằng việc thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng có thể huy động một khối lượng vốn lớn với chi phí thấp. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng còn góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau nếu họ thanh toán một cách sòng phẳng nhanh chóng c. Đối với nền kinh tế: Tăng nhanh tốc độ tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân và phát huy vai trò giám đốc đối với nền kinh tế. Thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, giảm lưọng tiền mặt trong lưu thông, do đó góp phần giảm chi phí lưu thông xã hội như: in tiền, vận chuyển, bảo quản, cất giữ… tiền mặt, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và hạn chế rủi ro. Hầu như tất cả các loại hình doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đều có tài khoản tại ngân hàng nên bằng việc theo dõi tình hình thanh toán giữa các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế của khách hàng trong toàn bộ nền kinh tế ngân hàng có thể đánh giá được ngành nào có khả năng phát triển từ đó tư vấn được cho Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Như vậy có thể thấy thực hiện tốt công tác thanh toán chuyển tiền điện tử không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, với các ngân hàng mà còn đem lại lợi ích cho cả tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng. 1.2. Các căn cứ pháp lý về hoạt động ctđt Năm 1993, NHNN Việt Nam đã có những quy định đầu tiên về việc phát hành và thanh toán thẻ nhằm tạo điều kiện hành lang pháp lý cho việc bắt đầu phát hành, sử dụng thanh toán thẻ. Đồng thời NHNN cũng rất khuyến khích các cá nhân, tổ chức sử dụng tài khoản ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Các văn bản chính hướng dẫn có liên quan đến hoạt động CTĐT gồm: Quyết định 308/QĐ/NH2 do thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày 16/9/1997 về qui chế lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các ngân hàng và tổ chức tín dụng Quyết định số 353/1977/QĐ-NHNN2 do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành ngày 22/10/1997 về qui chế CTĐT. Nghị định 64/2001/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: quy định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm các quy định về mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán. QĐ số 44/2002/QĐ-TTG do thủ tướng chính phủ ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dich vụ thanh toán. Cụ thể, chứng từ điện tử là hình thức của lệch thanh toán được sử dụng trong thanh toán điện tử, thay thế cho chứng từ bằng giấy được truyền đi giữa các ngân hàng qua mạng vi tính. Chứng từ điện tử được tạo trên hệ thống máy vi tính thông qua việc chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện t. Khi chuyển hoá phải đảm bảo đúng mẫu đã được cài đặt trong máy, đầy đủ các yếu tố của chứng từ điện tử và chính xác với số liệu. Chương trình thanh toán điện tử đã cài sẵn các chứng từ như: giấy nộp tiền, ngân phiếu thanh toán, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản…Chứng từ điện tử đủ điều kiện lưu hành phải được thể hiện dưới dạng dữ liẹu điện tử, được mã hoá không bị thay đổi trong quá trình chuyển mạng máy tính hoặc trên mạng mang tin như băng từ, đĩa từ và các loại thẻ thanh toán. Chứng từ điện tử được chuyển hoá thành chứng từ giấy để vừa làm căn cứ để hạch toán tài khoản điều chuyển vốn vừa làm chứng từ cho khách hàng. Nội dung chứng từ điện tử bao gồm: các nội dung cơ bản của chứng từ giấy thông thường: 1. Tên gọi của chứng từ (ví dụ: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu…) 2. Số, ký hiệu chứng từ và ký hiệu loại nghiệp vụ 3. Ngày, tháng, năm lập chứng từ điện tử, ngày giá trị của chứng từ điện tử 4. Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của đơn vị cá nhân chuyển tiền 5. Tên, địa chỉ, tài khoản của đơn vị cá nhân thụ hưởng 6. Tên, địa chỉ, mã ngân hàng thanh toán 7. Tên, địa chỉ, mã ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng. 8. Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh 9. Các chỉ tiêu về số lương và giá trị 10. Chữ ký điện tử của người lập và những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên chứng từ. Chữ ký điện tử là loại khoá bảo mật tham gia hệ thống thanh toán điện tử được xác định duy nhất cho mỗi cá nhân khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với TTTT. Khi một cá nhân ghi chữ ký điện tử của mình trên chứng từ điện tử thì chữ ký đó có giá trị như chữ ký bằng tay trên chứng từ giấy. Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN về quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN ban hành ngày 9/4/2002 trong đó quy định lệnh thanh toán là một tin điện do ngân hàng thành viên lập và sử dụng để thanh toán trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng 1.3. nội dung chủ yếu của hoạt động ctđt 1.3.1. Một số thuật ngữ dùng trong chuyển tiền điện tử + Các bên tham gia trong quá trình thanh toán CTĐT: Người phát lệnh: Là tổ chức hoặc cá nhân gửi lệnh chuyển tiền đến ngân hàng để thực hiện việc chuyển tiền điện tử. Người nhận lệnh: Là tổ chức hoặc cá nhân được thụ hưởng khoản tiền (nếu là lệnh chuyển Có); là cá nhân hoặc tổ chức phải trả tiền (nếu là lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền) – còn gọi là lệnh chuyển tiền. Ngân hàng A (NHA): Là ngân hàng trực tiếp nhận lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh để thực hiện lệnh chuyển tiền đó. Ngân hàng B (NHB): Là ngân hàng (được xác định trên lệnh chuyển tiền) sẽ trả cho người thụ hưởng (nếu là lệnh chuyển Có) hoặc sẽ thu tiền từ người nhận lệnh (nếu là lệnh chuyển Nợ). Ngân hàng trung gian: Là ngân hàng làm trung gian chuyển tiền giữa NHA và NHB.Tuỳ từng khoản chuyển tiền điện tử mà có thể có một hoặc một số ngân hàng trung gian tham gia thực hiện. Ngân hàng gửi lệnh: Là NHA hoặc NH trung gian gửi lệnh chuyển tiền tới một ngân hàng tiếp theo để thực hiện lệnh chuyển tiền của người phát lệnh. + Các loại lệnh chuyển tiền: Lệnh chuyển tiền: Là một chỉ định của người phát lệnh đối với ngân hàng dưới dạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử: Lệnh chuyển tiền có thể bằng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.Lệnh chuyển tiền có thể là lệnh chuyển Có hoặc lệnh chuyển Nợ. Lệnh chuyển Nợ: Là lệnh chuyển tiền của ngưòi phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận có tài khoản tại NHB một số tiền xác định và để ghi Có cho tài khoản của người phát lệnh tại NHA về số tiền đó. Lệnh chuyển Có: Là lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh tại NHA một số tiền xác định để ghi Có cho tài khoản của người nhận lệnh (người thụ hưởng) tại NHB về số tiền đó. Lệnh chuyển tiền giá trị cao: Là lệnh chuyển tiền có số tiền bằng hoặc lớn hơn mức qui định của thống đốc NHNN theo từng thời kì. Lệnh chuyển tiền giá trị thấp: Là lệnh chuyển tiền có số tiền dưới mức quy định của từng hệ thống ngân hàng. Lệnh chuyển tiền khẩn: Là lệnh chuyển tiền Có mà khách hàng yêu cầu chuyển ngay (khẩn) không phụ thuộc vào giá trị cao hay thấp. Ưu tiên thanh toán những lệnh chuyển tiền khẩn và những loại lệnh chuyển tiền có giá trị cao, những lệnh chuyển tiền có giá trị thấp sẽ được thanh troán theo lô. + Phạm vi CTĐT: Theo “ qui chế chuyển tiền điện tử” do thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành bao gồm: các chuyển tiền Có và chuyển tiền Nợ có uỷ quyền bằng tiền đồng hoặc bằng ngoại tệ giữa các đơn vị trong cùng hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, hoặc giữa các hệ thống ngân hàng và Kho Nhà nước trong nước với nhau. 1.3.2. Tài khoản và chứng từ trong thanh toán CTĐT Chứng từ sử dụng trong CTĐT: chứng từ ghi sổ trong kế toán CTĐT là lệnh chuyển tiền (bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử), chứng từ gốc làm cơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành (UNT, UNC, giấy nộp tiền, séc…). Việc chuyển hoá chứng từ điện tử thanh chứng từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ yêu cầu thanh toán và hạch toán phải đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ để chuyển hoá và chứng từ đã chuyển hoá đúng mẫu quy định và đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ. Tài khoản sử dụng trong CTĐT: Trong CTĐT, tuỳ theo từng hệ thống ngân hàng để có cách sử dụng tài khoản khác nhau. Hiện nay có hai cách sử dụng tài khoản: Cách 1: Sử dụng tài khoản chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền.Theo cách này các tài khoản được bố trí: - Tài khoản chuyển tiền của đơn vị chuyển tiền: +TK 5111-chuyển tiền đi năm nay +TK 5121-chuyển tiền đi năm trước +TK 5112-chuyển tiền đến năm nay +TK 5122-chuyển tiền đến năm trước +TK 5113-chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý +TK 5123-chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý - Tài khoản thanh toán chuyển tiền tại TTTT +TK 5131-TT chuyển tiền đi năm nay +TK 5141-TTchuyển tiền đi năm trước +TK 5132-TT chuyển tiền đến năm nay +TK 5142-TTchuyển tiền đến năm trước +TK 5133-TT chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý +TK 5143-TT chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý Cách 2: Sử dụng tài khoản “thanh toán khác giữa các đơn vị hệ thống NH”. Theo cách này chỉ sử dụng một tài khoản duy nhất là TK 5191-Điều chuyển vốn Như vậy, có nhiều cách sử dụng tài khoản trong CTĐT nhưng dù sử dụng theo cách nào thì cũng phai đảm bảo các yêu cầu : + Đảm bảo hạch toán một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác. nhanh chóng mọi khoản chuyển tiền của các đơn vị chuyển tiền và kiểm soát, đối chiếu của TTTT + Kiểm soát, xử lý được nguồn vốn trong thanh toán của các đơn vị CTĐT 1.3.3. Qui trình trong chuyển tiền điện tử Tại ngân hàng thực hiện chuyển tiền đi (NHA) Kế toán giao dịch: có nhiệm vụ nhận, kiểm soát chứng từ và xử lý chứng từ theo quy định Đối với chứng từ bằng giấy: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc lập chứng từ.Kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng đủ để thực hiện chuyển tiền, kiểm tra uỷ quyền đối với chuyển tiền nợ. Nếu chuyển tiền khẩn yêu cầu khách hàng ghi “khẩn” lên góc bên phải chứng từ.Nếu các yếu tố trên chứng từ là hợp pháp, hợp lệ sẽ được chuyển kiểm soát duyệt, kế toán hạch toán vào tài khoản thích hợp và ghi số bút toán lên góc trên bên phải chứng từ. Nếu chứng từ sai sót chuyển trả lại cho khách hàng. Sau đó kế toán giao dịch nhập dữ liệu trên chứng từ vào chương trình CTĐT theo mẫu có sẵn và kiểm soát lại thông tin đã nhập, kí trên chứng từ giấy (chứng từ gốc chuyển tiền) sau đó chuyển chứng giấy đồng thời với việc truyền dữ liệu qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền xử lý. Đối với chứng từ điện tử: nhận được chứng từ điện tử kế toán giao dịch phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp của nghiệp vụ và tính hợp lệ của chứng từ trước khi thực hiện hạch toán chuyển tiền. VIệc kiểm soát chứng từ điện tử theo quy định 367/2003 QĐ-NHNN ngày 22/4/2003 của thống đốc NHNN ban hành quy chế lập, sử dụng, kiểm soát, xử l._.ý bảo quản và lưu trữ CTĐT của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.Nếu không có sai sót kế toán giao dịch sẽ chuyển hoá chứng điện tử ra chứng từ giấy, sau đó kế toán giao dịch cũng tiến hành tạo dữ liệu chuyển tiền, kí trên chứng từ giấy đồng thời truyền qua mạng CTĐT và dữ liệu chuyển tiền cho kế toán chuyển tiền xử lý tiếp như đối với chứng từ giấy. Kế toán chuyển tiền: có nhiệm vụ kiểm soát và lập các lệnh chuyển tiền. Khi nhận được chứng từ (chứng từ gốc hoặc giấy in ra) dữ liệu qua mạng máy tính kế toán chuyển tiền nhập lại số bút toán, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, tính hợp pháp của nghiệp vụ, chữ kí của kế toán giao dịch kết hợp kiểm dữ liệu trên máy và chứng từ. Nếu chứng từ hoặc dữ liệu có sai sót phải chuyển trả lại kế toán giao dịch để xử lý lại. Sau đó kế toán chuyển tiền căn cứ vào chứng từ chuyển tiền để bổ sung thêm các yếu tố cần thiết, kiểm soát lại các dữ liệu và kí chữ kí lên chứng từ giấy, chữ kí điện tử lên chứng từ điện tử và toàn bộ file dữ liệu, lệnh chuyển tiền và chứng từ gốc chuyển tiền cho người kiểm soát. Người kiểm soát: Người kiểm soát kết hợp kiểm tra bằng mắt với chương trình, đối chiếu và kiểm soát các dữ liệu của lệnh chuyển tiền với chứng từ gốc do kế toán chuyển tiền chuyển đến để đảm bảo dữ liệu đã được nhập đầy đủ, chính xác đúng mẫu biểu, khớp đúng với chứng từ chuyển tiền của khách hàng (vhứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy), kiểm tra các chữ kí của kế toán giao dịch, kế toán chuyển tiền trên chứng từ giấy.Nếu có sai xót chuyển cho kế toán chuyển tiền và kế toán giao dịch xử lý, người kiểm soát không được tự ý sửa bất kỳ yếu tố nào trên chứng từ gốc chuyển tiền cũng như dữ liệu của lệnh chuyển tiền (chương trình không cho phép sửa chữa). Nếu đúng người kiểm soát sẽ kí duyệt (ghi chữ kí điện tử vào lệnh) và chuyển đi. Hạch toán và xử lý lệnh chuyển tiền đi: - Đối với lệnh chuyển có NHA hạch toán: Nợ: TK khách hàng Có: TK 5111 - Đối với lệnh chuyển có giá trị cao: Khi nhận được yêu cầu xác nhận của ngân hàng B, NHA phải làm thủ tục xác nhận lệnh chuyển tiền có giá trị cao. Kế toán viên chuyển tiền phải kiểm soát và đối chiếu lệnh chuyển tiền có giá trị cao đã gửi đi, nếu đúng thì lập dữ liệu xác nhận, in ra giấy và kí chữ kí để chuyển toàn bộ chứng từ sang cho kiểm soát viên, kiểm soát viên kiểm soát lại lần nữa nếu không có gì sai sót thì ki xác nhận và chuyển ngay cho NHB. - Đối với lệnh chuyển Nợ NHA hạch toán: Nợ: TK 5111 (chuyển tiền đi năm nay) Có: TK thích hợp Trong TH nhân được thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển tiền (có ghi rỗ lí do từ chối) và lệnh chuyển tiền (nợ hoặc có của NHB) NHA phải kiểm soát chặt chẽ nếu hợp lệ thì hạch toán: Đối với từ chối lệnh chuyển nợ: Nợ: TK thích hợp (trước đây đã ghi có) Có: TK 5112 Đối với từ chối lệnh chuyển có: Nợ: TK 5112 Có: TK thích hợp (trước đây đã ghi nợ) Trong trường hợp có sự cố kĩ thuật truyền tin không chuyển được lệnh đi: sau thời điểm ngừng nhận lệnh chuyển tiền trong ngày NHA lập biên bản sự cố kĩ thuật trong CTĐT và thông báo cho khách hàng biết về tình trạng của lệnh chuyển tiền đi chưa chuyển được do sự cố kĩ thuật truyền tin.Khi đó ta xử lý các lệnh chuyển tiền chưa chuyển được đi như sau: trả lại chuiứng từ chuyển tiền cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu) Hoặc ghi nhập sổ theo dõi chứng từ chuyển tiền chưa truyền đi được do sự cố kĩ thuật. Sang ngày làm việc hôm sau khi đã khắc phục xong sự cố, phải thực hiện chuyển tiền ngay và ghi xuất sổ theo dõi chứng từ chuyển tiền chưa chuyển đi được do sự cố kĩ thuật. Tại trung tâm thanh toán Kiểm soát các lệnh chuyển tiền: Phòng kế toán tại ngân hàng cấp trung ương đóng vai trỏtung tâm thanh toán CTĐT có trách nhiệm tiếp nhận lệnh chuyển tiền của các NHA, thực hiện kiểm soát hạch toán và chuyển đi các ngân hàng B có liên quan. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, kiểm soát hạch toán, truyền dẫn lệnh và lưu trữ dữ liệu đều được xử lý một cách tự động theo các chương trình được cài sẵn trong máy tính.Khi nhận được lệnh chuyển tiền do NHA chuyển đến thì người được giao nhiệm vụ kiểm soát của TTTT sử dụng mật mã vào chương trình kiểm tra tính hợp pháp và đúng đắn của lệnh chuyển tiền. Lệnh chuyển tiền đến phải được kiểm soát theo quy định chung đối với chứng từ điện tử và các quy định cụ thể : - Kiểm tra chữ kí điện tử ghi trên chuyển tiền - Mã NHA, NHB - Số lệnh, ngày lập lệnh, loại lệnh chuyển tiền Ghi chữ kí điện tử để truyền đi các NHB liên quan. Trên lệnh chuyển tiền phải có ký hiệu xác nhận đã kiểm soát và tên người chịu trách nhiệm kiểm soát của TTTT Hạch toán tại TTTT - Đối với lệnh chuyển có đến: Nợ: TK 5131/NHA Có: TK 5132/NHB - Đối với lệnh chuyển nợ đến: Nợ: TK 5131/ NHB Có: TK 5132/ NHA - Đối với chuyển tiền có giá trị cao chương trình sẽ tự động thống kê lại để kiểm soát và số liệu phục vụ báo cáo chuyển tiền điện tử theo quy định Xử lý tại TTTT - Kiểm soát lệnh chuyển tiền nếu phát hiện có sai sót TTTT phải tra soát ngay cho NHA để xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo an toàn tài sản và an toàn hệ thống - Khi có sự cố kỹ thuật truyền tin đối với những lệnh chuyển tiền trung tâm đã nhận được nhưng do sự cố kỹ thuật không thể chuyển toéi NHB trong ngày thì trung tâm lập “biên bản sự cố kỹ thuật trong CTĐT” và “bảng kê chi tiết chuyển tiền đến chờ xử lý” để lập phiếu chuyển khoản hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến năm nay. + Đối với lệnh chuyển tiền có: Nợ: TK 5132/ NHA Có: TK 5133.1 (lệnh chuyển có, lệnh huỷ lệnh chuyển nợ đến chờ xử lý) + Đối với lệnh chuyển nợ đến: Nợ: TK 5133.1 Có: TK 5132/ NHA Sang hôm sau khi khắc phục được sự cố kỹ thuật thì chuyển tiếp NHB và hạch toán. + Đối với lệnh chuyển nợ: Nợ: TK 5131/ NHB Có: TK 5133.2 + Đối với lệnh chuyển có Nợ: TK 5133.2 Có: TK 5131/ NHB Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến (NHB) Kiểm soát lệnh chuyển tiền đến: Nhận được lệnh của NHA (qua TTTT) người kiểm soát vào chương trinhf kiểm tra chữ ký điện tử của TTTT để xác định tính đúng đắn chính xác của lệnh chuyển tiền đến, sau đó truyền lệnh chuyển tiền qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền xử lý tiếp. Đối với lệnh chuyển tiền khẩn NHB phải ưu tiên thưch hiện việc kiểm soát và hạch toán ngay cho khách hàng (không chờ xử lý theo lô) trường hợp có nhiều lệnh chuyển tiền khẩn đến cùng một lúc trật tự ưu tiên sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời gian nhận lệnh. Lệnh nào đến trước thì sẽ ưu tiên xử lý truớc. Đối với lệnh chuyển tiền có giá trị cao, khi kiểm soát lệnh chuyển tiền đến chương trình sẽ tự động tạo điện yêu cầu xác nhận chuyển tiền có giá trị cao người kiểm soát duyệt và gửi điện xác nhận chuyển tiền giá trị cao cho NHA Kế toán chuyển tiền: Khi nhận được lệnh chuyển tiền qua mạng vi tính kế toán chuyển tiền tiến hành in ba liên lệnh chuyển tiền đến (trường hợp thanh toán chuyển tiếp thì in 4 liên), kiểm soát các yếu tố của lệnh chuyển tiền đến để xác định có đúng lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng mình hay không, các yếu tố trên lệnh có hợp lệ, hợp pháp không. Sau khi kiểm soát xong kê toán chuyển tiền ký vào các liên lệnh chuyển tiền (bằng giấy) lấy chữ ký kiểm soát trên lệnh chuyển tiền sau đó chuyển hai liên lệnh chuyển tiền đến cho kế toán giao dịch xử lý Kế toán giao dịch: căn cứ vào lệnh chuyển tiền do kế toán chuyển tiền chuyển đến tiến hành kiểm soát và ký trên chứng từ sau đó hạch toán vào tài khoản thích hợp Hạch toán kệnh chuyển tiền đến - Đối với lệnh chuyển tiền có đến: Nợ: TK 5112 Có: TK thích hợp - Đối với lệnh chuyển Có giá trị cao trước khi trả tiền cho khách hàng, nhân hàng phải làm thủ tục xác nhận: khi nhận được điện xác nhận của NHA người kiểm soat giải mã và kiểm soát tinh xác thực của điện xác nhận, sau đó chuyển cho kế toán viên chuyển tiền in ra đính kèm với lệnh chuyển có giá trị cao và tiến hành trả tiền cho khách hàng. Trong trường hợp hết giờ giao dịch mà vẫn không nhận được điện xác nhận của NHA thì hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý Nợ: TK 5112 Có: TK 5113.2 Sang ngày hôm sau khi nhận được điện xác nhận của NHA thì tất toán tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý Nợ: TK 5113.2 Có: TK khách hàng - Đối với lệnh chuyển nợ đến: Nếu trên tài khoản khách hàng có đủ tiền thì NHB hạch toán: Nợ: TK khách hàng Có: TK 5112 Sau đó gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ cho NHA và báo nợ cho khách hàng Trong trường hợp khách hàng không có đủ khả năng thanh toán NHB phải gửi thông báo ngay cho khách hàng để nộp đủ tiền vào tài khoản trong phạm vi thời hạn chấp nhận, quy định tối đa là 24h làm việc kể từ khi nhận được lệnh chuyển nợ đến và hạch toán: Nợ: TK 5113.1 Có: TK 5112 Nếu trong phạm vi thời gian quy định mà khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản thì NHB hạch toán: Nợ: TK khách hàng Có: TK 5113.1 Trong trường hợp hết thời hạn chấp nhận theo quy định, nếu khách hàng không nộp đủ tiền vào tài khoản thì NHB sẽ gửi thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ cho NHA, NHB căn cứ vào thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ để lập lệnh chuyển nợ gửi đi cho NHA và hạch toán: Nợ: TK 5111 Có: TK 5113.1 Đối với những chuyển tiền nợ đến mà không thanh toán được NHB phải mở sổ theo dõi để có số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo CTĐT 1.4. các nhân tố ảnh hưởng tới thanh toán ctđt 1.4.1. Pháp luật Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh hàng hoá đặc biệt “tiền tệ” do đó chịu tác động trực tiếp của pháp luật. Hiện nay ngân hang đã có luật riêng cho mình như luật NHNN, luật các TCTD, luật doanh nghiệp…là những hành lang pháp lý tạo đà chop hoạt động kinh doanh ngân hàng Thanh toán không dùng tiền mặt nói chung (TTKDTM) và CTĐT nói riêng là nhũng loại hình cung cấp dịch vụ lợi ích cho khách hàng, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của pháp luật. Chỉ một thay đỏi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức lớn cho ngân hàng, nếu như ngân hàng không kịp thời thay đổi sẽ mất uy tín với khách hàng từ đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh huởng và kém hiệu quả.Chính vì vậy mà công tác TTKDTM nói chung và CTĐT nói riêng phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định, chế độ, thể lệ đặt ra trong thanh toán do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nếu thực hiện tốt công tác nay sẽ hạn chế được sai lầm, không gây thất thoát vốn cho ngân hàng.Hơn nữa,trong việc ban hành các qui chế, chế độ, thể lệ hay thông tư hướng dẫn thi hành nếu không sát thực, linh hoạt cũng gây nhiều trở ngại cho khách hàng cũng như cho ngân hàng trong thanh toán.Bởi lẽ, khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán nhờ tính ưu việt của nó: nhanh chóng, tiện ích, chính xác, lệ phí phải chăng…nhưng đôi khi chính những thủ tục, chế độ, thể lệ quá cứng nhắc sẽ gây trở ngại cho khách hàng trong công tác thanh toán Ngoài ra, thông qua TTKDTM nói chung và CTĐT nói riêng giúp cho Nhà nước và các nhà quản lý tiền tệ thực hiện được vai trò của mình khi cac quyết định đưa ra theo kịp với những biến động của nền kinh tế, nó sẽ thúc đẩy công tác thanh toán phát triển và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển tiến tới hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 1.4.2. Kinh tế Trong nền kinh tế tự do, khách hàng lựa chọn bất kỳ thể thức thanh toán nào dù là tiền mặt hay không đều tính đến hiệu quả kinh tế. Họ quan tâm đến hiệu quả kinh tế bởi lẽ khi họ sử dụng bất kỳ thể thức nào thì yếu tố đầu tiên họ quan đến đó là chi phí bỏ ra và chỉ khi nào chi phí liên quan đến thanh toán ít hơn họ sẽ lựa chọn.Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thể thức TTKDTM nói chung và CTĐT nói riêng đã giảm được chi phí đáng kể cho khách hàng trong việc kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản …hơn nữa họ chỉ phải mất một chi phí rất nhỏ khi sử dụng những thể thức thanh toán đó.Như vậy với lệ phí phả chăng, thuận tiện, thời gain thanh toán nhanh chóng chắc chắn khách hàng sẽ đến với ngân hàng nhiều hơn.Ngược lại, với mức chi phí quá cao chắc chắn khách hàng sẽ không lựa chọn những thể thức thanh toán đó Còn về phía ngân hàng TTKDTM nói chung và CTĐT nói riêng là một loại hình dịch vụ của ngân hàng cho nên yếu tố kinh tế luôn được cá ngân hàng quan tâm đặc biệt.Khi tiến hành thanh toán cho khách hàng nếu chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng mà không thật sự đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân ngân hàng thì thể thức thanh toán đó cũng không được khuyến khích phát triển 1.4.3. Khoa học công nghệ Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa họcvà thông tin đã tạo ra một bước tiến nhảy vọt trong thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được mở rộng và phát triển, nó xoá đi mọi khoảng cách về thời gian, không gian, độ chính xác và an toàn cao.Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại và được áp dụng vào công tác thanh toán CTĐT đã dần cải tiến và hoàn thiện với mục đích thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Khoa học công nghệ hiện đại CTĐT mới phát huy hết vai trò của nó. 1.4.4. Con người Trong mọi hoạt động, yếu tố con người luôn được chú trọng và đặt mục tiêu quan tâm hàng đầu.Con người là yếu tố quyết định trong bất cứ hoạt động kinh tế xã hội nào, trong hoạt động thanh toán qua NH cũng vậy.Chính vì thế trong hoạt động NH, khi triển khai áp dụng một nghiệp vụ mới thì yếu tố tiên quyết đó là phải biết cách thức vận hành và sử dụng nó tức yếu tố con người con người đã được đề cập tới Về phía ngân hàng: Đó là một đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện quy trình thanh toán cho khách hàng.Cán bộ đòi hỏi phải là những người có trình độ, năng lực chuyên môn sâu, phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ nhanh nhẹn, nhiệt tình. Ngoài việc hiểu biết các hoạt động của ngân hàng nói chung và các chế độ về công tác thanh toán nói riêng, người làm công tác thanh toán phải nắm vững pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng,nhà nước, ngành.Đồng thời phải có kiến thức và sử dụng thành thạo vi tính, tin học.Chính vì con người có một vai trò quan trọng trong việc thu hut một khối lượng lớn khách hàng tham gia vào quá trình thanh toán qua NH, nên khi thưch hiện thanh toán, các cán bộ NH chính là cầu nối giữa các bên tham gia thanh toán. Về phía khách hàng: Do thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng đến công tác thanh toán ngân hàng. Khi người dân có thói quen chi trả trực tiếp bằng tiền mặt thì rõ ràng công tác thanh toán qua ngân hàng giảm xuống và kém hiệu quả. Nói tóm lại: việc nắm vững cơ sở lí luận, nội dung ý nghĩa của thanh toán qua ngân hàng mà trọng tâm là CTĐT từ đó có những biệ pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hoạt động CTĐT sẽ giúp cho hệ thống thanh toán qua nhân hàng hoàn thiện hơn đóng gop vào sự thành công chung của hệ thống ngân hàng, phát triển kinh tế xã hội vì hệ thống thanh toán được coi là huyêt mạch của nền kinh tế Chương 2 Chuyển tiền điện tử với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội 2.1. khái quát quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Nam hn 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN NHNo&PTNT là một doanh nghiệp nhà nước được cấp vốn tự có, được tự chủ hoàn toàn về tài chính từ khâu lựa chọn các phương thức huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư đến quyết định mức lãi suất trên thị trường vốn.NHNo&PTNT Việt Nam được quyền kinh doanh tổng hợp, đa năng, vừa làm chức năng dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và quốc tế. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. NHNo&PTNT Việt Nam ra đời với tên gọi ban đầu “Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam”. Ngày 15/10/1996 Thống đốc Ngân hàng đã kí quyết định 280/QĐ-Ngân hàng nông nghiệp đổi tên từ “Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam” thành “NHNo&PTNT Việt Nam”. Ngày 23/3/2004 là ngày ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tròn 16 tuổi.Tuy tuổi đời còn rất ít nhưng NHNo&PTNT đã đang và đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước, tiến trình côngh nghiệp hoá, hiện đại hoá xoá đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn. Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngành ngân hàng. Có thể phân chia quá trình đó thành 3 thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1988: NHNo là bộ phận trong NHNN hoạt động hoàn toàn mang tính hành chính bao cấp. Thời kỳ 1988-1990 với nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng đã tách hệ thống ngân hàng từ một cấp thành ngân hàng 2 cấp là Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh. Thời kỳ 1990 đến nay, cùng với việc ban hành pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính (24/9/1990) và hàng loạt các nghị định, quyết định của chính phủ được ban hành trong đó có quyết định công nhận NHNo&PTNT VN là doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt.Đây là bước ngoặt quan trọng nhất để ngân hàng nông nghiệp thực sự trở thành ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chịu ttách nhiệm về tài chính. Trên đà phát triển của ngành ngân hàng nói chung, đến nay NHNo&PTNT tiếp tục đẩy mạnh mở rộng các loại hình kinh doanh để thực sự là một ngân hàng thương mại đa năng hoạt động có hiệu quả.Ngoài những mặt nghiệp vụ chủ yếu như huy động vốn, cho vay, cho vay, thanh toán…Ngân hàng nông nghiệp đã mở thêm các công ty trực thuộc trong lĩnh vực như: - Công ty cho thuê tài chính (2 công ty) - Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán - Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quí - Công ty mua bán nợ và khai thác tài sản - Công ty đầu tư thương mại và dịch vụ NHNo&PTNT Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng lớn trải dài từ Bắc chí Nam với 1611 chi nhánh và hơn 26000 cán bộ công nhân viên đã và đang tạo ra mạng lưới cung ứng vốn nhanh nhạy và hiệu quả. 2.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Nam HN Chi nhánh NHNo&PTNT Nam HN là một đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở tại C3 Phương Liệt-Thanh Xuân-Hà Nội Chi nhánh NHNo&PTNT Nam HN được thành lập theo quyết định số 48/NHNo/QĐHĐQT ngày 12/3/2001 với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm ,ngư nghiệp Ngày 08/05/2001 Chi nhánh tổ chức khai trương hoạt động tại tầng 1 trụ sở C3 Phương Liệt.Việc khai trương hoạt động Chi nhánh tại C3 Phương Liệt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế của địa bàn Hà Nội, khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại nội lực các đô thị lớn phục vụ nhu cầu cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, mà góp phần cải tạo bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn Chi nhánh NHNo Nam HN là một trong những chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại các đô thi lớn được thành lập theo chủ trương của Ban lãnh đạo mới NHNo&PTNT Việt Nam 2.1.3. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Nam Hà Nội Với mong muốn mở rông mạng lưới , mở rộng thị phần tạo kết quả kinh doanh cao ngân hàng đã có những cải tiế trong cơ cấu phòng ban chi nhánh Bộ máy tổ chức của ngân hàng có thể mô phỏng qua sơ đồ: Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội Giám đốc Các phó giám đốc Phòng tín dụng Phòng thẩm định Phòng kế toán-ngân quỹ Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính-nhân sự Phòng nguồn vốn Chi nhánh tây đô Chi nhánh giảng võ Chi nhánh nam đô Phòng giao dịch số 4 Phòng giao dịch số 5 Phòng giao dịch số 6 Qua sơ đồ mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Nam Hà Nội cho thấy bộ máy của NH chia làm ba bộ phận: Ban giám đốc: Ban giám đốc của NH gồm có giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các hoạt động khác nhau.Ban giám đốc do tổng giám đốc NHNo&PTNT VN gioa dựa trên chức năng nhiệm vụ của NH Các phòng tại trụ sở chính: Tại trụ sở chính được bố trí 6 phòng ban nhiệm vụ Phòng tín dụng Phòng thẩm định Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính – nhân sự Phòng nguồn vốn Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ theo nội dung nghiệp vụ do phòng đảm nhiệm Các đơn vị trực thuộc: + Có ba chi nhánh Chi nhánh Tây Đô Chi nhánh Giảng Võ Chi nhánh Nam Đô + Có 4 phòng giao dịch phòng giao dịch số 4 Triệu Quốc Đạt Phòng giao dịch số 5 Thanh Xuân Phòng giao dịch chùa Bộc Mở thêm điểm giao dịch cho phòng giao dịch Chùa bộc tại Học viện ngân hàng Phòng giao dịch số 6 trong trường ĐH Kinh tế Với tổ chức bộ máy như trên đã đảm bảo cho Chi nhánh Nam Hà nội vừa hoàn thành tốt chức năng quản lý vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Tình hình kinh tế – xã hội năm 2ô4 cơ bản là thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng hơn.Hơn nữa thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng có thêm uy tín, có thị phần trong thị trường tài chính tiền tệ.Quan trọng hơn là hoạt động của chi nhánh đã đi vào thời kỳ ổn định, đã có uy tín, có thị phần trên địa bàn.Do đó, chi nhánh ngân hàng Nam Hà nội đã đạt được các kết quả khả quan trong các mặt về nguồn vốn cũng như sử dụng vốn a. Nguồn vốn Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Khác với các ngành kinh doanh khác vốn tự có chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn kinh doanh, vốn đi vay chỉ là bổ xung. Ngược lại, ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, với phương châm “đi vay để cho vay” thì vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn lại là vốn đi vay. Vì vậy, để kinh doanh tiền tệ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại là phải chăm lo nguồn vốn Để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đầu tư cho phát triển,NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã thự hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn kết hợp với sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các tổ chức, tầng lớp dân cư để đáp ứng tôt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, giữ vững và đảm bảo được độ ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Chi nhánh đã chú trọng đến huy động nguồn vốn trung và dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kỳ hạn nên vốn trung và dài hạn có tăng so với năm trước đây Ngân hàng luôn cố gắng tìm ra giải pháp để làm hài hoà lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng dựa vào chính sách tổng thể huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như chỉ đạo về lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ. Hơn nữa, cơ cấu nguồn vốn cũng có vai trò quan trọng, quyết định tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Nguồn vốn của NHNo&PTNT Nam HN bao gồm; Vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Trong đó nguồn vốn huy động có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốncủa NHNo chi nhánh Nam HN Bảng 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 +/-(2003-2002) +/-(2004-2003) TG không kỳ hạn 168 314 720 145 406 TG có kỳ hạn 954 1236 3063 282 1827 Tổng nguồn vốn 1122 15550 3783 427 2233 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004) Tổng nguồn vốn là 1122 tỷ đồng trong đó cả hai loại nguồn vốn ở các loại kỳ hạn đều tăng.trong đó nguồn vốn không kỳ hạn tăng cả về gí trị tuyệt đối và cả về tỷ trọng với tốc độ tăng gấp 2 lần.Tập trung vào tăng tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT và các TCTD..Điều đó phản ánh kết quả của việc tích cực khai thác các nguồn vốn dự án, bộ ngành, kết quả của việc phát triển mạng lưới và các dịch vụ khác Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tăng, giảm(2003/2002) Tăng, giảm (2004/2003) +/- % +/- % Tiền gửi dân cư 435 449 1121 14 103 672 31.0 Tiền gửi TCKT 147 272 1026 125 185 754 243.9 Tổng nguồn vốn 582 721 2147 139 123 1426 297 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004) Theo số liệu như trên tính chất nguồn vốn đã có những xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực.Tỷ trọng tiền gửi dân cư đã tăng lên đi dần vào thế ổn định.Bên cạnh đó, nguồn vốn tiền gửi của các TCKT cũng đã tăng dần lên. Về nguồn vốn của địa phương: nguồn huy động hộ TW 432 tỷ giảm 1 tỷ so với đầu năm.Nguồn vốn của địa phương 3,351 tỷ tăng 1,234 tỷ so với đầu năm.Trong đó: + nguồn vốn ĐP bằng nội tệ đạt 1,000 tỷ tăng so với năm 2003 (tăng 60%) + Nguồn vốn bằng ngoại tệ: 695 tỷ tăng 217 tỷ so với 2003 (tăng 64%) so với chỉ tiêu KHTW giao nguồn vốn ngoại tệ không đạt do KH giao quá cao b. Hoạt động sử dụng vốn Công tác tín dụng Trong những năm qua chính phủ và NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều ấn bản mới, bổ sung hàon thiện những cơ chế tín dụng như: cơ chế đảm bảo tiền vay, cơ chế điều hành lãi suất tín dụng… những điều đó đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường NHNo&PTNT chi nhánh Nam HN luôn tìm mọi cách để mở rộng khối lượng tín dụng, đi liền với nó là nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn, có lãi để nộp ngân sách và tăng tích luỹ, góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Tính đến ngày 31/12/2003, tổng dư nợ là 1.278 tỷđ tăng so với thời điểm đầu năm 810 tỷđ với tốc độ tăng 269%, bằng 167%so với kế hoạch cả năm. (nếu loại trừ dư nợ cho vay chỉ định của TW thì dư nợ thực tế đạt được 610 tỷđ, tăng so với đầu năm là 142 tỷđ). Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 418 tỷđ, chiếm 33% tổng dư nợ, dưnợ cho vay trung hạnlà 31 tỷđ, chiếm 3%, dư nợ cho vay dài hạn 830 tỷđ, chiếm 64% tổng dư nợ . Năm 2004 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 1,571 tỷ, tăng so với đầu năm 2003 lf 293 tỷđ (22,9%) tương đương mức tăng bình quân toàn ngành (22,4%) và nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân của các NHTM trên cùng địa bàn (27%) Xét theo cơ cấu dư nợ: Dư nợ hộ TW: 697 tỷ tăng 29 tỷ; dư nợ tại địa phưong: 874 tỷ tăng 263 tỷ (38,7%) Xét theo mức thời hạn cho vay: Dư nợ ngắn hạn 581 tỷ chiếm tỷ trọng 74% tăng 182tỷ so với đầu năm (tăng 46%); dư nợ trung và dài hạn: 293tỷ chiếm tỷ trọng 33% tăng 81tỷ so với đầu năm (tăng 39%). Như vây, tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn của chi nhánh còn thấp so với bình quân của toàn ngành và của địa bàn Hà Nội là 44% Xét theo loại tiền:Dư nợ bằng nội tệ 338 tỷ tăng 57tỷ so với đầu năm (tăng 20 tỷ) chiếm tỷ trọng 38,6% dư nợ tại địa phương; dư nợ bằng ngoại tệ 536tỷ tăng 188 tỷ so với năm 2003 (tăng 54%), chiếm tỷ trọng 61,4% dư nợ tại địa phương Như vậy dư nợ chủ yếu của NHNo Nam Hà Nội la cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào Xet theo thành phần kinh tế: Dư nợ DNNN 672 tỷ tăng 150 tỷ so với đầu năm (tăng 28,9%) chiếm tỷ trọng 76,8%; Dư nợ DNNQD 152 tỷ tăng 92 tỷ so với đầu năm (tăng 152,2 tỷ) chiếm tỷ trọng 17,4%; dư nợ HTX & KT tư nhân 49 tỷ tăng 21 tỷ so với đầu năm (tăng 73,3%), chiếm tỷ trọng 6% Vởy cơ cấu dư nợ của NHNo Nam Hà Nội vãn chủ yếu là cho vay các DNNN, tuy hco vay các DNNQD và KT hộ gia đình đã tăng rất nhanh trong năm nhưng tỷ trọng vẫn còn rất khiêm tốn Nợ quá hạn đầu năm 2,262 triệuđ đến 31/12/2004 là 544 triệuđ giảm 1,718 triệuđ, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại địa phương là 0,06% dưới mức TW cho phép 1%; tỷ lệ NQH trên tông dư nợ là 0,03%.Tuy nhiên có nơ qúhạn So năm 2003nhómII ( công ty TNHH Thiên Lương 296 triệu Hoạt động kinh doanh ngoại hối Danh mục Năm 2003 Năm 2004 So năm 2003 TĐ % TT hàng nhập khẩu 34.913 64.373 29.460 46% TT hàng xuất khẩu 32.020 46.422 14.402 31% Mua ngoại tệ 21.569 77.403 55.834 72% Bán ngoại tệ 49.577 90.679 41.102 45% TĐ: Bán cho NHNoVN 6.526 32.846 26.320 80% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004) Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2004 vẫn duy trì ở mức độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước. Doanh số hàng nhập khẩu tăng 46% so với năm 2003. Doanh số hàng xuất khẩu tăng 31% so với năm 2003. Mua bán ngoại tệ đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, trong bán cho sở QLV & KDNT 33 triệu USD Tình hình tiếp nhận các dự án nước ngoài Trong năm 2004 số lượng dự án nhận về ít nhưng chi nhánh đã làm tôt công tác phục vụ các dự án đã có, được các Ban quản lý dự án, NHNN tín nhiệm. Nguồn vốn không kỳ hạn huy động được từ cac dự án bình quân la 74,000 triệu đ, mua được 14,711 triệu USD từ các dự án, bên cạnh đó còn thu được phí chuyển tiền.Đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả của chi nhánh Kết quả tài chính Tổng thu của chi nhánh năm 2004 đã tăng 86 tỷđ so với năm trước (tăng 73%). Trong đó thu loại 7 tăng gấp 2 lần và vượt 59% so với KH giao Tông chi đạt 163 tỷ tăng 73 tỷ so với năm trước (tăng 81%). Trong đó chi loại 8 ( chưa có lương) là 215 tỷ tăng 26% so với KH giao Chênh lệch thu chi trước thuế tăng 52% so với năm trước Hệ số tiền lương tăng 17% so với năm trước Các hoạt động khác Công tác kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Trong năm có 2 đoàn thanh tra của NHNN Hà Nội và NHNo&PTNT Việt Nam đến làm việc tại chi nhánh. Kết quả mức độ sai sót ngày càng giảm và không có vụ việc gì lớn.Hoàn thành các đề cương kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam và đề cương kiểm tra của chi nhánh Tổ chức cán bộ : Trong năm 2004 NHNo Nam HN đã mở được 1 phòng giao dịch. Nâng cấp PGD sô2, PGD số 3 thành chi nhánh Nam Đô, thành lập phòng nguồn vốn- kế hoạch TH, đến nay chi nhánh có 3 chi nhánh cấp II, 5 phòng giao dịch , các đơn vị hoạt động kết quả tốt. Nguồn vốn bình quân trên 500tỷ/1 chi nhánh; trên 50tỷ/1 PGD; dư nợ bình quân trên 100 tỷ/1 chi nhánh và trên 30 tỷ/1 PGD Cán bộ: Đến 31/12/2004, toàn chi nhánh co112 lao động tăng 13 người so với năm2003 Trên đây là những ghi nhận về hoạt dộng kinh doanh và một số vương mắc của NHNo Nam Hà Nội trong những năm vừa qua. Công việc kinh doanh được thực hiện ở rất nhiều phòng ban trong ngân hàng xoay quanh các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và rất nhiều nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh diễn ra rất sôi nổi và chất lượng cung cấp ngày càng cao. 2.2. thực trạng hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà nội 2.2.1 Quá trình phát triển CTĐT của hệ thống ngân hàng Việt Nam Trong thập niên 20 và những năm đầu thế kỷ 21, công nghệ thông tin đã phát triển vô cùng nhanh chóng, những ứng dụng có hiệu quả của công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực đã làm thay đổi đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhân loại.Hiên tượng bùng nổ Internet với một loạt dịch vụ mới được đưa ra làm thay đổi hàng loạt các quan điểm kinh doanh truyền thống, nó đã trở thành cầu nối khai thông các mối quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau không phụ thuộc vào chế độ kế, chế độ chính trị và phong tục tập quán. Chính nhờ Internet, thương mại điện tử (TMĐT) đã ra đời và phát triển trở thành mô hình hoạt động thương mại hoàn toàn mới dẫn đ._. đội ngũ cán bộ tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN. Thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành “tiếp tục duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời” 3.2. giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động CTĐT 3.2.1. Mở rộng phạm vi thanh toán Để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng khối lượng thanh toán qua ngân hàng từ đó tăng thu dịch vụ cho ngân hàng, NHNo&PTNT Nam Hà Nội nên tạo điều kiện cho các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm tham gia vào hệ thông CTĐT nhằm phục vụ tânj nơi cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng không mất thời gian đi lại từ các quỹ tiết kiệm và phòng giao dịch về các chi nhánh đảm bảo an toàn tài sản đồng thời phục vụ nhanh chóng khi khách hàng có nhu cầu thanh toán, chuyển tiền. Trước mắt với các phòng giao dịch và các quĩ tiết kiệm khi chưa trực tiếp lập chứng từ chuyển đi thì phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm có thể chuyển hoá chứng từ chuyển đi tính ký hiệu mật, mã hoá truyền về chi nhánh, chi nhánh giải mã và chuyển hoá thành chứng từ điện tử để chuyển đi. Như vậy thanh toán điện tử vẫn chỉ thực hiện ở các chi nhánh trực thuộc còn phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm chỉ là nơi nhận và chuyển chứng từ về chi nhánh. Về lâu dài ngân hàng cần chuẩn bị các điều kiện về trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để kết nối giữa trung tâm thanh toán của chi nhánh với các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm để phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm có thể tham gia trực tiếp vào hệ thống CTĐT 3.2.2. Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ Hệ thống CTĐT được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến hiện đại. Để hệ thống vận hành và phát huy tối đa công suất thì cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với các trang thiết bị hiện đại tương xứng với tầm cỡ của nó. Tuy trong thời gian qua, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đỏi mới các thiết bị vi tính cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng để triển khai công tác giao dịch một cửa, tuy nhiên hệ thống này rất hiện đại vì thế ngân hàng phải có các biện pháp nhằm nâng cao tốc độ xử lý của các máy tính từ đó giảm thời gian thực hiện các món thanh toán, phục vụ nhanh nhất tốt nhất nhu cầu thanh toán của khách hàng. Việc đổi mới trang thiết bị là rất cần thiết nhưng bên cạnh đó NHNo&PTNT Nam HN cần tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng hoạt động kinh doanh đồng thời nâng cao uy tín, hình ảnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tinhiện nay việc hiện đại háo công nghệ ngân hàng vừa là một xu thế tất yếu khách quan vừa là một đòi hỏi bức xúc của các ngân hàng. Đi đôi với việc công nghệ thông tin phát triển hàng loạt các dịch vụ ngân hàng hiẹn đại cũng ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy việc đầu tư vốn của ngân hàng vào đổi mới trang thiết bị không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong tương lai hội nhập với khu vực và quốc tế. Điều kiện cần thiết và có tính chất quyết định trong việc ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, đổi mới và trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại là vốn. Thực tế hiện nay các NHTM quốc doanh nói chung và NHNo&PTNT Nam HN nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bi, máy móc, kỹ thuật hiện đại cuãng như xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bởi chi phí cho những công việc này là rất lớn.Tuy NH đã trang bị được hệ thống thanh toán thẻ ATM nhưng hiện tại trong quá trình vận hành hệ thống này vẫn còn gặp rất nhiều trục trặc về đường truyền. Vì thế, để hệ thống ngày càng hoàn hảo hơn thì ngân hàng nên tiếp cận với các nguồn tài trợ, vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng khác cũng như tân dụng những nguồn đầu tư của các tổ chức nước ngoài. 3.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu từ đó đưa ra những chính sách phù hợp Dịch vụ thanh toán nói chung cũng như hoạt động CTĐT nói riêng là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, biểu hiện của một nền công nghiệp hiện đại. Việt Nam là một nước đang phát triển với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 80% lao động trong nông nghiệp. Thu nhập của nhóm dân cư này đa phần là thấp không ổn định, đa phần là dân trí thấp họ còn chưa hiểu và hình dung ra việc áp dụnh các kĩ thuật hiện đại vào trong hệ thống ngân hàng có chăng họ chỉ biết ngân hàng là nơi có thể cho họ vay vốn khi cần thiết còn những tiện ích khác họ hoàn toàn không biết hoặc chỉ biết sơ qua. Thực hiện thanh toán, chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng chủ yếu là những doanh nghiệp, những cá nhân có thu nhập cao, những cơ sở liên doanh đầu tư nước ngoài và họ thường xuyên có những chi phí lớn phát sinh. Chính vì thế ngân hàng cần xác định rõ đâu là đối tượng chủ yếu của mình để từ đó đưa ra các chính sách để tập trung khai thác có hiệu quả. 3.2.4. Cải tiến quy trình nghiệp vụ Các thủ tục, quy trình nghiệp vụ trong việc thực hiện thanh toán nói chung và CTĐT nói riêng vẫn còn rườm rà và gây ra nhiều điều không thuận lợi cho khách hàng. Chẳng hạn khi khách hàng có nhu cầu nộp tiền vào để chuyển đi, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải viết vào giấy nộp tiền được in sẵn theo đúng mẫu quy định thống nhất, điều này khiến cho nhiều khách hàng tỏ ra lúng túng vì không biết viết như thế nào hoặc viết sai phải sửa đi sửa lại gây mất thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng.Theo em, NHNo&PTNT Nam Hà Nội nên đề nghị với cấp trên xem xét sửa đổi lại một số thủ tục không cần thiết để kế toán viên nhập vào máy và in phiếu thu, khách hàng chỉ phải kiểm tra và kí tên vào phiếu thu. Trên cơ sở đó thanh toán viên có thể lập lệnh chuyển tiền và chuyển tiền đi ngay lập tức. Làm như vậy sẽ tạo ra một tâm lý thoải mái tin tưởng cho khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh với dịch vụ chuyển tiền của bưu điện Hiện nay khi thực hiện chuyển tiền cho khách hàng, ngân hàng chưa có thông báo cho người thụ hưởng để họ biết và chủ động đến ngân hàng để nhận tiền như bưu điện đã làm, dẫn đến họ phải thường xuyên hỏi ngân hàng về các món chuyển tiền, có những món chuyển tiền mà khách hàng phải đến hỏi nhiều lần trong ngày buộc các nhân viên giao dịch phải tìm kiếm chứng từ. Chính vì vậy mà NHNo Nam HN nên mở thêm dịch vụ thông báo cho người thụ hưởng biết khi tiền của họ đã được chuyển đến. 3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao và tác phong phục vụ chuyên nghiệp Dịch vụ thanh toán điện tử là sản phẩm của nền công nghệ hiện đại nên một trong những yêu cầu quan trọng để triển khai, ứng dụng thành công cần phải có đội ngũ nhân viên giỏi, có trình độ chuyên môn tốt. Điều này đòi hỏi NHNo Nam HN phải có chiến lược phát triển con người để đáp ứng được những đòi hỏi mới về kinh doanh và cung ứng cho xã hội những sản phẩm dịch vụ hiện đại.Cụ thể là: + Đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng, chú trọng cả về chuyên môn, tác phong giao dịch và tư duy khách hàng. Ngân hàng hiện nay hoạt động khá đa dạng và cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm, sử dụng nhiều phần mềm khác nhau. Do vậy ccần trang bị cho nhân viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, các sản phẩm chính và những định hướng lớn của ngân hàng. Từ đó giúp cho nhân viên có được cái nhìn bao quát và một động cơ rõ ràng trong công việc. Hơn nữa, trong việc hiện đại hoá ngân hàng thì hệ thống thanh toán luôn luôn được coi trọng và ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế để vận dụng tốt hệ thống CTĐT, tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và triển khai mô hình bán lẻ thì đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán thanh toán phải được ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu của đội ngũ nhân viên ngân hàng nói chung và đội ngũ nhân viên làm công tác kế toán thanh toán nói riêng trong giai đoạn mới là không những phải giỏi về nghiệp vụ, tin học mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, giao tiếp tốt, hiểu biết và mắm vững các quy định của pháp luật. Chính vì vậy NHNo&PTNT Nam Hà Nội cần xây dựng một chiến lược đào tạo toàn diện đội ngũ công nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những cán bộ làm công tác kế toán và thanh toán. + Đào tạo một số cán bộ chủ chốt am hiểu công nghệ thông tin và nghiệp vụ ngân hàng để làm hạt nhân nòng cốt trong các chương trình phát triển các sản phẩm và công nghệ mới. + Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm cập nhật các yêu cầu và nghiệp vụ mới, đào tạo tại chỗ kết hợp với việc cử đi đào tạo, đào tạo chuyên môn và đào tạo nhân tài. Những nhân viên củ chốt trong việc phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là nhóm sản phẩm ngân hàng hiện đại cần được đào tạo bài bản và được cử đào tạo bài bản và được cử đi học tập, học hỏi kinh nghiệm ở các nước tiên tiến. + Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc. Tích cức luân chuyển cán bộ để sắp áêp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn của từng người và tạo động lực phấn đấu cho các nhân viên; khuyến khích người lao động làm việc năng động sáng tạo thông qua các cơ chế lương, thưởng + Có kế hoạch thường xuyên phổ cập, cập nhật các xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tài chính ngân hàng, đặc biệt là cho các cấp quản lý và điều hành. + Để triển khai tốt các dịch vụ thanh toán điện tử cần tạo điều kiện cho nhân viên của ngân hàng có thể tiếp cận và làm quen với internet để nâng cao kỹ năng sử dụng mạng. Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, ngân hàng cũng cần quan tâm bỗi dưỡng các kiến thức về pháp luật, tâm lý, marketing…nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn có thái độ cởi mở với khách hàng, phục vụ tận tình chu đáo, hướng dẫn các khách hàng thực hiện các thao tác cần thiết khi có nhu cầu thanh toán 3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều các Ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng khác tham gia vào công tác cung cấp sản phẩm và dịch vụ như NHNo&PTNT Nam HN. Vì vậy đẻ thu hút được khách hàng sử dụng nhyững sản phẩm dịch vụ của mình thì ngân hàng cần phải có chính sách quan tâm đặc biệt tới khách hàng và phải lập một phòng chăm sóc khách hàng thật hoàn hảo Nhận thức được khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định đến sực thành bại của ngân hàng, trong những năm qua NHNo&PTNT Nam HN luôn coi trọng công tác chăm sóc khách hàng, luôn tạo mọi điều kiện cho khách hàng khi tham gia giao dịch với ngân hàng. Trong quá trình hoạt động ngân hàng không ngừng tăng cường giáo dục đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn luôn giữ gìn phẩm chất,thể hiện phong cách văn minh trong giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi và lòng tin từ phía khách hàng. Để tiếp tục giữ vững và phát huy những thành quả đạt được trong kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng và các tổ chức khác, từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, NHNo&PTNT Nam Hà Nội cần có những chính sách quan tâm nhiều hơn nữa tới tiện ích của các khách hàng, ngày càng nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng. Ngân hàng cũng đã chăm lo đến mảng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, chính vì thế mà nhân viên ngân hàng đã có thái độ tận tình chu đáo với khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng bố trí đầy đủ bònh nước, ghế ngồi và quạt mát phục vụ khách hàng khi họ đến giao dịch Bên cạnh những biện pháp chăm lo tới lợi ích khách hàng, lãnh đạo ngân hàng cũng cần dành nhiều sự quan tâm tới đội ngũ nhân viên ngân hàng bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc và giao dịch với các khách hàng, công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy mà ngân hàng cần có những biện pháp khuyến khíchđộng viên khen thưởng kịp thời đối với những cán bộh nhân viên làm tốt công tác của mình, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định, quy chế của ngân hàng tạo ra sự đoàn kết và sự hợp tác chặt chẽ cá nhân, các phòng ban với nhau trong công việc, giúp đỡ và hỗ trợ nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời ngân hàng cần phải tạo ra các cuộc giải trí để cho nhân viên ngân hàng có được môi trường làm việc thoải mái Để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng có thể cho đăng tải các dịch vụ mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng trên các báo chuyên ngành hoặc một hình thức quảng cáo mới mà hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng đó là thực hiện tài trợ cho một chương trình nào đó 3.2.7. Phát triển dịch vụ mới Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác, đáp ứng nhu cầu thanh toán tốt hơn của người dân Hà Nội, NHNo&PTNT cần thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các sản phẩm mới ngày càng hiện đại. Ngân hàng nông ngiệp Nam HN cần phải mở rộng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân chúng trong việc sử dụng thẻ thanh toán. Ngân hàng cần phải thực hiện đa dạng các loại thẻ.Trước hết phát triển mạnh khách hàng ATM; thông qua thẻ ATM khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản của mình hoặc gửi một nơi rút tiền nhiều nơi, phục vụ chi tiêu cá nhân vừa thuận tiện, hiện đại, an toàn và hội nhập Bên cạnh đó, ngân hàng phát triển dịch vụ cho thêu két sắt. Dịch vụ này ở VN chưa phát triển, trên địa bàn Hà Nội chưa có tổ chức nào đảm bảo an toàn vật có giá. Đây là một trong những dịch vụ lâu đời nhất được các ngân hàng thương mại trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên ở nước ta loại dịch vụ này còn chưa phổ biến. Với dịch vụ này khách hàng có thể yên tâm gửi ngân hàng những đồ vật quý giá như di chúc, vàng bạc, GTCG… mà không phải để ở nhà coi giữ và lo sợ 3.2.8. Cần có một đường truyền thêu bao riêng Để đảm bảo về tốc độ cũng như an toàn trong thanh toán, tách việc ách tắc đường truyền, mất tín hiệu liên lạc và mất các file dữ liệu khi thực hiện truyền nhận thông tin thì NHNo Nam HN cần thêu bao một đường truyền riêng với tổng công ty bưu chính viễn thông. Vì hiện nay NHNo&PTNT VN còn sử dụng đường truyền modem điện thoại của tổng công ty bưu chính viễn thông, đường truyền này không phải là đường truyền được sử dụng riêng cho việc truyền nhận thông tin của ngân hàng mà nó còn được dùng chung với việc truyền tải thông tin của công ty bưu chính, vì vậy rất dễ bị tắc nghẽn nhất là trong các giờ cao điểm như thực hiện đối chiếu quyết toán cuối ngày, làm cho nhiều khi việc thanh quyết toán cuối ngày không thể thực hiện được ngay trong ngày mà phải chờ đến ngày hôm sau. Nên việc thêu bao một đường truyền riêngphục vụ cho hoạt động của toàn hệ thống NHNo&PTNT VN là hết sức cần thiết bởi nó không chỉ phục vụ cho hoạt động CTĐT mà còn phục vụ cho toàn bộ các hoạt động khác của ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho các chi nhánh của NHNo&PTNT VN tham gia vào hệ thống điện tử liên ngân hàng của NHNN VN và là điều kiện cần thiết để NHNo&PTNT VN phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại 3.2.9. Phải hoàn thiện chương trình CTĐT Chương trình CTĐT được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, dựa trên hệ điều hành UNIX và hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE với khả năng bảo mật cao và được xây dựng một cách thống nhất, chặt chẽ từ TW đến địa phương. Các số liệu phát sinh được lưu trữ khá đầy đủ và đều được cập nhật một cách tự động sau mỗi ngày làm việc giúp cho việc quản trị điều hành một cách dễ dàng. Tuy nhiên việc lập báo cáo chuyển tiền đi - đến mới chỉ được lập một cách tự động trong ngày còn các báo cáo chuyển tiền trong tháng phải nhặt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công để nhập vào máy tính gửi cho TTTT. Việc lập các báo cáo thủ công như vậy sẽ rất lâu và nhiều khi gây ra sai sót không đáng có, vì vậy chương trình CTĐT phải sớm hoàn thiện 3.2.10. Nới lỏng một số quy định tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Ngân hàng nên xem xét lại mức thu phí chuyển tiền đi thanh toán đối với hai đối tượng khách hàng là: khách hàng có mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và khách hàng không có tài khoản ở ngân hàng để thu cho hợp lý. Việc quy định về thời điểm khống chế áp dụng trong CTĐT của NHNo&PTNT VN là chưa hợp lý. Theo quy định hiện nay thời điểm ngừng nhận chứng từ chuyển tiền của khách hàng là 15h hàng ngày, thời điểm kết thúc nhận chứng từ như vậy là quá sớm. Trong khi đó từ 15h đến 16h là thời điểm các NHA và NHB thực hiện nốt các lệnh chuyển tiền đi và nhận chuyển tiền đến trong ngày, và từ 16h đến 16h30 TTTT thực hiện đối chiếu số liệu chuyển tiềncho các NHA, NHB. Nên có giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện phần việc này, kéo dài thời gian phục vụ khách hàng chuyển tiền như cải tiến các phương thức truyền nhận, đối chiếu thông tin sao cho nhanh chóng, chính xác hơn bằng cách thiết kế các đường truyền, đường nhận thông tin riêng rẽ, thực hiện đối chiếu lập tức để thời gian đối chiếu thông tin giữa TTTT, ngân hàng nhận và ngân hàng khởi tạo diễn ra nhanh chóng, vừa tạo điều kiện kéo dài thời gian giao dịch với khách hàng vừa giảm được các áp lực cho các cán bộ tác nghiệp khi phải tiến hành kiểm soát đối chiếu một khối lượng lớn các chứng từ cuối ngày, tránh tình trạng kết thúc một ngày làm việc của thanh toán viên điện tử thường xuyên muộn như hiện nay 3.3. Kiến nghị chung 3.3.1. Đối với Chính Phủ Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế vĩ mô, sự ổn định chính trị xã hội, môi trường pháp lý…những yếu tố này đều thuộc sự quản lý của Chính phủ. Chính vì vậy Chính phủ cần tạo một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán của các ngân hàng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. a. . Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất đủ mạnh để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không phải chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước ta, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Do vậy nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng Riêng đối với lĩnh vực thanh toán điện tử Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư phát triển và trang bị các máy móc thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán mà nếu chỉ có ngành ngân hàng không thì không thể đáp ứng nổi. Bởi vì như chúng ta đã biết, cũng như phần cứng cũng như phần mềm cho thanh toán điện tử là công nghệ hoàn toàn mới ở VN, máy móc thiết bị đều là những loại máy hiện đại mà VN chưa thể sản suất được thậm chí ngay cả những linh kiện thay thế cũng chưa có ở VN. Việc giao nhận sửa chữa thiết bị hiện nay chưa được tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng buộc các ngân hàng phỉa tăng chi phí mua sắm thiết bị và dự phòng rất tốn kém. Do đó, Nhà nước nên xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ công nghệ thanh toán điện tử ở VN hay chí ít cũng tạo điều kiện rõ ràng cho các hoạt động nhập khẩu này. b. Có những quy định thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng Công tác thanh toán nói chung và công tác CTĐT nói riêng muốn phát triển và hoàn thiện thì các khách hàng tham gia vào thanh toán bắt buộc phải mởtài khoản tại ngân hàng. Hơn nữa, CTĐT là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do đó phát triển và mở rộng nó cuãng sẽ đem lại những lợi ích to lớn như đối với thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán qua ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý thói quen của người dân. ở các nước phát triển người dân sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông qua ngân hàng là chủ yếu nhưng ở VN thanh toán qua ngân hàng vẫn có một cái gì đó rất xa lạ. Hiện nay, thanh toán bằng tiền mặt của VN chiếm trên khoảng 23% tổng phương tiện thanh toán. Tỷ lện thanh toán bằng tiền mặt ở mức cao như vậy không những gây nên sự tốn kém lãng phí cho xã hội mà còn tạo điều kiện cho các hoạt động buôn lậu, trốn thuế và tham nhũng phát triển. Vì vậy Chính phủ nên đưa ra các biện pháp tác động làm thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của người dân nhằm mở rộng hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt, ban đầu người dân chưa tự thay đổi thói quen của mình thì Chính phủ có thể sử dụng các biện pháp: khống chế số tiền thanh toán với số tiền lớn hơn thì phải qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Song song với việc làm trên Nhà nước phải nghiên cứu ban hàng các quy định về việc chông tẩy rửa tiền của bọn làm ăn bất chính qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Để phát triển TTKDTM thì điều kiện tiên quyết là các khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Chính vì thế, mà các quy định thông thoáng của Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho người dân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng c. Tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định Sự ổn định chính trị ảnh hưởng rất lớn lới ổn định và phát triển kinh tế từ đó ảnh hưởng tới sản xuất lưu thông hàng hoá và ảnh hưởng tới nhu cầu thanh toán chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Nếu chính trị xã hội ổn định đảm bảo tính an toàn cho hoạt động thanh toán giúp mở rộng và phát triển thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh đó sự ổn định chính trị tạo niềm tin vững chắc của dân chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng từ đó giúp các ngân hàng mở rộng hạot động nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để tạo môi trưòng thuận lợi cho hoạt động thanh toán của các ngân hàng phát triển thì Chính phủ cần có những biện pháp duy trì trật tự an tàon xã hội, giữ vững kỷ cương đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc c. Ban hành các văn bản pháp lý Thanh toán là một hành vi kinh tế có ảnh hưởng và tác động lớn tới nhiều chủ thể trong nền kinh tế do đó nó phải được điều chỉnh bởi pháp luật của Nhà nước. Pháp luật của Nhà nước càng cụ thể bao nhiêu càng tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán trong nền kinh tế nói chung và thanh toán của ngân hàng nói riêng phát triển bấy nhiêu. Để sớm đưa TMĐT vào thực tiễn đời sống kinh tế của VN, Chính phủ cần sớm ban hành luật điều chỉnh chứng từ điện tử và chữ kí điên tử nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động thanh toán chung của nền kinh tế, bởi TMĐT chỉ có thể phát triển khi thanh toán điện tử được đảm bảo an toàn. Ngày 21/03/2002 thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 44/2002/QĐ - TTG cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ để hạch toán và thanh toán vốn. Đây là quyết định quan trọng công nhận về mặt pháp lý đối với chứng từ điện tử trong hoạt động hạch toán kế toán và thanh toán, là cơ sở cho thừng bước mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ cho phát triển TMĐT của VN trong tương lai. Tuy nhiên, chứng từ điện tử và chữ ký điện tử theo quyết định 44mới chỉ áp dụng hạn chế đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh, các tổchức, doanh nghiệp và cá nhân chưa được trực tiếp sử dụng chứng từ điện tử để thanh toán mà phải thông qua các tổ chức được phép cung ứng dịch vụ thanh toán với đối tác. Về lâu dài khi TMĐT phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet banking, Home banking được sử dụng rộng rãi, cho phép cac tổ chức, cá nhân sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử để giao dịch trực tiếp với ngân hàng thì phải có luật điều chỉnh chứng từ điện tử và chữ ký điện tử áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng xã hội. Luật phải quy định rõ các tội danh và hình phạt khi vi phạm các điều cấm như gian dối, lừa đảo, giả mạo chứng từ điện tử và chữ ký điện tử… có như vậy người sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử kể cả ngân hàng mới thực sự được đảm bảo an toàn khi giao dịch. Quyết định số 44/TTG của Thủ tướng chính phủ mới chỉ là một văn bản dưới luật nên tính pháp lý chưa cao hơn nữa phạm vi áp dụng lại bị hạn chế ở các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, do vậy mặc dù quyết đinh này giải quyết được một nhiện vụ quan trọng là công nhận về mặt pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng đã được tin học hoá, việc hạch toán kế toán theo phương pháp thủ công đã không còn tồn tại, việc sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong các hoạt động ngân hnàg là điều cần thiết do vậy nếu không pjáp lý hoá những nghiệp vụ đã được ứng dụng tin học thì không thể đảm bảo cho sự hoạt động an tpàn của ngân hàng Chính vì lý do trên Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành một bộ luật hoàn chỉnh về chứng từ điện tử và chữ ký điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kế toán và thanh toán trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng, từ đó làm cơ sở cho việc phát triển TMĐT ở nước ta 3.3.2. Đối với NHNN NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và thanh toán, là nơi đề ra các chính sách chế độ đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng. a. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán điện tử Để theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động đổi mới ngân hàng.Chính phủ cần dành một nguồn vốn thích đáng để đầu tư vào hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin.Ngoài ra việc hoàn thiện môi trường pháp lý là nền tảng cho việc hiện đại hoá và phát triển dịch vụ thanh toán diện tử NHNN hiện nay là cơ quanban hành các văn bản , chính sách, quy định cần nghiên cứu, tham khảo các nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng hiện đại như ATM, e-banking…Thực tế là các dịch vụ này đang được cung ứng cho khách hàng nhưng các văn bản quy định này đều đang bất cập. Vì vậy, để tạo điều kiện cho việc thanh toán liên hàng một cách nhanh chóng, chính xác, NHNNVN nên quy định một cách cụ thể về mẫu biểu của các CTĐT áp dụng cho tất cả hệ thống ngân hàng b. Đưa ra các văn bản quy chế hướng dẫn hàon thiện thêm về thanh toán điện tử liên ngân hàng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống trực tuyến online được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế do WB tài trợ cũng đã đi vào hoạt động từ 02/02/2002. Hệ thống bao gồm các trung tâm xử lý trung ương và 6 trung tâm xử lý tỉnh đặt tại sở giao dịch NHNN, NHNN TP Hải Phòng, NHNN thành phố HN, NHNN thành phố Đà Nẵng, NHNN thành phố HCM, NHNN tỉnh Cần Thơ. Hệ thống mới gồm 3 cấu phần: Luồng thanh toán giá trị cao, luồng thanh toán giá trị thấp, xử lý quyết toán. Trong thiết kế kỹ thuật của hệ thống đã đáp ứng được giải pháp mở cho phép xử lý tình trạng thiếu vốn trong thanh toán bằng cơ chế thấu chi, cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của NHNN …. Với những ưu việt trên hệ thống thanh toán điện tử liên hàng đã khẳng định được vai trò then chốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của NHNN trong lĩnh vực thanh toán của VN. Chính vì thế để phát triển hệ thống thanh toán của các ngân hàng VN, khai thác tối đa khả năng của hệ thống thanh toán này đồng thời mở rộng phạm vi thanh toán ra ngoài hệ thống của các NHTM, NHNN cần xem xét nạp thêm thành viên được tham gia hệ thống này. Để đảm bảo hệ thống an toàn, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra do sự thiếu đồng bộ, NHNN cần sớm ban hành các văn bản quy chế hướng dẫn thực hiện chương trình thanh toán điện tử liên hàng một cách thông nhất, đảm bảo quy trình chương trình thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng không bị ách tắc, chậm chễ như hiện nay. Bên cạnh đó NHNN cũng cần có những chính sách khuyến khích các NHTM sớm tham gia vào hệ thống như tiến hành hỗ trợ về vốn, trang bi máy móc thiết bị…để mở rộng phạm vi hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên hàng tới toàn hệ thống ngân hàng VN Trên đây là những kiến nghị chung đối với chính phủ, với NHNN nhằm tạo cơ sở tiền đề cho việc nâng cao chất lượng, mở rộng và phát triển Hoạt động CTĐT ở NHNo Nam HN. Tuy nhiên đay mới là điều kiện cần chứ chưa đủ . Ngân hàng cần có những biện pháp đã nêu trên nữa thì công tác thanh toán nói chung và CTĐT nói riêng mới nâng cao được chất lượng, phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinhh doanh của ngân hàng. Kết luận Từ kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp đã di trước một bước trong lĩnh vực thanh toán cho thấy việc sử dụng dịch vụ ngân hàng đã ngày càng trở nên phổ biến và trở thành tập quán được các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế chấp nhận từ nhiều năm nay bởi những tiện ích của dịch vụ nhất là các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy nâng cao chất lượng thanh toán nói chung và hiệu quả hạot động CTĐT nói riêng là việc làm rất cần thiết vì nó đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn cho mỗi chủ thể sử dụng cũng như mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. Với những kiến thức được tiếp nhận trong nhà trường, qua thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam HN, bằng phương pháp nghiên cứu tư duy biện chứng, phân tích, so sánh, luận giải, khoá luận tốt nghiệp tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuển tiền điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam HN” đã giải quyết các nội dung sau: - Hệ thống những vấn đề về thanh toán, hoạt động chuyển tiền điện tử qua hệ thống ngân hàng làm cơ sở cho việc phân tích, luận giải các vấn đề thực tế và đề xuất giải pháp - Phân tích đánh giá thực trạng thanh toán và hoạt động chuyển tiền điện tử thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐT tại NHNo&PTNT Nam HN Trong quá trình làm đề tài này, với mong muốn có thêm những kiến thức về các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là CTĐT, em đã cố gắng thu thập tài liệu từ nhiều sách tạp chí, tìm hiểu và phát triển một cách cụ thể, rõ ràng các vấn đề liên quan, học hỏi ý kiến của thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên đã có nhiều cố gắng thực hiện nhưng kiến thức còn có hạn, thời gian thực tế còn quá ít nên khoá luận chắc chắn còn những khiếm khuyết. Em rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo, các cô chú trong NHNo&PTNT Nam HN để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo Học Viện Ngân Hàng, NHNo&PTNT Nam HN đã nhiệt tình giúp em trong quá trình học tập. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kế toán ngân hàng chủ biên Vũ Thiện Thập - NXB Thống Kê 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Nam HN 3. Tạp chí thị trường tài chính tín dụng năm 2003,2004 4. Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT năm 2003, 2004 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0518.doc
Tài liệu liên quan