Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế: ... Ebook Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

pdf115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------- Họ và Tên Huỳnh Thiên Phú CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------- Họ và Tên Huỳnh Thiên Phú CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ Trương Quang Thông TP. Hồ Chí Minh- Năm 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trương Quang Thông. Các số liệu và kết quả trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn Huỳnh Thiên Phú MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ ............... 1 1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế .... 1 1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 1 1.1.2 Mục tiêu và cơ cấu tổ chức của MNC ................................................................. 2 1.1.3 Tác động của MNC đối với nền kinh tế .............................................................. 3 1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giá của MNC ......... 6 1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của MNC ........................................................... 6 1.2.2 Khái niệm hoạt động chuyển giá ......................................................................... 8 1.3 Các yếu tố thúc đẩy MNC chuyển giá ...................................................................... 14 1.3.1 Các yếu tố thúc đẩy bên ngoài (động cơ bên ngoài) ......................................... 14 1.3.2 Các yếu tố thúc đẩy bên trong (động cơ bên trong) .......................................... 16 1.4 Các tác động của chuyển giá .................................................................................... 18 1.4.1 Dưới góc độ MNC ............................................................................................. 18 1.4.2 Dưới góc độ các quốc gia liên quan .................................................................. 19 1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới ............................ 22 1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ ............................................................. 22 1.5.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc ............................................... 26 1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................ 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM ................................... 30 2.1 Môi trường pháp lý và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam .. 30 2.2 Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam .......................................................................................................... 33 2.2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam .................................... 33 2.2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam ...................... 41 2.2.2.1 Nâng giá trị vốn góp ....................................................................................... 41 2.2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ ............................................... 43 2.2.2.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường ......................................... 45 2.2.2.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất .................................................. 52 2.2.2.5 Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãi .. 54 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. .................................................................................. 62 3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phối hợp giữa các quốc gia chống lại chuyển giá ....................................................................................... 62 3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam ............................... 64 3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá ..................................... 64 3.2.2 Ổn định kính tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam ..................................... 68 3.2.3 Cải cách thuế của Chính phủ ............................................................................. 69 3.2.4 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật .......................................................... 71 3.3 Một số giải pháp kiến nghị bổ sung .......................................................................... 73 3.3.1 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch ....................................................... 73 3.3.2 Xây dựng bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho ngành ..................... 74 3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu vực đầu tư nước ngoài ..................................................................................................... 75 3.3.4 Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt .................................................... 76 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ALP Nguyên tắc căn bản giá thị trường APA Thỏa thuận định giá trước BOT Xây dựng vận hành và chuyển giao BT Xây dựng và chuyển giao BTO Xây dựng, chuyển giao và vận hành CUP Phương pháp giá tự do có thể so sanh được CPM Phương pháp giá vốn cộng thêm EU Thị trường chung Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài IRS Cơ quan thuế nội địa của Mỹ MNC Công ty đa quốc gia OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển SAT Cơ quan thuế Trung Quốc TSCĐ Tài sản cố định Thuế TNDN (CIT) Thuế thu nhập doanh nghiệp TNMM Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao VAT (GTGT) Thuế giá trị gia tăng WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 1988 đến năm 2008 ............................... 31 Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các Doanh Nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM ....................... 35 Bảng 2.3: Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư khảo sát ..................................................................................................................................... 36 Bảng 2.4: Bảng danh sách 25 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi trong năm 2005 ...................................................................................................... 37 Bảng 2.5: Bảng danh sách 24 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi trong năm 2006 ....................................................................................................... 38 Bảng 2.6: Thuế suất thuế TNDN tại các quốc gia vào thời điểm năm 2008 ............................ 40 Bảng 2.7: Xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh .................................................... 43 Bảng 2.8: Giá Bán của một thùng Coca cola từ năm 1996 đến 1999 ...................................... 49 Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola từ năm 1996 đến 1998 ........................ 50 Bảng 2.10: So sánh tổng hợp giữa ba công ty coca cola con tại ba quốc gia .......................... 51 Bảng 2.11: Số liệu doanh thu và chi phí của công ty Coca Cola Chương Dương 1996 .......... 52 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí công ty Coca Cola Chương Dương năm 1996 ................................................................................................................... 52 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ báo cáo thu nhập của các MNC ..................................................................... 10 Hình 1.2: Mô hình trung tâm xuất hóa đơn .............................................................................. 12 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ. Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm cho chính phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần phải nhìn nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức. Vấn đề “chuyển giá “tại các doanh nghiệp FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳ họp quốc hội gần đây. Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, Đại biểu Trần Du Lịch đã cho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng. Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng “lỗ giả, lãi thật “ở các doanh nghiệp FDI và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiện tượng “chuyển giá” là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát “nhưng nói thực với Quốc hội là không kiểm soát được”. Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực .Quan trọng hơn nữa là sau khi thu hút được vốn thì quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển vĩ mô nền kinh tế kinh tế đồng thời tạo ra một mội trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh. Để thực hiện được điều này cần phải có sự quan tâm một cách đúng mức của Chính Phủ Việt Nam, cơ quan thuế, hải quan và các ban ngành có liên quan. Thông qua các phương tiện truyền thông cũng như trong quá trình học tập nghiên cứu và trong thực tế công việc, tôi quyết định chọn đề tài “Chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế đến khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này sẽ đề ra một số biện pháp chống chuyển giá nhằm đảm bảo ổn định phát triển kinh tế tại Việt Nam và phù hợp với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi mở của kinh tế đến nay. Chuyển giá là một vấn đề rất nhạy cảm trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như là đối với cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy trong đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép. 3. Phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn số liệu trong và ngoài nước nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan, logic trong phân tích và nhận xét. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh trong quá trình phân tích và làm rõ vấn đề. 4. Bố cục của đề tài Đề tài được trình bày theo bố cục như sau: Chương 1: Công ty đa quốc gia và hoạt động chuyển giá Chương 2: Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam Chương 3: Các giải pháp kiểm soát chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Trang 1 CHƯƠNG 1: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm Ban đầu, các công ty đa quốc gia cũng được thành lập tại một quốc gia tức là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại. Công ty quốc gia này kinh doanh ngày càng phát triển và hàng hóa, dịch vụ do công ty này sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng. Vì vậy mà nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty là tất yếu. Lúc bấy giờ, thị trường các nước lân cận hay các nước có nhu cầu sản phẩm của công ty trở nên thật hấp dẫn. Các công ty này sẽ bắt đầu tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường này bằng cách xuất khẩu các sản phẩm. Thị trường ngày càng được mở rộng vì vậy mà các công ty bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh sang các nước lân cận, các nước mà có nhu cầu sản phẩm của công ty nhiều. Do quá trình phát triển thị trường tiêu thụ, các công ty này tìm được các nguồn nguyên liệu và nhân công có chi phí thấp hơn tại quốc gia mà công ty trú ngụ. Vì vậy mà công ty sẽ tiến hành xây dựng các chi nhánh hay các công ty con tại các quốc gia mà có những lợi thế so sánh về chi phí nguyên vật liệu, nhân công đầu vào nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy do nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường của mình mà các công ty này đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn rộng lớn và vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia nên được gọi là công ty đa quốc gia. Vì vậy chúng ta có thể xây dựng khái niệm công ty đa quốc gia như sau: Công ty đa quốc gia – Multinational Corporations (MNC) hoặc Multinational Enterprises (MNE) là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau. Trang 2 1.1.2 Mục tiêu và cơ cấu tổ chức của MNC Các công ty quốc gia thành lập các chi nhánh và các công ty con tại các quốc gia khác sẽ trở thành công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia này với hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển chúng sản xuất ra ngày càng nhiều hàng hóa và của cải, khai thác các thị trường hiện tại một cách hiệu quả và tìm kiếm các thị trường mới. Mục tiêu của các MNC này còn bao hàm cả việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, ưu đãi về kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu to lớn nhất của các công ty là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản công ty. Các MNC có thể xếp vào 3 nhóm lớn theo cấu trúc phương tiện sản xuất như sau: - Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là các công ty đa quốc gia mà có hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự tại các quốc gia mà công ty này có mặt. Một công ty điển hình với cấu trúc này là công ty Mc Donalds. - Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất hay các chi nhánh, công ty con tại một số quốc gia sản xuất ra các sản phẩm mà các sản phẩm này lại là đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của các công ty con hay các chi nhánh tại các quốc gia khác. Một ví dụ điển hình cho loại hình cấu trúc công ty “theo chiều dọc” là công ty Adidas. - Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là công ty có nhiều chi nhánh hay công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này phát triển và hợp tác với nhau cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Một ví dụ điển hình cho loại hình công ty đa quốc gia có cầu trúc như trên là Microsoft. 1.1.3 Tác động của MNC đối với nền kinh tế Các MNC ngày các phát triển, điều này chỉ ra rằng các MNC đều dựa vào các lợi thế riêng biệt của mình là sự độc quyền và lợi thế trên lãnh thổ rộng lớn mà công ty này hoạt động. Các công ty đa quốc gia phát triển về cả số lượng và qui mô vốn cũng như lĩnh vực hoạt động của minh. Từ chỉ khoảng 3000 công ty đa quốc gia vào năm 1900, nay đã tăng lên Trang 3 đến hơn 63.000 công ty với hơn 821.000 chi nhánh và công ty con trên khắp thế giới. Các công ty này tuy chỉ sử dụng khoảng 90 triệu lao động (trong đó khoảng 20 triệu lao động ở các nước đang phát triển) nhưng đã tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế giới, riêng 1.000 công ty hàng đầu đã chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp của thế giới. Một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cho biết 53/100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là các công ty đa quốc gia (MNC). Các công ty tư nhân này còn giàu hơn những 120 quốc gia. Các công ty này với nguồn vốn khổng lồ và thu nhập hàng năm có thể đem so sánh với GDP của một quốc gia. Các công đa quốc gia lớn thường có trụ sở chính tại các nước tư bản lớn như Mỹ, Nhật và Châu Âu. Một báo cáo cho biết 93/100 công ty lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Mỹ, Nhật và Châu Âu. Những suy nghĩ cho rằng các công ty đa quốc gia lớn thường là của Mỹ không còn đúng nữa, vì số lượng các công ty đa quốc gia này bắt đầu phân tán ra nhiều nước và châu lục khác nhau. Một số liệu thông kê cho thấy: năm 1962 gần 60% trong tổng số 500 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới là của Mỹ. Nhưng tỷ lệ này thay đổi dần theo thời gian và đến năm 1999 thì tỷ lệ này chỉ còn 36%. Với những đặc điểm về qui mô hoạt động, lượng vốn mà các MNC nắm giữ thì các MNC này có một vai trò và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, văn hóa và chính trị của các quốc gia. Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mà thể hiện sự ảnh hưởng rõ sức ảnh hưởng của các MNC, vì các MNC thống lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông (chỉ có 6 công ty bán đến 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới). Họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chính phủ và tôn giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội. Như công ty Mc Donald có khoảng 29.000 nhà hàng tại 120 quốc gia và bị cáo buộc là cổ xúy cho chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh những ảnh hưởng không tốt thì các công ty đa quốc gia lại mang lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trên hết là nguồn vốn, công nghệ và kiến thức. Với vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các MNC càng thể hiện sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế các quốc gia mà nó có trụ sở. Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các Trang 4 công ty đa quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Forgeign Direct Invesment). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư sẽ trực tiếp quản lý và điều hành vốn đầu tư.Trong các chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các công ty đa quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất rồi mới đến các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác. Theo số liệu thông kê cho thấy, có hơn 90% vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới là do các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, FDI được xem là giải pháp hỗ trợ vốn cho các nước nghèo và là một trong những thành phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Thông qua hình thức đầu tư FDI đã chuyển cho nước tiếp nhận đầu tư kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ mới, năng lực quản lý marketing, kinh nghiệm quản lý và điều hành, nguồn nhân sự với trình độ cao... thông qua các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên doanh, liên kết hay các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thông qua cách thức đầu tư của các MNC mà FDI sẽ có các hình thức biểu hiện như sau: - Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài: đây là hình thức các MNC đầu tư vốn vào nền kinh tế của một nước để lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này thuộc quyền sở hữu và chịu sự quản lý điều hành của chủ thế là cá nhân hay tổ chức nước ngoài. Các công ty này tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật của nước sở tại. - Tham gia các hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh doanh: là hình thức mà một chủ đầu tư nước ngoài liên kết một một chủ đầu tư trong nước sở tại để thực hiện một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước sở tại trên cơ sở qui định rõ về trách nhiệm của từng bên cũng như quyền lợi trong việc phân chia lợi nhuận. Đối với hình thức này thì không cần thành lập công ty hay xí nghiệp hay nói cách khác là không ra đời một tư cách pháp nhân khác tại nước tiếp nhận đầu tư. - Mua lại một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp đang hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư. Trang 5 - Góp vốn liên doanh liên kết với nước chủ nhà: các bên tham gia góp vốn liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. - Hình thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) và một số hình thức tương tự khác như BTO, BT là các loại hình đầu tư nhằm khuyến khích xây dựng các công trình hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng và công trình cung cấp năng lượng trong lúc mà nhà nước tiếp nhận đầu tư còn nhiều khó khăn về mặt tài chính. Các hình thức này sẽ dễ dàng được nhìn thấy ở các nước đang phát triển. Trong hình thức BOT thì nhà đầu tư sẽ tự bỏ vốn, kỹ thuật để xây dựng công trình như cầu đường, tự tiến hành hoạt động kinh doanh như tổ chức thu phí và sau một thời gian khai thác nhất định theo thỏa thuận và các công ty này đã hoàn vốn cung như một mức lợi nhuận hợp lý thì họ sẽ tiến hành bàn giao lại cho nước sở tại công trình đã được họ xây dựng. Tại Việt Nam cũng tồn tại đầy đủ các hình thức của FDI nêu trên. Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế thì luồng vốn FDI đổ vào ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI kỷ lục là 20,3 tỷ USD và trong năm 2008 là 64 tỷ USD. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi. Với sự có mặt của nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro, PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz… cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc (Home Country) bằng nguồn vốn FDI. Các MNC sẽ tạo ra một mạng lưới các công ty con (Subsidaries) trên phạm vi toàn cầu mà lẽ đương nhiên là giữa các công ty con này với nhau và với chính bản thân công ty mẹ ở chính quốc sẽ có các mối quan hệ ràng buộc về nhiều mặt mà trong đó sự ràng buộc về kinh tế là quan trọng và rõ nhất nhằm phục vụ cho tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ MNC. Trang 6 1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giá của MNC 1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của MNC Các MNC do hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau và ở mỗi quốc gia thường có chi nhánh hay công ty con vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải phù hợp với phong tục, tập quán và luật pháp kinh doanh tại quốc gia đó. Các đặc điểm kinh doanh trên đã dẫn đến các giao dịch nội bộ của các MNC diễn ra rất đa dạng và phức tạp vì vậy mà các cơ quan thuế riêng lẻ của từng quốc gia sẽ rất khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát. Các hoạt động mua bán qua lại giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con với nhau diễn ra với số lượng ngày càng nhiều và giá trị ngày càng lớn. Các hoạt động mua bán nội bộ này tuy diễn ra với nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau nhưng chúng ta có thể nhận dạng chúng thông qua các giao dịch như: giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình; chuyển giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sư dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi vay nội bộ; qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển … Với tính chất đặc biệt quan trọng và tính bảo mật cao của các nghiệp vụ này, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ sẽ được bảo mật và chỉ có các nhà quản trị cấp cao trong MNC mới tiếp cận được. Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển của các MNC. Do tính bảo mật, tầm ảnh hưởng quan trọng của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ vì các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được thực hiện theo ý muốn, chủ trương trong chiến lược phát triển công ty của các nhà quản lý cao cấp. Trong thực tế đã có các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ được thực hiện theo chỉ thị của các nhà quản trị cao cấp với các giá trị rất lớn nhưng giá trị này đã không được ghi nhận hoặc chỉ thể hiện một số rất nhỏ. Các chứng từ, chứng cứ kèm theo không thể hiện chính xác các giá trị và bản chất của nghiệp vụ vì vậy đã gây khó khăn cho các cơ quan thuế trong việc đưa ra bằng chứng chứng minh các MNC đã thực hiện hành vi chuyển giá. Trang 7 Dựa vào tính chất và các đặc điểm của các nghiệp vụ mua bán nội bộ phổ biến trên thị trường, chúng ta có thể phân chia các nghiệp vụ mua bán nội bộ ra thành các nhóm như sau: - Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan nguyên vật liệu có tính đặc thù cao, hay các nguyên vật liệu mà một công ty con đặt tại một quốc gia có các lợi thế riêng làm cho giá của nguyên vật liệu ấy thấp. - Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến các thành phẩm, các công ty con tại các quốc gia khác nhau có thể mua thành phẩm được sản xuất tại một quốc gia (Sourcing Country) và sau đó bán lại mà không cần phải đầu tư máy móc hay nhân công cho sản xuất. - Các giao dịch liên quan việc dịch chuyển một lượng lớn máy móc, thiết bị cho sản xuất mà đặc biệt hơn là điểm đến của các giao dịch này là các quốc gia đang phát triển. - Các giao dịch liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền, bản quyền, thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm. - Có sự cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi phí cho các chuyên gia vào làm việc tại nước nhận chuyển giao. - Có sự tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực - Có các khoản đi vay và cho vay nội bộ các công ty con của MNC hay giữa công ty mẹ và các công ty con. Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này diễn ra thường xuyên với giá trị lớn, vì vậy mà để hạn chế các tác động tiêu cực của các nghiệp vụ này thì cần phải có một nguyên tắc áp dụng chung và thông nhất trên các quốc gia. Nguyên tắc này được lập ra nhằm đảm bảo tính công bằng trong thương mại, là cơ sở cho các nghiệp vụ mua bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ giữa các quốc gia. Một nguyên tắc được áp dụng là Trang 8 nguyên tắc dựa trên căn bản giá thị trường ALP (The Arm’s –Length Principle). Nguyên tắc này đòi hỏi các nghiệp vụ mua bán nội bộ trong các MNC phải được thực hiện như các nghiệp vụ mua bán diễn ra giữa các bên độc lập với nhau nhằm thể hiện được tính khách quan của quan hệ thị trường, quan hệ cung cầu. 1.2.2 Khái niệm hoạt động chuyển giá Trong công tác quản trị tại các MNC thì việc nghiệp mua bán nội bộ là rất cần thiết và giúp cho các MNC giảm các rủi ro về thị trường, rủi ro về công nợ. Đi đôi với các nghiệp vụ mua bán nội bộ này là việc định giá chuyển giao nội bộ và nó được xem là một phương pháp quản trị ứng dụng được các nhà quản trị áp dụng một cách bài bản và điêu luyện nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Các phương pháp định giá chuyển giao nội bộ đã được các quốc gia thừa nhận và tuân theo, tuy nhiên trong thực tế việc định giá chuyển giao này không được áp dụng theo căn bản giá thị trường mà nó có thể được tính toán theo một mục đích nào đó của MNC. Việc định giá chuyển giao nội bộ diễn ra theo một sự áp đặt giá mang tính chất chủ quan của hai bên tham gia vào giao dịch. Vì vậy mà các trường hợp này được gọi là hành vi chuyển giá. Vì vậy chuyển giá có khái niệm như sau: Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, áp đặt giá cả mua bán lên các giao dịch nội bộ không căn cứ trên giá cả thị trường, quy luật cung cầu giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa các công ty con với nhau trong cùng một MNC nhằm mục đích cuối cùng là tối thiểu số thuế phải nộp. Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC sẽ thực hiện ý đồ trốn tránh việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Income Corporate Tax) tại các quốc gia có thuế suất cao. Thông qua các nghiệp vụ chuyển giá, các MNC sẽ chuyển thu nhập ra khỏi quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao mà MNC này có trụ sở. Trong nhiều trường hợp các MNC còn chủ động “móc túi” các chính phủ thông qua việc chiếm đoạt gián tiếp các khoản thuế mà những người đóng thuế lương thiện đã đóng góp. Chuyển giá là một trong những vấn đề phức tạp và khó tiếp cận trong thời đại kinh tế quốc tế hội nhập, khi mà các MNC này có Trang 9 nhiều chi nhánh, công ty con trên nhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho nhau. Các hoạt động này có thể chứa đựng trong đó là các hoạt động “chuyển giá”, giá cả của hàng hóa dịch vụ tro._.ng các nghiệp vụ chuyển giao này được tính theo một xu hướng chủ quan mà không hề dựa trên chi phí thực tế tạo nên sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp. Thông qua hoạt động chuyển giá sẽ mang về cho các MNC một khoảng lợi nhuận lớn trong khi các MNC này không cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay mở rộng phát triển thị trường mà chỉ cần những hoạt động phù phép trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến hoạt động chuyển giá xảy ra đó là tính đặc thù của sản phẩm, có những sản phẩm không tìm thấy hay rất khó tìm thấy các sản phẩm tương tự thay thế. Chúng ta thường tìm thấy đặc tính này đối với các tài sản cố định vô hình như lợi thế thương mại, bản quyền sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ… Chính do tính đặc thù cao này đã gây ra những khó khăn khi áp dụng nguyên tắc ALP vào trong việc định và so sánh giá thị trường. Mục đích cuối cùng của hoạt động chuyển giá là tối đa hóa lợi nhuận của MNC bằng cách tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp mà MNC phải nộp cho các chính phủ. Chính vì mục đích là tối thiểu hóa số thuế phải nộp nên MNC sẽ tiến hành điều phối thu nhập của các công ty con tại các quốc gia có thuế suất cao sang các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập thấp. Việc chuyển lợi nhuận này có thể được thực hiện trên phần thu nhập trước thuế hay sau thuế dựa trên cấu trúc bảng báo cáo thu nhập sau: Trang 10 Báo cáo thu nhập của công ty con thanh toán cho công ty mẹ Doanh số Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí chung và chi phí quản lý + Phí bảng quyền + Bằng phát minh + Thương hiệu + Nhượng quyền + Chi phí được phân bổ + Phí quản lý Chi phí khấu hao Lợi nhuận trước lãi vay và Thuế Lãi/ lỗ ngoại tệ Lãi vay Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Trước thuế Giá nguyên vật liệu Giá hàng hóa, dịch vụ Chi phí quản lý Chi phí tài sản vô hình Chi phí lãi vay Phân phối lợi nhuận Sau thuế Lãi ròng Cổ tức Lợi nhuận giữ lại Hình 1.1: Sơ đồ báo cáo thu nhập của các MNC Dựa vào sơ đồ báo cáo thu nhập trên, các MNC trên thực tế đã áp dụng các hình thức sau: Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm hay thành phẩm. Các thành viên của MNC có trụ sở tại các quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao sẽ mua vào các nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm với giá cao và bán ra cho các công ty thành viên với giá thấp nhằm tối thiểu hóa thuế TNDN. Giá mua vào và giá bán ra cho các thành viên trong MNC bị áp đặt nhằm tối thiểu hóa thu nhập phải nộp thuế. Trang 11 Ngoài ra, thông qua việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa các MNC cũng thu lợi từ các biểu thuế xuất khẩu hay nhập khẩu nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của MNC. Chuyển giá thông qua các TSCĐ hữu hình như định giá thật cao các TSCĐ chuyển giao cho các công ty thành viên tại các quốc gia có thuế suất cao. Giá chuyển giao được xác định cao hơn nhiều lần so với giá trị thật của tài sản đó. Thông qua hoạt động chuyển giao tài sản này thì các MNC đã chuyển một phần thu nhập ra nước ngoài. Vì vậy mà thu nhập chịu thuế sẽ bị giảm. Khi thực hiện hành động này thì các MNC một mặt tiết kiệm được chi phí thanh lý các TSCĐ lỗi thời, một mặt lại chuyển được thu nhập về quốc gia có thuế suất thấp từ đó có thể tối đa hóa lợi nhuận của MNC. Chuyển giá thông qua việc mua các TSCĐ vô hình với giá thật cao hay chi trả các chi phí bản quyền, các chi phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm, các chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các MNC sẽ xây dựng các phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao, tất cả các chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm sẽ do thành viên MNC tại quốc gia có thuế suất cao này gánh chịu. Nhưng kết quả của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì các thành viên khác vẫn được áp dụng như nhau. Hoặc một chương trình quảng cáo nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trên phạm vi khu vực, nhưng chi phí lại được phân bổ hết về cho thành viên có trụ sở tại quốc gia có thuế suất cao. Các hoạt động trên đều nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp và việc phân bổ chi phí trên hoàn toàn là hành động chủ quan của các nhà quản lý của MNC vì vậy đây cũng là hình thức chuyển giá. Các thành viên trong MNC có sự cung ứng các dịch vụ tài chính, tư vấn pháp lý với giá cả cao hơn nhiều lần so với giá cả thị trường. Cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với lãi suất cao hơn mức thị trường. Có sự tài trợ liên quan đến các nguồn lực cơ bản như nhân sự, vật chất. Các chi phí cho các chuyên gia tham gia tư vấn như các chi phí về tiền lương, chi phí nhà ở, đi lại, các chi phí khác phục vụ cho các chuyên gia yên tâm làm việc. Trang 12 Xây dựng các trung tâm xuất hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản xuất hàng hóa qua trung tâm xuất hóa đơn và sau đó thì trung tâm xuất hóa đơn này lại bán lại cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Nhưng trên thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối mà không qua trung tâm xuất hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra trong ngành dược phẩm. Mô hình trung tâm xuất hóa đơn: Hình 1.2: Mô hình trung tâm xuất hóa đơn Bước 1: Công ty sản xuất tại Mỹ sẽ chuyển hàng trực tiếp sang công ty phân phối tại Mexico. Bước 2: Hóa đơn được xuất từ công ty phân phối tại Mỹ sang trung tâm xuất hóa đơn bằng tiền đô la Mỹ Hàng hoá trên hóa đơn được bán từ TT xuất hóa đơn cho công ty phân phối tại Mexico Hàng hóa trên hóa đơn được bán từ công ty sản xuất tại Mỹ cho TT xuất hóa đơn bằng Hàng Hóa Công ty Sản xuất tại Nước MỸ Công ty Sản phân Phối Tại MEXICO Trung Tâm Xuất Hóa đơn Trang 13 Bước 3: Trung tâm xuất hóa đơn nắm lấy quyền sở hữu hợp pháp của hàng hóa từ công ty sản xuất tại Mỹ. Bước 4: Trung tâm xuất hóa đơn sẽ xuất hóa đơn lại cho công ty phân phối tại Mexico bằng đồng Pesos. Thông qua việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm xuất hóa đơn. Thông thường, các trung tâm xuất hóa đơn này để tránh bị cáo buộc là chuyển lợi nhuận thì giá bán lại họ sẽ lấy giá vốn cộng thêm một tỷ lệ hoa hồng rất nhỏ. Tỷ lệ hoa hồng mà trung tâm được hưởng chỉ đủ để trang trải chi phí hoạt động của trung tâm. 1.3 Các yếu tố thúc đẩy MNC chuyển giá Xem xét các yếu tố tác động thúc đẩy MNC thực hiện hành vi chuyển giá chúng ta có thể chia ra thành các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong: 1.3.1 Các yếu tố thúc đẩy bên ngoài (động cơ bên ngoài) - Khi phát hiện ra thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa hai quốc gia có sự khác biệt lớn, với mục tiêu luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình các MNC sẽ tiến hành thực hiện hành vi chuyển giá nhằm mục đích giảm thiểu tối đa khoản thuế mà MNC này phải nộp cũng như là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của MNC. Khi có chênh lệch về thuế suất thì thủ thuật chuyển giá mà các MNC thường sử dụng đó là nâng giá mua đầu vào các nguyên, vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao. Như vậy, bằng cách thực hiện này thì MNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và như vậy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã được thực hiện thành công. Như vậy động cơ ở đây là có sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. - Yếu tố khác là mong muốn bảo toàn vốn đầu tư theo nguyên tệ, kỳ vọng về sự biến đổi trong tỷ giá và trong chi phí cơ hội đầu tư. Với mục đích là bảo toàn và phát Trang 14 triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, các MNC sẽ tiến hành đầu tư vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ mạnh lên nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát triển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi. Ví dụ sau: giả sử có một MNC đang định đầu từ vào sản xuất tại Việt Nam với số vốn ban đầu bỏ ra là 100 triệu USD với tỷ giá USD/VND là 16.000 tại thời điểm đầu tư, như vậy tổng vốn đầu tư tương đương là 1.600 tỷ đồng. Thời hạn đầu tư của dự án là 10 năm và giả sử cuối thời hạn đầu tư, MNC rút vốn đầu tư trong tình trạng là hòa vốn kinh doanh. Xảy ra 3 trường hợp đối với lợi nhuận mà MNC thu được từ Việt Nam do chênh lệch tỷ giá: ¾ Tỷ giá của USD/VND vẫn giữ nguyên là 16.000: như vậy với tình trạng hòa vốn thì vốn vẫn bảo tồn là 1.600 tỷ đồng, MNC rút vốn ra khỏi Việt Nam là 100 triệu USD. Do đó lợi nhuận mang lại do chênh lệch tỷ giá là 0%. ¾ Việt Nam Đồng tăng giá 10% so với USD, tức lúc này tỷ giá USD/VND giảm và 1.600 tỷ VND quy đổi thành 110 triệu USD. Như vậy lúc này MNC thu được do chênh lệch tỷ giá bằng đúng 10% do Đồng Việt Nam tăng giá. ¾ Trường hợp ngược lại là Đồng Việt Nam giảm giá 10% tức là tỷ giá USD/VND tăng lên làm cho 1.600 tỷ VND lúc này chỉ đổi được 90 triệu USD. Như vậy vốn đầu tư của MNC rút ra khỏi Việt Nam bị giảm xuống. Lúc này lỗ do chênh lệch tỷ giá cùng bằng đúng tỷ lệ giảm giá của Đồng Việt Nam là 10%. - Dựa trên các dự báo về tình hình tỷ giá mà các MNC có thể thực hiện các khoản thanh toán nội bộ sớm hơn hay muộn hơn nhằm giảm rủi ro về tỷ giá. Các khoản công nợ có thể được thanh toán sớm hơn nếu các dự báo cho rằng đồng tiền của quốc gia mà MNC có công ty con sẽ bị mất giá. Và ngược lại các khoản thanh toán sẽ bị trì hoãn nếu dự báo cho rằng đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng mạnh lên. Trang 15 - Chi phí cơ hội cũng là một động lực để các MNC thực hiện hành vi chuyển giá. Các MNC nhận ra rằng các khoản lợi nhuận của họ chỉ có thể chuyển về nước sau khi kết thúc năm tài chính và sau khi được kiểm tra của cơ quan thuế và chịu sự kiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Vì vậy mà các cơ hội đầu tư có thể sẽ bị bỏ lỡ. Do đó các MNC sẽ tiến hành thủ thuật chuyển giá nhằm thu hồi nhanh vốn đầu tư và bắt lấy cơ hội đầu tư khác. - Trong các hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác trong nước thì các MNC sẽ định giá thật cao các yếu tố đầu vào mua từ công ty mẹ nhằm tăng cường tỷ lệ góp vốn và nắm quyền quản lý. Ngoài ra, các MNC có thể cấu kết với các công ty nước ngoài khác làm lũng đoạn thị trường trong nước. - Do tình hình lạm phát của các quốc gia khác nhau, nếu quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao tức đồng tiền nước đó bị mất giá. Do đó MNC sẽ tiến hành hoạt động chuyển giá nhằm bảo toàn lượng vốn đầu tư và lợi nhuận. - Yếu tố tình hình kinh tế-chính trị của quốc gia mà MNC có chi nhánh hay công ty con. Các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của các công ty con của MNC thì MNC sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá nhằm chống lại các tác động. Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo tồn vốn kinh doanh bằng cách chuyển giá thì MNC muốn thu hồi vốn đầu tư sớm. Ngoài ra hoạt động chuyển giá cũng nhằm làm giảm các khoản lãi từ đó giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan thuế của nước sở tại. 1.3.2 Các yếu tố thúc đẩy bên trong (động cơ bên trong) Ngoài những yếu tố bên ngoài đã nêu trên, thì hoạt động chuyển giá còn được thực hiện do các yếu tố thúc đẩy từ bên trong: - Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh của MNC tại chính quốc bị thua lỗ hay tại các công ty thành viên trên các quốc gia khác. Lý do dẫn đến sự thua lỗ có thể là do sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm Trang 16 mới vào thị trường, các chi phí quản lý hay chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm quá cao dẫn đến kết quả kinh doanh bị thua lỗ. Để tạo ra một bức tranh tài chính tươi sáng hơn cho công ty khi đứng trước các cổ đông và các bên hữu quan khác thì chuyển giá như là một cứu cánh để thực hiện ý đồ trên. Chuyển giá giúp cho các MNC san sẻ thua lỗ giữa các thành viên với nhau từ đó làm giảm các khoản thuế phải nộp và tạo nên bức tranh kết quả kinh doanh giả tạo vi phạm pháp luật của các quốc gia. - Các MNC khi thâm nhập vào một thị trường mới thì điều quan trọng trong giai đoạn này là phải chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh thị phần nhằm xây dựng nền móng ban đầu cho hoạt động kinh doanh sau này. Vì vậy mà các MNC trong giai đoạn này sẽ tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm làm cho giai đoạn này MNC sẽ bị lỗ nặng và kéo dài. Trong các mối liên kết kinh doanh hay hợp tác kinh doanh thì các MNC sẽ dựa vào tiềm lực tài chính hùng hậu của mình mà thực hiện các hành vi chuyển giá bất hợp pháp để làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài và chiếm lấy quyền quản lý và kiểm soát công ty. Tồi tệ hơn là đẩy các đối tác ra khỏi hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát và chuyển quyền sở hữu công ty. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi mà trình độ quản lý còn yếu kém. Sau khi đánh bật các các đối thủ và những bên liên kết kinh doanh ra khỏi thị trường thì MNC sẽ chiếm lĩnh thị trường và nâng giá sản phẩm để bù lại phần chi phí trước đây đã bỏ ra. - Do được hưởng các đặc quyền, đặc lợi trong quá trình kêu gọi đầu tư của nước chủ nhà và nắm trong tay các quyền về kinh tế chính trị và xã hội mà MNC xem công ty con đặt trên quốc gia này như là trung tâm lợi nhuận của cả MNC và thực hiện hành vi chuyển giá để lại hậu quả đáng kể cho nước tiếp nhận đầu tư. - Ngoài ra chuyển giá còn được thực hiện do việc chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trong các ngành công Trang 17 nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược… nhằm giảm các rủi ro khi giao dịch các sản phẩm này thì chuyển giá là phương pháp được các MNC lựa chọn. 1.4 Các tác động của chuyển giá 1.4.1 Dưới góc độ MNC Hoạt động chuyển giá dưới góc độ của MNC sẽ được nhìn nhận theo hai hướng khác nhau, đó là có thể giúp cho MNC dễ dàng thực hiện kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình về lợi nhuận và thuế. Nhưng một mặt khác, chuyển giá lại mang lại nguy cơ MNC phải gánh chịu những hình phạt nặng nề của quốc gia sở tại và các quốc gia có liên quan. + Dựa vào các lợi thế về tiềm lực tài chính, những ưu đãi mà các quốc gia đặc cách cho các MNC khi kêu gọi thu hút đầu tư như thuế suất, hạn ngạch, lĩnh vực đầu tư… thì các MNC có thể thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu việc thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với quốc gia mà mình đặt trụ sở. + Thực hiện việc chuyển giá sẽ giúp cho MNC dễ dàng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và thực hiện những kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Trường hợp này thường được các MNC thực hiện tại các quốc gia có chính sách tiền tệ thắt chặt. + Việc chuyển giá còn giúp cho các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa, đánh bật và thâu tóm các công ty nhỏ lẻ trong nước dựa vào nguồn lực tài chính dồi dào của mình. Khi thực hiện việc xâm chiếm thị trường thì chi phí sẽ được chia sẻ cho các công ty con khác và cả công ty mẹ. Vì vậy đứng trên phương diện tài chính thì MNC sẽ không bị áp lực nhiều về tình trạng thua lỗ. + Các MNC sẽ xây dựng một kế hoạch về thuế trên qui mô tổng thể sao cho có lợi nhất và từ đó dựa vào sự chênh lệch về mức lãi suất giữa các quốc gia để thực hiện việc mua bán nội bộ, chuyển giá nếu cần thiết nhằm đạt mục tiêu về thuế. Trang 18 + Thông qua việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao thì một mặt giúp các công ty tại chính quốc thay đổi được công nghệ với chi phí thấp, một mặt lại thu hồi vốn đầu tư nhanh tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư. + Thông qua việc mua bán qua lại thì các MNC có thể tránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì các hoạt động này thường tốn nhiều chi phí và khả năng thành công cũng không cao. MNC sẽ giảm được một số các rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tính ổn định của nhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số rủi ro khác. Bên cạnh những lợi ích của việc chuyên giá mang lại cho MNC thì MNC sẽ phải gánh chịu những hình phạt rất nghiêm khắc nếu việc chuyển giá bị cơ quan thuế của các quốc gia mà các MNC có mặt phát hiện được. MNC sẽ bị phạt một số tiền rất lớn, có khả năng bị rút giấy phép kinh doanh và chấm dứt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó. Bên cạnh đó uy tín của MNC trên thương trường quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và là tâm điểm chú ý của các cơ quan thuế của các quốc gia khác mà MNC có trụ sở. 1.4.2 Dưới góc độ các quốc gia liên quan Hoạt động chuyển giá không chỉ có tác động tiêu cực đến quốc gia tiếp nhận đầu tư mà còn ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư. Các MNC với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có thể thực hiện mọi phương thức chuyển giá và gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với nền kinh tế của cả hai quốc gia xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư. Tác động của chuyển giá đối với quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư - Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC định giá cao các yếu tố đầu vào từ đó các MNC này rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các hành động chuyển giá nhằm thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ làm cho thay đổi cơ cấu vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết Trang 19 quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế không trung thực. - Trong một số trường hợp, quốc gia tiếp nhận đầu tư có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn nên trở thành người được hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá của các MNC. Vì vậy mà các quốc gia này cố ý làm lơ để các MNC tha hồ thực hiện hành vi chuyển giá và các quốc gia này không sẵn lòng hợp tác với chính quốc để ngăn chặn hành vi chuyển giá. Về lâu dài, khi mà có sự chuyển biến của môi trường kinh doanh quốc tế thì các quốc gia này từng được xem là “thiên đường về thuế” sẽ đến lượt gánh chịu những hậu quả do việc thả lỏng và thờ ơ trong công tác quản lý trước đây gây ra. Lúc này các quốc gia này sẽ phải đương đầu với khó khăn về tài chính do các nguồn thu không bền vững đã phản ánh không chính xác sức mạnh của nền kinh tế và khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra. - Thông qua hoạt động chuyển giá nhằm xâm chiếm thị phần khi mới tham gia vào thị trường, các MNC sẽ tiến hành các chiêu thức quảng cáo và khuyến mãi quá mức, và hậu quả là lũng đoạn thị trường. Các doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh vì vậy mà dần dần sẽ bị phá sản hoặc buộc phải chuyển sang kinh doanh trong các ngành khác. Các MNC sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm soát giá cả và mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do. Chính phủ của quốc gia này sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và không thể thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển. - Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC sẽ thực hiện kế hoạch thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Với tiềm lực tài chính mạnh, các MNC sẽ tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền quản lý. Khi đã nắm được quyền quản lý các MNC sẽ thực hiện hành vi chuyển giá nhằm làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài. Khi kết quả hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì bắt buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các đối tác trong nước không đủ Trang 20 tiềm lực tài chính sẽ phải bán lại phần vốn góp của mình và như vậy là từ công ty liên doanh chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong nước đã thành công. - Các hoạt động chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì về lâu dài các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và tiếp theo sau đó là sự chi phối về mặt chính trị. Hoạt động chuyển giá sẽ gây ra tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc giá đó. Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư - Xem xét toàn bộ quá trình thực hiện hành vi chuyển giá thì chúng ta có thể nhận ra là các MNC là người được hưởng lợi nhiều nhất vì tối thiểu được khoản thuế phải nộp. Quốc gia nào có thuế suất thấp hơn sẽ được hưởng lợi, trong ví dụ trên chính quốc là quốc gia bị thiệt thòi nhất và chính quốc cũng chính là quốc gia xuất khẩu đầu tư. Chuyển giá làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này cao hơn thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong kế hoạch thuế của quốc gia này. Trong một số trường hợp nghiệm trọng hơn thì các quốc gia này còn bị các MNC “móc túi” tiền thuế thu được từ các công ty làm ăn lương thiện khác đã nộp. - Hoạt động chuyển giá sẽ làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chính phủ của quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy hành vi chuyển giá của MNC mang lại những tác động không tốt cả cho nước tiếp nhận đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư nhưng có một số quốc gia vì lợi ích riêng của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho các MNC thực hiện hành vi chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận của MNC tại các quốc gia khác về. Các quốc gia này xây dựng các mức thuế suất thật thấp, thậm chí bằng không và tạo thành các “thiên đường về thuế” để các MNC thực hiện việc chuyển giá thông qua việc thành lập chi nhánh tại những quốc gia này và mang Trang 21 những tài sản có giá trị như bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu phát minh sản phẩm mới, chi phí quảng cáo và khai lợi nhuận phát sinh tại đây là cao nhất. Các quốc gia này với các mục tiêu khác nhau như kêu gọi đầu tư, tạo công ăn việc làm cho dân cư trong nước… Ví dụ như các quốc gia Puerto-Rico và Bahamas với việc thực hiện “thiên đường về thuế” đã thu hút được các MNC đóng trụ sở chính tại các quốc gia này và chuyển tài sản, lợi nhuận, các luồng vốn từ Mỹ về đã gây khó khăn trong công tác quản lý các nguồn vốn, quản lý vĩ mô về kinh tế tại Mỹ. 1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới 1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ Hoạt động chuyển giá là hoạt động tác động trực tiếp tới tất cả các quốc gia, hoạt động này luôn tồn tại ngầm trong môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế. Các hoạt động này chỉ được biết đến khi các cơ quan thuế của các quốc gia phát hiện và thực hiện những hình phạt nghiêm khắc đối với các MNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng. Trong lịch sử đã xảy ra những vụ chuyển giá bị phát hiện và các MNC thực hiện hành động chuyển giá phải nhận lấy những mức tiền phạt rất lớn. Một trong những vụ nổi cộm trong lịch sử là vào năm 1993, cơ quan thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng công ty ô tô Nissan của Nhật đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào Mỹ. Cuối cùng công ty Nissan phải nộp một khoảng tiền phạt là 170 triệu USD vì bị cáo buộc thực hiện hành vi chuyển giá. Một năm sau, để trả đũa lại việc cơ quan thuế của Mỹ đã phạt công ty của Nhật với cáo buộc là thực hiện hành vi chuyển giá thì cơ quan thuế vụ Nhật (NTA) tố cáo tập đoàn Coca-Cola đã cố ý khai thấp lợi nhuận thu được tại Nhật bằng cách tính giá “quá đáng” các nguyên liệu nhập từ Mỹ và áp đặt chi phí bản quyền quá cao đối với công ty con tại Nhật. Với hành vi này cơ quan thuế Nhật đã cáo buộc Coca-Cola thực hiện hành vi chuyển giá và buộc Coca- Cola phải nộp một khoản tiền phạt là 150 triệu USD. Trang 22 Các nghiên cứu về giá cả hàng hóa cũng chỉ ra rằng có hoạt động chuyển giá diễn ra tại các thời điểm khác nhau. LeeRaw (1985) nghiên cứu các MNC hoạt động tại khu vực ASEAN và nhận ra rằng hầu hết các MNC đều sử dụng không phải là giá thị trường trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu mua bán trong nội bộ MNC với nhau. Một nghiên cứu khác của Lall (1973) cho thấy rằng các MNC hoạt động trong ngành dược đã nâng giá nhập khẩu lên từ 33% đến 300%, đối với ngành cao su và ngành điện thì từ 24% đến 81%. Điều tra của Rahman và Scapens (1986) về giá nhập khẩu của 10 mặt hàng dược phẩm của Bangladesh và kết quả là các MNC đã nâng giá nhập khẩu từ 78% - 600%. Vào năm 1993, Lin và các cộng sự phân tích môi trường kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương và khẳng định là việc sử dụng cơ chế định giá chuyển giao là rất phổ biến trong khu vực này. Các nghiên cứu này cũng đồng thời chỉ ra nguyên nhân các công ty đa quốc gia thường xuyên kê khai lỗ. Theo một báo cáo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc vào tháng 8 năm 2008 thì có khoảng 70% các doanh nghiệp FDI bao gồm các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh cổ phần hay công ty liên doanh theo hợp đồng kê khai lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua các báo cáo và các công trình nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận thấy là hoạt động chuyển giá rất đa dạng và diễn ra rộng khắp các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì việc theo dõi, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chống chuyển giá của các quốc gia khác là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta cần phải tìm ra những đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia có tính tương đồng với Việt Nam từ đó ứng dụng các phương pháp chống chuyển giá một cách phù hợp. Sau đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á khác. Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cả các quốc gia có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý thì cũng phải đương đầu với hoạt động chuyển giá diễn ra từng ngày trong nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, có kinh nghiệm quản lý kinh tế cũng như pháp luật về kinh tế tiến bộ so với Trang 23 các quốc gia phát triển khác nhưng Mỹ cũng không là quốc gia ngoại lệ trong việc chống hành vi chuyển giá của các MNC. Pháp luật của Mỹ qui định là phần thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ của Mỹ thì phải nộp thuế thu nhập cho dù là Công ty đa quốc gia này có thuộc quyền sở hữu của Mỹ hay không. Các công ty này không được né tránnh nộp thuế thu nhập cho phần thu nhập phát sinh trên đất Mỹ bằng cách chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá hay chuyển dịch hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các quốc gia có thuế suất cực thấp còn được gọi là “các thiên đường về thuế”. Mặc dù luật pháp kinh tế Mỹ rất phát triển và hiện đại nhưng vẫn tỏ ra bất lực trong việc cố gắng để đạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được đưa ra. Tổ chức IRS (Internal Revennue Service) đã khảo sát và đưa ra được bằng chứng là các công ty đa quốc gia đang hoạt động trên đất Mỹ mà không thuộc quyền sở hữu của Mỹ thì hầu hết nộp thuế ít hơn so với các công ty nội địa. Các kẽ hở về luật pháp cũng được các công ty đa quốc gia thuộc sở hữu của Mỹ lợi dụng để giảm khoản thuế phải nộp và dần tạo nên xu hướng chuyển dịch đầu tư của các công ty Mỹ ra ngoài nước Mỹ. Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các MNC rất rộng lớn và phức tạp, các nghiệp vụ mua bán diễn ra với khối lượng lớn và độ phức tạp cao, vì vậy mà tiếp cận các nghiệp vụ nào có chứa đựng hành vi chuyển giá là rất khó. Tương tự rất khó xác định lợi nhuận nào là tạo ra trên đất Mỹ và lợi nhuận nào là tạo ra ngoài đất Mỹ một cách chính xác. Do đặc điểm là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ (CIT) so với các quốc gia khác là rất cao (40%) nên các MNC có xu hướng là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vì họ cho rằng thuế suất tại Mỹ cao và chính phủ không xem xét hết các chi phí của họ. Một số ví dụ dẫn chứng các MNC đã tối thiểu hóa số thuế phải nộp: - Vào năm 1987, Công ty IBM trình báo cáo tài chính hàng năm trước đại hội cô đông thì hãng này cho rằng 1/3 lợi nhuận kiếm được trong năm là từ hoạt động kinh doanh trên đất Mỹ. Tuy nhiên khi kê khai với cơ quan thuế thì IBM đã kê khai rất nhiều chi phí R&D liên quan đến thị trường Mỹ vì vậy mà phần lợi nhuận kiếm Trang 24 được trên thị trường Mỹ gần như bằng không và kết quả là IBM tránh được nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ Mỹ mặt dù doanh thu thuần của IBM vào năm 1987 là 25 tỷ USD. - Một ví dụ khác là Tập đoàn Intel đã thắng một vụ kiện liên quan đến thuế khi bị cáo buộc là đã che giấu hàng triệu USD lợi nhuận từ nguồn doanh thu bán các vi mạch sản xuất tại Mỹ nhưng được khai báo với cơ quan thuế là sản xuất tại Nhật Bản. Do bất cập trong hiệp ước thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản mà cả hai quốc gia này bị thất thu thuế và tập đoàn Intel đã tránh được khoảng thuế phải nộp. - Một cách tránh thuế đánh vào lợi nhuận phổ biến là các công ty sẽ đầu tư mở chi nhánh tại Puerto Rico. Sau đó các công ty này sẽ chuyển các tài sản có giá trị như: bí quyết thương mại, bằng sáng chế và các hoạt động R&D đến Puerto Rico. Các MNC sẽ khai báo phần lớn lợi nhuận kiếm được là tại Puerto Rico và với thuế suất thấp tại đây thì các MNC sẽ tối thiểu được thuế phải nộp. Theo một thông báo của cơ quan thuế của Mỹ thì trong vòng 7 năm các MNC đã làm thiệt hại 95 tỷ USD cho ngân khố Mỹ. Trước tình hình chuyển giá do các MNC thực hiện trên đất Mỹ thì cơ quan thuế của Mỹ đã có ban hành các qui định, các đạo luật chống chuyển giá. Một trong những đạo luật chống chuyển giá cơ bản và đầy đủ là IRS Sec 482. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời cổ vũ cho việc vận dụng phư._.72 Bouygues 40,721 1,883 173 Sumitomo Mitsui Financial Group 40,486 4,041 174 NEC 40,430 199 175 Roche Group 40,315 8,134 176 Sprint Nextel 40,146 -29,580 177 Best Buy 40,023 1,407 178 Sanofi-Aventis 39,977 7,204 179 Franz Haniel 39,931 939 180 Dai-ichi Mutual Life Insurance 39,863 1,149 181 Novartis 39,800 11,946 182 Mizuho Financial Group 39,610 2,725 183 BHP Billiton 39,498 13,416 184 PepsiCo 39,474 5,658 185 Landesbank Baden-Württemberg 39,459 415 186 Koç Holding 39,392 1,758 187 Bank of China 38,904 7,395 188 Intel 38,334 6,976 189 Canon 38,060 4,147 190 Altria Group 38,051 9,786 191 Bunge 37,842 778 192 Tyco International 37,747 -1,742 193 Gaz de France 37,541 3,384 194 Royal Bank of Canada 37,526 4,989 195 Kraft Foods 37,241 2,590 196 Commerzbank 37,143 2,624 197 Royal Philips Electronics 37,007 5,705 198 Allstate 36,769 4,636 199 KFW Bankengruppe 36,757 -8,442 200 Motorola 36,622 -49 (Nguồn web Trang 1 PHỤ LỤC 04: GIÁM SÁT QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1. Nguyên tắc căn bản giá thị trường (The Arm’s Length Principle-APL): Để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong thương mại cũng như công bằng về mặt nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp cũng như các MNC trên các quốc gia khác nhau, cần phải có một nguyên tắc chung để các quốc gia thống nhất áp dụng. Đó là nguyên tắc xác định giá trị của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong các MNC dựa trên căn bản giá thị trường (The Arm’s Length Principle –ALP). Nguyên tắc căn bản giá thị trường ALP là xương sống, cốt lõi của tất cả các vấn đề trong nghiệp vụ định giá chuyển giao hay chuyển giá trong các MNC. Xuất phát từ nguyên tắc này và các phương pháp định giá chuyển giao phù hợp mà những nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà làm hoạch định chính sách kinh tế, cơ quan thuế và các bên hữu quan khác có thể đưa ra kết luận là có hay không hiện tượng chuyển giá xảy ra trong MNC đang được xem xét. Dựa theo nguyên tắc này, để xem xét các hoạt động mua bán chuyển giao nội bộ xảy ra nội bộ MNC có căn cứ trên giá thị trường hay không? Vấn đề chuyển giá là vấn đề rất nhạy cảm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các MNC, việc kết luận về hoạt động chuyển giá có vai trò quan trọng và tác động rất lớn đến hoạt động của MNC cũng như cơ quan thuế cũng như các bên hữu quan khác. Hậu quả của việc kết luận có hoạt động chuyển giá xảy ra trong MNC là MNC sẽ bị chịu một hình phạt nặng nề về thuế và việc kiểm tra kéo dài làm tổn hại đến uy tín, thời gian cũng như vật chất của cả MNC, cơ quan thuế và các bên hữu quan khác. Nguyên tắc giá thị trường và các phương pháp tính giá chuyển giao có vai trò rất quan trọng vì vậy mà bản thân các MNC và cơ quan thuế cần phải nghiên cứu chi tiết và hiểu cụ thể để ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhằm tránh đưa ra các kết luận không chính xác sẽ gây ra hậu quả không lường. Trang 2 Nguyên tắc căn bản giá thị trường và các phương pháp định giá chuyển giao mà tổ chức OECD đưa ra được xem là những chuẩn mực quốc tế, là công cụ hữu hiệu trong việc giám sát hoạt động chuyển giá của các MNC. Nguyên tắc căn bản giá thị trường (ALP) là một chuẩn mực quốc tế do tổ chức Hợp Tác Kinh Tế Và Phát Triển (Organisation for Enconamic Co-Operation and Development – gọi tắt là OECD) đưa ra, nguyên tắc xem xét giá cả của hàng hóa, dịch vụ trong nghiệp vụ mua bán diễn ra giữa các bên tham gia hoàn toàn độc lập với nhau. Khi các bên tham gia vào hoạt động thương mại với tư cách là các bên độc lập thì các quan hệ mua bán, các điều kiện hợp đồng kinh tế, các thương lượng về kinh tế, tài chính, tín dụng sẽ mang tính khách quan và chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu hàng hóa vì vậy mà giá cả của hàng hóa và dịch vụ được xác định hoàn toàn theo nhu cầu thị trường và qui luật cung cầu. Nếu các bên tham gia vào hoạt động thương mại mà có liên kết với nhau thì tác động của những ràng buộc về các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, tín dụng và tài chính sẽ không rõ nét và không đáng kể, vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ trong các nghiệp vụ chuyển giao có thể không phản ánh khách quan giá trị của hàng hóa và qui luật cung cầu hàng hóa có thể sẽ không được tuân theo. Do tính chất khách quan của căn bản giá thị trường là phản ánh đúng bản chất thị trường, quy luật thị trường, quy luật cung cầu hàng hóa dịch vụ và qui luật cạnh tranh của thị trường. Vì vậy mà nguyên tắc giá thị trường được các nước thành viên của OECD thống nhất dùng làm cơ sở khi tính giá cho các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ và khi làm việc với thuế. Bằng việc áp dụng nguyên tắc căn bản giá thị trường ALP một cách rộng rãi trên nhiều quốc gia sẽ tạo nên tính công bằng về thuế cho các công ty nội địa độc lập và các MNC, khắc phục được việc tạo ra các lợi thế hay các bất lợi về thuế nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp hay trốn thuế của các công ty đa quốc gia. Thông qua việc hạn chế các tác động xấu của việc chuyển dịch lợi nhuận trên quy mô toàn cầu sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần cho sự lớn mạnh của thương mại quốc tế và gia tăng đầu tư. Trang 3 Tuy nhiên, trong thực tế thì các nghiệp vụ mua bán trao đổi hàng hoá diễn ra rất đa dạng và phức tạp, các nghiệp vụ mua bán này diễn ra theo mục tiêu kinh doanh của các nhà quản trị, vì vậy mà nó chứa đựng trong đó cả các yếu tố kinh tế và cả các yếu tố phi kinh tế. Do đó chúng ta sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm các nghiệp vụ tương đương để so sánh với nhau. khi đối diện với các giao dịch mua bán trao đổi nội bộ thì MNC, cơ quan thuế và cả các cơ quan hữu quan khác sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm các nghiệp vụ mua bán trao đổi tương tự trên các phương tiện báo chí, truyền thông, internet… để có thể áp dụng nguyên tắc căn bản giá thị trường. Về nguyên tắc, một cách tốt nhất để xem xét mức độ liên kết giữa các công ty sẽ tác động như thế nào đến giá cả hàng hoá chuyển giao trong nội bộ MNC là đem so sánh với giá cả của hàng hoá dịch vụ trong các nghiệp vụ mua bán giữa MNC với một công ty độc lập hay giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau trong những điều kiện tương ứng. Tuy nhiên giống như đã đề cập ở phần trên, trong thực tế chúng ta rất khó có thể tìm ra các giao dịch mà có thể áp dụng một cách trực tiếp nguyên tắc căn bản giá thị trường do vậy chúng ta cần phải tiếp cận một cách gián tiếp bằng các phương pháp phân tích giá chuyển giao và phân tích một cách hợp lý lãi gộp (ròng) của nghiệp vụ chuyển giao. Thông qua phân tích chúng ta sẽ xem xét các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này có tuân thủ theo nguyên tắc căn bản giá thi trường hay không. 2. Các phương pháp định giá chuyển giao nội bộ theo hướng dẫn của OECD: Do gặp những khó khăn trong quá trình tìm kiếm các nghiệp vụ mua bán hàng hoá giữa các công ty độc lập có cùng các điều kiện tương đương với các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ để có thể so sánh với nhau, và có thể áp dụng trực tiếp nguyên tắc căn bản giá thị trường – ALP. Các MNC thường áp dụng các phương pháp tính giá chuyển giao nội bộ khác nhau, tuỳ thuộc vào các đặc điểm của nghiệp vụ chuyển giao hàng hoá, tuỳ thuộc vào đặc tính của hàng hoá mà chọn phương pháp thích hợp. Trang 4 Các phương pháp định giá theo hướng dẫn của OECD được các MNC áp dụng phổ biến như sau: - Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price – CUP) - Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method) - Phương pháp giá vốn cộng Lãi (Cost Plus Method). - Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method) - Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional Net Margin Method – TNMM) Tuỳ theo mỗi phương pháp cụ thể nêu trên, giá thị trường của sản phẩm có thể được tính trực tiếp hay gián tiếp ra đơn giá sản phẩm hoặc gián tiếp thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm. 2.1 Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price – CUP): Phương pháp này được xem là gần gũi với nguyên tắc căn bản giá thị trường –ALP vì đây là phương pháp giá tự do có thể so sánh được. Phương pháp CUP so sánh giá cả của hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ hữu hình và vô hình trong các giao dịch giữa các bên độc lập và liên kết. Tuỳ vào mối quan hệ so sánh mà ta có thể chia phương pháp CUP ra thành hai loại: - Phương pháp CUP nội bộ: Phương pháp này dùng giá của các sản phẩm hàng hoá,dịch vụ được chuyển giao giữa các công ty con của một MNC (hay giữa công ty Mẹ và công ty con) với giá cả hàng hoá, dịch vụ mà một thành viên của MNC bán ra bên ngoài cho một công ty hoàn toàn độc lập trong cùng các điều kiện so sánh được với nhau. Trang 5 - Phương pháp CUP đối ngoại: Phương pháp này sử dụng giá hàng hoá, dịch vụ của nghiệp vụ chuyển giao mua bán giữa nội bộ các công ty của MNC và giao dịch giữa hai chủ thể hoàn toàn độc lập khác nhưng phải cùng điều kiện tương đương. Phương pháp này được áp dụng kèm theo điều kiện là các giao dịch đem ra so sánh không có các khác biệt nào trọng yếu ảnh hưởng đáng kể đến giá của sản phẩm và hàng hoá, dịch vụ. Nếu có sự khác biệt thì sư khác biệt này phải được tính toán và điều chỉnh cho phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến giá của hàng hoá và dịch vụ thường là: - Đặc tính vật chất, chất lượng và nhãn hiệu thương mại của sản phẩm - Các điều kiện hợp đồng trong việc cung cấp, chuyển giao sản phẩm. Ví dụ như mua hàng với số lượng lớn sẽ được chiếc khấu làm cho giá mua rẻ hơn hay thời hạn thanh toán và thời hạn chuyển giao sản phẩm. - Quyền phân phối, tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng tới giá trị kinh tế - Thị trường diễn ra các giao dịch mua bán. Để đảm bảo các giao dịch nội bộ tuân thủ theo giá thị trường thì MNC cần phải thực hiện so sánh giá chuyển giao nội bộ với giá của các giao dịch có thể so sánh như sau: - Giá bán hàng hoá, dịch vụ của một công ty thành viên của MNC cho một công ty hoàn toàn độc lập (công ty không phải là thành viên của MNC). - Giá bán hàng hoá, dịch vụ trong một nghiệp vụ mua bán của hai công ty hoàn toàn độc lập với MNC (tức hai công ty không là thành viên của MNC). - Giá bán hàng hoá, dịch vụ của một công ty hoàn toàn độc lập cho một công ty là thành viên của MNC. Phương pháp CUP thường được áp dụng trong các trường hợp sau: - Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hoá lưu thông trên thị trường. - Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ. Trang 6 - Các công ty kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết cho cùng một chủng loại sản phẩm. Đây là phương pháp được xem là gần gũi nhất với nguyên tắc căn bản giá thị trường. Trong thực tế đây là phương pháp thích hợp nhất cho cả bên mua và bên bán vì giá cả có thể so sánh với độ chính xác tương đối cao với giá cả trên thị trường vì vậy mà cả bên mua và bên bán đều có một khoản lợi nhuận tương đối phù hợp với mức bình quân thị trường. 2.2 Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method): Phương pháp giá bán lại này dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Như vậy, phương pháp này bắt đầu bằng việc lấy giá bán lại (hay giá bán ra) trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác. Trong đó lợi nhuận gộp bao gồm các khoản chiết khấu mà công ty độc lập này được hưởng và tổng các khoảng chiết khấu này phải đủ bù đắp cho các chi phí bán hàng, chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như một mức lợi nhuận hợp lý. Các khoản chi phí khác là các chi phí liên quan đến việc mua sản phẩm và vận chuyển sản phẩm như thuế nhập khẩu, chi phí hải quan, chí phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển. Như vậy sau khi loại trừ hai yếu tố lợi nhuận gộp và chi phí khác thì phần còn lại có thể được xem như là giá cả theo nguyên tắc thị trường (ALP). Điều kiện để áp dụng phương pháp này: - Các bên giao dịch phải độc lập với nhau, không có bất cứ ràng buộc nào. Vì nếu có tồn tại các ràng buộc, liên kết thì giá bán ra của các sản phẩm này sẽ không còn mang tính khách quan và tuân theo qui luật thị trường nữa. - Không có sự khác biệt quá lớn về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp bán ra (doanh thu thuần). Các nghiệp vụ mua hàng được chọn phải có liên quan đến nghiệp vụ chuyển giao mà ta cần xác định giá thị trường. Trang 7 - Nếu xảy ra trường hợp có khác biệt thì các khác biệt này cần phải được loại bỏ trước khi đem ra so sánh. Trong thực tế có các trường hợp không tồn tại các nghiệp vụ hoàn toàn phù hợp với nhau để có thể so sánh, vì vậy có thể tính toán giá cả theo nguyên tắc thị trường bằng cách dựa trên khoản chiết khấu có nguồn gốc từ chính công ty thương mại một thị trường tương tự. Chúng ta cần phải biết là trong thực tế giữa các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ của MNC và nghiệp vụ chuyển giao có thể so sanh được tồn tại những khác biệt do sự vận động không ngừng của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất và các ràng buộc về kinh tế, các thoả ước kinh tế… Trong thực tế có một số trường hợp phương pháp này không thể thực hiện được do có những yếu tố tác động đến mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) và các chi phí khác. Các yếu tố đó xảy ra trong các trường hợp sau: - Hàng hoá được các công ty thương mại mua về sau đó đem gia công chế biến thêm và làm thay đổi đáng kể giá trị của sản phẩm vì vậy mà ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý. - Hàng hoá mua về sau đó đem thay đổi nhãn hiệu bằng nhãn hiệu có uy tín hơn và bán ở mức giá cao hơn dẫn đến khó khăn trong việc xác định khoản chiết khấu hợp lý. - Thời gian từ lúc mua hàng đến lúc bán hàng quá lâu và khoảng cách địa lý làm cho kéo theo các rủi ro về tỷ giá, lạm phát và những biến động của nền kinh tế. - Khác nhau về mặt chức năng kinh doanh (ví dụ như đại lý phân phối độc quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành) cũng làm ảnh hưởng đến tỷ suất lãi gộp hay mức chiết khấu. - Khác nhau về chủng loại, qui mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm và tính chất hoạt động của thị trường như là công ty thương mai này là bán buôn hay bán lẻ Trang 8 - Phương pháp hạch toán kế toán, phải đảm bảo các bên tham gia vào giao dịch liên kết cùng hạch toán theo cùng phương pháp kế toán, phương pháp theo dõi hàng tồn kho. Nếu các bên tham gia vào các giao dịch sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau vào các nghiệp vụ thì việc so sánh các nghiệp vụ sẽ trở nên bị khập khiễng. Do đó mấu chốt của phương pháp này là xác định mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) một cách hợp lý. Nhưng chúng ta cũng không thể lấy tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãi gộp bình quân cho toàn ngành mà áp đặt vào để so sánh. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các công ty thương mại các sản phẩm thuộc khâu cung cấp các dịch vụ giản đơn và thường thời gian phân phối từ khi mua hàng đến khi bán hàng ngắn và ít bị ảnh hưởng biến động của tính thời vụ. Đồng thời các sản phẩm bán ra không qua gia công chế biến, lắp ráp hay thay đổi cấu trúc ban đầu của sản phẩm mà làm tăng một phần đáng kể giá trị của sản phẩm. 2.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method or Mark Up Method): Phương pháp giá vốn cộng thêm dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm cho các bên liên kết. Giá bán ra của sản phẩm bằng giá vốn của sản phẩm cộng thêm cho một khoản lợi nhuận hợp lý. Mức nâng lợi nhuận này phải được xem xét tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như giá trị tổng vốn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, các rủi ro có liên quan. Lợi nhuận nâng lên này phải được tính toán sao cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản giá thị trường trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một công ty là thành viên của MNC và một công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau. Đối với phương pháp này, điều quan trọng là phải xác định phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là hợp lý. Phần lợi nhuận nâng thêm này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: - Nếu công ty này chỉ sản xuất và thực hiện mua bán theo hợp đồng cho chỉ mỗi công ty mẹ và không gia công cho bất cứ công ty nào khác thì phần lợi nhuận tăng thêm Trang 9 này sẽ đựơc tính theo một tỷ lệ trên giá vốn sao cho hợp lý, tức là phần lợi nâng thêm phải dựa trên cơ sở của loại hình hoạt động của một công ty độc lập khác trên thị trường. - Nếu công ty này sản xuất ra sản phẩm và bán theo các hợp đồng cho công ty mẹ và bán theo hợp đồng cho các công ty độc lập khác thì tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm (phần lợi nhuận tăng thêm) cần phải được tính toán và phân bổ theo tỷ lệ tổng vốn tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Ngoài ra cần phải đối chiếu so sánh giá cả hàng hoá dịch vụ trong nghiệp vụ mua bán nội bộ và nghiệp vụ mua bán với công ty độc lập. - Ngoài ra còn các yếu tố như chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh sẽ kéo theo một số các chi phí kèm theo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi gộp (ví dụ như công ty sản xuất theo hợp đồng, nghiên cứu, phát triển, tỷ trọng gia tăng giá trị của sản phẩm so với quy mô đầu tư kinh doanh). - Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như các ràng buộc giao hàng vể thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm, lưu kho, lưu bãi, điều khoản thanh toán công nợ, chiết khấu. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp hai phương pháp nêu trên tỏ ra không hiệu quả, thường được sử dụng trong các trường hợp sau: - Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên doanh liên kết, gia công chế biến sản phẩm và phân phối. - Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thoả thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. - Giao dịch cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết. Trang 10 2.4 Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method) Trong thực tế, có những trường hợp các thành viên trong MNC có mối liên kết mua bán qua lại với nhau qua chặt chẽ, các giao dịch với khối lượng các giao dịch nhiều và phức tạp vì vậy mà các phương pháp trên tỏ ra không hiệu quả. Trong trường hợp này thì phương pháp chiết tách lợi nhuận là phương pháp phù hợp nhất. Phương pháp chiết tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều thành viên của MNC liên kết thực hiện, từ đó thực hiện tính toán lợi nhuận thích hợp cho từng thành viên tham gia vào liên kết đó theo cách mà các bên giao dịch độc lập phân chia lợi nhuận trong điều kiện tương đương. Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (các thành viên của MNC) liên kết tham gia thường là các giao dịch mang tính đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về các đặc tính của sản phẩm. Ví dụ như các sản phẩm chuyên dụng hay các sản phẩm mang tính độc quyền, hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên có liên quan. Các mối liên kết này thường kéo dài cả vòng đời sản phẩm từ lúc mua nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất, lắp ráp sản phẩm cho đến cả khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dung. Ví dụ như: một công ty A là công ty độc lập tại Việt Nam có liên kết với một công ty B là thành viên của tập đoàn sản xuất màng hình máy tính tinh thể lỏng. Trong đó, công ty B sẽ chuyển phụ kiện đầu vào cho công A lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm. Sau khi hoàn thiện thì sản phẩm sẽ được được bán trong nước bởi công ty A và một phần sẽ được bán lại cho một công ty C (đây là một thành viên khác của MNC tại một quốc gia khác). Dựa vào mối quan hệ liên kết giữa các bên tham gia thì phương pháp chiết tách lợi nhuận có hai cách tính như sau: Cách thứ nhất: Phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở đóng góp vốn (chi phí); theo đó lợi nhuận của mỗi bên tham gia trong giao dịch được xác định trên cơ sở, phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp theo tỷ lệ vốn (chi phí) sử dụng Trang 11 trong giao dịch liên kết của cơ sở kinh doanh trong tổng vốn đầu tư để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Cách thứ hai: phân chia lợi nhuận theo hai bước như sau: Bước 1: mỗi bên tham gia vào giao dịch liên kết được phân chia phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình. Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà mỗi bên thu được do thực hiện chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ). Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp. Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội, Mỗi bên tham gia giao dịch liên kết được nhận tiếp phần lợi nhuận phụ trội tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội tức là tổng lợi nhuận thu được trừ (-) tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước thứ nhất của giao dịch liên kết tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ trội này phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà cơ sở kinh doanh thu được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yêu tố đặc thù và duy nhất. Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi bên được tính bằng tổng lợi nhuận phụ trội thu được từ các giao dịch liên kết tổng hợp nhân với tỷ lệ đóng góp các chi phí hoặc tài sản dưới đây của mỗi bên: - Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm. - Giá trị (sau khi đã trừ khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Phương pháp chiết tách lợi nhuận này trong thực tế thường được áp dụng trong các trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh Trang 12 doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc quyền sở hữu trí tuệ duy nhất. 2.5 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transaction Net Margin Method – TNMM): Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ đi các định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo theo tỷ lệ phần trăm của một khoản mục cơ sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản… thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt động giao dịch độc lập khác có thể so sánh được của cùng công ty mà chúng ta đang đề cập đến. Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối với công ty con của MNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở. Trong một số trường hợp cần phải áp dụng các điều chỉnh mang tính định lượng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập. Do phương pháp này tập trung vào phân tích lợi nhuận phát sinh từng nghiệp vụ chuyển giao một cách riêng lẻ, nên phương pháp này sẽ bị gặp khó khăn khi các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìm được các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được. Dựa vào các phương pháp mà OECD hướng dẫn như trên các MNC sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp định giá chuyển giao sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình.Đồng thời, các phương pháp này là các công cụ hữu hiệu cho các quốc gia giám sát các hoạt động chuyển giá mà các MNC thực hiện nhằm hạn chế các tác hại tiêu cực của hoạt động chuyển giá đối với nên kinh tế. Trang1 STT Quốc gia Năm2003 (%) Năm 2004 (%) Năm 2005 (%) Năm 2006 (%) Năm 2007 (%) Năm 2008 (%) 1 Afghani tan s 20 20 2 Albania 23 20 20 10 3 Angola 35 35 4 Argentina 35 35 35 35 35 35 5 Aruba 35 35 28 28 6 Australia 30 30 30 30 30 30 7 Austria 34 34 25 25 25 25 8 Bahrain 0 0 0 9 Bangladesh 30 30 30 30 30 30 10 Barbados 36 33 30 25 25 25 11 Belarus 24 24 12 Belgium 33.99 33.99 33.99 33.99 33.99 33.99 13 Bolivia 25 25 25 25 25 25 14 Bosnia and Herzegovina 30 10 15 Botswana 25 25 25 25 25 25 16 Brazil 34 34 34 34 34 34 17 Bulgaria 15 15 10 10 18 Canada 36.6 36.1 36.1 36.1 36.1 33.5 19 Cayman Islands 0 0 0 0 0 0 20 Chile 16.5 17 17 17 17 17 21 China 33 33 33 33 33 25 22 Colombia 35 35 35 35 34 33 23 Costa Rica 36 30 30 30 30 30 24 Croatia 20 20 20 20 20 20 25 Cyprus 15.00 15.00 10 10 10 10 26 Czech Republic 31 28 26 24 24 21 27 Denmark 30 30 28 28 28 25 28 Dominican Republic 25 25 25 30 29 25 29 Ecuador 25 25 25 25 25 25 30 Egypt 20 20 20 31 Estonia 24 23 22 21 32 Fiji 32 31 31 31 31 31 33 Finland 29 29 26 26 26 26 34 France 34.33 34.33 33.83 33.33 33.33 33.33 35 Germany 39.58 38.29 38.31 38.34 38.36 29.51 36 Greece 35 35 32 29 25 25 37 Guatemala 31 31 31 31 38 Honduras 25 25 30 30 30 30 39 Hong Kong 16 17.5 17.5 17.5 17.5 16.5 40 Hungary 18 16 16 16 16 16 41 Iceland 18 18 18 18 18 15 42 India 36.75 35.875 36.5925 33.66 33.99 33.99 43 Indonesia 30 30 30 30 30 30 44 Iran 25 25 45 Ireland 12.5 12.5 12.5 12.5 12.5 12.5 46 Israel 36 36 34 31 29 27 47 Italy 38.25 37.25 37.25 37.25 37.25 31.4 48 Jamaica 33.33 33.33 33.33 33.33 49 Japan 42 42 40.69 40.69 40.69 40.69 50 Jordan 35 35 51 Kazakhstan 30 30 30 30 52 Korea, Republic of 29.7 29.7 27.5 27.5 27.5 27.5 53 Kuwait 55 55 Phụ Lục 5: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại 106 quốc gia từ năm 2003 đến 2008 Trang2 STT Quốc gia Năm2003 (%) Năm 2004 (%) Năm 2005 (%) Năm 2006 (%) Năm 2007 (%) Năm 2008 (%) 54 Latvia 15 15 15 15 55 Libya 40 40 56 Lithuania 15 15 15 15 57 Luxembourg 30.38 30.38 30.38 29.63 29.63 29.63 58 Macau 12 12 12 12 59 Malaysia 28 28 28 28 27 26 60 Malta 35 35 35 35 61 Mauritius 25 25 25 25 22.5 15 62 Mexico 34 33 30 29 28 28 63 Montenegro 20 20 9 9 9 9 64 Mozambique 32 32 32 32 65 Netherlands 34.5 34.5 31.5 29.6 25.5 25.5 66 Netherlands Antilles 34.5 34.5 34.5 34.5 67 New Zealand 33 33 33 33 33 30 68 Norway 28 28 28 28 28 28 69 Oman 12 12 12 12 12 12 70 Pakistan 35 35 35 35 35 35 71 Palestine 16 16 72 Panama 30 30 30 30 30 30 73 Papua New Guinea 30 30 30 30 30 30 74 Paraguay 30 30 20 10 10 10 75 Peru 27 30 30 30 30 30 76 Philippines 32 32 32 35 35 35 77 Poland 27 19 19 19 19 19 78 Portugal 33 27.5 27.5 27.5 25 25 79 Qatar 35 35 80 Romania 25 25 16 16 16 16 81 Russia 24 24 24 24 24 24 82 Saudi Arabia 30 30 30 20 20 20 83 Serbia 14 12.33 10 10 10 10 84 Singapore 22 22 20 20 20 18 85 Slovak Republic 25 19 19 19 19 19 86 Slovenia 25 25 25 25 23 22 87 South Africa 37.8 37.8 37.8 36.9 36.9 34.55 88 Spain 35 35 35 35 32.5 30 89 Sri Lanka 35 35 32.5 32.5 35 35 90 Sudan 35 35 91 Sweden 28 28 28 28 28 28 92 Switzerland 24.1 24.1 21.3 21.3 21.32 19.2* 93 Syria 28 28 94 Taiwan 25 25 25 25 25 25 95 Thailand 30 30 30 30 30 30 96 Tunisia 33 33 35 35 30 30 97 Turkey 30 33 30 20 20 20 98 Ukraine 30 30 25 25 25 25 99 United Arab Emirates 40 40 55 55 55 55 100 United Kingdom 30 30 30 30 30 28 101 United States 34 34 40 40 40 40 102 Uruguay 35 30 30 30 30 25 103 Venezuela 34 34 34 34 34 104 Vietnam 32 28 28 28 28 28 105 Yemen 35 35 106 Zambia 35 35 35 35 (Nguồn KPMG Corporate and indirect Tax survey 2008) Trang3 BIỂU ĐỒ THUẾ SUẤT THUẾ TNDN BÌNH QUÂN 106 QUỐC GIA TỪ NĂM 1999 ĐẾN 2008 35 31.4 31.1 Pe rc en ta ge 30.6 29.8 30 28.9 28.0 27.4 26.8 26.5 25.9 25 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 CÁC QUỐC GIA THUỘC ASPAC 1999 – 2008 33 32 31.8 31.9 31.3 31.5 31 30.6 30 30 30 30 Pe rc en ta ge 29.2 29 28.4 28 27 26 25 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 CÁC QUỐC GIA THUỘC KHỐI OECD 1999 ĐẾN 2008 37 35 34.8 34.1 32.8 33 Pe rc en ta ge 31.4 30.6 31 29.8 28.8 29 28.2 27.7 26.7 27 25 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Source for all graph information: KPMG member firms. © 2008 KPMG International. KPMG International provides no client services and is a Swiss cooperative with which the independent member firms of the KPMG network are affiliated. Trang4 Pe rc en ta ge Pe rc en ta ge Pe rc en ta ge CÁC NƯỚC KHỐI EU 1999-2008 36 34 32 30 28 26 34.8 33.9 32 30.9 29.7 28.3 26.1 25.8 24.2 24 23.2 22 20 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 CÁC NƯỚC CHÂU MỸ LATIN 1999-2008 31 30 29 28 27.9 28.7 28.5 28.4 28.2 28.0 28.1 28.1 27.1 27 26.6 26 25 24 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 SO SÁNH THEO TỪNG KHU VỰC 1999-2008 36 34 32 30 28 31.4 31.8 28.4 34.8 34.8 27.9 26 24 22 25.9 All ASPAC OEU E 26.6 LAT LAT 26.7 ECD OECD 23.2 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN 1. Minh họa ví dụ một chuyển giá trong thực tế áp dụng theo phương pháp giá vốn cộng thêm. 2. Trình bày chuyển giá thông qua sơ đồ báo cáo thu nhập của các MNC 3. Trình bày mô hình chuyển giá thông qua các trung tâm xuất hoá đơn 4. Phân tích các động cơ và thủ thuật thực hiện chuyển giá của các MNC 5. Cập nhật tình hình chuyển giá của các MNC tại Việt Nam mới nhất theo nguồn số liệu từ chi cục thuế TP.HCM 6. Cập nhật và phân tích tình hình thu hút FDI của Việt Nam đến thời điểm năm 2008. 7. Cập nhật biểu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 106 quốc gia đến thời điểm năm 2008 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0585.pdf
Tài liệu liên quan