Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam: A. MỞ ĐẦU Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người của xã hội đó. Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất - là thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. CNH -HĐH là một mục tiêu chiến lược bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để th... Ebook Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định, nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế. Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ta trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm mà đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã vạch ra. Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh CNH -HĐH. Mặt khác, CNH-HĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Đó là lí do vì sao em chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam” B.NỘI DUNG I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm công nghiệp - hoá hiện đại hoá a, Định nghĩa về công nghiệp hóa: Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về công ngiệp hoá.Tổ chức phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa: “Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong các quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế, nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm tiến bộ về kinh tế xã hội. Công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và giải quyết tốt những vấn đề xã hội, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân. Vậy: Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. b, Định nghĩa về hiện đại hóa: Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá. Hiện đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá. Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển. Tuy nhiên nếu hiện đại hoá máy móc, dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản VIệT NAM đã xác định:”Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cung với những qui trình công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao” c, Định nghĩa CNH-HĐH Cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về CNH -HĐH. Tại Tây Âu khi cách mạng công nghiệp được tiến hành, công nghiêp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ban chấp hành trung ương khoá VIII thì: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thử công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao. 2. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở việt nam a.Xuất phát từ tình hình, xu hướng chung của khu vực, thế giới. -Trong mấy thập kỷ qua, các nước vùng Châu á - Thái Bình Dương đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Nhờ đó, đã xuất hiện những nước công nghiệp hoá mới, có những nước đã đứng vào hàng ngũ các nước có tốc độ tăng trưởng cao.Đồng thời ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá thành tăng. Các nước này vì thế phải tìm cách chuyển một phần các lĩnh vực sản xuất khó cạnh tranh sang các nước khác dưới hình thức đầu tư, chuyển giao công nghệ. Các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận các công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sự gặp gỡ cung và cầu công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này. - Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công nghệ tiếp kiệm tài nguyên, bảo vệ mội trường, trong tương lai có cơ sở để giành vị trí thống trị hoặc áp đảo thị trường khu vực và thế giới. Trước những biến đổi nhanh chóng trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ để không bị lạc hậu, phải biết tận dụng những lợi thế của nước đi sau để phát triển, hội nhập mà không bị biến thành nơi tiếp nhận những công nghệ trình độ thấp, bị lệ thuộc vào các nước xuất khẩu công nghệ.. Một trong những giải pháp quan trọng đó chính là phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành cho phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và khu vực, thế giới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. b. Xuất phát từ yêu cầu trong nước. -Mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Với mục tiêu trên thì yêu cầu lực lượng sản xuất của chúng ta đến lúc đó sẽ đạt trình độ khá hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Công nghiệp và dịch vụ sẽ phải chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và lao động xã hội dù nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh… Muốn thực hiện được mục tiêu đề ta chúng ta không còn cách nào khác là phải chuyển dịch cơ câú kinh tế, đặt biệt là cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm đáp ứng được sự phân công lao động quốc tế sớm đưa Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới tạo cho chúng ta có được chỗ đứng và thế mạnh trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng nhằm khai thác, tận dụng hết những tiềm năng của Việt Nam: tiềm năng con người, nguồn lao động dồi dào, tàI nguyên thiên nhiên - Việt Nam tham gia các tổ chức AFTA và WTO về cơ bản sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội, và cũng có nhiều thách thức. Việc tận dụng tốt các cơ hội và đối phó với những thách thức buộc chúng ta phải có chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn, có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự phát triển trong nước, đưa hàng hoá của chúng ta đủ sức cạnh tranh đối với hàng hoá của các nước khác. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự cần thiết cho quá trình trên. c. Xuất phát từ những yêu cầu khác. - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển công bằng, rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa các tầng lớp, thành quả của sự phát triển sẽ được phân phối đến mọi người một cách thoả đáng, công bằng, tạo ra nhiều cơ hội làm việc và tạo điều kiện cho đông đảo tầng lớp dân chúng tiếp cận cơ hội đó và làm cho mức sống nhân dân tăng - Việt Nam là một nước đi sau trong phát triển, muốn đuổi kịp các nước khác một cách nhanh chóng thì cần phải có chính sách đúng đắn để đốt giai đoạn, muốn thế chúng ta cần phải có chính sách đúng đắn trong chiến lược công nghiệp hoá, đó chính là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, phải có một cơ cấu ngành đủ mạnh sẵn sàng tham gia phân công lao động quốc tế và cạnh tranh trên thị trường thế 3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở việt nam a.Về cơ cấu ngành kinh tế * Xét nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang tính tổng thể đó là bước chuyển biến, thay đổi về tỷ trọng: Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.Đảng ta đã xác định một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý mà "bộ xương" của nó là cơ cấu kinh tế công - nông.Dịch vụ gắn với phân công và hợp tác Quốc tế sâu rộng. - Mục tiêu đến năm 2020: trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại.Cơ cấu ngành kinh tế ngày càng hiện đại, hợp lý: nông nghiệp: 10%,công nghiệp: 41%,dịch vụ: 49% * Cụ thể nội dung chuyển dịch từng ngành kinh tế. - Tỷ trọng ngành nông nghiệp mục tiêu giảm xuống 16 - 17%.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông nghiệp đảm bảo vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào các ngành nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tăng giá trị và khối lượng hàng xuất khẩu. - Đặc biệt ưu tiên phát triển ngành kinh tế công nghiệp. Đó là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm sản xuất hay tiêu dùng, tăng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệm thị trường để phát huy tác dụng và sửa chữa tầu thuỷ, luyện kim, hoá chất …Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp sẽ chiếm đến 40 - 41%, trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. -Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ - du lịch: nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của nhân dân. Đến năm 2010 đưa tỷ trọng ngành này vượt lên cao hơn tất cả các ngành kinh tế khác, chiếm 42 - 43% thậm chí mục tiêu 2020 sẽ chiếm đến 49% so với tổng giá trị sản phẩm xã hội. b.Về cơ cấu kinh tế vùng Phát huy vai trò đầu tầu của các vùng kinh tế trọng điểm .Đầu tư thích đáng vào ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc -Trung –Nam và một số khu đô thị lớn, đô thị vệ tinh, gắn với tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển , giảm sự chênh lệch về nhịp độ phát triển giữa các vùng c.Về cơ cấu thành phần kinh tế Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nưởc trên cơ sở chủ động đổi mới tổ chức hiệu quả quản lí.Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môI trường thuận lợi cho đầu tư , kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 1. Thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -HĐH đã đạt những thành tựu nhất định sau hơn 20 năm đổi mới. *Năm 2006. Là năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); cũng là năm nước ta đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2006; năm đầu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ… Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%. - Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%. -Giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 490,82 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8% - Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%). Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển,đạt trên 10 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006 *Năm 2007 (theo BáO CáO KINH Tế VIệT NAM 2007 (8/5/2008)) Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 8,5%,là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ năm 1997, trong ®ã khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% ,khu vực dịch vụ tăng 8,68% Tăng trưởng GDP, 2003-07 (%) 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng (%) GDP 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48 Nông-lâm-thủy sản 3,62 4,36 4,02 3,40 3,40 Côngnghiệp-xây dựng 10,48 10,22 10,69 10,37 10,60 Dịch vụ 6,45 7,26 8,48 8,29 8,68 Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ. Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển). GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ USD và 839 USD/người! Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện được mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển có thu nhập thấp vào ngay năm tới. Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 17,1% so với năm 2006, bao gồm khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,3% (Trung ương quản lý tăng 13,3%, địa phương quản lý tăng 3%); khu vực ngoài Nhà nước, tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006.Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006.Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5 triệu lượt khách. Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 40,6%, là tỷ lệ thuộc loại cao nhất từ trước tới nay. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp đạt được sự vượt trội cả về tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung (20,3 tỉ); cả về quy mô bình quân một dự án (trên 14 triệu USD/dự án); cả về cơ cấu đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ; cả về lượng vốn thực hiện (4,6 tỉ USD) * 4 tháng đầu năm 2008 Tổng sản phẩm trong nước quí I/2008 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,1% và khu vực dịch vụ tăng 8,1%. Trong 7,4% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,5 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,5 điểm phần trăm. Cụ thể: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 Tốc độ tăng so với quí I năm trước (%) Đóng góp vào tăng trưởng quí I/2008 (điểm%) Quí I/2005 Quí I/2006 Quí I/2007 Quí I/2008 Tổng số 7,3 7,2 7,8 7,4 7,4 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,3 2,1 2,6 2,9 0,4 Công nghiệp và xây dựng 8,5 8,5 9,1 8,1 3,5 Công nghiệp 8,6 8,7 9,3 9,0 3,4 Dịch vụ 7,2 7,4 8,0 8,1 3,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quí I năm 2008 theo giá so sánh ước tính đạt 43,19 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1% so với quí I năm 2007, trong đó nông nghiệp đạt 32,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9%; lâm nghiệp đạt 1,39 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4%; thủy sản đạt 9,59 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0%. Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế nhà nước tăng 7,9%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 22,1% và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 16,8% (dầu, khí giảm 4,5% và các ngành khác tăng 19,1%). Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 4 tháng đầu năm 2008 ước khoảng 23,54 nghìn tỷ đồng, bằng 24% dự toán cả năm.Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt khá. Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến 22/4 ước tính đạt 7,6 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước.Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 3,15 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2007. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quí I/2008 Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) Quí I/2008 so với quí I/2007 (%) TỔNG SỐ 105,1 100,0 115,9 Khu vực Nhà nước 47,8 45,5 114,6 Khu vực ngoài Nhà nước 30,5 29,0 111,3 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 26,8 25,5 124,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ. Tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay đạt 18,26 tỷ USD, tăng 27,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,67 tỷ USD, tăng 21%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, tăng 32,8%.Nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 29,36 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước 20,6 tỷ USD, tăng 86% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,76 tỷ USD, tăng 43,7% Khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm ước tính đạt 1,7 triệu lượt người tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.Vận chuyển hành khách 4 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 580,5 triệu lượt khách. Vận chuyển hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 130,2 triệu tấn.Thị trường bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Hạ tầng cơ sở viễn thông ngày càng phát triển và hoàn thiện, được đánh dấu bằng việc phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-1 ngày 19/4/2008 2. Hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở việt nam Cơ cấu kinh tế hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh và thực tế đã bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện ở các điểm sau *Năm 2006, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thấp hơn năm 2005. trong cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư Nhà nước tiếp tục có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm hơn một nửa tổng đầu tư xã hội (50,1% năm 2006) và đây là một điều không tốt xét về lâu dài. Mặt khác, tiến độ thực hiện vốn tín dụng đầu tư cũng chưa đạt yêu cầu và không đạt mức kế hoạch. Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ, mặc dù là năm liên tiếp có mức tăng trưởng khá cao, ước đạt 8,29%, cao hơn mức tăng trưởng GDP, nhưng vẫn là lĩnh vực phát triển dưới mức tiềm năng. Tình trạng "vượt rào", cạnh tranh thu hút đầu tư đã được khắc phục nhưng xu hướng tiếp tục ào ào xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất theo kiểu phong trào ở các địa phương vẫn diễn ra, mặc dù tỷ lệ lấp đầy nhiều nơi rất thấp đang gây nên tình trạng lãng phí vốn đầu tư. * Năm 2007 và đầu 2008, kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ mức 6,6% năm 2006, lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 lên tới 12,6% là mức cao nhất kể từ năm 1997,và lên tới 15,7% tính đến tháng 2/2008. Cán cân vãng lai thâm hụt ở mức đáng ngại, khoảng 9,3% - 9,7% GDP, giá tài sản tăng cao, đặc biệt là giá cổ phiếu đầu 2007 và giá bất động sản cuối 2007. WB cho rằng, tăng trưởng kinh tế quá nóng của Việt Nam không phải là kết quả của việc chi tiêu ngân sách quá cao của Chính phủ, mà của tín dụng ngân hàng tăng ở mức cao, từ 25,4% năm 2006 lên hơn 50% (11/2007). Điều này gây quan ngại về chất lượng các hạng mục đầu tư của ngân hàng. * Nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7% giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước tăng dự trữ ngoại hối ở mức kỷ lục.Nhập siêu 4 tháng đầu năm nay đã lên tới 11,1 tỷ USD, bằng 60,8% giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu 4 tháng chỉ trang trải được khoảng 2/3 giá trị đã nhập khẩu, gây sức ép lên cán cân thanh toán và tăng cung tiền đồng để mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu, ảnh hưởng đến các cân đối kinh tế vĩ mô * Việc Việt Nam gia nhập WTO càng làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém, bất cập của nền kinh tế Việt Nam, nhất là đối với việc đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững. Sự thiếu hụt về kỹ năng nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng yếu kém * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn diễn ra còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, chưa đạt yêu cầu so với đòi hỏi phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Việc đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm, hiệu quả kinh tế thì vẫn còn ở trình độ thấp. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, vốn đầu tư vào các khu vực kém phát triển vẫn chủ yếu hướng vào việc xóa đói, giảm nghèo hơn là tập trung vào mục tiêu thị trường - mở cửa, do đó, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường chưa cao. Thị trường tiêu thụ nông sản đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc hiện nay. 3. Nguyên nhân, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở việt nam *Nguyên nhân - Yếu tố vốn quá được chú trọng trong khi lao động là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội lại chưa được coi trọng. Sự bất cập về trình độ của lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. - Chưa tạo được động lực cạnh tranh do thiếu các chính sách ổn định lâu dài, nghiên cứu thị trường chưa chu đáo, chưa có chiến lược công nghệ thích hợp. - Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, đồng đô la Mỹ giảm giá so với hầu hết các đồng tiền khác, giá cả tiêu dùng của nhiều nền kinh tế lớn đã tăng cao so với nhiều năm trước đó, giá dầu và giá của nhiều loại vật tư, nguyên liệu tăng cao, gây ảnh hưởng mạnh đến sản xuất trong nước *Đánh giá chung: nhìn chung quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH-HĐH tuy còn nhiều khó khăn bất cập nhưng đã và đang tiến triển theo chiều hướng tốt và dần hoàn thiện, tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ tăng lên và ngành nông nghiệp giảm xuống.Đây là một dấu hiệu tốt để thực hiện mục tiêu năm 2020đưa nước ta trở thành nước công nghiệp IV.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 1.Tập trung xây dựng chiến lược quy hoạch, hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống pháp luật, chính sách thương mại Một hệ thống chính sách pháp luật hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tối đa và tận dụng mọi nguồn lực. Hiện nay nước ta còn nhiều bất cập trong việc ban hành và thi hành phát luật nên cần phảI tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo đIều kiện cho chuuyển dịch nhanh chóng. Để thực hiện§,nhà nước phảI tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến thương mại, tài chính, khoa học công nghệ…một cách đồng bộ , phù hợp với thông lệ quốc tế để các thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.Kiện toàn và tăng cường công tác quản lí nhà nước, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp dịch vụ. 2.Xây dựng quy hoạch và đẩy mạnh chiến lược phát triển hợp lí, hiện đại 3 ngành kinh tế quan trọng (công nghiệp –nông nghiệp –dịch vụ) Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển kinh tế các nước. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì cơ cấu phải hợp lý, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thông, tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong ngoài nước. Vì vậy phảI chú trọng xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.Cụ thể: -Công nghiệp Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Chúng ta cần tập trung đầu tư theo chiều sâu: Huy động tối đa nguồn vốn cả trong và ngoàI nước, đầu tư mua mới những thiết bị máy móc tiên tiến nhằm đưa vào ứng dụng trong các ngành kinh tế .Đặc biệt chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến .Từ đó tạo tiền đề phát triển công nghiệp nặng .Tập trung sản xuất những mặt hàng có khả năng xuất khẩu, cạnh tranh cao .Công nghiệp hoá nông thôn .Tạo dựng thị trường để các loại hình kinh tế đều có thể tham gia và phát triển . Áp dụng khoa học công nghệ để phát triển các ngành công nghiệp tạo ra tư liệu sản xúât: sản xuất dầu khí , luyện kim .hoá chất, cơ khí, đIên tử .Vận dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực.Thực hiện đIện khí hoá, hoàn thiện các công trình đIện lưới quốc gia .Chú trọng tới các ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết. Kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ: chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Cố gắng hoàn thành mục tiêu tới năm 2010: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13%/năm .GDP của công nghiệp đạt 45,5%/năm -Nông nghiệp Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Phải áp dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông - công - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi còn đất hoang hoá chưa được sử dụng, phân bố lại lao động dân cư, giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất. Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao su, cà phê, chè, điều...Ngoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác. Phát triển chăn nuôI, hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn; đầu tư cải tạo nguồn giống, tăng cường công tác thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển đàn bò thịt, sữa và các cơ sở chế biến thịt, sữa; tìm kiếm thị trường xuất khẩu Bảo vệ và phát triển rừng, tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh chăn nuôi, bảo vệ tái sinh rừng; hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng núi. Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ hải sản, xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao hướng tới xuất khẩu; đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường. Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác thuỷ hải sản gồm cả bến tàu, bến cảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển. Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản Phát triển mạng lưới thuỷ lợi, bảo đảm cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ, và khai thác các vùng đất mới. Hoàn thành các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ.Kiên cố hoá các tuyến đê xung yếu; kiên cố hoá kênh mương. Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tiếp tụ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10490.doc