Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Gia Lâm LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam vốn là một nước sản xuất nông nghiệp với trên 80% dân số sống ở nông thôn, số lao động trong nông nghiệp chiếm 70%. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ chỉ thị 100 của Ban Bí Thư. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, luật đất đai và các chính sách kinh tế của chính phủ đã mở ra giai đoạn mỗi cho nền kinh tế của nước ta. Nông nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc. Điều này được cả dư luận trong nước và nước ngoài cô

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhận. Từ một nước thiếu lương thực cho tiêu dùng mà còn đứng thứ 3 trong các nước xuất khẩu gạo của thế giới. Thu nhập và đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên trong kinh tế nông thôn, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi chưa được chú trọng phát phát triển, quy mô còn nhỏ bé. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt nông thôn đòi hỏi phải có sự chuyển định cơ cầu kinh tế nông thôn. Đây là một vấn đề quan trọng và có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy vậy huyện Gia Lâm hiện nay không cần thiết đặt vấn đề an toàn lương thực lên hàng đầu mà càn tập trung vao phát triển công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Gia Lâm phải chuyển sang đa dạng hoá sản xuất theo cơ chế thị trường, phục vụ cho nhu cầu thủ đô Hà Nội, huyện Gia Lâm có nhiều tiềm năng cần được khai thác, lại nằm trong khu vực công nghiệp Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây là đầu mối giao thông thuận lợi, lao động dồi dào, có trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và từng bước được hoàn thiện. Vốn trong dân của huyện Gia Lâm để đầu tư cho sản xuất lớn. Đồng thời ở huyện Gia Lâm có các khu công nghiệp địa phương và trung ương với kỹ thuật và trình độ tổ chức cao được đầu tư mở rộng. Với những điầu kiện đõ,Gia lâm có những thuận lợi trong chuển dịch cơ câu kinh tê nông thôn theo hướng tâng dần tỷ trọng công nghiệp , thương mại ,dịch vụ. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Gia Lâm”làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Gia Lâm trong giai đoạn 1996-1999, từ đó đưa ra các biện pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Gia Lâm giai đoạn 2001 - 2010 và những năm tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở kinh tế cấp huyện, tức là bao gồm toàn bộ các ngành nông-lâm-thuỷ sản,cong nghiẹp ,thương mại ,dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của huyện. Kế cấu của luận văn được trình bày như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu KTNT Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNT huyện Gia Lâm qua các năm. Chương III: Phương hướng và những biện pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu KTNT huyện Gia Lâm trong thời gian tới. Vì phạm vi của luạn văn là rất rộng nhưng thời gian nghiên cứu có hạn, mặt khác do sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong được sự chỉ dẫn của các giáo viên trong khoa và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Sinh viên Dương Thị Hoa CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 1. Các khái niệm. 1.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian , trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Nó thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế không có tính chất cố định mà luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ phát triển, nhằm tăng trưởng kinh tế nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế muốn phát huy được tác dụng cần có một quá trình, một thời gian nhất định, quá trình ấy dài hay ngắn phụ thuộc từng hình thức chuyển dịch và các chính sách kinh tế vĩ mô về ngành của Nhà nước... Vì vậy cơ cấu kinh tế không mang tính ổn định lâu dài, mà từng thời kỳ phải có một chính sách về cơ cấu kinh tế tương ứng thích hợp với sự biến động của điều kiện tự nhiên ,kinh tế , xã hội. Sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng cơ cấu kinh tế mà không dựa vào những biến đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều gây nên những hại về kinh tế. Vì vậy có nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không ? chuyển dịch nhanh hay chậm không phải là sự mong muốn chủ quan, mà phải dựa vào mục tiêu, các quy luật kinh tế để làm cơ sở cho quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nơi, mỗi vùng và trong doanh nghiệp . 1.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn: Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của kinh tế quốc dân: khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị. Khu vực kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng, trước hết là khu vực sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội tồn tại và phát triển. Nó còn cung cấp ngày càng nhiều các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn lao động phong phú cho khu vực thành thị đó là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, do có lợi thế tuyệt đối và tương đối có thể khai thác nguồn nông - lâm - thuỷ sản để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thêm nguồn tích luỹ của đất nước, góp phần phát triển khu vực nông thôn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là khu vực thành thị, tỷ trọng sản phẩm thuộc khu vực kinh tế nông thôn giảm xuống, chủ yếu là sản phẩm nông - lâm- ngư nghiệp. Nhưng không vì thế mà vị trí của nó giảm, xuống mà khu vực này vẫn giữ vị trí là nơi sản xuất và cung cấp những sản phẩm chủ yếu không thể thay thế được. Vì thế cơ cấu kinh tế nông thôn đóng vai trò to lớn nó tồn tại, phát triển gắn liền với tổng thể các quan hệ kinh tế nhất định. Cơ cấu kinh tế nông thôn luôn vận động và thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội ở từng giai đoạn. Như vậy cơ cấu kinh tế nông thôn được hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong vùng nông thôn, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo tỉ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định tạo một hệ thống kinh tế nông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống kinh tế quốc dân. Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông thôn phản ánh trình độ phát triển sự phân công lao động trong lãnh thổ, khi sự phân công đạt đến trình độ cao, thì cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đó là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông thôn theo một tỷ lệ và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế nông thôn đến trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả cao. Thông qua các tác động điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. 2. Các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn 2.1. Cơ cấu ngành: Trong quá tình phát triển loài người đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; dịch vụ lưu thông tách khỏi sản xuất. Như vậy sự phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng chặt chẽ thì sự phân chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế nông thôn được cải tiến nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm 3 nhóm: nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp), công nghiệp nông thôn (bao gồm công nghiệp khai thác, chế biến, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp truyền thống) và dịch vụ nông thôn (bao gồm dịch vụ sản xuất và đời sống). Trong từng nhóm ngành được phân theo nhỏ hơn chẳng hạn như trong nông nghiệp (theo nghiã hẹp) được phân theo như trồng trọt, chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt được chia tiếp thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây dược liệu ... Phân công lao động thực hiện càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân chia càng tỉ mỉ và đa dạng.Tiền đề của sự phân công lao động là năng suất lao động nông nghiệp, chủ yếu là năng suất lao động của khu vực sản xuất lương thực, phải đạt ở mức nhất định, đảm bảo số lượng và chất lượng lương thực cho xã hội mới tạo nên sự phân công lao động giữa người sản xuất lương thực với người sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, chăn nuôi... tạo nên sự phân công lao động giữa những người làm nông nghiệp và những người làm ở các ngành khác... Có những quốc gia không thể làm giàu bằng nông nghiệp mà phải làm giàu bằng công nghiệp và dịch vụ. Nhưng muốn làm giàu bằng công nghiệp và dịch vụ có hiệu quả thì trước hết phải coi trọng nông nghiệp, Nghĩa là nông nghiệp phải đảm bảo phát triển đến mức độ nhất định tạo tiền đề và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ với nhịp độ cao và ổn định. 2.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ: Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ. Đó là 2 mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định.Nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ là nơi bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng sẵn có. Xu thế chuyển dịch của cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung có hiệu quả cao, mở rộng các mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn với cơ cấu kinh tế của từng khu vực với cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ cần coi trọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp và đa dạng. Theo kinh nghiệm lịch sử ,để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý trước hết cần hướng vào các khu vực có lợi thế so sánh. Đó là những khu vực có điều kiện đất đai khí hậu tốt, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi đó là những vùng gắn với các trục đường giao thông cửa sông, cửa biển, gần các thành phố, khu công nghiệp lớn sôi động có điều kiện phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng bên trong và bên ngoài, có khả năng tiếp cận và hoà nhập nhanh chóng vào thị trường hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên so với cơ cấu ngành thì cơ cầu vùng lãnh thổ có sức ỳ hơn. Vì vậy cần đánh giá và xem xét để quy hoạch sao cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Cơ cấu kinh tế nông thôn của mỗi vùng thường có những đặc trưng rất khác nhau và phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính: - Thứ nhất: yêu cầu của thị trường tác động đến cơ cấu vùng. - Thứ hai: Khả năng điều kiện riêng của từng vùng nhằm tìm kiếm những lợi thế trong sản xuất kinh doanh để thoả mãn đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và rất coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế. Từ đó đến nay sự tham gia của các thành phần kinh tế vào nền kinh tế quốc dân ngày càng đông, trong đó hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh là lực lưọng chủ yếu trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản cho toàn xã hội. Trong kinh tế hộ đã từng bước giảm số hộ thuần nông tăng tỷ lệ số hộ kiêm và các hộ chuyên làm thủ công nghiệp, dịch vụ. Để có sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn chúng ta không dừng lại ở kinh tế hộ mà phát triển lên xây dựng kinh tế nông trại rồi qui mô liên hộ. Tỷ trọng khu vực quốc doanh trong nông nghiệp nông thôn có xu thế giảm dần, vì vậy cần rã soát lại sắp xếp lại và củng cố để các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp nông thôn phát triển có hiệu quả. Đối với khu vực kinh tế hợp tác chúng ta cần đổi mới các hợp tác xã kiểu cũ, khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác xã kiểu mới và trình độ khác nhau, hợp tác xã và hộ nông dân cùng tồn tại, phát triển trên cơ sở tự nguyện của các hộ thành viên và đảm bảo lợi ích thiết thực. 2.4. Cơ cấu kỹ thuật: Cơ cấu kỹ thuật là quan hệ tỉ lệ về lượng giữa các yếu tố của quá tình sản xuất, theo thời gian và điều kiện môi trường nhất định. Cũng như cơ cấu thành phần kinh tế, trong thời gian dài cơ cấu kỹ thuật trong nông thôn nước ta mang nặng tình cổ truyền và nông nghiệp truyền thống lạc hậu phân tán, manh mún, và bảo thủ. Về kỹ thuật chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm qua các thế hệ của từng hộ nông dân. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Ngày nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã làm phá vỡ các hình thức, các phương thức sản xuất cổ truyển. Điều này đã làm cho cơ cấu kỹ thuật ở nông thôn nước ta trong những năm qua có những chuyển biến chưa từng có. 3. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn * Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính khách quan và được hình thành do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội chi phối, ở một trình độ phát triển nhất định sẽ có một cơ cấu kinh tế cụ thể tương ứng trong nông thôn. ĐIều này khẳng định rằng việc xác lập cơ cấu kinh tế nông thôn phải tôn trọng tính khách quan của nó và càng không thể áp đặt một cách chủ quan duy ý chí. * Cơ cấu kinh tế nông thôn bao giờ cũng mang tính lịch sự và xã hội nhất định. * Cơ cấu kinh tế nông thôn không ngừng vận động biến đổi, phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện và nó phản ánh quá trình phát triển của các yêu cầu về lực lượng sản xuất,con người càng văn minh, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tất yếu dẫn đến cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện, sự vận động và biến đổi không ngừng của các yếu tố các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như trong nền kinh tế nông thôn nói riêng. Cơ cấu kinh tế nông thôn vận động, biến đổi và phát triển thông qua sự chuyển hoá của chính nó, khi đó cơ cấu cũ mất đi và ra đời cơ cấu mới. Cơ cấu mới ra đời lại tiếp tục vận động và phát triển và lại trở thành lạc hậu, nó lại được thay thế bằng một cơ cấu mới tiến bộ hơn hoàn thiện hơn đó là tất yếu cảu sự phát triển của nhân loại. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình và cũng không có một cơ cấu nào hoàn thiện và bất biến. Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng sẽ vận động chuyển hoá từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới đòi hỏi phải có thời gian và các thang bậc nhất định của sự phát triển. Đầu tiên là tự chuyển đỗi vễ lượng sau đó mới biến đổi về chất. Đó là quá trình chuyễn hoá dần sang một cơ cấu kinh tế mới phù hợp và hiệu quả hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải là một quá trình nhưng không phải là một quá trình tự phát mà phải có sự tác động của con người, trên cơ sở nhận thức được đúng đắn các quy luật khách quan đề tác động theo đúng mục tiêu. Vấn đề quan trọng là phải bắt đầu từ đâu và biện pháp nào mà tác động sao cho hiệu quả nhất. 4. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và kinh tế nông thôn ngoại thành nói riêng. 4.1. Thực trạng về cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang diễn ra khắp các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn còn chậm chạp mang tính tự phát theo từng vùng, từng địa phương nên chưa thống nhất và thiếu đồng đều, xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực của nền kinh tế hàng hoá chưa bộc lộ rõ nét. Cho tới nay sản phẩm trồng trọt vẫn chiếm tới trên đưới 75% tổng giá trị nông sản. Lực lượng lao động nông nghiệp còn cao, trong đõ 70% chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt. Số lao động làm công nghiệp và dịch vụ chỉ có khoảng 14 - 15 % lao động làm nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 14%. Như vậy tỉ trọng sản phẩm trồng trọt cũng như tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ cũng như lao động ở hai ngành này tăng lên chưa đáng kể chưa đáp ứng kịp thời cho kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh. Một số làng nghề truyền thống chưa được khôi phục hoặc đã khôi phục nhưng chưa phát triển. Vì thiếu vốn, kỹ thuật, lao động, ngành dịch vụ ở nông thôn chưa được mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp . Nghề phụ ở nông thôn chưa được chú trọng phát triển dẫn đến tình trạng thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng một cách triệt để. 4.2. cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta còn thể hiện nhiều điểm bất hợp lý. Theo quan điểm cũ kinh tế nông thôn luôn đồng nghĩa với kinh tế nông nghiệp từ đó tạo ra sự cách trở phát triển nông thôn so với thành thị ngày càng rõ rệt. Cơ cấu ngành, cơ cấu vùng còn mang nặng đặc điểm, dấu hiệu của thời kỳ quản lý tập trung quan liêu bao cấp, không tính đến hiệu quả kinh tế của ngành. Cơ cấu thành phần kinh tế giữa quốc doanh, tập thể và tư nhân chưa hợp lý. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn mang nặng tính tự cấp tự túc manh mún. 4.3. Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Phải coi trọng thị trường là yếu tố quyết định trên việc chuyển dịch cơ cấu. Từ đó chuyển từ sản xuất theo nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất là chính sang sản xuất những gì mà thị trường đòi hỏi. Thị trường trong và ngoài nước hiện nay có những thay đổi rất nhanh chóng do vậy đòi hỏi sản phẩm nông sản phải phong phú và đa dang. 5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả 5.1. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông thôn: - Cơ cấu giá trị loại sản phẩm và dịch vụ - Cơ cấu về lao động - Cơ cấu về vốn đầu tư - Cơ cấu về sử dụng đất đai. Các chỉ tiêu này có thể sử dụng để đánh giá trình độ và quá trình chuyển dịch kinh tế nông thôn trong cả nước,trong vùng lãnh thổ và trong phạm vi thành phần kinh tế. Trong các chỉ tiêu trên chỉ tiêu về cơ cấu lao động biểu hiện rõ nhất còn cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phản ánh rõ nhất quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu nhân tố bao gồm: + Năng suất cây trồng và năng suất vật nuôi + Giá trị các loại sản phẩm và dịch vụ + Giá trị tổng thu nhập. + Vốn đầu tư và chi phí vật chât. + Năng suất ruộng đất tính theo giá trị. - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm: + Hiệu quả đầu tư vốn phát triển nông thôn nói chung và một số ngành chủ yếu nói riêng. + Hiệu quả của chi phí vật chất. + Năng suất lao động nông thôn Các chỉ tiêu này sử dụng để tính toàn hiệu quả cuả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 6.1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên. Nhóm này bao gồm: Vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ; điều kiện đất đai của các vùng, điều kiện khí hậu thời tiết; các nguồn tài nguyên khác của các vùng lãnh thổ như nguồn nươc, rừng, biển, khoáng sản... các nhân tố tự nhiên trên có tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn. Tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên tới mỗi nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn là không phải như nhau. Trong các nội dung của cơ cấu kinh tế cơ cấu vùng và cơ cấu ngành chịu sự ảnh hưởng lớn nhất của điều kiện tự nhiên. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành khác. Trong mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau thì có điều kiện khí hậu điều kiện đất đai và các nguồn tài nguyên khác cho nên về số lượng quy mô phân ngành giữa các vùng thường khác nhau. Điều này thể hiện rõ nét trong sự phân biệt về cơ cấu ngành kinh tế trong nông thôn giữa trung du và miền núi. Ngay giữa các vùng cơ cấu kinh tế ngành có sự khác nhau khá rõ do tính đa dạng và phong phú của tự nhiên nước ta và sự phát triển không đều của nguồn lực. Một số vùng có điều kiện đặc thiệt thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất, tạo ra các lợi thế so với những vùng khác của đất nước. Đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế nói chung và các vùng kinh tế nông thôn nói riêng trong mỗi quốc gia. Ngoài sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ còn chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu thành phần kỹ thuật cuả khu vực kinh tế nông thôn. Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú của mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Thông thường ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi các thành phần kinh tế: Quốc doanh tập thể, cá thể, tư nhân và kinh tế hộ phát triển hơn các vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. 6.2 Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội Nhóm này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn bao gồm: thị trường (cả thị trường trong nước và ngoài nước), hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, , kinh nghiệm tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư. Trong nền kinh tế hàng hoá các quan hệ kinh tế được thể hiện thông qua thị trường. Thị trường nông thôn không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế nông thôn (đầu ra) mà còn góp phần quan trọng thu hút các yếu tố (đầu vào) của thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông thôn như: vốn, sức lao động, vật tư công nghệ. Tuy nhiên thị trường với các quy luật vốn có luôn chứa đựng khả năng tự phát và dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất cũng như gây lãng phí các nguồn lực xã hội nói chung và khu vực kinh tế nông thôn nói riêng: Để hạn chế khả năng tự phát cần có sự tác động hợp lý của Nhà nước ở tầm vĩ vô để định hướng sự vận động và biến đổi của thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế mở cần chú trọng sự tác động và ảnh hưởng của thị trường quốc tế tới cơ cấu kinh tế nông thôn của mỗi nước. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Thông qua quá trình tham gia thị trường quốc tế mà mỗi quốc gia tăng thêm các cơ hội tìm kiếm công nghệ và kỹ thuật mới cũng như vốn đầu tư để phát triển kinh tế mỗi nước. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước cần ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo ra động lực kinh tế mà cốt lõi là lợi ích kinh tế của người sản xuất. Đồng thời các chính sách kinh tế giúp các nhà sản xuất có được hành lang và khuôn khổ để bảo vệ lợi ích của mình. Để thực hiện chức năng kinh tế của mình nhất thiết Nhà nước phải có công cụ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đòi hỏi có những điều kiện vật chất nhất định đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế đồng thời cũng tạo điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế nông thôn đòi hỏi phải có những điểu kiện cho các nhà sản xuất đầu tư công nghệ, kỹ thuật trong nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng là một trong các yếu tố quyết định cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt văn hoá xã hội của cộng đồng dân cư nông thôn. Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế nông thôn. 6.3. Nhóm nhân tố về kỹ thuật có ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông thôn. Ngày nay khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vào sản xuất có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. ở đây vai trò của khoa học kỹ thuật kỹ thuật được ứng dụng sản xuất góp phần quyết định hoàn thiện các phương thức sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội và khu vực nông thôn. Đồng thời việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng làm phát triển lực lượng sản xuất trong nông thôn qua đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, các vùng kinh tế trong nông thôn đặc biệt là các ngành các vùng có nhiều lợi thế. Đồng thời khoa học công nghệ càng phát triển cho phép thay đổi về cơ cấu kỹ thuật của tất cả các ngành trong khu vực nông thôn nói chung và nông thôn huyện Gia Lâm nói riêng. Góp phần làm giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng của ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm theo xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 7. Kinh nghiệm của một số nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ở mỗi nước có những điều kiện và đặc điểm riêng ở vào từng thời điểm và hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng đều coi kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ sở, là tiền đề trong một bước đi của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong quá trình đó các nước đã có những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tuy nhiên cách thức tiến hành và kế quả cảu từng bước là khác nhau. Ta có thể khái quát một số kinh nghiệm có tính phổ biến vận dụng vào quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta: 7.1 Giảm tỷ trọng sản phẩm và lao động trong khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm và lao động xã hội. Trong khoảng 30 năm từ 1950 - 1980 các nước trong khu vực Đông Nam á tỷ trọng sản phẩm và lao động giảm khá nhanh: Năm 1950 GDP của toàn khu vực chiếm 20,4% đến năm 1980 giảm xuống còn 13,7% tỏng GDP xã hội. Riêng Nhật Bản tỷ trọng GDP trong nông nghiệp từ 22,3giảm xuống còn 4%; tỷ trọng lao động từ 45,2% giảm xuống còn 11%. Đối với Đài Loan các chỉ tiêu tương tự từ 83,3% giảm xuống còn 7,6% và từ 56% xuống còn 19,5%. Trong quá trình phát triển năng suất ruộng đất và năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, trước hết là lương thực, thực phẩm đã vượt qua nhu cầu cần thiết của con người, một bộ phận lao động dôi ra được chuyển các ngành nghễ công nghiệp và dịch. Như vật tỷ trọng sản phẩm trong ngành nông nghiệp và lao động nông nghiệp tất yếu sẽ giảm xuống đây là xu thế có tính chất quy luật. 7.2 Chuyển nông nghiệp độc canh lấy sản xuất lương thực là chủ yếu sang nền nông nghiệp đa cạnh. Các nước trong khu vực đã khai thác triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển những cây có giá trị kinh tế cao và giá trị xuất khẩu. ở Hà Lan trong 10 năm từ 1977 đến năm 1987 sản lượng cây có hạt hàng năm tăng bình quân 3% trong đó lúa tăng 2,4 %; nộ tăng 6,1 %, sản lượng cao su tăng từ 431 nghìn tấn năm 1977 lên 860 ngàn tấn, năm 1987. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ này là 9,6%; sản lượng cà phê tăng bình quân hàng năm là 16%; chè 21,9%; đặc biệt cây cọ dầu tăng 39,4 %. Nhờ sự phát triển của nông nghiệp theo hướng đa cạnh gắn với xuất khẩu nên giá trị nông lập thuỷ sản xuất khẩu tăng lên nhanh. Nếu năm 1970 giá xuất khẩu đạt 522,67% triệu USD thì năm 1989 giá trị tăng lên 6727 triệu USD. Sau 10 năm giá trị ngành nông nghiệp tăng lên 14,6 lần trong đó giá trị xuất khẩu nông sản tăng lên 12,2 lần đặc biệt thuỷ sản tăng 91,6 lần. 7.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với nhiều hình thức đa dạng. Trên cơ sở các ngành kinh tế truyền thống các làng nghề, các nước đã coi trọng đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật để đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước hiện đại hoá các làng nghề. Đồng thời các nước đã chú ý việc đầu tư vốn để xây dựng công nghiệp nông thôn nhằm khai thác nguồn nguyên liệu phong phú đa dạng và thu hút lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Trong những năm gần đây nông thôn Trung Quốc đã và đang phát triển mạnh xí nghiệp "Hương Trấn" với nhiều hình thức đa dạng ở nhiều khu vực khác nhau. Loại hình xí nghiệp này do xã, thôn, hộ gia đình hoặc liên hộ quản lý. Nhờ khai thác các hình thức đa dạng đó với chính sách phù hợp đã tạo động lực mạnh để thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Các xí nghiệp này đã thu hút một bộ phận lớn lao động dư thừ trong nông thôn. Trong vòng 10 năm từ 1980 đến 1991 nhờ phát triển xí nghiệp "Hương Trấn" với phương trâm "ly nông bất ly hương" nông dân trong nông thôn Trung quốc đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế tại chỗ: Năm 1980 giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 68,8% và giá trị công nghiệp nông thôn chiếm 34,1% thì đến năm 1991 tỷ lệ này là 42,9% và 57,1%. 7.4. Mở rộng và phát triển hệ thống dịch vụ nông thôn là xu thế phổ biến ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các nước trong khu vực rất coi trọng hệ thống dịch vụ nông thôn bao gồm những dịch vụ sản xuất và dịch vụ phục vụ đời sống xã hội. Như là một xu hướng có tính qui luật khi nông nghiệp hàng hoá phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nông dân được nâng cao thì đòi hỏi ngành dịch vụ phải được mở rộng và phát triển. Lĩnh vực hoạt động này một mặt thu hút được bộ phận lao động dư thừa từ nông nghiệp góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Dịch vụ trong nông thôn các nước coi trọng các khâu chủ yếu như cung ứng phân bón hóa học; tưới tiêu, cung cấp giống cây; con; dịch vụ tín dụng; chế biến và tiêu thụ nông sản. 7.5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn găn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Trong một thời gian dài do chúng ta chưa nhận thức đúng đắn và coi thiên nhiên là vô tận, vì thế đã ít quan tâm đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Gần đây con người đã nhận thức được ý nghĩa của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người từ nhận thức đó nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo sự kết hợp hiệu quả kinh tế xã hội tới việc bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM QUA CÁC NĂM 1996 - 1997 - 1998 - 1999 1.._. Khái quát tình tình cơ bản của huyện: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm Hà Nội: Gia lâm nằm ở Đông Bắc thủ đô Hà Nội với 31 xã, 4 thị trấn, dân số khoảng 32,37 vạn người, đất tự nhiên 17554 ha đất nông nghiệp là 9998 ha trong đó đât canh tác là 8600ha. Nơi đây là vùng có nhiều tiềm năng, đang được đô thị hoá và được xác định là huyện đang phát triển các khu công nghiệp thủ đô. Đây là đầu mối giao thông đi các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, (riêng đối với đường hàng không đi các tỉnh trong nước), đó là nền tảng cho việc mở rộng giao lưu kinh tế tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế của huyện. 1.1.1. Đất đai của huyện: Về mặt địa hình, địa chất Gia Lâm là một huyện đồng bằng nằm trên đất phù sa, cùng chung đặc điểm và tính chất của đồng bằng sông Hồng, độ cao của đất diễn biến từ 3 đến 7m. ở phía Bắc cuả huyện có độ dốc theo hướng Tây Nam Đông Bắc, chảy về vùng thấp xã Yên Thường có độ cao từ 4,5 đến 5,8m. Hướng thứ hai chảy về sông Tạo Phê có độ cao 3 đến 4,5m. Phía Nam huyện Gia Lâm có dạng lòng chảo, vùng đê sông Hồng, sông Đuống có độ cao 3 đến 4 m. Vùng bãi trên sông Hồng có độ cao 5,7 - 9m, dốc theo hướng chảy của dòng sông, hàng năm thường bị ngập 2 - 3 tháng. Đã 1000 năm qua sau khi hình thành hệ thống đê điều, đất huyện Gia Lâm được chia thành 2 khu vực: Phần ngoài đê được bồi hàng năm phần ở trong đê thì ngược lại. Tuy nhiên nhờ có hệ thống cống lấy nước phù sa tự chảy khi mùa lũ lên cao pham vi 7 - 9m vùng đất trong đê vẫn lấy được 1 đến 3 lần nước phù sa cho 1500 - 2000 ha. Về cấu tạo đất phần lớn là đất cát và đất pha cát được chia làm 3 loại chính: - Đất cát: 115 ha = 3% diện tích đất canh tác - Đất phù sa: 7793 ha = 85% diện tích đất canh tác - Đất gley: 1156ha = 12,6% diện tích đất canh tác. Về độ dày cuả đất trên 1m, độ dốc dước 15o và không bị nhiễm mặn (100% diện tích). Có 1024 ha chiếm 11,1% thuộc đất có độ phì nhiêu trung bình, số còn lại là đất tốt. Đất thịt nặng, đất sét cô, đất khó tưới 2151 ha (chiếm46,2%), đất bị ngập dài ngày là 2151 ha (chiếm 54,8%) .Theo số liệu điều tra 1999 của phòng thống kê huyện: Đất phù sa ngoài đê (được bồi hàng năm ) là 2085 ha = 24,9%, lượng vi chất trong đất: lân dễ tiêu 10mg/100g đất và kali trao đổi 5,8mg/100g đất, độ PH 7- 7,2. Đất phù sa trong đê (không được bồi) 4697 ha = 55,9%), lượng vi chất trong đất: lân dễ tiêu là 5mg/100g đất kali trao đổi 5,8mg/100g đất, độ PH 6,2 - 7. - Đất bị gley mạnh (đất trũng) có diện tích 1165ha = 13,9% ,lượng vi chất trong đất: lân dễ tiêu 4mg/100g đất, kali trao đổi 2,8mg/100g đất, độ PH 6 - 6,8. Biểu 1:Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm qua 4 năm (1996 -1999) Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 S.lượng % S.lượng % S.lượng % S.lượng % Tổng d.t đất t.nhiên 17639 100 16575 100 17211 100 17554 100 a.Đất nông nghiệp 9743 55,2 9944 59,9 10033 58,2 9998 56,9 + Đất trồng lúa 9236 89,9 9191 92,4 9180 91,4 9149 91,5 + Chuyên rau 1370 14,2 1284 12,9 1460 14,5 1758 17,5 + Chuyên hoa 18 0,18 14 0,14 28 0,27 3 0,03 + Chuyên màu 450 4,6 630 6,33 882 8,8 936 9,36 - Cây ăn quả 246 2,5 272 2,73 279 2,78 287 2,87 - Ao hồ đầm 174 1,78 157 1,57 143 1,42 127 1,27 b. Đất dân cư 2561 14,5 279 16,8 3044 1768 3378 18,9 c.Đất chuyên dùng 3550 20,1 3743 22,5 3930 22,8 4126 23,5 d.Cácloại đất khác 2724 15,4 2418 14,5 2128 1236 1873 1066 e.Tình hình mất đất canh tác hàng năm 152 0,86 182 1,09 218 1,26 262 1,49 Nguồn: Phòng thống kê Gia Lâm Qua biểu 1 ta thấy đất trồng lúa qua 4 năm giảm dần về số lượng tuyệt đối từ 9236 ha năm 1996 xuống còn 9149 ha, nhưng về số tương đối thì diện tích đất trồng lúa giảm không đáng kể. Mặt khác diện tích đất chuyên màu tăng qua 4 năm, 1996 là 450 ha (chiếm 4,6% đất nông nghiệp) thì đến năm 1999 tăng lên 936 ha (chiếm 9,36 % đất nông nghiệp ). Ngoài ra diện tích đất chuyên rau, chuyên màu đều tăng trong suốt thời kỳ. Như vậy ta nhận thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm trong 4 năm (1996 - 1999) biến động không đáng kể. Nhưng diện tích các loại đất trồng cây khác đều có xu hướng tăng. Đối với đất dân cư và đất chuyên dùng có tốc độ tăng khá nhanh cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đôí, tình hình mất đất cũng tương tự, điều này chứng tỏ rằng tốc độ đô thị hoá của huyện Gia Lâm ngày càng nhanh. Đất đai của huyện Gia Lâm chủ yếu là đất bãi , đất đầm là lưu vực của sông Hồng và sông Đuống có độ phì nhiêu cao phù hợp với phát triển cây luá, các loại cây hoa màu... Do hiểu rõ chất đất trong những năm qua người dân trong huyện đã từng bước chuyển hướng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao gấp 5 đến 10 lần cây lúa. Qua đây ta thấy được đất đai huyện Gia Lâm rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp, nhưng phải chọn một cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.1.2 Điều kện thời tiết khí hậu: Huyện Gia Lâm nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng nên cũng có tính chất và đặc điểm thời tiết khí hâụ của vùng đó là khí hậu nhiết đới gió mùa. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa đông từ 15 - 21 oC. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4oC, ngày có nhiệt độ nóng nhất là 42,8oC và thấp nhất là 5,6oC. Độ ẩm không khí huyện Gia Lâm từ 81,4 - 87,9%. Những lúc tới mưa phùn liên tục độ ẩm đạt 97 - 100%. Tuy vậy độ ẩm này ít nhưng ảnh hưởng rất lớn đối với cây trồng trong thời kỳ thụ phấn. Lượng mưa TB hàng năm đat 1800ml/năm, TB hàng năm có 151 ngày mưa tập trung từ tháng 5 đến 9 băng 79% lượng mưa cả năm mưa nhiều nhất thường vào 3 tháng 7,8,9 và gây ngặp úng cho đầu vụ cấy lúa mùa, có năm ngập đến 67% lúa mùa. Mưa, bão thường đi đôi với nhau, theo thông kê 55 năm có 40 cơn bão đổ bộ vào đồng bằng sông Hồng (tương ứng 0,68 cơn bão/1năm). Như vậy cứ 3 năm có 2 cơn bão đổ bào vào đồng bằng sông hồng. Ví dụ, năm 1994 huyện Gia Lâm cấy được 5460 ha thì bị ngập tới 350 ha. Mặc dù đã tích cực bơm tát nhưng vẫn bị mất trắng 675ha. Số còn lại bị giảm 30 - 35% năng suất. 1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện. 1.2.1. Dân số và lao động Huyện Gia Lâm có dân số toàn vùng là 323700 người (theo số liệu điều tra ngày 31/12/1999). Một độ dân số trung bình của huyện 1968 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình từ 1996 - 1999 là 1,27%. Vậy dự đoán đến năm 2010 với tốc độ tăng dân số tự nhiên này thì dân số của huyện là 361000 chưa kể số tăng cơ học do quá trình đô thị hoá. Tổng lao động của huyện Gia Lâm đến ngày 31/12/1999 là 175733 người, trong đó lao động nông nghiệp là 81541 người chiếm 46,38%, lao động công nghiệp là 46688 chiếm 28%, lao động dịch vụ là 47544 người chiếm 25,62%. Biểu 2: Tình hình dân số và lao động huyện Gia Lâm qua 4 năm 1996 - 1999. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 S.lượng % S.lượng % S.lượng % S.lượng % 1.Tổng d.số (1000 người) 308,8 + Dân số nông nghiệp (1000người) 158,328 51,35 156,425 49,9 162,122 50,08 173,848 51,54 2. Tổng số hộ (hộ) 68060 100 69625 100 71226 100 72885 100 + Số hộ n.n (hộ) 35184 51,69 34761 49,92 36846 51,73 38633 53,0 + Số hộ phi n.n(hộ) 18800 48,31 19759 50,08 20747 48,27 21804 47,0 + Bình quân nhân khẩu hộ (người) 4,5 4,5 4,4 4,5 3. Lao động 144706 100 155425 100 156166 100 175773 100 + Lao đông trong n.nghiệp (người) 76694 57,0 87852 56,52 79685 50,0 81541 46,38 + Lao động trong c.nghiệp (người) 36251 25,0 39441 25,0 42912 27,0 46688 28,0 + Lao động trong dịch vụ (người) 21573 18,0 28132 18,48 36572 23,0 47544 25,62 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm Qua biểu 2 ta thấy tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Gia Lâm theo hướng ngày càng tích cực. Nếu như năm 1996 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là 57% thì đến năm 1999 còn 46,38%, lao động trong công nghiệp tăng từ 18% đến 25,6% trong thời kỳ này. Từ những số liệu này ta có thể khẳng định Gia Lâm hiện nay là một huyện có tình hình phát triển kinh tế, xã hội khá cao so với các huyện khác. Trình độ dân trí huyện Gia Lâm rất cao, hầu hết người trong độ tuổi đều đi học, những người được đào tạo chiếm tỷ trọng lớn và lực lượng lao động rất có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thông của huyện. Cụ thể: huyện Gia Lâm là một huyện mang đặc trưng nền văn hoá lâu đời của vùng kinh bắc kết hợp với nền văn hoá thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có 64 doanh nghiệp Nhà nước và 100 cơ quan nhà nước như trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học các cơ quan hành chính sự nghiệp của huyện... Đây là những nhân tố thuận lợi để nâng cao tình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật. Đồng thời hệ thống giáo dục của huyện ngày càng được hoàn thiện, tất cả các em đến tuổi đi học đều được đến trường. Trình độ các thầy cô giáo đã được nâng cao: 63% giáo viên nhà trẻ; 70,58% giáo viên mẫu giáo; 96,85% giáo viên cấp II và 97,06% giáo viện cấp I đã được tiêu chuẩn hoá. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp khá cao từ 91 - 99% đã xuất hiện các hình thức dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, tin học... Từng bước nâng cao dân trí của huyện. Các phong trào văn hoá văn nghệ của huyện vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Trung tâm huyện và một số xã có thư viện với 13.000 đầu sách, có 60 nhà văn hoá và câu lạc bộ, 60 đội văn nghệ quần chúng. Các phong trào thể thao thể dục đã được phổ biến trong các cơ quan nhà nước. Nhiều xã đã thành lập các câu lạc bộ thể thao, các đội bóng. Một số vận động viên thể dục thể thao, các đội bóng. Một số vận động viên thể dục thể thao của huyện đã tham gia hội thao thành phố và đã giành được nhiều thành tích. Là một huyện giáp thành phố Hà nội, trong những năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu và bước sang nền kinh tế thị trường tình hình xã hội của huyện cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp do mặt trái của kinh tế thị trường đem lại. Song huyện đã có nhiều biện pháp ngăn chặn các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút trộm cắp mại dâm, tham ô... 1.2.2. Cơ sở hạ tầng. * Hệ thống giao thông. Huyện Gia Lâm Hà Nội có cơ sở hạ tầng khá phát triển so với các vùng của đồng bằng sông Hồng. Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi so với các huyện ngoại thành khác: 91,4% số xã và thị trấn có đường nhựa, các đường quốc lộ 1,3,5 dài 28km. Đường liên huyện có chiều dài 76km; đường liên xã 58 km; đường liên thôn 460km; đường sông theo sông Hồng và sông Đuống dài 48km. Về đường bay huyện Gia Lâm có sân bay Gia Lâm thuộc cỡ trung bình và gần sân bay Nội Bài của huyện Đông Anh Hà Nội. Ngoài ra đường thuỷ lớn trên sông Hồng là 18,7 km và sông Đuống là 18,3km, đường tàu hoả 20,2 km. Biểu 3: Hệ thống đường bộ huyện Gia Lâm Hà Nội (Số liệu điều tra năm 1996) Loại đường Trong đó Tổng số Đường nhựa Đ.đá cấp phối Chiều dài (km) Tỷ lệ % so với t.số Dài (km) Tỷ lệ (%) Dài (km) Tỷ lệ (%) Tổng số 645.,6 100 229 35,47 105,7 16,4 Quốc lộ 1,3,5 rộng 18m 27,7 4,3 27,7 100 Đường huyện liên tỉnh 76,5 11,8 56,2 73,46 8,0 10,4 Đường liên xã (rộng 5m) 57,9 8,9 32,6 56,3 2,2 3,8 Đường nội thị (rộng 3m) 23,3 3,7 12,9 55,36 0,5 2,1 Đường nội thôn 459 71,6 99,6 21,7 95,0 20,7 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm Từ số liệu biểu 3 cho ta thấy hệ thống giao thống giao thông đường bộ khá phát triển. Tỷ lệ % đường nhựa lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ % đường đá cấp phối . *. Về thuỷ lợi: do địa hình của Gia Lâm có độ dốc từ Tây Nam sang Đông Bắc độ cao diễn biến 3 - 7 m nên hệ thống thuỷ lợi của huyện nên hệ thống thuỷ lợi của huyện phải tích nước trong mùa khô và tiêu ứng trong mùa mưa bão, do đó huyện Gia Lâm đã chú ý đến vấn đề thuỷ lợi trong nhiều năm qua. Phía Bắc Gia Lâm có độ cao từ 4,5 - 6,8m nên các công trình tưới tiêu dẫn phân phối hơn. Toàn huyện Gia Lâm có 16 trạm bơm,tiêu và 10 chuyên trạm tiêu, còn số này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu của huyện. Vì vậy huyện cần tập trung tăng cường đầu tại xây dựng một số trạm bơm tiếp theo sao cho đảm bảo việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. 1.2.3 Tổ chức, chính sách phục vụ nông nghiệp. Ở huyện lĩnh vự nông nghiệp do Uỷ ban nhân dân huyện điều hành, quản lý trong đó thường phân cho một phó chủ tịch huyện phụ trách, để giúp đỡ Uỷ ban có kế hoạch phát triển thuỷ lợi thủ công nghiệp... Các xí nghiệp cơ giới, xí nghiệp nông nghiệp, quản lý thiết kế cơ bản thuỷ nông, trạm bảo vệ thực vật, thú ý. Về chính sách nông nghiệp, huyện vận dụng những chủ chương của Trung ương, Thành phố Hà Nội đưa vào địa bàn huyện. Ví dụ thành phố có chính sách hỗ trợ nông dân làm vụ đông như vấn đề giống, cho vay không lấy lãi. Hiện nay ở trên địa bàn huyện đã ra đời nhiều hợp tác xã thực hiện kinh doanh phục vụ nông nghiệp (HTX kiểu mới) có 22 HTX có đội bảo vệ thuỷ vật, 26 HTX có đội làm đất, 17 HTX có tổ thú y, 24 HTX có tổ chức sản xuất giống lúa, cung cấp thuốc trừ sâu và phân bón cho người nông dân. 1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 1.3.1. Thuận lợi: Đất đai của huyện Gia Lâm có độ phì nhiêu tốt lại được bù đắp hàng năm (phần diện tích canh tác ngoài đê) nên kết cấu của đất rất thuận tiện cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng nhất là rau và cây cảnh. Thời tiết khí hậu thích hợp tạo điều kiện gối vụ tăng khả năng quay vòng của các loại cây con. Tuy nhiên chu kỳ sản xuất các loại cây phụ thuộc vào giống và sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người sản xuất, thế nhưng thời tiết khí hậu cũng là một nhân tố tác động đến chu kỳ sinh trường và phát triển của cây trồng. Lao động của huyện Gia Lâm có số lượng lớn, có thể chất và trình độ khá cao, đồng thời Gia Lâm có trường đại học nông nghiệp I và Viện rau quả, đây là một lợi thế lớn để khai thác các loại giống cây, con mồi. Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm đã được nâng cấp và có trục đường 5 Hà Nội - Hải Phòng giúp cho việc lưu thông hàng hoá. Mặt khác Gia Lâm nằm trên khu tam giác kinh tế trọng điểm Hà nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đang được quy hoạch nghiên cứu và thực hiện. Đây sẽ là điều kiện ảnh hưởng và tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bên địa bàn huyện. Gia Lâm nằm ở của ngõ Đông Bắc Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị và kinh tế. Vì vậy Gia Lâm có thị trường tiêu thụ các sản phẩm của huyện là rất lớn. Đặc biệt đối với thành phố Hà Nội với dân số trên 4 triệu người đây là trung tâm tiêu thụ rộng lớn miễn là sản phẩm có chất lượng cao giá cả hợp lý . Từ Gia Lâm sang nội thành Hà Nội xã gần nhất không quá 2 km, xa xa nhất không quá 25km với đường đi khá thuận lợi. Hiện này vào vụ rau, quả, bằng phương tiện xe đạp thồ và xe máy mỗi ngày người dân vùng rau, quả Gia Lâm tiếp tế cho Hà Nội ngày 2 chuyến là chuyện bình thường. Gần đây khi nhu cầu sữa bò tươi của Hà Nội ngày một tăng mỗi buổi sáng sữa bò của vùng Phù Đổng đã vượt cầu Đuống và Cầu Chương Dương phục vụ yêu cầu tiêu dùng thành phố. 1.3.2. Khó khăn. Điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội có nhiều thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tuy nhiên cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. - Về Nông sản chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ do chưa có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Diện tích đất tự nhiên Gia Lâm ngày càng giảm do áp lực của quá trình đô thị hoá. Mưa, bão thường đi đôi với nhau ảnh hưởng xấu đến quá tình sản xuất nông nghiệp. Do có địa hình bằng phẳng, thấp nên một số vùng đất trũng dễ bị ngập úng thường xuyên (1150 ha). Mực nước sông Hồng lên cao 9 - 10 m vào mùa lũ vì vậy đê sông Hồng là vấn đề sống còn của huyện Gia Lâm. Mặt khác 84% diện tích canh tác ngoài đê chưa được tưới tiêu. 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện gia Lâm từ 1996 đến nay. 2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế của huyện từ trước đến nay. Trước đây kinh tế của huyện Gia lâm chủ yếu là ngành nông nghiệp thế nhưng bản thân ngành nông nghiệp lại phát triển rất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, sử dụng sức lao động của con người và trâu bò là chính, sản xuất mang tính chất độc canh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đối với ngành chăn nuôi phát triển rất chậm chạp sản phẩm không cung cấp đủ cả về số lượng lẫn chất lượng cho người tiêu dùng. Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chủ yếu theo mô hình kinh tế quan liêu cao cấp, phát triển không đúng với quy luật khách quan mà được đặt trong kế hoạch của Nhà nước. Do vậy mà ngành công nghiệp và dịch vụ của Gia lâm nói riêng cả nước nói chung sản xuất đình đốn, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cả số lượng lẫn chất lượng. Đến tháng 1/1981 Ban bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, chỉ thị 100 đã được xã viên hưởng ứng khắp nơi, người dân đã quan tâm đến ruộng đất và các tư liệu sản xuất của mình. Vì vậy sản xuất nông nghiệp đã càng ngày phát triển , cơ cấu nông nghiệp cũng có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng ngày càng sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá. Do đó năm 1985 giá trị sản lượng nông nghiệp của huyện, theo giá cố định năm 1989 đạt 27.230 triệu đồng. Đến tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp, chính sách này đã góp phần tạo nên sự khởi sắc trong nông nghiệp nông thôn huyện Gia Lâm. Cơ sở vật chất kỹ thuật càng được hoàn thiện để tập trung vào mặt trận hàng đầu là nông nghiệp. Hơn nữa quyền tự chủ của người nông dân đã từng bước làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phân theo ngành ở huyện Gia lâm từ 1996 đến nay. Giai đoạn từ 1996 đến nay các ngành kinh tế của huyện Gia lâm đã có sự chuyển biến tích cực. Ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ theo hướng thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản xuất hàng hoá. Kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ cao, ngành dịch vụ đã có bước phát triển toàn diện và ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Trong mấy năm gần đây, Gia lâm đã chú ý đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển có hiệu quả kinh tế của từng ngành. Cơ cấu GDP của huyện được phân theo 3 khu vực kinh tế chính: - Khu vực 1: Kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản. - Khu vực 2: Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. - Khu vực 3: Ngành dịch vụ. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay cơ cấu GDP của huyện Gia Lâm có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Bảng biểu 4: Giá trị và cơ cấu giá trị kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 19999 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng số 201955 100 2267200 100 2456784 100 2648234 100 1. Nông nghiệp 1346522 66,67 1504389 66,35 1579902 64,3 1733147 65,44 - Trồng trọt 813802 60,43 908528 60,39 979839 62,0 1079944 62,31 - C.nuôi + T.sản 519789 38,6 568332 37,77 557583 35,3 604259 34,86 - D. vụ N.nghiệp 14111 0,94 26114 1,65 32441 1,87 - Lâm nghiệp 12931 0,96 13418 0,89 16366 1,04 16503 0,95 2. C.N + T.T.C.N 2274499 11,26 247177 10,9 268434 10,92 291520 11,0 - Công nghiệp 161325 70,91 169600 68,6 178301 66,42 187448 64,3 - T.T.C.N. 66307 29,13 73998 29,9 82582 30,76 92162 31,6 3. Dịch vụ 445538 22,06 515634 22,74 60848 24,77 623567 23,55 - D.vụ T. Mại 288825 64,82 246590 47,82 415908 68,35 472340 75,74 - D.vụ D. Lịch 1033 0,33 1067 0,2 1123 0,18 1176 0,19 - D.vụ đời sống 27013 6,06 28940 5,6 30927 5,0 33092 5,3 - Dịch vụ khác 128670 28,89 140327 27,2 152956 25,14 166722 26,74 Nguồn: phòng thống kê huyện Gia Lâm Từ biểu 4 ta thấy tỷ trọng về cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp đã có chuyển biến theo hướng ngày càng giảm: Nếu năm 1996 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 66,67% thì đến năm 1999 còn 65,44%. Đối với ngành CN và TTCN tuy tỷ trọng về cơ cấu có sự chuyển biến chậm chạp, không rõ nét nhưng về giá trị đối tuyệt đối ta thấy hướng chuyển biến này khá tốt. Nếu năm 1996 giá trị của ngành CN và TTCN là 227499 triệu đồng thì năm 1999 tăng lên 291520 triệu đồng (Tương ứng với tốc độ tăng trưởng trong suốt thời kỳ là 28,4%). Ngành dịch vụ của huyện Gia lâm tuy tỷ trọng về cơ cấu chuyển biến hơi chậm, năm 1996 tỷ trọng cơ cấu chiếm 22,06% đến năm 1999 tăng lên 23,55% nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này khá cao trong suốt thời kỳ (khoảng 40%). Tóm lại quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa 3 nhóm ngành trong nông thôn huyện Gia lâm vẫn còn chậm, chưa rõ nét nhưng về mặt giá trị được tăng lên hàng năm và tốc độ tăng trưởng khá cao. Đây là một kết quả khá khả quan trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . 2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp * Ngành trồng trọt Từ khi thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 5 của Trung ương, hộ gia đình nông dân chỉ thành đơn vị kinh tế tự chủ, các HTX nông nghiệp từng bước chuyển dần sang làm dịch vụ. Nông nghiệp đã có động lực phát triển. Vốn là một huyện ngoại thành là vành đai thực phẩm của thành phố, với cơ chế kinh tế mở phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã có bước phát triển và nhằm đảm bảo an toàn lương thực và từng bước tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng và đẩy mạnh chăn nuôi phát triển. Từ năm 1996 ngành trồng trọt chiếm cơ cấu giá trị sản phẩm khoảng 60,4% nhưng đến năm 1999 còn khoảng 55%, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi trong thời kỳ này cũng tăng từ 39,6% lên khoảng 44%. Ngành chăn nuôi phát triển đã làm thay đổi cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp tạo nên chuyển biến lớn trong nông nghiệp huyện Gia Lâm. Trong thực tiễn do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi. Bằng biện pháp thâm canh tăng vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho nên diện tích gieo trồng hàng năm vẫn bảo đảm 17554 ha trong đó cây lương thực 14567ha, cây công nghiệp 1712 ha, cây thực phẩm 1117 ha, các loại cây khác là 20 ha (Số liệu thống kê năm 1999) Theo số liệu của biểu 5 thì diện tích cây lúa qua 4 năm từ 1996- 1999 nằm trong khoảng 9700 đến 11000 ha. Phần còn lại chủ yếu là cây ngô, với năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt năm 1996 đạt 32,4 tạ/1 ha. Năm 1999 sản lượng lương thực quy thóc đạt khoảng 60 ngàn tấn. Ta thấy rằng tổng diện tích đất gieo trồng giảm dần theo các năm. Trong 4 năm vừa qua huỵện đã tiến hành đưa chương trình rau sạch vào sản xuất, diện tích các loại cây vụ đông, cây ăn quả, hoa quả các loại đều có xu hướng tăng. Do nhận thức được giá trị kinh tế cao của cây ăn quả nên diện tích các loại cây này tăng cụ thể năm 1996, tỷ lệ diện tích của cây ăn quả là 1,39% đã tăng lên 1,63% năm 1999; tỷ lệ diện tích của cây rau cũng tăng từ 7,76% lên đến 10% trong thời gian tương tự. Do yêu cầu của thị trường người dân đã chú trọng phát triển rau sạch và cây gia vị. Biểu 5: Tình hình phân bổ đất nông nghiệp huyện Gia Lâm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 S.lượng Cơ cấu S.lượng Cơ cấu S.lượng Cơ cấu S.lượng Cơ cấu Tổng diện tích gieo trồng trong đó 17639 100 16575 100 17211 100 17554 100 - Cây lúa 9743 55,23 9944 60 10033 58,3 9998 57 - Cây rau 1370 7,76 1284 7,75 1460 8,48 1758 10 - Ngô 3683 20,87 3342 20,16 3466 20,18 3332 19 - Cây ăn quả. 18 1,39 14 1,641 28 1,62 3 1,63 -Cây trồng khác 2602 14,75 1732 10,45 1965 11,42 2171 12,37 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm. * Ngành chăn nuôi: (biểu 6) Mấy năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện đã và đang từng bước phát triển , đồng thời cơ cấu đàn gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi đều thay đổi theo hướng tích cực. Đàn trâu năm 1996 toàn huyện có 1962 con đến năm 1999 còn 1397 con, đàn bò có 6552 con giảm xuống còn 6360 con trong thời gian tương tự. Từ số liệu này ta thấy đàn trâu, bò ngày càng giảm, nhưng huyện đã tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa năm 1994 có 512 con đến năm 1996 đạt 1400 con tăng 273%. Hàng năm trung bình Gia lâm cung cấp 14 tấn thịt trâu hơi, 90 tấn thịt bò hơi, 480 tấn thịt gia cầm và trên 3 triệu quả trứng cho thị trường . Năm 1997 sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng so với năm 1996 là 23%, trong đó thịt lợn hơi tăng 23,8%, đàn lợn trên 2 tháng tuổi năm 1996 là 59015 con đến năm 1999 là 69081 con, tăng lên 17% so với năm 1996. Số lượng gia cầm đều tăng qua các năm, năm 1997 tăng 12,5% so với năm 1996. Do huyện đã chú trọng phát triển ngành chăn nuôi, thông qua những số liệu ở biểu ta có thể thấy sản phẩm của ngành chăn nuôi trong giai đoạn 1996 – 1999 đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Do đó ta thấy cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện đang dần dần thay đổi, tỷ trọng của ngành chăn nuôi, cây rau quả đặc sản đang ngày càng tăng. So với vùng đồng bằng sông Hồng thì ngành chăn nuôi của huyện Gia lâm thuộc loại khá. Tuy nhiên các giống hiện đang sử dụng có năng suất thấp. Điều này đòi hỏi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của huyện đòi hỏi phải xem xét và có những biện pháp để đi tới hoàn thiện và phát triển chăn nuôi. Biểu 6: cơ cấu đàn gia súc , gia cầm của huyện (1996-1999) Chỉ tiêu Đ.vị tính Số lượng Tốc độ tăng trưởng % 1996 1997 1998 1999 97-96 98-97 99-98 99-96 - Đàn lợn trên 2T tuổi Con 59015 65506 68785 69081 110,99 105,1 100,43 117,1 - Lợn nái Con 5000 5910 6810 7730 118,2 115,2 135,5 154,6 - Lợn thịt hướng nạc Con 15000 18700 20700 21930 118 110,69 105,9 146,2 - Trâu+bò Con 8484 7635 7656 7759 89,90 102,7 101,3 91,45 - Gia cầm 1000 con 450 553,5 657 760 123 118,69 115,67 168,88 - Thuỷ sản Tr.đồng 2000 3080 4160 5110 154 135,06 122,8 255,5 - Thịt hơi xuất chuồng Tấn 8000 9680 10360 11700 121 107,02 112,93 146,25 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia lâm. * Kinh tế vườn: Trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Gia lâm mấy năm gần đây có sự thay đổi đáng kể đó là sự hình thành mô hình kinh tế mới – “kinh tế vườn”, hình thái kinh tế này đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, làm đổi thay một bước đời sống nông dân. Mặt khác nó còn phục vụ nhu cầu du lịch giải trí của người dân thủ đô. Kinh tế vườn hiện nay đang phát triển mạnh ở các xã như Châu quỳ, Thượng khanh, Cổ bi… các xã này đã cải tạo vườn tạp gia đình để biến thành các vườn cây ăn quả như: nhãn, vải, hồng xiêm, táo, bưởi.... hiện huyện đang có quy hoạch để trồng các vườn cây cảnh, cây 2 bên đường liên thôn, liên xã. Huyện dự tính sẽ xây khu vườn trại ở khu vực ngoài đê xã Đông dư, Cự khối, Long biên trong đó chủ yếu là cây ăn quả và cây môi trường phục vụ cho nhu cầu du lịch và giải trí. Đẩy mạnh việc trồng cây cảnh phát triển hộ sinh vật cảnh đưa diện tích cây ăn quả, cây cảnh của toàn huyện (kể cả trong vườn gia đình lên 400 – 450 trong giai đoạn từ nay đến 2000). Như vậy việc hình thành thái kinh tế vườn ở huyện Gia lâm là một việc làm hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của huyện. Hình thái này vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân trong huyện cũng như người dân thủ đô Hà Nội. * Ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 1996 – 1999 chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP của nông nghiệp. Hàng năm ngành lâm nghiệp giảm khoảng 2% trong cơ cấu GDP của ngành nông nghiệp. Do đặc điểm về đất đai và địa hình của huyện Gia lâm là khá bằng phẳng mà chủ yếu là đất phù sa cho nên lâm nghiệp của huyện chủ yếu là các loại cây ven đê, cây ăn quả thân gỗ, cây tre mây và một số loại cây được phát triển phân tán ở vùng gò đồi Sóc Sơn. Ngành lâm nghiệp của huyện Gia lâm được người dân trồng chủ yếu để bảo vệ môi trường sinh thái vì vậy giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu GDP. * Ngành thuỷ sản. Cơ cấu ngành thuỷ sản của huyện Gia lâm hiện nay cũng đang giảm dần theo các năm bởi vì ngành thuỷ sản của huyện chủ yếu là nuôi cá chuồng ở trên hai con sông sông Hồng và sông Đuống và một số thì được nuôi trồng trong các ao hồ nhỏ,hàng năm cho tổng sản lượng khoảng 420,số hộ nuôi cá lồng ngày càng tăng nếu như năm 1995 có 60 lồng trong toàn huyện thì đến năm 1996 tăng lên 136 lồng. Một số chân ruộng trũng không có khả năng tiêu nước đã chuyển sang trồng một vụ lúa cộng với chăn nuôi cá. Nhìn chung trong ngành nông nghiệp của huyện thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với ngành chăn nuôi trong ngành trồng trọt giá trị của cây lúa hàng năm tăng liên tục và cây hoa màu cây cảnh cũng vậy. Sản phẩm ngành nông nghiệp tăng là do các yếu tố sau: - Người nông dân của huyện đã chuyển sang sản xuất cây dài ngày, cây ăn quả, cây hàng hoá (lúa thơm, rau sạch, ngô). - Tăng diện tích gieo trồng của huyện khoảng 17554 ha, hệ số sử dụng đất rất cao bằng 2,5. Năng suất tăng từ 20 – 100% tuỳ thuộc vào từng loại cây, lúa tăng từ 15 – 20% do chuyển 1800 ha trong tổng số gần 10.000 ha sang trồng lúa đặc sản tuy rằng năng suất không tăng nhưng giá trị tăng lên ở lần. Năng suất đậu tương tăng 100%, ngô tăng 50%. Biểu 7: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Đơn vị tính % Chỉ tiêu 1996-1997 1997-1998 1998-1999 1996-1999 Tổng số . 1.Chia theo tpkr - Quốc doanh -Ngoài Q.d 2. Chia theo ngành a. Nông – L .N -Nông nghiệp + Trồng trọt + Chăn nuối + Dịch vụ N.N - Lâm nghiệp b. Thuỷ sản 111,72 - 73,46 113,59 - 111,64 111,72 111,63 108,82 - 103,76 113,51 105,2 - 122,21 104,47 - 104,94 104,78 107,84 97 185,06 121,97 106,7 109,7 - 110,02 109,68 - 109,86 109,95 110,21 108,67 124,22 100,83 106,21 127,71 - 98,78 130,17 - 128,71 128,72 132,70 114,70 - 127,62 128,76 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm . 2.3.2.Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện Gia Lâm (Biểu 8). Huyện Gia Lâm là 1 huyện có truyền thống về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng 35 Công ty, nhà máy, xí nghiệp (trong đó 30 của Trung ương và thành phố, chiếm 52,36 GDP của toàn ngành trên địa bàn huyện. Công nghiệp trong phạm vi quản lý của huyện trong những năm gần đây phát triển khá đa d._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0042.doc
Tài liệu liên quan