Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________________________ Nguyễn Thị Ngọc Anh CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS.

pdf134 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Văn Phan, Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tư liệu, các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đồng nghiệp và những người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Bình Dương,... tháng.... năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Anh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế CDCC : Chuyển dịch cơ cấu CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH : Công nghiệp hóa CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa LTTW3 : Lâm trường Trung ương 3 DTTN : Diện tích tự nhiên GDP : Tổng sản phẩm quốc dân GTSX : Giá trị sản xuất HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã KT - XH : Kinh tế - xã hội L/s : Lít/giây NN : Nông nghiệp NN - NT : Nông nghiệp - nông thôn NT : Nông thôn Nxb : Nhà xuất bản VAC : Vườn, ao, chuồng RAC : Ruộng, ao, chuồng SX : Sản xuất SXNN : Sản xuất nông nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TX : Thị xã UBND : Uỷ Ban nhân dân UK : Ước khoảng KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xét trên các mặt KT - XH, môi trường, NN có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. CDCCKT NN - NT theo hướng CNH - HĐH là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình phát triển KT - XH mỗi nước. Đối với nước ta, từ một nước có nền kinh tế chủ yếu là NN và tuyệt đại bộ phận dân cư đang sống ở NT thì NN - NT càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước, trong đường lối phát triển KT - XH của Đảng đều chú trọng CDCCKT NN - NT theo hướng SX hàng hóa, chuyển từ nền NN truyền thống, lạc hậu sang nền NN hiện đại. Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN nên có thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất cả nước. Đây không chỉ là điều kiện thuận lợi đối với các yếu tố “đầu ra” cho SXNN mà cũng là thuận lợi giảm chí phí “đầu vào” cho nông - lâm - thuỷ sản. Mặc dù Bình Dương có rất nhiều lợi thế để phát triển một nền NN hiện đại. Trong những năm qua, tỉnh cũng đã tiến hành CDCCKT NN - NT và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng cho tới nay NN - NT Bình Dương vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, CCKT NN - NT vẫn còn nhiều bất cập. Việc xác định một CCKT NN - NT phù hợp và thực hiện các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch là nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát triển của NN - NT Bình Dương trong thời gian tới. Với những lý do trên và mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức vào sự phát triển KT - XH của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về CCKT và CDCCKT NN - NT, đề tài bước đầu tìm hiểu hiện trạng CDCCKT NN - NT tỉnh Bình Dương và cơ sở khoa học cho sự chuyển dịch trong những năm tiếp theo. Đề ra những định hướng và giải pháp chuyển dịch cho phù hợp với xu hướng CNH - HĐH của đất nước hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện được những nội dung nghiên cứu cơ bản sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về CCKT nói chung và CCKT NN - NT nói riêng làm cơ sở vận dụng vào quá trình xem xét, phân tích CDCCKT NN - NT Bình Dương. - Đánh giá thực trạng CDCCKT NN - NT Bình Dương từ năm 1997 đến 2006. Từ đó rút ra những đặc trưng cơ bản của CCKT NN - NT và xu hướng CDCCKT NN - NT Bình Dương. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT NN - NT Bình Dương diễn ra nhanh chóng theo hướng CNH - HĐH. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CDCCKT NN - NT Bình Dương là một quá trình mang tính toàn diện, diễn ra trên các mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cả sự thay đổi chất lượng cuộc sống dân cư. Quá trình chuyển dịch không chỉ ở cấp vĩ mô mà còn cả ở cấp vi mô. Tuy nhiên, do hạn chế của bản thân, nguồn tư liệu và một số yếu tố khách quan khác nên: Về nội dung: trọng tâm của đề tài chủ yếu tập trung làm rõ sự CDCCKT NN trên phương diện ngành và lãnh thổ, sự chuyển dịch về thành phần kinh tế chỉ đề cập ở mức độ nhất định và chủ yếu quan tâm đến các thành phần kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế NN. Về CDCCKT NT chủ yếu nghiên cứu sự biến động của các ngành nghề phụ ở NT như tiểu thủ công nghiệp, CNCB nông sản, một số hoạt động dịch vụ và tìm hiểu chất lượng cuộc sống dân cư NT. NT là một khái niệm rộng bao gồm các hoạt động KT - XH và cuộc sống của dân cư NT, khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả cùng với những hạn chế khác nên sự nghiên cứu CDCCKT NT Bình Dương còn chưa thật đầy đủ và chi tiết. Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ 7 huyện, thị của tỉnh Bình Dương. Về thời gian: đề tài nghiên cứu quá trình CDCCKT NN - NT từ năm 1997 (khi tỉnh Bình Dương được tái lập) đến năm 2006 và những định hướng, các giải pháp chuyển dịch đến năm 2020. 4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Do CDCCKT NN - NT là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của đất nước nên hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này đã được công bố. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình CDCCKT NN - NT của một vùng miền cụ thể hay một khu vực nhỏ như tỉnh, huyện, xã. Các công trình đã được công bố và có ý nghĩa cao về mặt lí luận và thực tiễn có thể kể đến như: Về mặt lí luận: CNH - HĐH ở Việt Nam: lí luận và thực tiễn (TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002); CDCCKT theo hướng CNH - HĐH nền kinh tế quốc dân (tập I, II) (Ngô Đình Giao, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1994); Về đẩy nhanh CNH - HĐH NN - NT (TS. Nguyễn Thiện Luân, Báo NN và Phát triển NT, số 12 năm 2004),... Về mặt thực tiễn: có nhiều công trình nghiên cứu về CDCCKT NN - NT của một số vùng trong cả nước như CDCCKT NT Bắc Trung Bộ theo CNH - HĐH (TS. Nguyễn Đăng Bằng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội năm 2002). 5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống CCKT NN - NT chính là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng bậc, bản thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời lại là bộ phận của hệ thống lớn hơn. CCKT NN - NT tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường KT - XH. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Cơ cấu lãnh thổ kinh tế NN - NT Bình Dương được coi như một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, KT - XH có mối quan hệ chặt chẽ, tác động chi phối lẫn nhau. Đặc biệt, lĩnh vực NN Bình Dương là ngành thu hút một lực lượng lao động cơ bản và địa bàn NT Bình Dương tập trung phần lớn dân cư của toàn tỉnh. Do vậy, cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và CDCCKT NN - NT Bình Dương để từ đó đưa ra những định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt những tiềm năng của vùng. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Vận dụng quan điểm vào trong nghiên cứu đề tài để thấy được nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của các yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn, trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Từ đó đánh giá chính xác các khả năng phát triển của ngành kinh tế NN, của địa bàn NT Bình Dương. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Trong luận văn chúng tôi đã tiến hành thu thập các số liệu, tư liệu từ các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là nguồn số liệu từ Niên giám thống kê của địa phương, từ báo cáo thường niên của Sở NN và Phát triển NT. Trên cơ sở đó tiến hành các phương pháp nghiên cứu trong phòng, xử lí số liệu để có được hệ thống các số liệu có đủ độ tin cậy phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống Thực trạng cơ cấu NN - NT tỉnh được nhận biết thông qua phân tích các mối quan hệ về không gian và thời gian, về các ngành và các lĩnh vực kinh tế. Đề tài chú ý các mối quan hệ tự nhiên và nhân văn, mối quan hệ hình thức và bản chất. 5.2.3. Phương pháp thống kê toán học Để nhận biết được đặc điểm và xu thế phát triển của quá trình KT - XH trong lĩnh vực kinh tế NN - NT Bình Dương, trên cơ sở số liệu đã thu thập được từ các nguồn, quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê như một công cụ để nhận biết những giá trị gần đúng, xác thực nhất. 5.2.4. Phương pháp bản đồ Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng bản đồ như một phương tiện phản ánh các kết quả nghiên cứu về các hiện tượng KT - XH của NN - NT Bình Dương. 5.2.5. Phương pháp thực địa Do lĩnh vực NN - NT tương đối phức tạp, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau cùng tồn tại đan xen trên địa bàn nên quá trình thực địa là hết sức quan trọng để tìm hiểu sâu sắc về thực trạng phát triển. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lí luận: đề tài đã làm rõ những lí thuyết căn bản về CCKT nói chung và CDCCKT NN - NT nói riêng. Trên cơ sở những lí thuyết đó đề tài tìm hiểu và làm rõ những vấn đề chủ yếu trong quá trình CDCCKT NN - NT Bình Dương từ 1997 - 2006 và đề ra những giải pháp chuyển dịch trong những năm tới. Về mặt thực tiễn: trên cơ sở tổng hợp các số liệu thống kê về các chỉ tiêu phát triển KT - XH trong những năm 1997 - 2006, đề tài đã nêu lên được những đặc trưng cơ bản nhất trong quá trình CDCCKT NN - NT của Bình Dương. Từ những kết quả nghiên cứu đó kết hợp với những định hướng phát triển đề ra những giải pháp có tính khả thi nhất thúc đẩy quá trình chuyển dịch. 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung có bố cục 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận CCKT và CDCCKT NN - NT. Chương 2: Thực trạng quá trình CDCCKT NN - NT trong thời kì CNH - HĐH tỉnh Bình Dương từ 1997 - 2006. Chương 3: Định hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCKT NN - NT tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Ngoài ra còn có phần phụ lục là những nội dung có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài do không có đủ điều kiện để trình bày hết trong đề tài. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu: là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống [22, tr.28]. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau. Các bộ phận đó có thể là các yếu tố “đầu vào” của quá trình SX, gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kĩ thuật; các khâu trong vòng tuần hoàn của tái SX xã hội, gồm: SX, phân phối, trao đổi và tiêu dùng; các ngành SX của một nền kinh tế, gồm: NN, công nghiệp và dịch vụ. Giữa chúng luôn có quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế còn chứa đựng sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và trong mỗi điều kiện cũng khác nhau. Do đó, có thể khái quát CCKT là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện KT - XH nhất định [22, tr.29]. CCKT được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở chủ yếu sau: - CCKT là kết quả của sự phân công lao động xã hội, được bắt đầu từ việc tăng năng suất lao động và sự phát triển của các mối quan hệ trao đổi hàng hóa tiền tệ. - CCKT phản ánh sự tương tác sống động giữa các yếu tố của lực lượng SX và quan hệ SX, trong đó vai trò quyết định là sự phát triển của lực lượng SX. - CCKT có sự cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong một hệ thống với các cấp độ khác nhau, gắn với thời gian, không gian và đặc điểm chính trị, KT - XH nhất định nhằm bảo đảm sự phát triển và có thể tái SX cả về KT - XH. Như vậy, bản chất của CCKT là sự biểu hiện của các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình SX xã hội, đó là mối quan hệ của lực lượng SX và quan hệ SX, nhưng không đơn thuần chỉ là quan hệ về mặt số lượng và tỉ lệ giữa các yếu tố - biểu hiện về lượng hay sự tăng trưởng của hệ thống, mà là những mối quan hệ bên trong và bên ngoài của các yếu tố đó biểu hiện về chất hay sự phát triển của hệ thống [35, tr.11]. Mối quan hệ giữa lượng và chất trong cơ cấu của nền kinh tế thực chất là những biểu hiện về tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó. Mặt khác, nền kinh tế quốc dân được phân chia theo nhiều cách thức và ở nhiều cấp độ khác nhau mới có thể thấy hết được các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nền kinh tế đó và nhìn chung người ta thường xem xét từ các góc độ chủ yếu sau: Cơ cấu ngành kinh tế: phản ánh sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa SX, được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau của nền SX, SX càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tế càng đa dạng. Cho đến nay, trên thế giới về cơ bản có hai hệ thống phân ngành kinh tế, đó là hệ thống SX vật chất (Material Production System - MPS), được áp dụng đối với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA), được áp dụng đối với nền kinh tế thị trường. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành ba khu vực: khu vực I gồm các ngành hoạt động nhằm khai thác các của cải từ thiên nhiên (nông, lâm, thuỷ sản và khai khoáng); khu vực II gồm các ngành hoạt động nhằm làm thay đổi hình thái của những của cải vật chất (công nghiệp chế tạo, chế biến, xây dựng); khu vực III gồm các ngành nhằm cung ứng những dịch vụ có ích cho nhu cầu SX và tiêu dùng của xã hội (thương nghiệp, bưu điện, vận tải, bảo hiểm, các dịch vụ đời sống, dịch vụ quản lý Nhà nước, hoạt động đoàn thể, từ thiện, tôn giáo) [2, tr.18]. Trong mỗi khu vực được phân thành các ngành kinh tế cấp 1 và dưới cấp 1 được phân thành các ngành cấp 2, cấp 3, cấp 4,... Sự phân chia các ngành như trên không phải là cách làm duy nhất mà có sự khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế và cơ chế quản lý của mỗi nước, nhưng có thể tìm được một cách thức duy trì một cơ cấu hợp lý và có thể lựa chọn được những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư các nguồn lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả nhất. Đối với nước ta, theo Quyết định số 10/2007/QĐ - TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, nền kinh tế nước ta được chia thành 21 ngành kinh tế cấp 1; 88 ngành kinh tế cấp 2; 242 ngành kinh tế cấp 3; 437 ngành kinh tế cấp 4 và 642 ngành kinh tế cấp 5. NN thường được xem là một ngành kinh tế, nếu hiểu theo nghĩa hẹp gồm có trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ NN, nếu hiểu theo nghĩa rộng còn bao hàm cả lâm nghiệp và thuỷ sản [4, tr.8]. Theo hệ thống phân ngành kinh tế của nước ta hiện nay, SXNN, lâm nghiệp và thuỷ sản là 1 trong 21 ngành kinh tế cấp 1, trong đó được phân chia thành: - 3 ngành cấp 2 gồm: NN và hoạt động dịch vụ có liên quan (ngành NN); lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan (ngành lâm nghiệp); khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (ngành thuỷ sản). - 13 ngành cấp 3, gồm: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống NN, săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan (7 ngành cấp 3 thuộc ngành NN); trồng rừng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ và lâm sản, thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải là gỗ và lâm sản khác, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp (4 ngành cấp 3 thuộc ngành lâm nghiệp); khai thác thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản (2 ngành cấp 3 thuộc ngành thuỷ sản). - 41 ngành cấp 4, bao gồm: 31 ngành thuộc ngành NN, 5 ngành thuộc ngành lâm nghiệp và 5 ngành thuộc ngành thuỷ sản. - 56 ngành cấp 5, bao gồm: 41 ngành thuộc ngành NN, 8 ngành thuộc ngành lâm nghiệp và 7 ngành thuộc ngành thuỷ sản. Cơ cấu thành phần kinh tế: gắn liền với các hình thức sở hữu về tư liệu SX và xu hướng chung là là lực lượng SX ngày càng phát triển, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay giữa các hình thức sở hữu có sự đan xen lẫn nhau tùy thuộc vào sự phát triển của các nền kinh tế, dẫn đến sự phân chia nền kinh tế theo các thành phần kinh tế ngày càng phức tạp. Từ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình vận động người ta có thể thấy được xu hướng phát triển và vai trò của từng thành phần kinh tế để từ đó có thể đưa ra các giải pháp tác động phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế: phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lí. Thực chất của việc phân chia này là để làm cơ sở cho hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực thi chính sách phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm đạt hiệu quả cao trên từng vùng và toàn lãnh thổ. Tùy theo mục đích quản lý mà có thể phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng với những đặc trưng về mặt kinh tế khác nhau và trong NN, cách phân chia lãnh thổ thành các vùng sinh thái NN mang một ý nghĩa cực kì quan trọng, vì từ đó có thể xác lập được các cơ cấu cây trồng - vật nuôi hợp lý, vừa khai thác được lợi thế của mỗi vùng, vừa khắc phục tình trạng phát triển dàn trải, thiếu tập trung để có thể hình thành được các vùng SX chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và thúc đẩy CDCCKT. CCKT theo ngành, theo thành phần và theo vùng kinh tế là sự biểu hiện về bản chất ở những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế, giữa chúng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển, cơ cấu theo thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành, cơ cấu theo vùng là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế phân bố hợp lý các nguồn lực, tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối, đạt hiệu quả cao giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế của một nền kinh tế. NN: là một ngành SX vật chất cơ bản, là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân [18, tr.25], nên có thể hiểu CCKT NN là tổng thể các mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành nền NN diễn ra trong không gian, thời gian và điều kiện KT - XH nhất định. Quá trình hình thành và biến đổi của các CCKT NN gắn liền với các hoạt động SXNN nhưng không thể tách rời với quá trình hình thành và biến đổi của cơ cấu nền kinh tế. Do đó, CCKT NN vừa có đặc điểm chung, vừa có đặc điểm riêng so với cơ cấu nền kinh tế. 1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông thôn NT: là khu vực lãnh thổ bao gồm một không gian rộng lớn của một đất nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, ở đó có một cộng đồng dân cư sinh sống (gọi là dân cư NT) và hoạt động kinh tế chủ yếu là SXNN (theo nghĩa rộng), bên cạnh đó còn có các hoạt động SX tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và hoạt động dịch vụ [4, tr.30]. Trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế NT nhưng dù cách hiểu nào thì kinh tế NT vẫn là tổng thể các hoạt động kinh tế diễn ra trên địa bàn NT, có mối quan hệ chặt chẽ với NN. Kinh tế NT là phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng SX và quan hệ SX trong nông, lâm, thuỷ sản cùng với các ngành thủ công truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, CNCB và các ngành thương nghiệp, dịch vụ. Tất cả các quan hệ hữu cơ với nhau trong nền kinh tế vùng, lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế NT có những đặc điểm nổi bật sau: - Kinh tế NT bao trùm trước hết vẫn là nông, lâm, thuỷ sản. Bởi lẽ dù có phát triển đến đâu thì NT vẫn là nơi SX ra sản phẩm về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, cung cấp nguyên liệu cho CNCB, cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp ở thành thị. - Kinh tế NT gắn bó chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái. Đối tượng cơ bản của hoạt động kinh tế ở NT là cây trồng - vật nuôi, đất đai, khí hậu, nguồn nước,… - Kinh tế NT mang tính bền vững cao, mọi sự thay đổi đều nằm trong khuôn khổ của tự nhiên, lịch sử, truyền thống. Về CCKT NT còn nhiều quan niệm khác nhau, tổng quát có thể hiểu: CCKT NT: là tổng thể các quan hệ kinh tế trong khu vực NT (bao gồm cơ cấu các ngành nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, kể cả hoạt động văn hóa - giáo dục - y tế được phát triển tại vùng NT), chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỉ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện KT - XH nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế NT, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống kinh tế quốc dân [4, tr.35]. CCKT NT cũng là một bộ phận của CCKT quốc dân, do đó CCKT NT cũng có những đặc trưng cơ bản của CCKT nói chung, bên cạnh đó CCKT NT cũng có những đặc trưng riêng biệt: - CCKT NT mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng SX và phân công lao động xã hội. Với trình độ phát triển nhất định của lực lượng SX và phân công lao động xã hội thì sẽ có một CCKT cụ thể thích ứng. - CCKT NT mang tính lịch sử, xã hội nhất định: là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế được xác lập theo những tỉ lệ nhất định về mặt lượng trong thời gian cụ thể. - CCKT NT không ngừng vận động phát triển ngày càng hoàn thiện, hợp lí và có hiệu quả hơn. Quá trình phát triển và biến đổi CCKT NT luôn gắn bó chặt chẽ với sự biến đổi của các yếu tố về lực lượng SX và phân công lao động xã hội. - CDCCKT NT là một quá trình và cũng không thể có một cơ cấu hoàn chỉnh, bất biến. CCKT NT nước ta hiện nay đang hình và biến đổi gắn với sự ra đời và phát triển của nền NN SX hàng hóa. Để khắc phục dần tính thuần nông, tự cung tự cấp và chuyển mạnh sang SX hàng hóa thì CCKT NT nước ta cần có những bước thay đổi theo hướng CNH - HĐH. Những khía cạnh biểu hiện của CCKT NT: kinh tế NT là lĩnh vực rộng lớn, đa dạng gồm nhiều bộ phận hợp thành và cùng tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ. Trong hệ thống các bộ phận hợp thành CCKT NT có 3 nội dung được xem là quan trọng nhất: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế . CCKT theo ngành: cơ sở để phân chia ngành trong CCKT NT là phân công lao động. Điều kiện để hình thành các ngành nghề ở NT phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật và truyền thống địa phương. Cơ cấu ngành trong kinh tế NT bao gồm: Nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản: chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành của kinh tế NT, bởi vì NT dù cho phát triển đến trình độ nào thì hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là NN (NN hiểu theo nghĩa rộng). Nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở NT: rất đa dạng, bao gồm nhiều nghề được phân bố trên địa bàn NT, gắn liền với hoạt động SXNN và kinh tế NT nhằm đáp ứng nhu cầu SX và đời sống dân cư NT đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Công nghiệp NT bao gồm: + CNCB nông - lâm - thuỷ sản thành phẩm và bán thành phẩm; + Công nghiệp SX các loại tư liệu SX và tư liệu tiêu dùng phục vụ trực tiếp cho SXNN và sinh hoạt ở NT; + Công nghiệp SX vật liệu xây dựng như gạch, vôi, đá,... + Nghề thủ công truyền thống như dệt, may, len, gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ,... Ở nước ta, công nghiệp NT tồn tại dưới nhiều hình thức: làng nghề, hộ nghề, HTX nghề. Nhóm ngành dịch vụ NT: ra đời và phát triển gắn liền với NN và công nghiệp NT. Khi xuất hiện SX hàng hóa, năng suất lao động tăng lên, một bộ phận từ trồng trọt, chăn nuôi đã tách ra làm dịch vụ thương mại “đầu vào”, “đầu ra”. Dịch vụ NT bao gồm các hoạt động: + Dịch vụ mua bán hàng hóa, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm; + Dịch vụ kinh tế, tài chính, tín dụng ngân hàng; + Dịch vụ phục vụ sinh hoạt như điện nước, vệ sinh, văn hóa, pháp luật; + Dịch vụ giao thông vận tải, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật. Khi nền SX chuyển từ tự cung tự cấp sang SX hàng hóa, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng lên trong CCKT NT. CCKT theo thành phần kinh tế: là mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tại NT, dựa trên những quan hệ sở hữu khác nhau về tự liệu SX và trình độ phát triển khác nhau của lực lượng SX. Nền kinh tế quốc dân có bao nhiêu thành phần kinh tế thì kinh tế NT có bấy nhiêu thành phần. Tuy nhiên, sự biểu hiện của các thành phần kinh tế NT có những đặc điểm riêng: Kinh tế Nhà nước ở NT: được biểu hiện tập trung ở các hình thức doanh nghiệp Nhà nước (nông trường, lâm trường, trạm, trại), ngân hàng, tín dụng, các cơ sở nghiên cứu khoa học. Kinh tế Nhà nước ở NT giữ vai trò chủ đạo cả về mặt SX và lưu thông phân phối. Kinh tế tập thể: phát triển với nhiều hình thức đa dạng trong đó tiêu biểu là các HTX kiểu mới, SX kinh doanh nhiều ngành nghề (HTX đa chức năng), tập hợp liên kết các hộ SX với nhau cùng giải quyết những yêu cầu của SX. Kinh tế cá thể - tiểu chủ: là hình thức kinh tế thích hợp và năng động nhất ở NT, tồn tại dưới nhiều hình thức tổ chức kinh tế như kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đặc biệt kinh tế cá thể - tiểu chủ ở NT có ưu thế phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ SX và tiêu thụ. Kinh tế tư bản Nhà nước: tồn tại dưới các hình thức liên doanh giữa kinh tế Nhà nước và tư bản tư nhân trong và ngoài nước, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và SX kinh doanh ở NT. Thành phần này chỉ tập trung ở những vùng NT SX hàng hóa phát triển, ở những ngành chế biến, cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi,... có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế NT theo hướng CNH - HĐH. Kinh tế tư bản tư nhân: có điều kiện phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, tín dụng ở NT. Nhưng kinh tế NT phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần tăng cường sự quản lí của Nhà nước. CCKT theo lãnh thổ: kinh tế vùng là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển có hiệu quả kinh tế vùng sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế không chỉ riêng trong vùng mà còn tác động qua lại đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. CCKT vùng là mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các thành phần kinh tế trên phạm vi lãnh thổ. Đặc điểm CCKT vùng là: - CCKT vùng gắn với điều kiện tự nhiên, KT - XH và một không gian lãnh thổ nhất định. Trong một vùng thường có đặc điểm về tự nhiên tương đồng và một không gian thống nhất. - Cơ cấu vùng là sự thể hiện cơ cấu ngành về mặt không gian, vị trí địa lí được phân bố phù hợp với sự phân công và chuyên môn hóa trong nền kinh tế, tạo nên những tiền đề của mối liên hệ giữa các vùng, làm cho mỗi vùng không đồng nhất với các vùng khác. 1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Quá trình phát triển KT - XH là quá trình biến đổi diễn ra trên tất cả các lĩnh vực KT - XH nhưng trước hết là sự gia tăng năng lực SX và sự chuyển dịch các nguồn lực được sử dụng vào quá trình SX của các ngành. Xu hướng chung trong thực tế là khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì tỉ trọng sản phẩm NN trong GDP sẽ giảm xuống, tỉ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đến một trình độ nhất định thì tỉ trọng dịch vụ sẽ tăng nhanh so với công nghiệp. Để lý giải cho quá trình này, có hai lý do chính: - Từ cuối thế kỷ XIX, E. Engel nhận thấy rằng, khi thu nhập của các gia đình tăng lên, tỉ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm sẽ giảm xuống và cho sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, dẫn tới tỉ trọng của NN trong GNP giảm xuống. - I. Fisher ( 1867 - 1947 ), tiến bộ kĩ thuật có tác động đến thay đổi phân bố lao động vào ba khu vực của nền kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân tăng năng suất lao động. Kết quả là để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội, không cần đến lượng lao động như cũ và tỉ lệ lao động NN giảm dần. Ngoài ra, còn có một lý do khác cũng làm cho tỉ trọng NN trong GDP giảm sút, đó là các lợi thế tương đối trong NN, nhất là đất đai và lao động ở các quốc gia phát triển mất dần so với các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn. 1.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thực chất là quá trình cải biến KT - XH từ lạc hậu, mang tính chất tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế [3, tr.535]. Quá trình chuyển dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu từ nội bộ của từng ngành theo những xu hướng nhất định và trong NN, quá trình CDCC các ngành ở hầu hết các quốc gia thường diễn ra theo xu hướng có tính quy luật như sau: - Trong dài hạn, cầu nông sản chịu tác động mạnh bởi thu nhập của dân cư theo hướng là khi mức thu nhập thấp, cầu về các nông sản thông thường lớn hơn và khi thu nhập tăng lên, cầu về các nông sản có chất lượng cao tăng lên. - Một nghiên cứu kh._.ác cho rằng: thịt, trứng, sữa và thuỷ sản là loại thực phẩm có tính vận động. Mức độ tiêu dùng các loại thực phẩm này có quan hệ trực tiếp đến bồi bổ sức khỏe và phát triển trí tuệ nhân loại, vì thế hầu hết các nước đều đầu tư phát triển chăn nuôi và nghề cá [33, tr.7]. 1.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp CDCCKT NN: là quá trình chuyển dịch các nguồn lực trong NN nhằm gia tăng sản lượng các ngành, trong đó các ngành có năng suất lao động cao hơn sẽ có tỉ trọng tăng và xu hướng chung đối với SXNN của hầu hết các nước là tỉ trọng giá trị sản lượng nông sản phi lương thực, nhất là các sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản ngày càng tăng khi thu nhập của dân cư tăng lên. CDCCKT NN là chuyển dịch toàn diện cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng [3, tr.61]. CDCC ngành trong NN: là sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và nhóm ngành trong nội bộ ngành NN. Xu hướng CDCC ngành NN hiện nay là hướng tới một nền NN hàng hóa, SX thâm canh, đa dạng theo hướng SX hàng hóa lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị. - Trong ngành trồng trọt, xu hướng độc canh cây lương thực đã được hạn chế dần, thay vào đó là việc trồng những loại cây có năng suất cao, có giá trị hàng hóa lớn. - Trong ngành chăn nuôi cũng sự thay đổi về cơ cấu, những loài vật nuôi có giá trị dinh dưỡng tốt, phù hợp với những yêu cầu của thị trường được chú trọng phát triển. CDCC thành phần kinh tế trong NN: chủ yếu diễn ra do sự tác động của các nhân tố KT - XH, trong đó sự định hướng về mặt chính trị - xã hội có vai trò chủ yếu. Số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực NN cũng tương đương với số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong nền kinh tế quốc dân. CDCC lãnh thổ NN: đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành nên những vùng chuyên môn hóa có sự ổn định về phương hướng SX, về quy mô, về bảo đảm chất lượng và hiệu quả xã hội. Quá trình CDCCKT NN trong thời kì CNH - HĐH cũng chính là quá trình CDCCKT NN nhằm vào các mục tiêu: - Khai thác và sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh của NN trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương. - Khai thác có hiệu quả các tiềm năng NN như đất đai, khí hậu, nguồn nước,... - CDCCKT NN đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm góp phần tạo nên khối lượng của cải vật chất ngày càng lớn, cơ cấu sản phẩm NN phải đa dạng và phong phú. - CDCC NN phải góp phần vào việc ổn định và phát triển KT - XH NT và nâng cao đời sống nhân dân. Các chỉ tiêu phản ánh CDCCKT NN: Khi phân tích tác động của các nhân tố tới sự CDCCKT NN cần chú ý phân tích cả những thay đổi về lượng (các quan hệ tỉ lệ) hay kết quả CDCC và những thay đổi về chất hay hiệu quả chuyển dịch do các yếu tố tác động mang lại. Tuy nhiên, việc xác định chỉ tiêu đo lường các kết quả này cho đến nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau, nhưng về cơ bản gồm có các nhóm chỉ tiêu chủ yếu: - Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả CDCCKT NN: phản ánh sự thay đổi CCKT NN trên 3 mặt cơ bản, gồm: cơ cấu GDP hoặc cơ cấu GTSX, cơ cấu lao động và cơ cấu hàng xuất khẩu của các ngành trong NN. Cơ cấu GDP hoặc GTSX NN: là một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá trạng thái, xu hướng và mức độ thành công của quá trình CDCCKT NN. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá: - GDP và tỉ trọng GDP NN trong GDP nền kinh tế (3 khu vực); - GTSX và tỉ trọng GTSX các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; - GTSX và tỉ trọng GTSX nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; - Tăng trưởng GDP và GTSX của các ngành trong NN; - GDP và GTSX của các ngành trong NN bình quân đầu người. Thông qua kết quả của các chỉ tiêu có thể rút ra những nhận định về trạng thái CDCCKT có ổn định hay không ổn định, xu hướng chuyển dịch nhanh hay chậm và nền kinh tế tăng trưởng cao hay thấp, bền vững hay không bền vững. Quy luật chung là tỉ trọng đóng góp của trồng trọt trong ngành NN có xu hướng giảm dần. Cơ cấu lao động NN: phản ánh tầm quan trọng của từng ngành trong NN về việc sử dụng nguồn lao động xã hội và chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá: - Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành NN so với tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân; - Tỉ trọng lao động NN làm việc trong các ngành của NN so với tổng lao động NN; - GDP và GTSX NN bình quân lao động NN (năng suất lao động NN). Quy luật chung là tỉ trọng lao động NN trong nền kinh tế quốc dân và tỉ trọng lao động trồng trọt có xu hướng giảm dần; đồng thời ngành nào có năng suất lao động cao thì ngành đó có tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng sản lượng “đầu ra” tăng. Cơ cấu hàng xuất khẩu: phản ánh mức độ thành công của quá trình CDCCKT NN theo hướng hội nhập và chỉ tiêu chủ yếu thường được dùng để đánh giá: - Tỉ trọng giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản trong tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân; - Tỉ trọng xuất khẩu của từng ngành trong tổng giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; - Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản bình quân đầu người. Xu hướng chung là tỉ trọng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế và giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản bình quân đầu người tăng. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tác động của các nhóm nhân tố đến CDCCKT NN: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tác động của các nhân tố đến tổng cung: có rất nhiều chỉ tiêu nhưng một số chỉ tiêu thường được sử dụng như yếu tố vốn (hiệu suất sử dụng vốn đấu tư), yếu tố lao động (năng suất lao động), yếu tố đất đai (GTSX bình quân/1 ha đất NN, diện tích đất canh tác bình quân/1 lao động), khoa học và công nghệ (tỉ lệ diện tích hoặc tỉ lệ hộ sử dụng giống mới, chi phí sử dụng hay thuê mướn máy móc, thiết bị bình quân/1 ha, tỉ lệ diện tích tưới tiêu chủ động, tỉ lệ diện tích áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến). Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tác động của các nhân tố đến tổng cầu: một số chỉ tiêu phổ biến sử dụng: tỉ trọng giá trị nông sản hàng hóa tiêu dùng trong nước, tỉ trọng giá trị nông sản xuất khẩu so với GTSX, tỉ lệ nông sản hàng hóa tiêu thụ thông qua hợp đồng. Các chỉ tiêu trên được tính cho toàn ngành và từng ngành trong NN để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến CDCCKT NN. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá nêu trên thì chỉ có thể thấy được mức độ tác động riêng rẽ của từng yếu tố, chưa xác định được mức độ tác động và mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình tác động đến CDCCKT NN. Do đó, cần phải có một mô hình kiểm nghiệm thực tế phù hợp với mục đích, yêu cầu phân tích, đánh giá và khả năng nguồn số liệu có được. 1.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn CDCCKT NT: là quá trình làm tăng dần các hoạt động công nghiệp và dịch vụ; và quá trình làm thay đổi phương pháp, công cụ và công nghệ SX chủ yếu là thủ công, tập quán lạc hậu cổ truyền ở NT bằng các phương pháp, công cụ, công nghệ SX tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao [23, tr.19]. CDCC ngành trong NT: là sự đổi mới quan hệ tương quan của mỗi ngành so với tổng thể các ngành trong NT. Sự thay đổi đó do một trong hai yếu tố là số lượng các tiểu ngành trong NT thay đổi và mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi hoặc đồng thời cả hai yếu tố. CDCCKT NT theo thành phần kinh tế: là sự thay đổi tỉ lệ SX kinh doanh của các thành phần kinh tế trong NT. CDCCKT NT theo vùng: là sự chuyển dịch của các ngành kinh tế xét theo vùng. Về thực chất đó cũng là sự chuyển dịch của các ngành, hình thành SX chuyên môn hóa nhưng được xem xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ. Quá trình CDCCKT NT theo hướng CNH - HĐH phải từng bước hình thành CCKT nông - công nghiệp - dịch vụ theo hướng SX hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học và trang thiết bị công cụ, thiết bị tiên tiến. Về thể chế, phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, mọi thành phần kinh tế đều được phát huy thế mạnh của mình, tạo sự hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển. Về mặt xã hội, phải là quá trình xây dựng NT mới văn minh, hiện đại, đảm bảo sự công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những chỉ tiêu đánh giá CDCCKT NT: Để đo lường sự chuyển dịch và hiệu quả của sự CDCCKT NT cần dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Hệ thống chỉ tiêu này được thể hiện mặt định tính và định lượng, thể hiện được hiện trạng và sự chuyển dịch của CCKT NT. Hệ thống chỉ tiêu này có thể chia thành hai nhóm: - Nhóm các chỉ tiêu đánh giá động thái của từng bộ phận trong tổng thể CCKT NT để rút ra xu hướng vận động: Chỉ tiêu về GTSX: cơ cấu GTSX các ngành ở NT thể hiện tỉ trọng về GTSX của từng ngành trong tổng số các ngành của kinh tế NT, được biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm của GTSX từng ngành so với tổng GTSX (được tính theo giá thực tế) của các ngành trong kinh tế NT. Đây là chỉ tiêu trực tiếp và chủ yếu phản ánh mối tương quan giữa các ngành trong NT. Chỉ tiêu về lao động: cơ cấu lao động NT là tỉ lệ lao động theo từng ngành ở NT, biểu hiện xu thế chuyển dịch trong quá trình phân công lao động theo ngành. Tỉ trọng lao động các ngành nghề trong CCKT NT mang tính đặc trưng của từng thời kì, từng địa phương. Chỉ tiêu về giá trị đầu tư: cơ cấu đầu tư là tỉ lệ nguồn đầu tư vào từng ngành, từng vùng và hiệu quả của quá trình đầu tư đó. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lí của CDCCKT NT: vì mục đích cuối cùng của CDCCKT NT là tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư NT nên khi đánh giá hiệu quả chuyển dịch cần sử dụng các chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng các nguồn lực (tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ); tác động giữa các ngành, vùng, khu vực kinh tế; chỉ tiêu phản ánh việc làm, thu nhập, đời sống của nông dân, khả năng xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội; chỉ tiêu nâng cao tiềm lực kinh tế (GTSX, giá trị xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức lương nội bộ, khả năng cạnh tranh); chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, tạo lập môi trường phát triển bền vững. 1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN Xu hướng có tính quy luật cho tất cả các nước là tỉ trọng của khu vực NN ngày một giảm trong cơ cấu GDP nhưng kết quả ở mỗi nước sẽ không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ tác động của các nhân tố hình thành nên CCKT của nước đó [35, tr.45]. Trong thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu của một nền kinh tế nói chung và cơ cấu của một ngành kinh tế nói riêng, nhưng hầu như các nhà kinh tế học cơ bản thống nhất phân thành hai nhóm nhân tố với tính chất và nội dung tác động khác nhau, đó là nhóm các nhân tố kinh tế và nhóm các nhân tố phi kinh tế. 1.2.1. Nhóm nhân tố kinh tế Quá trình tái SX xã hội luôn chịu tác động của các yếu tố “đầu vào” hay còn gọi là các nhân tố tác động đến tổng cung và các yếu tố “đầu ra” hay còn gọi là các nhân tố tác động đến tổng cầu. Các nhân tố tác động đến tổng cung: mối liên hệ tác động của các nhân tố “đầu vào” đến sản lượng “đầu ra” của một nền kinh tế, có rất nhiều yếu tố “đầu vào” tác động đến tổng cung, trong đó có 4 yếu tố cơ bản có tác động trực tiếp đến tổng cung, gồm: vốn SX, lao động (cả số và chất lượng), tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, rừng và tài nguyên biển), khoa học và công nghệ. Đối với ngành NN, bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng nên tác động của các nhân tố đến tổng cung trong NN còn có những đặc điểm khác biệt so với các ngành khác. Vốn đầu tư NN: là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố SX. Nguồn vốn trong NN được hình thành chủ yếu từ vốn tự có của nông dân do tiết kiệm được và đầu tư tái SX mở rộng; vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và triển khai khoa học; vốn vay từ hệ thống định chế tài chính NT; vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ các Chính phủ và tổ chức tài chính - tiền tệ trên thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhu cầu vốn đầu tư cho tái SX mở rộng SXNN rất lớn, nhưng khả năng tiết kiệm của nông dân thấp, đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, thu hút đầu tư từ nguồn vốn tín dụng và đầu tư nước ngoài vào NN không cao, dẫn tới cần phải có sự can thiệp tích cực từ Nhà nước thông qua hệ thống cơ chế, chính sách về vốn. Các chỉ tiêu chủ yếu thường được sử dụng để phân tích tình hình sử dụng vốn trong NN, gồm: quy mô vốn đầu tư NN, cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành và các lĩnh vực SX; mức đầu tư vốn bình quân/1 ha hay trên 1 đầu con gia súc và hiệu quả sử dụng vốn các ngành. Đất đai NN: là toàn bộ các loại đất mà xã hội sử dụng vào mục đích SXNN. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng phổ biến để đánh giá tình hình sử dụng đất NN, gồm: quy mô đất SXNN bình quân nhân khẩu hoặc nhân khẩu NN, hệ số sử dụng đất SXNN và hiệu quả sử dụng đất NN (năng suất ruộng đất tính bằng hiện vật hoặc giá trị, lợi nhuận và thu nhập bình quân/1 ha đất NN). Lao động NN: là toàn bộ những người tham gia vào các hoạt động SXNN. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng phổ biến để phân tích tình hình sử dụng lao động NN, gồm: tỉ suất sử dụng lao động NN (để đánh giá mức độ sử dụng nguồn lao động NN, xác định điểm ngoặt để dự báo thời điểm mà tại đó tốc độ tăng trưởng số lượng lao động NN bằng zero), năng suất lao động NN (thường được tính bằng giá trị sản lượng NN theo giá cố định bình quân 1 lao động NN). Khoa học và công nghệ trong NN: nội dung chủ yếu của cách mạng khoa học và công nghệ trong NN hiện nay tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản là thuỷ lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa và sinh học hóa. Mỗi lĩnh vực có vai trò tác động đến CDCCKT NN theo các khía cạnh và mức độ khác nhau. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá trình độ: thuỷ lợi hóa (tổng diện tích và tỉ trọng diện tích được tưới tiêu chủ động), trình độ cơ giới hóa (tổng diện tích và tỉ lệ diện tích được cơ giới hóa trong các khâu của quy trình SXNN, mức độ trang bị máy móc/1 đơn vị diện tích đất NN), trình độ hóa học (mức đầu tư phân bón hóa học và nông dược/1 ha gieo trồng hoặc trên 1 tấn sản phẩm), trình độ sinh học hóa (tỉ lệ diện tích gieo trồng hoặc đầu gia súc, gia cầm áp dụng các thành tựu về công nghệ sinh học và sinh thái như giống mới, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)). Các nhân tố tác động đến tổng cầu: trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, có 4 yếu tố cơ bản được xem là tác động trực tiếp đến tổng cầu, gồm: chi tiêu cho cá nhân, chi tiêu của Chính phủ, chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu qua thương mại quốc tế hay giá trị kim ngạch xuất khẩu ròng. Đối với ngành NN, tác động của các nhân tố đến tổng cầu được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau: Tiêu dùng cho cá nhân: là hàng hóa và dịch vụ NN do dân cư tiêu dùng. Mức tiêu dùng này phụ thuộc chủ yếu vào quy mô dân số và mức thu nhập hay khả năng thanh toán thực tế của dân cư. Xu hướng chung là quy mô dân số càng lớn, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ NN càng nhiều, còn đối với thu nhập của dân cư, có hai khuynh hướng xảy ra, khi thu nhập còn thấp, tiêu dùng các nông sản thông thường tăng và khi thu nhập tăng, tiêu dùng các nông sản thông thường giảm và tiêu dùng các nông sản chất lượng cao tăng. Ngoài ra, tính ưa thích theo thói quen tiêu dùng một số loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tư phải tìm cách đáp ứng cũng như tác động vào sự hình thành cơ cấu. Chi tiêu của Chính phủ: là các khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ NN của chính phủ, bao gồm mua dự trữ quốc gia, hỗ trợ SX và viện trợ. Chi tiêu cho đầu tư: là các khoản chi tiêu cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp và dân cư, chủ yếu là giống cho tái SX và hàng hóa NN được sử dụng làm nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ SX của các ngành. Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu: là chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ NN (hay chi phí ròng chi cho thương mại quốc tế). Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá một cách rạch ròi tác động của từng nhân tố đến CDCCKT của một ngành và trên phạm vi của một tỉnh là hết sức khó khăn. 1.2.2. Nhóm nhân tố phi kinh tế Ngoài các nhân tố tác động mang tính định lượng, CDCCKT NN - NT còn chịu tác động của các nhân tố phi kinh tế và các nhân tố này càng giữ vai trò quan trọng. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế, mỗi nhân tố có tính chất, vai trò tác động khác nhau đến cơ cấu nền kinh tế, trong đó một số nhân tố thường được đề cập tới: Thể chế kinh tế - chính trị: gồm bộ máy tổ chức thực hiện, hệ thống luật pháp và các cơ chế chính sách của Nhà nước, mà trước hết là các chính sách kinh tế, nhưng nó tác động rất mạnh đến các nhân tố cung và cầu, đến việc lựa chọn các ngành cũng như các sản phẩm ưu tiên đầu tư, qua đó làm cơ sở cho CCKT thay đổi. Đặc điểm văn hóa - xã hội: gồm cả tri thức phổ thông và tinh hoa văn minh của nhân loại về khoa học, công nghệ, lối sống, phong tục, tập quán, quan niệm tôn giáo, dân tộc và cách ứng xử trong cuộc sống. Trình độ văn hóa của một dân tộc cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động, đến khả năng sáng tạo và tiếp cận công nghệ mới, từ đó là ảnh hưởng đến tăng trưởng và CDCCKT. Tóm lại, quá trình CDCCKT NN - NT chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố cung - cầu và cơ chế chính sách của Nhà nước được xem là những tác nhân chủ yếu, có vai trò quyết định đến xu hướng chuyển dịch. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt sự biến đổi nhanh của khoa học và công nghệ, khi đánh giá tác động của từng nhân tố nêu trên lên quá trình CDCCKT cần xem xét chúng trong thế vận động và có tính dài hạn. 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN 1.3.1. Trung Quốc Khuyến khích các thành phần kinh tế trong NN - NT phát triển, tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ: năm 1978, Trung Quốc tiến hành thực hiện phương thức khoán sản phẩm đến hộ nông dân, từng bước đa dạng hóa chủ sở hữu ở NT và tập trung đầu tư cho NN với các nội dung chủ yếu là đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học, tạo giống cây trồng - vật nuôi tốt đưa vào SX, tăng cường tứ hóa. Kết quả đến năm 1997, trên 40% diện tích lúa sử dụng giống lai cho hiệu quả cao, tăng phân bón từ 80 kg/ha (1952) lên 257 kg/ha (2002), bảo đảm tưới tiêu nước cho ½ diện tích canh tác. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm trồng trọt theo hướng xuất khẩu: Trung Quốc còn đẩy mạnh chuyển đổi CCKT NN từ trồng trọt sang chăn nuôi, đa dạng hóa trồng trọt và tăng cường xuất khẩu nông sản, tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi trong GDP NN năm 1978 là 80% và 15%, đến năm 1997 là 56% và 30%. Điều chỉnh cơ cấu NN theo hướng hội nhập: nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu khi gia nhập WTO (2001), CCKT NN Trung Quốc được điều chỉnh với mục tiêu dài hạn là xây dựng một nền NN HĐH, nhất thể hóa với các sản phẩm chất lượng và năng suất cao, có thể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển bền vững, mục tiêu ngắn hạn là tập trung nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản có lợi thế, tăng cường ý thức về thương hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh quy hoạch NN và từng bước nâng cao tỉ lệ SX chuyên môn hóa theo từng khu vực, phát triển mạnh dịch vụ NN. Kết quả đạt được năm 2003 so với năm 2000, diện tích cây lương thực sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước giảm từ 30,3 triệu ha xuống còn 28,5 triệu ha, các cây trồng sử dụng nhiều lao động, nhất là rau quả tăng, tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng tốt tăng đáng kể, lúa chất lượng cao vượt 50% và trái cây chất lượng cao đạt 30%. Giảm thuế NN cho nông dân, đầu tư phát triển hạ tầng và thúc đẩy phát triển công nghiệp NT: để khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và các khu vực, Trung Quốc đã thực thị chiến lược “đại khai phát miền Tây” và tập trung đầu tư cho NN - NT và nông dân thông qua chính sách giảm thuế NN cho nông dân, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ NN và phát triển hạ tầng ở khu vực NT. 1.3.2. Hàn Quốc Phát triển NN trang trại quy mô vừa và nhỏ: từ những năm 1950, Hàn Quốc đã hình thành nền NN trang trại trên cơ sở kinh tế hộ nông dân quy mô nhỏ, không phát triển các trang trại quy mô lớn SX kinh doanh theo phương thức sử dụng lao động làm thuê. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NN ở giai đoạn này là bảo đảm lương thực. Vì thế, ngoài quản lý việc nhập khẩu lúa gạo, Chính phủ đã tập trung cho đầu tư mở rộng diện tích canh tác NN và đẩy mạnh SX lương thực. Khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư phát triển NN - NT: Hàn Quốc tập trung vào nhiệm vụ CNH - HĐH NN - NT thông qua chương trình phát triển các xí nghiệp phong trào cộng đồng mới ở NT, tiếp theo là phong trào Làng mới (saemaul Undong) nhằm vào nâng cao tinh thần và điều kiện sống, giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa vùng NT và thành thị. Khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học và công nghệ thông qua hỗ trợ tín dụng ưu đãi: để HĐH NN, Hàn Quốc tập trung vào ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học và hóa học, tăng đầu tư thuỷ lợi và cải tạo đồng ruộng, thực thi chiến lược tổng thể về cơ giới hóa NN theo hướng cơ khí nhỏ thông qua khuyến khích thành lập tổ cơ giới hóa NN, cho nông dân vay 60% trong thời hạn 5 năm với lãi suất 6%/năm và hỗ trợ 40% tiền mua máy. Phát triển NN ứng dụng công nghệ cao: để nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản phục vụ xuất khẩu, SXNN của Hàn Quốc vào đầu những năm 1990 có xu hướng chuyển sang NN kĩ thuật cao, giảm SX lúa, tăng SX rau, quả trong nhà kính với thiết bị điện tử tự động hóa, phát triển nhanh CNCB thực phẩm với gần 5.000 xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên cả nước. Năm 2002, chỉ còn khoảng 57% nông dân Hàn Quốc làm nghề trồng lúa. 1.3.3. Malaysia Đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nông dân để hình thành các vùng SX nông sản phục vụ xuất khẩu: khác với các nước trong khu vực, Malaysia không lấy lúa nước làm trọng tâm, mà tập trung phát triển các cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi, khai thác lâm sản và nghề cá để thu sản phẩm xuất khẩu. Vào những năm 1950, Chính phủ vận động nhân dân đi đến các khu kinh tế mới kèm theo chính sách căn cứ mỗi hộ đến được cấp 2,3 ha để trồng cây xuất khẩu và 0,8 ha để trồng cây lương thực, cho vay vốn sau 12 năm hoàn lại; đồng thời chi những khoản tiền lớn để đầu tư hạ tầng nối liền thành thị với NT, phát triển cơ sở y tế, giáo dục ở các khu kinh tế mới để giúp nông dân nhanh chóng ổn định đời sống. Phát triển công nghiệp phục vụ NN, sử dụng nhiều lao động: đến những năm 1960, Chính phủ dồn mọi nỗ lực tiếp tục phát triển NN và bắt đầu phát triển công nghiệp, khuyến khích đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động, trong đó có CNCB nông sản. Với phương châm, đối với các nông sản xuất khẩu như cao su, cọ dầu, sẽ xây dựng các nhà máy lớn với trang thiết bị hiện đại để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước, sẽ kết hợp giữa các quy mô và công nghệ từ thủ công đến hiện đại với 24 ngành nghề khác nhau, trong đó chú ý đến các ngành làm bột gạo và bột ngô, chế biến sắn, đậu tương và thức ăn gia súc. Chú trọng phát triển lương thực và hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập: bên cạnh đó, Malaysia còn chú trọng phát triển lương thực, hỗ trợ để tăng thu nhập cho nông dân, trước hết là nông dân trồng lúa về phổ biến giống mới, tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi, trợ giá cho cả người SX và người tiêu thụ lúa. Nhờ đó, NN luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, xuất khẩu nông sản ở giai đoạn 1992 - 2002 tăng bình quân 1,6%/năm. 1.3.4. Thái Lan Phát huy lợi thế đẩy mạnh SX, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản: vào những năm 1980, Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng chiến lược ưu tiên CNH đô thị sang chiến lược vừa CNH đô thị, vừa CNH NN - NT; kết hợp giữa đẩy mạnh SX, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo hướng đa dạng hóa, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có và giảm bớt rủi ro thị trường. Nhờ đó, cơ cấu nông sản thời kì 1988 - 1998 biến đổi theo hướng: cao su, hoa quả, chăn nuôi, mía đường tăng nhanh; lúa gạo và ngô tăng chậm; khoai mì và đậu tương giảm mạnh. Hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm chất lượng cao phụ vụ xuất khẩu: gần đây, Thái Lan chú trọng phát triển NN theo hướng thâm canh, xuất khẩu. Bên cạnh đầu tư mạnh cho chọn lọc, lai tạo và ứng dụng các giống cây - con có năng suất và chất lượng cao, tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp ở NT, hình thành được các ngành cơ khí NN và chế biến nông sản tương đối hiện đại, góp phần làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu: để gia tăng khả năng tiêu thụ nông sản ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp khác nhau tham gia xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các nhà xuất khẩu. 1.3.5. Indonesia Đầu tư toàn diện cho NN, giải quyết tốt nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước: Indonesia có dân số đông nhất Đông Nam Á, NN có vai trò sống còn đối với đất nước. Nhưng một thời gian dài (1945 - 1970), NN chậm phát triển, hàng năm Indonesia phải nhập 1 - 2 triệu tấn lương thực. Từ năm 1970, Indonesia tập trung cao độ cho SXNN thông qua thực hiện các chính sách lớn phát triển giống, phân bón, nông dược và đến năm 1984 Indonesia đã cơ bản tự túc được lương thực. Khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, đa dạng hóa SX thông qua chính sách mở rộng tín dụng ưu đãi và phát triển dịch vụ ở NT: Indonesia tiến hành “cải cách kinh tế vĩ mô” toàn diện, chuyển sang chiến lược CNH hướng về xuất khẩu, thực hiện “cuộc cách mạng xanh” trong NN với với hai chương trình rộng lớn được triển khai: - Chương trình Nhà nước cung cấp vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, phân bón, giống cho nông dân thông qua mạng lưới trung gian là các tổ chức tín dụng và mua bán; phát triển hệ thống thuỷ lợi, phương tiện vận chuyển, xây dựng đường xá ở NT và hệ thống kho chứa lương thực để thu mua tại chỗ cho nông dân; khuyến khích người dân sử dụng giống mới, hướng dẫn quy hoạch, cải tạo lại đồng ruộng và đưa cơ khí, bán cơ khí vào SXNN, loại bỏ phương thức canh tác cổ truyền. - Chương trình Nhà nước cấp vốn với lãi suất thông thường cho những hộ nông dân có từ 5 ha canh tác trở lên, chủ yếu là các điền chủ nhỏ, để mua nguyên nhiên liệu và thiết bị phục vụ NN. Ngược lại, họ có nghĩa vụ bán thóc cho Nhà nước ngoài phần thuế thu nhập phải đóng. Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân trong NN: Nhà nước còn tổ chức di dân, khai hoang mở rộng đất canh tác, phân bố lại lao động, khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư phát triển đồn điền, đa dạng hóa cây công nghiệp xuất khẩu; kiến lập thị trường tín dụng, buôn bán vật tư và nông sản trên cơ sở tổ chức HTX SX và tiêu thụ ở NT. SXNN của Indonesia đã thu được những thành tựu to lớn, xuất khẩu nông sản giai đoạn 1992 - 2002 tăng bình quân 3,3%/năm. Qua phân tích thực tiễn về CDCCKT NN của một số nước trên thế giới nêu trên, nhất là các nước trong khu vực, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho CDCCKT NN - NT của tỉnh Bình Dương như sau: Thứ nhất, khuyến khích nông dân đẩy mạnh phát triển các nông sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đôi với đầu tư thâm canh, đa dạng hóa SX trên cơ sở Nhà nước tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, hỗ trợ tín dụng, khoa học và công nghệ, giảm thuế NN để nông dân có điều kiện mở rộng SX, từng bước hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa tập trung có quy mô lớn. Thứ hai, phát triển công nghiệp phục vụ NN và sử dụng nhiều lao động ở NT, nhất là CNCB thông qua quy hoạch các vùng SX chuyên canh kèm theo chính sách khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến, phát triển hệ thống tín dụng và thông tin thị trường ngay tại địa bàn vùng SX nhằm đảm bảo thị trường “đầu ra” ổn định cho nông dân. Thứ ba, ưu tiên cho đầu tư khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra các giống có năng suất và chất lượng cao, hỗ trợ tín dụng để nông dân mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành SX nông sản. Thứ tư, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tham gia vào thu mua, xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa nông sản ngay tại địa bàn NT để nông dân yên tâm đầu tư vào SX, giảm bớt rủi ro. Thứ năm, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong NN và NT phát triển, nhất là kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân thông qua chính sách thuế, kiến lập thị trường tín dụng, thị trường buôn bán vật tư và nông sản, nhằm từng bước hình thành các vùng SX chuyên môn hóa, đảm bảo cả về quy mô số lượng cũng như chất lượng nông sản hàng hóa theo yêu cầu của thị trường. Thứ sáu, điều chỉnh cơ cấu NN theo hướng hội nhập, chú trọng nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao ý thức xây dựng thương hiệu; sử dụng hiệu quả tài nguyên theo hướng bền vững; giảm dần các khoản hỗ trợ ưu đãi về thuế, tín dụng đối với nông dân và doanh nghiệp; tăng các khoản đầu tư phát triển, nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; phát huy sự tham gia xây dựng NT của cộng đồng dân cư. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HOÁ 2.1. CÁC NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1.1. Nhóm nhân tố tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN. Tổng DTT._.í 0,2 - 0,3 triệu đồng/ha, năng suất sẽ cao hơn năng suất canh tác cũ. Trong trồng cây cao su nên sử dụng máng chắn miệng cạo cho cây nhằm bảo vệ cây. Trong chăn nuôi, nhập các giống vật nuôi thuần chủng (bò sind, lợn nái ngoại thuần) và tiến hành nhân giống để đưa vào SX. Nhân rộng kiểu chuồng chăn nuôi bò, lợn công nghiệp và bán công nghiệp vào các hộ, trang trại. Áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong mô hình VAC, đặc biệt kĩ thuật xây dựng và sử dụng hầm Biogas, ứng dụng cơ giới hóa hầu hết các khâu trong SXNN. Trong lâm nghiệp phải đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng phục vụ lâm nghiệp như điện, nước, giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục,... Nghiên cứu khoa học và cơ chế chính sách phát triển lâm nghiệp như vốn, công nghệ và tiến hành giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lí với sự giám sát của Nhà nước, thực hiện tốt chương trình trồng rừng của Nhà nước. - Đưa nhanh các tiến bộ sau thu hoạch và áp dụng rộng rãi quy mô phù hợp với từng yêu cầu bảo quản chế biến của kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại, các đầu mối chế biến nhằm giảm tỉ lệ hao hụt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chú trọng tới những sản phẩm dễ tổn thất, hư hại và nâng cao chất lượng sau khi thu hoạch để tăng giá trị tiêu thụ. - Hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới khuyến nông làm cầu nối giữa khoa học kĩ thuật với SX, đáp ứng với yêu cầu SX thâm canh, phát triển nông sản hàng hóa với hiệu quả kinh tế cao và ngày càng ổn định. Đẩy mạnh các mô hình SX có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH của từng vùng và định hướng phát triển NN - NT chung của toàn tỉnh. - Tăng cường đầu tư cho các hoạt động khoa học công nghệ và môi trường từ ngân sách, đồng thời huy động các doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư đổi mới công nghệ ở các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản và dịch vụ SXNN. - Tổ chức tham quan, học tập, rút kinh nghiệm, cải tiến các mô hình du lịch sinh thái ở Tiền Giang, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh,... rồi phổ biến rộng rãi kĩ thuật xây dựng mô hình vườn du lịch sinh thái cho nông dân trong tỉnh. 3.3.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp Giải pháp về thị trường là một trong những giải pháp quan trọng để CDCCKT NN - NT có hiệu quả. Các giải pháp về thị trường cần tập trung vào: - Xúc tiến tổ chức các hoạt động đồng bộ như tiếp thị, quảng cáo, lập trang Web giới thiệu sản phẩm, thiết lập mạng lưới phân phối và tìm kiếm thị trường nông sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh (hoa quả, rau đậu, cao su, hồ tiêu, thịt gia súc, gia cầm,gốm sứ, sơn mài,...). Tăng cường hình thức liên doanh, liên kết, tiêu thụ sản phẩm với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống với từng loại ngành hàng, từng khu vực thị trường. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại với các thị trường xuất khẩu trong đó thị trường khi nước ta gia nhập WTO. Coi trọng phát triển thị trường nội tỉnh và các thị trường lận cận, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường hợp tác và mở rộng liên doanh, liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vì đây là thị trường tiêu thụ nông - lâm - thuỷ sản lớn nhất cả nước; sẽ là hiệu quả hơn nếu có sự hợp tác trong phân khúc thị trường. Mặt khác, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học và đào tạo lớn của quốc gia và vùng lãnh thổ; tiềm lực khoa học công nghệ, vốn đầu tư,... là khá lớn và là trung tâm CNCB nông sản lớn của quốc gia. Vì thế tỉnh Bình Dương nên học tập để hình thành và phát triển các khu NN ứng dụng công nghệ cao, trao đổi và phân công các lĩnh vực về giống cây trồng - vật nuôi, công nghệ SX, chế biến, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường,... Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu là những thành phố du lịch, trong khi Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Dương cũng có tiềm năng khá lớn trong lĩnh vực này, nếu có sự hợp tác để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình du lịch sẽ được trao đổi, tham quan học tập kinh nghiệm mô hình du lịch sinh thái, nuôi thuỷ đặc sản, cây cảnh,... Hợp tác hình thành các tuyến du lịch mới, thu hút khách du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ. - Tranh thủ và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận với chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo tính bền vững trong SX, tránh tình trạng phát triển quy mô SX một cách ồ ạt, tự phát khi chưa có tiềm năng cơ bản về thị trường. - Cần có chính sách trợ giá linh hoạt, chủ động và nhạy bén để giúp nông dân ổn định SX trước những biến động bất thuận lợi về giá cả nông sản. - Tổ chức chỉ đạo, coi vấn đề thị trường và tiêu thụ nông sản là mục tiêu chiến lược của hoạt động thương mại - dịch vụ. Phát triển hợp lí và đều khắp hệ thống chợ. Tăng cường hệ thống các kho bãi và phương tiên chuyên dùng đáp ứng yêu cầu bảo quản, lưu thông, tiêu thụ nông sản thuận lợi và hiệu quả. 3.3.5. Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn Chính sách kinh tế luôn có ý nghĩa quan trọng đối với CDCC NN - NT. Chính sách về tổ chức SX: tích cực đi đôi với bổ sung hoàn thiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, nhân lực, vốn, trình độ SX và quản lí. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại bằng những chính sách cụ thể về sử dụng đất, thuế, hỗ trợ vốn tín dụng và kĩ thuật mới,... nhằm phát huy ưu thế về tổ chức SX của kinh tế trang trại trong phát triển hàng hóa quy mô tập trung, đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho chế biến và xuất khẩu. Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và HTX, tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong NN - NT thông qua các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kí hợp đồng dài hạn với các hộ nông dân, các HTX để cung ứng vật tư, nguyên liệu, kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ lâu dài giữa nông dân, vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đầu mối xuất khẩu,... Liên kết “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà máy chế biến, nhà nông. Chính sách đất đai: khuyến khích và đảm bảo tính pháp lí cho các chủ thể sử dụng đất đai NN trong quá trình chuyển đổi cơ cấu SX (chuyển đổi phương hướng SX từ đất trồng lúa sang cây hàng năm khác, cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản,...) nhằm đẩy nhanh quá trình hợp lí hóa đất đai để các chủ sở hữu có thể yên tâm và mạnh dạn đầu tư phát triển SX một cách chủ động, hiệu quả. Bình Dương hình thành nền NN hàng hóa phát triển bền vững phải “tích tụ đất đai”, phải có phương án sử dụng đất dành cho các đối tượng có vốn, có kiến thức, biết làm ăn giỏi,... nên tạo cơ hội để cho người có đất và người muốn phát triển SXNN gặp nhau thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật. Cần vận dụng hợp lí và nhạy bén các chính sách về đất đai nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ và cải thiện độ màu mỡ của đất NN. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân được quyền thuê đất đai đầu tư tổ chức SXNN và phát triển NT theo định hướng phát triển KT - XH. Chính sách về tín dụng: các ngân hàng đầu tư, qũy hỗ trợ, các tổ chức tín dụng,... có kế hoạch cho các tổ chức, cá nhân (đặc biệt các hộ nông dân) vay vốn sao cho đảm bảo phương châm “5 đúng” là đúng đối tượng, đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng thời hạn, đúng lãi suất. Các trang trại, HTX, các mô hình mới chuyển đổi như VAC, du lịch sinh thái, cần có chính sách tín dụng đặc thù để khuyến khích phát triển nhanh và nhân ra diện rộng. Chính sách thuế: cần phải có chính sách miễn giảm thuế doanh thu cho các cơ sở SX giống cây trồng - vật nuôi và giống thuỷ sản nhằm góp phần thực hiện tốt phương châm xã hội hóa công tác giống. Chính sách về bảo vệ môi trường NT: cần có chính sách bảo vệ môi trường NT ngay từ giai đoạn đầu của CNH - HĐH NN - NT để đảm bảo phát triển nền NN bền vững. Đặc biệt ở những khu vực tập trung các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các khu CNCB là những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao. Do đó, cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và có những giải pháp xử lí phù hợp đối với rác thải, nước thải, khí thải của các cơ sở SX. 3.3.6. Công nghiệp hóa nông thôn Xây dựng NT của tỉnh trù phú, có NN phát triển, đảm bảo cung ứng thực phẩm cho thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị, khu công nghiệp,... cung cấp nguyên liệu cho CNCB và xuất khẩu. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế khu vực NT, tăng cường đầu tư cho NT: thu hút đầu tư trong dân cư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế tư nhân, CDCCKT hợp lí, đưa khoa học công nghệ mới vào SX, giảm chi phí “đầu vào”, chi phí trung gian, nâng cao khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm NN. Xây dựng một CCKT NT hợp lí, không chỉ có những ngành nông - lâm - thuỷ sản, mà chú trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ phục vụ các ngành nông - lâm - thuỷ sản, các ngành công nghiệp ở khu vực NT. Phát triển các thành phần kinh tế tham gia SX kinh doanh ở NT, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế dân doanh. Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành công nghiệp tại NT, SX các sản phẩm sử dụng nghiều lao động và cả sản phẩm có kĩ thuật trong mối quan hệ với công nghiệp đô thị. Phát triển các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, nhà an dưỡng ở NT và các dịch vụ phục vụ SX và sinh hoạt NT. Phát triển hệ thống tín dụng ở NT nhằm tạo điều kiện cho người lao động NT có kĩ thuật SX, kinh doanh có việc làm và tăng thu nhập. Khắc phục hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu lao động, nguồn lao động NN - NT không có chuyên môn được đào tạo để có thể chuyển sang SX công nghiệp và dịch vụ hoặc xuất khẩu lao động. Tổ chức dạy nghề cho thanh niên NT miễn phí, cho vay tín dụng hoặc trả sau khi có việc làm. Xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu dân cư NT có một số điều kiện theo kiểu đô thị. Xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chủ động phòng chống các tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng ở NT; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở NT. Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới tỉnh, tạo điều kiện nâng cao nhận thức, tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo trong dân cư NT. Quan tâm giúp đỡ những người có công, diện chính sách, người nghèo để thoát nghèo, thông qua những hoạt động an sinh xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa,... KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu NN - NT là một vấn đề đang đựơc Đảng và Nhà nước quan tâm trong chiến lược phát triển KT - XH chung của cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình CDCCKT NN - NT ở trên mỗi địa bàn trong cả nước đều có ý nghiã quan trọng. Riêng đối với tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuần nông mới được tái lập từ 1997, việc nghiên cứu về quá trình CDCCKT NN - NT có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển dịch, mặt khác có thể định hướng xu hướng chuyển dịch trong tương lai và tìm ra những giải pháp hợp lí nhất. Trong quá thực hiện luận văn, chúng tôi đã tiếp cận được với hầu hết các nội dung chủ yếu của quá trình CDCCKT NN - NT trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đạt được những kết quả cụ thể: 1. Luận văn đã tổng hợp được những lí luận có liên quan đến nội dung CDCCKT NN - NT một cách có hệ thống. 2. Về nội dung CDCCKT NN - NT tỉnh Bình Dương, luận văn đã đưa ra những nhận xét cụ thể: - Nền NN có bước phát triển đáng kể, tuy tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP toàn tỉnh của ngành NN có giảm nhưng giá trị thực tế ngày càng tăng. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng NN, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong nội bộ ngành NN cũng có sự chuyển dịch tích cực, tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi. Tính hàng hóa của sản phẩm NN ngày càng cao, nhiều nông sản của tỉnh đã có mặt trên thị trường quốc tế. - Trên địa bàn toàn tỉnh đã hình thành các vùng SXNN chuyên môn hóa như trồng cây cao su, hồ tiêu, vùng cây ăn quả, vùng rau sạch an toàn, vùng trồng cây cảnh, vùng chăn nuôi bò thịt và bò sữa,... Những vùng SXNN chuyên môn hóa tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, chất lượng tốt đáp ứng được ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, tính chuyên môn hóa của các vùng chưa cao, trình độ SX còn thiếu đồng bộ, sản phẩm hàng hóa chưa có chất lượng cao,... Các sản phẩm SX chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho CNCB trong tỉnh mặc dù các ngành CNCB của tỉnh rất đa dạng và quy mô lớn. - Các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn NT tỉnh ngày càng phát triển, thu hút một lượng lao động khá lớn, đặc biệt là lao động ở NT. - Chất lượng cuộc sống của dân cư NT ngày càng được nâng cao. Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện dưới nhiều hình thức và đạt được những kết quả khả quan. Đời sống văn hóa tinh thần ở NT có nhiều chuyển biến, giáo dục đào tạo và y tế được chú trọng phát triển. Tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa chất lượng cuộc sống dân cư NT và dân cư thành thị. - Cơ sở hạ tầng NT phục vụ SX và đời sống dân cư NT (hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới điện, hệ thống cung cấp nước sạch, bưu chính,...) ngày càng được tăng cường và HĐH. Quá trình nghiên cứu cơ cấu và sự CDCCKT NN - NT Bình Dương cũng cho thấy một số kinh nghiệm tiến hành chuyển dịch: - Trong điều kiện diện tích đất SXNN ngày càng giảm, dân cư NT đông thì không thể chỉ chú trọng vào việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng - vật nuôi mà phải phát huy lợi thế của các ngành nghề ngoài NN như khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Đối với SXNN cần chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, xóa dần độc canh cây lương thực, tăng cường các loại cây công nghiệp lâu năm, cây rau đậu, cây hoa quả, cây đặc sản phục vụ nhu cầu dân cư thành thị và tiến tới xuất khẩu. Trồng trọt và thuỷ sản có khá nhiều mô hình chỉ phát huy được hiệu quả khi có sự tham gia của ngành du lịch nên phải sớm tiến hành liên kết với ngành du lịch tỉnh với các thành phố lân cận hình thành các tuyến du lịch để NN tỉnh có thị trường tiêu thụ nông - thuỷ sản. - Cần cụ thể hóa chính sách thu hút cán bộ, đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực cho ngành NN - NT và sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm. Các báo, đài nên quảng bá về sản phẩm NN và thị trường cũng như thông tin về khuyến nông, lâm, thuỷ sản,... - Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do phát triển mạnh công nghiệp và đô thị gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các khu công nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục giúp cho ngành trồng trọt và thuỷ sản phát triển. Dựa trên kết quả nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển NN - NT ở địa bàn toàn tỉnh, luận văn đã mạnh dạn đề xuất phương án phân vùng hiện trạng phát triển NN - NT và dự kiến thế mạnh phát triển của mỗi vùng trong tương lai. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá những lợi thế, khó khăn đối với quá trình CDCCKT NN - NT Bình Dương đề tài đã tìm hiểu định hướng phát triển và chuyển dịch từ nay đến năm 2020, đề ra những giải pháp để thực hiện mục tiêu, định hướng đó. Bên cạnh những mặt đạt được đề tài còn những nội dung cần được nghiên cứu sâu sắc và cụ thể hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực CDCCKT NT. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn số liệu thống kê còn hạn chế và sự hạn chế trình độ hiểu biết tác giả. Vì thế nên các nội dung liên quan đến CDCC thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế NT và chất lượng cuộc sống của dân cư NT mới chỉ được đề cập một cách tổng quát nhất mà chưa có sự đi sâu phân tích theo từng vùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp - nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế lý thuyết và thực nghiệm, Nxb Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới (1986 - 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Bùi Huy Đáp (1983), Về cơ cấu nông nghiệp - nông thôn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Châu Ngọc Hà (2004), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh: hiện trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ địa lí KT - XH, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 6. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Đặng Văn Phan (1995), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, Hồ Chí Minh. 7. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh. 8. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê (1998), Thực trạng công nghiêp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Lâm Quang Huyên (2002), Nông nghiệp - nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ 21, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 10. Vũ Trọng Khải (2002), Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Chu Viết Luân (2003), Bình Dương thế và lực mới trong thế kỉ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Phạm Xuân Nam (1999), Phát triển nông thôn (Rural Development), Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 13. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Chu Hữu Quý (2002), Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2006), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - nông thôn theo hướng phát triển bền vững, Tư liệu học chuyên đề cao học. 16. Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hồ Chí Minh. 17. Trương Thị Minh Sâm (2002), Kinh tế trang trại ở khu vực Nam Bộ: thực trạng và giải pháp, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 18. Trương Thị Minh Sâm (2003), Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo khoa học vì sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ 11/2004. 19. Trương Thị Minh Sâm (2001), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 20. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hứơng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “thời đại kinh tế tri thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 22. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 23. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Phát triển bền vững (2004), Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Hà Nội. 25. Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam (2001), Việt Nam hướng tới 2010 (tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê Bình Dương các năm từ 1997 - 2006, Bình Dương . 27. Đảng Công sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Http:// www.Cpv.Vn 28. Sở Công nghiệp Bình Dương (2006), Báo cáo tình hình phát triển các làng nghề Bình Dương 2007 - 2010 và tầm nhìn 2020, Bình Dương. 29. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương (2006), Quy hoạch tổng thể nông - lâm - thuỷ sản Bình Dương đến năm 2020, Bình Dương . 30. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương (2006), Báo cáo tình hình và kết quả kinh doanh các trang trại và phương hướng giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới, Bình Dương. 31. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương (2006), Báo cáo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Bình Dương. 32. Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA CECARDE (1999), Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Trung tâm Thông tin Thương mại (1993), Một số vấn đề sản xuất, mậu dịch nông sản Thế giới, Hà Nội. 34. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2000), Chương trình việc làm Bình Dương giai đoạn 2001 - 2006, Bình Dương. 35. Viện chiến lược Phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 2.1. Hiện trạng công trình thủy lợi phục vụ NN - NT tỉnh Bình Dương Công suất thiết kế Công suất thực tế Số thứ tự Tên công trình Địa điểm xây dựng Tưới (ha) Tiêu (ha) Ngăn lũ (ha) Tưới (ha) Tiêu (ha) Ngăn lũ (ha) 1 Đập Ông Thiềng Phú Mỹ TX. Thủ Dầu Một 20 2 Cản Ông Thiềng Định Hòa TX. Thủ Dầu Một 50 35 3 Giếng bơm Phú Mỹ Phú Mỹ TX. Thủ Dầu Một 150 140 4 Cản suối Cây Khô Định Hòa TX. Thủ Dầu Một 30 30 5 Đê bao Tân An – Chánh Mỹ Tân An TX. Thủ Dầu Một 740 740 740 740 740 740 6 Hồ Cần Nôm Thanh An huyện Dầu Tiếng 380 140 7 Trạm bơm Bến Trống Thanh An huyện Dầu Tiếng 39 28 8 Đập Thị Tính An Lập, Long Hòa huyện Dầu Tiếng 280 100 9 Trạm bơm Định Thành TT. Dầu Tiếng huyện Dầu Tiếng 30 18 10 Trạm bơm Bàu Sen TT. Dầu Tiếng huyện Dầu Tiếng 155 155 11 Cản Ông Gần Long Tân huyện Dầu Tiếng 48 48 12 Đập Suối Nhánh Thới Hòa huyện Bến Cát 20 12 13 Cản cầu Định Tân Định huyện Bến Cát 15 12 14 Dập Bòng Bong Hòa Lợi huyện Bến Cát 15 15 15 Đập Cây Dương Thới Hòa huyện Bến Cát 30 22 16 Cản Cầu Trệt Long Nguyên huyện Bến Cát 30 15 17 Cản Nhà Mát 1 Long Nguyên huyện Bến Cát 36 15 18 Cản Nhà Mát 2 Long Nguyên huyện Bến Cát 40 20 19 Đập Suối Máng Tân Định huyện Bến Cát 15 15 20 Hồ Từ Vân I&I Lai Hưng huyện Bến Cát 250 250 21 Đê bao An Tây – Phú An An Tây, Phú An huyện Bến Cát 1.449 1.449 1.449 1.449 1.449 1.449 22 Đập Cây Chay An Tây huyện Bến Cát 20 20 23 Kênh hồ Suối Giai Phú Giáo 1.670 540 24 Đập Ông Hựu TT. Uyên Hưng huyện Tân Uyên 150 150 25 Hệ thống thủy lợi Đá Bàn – Suối Sâu Tân Thành – Lạc An huyện Tân Uyên 600 280 26 Đập Cua Định Tân Bình huyện Tân Uyên 15 15 27 Trạm bơm Tân An Bạch Đằng huyện Tân Uyên 150 80 28 Trạm bơm Thường Tân I Thường Tân huyện Tân Uyên 150 108 29 Trạm bơm Tân Mỹ I Tân Mỹ huyện Tân Uyên 110 79 30 Trạm bơm Bạch Đằng Bạch Đằng huyện Tân Uyên 140 120 31 Trạm bơm Thường Tân II Thường Tân huyện Tân Uyên 103 76 32 Trạm bơm Tân Mỹ II Tân Mỹ huyện Tân Uyên 100 71 33 Trạm bơm Lạc An Thường Tân huyện Tân Uyên 52 52 34 Trạm bơm Tân Long Bạch Đằng huyện Tân Uyên 90 90 35 Cống tiêu Bạch Đằng Bạch Đằng huyện Tân Uyên 150 150 36 Cản Mọi Tiên Thuận Giao huyện Thuận An 22 22 37 Cản Suối Cát Bình Hòa huyện Thuận An 25 20 38 Hệ thống tiêu Phú Hội Vĩnh Phú huyện Thuận An 580 580 39 Hệ thống tiêu Bình Hòa Bình Hòa huyện Thuận An 2.127 2.127 40 Hệ thống tiêu Sóng Thần – Đồng An Bình Hòa huyện Thuận An 1.787 1.787 41 Kênh tiêu Tân Bình Tân Bình huyện Dĩ An 18 18 41 Tổng cộng 6.479 7.283 2.189 4.982 7.373 2.189 [Nguồn: Quy hoạch phát triển KT – XH tỉnh Bình Dương] Phụ lục 2.2. Cơ cấu GTSX ngành NN theo ngành tỉnh Bình Dương (Giá cố định 1994) Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng số 894.213 1.527.118 1.833.231 2.169.318 Trồng trọt 750.668 1.310.160 1.531.201 1.715.661 Chăn nuôi 123.176 195.272 279.226 425.523 GTSX (triệu đồng) Dịch vụ NN 20.349 21.686 22.804 28.134 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Trồng trọt 83,9 85,8 83,5 79,1 Chăn nuôi 13,8 12,9 18,2 19,6 Cơ cấu (%) Dịch vụ NN 2,3 1,3 1,7 1,3 [Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Phụ lục 2.3. Tình hình SX một số cây công nghiệp lâu năm trong tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Diện tích (ha) 48.660 58.989 68.325 88.520 Năng suất (tạ/ha) 8,7 12,7 13,4 16,6 Cao su Sản lượng (tấn) 42.134 74.658 102.830 146.613 Diện tích (ha) 138 254 483 622 Năng suất (tạ/ha) 22,1 27,1 32,3 24,5 Hồ tiêu Sản lượng (tấn) 305 688 1.561 1.525 Diện tích (ha) 14.232 13.028 11.419 8.616 Năng suất (tạ/ha) 4,0 2,5 4,1 6,5 Điều Sản lượng (tấn) 5.707 3.252 5.528 5.575 Diện tích (ha) 76 293 368 287 Năng suất (tạ/ha) 22,0 23,8 23,2 22,8 Cà phê Sản lượng (tấn) 167 705 852 654 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Bảng 2.4. Tình hình SX một số cây ăn quả tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Diện tích (ha) 191 336 435 501 Năng suất (tạ/ha) 55,3 71,7 70,9 79,6 Bưởi Sản lượng (tấn) 1.056 1.837 3.082 3.988 Diện tích (ha) 522 557 553 582 Năng suất (tạ/ha) 20,5 28,6 24,9 29,8 Măng cụt Sản lượng (tấn) 1.070 1.650 1.626 1.734 Diện tích (ha) 105 178 217 254 Năng suất (tạ/ha) 32,8 34,4 32,7 35,5 Dâu, bòn bon Sản lượng (tấn) 344 613 710 902 Diện tích (ha) 204 220 357 392 Năng suất (tạ/ha) 90,0 98,8 101,6 110,9 Mít Sản lượng (tấn) 1.836 2.174 3.627 3.649 Diện tích (ha) 136 245 342 588 Năng suất (tạ/ha) 27,0 31,5 32,7 36,6 Sầu riêng Sản lượng (tấn) 367 771 1.120 2.152 Diện tích (ha) 76 680 1.250 881 Năng suất (tạ/ha) 33,0 39,9 37,8 36,9 Xoài Sản lượng (tấn) 251 2.713 4.725 3.250 Diện tích (ha) 184 385 1.435 1.251 Năng suất (tạ/ha) 32,4 40,6 35,3 42,2 Nhãn Sản lượng (tấn) 596 1.564 5.062 5.238 Diện tích (ha) 541 591 662 742 Năng suất (tạ/ha) 9,4 10,08 10,5 11,3 Chuối Sản lượng (tấn) 5.085 5.957 6.951 8.399 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Phụ lục 2.5. Tình hình phát triển chăn nuôi gà, vịt tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng đàn gà 1.628.031 2.083.897 2.275.387 1.930.449 Gà đẻ 271.633 345.321 423.322 512.031 Gà thịt 1.356.389 1.738.567 1.852.165 1.418.468 Tổng đàn vịt 124.121 140.963 139.290 91.715 Vịt đẻ 16.260 19.776 19.949 13.453 Số lượng (con) Vịt thịt 107.861 121.187 119.341 78.262 Tổng đàn gà 100,0 100,0 100,0 100,0 Gà đẻ 16,7 16,6 18,6 26,5 Gà thịt 83,3 83,4 81,4 63,5 Tổng đàn vịt 100,0 100,0 100,0 100,0 Vịt đẻ 13,1 14,0 14,3 14,6 Tỉ lệ (%) Vịt thịt 82,9 86,0 85,7 85,4 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Phụ lục 2.6. Tình hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Diện tích nuôi trồng (ha) 192 205 268 442 Sản lượng thuỷ sản (tấn) - Khai thác - Nuôi trồng 416 195 221 443 211 232 1.247 292 955 3.995 516 3.493 Giá trị (triệu đồng) SX giống (triệu con) 18 43 77 125 Các giai đoạn 1998 - 2000 2001 - 2003 2004 - 2006 1998 - 2006 Diện tích nuôi trồng (ha) 2,28 9,42 18,17 9,70 Sản lượng thuỷ sản (tấn) - Khai thác - Nuôi trồng 1,96 2,60 1,64 41,11 11,33 60,31 47,36 20,96 54,11 28,57 11,44 35,90 Tốc độ phát triển (%/năm) SX giống (triệu con) 33,7 21,42 17,45 24,01 [Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Phụ lục 2.7. Hiện trạng sử dụng đất SXNN các vùng NN tỉnh Bình Dương 2006 Diện tích (ha) Chỉ tiêu Vùng NN 1 Vùng NN 2 Vùng NN 3 Tổng số 10.186,22 54.493,71 15.802,07 1.Đất trồng cây hàng năm - Đất ruộng lúa, lúa màu - Đất trồng cây hàng năm khác 6.471, 35 9.269,11 5.502,24 17.275 8.560 8.715 16.104,27 6.043,33 10.060,94 2. Đất vườn tạp 421 1.013,61 10.567,93 3. Đất trồng cây lâu năm - Đất trồng cây ăn quả - Đất trồng cây lâu năm khác 3.258,87 2.732,45 326,42 36.122,1 1.201,3 34.902,8 123.913,87 3.892,25 120.021,62 4. Đất có mặt nước nuôi thuỷ sản - Chuyên cá - Thuỷ sản khác 43 13 30 183 152 31 216 216 - [Nguồn: Tính toán từ Báo cáo thống kê diện tích đất đai các xã của tỉnh Bình Dương] Phụ lục 2.8 Các khu công nghiệp phân bố ở nông thôn tỉnh Bình Dương năm 2006 Số TT Tên cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích(ha) 1 Bình Đường Xã An Bình huyện Dĩ An 16,5 2 Tân Đông Hiệp A - B Xã Tân Đông Hiệp huyện Dĩ An 217,0 3 Dệt may Bình An Xã Bình An huyện Dĩ An 26,0 4 Đồng An Xã Bình Hòa huyện Thuận An 132,0 5 Việt Hương 1 Xã Thuận Giao huyện Thuận An 36,0 6 Việt Nam – Singapore Xã Bình Hòa huyện Thuận An 500,0 7 Mỹ Phước 1 Thị trấn Mỹ Phước huyện Bến Cát 377,0 8 Mỹ Phước 2 Thị trấn Mỹ Phước huyện Bến Cát 471,0 9 Việt Hương 2 Xã An Tây huyện Bến Cát 110,0 10 Mai Trung Xã An Tây huyện Bến Cát 52,0 11 Nam Tân Uyên Xã Khánh Bình huyện Tân Uyên 360,0 11 Tổng cộng 2.297,5 [Nguồn: Quy hoạch phát triển KT – XH tỉnh Bình Dương] Phụ lục 2.9 Các cụm công nghiệp phân bố trên địa bàn nông thôn tỉnh Bình Dương năm 2006 Số TT Tên cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích (ha) 1 An Phú Xã An Phú huyện Thuận An 97.0 2 Tân Định An Xã Tân Định huyện Bến Cát 47.0 3 Cây Trường - Trừ Văn Thố Xã Cây Trường - Trừ Văn Thố huyện Bến Cát 200.0 4 Thái Hoà Xã Thái Hoà huyện Tân Uyên 68.0 5 Gốm sứ Tân Thành Xã Tân Thành huyện Tân Uyên 200.0 6 Nam Tân Uyên Xã Khánh Bình huyện Tân Uyên 198.0 7 Tân Lập Xã Tân Lập huyện Tân Uyên 126.0 8 Cụm VLXD Thạnh Phước Xã Thạnh Phước huyện Tân Uyên 130.0 9 Cụm VLXD Khánh Bình Xã Khánh Bình huyện Tân Uyên 180.0 10 Thạch Bàn Xã Khánh Bình huyện Tân Uyên 242.0 11 Thanh An Xã Thanh An huyện Dầu Tiếng 50.0 12 Thanh Tuyền Xã Thanh Tuyền huyện Dầu Tiếng 50.0 13 Vĩnh Hoà Xã Vĩnh Hoà huyện Phú Giáo 50.0 13 Tổng cộng 1.638 [Nguồn: Quy hoạch tổng thể KT - XH tỉnh Bình Dương] ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7196.pdf
Tài liệu liên quan