Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH

Lời nói đầu Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh Quốc Tế, thì hố ngăn cách giữa các nước nghèo và các nước giầu, giữa người giầu và người ngèo đang trở nên sâu sắc hơn. Một trong nhưng căn nguyên của xu hướng đó chính là cái được gọi là lợi ích của “ kẻ mạnh “, nguy cơ các nước nghèo, nhóm người nghèo bị gạt ra bên lề phát triển tăng lên. Càng nghèo, càng lạc hậu thì khả năng nhập cuộc càng thấp, nguy cơ mất cơ hội phát triển càng cao. Đây là một thách thức đặt ra cho các nước đang phá

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển lựa chọn định hướng phát triển kinh tế xã hội và đối với nước ta cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, nước ta đã đạt được những thành tích phát triển nổi bật, rút ngắn đáng kể khoảng cách chênh lệch phát triển với các nước đi trước. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng cấm vận kinh tế thể hiện bằng việc chính phủ Mỹ tuyên bố chính thức quan hệ ngoại giao với nước ta (7 \ 1995), quan hệ thương mại và đầu tư Quốc Tế được mở rộng, đã ra nhập ASEAN, APTA, APEC, ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và hiện nay chúng ta đang trong tiến trình đàm phán để ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra cho nền kinh té nước ta rất nhiều cơ hôị cũng như thách thức. Vậy nền kinh tế nước ta phải có quá trình chuyển dịch cơ cấu như thế nào để không những đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong nước mà còn phải hoà nhập được với nề kinh tế trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại như Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX đã đề ra. Với ý nghĩa đó em đã quyết định chọn đề tài: “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ”. Nội dung của đề tài gồm 3 phần: Phần I: Một số vấn đề lý luận và kinh ngiệm Thế Giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Phần II: Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta. Phần III: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh têa ngành trong thời gian tới. Em xin được bầy tỏ lời cảm ơn chân thành đối với thầy giáo Mai Hữu Thực đã hướng dẫn tận tình trong việc thực hiện đề án. Mặc dù đă rất cố gắng bán sát nội dung của đề tài nhưng do khả năng còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận đươc ý kiến đóng góp của các thầy các cô trong toàn trường, và toàn thể bạn đọc để đề án được hoàn thiện hơn Phần I: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1. Những khái niệm chung về cơ cấu kinh tế. 1.1. Khái niệm cơ cấu Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế chúng ta tìm hiểu khái niệm cơ cấu.“ Cơ cấu là phạm trù triết học dùng để biểu thị câú trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng nó biến đổi cùng sự biến đổi của sự vật, hiện tượng ”. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống. 1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu. Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế –xã hội cụ thể chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định.Theo quan điểm này, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội. Một cách tiếp cận khác thì cho rằng. Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng phù hợp với mục tiêu xác định cuẩ nền kinh tế. Nhìn chung cách tiếp cận trên đã thể hiện mặt bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế đó là các vấn đề. Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một quốc gia. Số lượng và tỷ trọng của những nhóm ngành và của những yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước. Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành các yếu tố..... hướng vào mục tiêu xác định cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng, muốn nắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân. 1.3. Phân loại cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành kimh tế. Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của nước đang phát triển khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo ba nhóm ngành (khu vực) chính. Nhóm ngành nông nghiệp: bao gồm các ngành nông lâm, nghư nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp: bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng. Nhóm ngành dịch vụ: bao gồm thương mại, bưu điện, du lịch. Cần nghiên cứu loại cơ cấu này nhằm tìm ra cách thức duy trì tính tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập chung cao nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất có hiệu quả nhất. Nhìn vào thực trạng cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay có thể nhận xét: Nước ta hiện nay về cơ bản còn đang là một nước nông nghiệp. Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghĩa là tỷ trọng và vai chò của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế. Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lai được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên vài ngành và gắn liền với sự hình thành sự phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ. Cơ cấu thành phần kinh tế. Nếu như phân công lao động xã hội là cơ xở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, thì chế độ sở hữu lại là cơ xở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ xở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội....theo nghĩa đó, cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Sự tác động đó là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ giữa các loại cấu trúc trong ngành kinh tế. Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên lãnh thổ. Ngoài ba cơ cấu trên còn cơ cấu sau. Cơ cấu xuất nhập khẩu. Đó là loại cơ cấu phản ánh mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế. Cơ cấu công nghệ sản xuất. Phản ánh số lượng và tỷ lệ các loại công nghệ đang và xẽ sử dụng trong nền kinh tế một nền kinh tế thường sử dụng các loại công nghệ khác nhau, công nghệ kém hiện đại, công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến....vai chò vị thế quan hệ tương hỗ và tỷ lệ giữa các loại công nghệ nói trên trong quá trình phát triển nền kinh tế tạo thành cơ cấu công nghệ của nền kinh tế đó. Cơ cấu kết cấu hạ tầng. Nền kinh tế quốc dân muốn phát triển phải có cơ cấu hạ tầng hợp lý, cơ cấu kết cấu hạ tầng của nền kinh tế là số lượng quan hệ tỷ lệ, vị trí, vai trò của các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật có ngành điện, giao thông , thông tin liên lạc, các ngành thuộc cơ sở hạ tầng bao gồm giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá pháp lý. 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 2.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trong kinh tế học Mác –Xít, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được trình bầy tập chung trong hai học thuyết. Học thuyết về phân công lao động xã hội và học thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội. Trong học thuyết về phân công lao động xã hội, kinh tế học không những chỉ rõ những điều kiện tiền đề cần thiết mà còn vạch ra khuôn khổ thể chế quyết định sự thay đổi về chất của cuộc cách mạng công nghiệp – cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại. Những tiền đề ấy là. Sự tách rời giữa thành thị và nông thôn, số lượng dân cư mật độ dân số. Năng suất lao động được nâng cao đủ để cung cấp sản phẩm “ tất yếu ” cho cả những người lao động trong nông nghiệp và những người lao động thuộc ngành sản xuất khác. Cuối cùng điều kiện thể chế có ý nghĩa quyết định cuộc cách mạng công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường nói chung và chuyển dịch cơ cấu nói riêng không thể có kết quả nếu không tính đến độ chín muồi của những tiền đề này. Nó cũng hàm ý trong điều kiện cụ thể của mỗi nền kinh tế, độ chín muồi của từng loại tiền đề có thể không giống nhau. Học thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội. Học thuyết này đã phân tích mối quan hệ giữa các ngành sản xuất trong quá trình vận động và phát triển sau những phân tích công phu, đặc biệt là tính tới ảnh hưởng của yếu tố khoa học – kỹ thuật dưới thuật nghử “ cấu tạo hữu cơ ” Có thể tóm tắt tinh thần cơ bản về mối quan hệ giữa các ngành trong học thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội như sau “ Sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất, sau đó đến sản xuất tư liệu sản xuất,tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng và chậm nhất là sản xuất tư liệu tiêu dùng ”. 2.2. Một số lý thuyết kinh tế phương tây. a. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế. Theo Walt-Rostow quá trình phát triển kinh tế của quốc gia nào cũng đều trải qua 5 giai đoạn. Thứ nhất xã hội truyền thống. Với đặc trưng là nông nghiệp giữ vai chò thống trị trong đời sống kinh tế, năng suất lao động kém linh hoạt. Thứ hai giai đoạn chuẩn bị cất cánh. Với những thay đổi quan trọng là trong xã hội đã xuất hiện tầng lớp chủ xý nghiệp có khả năng đổi mới kết cấu hạ tầng sản xuất, nhất là giao thông đã phát triển. Bắt đầu hình thành những khu vực đầu tư có tác động lôi kéo nền kinh tế phát triển. Thứ ba giai đoạn cất cánh. Với những dấu hiệu quan trọng như tỷ lệ đầu tư so với thu nhập quốc dân đạt mức 10%, xuất hiện những ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao, có những chuyển biến mạnh mẽ trong thể chế xã hội thuận lợi cho sự phát triển của khu vực sản xuất hiện đại và kinh tế đối ngoại. Thứ tư giai đoạn chuyển tới sự chín muồi kinh tế. Là giai đoạn mà tỷ lệ đầu tư trên thu nhập quốc dân đạt mức cao (10%-20%) và xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới. Thứ năm kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt. Là giai đoạn kinh tế phát triển cao, sản xuất đa dạng hoá, thị trường linh hoạt có hiện tượng suy giảm nhịp độ tăng trưởng. Theo lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế này hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hoá hiện nay nằm ở giai đoạn 2-3 tuỳ từng độ phát triển của từng nuớc ngoài những dấu hiệu kinh tế xã hội khác, về mặt cơ cấu phải bắt đầu hình thành một số ngành công nghiệp chế biến có khả năng lôi kéo toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời cùng với sự chuyển tiếp từ giai đoạn hai sang giai đoạn ba là sự thay đổi của những lĩnh vực đóng vai trò đầu tầu. Do đó tiếp cận vấn đề khái quát lịch sử của nhiều nước lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế không mô tả sâu những khía cạnh đặc thù của từng nước, song những nhận xét khái quát chung ấy có thể xem như những gợi ý rất có ý nghĩa đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá của những nước đang phát triển hiện nay. b. Lý thuyết nhị nguyên. Lý thuyết nhị nguyên do ALewis (giải thưởng nobel năm 1979) khởi xướng, tiếp cận vấn đề từ đời sống kinh tế của các nước phát triển. Ông đã có những kiến giải khá cụ thể về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện nay. Lý thuyết nhị nguyên cho rằng ở các nền kinh tế này có hai khu vực kinh tế song song tồn tại. Khu vực kinh tế truyền thống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp khu vực truyền thống có đặc điểm là trì trệ năng suất lao động thấp và dư thừa lao động. Vì thế có thể chuyển một phần lao động từ khu vực này sang công nghiệp hiện đại mà không làm ảnh hưởng gì tới sản lượng nông nghiệp. Khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại, du nhập từ bên ngoài. Do có năng suất cao nên khu vực công nghiệp hiện đại có thể tự tích luỹ để mở rộng sản xuất một cách độc lập mà không phụ thuộc vào những điều kiện chung của toàn bộ nền kinh tế kết luận đương nhiên rút ra từ những nhận định này là để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những nước trậm phát triển, phải bằng mọi cách mở rộng khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại càng nhanh càng tốt mà không cần quan tâm tới khu vực nông nghiệp truyền thống. Sự gia tăng của khu vực công nghiệp hiện đaị tự nó sẽ rút dần lao động từ khu vực nông nghiệp sang và biến nền sản xuất xã hội từ trạng thái nhị nguyên thành một nền kinh tế công nghiệp phát triển. Lý thuyết kinh tế nhị nguyên còn được nhiều nhà kinh tế (J.Fei, G.Ranis, Harris, Todaro,..). Tiếp tục ngiên cứu và phân tích. Luận điểm xuất phát của họ là khả năng phát triển và thu nạp lao động của khu vực công nghiệp hiện đại. Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn kỹ thuật, trong đó có những loại kỹ thuật có hệ số sử dụng lao động cao, nên về nguyên tắc có thể thu hút được lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp truyền thống. Nhưng việc di chuyển lao động được giả định là do sự chênh lệch về thu nhập của lao động từ hai khu vực kinh tế trên quyết định. Một hướng phát triển khác dựa trên lý thuyết nhị nguyên là phân tích khả năng di chuyển lao động từ nông thôn ra khu vực công nghiệp, thành thị. Quá trình chuyển dịch lao động chỉ trôi chẩy khi “ Tổng cung ” về lao động ở khu vực nông nghiệp phù hợp với “ Tổng cầu ” ở khu vực công nghiệp sự di chuyển này không chỉ phụ thuộc vào mức chênh lệch về thu nhập mà còn phụ thuộc vào sác xuất tìm được việc làm đối với những người lao động nông nghiệp. Khi đưa thêm ra yếu tố sác xuất tìm được việc làm vào phân tích người ta thấy xuất hiện các tình huống làm yếu đi khả năng di chuyển lao động giữa hai khu vực như sau: Sự năng động của bản thân khu vực công nghiệp, khả năng đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của những người lao động nông nghiệp khi chuyển sang lĩnh vực công nghiệp. Tóm lại khi phân tích sự di chuyển cơ cấu kinh tế của hai lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng nhất của nền kinh tế trậm phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá các lý thuyết nhị nguyên đã đi từ chỗ cho rằng chỉ cần tập chung vào phát triển công nghiệp mà không chú ý gì đến phát triển nông nghiệp đến chỗ chỉ ra những giới hạn của chúng và vì thế, cần quan tâm thích đáng tới nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế này. c. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối. Thuyết này do A.Hirsch man, F.perrsons, G.Destannedebenis.....xây dựng và phát triển cho rằng không thể và không nhất thiết phải bảo đảm tăng trưởng bền vững bằng cách cân đối cơ cấu liên ngành đối với mọi quốc gia, với những luận cứ chủ yếu . Việc phát triển cơ cấu không cân đối gây nên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư. Trong mối quan hệ tương quan giữa các nghành nếu cung bằng cầu thì xẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Do đó, có những dự án đầu tư lớn hơn vào một số lĩnh vực thì áp lực đầu tư xẽ xuất hiện bởi một số lĩnh vực chính những dự án đó có tác động lôi kéo đầu tư theo kiểu lý thuyết số nhân. Trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá vai chò cực tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế, cần tập chung những nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong một thời điểm nhất định. Do trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, các nước đang phát triển rất thiếu vốn, lao động kỹ thuật, công nghệ và thị trường nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, việc phát triển cơ cấu kinh tế không cân đối là một lựa chọn bắt buộc. d. Lý thuyết phát triển theo mô hình “ Đàn nhạn bay ”. Lý thuyết đàn nhạn bay do giáo sư Kaname Akamatsu khởi xướng đã đưa ra những kiến giải về quá trình “ đuổi kịp ” các nước tiên tiến nhất của các nước kém phát triển hơn. Trong số những ý tưởng về sự đuổi kịp này vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xét trên góc độ phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp, trong phân ngành hay thậm chí từng loại sản phẩm riêng biệt quá trình “đuổi kịp ” về mặt kinh tế và kỹ thuật của chúng được chia thành bốn giai đoạn. Giai đoạn một: Các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển hơn và suất khẩu một số hàng thủ công đặc biệt. Giai đoạn này xảy ra sự phân biệt hay phân công lao động quốc tế ngay trong lòng các nước kém phát triển – Chuyển sản xuất một số loại sản phẩm thủ công đặc biệt để bán và nhập khẩu hàng tiêu dùng công nghiệp khác từ các nước công nghiệp phát triển. Giai đoạn hai: Các nước trậm phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ nước công nghiệp phát triển để tự chế tạo lấy hàng công nghiệp tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập. Đây là giai đoạn các nước kém phát triển bắt đầu tích luỹ tư bản và phỏng theo công nghệ chế tạo từ các nước phát triển. Giai đoạn ba: Là giai đoạn mà những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập ở giai đoạn hai đã có thể trở thành sản phẩm suất khẩu. Những sản phẩm đầu tư nước ngoài trước đây phải nhập khẩu giờ đây đã có thể dần dần thay thế bằng khai thác và sản xuất trong nước. Như vậy khoảng cách kỹ thuật giữa các nước đi sau với các nước công nghiệp phát triển (Trước hết là trong lĩnh vực chế tạo hàng tiêu dùng không còn cách xa bao nhiêu). Vỳ vậy mà số lượng quy mô mặt hàng xuất khẩu ngày càng mở rộng cơ cấu công nghiệp đã trở nên đa dạng hơn do chỗ có nhiều khả năng hơn về kỹ thuật để lựa chọn và sử dụng các lợi thế so sánh với trước đây. Giai đoạn bốn: Là giai đoạn việc xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng bắt đầu giảm xuống, nhường chỗ cho việc xuất khẩu các loại hàng hoá đầu tư vốn đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn ba. Về mặt kỹ thuật đã đại mức ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển và chuyển giao một số ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng sang các nước kém phát triển hơn. 3. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hoá. 3.1. Mô hình công nghiệp hoá cổ điển Anh, Pháp, Đức. Mô hình công nghiệp hoá ở Anh, Pháp, Đứcc có những điểm tương đồng về điều kiện, cách thức và trình tự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá vẫn đậm nét và nổi trội. Nhửng điều kiện chung của quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nhóm nước theo mô hình cổ điển đaị thể là: Là nước có quy mô lãnh thổ và dân số tương đối lớn. Là nước đứng đầu về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các mối quan hệ quốc tế còn hạn hẹp, chỉ tập chung chủ yếu dưới hình thức hoạt động ngoại thương. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Đất đai, khoáng sản...tương đối phong phú đa dạng. Mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển có những đăc trưng là. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp sảy ra trước trở thành một trong số những tiền đề kiên quyết của cách mạng công nghiệp (hay công nghiệp hoá). Tuy diễn ra chậm chạp và kéo dài nhưng những thay đổi kỹ thuật và cách thức tổ chức đã làm cho sản lượng và năng suất lao động nông nghiệp tăng lên làm tăng khối lượng hàng hoá nông sản cung cấp cho xã hội, và có thể chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành sản xuất khác mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp. Mặt khác khối lượng cầu về tư liệu lao động và hàng hoá tiêu dùng trong khu vực sản xuất nông nghiệp tăng lên đã kích thích mở rộng sản xuất ở những khu vực phi nông nghiệp. Quá trình này đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên để chuyển thành kinh tế hàng hoá và hình thành thị trường dân tộc. Quy mô và nhịp độ của các bước tiến trong nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tiến trình cách mạng công nghiệp. Chẳng hạn, ở nước Anh, cách mạng nông nghiệp bắt đầu rất sớm, song khi bước vào cách mạng công nghiệp giai cấp tư sản đã phải dùng bạo lực để trợ giúp nhằm tăng cường quy mô và nhịp độ của cách mạng nông nghiệp. Sự kiện này đã đẩy cuộc cách mạng nông nghiệp Anh đến chỗ rất triệt để, giúp nước Anh trở thành nước đầu tiên trở thành nước hoàn thành cách mạng công nghiệp. Trên phương diện trang bị kỹ thuật cho sản xuất sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong mô hình công nghiệp hoấ kiểu cổ điển diễn ra theo trình tự là, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, giao thông vận tải, và bưu điện, nông nghiệp và cuối cùng là dịch vụ liu thông. Điển hình như ở Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã khởi đầu bằng công nghiệp dệt, trước hết cuộc cách mạng về kỹ thuật sản xuất trên máy công tác, sau đó lan truyền sang máy truyền lực và máy phát lực. Những thay đổi liên tục đó kết hợp với những thành tựu nhảy vọt trong khoa học cơ học động lực học đã thúc đẩy sự ra đời trong lĩnh vực công nghiệp nặng, là ngành sản xuất ra các tư liệu sản xuất. Cùng lúc đó sự phát triển của ngành giao thông vận tải đã góp phần thúc đẩy công nghiệp nặng chiếm ưu thế so với công nghiệp nhẹ. Chính tại thời điểm này cuộc cách mạng xem như cơ bản hoàn thành. Do tuân thủ trình tự trang bị kỹ thuật trên, công cuộc công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã diễn ra một cách từ từ, tiệm tiến và phải kéo dài hàng trăm năm. Sự gia tăng kiểu tiệm tiến của công nghiệp làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra từ từ. Diễn biến của quá trình theo kiểu cổ điển không gây ra những mất cân đối trầm trọng và áp lực tích luỹ vốn không quá lớn. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu ngành của mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển diễn ra “như một quá trình lịch sử tự nhiên” để lại “ chuẩn mức ” cho những nước đi sau trong sự nghiệp công nghiệp hoá. Ngày nay, những điều kiện giàng buộc quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi căn bản nên không nhất thiết phải lập lại mô hình cổ điển. Song, tuyệt nhiên không phải vì vậy mà có thể tiến hành những bước đi tuỳ tiện trong việc chuyển dịch cơ cấu. 3.2. Mô hình công nghiệp hoá theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung. Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kiểu kế hoạch hoá tập chung được khởi đầu ở liên xô và sau đó, ở hàng loạt nước Xã Hội Chủ Nghĩa sau những thập niên sau triến tranh thế giới thứ hai. Có những đặc trưng là. Tập chung ưu tiên cao độ cho công nghiệp nặng ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá. Ngay trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1927-1932), tổng đầu tư cho công nghiệp nhóm A cuẩ liên xô chiếm tới 78% vốn đầu tư cho công nghiệp. Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp nặng trong tổng đầu tư công nghiệp của các nước XHCN Đông âu trong những năm 1950-1960 dao động từ 70%-90% ở việt nam trức 1985 ở mức 70%. Sự ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá dựa trên những đánh giá về điều kiện cần và đủ như sau. - Về mặt thực tiễn: Chỉ có xây dựng một ngành công nghiệp nặng hiện đại mới bảo đảm được một nền kinh tế độc lập tự chủ, chống lại mọi hình thức nô dịch của chủ nghĩa thực dân còn ở bên trong, đó là cơ sở duy trì sự.hậu, đuổi kịp trình độ của thế giới. - Cùng với điều kiện cần trên., đánh giá về điều kiện đủ dựa trên những cơ sở quan trọng nhất là chế độ công hữu XHCN cho phép nhà nước thâu tóm mọi quyền lực kinh tế và khoa học kỹ thuật và trực tiếp điều hành công cuộc công nghiệp hoá theo cơ cấu kinh tế định sẵn theo kế hoạch. Các chi tiêu hiện vật được xem như là cơ sở quan trọng nhất của việc duy trì tính cân đối giữa các ngành của quá trình công nghiệp hoá. Đây là thuộc tính riêng có gắn liền với thể chế của mô hình công nghiệp hoá này. Từ điểm suất phát là chế độ công hữu, các quan hệ thị trường, đặc biệt là thước đo thông qua giá trị, bị gạt ra khỏi quá trình kế hoạch hoá. các quan hệ giá trị chỉ có ý nghĩa kế toán hỗ trợ chứ không được xem là căn cứ đề ra quyết định phân bổ nguồn lực. Chính vì thế chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của cơ cấu ngành thiếu đi thước đo khách quan và chắc chắn là quan trọng nhất trong việc ra quyết định phân bổ nguồn lực. Quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đẩy nhanh bằng cách áp dụng nhiều biện pháp phi kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá theo mô hình công nghiệp hoá tập chung đã đưa đến kết quả là: Trong giai đoạn đầu tiên công nghiệp tăng trưởng và tốc độ hết sức nhanh tróng, cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh mẽ. ở một số nước tỷ trọng của công nghiệp đã vượt qua nông nghiệp. Còn ở một số nước kém phát triển hơn khác thì hiện trạng cơ cấu kinh tế đã được cải thiện căn bản so với thời kỳ thuộc địa trước đó. Song điều đáng tiếc là những kết quả tăng trưởng công nghiệp, những thay đổi cơ cấu nêu trên đã không trở thành hình mẫu đáng mong muốn về tăng trưởng liên tục và lâu bền. Cuộc khủng hoảng có tính chất hệ thống đã dẫn đến sự xụp đổ của liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa đông âu cũng như cuộc cải cách toàn diện ở một số nước khác từ cuối thập kỷ 1980 chứng tỏ mô hình công nghiệp hoá kiểu kế hoạch hoá tập chung đã thất bại. Đồng ý rằng sự đổ vỡ có nguồn gốc sâu xa từ cơ chế như sự phân tích trong nhiều sách báo kinh tế đã đề cập tới, song ở đây trong phạm vi có liên quan trực tiếp tới vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thấy rằng những tiền đề cho sự ra đời sớm và duy trì tốc độ tăng trưởng cao của công nghiêpi nói chung, công nghiêpi nặng nói riêng không được bảo đảm. 3.3. Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của một số nước công nghiệp mới –NIC. Về mặt lý thuyết mô hình này dựa trên những xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế dưới tác động của khoa học – kỹ thuật và lựa chọn một cơ cấu kinh tế không cân đối để hình thành các cực tăng trưởng dựa trên những lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương. Cách tiếp cận cơ cấu kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá này có một số đặc trưng là. Quá trình công nghiệp hoá được bắt đầu từ việc tập chung khai thác các thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới. Đối với các nước chậm phát triển những thế mạnh khả dĩ là nguồn lao động rồi rào giá rẻ, tài nguyên khoáng sản và nông sản. Đối với các nước trong nhóm NIC thì sự phát triển hướng vào những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, điện tử dân dụng. Trong khi đó một số nước khác như Malayxia và Thái Lan lại khởi đầu với các sản phẩm nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Chính sách hướng vễ xuất khẩu đặt trọng tâm phát triển vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế và sản xuất những sản phẩm mà thị trường thế giới cần, tức là hướng tới một cơ cấu kinh tế không cân đối. Toàn bộ chính sách chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu đèu dựa trên nguyên lý chung là đảm bảo cho các nhà sản xuất có lợi hơn nếu bán sản phẩm của mình ra nước ngoài. Những biện pháp khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm hai loại cơ bản là: Nhà nước trực tiếp tác động bằng cách đưa ra danh mục các mặt hàng ưu tiên . Được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, hoặc trực tiếp trợ cấp cho các loạt hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước gián tiếp can thiệp qua các công cụ tài chính tiền tệ. Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất hướng ra thị trường thế giới. Với những chính sách nêu trên thực tiễn mấy chục năm gần đây cho thấy rằng những quốc gia đi theo mô hình hướng về xuất khẩu đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu hết sức nhanh tróng. 4. Kinh ngiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở một số nước. 4.1. Kinh ngiệm của Nhật Bản. Trong hơn 100 năm của quá trình phát triển tại Nhật Bản. Giai đoạn 1955-1973 là một thời kỳ đặc biệt kinh tế kinh tế bình quân mỗi năm tăng 10% và thành quả này kéo dài gần 20 năm các nhà kinh tế gọi đó là giai đoạn thần kỳ. Trước khi bước vào giai đoạn phát triển cao độ này Nhật Bản trực diện với một tình huống rất quốc tế rất giống Việt Nam và có thành tựu trên là: Nhật Bản có sự gia tăng nguồn vốn nhanh chóng. Vào thời kỳ này Nhật Bản đã duy trì được tỷ lệ tích luỹ vốn cao và có xu hướng tăng lên. Năm 1955 tích luỹ vốn so với tổng sản phẩm xã hội là 21,8%, 1968 là 39,7%. Tỷ lệ tích luỹ tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội bình quân từ 1955 đến 1968 là 29,2%, lớn hơn 2 lần của Mỹ và gần bằng 2 lần của Anh. Có tỷ lệ tích luỹ vốn cao như trên là nhờ. Duy trì mức tiền lương thấp. Trong khi mức năng suất lao động của Nhật Bản tăng rất nhanh thì tiền lương của công nhân Nhật Bản lại thấp so với các nước tư bản phát triển. Lợi dụng được khối lượng lớn tiền tiết kiệm của dân chúng vào kinh doanh. Chi phí quân sự thấp, Nhật Bản không được phép có lực lượng vũ trang, trừ quân đội phòng vệ. Nguồn vốn nước ngoài: Nhật Bản được những nguồn vốn lớn của nước ngoài đổ vào. Chủ yếu từ Mỹ. Ngoài ra Nhật Bản còn hạn chế gắt gao về phúc lợi xã hội. Đa dạng hoá cơ cấu sản xuất. Có sự thay đổi vị trí giữa công nghiệp và nông nghiệp, những ngành công nghiệp nặng cơ bản dần chiếm ưu thế và dần dần công nghiệp đã chiếm vị trí áp đaỏ trong những ngành sản xuất bằng kỹ thuật hiện đại nhất, có năng xuất cao từ năm 1955 đến năm 1968, tỷ trọng lao động công nghiệp chế tạo luôn tăng 4,5 lần, đầu thập kỷ 70. Nhật Bản dẫn đầu thế giới về sản lượng tàu biển, máy ảnh, máy thu thanh, ti vi... Đẩy mạnh công tác ứng dụng và ngiên cứu khoa học – kỹ thuật Nhật Bản tăng cường nhập khẩu các bằng phát minh sáng chế chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển.Về số lượng bằng phát minh nhập khẩu, Nhật Bản đứng đầu thế giới: Từ năm 1950 đến năm 1969. Nhật Bản nhập 11606 bằng phát minh với tổng chi phí là 6 tỷ USD. Năm 1970 so với năm 1956, chi phí nhập kỹ thuật tăng 13 lần.Vì vậy những ngành này chẳng những phát triển nhanh về sản lượng mà còn tiến rất nhanh về trình độ kỹ thuật. Tăng cường vai trò quản lý._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35528.doc
Tài liệu liên quan