Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Hồ Thị Bích Vân. Sinh viên: Nguyễn Hoàng Việt HÀ NỘI, NĂM 2008 ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.” Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Hồ Thị Bích Vân Sinh viên: Nguyễn Hoàng Việt Lớp : Quản Lý Kinh Tế 46B Khóa : 46 Hệ : Chính Quy Chuyên ... Ebook Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành: Quản Lý Kinh Tế. HÀ NỘI, NĂM 2008 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm 2000-2008 Mộc Châu được tỉnh Sơn La đánh giá là Huyện có nhiều chuyển biến tích cực, huyện được coi là vùng kinh tế động lực của tỉnh Sơn La. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, của Tỉnh Ủy – HĐND-UBND Tỉnh, cùng với sự quyết tâm, sáng tạo khai thác tiềm năng của mình và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài huyện, Mộc Châu đã đạt được những thành tựu rất cơ bản về phát triển Kinh Tế - Xã Hội, An Ninh – Quốc Phòng: Tổng giá trị sản phẩm năm 2007 đạt 725 tỷ đồng chiếm 25% tổng GDP của toàn Tỉnh. Diện tích chè chiếm 65% và sản lượng chè chiếm trên 70% so với toàn Tỉnh. Số lượng đàn bò sữa và sản lượng sữa chiếm 100% toàn Tỉnh và nhiều các chỉ tiêu khác huyện Mộc Châu đều dẫn đầu. Sở dĩ huyện Mộc Châu đạt được kết quả như vậy, trong nhiều nguyên nhân thì việc đánh giá đúng điều kiện khách quan, chủ quan, tìm ra được giải pháp để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một yếu tố có tính quyết định giúp cho Mộc Châu khai thác thác phát huy có hiệu quả các nguồn lực nội tại và bên ngoài từ đó mang lại sự phát triển Kinh tế - Xã hội ổn định cho Mộc Châu theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Do đó việc xây dựng được cơ cấu kinh tế hợp lý để vừa khai thác hết tiềm năng của một huyện miền núi vừa tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, lại phải đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn, từng vùng kinh tế để có một cơ cấu kinh tế đúng nhất, hợp ý Đảng, lòng dân nhất; để vừa không mắc vào bảo thủ, tụt hậu vừa để không rơi vào tình trạng duy ý chí, là một việc làm hết sức cần thiết nhất là trong bối cảnh khi đất nước ta hòa nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới. Xác định được ý nghĩa quan trọng đó của vấn đề, là một sinh viên cuối khóa đang thực tập tại phòng Kinh tế huyện Mộc Châu em xin được đi sâu tìm hiểu về đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La”. Trong phạm vi của chuyên đề, nội dung chính mà em đề cập đến đó là: vận dụng những kiến thức đã được học để đánh giá, phân tích thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Mộc Châu từ đó đưa ra một số những phương hướng và giải pháp cơ bản. Chuyên đề được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Chương 2: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Mộc Châu; Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Mộc Châu. Do hiểu biết còn hạn chế cả về lý luận lẫn thực tiễn, thời gian lại có hạn nên bài viết còn nhiều những thiếu sót, vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS Hồ Thị Bích Vân và các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tế huyện Mộc Châu đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ____________________ 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ. 1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU: Việc đầu tiên khi đi tìm hiểu về khái niệm cơ cấu kinh tế, chúng ta cần phải nghiên cứu, nẵm rõ được khái niệm “cơ cấu”. Cơ cấu tùy theo các cách tiếp cận khác nhau mà có thể có những định nghĩa khác nhau, hiểu theo cách tiếp cận của quan điểm hệ thống đó là: “Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng”. Đây là cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu về khái niệm cơ cấu kinh tế. 1.1.2. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU KINH TẾ: Trong quá trình hình thành và phát triển, lịch sử xã hội loài người đã không ngừng vận động và trải qua nhiều phương thức sản xuất, cùng với nó sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy sự phân công lao động, sự phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống, thống nhất là mầm mống, cơ sở là tiền đề cho quá trình hình thành cơ cấu kinh tế. Nếu xét theo quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống chúng ta có thể hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội. Theo một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế được hiểu đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Nhưng nhìn chung các cách tiếp cận đều phản ánh được bản chất của cơ cấu kinh tế đó là các vấn đề sau: - Bao gồm tổng thể các nhóm ngành, các bộ phận, yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một Quốc gia hay một vùng lãnh thổ. - Số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành, các bộ phận, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế. - Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các bộ phận, các yếu tố của hệ thống kinh tế hướng vào mục tiêu đã xác định. - Sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian luôn bao hàm sự thay đổi của bản thân các bộ phận và sự thay đổi của bản thân các kiểu cơ cấu. Do đó, ta thấy rằng dù được tiếp cận theo cách nào thì cơ cấu kinh tế của nền kinh tế Quốc dân luôn là biểu hiện của mối quan hệ về chất lượng, số lượng giữa các bộ phận cấu thành trong điều kiện về thời gian, Kinh tế - Xã hội nhất định nào đó. Chỉ tiêu kinh tế làm cơ sở để biểu hiện mối quan hệ về số lượng giữa các bộ phận, các yếu tố của cơ cấu kinh tế là chỉ tiêu tổng sản phẩm nội địa (GDP). 1.1.3. PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ: Chúng ta có thể thấy cơ cấu kinh tế là một phạm trù trừu tượng, vì vậy, muốn nắm vững được bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả thì chúng ta cần phải xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế. Mỗi một loại cơ cấu kinh tế phản ánh những nét đặc trưng của các bộ phận và các cách mà chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân xét dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại cơ cấu khác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Những loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc dân bao gồm: 1.1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế: Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính đó là: Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm các ngành nông lâm, ngư nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp: Gồm các ngành công nghiệp và xây dựng Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại, du lịch. . . Chúng ta cần nghiên cứu loại cơ cấu này nhằm tìm ra cách thức duy trì tính tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất. 1.1.3.2. Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế: Nếu cơ cấu kinh tế theo ngành được hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế theo vùng và lãnh thổ được hình thành từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu vùng - lãnh thổ kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một hệ thống nhất và đều là biểu hiện cuả sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu vùng lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu vùng và lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong một điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó. Thông thường cơ cấu theo vùng và lãnh thổ bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, khu vực kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, khu vực kinh tế đồng bằng và miền núi… 1.1.3.3. Cơ cấu thành phần kinh tế: Nếu như sự phân công lao động sản xuất xã hội là cơ sở của việc hình thành cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng – lãnh thổ, thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng – lãnh thổ trong quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Thực chất loại cơ cấu này phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động sản xuất mà trong đó cụ thể là quan hệ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất. Thông thường cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế bao gồm các bộ phận sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp. Tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế này trong hệ thống kinh tế thường không giống nhau. Điều đó tạo ra sự khác biệt trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của mỗi quốc gia cũng như trong từng giai đoạn phát triển. Ba loại hình cơ cấu trên là biểu hiện đặc trưng cho cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó thì cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được hình thành, phát triển và chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi vùng và lãnh thổ, trên phạm vi cả nước. Mặt khác việc phân bố không gian vùng một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên vùng, lãnh thổ kinh tế. 1.1.4. VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ: Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển kinh tế của cả một đất nước, một vùng kinh tế. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì phải hợp lý, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại, không một nền kinh tế nào chỉ dựa vào nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thông, tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong ngoài nước. Việc hình thành cơ cấu kinh tế được diễn ra theo hai quá trình tự phát và có kế hoạch. Ngày nay để được thực hiện được mục tiêu tổng quát trong phát triển kinh tế, chính phủ các nước chủ động xác định cơ cấu kinh tế trong chiến lước phát triển của mình, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế luôn là trọng tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế các nước. 1.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU KINH TẾ: Cơ cấu kinh tế của mỗi nước được hình thành và phát triển dựa vào những nhân tố chủ quan và khách quan hết sức phức tạp. Trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý nhất thiết phải đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế để phát huy các nhân tố thuận lợi, hạn chế, loại bỏ các nhân tố tiêu cực, khó khăn, không thuận lợi, đây là nghệ thuật của một nhà quản lý, của các tổ chức, bộ máy quản lý kinh tế xã hội của các ngành, các cấp. Không phân tích đầy đủ các nhân tố, những quan điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng chủ quan duy ý chí hoạc bi quan, tiêu cực trì trệ nhất là xây dựng cơ cấu kinh tế huyện miền núi còn nhiều khó khăn, phức tạp. Về mặt khách quan, quá trình thay đổi, phát triển cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào ba nhân tố chủ yếu sau: 1.1.5.1. Nhân tố địa lý tự nhiên, bao gồm tài nguyên khoáng sản, nguồn nước,nguồn năng lượng, đất đai, khí hậu: Thiên nhiên vừa là những điều kiện chung của sản xuất kinh tế xã hội, vừa là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Ảnh hưởng của tự nhiên đến cơ cấu kinh tế mang tính chất trực tiếp…Trong thực tế, thường xảy ra 2 khuynh hướng đó là: Một là, quá lệ thuộc vào tự nhiên, hai là, coi nhẹ yếu tố tự nhiên. Cả hai xu hướng đó đều sai lầm. Cùng với quá trình phát triển sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật càng phát triển, con người càng bớt phụ thuộc vào thiên nhiên, càng chế ngự được tự nhiên và khai thác tốt hơn điều kiện của tự nhiên. Song quá trình đó cũng đòi hỏi con người phải gắn bó với tự nhiên, bảo vệ tự nhiên. 1.1.5.2. Nhân tố Kinh tế - Xã hội: Đây là một nhân tố có ý nghĩa quyết định quá trình thay đổi và hình thành cơ cấu kinh tế. Trong bản thân nhóm nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố khác nhau. Có thể chia làm 2 nhóm sau: Nhân tố nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người quy định các hoạt động của con người cũng như cơ cấu và kết quả của những hoạt động đó. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu xã hội được phản ánh thông qua nhu cầu thị trường. Nhu cầu mang tính chủ quan, nhưng khi phản ánh qua thị trường nó trở thành yếu tố tác động khách quan đối với sản xuất. Vì vậy, khi thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tính đến nhu cầu của thị trường. Thứ hai là, trình độ phát triển mọi mặt của nền kinh tế về cơ cấu vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý, ảnh hưởng rất mạng mẽ tới hình thành cơ cấu kinh tế. Bởi vì cơ cấu kinh tế về thực chất là thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội. Quá trình đó phải dựa trên cơ sở một năng suất lao động xã hội nhất định, mà năng suất lao động xã hội bị phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý. 1.1.5.3. Nhân tố bên ngoài tác động đến hình thành cơ cấu kinh tế Ngoài ra trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO việc xây dựng cơ cấu kinh tế phải đảm bảo phù hợp với những điều kiện tại mỗi địa phương nhất định và phải đảm bảo được xu thế hòa nhập nền kinh tế thị trường Quốc Tế. 1.1.6. NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ XÂY DỰNG MỘT CƠ CẤU KINH TẾ HỢP LÝ: Chủ nghĩa Mác đã nhấn mạnh “cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”. Muốn xác định cơ cấu kinh tế phải căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện Kinh tế - Xã hội – Chính trị ở trong nước và chính sách đối ngoại của đất nước. Một cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu kinh tế thích ứng nhất với các điều kiện cụ thể, và đem lại hiệu quả nhất định, phải đảm bảo phù hợp với các quy luật khách quan, phản ánh được khả năng khai thác các nguồn lực, có khả năng hội nhập với quốc tế và khu vực, phải tạo ra sự cân đối và bền vững, phù hợp với xu thế kinh tế thế giới. Nhìn chung một cơ cấu kinh tế có hiệu quả phải tạo ra được sự ổn định, tăng trưởng và phát triển của nền Kinh tế - Xã hội. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau: Thứ nhất, khai thác tối đa những ưu thế và thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, tiềm năng sẵn có về Kinh tế - Xã hội, kể cả những thuận lợi của xu thế bên ngoài đem lại… Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lý, khoa học, đem lại hiệu quả cao. Thứ hai, bảo đảm và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng và mỗi thành phần. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải làm sao tạo khả năng phát triển thuận lợi cho cả tổng thể và từng bộ phận trong tổng thể. Thứ ba, cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả phải tạo khả năng tích lũy cao nhất ở những ngành, những vùng có nhiều ưu thế, không những có khả năng bù đắp cho những ngành, những vùng không có điều kiện tích lũy, mà còn góp phần làm cho tăng tích lũy của nền kinh tế quốc dân. Thứ tư, một cơ cấu kinh tế hợp lý phải tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển với số lượng và chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ: Trong quá trình phát triển của một quốc gia thì cơ cấu luôn luôn thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển Kinh tế - Xã hội. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển mới được gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của một quốc gia. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp như: quy mô kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế, các lợi thế so sánh, lợi thế về nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên thiên nhiên, điều kiện Kinh tế - Xã hội, văn hóa… Một nhân tố quan trọng khác góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia đó là quá trình chuyên môn hóa sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế không đồng đều. Những ngành, những vùng và những thành phần mà có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí hay số lượng, mà là sự biến đổi cả về chất và lượng trong nội bộ cơ cấu của hệ thống kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ diễn ra khi: - Có những sự thay đổi lớn về điều kiện phát triển; - Có những khả năng và giải pháp mới làm thay đổi phương thức khai thác các điều kiện hiện tại; - Trong quan hệ phát triển giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế có những trở ngại dẫn đến việc hạn chế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Để đáp ứng cho công cuộc đổi mới, chuyển nền kinh tế nước ta sang nền sản xuất hàng hóa gồm nhiều thành phần, thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo: - Sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh; - Khai thác tối đa tiềm năng; - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tạo nên khối lượng tích lũy ngày càng lớn trong toàn bộ nền kinh tế quôc dân; - Góp phần vào việc phát triển và ổn định nền Kinh tế - Xã hội; - Phải kết hợp được kinh tế trong nước và kinh tế thế giới. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên nền tảng là một cơ cấu kinh tế hiện có do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo, bổ sung cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp để xây dụng một cơ cấu mới tiên tiến hơn, hoàn thiện, phù hợp hơn với môi trường phát triển kinh tế trong thời đại mới. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu thực chất đó chính là là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo vùng và lãnh thổ kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải theo một xu hướng mang lại sự phát triển hiệu quả cho nền kinh tế nói chung, ngày nay quá trình chuyện dịch cơ cấu kinh tế trên cả 3 phương diện: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng – lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế đều theo những hướng phát triển sau: - Về cơ cấu ngành: chuyển dần từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trước đây sang cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ hiện nay, từ đó giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đầu tư phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tiến tới cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Trong những năm trước mắt phát triển mạnh công nghiệp chế biến và kết cấu hạ tầng, chuẩn bị điều kiện để phát triển các ngành mũi nhọn và lợi thế so sánh. - Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: Chuyển từ cơ cấu kinh tế quốc doanh, tập thể là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp. Trong đó thì kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo đồng thời phát triển mạnh kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. - Về cơ cấu kinh tế theo vùng và lãnh thổ: cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần chỉ có thể được chuyển dịch trên một vùng lãnh thổ nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và lãnh thổ phải theo hướng phát triển toàn diện và tập trung có trọng điểm, phát triển tổng hợp với phát triển chuyên môn hóa. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN MỘC CHÂU. __________________ 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU 2.1.1. KHÁI QUÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA HUYỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG CƠ CẤU KINH TẾ: 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: a. Vị trí địa lý: Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc với độ cào trung bình khoảng 1000 m so với mặt nước biển, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thị xã 120 Km và cách Hà Nội 200 Km về phía tây, có diện tích 206.140 ha. Nằm ở tọa độ địa lý: 20040’ – 21007’ vĩ bắc, 104026’ -10505’ kinh độ đông. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên. Huyện Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và của vùng Tây Bắc, năm trên trục giao thông Quốc lộ 6 huyết Mạch của vùng Tây bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ - Hà Nội – Lai Châu, huyện có trên 36 Km đường biên giới với nước Cộng hòa DCND Lào, có cửa khẩu Quốc gia. Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc. b. Địa hình: Mộc Châu có diện tích 206.140 ha nằm trên dải cao nguyên đá vôi lớn chạy từ Tây Bắc xuông Đông Nam. Độ cao bình quân khoảng 1000 m, thấp nhất là ở ven sông Đà là 120 m (mặt hồ thủy điện Hòa Bình); Cao nhất là 1100 m ở đỉnh cao nguyên ( Lóng Luông, Vân Hồ, Tân Lập). Độ cao tuyệt đối là 1884 m (ở đỉnh Phu Luông). Địa hình Mộc Châu thuộc dạng núi đá vôi hiểm trở, xen lẫn đồi núi đất, địa hình bị chia cắt mạnh. Có thể phân ra ba miền khí hậu tương đối theo độ cao đó là: - Độ cao: 150-500 m: thuộc vùng có khí hậu nóng của huyện có diện tích 55.000 ha, chiếm tỷ lệ 27% diện tích toàn huyện chủ yếu thuộc 7 xã ven sông Đà và thung lũng của xã Chiềng Hắc, Mường Men. - Độ cao: 500-700 m: thuộc vùng khí hậu trung bình của Huyện có diện tích 80.000 ha, chiếm tỷ lệ 39% diện tích toàn huyện thuộc các xã trung gian giữa Quốc lộ 6 và vùng ven Sông Đà. - Độ cao 700-1200 m: có 71.140 ha thuộc vùng khí hậu mát có mùa đông lạnh, chiếm tỷ lệ 35% diện tích toàn huyện, tập trung dọc trục Quốc lộ 6 và phía Tây Bắc của huyện (xã Tân Lập, nông trường Cở Đỏ). Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn: - Từ O đến 15 độ: 7.080 ha chiếm 3% diện tích tự nhiên. - Từ 16 đến 25 độ: 28.350 ha chiếm 14% diện tích tự nhiên. - Từ 25 độ trở lên: 170.720 ha chiếm 83% diện tích tự nhiên. Sự đa dạng về địa hình cùng với các yếu tố khí hậu độc đáo cho phép Mộc Châu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế trong và ngoài nước. c. Đất đai và nguồn nước: Diện tích đất tự nhiên của huyện là 206.140 ha, gồm nhiều loại đất Fralit phát triển trên đá vôi, phiến thạch, sa thạch có nhiều thung lũng đất đen (Regin) hình thành tại chỗ; Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, ít chua… Nguồn nước: do nằm trên cao nguyên đá vôi nên nguồn nước mặt không dồi dào, toàn huyện có 7 con suối lớn, còn lại chủ yếu do nguồn nước mưa lưu giữ trong các ao, hồ chứa, kênh, mương. Tuy nhiên nguồn nước phân bố không được đồng đều. d. Khí hậu: Mộc Châu thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới có mùa đông lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.650 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85% với tổng lượng bốc hơi khoảng 900 mm/năm. Số ngày có sương muối bình quân là 5 ngày, thường có gió Lào xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. e. Tài nguyên rừng và khoáng sản: Rừng: Mộc Châu còn 89.900 ha rừng tương đương 42% diện tích tự nhiên. Trong đó: - Diện tích rừng tự nhiên đạt 82.095 ha; - Rừng gỗ là 48.700 ha; rừng tre nứa: 7.600 ha; rừng hỗn giao 2.795 ha; - Rừng trồng: 7.805 ha. Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú có nhiều động, thực vật quý hiếm, có khoảng 456 loại thực vật thuộc 4 ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài chim, thú quý hiếm. Độ che phủ rừng năm 2005 đạt trên 40%. Khoáng sản: Mộc Châu có một số loại khoáng sản có thể khai thác được như: Than (Suối Bàng) với trữ lượng khoảng 2,4 triệu tấn và than bùn ở nhiều nơi có thể khai thác để sản xuất phân bón; bột Tan Tà Phù với trữ lượng lớn khoảng 2,3 triệu tấn tập trung ở Tà Phù xã Liên Hòa; Đất sét: có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác phát triển sản xuất gạch để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài huyện. f. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2007: Biểu số 2.1: T/T ĐẤT ĐANG SỬ DỤNG DIỆN TÍCH (Ha) TỶ LỆ % DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN Tổng DT tự nhiên 206140 100 I Đất SX Nông nghiệp 39100 18.97 1 Trồng cây hàng năm 31500 15.28 - Ruộc nước 2000 0.97 - Ngô, lúa, sắn… 27000 13.10 - Trồng cỏ chăn nuôi 1360 0.66 - Mặt nước 140 0.07 - Cây hàng năm khác 1000 0.49 2 Cây lâu năm 7600 3.69 - Chè 3000 1.46 - Dâu tằm 200 0.10 - Cây ăn quả 4100 1.99 - Cây lâu năm khác 300 0.15 II Đất Lâm nghiệp 89900 43.61 - Đất có rừng sản xuất 7600 3.69 - Đất có rừng phòng hộ 66500 32.26 - Đất có rừng đặc dụng 15800 7.66 III Đất phi Nông nghiệp 7050 3.42 IV Đất chưa sử dụng 70100 34.01 - Trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 68000 32.99 - Núi đá không có rừng cây Thực trạng sử dụng đất đâi như trên cho ta thấy: Đất Nông Nghiệp của Mộc Châu chiếm một tỷ lệ thấp, ruộng nước chỉ có 2000 ha. Tỷ lệ đất trồng cây công nghiệp, cây lâu năm thấp so với tiềm năng đất đai khí hậu sẵn có của huyện, diện tích khả năng khai thác nuôi trồng thủy sản lớn so với nhiều huyện khác trong tỉnh, song chưa được đầu tư khai thác tốt. Đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp còn nhiều, trong đó phần lớn là đất trống đồi trọc, độ dốc cao cần được bảo vệ tái sinh rừng, trông rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế. g. Đánh giá hiện trạng tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình hình thành cơ cấu kinh tế: Thuận lợi: Mộc Châu là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, có cự ly gần với Thủ đô Hà Nội, giáp với nước bạn Lào, vì vậy, có điều kiên mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế, mở rộng thị trường. Đất đai rộng, đất chưa sử dụng còn nhiều, màu mỡ, tầng dầy, độ phì cao. Quỹ đất còn nhiều tạo điều kiện cho Mộc Châu phát triển đa dạng các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, mặt khác do địa hình, khí hậu đa dạng cũng tạo ra sự đa dạng về các loại hình đầu tư sản xuất tùy theo sở trường, yêu cầu của các nhà đầu tư. Có vùng hồ thủy điện Hòa Bình tiềm năng khai thác du lịch và thủy sản; có nhiều hang động, rừng nguyên sinh, các động vật quý hiếm lợi thế cho khai thác và phát triển ngành du lịch và bảo tồn gen. Có ưu thế về tự nhiên như khai thác khoáng sản và làm thủy điện vừa và nhỏ và các công trình thủy lợi từ những sông, suối có độ chênh tự nhiên. Sự đa dạng về địa hình cùng các yếu tố khí hậu độc đáo có các tiểu vùng nóng, trung bình, lạnh tương ứng với ba vùng có độ cao bình quân khác nhau cho phép Mộc Châu phát triển đa dạng sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Đặc biệt khí hậu vùng cao nguyên có lợi thế cho phát triển cây ăn quả ôn đới, chè đặc sản, dược liệu, dâu tằm, chăn nuôi bò sữa và các gia xúc vùng lạnh, rau hoa quả trái mùa so với miền suôi…, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế trong và ngoài nước. Khó khăn: Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho xây dựng cơ bản, giao thông, thông tin, thủy lợi… địa hình chia cắt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vừa ít lại phân tán, dốc, khó thâm canh, cơ giới, làm cho giá thành sản phẩm cao (hạn chế lớn đến quá trình CNH-HĐH). Địa hình và khí hậu vùng có tính đan xen, gây khó khăn trong việc phân vùng kinh tế, không thể phân vùng kinh tế quá cứng nhắc, không thể chuyên môn hóa sản xuất cao. Giá thành đầu tư xây dựng cơ bản lớn, tuổi thọ công trình thấp do địa hình dốc, mưa sói lở… Có mùa gió Lào khô hanh gây thiếu nước sản xuất nghiêm trọng trong vụ đông xuân (tháng 11 đến tháng 4 năm sau – nhất là dọc Quốc lộ 6, vùng kinh tế động lực có sương muối giá rét gây thiệt hại cho vụ đông, mùa mưa tập trung tháng 8 tháng 9 tiềm ẩn bão lũ và thiên tai, gây ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Nông Nghiệp. Diện tích địa bàn huyện rộng, hạn chế hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy Nhà Nước. 2.1.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hình thành cơ cấu kinh tế. a. Đặc điểm về xã hội: Dân số, lao động: Đơn vị hành chính huyện Mộc Châu có 29 xã, thị trấn với số dân là 145.000 người ứng với 32.100 hộ lao động, trong đó có 76.830 người trong độ tuổi lao động, nguồn lao động bổ sung tại chỗ hàng năm là 2.400 lao động. Trình độ lao động: - Đại học và trên đại học: 0.4% dân số; - Số Bác sĩ/vạn dân: 3% dân số; - Cao đẳng, trung cấp: 2% dân số; - Công nhân kỹ thuật: 3% dân số. Mật độ dân cư bình quân là 70 người/Km2, mật độ dân cư tập trung cao nhất là ở tại thị trấn Mộc Châu (Dọc Quốc lộ 6) là: 1700 người/Km2, thấp nhất là xã Xuân Nha (Vùng biên giới) với mật độ dân cư là: 28 người/Km2. Về thành phần dân tộc, Mộc Châu có 8 dân tộc chủ yếu: - Dân tộc Kinh 43.500 chiếm 30,1%; - Dân tộc Thái: 51.000 người chiếm 35,3% dân số; - Dân tộc Mường: 23000 người chiếm 15,9% dân số; - Dân tộc Mông: 16.000 người chiếm 10,4% dân số; - Dân tộc Dao: 10.000 người chiếm 6,9% dân số; - Dân tộc Puộc: 1.100 người chiếm 0,8% dân số; - Dân tộc Khơ mú và dân tốc ít người khác: 900 người chiếm 0,6% dân số. b. Các tập quán chính trị ảnh hưởng đến sản xuất: Tập quán canh tác giản đơn làm nương rãy, còn phụ thuộc vào tự nhiên, không ổn định, cũng do tâm lý tập quán tự do nên năng suất lao động là không cao, trình độ lao động kỹ thuật thấp, hạn chế thâm canh. Còn tồn tại ý thức lao động, sản xuất, tác phong theo kiểu tự cấp tự túc, vì vậy, gây khó khăn, không p._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20161.doc
Tài liệu liên quan