Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình: ... Ebook Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thái Bình là tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, có truyền thống thâm canh. Trong nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn mang nặng tính thuần nông, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó sản xuất lúa có tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, Thái Bình đã sớm có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Nhằm đạt giá tị cao trên đơn vị diện tích, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Bằng nỗ lực và sự sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh, chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi đã thu được kết quả ban đầu rất quan trọng, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Thời gian tới, trong điều kiện kinh tế thị trường với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, trước yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định tình hình nông thôn tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế xã hội. Với tinh thần đó, năm 2003 Thái Bình chủ trương phát động phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên ở tất cả các địa phương trong Tỉnh. Đây là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ hết sức nặng nề và đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh, của mọi cấp, mọi ngành. Tuy nhiên với truyền thống cách mạng kiên cường của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh, với kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiều năm qua và các điều kiện vật chất hiện có. Chủ trương xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên” có đủ cơ sở khoa học và thực tiến triển khai đạt kết quả cao hơn. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về tình hình phát triển nông nghiệp Tỉnh Thái Bình, đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị mong muốn góp một phần nhỏ bé tiếp tục hoàn thiện, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở những năm tiếp theo. 2. Mục tiêu nghiên cứu Qua đề tài nghiên cứu có thể hệ thống hóa được cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó có thể dánh giá sơ bộ về hiện trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Xác định rõ vai trò của các đối tượng có liên quan đến việc xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng, từ đó đưa ra được các giải pháp, kiến nghị phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là các phương pháp xem xét phân tích các vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó, rang buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập, phân tích số liệu, phương pháp chuyên gia cùng một số phương pháp khác để tiến hành nghiên cứu đề tài. 4.Nội dung của đề tài bao gồm: Phần I: Cơ sở lý luận về cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng Phần II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng” ở tỉnh Thái Bình Phần III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” ở tỉnh Thái Bình Trong quá trình thực tập tốt nghiệp em đã được sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú trong Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ- Bộ Kế hoạch và đầu tư, cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy: TS. Nguyễn Tiến Dững, đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này. Do kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Mỹ Trang CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG 1.1. Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu cây trồng và sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa 1.1.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 1.1.1.1.Khái niệm cơ cấu cây trồng “Cơ cấu” hay “kết cấu” là phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các bộ phận cấu thành nên đối tượng đó trong một thời gian nhất định. Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, các bộ phận sản xuất như: sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau. Được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình sản xuất các tiểu ngành, các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt, chúng phát triển và kết hợp với nhau theo một tỉ lệ nhất định. Vậy cơ cấu cây trồng là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ giữa các tiểu ngành: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả… Các tiểu ngành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cơ cấu ngành trồng trọt phản ánh trình độ phát triển khác nhau của phân công lao động, tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ năng suất lao động. Cơ cấu ngành trồng trọt là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế với điều kiện kỹ thuật, kinh tế xã hội, tự nhiên của mỗi nước mà xây dựng cơ cấu ngành trồng trọt cho phù hợp và hiệu quả. Lịch sử phát triển nông nghiệp đã chỉ rõ việc chuyển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc lên trình độ nông nghiệp hàng hoá được thực hiện trước hết do sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu cây trồng. Trong điều kiện không gian và thời gian xác định, cơ cấu cây trồng nói lên trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá trao đổi lao động cho nhau dưới hình thức nay hay hình thức khác theo chiều rộng và chiều sâu, nói lên trình độ của xã hội hoá lao động. Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học công nghệ đã đạt những thành tựu to lớn trong công nghệ sinh học nhất là công nghệ gen và đã tạo ra những loại cây trồng ngắn ngày cho năng suất cao, mang lại hiệu quả lớn cho người sản xuất. Để hoà nhập với mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa nông nghiệp từ một nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp sản xuất hang hoá. Muốn đạt được mục tiêu đó, cần có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều vùng, nhiều địa phương để đáp ứng được yêu cầu của phương hướng sản xuất mới cũng như của cơ chế thị trường. 1.1.1.2.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình làm thay đổi cấu trúc bên trong và mối quan hệ giữa các nhóm cây trồng nhằm xây dựng một cơ cấu trồng trọt hợp lý theo yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá. Hay nói cụ thể hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi mối quan hệ về tỷ lệ diện tích gieo trồng, giá trị sản phẩm cho từng nhóm cây, loại cây trong tổng thể ngành trồng trọt dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường. Cơ cấu cây trồng được xác lập trong những điều điện tự nhiên, kinh tế xã hội và yêu cầu của thi trường trong một giai đoạn nhất định, những yễu tố này luôn vận động đến một lúc nào đó cơ cấu cây trồng mới được xác lập sẽ lạc hậu, kém hiệu quả, khi đó nó cần được chuyển dịch sang một cơ cấu cây trồng mới hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện mới của tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường nhất là sự đòi hỏi về sản phẩm hàng hoá của thị trường. Cơ cấu cây trồng không phải là hệ thống tĩnh mà nó luôn biến đổi theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mạng tính vận động tất yếu khách quan bên trong. Vì vậy, phải xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và định tính. Ngoài ra, phải có kế hoạch tổ chức thực hiện mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng xuất phát từ chính nền sản xuất truyền thống chứ không thể thoát ly thực tế. Muốn phát triển trồng trọt ở từng vùng đạt hiệu quả kinh tế cao trước hết phải xem xét việc bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của mỗi vùng. Do đó, cấu trúc một cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ không những phát triển được sản xuất một cách có lợi nhất mà còn bảo vệ tốt đất đai và môi trường. Có hai hướng chuyển dịch: - Chuyển dịch tự phát là quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng không theo một xu hướng mục tiêu định trước mà là sự chuyển dịch phụ thuộc vào tác động của các quy luật và điều kiện kinh tế khách quan. - Chuyển dịch tự giác là sự chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu định trước cả về lượng và chất, là quá trình chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con người nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu cây trồng theo những xu hướng có lợi và hiệu quả hơn. Ở nước ta ngành trồng trọt đang có sự chuyển đổi hướng mạnh mẽ phá thế độc canh sản xuất lương thực, trong đó chủ yếu là lúa nước sang phát triển ngành trồng trọt đa canh với nhiều nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả. 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa Cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là cơ cấu cây trồng trong đó tỷ trọng từng loại cây phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, nó tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp được tập trung với quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản và làm tăng thu nhập cho người sản xuất. Thực chất, đó là sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng những loại cây trồng có năng suất cao, giá trị kinh tế cao, khả năng tiêu thụ lớn và giảm tỷ trọng những loại cây cho năng suất thấp, giá trị kinh tế thấp. Nó khác với cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tự cấp tự túc – là cơ cấu cây trồng trong đó tỷ trọng của từng loại cây phụ thuộc vào nhu cầu của chính người sản xuất dẫn đến tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là một xu thế tất yếu khách quan khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, nó bắt nguồn từ tình trạng kém hiệu quả nhưng còn tiềm năng có thể khai thác được của ngành trồng trọt. Đó chính là khả năng khai thác tối ưu tiềm năng thế mạnh của mỗi vùng vẫn còn thấp mà chủ yếu là tiềm năng về đất đai. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá cũng do yêu cầu và chịu sự chi phối của yếu tố thị trường trong đó chủ yếu là sự chi phối của quan hệ cung - cầu, quan hệ giá cả. Khi chuyển từ nền sản xuất tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng và phong phú hơn, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện theo hướng tiến bộ kéo theo là sự giảm dần trong nhu cầu tiêu thụ lúa gạo và các sản phẩm ở dạng thô đồng thời làm thay đổi cơ cấu bữa ăn theo hướng có nhiều thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, như rau cao cấp, hoa quả…Vì thế, cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển ngành trồng trọt đa canh trên cơ sở chuyên môn hoá và thâm canh cao. Nâng cao nhanh năng suất cây lương thực, để từng bước giảm dần diện tích cây lương thực một cách hợp lý. Đồng thời mở rộng, tăng nhanh sản lượng và diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và hoa, cây dược liệu - những loại cây cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường ngày nhiều. Ngoài ra xuất phát từ chính thực trạng cơ cấu cây trồng ở nước ta còn đơn giản và các sản phẩm không có sức cạnh tranh cao. Trước đây cơ cấu cây trổng ở nước ta chủ yếu là độc canh cây lương thực nhưng không phải ở đâu hiệu quả của cây trồng lúa cũng cao. Trong khi đất đai và điều kiện của chúng ta không thực hiện chuyển đổi thì nền nông nghiệp của ta không thể phát triển và nông sản Việt Nam không thể cạnh tranh được, đặc biệt là khi chúng ta gia nhập WTO thì hang nông sản ngoại nhập sẽ tràn vào trong nước với cơ cấu, chủng loại đa dạng, chất lượng tốt và giá cả thì có sức cạnh tranh hơn, khi đó chúng ta sẽ có nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Như vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá cũng là một xu thế tất yếu khách quan bắt nguồn từ vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, từ thực trạng của cơ cấu cây trồng và từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Chuyển đổi cơ cấu trồng nhằm xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đưa nền nông nghiệp nước ta từ độc canh cây lúa sang nền nông nghiệp đa canh đáp ứng nhu cầu về chủng loại, chất lượng và khối lượng sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như quốc tế. 1.1.3. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng 1.1.3.1. Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan Cơ cấu cây trồng tồn tại và phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Mỗi một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tương ứng với một cơ cấu kinh tế nông nghiệp cụ thể. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đời sống kinh tế - xã hội đó có sự biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Trong điều kiện đó, kinh tế nông nghiệp đang chịu ảnh hưởng hết sức lớn lao bởi những tiến bộ khoa học công nghệ do cuộc cách mạng đó đem lại. Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cách mạng sinh học đã tạo ra những giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao, mức độ thích nghi rộng hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó đó và đang tạo ra những điều kiện yếu tố vật chất góp phần làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, tạo ra cơ cấu mới có độ thích ứng rộng hơn và hiệu quả hơn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng như xu hướng chuyển dịch của nó tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định. Các quy luật kinh tế được biểu hiện và vận động thông qua hoạt động của con người. Vì vậy, con người trước hết phải nhận thức đầy đủ các quy luật kinh tế cũng như các quy luật tự nhiên để từ đó góp phần vào việc hình thành, biến đổi và phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp sao cho cơ cấu đó ngày càng hợp lý, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn phủ nhận vai trò của con người trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con người có thể tác động vào cơ cấu cây trồng làm cho nó chuyển dịch phù hợp với những điều kiện khách quan để mang lại hiệu quả và lợi ích cao hơn, và quá trình đó diễn ra một cách nhanh hơn khi có sự tác động của con người. 1.1.3.2. Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi Cơ cấu cây trồng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà cơ cấu cây trồng được xác lập trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu của thị trường trong những giai đoạn nhất định. Những yếu tố này luôn vận động và đến một lúc nào đó cơ cấu cây trồng đã được xác lập sẽ lạc hậu, kém hiệu quả. Khi đó, nó cần chuyển sang cơ cấu cây trồng mới hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện mới của tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường nhất là sự đòi hỏi của thị trường. Điều đó chứng tỏ rằng, cơ cấu cây trồng cũng không ngừng vận động và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện, hợp lý và có hiệu quả hơn. Trong cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng nó có tính chất hai mặt: tính cân đối ổn định và tính vận động biến đổi nói lên tính phức tạp trong việc chuyển đổi. Vì nếu nhấn mạnh tính cân đối ổn định thì rất dễ dẫn tới sự chấp nhận, trì trệ, bảo thủ…còn ngược lại dễ rơi vào củ quan, duy ý chí. 1.1.3.3. Cơ cấu cây trồng gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội trong khu vực nông nghiệp Sự gắn bó tùy thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu cây trồng với phân công lao động xã hội là cơ sở để đề ra những giải pháp tác động nhằm biến đổi cơ cấu cây trồng. Bất luận là giải pháp như thế nào, vấn đề là giải pháp đó phải tạo ra được sự thay đổi về phân công lao động xã hội thì mới có hi vọng làm thay đối cơ cấu cây trồng. Nói cách khác, phân công lao động xã hội chính là một giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Xã hội ngày càng phát triển, biểu hiện là sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng cao, nhu cầu của con người về sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều về số lượng, chủng loại, chất lượng tốt hơn. Nó đòi hỏi phải xác lập một cơ cấu mới để thoả mãn những nhu cầu có tính xã hội. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để phù hợp với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội, để đảm bảo quy mô, nhịp điệu phát triển kinh tế. Tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi quốc gia mà xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Không thể có cơ cấu kinh tế mẫu làm chuẩn mực cho mỗi vùng 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 1.2.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên Những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là đối với các nước có trình độ công nghiệp hóa còn chậm phát triển như nước ta. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên bao gồm: điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản và các yếu tố sinh học khác… Ta biết rằng sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu do các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất từng loại cây trồng. Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, các yếu tố đầu vào hợp lý thì năng suất cây trồng sẽ cao. Tuy nhiên sự tác động của điều kiện tự nhiên đối với mỗi loại cây trồng không giống nhau. Chính sự không giống nhau đó làm cho quy mô cơ cấu cây trổng khác nhau. Điều này thể hiện rõ nhất về quy mô số lượng cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng hay trong cùng một lãnh thổ Đối với vùng đồng bằng, đất đai trù phú, màu mỡ, khí hậu ôn hòa là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, ngược lại đối với vùng trung du miền núi, đất đai cằn cỗi, khí hậu nắng nóng, nước non không thuận lợi dẫn đến sản xuất nông nghiệp kém phát triển. Do vậy, cần phải chú ý khi phân vùng quy hoạch sản xuất, phải xem xét yếu tố điều kiện tự nhiên của từng vùng để quy hoạch. Không được áp dụng ồ ạt, rập khuôn máy móc một cách tràn lan từ vùng này sang vùng khác. 1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội Nó gồm các nhân tố như: thị trường trong và ngoài nước, nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, kinh nghiệm tập quán, truyền thống sản xuất của dân cư…Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu cây trồng. Nhìn chung, các nhân tố trên đều quan trọng và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhưng trên góc độ khách quan thì nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế nói chung và sự hình thành, biến đổi của cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu cây trồng. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái người sản xuất có. Nếu không tuân theo những quy luật của thị trường thì người sản xuất sẽ bị đào thải Về chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Về chính sách tín dụng và phát tiển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nếu thiếu vốn thì người nông dân khó có thể đầu tư, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy Nhà nước phải có biện pháp về chính sách vốn vay ưu đãi với người nông dân. Về phát triển cơ sở hạ tầng, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là thủy lợi, giao thông đồng ruộng…Cần phải quan tâm tu dưỡng và sửa chữa cơ sở hạ tầng đề người nông dân yên tâm sản xuất. Cơ cấu cây trồng về cơ bản phản ánh yêu cầu của sản xuất hàng hoá và thị trường, tuân theo sự phân công lao động xã hội, tính chất chuyên môn hoá và tập trung hoá nhu cầu sản xuất hang hoá và thị trường là điều kiện quyết định sự biến đổi về chất của cơ cấu cây trồng. Nói cho cùng thì yêu cầu về chất lượng nông sản và môi sinh của xã hội ngày càng cao thì càng thúc đẩy cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Do đó, xác định cơ cấu cây trồng cần phải dực vào nhu cầu thị trường, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, các yếu tố đầu vào như đạm, lân, kali…để có một cơ cấu cây trồng hợp lý. 1.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kĩ thuật Nhóm nhân tố này gồm: các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Sự tồn tại vận động và biến đổi của cơ cấu cây trồng được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, bởi vì nó là việc lợi dụng những điều kiện sẵn có của tự nhiên cộng với sức sáng tạo trong lao động để tạo ra những loại cây trồng ngày một năng suất cao hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và ngày một hoàn thiện cơ cấu cây trồng. Các chủ thể kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tồn tại và hoẹt động qua các hình thức tổ chức sản xuất với các mô hình thích ứng. Do đó, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng. Ngày nay khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển khoa học công nghệ và việc ứng dụng nó vào sản xuất đã trở thành động lực mạnh mẽ để tăng trưởng cơ cấu sản xuất nong nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng. Vì tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào sản xuất một mặt làm xuất hiện nhiều loại nhu cầu mới, tác động đến sự thay đổi về số lượng, tăng mức nhu cầu của ngành này hay ngành khác, làm thay đổi tốc độ phát triển và thay đổi mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành. Mặt khác, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần hoàn thiện các phương thức sản xuất, sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn các nguồn lực trong ngành trồng trọt. 1.3. Các chỉ tiêu biều hiện cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.3.1. Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng được xác lập bởi quan hệ giữa các loại cây trồng trong điều kiện cụ thể và được biểu hiện qua tỷ lệ phần trăm về diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng và một số chỉ tiêu khác hay được xác định theo tỷ lệ phần trăm của các nhóm cây, loại cây trong tổng thể ngành trồng trọt. Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện cơ cấu cây trồng bao gồm: - Cơ cấu diện tích gieo trồng. Đó là tỷ lệ phần trăm về diện tích đất gieo trồng của mỗi loại cây, nhóm cây so với tổng diện tích đất gieo trồng. - Cơ cấu giá trị sản lượng. Đó là tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng của từng tiểu ngành so với tổng giá trị sản lượng của ngành trồng trọt. - Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá. Đó là tỷ lệ phần trăm giá trị sản phẩm hàng hoá của từng tiểu ngành so với tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành trồng trọt. - Cơ cấu thu nhập. Đó là tỷ lệ phần trăm thu nhập của từng tiểu ngành so với tổng thu nhập của ngành trồng trọt (thường là thu nhập hỗn hợp). Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng Khái niệm về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng là kết quả so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hao phí của cơ cấu cây trồng mới so với cơ cấu cây trồng cũ hoặc là thước đo trình độ tổ chức sản xuất và mức độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động sản xuất trồng trọt. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng - Hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận + Tỉ suất lợi nhuận theo vốn đầu tư = * 100 Vốn đầu tư Tỉ suất càng cao chứng tỏ hoạt động đó có hiệu quả tức là với một đồng vốn bỏ ra thì càng được nhiều đồng lợi nhuận Doanh thu + Doanh thu theo vốn đầu tư = * 100 Vốn đầu tư Chỉ tiêu giúp các nhà sản xuất có thể nhìn thấy ngay được hiệu quả hoạt động của mình, nếu tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động đó càng có hiệu quả. - Hiệu quả sử dụng đất Diện tích gieo trồng + Hệ số sử dụng đất = * 100 Diện tích canh tác Hệ số sử dụng đất phản ánh trên một đơn vị diện tích đất canh tác thì có gieo trồng bao nhiêu vụ. Thông qua hệ số này ta biết được mức độ luân canh, xen canh tăng vụ. Gía trị sản xuất ngành trồng trọt + Năng suất cây trồng = * 100 Tổng diện tích gieo trồng Thông tin về giá trị thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng đối với từng loại cây trồng canh tác Nếu năng suất cây trồng cao chứng tỏ hiệu quả cây trồng đó cao. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế cần chú ý tới hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sinh thái. . Hiệu quả xã hội của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là tạo thêm được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nền kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được cải thiện. Hiệu quả về môi trường thể hiện ở việc đảm bảo được sự bền vững sinh thái. Tóm lại, khi đánh giá hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu cây trồng chúng ta phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện để không bỏ sót các chỉ tiêu. Từ đó chúng ta có thể chuyển dịch cây trồng có hiệu quả nhất. 1.4. Tổng quan và phương thức xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” Các tiêu thức cơ bản về “cánh đồng 50 triệu đồng” Hiện nay chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra định nghĩa về cánh đồng 50 triệu đồng, vì đây là một đề tài mới. Trước kia nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp, Nhà nước duy trì chế độ bao cấp từ trung ương đến địa phương làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng suy thoái. Ngày nay, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều đổi khác, nhiều mặt hang của Việt Nam đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cho Việt Nam những thách thức lớn khi hàng nông sản Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các nước trên thương trường quốc tế mà còn ngay cả trên thị trường trong nước. Điều đó cho thấy cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được thay đổi theo hướng tích cực, nâng cao giá trị sản xuất thu được trên một ha diện tích đất canh tác. Từ đó ban chấp hành Đảng bộ đã đưa ra mục tiêu xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng” với các tiêu thức cơ bản sau: - Tổng diện tích canh tác của cánh đồng >= 7 ha Liền vùng, liền thửa Tổng gia trị thu nhập của các loại cây trồng, vật nuôi trong năm đạt 50 triệu đồng trở lên. Đạt hiệu quả kinh tế cao và có tính ổn định về giá trị thu nhập và hiệu quả trong nhiều năm. 1.4.2. Các hình thức gieo trồng thúc đẩy hình thành “cánh đồng 50 triệu đồng” 1.4.2.1. Về luân canh cây trồng Theo từ điển Bách khoa Nông nghiệp thì công thức luân canh tăng vụ (hay chu kì luân canh) là vòng luân phiên của một nhóm cây trồng trong một thời gian nhất định Một hệ thống luân canh thích hợp có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng ruộng đất, tăng tổng sản lượng trên diện tích canh tác, cải thiện độ phì của đất trồng, nhất là cây họ đậu được đưa vào cơ cấu luân canh, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa và sử dụng hợp lý nhân lực. Ở chế độ này, con người đã biết tạo ra và sử dụng tư liệu sản xuất đa dạng và ngày càng hiện đại, trong đó đặc biệt là sử dụng nhiều máy móc, cơ khí tham gia vào quá trình sản xuất trồng trọt. Ngoài ra, con người còn biết sử dụng nhiều biện pháp để khôi phục và nâng cao độ phì của ruộng đất, trong đó đáng lưu ý nhất là con người đã biết luân canh cây trồng để tăng năng suất và sản lượng trồng trọt, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm trồng trọt cho con người. Đồng thời nó cũng là biện pháp rất hiệu quả trong việc khôi phục độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên ở chế độ trồng trọt này vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý là việc sử dụng quá nhiều hoá chất trong canh tác đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trờng sinh thái. 1.4.2.2. Về xen canh, gối vụ Xen canh gối vụ là phương thức trồng màu thâm canh, tăng vụ, nhằm tăng sản lượng trên một diện tích trong một vụ hoặc rút ngắn thời gian sản xuất hai vụ màu kế tiếp trên một diện tích Xen canh là trên một diện tích trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau không xa. Cũng có trường hộ trồng xen hơn 2 loài cây. Trồng xen là biện pháp sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường: ánh sáng, mặt đất, độ ẩm, chất phì. Trong trồng xen, chọn hai cây có những mặt bổ sung kết hợp, không đối lập nhau gay gắt trong yêu cầu đối với môi trường. Gối vụ là trồng cài cây thứ 2 vào một diện tích hoa màu ở giai đoạn thành thục, sắp được thu hoạch trong vòng 15- 20 ngày tới. Hoa màu thành thục đã kết thúc chu kỳ sinh trưởng không yêu cầu chất dinh dưỡng, không bị cây trồng gối vụ cạnh tranh. Đất còn giữ ẩm, ít có là môi trường thuận lợi cho cây trồng gối 1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng và “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng” ở một số địa phương trong cả nước Kinh nghiệm của một số địa phương trên cả nước chuyển đối cơ cấu cây trồng *Tỉnh Vĩnh Phúc Từ ngày phát động phong trào xây dựng cánh đồng có thu nhập giá trị 50 triệu đồng/ năm, đến nay toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng trăm cánh đồng với trên 5.000 ha cho thu nhập với 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Tất cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều có những cánh đồng với mức thu nhập này, trong đó nhiều nhất là các huyện Mê Linh,Vĩnh Tường,Yên Lạc. Ở những huyện này, có những cánh đồng cho thu nhập vài trăm triệu đồng; cá biệt có những cánh đồng cho thu nhập từ 350 triệu đến 400 triệu đồng/năm. Khó khăn, như các huyện miền núi Lập Thạch, Tam Đảo cũng có gần 100 cánh đồng cho thu nhập giá trị 50 triệu đồng trở lên. - Phát huy kinh nghiệm hay trong và ngoài tỉnh Tỉnh Vĩnh Phúc có cả 3 vùng canh tác nông nghiệp là đồng bằng, trung du, miền núi. Mỗi vùng lại có nhiều tiểu vùng với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau; như vậy không thể xây dựng mô hình chung cho tất cả các vùng, hoặc cả tỉnh áp dụng mô hình cánh đồng có thu nhập 50 triệu đồng/ năm. Vì thế, phương châm của tỉnh là phát huy thế mạnh, tình hình cụ thể của mỗi địa phương đồng thời kết hợp với kinh nghiệm hay của cả nước để áp dụng sáng tạo cho địa phương mình, nhằm xây dựng cánh đồng có thu nhập 50 triệu đồng trở lên. Tại huyện Mê Linh, nông dân chú trọng phát triển thâm canh cây hoa, cây rau để có thu nhập cao.. Nhiều xã trong huyện còn trồng nhiều loại rau sạch, rau cao cấp. Các xã còn trồng thêm hàng chục loại hoa giống mới, như ly ly, hoa phăng, thuỷ tiên, phong lan, địa lan, cúc đại đoá... và trồng nhiều loại rau màu, như hành tây, súp lơ, cải, ngô bao tử, dưa chuột bao tử, cà chua mini... Các huyện khác như: Yên Lạc, Vĩnh Tường, thành phố Vĩnh Yên cũng mở rộng diện tích trồng rau, trồng hoa. Hiện, giống rau, hoa của các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên đã toả đi khắp các tỉnh miền Bắc. Mỗi năm, nông dân các huyện này trồng rau giống ._.có thể sản xuất từ 5 đến 7 vụ và cho thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/ha. Phía Bắc của các huyện, như Bình Xuyên, Tam Dương là vùng trung du và các huyện miền núi Lập Thạch, Tam Đảo thì lấy kinh tế trang trại đồi rừng, vườn rừng làm thế mạnh. Tại các khu vực này đã có 261 trang trại thực hiện trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng vườn cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, kết hợp nuôi thả cá Bên cạnh đó nông dân tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ biết áp dụng biện pháp "truyền thống" trong thâm canh cây trồng, vật nuôi mà họ còn biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nên hiệu quả ngày càng cao *T ỉnh Nam Định Nam định là một tỉnh có truyền thống về trồng cây lúa nước có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, Nam Định đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách mạnh mẽ, chuyển từ những cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, xoá bỏ độc canh cây lúa chuyển sang sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Chính những kết quả thu được của chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh đề nghị nên có phong trào thi đua hộ 50 triệu đồng. Hiện nay cả tỉnh đã đạt được giá trị trồng trọt (2 vụ lúa, đông xuân, hè thu, cây ăn quả) là 31 triệu đồng/ha. Nếu tính cả chăn nuôi là 36 triệu đồng/ha. Mục tiêu xác định là đảm bảo 950.000 tấn lúa, đảm bảo an ninh lương thực, giảm diện tích lúa bấp bênh, áp dụng giống lúa lai (55- 56% diện tích), giống lúa chất lượng cao (K11, Q7, Hương thơm). Tăng diện tích màu và thâm canh cây màu, phát triển vụ đông, áp dụng giống khoai tây sạch bệnh. Tỉnh có nhiều điển hình: Hải Xuân (Hải Hậu) làm 2 lúa, 1 cà chua, giá trị sản xuất cũng đạt trên 40 triệu đồng/ha, Nam Dương (Nam Trực) phát triển màu đạt doanh thu 100 triệu đồng trở lên, Cốc Thành (Vụ Bản) phát triển cây màu vụ đông, vụ xuân đạt 70 triệu đồng/ha. Nam Định có ba dạng đất đã đạt 50 triệu đồng/ha. Phương châm của tỉnh Nam Định: + Chuyển vùng lúa màu (6.000 ha) sang trồng 1 lúa, 2-3 vụ màu. + Chuyển vùng 1 lúa bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản (tôm càng xanh, chim trắng) làm vườn cây ăn quả, lâm nghiệp quanh bờ. + Vùng 2 lúa- 1 lúa màu đang tiếp tục phát triển. + Nhờ phương châm chuyển đổi này mà năm qua tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Nam Đinh đã tăng lên đáng kể. * Thành phố Hải Phòng Hải Phòng là một thành phố lớn của cả nước với tỷ lệ dân cư đô thị cao. Vì vậy, nó là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Từ viêcj chuyển đổi cơ cấu cây trồng, toàn thành phố Hải Phòng đâ đạt được giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm với các cánh đồng như sau: + Vùng đất có thể trông hoa phục vụ cho dân cư thành phố (150 ha) theo công thức luân canh: hoa dơn vụ đông- đậu đũa vụ xuân hè- lúa mùa sớm; dơn đông- mướp đắng xuân hè- đậu đỗ hè thu, hoa hồng, hoa dơn, hoa cúc…đã làm cho giá trị sản xuất cánh đồng đạt 120- 150 triệu đồng/ha. + Vùng chuyên canh rau (500 ha) theo công thức luân canh: rau đông xuân+ đậu hè+ rau hè đã đạt giá trị sản xuất 80- 90 triệu đồng/ha/năm. + Vùng 4 vụ/năm (100 ha) theo công thức luân canh: dưa hấu, dưa chuột bao tử xuân+ ngô rau- rau 3 vụ đã đạt giá trị sản xuất từ 70- 80 triệu đồng/ha/năm Ở ĐBSH hiện nay có khoảng 5- 10% diện tích canh tác đạt 50 triệu đồng/ha/na, có 350.000 hộ nông dân, bằng 1,5% tổng số hộ nông dân vùng đạt thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm. Đó là những nhân tố mới, những tiền đề mới rất quan trọng mở ra triển vọng to lớn để chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ĐBSH sang sản xuất hàng hoá làm cơ sở cho mục tiêu “Người đủ trở nên giàu, người giàu thì giàu thêm”. 1.5.2. Kinh nghiệm được rút ra Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung nền nông nghiệp nước ta cũng đang trong quá trình sản xuất hàng hóa. Vì vậy khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải phù hợp với điều kiện mỗi vùng sản xuất, không thế chuyển dịch một cách tùy tiện, ồ ạt. Áp dụng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách bừa bãi, gây hậu quả khó lường cho sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung, của vùng nói riêng. Mặt khác chúng ta phải chú trọng đến những cây trồng cho năng suất và giá trị kinh tế cao, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải xuất phát từ những mối quan hệ hữu cơ, của các yếu tố nội tại trong hệ thống nông nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên cơ sở khai thác những lợi thế so sánh để phát huy tối đa sức mạnh của địa phương đó. Như vậy: qua thực tiễn chuyển dịch cơ cấu cây trồng tiến tới xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở một số địa phương đã đem lại những bài học kinh nghiệm rất quý báu cho người dân tỉnh Thái Bình về việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả yếu tố đầu vào để đạt năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là ngành trồng trọt. Đồng thời cũng là kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chon công thức luân canh cây trồng phù hợp cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ “XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG 50 TRIỆU ĐỒNG” Ở TỈNH THÁI BÌNH 2.1.Điều kiện tư nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình ảnh hưởng đến cây trồng và sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có diện tích: 1.508,7km2. Tỉnh lỵ là Thành Phố Thái Bình, với bảy huyện: Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Ðông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy. Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% ( trên 1 km); độ cao trung trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nhưng ở từng khu vực có thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. 2.1.1.3.Đất đai Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất Tỉnh Thái Bình năm 2008 STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 164.770 100,00 I Đất nông- lâm- ngư nghiệp 106.811 64,82 II Đất phi nông nghiệp 45.206 27,44 1 Đất ở 12.484 7,58 2 Đất chuyên dùng 23.519 14,27 III Đất chưa sử dụng 2.576 1,56 IV Đất có mặt nước ven biến 10.177 6,18 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Đất đai của Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ của hệ thống sông Hồng, nên nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng Đất nông- lâm- ngư nghiệp (không tính diện tích rừng ngập mặn) chiếm 64,8% diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 64,8% diện tích tự nhiên, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 8,31%, còn lại là đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối và đất cỏ dùng vào chăn nuôi. Từ năm 1995 đến nay, quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác đã sử dụng ở trình độ thâm canh cao về cây trồng (lúa nước). 2.1.1.4. Khí hậu Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC (thấp nhất là 4oC, cao nhất là 38oC). Lượng mưa trung bình 1.400mm - 1.800mm. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.600 - 1.800 giờ. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85-90% 2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: sông Hóa, sông Luộc,sông Hồng ,sông Trà Lý. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km). 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế *. Tăng trưởng kinh tế Tổng giá trị sản xuất năm 2006 đạt 5.431 tỷ đồng, năm 2007 đạt 5.988 tỷ đồng, năm 2008 đạt 6.455 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng năm 2007 so vơi năm 2006 là 10,26 % , năm 2008 so với năm 2007 là 7,8 % . Nhịp độ tăng trưởng trong 3 năm gần đây là 7,93 % * Thực trạng phát triển các ngành Trong những năm qua nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá; chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh từng bước được cải thiện, tạo được những tiền để cần thiết cho những bước phát triển tiếp theo. Bảng 2.2: Quy mô GDP các ngành giai đoạn 2004- 2008 Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 1994 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng GDP 4778,50 5137,00 5431,00 5988,00 6455,00 Nông- Lâm- Ngư 2751,90 2888,00 2841,50 3101,50 3138,00 Công nghiệp- Xây dựng 727,00 851,00 963,50 1126,80 1343,00 Dịch vụ 1299,60 1398,00 1626,00 1759,70 1974,00 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Quy mô nền kinh tế năm 2008 đạt gấp 1.76 lần so với năm 1998 (10 năm, giai đoạn 1999- 2008 tăng bình quân gần 6%) Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2004- 2008 Đơn vị tính: % 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng GDP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông- Lâm- Ngư 57,59 56,22 52,32 51,80 48,61 Công nghiệp- Xây dựng 15,21 16,57 17,74 18,82 20,81 Dịch vụ 27,20 27,21 29,94 29,39 30,58 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tưởng đối các ngành nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP tăng dần theo các năm và cao nhất là năm 2008 với tỷ trọng 20,81% trong GDP. Như vậy sau khoảng 10 năm tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng gần gấp đôi. Sự đóng góp của khu vực dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng dịch vụ cao nhất là năm 2008- 30,58%. Khu vực nông- lâm- ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng từ 57,59% năm 2004 xuống 56,22% năm 2005 và thấp nhất vào năm 2008 với tỷ trọng 48,61% Ngành công nghiệp đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trong các khâu sản xuất kinh doanh… Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân. 2.1.2.2. Mạng lưới giao thông * Về giao thông đường bộ: Thái Bình có mạng lưới đường bộ phân bố tương đối hợp lý Trục chính quốc lộ 10, nối liền giao thông với Hải Phòng và Nam Định và tỉnh Hải Dương. Khu vực phía Đông của Tỉnh có quốc lộ 39 nổi liền giao thông các thị trấn, huyện lỵ, cảng Diêm Điền, khu nghỉ mát Đồng Châu, khu công nghiệp Tiền Hải, khu kinh tế Cồn Vành * Về giao thông đường thủy: Thái Bình có hệ thông sông ngòi phong phú: - Sông Hồng dài 90km chạy dọc biên giới giữa Thái Bình và Nam Định - Sông Luộc dài 71 km dọc biên giới giữa Thái Bình và Hải Dương Sông Hóa dài 36 km chạy giữa Thái Bình và Hải Phòng. Sông Trà Lý dài 65 km chạy xuyên qua giữa Thái Bình, nối liền sông Hồng với cửa biển Trà Lý Thái Bình có một cảng sông và nhiều bến sông rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh. 2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm Thành phần dân số Nông thôn: 92.77 % Thành thị: 7.23 % Thái Bình hiện có dân số: trên 1.814.500 người, trong đó có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm trên 59% dân số; mật độ: 1205 người/km2, trong đó có 94,2% dân số sống ở nông thôn. Tỉ lệ gia tăng dân số: 0.9% .Trung bình số người trong một gia đình: 3,75. Về trình độ văn hóa: tiểu học chiếm 13,8%; trung học cơ sở : 63%; phổ thông trung học : 18%. Về trình độ nghề nghiệp : tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 13,5%. Hiện nay cứ trong 120 người có một người tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Hàng năm có khoảng 40.000 người bước vào độ tuổi lao động; có khoảng 1 vạn sinh viên học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật, đại học 2.1.2.4. Quan hệ sản xuất nông thôn - Kinh tế hợp tác: Đến nay toàn Tỉnh có 322 HTX dịch vụ nông nghiệp. Bước đầu các HTX đã đáp ứng được nhu cầu về tưới tiêu, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật của xã viên - Kinh tế trang trại phát triển nhanh: Năm 2002 toàn Tỉnh có 101 trang trại nông nghiệp, thủy sản…Năm 2008 Thái Bình có 2.320 trang trại, gấp 23 lần năm 2002 (theo tiêu chí của điều tra của tổng cục Thống kê). - Kinh tế hộ gia đình: Thái Bình có 479.457 hộ ở nông thôn, trong đó nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp có 225.284 hộ chiếm 20,6%; từ dịch vụ 76.837 hộ chiếm 16%; thu từ nguồn khác 69.537 hộ chiếm 14,7%. 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình 2.1.3.1. Những tiềm năng và thuận lợi cơ bản - Gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ qua hành lang quốc lộ 10, quốc lộ 39 và các tuyến đường thủy. Đó là những thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Thái Bình, sẽ cuốn hút Thái Bình bằng một trường lực đáng kể trong quá trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ các sản phẩm trong nông nghiệp. - Nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn của vùng ĐBSH. Điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng; nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nước mặn, lợ. - Với ưu thế về địa giới hành chính gọn, địa hình bằng phẳng, thông tin liên lạc thuận tiện và kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển; mạng lưới giao thông đường bộ, hệ thống sông và các cửa biển ( sẽ hình thành các cảng biển quy mô nhỏ và vừa). Mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa, nhất là các sản phẩm của nông nghiệp Thái Bình với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế, đặc biệt là với khu vực Nam Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Dân trí tương đối cao, nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao, lực lượng lao động trẻ khỏe chiếm tỷ trọng lớn, người dân cần cù, chịu khó và khá năng động; một bộ phận dân cư, cán bộ khoa kỹ thuật và cán bộ quản lý bước đầu tiếp cận được với thị trường, đã biết vận dụng trong công tác tổ chức quản lý và áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…Nguồn nhân lực này tiếp thu nhanh cái mới và có khả năng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ và hợp tác quốc tế. Người dân Thái Bình có truyền thống cách mạng, cần cù, nếu có chiến lược đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ và tay nghề cao và có chính sách sử dụng hợp lý sẽ là động lực, là lợi thế so sánh to lớn cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. 2.1.3.2. Những hạn chế, tồn tại - Hạ tầng cơ sở kỹ thuật mấy năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, manh mún, một số diện tích còn bị ngập vào mùa mưa. - Trình độ và khả năng cạnh tranh trên thị trường của hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã cũng như các doanh nghiệp còn hạn chế. - Dân số đông, mật độ dân số cao ( đứng đầu so với các tỉnh ĐBSH và đứng thứ 9 trong cả nước), khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, mức gia tăng dân số hàng năm là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Nằm gần 2 trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hải Phòng là một lợi thế song cũng là một thách thức lớn đối với Thái Bình về cạnh tranh gọi vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường nội địa cũng như quốc tế cho sản phấm nông nghiệp. - Khả năng thu hút nguồn vốn kể cả trong nước cũng như nước ngoài gặp nhiều khó khăn. - Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn tuy đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước đây, nhưng sự chênh lệch mức sống, mức thu nhập giữa các bộ phận dân cư, giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Đây là những trở ngại lớn cho việc hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục hạn chế nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ở tỉnh mà trước hết là giải pháp nhằm tiếp tục chuyển đổi cơ cấy giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, nhằm xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” một cách có hiệu quả 2.1.3.3 Thách thức và những vấn đề đặt ra. Bên cạnh những thành tựu, các phân tích về thực trạng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình cũng cho thấy nhiều vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra đối với mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững trong tương lai như sau: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định và còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhất là vài năm gần đây nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm so với các năm trước, có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các Tỉnh trong vùng. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh kém. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm và lạc hậu so với các Tỉnh vùng ĐBSH. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tuy có tăng trưởng nhưng chất lượng không cao, sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng hàng nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản còn nhiều biến động, kết hợp với điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến phức tạp làm cho độ ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để tỉnh phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Đặc biệt là khi các mặt hàng nông sản của Thái Bình chưa có thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công nghiệp quy mô còn nhỏ, công nghệ ở một số nhà máy còn lạc hậu và phần lớn ở trình độ thấp, sản xuất không ổn định, năng suất, chất lượng và hiệu quả không cao, khả năng cạnh tranh kém; thiếu những yếu tố và cơ sở cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước, chưa tự thân vận động, tự đổi mới đề phù hợp với cơ chế, chính sách, nhất là chưa ý thức được các thách thức to lớn và gay gắt của quá trình hội nhập và cạnh tranh thương mại, cạnh tranh sinh tồn để phát triển… Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp dẫn đến hiệu quả toàn ngành chưa cao. Du lịch còn yếu kém về cơ sở vật chất, các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm..chưa phát triển mạnh. Công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. Giá trị các ngành dịch vụ có xu hướng tăng chậm lại trong khi ngành này lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP (chỉ sau nông nghiệp) làm hạn chế khả năng phát triển của nền kinh tế. “Đất chật người đông”, là một áp lực lớn trên đất đai, trong việc chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn. Quá trình thâm canh hóa nông nghiệp ngày càng cao, kết hợp với sự phát triển dân số tuy có giảm nhưng vẫn còn cao sẽ làm cho việc khai thác sử dụng một số tài nguyên như đất đai, nước ngầm…có nguy cơ suy thoái nhanh hơn, nếu không có các nghiên cứu cơ bản cùng các biện pháp kỹ thuật, quản lý sử dụng có hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển bền vững. Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp. Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, lĩnh vực kinh tế đội ngoại ( xuất nhập khẩu, ODA, FDI) còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài thu hút chậm…sẽ làm cho tiến trình công nghiệp hóa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tích lũy cho nền kinh tế càng khó khăn hơn. Tập quán làm ăn nhỏ, trì trệ, ỷ lại, kém năng động của một tỉnh nông nghiệp, kể cả trong đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn nặng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở những vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” Khái quát về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua Những năm qua, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh đã hướng và phát triển nông nghiệp, nông thôn như khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006- 2010, khuyến khích xây dựng cánh đồng 50 triệu, khuyến khích phát triển thủy sản… đã có tác động tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Về giá trị sản xuất Nông- Lâm- Thủy sản: Năm 2008 đạt 3.138 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2007, trong đó nông nghiệp đạt 2.659 tỷ đồng, thủy sản đạt 479 tỷ đồng. Kết quả điều tra ở 14 xã đại diện các địa phương trong tỉnh, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/xã năm 2008 đạt 26.142,26 triệu đồng,tăng 7.409,84 triệu đồng so với năm 2006 (tăng 39,56%).Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt 15.095,17 triệu, bằng 57,74% chăn nuôi 9.879,29 triệu đồng, bằng 37,79%, dịch vụ 1.951,06 triệu bằng 57,74% (năm 2006 cơ cấu trên là 62,7-33,6-3,7%). Một số địa phương bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, các hộ nông dân sản xuất cùng loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ, như vùng sản xuất ở xã Vũ Tây huyện Kiến Xương, xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư, vùng cây màu ở xã An Khê, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, xã Trọng Quan huyện Đông Hưng… Tình hình phân vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” Để chuyển sang sản xuất hàng hóa thì nhất thiết cây trồng, vật nuôi phải được sản xuất có quy hoạch để có thể áp dụng được các tiến bộ kí thuật sản xuất theo quy mô lớn có chất lượng và giá trị hàng hóa cao phù hợp với thị trường. dự kiến phân bổ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi như sau: Vùng sản xuất lúa gạo + Bố trí khoảng 50- 70% diện tích cấy các giống lúa có năng suất cao chủ yếu là lúa lai và một phần lúa thuần Trung Quốc. Tập trung mở rộng và thâm canh trong vụ xuân, phấn đấu đưa năng suất lúa xuân lên: 75- 80 tạ/ha để có sản lượng thóc. + 30- 50% diện tích cấy các giống lúa có chất lượng cao và lúa đặc sản: Tế đạo, Bắc thơm, Tám, Nếp…có giá trị hàng hóa cao tập trung nhiều ở vụ mùa và ở những vùng đất có ưu thế và truyển thồng như: Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương…phấn đấu đạt năng suất 50- 60 tạ/ha/vụ Đất 2 vụ lúa ở các huyện đây là diện tích có thể thâm canh cao. Bố trí trên - Vùng chuyên màu và cây công nghiệp Phân bổ ở các vùng đất cao, ven sông, ven biển. Tập trung nhiều ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Kiến Xương và Thái Thụy. Bố trí 3- 5 vụ/năm, tập trung phát triển các loại rau màu có giá trị kinh tế cao (tương tự như các giống rau màu vụ đông). Phục hồi diện tích một số cây trồng truyền thống gắn với chế biến và ngành nghề thủ công. - Phát triển vùng cây ăn quả và cây dược liệu Đây là một lợi thế của Thái Bình vì có nhiều diện tích ven sông (có 5 sông lớn chảy qua) và ven biển. Tận dụng toàn bộ hệ thống đất ven sông cải tạo chuyển sang trồng cây ăn quả được bố trí như sau: Các huyện phía Bắc chuyển đổi khoảng 4000 ha từ đất lúa chân cao sang trồng cây ăn quả theo mô hình trang trại mà chủ lực là vải, nhãn và một phần các cây khác: xoài, ổi, táo, cam, quýt, hồng…Các huyện phía Nam chuyển 2000 ha đất cát cao tập trung ở Thái Thụy, Tiền Hải và một phần ở các huyện nội đồng sang trồng cây hòe, xoài và một phần vải nhãn và các cây ăn quả khác. - Vùng nuôi trồng thủy sản * Vùng nuôi trồng hải sản nước lợ a. Vùng bãi triều ngoài đê biển quốc gia Diện tích: 7000 ha diện tích đã khoanh nuôi 2900 ha. Dự kiến mở rỏng thêm 1- 2000 ha đưa diện tích nuôi lên 4- 5000 ha. Trong đó Thái Thụy 1500- 2000 ha, Tiền Hải 2000- 2500 ha. b. Vùng lúa nhiễm mặn trong đê quốc gia - Chuyển đổi 1032 ha vùng nhiễm mặn trong đê biển quốc gia và đồng muối sang nuôi tôm sú. 2.2.3. Kết quả thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm từ 2006- 2008 của toàn tỉnh Thái Bình 2.2.3.1 Cơ cấu dịên tích c ủa c ác nh óm c ây trồng Dưới đây là bảng cơ cấu diện tích của các nhóm cây trồng trên các vùng xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 Bảng 2.4: Diện tích và cơ cấu diện tích của các nhóm cây trồng vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” giai đoạn 2006- 2008 Nhóm cây trồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Nhóm cây lương thực 20.871,59 75,59 18.734,24 72,17 18.123,25 61,04 Lúa 18.974,68 68,72 17.425,93 67,13 16.816,82 56,64 - Lúa xuân 8.752,87 31,70 7.831,68 30,17 7.693,57 25,91 - Lúa mùa 10.221,81 37,02 9.594,25 36,96 9.123,25 30,73 Ngô 1.896,91 6,87 1.308,31 5,04 1.306,43 4,40 2. Nhóm cây công nghiệp 3.053,84 11,06 3.304,51 12,73 2.722,71 9,17 Lạc 1.684,31 6,10 1.736,62 6,69 1.353,93 4,56 Đậu tương 1.369,53 4,96 1.567,89 6,04 1.368,78 4,61 3. Nhóm cây thực phẩm, rau dưa các loại 3.343,77 12,11 3.397,97 13,09 5.519,64 18,59 Khoai tây 922,23 3,34 791,73 3,05 938,25 3,16 Cà chua 778,65 2,82 776,16 2,99 1.045,14 3,52 Rau, dưa các loại 1.642,89 5,95 1.830,07 7,05 3.536,25 11,91 4. Nhóm cây ăn quả 323,06 1,17 498,40 1,92 662,12 2,23 5. Nhóm cây trồng khác 19,33 0,07 23,36 0,09 41,56 0,14 Tổng 27.611,58 100,00 25.958,48 100,00 29.691,45 100,00 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 diện tích thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng của tỉnh Thái Bình có sự thay đổi và tương đối thấp: Năm 2006 là 27.611,58 ha nhưng đến năm 2007 đã giảm xuống còn 25.958,48 ha và diện tích tăng lên là 29.691,45 ha vào năm 2008. Diện tích giảm là do quan điểm chỉ đạo xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng của các cấp, các ngành ở địa phương là chưa nhất quán, sự gia nhập của các hộ nông dân thất thường, chưa thực sự ổn định chứng tỏ người dân vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả của cánh đồng 50 triệu đồng. Ta thấy tỷ trọng về diện tích của các nhóm cây trồng đều có xu hướng tăng lên qua các năm, trừ nhóm cây công nghiệp và cây lương thực. Tuy nhiên nhóm cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm và có xu hướng giảm dần:Năm 2006 chiếm 75,59%, năm 2007 chiếm 72,17% và năm 2008 chiếm 61,04%. Chứng tỏ lương thực vẫn là cây trồng chính của Thái Bình, điều đó cũng phản ánh phần nào nền kinh tế của tỉnh còn mang nặng tính tự cung tự cấp, tỷ suất hàng hóa chưa cao. Trong cơ cấu nhóm cây lương thực thì cây lúa vấn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng có xu hướng giảm dần. - Nhóm cây công nghiệp: cơ cấu diện tích thay đổi không đều nhau: Năm 2007 tăng 8,2% so với năm 2006 và năm 2008 giảm 17,6% so với năm 2007. Việc giẩm diện tích gieo trồng của nhóm cây công nghiệp ngắn ngày là chưa hợp lý vì hiện nay nhu cầu về thị trường của sản phẩm đậu tương ngày càng cao kết hợp với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của nhóm cây trồng này. - Nhóm cây thực phẩm: Diện tích gieo trồng của nhóm cây này ngày càng tăng thêm là để đáp ứng nhu cầu của thị trường: Năm 2007 tăng 1,62% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 62,44% . Nguyên nhân tăng lên là do nhu cầu của thị trường về các loại rau ngày càng tăng và xu hướng ăn các loại cây có củ giảm. Thái Bình là nơi cung cấp với số lượng lớn rau quả, thực phẩm cho thành phố Hải Phòng, các tỉnh lân cận và cho xuất khẩu. - Nhóm cây ăn quả có chiếm tỷ trọng về diện tích tương đối nhỏ trong cơ cấu diện tích cây trồng nhưng có xu hướng tăng nhanh qua các năm: Năm 2007 tăng 54,27% so với năm 2006, năm 2008 tăng 32,95%. Sư tăng mạnh của về diện tích của nhóm cây trồng này là rất hợp lý vì đây là nhóm cây cho năng suất, giá trị và hiệu quả kinh tê cao. Nhìn chung, sự biến đổi về cơ cấu diện tích các nhóm cây trồng qua các năm là tương đối phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Đất nông nghiệp được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn theo hướng tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng. Hệ số sử dụng đất tăng từ 2,25 lần năm 2006 lên 2,36 lần năm 2007 và 2,45 lần năm 2008. Tuy nhiên, diện tích xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng” là chưa cao. Vì vậy, cần có sự quy hoạch ruộng đất nông nghiệp đồng bộ, nhất quán, đồng thời cần vận động người dân tích cực tham gia xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng”. 2.2.3.2. Cơ cấu sản lượng của các nhóm cây trồng Ta có bảng cơ cấu sản lượng tương ứng với cơ câu diện tích của các huyện, thị tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng như sau: Bảng 2.5: Sản lượng và cơ cấu sản lượng của các nhóm cây trồng vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” giai đoạn 2006- 2008 Nhóm cây trồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Gía trị sản xuất (trđ) Tỷ lệ (%) Gía trị sản xuất (trđ) Tỷ lệ (%) Gía trị sản xuất (trđ) Tỷ lệ (%) 1.Nhóm cây lương thực 332.081,93 68,74 327.974,95 67,60 307.236,12 58,83 Lúa 322.569,56 66,77 319.018,63 65,76 298.462,83 57,15 - Lúa xuân 150.355,31 31,12 148.893,52 30,69 138.189,42 26,46 - Lúa mùa 172.214,25 35,65 170.125,11 35,07 160.273,41 30,69 Ngô 9.512,37 1,97 8.956,32 1,85 8.773,29 1,68 2. Nhóm cây công nghiệp 43.032,52 8,91 45.796,46 9,44 24.005,29 4,48 Lạc 19.344,17 4,00 21.278,23 4,39 10.079,32 1,93 Đậu tương 23.688,35 4,90 24.518,23 5,05 13.925,97 2,60 3. Nhóm cây thực phẩm, rau dưa các loại 98.207,82 20,33 101.019,52 20,82 145.402,52 27,84 Khoai tây 32.148,56 6,65 31.125,25 6,42 34.417,36 6,59 Cà chua 30.145,58 6,24 32.382,07 6,67 42.912,65 8,22 Rau, dưa các loại 35.913,68 7,43 37.512,20 7,73 68.072,51 13,04 4. Nhóm cây ăn quả 9.714,56 2,01 10.135,63 2,09 12.823,56 2,46 5.Nhóm cây trồng khác 88,94 0,02 215,23 0,04 379,65 0,07 Tổng 483.125,77 100,00 485.141,79 100,00 522.200,15 100,00 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Trong điều kiện diện tích canh tác hạn hẹp và không ổn định, lúc tăng, lúc giảm qua các năm nhưng giá trị sản xuất đã tăng lên qua 3 năm (2006- 2008) nhưng tăng chậm: năm 2007 tăng hơn 1% và năm 2008 tăng 2,62%. Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị sản lượng cây trồng thay đổi không đáng kể giữa các năm nhưng nếu xét riêng từng nhóm c._.hướng chuyển đổi trong thời gian tới là: Qua thực tế chuyển đổi những năm qua cần xác định được nhứng cây trồng, vật nuôi chuyển đối phù hợp với từng vùng sinh thái và phải tìm thị trường để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Giữ nguyên diện tích làm lúa cá và nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, các mô hình đã chuyển đổi cho hiệu quả tốt, khá năng tiêu thụ sản phẩm tốt, nông dân hào hứng chuyển đổi theo hướng này, kế hoách mở rộng có tính khả thi cao song dân còn khó khăn về vốn, mặt khác một số cơ sở chưa quy vùng và có kế hoạch cụ thể, cần phải quy vùng và có kế hoạch đầu tu sớm tập trung theo mô hình này, chuyển đổi mạnh vùng đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt gắn với chăn nuôi gia súc trên cơ sở phải được quy hoạch bảo đảm môi trường sinh thái và công tác phòng chống dịch bệnh. Tăng nhanh diện tích trồng chuyên màu, rau quả và cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu với công thức luân canh 3-5 vụ/năm. Chuyển đổi đất 2 vụ lúa + vụ đông sang 1 vụ lúa + 2- 3 vụ màu. Điều chỉnh theo hướng này đảm bảo tính thích ứng với thị trường và cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” ở Thái Bình 3.2.1. Giải pháp về cơ cấu vốn đầu tư Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để tăng năng lực sản xuất của ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư sẽ thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt một cách hợp lý và có hiệu quả. Hướng chuyển đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với hướng chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, đó là tăng cường đầu tư cho sản xuất các loại cây thực phẩm, cây ăn quả… có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, cơ cấu đầu tư cần chuyển mạnh sang sang đầu tư cho khoa học công nghệ bao gồm cả nghiên cứu và chuyển giao; đầu tư cho công nghiệp nông thôn nhất là công nghiệp chế biến; đầu tư cho xây dựng mở rộng thị trường trong nước và thế giới, xúc tiến thương mại; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (thuỷ lợi, giao thông, chợ, các trạm trại kỹ thuật…) . Trong điều kiện của Thái Bình, vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng hạn chế và gặp nhiều kho khăn nhất là trong quá trình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng. Để có nhiều vốn đầu tư và thực hiện đầu tư kịp thời, có hiệu quả trong thực tế sản xuất cần có chính sách thông thoáng trong đấu tư cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ; mở rộng hình thức đầu tư tín dụng ngân hàng nông thôn, tăng nguồn vốn trung và dài hạn, điều chỉnh lãi suất phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng trên địa bàn; thực hiện chính sách ưu tiên, lãi suất tín dụng thấp cho đầu tư trực tiếp sản xuất nhất là những mặt hàng nông sản có tính chiến lược. Trong đầu tư cần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; ưu tiên đầu tư, cho vay, đầu tư hỗ trợ cho các thành phần kinh tế với mô hình sản xuất có hiệu quả. Đồng thời cần có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho lĩnh vực này. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng là một quá trình lâu dài và khó khăn với chi phí lớn. Do đó, cần có biện pháp hỗ trợ và đầu tư nhiều hơn nữa để người nông dân yên tâm sản xuất Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất Trên cơ sở quỹ đất hiện có, từng địa phương cơ sở tiến hành rà soát lại và bổ sung quy hoạch sản xuất cho phù hợp. Đặc biệt quy hoạch rõ vùng chuyển đất lúa sang trông chuyên màu, cây công nghiệp, cây dược liệu và rau hoa quả ngắn ngày; vùng chỉ đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm…Mỗi vùng quy hoạch cần lực chọn hệ thống công thực luân canh hợp lý, đảm báo hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đạt hiêu quả kinh tế cao, phát huy tối đa các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương. Trên cơ sở quy hoạch sản xuất đã bổ xung cần quy hoạch lại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho phù hợp, trước hết là quy hoạch thủy lợi, giao thông, điện, để có căn cứ từng bước xây dựng hợp lý, phát huy sớm hiệu quả đầu tư. Quy hoạch sản xuất phải xác định rõ bước đi, tiến độ thực hiện trong từng thời gian để tổ chức chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo qui hoạch để khắc phục sự manh mún, phân tán trong sản xuất, tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới để đạt được khối lượng hàng hoá lớn, có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên cơ sở phát triển cây trồng gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất bao gồm chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng Bố trí sử dụng đất đai sao cho hợp lý, tránh lãng phí, tận dụng tối đa khả năng canh tác của đất. Nhưng không thể chỉ biết khai thác mà không bảo vệ, chăm sóc đất, phải vừa cải tạo, vừa bón phân để đảm bảo sự sinh tồn của đất. 3.2.3. Giải pháp chế biến Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sẽ tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa nông sản vì vậy vấn đề chế biến , bảo quản là rất quan trọng. Trước mắt cần xây dựng một số cơ sở chế biến và bảo quản : như kho lạnh để bảo quản giống và nông sản, lò sấy : để sấy khô nông sản, sấy vải , nhãn, củ cải ,cá… tiến tới xây dựng các nhà máy : nhà máy chế biến rau quả hộp, chế biến khoai tây, chuối ,đu đủ bột, chế biến thực phẩm ăn liền (như dạng chế biến của công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm hiện nay) để vừa bảo quản được lâu, vừa tăng được giá trị nông sản, nghiên cứu hình thành hệ thống chế biến nông sản từ tỉnh đến cơ sở, hình thành hệ thống sơ chế, bảo quản ở huyện, tỉnh thành các cơ sở chế biến có quy mô và công nghệ hiện đại để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu. Đẩt mạnh xúc tiến thương mại để mời gọi các nhà đầu tư và các tổng công ty trung ương về bao tiêu, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt các Tổng công ty rau quả, Tổng công ty lương thực, các công ty dược… 3.2.4. Giải pháp về thị trường Cần tăng cường hệ thống xúc tiến thị trường : Thường xuyên có các thông tin về thị trường nông sản của thế giới và trong nước cho các cơ quan chỉ đạo và người sản xuất nắm được để tổ chức sản xuất. Đề nghị tỉnh giao cho Sở thương mại làm nhiệm vụ tìm kiếm và thường xuyên có thông tin về thị trường gửi cho các nghành , huyện thị và các cơ sở sản xuất kinh doanh (có thể có bản tin thị trường 10 ngày 1 lần) và tổ chức kinh doanh giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có khối lượng lớn. Ngành lương thực tổ chức thị trường và tiêu thụ lúa gạo cho nông dân dựa trên cơ sở có ký kết hợp đồng tạo vùng sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân năng động tìm hiểu thị trường tổ chức chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm mới giúp tiêu thụ kích thích nông dân sản xuất phát triển. ( Như hình thức một số công ty đăng ký hợp đồng tiêu thụ với Thái Thụy, Quỳnh phụ về sản xuất sa lát, dưa chuột, dưa gang, ngô rau ,ớt…) Trong quá trình chuyển đổi HTX các HTX có sản xuất hàng hóa nông sản ( rau quả, lợn choai…) nên hình thành các tổ chức dịch vụ để thu gọn tiêu thụ hoặc trực tiếp tham gia làm xuất khẩu ( như HTX Đông Kinh đang làm giúp nông dân sản xuất lợn choai ) để nông dân làm quen với cớ chế thị trường và dần hình thành các hộ nông dân vươn lên có thể làm xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài ( như một số hộ tư nhân Hải Phòng trực tiếp tổ chức chế biến và xuất khẩu thịt lợn). Cần hoạch định chính xác và xác định tổ chức sản xuất những mặt hàng phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu. - Cần có cơ chế chính sách ưu đãi đối với hoạt động chế biến và tiêu thụ nông sản; tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tiêu thụ nông sản sản xuất trong tỉnh. Trước mắt tập trung vào các sản phẩm lúa, lợn, rau hoa quả, ngô, tương, thủy sản….Triển khai xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có trong tỉnh với công xuất đủ lớn để tiêu thụ nông sản, bao gồm: Nâng cấp và mở rộng các xí nghiệp chế biến hạt giống, chế biến lúa gạo, chế biến rau quả và nấm, chế biến thủy sản, chế biến thức ăn gia súc. Kêu gọi đầu tư để xây dựng mới các xí nghiệp chế biến: hành, nụ hòe, ớt, bột đậu tương, cây dược liệu …trong những năm tới. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển làng nghề chế biến nông sản để chủ động chế biến và tiêu thụ nông sản tại chỗ như cói, kén tằm, rau quả, gạo, đay, thủy hải sản… Quy hoạch và phát triển các chợ nông thôn, chợ đầu mối làm trung tâm giao dịch, thu gom nông sản ở các trung tâm tiểu vùng, các huyện, thị xã. Cần nhận thức sâu sắc rằng hoạt động sơ chế và tiêu thụ tại chỗ là kênh tiêu thụ đặc biệt quan trọng và có tính chủ động cao, thích ứng linh hoạt nhất. Tiến hành rà soát và bổ sung quy hoạch các vùng nguyên liệu nông hải sản phục vụ tốt nhất cho hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Triển khai đồng loạt và mạnh mẽ quyết định 80 /TTG của Thủ Tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng. Huy động tối đa khả năng của các doanh nghiệp và người kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản để ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người nông dân. Trước mắt tập trung ưu tiên đối với các điểm mô hình xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng /ha/ năm “. Chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo hỗ trợ các bên tham gia hợp đồng đảm bảo tuân thủ nghiêm các cam kết đã ký. 3.2.5.Giải pháp về khoa học công nghệ - Lựa chọn và bố trí hợp lý, khoa học các công thức luân canh cây trồng, vật nuôi. Đảm bảo tận dụng tối đa quỹ thời gian chiếm đất của các đối tượng nuôi trồng; tận dụng đầy đủ các tiến bộ kỹ thuật về giống và phương thức canh tác để có năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả cao nhất của mỗi mùa vụ sản xuất; tận dụng đến mức cao nhất ưu thế thị trường và tiêu thụ của mỗi sản phẩm. Việc lựa chọn các công thức luân canh phải dựa trên cơ sở đặc điểm đất đai, khí hậu, tập quán canh tác của mỗi vùng, dựa trên các tiến bộ kỹ thuật tốt nhất hiện có và khả năng tiêu thụ sản phẩm làm ra với hiệu quả kinh tế cao nhất. Mỗi công thức luân canh được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Được nông dân chấp nhận và thực hiện đồng bộ. + Mức thu nhập đạt được là 50 Triệu đồng/ha/năm trở lên và phải đạt hiệu quả kinh tế cao + Sản phẩm làm có thể tiêu thụ được và có sức cạnh tranh cao + Công thức luân canh có tính ổn định về giá trị và hiệu quả sản xuất nhiều năm, có thể phát triển mở rộng thêm diện tích. + Đảm bảo khai thác tối đa quý đất hiện có, đồng thời có tác dụng cải tạo, bồi bổ thêm cho đất đai. Hiện tại đang có rất nhiều công thức luân canh có thể đạt 50 triệu đồng/ha/năm ở các địa phương. Tất cả các công thức luân canh này đều có điểm chung là phải đảm bảo trồng trọt được ít nhất là 3 vụ trở lên trong một năm. Tiếp thu nhanh và đồng bộ các giống mới, quy trình canh tác mới có năng xuất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng ở các “ cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm “. Hàng năm chú trọng tiếp nhận và đưa vào khảo nghiệm các giống cây trồng , vật nuôi mới, các biện pháp canh tác khoa học để đánh giá và chuyển giao nhanh các giống tốt cho nông dân. Đồng thời đẩy mạnh liên kết với các viện Khoa học, các trường đại học để tranh thủ sự giúp đỡ và tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới triển khai sản xuất đại trà trong tỉnh. Tập trung làm tốt công tác huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân, đảm bảo mỗi nông dân sản xuất trên “cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” đều được huấn luyện để nắm vứng kỹ thuật sản xuất và thao tác thuần thục đối với từng loại cây trồng, vật nuôi trong công thức luân canh. Biện pháp tổ chức huấn luyện cần đa dạng, linh hoạt: trước hết mở lớp huấn luyện thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng ở các xã, thị trấn. Thông qua các lớp huấn luyện của các đoàn thể nhân dân và mở lớp tập huấn ở các thôn, HTX nơi trực tiếp “Xây dựng triệu đông/ha/năm” Tích cực xúc tiến xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao ở các địa phương nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả cao nhất trên đơn vị diện tích. Trước mắt tập trung vào xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao trên các lĩnh vực: Sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất hoa, sản xuất lúa chất lượng cao, và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nấm, bò sữa … Chuẩn bị tốt điều kiện và bố trí đầy đủ cán bộ kỹ thuật giúp các địa phương cơ sở chỉ đạo giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ ở các vùng xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm”. + Năm 2008 toàn tỉnh triển khai hoàn thiện và ổn định hệ thống khuyến nông theo hướng : ở tỉnh có trung tâm khuyến nông, ở huyện có trạm khuyến nông cấp huyện, HTX có khuyến nông viên cơ sở. Cán bộ khuyến nông hàng năm được huấn luyện bổ túc nghiệp vụ chuyên môn. Đây sẽ là lực lượng chủ yếu chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo kỹ thuật sản xuất ở các “ Cánh đồng 50 triệu đồng /ha/năm”. + Bố trí một cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông chỉ đạo sản xuất ở cơ sở với quy mô từ 10-15 ha /một điểm. Mức phụ cấp cho cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo sản xuất được gắn với hiệu quả sản xuất ở từng điểm. Nguồn cán bộ là các cán bộ khuyến nông và tiếp nhận hợp đồng các sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Nông Nghiệp chính quy có ngành nghề phù hợp. + Khuyến khích hình thành các Trung Tâm hoặc công ty tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ để giúp giải quyết các vấn đề về khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất của các địa phương làm “Cánh đồng 50 triệu /ha/năm” và các chủ trang trại. 3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn là một trong những điều kiện cơ bản, tiên quyết đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng. Bởi lẽ, sản xuất nông nghiệp phân bố trên địa bàn và không gian rộng lớn. Để sản xuất hàng hoá đưa ra thị trường tiêu thụ cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu: sản xuất - bảo quản chế biến - thị trường. Các khâu này không được tách rời nhau. Thị trường yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, công nghệ bảo quản và chế biến. Vì vậy, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (thuỷ lợi, giao thông, điện, bưu chính viễn thông, công nghiệp bảo quản chế biến, chợ…) là những điều kiện cơ bản không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn cho các xã đặc biệt khó khăn cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho những vùng sản xuất hàng hoá tập trung tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Đối với ngành trồng trọt, hệ thống thuỷ lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với ngành trồng trọt của tỉnh Thái Bình với nhiều loại địa hình kéo theo là có các loại chân ruộng cao thấp khác nhau. Việc đảm bảo tưới tiêu kịp thời, chủ động tiến tới khoa học còn gặp nhiều khó khăn nhất là tình trạng hệ thống tưới tiêu chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh cao và sản xuất hàng hoá đòi hỏi hệ thổng thuỷ lợi phải hoàn chỉnh, chủ động tưới trong những ngày hạn và tiêu nước khi gặp mưa lớn. Trong thời gian tới, tỉnh cần phải cải tạo, nâng cấp và mở rộng các trạm bơm; cải tạo và hoàn thiện hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh; từng bước thực hiện cứng hoá kênh mương trên toàn tỉnh; riêng hệ thống kênh mương chưa được cứng hoá đặc biệt là hệ thống tưới tiêu nội đồng cần phải thường xuyên tu bổ, nạo vét, khơi thông, tôn cao bờ…để đáp ứng nhu cầu dẫn nước đến các khu đồng cao trong mùa khô và đảm bảo tiêu úng kịp thời trong mùa mưa. Đối với hệ thống giao thông cần được đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên xã tới vùng sản xuất nông sản hàng hoá, tất cả các tuyến đường nông thôn đến năm 2010 phải được cứng hoá để nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá từ vùng sản xuất tới nơi thu gom tiêu thụ sản phẩm. Đối với vùng thuần nông như tỉnh Thái Bình thì hệ thống chợ có vai trò lớn trong việc thực hiện các hoạt động mua bán. Tại các chợ bán buôn hàng nông sản – nơi thu gom nông sản phục vụ cho chế biến hoặc tập trung nông sản hàng hoá để đưa ra khỏi vùng - cần xây dựng các kho bảo quản hàng hoá, các cơ sở vật chất phục vụ tiêu thụ nông sản với hình thức bán buôn là chủ yếu. Cần xây dựng mạng đầu mối bán buôn, giới thiệu sản phẩm cho các khu vực sản xuất hàng hoá tập trung. Bên cạnh đó cần hình thành các chợ chuyên doanh như chợ hoa, chợ rau, chợ gạo… 3.2.7.Giải pháp về cơ chế chính sách - Năm 2003, UBND tỉnh đã có công văn số 759/UB-NN ngày 14/4/2003 tập trung chỉ đạo các địa phương xây dựng các mô hình điểm cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng /ha/năm. Đến nay UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho triển khai xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm trên diện đại trà. - Các chính sách về vốn, tín dụng cần được phát huy hiệu quả hơn nữa. Nhà nước cần quan tâm việc mở rộng cho vay đối với nông dân bằng cách giảm bớt các thủ tục rườm rà khi vay: thế chấp, đòi hỏi nhiều giấy tờ…để thu hút người dân vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. - Cần có chế độ ưu vãi về lãi suất tiền vay, kéo dài thời hạn cho vay đối với người vay vốn Cần đổi mới hơn nữa chính sách nông nghiệp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thể hiện rõ hơn vai trò quản lý và tác động của các cơ quan Nhà nước vào thực tế sản xuất 3.2.8. Đào tạo lao động nông nghiệp Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất. Cũng như lao động ở hầu hết các vùng nông thôn khác, lao động nông nghiệp ở Thái Bình đang ở tình trạng đông về số lượng nhưng chất lượng không đáp ứng yêu cầu. Số lao động nông nghiệp được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 10%) trong tổng số lao động. Tuyệt đại bộ phận lao động trong nông nghiệp hoạt động sản xuất nhờ kỹ thuật do cha ông truyền lại hoặc tích luỹ qua hoạt động thực tiễn và học hỏi lẫn nhau. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp còn hạn chế là một trong những nguyên nhân cản trở việc phát triển sản xuất và hạn chế việc sử dụng lao động trong nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng vừa là yêu cầu vừa là giải pháp để sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nguồn lực lao động phục vụ phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, ở một số địa phương nhiều diện tích trồng lúa một vụ được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và nuôi cá đã đem lai hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa trước đay đồng thời thu hút thêm đáng kể lao động vào sản xuất. Chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Hiện nay, hầu hết lao động nông nghiệp còn ít hiểu biết và còn thiếu thông tin về các loại giống mới, các qui trình công nghệ tiên tiến, về nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; chưa đủ khả năng chủ động lựa chọn phương án sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế. Tiềm năng to lớn của khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp chưa được phát huy đầy đủ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn chậm, thiếu các giải pháp tạo động lực đối với việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ chưa được tổng kết kịp thời, chưa được tuyên truyền sâu rộng và còn thiếu các giải pháp phù hợp để giúp các đơn vị sản xuất nhất là các hộ nông dân tiếp thu và nhân rộng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là chưa làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cần thiết cho lực lượng lao động nông nghiệp. Đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng để phát triển sản xuất là một cách thức lớn đòi hỏi tỉnh Thái Bình phải có các giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi cao. Cần tập trung vào các hướng sau: - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ làm tiếp thị đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực tế. Trước mắt bố trí mỗi xã có một cán bộ khuyến nông có trình độ đại học tiến tới bố trí đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp cho mỗi vùng sản xuất nông sản hàng hoá. - Liên kết các trường đại học mở các lớp đại học tại chức tại tỉnh nhằm đạo tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ đại học, cao đẳng. - Thành lập trường trung cấp nông nghiệp và trung tâm dạy nghề nông nghiệp tại tỉnh và các chi nhánh dạy nghề tại các huyện. - Thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên kiến thức chuyên môn kĩ thuật cho đội ngũ cán bộ cấp xã, hợp tác xã và hộ nông dân qua các chương trình của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như tổ chức các lớp IPM, hội nghị đầu bờ… Đặc biệt phải nhanh chóng kiện toàn hệ thống khuyến nông: Trung tâm khuyến nông, các trạm khuyến nông, các cụm khuyến nông để đủ sức hướng dẫn và chuyển giao đưa tiến bộ kü thuật tới hộ nông dân nhằm thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ. Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động nông nghiệp là điều kiện cần để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả ở tỉnh Thái Bình. 3.2.9 Giải pháp về giống và phân bón *Giống cây trồng: Giống là một loại tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, là nhân tố quyết định đối với việc tăng năng suất và phẩm chất sản phẩm. Là một loại giống tốt phải bảo đảm các điều kiện sau: có năng suất cao và ổn định, có phẩm chất tốt, thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và kĩ thuật canh tác ở địa phương. Để người nông dân tiếp cận và ứng dụng các giống cây trồng mới một cách tốt nhất đòi hỏi nhà nước phải có chính sách đầu tư phù hợp cho việc nghiên cứu và lai tạo để đưa ra các giống cây trồng có phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện sản xuất trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, cần cung cấp cho người dân những thông tin đầy đủ về kỹ thuật canh tác cũng như tiềm năng sản xuất của mỗi loại cây trồng để họ lựa chọn giống cây trồng phù hợp cho sản xuất. Để giúp cho người dân tiếp cận được những tiến bộ khoa học về giống và kỹ thuật canh tác thâm canh tăng năng suất cây trồng thì vai trò của tổ chức khuyến nông và ban quản lý hợp tác xã là rất quan trọng, do đó cũng cần chú ý phát triển vai trò của các tổ chức này. * Về phân bón: Cũng như giống cây trồng, phân bón cũng là yếu tố quyết định hay ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Trong những thập kỷ gần đây năng suất cây trồng không ngừng tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn có sự tác động của phân bón. Giống mới cũng chỉ phát huy được tác dụng khi được bón phân đầy đủ và hợp lý. Để làm tốt công tác phân bón nhằm thâm canh tăng năng suất cây trồng chúng ta phải làm tốt một số công tác sau: Nhà nước cần làm tốt chính sách trợ gía vật tư nông nghiệp nhằm hạ giá thành vật tư nông nghiệp, khuyến khích đầu tư tăng năng suất cây trồng. Thông qua hệ thống khuyến nông, các tổ chức kinh tế xã hội phổ biến cho nông dân kỹ thuật chăm bón và đầu tư sản xuất các loại giống cây trồng trên địa bàn huyện. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và hiểu biết về khoa học kỹ thuật, có năng lực thực sự để giúp đỡ và hướng dẫn người dân trong quá trình sản xuất. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, truyền thanh, truyền hình cung cấp cho người dân những tài liệu về kỹ thuật chăm bón mỗi loại cây trồng và vai trò của từng loại vật tư nông nghiệp để đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Hiện nay trên thị trường tỉnh Thái Bình tình trạng đầu vào nông ngiệp cón chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến người sản xuất bị thiệt thòi như: giống kém chất lượng, đạm, lân, kali bị pha trộn, thuốc trừ sâu giả…dẫn đến tình trạng người dân không những mất tiền mà còn thiệt hại lớn về hiệu quả của cả quá trình sản xuất. Do đó cần có biện pháp quản lý thị trường cung cấp vật tư cho nông nghiệp như giống, thuốc trừ sâu, phân vô cơ và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp một cách chặt chẽ. Tiến hành kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra những người làm ăn phi pháp, sai nguyên tắc, nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm để tránh những thiệt hại không đáng có cho người dân. Nhà nước nên khống chế giá bán các loại vật tư nông nghiệp ở mức hợp lý để tránh hiện tượng khi nhu cầu về vật tư cao hay khi đúng mùa vụ đầu tư thì người bán tự nâng giá gây thiệt thòi cho người dân. 3.2.10. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục Thực hiện việc xây dựng “Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm” là công việc hết sức khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm, ý chí cách mạng tiên công của các cấp, các ngành, các địa phương và hộ gia đình nông dân. Cũng là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết các công việc liên quan của mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương. Do vậy công tác tư tưởng có vai trò hết sức quan trọng. Phải làm cho mỗi cán bộ, Đảng viên và nhân viên hiểu rõ: phấn đấu xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm là tất yếu kinh tế, là yêu cầu khách quan để nâng cao thu nhập cho nông dân, ổn định chính trị xã hội nông thôn đối với một tỉnh thuần nông, đất chật, người đông trong điều kiện kinh tế thị trường có tính cạnh tranh gay gắt. Đồng thời cần làm rõ: trong điều kiện thực tế của tỉnh nhà hoàn toàn có thể thực hiện được chủ trương “ Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” nếu có quyết tâm cao, bước đi, cách làm phù hợp và năng động, biết nghĩ, biết làm trong tổ chức thực hiện. Mục tiêu cần đạt được của công tác tư tưởng là phải làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ và từng người dân; làm cho mỗi người dân trong tỉnh đều phải trăn trở suy nghĩ, tính toán và tìm cách thực hiện cho được mục tiêu đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng trở lên/ha ở mảnh ruộng, cánh đồng của mình. Trên cở sở thống nhất nhận thức và hành động để có thể huy động tối đa nội lực, sức sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp dân cư để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cấp ủy các cấp cần tập trung chỉ đạo các đơn vị làm công tác tư tưởng thông qua hệ thống bão cáo viên các cấp , các phương tiện truyền thông các cấp, các phương tiện thông tin, tuyên truyền…làm rõ chủ trương, thống nhất nhận thức, hưỡng dẫn cách làm để động viên các cấp, các ngành tự giác tham gia thực hiện đạt hiệu quả cao. Các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chuyên mục “Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm “ để tổng kết và phổ biến các kinh nghiệm tốt, cách làm hay, biểu dương, khích lệ các dơn vị và cá nhân đạt kết quả cao, phê phán các tư tưởng ngại khó, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ, dám làm. Các đoàn thể nhân dân tổ chức cuộc vận động thực hiện để động viên, khuyến khích hội viên tham gia đồng loạt, trước hết là có lợi ích cho từng gia đình. Đồng thời tạo ra phong trào chung sôi nối cho toàn tỉnh. Cấp ủy chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để chỉ đạo đạt hiệu quả cao. Mỗi cán bộ Đảng viên phát huy tính tiền phong, gương mẫu hăng hái tham gia làm trước, làm có kết quả để cuốn hút các tầng lớp dân cư cùng làm và cùng rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. KẾT LUẬN Thái Bình là một tỉnh thuần nông, diện tích lớn, dân số đông. Trong những năm qua nông nghiệp của tỉnh luôn giành một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tê, vừa đảm bao cung cấp đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong tỉnh, vừa tạo được nguồn lợi lớn thông qua việc xuất khẩu nông sản đến với các địa phương trong cả nước và quốc tế. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng của các măt hàng nông sản của tỉnh chưa ổn định chưa có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng 50 triệu của UBND tỉnh là một việc làm hết sức đúng vừa có cơ sở thực tiễn, khoa học lại phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đưa nông nghiệp của tỉnh nhà đi lên góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt hàng nông sản của tỉnh không chỉ cạnh tranh với các địa phưng khác trong cả nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt, khốc liệt trên thị trường quốc tế. Vì vây xây dựng cánh đồng 50 triệu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, năng cao năng suất và chất lượng nông sảm, tạo ra được những sản phẩm có giá trị sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh, mang lại thương hiệu cho nông sản Thái Bình Mặc dù quá trình xây dựng cánh đồng 50 triệu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một quá trình khó khăn, lâu dài. Nhưng với sự quyết tâm của Đảng và nhân dân Thái Bình, chắc chắn sự nghiệp phát triển nông nghiệp của tỉnh sẽ di đến thắng lợi. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Nghị quyết 08/NQ- TU về xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm (2006- 2008) Niên giám thống kê 2003, NXB Thống kê, Hà Nội- 2004, Tổng cục thống kê. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã - PGS.TS. Vũ Đình Thắng,Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê. TS. Vũ Đình Thắng - GVC. Hoàng Văn Định, Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê. Tác giả: Bùi Sỹ Thùy Nông nghiệp nông thôn Thái Bình, NXB Thống kê Hà Nội 2003 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân NN& PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn GTSX : Gía trị sản xuất ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HTX : Hợp tác xã THCN : Trung học chuyên nghiệp NXB : Nhà xuất bản ĐBSH : Đồng bằng song Hồng KHKT : Khoa học kĩ thuật MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất Tỉnh Thái Bình năm 2008 23 Bảng 2.2: Quy mô GDP các ngành giai đoạn 2004- 2008 24 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2004- 2008 25 Bảng 2.4: Diện tích và cơ cấu diện tích của các nhóm cây trồng vùng 34 xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” giai đoạn 2006- 2008 34 Bảng 2.5: Sản lượng và cơ cấu sản lượng của các nhóm cây trồng vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” giai đoạn 2006- 2008 36 Bảng 2.6: Chi phí và cơ cấu chi phí các nhóm cây trồng trên vùng xây dựng cánh đồng 50 triệu giai đoan 2006- 2008 42 B¶ng 2.7: Thu nhập và cơ cấu thu nhập các nhóm cây trồng trên vùng xây dựng cánh đồng 50 triệu giai đoan 2006- 2008 44 Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất ruộng ở Thái Bình 45 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu về một số loại nông sản thực phẩm nội Tỉnh 57 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm vùng Bắc Bộ 58 Bảng 3.3: Dự báo khả năng tham gia thị trường đối với một số nông sản thực phẩm của Thái Bình 59 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2602.doc