TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
KHOA NÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LÂM NGHIỆP, KHÓA 2011-2013
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ XUÂN QUANG 1 -HUYỆN ĐỒNG XUÂN –TỈNH PHÚ YÊN THUỘC DỰ ÁN FLITCH.
Sinh viên thực tập: Lê Xuân Đạo.
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thanh Quang.
Thời gian thực tập: Từ ngày 04/04/2013 đến ngày 29/04/2013.
Phú Yên, 04/2013.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.
.
.
.
.
.
Xác nhận đơn vị thực tập
40 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Chuyên đề Đánh giá tình hình sử dụng đất và lập phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất xã Xuân quang 1 - Huyện đồng xuân – Tỉnh Phú yên thuộc dự án Flitch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
QH,KHSDĐ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
SDĐ sử dụng đất
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
BQL Ban quản lý
FLITCH Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
MỤC LỤC
Nhận xét đơn vị thực tập 1
Các từ viết tắt.. 2
Danh mục các bảng biểu
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.
Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Luật cũng quy định trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ, quy định thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, việc phân bố đất đai phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với quá trình phân công lại lao động.
Vì vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các địa phương là hết sức cần thiết. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đồng thời nhằm xác định và bố trí đất đai một cách hợp lý, khai thác quỹ đất một cách có hiệu quả nhất, tránh lãng phí tài nguyên đất đai đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Từ những vấn đề nêu trên đã cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất quan trọng. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ nhà trường và đơn vị thực tập đã tạo điều kiện cho tôi một khoảng thời gian thực tập để rèn luyện kỹ năng và nâng cao kiến thức đã được học, từ đó tiến hành thực hiện chuyên đề “Lập phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất xã Xuân Quang 1” thuộc Ban quản lý dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên huyện Đồng Xuân.
Mục đích nguyên cứu
Đề xuất khoanh định, phân bổ đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động KT - XH trong thời gian tới, đảm bảo hài hoà giữa các mục đích ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với các chiến lược phát triển KT - XH của xã.
Làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá; hình thành, phát triển các vùng nuôi, trồng chuyên canh tập trung.
Sử dụng tài nguyên đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn phường.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai, sử dụng đất đúng pháp luật.
Yêu cầu của việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
- Cung cấp tầm nhìn tổng quan, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành từ Trung ương, tỉnh, huyện đến địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn mới trong tương lai.
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã.
- Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Cung cấp thông tin về hiện trạng, tiềm năng và định hướng sử dụng đất (SDĐ) cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện ban đầu trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh những bất hợp lý trong quá trình SDĐ.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QH,KHSDĐ) nhằm xác lập căn cứ cho các chương trình phát triển và các dự án đầu tư.
- Trên cơ sở QH,KHSDĐ để nắm chắc quỹ đất đai phục vụ cho việc xây dựng chính sách quản lý, sử dụng quỹ đất đai đồng bộ và có hiệu quả
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN
Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý:
Xã Xuân Quang 1 thuộc huyện Đồng Xuân, có đường tỉnh lộ ĐT 647, đường huyện lộ chạy qua, cách trung tâm huyện 26 km về phía Tây Nam. Có ranh giới hành chính như sau:
+ Phía Bắc : Giáp xã Phú Mỡ;
+ Phía Nam : Giáp xã Xuân Phước;
+ Phía Đông : Giáp xã Xuân Quang 2, xã Xuân Quang 3;
+ Phía Tây : Giáp xã Phú Mỡ, huyện Sơn Hoà.
Địa hình, địa mạo:
+ Địa hình núi cao: phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và phía Tây Nam của xã có độ cao trên 1.100m, có độ dốc trên 25o. Đây là vùng đầu nguồn của các con sông suối có vai trò quan trọng, quyết định đến khả năng dự trữ nước tưới và bảo vệ vùng hạ lưu. Dạng địa hình này chủ yếu được đưa vào rừng tự nhiên phòng hộ và trồng rừng phòng hộ.
+ Địa hình núi thấp: phân bố ở độ cao 500m đến 1.000m, độ dốc phổ biến từ 15o đến 25o. Nhìn chung, địa hình này thích hợp cho phát triển trồng rừng sản xuất, hiện trạng chủ yếu là đất cỏ tranh, cây bụi.
+ Địa hình đất bằng: phân bố dọc theo sông Kỳ Lộ, độ cao trung bình dưới 500 m, độ dốc phổ biến dưới 8o. Do hạ lưu các con sông hẹp nên một số khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh, thổ nhưỡng chủ yếu là phù sa, đất xám và đất cát, khá thích hợp với canh tác lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhìn chung, địa hình của xã chủ yếu là địa hình núi cao và núi thấp, địa hình đất bằng chỉ chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã, nên phần lớn đất ở đây chỉ thích hợp cho việc trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm.
Khí hậu:
Khí hậu ở xã Xuân Quang 1 có 2 mùa mưa nắng rõ rệt với những đặc trưng chính như sau:
+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm là 26,3oC. Trung bình tháng lạnh nhất không dưới 22oC, chênh lệch nhiệt độ tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ vào khoảng 6 - 7oC.
+ Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm biến động từ 1500 - 2000 mm. Mùa mưa chỉ kéo dài 4 - 5 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12) nhưng chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Do mưa rất lớn vào tháng 9 đến tháng 11, trong khi hạ lưu các con sông nhỏ hẹp, thoát nước chậm nên lượng nước đổ về một mặt gây xói mòn và rửa trôi đất ở vùng đồi núi thượng nguồn.
Mùa khô kéo dài 7 - 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8 nhưng lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa năm, gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cán cân ẩm, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
+ Độ ẩm: độ ẩm trung bình nhiều năm biến động từ 80 - 85% và tăng dần theo độ cao, vùng núi thấp từ 83 - 85%, vùng núi cao từ 85 - 90%.
Thuỷ văn:
Do có địa hình núi cao nên xã Xuân Quang 1 ít sông, nhiều suối, thác ghềnh và vực sâu. Mạng lưới sông suối tương đối dày (mật độ 0,35 - 0,50 km/km2).
Xã có một con sông chính là sông Kỳ Lộ. Sông Kỳ Lộ bắt nguồn từ tỉnh Gia Lai ở độ cao 1000m, chiều dài sông 105Km,diện tích lưu vực sông 1950km2. Hướng chảy chính của sông là hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông bắt nguồn từ núi macma-axít nên sản phẩm phù sa kém màu mỡ.
Xã có nhiều suối ngắn như: suối Đập, suối Trưởng, suối Trăng, suối Hố Bầu, suối Sổ
Các nguồn tài nguyên:
Tài nguyên đất
Xã Xuân Quang 1 có tổng diện tích tự nhiên 11.501,79 ha. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, của viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp, trên địa bàn xã gồm những loại đất sau:
- Đất phù sa: 719 ha chiếm 6,25% Tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tập trung ở thung lũng ven sông Kỳ Lộ. Đất có tầng dày trên 100 cm, hàm lượng mùn tương đối khá, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, loại đất này khá màu mỡ, hiện nay người dân sử dụng để trồng lúa nước, còn lại trồng các loại cây hàng năm như ngô, đậu và các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, sắn...
- Đất nâu đỏ trên đá bazan: 95 ha chiếm 0,83% Tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trên các địa hình đồi núi thấp lượn sóng. Nhóm đất này giàu dinh dưỡng, nhiều đá lẫn, cấu tượng viên hạt, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất xám mùn phát triển trên đá macma - axit: 10.500,79 ha chiếm 91,3% Tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có độ dốc khá lớn, tầng dày trung bình và mỏng, nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới nhẹ, loại đất này hiện nay phần lớn là đất lâm nghiệp, đất hoang hoá. Cần có chính sách đất đai để khuyến khích khai thác loại đất này vào mục đích nông - lâm nghiệp.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi cao: 162 ha, chiếm 1,41% Tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên độ cao 1000m, độ dốc trên 25o. Nên diện tích loại đất này cần khoanh nuôi bảo vệ rừng và xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Đất cát: 15 ha, chiếm 0,13% Tổng diện tích tự nhiên, phân bố ven sông Kỳ Lộ. Thành phần chủ yếu cát thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thu của đất thấp, đất nghèo dinh dưỡng, có thể sử dụng vào đất trồng màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày nhưng cần phải đầu tư nhiều phân bón cho cải tạo đất.
- Nhóm đất khác: bao gồm các loại đất lầy và đất dốc tụ, phân bố tại các khe suối, nơi hợp thuỷ. Đất có độ phì cao, giàu mùn, tầng dày trên 100 cm, khả năng giữ ẩm rất tốt. Tuy nhiên, loại đất này có diện tích nhỏ 10 ha, chiếm 0,08% Tổng diện tích tự nhiên.
Nhìn chung, tài nguyên đất của xã Xuân Quang 1 có nhiều hạn chế như: đất đồi núi có độ dốc lớn, tầng đất không dày, đất nghèo dinh dưỡng, cùng với cường độ mưa lớn dễ làm đất bị xói mòn; đất đồng bãi, thung lũng có độ phì khá nhưng bị ngập lụt hàng năm. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất cần đặc biệt coi trọng các biện pháp cải tạo - bảo vệ và tăng dần độ phì cũng như các biện pháp thuỷ lợi và lịch canh tác hợp lý.
Tài nguyên nước:
+ Nước mặt: hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều trên địa bàn xã, chất lượng nước mặt khá tốt, nước thường có độ khoáng hoá nhỏ, pH trung tính sẽ thích hợp cho nông nghiệp. Có thể nói nguồn nước mặt của xã khá dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều trong năm. Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) chiếm tới 70 - 80% lượng mưa năm, các sông suối ngắn, dốc nên gây ra tình trạng ngập nước ở khu vực đất thấp. Mùa khô dòng chảy nhỏ, nên ít có khả năng khai thác nếu không có các công trình thuỷ lợi.
+ Nước ngầm: tuy chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá cụ thể về nước ngầm, nhưng qua khảo sát một số giếng nước đặc trưng cho thấy mực nước ngầm ở đây dao động từ 15 - 30 m, chất lượng nước khá tốt.
Tài nguyên rừng:
Hiện tại, trên địa bàn xã diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là đất có rừng tự nhiên phòng hộ. Trong những năm qua việc khai thác nguồn tài nguyên này vào phát triển kinh tế chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Tình trạng phá rừng đang là vấn đề cần giải quyết của địa phương.
Tài nguyên nhân văn:
Xã Xuân Quang 1 có nhiều thành phần dân tộc sinh sống: Kinh chiếm 63,3% dân số, Chăm (H’roi) chiếm 31,4% dân số và một số dân tộc khác như Ê dê, Ba Na, định cư trên địa bàn xã với sinh hoạt lễ hội (lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu của dân tộc Chăm), phong tục tập quán và nền văn hoá riêng đã tạo nên một nền văn hoá đa dạng.
Thực trạng môi trường:
Hơn 2/3 diện tích đất đai của xã là đất rừng tự nhiên và đất chưa sử dụng, với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp là điều kiện thuận lợi để xã phát triển du lịch sinh thái.
Là một xã thuần nông, môi trường của xã ít chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp. Mặt khác công tác môi trường của xã được quan tâm bằng nhiều hoạt động thiết thực như khơi thông cống rãnh, tổ chức tiêu hủy rác thải tại các buôn, làng nên môi trường của xã chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái về môi trường vẫn còn tiềm ẩn nếu việc lạm dụng sử dụng các chất hóa học độc hại trong sản xuất nông nghiệp chưa được hạn chế, nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong khuôn viên đất ở chưa có giải pháp xử lý môi trường hữu hiệu. Đặc biệt, việc phá rừng đốt rẫy làm nương đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đất đai bị rửa trôi, bạc màu,
Mặt khác là xã hiện đang ở giai đoạn đầu đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các ngành kinh tế - xã hội đang trên đà hội nhập phát triển, song chưa có hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt. Phần lớn chất thải, nước thải được chôn lấp, hoặc chảy tràn xuống các sông, suối, ao.
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn xóm và cộng đồng.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và môi trường:
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
* Thuận lợi:
Xã Xuân Quang 1 nằm ở trung tâm cụm xã của các xã phía Tây Nam huyện Đồng Xuân, có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu thương mại và tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Khí hậu ôn hoà, lượng mưa lớn, tốc độ tái sinh của rừng khá cao, độ che phủ lớn thuận lợi cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng.
Thổ nhưỡng đa dạng, thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, 91,3% diện tích tự nhiên là đất đỏ vàng phát triển trên đá macma-axit, loại đất này chỉ thích hợp cho trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm.
Mật độ sông suối dày, cùng với đặc thù về địa hình là một lợi thế cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt.
* Khó khăn:
Địa hình chia cắt, đất đai bạc màu đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác sử dụng đất nông nghiệp. Khí hậu phân hóa theo mùa, mùa mưa lượng mưa tập trung lớn gây xói mòn, sạt lở đất đai mạnh. Mùa khô thiếu nước, hạn hán gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Đất đai có độ phì thấp, trong quá trình sử dụng cần đặc biệt coi trọng biệt pháp bảo vệ và cải tạo.
Các vùng kinh tế trong xã phát triển không đồng đều, điều kiện phát triển không giống nhau. Đa số các hộ nông dân trên địa bàn xã thuộc diện nghèo, thiếu vốn sản xuất.
Đánh giá chung về kinh tế xã hội và môi trường
* Thuận lợi:
Trong những năm qua, nền kinh tế đã có những bước phát triển khá toàn diện, liên tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.
Mạng lưới giao thông ngày càng được đầu tư tu sửa, nâng cấp, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển.
Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ và chính quyền các cấp nhằm đưa xã phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, đặc biệt là khai thác tiềm năng, thế mạnh của vị trí địa lý, đất đai.
* Khó khăn:
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và ngành nghề truyền thống đã có sự phát triển nhưng quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng, mặt bằng cũng như trang thiết bị phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các tuyến đường trong khu dân cư đều quanh co, khúc khuỷu nên tầm nhìn hạn chế, vòng cua hẹp, dễ xảy ra tai nạn. Chủ yếu là đường đất nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong mùa mưa.
Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, nhất là 2 thôn dân tộc thiểu số chiếm 65% số hộ nghèo toàn xã. Vì vậy, việc phá rừng làm nương rẫy và hiện tượng du canh du cư rất khó ngăn chặn triệt để.
Thu nhập của người dân còn rất thấp nên gây khó khăn trong việc huy động vốn để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Cũng như việc đầu tư cải tạo đất kém màu mỡ vào sản xuất nông nghiệp. Dân số vẫn tiếp tục gia tăng, nhu cầu về đất ở, đất phát triển cơ sở hạ tầng và đất cho sản xuất ngày một cao, quỹ đất thuận lợi có hạn vì vậy sức ép lên đất đai ngày một gia tăng. Vấn đề bố trí sử dụng đất như thế nào vừa để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn đảm bảo được việc sử dụng đất hợp lý, đầy đủ và hiệu quả là những vấn đề cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trong phương án quy hoạch sử dụng đất.
CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu.
Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất.
Việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và chủ sử dụng.
Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
Hiện tại ban quản lý dự án FLITCH đã và đang tiếp tục hỗ trợ thực hiện các hạng mục đầu tư và các hoạt động lâm sinh trên địa bàn các xã dự án từ năm 2009 đến nay, trong đó xã Xuân Quang 1 được chọn để chúng tôi nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Đánh giá tình hình sử dụng đất và lập phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất xã Xuân Quang 1”
Nội dụng nghiên cứu.
3.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai.
Tình hình quản lý đất đai.
Điều 6 Luật đất đai năm 2003 quy định có 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đến nay, Uỷ ban nhân dân xã đã có nhiều cố gắng đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn đi vào nền nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, phần lớn quỹ đất được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Chính quyền xã đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật với mục đích để nhân dân hiểu và chấp hành tốt Luật Đất đai.
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản.
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn của TW, của tỉnh, huyện, UBND xã đã tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách mới về đất đai đến người sử dụng đất. Đồng thời trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của tỉnh, huyện, đã có những văn bản hướng dẫn và xử lý các sai phạm về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Xã Xuân Quang 1 đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính cấp xã. Tuyến ranh giới của xã đều được xác định cắm mốc giới, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định cho đến nay địa giới của xã không có sự thay đổi và xảy ra không xảy ra tranh chấp về địa giới hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Hiện xã chưa được đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy nên công tác quản lý ranh giới thửa đất có nhiều bất cập. Bản đồ địa chính cơ sở chưa phản ánh được cơ bản hiện trạng sử dụng đất của xã, hàng năm không có sự cập nhật, chỉnh lý biến động nên có sự sai khác so với hiện trạng sử dụng đất, do đó cần điều tra khảo sát thực địa và chỉnh lý biến động thường xuyên nhằm phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất của xã.
Hiện tại xã đang lưu trữ các tài liệu như : Hồ sơ về địa giới hành chính 364, hồ sơ về tổng kiểm kê đất đai qua các năm, số liệu giao cấp đất GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, qua các nămcông tác lưu trữ hồ sơ địa chính của xã mới chỉ dừng lại ở mức độ lưu trữ ở các loại hồ sơ bằng giấy và bản đồ giấy.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm thời gian qua xã thực hiện khá tốt. Công tác quy hoạch của xã đang từng bước đi vào nề nếp. Ngoài việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Năm 2000 xã đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010. Tuy nhiên do thời gian đã lập quy hoạch đã lâu, cùng với sự vận động của đất đai theo cơ chế thị trường nên có những công trình trong quy hoạch chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Thời gian tới cần tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
5. Quản lý việc giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước đây, trình tự thủ tục đã đi vào nề nếp, việc giao đất tuỳ tiện, trái thẩm quyền được hạn chế. Công tác quy hoạch, thiết kế cơ sở hạ tầng các khu dân cư trước khi giao đất đã được coi trọng. Việc giao đất sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo chặt chẽ và đúng thủ tục. Xã đã hoàn thành công tác giao đất, giao rừng đến các hộ, các tổ chức sử dụng đất.
Diện tích đất của xã được giao 11501,79 ha cho các đối tượng sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân : 1593,54ha;
+ UBND xã quản lý : 6667,75 ha;
+ Tổ chức kinh tế : 1207,19 ha;
+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước : 1999,46 ha;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ.
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất cho các đối tượng được thực hiện thường xuyên cùng với công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
Nhìn chung đến nay đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64/CP cho nhân dân, giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp đến từng hộ gia đình, tổ chức và cộng đồng trên địa bàn xã.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm một lần theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó để nắm lại toàn bộ quỹ đất cũng như hiện trạng sử dụng đất của các ngành sau đó đề ra các giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn. Hiện nay số liệu thống kê, kiểm kê được lưu trữ trên máy và cả ở dạng giấy.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trên địa bàn xã đã căn cứ vào các văn bản của tỉnh để tổ chức thực hiện.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản trên địa bàn xã hiện còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian dài trước đây quản lý Nhà nước về giá đất trên địa bàn xã hiệu quả chưa cao, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cầu trên thị trường.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Công tác này được quan tâm thực hiện, người sử dụng đất được hưởng đầy đủ các quyền của mình và nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi thuê đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn xã được thực hiện thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thường xuyên duy trì và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân theo qui định (nội dung chủ yếu là tranh chấp đất đai, ranh giới giữa công dân với công dân, bồi thường giải toả, ô nhiễm môi trường, hành vi dân sự..) Tất cả các kiến nghị phản ánh, khiếu nại đều được phối hợp hoà giải và giải quyết theo qui định.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được xã chú trọng, quan tâm giải quyết. Khắc phục những sai sót còn tồn tại, thanh tra, kiểm tra định kỳ phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm có thể phát sinh. Tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai và những vấn đề về quản lý nhà nước đối với đất đai cho nhân dân bằng nhiều hình thức.
Tuy nhiên do lực lượng cán bộ mỏng, địa bàn và hình thức sử dụng của dân cư phức tạp nên vẫn còn những tồn tại nhất định trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn chưa kịp thời. Chế độ thông tin báo cáo còn chậm.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Trong những năm qua việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện thủ tục hành chính quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến và sử dụng đất đai thực tế. Hiện tượng tuỳ tiện chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra những năm trước.
Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai.
Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.
Đất nông nghiệp: a)
Theo kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 11501,79 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 5453,06 chiếm 47,41% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
- Đất trồng lúa: 86,1 ha.
- Đất trồng cỏ vào chăn nuôi: 18,43 ha
- Đất trồng cây hàng năm khác: 1297,8 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: 108,6 ha.
- Đất rừng phòng hộ: 1502,35 ha.
- Đất rừng sản xuất: 2439,78 ha.
Diện tích, cơ cấu nhóm đất nông nghiệp năm 2010
STT
Chỉ tiêu
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Đất nông nghiệp
NNP
5453,06
100,00
Trong đó:
1.1
Đất lúa nước
DLN
86,1
1,58
1.2
Đất trồng lúa nương
LUN
-
-
1.3
Đất trồng cỏ chăn nuôi
COC
18,43
0,34
1.4
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNK
1297,8
23,8
1.5
Đất trồng cây lâu năm
CLN
108,6
1,99
1.6
Đất rừng phòng hộ
RPH
1502,35
27,55
1.7
Đất rừng đặc dụng
RDD
-
-
1.8
Đất rừng sản xuất
RSX
2439,78
44,74
Nhóm đất phi nông nghiệp: b)
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 287,36 ha, chiếm 2,5% diện tích đất tự nhiên. Việc sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã nhìn chung có hiệu quả và tiết kiệm.
Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010
STT
Chỉ tiêu
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
287,36
100
Trong đó:
-
2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
0,99
0,34
2.2
Đất quốc phòng
CQP
22.50
7,83
2.3
Đất an ninh
CAN
-
-
2.4
Đất khu công nghiệp
SKK
-
-
2.5
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
0,19
0,07
2.6
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
SKX
-
-
2.7
Đất cho hoạt động khoáng sản
SKS
-
-
2.8
Đất di tích danh thắng
DDT
-
-
2.9
Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
DRA
-
-
2.10
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
0,21
0,07
2.11
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
2,60
0,90
2.12
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
152,81
53,18
2.13
Đất sông, suối
SON
-
2.14
Đất phát triển hạ tầng
DHT
51,62
17,96
2.15
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
-
-
2.16
Đất ở tại nông thôn
ONT
56,44
19,64
Phân tích, đánh giá biến động các loại đất.
Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2010 với năm 2005
STT
Loại đất
Diện tích năm 2010
diện tích năm 2005
Biến động tăng (+), giảm (-)
Diện tích (ha)
Tổng diện tích tự nhiên
11501.79
11501.79
1
Đất nông nghiệp
5453.06
3421.11
2031.95
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1510.93
1480.11
30.82
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1402.33
1423.13
-20.80
1.1.1.1
Đất trồng lúa
86.10
86.10
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
18.43
20.00
-1.57
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
1297.80
1317.03
-19.23
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
108.6
56.98
51.62
1.2
Đất lâm nghiệp
3942.13
1941.00
2001.13
1.2.1
Đất rừng sản xuất
2439.78
1289.00
1150.78
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
1502.35
652.00
850.35
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
2
Đất phi nông nghiệp
287.36
271.22
16.14
2.1
Đất ở
56.44
41.85
14.59
2.2
Đất chuyên dùng
75.30
75.32
-0.02
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan
0.99
1.50
-0.51
2.2.2
Đất quốc phòng
22.50
22.50
2.2.3
Đất an ninh
22.50
-22.50
2.2.4
Đất sản xuất kinh doanh
0.19
0.21
-0.02
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
51.62
51.11
0.51
2.3
Đất tôn giáo tín ngưỡng
0.21
0.21
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.60
2.60
2.5
Đất sông suôi, mặt nước chuyên dùng
152.81
151.24
1.57
3
Đất chưa sử dụng
5761.37
78 09.46
-2048.09
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
47.04
46.64
2.40
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
5714.33
7764.82
-2050.49
Nhận xét biến động đất đai
- Đất nông nghiệp so với năm 2005 biến động rất lớn chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp tăng và khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.
- Đất phi nông nghiệp so với năm 2005 biến động rất ít chủ yếu là do chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, do chuyển đổi chỉ tiêu các loại đất theo thông tư 08/2007/TT-BTNMT, do đo đạc kiểm kê lại đất cơ quan tổ chức theo chỉ thị 31/CT-TTg năm 2007.
Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai.
* Về công tác quản lý đất đai
Được sự chỉ đạo của UBND Huyện Đồng Xuân, phòng địa chính Huyện Đồng Xuân công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã trong những năm qua đã đạt được một số thành tích đáng kể. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như những nội dung quản lý theo ngành được triển khai khá đầy đủ trên địa bàn xã. Công tác hoà giải, giải quyết các vi phạm, tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai được quan tâm giải quyết góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn xã. Hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng đất theo đúng mục đích được giao. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, sử dụng đất không đúng với mục đích được giao.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã còn một số hạn chế như: Công tác đo đạc cập nhật chỉnh lý biến động hàng năm chưa được triển khai thực hiện.
* Về tình hình sử dụng và biến động đất đai
Phần lớn các tổ chức, hộ gia đình đều sử dụng đất theo đúng mục đích được giao. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác sử dụng đất còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng đất nhiều khu vực chưa cao.
Công tác tổ chức sử dụng và khai thác tiềm năng đất đai về nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm qua đã dần theo hướng tích cực và đã đạt được những kết quả nhất định. Việc thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng với những giống cây mới, cây có giá trị kinh tế cao đã được quan tâm và ngày càng mở rộng, góp phần làm tăng hiệu quả, nâng cao hệ số sử dụng đất, do được sự quan tâm của huyện nên giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi tại một số khu vực nên việc sản xuất nông nghiệp cũng gặp được nhiều thuận lợi. Tuy nhiên tại một số nơi địa hình cao tại một số thôn vẫn chưa có hệ thống thủy lợi nên cũng gặp không ít khó khăn.
Trong giai đoạn này diện tích đất giao thông, đất cơ sở giáo dục đào tạo, đất thể dục thể thao... tăng điều này cho thấy việc phát triển cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được quan tâm, đầu tư.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_danh_gia_tinh_hinh_su_dung_dat_va_lap_phuong_an_qu.doc