Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài

Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài: Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; thường xuyên đề ra những chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định: “ Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộ

doc123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước” [5,tr.147]. Đồng thời nhấn mạnh: “ Công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn dân ta” [5,tr.148]. Hiện có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam sinh sống ở gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Cũng như mọi cộng đồng dân cư khác, cộng đồng NVNONN có nhu cầu rất lớn được thu nhận thông tin hằng ngày về tình hình đất nước, quê hương, về tình hình quốc tế. Hơn thế nữa, là những người Việt Nam giàu tình cảm đối với quê hương, xứ sở, nhiều người ra đi do những biến cố lịch sử nên người Việt xa Tổ quốc lại càng có nhu cầu tiếp nhận thông tin từ trong nước. Tuy nhiên, với một cộng đồng lớn, trải rộng ở nhiều quốc gia như vậy nên các phương tiện truyền thông trong nước gặp không ít khó khăn trong việc cung cấp thông tin cho họ. Suốt một thời gian dài chúng ta còn lúng túng trong công tác này. Cho nên, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng báo chí trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng. Trong khi đó, cộng đồng NVNONN tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ về Tổ quốc mình qua hệ thống đài, báo của nước ngoài thông qua các lăng kính và quan điểm khác nhau. Số liệu của các cơ quan chức năng cho biết hiện “ trên thế giới có tới trên 400 tờ báo, tạp chí, 82 nhà xuất bản và tới 49 đài phát thanh, truyền hình có chương trình tiếng Việt với thời lượng phát sóng hàng chục giờ mỗi ngày ” [4,tr.33]. Một số phần tử cơ hội chính trị, phản động lưu vong cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài đã dựng nên nhiều tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình có nội dung xấu nhằm chống phá nước ta. Chúng dùng mọi thủ đoạn: gây nhiễu thông tin, bóp méo, xuyên tạc sự thật, thậm chí kích động lòng hận thù, gây rối, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, nhân danh “dân chủ”,”nhân quyền” hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới, tạo sự hồ nghi về hình ảnh Đất nước - Con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế và cộng đồng NVNONN. Thực hiện nhiệm vụ: “ Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đánh giá, cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền thanh dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào, có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến với đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại các nước” [48, tr.164], cùng với các phương tiện thông tin đối ngoại khác, kênh truyền hình VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng kịp thời việc đưa thông tin một cách “chính thống”, nhanh nhạy, trung thực về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam đến với thế giới và NVNONN. Qua đó, giúp cho cộng đồng hiểu một cách đầy đủ, chính xác hơn về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới trên đất nước ta. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của VTV4, cần làm tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn việc xây dựng, sản xuất chương trình, khả năng chuyển tải thông tin và khả năng tiếp nhận của khán giả. Bởi vậy, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “ Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài” của Đài Truyền hình Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Đến nay, đã có Đề án nâng cao chất lượng kênh truyền hình VTV4 của Ban Truyền hình Đối ngoại - Đài THVN; luận văn: Nâng cao hiệu quả chương trình thời sự đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam của tác giả Đào Huy Hoàng, Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề cập đến các bản tin thời sự bằng tiếng nước ngoài phát trên các kênh VTV1, VTV2 và VTV4 của THVN. Ngoài ra, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về lý luận và thực tiễn chương trình truyền hình dành cho NVNONN. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Mục đích của luận văn là nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn chương trình truyền hình dành cho NVNONN của Truyền hình Việt Nam. Qua đó rút ra những ưu, nhược điểm của các chương trình; đưa ra nhận xét, đánh giá mang tính lý luận; đề xuất, kiến nghị những giải pháp về nội dung, hình thức thể hiện và qui trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình truyền hình phù hợp với đối tượng công chúng là NVNONN. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá chất lượng, hiệu quả của các chương trình truyền hình dành cho NVNONN trên sóng VTV4, Đài THVN; tiến hành khảo sát nghiên cứu ý kiến khán giả truyền hình là những NVNONN để từ đó chỉ ra đặc điểm tâm lý tiếp nhận của đối tượng công chúng đặc biệt này; khảo sát hoạt động nghề nghiệp của những người tham gia vào quy trình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình dành cho NVNONN; tổng kết, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài do Ban Truyền hình Đối ngoại - Đài THVN trực tiếp sản xuất hoặc khai thác từ các nguồn, được phát trên sóng VTV4; Quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình dành cho NVNONN. - Phạm vi nghiên cứu là một số chương trình cơ bản mang tính đặc thù của VTV4, gồm các chuyên mục : Việt Nam hôm nay; Việt Nam - Đất nước - Con người; Nhìn từ Hà Nội; Con Lạc cháu Hồng; Gặp gỡ khán giả VTV4; Việt Nam qua con mắt người nước ngoài; Dạy tiếng Việt; Bài hát theo yêu cầu. Thời gian khảo sát từ tháng 01 năm 2004 đến hết tháng 06 năm 2005. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta; các kiến thức lý luận báo chí, thống kê, xã hội học… - Nghiên cứu văn kiện, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác báo chí, thông tin đối ngoại và NVNONN; điều tra xã hội học; khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu. Trong đó phương pháp được sử dụng chủ đạo là tổng hợp và phân tích tài liệu. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài. - Làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chương trình Truyền hình dành cho NVNONN phát sóng trên VTV4 của Đài THVN trong hệ thống thông tin đối ngoại của nước ta trong giai đoạn hiện nay - Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cả về nội dung và hình thức thể hiện của các chương trình truyền hình dành cho NVNONN trên VTV4 một cách tương đối toàn diện, có hệ thống. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình dành cho đối tượng công chúng là NVNONN. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. - Rút ra những kinh nghiệm thực tiễn và một số vấn đề lý luận nhằm nâng cao hiểu biết phục vụ cho công tác chuyên môn. - Làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách và xây dựng qui trình sản xuất phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình dành cho NVNONN. - Làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và cho sinh viên nghành báo chí và những ai quan tâm đến loại hình báo chí truyền hình. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; vai trò, nhiệm vụ của Truyền hình Việt Nam trong công tác thông tin, tuyên truyền đối với người Việt Nam ở nước ngoài. 1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về người Việt Nam ở nước ngoài. 1.1.1. Một số vấn đề về người Việt Nam ở nước ngoài. 1.1.1.1. Lịch sử hình thành cộng đồng NVNONN. Quá trình hình thành cộng đồng NVNONN gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thật khó có thể khẳng định chính xác mốc thời gian và địa điểm những người Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài sinh sống. Nhưng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ xa xưa đã có người Việt Nam ở nước ngoài. “ Một trong những cái mốc về thời điểm người Việt Nam có mặt ở nước ngoài thuộc loại xưa mà lịch sử ngày nay còn ghi rõ là vào đầu thế kỷ thứ XII, khi hoàng tử thứ hai con vua Lý Anh Tông là Lý Long Tường sang Cao Ly tị nạn” [14, tr 19]. Có thể tìm thấy những dấu tích về người Việt Nam ở nước ngoài những giai đoạn muộn hơn như ông Nguyễn An, một người Việt có tài đã được cất nhắc làm quan dưới triều Minh của Trung Hoa vì có công xây dựng mới thành Bắc Kinh. Thế kỷ XV đã có nhiều người Nhật đến Việt Nam buôn bán. Cũng chính người Nhật đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hoạt động kinh tế ở phố Hiến và Faifo (Hội An) giai đoạn đầu thế kỷ XVII. Theo quy luật của quan hệ giao thương và di dân thì khi các thương nhân Nhật biết tìm đến Việt Nam làm ăn tấp nập như vậy, tất sẽ có những người Việt Nam biết đến Nhật sinh sống. Giai đoạn này chúa Nguyễn đã gả con gái mình là công chúa Ngọc Vạn cho một thương gia Nhật là Araki Sotaro vào năm 1619. Với tên Nhật là Anio, công chúa Ngọc Vạn đã trở thành người Việt Nam ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ XVII. Cùng với lịch sử truyền giáo của các nước phương Tây và việc xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp, thì địa bàn cư trú của NVNONN ngày càng được mở rộng. Thế kỷ thứ XVIII, một số tín đồ Thiên chúa giáo đã di cư từ Việt Nam sang Thái Lan. Giai đoạn cuối thế kỷ thứ XIX tới 1954, do chính sách tăng cường bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông dương và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đã có một số lượng lớn người Vịêt Nam di cư ra nước ngoài. Địa bàn cư trú của họ chủ yếu là các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan. Một số sang Pháp và hoặc các xứ thuộc địa của Pháp như Tahiti, Niu Di Lân… Cũng ở cuối thế kỷ XIX đặc biệt là đầu thế kỷ XX, số người Việt Nam ra nước ngoài ngày càng tăng. Nhiều chí sĩ đã xuất dương ra nước ngoài hoạt động yêu nước, hưởng ứng phong trào Đông du (1904 -1908). Nhà yêu nước Phan Bội Châu cũng đã hoạt động tại Nhật Bản, Trung Hoa từ 1904 đến 1925. Tăng Bạt Hổ cũng đã có gần 20 năm hoạt động ở Nhật, Trung Quốc, Thái Lan và Nga. Rồi tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ như Nguyễn Thượng Hiền, Phạm Hồng Thái cũng đã hi sinh thân mình trên đất khách vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. ở các nước phương Tây, những năm đầu thế kỷ thứ XX cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi của những người Việt Nam yêu nước. Có một số nhân sĩ mà tên tuổi của họ đã trở thành niềm tự hào của NVNONN như Phan Chu Trinh (sống tại Pháp từ 1911 đến 1925); Phan Văn Trường ở Pháp từ đầu thế kỷ đến 1924; Nguyễn An Ninh ở Pháp từ 1917 đến 1925. Đặc biệt là nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành. Năm 1911, từ một người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bôn ba, sống và hoạt động cách mạng trên tất cả các châu lục và trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt nam với tên gọi Nguyễn ái Quốc và sau này là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài và ngay cả khi đã trở thành vị Chủ Tịch nước, Bác Hồ luôn luôn chú trọng tới công tác vận động kiều bào hướng về cách mạng, hướng về Tổ quốc. Từ năm 1954 đến năm 1975 là giai đoạn nước ta bước vào cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Hoàn cảnh chiến tranh đã có tác động mạnh mẽ đến việc di cư của người Việt Nam ra nước ngoài. Động cơ, mục đích ra nước ngoài của người Việt giai đoạn này đa dạng hơn. Địa bàn người Việt đến định cư giai đoạn này đã mở rộng hơn. Ngoài các nước trong khu vực, người Việt đã đến các nước châu Âu, Mỹ, Canađa, ốtxtrâylia… Đáng kể nhất là ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đầu đất nước thống nhất, do sự kích động của các thế lực thù địch và sự bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ dẫn đến đời sống kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn này đã có hàng trăm nghìn người Việt Nam di tản ra nước ngoài. Chỉ tính từ sau năm 1975 đến đầu những năm 1980 đã có khoảng hơn 1 triệu người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống, chủ yếu là sang Mỹ, Pháp, Canađa, và một số nước tư bản khác. Ngoài số người ra nước ngoài có nguyên nhân từ sự thất bại của đế quốc Mỹ và Ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam, còn phải kể đến số người di cư do các sự kiện xung đột quân sự ở biên giới phía Bắc, những biến động ở Campuchia và biên giới phía Tây Nam. Cơ chế quan liêu, bao cấp trì trệ kéo dài đã dẫn tới việc nền kinh tế, xã hội nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, cho đến những năm đầu của thập niên 90 của thề kỷ XX, dòng người Việt Nam đi ra nước ngoài vẫn tiếp tục. Số người này vượt biên bằng đường thuỷ (thuyền nhân) đến Hồng Kông, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản. Cho đến tháng 3 năm 1995 “ vấn đề thuyền nhân Việt Nam vẫn đang thuộc loại vấn đề nổi cộm trong việc điều chỉnh dân cư thế giới” [14, tr.26]. Thực hiện các chương trình nhân đạo, từ đầu năm 1980 đến nay, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã xuất cảnh sang định cư ở nước ngoài theo các chương trình đoàn tụ gia đình (ODP), chương trình con lai Mỹ (AC) và chương trình cho số sĩ quan chế độ cũ đã cải tạo (HO)… Từ đầu những năm 1980, theo hiệp định hợp tác lao động giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Liên Xô cũ và một số nước xã hội chủ nghiã (XHCN) Đông Âu, đã có hàng vạn công dân Việt Nam sang lao động, học tập, công tác. Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phần lớn số người này ở lại làm ăn sinh sống, kéo theo gia đình, đồng hương và những người lao động khác. Trong những năm gần đây, mỗi năm có thêm hàng ngàn công dân Việt Nam sang công tác, du lịch, tìm kiếm cơ hội làm ăn. Bởi vậy, hiện số người Việt Nam ở nước ngoài càng tăng ở khu vực này. Trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, việc đi lại giữa trong và ngoài nước của người Việt Nam với mục đích khác nhau như học tập, lao động, kinh doanh, du lịch, đoàn tụ gia đình, hôn nhân ngày càng thuận tiện hơn. Như vậy có nghĩa cả hiện tại và trong tương lai vẫn sẽ có thêm nhiều người Việt Nam ra sinh sống ở nước ngoài. Theo thống kê sơ bộ, cộng đồng NVNONN “hiện có khoảng 2,7 triệu người ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ” [46, tr.15]. Gần một nửa số người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang làm ăn sinh sống tại Mỹ; 98% tổng số NVNONN sống tại 21 nước có đông người Việt Nam (trên 10.000 người), tập trung tại 5 khu vực chính. Đó là: Bắc Mỹ; Tây-Bắc Âu; Nga và Đông Âu; Đông Dương- Đông Bắc á; châu úc. Hiện có khoảng từ 70% kiều bào đã có quốc tịch nước sở tại. Bên cạnh đó, thời gian qua hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… So với các cộng đồng thiểu số khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng trẻ, năng động. Phần đông bà con hiện ngày càng ổn định cuộc sống và hoà nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau đến mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Điều đáng quý là dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương, mong muốn đất nước phát triển và hội nhập với quốc tế. Trừ có một bộ phận đồng bào chưa hiểu đúng về tình hình đất nước nên còn có thái độ tiêu cực hoặc dè dặt, thậm chí một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Những số liệu trên đây cho chúng ta thấy tính chất đa dạng, phức tạp của quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn đã tạo ra cho những người Việt Nam đi ra nước ngoài có những động cơ, mục đích khác nhau. Qua tổng hợp, phân tích, chúng tôi thấy: trên cơ sở nguồn gốc phức tạp của các nhóm di cư đã hình thành nên cộng đồng NVNONNvới 2,7 triệu người sinh sống tại 90 quốc gia trên khắp các châu lục, tập trung tại 21 nước thuộc 5 khu vực chính là Bắc Mỹ, Tây- Bắc Âu; Nga và Đông Âu; Đông Dương - Đông Bắc á, Châu úc. Riêng ở Mỹ hiện có tới một nửa trong tổng số kiều bào ở nước ngoài. Chính sự phức tạp trong lịch sử hình thành đã làm nên tính đa dạng và những đặc thù của cộng đồng NVNONN. 1.1.1.2. Báo chí và nhu cầu thông tin về tình hình đất nước của cộng đồng. - Tình hình báo chí ở nước ngoài và những tác động tới cộng đồng. Như đã đề cập ở phần lịch sử hình thành, do nguồn gốc di cư phức tạp nên cộng đồng NVNONN có rất nhiều nét khác biệt về đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo… Điều này được thể hiện rõ nét trong lĩnh vực báo chí của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Theo số liệu và đánh giá của các cơ quan chức năng thì tình hình báo chí của người Việt và báo chí nước ngoài tác động tới cộng đồng là hết sức lộn xộn, phức tạp. Trên thế giới hiện có tới trên 400 báo, tạp chí; 82 nhà xuất bản để; có tới 49 đài phát thanh, truyền hình có chương trình tiếng Việt hoặc chuyên mục bằng tiếng nước ngoài đề cập tới Việt Nam với mục đích xuyên tạc tình hình trong nước, làm xói mòn niềm tin cuả kiều bào với đất nước.Trong đó có một số đài tiêu biểu, có công suất lớn như VOA (Hoa Kỳ); RFI (Pháp); BBC (Anh); Manila (Philippin) RFA (Châu á tự do). Mới đây nhất, các thế lực thù địch đã đưa vào phát sóng 2 đài phát thanh mới là đài Nhà nước Đề Ga và đài Vàng Pao để tăng cường cho các hoạt động tuyên truyền chống phá ta. Trong số 2,7 triệu người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, phần tử chống đối, đi ngược lại với lợi ích dân tộc chỉ là một bộ phận rất nhỏ. Đa phần là những kẻ trong chế độ cũ đã từng cầm súng chống lại nhân dân và ra đi sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ ngày 30/4/1975. Tuy đã nhiều năm sống lưu vong nhưng chúng vẫn luôn ôm lòng hận thù, mang mặc cảm của kẻ thất bại và tìm mọi cách chống phá Tổ quốc. Họ cấu kết với nhau, nhận sự tiếp tay của các thế lực phản động quốc tế và đặc biệt các lực lượng chống đối này “tuy ít, nhưng họ nắm giữ hầu hết các cơ quan ngôn luận và hệ thống truyền thông đại chúng của NVNONN, đặc biệt là tại Bắc Mỹ, Tây Âu, ốtxtrâylia” [14, tr.157]. Theo thống kê, ở ba nước này đã có tới 60% tổng số báo chí của những người Việt lưu vong chống đối. Riêng ở Mỹ đã có tới gần 150 loại báo, tạp chí. Tại Pháp và ở hơn mười nước thuộc Đông và Tây Âu, số lượng báo chí này chiếm 35% (Pháp có khoảng 35 loại, Đức hơn 30 và ở Canađa là 20 loại). Có thể nói, chính số người này đã và đang ra sức hoạt động chống phá Việt Nam một cách tuyệt vọng. Qua khảo sát cho thấy, báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng của các lực lượng chống đối đã tập trung vào mục tiêu kích động, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, gây hoang mang, dao động đối với cộng đồng NVNONN. Có thể kể tên một số ấn phẩm báo chí, phương tiện truyền thông của các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, tiêu biểu như tờ nguyệt san: Làng văn xuất bản ở Tôrôntô, Canađa với chuyên mục Chuyển lửa về quê hương. Nhóm Hợp lưu nằm trong tổ chức vận động dân chủ của Mỹ tác động tới Việt Nam có tạp chí Hợp lưu và Đối thoại với chủ trương phân hoá, chia rẽ khối đại đoàn kết trong nước và trước hết là giới trí thức, văn nghệ sĩ, người hoạt động tôn giáo. Tờ Tạp chí Việt Nam mới với lời khẳng định là tiếng nói đối lập với Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam, kêu gọi độc giả “hãy can đảm sử dụng quyền dân chủ, chống lại mọi sự trù dập, đàn áp để hỗ trợ cho sự đổi mới, làm cho Việt Nam giàu đẹp mười lần hơn”. Kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam “chấp nhận sự hiện diện của tiếng nói đối lập ngoài Đảng, để cùng nhau xây dựng một nhà nước Việt Nam thật sự mới mẻ, giàu mạnh”. Cùng mục tiêu chống cộng sản là các tờ nguyệt san Chứng nhân của Hội văn nghệ sĩ Việt Nam tự do và tờ Kháng chiến của Mặt trận Quốc gia Thống nhất giải phóng Việt Nam do Hoàng Cơ Minh cầm đầu. Rồi các tờ: Quê mẹ do nhóm của Võ Văn Ái ở Pháp… Nhiều tổ chức phản động lưu vong ở các nước liên kết với nhau để hoạt động chống phá đất nước thông qua báo chí. Tiêu biểu phải kể đến nhóm chống đối đất nước ở Hoa Kỳ cùng một số người Việt Nam ở Nga lập nên cái gọi là đài: Tiếng nói tự do phát thanh từ Mạc Tư Khoa. Rồi các đài phát thanh tiếng Việt như Regiona của tổ chức Phục hưng Việt Nam; đài Diễn đàn dân chủ để tuyên truyền xuyên tạc Việt Nam và thực tế đời sống của NVNONN. Tuy nhiên, như đã đề cập, các phần tử chống đối chỉ là một nhóm nhỏ và càng điên cuồng chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân, chúng càng bị cô lập, tiếng nói của chúng ngày càng trở nên lạc lõng trong cộng đồng NVNONN. Bên cạnh các tờ báo, chương trình phát thanh truyền hình của các lực lượng phản động có nội dung độc hại còn có những tiếng nói yêu nước, gắn bó với Tổ quốc. Nhiều tờ báo của các tổ chức xã hội, đoàn thể là diễn đàn, là nhịp cầu để NVNONN hướng về đất nước. Tiêu biểu là ở Mátxcơva, nơi tập trung số lượng người Việt đông đảo nhất so với các thành phố thuộc Liên xô và các nước Đông Âu cũ. Đại sứ quán Việt Nam đã tổ chức xuất bản tạp chí và tuần tin Đất nước. Ngoài việc thông tin tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước, tạp chí và tuần tin Đất nước đã giới thiệu nhiều về tình hình của cộng đồng, dành nhiều trang giới thiệu các sáng tác văn học nghệ thuật của các tác giả hiện đang sống và làm việc ở liên bang Nga. Ngoài ra còn có tạp chí Người bạn đường, Thông tin và Thời đại… Ngay ở tại một số nước có những tổ chức, những phần tử chống phá Tổ quốc quyết liệt và dai dẳng nhất như ở Mỹ, Canađa và ốtxtrâylia vẫn có những tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình chuyển tải những nội dung trung thực về tình hình đất nước đến cộng đồng. ở Canađa, phong trào Việt kiều hướng về Tổ quốc với tờ báo Tiền phong sau được đổi tên là Thời sự tiền phong rồi Đất việt và Đất mới. ở Pháp có báo Đoàn kết của Hội người Việt Nam tại Pháp. ở ốtxtrâylia, cộng đồng người Việt yêu nước vẫn luôn hướng về Tổ quốc, họ đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm nuôi dưỡng bản sắc văn hóa Việt Nam cho bà con xa xứ. Tờ báo Đất nước người Việt như một tiếng nói tha thiết của cộng đồng hướng về cội nguồn. Có thể khẳng định rằng, thời gian qua cộng đồng NVNONN đã phải chịu một áp lực thông tin không lành mạnh và thiếu khách quan trung thực của một bộ phận người Việt phản động, lưu vong cấu kết với các thế lực thù địch của nước ngoài. Điều đáng nói là thiểu số người này lại nắm giữ hầu hết các phương tiện thông tin báo chí của cộng đồng ở các nước sở tại. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các tờ báo tiến bộ hướng về Tổ quốc của người Việt, báo chí thuộc các cơ quan ngoại giao của ta vẫn chưa thật sự làm chủ và đáp ứng được nhu cầu về thông tin của cộng đồng NVNONN. Bởi vậy tăng cường thông tin “chính thống” về tình hình mọi mặt của đất nước đến cộng đồng NVNONN là một đòi hỏi cấp thiết được đặt ra. - Báo chí trong nước với việc đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng NVNONN. Với thực trạng báo chí tại chỗ phức tạp, lộn xộn và chịu sự chi phối của các tổ chức phản động lưu vong như đã trình bày ở trên, rõ ràng là 2,7 triệu NVNONN trên khắp các châu lục có nhu cầu được lắng nghe những thông tin “chính thống” về mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội từ trong nước. Trao đổi trực tiếp với nhiều tầng lớp kiều bào về thăm quê hương; qua những lá thư công chúng gửi về VTV4 và qua phiếu trưng cầu ý kiến khán giả mà chúng tôi thực hiện đã nói lên nguyện vọng thiết tha ấy của cộng đồng. Do đặc điểm đồng bào di cư bao gồm đủ các thành phần, lứa tuổi, trình độ, nên vấn đề hoà nhập với cuộc sống ở đất nước sở tại là rất khó khăn. Ngôn ngữ là một rào cản lớn với một bộ phận NVNONN. Nhiều người đã định cư ở nước ngoài tới vài chục năm, nhưng khả năng ngôn ngữ vẫn rất hạn chế. “Đến thăm các gia đình người Việt ngụ cư ở Cahramatta, nhiều người thú nhận: họ xem chương trình tivi ốtxtrâylia chủ yếu xem hình ảnh” [14, tr.138]. Bởi vậy, nhu cầu tiếp nhận thông tin về thế giới, về Tổ quốc bằng tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn. Đặc biệt là những nguồn thông tin qua báo chí chính thức của nước nhà. Trước nguyện vọng và đòi hỏi đáp ứng về thông tin của cộng đồng, thời gian qua, báo chí trong nước đã làm được những gì? Có thoả mãn được nhu cầu thông tin của cộng đồng người Việt Nam xa Tổ quốc hay không? Từ nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới công tác về NVNONN, trong đó có hoạt động thông tin báo chí. Ngày càng có nhiều cơ quan báo chí tham gia vào công tác thông tin cho kiều bào. Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình VTV4 dành riêng cho cộng đồng NVNONN phủ sóng đến các khu vực châu Á, châu Âu, Bắc và Trung Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc ốtxtrâylia. THVN đã hợp tác với Jump TV Canađa đưa VTV4 lên mạng Internet và đang nghiên cứu khả năng đưa truyền hình qua Internet hoặc hệ thống truyền hình cáp ở một số nuớc. Đài tiếng nói Việt nam có chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Hiện cả nước có 21 tờ báo điện tử và hàng chục website chuyên nghành trên mạng Internet cung cấp thông tin cho quốc tế và trong nước. Trong đó, một số trang web và báo điện tử có chuyên mục dành riêng cho kiều bào như báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Lao động, TTXVN, Đại đoàn kết, Thanh niên, Vietnam net… đưa nhiều tin bài về các vấn đề có liên quan đến cộng đồng NVNONN. Công ty VTC của bộ Bưu chính - Viễn thông đang chuẩn bị đưa VTV1, 2, 3 lên mạng Internet tốc độ cao. Một số tờ báo in, đài phát thanh, truyền hình đã có chuyên mục về cộng đồng NVNONN. Báo Nhân dân hàng ngày và cuối tuần, trang quốc tế Nhân dân chủ nhật có chuyên mục Con Lạc cháu Hồng và Việt nam trong lòng thế giới. ủy ban về NVNONN thuộc Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành liên quan chủ động cung cấp thông tin, ấn phẩm văn hoá gồm sách, báo, phim, ảnh cho kiều bào; cử đoàn nghệ thuật đi nước ngoài biểu diễn phục vụ hoặc kết hợp phục vụ đồng bào. Tạp chí Quê hương và Quê hương điện tử của ủy ban là tạp chí duy nhất ở trong nước dành riêng cho kiều bào đã có nhiều cải tiến về nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của cộng đồng. Số lần độc giả truy cập vào trang điện tử của Quê hương ngày càng tăng, hiện đã lên tới khoảng trên 300.000 lượt người/tháng. Thời gian qua, báo chí trong nước đã có nhiều cố gắng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin về tình hình đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Ngày càng có nhiều báo, tạp chí, website điện tử tham gia tích cực vào hoạt động này. Đài tiếng nói Việt Nam có chương trình “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” dành riêng cho cộng đồng. Đài Truyền hình Việt Nam đã có chương trình VTV4 làm nhiệm vụ thông tin phục vụ cộng đồng NVNONN. Nhờ những nỗ lực này mà báo chí trong nước đã đáp ứng một phần nhu cầu thông tin phong phú đa dạng của cộng đồng về tình hình trong nước và quốc tế. Thông tin báo chí đã góp phần giúp cộng đồng hiểu đúng tình hình mọi mặt trong nước, các chủ trương chính sách, đặc biệt là chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước; động viên kiều bào vượt qua khó khăn, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc biệt là duy trì và bảo tồn tiếng Việt; tạo hiểu biết, lòng tin giữa cộng đồng ở trong và ngoài nước; vận động bà con hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng, quê hương đất nước. Tuy nhiên, do khó khăn nhiều mặt: “công tác thông tin, văn hoá chỉ mới đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận kiều bào, về cơ bản ta vẫn chưa phá được sự thao túng khống chế của các thế lực phản động trên mặt trận dư luận đối với cộng đồng” [6, tr.70]. Nhiều cơ quan báo chí chưa nắm được tình hình của cộng đồng, các đặc điểm tâm lý của đối tượng nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Điều này đòi hỏi các cơ quan truyền thông đại chúng trong nước phải chú trọng hơn nữa đến việc nắm bắt đặc điểm công chúng; chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức báo chí để thực hiện tốt hơn nhu cầu thông tin của cộng đồng trong tình hình mới . 1.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thông tin, tuyên truyền đối với NVNONN. 1.1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thông tin cho NVNONN. Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, NVNONN hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta. Trên cơ sở đó, chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng NVNONN cho sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc. Xác định tầm quan trọng của lĩnh vực này, Đảng, Nhà nước ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm khẳng định vai trò, nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại. Cụ thể: chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”; Thông báo số 188-TB/TW ngày 29/12/1998 của Ban chấp hành Trung ương thông báo ý kiến Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này, Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 16-QĐ/TW về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và ban hành Quy chế “phối hợp chỉ đạo hoạt động công tác thông tin đối ngoại”. Ngày 26/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị về “tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại ”. Công tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện thông tin đại chúng được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của thông tin đối ngoại, trong các văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đều có nội dung chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ các cơ quan báo chí tham gia vào họat động tuyên truyền có hiệu quả về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Về bản chất, NVNONN là đối tượng của thông tin đối ngoại nên họ có đầy đủ các đặc điểm của bộ phận đối tượng là người nước ngoài. Chính bởi vậy, công tác thông tin cho NVNONN cũng được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là của các cơ quan báo chí. NVNONN là một cộng đồng rất đông đảo, có nguồn gốc đa dạng và phong phú. Họ ra nước ngoài vì nhiều lý do và bằng nhiều con đường, thời điểm khác nhau, sống ở nhiều nước khác nhau. Nhưng họ có điểm chung, đa phần ai cũng hướng về Tổ quốc, nơi có tổ tiên, dòng tộc, quê hương, gia đình, bè bạn. Là người xa xứ, họ có nhu cầu ._.thông tin về tình hình mọi mặt của đất nước bởi từ trong cội nguồn, họ vẫn là người Việt. NVNONN lại có rất đông đảo dâu rể, bà con, bạn bè là người nước ngoài. Đây là một kênh quan trọng và hữu hiệu để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, khi làm cho họ hiểu đúng tình hình đất nước, họ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong quan hệ với nước sở tại và trở thành lực lượng thông tin đối ngoại ngay nơi cư trú, nơi mà chúng ta vì những hạn chế nguồn lực rất khó khăn để vươn tới được. Trên quan điểm nhận thức ấy, Nghị quyết 36 đã chỉ đạo, công tác thông tin cho cộng đồng phải thể hiện và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khoá IX. Theo đó, cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, hướng tới mục tiêu chung là giữ vững độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai. Có thể khẳng định: Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại và cho cộng đồng NVNONN. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là: - Thông tin, tuyên truyền phải thể hiện đầy đủ các quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước coi NVNONN là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; phổ biến rộng rãi các chính sách chung cũng như các chính sách liên quan đến NVNONN. - Tôn vinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình cảm quê hương cội nguồn của người Việt Nam ở xa Tổ quốc, phát huy tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, phản ánh đầy đủ tâm tư tình cảm của NVNONN. - Giới thiệu mọi mặt đời sống của đất nước, truyền thống lịch sử văn hoá, văn minh của Việt Nam, quảng bá du lịch, quảng bá tiếng Việt, giáo dục luật pháp, tăng cường tinh thần hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Thế giới. 1.1.2.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với Truyền hình Việt Nam. Trong các loại hình báo chí của xã hội hiện đại, truyền hình là một trong những phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Nó đặc biệt phát huy thế mạnh của mình trong công tác thông tin đối ngoại bởi khả năng vượt qua mọi rào cản của biên giới, lãnh thổ của quốc gia, phủ sóng toàn cầu. Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò, vị trí của truyền hình trong công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền đối ngoại. Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định lực lượng và phương thức thông tin đối ngoại đã chỉ rõ, cần phải: “Nâng cao chất lượng chương trình Truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, mở rộng việc trao đổi chương trình và hợp tác với Đài Truyền hình các nước”. Thông báo số 188- TB/TW ngày 29/12/1998 của Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng xác định: “Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn để làm nòng cốt cho công tác thông tin đối ngoại ”. Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN cũng đề cập tới vai trò nhiệm vụ của truyền hình. Cụ thể hơn, trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36, cùng với các cơ quan chức năng, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ: “ Đánh giá, cải tiến hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền thanh dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào, có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại các nước ” [45, tr.164]. Ngoài ra, Nghị quyết 36 và chương trình hành động của Chính phủ còn xác định: Đài truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ tham gia triển khai đề án Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho NVNONN. Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy, thông tin đối ngoại nói chung và thông tin tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với THVN trong giai đoạn hiện nay. Đảng, Nhà nước ta đánh giá cao vai trò, vị trí của THVN trong công tác này, thường xuyên quan tâm, ban hành những chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh, ưu thế của truyền hình trong thời đại toàn cầu hoá, cạnh tranh thông tin gay gắt. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để phát huy có hiệu quả thế mạnh của Truyền hình, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, những thành tựu phát triển của công cuộc đổi mới đất nước đến với cộng đồng NVNONN; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái của những thế lực thù địch. Đó vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu của THVN mà cụ thể là VTV4 để xứng đáng với vai trò của một chương trình Truyền hình quốc gia trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, xứng đáng với niềm tin tưởng của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của công chúng. 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của Truyền hình Việt Nam trong công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại. 1.2.1. VTV4 - Chương trình truyền hình dành cho cộng đồng NVNONN. - Một số khái niệm cơ bản về Báo chí và Truyền hình. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về báo chí nhưng đều có sự thống nhất ở một số tiêu chí: “Báo chí được dùng để chỉ các kênh truyền thông đại chúng chuyên phản ánh các sự kiện và vấn đề thời sự, xuất bản định kỳ đều đặn. Do đó, báo chí nói chung được hiểu bao gồm báo chí in ấn, báo phát thanh, báo chí truyền hình và các loại báo chí điện tử khác” [29, tr.51]. “ Báo chí là một hình thái ý thức -xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản ánh “[11, tr.7]. “Báo chí là một hiện tượng đa nghĩa, phức tạp “ [36, tr.13]. Khái niệm về loại hình báo chí truyền hình về thực chất là sự mở rộng và phát triển khái niệm báo chí. Theo từ điển tiếng Việt, Truyền hình được hiểu là: “truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc bằng đường giây. Truyền hình tại chỗ trận bóng đá. Vô tuyến truyền hình. Đài Truyền hình [ 51, tr.1017]. Chương trình: “ Toàn bộ nội dung những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định, nêu một cách vắn tắt” [51, tr.186]. Từ những khái niệm nêu trên về báo chí và truyền hình, chúng tôi đưa ra nhận xét khái quát về truyền hình như sau: Truyền hình là một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là sử dụng hình ảnh và âm thanh một cách trung thực, sinh động thông qua kỹ thuật truyền dẫn phát sóng để chuyển tải thông điệp đến công chúng bằng cách tác động đến thị giác và thính giác của đối tượng tiếp nhận. Do những thế mạnh được tạo bởi sự phát triển của khoa học, công nghệ, tính trực tiếp, trung thực, mới mẻ và sinh động của thông tin nên trong xã hội hiện đại, truyền hình được đông đảo công chúng đón nhận và trở thành một loại hình báo chí có ưu thế trong hệ thống truyền thông đại chúng. 1.2.1.1. Khái quát sự ra đời của chương trình VTV4. Ngày 7 tháng 9 năm 1970, ngày phát sóng Chương trình Truyền hình đầu tiên đã trở thành ngày truyền thống của Truyền hình Việt Nam. Trong suốt 35 năm qua, thông tin đối ngoại luôn có một vai trò và vị trí đặc biệt trong hoạt động của Đài THVN. Mốc lịch sử đầu tiên của hoạt động thông tin đối ngoại là ngày 4/1/1968, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đã ký quyết định thành lập xưởng phim vô tuyến truyền hình. Từ xưởng phim này, nhiều tin tức, phóng sự phim tài liệu 16 ly đã được sản xuất và gửi phát sóng trên các kênh truyền hình của một số nước. Những thông tin này đã góp phần giúp cho thế giới hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới. Năm 1980, Liên Xô giúp ta xây dựng đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen. Đây là điều kiện về kỹ thuật để Đài THVN tham gia vào việc trao đổi chương trình giữa các thành viên tổ chức phát thanh, truyền hình á- Âu (OIRT) mỗi tuần một lần trong khuôn khổ chương trình Intervision - D (IVN- D). Khi đất nước thống nhất, vào cuối thập kỷ 80, Đài THVN đã tăng cường trao đổi tin tức, chương trình với các hãng truyền hình nước ngoài. Trong đó có một số hãng truyền hình có uy tín và phạm vi ảnh hưởng toàn cầu như CNN (Mỹ), Roitơ (Anh), CFI (Pháp)…Cũng trong giai đoạn này, Đài THVN đã thành lập Phòng trao đổi tin tức chương trình thuộc Ban biên tập thời sự. Chính sách mở cửa, đổi mới, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới là sức hút để ngày càng có nhiều người nước ngoài đến học tập, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng này, vào nửa đầu thập niên 90, Đài THVN đã thành lập thêm hai phòng biên tập Tiếng Anh và Tiếng Pháp thuộc Ban biên tập các vấn đề quốc tế. Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ. Trong nước, từ bao cấp nước ta chuyển sang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo đà cho quan hệ quốc tế của nước ta không ngừng phát triển. Thực tế đã đặt ra cho công tác thông tin đối ngoại nói chung và của THVN nói riêng những đòi hỏi mới. Nhiệm vụ của THVN lúc này là đưa hình ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển, muốn làm bạn với các dân tộc trong cộng đồng quốc tế đến với thế giới và NVNONN. Đồng thời, lên tiếng đấu tranh bác bỏ và giải toả những dư luận sai trái, thiếu thiện chí của các thế lực thù địch. Trước những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn như vậy, kênh VTV4 ra đời: “ Để phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và khán giả nước ngoài, từ 1/1/1995, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình đối ngoại (VTV4) phủ sóng qua vệ tinh Staionnar - 13 của hệ thống Intersputnik. Các khu vực có thể thu được là Châu Âu, châu Á, Trung Cận Đông. Thời gian phát sóng hàng ngày từ 21 giờ 45 đến 22 giờ 45 (giờ Hà Nội)” [18 tr.115]. Sau một thời gian phát thử nghiệm, đến tháng 2/1998, VTV4 đã đã phủ sóng tại Châu á và Châu Âu 2 giờ/ngày với băng tần C. Năm 1999, với băng tần C và KU, VTV4 nâng thời lượng lên 4 giờ/ngày. Năm 2000 sử dụng băng tần KU phủ sóng tại Bắc Mỹ và Caribê 4 giờ/ngày. Từ năm 2002 chương trình VTV4 nâng thời lượng phát sóng lên 8 giờ/ngày. Qua các vệ tinh MEASAT1, THAICOM3, TELSTAR5, HOTBIRD3. Thực tế đã khẳng định hiệu quả của VTV4 trong công tác thông tin đối ngoại và vận động cộng đồng NVNONN. Trên cơ sở đó, ngày 7/2/2002, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 29/2002/QĐ-TTg chính thức thành lập Ban Truyền hình Đối ngoại trực thuộc Đài THVN. Quyết định 233/QĐ - THVN của Tổng giám đốc Đài THVN đã quy định: Ban Truyền hình Đối ngoại có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình Truyền hình để phát trên kênh đối ngoại đáp ứng yêu cầu thông tin, nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của cộng đồng NVNONN và bạn bè quốc tế - những người quan tâm đến Việt Nam. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng việc phát sóng chương trình truyền hình quốc gia bằng tiếng Việt đến nơi kiều bào ta sinh sống là một tín hiệu vui mừng đối với cộng đồng. Các chương trình của VTV4 dẫu còn sơ khai cũng đã lay thức trái tim của nhiều người Việt Nam xa xứ, hướng họ về với Tổ quốc. Được xem chương trình truyền hình của Tổ quốc, nhiều kiều bào đã gửi thư bày tỏ tình cảm và ý kiến của mình về chương trình. Đây là nguồn động viên to lớn với những người làm truyền hình VTV4. Thư của Nguyễn Hồng Nhung gửi về từ Bu-đa-pét, Hung ga ri là một trong rất nhiều những lá thư như thế: “ Tôi có cảm giác những chương trình truyền hình phát đi từ đất nước của tôi giống như một người mẹ nghèo, cứ phải chắt chiu, dành dụm, nhịn ăn từng hạt cơm, miếng rau để chia đều cho lũ con đông háu đói. Có lẽ mẹ Việt Nam hiểu chúng tôi, lũ con xa nhà mong mỏi từng hình ảnh, từng kỷ niệm, từng phút sống của quê hương - nên cố gắng mỗi tối cho chúng tôi được xem, được sống lại những cảm giác được ở nhà mình, được nghe tiếng người mình và được cảm thấy mình là dân Việt, tuy còn nghèo mà sức sống vẫn mãnh liệt xiết bao!”. Hiện nay, chương trình VTV4 đã phát sóng 24/24 giờ mỗi ngày; phủ sóng hầu hết các khu vực có kiều bào ta đang sinh sống ở châu Á, châu Âu, châu Phi, khu vực Bắc Mỹ - Canađa và một phần Tây bắc ốtxtrâylia. Ngoài việc phát sóng, VTV4 còn cung cấp nhiều chương trình truyền hình gới thiệu về Việt Nam cho các hãng truyền hình Scholar và CNN của Mỹ, Jump TV của Canađa, KBS của Hàn Quốc, NHK của Nhật Bản, Truyền hình Nga… Việc cho ra đời chương trình VTV4 phát sóng ra nước ngoài đã khẳng định sự quan tâm và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực, nhanh nhạy về tình hình của đất nước đến với cộng đồng NVNONN. Đồng thời, VTV4 cũng thường xuyên ghi nhận, phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của kiều bào trên khắp thế giới làm cơ sở cho Đảng, Nhà nước ta có những quyết sách phù hợp trong công tác vận động tập hợp kiều bào. VTV4 còn đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động đang nhằm vào chống phá Việt Nam. 1.2.1.2. Khán giả của VTV4 - đối tượng công chúng đặc biệt. Là kênh truyền hình đối ngoại nên đối tượng của chương trình VTV4 được xác định: Thứ nhất là người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài làm ăn, sinh sống, học tập và đến du lịch ở Việt Nam) với các chương trình bản tin bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Đối tượng thứ hai là cộng đồng NVNONN với các chương trình tiếng Việt, các chương trình có phụ đề. Đây là đối tượng công chúng có số lượng đông đảo nhất mà VTV4 cần hướng tới. Ông Vũ Văn Hiến, Tổng Giám đốc Đài THVN cũng đã khẳng định: “Trong tình hình hiện nay, kênh truyền hình VTV4 chủ yếu hướng tới cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài” [7, tr. 75]. “Cây có cội, nước có nguồn”. Thực tế là, trong số hơn 2,7 triệu NVNONN, trừ một số ít người cố tình quay lưng lại với Tổ quốc còn đại đa số đồng bào dù ở chân trời góc bể nào vẫn luôn hướng về quê hương với nỗi niềm đau đáu: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” (Ca dao). Bởi, trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người con xa xứ vẫn là nỗi nhớ thương da diết từng con đường, góc phố, cây đa, bến nước, mái đình, những câu hò, điệu lý. Và, VTV4 là nhịp cầu giúp những người Việt Nam xa xứ gần gũi, gắn bó hơn với quê hương xứ sở của mình. Tìm hiểu cộng đồng NVNONN, chúng ta thấy nổi lên một số đặc điểm. So với cộng đồng kiều dân khác, cộng đồng NVNONN là một cộng đồng tương đối trẻ, mới phát triển rõ nét từ những năm cuối thập kỷ 70. Và cũng từ những năm này, cộng đồng phát triển theo xu hướng định cư lâu dài và hội nhập dần vào xã hội nơi cư trú. Hiện, theo thống kê sơ bộ có tới 80% trong tổng số NVNONN sống tại các nước công nghiệp phát triển. Các nước tập trung đông người Việt Nam nhất là: Mỹ 1,3 triệu người; Pháp 300 ngàn người; ốtxtrâylia 250 ngàn người, Canađa 200 ngàn người, Đức 100 ngàn người. Sinh sống ở các nước công nghiệp phát triển nhưng do hoàn cảnh và điều kiện di cư nên cộng đồng NVNONN hiện rất đa dạng về tầng lớp xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, thế hệ và các xu hướng chính trị khác nhau. Do là một cộng đồng trẻ, nên tiềm lực kinh tế của cộng đồng người Việt so với các cộng đồng kiều dân các trên thế giới không phải là lớn. Theo báo chí nước ngoài, thu nhập hàng năm của kiều bào ước tính khoảng từ 25-30 tỷ USD. Trong cộng đồng không có nhà tài phiệt về tài chính và ngân hàng, người có số vốn lớn không nhiều, đa số ở mức vừa và nhỏ, chủ yếu tích luỹ qua quá trình làm công hoặc kinh doanh nhỏ nhưng cần mẫn và tiết kiệm. Nếu tiềm năng về kinh tế của cộng đồng NVNONN còn khiêm tốn, thì tiềm năng về chất xám của kiều bào lại là rất đáng kể. Theo ước tính có tới 300 ngàn người trong cộng đồng có trình độ từ đại học trở lên hoặc lao động có tay nghề cao. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng đã đánh giá vấn đề này dưới góc độ lịch sử khi ông so sánh kiều bào ta với người Trung Quốc. Ông cho rằng: Nếu người Trung Quốc từ xa xưa đã chú trọng đến kinh tế “ Phi thương bất phú” thì “NgườiViệt Nam coi thường thương nhân - con buôn. “Sĩ - nông - công- thương” mới là quan niệm của người Việt Nam. Người Việt Nam không có sở trường thương mại, coi khinh buôn bán, trọng trí tuệ. Đi ra nước ngoài, sống ở đâu cũng học rất dữ, học rất giỏi. Tất nhiên cũng có người làm thuê, làm mướn nhưng nói chung ai cũng muốn làm trí thức, làm “sĩ”. Cho nên, thế mạnh của NVNONN trước hết là về chất xám chứ chưa phải là kinh tế [14, tr.50]. Cũng theo khảo sát của các cơ quan chức năng, đội ngũ trí thức NVNONN được đào tạo khá chính quy và được tiếp cận, cập nhật với những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội, quản lý và kinh doanh. Chỉ số học vấn đại học và trên đại học của người Việt Nam tại các nước phát triển ở mức trung bình của người dân sở tại. ở nhiều nước, người Việt Nam sống tập trung thành những cộng đồng lớn như ở Mỹ, Pháp, ốtxtrâylia, Canađa, Lào, Thái lan, Campuchia. Đây là những môi trường thuận lợi để NVNONN tổ chức sinh hoạt cộng đồng như các lễ hội truyền thống, duy trì ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt nam. Trên cơ sở những đặc điểm hình thành của cộng đồng, chúng tôi xếp NVNONN, đối tượng công chúng chủ yếu của kênh truyền hình VTV4 thành những nhóm sau: Nhóm đối tượng thứ nhất là: những người Việt Nam sống xa Tổ quốc trước năm 1954. Đây là số người ra đi trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước có chiến tranh hoặc vì lý do hoàn cảnh kinh tế của từng cá nhân, gia đình. Số người này sống chủ yếu ở các nước: Thái lan, Lào, Campuchia, Pháp và đã hình thành ba, bốn thế hệ gồm ông-bà, cha-mẹ, con và cháu sinh sống ở nước ngoài. Đa phần thế hệ con, cháu ít nghe nói được tiếng Việt, thậm chí là không biết tiếng Việt. Nhóm đối tượng thứ hai là những người Việt Nam ra nước ngoài sau những biến động lịch sử năm 1975 ở miền Nam. Số người này bao gồm diện “di tản” mà thành phần là những người gắn bó với Mỹ - Ngụy và một bộ phận “vượt biên” rời bỏ đất nước khi nền kinh tế xã hội Việt Nam khó khăn nhất (1978-1982) và một bộ phận ra nước ngoài định cư theo các chương trình đoàn tụ gia đình (H.O)..Nhóm cộng đồng người Việt thứ ba hình thành ở nước ngoài là hàng chục vạn người đi lao động, học tập tại Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Sau khi hệ thống XHCN ở các nước này sụp đổ, họ vẫn tiếp tục ở lại làm ăn, sinh sống. Nhóm thứ tư là hàng chục ngàn lao động xuất khẩu của Việt Nam ở nhiều nước mà hiện nay chủ yếu là ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… Do những nguyên nhân, hoàn cảnh ra đi khác nhau này đã tạo nên một cộng đồng NVNONN phong phú, đa dạng về rất nhiều phương diện. Đây là điểm khác biệt khá điển hình so với nhiều cộng đồng kiều dân khác. Trong số những người Việt Nam định cư ở nước ngoài có: “Không ít người vẫn còn mặc cảm với quá khứ “vượt biên”, thành kiến nặng nề hoặc thiếu hiểu biết về chế độ mới, một ít còn mang trong mình tư tưởng hận thù cách mạng” [5, tr.21]. Đây chính là đặc điểm lớn nhất cần phải được nghiên cứu về cộng đồng với tính cách là đối tượng công chúng đặc biệt của VTV4. Bởi chính đặc điểm này đã tạo nên thái độ và tâm lý tiếp nhận chương trình của từng nhóm công chúng. Điều này được thể hiện: những kiều bào có mong muốn được trở về đóng góp công sức xây dựng quê hương, họ luôn quan tâm theo dõi tìm hiểu thông tin về Tổ quốc qua chương trình truyền hình VTV4. Bên cạnh đó, cũng còn không ít người do mặc cảm quá khứ nên chưa lần nào về nước và vẫn giữ trong mình hình ảnh một đất nước Việt Nam nghèo khó hoặc trì trệ, ảm đạm. Thêm vào đó là sự tác động của báo chí và các đài phát thanh, truyền hình có quan điểm chống đối đã bóp méo, xuyên tạc thông tin về đất nước nên bộ phận kiều bào này luôn có thái độ ngờ vực với thông tin mà chương trình đưa ra. Tuy nhiên, đại đa số NVNONN dẫu sống xa Tổ quốc nhưng vẫn luôn tự hào, tự tôn dân tộc. Những năm gần đây, thái độ chính trị trong cộng đồng đối với đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số những người thờ ơ, quay lưng lại với đất nước đã giảm dần. Hằng năm, lượng kiều bào về thăm quê hương ngày một đông hơn. Họ không khỏi ngạc nhiên và vui mừng trước sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Qua họ, ngày càng có nhiều NVNONN hoan nghênh, công khai bày tỏ lòng tin tưởng vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và mong muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Trong số hàng chục vạn kiều bào về nước hôm nay, nhiều người từng một thời có lập trường quan điểm không đồng nhất, thậm chí từng đứng bên kia chiến tuyến chống lại lợi ích dân tộc. Sự trở về của họ là bằng chứng thuyết phục đối với cộng đồng về tinh thần hoà giải, hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ hướng tới tương lai của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhiều nhân vật như Nguyễn Cao Kỳ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhạc sĩ Phạm Duy…, đã trở về Tổ quốc sau bao nhiêu năm phiêu bạt xứ người. Cảm nhận được sự bao dung của nhân dân, của Tổ quốc; chứng kiến những đổi thay lớn lao trên mảnh đất quê hương, họ đã cởi mở bộc bạch tâm tư của mình. Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ rằng, chuyến về thăm quê hương sau gần 30 năm xa cách của ông là để thực hiện điều mà ông đã nói với cộng đồng người Việt ở nước ngoài là: hãy quên đi thù hận để tiến tới hoà giải và nên làm điều gì đó giúp ích cho quê hương. Ông mong muốn: “Tôi muốn bước bước đầu tiên của cây cầu bắc giữa những người hải ngoại với những người trong nước, cây cầu đại đoàn kết dân tộc”. Còn thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói về những suy nghĩ của mình sau gần 40 năm xa Tổ quốc: “ Đất nước mình đang đổi mới. Việc nhà nước cho phép tôi về, cho phép sách tôi được in tại Việt Nam là tôi rất mừng và làm cho quốc tế rất mừng. Điều này cũng chứng minh cho chính sách mở cửa của Việt nam”. Trả lời báo chí rằng thông điệp ông mang theo khi trở về Tổ quốc là gì, ông đã nói: “Có thể thông điệp đó không phải bằng lời, mà bằng tình người. Đó là được ngồi với nhau, giúp nhau phục vụ tốt đẹp hơn cho đất nước”. Ông cũng nói: “Khi ra đi, tôi như là một tế bào tách khỏi cơ thể, đó là tế bào sống khô, nhưng tôi mang theo trái tim đất nước. Bây giờ tôi trở về không với tư cách một tế bào nữa, mà là nguyên một cơ thể”. Phân tích sâu sắc và toàn diện thực trạng đời sống, tình cảm của kiều bào ta ở nước ngoài để tìm ra những đặc điểm cơ bản về tâm lý, thái độ tiếp nhận thông tin của họ là công việc cần thiết. Đây là cơ sở khách quan, khoa học để các cơ quan quản lý; những người làm truyền hình xây dựng những tiêu chí phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền của chương trình truyền hình dành cho cộng đồng NVNONN. VTV4 trong hệ thống các chương trình của Đài THVN. Ngày 20/8/2003, Chính phủ đã ra Nghị định số 96/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó Ban Truyền hình Đối ngoại được quy định là một trong các tổ chức sản xuất chương trình thuộc Đài THVN. Theo Quyết định số 1139/ QĐ-THVN ngày 11/11/2003 của Tổng giám đốc Đài THVN: Ban Truyền hình Đối ngoại là đơn vị sự nghiệp thuộc Đài THVN, có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình để phát trên kênh truyền hình đối ngoại và các kênh truyền hình khác của Đài THVN, cung cấp cho các Đài Truyền hình nước ngoài theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc, trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Ban Truyền hình đối ngoại có nhiệm vụ, quyền hạn: xây dựng kế hoạch công tác hằng năm và dài hạn, trong đó có kế hoạch về định hướng tuyên truyền, sản xuất và khai thác các thể loại chương trình truyền hình tuyên truyền đối ngoại và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; đạo diễn, sắp xếp, bố trí chương trình phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại (VTV4). Mỗi tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình đều có tôn chỉ, mục đích và phục vụ đối tượng công chúng chuyên biệt. Nghiên cứu những yếu tố này không chỉ giúp xác định vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí mà còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi xác định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của VTV4 trong hệ thống các chương trình của Đài THVN như sau: 1.2.2.1. VTV4 có vai trò quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đến với cộng đồng NVNONN. Hiện nay VTV4 đã phủ sóng tới hầu hết các khu vực có kiều bào ta sinh sống ở châu Á, châu Âu, châu Phi, khu vực Bắc Mỹ - Canađa và một phần Tây bắc ốtxtrâylia. Với thời lượng 8 giờ phát mới và phát lại liên tục 24/24 giờ mỗi ngày, có thể nói VTV4 đã đáp ứng một phần rất quan trọng nhu cầu thông tin về tình hình mọi mặt của đất nước đến với cộng đồng NVNONN trên khắp thế giới. Với khả năng chuyển tải thông tin trực tiếp, không hạn chế bởi rào cản biên giới,VTV4 có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với cộng đồng kiều bào trên một cách nhanh nhất, tích cực nhất. Qua thông tin trên VTV4, cộng đồng kiều bào hiểu rõ ràng, đầy đủ, chân thực chủ trương đường lối của Đảng về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như những chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến cộng đồng và thân nhân của kiều bào ở trong nước. Thời gian qua, bằng hoạt động thông tin, tuyên truyền, VTV4 đã đóng góp hữu hiệu vào công tác vận động, tập hợp kiều bào hướng về Tổ quốc. Những năm qua do tiếp nhận được khá đầy đủ thông tin về đất nước và tin tưởng vào chính sách đại đoàn kết, hoà hợp, hoà giải dân tộc, rất nhiều bà con kiều bào đã về với Tổ quốc của mình. Năm 2004, số kiều bào về nước đã tăng lên 426.780 người. Theo số liệu của UBVNVNONN, lượng kiều hối kiều bào gửi về giúp đỡ thân nhân đã tăng đáng kể hằng năm, hiện lên tới 3 tỷ đô la Mỹ. Về kinh tế, kể từ năm 1988 đến hết năm 2004, có 1630 dự án của NVNONN đầu tư về nước với tổng số vốn đăng ký đạt 630 triệu đô la Mỹ và 3500 tỷ đồng Việt Nam. Trong các cuộc vận động xã hội với mục đích từ thiện, nhân đạo như quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai; nạn nhân chất độc màu da cam v.v…kiều bào ở các nước đã tham gia ủng hộ tích cực với tinh thần “tương thân, tương ái”. Trên các lĩnh vực văn hoá, khoa học, xã hội, ngày càng có nhiều trí thức, nghệ sĩ trở về nước tham gia đóng góp trí tuệ, tài năng của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thực tế chứng minh, với ưu thế của loại hình báo chí hiện đại, thời gian qua VTV4 đã khẳng định vai trò không thể thiếu của kênh truyền hình quốc gia trên mặt trận tư tưởng và công tác thông tin đối ngoại. Cùng với các báo, tạp chí, chương trình phát thanh, các trang web điện tử chuyên về thông tin đối ngoại, VTV4 đã trở thành lực lượng chủ đạo trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta tới 2,7 triệu người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài. 1.2.2.2. VTV4 giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới một cách đặc sắc nhất. Trong các chương trình hằng ngày của VTV4, ngoài các bản tin cập nhật những thông tin đảm bảo tính thời sự, cộng đồng NVNONN còn được xem một số lượng đáng kể những thông tin sâu sắc về những đổi thay của quê hương qua các chuyên đề về kinh tế, văn hoá, xã hội, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, phim truyện v.v… được chắt lọc từ các kênh truyền hình trong nước. Có thể nói, với đặc điểm chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động, truyền hình thực sự có thế mạnh trong việc đưa hình ảnh đất nước, con người và nền văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế và cộng đồng NVNONN một cách đặc sắc . Người ta vẫn nói: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Xem truyền hình, công chúng mà ở đây là đối tượng công chúng đặc biệt - những người con xa xứ vừa được nghe vừa được thấy lại những gì gần gũi, gắn bó máu thịt với mình và cả những đổi thay lớn lao trên quê hương, xứ sở. Hình ảnh những miền quê Việt bình dị, ấm áp ấy qua mỗi chương trình truyền hình đã lay thức trong mỗi con người xa quê nỗi nhớ thương gắn bó với cội nguồn. Khi nói về vai trò của kênh truyền hình dành cho NVNONN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã nhấn mạnh: “Các cơ quan đại diện hết sức phấn khởi là hiện nay VTV4 của chúng ta đã phủ sóng phần lớn những khu vực quan trọng của kiều bào, cho nên không chỉ những thông tin về đường lối chính sách của Nhà nước ta mà cả những thông tin liên quan đến thành quả của công cuộc đổi mới và những hình ảnh về quê hương, đất nước, về văn hóa, văn nghệ… đã đáp ứng được nhu cầu của bà con ở bên ngoài. Điều đó làm cho bà con hiểu đúng về Tổ quốc. Những đóng góp đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đại diện làm tốt hơn công tác đối với người Việt ở nước ngoài” [27]. Kết quả phân tích số liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, có tới 80,5% số khán giả là NVNONN đã thường xuyên xem các chương trình của VTV4 (Xem phụ lục- Bảng 1). Các chuyên mục giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam cũng có số lượng lớn khán giả kiều bào quan tâm. Chuyên mục Việt Nam - Đất nước - Con người có 70,7% số người được hỏi yêu thích. Với chuyên mục Việt Nam qua con mắt người nước ngoài tỷ lệ này là 61,9% (Bảng 9). Như vậy, có thể nói rằng với ưu thế của mình bước đầu VTV4 đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh Việt Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hóa nhưng cũng năng động, đổi mới thân thiện và đầy tiềm năng đến với một bộ phận bạn bè quốc tế và cộng đồng NVNONN. Trong rất nhiều yếu tố để tạo nên sự thu hút khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam những năm qua, chắc chắn có phần đóng góp tích cực của VTV4 trong việc quảng bá, tạo ấn tượng về một Việt Nam: điểm đến an toàn và thân thiện. Để phát huy thành quả đạt được, cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng để VTV4 ngày càng thu hút đông hơn lượng khán giả đến với chương trình. 1.2.2.3. VTV4 là kênh thông tin đấu tranh dư luận hữu hiệu. Trên thế giới, hiện các thế lực thù địch và phản động trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại sử dụng đến hơn 400 tờ báo in và gần 50 đài phát thanh, truyền hình reo rắc những thông tin sai lệch, bóp méo và xuyên tạc sự thật về Việt Nam. ấy là chưa kể đến nhiều chương trình của các đài nước ngoài cũng tăng cường hoạt động thông tin chống phá, kích động, khống chế cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong bối cảnh ấy, với khả năng toả sóng rộng khắp, vượt ._.hế chính sách liên quan đến sự phát triển của VTV4, chương trình truyền hình dành cho NVNONN. 3.2.1. Về phía Nhà nước. Cần có các chính sách quan tâm hơn nữa tới cộng đồng NVNONN. Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta coi cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, cần phải quan tâm cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng đối với báo chí và báo chí dành cho NVNONN; cần hoàn thiện, bổ sung các chính sách đối với kiều bào trên tất cả các lĩnh vực: địa vị pháp lý; kinh tế; chính trị; văn hóa, xã hội theo hướng ngày càng thuận lợi cho cộng đồng, thể hiện được tinh thần đoàn kết, hoà hợp, hoà giải dân tộc, hướng tới tương lai. Đây là cơ sở quan trọng để tập hợp kiều bào hướng về xây dựng Tổ quốc một cách thiết thực. Không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách để cộng đồng yên tâm, tự tin trở về đóng góp trí tuệ, tài chính; cùng chung sức với nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách còn là cơ sở để VTV4 tham gia tích cực hơn trong công tác thông tin tuyên truyền giúp cộng đồng NVNONN có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, chính xác hơn về tình hình mọi mặt của đất nước. Cần có chính sách đầu tư phát triển VTV4 tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Đảng, Nhà nước ta xác định, thông tin, tuyên truyền cho NVNONN là một bộ phận quan trọng của công tác thông tin đối ngoại. VTV4 là chương trình truyền hình đối ngoại và phục vụ đối tượng công chúng là NVNONN. Bởi vậy, cần có chủ trương, chính sách đầu tư phát triển phù hợp để VTV4 thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng. Cần tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Từ đó có chiến lược quy hoạch và phát triển hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng mang tính dài hạn, trong đó có Đài THVN và VTV4; có kế hoạch xây dựng, đào tạo và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về báo chí; có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đối ngoại có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị vững vàng. Công tác thông tin đối ngoại và thông tin cho NVNONN là nhiệm vụ chung của các cơ quan báo chí và của các cấp, các ngành mà trước hết là các ngành ngoại giao, kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, thể thao…Do vậy, cần có cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đứng ra chịu trách nhiệm phân công, tạo sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của VTV4, Nhà nước cần có sự giúp đỡ, đầu tư thích đáng về tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật bởi sự phát triển của truyền hình gắn với các yếu tố nội dung, kỹ thuật và kinh tế. Có như vậy, VTV4 mới thực hiện được mục tiêu định hướng phát triển của Đài THVN tới năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “ Tăng cường chương trình truyền hình cho người Việt Nam ở nước ngoài và thông tin đối ngoại, tập trung tuyên truyền đường lối đối ngoại của Việt Nam, phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển có trọng điểm các cơ quan thường trú ở nước ngoài, đảm bảo thông tin quốc tế nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn”. 3.2.2. Về phía Đài Truyền hình Việt Nam Cần coi công tác thông tin,tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đài THVN. Trên cơ sở đó đề ra cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển của VTV4 trong tình hình mới. Trước hết, Đài THVN cần có cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực; từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, những người tham gia vào quy trình thực hiện chương trình VTV4. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại (đào tạo trong nước và ngoài nước với tỷ lệ hợp lý) cán bộ làm công tác quản lý, đội ngũ phóng viên, biên tập, quay phim của VTV4 về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hóa, trình độ ngoại ngữ, tin học, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ được giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho VTV4. Liên quan tới yếu tố con người, Đài THVN cần có cơ chế chính sách đãi ngộ thoả đáng với đội ngũ những người làm truyền hình VTV4. Đó là những chính sách về chế độ nhuận bút, chế độ thanh toán công tác phí, tiền lưu trú, phương tiện v.v… Có như vậy mới giúp người lao động yên tâm công tác, kích thích khả năng sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống cũng tạo điều kiện để những người làm truyền hình giữ gìn được tư cách phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; khắc phục và hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình hoạt động báo chí. Cần có cơ chế, chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời và nghiêm minh. Bảo đảm người làm tốt phải được biểu dương khen thưởng kịp thời cả về tinh thần và vật chất. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm kỷ luật; vi phạm những quy định về đạo đức nghề nghiệp. Điều này rất quan trọng bởi nó có tác dụng răn đe, phòng ngừa những tiêu cực nảy sinh trong một bộ phận những người làm báo chí, truyền hình. Vấn đề này, trong nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước cũng đã lưu ý: “Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật” [6, tr.78]. Theo chúng tôi, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời là một giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng của đội ngũ những người làm truyền hình VTV4. Cần phải có cơ chế tài chính thích hợp, ưu tiên đầu tư phát triển chương trình truyền hình VTV4. Đây là một yếu tố quan trọng để bảo đảm thực hiện được các giải pháp đã đề ra. Hiện nay, Đài THVN đã được Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Đây là điều kiện để Đài THVN chủ động cân đối thu chi; chủ động trong việc điều tiết tài chính tới các đơn vị trực thuộc tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Như đã phân tích (phần 1.2.2) VTV4 là chương trình có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống các chương trình của Đài THVN. Là kênh duy nhất trong hệ thống truyền hình cả nước có chương trình bằng tiếng Việt phát sóng ra thế giới, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài. Bởi vậy, Đài THVN cần có cơ chế tài chính thích hợp để VTV4 chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình, bảo đảm hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá, cạnh tranh thông tin gay gắt. Đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Đối tượng công chúng chủ yếu của VTV4 là cộng đồng kiều bào hiện đang sinh sống tại gần 90 quốc gia trên khắp các châu lục. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn khó khăn thì việc phủ sóng VTV4, đưa chương trình truyền hình quốc gia đến với cộng đồng NVNONN là công việc thể hiện sự nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước ta và nhân dân ta mà trực tiếp là Đài THVN. Theo ông Vũ Văn Hiến, Tổng Giám đốc Đài THVN thì: “việc truyền dẫn kênh VTV4 đi toàn thế giới rất tốn kém. Tuy chỉ 8 giờ một ngày, nhưng hiện nay THVN phải trả tiền thuê vệ tinh tương đương tất cả các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV5 cộng lại. Đây là cố gắng rất lớn của Đài THVN trong tình hình THVN phải tự trang trải toàn bộ hoạt động thường xuyên của mình” [4, tr.77]. Ngoài tốn kém về tài chính, để đưa chương trình VTV4 đến với cộng đồng kiều bào trên khắp thế giới bảo đảm yêu cầu về chất lượng, âm thanh thì yếu tố kỹ thuật, công nghệ là một đòi hỏi được đặt ra. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình VTV4, một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài là Đài THVN phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoạch định chiến lược phát triển công nghệ mới, ứng dụng các công nghệ truyền hình hiện đại trên thế giới; ứng dụng truyền thông đa phương tiện và công nghệ thông tin trong lĩnh vực truyền hình. Đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ truyền hình, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” còn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề án quy hoạch phát triển Đài THVN đến 2010; trong đó nâng cao chất lượng; mở rộng ảnh hưởng của chương trình VTV4 dành cho NVNONN là một mục tiêu quan trọng. Đổi mới phương thức sản xuất. Trong xã hội hiện đại, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, ngoài thực hiện các chức năng cơ bản như: tư tưởng; quản lý, giám sát xã hội; văn hóa, giải trí thì còn thực hiện những chức năng xã hội khác như kinh doanh, dịch vụ ...Bởi trên thực tế, sản phẩm của báo chí, truyền hình cũng là hàng hóa, “một thứ hàng hóa đặc biệt và kéo theo cách tiêu dùng đặc biệt. Tính chất đặc biệt của loại hàng hoá này bị quy định bởi hàm lượng văn hoá, chính trị và vai trò xã hội vô cùng to lớn của nó” [41, tr.46]. Những năm qua, ngoài thực hiện các chức năng của một cơ quan báo chí, truyền hình Việt Nam còn đóng vai trò của một ngành kinh tế xã hội. Nguồn thu từ các hoạt động quảng cáo, dịch vụ hàng năm lên tới 3-4 trăm tỷ đồng đã khẳng định ưu thế của truyền hình trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, VTV4 là kênh chương trình phát sóng ra thế giới, phục vụ đối tượng công chúng là NVNONN nên hiện tại, nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ là không đáng kể. Bởi vậy, Đài THVN cần có cơ chế đổi mới về phương thức sản xuất để Ban Truyền hình Đối ngoại chủ động hơn trong việc huy động trí tuệ và tiềm lực kinh tế của các thành phần trong xã hội tham gia đầu tư, sản xuất các chương trình truyền hình nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của công chúng là NVNONN. Thực hiện xã hội hoá truyền hình cũng là giải pháp cơ bản, lâu dài để nâng cao chất lượng chương trình VTV4. Để thực hiện giải pháp này, Đài THVN cần sớm ban hành các quy chế về mạng lưới cộng tác viên nước ngoài, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm có đông người Việt định cư. Cần có kế hoạch đầu tư kinh phí, cung cấp thiết bị tiền kỳ, chế độ nhuận bút, thù lao thỏa đáng, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho mạng lưới này. Đài THVN cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế, thông qua đó đẩy mạnh trao đổi các chương trình truyền hình, quảng bá cho VTV4. Qua các hoạt động này tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế để phát triển chương trình truyền hình VTV4. Chú trọng công tác nghiên cứu công chúng. Công chúng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các loại hình báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình. Số lượng khán giả chính là thước đo chất lượng và uy tín của mỗi chương trình. Bởi vậy, nghiên cứu công chúng là một công việc quan trọng, cần thiết phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Đây vừa là một giải pháp trước mắt, đồng thời cũng là giải pháp mang ý nghĩa chiến lược, lâu dài để nâng cao chất lượng chương trình VTV4. Đối tượng công chúng mà VTV4 hướng tới là 2,7 triệu kiều bào người Việt Nam sinh sống ở gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Như đã phân tích (phần 1.2.1.2), cộng đồng NVNONN được hình thành trên cơ sở rất phức tạp cả về nguồn gốc di cư, thành phần, lứa tuổi, thái độ chính trị, trình độ học vấn v.v… Những yếu tố này làm nên đặc điểm rất đa dạng thậm chí khác biệt trong tâm lý tiếp nhận của công chúng. Bởi vậy, việc tìm hiểu nắm bắt đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian qua, VTV4 đã có sự quan tâm đến nhu cầu, tâm lý khán giả. Tuy nhiên, công việc mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thư khán giả gửi về chương trình. Theo chúng tôi, Đài THVN phải có kế hoạch tiến hành điều tra khán giả là cộng đồng NVNONN ở quy mô sâu rộng hơn. Thông qua nhiều con đường khác nhau như qua các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, qua UBVNVNONN, qua các chuyến làm việc, tiếp xúc của đoàn ngoại giao của ta đến các nước, trực tiếp qua bà con kiều bào về thăm quê trong các dịp Tết cổ truyền v.v… đều có thể tiến hành điều tra nắm bắt được tâm lý của khán giả. Đây sẽ là cơ sở để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp thông tin của VTV4 cho phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhu cầu tiếp nhận thông tin của cộng đồng kiều bào. Điều này có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình truyền hình dành cho NVNONN. Đổi mới hoàn thiện về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc duy trì ổn định và phát triển VTV4. Chất lượng nội dung và hình thức, hiệu qủa thông tin tuyên truyền của VTV4 chỉ có thể được đổi mới, nâng cao trên cơ sở của sự ổn định tổ chức, sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Về phía Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4), sau 3 năm đi vào hoạt động, với sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, phóng viên, đã từng bước đi vào ổn định. Với cơ cấu 6 phòng chức năng cùng đội ngũ cán bộ công chức gồm 32 người và 5 hợp đồng dài hạn, về cơ bản, Ban Truyền hình Đối ngoại đã đảm bảo được khung chương trình phát sóng mới 8 giờ/ngày và phát lại 24/24 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện quy hoạch phát triển của THVN đã được Thủ tướng phê duyệt, từ 2006, VTV4 sẽ phát sóng mới 18 giờ/ngày phục vụ cộng đồng NVNONN thì đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Với cơ quan báo chí, “Nhân tố quyết định chất lượng công tác báo chí - xuất bản là đội ngũ cán bộ”[10, tr.138]. Trên thực tế, cán bộ nào, phong trào ấy; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu có ảnh hưởng rất lớn tới việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của cả một đơn vị, tập thể. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của VTV4, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên VTV4 cần năng động và quyết liệt hơn trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo quản lý và phương thức hoạt động với tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi, vươn lên. Có như vậy mới phát huy cao nhất trí tuệ, kiến thức, năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn trong mỗi con người để nâng cao cả về chất và lượng chương trình truyền hình dành cho NVNONN. Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, chi uỷ, chi bộ Ban Truyền hình Đối ngoại cần nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của mình. Vai trò lãnh đạo của chi bộ cần được thể hiện trong việc vạch ra kế hoạch phát triển và định hướng thông tin tuyên truyền cho chương trình trong tình hình mới. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những người có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn để bổ sung, hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý của các phòng ban; chuẩn bị lực lượng kế cận để bảo đảm tính liên tục, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của VTV4. Cần phải thường xuyên quan tâm tới công tác kiểm tra, giám sát, uốn nắn kịp thời những lệch lạc xảy ra trong quá trình thực hiện mục tiêu đã đề ra. Theo chúng tôi, đây là giải pháp quan trọng trong nhóm giải pháp cơ bản, lâu dài, vừa giải quyết được nhiệm vụ chính trị của VTV4 vừa thể hiện được vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng. Qua những phân tích, kiến giải trên, có thể khẳng định đổi mới, hoàn thiện về cơ chế, chính sách là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình VTV4. Theo chúng tôi, để thực hiện giải pháp này, về phía Nhà nước cần phải có các chính sách quan tâm hơn nữa tới cộng đồng NVNONN. Đồng thời phải có chính sách đầu tư phát triển VTV4 cả về cơ chế hoạt động và yếu tố con người. Về phía Đài THVN phải tiến hành đồng bộ một số biện pháp cụ thể như xây dựng cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực cho VTV4; có cơ chế tài chính thích hợp; có kế hoạch đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ; đổi mới phương thức sản xuất, thực hiện xã hội hoá truyền hình. Cần chú trọng tới công tác thăm dò, nắm bắt đối tượng công chúng. Đặc biệt phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, đổi mới và ổn định về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Có như vậy, chất lượng và hiệu qủa thông tin tuyên truyền của VTV4 mới bảo đảm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của công chúng là cộng đồng NVNONN. * Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực tiễn, tổng hợp phân tích những ý kiến khán giả và các nhà chuyên môn, chúng tôi đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin, tuyên truyền của VTV4. Theo chúng tôi, các giải pháp phải tập trung vào giải quyết hai vấn đề cơ bản, đó là yếu tố con người và cơ chế, phương thức hoạt động. Chúng tôi phân thành hai nhóm giải pháp. Một là nhóm giải pháp trước mắt, tạm thời. Trong nhóm này, giải pháp cấp bách nhưng cũng có ý nghĩa cơ bản, lâu dài là cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hoá, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm truyền hình đối ngoại. Đội ngũ này bao gồm phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật và cả những người làm công tác lãnh đạo, quản lý. Giải pháp quan trọng nữa là nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức, tạo bản sắc riêng của chương trình dành cho NVNONN. Về nội dung: để bảo đảm thực hiện cơ chế thông tin hai chiều mềm dẻo, ngoài tăng cường thông tin trong nước, cần xây dựng một số chuyên mục mới nhằm phản ánh đời sống, tâm tư, nguyện vọng của kiều bào. Chú trọng các chương trình giới thiệu về lịch sử, địa lý, văn hóa truyền thống của Việt Nam… Tăng cường phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chủ động, tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình”. Về hình thức: cần linh hoạt trong kết cấu chương trình, phát huy tối đa thế mạnh của các thể loại truyền hình, chú trọng yếu tố ngôn ngữ (hình ảnh, âm thanh) trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Để bảo đảm chuyền tải đầy đủ nội dung và hình thức tới công chúng, cần chú ý tới yếu tố kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng. Hai là nhóm các giải pháp cơ bản, lâu dài. Theo chúng tôi, nhóm giải pháp này cần có sự quan tâm cả từ phía Nhà nước và của Đài THVN. Về phía Nhà nước: thứ nhất cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến cộng đồng NVNONN. Đây là cơ sở để VTV4 tham gia tích cực hơn trong công tác thông tin tuyên truyền giúp cộng đồngNVNONN có cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn về tình hình mọi mặt của đất nước. Thứ hai: cần có chính sách đầu tư phát triển VTV4 tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao. Về phía Đài THVN: cần coi công tác thông tin tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đài THVN. Từ đó đề ra các cơ chế phù hợp. Trước hết là cần có cơ chế chính sách phát triền nguồn nhân lực. Liên quan tới yếu tố con người, Đài THVN cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ những người làm truyền hình VTV4 về nhuận bút, công tác phí, tiền lưu trú, phương tiện… Cùng với yếu tố con người, Đài THVN cần đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm nên đặc trưng của chương trình truyền hình. Cần phải đổi mới phương thức sản xuất theo hướng xã hội hóa truyền hình nhằm huy động tiềm lực của xã hội về trí tuệ, tài chính vào việc nâng cao chất lượng chương trình dành cho NVNONN. Nghiên cứu, nắm bắt đối tượng công chúng cũng là một giải pháp quan trọng cần phải được tiến hành thường xuyên. Để thực hiện được các giải pháp đề ra, cần chú trọng tới việc đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của VTV4. Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của công việc. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Theo chúng tôi để làm tốt vấn đề này, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở trên ba mặt: đề ra định hướng, kế hoạch thông tin, tuyên truyền của VTV4; bồi dưỡng, giới thiệu, hoàn thiện đội ngũ cán bộ của ban; thực hiện kiểm tra, giám sát, uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện mục tiêu. Chúng tôi tin tưởng rằng: thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, VTV4 sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu mà quy hoạch phát triển truyền hình đến năm 2010 đã đề ra, đồng thời, VTV4 sẽ khẳng vững chắc hơn vai trò không thể thiếu trong hệ thống thông tin đối ngoại của nước ta. Kết luận Truyền hình là phương tiện truyền thông có ảnh hưởng xã hội sâu rộng, là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Với đặc điểm chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, một cách nhanh nhạy, chân thực, sinh động, khả năng vượt qua mọi rào cản biên giới quốc gia, truyền hình ngày càng khẳng định ưu thế của mình trong việc thực hiện hiệu quả các chức năng thông tin, tuyên truyền, giáo dục, điều hành và quản lý xã hội. Truyền hình với vai trò “nhà hát, quảng trường nhân dân” có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu giải trí thưởng thức các loại hình văn học, nghệ thuật, sân khấu âm nhạc của tất cả các tầng lớp nhân dân. Truyền hình thúc đẩy một cách mạnh mẽ vào quá trình giao lưu văn hoá, làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau. Những tinh hoa, giá trị văn hoá dân tộc thông qua truyền hình trở thành tài sản chung của nhân loại. Với ưu thế của loại hình báo chí hiện đại, chương trình VTV4 đã có những đóng góp to lớn trong việc thông tin tuyên truyền nhằm đoàn kết, vận động, tập hợp cộng đồng 2,7 triệu kiều bào Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới hướng về xây dựng Tổ quốc. Qua khảo sát thực tế, tổng hợp ý kiến khán giả trong khoảng thời gian 1,5 năm; trên cơ sở vận dụng lý luận báo chí và truyền hình để phân tích, đối chiếu, so sánh, chúng tôi rút ra một số kết luận: Với những kết quả thiết thực trong việc thông tin tuyên truyền về đất nước, con người Việt Nam đến với thế giới và cộng đồng NVNONN, VTV4 đã khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các chương trình truyền hình của Đài THVN. Cùng với các báo, tạp chí, chương trình phát thanh và nhiều tờ báo điện tử chuyên về thông tin đối ngoại, chương trình VTV4 đã trở thành lực lượng chủ đạo trong công tác thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, từng ngày từng giờ cung cấp lượng thông tin phong phú, đa dạng, sinh động về mọi mặt đời sống xã hội và những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đến với cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới. Thời gian qua, chương trình VTV4 đã tham gia có hiệu quả vào công tác đấu tranh, giải toả những thông tin, luận điệu vu cáo, xuyên tạc, âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch quốc tế và bọn phản động người Việt lưu vong nhằm phá hoại khối đại đoàn kết, chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta. Đồng thời, VTV4 còn có đóng góp thiết thực trong việc đoàn kết, tập hợp cộng đồng. Thông qua tuyên truyền, vận động, kiều bào nhận thức đầy đủ hơn vị trí và trách nhiệm của mình trong khối đại đoàn kết dân tộc. Qua khảo sát, tổng hợp, phân tích, chúng tôi thấy, VTV4 đã làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn dư luận xã hội lành mạnh, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cộng đồng kiều bào. Chương trình giúp cho kiều bào ta hiểu rõ hơn về thực tế đời sống; về công cuộc phát triển đất nước theo con đường CNXH mà Đảng và Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Từ đó kêu gọi cộng đồng NVNONN, đồng bào trong nước không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quá khứ, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội đoàn kết một lòng, cùng chung sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do được thông tin đầy đủ về chính sách hoà giải, hoà hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước, ngày càng có nhiều kiều bào về thăm quê hương. Trong số này có những người một thời từng có những quan điểm đi ngược lại lợi ích dân tộc. Tin tưởng vào công cuộc đổi mới, nhiều kiều bào đã về nước đầu tư, kinh doanh. Lực lượng trí thức kiều bào đã tích cực trở về đóng góp tài năng, trí tuệ, tham gia xây dựng đất nước. Các hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, cũng đã có sự chung tay, góp sức của kiều bào. Đặc biệt, cộng đồng NVNONN còn tham gia vào các sinh hoạt chính trị lớn của đất nước như tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn kiện, nghị quyết quan trọng của Đảng, dự thảo pháp luật v.v… Đáp ứng nhu cầu văn hoá, giải trí, nâng cao nhận thức xã hội là một chức năng cơ bản và quan trọng của báo chí. Nhờ ưu thế vượt trội cả về phương diện kỹ thuật cũng như đặc điểm thông tin là sự kết hợp hình ảnh với âm thanh; truyền hình có khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng này so với các loại hình báo chí khác. Các chương trình VTV4 đã góp phần thiết thực giúp cộng đồng kiều bào gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, duy trì ngôn ngữ tiếng Việt. Qua đó, giúp kiều bào tự tin hội nhập vào xã hội, đất nước sở tại, ổn định cuộc sống. Có thể nói, VTV4 đã đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu nền văn hoá Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu giải trí của cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài. VTV4 còn làm tốt vai trò là cây cầu tinh thần giúp cho khoảng cách giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc ngày một gần gũi, gắn bó hơn. Đây cũng chính là những đặc điểm cơ bản đồng thời là những ưu điểm về nội dung của chương trình VTV4 mà chúng tôi đã phân tích trong chương 1 và chương 2 của luận văn này. Tuy nhiên, về mặt này chương trình VTV4 cũng còn bộc lộ những hạn chế. Thứ nhất: thông tin trên VTV4 nhiều khi còn áp đặt, khiên cưỡng, không phù hợp với tâm lý tiếp nhận của cộng đồng. Thứ hai, nhiều sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế thu hút sự quan tâm của công chúng chưa được VTV4 phát huy hết ưu thế của truyền hình để thông tin có chiều sâu, trọng điểm nhằm giải toả và định hướng dư luận. Về hình thức: Ưu điểm trước hết là kết cấu chương trình trên sóng VTV4 được sắp xếp ổn định khoa học, rõ ràng, chặt chẽ, đồng thời bảo đảm được tính linh hoạt. Đây là nét nổi bật trong đặc điểm hình thức của VTV4 và cũng là yêu cầu quan trọng đối với mỗi tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình. Với lối kết cấu này, hằng ngày VTV4 đã cung cấp cho khán giả kiều bào ở nước ngoài một khối lượng lớn thông tin từ các sự kiện thời sự lớn trong nước và quốc tế đến các chương trình văn hoá, giải trí, bảo đảm sự hấp dẫn của chương trình đối với công chúng. Trên thực tế, không có khuôn mẫu nào gò bó, quy định người làm báo phải sử dụng một thể loại báo chí nào. Nhưng việc xác định thể loại sẽ giúp cho người làm báo tận dụng mọi khả năng biểu đạt của nó để chủ động trong hoạt động sáng tạo của mình. Nhất là trong điều kiện hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi người làm truyền hình phải nắm vững kiến thức về từng thể loại để chủ động, linh hoạt vận dụng kiến thức đó vào việc sáng tạo tác phẩm. Với truyền hình, thể loại có vai trò quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và hiệu quả thông tin, tuyên truyền. Cùng với nội dung, chính sự phong phú của thể loại đã tạo nên sức hút của VTV4 đối với công chúng trong thời gian qua. Tuy nhiên, VTV4 mới phát huy được thế mạnh của các thể loại: tin, gặp gỡ, giao lưu và các dạng bài phản ánh, các dạng bài văn nghệ. Các thể loại này mới bước đầu đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của khán giả. Đây cũng là lý do để chỉ có 30,2% khán giả cho rằng hình thức thể hiện của VTV4 hấp dẫn. Như vậy, VTV4 cần tăng cường hơn nữa các thể loại là thế mạnh của truyền hình để chuyển tải thông tin một cách sâu sắc, tạo nên sức hấp dẫn của chương trình đối với công chúng. Về ngôn ngữ, cơ bản đã được người làm truyền hình sử dụng yếu tố hình ảnh, âm thanh để phát huy hiệu quả trong việc sáng tạo tác phẩm. Những ưu điểm về nội dung và hình thức đã khẳng định uy tín của chương trình: có 80,5% khán giả tham gia trưng cầu ý kiến cho biết thường xuyên xem VTV4; 75,8% số thư khán giả đánh giá VTV4 có vai trò là cây cầu tinh thần nối cộng đồng NVNONN với Tổ quốc. Bên cạnh ưu điểm, về hình thức cũng thể hiện một số hạn chế: chương trình chưa linh hoạt trong kết cấu. Các thể loại chưa được khai thác triệt để, hình ảnh âm thanh chưa thực sự được chú trọng để phát huy thế mạnh của truyền hình. Những hạn chế này dẫn tới, VTV4 chưa tạo ra bản sắc riêng của chương trình dành cho người Việt Nam xa Tổ quốc. Để phát huy những thành quả đạt được và khắc phục những mặt hạn chế của VTV4, chúng tôi đã kiến nghị hai nhóm giải pháp tập trung giải quyết vấn đề cơ bản là: yếu tố con người và cơ chế, phương thức hoạt động. Một, nhóm giải pháp trước mắt, tạm thời. Giải pháp cần làm ngay là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hoá, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của đội ngũ phóng viên, biên tập, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật, những người làm công tác lãnh đạo, quản lý. Giải pháp thứ hai là nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức, tạo bản sắc riêng của chương trình dành cho NVNONN. Về nội dung: cần tăng cường thông tin phản ánh đời sống, tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng. Chú trọng giới thiệu lịch sử, địa lý, văn hóa truyền thống Việt Nam. Tăng cường phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chủ động, tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình”. Về hình thức: cần linh hoạt trong kết cấu chương trình, phát huy tối đa thế mạnh của các thể loại truyền hình, chú trọng yếu tố ngôn ngữ (hình ảnh, âm thanh) trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Để bảo đảm chuyền tải đầy đủ nội dung và hình thức tới công chúng, cần chú ý tới yếu tố kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng. Hai, nhóm các giải pháp cơ bản, lâu dài. Thực hiện nhóm giải pháp này cần có sự quan tâm cả từ phía Nhà nước và của Đài THVN. Về phía Nhà nước: cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến cộng đồng NVNONN. Thứ hai: cần có chính sách đầu tư phát triển VTV4 tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao. Về phía Đài THVN: cần có cơ chế chính sách phát triền nguồn nhân lực; chính sách đãi ngộ đối với những người làm truyền hình VTV4. Cần đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ; đổi mới phương thức sản xuất theo hướng xã hội hóa truyền hình; thường xuyên nắm bắt đối tượng công chúng. Để thực hiện được các giải pháp đề ra, cần chú trọng tới việc đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của VTV4. Cần tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng cơ sở trên các mặt: đề ra định hướng phát triển của VTV4; lãnh đạo hoàn thiện đội ngũ cán bộ của ban; thường xuyên kiểm tra, giám sát, uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện mục tiêu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này, VTV4 sẽ phát huy được thế mạnh của mình, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền vận động cộng đồng NVNONN hướng về Tổ quốc. Do nhiệm vụ cụ thể của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu một số các chương trình có tính chất đặc trưng của VTV4 trong khoảng thời gian từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005. Vì vậy, chúng tôi hy vọng nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các đồng nghiệp để chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứu đề tài này một cách toàn diện, hệ thống hơn./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2661.doc
Tài liệu liên quan