Chương trình quản trị rủi ro cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

Tài liệu Chương trình quản trị rủi ro cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang: MỤC LỤC Trang PHẦN I: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG. I. Tài sản trong công ty. II. Con người trong công ty. III. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. PHẦN II: NHẬN DẠNG RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO. I. Các loại rủi ro liên quan đến tài sản II. II. Các rủi ro liên quan đến con người III.Các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh PHẦN III: LỰA CHỌN CÔNG CỤ KIỂM SOÁT RỦI RO PHẦN IV: LỰA CHỌN CÔNG CỤ TÀI TRỢ I. Lập quỹ dự ... Ebook Chương trình quản trị rủi ro cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chương trình quản trị rủi ro cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng II. Bảo hiểm. PHẦN V: LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM. 2 3 5 6 9 10 15 17 18 21 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN CỬU LONG AN GIANG PHẦN I: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG. Giới thiệu về Công ty: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang tiền thân là Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Với 22 năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản từ những ngày đầu tiên của phong trào nuôi cá tra, basa theo mô hình công nghiệp tại An Giang năm 1986, đến năm 2003 các thành viên gia đình đã thành lập Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5202000209 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 05/05/2003. Nhà máy chế biến hiện tại của Công ty có công suất chế biến khoảng 100 tấn cá nguyên liệu/ngày tương đương khoảng 10.000 tấn cá thành phẩm/năm. Sản phẩm của nhà máy chế biến được xuất đi khoảng 40 nước trên thế giới và thị trường chủ yếu là EU, Trung Đông, Châu Á, Australia. Đến ngày 02/05/2007 Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang chính thức chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang cấp ngày 17/04/2007. Tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ của Công ty là 90 tỷ đồng. Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang Tên giao dịch: Cuulong Fish Joint Stock Company Tên viết tắt: Cl- Fish Corp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5203000065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang cấp ngày 17/04/2007. Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ (Chín mươi tỷ đồng Việt Nam) Trụ sở chính: 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, P. Mỹ Quý, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện thoại: (84-76) 931000 – 932821 Fax: (84-76) 932446 - 932099 Website: www.clfish.com Email: clfish@vnn.vn Tài sản trong công ty. Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang tiền thân là công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Trụ sở của công ty đặt tại 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, P. Mỹ Quý, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang và nằm trong khu công nghiệp Mỹ Thọ. Là nơi đặt văn phòng làm việc của hội đồng quản trị, ban giám đốc và tất cả các phòng nghiệp vụ cùng với nhà máy chế biến, sản xuất của công ty, trên tổng diện tích là 13.669 m2. Trong đó bao gồm: tòa nhà khối văn phòng được xây dựng vào năm 2003 với chi phí 7.500.000.000 VNĐ (không bao gồm tiền đất), trên diện tích 650 m2. Bên cạnh đó là nhà máy chế biến của công ty bắt đầu được xây dựng vào tháng 5/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2005 với diện tích 11.700 m2 bao gồm nhà máy chế biến, các kho đông lạnh, phòng điều khiển kỹ thuật; bãi đỗ xe cho các xe chở nguyên liệu, xe chở hàng… với diện tích 900 m2. Giá trị cụ thể của các loại hình tài sản được thể hiện trong bảng cân đối kế toán bên dưới. Ngoài ra công ty còn tiến hành nuôi trồng thủy sản trên diện tích nuôi cá tra sạch thêm 100 ha (với công suất 60.000 tấn/năm) theo qui trình SQF 1000CM để chủ động nguồn cung ứng nguyên vật liệu sạch cho sản xuất. Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Số dư cuối kỳ Số dư đầu kỳ I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 162.393.998.333 89.517.762.415 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 1.231.644.121 1.222.702.450 Tiền mặt 246.709.341 337.434.694 Tiền đang gửi ngân hàng 966.934.780 885.267.756 2 Các khoản phải thu ngắn hạn 126.134.317.209 52.432.358.734 Phải thu của khách hàng 98.241.100.269 45.937.698.114 Trả trước cho người bán 27.052.186.223 6.494.660.620 Các khoản phải thu khác 844.830.717 3.800.000 3 Hàng tồn kho 27.145.006.479 32.000.939.532 Nguyên liệu, vật liệu 222.871.867 58.119.639 Công cụ, dụng cụ 2.896.415.178 1.920.751.121 Thành phẩm 24.025.719.434 30.022.068.772 4 Tài sản ngắn hạn khác 7.883.030.524 3.861.761.699 Tạm ứng 229.367.458 63.400.000 Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 6.391.800.000 3.391.800.000 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 54.091.692.909 48.204.216.715 1 Các khoản phải thu dài hạn - - 2 Tài sản cố định 45.691.692.909 39.711.716.715 Tài sản cố định hữu hình 41.756.010.741 39.628.671.951 Tài sản cố định vô hình - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.935.682.168 83.044.764 3 Tài sản dài hạn khác 8.400.000.000 8.492.500.000 Ký quỹ, ký cược dài hạn 8.400.000.000 8.492.500.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 216.485.691.242 137.721.979.130 NGUỒN VỐN IV. NỢ PHẢI TRẢ 85.863.722.948 85.630.155.508 1 Nợ ngắn hạn 72.138.616.460 71.620.460.808 Vay và nợ ngắn hạn 48.050.000.000 57.964.000.000 Phải trả người bán 15.893.908.610 10.763.852.098 Người mua trả tiền trước 769.024.536 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.937.250.611 98.378.590 Phải trả người lao động 3.295.335380 2.185.296.460 Chi phí phải trả 1.830.758.673 488.790.900 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 362.338.650 120.142.760 2 Nợ dài hạn 13.725.106.488 14.009.694.700 Vay và nợ dài hạn 13.620.034.288 13.990.000.000 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 105.072.200 19.694.700 V. VỐN CHỦ SỞ HỮU 130.621.968.294 52.091.823.622 1 Vốn chủ sở hữu 128.684.232.397 52.091.823.622 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 90.000.000.000 22.300.000.000 Quỹ đầu tư phát triển 775.094.359 Quỹ dự phòng tài chính 1.937.735.898 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 35.971.402.140 29.791.823.622 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.937.735.897 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.937.735.897 - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 216.485.691.242 137.721.979.130 Con người trong công ty. Quy mô sản xuất của công ty là khá lớn nên cần lưc lượng lượng lao động đông đảo, đặc biệt là các lao động trực tiếp sản xuất (1045 người). Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 31/12/2007 là 1.223 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau: Bộ phận Trình độ Số CB.CNV Tỷ trọng Khối văn phòng Thạc sỹ 01 0,08% Đại học 31 2,53% Cao đẳng, trung cấp 24 1,96% Lao động phổ thông 122 9,98% Khối sản xuất trực tiếp Đại học 22 1,80% Cao đẳng, trung cấp 12 0,98% Lao động phổ thông 1011 82,67% Tổng cộng 1223 100% Như vậy lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của công ty phần lớn là lao động phổ thông chiếm 82,67% trong tổng lao động, tuy không cần trình độ cao nhưng cũng yêu cầu phải có tay nghề, kỹ thuật trong khâu sản xuất, chê biến. Trong khối sản xuất trực tiếp còn có các kỹ sư, kỹ thuật viên điều hành hệ thống kỹ thuật, máy móc đảm bảo an toàn và chất lượng trong khâu sản xuất. Một phần quan trọng nữa là các nhân viên trong phòng hành chính, thực hiện quản lý chung và tìm hiểu, ký kết hợp đồng với các đối tác, được điều hành bởi hội đồng quản trị và ban giám đốc. Danh sách cổ đông sáng lập của Công ty như sau: STT Tên cổ đông Số cổ phần Địa chỉ 1 TRẦN VĂN NHÂN 1.111.000 Số 70/6 Lê Triệu Kiết, P. Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang 2 TRẦN TUẤN KHANH 450.000 Số 70/6 Lê Triệu Kiết, P. Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang 3 TRẦN THỊ VÂN LOAN 669.000 Số 18/46A Trần Quang Diệu, P.4, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị: Chủ tịch HĐQT Ông Trần Văn Nhân (61 tuổi) : Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Số cổ phần nắm giữ : 1.111.000 cổ phần Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Xuân Hải ( 41 tuổi) : Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Số cổ phần nắm giữ : 270.000 cổ phần Bà Trần Thị Vân Loan (37 tuổi) : Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Số cổ phần nắm giữ : 669.000 cổ phần Bà Lê Thị Lệ ( 60 tuổi): Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Số cổ phần nắm giữ : 1.700.000 cổ phần Ông Trần Tuấn Khanh ( 30 tuổi)Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Số cổ phần nắm giữ : 450.000 cổ phần Danh sách thành viên Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc Ông Trần Văn Nhân : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Xuân Hải : Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang Phó Tổng Giám đốc Bà Trần Thị Vân Loan : Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang Kế toán trưởng : Bà Võ Thị Kim Loan (30 tuổi): Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra như cá tra fillet các loại, cá tra nguyên con, cá tra lăn bột các loại cấp đông, cá tra cắt các dạng lăn bột, cá các loại tẩm gia vị nấu chín tổng hợp, chả cá các loại, xúc xích lạp xưởng cá các loại… Trong đó, doanh thu cá tra fillet các loại chiếm tới 90% doanh thu trung bình hàng năm của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có một số phụ phẩm khác như: đầu cá, mỡ cá, xương, da cá ... Tuy nhiên doanh thu từ các phụ phẩm này thường chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 5% doanh thu trung bình hàng năm của Công ty. Hiện nay, sản phẩm cá tra của Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Châu Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philipin, Nhật ....), EU (Ba Lan, Pháp...), Ageria, Mỹ, Úc và các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)... Năm 2005, sản phẩm cá tra của Công ty chủ yếu được xuất sang các nước Châu Á, doanh thu xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 63,83% tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Sang năm 2006, thị trường xuất khẩu của Công ty đã đa dạng hơn và có tỷ lệ khá đồng đều như thị trường Châu Á (30,76%), EU (20,64%), UAE (32,61%). (Nguồn: Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang) Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm vừa qua Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng tài sản 107.145.774.372 137.721.979.130 216.485.691.242 2 Doanh thu thuần 88.475.441.776 311.274.614.079 537.448.601.761 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.934.600.809 36.210.048.050 63.699.112.698 4 Lợi nhuận khác (239.962.137) (75.963.100) (121.603.962) 5 Lợi nhuận trước thuế 1.694.638.672 36.134.084.950 63.557.508.736 6 Lợi nhuận sau thuế 1.694.638.672 36.134.084.950 55.676.129.701 Do đến tháng 03/2005 nhà máy chế biến của Công ty mới chính thức đi vào hoạt động, do đó trong năm 2005 hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Công ty còn nhiều hạn chế, doanh thu và lợi nhuận của Công ty không cao. Sang năm 2006, khi tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được kết quả khả quan hơn. Từ năm 2006 trở đi, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng vọt do thị trường của Công ty được mở rộng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới như UAE, EU tăng trưởng tốt. Mặt khác nhà máy của Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra vì vậy Công ty có thể giảm được đáng kể chi phí vận chuyển so với sản xuất ở nơi khác. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp phải một số khó khăn như: thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng… đồng thời yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe hơn. Thêm vào đó là giá cá tra nguyên liệu thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu của Công ty do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. PHẦN II: NHẬN DẠNG RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO. Các loại rủi ro liên quan đến tài sản Chương trình quản trị rủi ro đề đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng là rất quan trọng và cần thiết, nó góp phần quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vì quy mô hoạt động, sản xuất của công ty được trải dài trên diện rộng (13.669 m2) cho nên cũng có rất nhiều loại rủi ro tiềm tàng xảy ra. Cụ thể: - Các rủi ro về cháy, nổ liên quan đến các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc trong công ty. Tòa kiến trúc của công ty bao gồm 2 phần chính: tòa nhà khối văn phòng và nhà máy chế biến, đối với mỗi loại thì rủi ro xảy ra và mức rủi ro xảy ra là khác nhau, cụ thể: Đối với tòa nhà văn phòng: được xây dựng trên diện tích 650m2, 3 tầng với chất liệu bê tông rất chắc chắn, khó bắt lửa và khả năng chịu lửa tốt. Hơn nữa tòa nhà cũng mới được xây dựng vào năm 2003 nên mức độ rủi ro về cháy là không cao. Đối với nhà máy chế biến: được xây dựng năm 2003 với chất liệu công trình chủ yếu là bê tông, được xây 1 tầng trên diện tích là 11.700m2. Máy móc, biết bị trong nhà máy chủ yếu là hệ thống cấp đông, hệ thống kho lạnh, hệ thống máy nén, giàn ngưng, thiết bị lạnh…, các máy móc này được nhập mới chủ yếu từ Thụ Điển, Hà Lan, Đan Mạch và được đưa vào sử dụng từ năm 2005 nên độ an toàn cao. Tuy nhiên rủi ro về cháy nổ là có thể xảy ra và khi các rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại lớn cho công ty bởi giá trị của máy móc là rất lớn. Một số máy móc thiết bị chính của Công ty (tại thời điểm 30/06/2007): Tên tài sản Đơn vị tính Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá Trích khấu hao Giá trị còn lại Máy phát điện dự phòng V-Trac Bộ 29/04/2005 1.550.319.274 335.902.504 1.214.416.770 Kho lạnh 700 Tấn Bộ 31/07/2005 1.133.102.365 217.177.941 915.924.424 Thiết bị lạnh Grasso Bộ 30/09/2005 10.046.406.409 1.758.121.114 8.288.285.295 Hệ thống lạnh Grasso (kho lạnh 2 ) Bộ 30/06/2006 2.250.551.500 225.055.140 2.025.496.360 Băng chuyền IQF Bộ 31/01/2007 4.233.675.000 252.004.465 3.981.670.535 - Các rủi ro mất trộm, mất cắp tài sản như tiền, trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất, thành phẩm… - Các rủi ro đối với phương tiện vận chuyển (ô tô) như: đâm va, lật đổ hay mất cắp toàn bộ. Doanh nghiệp có 6 xe tải chuyên vận chuyển hàng hóa, trọng tải từ 2 đến 4,5 tấn và 1 xe Toyota 4 chỗ phục vụ cho GĐ và phó GĐ. Việc rủi ro xảy ra với các phương tiện vận chuyển này cũng ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu như xe vận chuyển hàng hóa đâm va gây tai nạn và hư hỏng hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ mất đi số háng hóa đó, phải trả chi phí cho người thứ 3 và chi phí cho một số trách nhiệm phát sinh khác. - Rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển đường bộ và đường biển: Đối với hàng hóa thành phẩm trong công ty ngoài việc gặp phải các rủi ro trên còn gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển như rủi ro trong khi vận chuyển từ kho đến cảng; rủi ro trong quá trình vận chuyển đường biển. Tuy quá trình vận chuyển đường bộ ngắn nhưng cũng gặp phải những rủi ro ( mất trộm, mất cắp, tai nạn) gây tổn thất cho công ty. Quá trình vận chuyển đường biển là chủ yếu và gặp nhiều rủi ro hơn, gây tổn thất và ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Hàng hóa cảu công ty được vận chuyển bằng đường biến đến các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, UAE và các nước Châu Á là chủ yếu. Các rủi ro gặp phải như: Nhóm rủi ro thông thường được bảo hiểm: a. Rủi ro chính: thường là hiểm hoạ chủ yếu của biển, gây ra những tổn thất lớn, được bảo hiểm trong mọi điều kiện bảo hiểm, bồi thường tổn thất được quy là hợp lý. Các rủi ro này bao gồm: mắc cạn; chìm đắm; đâm va; cháy nổ; mất tích; vất khỏi tàu. b. Rủi ro phụ là những rủi ro chủ yếu phát sinh với hàng hoá, chỉ được bảo hiểm trong điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro, mua bảo hiểm phụ kèm điều kiện bảo hiểm hẹp hơn, cụ thể: - Hấp hơi: không khí trong hầm hàng có độ ẩm quá cao ngưng đọng lại thành nước làm hỏng hàng. - Nóng: do tính chất riêng của nó, do lây sang từ hàng hoặc vật khác,hay do máy lạnh của tàu bị hỏng. - Lây hại: do xếp chung với hàng có tính chất lý hoá trái ngược hoặc do ký sinh trùng từ hàng này sang hàng khác. - Lây bẩn: bị bẩn do sơn, phẩm dầu mỡ ngấm qua bao bì. - Hư hại do móc cẩu: trong quá trình bốc dỡ do móc cần cẩu làm đứt dây,đai hoặc rách vỡ bao bì - Bẹp, gãy, nát. - Giao thiếu hoặc không giao hàng: Một phần hoặc toàn bộ lô hàng không được giao tại cảng đến mà không có dẫn chứng về nguyên nhân tổn thất. - Nước mưa - Hành vi phi pháp của thuyền bộ - Cướp biển; trộm cắp Nhóm rủi ro phải bảo hiểm riêng chỉ được bảo hiểm khi có thoả thuận giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm đặc biệt như: chiến tranh, đình công. Nhóm rủi ro loại trừ: - Lỗi cố ý của người tham gia bảo hiểm. - Nội tỳ: Hư hỏng mang tính bản chất của đối tượng bảo hiểm. - Ẩn tỳ: Khuyết tật bị che dấu của đối tượng bảo hiểm mà bằng khả năng thông thường con người không thể phát hiện được. - Tàu không đủ khả năng đi biển; tàu đi chệch hướng. - Bao bì không đầy đủ hoặc đóng gói không thích hợp. - Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách: Phải tuân theo quy định, quy trình kĩ thuật nhất định. Mức độ tổn thất được xác định tuỳ từng chuyến hàng phụ thuộc vào số lượng hàng hoá vận chuyển trên tàu, chủng loại hàng hoá vận chuyển… và còn phụ thuộc vào từng loại rủi ro xảy ra. Ví dụ: đối với rủi ro mất tích thì sẽ mất toàn bộ số hàng vận chuyển, đối với rủi ro vứt hàng xuống biển thì chỉ gây ra tổn thất là 1 bộ phận hàng hoá vận chuyển. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu Long An Giang, mỗi chuyến hàng thường trị giá hàng tỷ đồng, nếu xảy ra rủi ro có thể sẽ sinh ra nhưng tổn thất lớn, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể đưa ra một trường hợp cụ thể như sau: Ví dụ như với một hợp đồng xuất khẩu thủy sản cho công ty Singapore Food Industries Limited với giá trị hợp đồng là 157.500$ ( tỷ giá là 16.110VNĐ/$). Công ty đã ký kết hợp đồng với đội tàu Bến Nghé để vận chuyển sang Singapore. Giả sử trong quá trình vận chuyển tàu đâm va phải đá ngầm làm đắm tàu, số hàng trên tàu bị hư hỏng toàn bộ. Công ty phải chịu thiệt hại toàn bộ số hàng trên, ước tính là 2.537.325.000VNĐ, chưa kể các chi phí liên quan khác. Trong chương trình quản trị rủi ro, chúng tôi chỉ đề cập đến các loại rủi ro thật sự quan trọng, mà các tổn thất tiềm năng cho các loại tài sản đủ lớn để đe dọa đến hoạt động kinh doanh hay sự tồn tại của doanh nghiệp. Cụ thể được phân tích qua bảng dưới đây: Bảng phân tích rủi ro Đơn vị tính: đồng Tổn thất lớn nhất có thể Các loại tổn thất Giá trị tiền mặt thực tế Chi phí thay mới Tổn thất về tài sản: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Nguyên vật liệu - Thành phẩm - Máy móc, thiết bị - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Phương tiện vận tải Xe công vụ (1 xe) Xe tải chở hàng (6 xe) - Tiền mặt - Tiền gửi ngân hàng 17.119.000.000 222.871.000 24.025.719.000 22.312.000.000 609.922.000 571.496.000 1.143.000.000 246.709.000 966.934.000 19.032.000.000 222.871.000 24.025.719.000 28.274.000.000 861.209.000 750.000.000 1.850.000.000 246.709.000 966.934.000 Tổn thất trong quá trình vận chuyển Tùy thuộc vào giá trị của mỗi chuyến hàng trong từng hợp đồng vận chuyển II. Các rủi ro liên quan đến con người Do đặc điểm của sản xuất chế biển thủy sản, người lao động làm việc tại bộ phận thành phẩm và bộ phận kho được chia làm 02ca/ngày, mỗi ca làm việc 8 giờ. Đối với khối văn phòng và các bộ phận khác chỉ làm việc 01ca/ngày. Công ty tổ chức làm việc từ thứ hai đến thứ bảy, nghỉ ngày chủ nhật. Với những bộ phận làm việc khác nhau thì mức độ rủi ro gặp phải cũng khác nhau. Đối với lao động tại bộ phận thành phẩm sản xuất sản phẩm đông lạnh, do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt nên họ có nguy cơ dễ mắc các bệnh nghề nghiệp như bệnh về đường hô hấp, da liễu… Mặc dù những lao động thủ công này doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm mới, nhưng việc một lao động nghỉ việc (vì bất cứ lý do gì) cũng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng cho công ty. Ngoài lợi nhuân doanh nghiệp thu được bị mất đi, doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí để tìm kiếm và đào tạo người thay thế. Đối với những người phụ trách chuyên môn kỹ thuật, họ lại có nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình sản xuất như tai nạn lao động. Giả sử trường hợp trưởng phòng kỹ thuật (chuyên trách về máy móc, dây chuyền sản xuất) nghỉ việc sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty, ngoài ra công ty sẽ phải chịu thêm phần chi phí trong quá trình tìm kiếm và đào tạo người thay thế vị trí đó. . Đối với cán bộ chủ chốt, bao gồm các thành viên trong HĐQT và BGĐ, khi họ chuyển đổi công tác, họ sẽ gây thiệt hại cho công ty trên các mặt: gián đoạn hoạt động, chi phí tìm mới, mất bạn hàng, và các thiệt hại khác… trong đó thiệt hai do mất khách hàng là rất đáng được quan tâm bởi với hầu hết các hợp đồng của công ty đều có giá trị trên 1 tỷ đồng. Do đó, thiệt hại từ việc mất bạn hàng là một trong những thiệt hại rất lớn của công ty. Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ điều hành và Phó Tổng GĐ kinh doanh là những cán bộ chủ chốt của công ty có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt đông của công ty. Khi những người này không may bi tai nạn ốm đau ,bệnh tật phải nghỉ việc dù với thời gian ngắn hay dài cũng đều gây ra cho công ty những thiệt hại nhất định. Chẳng hạn như nếu Phó Tổng GĐ kinh doanh vì một lý do nào đó qua đời chắc chắn sẽ làm xáo trộn hoạt động của công ty bởi Phó Tổng GĐ có nhiệm vụ phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh của công ty như xác định chiến lươc kinh doanh; kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh; phê duyệt các kế hoạch đặt hàng và giao hàng để nhà máy sản xuất thực hiện, quản lý thưc hiên các dự án mới. Để bù đắp chỗ trống này, công ty phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tìm kiếm người thay thế, đồng thời công ty cũng có thể mất đi những hợp đồng kinh tế có thể ký kết được nhờ các mối quan hệ của Phó Tổng GĐ tiền nhiệm. Trong trường hợp Phó Tổng GĐ kinh doanh nghỉ việc để tìm chỗ làm khác thích hợp hơn, họ có thể mang theo những bí mât kinh doanh của công ty và tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh. Hậu quả của điều này có thể gây khó khăn cho hoạt động của công ty, thậm chí dẫn đến sự phá sản. Tất cả những phân tích trên cho thấy những cán bộ chủ chốt có một vai trò rất quan trọng và công ty cần có những giải pháp để giữ “chân” họ. Theo chúng tôi, người mà công ty cần quan tâm ưu đãi chính là những nhân viên thuộc phòng công nghệ (gồm 3 bộ phận chức năng: bộ phận QC, bộ phận kiểm nghiệm và bộ phận ISO, HACCP) . Do đặc điểm hoạt động của công ty là chế biến và xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản, những sản phẩm mà yêu cầu để đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm thường rất cao, đặc biệt khi bạn hàng chủ yếu là Nhật Bản và Hoa Kỳ, UAE. Nếu trong quá trình sản xuất không đảm bảo được các yêu cầu này thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bạn hàng có thể từ chối nhận hàng và công ty phải chịu toàn bộ chi phí của lô hàng, thậm chí còn phải chịu bồi thường do không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng, xa hơn là đối tác có thể chấm dứt quan hệ kinh doanh, điều mà không doanh nghiệp nào không muốn. Do đó có thể nói những nhân viên thuộc phòng công nghệ có vai trò lớn quyết định sự thành công của công ty. Những nhân viên này phải là những người có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Khi những người này gặp rủi ro công ty phải bỏ chi phí tìm kiếm người thay thế, đào tạo cho họ làm quen với công việc… Các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh 1. Rủi ro về nguồn nguyên, vật liệu Trong quá trình sản xuất ngoài sử dụng nguyên liệu chính là cá tra, Công ty còn sử dụng các một số phụ liệu khác để đóng gói sản phẩm như: Thùng carton, bao bì PE, PA ..., cụ thể: - Cá nguyên liệu chủ yếu được Công ty thu mua từ các hộ gia đình nuôi cá tra thuộc địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ... - Thùng carton, bao bì PE, PA... chủ yếu được nhập từ các công ty trong nước. Nguồn nguyên liệu chính của Công ty chủ yếu là cá tra được thu mua từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong vài năm trở lại đây, diện tích nuôi cá tra và sản lượng cá tra thu hoạch tại các tỉnh này không ngừng tăng cao. Theo Bộ Thủy sản, diện tích nuôi cá tra, ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long đến cuối năm 2006 đã trên 5.000ha. Từ đầu năm 2007 đến nay, diện tích ao cá đào mới tại các tỉnh trong vùng tăng lên thêm gần 2.000 ha, trong đó nhiều nhất là An Giang, Ðồng Tháp. Cũng theo Bộ Thuỷ Sản, năm 2005 sản lượng cá tra sau thu hoạch ở khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt khoảng 373 nghìn tấn, đến năm 2006 sản lượng tăng đột biến lên 825 nghìn tấn (tăng tới 2,2 lần so với năm trước đó), trong đó An Giang và Ðồng Tháp là hai tỉnh dẫn đầu về sản lượng cá tra nuôi, đạt gần 400 nghìn tấn. Như vậy, việc nhà máy Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra là tỉnh An giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là một lợi thế rất lớn, do đó nguồn cung ứng nguyên liệu cá tra của Công ty rất ổn định. Tuy nhiên trước sự thay đổi và biến động của nguồn nguyên liệu cũng gây một số khó khăn cho công ty, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Về nguồn nguyên liệu có các rủi ro chính sau: Rủi ro từ nguồn cung cấp nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chính của công ty chủ yếu là cá tra được thu mua từ các tỉnh đồng bằng sông cửu Long. Hiện nay diện tích nuôi cá tra, ba sa không ngừng được tăng lên tuy nhiên nhà nước vẫn chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể nghề nuôi và chế biến cá tra, ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự tăng lên số lượng hộ nuôi cá không theo quy hoạch rất dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước làm giảm sản lượng cá. Mặt khác, những yếu tố khách quan về thiên tai bão lụt cũng ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cung ứng. Rủi ro trong quá trình bảo quản nguyên liệu: trong quá trình bảo quản nguyên liệu trong kho công ty có thể gặp phải các rủi ro như cháy, nổ làm giảm lượng nguyên liệu đưa vào chế biến. Rủi ro về giá nguyên liệu: Các công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu từ các đơn vị khác. Sự biến động về nguồn nguyên liệu ắt hẳn sẽ gây ra sự tăng giá nguyên liệu và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của Công ty nếu Công ty không có chính sách dự trữ hợp lý. Thực tế do cá tra fillet thành phẩm có thể bảo quản trong thời gian dài mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nên hoạt động sản xuất chế biến có thể tách biệt với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tuỳ từng thời điểm giá xuất khẩu của công ty luôn được điều chỉnh phù hợp theo biến động giá nguyên vật liệu đầu vào nên nhìn chung biến động giá cả thị trường nguyên vật liệu đầu vào cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty song không đáng kể. Rủi ro về chất lượng nguyên liệu: Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản do sự gia tăng nhanh số hộ dân nuôi trồng cá một cách không theo quy hoạch trong khi môi trường nước không được bảo vệ có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Mặt khác các hộ nuôi trồng luôn muốn tăng lợi nhuận của họ lên nên đã cho nhiều loại khoáng chất, kháng sinh trong quá trình nuôi. Việc sử dụng khoáng chất, kháng sinh một cách không khoa học và hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng cá nuôi không đủ các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn thực phẩm và các yêu cấu của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu cào cung ứng thì sẽ phải đối mặt với những thiệt hại rất lớn mà quan trọng nhất đó chính là uy tín, danh tiếng của công ty tên thị trường trong nước và quốc tế. 2. Rủi ro trong quy trình chế biến nguyên liệu Quy trình chế biến là khâu quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong quy trình sản xuât doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như: Môi trường tiếp xúc xung quanh bao gồm: - Nước sử dụng trong chế biến sản phẩm, làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm có thể bị nhiễm vi sinh vật. - Nước đá tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm không đảm bảo chất lượng - Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm như: Bao tay, yếm, ủng và dụng cụ sản xuất: thau, rổ, dao, thớt, liếc, bàn, bồn chứa, thùng rửa, khuôn, cân, PE xếp khuôn… và các bề mặt tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm như trần, tường, nền nhà, đèn, cửa kính, các máy móc thiết bị, cống rãnh… - Lây nhiễm chéo từ các vật thể mất vệ sinh sang thực phẩm, công nhân ở khu vực không sạch sang khu vực sạch, vật liệu bao gói, các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bao gồm: dụng cụ, bao tay, bảo hộ lao động, môi trường không sạch sang môi trường sạch… và từ động vật gây hại sang thực phẩm - Vật liệu chứa đựng, bao gói hàng thuỷ sản như: thùng carton, bao bì PE, PA - Sức khoẻ công nhân có thể là nguồn lây nhiễm vi sinh vật cho thực phẩm, vật liệu bao gói và bề mặt tiếp xúc thực phẩm - Động vật gây hại và côn trùng trong phân xưởng sản xuất, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Chất thải làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong phân xưởng sản xuất, gây nhiễm cho sản phẩm - Vệ sinh cá nhân của công nhân tham gia trực tiếp trong phân xưởng sản xuất. Nhiệt độ: nhiệt độ trong phân xưởng sản xuất tăng lên ngoài phạm vi cho phép (20 ¸ 240C) do sự cố về điện, về máy móc thiết bị hay nhiệt độ bên ngoài phân xưởng quá cao Máy móc ngừng hoạt động: như vậy sẽ không đảm bảo công suất, làm gián đoạn quy trình sản x ất và không đảm bảo chất lượng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. 3. Rủi ro về đối tác và thị trường Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang là một trong những công ty có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2006 Công ty là một trong 15 Công ty có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, sang năm 2007 vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực đã có thay đổi đáng kể, Công ty đã vượt lên đứng hàng thứ 5 trong các Công ty có kim ngạch xuất xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam: Năm 2006, Nhật Bản chiếm 25,1%. EU chiếm 21,6%, Mỹ 19,8%, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 14,7%, còn lại là các ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12791.doc
Tài liệu liên quan