Chương trình quản lý hợp đồng thuê bao điện thoại

Tài liệu Chương trình quản lý hợp đồng thuê bao điện thoại: ... Ebook Chương trình quản lý hợp đồng thuê bao điện thoại

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chương trình quản lý hợp đồng thuê bao điện thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại cơ quan Bưu điện tỉnh Lai Châu cũng như tại Phòng Kinh doanh Viễn thông Tin học, cùng với những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình thực tập tôi đã viết nên bản báo cáo tổng hợp này.Trong bản báo cáo tổng hợp này tôi sẽ trình bày về Bưu điện tỉnh Lai Châu và phòng Kinh doanh Viễn thông Tin học nơi tôi đang thực tập.Và trong bản báo cáo này tôi cũng sẽ trình bày luôn về đề tài: ”Chương trình quản lí hợp đồng thuê bao điện thoại”, đây sẽ là đề tài thực tập của tôi. Ngày nay ,các công nghệ khoa học ,kỹ thuật ngày càng phát triển như vũ bão,trong đó khoa học máy tính cũng phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào mọi lĩnh vực khoa học ,kinh tế ,xã hội ,quản lý ,......máy tính hầu như đều có đóng góp khả năng tuyệt vời của nó tới tất cả các lĩnh vực . Từ việc xây dựng các chương trình khoa học kỹ thuật lớn đến các công việc quản lý thường nhật ,máy tính giúp chúng ta cập nhật ,tìm kiếm và lưu trữ thông tin một cách tốt nhất . Nhiệm vụ chính của chương trình bao gồm : + Khảo sát thực tế + Quản lý các số điện thoại đã đăng ký thuê bao + Quản lý hoá đơn trả tiền hàng tháng *.chức năng và nhiệm vụ của hệ thống Hệ thống quản lý các số điện thoại đã đăng ký thuê bao có chức năng thường xuyên cho phép cập nhật các thông tin về khách hàng đồng thời cho phép tính toán tiền cước cũng như tiền thuê bao hàng tháng . Khi cần được biết thông tin mà các khách hàng đã đăng ký thuê bao thì hệ thống phải có nhiệm vụ đưa ra được thông tin mà các khách hàng đó đã đăng ký .Với chức năng như vậy,hệ thống quản lý các số điện thoại đã đăng ký thuê bao tại một trạm điện thoại có nhiệm vụ luôn cập nhật hồ sơ của khách hàng ,thường xuyên bổ sung những thông tin thay đổi trong quá trình hoạt động của hệ thống . Một nhiệm vụ nữa của hệ thống là cứ cuối tháng phải có nhiệm vụ in hoá đơn tiền hàng tháng của khách hàng tức là hệ thống này cần phải tính tiền cho các khách hàng đã đăng ký thuê bao tại một trạm điện thoại *.yêu cầu của hệ thống và những khó khăn Trước một khối lượng lớn các khách hàng đã đăng ký thuê bao cũng như các yêu cầu đặt ra thì việc quản lý theo phương pháp thủ công sẽ không thể đáp ứng được ,do đó gặp rất nhiều khó khăn.Nó đòi hỏi phải có nhiều nhân lực,nhiều thời gian và công sức,mỗi khách hàng của trạm điện thoại cho đăng ký thì có một hồ sơ cho nên việc lưu trữ , tìm kiếm,bổ sung, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu không phải là dễ dàng. Từ những nhược điểm trên ta thấy cần thiết phải có một hệ thống tin học hoá cho việc quản lý các số điện thoại đã đăng ký thuê bao cũng như các hệ thống quản lý khác. Tuy nhiên khó khăn mà khi làm việc với hệ thống ta phải thực hiện đó là việc tính tiền cho từng khách hàng trong tháng mà quí khách hàng đã gọi . Điều này có nghĩa là chúng ta phải biết được cách tính cước cho từng cuộc gọi với từng khu vực khác nhau , qua khảo sát và nghiên cứu các ưu cầu thực tế mà hệ thống quản lý các số điện thoại đã đăng ký thuê bao đã và đang thực hiện đều tính theo giá cước mà hiện nay cả nước ta đang áp dụng. * Đối tượng, phạm vi, mục đích của chương trình Phạm vi, đối tượng : Chương trình “quản lí hợp đồng thuê bao điện thoại” chỉ quản lí những số điện thoại đã đăng kí thuê bao tại khu vực tỉnh Lai Châu và các huyện, xã trực thuộc Mục đích : tiết kiệm thời gian tra cứu thông tin về khách hàng, dễ dàng hơn trong việc thu cước điện thoại cuối tháng, tiết kiệm không gian lưu trữ, dễ tìm kiếm, dễ bổ sung và sửa đổi. * Phương pháp nghiên cứu : Chương trình được thiết kế theo phương pháp thiết kế từ đáy lên * Kết cấu : gồm 2 phần Phần I : phân tích hệ thống Phần II : nội dung chính của chương trình Chương I. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG PHẦN MỀM I. Giới thiệu đôi nét về công nghệ phần mềm (Software Technology) 1. Phần mềm (Software) 1.1 Khái niệm phần mềm Phần mềm là tổng thể gồm các yếu tố sau: Các lênh (chương trình máy tính) khi được thực hiện thì cung cấp những chức năng và kết qủa mong muốn. Các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác thông tin thích hợp. Các tư liệu mô tả thao tác và cách sử dụng chương trình. Tiến trình phát triển của PM bao gồm các giai đoạn được biểu diễn trong hình vẽ dưới đây: Giai đoạn 1950-1960 Giai đoạn 1960-1970 Giai đoạn 1970-1990 Giai đoạn 1990-> nay -Xử lý theo lô - Đơn chiếc theo đơn đặt hàng. -Nhiều người sử dụng -Thời gian thực -Bắt đầu có PM thương mại -Hệ phân tán -Hiệu quả thương mại hoá -HT để bàn -HT thông minh -Quy mô công nghiệp Qua các giai đoạn phát triển phần mềm ta thấy xu thế chung: tính năng các phần mềm ngày càng đa dạng, quy mô của các công cụ thiết bị ngày càng giảm dần 1.2 Vòng đời phát triển của phần mềm Mỗi phần mềm từ khi ra đời phát triển đều trải qua 1 chu kì trong công nghệ phần mềm gọi là vòng đời phát triển của phần mềm. Người ta nghiên cứu vòng đời phát triển của phần mềm để hiểu rõ từng giai đoạn và có phương pháp thích hợp để tác động vào từng giai đoạn đó nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vòng đời phát triển của phần mềm được biểu diễn bằng mô hình gọi là mô hình thác nước: Trong quy trình này, mỗi giai đoạn ở phía trước sẽ tác động tới tất cả các giai đoạn ở phía sau. Tức là CNHT ở giai đoạn đầu tiên và nó tác động đến 5 giai đoạn còn lại. Đến lượt mình công đoạn phân tích chịu tác động của công đoạn CNHT nhưng nó lại bao trùm, tác động lên 4 công đoạn còn lại. 1.3 Cấu hình phần mềm Trong Công nghệ phần mềm(CNPM) khái niệm cấu hình phần mềm tương thích với khái niệm cấu hình phần cứng. Cấu hình phần mềm chính là quá trình phát triển một phần mềm. Cấu hình phần mềm gồm các thành phần được biểu diễn theo hình vẽ sau: 2. Công nghệ phần mềm (Software Technology) Công nghệ phần mềm bao gồm một tập hợp với ba yếu tố chủ chốt: Phương pháp, công cụ và thủ tục giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho kỹ sư phần mềm một nền tảng để xây dựng một phần mềm chất lượng cao. CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Chức năng Thủ tục Công cụ Phương pháp Thành phần Kỹ sư phần mềm Quản trị dự án Mỗi quy trình phần mềm không phụ thuộc vào lĩnh vực ứng dụng, độ phức tạp, quy trình công nghệ đều bao gồm 3 giai đoạn: Xác định, phát triển, bảo trì được biểu diễn trong sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Xác định Giai đoạn 3 Bảo trì Giai đoạn 2 Phát triển Phân tích Xác định yêu cầu Bảo trì hoàn thiện Bảo trì thích nghi Bảo trì sửa đổi Kiểm thử Mã hoá Thiết kế Lập kế hoạch Giai đoạn 1: Xác định yêu cầu trả lời câu hỏi cái gì? tức kỹ sư phần mềm phải giới hạn và định nghĩa rõ ràng sản phẩm phần mềm mình sẽ xây dựng để tung ra thị trường, trong giai đoạn này có các công đoạn chính: phân tích hệ thống, lập kế hoạch, xác định yêu cầu của người sử dụng (khách hàng) Giai đoạn 2: Phát triển trả lời câu hỏi “thế nào?” kỹ sư phần mềm sử dụng những công cụ thiết bị gì về ngôn ngữ, quy trình công nghệ để sản xuất ra phần mềm. Giai đoạn này bao gồm các bước: thiết kế, mã hoá, kiểm thử. Trong đó khái niệm mã hoá trong công nghệ phần mềm khác với khái niệm mã hoá trong hệ thống thông tin, mã hoá trong công nghệ phần mềm là dùng một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó để dịch từ bản vẽ thiết kế thhàn một chương trình cụ thể. Giai đoạn 3: Bảo trì trả lời câu hỏi “Thay đổi thế nào?” Mỗi phần mềm sau khi đã bán cho khách hàng đều phải trải qua giai đoạn hậu mãi (chăm sóc khách hàng) giai đoạn này bao gồm ba công việc chính: bảo trì sử đổi, bảo trì thích nghi, bảo trì hoàn thiện. Trong đó bảo trì sửa đổi: sửa lỗi chương trình nếu chẳng may xuất hiện sau khi đã bán cho khách hàng. Giữa máy tính sản xuất ra phần mềm ở công ty phần mềm và máy tính của các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm khi mua luôn luôn có sự khác biệt về cấu hình, chức năng, vì vậy việc bảo trì thích nghi cần được tiến hành để phần mềm hoạt động an toàn trong môi trường công nghệ của khách hàng. Quá trình bảo trì hoàn thiện xảy ra khi khách hàng có yêu cầu công ty phần mềm phát triển thêm một chức năng nào đó của phần mềm trong phạm vi cho phép. 3. Quy trình làm bản mẫu trong công nghệ phần mềm Bản mẫu phần mềm là một kỹ thuật đặc biệt và riêng có trong công nghệ phần mềm. Nó không được đề cập đến trong các môn lập trình cụ thể vì mục đích của công nghệ phần mềm là sản xuất ra sản phẩm để bán trên thị trường do đó trước khi tung sản phẩm ra thị trường người ta sản xuất thử sản phẩm mẫu để khách hàng đánh giá, sau khi bản mẫu được chấp nhận thì mới tiến hành sản xuất hàng loạt. Bản mẫu phần mềm là một sản phẩm phần mềm bao hàm những đặc trưng cơ bản nhất của phần mềm đượcc xây dựng nhằm mục đích đưa ra 1 phác thảo để khách hàng đánh giá và cũng là cơ sở để kỹ sử phần mềm phát triển sản phẩm của mình. Bản mẫu phần mềm có thể thể hiện ba hình thức sau: Sử dụng các bản vẽ thiết kế trên giấy Là một sản phẩm phần mềm chỉ bao gồm những nét đặc trưng nhất Là một chương trình máy tính chứa những kỹ thuật cơ bản nhất khi thiết kế phầm mềm Tuỳ vào trình độ hiểu biết khách hàng mà công ty phầm mềm sử dụng một trong những hình thức trên đây hoặc sử dụng đồng thời cả ba. Mục tiêu cao nhất khi làm bản mẫu là cố gắng làm sao trong khoảng thời gian ngắn nhất làm cho khách hàng tiếp thu phần nhìn thấy đuơcj của phần mềm tương lai để họ đi đến ký kết hợp đồng. Quy trình làm bản mẫu phần mềm: gồm 6 bước: Bước 1: Xác định yêu cầu của khách hàng: Trong bước này đại diện của công ty phần mềm gặp gỡ khách hàng để xác định các yêu cầu của họ về phần mềm. Thông thường khách hàng chỉ bày tỏ nguyện vọng là chính, bản than cán bộ công ty phần mềm phải lượng hóa và mô hình hóa các nguyện vọng đó Bước 2: Thiết kế nhanh: Mục đích của bước này ở dạng phác thảo chỉ bao gồm 1 vài đặc trưng cơ bản của phần mềm Bước 3: Làm bản mẫu: nhằm mục đích công ty phần mềm cho ra đời nhanh 1 bản mẫu dạng phác thảo chỉ gồm 1 vài đặc trưng cơ bản của phần mềm Bước 4: Khách hàng đánh giá bản mẫu Bước 5: Làm mịn bản mẫu, hay là chi tiết hóa các chức năng phần mềm Bước 6: Kết thúc ta được 1 sản phẩm chưa được thương mại hóa thị trường mà là bản mẫu phần mềm II. Nền tảng thiết kế phần mềm 1. Vai trò của thiết kế trong công nghệ phần mềm Vai trò của thiết kế phần mềm trong công nghệ phần mềm Trong sản xuất quy mô công nghiệp vấn đề thiết kế có vai trò đặc biệt quan trọng: Thiết là nền tảng để phát triển 1 phần mềm đảm bảo tính ổn định và bền vững Nhờ có thiết kế chúng ta có thể đảm bảo không có sự đổ vỡ 1 phần mềm khi có sự biến động xảy ra hoặc thay đổi trong phần mềm. So sánh phần mềm có thiết kế cơ bản và phần mềm không có thiết kế: Đối với 1 phần mềm không có thiết kế đầy đủ chỉ cần thay đổi nhỏ trong cấu trúc dữ liệu hay chức năng chương trình cũng có thể dẫn đến sự phá hủy phần mềm hay hỏng hóc chức năng ban đầu của nó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi xuất hiện khái niệm lập trình tự động, lập trình bằng máy tính. Hiệp hội công nghệ phần mềm thế giới vẫn tuyên bố 1 tài liệu trong đó xác nhận rằng: nhu cầu của thế giới từ nay lại không phải người lập trình biết dung câu lệnh để chế tác phần mềm mà trước hết là những người biết đọc bản vẽ thiết kế. 2. Các phương pháp thiết kế trong công nghệ phần mềm 2.1 Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống Ý tưởng của phương pháp thiết kế giải thuật từ đỉnh xuống dựa trên ý niệm module hoá( Phân rã 1 vấn đề cần giải quyết thành các vấn đề nhỏ hơn, chi tiết hơn theo sở đồ hình cây cho đêế khi nhận được các module độc lập không phân chia nhỏ hơn được nữa). tức là khi thiết kế 1 phần mềm ứng dụng, người ta đi từ tổng quát đến chi tiết, để tạo thành 1 hệ thống thống nhất. Trên cơ sở của hệ thống này, người ta phân chia công việc cho các nhóm mà vẫn đảm bảo tính mục tiêu của chương trình. Để nắm được ý tưởng của phương pháp này, chúng ta xem xét bài toán tin học hoá 1 trung tâm thương mại: Trên cơ sở thực tế, chúng ta lần lượt đưa ra các mô hình của bài toán dưới dạng phác thảo: Phác thảo 1: Trên cơ sở phác thảo nền thứ nhất, chúng ta tiếp tục phân rã thành các khối chi tiết hơn. Phác thảo 2: Phác thảo 3: Phác thảo 4: Trên cơ sở của 4 phác thảo trên đây, người ta tích hợp lại thành hệ quản lý trung tâm thương mại, với giả sử rằng quá trình không được phân rã tiếp. Trên thực tế các quá trình phải được cụ thể hơn nữa. Phác thảo 5: 2.2 Phương pháp thiết kế từ đáy lên Trong phương pháp này, xuất phát từ cụ thể chi tiết đến tổng hợp. Truớc hết tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể sau đó trên cơ sở đáng giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán chúng ta gộp lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Sau đó sẽ thiết kế thêm 1 số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng thiết kế chương trình tập hợp các module thành 1 thể thống nhất, hoàn chỉnh.Lĩnh vực nghiên cứu của phương pháp này là những cơ sở đã được tin học hoá từng phần. Phương pháp này cho phép vừa sử dụng được những chương trình đã có và phát huy hiệu quả mà không phải xoá đi để làm lại từ đầu mà vẫn đảm bảo chỉnh thể của 1 hệ thống. Để nắm được ý tưởng của phương pháp này, ta xét 1 bài toán cụ thể: quản lý 1 khoa trong trường ĐH. Vấn đề quản lý đã được tin học hoá từng phần bằng cách sử dụng một số chương trình. Prog 1: in ra danh sách SV theo lớp Prog 2: in ra hồ sơ SV Prog 3: in ra chương trình đào tạo hệ chính quy Prog 4: in ra hồ sơ cán bộ Prog 5: in ra bảng điểm của SV Prog 6: in ra chương trình đào tạo cao học Các chương trình này đã được đưa vào ứng dụng thực tế và phát huy hiệu quả tích cực. Bây giờ lãnh đạo khoa muốn phát triển thành 1 hệ thống tin học đồng bộ hơn. Phương pháp giải quyết bài toán trong trường hợp này là không nên xoá đi tất cả để làm lại từ đầu mà nên dựa vào chương trình đã có và hoàn thiện thêm. Để áp dụng phương pháp thứ 2, chúng ta dựa vào các phần mềm đã có và thực hiện lần lượt các bước sau đây: B1: Căn cứ vào chức năng của từng phần mềm, ghép chúng lại thành một nhóm. Trên cơ sở này, gộp Prog 1, Prog 2 và Prog 5 thành phân hệ quản lý sinh viên: B2: Gộp Prog 3 và Prog 6 thành phân hệ quản lý chương trình Đạo tạo B3: Chương trình Prog 4 là 1 nhóm độc lập liên quan đến quản lý cán bộ Bước tiếp theo, trên cơ sở 3 nhóm này chúng ta phát triển thêm phần mềm cho mỗi nhóm + Quản lý sinh viên: Prog 7: In bảng điểm tốt nghiệp Prog 8: In bằng tốt nghiệp + Quản lý CTĐT: Prog 9: In ra chương trình đạo tạo tiến sĩ Prog10: In ra chương trình hoàn chỉnh kiến thức + Quản lý cán bộ: Prog 11: In danh sách CBCNV trong khoa Prog 12: In học vị học hàm tiến sĩ trở lên B4: Như vậy từ 6 chương trình ban đầu, nhờ phương pháp thiết kế từ đáy lên chúng ra đã thiết kế thành 12 chương trình. Nhưng luôn luôn có định hướng, tức là các chương trình luôn nằm trong các phân hệ. Bây giờ, chúng ta tích hợp chúng lại. 3. Tiến trình thiết kế trong công nghệ phần mềm Trong sản xuất phần mềm công nghiệp, người ta xét quá trình thiết kế dưới 2 góc độ: về mặt quản lý và về mặt kĩ thuật. Xét từ góc độ quản lý: người ta chia làm 2 giai đoạn: Thiết kế sơ bộ Thiết kế chi tiết Xét từ góc độ kĩ thuật: người ta chia làm 4 công đoạn: Thiết kế kiến trúc Thiết kế dữ liệu Thiết kế thủ tục Thiết kế giao diện Mối liên hệ giữa góc độ quản lí và góc độ kỹ thuật được biểu diễn theo hình vẽ sau: Việc phân chia thành góc độ quản lý và kĩ thuật giúp cho việc quản lý tiến trình phần mềm được mô hình hoá những bước rất cụ thể. 4. Kiến trúc phần mềm Khái niệm: Kiến trúc phần mềm là hiện thân của những quyết định thiết kế sớm nhất để đạt đến đích của những nhu cầu về chức năng và phi chức năng quan trọng nhất. Việc xem xét lại kiến trúc phần mềm là một phương thức phát triển phần mềm để đánh giá các quyết định thiết kế kiến trúc, chú ý tới những thuộc tính chất lượng mong muốn (những nhu cầu phi chức năng, như sự thực thi, tính bảo mật, độ tin cậy, tính khả dụng, khả năng thay đổi, chi phí, …). Phương thức này được nhìn nhận như là một trong những kỹ thuật quan trọng và mang lại hiệu quả đúng như dự kiến và làm giảm thiểu những rủi ro thuộc về kiến trúc Mối liên hệ giữa vấn đề và giải pháp: Trước mỗi vấn đề đặt ra, kỹ sư phần mềm phải đưa ra giải pháp cho kiến trúc phần mềm sao cho vẫn đề được giải quyết hiệu quả mà không quá phức tạp. Ta có thể mô hình hoá quá trình này bằng hình vẽ sau đây: Với 1 vấn đề P, ta có thể đưa ra rất nhiều giải pháp S khác nhau, từ đó đưa đến nhiều kiến trúc hệ thống khác nhau. Tiêu chuẩn cơ bản ở đây là đảm bảo được mức độ càng đơn giản càng tốt mà vẫn thực hiện được các chức năng. Việc giải quyết vấn đề từ P sang S không những chỉ là kĩ thuật mà còn là nghệ thuật của kỹ sư phần mềm, hoàn toàn tương tự như kến trúc sư với mỗi công trình xây dựng. Vì thế trước mỗi vấn đề thực tế đặt ra, kỹ sư phần mềm phải lựa chọn 1 giải pháp phần mềm gọn nhẹ không quá phức tạp, nhưng lại hiệu quả. III. Các quy trình thiết kế trong công nghệ phần mềm Trong sản xuất phần mềm công nghệp để cho ra một sản phẩm người ta phân chia thành các công đoạn, mỗi công đoạn thực hiện một nhiệm vụ nhất định và do một chức danh nhất định đảm nhiệm. Trong các công ty phầm mềm hiện nay một quy trình khép kín cho ra sản phẩm phần mềm bao gồm bẩy công đoạn sau: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm Xác định yêu cầu phần mềm Phân tích và thiết kế phần mềm Lập trình Thực hiện quá trình test Triển khai phầm mềm Quản lý dự án phần mềm 1. Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm Mục đích: Nhằm tiến hành đưa ra phác thảo hợp đồng, tiến hành xây dựng các điều kiện cụ thể của hợp đồng kí kết văn bản hợp đồng với khách hàng theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, thanh toán và thanh lý hợp đồng. Các dấu hiệu: Quy trình xây dựng hợp đồng phần mềm được đặc trưng bởi dấu hiệu sau: Kí kết hợp đồng Theo dõi thực hiện Thanh toán và thanh lý hợp đồng Lưu đồ: Các thông số của quy trình Thông số Mô Tả Yêu cầu 1. Thông Số chung Chức danh Điều kiện bắt đầu Điều kiện thực hiện Điều kiện kết thúc Cán bộ kinh doanh Mở thầu của khách hàng Kinh phí Cán bộ Hợp đồng phần mềm thanh lý Theo tiêu chuẩn của FPT Theo luật kinh tế Xét duyệt công ty phần mềm 2. Input Yêu cầu khách hàng Hồ sơ mô tả các yêu cầu KHàng Đầu tư chi tiết 3. Sản phẩm Hợp đồng PM Giải pháp thực hiện HĐồng PM theo đúng thủ tục pháp lý Chữ kí đầu tư 4. Đánh giá chất lượng Tỷ lệ Lợi nhuận >= 90% + - 20% 5. Các quá trình liên quan Phân tích Thiết kế Lập trình Triển khai Phân đoạn các hoạt động STT Bước thực hiện Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1 Đề xuất tham gia HĐFM Có yêu cầu của KH Quyết định của công ty 2 Lập giải pháp Kthuật XD HS PM Kết thúc bước 1 Khách hàng chấp nhận giải pháp 3 XD Hợp đồng phần mềm Kết thúc bước 2 HĐFM được công ty duyệt 4 Theo dõi thực hiện HĐFM Kết thúc bước 3 Thực hiện tốt hợp đồng 5 Thanh toán, thanh lý Kết thúc bước 4 Công ty duyệt 6 Báo cáo tổng hợp Kết thúc bước 5 2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu Mục đích: mục đính của quy trình bao gồm tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, tiến hành phân tích hệ thống một cách sơ dộ và các quy trình liên quan, lượng hoá nhu cầu của khách hàng về sản xuất phần mềm Các dấu hiệu: quy trình này được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây: Khảo sát hệ thống Phân tích nghiệp vụ Phân tích yêu cầu Lưu đồ Các thông số của quy trình Thông số Mô Tả Yêu cầu Thông Số chung Chức danh Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc Cán bộ xây dựng y/c Các t hông tin liên quan đến quá trình Có đề suất khời động dự án PM Phân tích nghiệp vụ Mô tả hoạt động của hệ thống Theo tiêu chuẩn công ty 2. Input Hợp đồng Giải pháp Văn bản hợp đồng xây dựng PM Các giải pháp kỹ thuật thực hiện kế hoạch 3. Sản phẩm Hồ sơ xác định yêu cầu khách hàng Tài liệu phân tích nghiệp vụ Mô tả hoạt động Tài liệu phân tích người sử dụng 4. Đánh giá chất lượng Tỷ lệ các sản phầm xác định yêu cầu hoàn thành đúng hạn Mức chênh lệch thời gian >= 90% + - 20% 5. Các quá trình liên quan Hợp đồng phần mềm Phân đoạn các hoạt động STT Các bước thực hiện Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1 Lập KH xác định yêu cầu Bắt đầu quy trình 2 Kế hoạch được quản trị viên dự án phê duyệt 2 Khảo sát hệ thống Kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án và khách hàng chuẩn y 3 Phân tích nghiệp vụ Kết thúc bước 2 Khách hàng chấp nhận 4 PT yêu cầu người SD Kết thúc bước 3 Khách hàng chấp nhận 5 Mô tả Hđộng của Hthống Kết thúc bước 4 Quản trị viên dự án phê duyệt 6 Tổng hợp kết quả Kết thúc bước 5 Quản trị viên dự án phê duyệt 3. Quy trình 3: Phân tích thiết kế phần mềm Mục đích: Trên cơ sở của hồ sơ phân tích nghiệp vụ và mô hình hoạt động của hệ thống tiến hành thiết kế kiến trúc và thiết kế kĩ thuật để xây dựng hồ sơ thiết kế phần mềm. Các dấu hiệu: Quy trình thiết kế trong CNFM đươc đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Thiết kế kiến trúc phần mềm( Chuyển từ P -> S) Thiết kế kĩ thuật Thiết kế dữ liệu Thiết kế thủ tục Thiết kế chược trìn Thiết kế giao diện Thiết kế giao diện Các phân đoạn Thông số Mô tả Yêu cầu 1. Thông số chung Chức danh Cán bộ thiết kế Theo tiêu chuẩn FPT 2. Input Hợp đồng kinh tế Phân tích nghiệp vụ Mô hình hoạt động (BFD,DFD…) QT viên dự án phê duyệt 3. Sản phẩm Kiến trúc hồ sơ hệ thống Hồ sơ thiết kế kỹ thuật QT viên dự án phê duyệt 4. Đánh giá chất lượng Tỷ lệ tài Tliệu TK hoàn thành đúng hạn Chênh lện dự kiến thời gian >=90% +- 20% 5. Các QT liên quan Hợp đông phần mềm Lập trình Phân đoạn các hoạt động Stt Hoạt động Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1 Lập kế hoạch thiết kế Sau khi nhận hợp đồng Kinh tế, Hồ sơ phân tích nghiệp vụ Quản trị viên dự án duyệt 2 Thiết kế kiến trúc Sau khi kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án duyệt 3 Thiết kế dữ liệu Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 4 Thiết kế thủ tục Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 5 Thiết kế chương trình Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 6 Thiết kế giao diện Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 7 Tổng hợp Sau khi kết thúc bước 6 Quản trị viên dự án duyệt 4. Quy trình 4: Lập trình Mục đích: Trên cơ sở bản vẽ thiết kế kỹ sư phần mềm lựa chọn một ngôn ngữ lập trình nào đó để chuyển từ bản vẽ thiết ra phan mem. Vi the người ta coi quá trình lập trình là quá trình thi công. Dấu hiệu: Quy trình lập trình được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Lập trình các thư viện chung Lập trình các module Lập trình tích hợp Test chương trình Lưu đồ Các thông số của quy trình Thông số Mô Tả yêu cầu 1. Thông Số chung: Chức Danh Lập trình Viên Tiêu Chuẩn FPT 2. Input Thiết kế kiến trúc tổng quát Thiết kế kĩ thuật HĐ kinh tế QTVDA phê duyệt 3. sản phẩm (output) Sản phẩm phần mềm Bộ công cụ cài đặt QTVDA phê duyệt 4. Đánh giá chất lượng Tỷ lệ các SP hoàn thành đúng hạn Dự kiến hoàn thành >= 90% + - 20% 5. Các quá trình liên quan thiết kế HĐPM Test Phân đoạn các hoạt động STT Hoạt Động Bắt Đầu Kết Thúc 1 Lập kế hoạch bắt đầu quy trình LT KH được QTVDA phê duyệt 2 Lập trình thư viện chung Kết thúc bước 1 QTVDA phê duyệt 3 Thiết kế module kết thúc bước 2 QTVDA phê duyệt 4 tích hợp kết thúc bước 3 QTVDA phê duyệt 5 Test chương Trình kết thúc bước 4 QTVDA phê duyệt 6 báo cáo QT Lập trình kết thúc bước 5 QTVDA phê duyệt Trên cở sở bảng phân loại tổng quát các hoạt động thì các cán bộ tiếp tục chi tiết hóa thành cácđầu việc cụ thể để có bản hướng dẫn hoạt động cụ thể chi tiết theo công việc và theo thời gian. 5. Quy trình 5: Test Mục tiêu: Sau khi chúng ta đã có sản phẩm phần mềm người ta chuyển sang quy trinh Test mà bản chất là thực hiện Test hệ thống.Test theo tiêu chuẩn khách hàng,nhằm đảm bảo phần mềm co chat lượng cao. Các dấu hiệu: Quy trình này được đặc trưng như Lập kịch bản(sienario) Test. Thực hiện quá trình Test Ghi nhận kết quả test. Quá trình test chương trình tức là kiểm tra từng dòng lệnh do lập trình viên thực hiện. Lưu Đồ: Test phần mềm đòi hỏi những cán bộ có trình độ cao ko chi về tin học mà còn có kiến thức tổng hợp mọi lĩnh vực vì bản chất là ko phải kiểm tra lỗi từng dòng lệnh mà trứơc mỗi phần mềm thuộc lĩnh vực nào đó, cán bộ test phải am hiểu lĩnh vực này 1 cách sâu sắc đẽ xây dựng 1 kịch bản , qua đó đặt phần mềm vào tình huống hóc búa nhất.Do đó quá trình xây dựng kịch bản Test rất quan trọng ko những là khoa học mà nó còn là nghệ thuật. Khi xây dựng kịch bản test người ta dành nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực phần mềm và nói chung người ta ko khai thác điểm mạnh phần mềm đả quảng cáo.mà ngừoi ta tìm ra những điểm yếu mà phần mềm mắc phải lỗi đó để đưa vào ứng dụng. Các thông số của quy trình Thông số Mô Tả yêu cầu 1.Thông Số chung: Chức Danh Cán Bộ Test TChuẩn của FPT 2. Input Phần Mềm HĐ kinh tế QTVDA phê duyệt 3. sản phẩm(output) Sản phẩm phần mềm đã test biên bản QTVDA phê duyệt 4. Đánh giá chất lượng Slượng SPPM được test đúng hạn Mức độ chênh lệnh thời gian dự kiến và thời gian test >= 90% + - 20% 5. Các quá trình liên quan XD và QLHĐPM Lập trình Phân đoạn các hoạt động STT Hoạt Động Bắt Đầu Kết Thúc 1 Lập ké Hoạch TEST Bắt đầu quy trình TEST KH được QTVDA phê duyệt 2 kịch bản test Kết thúc bước 1 QTVDA phê duyệt kịch bản 3 Test hệ thống kết thúc bước 2 QTVDA phê duyệt kịch bản 4 Test nghiệm thu kết thúc bước 3 QTVDA phê duyệt kịch bản 5 Hồ Sơ Test kết thúc bước 4 QTVDA phê duyệt kịch bản Trong bảng này ta liệt kê các hoạt động lớn nhưng chưa là hoạt động cụ thể cho hoạt động của chương trình .người ta phải chi tiết hóa đầu việc cụ thể . Lập kế hoạch test ta phải phân chia theo thời gian và bố trí lực lượng để thực hiện qua trình TEST. Kế hoạch test được xây dựng theo bảng sau: STT Hoạt Động Thời gian nhân lực 1 Thâm Nhập Thị trường 2 tháng 5 cán bộ test 2 Đề cương kịch bản 1 tuần 2 cán bộ test 3 Kịch bản test 2 tuần 5 cán bộ test 4 duyệt kịch bản 1 ngày 5 cán bộ test + lãnh đạo cty 5 Test hệ thống 10 ngày 5 cán bộ test 6 TEST nghiệm thu 10 ngày 5 cán bộ test Trên cở sở bảng phân loại tổng quát các hoạt động thì các cán bộ tiếp tục chi tiết hóa thành cácđầu việc cụ thể để có bản hướng dẫn hoạt động cụ thể chi tiết theo công việc và theo thời gian. 6. Quy trình 6: Triển khai phần mềm Mục Đích: Quy trình này có mục đích là cài đặt phần mềm cho kháh hàng tại các điểm triển khai và hương dẫn đào tạo sử dụng cho khách hàng. Các dấu hiệu: Quy trình này được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau : Cài đặt máy chủ . Cài đặt các máy mạng Vận hành phần mề Đào tạo sử dụng Các thông số của quy trình Thông số Mô Tả yêu cầu 1.TSố chung: Chức Danh Cán Bộ triển khai Tiêu Chuẩn của FPT 2. Input Phần Mềm Bộ công cụ cài đặt HĐPM QTVDA phê duyệt 3. Sản phẩm(output) Biên bản cài đặt do khách hàng ký QTVDA phê duyệt 4. Đánh giá chất lượng Việc thực hiên cài đặt tại điểm triển khai đúng hạn >= 90% Mức độ chênh lệnh thời gian dự kiến và thời gian triển khai Thời gian đáp ứng yêu cầu của khách hang + - 20% 48giờ 5. Quá trình liên quan XD và QLHĐPM Lập trình Phân đoạn các hoạt động STT Hoạt Động Bắt Đầu Kết Thúc 1 Lập giải pháp triển khai Bắt đầu quy trình TK KH được QTVDA phê duyệt 2 Lập kế hoạch triển khai Kết thúc bước 1 QTVDA phê duyệt 3 Cài đặt máy chủ kết thúc bước 2 QTVDA phê duyệt 4 Cài dặt máy mạng kết thúc bước 3 QTVDA phê duyệt,khách hàng 5 Vận hành kết thúc bước 4 QTVDA phê duyệt 6 Đào tạo sử dụng kết thúc bước 5 khách hàng 7 Biên bản triển khai kết thúc bước 6 khách hàng Quá trình đào tạo sử dụng thực hiện theo bước sau: STT Lớp Đào Tạo đối tượng nội dung thời gian 1 lãnh đạo GD,PGD.. 1 ngày 2 VN quản lý Toàn bộ 3 ngày 3 NV tin học Toàn bộ 5 ngày Trên cở sở bảng phân loại tổng quát các hoạt động thì các cán bộ tiếp tục chi tiết hóa thành cácđầu việc cụ thể để có bản hướng dẫn hoạt động cụ thể chi tiết theo công việc và theo thời gian. 7. Quy trình 7: Quản lý dự án trong công nghệ phần mềm Quản lý dự án trong công nghệ phần mềm là công đoạn có tính chất bao chùm 6 công đoạn chúng ta đã nêu ở trên. Quản lý dự án bắt đầu từ khi có ý định khởi tạo với khách hàng cho đên khi thanh lý hợp đồng, quy trình quản lý dự ná bao gồm 5 bước: Xác định mục tiêu của dự án phần mềm Xác định quy mô của phần mềm Quản lý rủi ro Lập lịch thực hiện dự án Theo dõi và kiểm soát 7.1 Xác định mục tiêu Quản trị viên dự án là chức danh có nhiệm vụ xác định mục tiêu của một dự án phầm mềm, mục tiêu phải rõ ràng cụ thể vạch rõ gianh giới giữa phần mềm này và phần mềm khác. 7.2 Xác định quy mô phần mềm Đây là vấn đề có ỹ nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý dự án phần mềm, vấn đề cân đong đo đếm trong thời gian thực luôn luôn thực hiện với mọi công việc thì đối với một dự án phần mềm cũng hoàn toàn tương tự quản trị viên dự án xác định quy mô của phần mềm để bố trí nhân lực và thời gian. Tuy nhiên vấn đề xác định quy mô lại rất phức tạp vì thế phần xác định quy mô luôn luôn được coi là khâu trọng yếu. Để xác định quy mô của phần mềm người ta dùng 2 phương pháp: KLOC và FP. 7.3 Quản lý rủi ro Là nét đặc trưng trong dự án phần mềm, trong các dự án phần mềm thì mức độ rủi ro là khác nhau. Nội dung xác định rủi ro bao gồm: xác định rủi ro thường gồm; đưa ra giải pháp quản lý rủi ro. Các nhà tin học người Mỹ cho rằng “Nếu kỹ sư phần mềm không chủ động tấn công vào các rủi ro thì chính các dủi ro lại chủ động tấn công vào họ”. 7.4 Lập lịch thực hiện Người ta thường sử dụng dạng sơ đồ FERT để biể diễn tinế trình thực hiện dự án phần mềm theo thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án Lập lịch theo thời gian thường chi tiết đến đơn vị là ngày nhưng ở những điểm chuyển tiếp từ công đoạn này sang công đoạn khác thường được gọi là các khớp, người ta thường bố trí một khoảng thời gian ngắn chuyển tiếp để kế hoạch theo thời gian được thực hiện linh hoạt. Lập kế hoạch theo thời gian cho ta cái nhìn tổng thể về yếu tố thời gian đối với một dự án phần mềm còn đối với mỗi công đoạn thì phải thực hiện nghiêm túc khoảng thời gian đã cho, đôi khi trong sơ đồ người ta thường ghi thêm các nguồn lực chủ yếu về con người đối với mỗi giai đoạn. 7.5 Theo dõi và kiểm soát Nhằm nắm được thường xuyên tiến trình của dự án và trong trường hợp xảy ra các sự cố đưa ra các giải pháp khắc phục. Nội dung theo dõi và kiểm soát được thể hiện trong hình vẽ sau Theo dõi & kiểm soát K/s tiến trình dự án K/s hiện tượng bất thường K/s sản phẩm dự án K/s nguồn lực CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Sơ lược về Bưu Điện Tỉnh Lai Châu BƯU ĐIỆN TỈNH LAI._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33379.doc
Tài liệu liên quan