Chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ

Mục lục * Mở đầu 02 * Nội dung 08 Chương 1: Những tiền đề cơ bản cho quan niệm của I. Cantơ về chủ thể nhận thức 08 1.1 Bối cảnh ra đời của nhận thức luận Cantơ 08 1.2 Một số tiền đề tư tưởng 10 1.2.1 Chủ nghĩa duy cảm như là cơ sở cho nhận thức luận của I. Cantơ 10 1.2.2 Quan niệm duy lý về chủ thể nhận thức trong triết học Phục hưng-Cận đại 20 Chương 2: Chủ thể nhận thức trong triết học I. Cantơ 35 2.1 Sơ lược về thân thế và sự nghiệp của I. Cantơ 35 2.2 Quan niệm của Cantơ về

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu trúc và những năng lực của chủ thể nhận thức 36 2.2.1 Cảm tính 38 2.2.2 Giác tính 45 2.2.3 Thông giác 52 2.2.4 Lý tính 57 2.3 Đóng góp và hạn chế của quan niệm Cantơ về chủ thể nhận thức 67 *Kết luận 73 *Danh mục tài liệu tham khảo 76 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Với tư cách là người sáng ra triết học cổ điển Đức, Imanue Cantơ có những đóng góp không nhỏ cho nền triết học thế giới. Đánh giá về học thuyết triết học của Cantơ, Các Mác đã từng viết rằng: “Triết học Cantơ là học thuyết Đức của cuộc cách mạng Pháp” [8, 131]. Nhân danh cá nhân và những người đồng quan điểm với mình, F.ăngghen đã từng công khai tuyên bố: “Nếu các thầy giáo của giai cấp tư sản dìm cái ký ức về các triết gia Đức vĩ đại và về phép biện chứng do họ sáng tạo ra vào vũng lầy của một chủ nghĩa chiết trung buồn thảm,- đến mức mà chúng tôi phải kêu gọi khoa học tự nhiên hiện đại làm chứng cho rằng, phép biện chứng tồn tại trong thực tế,-thì chúng tôi, những người xã hội chủ nghĩa Đức, lấy làm tự hào rằng chúng tôi xuất thân không những từ Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen, mà cả từ Cantơ, Phíchtơ và Hêghen” [10, 461]. Thật khó mường tượng diện mạo triết học Đức thế kỷ XIX sẽ ra sao nếu không có triết học Cantơ. Chính Cantơ, đáp ứng nhu cầu của thời đại mình, đã đặt ra và giải quyết theo cách riêng hàng loạt vấn đề quan trọng mà nhiều năm sau còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tư tưởng triết học Châu Âu. Ngay từ trong các tác phẩm thời kỳ “trước phê phán” khi Cantơ chuyên chú về các vấn đề khoa học tự nhiên và triết học tự nhiên, chúng ta thấy rất rõ quan niệm của ông về sự phát triển trong tự nhiên. Trong cuốn “lịch sử tự nhiên đại cương và học thuyết về bầu trời” xuất bản năm 1755, được F. ăngghen đánh giá là tác phẩm thiên tài vì “vấn đề cái hích đầu tiên đã bị loại bỏ;trái đất và tất cả hệ thống mặt trời hiện ra như là một cái gì đã hình thành trong thời gian” [11, 466], Cantơ không chỉ giải thích cấu tạo hiện thời của hệ mặt trời mà còn giải thích cả sự xuất hiện và phát triển của nó nữa. Có thể khẳng định rằng, học thuyết của Cantơ về mâu thuẫn đã đặt ra cơ sở cho các hệ thống biện chứng của Phíchtơ, Sêlinh và Hêghen. Do vậy, có thể nói, Cantơ là người sáng lập ra biện chứng cổ điển Đức. Cantơ là người đầu tiên đột phá vào và làm phá vỡ quan niệm siêu hình và phương pháp tư duy siêu hình khi đề cập đến thế giới vật chất cả vô cơ lẫn hữu cơ và “ông đã phá vỡ một cách hết sức khoa học đến mức là hiện nay phần lớn những lý lẽ của ông dùng để chứng minh vẫn còn giá trị” [11, 86]. Từ quan niệm ấy, Cantơ đã khẳng định sự ngự trị của các quy luật nhân quả phổ biến trong giới tự nhiên, cũng như vạch rõ ranh giới giữa ý chí tự do của con người và những quy luật của tự nhiên. Đây là một trong những vấn đề chủ yếu trong triết học Cantơ thu hút sự chú ý mạnh mẽ của những nhà triết học sau ông. Các tư tưởng biện chứng đã được Cantơ phát triển đặc biệt là trong lôgíc học và của lý luận nhận thức. Cantơ đã đặt ra những nề tảng cho tư tưởng về lôgíc biện chứng, về vai trò của các phạm trù, đặc biệt về vai trò của chủ thể nhận thức… Cantơ đã làm cuộc cách mạng triết học. Điều đã khơi dậy cuộc cách mạng này trong đầu óc Cantơ chính là sự quan tâm sâu sắc tới một vấn đề mà triết học thời ông không thể giải quyết thành công hay thỏa đáng. Các yếu tố trong vấn đề của ông được gợi ý từ nhận định mà ông đưa ra : “hai điều làm cho đầu óc cảm thấy một sự cảm phục và kinh ngạc luôn luôn mới mẻ…bầu trời đầy sao trên đầu và luật đạo đức bên trong”. Tức là, ông muốn bắt đầu quan tâm tới vũ trụ, triết học tự nhiên và đặc biệt là một số cấu trúc và năng lực trong nhận thức của con người-với tư cách là chủ thể nhận thức. Đồng thời, ông cũng đưa ra những định hướng và cách luận chứng mới cho những vấn đề trên mà các nhà triết học trước ông chưa giải quyết được. Với tính chất và nhiệm vụ như vậy cuộc cách mạng trong triết học của Cantơ mà ông gọi là cuộc cách mạng Côpécnich đã để lại nhiều dấu ấn về vai trò và năng lực của tư duy con người đối với các nhà triết học sau Cantơ, đặc biệt là những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác. Có thể nói, với hệ thống triết học khá đồ sộ mà tập trung chủ yếu trong ba tác phẩm: “Phê phán lý tính thuần tuý” (1781); “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788); “Phê phán năng lực phán đoán” (1790). Cantơ đã có những đóng góp quan trọng cho triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học thế giới nói chung. Quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức có thể coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng lý luận nhận thức của triết học Mác sau này. Bởi lẽ, khi đánh giá chủ thể nhận thức ở mặt này, Cantơ đã đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức về con người. Vấn đề chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ, hiện nay, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống, không những vậy, còn có những đánh giá trái ngược nhau. Do đó, nó đã gây ra khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá bước tiến của quan niệm chủ thể nhận thức trong triết học Mác. Vì tư tưởng này được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác tiếp thu và phát triển trực tiếp từ chính quan niệm của Cantơ. Hơn nữa, trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vấn đề con người với tư cách là chủ thể nhận thức và vai trò của tư duy con người luôn được Đảng ta quan tâm và đặt lên hàng đầu. Với chiến lược nâng cao tri thức, trí tuệ và phát huy nhân tố con người, cho nên, vấn đề chủ thể nhận thức và vai trò của chủ thể nhận thức cần được đi sâu nghiên cứu. Thêm vào đó, trong quá trình học tập và nghiên cứu lịch sử triết học, tôi thực sự quan tâm rất nhiều đến triết học Cantơ đặc biệt là vấn đề chủ thể nhận thức trong triết học của ông. Bởi lẽ, đó là vấn đề còn chưa được các nhà nghiên cứu khai thác triệt để và là cốt lõi trong nhận thức luận Cantơ. Do đó, vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm thì mới đánh giá đầy đủ đong góp của Cantơ đối với lịch sử triết học. Vì vậy, để hiểu rõ hơn quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này hy vọng sẽ có thể đóng góp phần nào vào việc tìm hiểu sâu hơn về giá trị của triết học Cantơ đối với lịch sử triết học thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt nam, việc giảng dạy triết học của Cantơ đã được đưa vào chương trình từ bậc đại học và sau đại học, do đó có khá nhiều nhà nghiên cứu viết về triết học của ông. Tuy nhiên, cho đến nay, quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức còn ít được đề cập đến và chưa được xem xét đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do: Nghiên cứu di sản triết học đồ sộ mà ông để lại cho chúng ta, đòi hỏi một sự kiên nhẫn và thời gian dài lâu. Vì triết học của Cantơ được trình bày và diễn đạt bằng một ngôn ngữ “rất Cantơ”, nghĩa là rất khó hiểu-ngay cả với những người chuyên sâu vào nghiên cứu triết học của ông. Thêm một khó khăn nữa cho công việc nghiên cứu lý luận nhận thức nói riêng và triết học Cantơ nói chung là ở Việt nam có rất ít các tác phẩm triết học của ông được dịch ra tiếng việt và công trình lớn về Cantơ không nhiều. Mặt khác, khi nghiên cứu về lý luận nhận thức nói chung và quan niệm chủ thể nhận thức của Cantơ nói riêng, chúng ta bắt buộc phải đọc tác phẩm có thể nói là hạt nhân của lý luận Cantơ: “Phê phán lý tính thuần tuý”-một tác phẩm cơ bản đánh dấu cuộc cách mạng Côpécních của Cantơ không chỉ trong lý luận nhận thức, mà còn trong quan niệm về con người. Tuy nhiên, tác phẩm này mới được Bùi Văn Nam Sơn biên dịch và chú giải năm 2004. Do vậy, liên quan đến vấn đề chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ, cho đến nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: “Tính tích cực của chủ thể nhận thức trong triết học I. Cantơ” của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trọng Chuẩn trong tác phẩm “I.Cantơ- Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức” ; đặc biệt là cuốn “Triết học Imanuin Cantơ ” của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên; các bài viết về các năng lực của chủ thể nhận thức như: “Học thuyết về atinomia và lôgíc tiên nghiệm của Cantơ”; “Về học thuyết phạm trù trong triết học Cantơ”…của các tác giả viện triết học; “Kỷ yếu hội thảo triết học cổ điển Đức: Nhận thức luận và Đạo đức học” và một số nhà nghiên cứu khác…Mà khi đánh giá về vấn đề này, Cantơ đã đánh dấu bước ngoặt lớn so với các trường phái triết học trước ông. Vì vậy, cần phải đi sâu nghiên cứu hơn nữa nhằm làm rõ đóng góp này của Cantơ đối với triết học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận Mục đích của khoá luận: là ở chỗ phân tích quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức, từ đó đánh giá ảnh hưởng của quan niệm này đối với lịch sử triết học nói chung và với việc xây dựng lý luận nhận thức của triết học Mác sau này. Nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận: Để đạt được mục đích nghiên cứu, khoá luận thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, phân tích những tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan niệm Cantơ về chủ thể nhận thức, chủ yếu đi sâu vào hai trào lưu triết học Phục hưng-Cận đại: chủ nghĩa duy cảm kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý cực đoan; Hai là, phân tích và trình bày một cách có hệ thống quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức mà cụ thể là các năng lực cơ bản của chủ thể nhận thức: cảm tính, giác tính, thông giác và lý tính; Ba là, nhận xét và đánh giá những đóng góp và hạn chế của quan niệm Cantơ về chủ thể nhận thức từ quan niệm của triết học Mácxít. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận: khoá luận tập trung trước hết vào việc phân tích và đánh giá quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức, đặc biệt là các năng lực của chủ thể nhận thức như: cảm tính, giác tính, thông giác và lý tính. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận: do điều kiện hạn chế về thời gian và tư liệu, khoá luận giới hạn chủ yếu ở việc nghiên cứu vấn đề chủ thể nhận thức trong tác phẩm “Phê phán lý tính thuần tuý” của Cantơ. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Ngoài tác phẩm “Phê phán lý tính thuần tuý”, khoá luận có xem xét, kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ ở các học giả đi trước. Khoá luận dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về lịch sử triết học. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây là phương pháp Mácxít trong nghiên cứu lịch sử triết học, phương pháp biện chứng chẳng hạn như phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh… 6. Đóng góp của khoá luận Đóng góp chủ yếu của khoá luận là ở chỗ trình bày một cách có hệ thống quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ, và làm sáng tỏ những tư tưởng của Cantơ về cấu trúc và năng lực của chủ thể nhận thức, từ đó đưa ra những đánh giá về những đóng góp và hạn chế của quan niệm trên. 7. Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương 5 tiết. nội dung Chương1 Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan niệm của I.Cantơ về chủ thể nhận thức Vấn đề nhận thức luận được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử triết học. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?: đó là câu hỏi được đặt ra trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Để lý giải câu hỏi đó, các nhà triết học, từ thời Cổ đại đến ngày nay, đang đi tìm câu trả lời, song, đều do những điều kiện và tiền đề khác nhau, nên mỗi thời kỳ lịch sử cách luận chứng khác nhau. Đối với I.Cantơ, lý luận nhận thức có thể coi là đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống triết học của ông. ở đó, ông đưa ra nhiều câu hỏi nhằm hướng đến giải quyết một câu hỏi lớn nhất: Con người là gì? Cantơ nhấn mạnh đến vị trí của con người với tư cách là chủ thể nhận thức, là trung tâm của mọi hoạt động. Chính vì vậy, ông phê phán triết học trước mình là chưa hướng về giới tự nhiên, coi giới tự nhiên chứ không phải con người là đối tượng của triết học. Vậy, bối cảnh nào đã dẫn đến những nhận định đó của I.Cantơ, cung như những tư tưởng nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự luận giải đó của ông? 1.1. Bối cảnh ra đời nhận thức luận I.Cantơ Đến cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Italia, Anh, Pháp… đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó. Những thành tựu kinh tế và văn hoá thời nay mà đỉnh cao là cách mạng công nghiệp ở Anh càng khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới. Cùng với cách mạng tư sản Pháp làm rung chuyển cả Châu Âu, chúng đánh dấu sự mở đầu của nền văn minh công nghiệp trong lịch sử nhân loại. Trong khi đó, ở nước Đức vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng như Ph.Ăngghen nhận xét, có thể coi đây là một trong những thời kỳ yếu hèn nhất trong lịch sử nước Đức. Thêm vào đó, những tiến bộ đáng kể cuả khoa học, nhất là các ngành khoa học tự nhiên ngày càng chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình thống trị trong tư tưởng Tây Âu suốt thế kỷ XVII, XVIII. Việc phát minh ra điện và sử dụng điện năng góp phần tạo ra bước nhảy vọt trong sự phát triển của sản xuất từ công trường thủ công tới công nghiệp cơ khí, đồng thời chứng thực những phát triển đầu tiên của khoa học về sự bảo toàn và biến hoá năng lượng và vật chất của vũ trụ. Phát minh của Lavoarê ra ôxi và bản chất của sự cháy đã đánh đổ thuyết nhiên tố, mở ra giai đoạn phát triển mới của hoá học. Những công trình nghiên cứu của Lamác, Linnơ, việc phát hiện ra tế bào của Lơvenhúc… đòi hỏi phải có cách lý giải mới về bản chất của sự sống. Bối cảnh lịch sử đó ở Tây Âu và nước Đức đặt trước các nhà triết học nhiều vấn đề: siêu hình học thế kỷ XVII (với các đại biểu chính như Đềcáctơ, Lépnít, Xpinôza…) từng đóng vai trò to lớn trong việc phát triển tư suy lý luận và hệ thống hoá tri thức con người đã không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển của thực tiễn và tư tưởng Tây Âu thế kỷ XVIII, khi mà hàng loạt các khoa học đã đủ sức phát triển tách ra khỏi cái nôi triết học của mình, trở thành những lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Ngay từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, xuất hiện nhiều xu hướng xét lại siêu hình học và các giá trị tư tưởng truyền thống. Tuy nhiên, Triết học Tây Âu phục hưng và cận đại (ngay cả triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII) từng là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ bình minh đầy tính cách mạng của nó, về cơ bản, vẫn chưa thoát khỏi quan niệm cơ học về thế giới, đồng thời bất lực trong việc lý giải bản chất của thực tiễn xã hội đang diễn ra cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trong tình hình đó, Cantơ đã nhìn thấy rõ những điểm hợp lý trong các triết học trước ông, song ông còn thấy rõ hơn tính chất giáo điều của triết học duy lý và tính chất hoài nghi thiếu cơ sở trong triết học theo kinh nghiệm luận. Những hạn chế này, theo Cantơ, đã trở thành “căn bệnh trầm kha” trong lĩnh vực tư tưởng ở thời đại ông. Điều này, khiến Cantơ tự đặt ra cho mình nhiệm vụ phân tích có phê phán các trào lưu Triết học trước đó, nhằm xem xét và đánh giá lại khả năng nhận thức của con người, giải phóng khỏi nhận thức luận cách tiếp cận đang thống trị lúc đó, mà theo Cantơ là cách tiếp cận giáo điều. Do đó, bằng cách đặt vấn đề hết sức độc đáo của mình, Cantơ đã hình thành Triết học phê phán và quan niệm về chủ thể nhận thức và khả năng của nó trong nhận thức luận trên cơ sở dung hoà hai trường phái triết học duy lý cực đoan và duy nghiệm hoài nghi. 1.2. Một số tiền đề tư tưởng 1.2.1. Chủ nghĩa duy cảm như là cơ sở lý luận cho nhận thức luận của Cantơ Bước sang thời kỳ cận đại, bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII, các nước Tây Âu đã đạt được sự phát triển khá thịnh vượng về kinh tế - xã hội. Giai cấp tư sản ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong đời sống xã hội. Họ đã tập hợp lý lực lượng chống lại chế độ phong kiến đã lỗi thời, và điều này đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới tất cả các lĩnh vực văn hoá - xã hội trong đó có triết học, đặc biệt phải kể đến triết học ở Anh. Lúc này Anh đã trở thành một cường quốc tư bản lớn và các nhà triết học Anh cũng trở thành ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng tư sản (1642-1648). Không những thế, sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và khoa học thực nghiệm đã có những tác động không nhỏ đến lập trường tư tưởng của các nhà triết học Anh. Họ là những nhà tư tưởng đầu tiên đưa ra các phương pháp khoa học cho việc phát triển tri thức và cố gắng sử dụng các phương pháp này cho hoạt động triết học. Do vậy, trong số họ, nhiều nhà triết học thời kỳ này đã đề cao vai trò của thực nghiệm của cảm tính trong nhận thức và đặc biệt vai trò của chủ thể nhận thức. Quan niệm này là sự đúc rút những giá trị hợp lý nhận thức luận của các nhà triết học cổ đại như Arixtốt, Đêmôcrit,…và phương pháp tư duy khoa học mới của các ông trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để hiểu thấu đáo hơn về chủ nghĩa duy cảm với tư cách là một trong những tiền đề lý luận cho sự hình thành quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức, cần xem xét cụ thể sự phát triển tư tưởng của một số nhà duy cảm thời kỳ cận đại. * Xu hướng duy cảm trong nhận thức luận của Ph.Bêcơn Phranxis Bêcơn(FrancisBacon) (1561-1626) được CácMác đánh giá là “ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm” [26, 264]. Phranxis Bêcơn tự nhận nhiệm vụ cải cách triết học và khoa học thời kỳ ông. Khởi điểm của lý luận nhận thức của Bêcơn là sự phê phán của ông đối với lối học truyền thống trong đó theo ông là học thức đã bị ngưng trệ. Khoa học bị đồng nghĩa với học thức, và học thức chỉ có nghĩa là đọc các tác phẩm cổ: “Việc học y khoa chẳng hạn, chủ yếu là lối từ văn chương và được thực hành bởi các nhà tu từ, nhà thơ và các giáo sĩ mà trình độ thực hành của họ được đánh giá bằng khả năng trích dẫn Hiporates và Galen. Triết học vẫn còn bị thống trị bởi Platôn và Aristotle và những lời giảng dạy của họ chỉ là những bóng ma” [ 26, 112]. Khi Bêcơn nhấn mạnh lợi ích của học thức coi “Tri thức là sức mạnh”, ông đặc biệt bị kích động bởi tính “vô bổ của lối học truyền thống”. Cái làm cho lối học này vô bổ đó là khoa học bị pha trộn với mê tín. Theo ông, trong đường lối khoa học này thiếu phương pháp thích hợp để khám phá xem thiên nhiên là gì và nó hoạt động ra sao. Nhiệt thành ủng hộ sự phát triển của khoa học với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thực sự khách quan, ông cũng chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người. Những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụ vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là những ảo tưởng( idola-theo tiếng Hy Lạp cổ nó có nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc) từ đó ông đưa ra cách thức để nhận thức chân lý và khắc phục được các ảo tưởng bằng việc vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Trên thực tế, Bêcơn đã nhận thấy được khả năng nhận thức của con người và đã tìm cách khai thác khía cạnh đó, bắt đầu từ việc chỉ ra nguồn gốc và các loại ảo tưởng. Theo ông, các ảo tưởng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan vì chúng có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong tố chất sinh lý và nhân cách của mỗi người.đó là những sai lầm trong nhận thức. Để khắc phục nhưng sai lầm đó, Ph.Bêcơn đưa ra vấn đề phương pháp. Các phương pháp nhận thức mà Bêcơn đưa ra thực ra là những phương pháp gắn liền với chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy cảm duy vật, nhằm hướng tư duy và trí tuệ của con người vào việc khái quát và diễn giải những tư liệu do cảm tính đem lại. Với việc đưa ra những phương pháp nhận thức khoa học có xu hướng duy cảm kinh nghiệm âý, Bêcơn đã tháo cởi xiềng xích của tư duy kinh viện và tạo đà cho các nhà triết học sau ông xem xét khả năng nhận thức của con người một cách khoa học hơn trong đó có người đồng hương và người bạn của ông nhà triết học Tômát Hốpxơ. * Cảm giác với tư cách là khả năng nhận thức trong quan niệm của Hốpxơ Cũng như Ph. Bêcơn, Hốpxơ (1588-1679) cho rằng “tri thức là sức mạnh” do vậy phải tăng cường phát triển các khoa học, nhất là triết học. Lý luận triết học phải phục vụ thực tiễn của con người vì nó giúp cho con người hiểu biết về các sự vật. Hốpxơ là người cụ thể hoá và phát triển các quan niệm duy vật của Bêcơn. Vấn đề con người và khả năng nhận thức của con người được coi là tâm điểm trong triết học của ông. Xuất phát từ quan niệm duy vật thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới có trước con người và không phải do chúa trời tạo ra, Hốpxơ đã bênh vực chủ nghĩa duy cảm cho rằng chỉ có các vật thể đơn lẻ tồn tại. Mọi khái niệm như: “thực thể”, “vật chất”… đều chỉ là những tên gọi. Ông nói: “Trong thế giới chẳng có gì chung cả, ngoài cái tên gọi” [26, 282], nên điều không tránh khỏi ông phải giải thích mọi thực tại và mọi quá trình theo kiểu các vật thể chuyển động. ở đây, sự chuyển động theo ông không chỉ là sự di dời chỗ mà còn là quá trình biến đổi. Các sự vật đơn lẻ trở lên khác, vì bên trong chúng đã có sự biến đổi ít nhiều. Và sự thay đổi này không chỉ áp dụng trong trạng thái tự nhiên của con người, mà còn cả trong khả năng tư duy của con người nữa. Trí tuệ con người hoạt động bằng nhiều cách, từ tri giác, tưởng tượng ghi nhớ đến suy nghĩ. Tất cả những cách hoạt động này của trí khôn cơ bản đều giống nhau vì tất cả đều là những chuyển động trong cơ thể chúng ta. Hốpxơ đặc biệt thấy rõ điều này. Hốpxơ viết: “Tri giác là khả năng chúng ta cảm giác sự vật, nó là hành vi tinh thần cơ bản và các hành vi khác đều phát xuất từ hành vi gốc này” [19, 185]. Toàn thể cấu trúc và quá trình của tư duy con người được giải thích như là những vật thể chuyển động và những biến thiên trong hoạt động tinh thần được giải thích bằng cách gán chỗ cho mỗi loại hành vi này dọc theo một chuỗi nguyên nhân có thể mô tả được. Như thế, quá trình tư duy bắt đầu khi một vật thể ở ngoài chúng ta chuyển động và tạo ra một chuyển động trong chúng ta như khi chúng ta thấy một cái cây và việc thấy cái cây được gọi là tri giác hay cảm giác. Khi chúng ta nhìn thấy cái cây, chúng ta thấy cái mà Hốpxơ gọi là một “huyễn tượng” (phantasm). Một huyễn tượng (phantasm) là hình ảnh tạo ra trong đầu óc chúng ta bởi một vật thể bên ngoài . Và hình ảnh này vẫn được thấy khi đối tượng không còn, khi ta nhắm mắt tuy rằng chúng ta có thể sẽ mờ nhạt hơn lúc đầu. Hốpxơ gọi sự giữ lại hình ảnh này là trí tưởng tượng. Như vậy, tưởng tượng chỉ là một sự phân rã của cảm giác mà Hốpxơ gọi là cảm giác đang phân rẽ. Và sau này, khi chúng ta muốn diễn tả sự phân rã này và nói rằng cảm giác đang phai tàn, chúng ta gọi nó là trí nhớ: “ Vì vậy tưởng tượng và trí nhớ chỉ là một điều duy nhất, được gọi bằng các tên khác nhau để xét về khía cạnh khác nhau”. [19, 186]. Hốpxơ đã dùng một mẫu máy móc để giải thích về tư duy như việc ông giải thích về cảm giác, cho nên theo ông tư duy chỉ là một dạng khác của cảm giác mà thôi. Các tư tưởng nối tiếp nhau trong tư duy của con người vì trước hết chúng ta đã nối tiếp trong cảm giác, vì “ Những chuyển động đã nối tiếp nhau trong cảm giác, cũng sẽ tiếp tục nối tiếp nhau sau cảm giác: [19, 186]. Tóm lại, Hốpxơ quan niệm rằng không gì xảy ra trong tư duy mà không thể giải thích như là cảm giác và trí nhớ. Hơn nữa, Hốpxơ còn cho rằng khoa học và triết học có thể có được là vì con người có khả năng tạo ra các từ và câu. Cho nên nhận thức có hai dạng, một là nhận thức về sự kiện, và hai là nhận thức về hậu quả. Nhận thức sự kiện chỉ là nhớ lại các sự kiện đã qua. Nhận thức hậu quả có tính chất giả thuyết hay điều kiện, nhưng vẫn dựa trên kinh nghiệm, vì nó khẳng định rằng nếu A đúng thì B cũng đúng, hay theo ví dụ của Hốpxơ: “Nếu cái hình xem thấy là một hình tròn, thì mọi đường thẳng đi qua tâm nó sẽ chia nó thành hai phần bằng nhau”. [19, 129]. Bên cạnh đó, Hốpxơ còn khẳng định tri thức khoa học hay triết học chỉ có thể có được khi con người có khả năng sử dụng các từ và lời nói. Các từ và câu chỉ là cách thức hoạt động hiện thực của con người và sự vật. Quan hệ giữa các từ với nhau thì dựa trên quan hệ giữa các sự kiện mà các từ đó biểu thị. Và ngay cả khi từ “người” không chỉ về một thực tại chung hay phổ quát mà chỉ về những con người cụ thể, thì Hốpxơ vẫn cho rằng chúng ta có tri thức chắc chắn, rằng mặc dù: “kinh nghiệm không kết luận điều gì một cách phổ quát” nhưng khoa học dựa trên kinh nghiệm thì “kết luận một cách phổ quát”, đây là thuyết duy danh của Hốpxơ, dẫn tới ông nói rằng các từ phổ quát như “người” chỉ là các từ đơn thuần chứ không chỉ về thực tại phổ quát nào. Như vậy, Hốpxơ đã thừa nhận khả năng nhận thức thông qua cảm giác của con người. Học thuyết duy danh có xu hướng duy cảm của Hốpxơ sau này có những ảnh hưởng nhất định đến quan niệm của Cantơ về chủ thể nhận thức . * Lốccơ về những năng lực của chủ thể nhận thức Với tư cách là đại biểu duy cảm điển hình của chủ nghĩa duy vật Anh, Giôn Lốccơ (1632-1704) đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của triết học cận đại với phương pháp mới được theo Hêghen đánh giá cao: “Khoa học nói chung và nhất là các khoa học kinh nghiệm, bỏi nguồn gốc của mình phải mang ơn phương pháp của Lốccơ” [26, 285 ]. Do vậy, chúng ta không thể bỏ qua những quan niệm của Lốccơ về khả năng nhận thức của con người trong hệ thống triết học của ông. Về vấn đề này, ông viết “Đối với mục đích thật sự của tôi-chỉ cần nghiên cứu các khả năng nhận thức của con người, việc chúng được vận dụng trong nhận thức khách thể mà sự vật có liên quan là đủ” [26, 286]. Lốccơ mở đầu nhận thức luận của mình bằng việc phê phán học thuyết về các tư tưởng bẩm sinh của Đềcáctơ theo đó: trong con người có sẵn các tư tưởng bẩm sinh mà chân lý của chúng rất xác thực và do vậy, dễ dàng được mọi người thừa nhận. Phê phán học thuyết duy tâm trên đây, Lốccơ tìm cách luận chứng sự vô lý của nó. Ông viết: “Để thuyết phục các độc giả không có thành kiến gì về sự giả dối của quan niệm trên, chỉ cần vạch ra tại sao mà mọi người chỉ đơn thuần dựa vào những khả năng tự nhiên của mình, không cần đến những ý niệm bẩm sinh, mà vẫn có thể có được toàn bộ tri thức của mình và đi đến chân lý” [14, 145 ]. ở đây, thừa nhận tư tưởng bẩm sinh tức là thừa nhận rằng con người ngay khi sinh ra đã có chúng rồi. Nhưng trong thực tế có rất nhiều trẻ em và thậm trí cả người lớn tuổi nhưng vô học, đều không biết cả những điều sơ đẳng. Hơn nữa, thừa nhận tư tưởng bẩm sinh, tức là phủ nhận toàn bộ quá trình nhận thức, hoạt động nhận thức của con người trở lên thừa, bởi vì điều đó “Chẳng khác gì khẳng định rằng suy lý đã khám phá cho con người những điều mà anh ta đã biết từ trước rồi” [4, 188]. Cho nên, Lốccơ đã khẳng định rằng, toàn bộ các tri thức, chân lý đều là kết quả nhận thức của con người chứ không phải là bẩm sinh. Và ông đi đến kết luận rằng: các ý niệm bẩm sinh ít có cơ sở có được khi mới sinh mà chúng dần có được ở trong linh hồn con người nhờ kinh nghiệm, cũng như sự quan sát của con người đối với các sự vật xung quanh. Để đối vật với học thuyết duy tâm trên, Lốccơ đưa ra nguyên lý Tabula rasa (tấm bảng sạch) trên cơ sở phát triển nguyên lý của Arixtốt nguyên lý này khẳng định: thứ nhất, mọi tri thức của con người không phải là bẩm sinh, mà là kết quả của nhận thức con người, thứ hai, mọi quá trình nhận thức đều phải xuất phát từ các cơ quan cảm tính, thứ ba, linh hồn con người không phải đơn thuần là “tấm bảng sạch” hoàn toàn thụ động đối với mọi hoàn cảnh xung quanh, mà có vai trò tích cực nhất định. Lốccơ nhận xét: “Trong số những người được giáo dục như nhau, tồn tại một sự bất bình đẳng rất lớn về khả năng trí tuệ của họ” [26, 288 ] Như vậy, trong việc phê phán học thuyết về các tư tưởng bẩm sinh, cũng như trong sự khẳng định nguyên lý Tabula rasa, Lốccơ đứng trên lập trường duy vật. Với tinh thần duy vật này, Lốccơ đã khẳng định nguồn gốc duy nhất của mọi sự tri thức là kinh nghiệm. Tuy nhiên, ông hiểu kinh nghiệm không chỉ là khả năng nhận thức cảm tính (tức kinh nghiệm bên ngoài) mà cả bản thân lý tính (được ông gọi là kinh nghiệm bên trong) Điều này càng thể hiện rõ sự nổi bật về lập trường duy cảm của ông với luận điểm nổi tiếng: “Không có cái gì trong lý tính mà trước đó lại không có trong cảm tính”. Cũng xuất phát từ lập trường duy vật, duy cảm, Lốccơ còn đưa ra quan niệm về “ý niệm” và miêu tả cụ thể quá trình nhận thức. Theo ông, ý niệm chính là toàn bộ những tri thức mà con người có được trong quá trình nhận thức. Các tri thức này được ông gọi là : “ý niệm đơn giản” khi nó được con người lĩnh hội trong giai đoạn thứ nhất của quá trình nhận thức, tức là giai đoạn mà các sự vật tác động vào các giác quan của chúng ta (tức kinh nghiệm bên ngoài) và cho ta những dữ kiện cá biệt về những đặc tính bên ngoài của các vật dưới dạng đơn nhất. Còn ngược lại, chúng được Lốccơ gọi là: “ý niệm phức tạp” khi chúng được con người lĩnh hội trong giai đoạn thứ hai của quá trình nhận thức. ở giai đoạn này lý tính bắt đầu quá trình so sánh, phân tích…các tư liệu mà cảm tính đem lại, từ đó tạo ra các phạm trù, khái niệm chung thể hiện sự giống nhau của một nhóm các sự vật nhất định. Tuy nhiên, hai giai đoạn trong quá trình nhận thức của con người được Lốccơ tách rời nhau, chứ ông không thừa nhận tri thức của con người chỉ có được nhờ đồng thời cả hai nguồn này này. Với lập trường duy danh, ông chỉ thừa nhận mọi sự vật trong giới tự nhiên tồn tại dưới dạng đơn nhất, tức là đề cao vai trò của cảm giác trong quá trình nhận thức. Tuy nhiên, đối với những “ý niệm” phức tạp ông chỉ coi là kết quả hoạt động riêng của lý tính hoàn toàn chủ quan của con người, chứ không phản ánh đặc tính nào của sự vật cả. Ngoài ra, Lốccơ còn có sự phân chia các tính chất của sự vật thành các “chất có trước” và các “chất có sau” trên cơ sở sự phân chia cấu trúc kinh nghiệm và việc thừa nhận một số tư tưởng có nguồn gốc hoàn toàn chủ quan trong lý tính của con người. Điều này thể hiện lập trường duy vật không triệt để của ông. Mặc dù vậy, với tất cả những quan niệm duy cảm về khả năng và hoạt động nhận thức của con người, Lốccơ có sự tích cực trong việc phê phán quan niệm duy tâm, duy lý và phần nào giúp chúng ta nhận thấy vai trò của hoạt động con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Chính những đóng góp này của Lốccơ đã góp phần tạo nên một trong những nguồn gốc lý luận cơ bản cho triết học khai sáng Pháp thể kỷ XVIII,cũng như cho sự hình thành ._.triết học của Cantơ. * Béccơli (1685- 1753) Gioóc Béccơli là nhà triết học nổi tiếng người Anh, một đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ông chịu nhiều ảnh hưởng của các xu hướng phê phán các quan niệm triết học cũ, Béccơli sử dụng hai lập trường duy cảm của các nhà duy vật Anh để chống lại họ và các hệ thống siêu hình của họ. Lợi dụng sự giao động của Lốccơ trong việc phân chia đặc tính của sự vật thành chất có trước và chất có sau ông chứng minh khả năng nhận thức của con người có được là do chính con người. Quá đề cao cảm giác, Béccơli đã đồng nhất toàn bộ các ý niệm của con người với các cảm giác. ở ông hai khái niệm cảm giác và ý niệm đồng nhất với nhau. Bản thân các cảm giác cấu thành các khái niệm trừu tượng và thực chất đây cũng chỉ là kết so sánh và quả phân tích các cảm giác. Theo Béccơly, để nhận thức một nhóm các sự vật cùng chung một đặc tính giống nhau nhất thiết phải dùng phương pháp trừu tượng điển hình, tức là chúng ta cần nhận thức một vài sự vật tiêu biểu trong số đó. Từ đó, ông nhận định chân lý chính là sự phù hợp giữa sự suy diễn của chúng ta về sự vật với chính bản thân sự vật đó tồn tại trên thực tế. Và ông cũng phủ nhận sự tồn tại khách quan của chân lý trên cơ sở phủ nhận sự tồn tại khách quan của sự vật. Việc xây dựng tri thức đúng đắn theo Béccơli phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: 1) Tính rõ ràng cả các tri giác cảm giác; 2) Tính tương đồng của các tri giác gần như là sự giống nhau ở một vài người; 3) Sự tương đồng của nhiều cảm giác với nhau; 4) Tính đơn giản và dễ hiểu; 5) Sự phù hợp với ý chúa và tuân theo ý chúa. Như vậy, Béccơli tin tưởng rằng các luận cứ của mình và các hiện hữu thiêng liêng cũng như việc đề cao vai trò của cảm giác có thể phá đổ được lập trường của chủ nghĩa duy vật triết học và chủ nghĩa hoài nghi tôn giáo. Đồng thời, những quan niệm này của ông cũng đóng vai trò tiền đề lý luận cho việc xây dựng quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ đặc biệt học thuyết về các phạm trù. * Hium (1711-1776) Hium là nhà triết học nổi tiếng người Anh, là bậc tiền bối của triết học Cantơ sau này. Có thể nói rằng, Cantơ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các quan niệm trong nhận thức luận của Hium. Đặc biệt, là thuyết duy nghiệm của Hium được đánh giá là bước ngoặt trong sự phát triển tri thức của Cantơ. Trong nhận thức luận của mình, luận cứ ấn tượng nhất của Hium (Hume) là: vì mọi nhận thức của chúng ta đến từ kinh nghiệm, chúng ta không có nhận thức nào về “nhân quả” hay các quan hệ tất yếu vì chúng ta không có được kinh nghiệm về tính nhân quả, và vì vậy, chúng ta không thể suy ra hay dự đoán bất cứ sự kiện tương lai nào từ kinh nghiệm hiện tại của chúng ta. Hium nói: cái mà chúng ta gọi là nhân quả chỉ đơn giản là thói quen chúng ta liên kết hai sự kiện vì chúng ta thấy chúng đi cùng với nhau, nhưng điều này không chứng minh cho kết luận rằng, các sự kiện này có quan hệ tất yếu nào với nhau. Vì vậy, Hium bác bỏ suy luận quy nạp. Thế nhưng, chính khoa học lại được xây dựng dựa trên khái niệm nhân quả và suy luận quy nạp, vì nó giả định rằng, nhận thức của chúng ta về các sự kiện riêng biệt trong hiện tại cung cấp cho chúng ta nhận thức chắc chắn về một số vô hạn các sự kiện trong tương lai. Hệ quả lôgíc của thuyết duy nghiệm của Hium là không thể có tri thức khoa học, và điều này dẫn tới chủ nghĩa hoài nghi triết học. Cũng như Béccơli, Hium tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, ông coi đó là xuất phát điểm và dạng cơ bản của nhận thức. Tuy nhiên, nếu Béccơli không dừng lại việc xem xét cảm giác trong khuôn khổ, thì Hium lại tách biệt cảm giác của con người với thế giới bên ngoài, coi bản thân các cảm giác mới là nguồn gốc của nhận thức chứ không cần đến tác động của thế giới bên ngoài. Ông cho rằng “Giới tự nhiên, đã đặt chúng ta ở một khoảng cách khá xa với các điều bí ẩn của nó, và nó chỉ thể hiện cho chúng ta những tri thức về một số các đặc tính, vẻ bề ngoài” [26, 346]. Ông cũng đưa ra nguyên lý kết hợp với ba dạng liên tưởng của ý niệm. Đó là: 1) Dạng liên tưởng theo sự giống nhau; 2) Dạng liên tưởng kế cận nhau trong không gian và thời gian; 3) Dạng liên tưởng nhân qủa. Có thể nói, dưới hình thức duy tâm duy thần bí, các quan niệm của Hium đặc biệt đề cao vai trò của cá nhân con người, coi con người là vấn đề trung tâm của mọi vấn đề triết học và khoa học. Tức là , ông đề cao vai trò và khả năng nhận thức của con người với tư cách là chủ thể nhận thức. Cantơ hết sức ngưỡng mộ những quan điểm này của Hium. Ông nói “Tôi công khai thú nhận, gợi ý của Đavít Hium chính là điều lần đầu tiên đã đánh thức tôi ra khỏi giấc ngủ giáo điều nhiều năm về trước, và đã vạch ra một hướng đi mới cho các tra cứu của tôi trong lĩnh vực tư duy triết học.” [19, 244]. Tóm lại, thông qua quan niệm của các đại diện tiêu biểu trên của trường phái triết học duy cảm trên chúng ta có thể thấy rằng nhà triết học này đề cao vai trò của cảm giác trực quan. Các ông cũng coi tính tích cực của tư duy con người là sự cản trở đối với trực quan cần thiết và đúng đắn về chân lý. Vai trò của tư duy trong nhận thức được họ quy về sự kết hợp, sự trừu tượng hóa và phân biệt các đối tượng, do vậy mà tri thức thu nhận được nhờ các cơ quan cảm giác được họ coi là phong phú hơn và cụ thể hơn. Các nhà triết học duy cảm tuy không phủ nhận vai trò của lý tính cá nhân của những sự trừu tượng nhưng lại không đánh giá hết vai trò của các hình thức lôgic phổ biến. Có thể nói rằng, các ông chỉ nhìn thấy sự phản ánh trong nhận thức, quy bản thân nhận thức về sự tiếp nhận thụ động các tác động từ bên ngoài chứ không nhận thấy vai trò của chủ thể nhận thức trong quá trình con người nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan niệm của các nhà duy cảm cận đại đã trở thành tiền đề lý luận quan trọng cho sự hình thành quan niệm của Cantơ về những năng lực nhận thức của chủ thể, đặc biệt là năng lực cảm tính. 1.2.1 Quan niệm duy lý về chủ thể nhận thức trong triết học Phục hưng- cận đại Mặc dù triết học ít khi đổi hướng đi và thái độ một cách đột ngột triệt để, nhưng cũng có những thời kỳ, trong đó thông qua quan tâm triết học đó có phân cách rõ rệt với quá khứ trực tiếp của nó. Đây là điều đã xảy ra ở Châu Âu vào thế kỷ XVII với chủ nghĩa duy lý mà người khai sinh ra nó là Rêne Đềcáctơ và chương trình mới của nó là khởi đầu của triết học cận đại. Nói đúng ra, nhiều điểm mà các nhà triết học duy lý châu Âu muốn làm đều đã manh nha trong các cố gắng của các nhà triết học Trung cổ cũng như của Bêcơn và Hốpxơ. Nhưng Đềcáctơ, Xpinôza nà Lépnít đã đưa đến một lý tưởng mới cho triết học. Chịu ảnh hưởng và những tiến bộ thành công của khoa học và toán học, chương trình mới của họ là một cố gắng nhằm cung cấp cho triết học sự chính xác của toán học. Họ cố gắng triển khai những nguyên tắc thuần tuý rõ ràng và tổ chức chúng thành một hệ thống các chân lý, từ đó có thể rút ra những thông tin chính xác về thế giới. Họ nhấn mạnh vào khả năng lý tính của trí tuệ con người mà bây giờ họ coi là cội nguồn của chân lý liên quan đến cả con người lẫn thế giới. Tuy không chối bỏ những chân lý của tôn giáo, nhưng họ coi suy luận triết học là một lĩnh vực độc lập với “mặc khải” siêu nhiên. Tuy đánh giá thấp cảm tính chủ quan và sự nhiệt tình như phương tiện khám phá chân lý nhưng họ vẫn tin rằng sự cấu tạo của trí tuệ khiến nó chỉ cần hoạt động theo phương pháp thích hợp, từ đó nó có thể khám phá bản chất vũ trụ. Đây là một quan niệm lạc quan về lý trí con người, xóa đi những cố gắng thời trước của Môngtéc và Chêrôm khi họ muốn phục hưng chủ nghĩa hoài nghi thời cổ. Các nhà duy lý nghĩ rằng, điều gì họ có thể suy nghĩ một cách rõ ràng trong trí tuệ thì tồn tại hiện thực trong thế giới bên ngoài trí tuệ. Đềcáctơ và Lépnít thậm trí còn cho rằng một số ý niệm là bẩm sinh trong trí tuệ con người, và khi có cơ hội thích hợp, kinh nghiệm sẽ làm cho những chân lý bẩm sinh này trở thành hiển nhiên. Sở dĩ chương trình quá lạc quan của chủ nghĩa duy lý không hoàn toàn thành công, đó là vì những khác biệt trong ba hệ thống mà chủ nghĩa duy lý phát sinh. Các nhà duy lý đều giải thích thế giới tự nhiên theo mẫu máy móc của vật lý học và coi mọi sự kiện vật lý đều có tính tất định. Nhưng Đềcáctơ mô tả thực tại như một thể nhị nguyên bao gồm hai thực thể cơ bản là tư duy và quảng tính. Xpinôza chủ trương thuyết nhất nguyên, cho rằng chỉ có một thực thể duy nhất là tự nhiên, với những thuộc tính và trạng thái khác nhau; Lépnít chủ trương thuyết đa nguyên, cho rằng mặc dù có một loại thực thể là đơn tử (monad) nhưng có nhiều loại đơn tử tạo nên các yếu tố khác nhau trong tự nhiên. Các nhà duy nghiệm Anh: Lốccơ, Béccơly, và Hium được coi là một nhóm triết gia cận đại thứ hai ngay sau các nhà duy lý, đã nêu lên những câu hỏi tìm tòi sâu sắc về các tiền đề của những nhà duy lý, nhằm tìm cách giải đáp những vấn đề đó. Có thể nói rằng, dù có sự hạn chế ở việc không đánh giá đúng mức vai trò của nhận thức cảm tính và quá đề cao vai trò của lý tính và logic khoa học, nhưng những quan niệm của Đềcáctơ, Xpinôza, Lépnít đặc biệt là những tư tưởng về khả năng tư duy và vai trò của con người trong nhận thức đã đóng vai trò to lớn đối với việc xây dựng hệ thống lý luận triết học, cũng như trong việc phát triển tư duy lý luận của nhân loại nói chung. * Rêne Đềcáctơ và quan niệm về chủ thể nhận thức. Rêne Đềcáctơ (1596-1650); (ReneDescartes) thường được coi là : “Cha đẻ của chủ nghĩa duy lý cận đại” [19, 192]. Cùng với Phranxis Bêcơn, ông cũng được coi là người đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu cận đại. Với lập trường duy lý đặc biệt đề cao vai trò của trí tuệ, của tư duy lôgic và các tri thức lý luận khoa học, Đềcáctơ đã xây dựng cho mình một hệ thống triết học mang tính chất của con người, do con người và vì con người. Do đó, vấn đề khả năng nhận thức của con người cũng là một mảng quan trọng trong hệ thống triết học đó. Xuất phát từ quan niệm về bản chất và vai trò của triết học, Đềcáctơ đặt nhiệm vụ phải xây dựng một hệ thống triết học mới khác hoàn toàn so với triết học trước đó. Ông bắt đầu từ việc phê phán mạnh mẽ các tư tưởng của giáo hội và kinh viện, đặt tất cả mọi tri thức mà con người đã đạt được từ trước tới giờ dưới sự phê phán của lý tính. “Đềcáctơ cho rằng phải coi lý tính, trí tuệ con người là tòa án thẩm định và đánh giá mọi tri thức, quan niệm mà nhân loại đã đạt được, nghi ngờ mọi cái mà thường ngày ta vẫn cho là đúng. Nhưng nghi ngờ đó là để tìm ra chân lý, đó chỉ là tiền đề chứ không phải là kết luận” [26, 296 ]. Bên cạnh đó, Đềcáctơ còn nhấn mạnh rằng nhưng có một điều mà tôi không thể nghi ngờ được là chính bản thân chủ thể đang nghi ngờ, đó là chính tôi. Tôi đang hoài nghi sự tồn tại của tất cả , nhưng tôi không thể hoài nghi sự tồn tại của chính mình vì tôi đang nghi ngờ. Nếu tôi không tồn tại thì sao tôi lại có thể đang nghi ngờ được. Nhưng mặt khác chính vì tôi đang nghi ngờ thì tôi mới biết rằng mình tồn tại là nhờ việc tôi nghi ngờ. Mà nghi ngờ thì cũng là suy nghĩ, là tư duy. Do đó, “Có tôi đây, vậy tôi tồn tại” (Cogito, ergo sum) [3, 66] ở đây, mệnh đề: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” thể hiện sự đề cao vai trò đặc biệt của lý tính, của trí tuệ con người, coi đó là chuẩn mực đánh giá mọi suy nghĩ và hoạt động của con người. Đồng thời với mệnh đề trên còn thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa con người với quá trình tư duy của họ. Con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của quá trình tư duy của mình chứ không phải là Thượng đế hày là một lực lượng siêu nhiên nào có vai trò thúc đẩy quá trình tư duy của con người . Nhìn chung tinh thần của “ Cogito, ergosum” là đề cao vai trò tích cực của con người đối với thế giới, coi con người là trung tâm của triết học và xã hội. Không những vậy, Đềcáctơ còn cho rằng: “Tri thức chân thật hơn cả không phải là tri thức cảm tính mà là tri thức lý tính, không phải là tri thức thu nhận được nhờ diễn dịch mà là tri thức trực giác, trực tiếp. Và thuộc tính cơ bản của tri thức đúng đắn là rõ ràng và rành mạch [2, 43]. Ông coi các khái niệm rõ ràng, rành mạch, trực giác trí tuệ là bẩm sinh là do Thượng đế đặt vào đầu óc chúng ta. Các khái niệm này không phụ thuộc vào cảm giác và kinh nghiệm, mặc dầu nếu không có kinh nghiệm thì các khái niệm ấy cũng không có nguyên cớ để khám phá và giải thích các hiện tượng và chân lý. Học thuyết coi trí tuệ là nguồn gốc của mọi tri thức đúng đắn và không công nhận cảm giác là nguồn gốc nhận thức ấy gọi là chủ nghĩa duy lý. Học thuyết này không những buộc cảm giác phụ thuộc vào trí tuệ mà còn buộc lòng tin phục tùng vào lý trí nữa. Với lập trường duy lý cực đoan kết hợp với tính chất nhị nguyên, Đềcáctơ ví con người như sự liên kết nhờ Thượng đế, linh hồn và thể xác như hai mảnh hoàn toàn tách rời nhau, thậm trí ngay trong mệnh đề: “coigito, ergosum” đã có cơ sở của lập trường và mối liên hệ này. Bản thân Đềcáctơ khi đưa ra mệnh đề: “tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” không chỉ ra mối quan hệ gì giữa con người với thế giới hiện thực mà ông còn tách rời giữa tư duy (tức linh hồn con người) với cơ thể con người. Cho nên, khi nói đến cái “tôi”, Đềcáctơ ám chỉ mỗi tư duy và ý thức con người mà không đề cập đến con người cả về trí lực lẫn thể lực như một chỉnh thể mà ông chỉ coi mệnh đề này như là một phương pháp hữu hiệu để nhận thức linh hồn và phân biệt nó với thể xác. Tuy nhiên, theo Đềcáctơ, nếu chỉ có lý tính tốt thì chưa đủ mà chủ yếu là phải áp dụng nó tốt. Chính vì vậy, Đềcáctơ đã đặt ra ý niệm là đạt đến một hệ thống tư duy mà mọi nguyên lý của nó đều đúng và liên quan với nhau một cách thật sáng sủa sao cho trí tuệ có thể dễ dàng đi từ một nguyên lý đúng sang một nguyên lý khác. Nhưng để đạt tới một hệ thống chân lý liên quan chặt chẽ với nhau như thế, Đềcáctơ cảm thấy rằng ông phải làm cho những chân lý này “phù hợp với lược đồ lý tính”. Với một lược đồ như thế không những ông có thể tổ chức học thức hiện có mà còn có thể “hướng dẫn lý tính của chúng ta để khám phá những chân lý mà chúng ta không biết” [26, 263]. Do đó, ông đã xây dựng nên hệ thống các phương pháp mà người ta gọi là những phương pháp của Đềcáctơ. Nếu như Ph. Bêcơn thiên về đề cao các phương pháp kinh nghiệm, thì trái lại Đềcáctơ lại đặc biệt đề cao vai trò của lý tính, đòi hỏi con người phải đi xa hơn nhận thức cảm tính. Phương pháp luận của Đềcáctơ gồm việc trang bị tập hợp các quy tắc đặc biệt để khai thác các khả năng của trí khôn (tức lý tính con người. Theo ông trí khôn của chúng ta một cách tự nhiên có hai khả năng trực giác và diễn dịch đó “là những năng lực của trí khôn nhờ đó chúng ta có thể đạt đến các tri thức về các sự vật mà hoàn toàn không sợ bị ảo tưởng. Đềcáctơ xây dựng toàn thể toà nhà tri thức của ông trên nền tảng trực giác và diễn dịch bằng cách nói rằng: “hai phương pháp này là những con đường chắc chắn nhất dẫn tới tri thức” và bất cứ phương pháp nào khác đều bị: “loại trừ như là đáng nghi ngờ có sai lầm và nguy hiểm”. Trực giác theo Đềcáctơ hiểu là một hoạt động hay cái nhìn hoàn toàn sáng sủa khiến cho không còn một sự hoài nghi nào trong trí tuệ. Trực giác không những cho ta những khái niệm rõ ràng mà còn cho chúng ta một số chân lý về thực tại. Những chân lý cơ bản không thể giảm lược được. Diễn dịch theo Đềcáctơ hiểu như là một cái tương tự như trực giác. Ông mô tả nó như là: “mọi sự suy luận cần thiết từ những sự kiện đã được biết chắc chắn”. Sự giống nhau giữa trực giác và diễn dịch là ở chỗ cả hai đều có chân lý: Nhờ trực giác chúng ta nắm được một chân lý một cách hoàn toàn và trực tiếp, trong khi nhờ diễn dịch chúng ta đạt đến chân lý qua một tiến trình, một “hoạt động liên tục và không gián đoạn của trí khôn”. Đềcáctơ muốn đặt nền cho tri thức trên một khởi điểm có sự chắc chắn tuyệt đối trong trí khôn của chính cá nhân. Tri thức đòi hỏi sử dụng trực giác và diễn dịch, trong đó “chúng ta có các nguyên lý đầu tiên chỉ nhờ trực giác mà thôi, trong khi các kết luận xa hơn…chỉ có được nhờ diễn dịch [19, 195]. Ngoài ra, phương pháp luận của Đềcáctơ không chỉ gồm trực giác và diễn dịch, mà còn nằm ở các quy tắc đặt ra để hướng dẫn chúng. Điểm chủ yếu của các quy tắc của Đềcáctơ là cung cấp một đường lối rõ ràng và có trật tự cho hoạt động của lý tính. Ông tin chắc là phương pháp hoàn toàn là ở trật tự và sự sắp đặt các đối tượng mà lý tính của chúng ta hướng về nếu chúng ta muốn tìm ra một chân lý nào. Trong số hai mươi mốt quy tắc , Đềcáctơ đưa ra một số quy tắc cơ bản sau: a).Quy tắc thứ nhất: “chỉ coi chân lý đúng đắn những gì được cảm nhận rất rõ ràng và rành mạch, không gợi lên một chút nghi ngờ gì cả”. [26, 303 ] b).Quy tắc hai: “chia mối sự vật phức tạp trong chừng mực có thể làm được, thành các bộ phận cấu thành nó để tiện lợi nhất trong việc nghiên cứu chúng” [26, 305] c).Quy tắc thứ ba: quy định rằng, trong quá trình nhận thức, chúng ta cần phải xuất phát từ những điều đơn giản và sơ đẳng nhất, dần dần đi đến những điều phức tạp hơn [26, 305 ]. d).Quy tắc thứ tư: yêu cầu chúng ta phải xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, không được bỏ sót một tư liệu nào trong quá trình nhận thức sự vật. Như vậy, xét về mặt phương pháp luận, tư tưởng của Đềcáctơ có những điểm khá hợp lý. Xuất phát từ lập trường duy lý, ông đặc biệt đề cao vai trò của phương pháp diễn dịch mặc dù không hoàn toàn phủ nhận vị trí của phương pháp quy nạp cũng như nhận thức cảm tính. Theo cách hiểu của ông, diễn dịch là một quá trình suy diễn logic có sự tham gia trực giác dựa trên các tư liệu về sự vật mà chúng ta lưu lại được nhờ trí nhớ. Nhìn chung, Đềcáctơ đã hiểu được vai trò đặc biệt của trí tuệ con người, của tư duy lý luận trong việc giải quyết mọi vấn đề. Thậm chí ông còn tìm cách đưa ngôn ngữ toán học trở thành công cụ vạn năng cho các khoa học trong đó có nhận thức luận. Điều này được các nhà triết học sau ông như Xpinôza, Lépnít ủng hộ và phát triển. Đồng thời, đây cũng chính là nền tảng cho sự phát triển quan niệm của Cantơ về năng lực của chủ thể nhận thức đặc biệt là năng lực lý tính. * Xpinôza và quan niệm về khả năng hoạt động của chủ thể nhận thức. Xpinôza(1632-1677) là nhà triết học lỗi lạc người Hà Lan. Trong triết học của mình, Xpinôza chịu ảnh hưởng lớn của triết học Đềcáctơ về chủ nghĩa duy lý, về phương pháp và sự lựa chọn các vấn đề triết học lớn. Ông tự coi mình là sự kế tục và phát triển những khuynh hướng duy vật của nhà triết học người Pháp này. Tuy nhiên, những mối quan tâm và thậm chí những cách dùng thuật ngữ giống nhau giữa hai ông không có nghĩa là Xpinôza hoàn toàn theo quan điểm của Đềcáctơ. ở nhiều điểm Xpinôza đã mang đến một số yếu tố mới cho triết học duy lý Châu Âu mà Đềcáctơ đã khởi xướng. Khác với Đềcáctơ, Xpinôza không xuất phát từ con người để giải thích thế giới, mà ngược lại ông đi từ thế giới để giải thích con người. Xuất phát từ học thuyết về thực thể, Xpinôza đi đến xây dựng quan niệm về con người. Đối với ông, đây chính là mục đích cuối cùng của triết học. Vì nhiệm vụ chính của triết học là phục vụ cuộc sống của con người, giúp con người có học thức, làm chủ thiên nhiên, sống theo những lý tưởng đạo đức cao đẹp. Theo ông, con người không là cái gì khác mà chính là dạng thức của thực thể, trong con người được thể hiện dưới dạng linh hồn và thể xác. Và mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác là mối quan hệ hưu cơ giữa khả năng và cấu trúc. Vì vậy chúng không thể tách rời nhau và không một thế lực siêu nhiên nào mà chính là con người làm chủ quá trình tư duy của mình. Xpinôza quả quyết: “cơ thể không thể bắt linh hồn phải suy nghĩ, cũng giống như tư duy không thể buộc thể xác vận động hay đứng yên, hoặc làm một việc gì khác” [21, 135], vì chúng là một thể thống nhất trong con người. Phát triển những quan niệm trên về con người, Xpinôza cho rằng, bản tính của con người là nhận thức. Nhu cầu nhận thức của con người chính là khát vọng lớn nhất của họ muốn “thể hiện tình yêu trí tuệ của mình tới Thượng đế”. Chỉ nhờ có quá trình nhận thức thì con người mới khám phá ra được những quy luật tự nhiên và tuân theo chúng. Cường điệu tinh thần phát triển như vũ bão của khoa học thời đó, Xpinôza coi quá trình nhận thức là chiếc chìa khóa giúp cho con người giải quyết được mọi tệ nạn xã hội, giải phóng họ khỏi bất công và áp bức: “ mọi tệ nạn xã hội đều sinh ra từ sự dốt nát của con người. Con người có khả năng tự giải thoát mình nhờ quá trình nhận thức thế giới”. [26, 322 ]. Đề cao vai trò của kinh nghiệm trong nhận thức ông nói: “ kinh nghiệm dạy chúng ta rất xác thực ”. Theo ông, nhận thức cảm tính cho phép chúng ta cảm thụ được tính sinh động và đa dạng của sự vật. Tuy nhiên, nó chỉ cho phép ta hiểu biết về các sự vật đơn nhất. Cũng như Đềcáctơ, Xpinôza đặc biệt đánh giá cao vị trí của trực giác lý tính giúp chúng ta nhận thức được bản chất đích thực của thực thể. Là một người duy lý coi trọng vai trò của trí tuệ con người, nhưng nhà triết học Hà Lan này lại không thừa nhận tồn tại các tư tưởng bẩm sinh. Ông coi trực giác lý tính (khả năng trí tuệ cao nhất của con người) là khả năng vừa khám phá ra chân lý lại đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý. Trên cơ sở những luận điểm về phương pháp của Đềcáctơ, Xpinôza đã xây dựng nên phương pháp nhận thức của mình. Ông nghĩ chúng ta có thể đạt tri thức chính xác về thực tại bằng cách theo phương pháp của hình học. Ông coi mình là ơcơlít trong triết học. Đềcáctơ đã triển khai phương pháp này trong triết học, bắt đầu bằng những nguyên lý đầu tiên rõ ràng và phân biệt, và cố gắng diễn dịch từ những nguyên lý này toàn thể nội dung của trí tuệ. Cái mà Xpinôza thêm vào cho phương pháp của Đềcáctơ là một sự sắp xếp có hệ thống cao các nguyên lý và tiên đề. Và Xpinôza “không chấp nhận rằng các định nghĩa của ông là tùy tiện, vì ông tin rằng các khả năng lý trí của con người có thể hình thành các ý niệm phản ánh bản chất thực của sự vật” . Đây chính là công cụ mà theo ông là hiệu quả nhất để con người nhận thức được thế giới cùng với khả năng trực giác của lý tính. Với ý định tìm cách khẳng định chúng ta biết được bản chất nền tảng của thực tại, ông phân biệt ba mức độ nhận thức và mô tả cách chúng ta có thể đi từ mức độ thấp nhất đến mức độ cao nhất. Ông cho rằng “ chúng ta có thể nhận thức bắt đầu với các sự vật quen thuộc nhất và càng hiểu biết về các sự vật cụ thể, chúng ta càng hiểu biết về Thượng đế”. Bằng cách tinh luyện nhận thức về sự vật, “chúng ta có thể đi dần từ trí tưởng tượng tới lý trí và cuối cùng là tới trực giác” [19, 205 ] ở mức độ trí tưởng tượng, các ý niệm của chúng ta xuất phát từ cảm giác, như khi chúng ta trông thấy một người khác. ở đây các ý niệm của chúng ta rất đặc thù và cụ thể, và trí không thụ động. Mặc dù các ý niệm ở bình diện này là chuyên biệt, chúng mơ hồ và không đầy đủ, vì chúng ta chỉ biết sự vật qua tác động của chúng lên giác quan của chúng ta “Tôi biết, tôi trông thấy một người nhưng tôi vẫn chưa biết bản chất của người ấy là gì. Tôi có thể có một ý niệm tổng quát, như là “người” , nhờ việc trông thấy nhiều người và các ý niệm do kinh nghiệm này thì hữu ích cho đời sống hàng ngày, nhưng chúng không cho tôi tri thức đích thực” [19, 293 ]. Mức độ thứ hai của nhận thức vượt lên trí tưởng tượng để đến lý trí. Đây là tri thức khoa học. Theo Xpinôza, mọi người có thể chia sẻ loại tri thức này vì mọi người được chia sẻ các thuộc tính của thực thể, chia sẻ tư duy và quảng tính của Thượng đế. Trong con người có yếu tố chung với mọi sự vật và vì một trong những tính chất chung này là tinh thần, nên tinh thần con người chia sẻ tinh thần điều hành mọi sự. ở mức độ này tinh thần con người có thể vượt ra khỏi phạm vi các sự vật cụ thể trước mắt để đến với các ý niệm trừu tượng, như trong toán học và vật lý học. ở mức độ này, tri thức đầy đủ và đúng. Vì Xpinôza cho rằng: “các ý niệm của lý trí là đúng vì chân lý tự chứng minh cho chính mình. Và người có một ý niệm đúng thì đồng thời biết rằng mình có một ý niệm đúng và không thể sẽ nghi ngờ chân lý của sự vật”. [19, 298]. Mức thứ ba và cao nhất của nhận thức là trực giác. Nhờ trực giác chúng ta có thể thấu hiểu toàn bộ hệ thống của thiên nhiên. ở mức độ này chúng ta có thể hiểu biết các sự vật cụ thể mà chúng ta đã gặp ở mức độ thứ nhất nhưng với một cách thức mới, vì ở mức độ thứ nhất chúng ta thấy các vật thể một cách rời rạc, và bây giờ chúng ta thấy chúng như là thành phần của một toàn thể. Loại nhận thức này “ đi từ một ý niệm đầy đủ về bản chất hình thức của một số thuộc tính của Thượng đế để đi đến nhận thức đầy đủ về bản chất hình thức ”. Khi đạt đến mức độ này, chúng ta ngày càng biết Thượng đế hơn và trở lên “ hoàn thiện và hạnh phúc hơn ”. Như vậy, với việc coi nhận thức là con đường giúp con người ngày càng khám phá và tuân theo các quy luật của tự nhiên, đồng thời đi đến tự do, Xpinôza không thừa nhận tự do ý chí của con người. Ông cho rằng, những sai lầm của con người đều nảy sinh không phải từ tự do ý chí mà từ xúc cảm của con người. Mọi quá trình nhận thức đều diễn ra trong một thể trạng cụ thể của con người. Những xúc cảm tích cực như: vui sướng, tình yêu…thì thúc đẩy hoạt động của con người, còn những xúc cảm: buồn chán, căm thù thì ngược lại kìm hãm cản trở con người nhận thức thế giới. Với những tư tưởng sâu sắc về nhận thức luận của mình, đặc biệt là tư tưởng về các mức độ nhận thức, có thể nói, Lépnít đã tạo được cơ sở tiền đề cho việc hình thành, phát triển cấu trúc và năng lực của chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ sau này. * Chủ thể nhận thức trong triết học của Lépnít(1646-1716). Gophrít Vinhem Lépnít (Gofrit Wilhem Leibniz) là nhà triết học, nhà toán học, vật lý học lỗi lạc người Đức, người có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển triết học và khoa học phương Tây cận đại như học thuyết về đơn tử, các nguyên lý của phương pháp luận và đặc biệt là lý luận nhận thức. Trong học thuyết về nhận thức, Lépnít là người duy lý, đối thủ của chủ nghĩa duy cảm và là người kế tục Đềcáctơ. Lépnít muốn khắc phục những thiếu sót của chủ nghĩa kinh nghiệm và ngay cả hình thức duy lý kiểu Đềcáctơ. Ông cho rằng, lý trí là đơn tử, nó chứa trong bản thân mình xu hướng và khả năng của tất cả các tư tưởng tuyệt đối của các khoa học chính xác-triết học và toán học. Với việc đưa ra phương pháp luận nhằm khắc phục lập trường nhị nguyên của Đềcáctơ khi nhà triết học Pháp này tách rời vật chất và tinh thần. Đồng thời, ông cũng hiểu được hạn chế của Xpinôza do chưa hiểu thực thể như một cơ thể sống đầy sinh lực, cũng như không đánh giá đúng mức vai trò của sự vật đơn nhất. Tuy vậy, Lépnít cũng hoàn toàn nhất trí với Đềcáctơ và Xpinôza trong việc nhấn mạnh vai trò của tư duy duy lý nhằm giải quyết mọi vấn đề. Luận điểm quan trọng của Lépnít là ở chỗ “Coi chủ thể phong phú hơn khách thể, lấy trí tuệ con người làm thước đo để phán xét mọi cái” [26, 325]. Phương pháp luận của ông bao gồm 11 nguyên lý, cụ thể đó là: “1Nguyên lý khác nhau phổ biến 2Nguyên lý đồng nhất của các sự vật không khác nhau: 3 Nguyên lý liên tục: 4 Nguyên lý gián đoạn: 5 Nguyên lý đầy đủ 6 Nguyên lý hoàn thiện 7 Nguyên lý chỉ mối liên hệ giữa thế giới của các khả năng (xét về phương diện lôgíc học). 8 Nguyên lý đề cập đến quan niệm của Lépnít đối với lôgíc hình thức trước đó. 9 Nguyên lý đề cập đến quy luật cơ sở đầy đủ( hay còn gọi là quy luật lý do đầy đủ). 10 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, ý tưởng và ý niệm 11 Nguyên lý cực đại và cực tiểu”.[26, 327-333]. Với 11 nguyên lý trên, ta nhận thấy tinh thần của phương pháp luận Lépnít là đặc biệt đề cao trí tuệ con người. Tuy nhiên, khác với Đềcáctơ và Xpinôza, Lépnít ít đề cập đến trực giác mà nhấn mạnh vai trò của tư duy lôgíc. Đây là một trong những đóng góp của ông đối với sự phát triển của triết học trong đó có lý luận nhận thức. Trên cơ sở các nguyên lý phương pháp luận, Lépnít đã đưa ra nhưng tư tưởng của mình về quá trình nhận thức và khả năng của con người trong nhận thức. Trong đó, Lépnít công nhận tiền đề của chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằng: “cảm giác” là cần thiết đối với nhận thức. Đồng thời, ông cũng công nhận rằng trí tuệ của chúng ta không có một cái gì tồn tại mà không thông qua cảm giác. Song ông lại khẳng định thêm, kinh nghiệm và do đó, cả cảm giác không thể giải thích được một điều cơ bản trong nhận thức là tính tất yếu và tính phổ biến của một số chân lý. Theo ông, nhận thức tự nhiên đóng vai trò tác động cho các hoạt động của các tư tưởng được sản sinh ra nhưng không phải là loại chân lý của nhận thức. Tính tất yếu và tính phổ biến là do trí tuệ đạt được chứ không phải do cảm giác. Vì vậy, khi công nhận tiền đề nổi tiếng của chủ nghĩa kinh nghiệm (của Giôn Lốccơ ): “trong trí tuệ không có cái gì mà trước đó lại không có cảm giác”, Lépnít thêm vào “trừ bản thân lý tính”. Điều đó có nghĩa là những gì sau này có trong tri thức đều đã có trong cảm giác, thông qua cảm giác. Bên cạnh đó, Lépnít còn thấy cần phải đính chính lại quan niệm của Đềcáctơ coi trực giác là tiêu chuẩn của chân lý, bởi vì, một mặt, theo ông, các tri thức của chúng ta ít nhiều cũng phụ thuộc vào các kinh nghiệm và các tri thức của thời đại trước, mặt khác, quá trình nhận thức của chúng ta là đi từ tri thức mơ hồ đến tri thức rõ ràng. Cho nên, Lépnít coi các tư tưởng bẩm sinh là điều hiển nhiên đúng. Chính vì vậy, Lépnít công nhận có một số tư tưởng bẩm sinh, nhưng ông cũng khẳng định “không phải mọi tư tưởng đều là bẩm sinh. Và tư tưởng bẩm sinh mà ông công nhận ấy cũng không phải là những khái niệm đã đúc sẵn; chúng chỉ là những mầm mống mà sau này trí tuệ biến chúng thành hiện thực. Trí tuệ của con người không phải là “tấm gỗ mộc” như G. Lốccơ hiểu mà nó là những đường vân của tấm đá cẩm thạch, các đường vân ấy là những đường nét của một bức tượng tương lai.” [1, 23-24]. Xuất phát từ lý luận của mình về nguồn gốc của nhận thức, Lépnít chia chân lý ra hai loại, đó là: Chân lý của sự vật và chân lý của lý trí. Chân lý của sự thật thi do nhận thức cảm tính đem lại, còn chân lý của lý trí thì do nhận thức lý tính đem lại. Chân lý của sự thật là ngẫu nhiên, đó là những chân lý của khoa học tự nhiên. Chúng ta có thể đạt được những chân lý này nhờ kinh nghiệm, mặc dù vai trò của lý trí cũng rất lớn. Tiêu chuẩn của chân lý là luật cấm mâu thuẫn, trong lôgic học hình thức, tức là không thể được. Có thể nói rằng, việc Lépnít đưa ra 11 nguyên tắc và nhấ._. tương phản này đã giúp Cantơ “tỉnh giấc ngủ giáo điều” và ông làm cho người đương thời bất ngờ, kinh ngạc khi lần đầu tiên chứng minh bằng cách nhìn mới mẻ rằng: nguồn gốc gây ra các mâu thuẫn không phải xuất phát từ các lập trường triết học khác nhau, mà phải tìm ngay trong bản thân lý tính vời bản chất đầy mâu thuẫn của nó. Điều mới mẻ nữa là Cantơ phát hiện ra các mâu thuẫn này một cách có hệ thống, vạch rõ tính tất yếu của các mâu thuẫn đó. Khi đi tìm cái vô điều kiện trong vũ trụ, Cantơ phát hiện bốn cái vô điều kiện như là bốn ý niệm vũ trụ học thể hiện trong bốn nghịch lý và cũng chỉ có bốn nghịch lý mà thôi. Xuất phát từ định nghĩa của Cantơ: “Các ý niệm siêu nghiệm không gì khác hơn là các phạm trù được nâng lên thành các vô điều kiện” [7, 745], chúng ta có: a) Sự trọn vẹn tuyệt đối về cấu tạo của cái toàn thể của mọi hiện tượng. Đây là phạm trù lượng được nâng lên, trong đó nêu các điều kiện tuyệt đối của không gian, thời gian, xét quảng tính tuyệt đối của vũ trụ và lịch sử của lịch sử: có hay không khởi đầu trong không gian-thời gian. b) Sự trọn vẹn tuyệt đối về sự phân chia của cái toàn thể trong hiện tượng. Thực tại trong không gian là vật chất. Điều kiện bên trong của vật chất là các bộ phận, và các bộ phận của các bộ phận như là các điều kiện tối hậu của vật chất. ý niệm này bàn về vấn đề: những viên gạch tối hậu kiến tạo nên vũ trụ là đơn tố hay phức hợp (phạm trù chất được nâng lên thành cái vô điều kiện). c) Sự trọn vẹn về nguồn gốc ra đời của một hiện tượng nói chung. ý niệm này bàn về tính nhân quả trong quan hệ giữa các hiện tượng với nhau, tức về cái nguyên nhân trong quan hệ với kết quả, để giải quyết câu hỏi rất xưa cũ: có tự do hay không? hay tất cả đều phục tùng tính tất định của tự nhiên? (phạm trù tương quan được nâng lên thành cái vô điều kiện). d) Sự trọn vẹn tuyệt đối về sự phụ thuộc về mặt tồn tại của những gì có thể biến đổi trong hiện tượng. Mọi cái tồn tại (bất tất) đều là có điều kiện hay có một cái tất yếu vô điều kiện? ý niệm này bàn về sự tồn tại hay không tồn của một hữu thể tất yếu. (phạm trù hình thái được nâng lên thành cái vô điều kiện). Bốn ý niệm siêu nghiệm trên đẩy lý tính vào cái mâu thuẫn, được Cantơ dàn dựng khéo léo như một cuộc “luận chiến” giữa các nghịch lý (atinomia) nổi tiếng chia làm hai phe: chính đề và phản đề. Trước khi đưa ra các nhận xét và tìm cách giải quyết các nghịch lý ấy, Cantơ khuyên ta nên “lược trận” một cách khách quan xem cuộc luận chiến xảy ra như thế nào? Chính đề Phản đề Atinomia 1: Thế giới có điểm đầu trong thời gian và hạn chế trong không gian. Thế giới là vô cùng tận cả về không gian và thời gian. Atinomia 2: Thế giới như một chỉnh thể phức tạp được cấu thành từ các bộ phận đơn giản. Thế giới không phân chia được. Không có gì trên thế gian là đơn giản cả Atinomia 3: Trong giới tự nhiên không chỉ tồn tại mối liên hệ nhân quả, mà có cả tự do Không có tự do, mọi cái đều diễn ra theo quy luật của tự nhiên. Atinomia 4: Trong thế giới tồn tại mối liên hệ tất yếu. Không ở đâu tồn tại mối liên hệ tất yếu cả. [11,398] Phù hợp với hai quy luật tương phản nhau của lý tính: các luận cứ tự do tranh luận theo quy luật riêng của mỗi bên, đều có lý lẽ như nhau và không ai chịu thua kém ai. Mỗi bên dùng phương pháp phản chứng, tức xuất phát từ lập trường của đối phương để chứng minh sự vô lý và thiếu cơ sở của nó. *Atinomia 1: (nghịch lý 1): -Chính đề : “thế giới có điểm khởi đầu trong thời gian và bị giới hạn trong không gian” Chứng minh: + Có khởi đầu trong thời gian: Nếu không có khởi đầu, phải giả định một chuỗi thời gian vô tận. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, ắt phải có một thời gian vô tận đã trôi qua. Chuỗi thời gian đã trôi qua thì chỉ có thể hữu tận chứ không thể vô tận. + Có khởi đầu trong không gian : tức có ranh giới hạn định: “nếu không có ranh giới, thế giới sẽ là một toàn thể vô tận. Cái vô tận này lại được nhìn trong một chuỗi thời gian hữu tận là điều không thể được” [7, 766]. -Phản đề : “thế giới không có điểm khởi đầu và không có giới hạn trong không gian nhưng là vô tận về thời gian lẫn không gian”. Chứng minh : + Không có khởi đầu trong thời gian: “Nếu thế giới có khởi đầu, thì trước khi khởi đầu đã phải có lúc chưa có thế giới, tức thời gian rỗng. Trong thời gian rỗng không thể có khởi đầu về thời gian, cũng không có sự ra đời của sự vật nào, tức cũng không thể có sự ra đời của thể giới” [7, 767]. + Không có khởi đầu trong không gian: “Nếu thế giới có ranh giới, nó phải ở trong một không gian trống. Quan hệ của thế giới với một không gian trống cũng tức là không quan hệ với không gian nào cả. Nếu vậy sẽ không có quan hệ nào cả” [7, 768]. *Atinomia 2: (Nghịch lý 2): -Chính đề : “Bất cứ bản thể nào trong thế giới đều được cấu tạo từ các đơn tố và không có gì tồn tại mà bản thân không phải là đơn tố hay là tập hợp của các đơn tố”. Chứng minh : “Nếu không có cái tập hợp của các đơn tố sẽ không có gì tồn tại, cả cái tập hợp lẫn cái đơn tố. Hậu quả trầm trọng: không có bản thể nào cả” [7, 770]. -Phản đề : “Không sự vật đa hợp nào trong thế giới được cấu tạo từ các đơn tố và không thể tồn tại bất kỳ đơn tố nào trong thế giới”. Chứng minh : “Nếu có cái đa hợp từ các đơn tố, mỗi đơn tố chiếm một không gian riêng và như vậy có các bộ phận của không gian. Nhưng mọi cái thực tồn trong không gian đều chứa đựng cái đa tạp nên không thể là đơn tố” [7, 772]. *Atinomia 3: (Nghịch lý 3): -Chính đề : “Luật nhân quả trong tự nhiên không phải là luật nhân quả duy nhất đủ giải thích sự phát sinh của mọi hiện tượng trong thế giới. Vậy cần thiết phải thừa nhận một nguyên nhân tự do để giải thích trọn vẹn các hiện tượng này”. Chứng minh: Nếu không có tự do để khởi đầu một cái gì mới, mọi sự vật đều giả định phải có trạng thái đi trước. Theo định luật tự nhiên, mỗi quan hệ nhân quả phải có một chuỗi nhân quả đi trước. Trong tự nhiên không có gì xảy ra mà không có nguyên nhân, vậy không có cái gì khởi đầu. Nhưng không có khởi đầu thì chuỗi nhân quả không hoàn tất, trái với tính phổ quát không hạn chế của bản thân định luật tự nhiên. Vậy phải có một nguyên nhân gì cho phép khởi đầu một chuỗi nhân quả. Cantơ gọi đó là tính tự khởi tuyệt đối của các nguyên nhân hay là tự do tiên nghiệm. -Phản đề : “Không có tự do, trái lại mọi sự vật xảy ra trong thế giới đều chỉ tuân theo các định luật của tự nhiên”. Chứng minh : Nếu có tự do, không thể chỉ có thể khởi đầu một chuỗi nhân quả bằng sự tự khởi mà bản thân tính nhân quả cũng có khởi đầu. Như vậy, không có gì xảy ra trước đó để cái đã xảy ra được xác định bằng các quy luật. Nhưng bất kỳ sự khởi đầu hành động nào cũng phải có sự tồn tại của nguyên nhân khi chưa hành động. Cantơ kết luận: “Vậy sự khởi đầu bằng tự khởi tuyệt đối giả định một trạng thái không có quan hệ nào với trạng thái có trước đó. Cái gì không ở trong quan hệ hợp quy luật là cái không thể nhận thức được, nên tự do chỉ là sản phẩm hoang đường của đầu óc” [7, 785]. Nghịch lý thứ ba này rất quan trọng đối với Cantơ, vì đây là nơi đặt cơ sở cho toà nhà đạo đức học quy mô của ông với quan niệm về “mệnh lệnh tuyệt đối” (Kategorischer Imperativ) và là chủ đề tranh luận bất tận: Có tự do hay tất cả chỉ là tất yếu của tự nhiên? *Atinomia 4: (Nghịch lý 4) -Chính đề : “Có một hữu thể tuyệt đối tất yếu thuộc về thế giới, hoặc là một bộ phận của nó hoặc làm nguyên nhân của nó”. Chứng minh: “Thế giới dựa trên các sự biến đổi. Nhưng sự biến đổi nào cũng cần có điều kiện tất yếu. Vậy chuỗi các điều kiện muốn hoàn chỉnh và trọn vẹn phải có một cái vô điều kiện tuyệt đối tất yếu làm tiền đề. Cái vô điều kiện này phải thuộc về thế giới bởi mọi biến đổi xảy ra trong thế giới và không thể suy tưởng về chúng độc lập với thời gian” [7, 787]. -Phản đề : “Không có một hữu thể nào tuyệt đối tất yếu dù ở trong hay ở ngoài thế giới như là nguyên nhân của nó”. Chứng minh : “Nếu có một hữu thể tất yếu, tức thế giới có một khởi đầu nhưng bản thân sự khởi đầu này lại không có nguyên nhân vì là tuyệt đối tất yếu. Đó là điều không thể có được theo các định luật của tự nhiên. Nếu hữu thể tất yếu ở bên ngoài thế giới thì khi bắt đầu hành động lại thuộc về thời gian, tức ở trong thế giới, không còn tuyệt đối tất yếu nữa” [7, 788]. Bốn atinomia trên là kết quả khái quát của Cantơ trên những vấn đề chủ yếu nhất của triết học mà từ trước đến nay các nhà tư tưởng bàn đến. Những luận điểm trong các chính đề chủ yếu thể hiện lập trường của các nhà duy tâm và quyết định luận. Những luận điểm trong các phản đề thể hiện lập trường của các nhà duy vật và vô định luật. Đó cũng là các atinomia mà toàn bộ triết học xưa nay mắc phải. Để giải quyết các nghịch lý trên, Cantơ đã sử dụng sự phê phán siêu nghiệm được ông đặt tên gọi chính thức là “thuyết duy tâm siêu nghiệm” hay “thuyết duy tâm hình thức”. Và ông giải quyết hai nghịch lý đầu tiên (các nghịch lý có tính chất toán học) trên cơ sở sự phân biệt cơ bản giữa “hiện tượng và vật tự thân”. Theo đó, ông kết luận: “Trong các atinomia toán học, bản thân vấn đề là không có nghĩa” [7, 850]. Còn hai nghịch lý 3 và 4 (các nghịch lý có tính chất động lực) khi giải quyết mâu thuẫn, Cantơ đã đưa ra kết quả rất bất ngờ: “Cả hai (chính đề và phản đề) đều có thể cùng đúng hoặc ít ra không loại trừ nhau” [7, 855]. Như vậy, mặc dù biện chứng tiên nghiệm học thuyết về các atinomia của Cantơ còn nhiều hạn chế như: ông chỉ thừa nhận mâu thuẫn trong tư tưởng, lý tính con người, chưa thấy được mâu thuẫn còn có trong toàn bộ hiện tượng khách quan. Mặt khác, các atinomia trong quan niệm của Cantơ chưa phải là mâu thuẫn biện chứng và ông đã sai lầm khi hạn chế số lượng các atinomia cũng như việc giải quyết mâu thuẫn của ông chỉ dừng lại ở việc phân tích từng mặt đối lập rồi kết luận đúng sai. Nhưng, học thuyết về các atinomia và biện chứng tiên nghiệm của Cantơ cũng có những giá trị tích cực. Đó là, ông đã nhận thấy atinomia là bản chất của lý tính chứ không phải là những lỗi lôgíc thông thường và việc ra học thuyết atinomia của Cantơ đóng vai trò quan trọng trong việc đề cao vận động biện chứng của tư duy. Tóm lại, việc Cantơ đưa ra quan niệm và luận giải về cấu trúc, năng lực của chủ thể nhận thức có ý nghĩa to lớn. Nó góp phần giải đáp một số vấn đề nan giải về bản chất của nhận thức và trở thành tiền đề lý luận trực tiếp cho sự phát triển lý luận nhận thức của triết học Mácxít sau này. 2.3. Đóng góp và hạn chế của quan niệm Cantơ về chủ thể nhận thức. Với tư cách là người sáng lập ra triết học cổ điển Đức, triết học Cantơ là một trong những tiền đề lý luận trực tiếp của triết học Mác. Những tư tưởng triết học của ông được thể hiện trong một hệ thống triết học hết sức phức tạp, song cũng vô cùng độc đáo và sâu sắc. Đặc biệt quan niệm về chủ thể nhận thức-một hạt nhân cơ bản của lý luận nhận thức trong triết học Cantơ có thể coi là xuất phát điểm cho sự hình thành lý luận nhận thức của triết học Mác sau này. Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm phê phán từ khi được Cantơ đưa ra đã trở thành một biến cố cách mạng trong lịch sử triết học. Nó công phá nhiều quan niệm triết học, đặc biệt là triết học duy lý cực đoan xơ cứng từng ngự trị ở châu âu suốt thế kỷ XVII-XVIII, cầm tù tư duy nhân loại từ bao đời. Nó mở ra những cách nhìn mới về nhiều lĩnh vực như: tự nhiên, xã hội,con người,đạo đức học, mỹ học…Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà triết học của Cantơ được đánh giá có một vị trí to lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trước hết là những đóng góp quan trọng của quan niệm Cantơ về chủ thể nhận thức Giá trị lớn lao trước hết của những tư tưởng triết học Cantơ là ông đã đặt ra một loạt các vấn đề căn bản của nhận thức luận, chẳng hạn về lý thuyết tiên nghiệm, về phương pháp biện chứng, về nguồn gốc của những khái niệm, phạm trù lôgíc chủ yếu và vị trí của chúng trong tư tưởng khoa học cũng như trong quá trình nhận thức. Có thể khẳng định rằng, Cantơ là người đi xa hơn tất cả các triết gia trước đó và thậm trí ngay cả những triết gia cùng thời với ông trong lĩnh vực nhận thức luận. ở Cantơ, để triết học thực hiện mục đích tối cao của mình, thì không chỉ cần đến lý thuyết mà còn cần đến hoạt động thực tiễn với tư cách là tiền đề của nó. Hơn nữa, vượt qua giới hạn của nhận thức lý tính thuần tuý, Cantơ đã đưa nhận thức của con người bước sang một lĩnh vực độc đáo mà ông cho là có hiệu nghiệm trong việc vươn tới những đối tượng hoàn thiện. Điều đặc biệt hơn, Cantơ là người đầu tiên đưa ra quan niệm về sự tích cực của chủ thể trong lĩnh vực nhận thức-khởi điểm cho chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm luận chứng và phát triển. Chính Cantơ đã nêu ra những tư tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành tư duy biện chứng, tư duy lý luận như C.Mác nhận định. Do đó, ta có thể khái quát một số những đóng góp của Cantơ như sau: Thứ nhất: nếu như ở chủ nghĩa duy cảm, kinh nghiệm là chiếc cầu nối quan trọng và ở chủ nghĩa duy lý, lý tính, trí tuệ đóng vai trò quan trọng này, thì ở Cantơ, con người nhận thức mới chính là cầu nối giữa tư duy con người với thế giới bên ngoài hay giữa tư duy và tồn tại. Với cách đặt vấn đề hết sức đúng đắn nhất là trong khi đưa ra ba câu hỏi liên quan đến nhận thức con người: tôi có thể biết được cái gì? tôi cần phải làm gì? tôi có thể hy vọng được gì? Tuy nhiên, do quan điểm và lập trường duy tâm tiên nghiệm, Cantơ không trả lời đúng cho các câu hỏi đó mặc dù ông đã cố gắng tránh không theo vết xe đổ của các nhà kinh nghiệm và duy lý cực đoan trước đó. Cantơ đã không hiểu được rằng, chính hoạt động thực tiễn của con người mới là chiếc cầu nối cho tư duy con người và thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, với cách đặt vấn đề đúng đắn, ông vẫn là người đầu tiên đưa ra và luận giải cho vấn đề này. Thứ hai: đó là việc Cantơ đã chuyển trọng tâm nghiên cứu từ khách thể, từ đối tượng nhận thức sang bản thân chủ thể nhận thức, sang đề cao vai trò của chủ thể trong quá trình nhận thức. Cantơ coi bản chất của ý thức con người không phải như sự phản ánh thụ động khách thể, do vậy nhấn mạnh đến tính tích cực, đến sự hoạt động của ý thức con người. Có đầy đủ cơ sở để nói rằng, tư tưởng về chủ thể nhận thức và sự tích cực của con người trong quá trình nhận thức trong một giới hạn nào đó đã quyết định đặc điểm của phép biện chứng của Cantơ và thực sự là tư tưởng đó đã thấm sâu vào toàn bộ phép biện chứng của triết học cổ điển Đức. Nếu như trước Cantơ những tư tưởng biện chứng chủ yếu được các nhà triết học rút ra trên cơ sở phân tích thế giới bản thể, phân tích giới tự nhiên cùng với tính vô hạn và hữu hạn của nó, thì trong triết học Cantơ phép biện chứng được chuyển sang bình diện khác, bình diện tri thức. Cantơ nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ giữa phạm trù và sự đa dạng cảm tính giữa ý thức và đối tượng, mối quan hệ của chủ thể đối với khách thể. Bắt đầu từ Cantơ trở về sau phép biện chứng biểu hiện với tư cách là phép biện chứng của sự hoạt động, của sự sáng tạo. Trong nghiên cứu năng lực của chủ thể nhận thức, yếu tố tiên thiên (bẩm sinh) liên quan đến các khả năng, các năng lực con người như Cantơ nêu ra, có những yếu tố, những mặt mà khoa học hiện đại cho thấy là đúng đắn, chúng thể hiện ở tố chất, các năng khiếu bẩm sinh. Tất nhiên, cái bẩm sinh ở đây xét đến cùng do những cơ sở vật chất trong sinh lý con người tạo nên. Thứ ba: Tuy không phải tất cả những gì Cantơ phê phán cái cũ, nêu lên cái mới đều hoàn toàn đúng, song ngay phương pháp nghiên cứu của Cantơ đã thể hiện ở tinh thần tìm tòi, khám phá, đề xuất vấn đề. Cantơ luân đặt ngược lại vấn đề để nghiên cứu. Nhiều luận đề mà trước Cantơ chúng đã được coi như hiển nhiên thì Cantơ lại đặt ra như là vấn đề cần giải quyết. Trước hết đó là những vấn đề về nguồn gốc của những khái niệm, phạm trù của tư duy khoa học. Các nhà triết học trước đó không ai đặt ra được bất cứ dưới hình thức nào vấn đề nguồn gốc các phạm trù tất yếu và phổ biến. Cantơ đặt vấn đề: Tại sao những vật có thể lĩnh hội được bằng tri giác lại bị hạn chế trong không gian và thời gian? Tinh thần tìm tòi đó chỉ có được ở những người thực sự tài năng và bản lĩnh. Cách suy nghĩ lật lại vấn đề đó là chìa khoá mở ra những ô cửa chân lý mới, thúc đẩy khoa học tiến bộ. Gạt đi yếu tố tiên thiên xuất phát điểm trong nhận thức, hệ thống hình thành tri thức do Cantơ xây dựng lên, từ cảm giác đến phán đoán tổng hợp cho đến tổng hợp tiên nghiệm …cho thấy Cantơ đã có cái nhìn biện chứng và khoa học trong sự phát triển tri thức cá nhân nói riêng và loài người nói chung. Một đóng góp quan trọng của Cantơ là đã phác hoạ được bức tranh của quá trình nhận thức gồm có các giai đoạn: cảm tính-giác tính-lý tính theo thứ tự từ thấp đến cao. Đặc biệt ông đã khẳng định tính phổ biến của các cặp phạm trù, tìm ra những yếu tố của mối liên hệ biện chứng giữa các phạm trù đó. Ngoài ra Cantơ còn có một đóng góp quan trọng nữa đó là ông là một trong những người đầu tiên trong lịch sử triết học đặt ra vấn đề mâu thuẫn của (antinomia) trong nhận thức và luận giải vấn đề đó theo tinh thần biện chứng. Tất nhiên phát hiện đó chưa đủ đưa ông tiến xa hơn trong quan niệm duy tâm : những mâu thuẫn đó chỉ là những mâu thuẫn của lý tính chứ không phải của thế giới hiện thực. Qua ý niệm về thế giới, Cantơ đề ra những yếu tố cơ bản của phép biện chứng. Ông đã nêu lên các cặp khái niệm đối lập: tất yếu-ngẫu nhiên; nguyên nhân-kết quả…Những yếu tố đó về sau được Hêghen kế thừa nhưng phát triển một cách duy tâm, và chỉ đến Mác-ăngghen-Lênin chúng mới được hoàn thiện. Như vậy, rõ ràng Cantơ tỏ ra rất sâu sắc và đáng trân trọng khi ông nhấn mạnh tính tích cực của ý thức con người và khi ông phát hiện ra các chức năng lôgic của phạm trù trong việc tạo ra tri thức. Tuy nhiên, khi đánh giá tư tưởng của Cantơ về tính tích cực của chủ thể nhận thức, ta cũng thấy rõ những điểm hạn chế mà quan niệm này của ông mắc phải, cụ thể như sau: Thứ nhất: tư tưởng của Cantơ mang đậm mầu sắc của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa tiên nghiệm và chủ nghĩa bất khả tri và vai trò của tư tưởng về chủ thể nhận thức đã bị làm méo mó và trở lên thần bí trong cách giải thích của chính Cantơ Việc Cantơ đặt vấn đề rằng: trước khi bắt đầu nhận thức cái gì thì phải nghiên cứu chính ngay cái công cụ nhận thức và khả năng của nhận thức, điều này hoàn toàn hợp lý với nhịêm vụ của triết học. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề ấy lại có tính chất giả tạo, khi nó tự tách mình ra khỏi lịch sử thực tế của nhận thức, cho rằng cần phải xem xét những khả năng nhận thức ở ngay bên ngoài quá trình nhận thức, bên ngoài việc sử dụng chúng; nghĩa là tách quá trình nhận thức ra khỏi khả năng nhận thức, tách chủ thể nhận thức ra khỏi lịch sử nhận thức. Khi phê phán quan điểm này của Cantơ, Mác đã có một cách đánh giá hết sức tinh tế rằng: “ Người ta chỉ biết được đặc tính của cái bánh khi người ta ăn cái bánh đó mà thôi” [5, 154]. Chính xuất phát điểm sai lầm đó đã làm cho việc giải quyết nghiên cứu về biện chứng và năng lực của chủ thể nhận thức đi đến mâu thuẫn: trí tuệ là do con người (trong quá trình nhận thức tạo ra rồi lại trở lại nhận thức trên lâu đài trí tuệ đó chứ không phải là nhận thức thế giới khách quan), cho nên, con người về nguyên tắc là không nhận thức được thế giới. Với việc đem đối lập cảm giác với tồn tại khách quan, Cantơ đã đề ra ranh giới giữa thế giới khách quan (vật tự nó) với thế giới hiện thực (thuộc phạm vi với cái chủ quan); tri thức cảm tính , cái nối liền chủ thể với khách thể lại được Cantơ coi như là bức tường ngăn cách giữa ý thức với hiện thực; như vậy, cũng có nghĩa là Cantơ đi ngược lại với hoạt động nhận thức, với kinh nghiệm của nhân loại, với hoạt động thực tiễn có mục đích của con người, ông coi những hiện tượng có thể lĩnh hội được bởi cảm giác là cái thuộc chủ quan chỉ tồn tại trong phạm vi ý thức. Cách quan niệm như vậy, ngoài sự mâu thuẫn trong chính bản thân ông, đó còn là sự kế tục đường lối bất khả tri luận và duy tâm chủ quan của Hium. Thứ hai: trong nghiên cứu năng lực nhận thức, Cantơ đã cho rằng cảm tính và giác tính tách rời nhau, chúng chỉ liên hệ với nhau một cách máy móc. Cách nhìn đó là siêu hình vì nó không thấy được sự liên hệ không thể tách rời giữa cảm tính và giác tính, chúng là điều kiện cho sự nảy sinh và phát triển của nhau. Như vậy, nếu chủ nghĩa duy vật cũ nhìn thấy sự phản ánh trong nhận thức, quy bản thân nhận thức vào sự tiếp nhận thụ động các tác động từ bên ngoài, thì trái lại, Cantơ, trong khi nghiên cứu về năng lực của chủ thể nhận thức, lại chỉ nhìn thấy một mặt đó là hoạt động của chủ thể. Nói cách khác, cả chủ nghĩa duy vật cũ lẫn Cantơ đều cho rằng nguyên tắc phản ánh và sự tích cực của chủ thể trong quá trình nhận thức không dung hợp nhau và loại trừ nhau. Đúng như Các Mác đánh giá: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay-kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoi ơ Bắc-là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan. Thành thử mặt năng động được chủ nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được đúng như là hoạt động hiện thực, cảm giác được” [9, 9]. Những khuyết điểm đó được chủ nghĩa duy vật biện chứng khắc phục và mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức được lý giải, luận chứng một cách duy vật và biện chứng. kết luận Qua nghiên cứu về các năng lực của chủ thể nhận thức trong triết học Cantơ cũng như khảo sát các quan niệm về chủ thể nhận thức trong chủ nghĩa duy cảm và chủ nghĩa duy lý cực đoan, chúng ta có thể rút ra một vài kết luận sau về phương diện chủ thể nhận thức của Cantơ: 1.Nhằm dung hoà giữa chủ nghĩa duy cảm và chủ nghĩa duy lý cực đoan, Cantơ đã quay trở lại với chính khả năng nhận thức của con người trong quá trình nhận thức. Cantơ đã chia thế giới thành thế giới “vật tự nó” và thế giới hiện tượng. Cantơ cho rằng, để khoa học thực sự là những tri thức hoàn thiện thì nó phải dựa trên những tri thức tiên nghiệm, tức là những tri thức có trước và không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Theo Cantơ, triết học trước ông là giáo điều với nghĩa rằng nó tiếp cận đến các vấn đề nhận thức xuất phát từ các tiền đề và các phán đoán có sẵn mà không nghiên cứu chính bản thân hoạt động nhận thức và giới hạn của nó. Khác hẳn với những người đi trước, Cantơ cho rằng để hiểu được bản chất của quá trình nhận thức và vai trò của chủ thể nhận thức trong quá trình này thì cần phải căn cứ vào chính bản thân tri thức. Xuất phát từ ý định này mà Cantơ phân biệt hai loại kinh nghiệm: kinh nghiệm thông thường và kinh nghiệm nhận thức khoa học. Trong đó kinh nghiệm nhận thức khoa học chính là kinh nghiệm của tri thức với tư cách là “Cơ quan năng động có sẵn khả năng nhận thức” [5, 59]. 2.Trong quan niệm về chủ thể nhận thức, Cantơ đã đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các năng lực của chủ thể nhận thức như cảm tính, giác tính, thông giác và lý tính và các cấp độ nhận thức của con người từ thấp đến cao đó là: cảm tính, giác tính và lý tính. Cảm tính cung cấp nội dung, tài liệu cho quá trình nhận thức, nhưng hỗn độn (chaos) và chỉ nhờ có không gian-là hình thức bên ngoài của kinh nghiệm cảm tính tiên nghiệm và thời gian-là hình thức bên trong của kinh nghiệm cảm tính tiên nghiệm (tiên thiên) mà chúng được sắp xếp và hệ thống hoá lại trong tư duy. Như thế, không gian và thời gian theo Cantơ không phải là những hình thức tồn tại của vật chất và quá trình vận động, mà thuộc về lĩnh vực chủ quan của ý thức con người. Giác tính là cấp độ cao hơn so với cảm tính trong quá trình nhận thức. “Nhờ cảm tính mà sự vật được đem cho ta. Nhờ giác tính mà ta tư duy được về sự vật” [7, 135]. Cảm giác và giác tính ở trạng thái rời rạc và như thế chưa cho chúng ta một tri thức thực sự đúng đắn. Để có tri thức đúng đắn thì phải có sự thống nhất của cảm giác và khái niệm mà theo Cantơ đó là các phạm trù-là đối tượng nghiên cứu của lôgíc tiên nghiệm. Nhưng các phạm trù của Cantơ chỉ đơn thuần là những hình thức của tư tưởng mà chưa có nội dung. Cái trung gian gắn liền các phạm trù với kinh nghiệm theo Cantơ đó là các lược đồ. Như vậy, Cantơ mới chỉ liên kết một cách máy móc cảm tính và giác tính trong quá trình nhận thức mà chưa thấy được mối quan hệ biện chứng và bước chuyển giữa hai cấp độ nhận thức này. Lý tính là cấp độ cao nhất không chỉ dừng lại ở hiện tượng luận mà còn vươn tới “vật tự nó”, cái ý niệm: là cái chỉ về cái vô điều kiện, cái tuyệt đối, cái vô hạn. ý niệm được biểu hiện thành:1) ý niệm linh hồn; 2) ý niệm về thế giới; 3) ý niệm về Thượng đế. Nhưng Cantơ cũng đồng thời chỉ ra rằng lý tính của con người không những không có khả năng nhận thức được “vật tự nó” mà lý tính của con người về bản chất là mâu thuẫn. Điều này đã được ông phân tích kỹ trong học thuyết về các atinomia của ông. Và qua đó, Cantơ đi đến kết luận: Lý tính cũng như cảm tính và giác tính đều bất lực trong việc nhận thức bản chất của thế giới. Và giữa thế giới hiện tượng với thế giới “vật tự nó” có một hố sâu ngăn cách mà con người không thể vượt qua. Như vậy, đứng trên lập trường duy tâm, triết học Cantơ không những bộc lộ tính bất khả tri mà còn bộc lộ cả tính chất nhị nguyên trong quan niệm về “vật tự nó”. Đúng như Lênin nhận xét, khi Cantơ thừa nhận rằng có một cái gì đấy ở bên ngoài chúng ta, một “vật tự nó” nào đó phù hợp với những biểu hiện của chúng ta thì Cantơ là người duy vật. Khi ông tuyên bố rằng các “vật tự nó” ấy là không thể nhận thức được, là siêu nghiệm, là ở thế giới bên kia thì ông là người duy tâm” [25, 170]. Chính vì vậy mà Cantơ ở đây đã bị phê phán gay gắt cả về phía hữu cũng như phía tả trong lập trường triết học của ông. Tuy nhiên, nếu bỏ qua những hạn chế có tính chất lịch sử ấy, chúng ta có thể thấy những ưu điểm trong quan niệm về chủ thể nhận thức của ông. Cantơ đã nhấn mạnh đến tính tích cực của chủ thể nhận thức thông qua việc nhấn mạnh tư tưởng về tính tích cực của các phạm trù, tính quy định phạm trù của ý thức con người. Và Cantơ cũng là người đầu tiên đột phá và phá vỡ quan niệm siêu hình và phương pháp tư duy siêu hình. Như Lênin nhận xét thì: “công lao lớn của Cantơ là đã làm cho phép biện chứng thoát khỏi “den Schein von willkur” (vẻ bề ngoài độc đoán)” [23, 109]. Cantơ đã coi bản chất của ý thức không phải như sự phản ánh thụ động khách thể, do vậy ông nhấn mạnh đến tính tích cực và đến sự hoạt động của ý thức con người. Với tư cách là người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức-một nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác, ông đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đánh giá rất cao. Không còn nghi ngờ gì nữa, Cantơ là một triết gia vĩ đại và triết học của ông đã thuộc về kho tàng tri thức của nhân loại. Danh mục tài liệu tham khảo *Tài liệu tiếng Việt 1. 1.Quang Chiến (chủ biên), Chân dung Triết gia Đức, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2000. 2. Nguyễn Trọng Chuẩn(2004), Triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII R. Đềcáctơ , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Đềcáctơ, Rene (Trần Thái Đỉnh: Biên dịch, nhập đề, chú giải) Những suy niệm siêu hình học. 4. Honderich, Ted (Biên dịch: Lưu Văn Hy), Hành trình cùng Triết học, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002. 5. Nguyễn Văn Huyên(1996), Triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII-XIV-Triết học Imanuin Cantơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội “Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học” (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Hà Nội, 12/2004. 7. Kant, Immanuel (Bùi Văn Nam Sơn- Dịch và chú giải), Phê phán lý tính thuần tuý, Nxb Văn học, 2004. 8. Các Mác-Ph.ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập1, 1995. 9. Các Mác-Ph.ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập3, 1995. 10. Các Mác-Ph.ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập19, 1995. 11. Các Mác-Ph.ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập20, 1995. 12. Magee, Bryan (Huỳnh Phan Anh- Mai Sơn: dịch, Phạm Viên Phương hiệu đính), Câu chuyện Triết học, Nxb Thống kê, 2003. 13. Nguyễn Thế Nghĩa (chủ biên), Tuyển tập tạp chí khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, 2004. 14. Vương Đức Phong- Ngô Minh Hiếu (Phong Đảo dịch), Thập đại tùng thư- 10 nhà tư tưởng lớn thế giới, Nxb Văn hoá thông tin, 2003. 15. Rosen, Stanley (Nguyễn Minh Sơn-Lưu Văn Hy-Nguyễn Đức Phú: Biên dịch; Hoàng Thị Thơ hiệu đính), Triết học Nhân sinh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004. 16. SahaKan, William. S. và SahaKan, Mabel. L. (Người dịch: Lâm Thiện Thanh-Lâm Duy Chân), Tư tưởng của các Triết gia vĩ đại, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001. 17. Hà Thiên Sơn(1998), Lịch sử Triết học, Nxb Trẻ. 18. Phương Kỳ Sơn(2000), Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Stumpf, Samuel, Ennoch (Biên dịch: Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy, hiệu đính: Nguyễn Việt Long), Lịch sử triết học và các luận đề,Nxb Lao động, Hà Nội, 2004. 20. Taranốp, P.S. (dịch và hiệu đính: Đỗ Minh Hợp), 106 nhà thông thái, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 21. “Tập bài giảng lịch sử Triết học”, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994, tập 2. 22. V.I.Lênin, Bút ký Triết học, Tập 18, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1981. 23. V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1981. 24. Viện Triết học-Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (dịch và hiệu đính: Đỗ Minh Hợp), Lịch sử phép biện chứng cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. 25. Viện Triết học (nhiều tác giả); I.Cantơ-Người sáng lập nền Triết học cổ diển Đức, Nxb KHXH, Hà Nội, 1997. 26. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên), Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. *Tài liệu nước ngoài 27. CATHOLIC ENCYCLOPEDIA: Philosophy of Immanuel Kant www.newadvent.org/cathen/08603a.htm 28. Immanuel Kant -- Metaphysics [Internet Encyclopedia of Philosophy] www.utm.edu/research/iep/k/kantmeta.htm 29. Immanuel Kant - Wikipedia, the free encyclopedia www.en.wikipedia.org/wiki/Kant 30. Immanuel Kant (1724-1804) www.friesian.com/kant. 31. Kant www.philosophypages.com/ph/kant.htm 32. Kant's Critique of Pure Reason (Translation by Norman Kemp Smith) www.humanum.arts.cuhk.edu.hk/Philosophy/Kant/cpr 33. Kant's Moral Philosophy www.plato.stanford.edu/entries/kant ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0405.doc
Tài liệu liên quan