A- Đặt vấn đề:
Trong xã hội hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng và phong phú dưới nhiều hình thức và qui mô khác nhau bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau. Để đảm bảo các quan hệ kinh tế được thiết lập và thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đề cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ kinh tế, giữ vững trật tự kỷ cương
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế trong quá trình phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh tế thì cần phải có một pháp lệnh hợp đồng kinh tế phù hợp và hoàn chỉnh. Nhận thức được vấn đề này Nhà nước ta đã ban hành các nghị định, thông tư (NĐ 004 TTg ngày 04/01/1960 của T.T.P ban hành; NĐ 54-CP ngày 10/03/1975 của hội đồng Chính phủ; pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989...) nhằm điều chỉnh hiệu quả các quan hệ hợp đồng kinh tế.
Vậy để phát huy được vai trò của hợp đồng kinh tế nói chung và của chủ thể trong hợp đồng kinh tế nói riêng đối với sự phát triển của nền kinh tế thì chúng ta phải nghiên cứu sự phát triển của nó trong từng thời kỳ lịch sử, giai đoạn khác nhau. Bởi mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau thì nó có những yêu cầu khác nhau do đó có môi trường chính trị, chính trị - xã hội, một trường kinh tế và sự ảnh hướng thế giới khác nhau. Vì vậy trong đề tài này em nghiên cứu: "Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế trong quá trình phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế".
B- Mục đích và phương pháp nghiên cứu.
I- Mục đích
Để hợp đồng kinh tế hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai thì vấn đề đặt ra là phải hiểu được bản chất của nó, nguyên nhân ra đời và sự điều chỉnh (tác dụng) đối với nền kinh tế, vị trí của nó trong quản lý kinh tế.... Như vậy để làm được những việc đó đòi hỏi phải nghiên cứu cả quá trình phát triển của hợp đồng kinh tế cùng với sự biến động của kinh tế, chính trị xã hội.
II- Phương pháp nghiên cứu.
Kết hợp giữa phương pháp logic với phương pháp lịch sử phương pháp lịch sử là sự diễn lại tiến trình phát triển của sự kiện và hiện tượng với tính chất cụ thể của chúng phương pháp logic là sự khái quát hợp lý luận của quá trình phát triển.
C. Nội dung.
I- Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế giai đoạn trước 1989 ở Việt Nam.
1. Bản chất của hợp đồng kinh tế thời kỳ này.
a. Sau cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, tháng 7/1954 hoà bình đã được lập lại ở miền Bắc, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ, mọi mặt còn yếu. Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng miền Bắc phát triển nhanh về kinh tế (1956-1959). Trong thời kỳ này hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh hợp tác xã, tư doanh đan xen nhau trong nền kinh tế nhiều thành phần. Để đảm bảo phân công phối hợp giữa các ngành ,các cấp; giữa sản xuất và lưu thông Chính phủ đã ban hành "điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh"(kèm theo nghị định số 735-TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ).
Cuối năm 1959, do kết quả của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nền kinh tế được cải tạo căn bản. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính. Hoạt động kinh doanh trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể.
Thực hiện việc xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị kinh tế nhằm mục tiêu chung là thực hiện kế hoạch Nhà nước do đó "chế độ hợp kinh doanh ban hành năm 1956" không còn phù hợp với cơ chế quản lý mà còn cản trở sự vận hành của cơ chế đó. Vì vậy Nhà nước ban hành "Điều lệ tạm thời về chế độ Hợp đồng kinh tế theo Nghị định số 04-TTg ngày 04/01/1960; đồng thời với quyết định thành lập hội đồng trọng tài kinh tế (NĐ 20-TTg ngày 17/01/1960).
Theo điều lệ này cơ sở để ký kết Hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước, các bên chỉ được ký kết Hợp đồng kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao. Hợp đồng kinh tế chỉ được điều chỉnh hoặc huỷ bỏ khi Nhà nước điều chỉnh hoặc huỷ bỏ chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Điều lệ Hợp đồng kinh tế qui định việc ký kết Hợp đồng kinh tế là một kỷ luật bắt buộc trong quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế. Trong những năm của thập kỷ 60 này điều lệ hoạt động có hiệu quả mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh chống Mỹ - nền kinh tế vốn ổn định như số HTX bậc cao tăng từ 58% năm 1964 lên 77% năm 1967. Phát triển mạnh công nghiệp địa phương (năm 1968 so với 1964 vốn đầu tư tăng gấp 4 lần; giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 39%. Giao thông vận tải phát triển mạnh. Miền Bắc đã làm được 340 km đường vòng, 250bến phà và cầu, 13.000km đường liên tỉnh 25.700km đường bộ.... số phương tiện cũng tăng nhiều lần 3,5 lần so với trước chiến tranh. Ngành thương nghiệp 1965-1967 tổng sản phẩm nhập khẩu bằng 2,5 lần so với 3 năm trước chiến tranh.
Đầu những năm 1970, hoà theo xu hướng cải cách kinh tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa, Đảng chủ trương tiến hành cải cách một bước cơ chế quản lý kinh tế theo hướng của hội nghị lần thứ 19 ban chấp hành trung ương Đảng (khoá III) xoá bỏ lối quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa". Đồng thời Đảng và Nhà nước phát động một phong trào lao động sản xuất sôi nổi ở các ngành, các cấp. Nghị quyết 19 giải quyết các vấn đề về đường lối, chính sách để khôi phục và phát triển nền kinh tế nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (năm 1971). Đầu năm 1972 miền Bắc phải chống lại cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ do đó miền Bắc phải chuyển sang kinh tế thời chiến. Sau 1973 kinh tế bị tàn phá nặng nề do đó lại phải bước vào khôi phục kinh tế, Nghị quyết 22 của trung ương Đảng đã đề ra. Lần này kinh tế miền Bắc lại chuyển kinh tế thời chiến sang kinh tế thời bình kế hoạch khôi phục và phát triển hai năm 1974-1975 được đề ra và cuối 1975 miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải... đã đạt được những kết quả quan trọng.
Để phù hợp với điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển Chính phủ đã ban hành "Điều lệ về chế độ Hợp đồng kinh tế" kèm theo Nghị định số 54-CP ngày 10/03/1975 của Hội đồng Chính phủ thay thế điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh tế năm 1960.
Điều lệ Hợp đồng kinh tế qui định các mục của Hợp đồng kinh tế không phải chỉ để thực hiện kế hoạch của Nhà nước như trước mà còn là công cụ pháp lý để giúp đỡ các bên chuẩn bị kế hoạch xây dựng và kế hoạch một cách vững chắc. Chủ thể của Hợp đồng kinh tế là các xí nghiệp quốc doanh, các tổ chức công tư hợp doanh, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị quân đội, tổ chức xã hội, hợp tác xã các tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ký kết Hợp đồng kinh tế theo điều lệ này rộng rãi hơn so với các điều lệ trước, nhưng ký kết vẫn là một kỷ luật của Nhà nước đối với các đơn vị kinh tế.
2. Cơ chế quản lý kinh tế.
a. Hợp đồng trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Hợp đồng kinh doanh xuất hiện từ thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế (1956-1959). Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh doanh năm 1956 trong đó qui định.
"Hợp đồng là một bản qui định mối quan hệ giữa hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tự nguyên cam kết với nhau thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, trong thời gian nhất định nhằm mục đích phát triển kinh doanh công thương nghiệp góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nước" (điều 2).
b. Hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và do kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân, kết cấu các thành phần kinh tế của nhà nước có sự thay đổi căn bản. Chínhphủ đã ban hành chế độ tạm thời và chế độ Hợp đồng kinh tế (kèm theo nghị định số 004-TTg ngày 4/1/1960 của Thủ tướng chính phủ). Mục đích là thông qua việc ký kết Hợp đồng kinh tế mà tăng cường quan hệ kinh tế và trách nhiệm giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan nhà nước ... Do các ngành kinh tế XHCN có quan hệ với nhau rất mật thiết trong quá trình sản xuất - tạo sự trách nhiệm lẫn nhau giữa các đơn vị kinh tế. Do sự thay đổi trong quản lý, xoá bỏ quản lý hành chính cung cấp thực hiện quản lý theo phươg thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa Chính phủ đã ban hành điều lệ mới năm 1975, Điều lệ về chế độ Hợp đồng kinh tế này đã có những đổi mới nhất định mà thể hiện rõ nhất là yếu tố tài sản trong hợp đồng rõ nét hơn, yếu tố tổ chức kế hoạch có giảm bớt so với trước.
"Hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nó góp phần quan trọng trong việc kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Củng cố chế độ hạch toán kinh tế, tăng cường quản lý kinh tế. Nó làm cho lợi ích của đơn vị kinh tế cơ sở khớp với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn liền công tác quản lý của Nhà nước với sự tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế cơ sở. Nó xác lập thắt chặt mối quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các bên cơ liên quan đến việc ký kết Hợp đồng kinh tế và thực hiện Hợp đồng kinh tế đã ký kết, qui định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của từng bên đối với nhau, bảo vệ lợi ích của các bên ký kết, giúp đỡ các bên ký kết, giúp đỡ các bên chuẩn bị kế hoạch. Xây dựng một kế hoạch vững chắc, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước với hiệu quả kinh tế cao nhất" (Điều 1).
3. Việc ký kết Hợp đồng kinh tế.
a. Nguyễn tắc ký kết.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế là một kỷ luật bắt buộc của Nhà nước trong mọi hoạt động kinh tế có liên quan với nhau đều bắt buộc phải ký kết Hợp đồng kinh tế. Sau khi có số kiểm tra kế hoạch và khi kế hoạch chính thức của Nhà nước được ban hành.... (Điều 2).
- Miễn ký kết Hợp đồng kinh tế trong các trường hợp khi phải tiến hành lệnh đặc biệt và khẩn cấp bằng văn bản hoặc đối với những hoạt động kinh tế có tính chất đặc biệt được Hội đồng Chính phủ cho phép; hoặc đối với những giao dịch nhất thời, đột xuất thực hiện và thanh toán xong trong một lần.
- Hợp đồng kinh tế phải được ký kết khẩn trương, kịp thời và trực tiếp giữa các bên có liên quan. Thời hạn hoàn thành việc ký kết Hợp đồng kinh tế thì phù hợp với tiến độ xây dựng kế hoạch và yêu cầu chuẩn bị kế hoạch... (Điều 9).
- Các doanh nghiệp Nhà nước (quốc doanh), cơ quan Nhà nước chỉ được ký kết hợp đồng trong phạm vi kế hoạch của Nhà nước. Nhà nước dựa vào các mục đích của mình để giao chỉ tiêu cho các đơn vị những nhiệm vụ rõ ràng mà các bên phải thực hiện.
- Các bên ký kết có thể ký kết cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao, nếu xét thấy đủ khả năng và không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế hoạch được giao (Điều 8).
b. Căn cứ để ký kết Hợp đồng kinh tế (Điều 8).
- Căn cứ vào số liệu kiểm tra, phương hướng và nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.
- Căn cứ vào chế độ hiện hành và quản lý kinh tế.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ký kết Hợp đồng kinh tế của các cơ quan cấp trên.
c. Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế.
- Sau khi có sổ kiểm tra kế hoạch và kế hoạch chính thức của Nhà nước được ban hành thì các đơn vị phải ký kết Hợp đồng kinh tế.
(1) Các tổ chức quốc doanh.
(2) Các tổ chức công ty hợp doanh.
(3) Các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã hội.
(4) Hợp tác xã loại được công nhận theo điều lệ hiện hành.
(5) Các tổ chức sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp được phép kinh doanh và có tài sản ở ngân hàng.
d. Trình tự và thủ tục ký kết (Điều 9).
- Ký kết trực tiếp: Hai bên hay các bên ký kết có thể chủ động gặp nhau bàn bạc để cùng ký kết hợp đồng.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế gián tiếp: Một bên dự thảo hợp đồng và ký trước gửi bên kia nghiên cứu để ký sau. Bên nhân được dự thảo phải ký hoặc trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo. Quá hạn mà bên nhận dự thảo không trả lời thì coi như đã chấp nhận hợp đồng, có nghĩa vụ thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra.
e. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý.
- Hợp đồng kinh tế được coi là hợp pháp khi nó không trái pháp luật như về chủ thể và nội dung của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả.
+ Hợp đồng vô hiệu toàn bộ:
- Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật
- Không đảm bảo tư cách của các bên chủ thể ký kết.
+ Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần.
- Một phần nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật. Những phần khác không bị ảnh hưởng bởi phần vi phạm đó vẫn được thực hiện.
+ Hậu quả:
- Sửa đổi lại các điều khoản đã bị coi là vô hiệu.
- Khôi phục lại những phần hợp đồng vi phạm đã thực hiện và chấm dứt thực hiện phần vi phạm pháp luật còn lại.
- Bị xử lý hành vi trái pháp luật khi ký kết và thực hiện những điều khoản bị coi là vô hiệu.
4. Đánh giá.
a. Tạo được sự điều chỉnh và đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thời gian này, phù hợp với nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.
b. Đã có sự điều chỉnh nội tại để phù hợp với sự vận động thay đổi của nền kinh tế và xã hội.
c. Không còn phù hợp trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa do đó cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với cơ chế mới.
II- Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế giai đoạn 1989 đến nay.
1. Bản chất của Hợp đồng kinh tế thời kỳ này.
Sau ngày 30/04/1975 miền Nam được giải phóng. Năm 1976 đất nước được thống nhất về mặt Nhà nước. Cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ 1976-1985 cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội với hai nhiệm vụ cơ bản- một là cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa và hai là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa với đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Thành quả đã đạt được là: tài sản cố định của nền kinh tế 1985 gấp hai lần so với năm 1975; năm 1981-1985 nhịp độ tăng trưởng công nghiệp là 9,5%, nông nghiệp là 4,9% ;phân phối lưu thông được củng cố và mở rộng nhưng còn có những yếu kém: quan hệ sản xuất chưa thực sự được củng cố, lực lượng sản xuất còn yếu kém; nền kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối nghiêm trọng.
Tháng 11/1986, Đại hội toàn quốc lần VI của Đảng cộng sản Việt Nam xác định nội dung, đường lối đổi mới quản lý kinh tế-xã hội, trong đó đổi mới cơ chế quảnlý kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện cần phải điều chỉnh sự quản lý đó hội đồng Nhà nước đã thông qua pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 thay thế nghị định 54-CP về chế độ Hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế cùng với Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/01/1990; quyết định số 18-HĐBT ngày 16/01/1990 của HĐBT... đã tạo thành hệ thống qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ Hợp đồng kinh tế trong cơ chế quản lý mới.
2. Cơ chế quản lý kinh tế.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng trong quản lý kinh tế. Pháp lệnh đảm bảo các quan hệ kinh tế được thiết lập và thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá; đề cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ kinh tế, đẩy mạnh nền kinh tế phát triển, giữ vững trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh tế.
"Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuậtvà thoả thuận khác có mục đích kinh doanh, với sự qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình" (Điều 1).
3. Việc ký kết Hợp đồng kinh tế.
a. Nguyên tắc ký kết Hợp đồng kinh tế.
- Nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: theo nguyên tắc này việc ký kết một Hợp đồng kinh tế phải dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận của các bên. Mỗi bên sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong nội dung hợp đồng và đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
- Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm về tài sản.
Theo nguyên tắc này các bên tham gia quan hệ hợp đồng phải tự mình gách vác trách nhiệm về tài sản. Gồm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm chế độ Hợp đồng kinh tế.
- Nguyên tắc không trái pháp luật.
Theo nguyên tắc này đòi hỏi việc ký kết Hợp đồng kinh tế đó phải hợp pháp, mọi thoả thuận trong hợp đồng phải hoàn toàn phù hợp với những qui định của pháp luật.
b. Căn cứ để ký kết Hợp đồng kinh tế (Điều 10).
- Căn cứ vào phương hướng kế hoạch của Nhà nước, các chính sách,chế độ, các chuẩn mực kinh tế- kỹ thuật hiện hành.
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng.
Căn cứ này nhằm đảm boả cho Hợp đồng kinh tế được ký kết có khả năng thực hiện, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả, đồng thời thoả mãn nhu cầu xã hội.
- Căn cứ vào khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của mình.
Khi ký kết Hợp đồng kinh tế, các đơn vị kinh tế phải căn cứ vào những điều kiện chủ quan của mình về tiền vốn, vật tư, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Căn cứ đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Căn cứ vào tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng đảm bảo về tài sản của các bên cùng ký kết hợp đồng.
Đây là căn cứ quan trọng để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng về tính hợp pháp của mối quan hệ cũng như khả năng thanh toán của các bên nhằm đảm bảo cho hợp đồng có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế.
c. Chủ thể của Hợp đồng kinh tế.
* Chủ thể của Hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ Hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện thoả thuận để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Theo pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 thì Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên sau:
- Pháp nhân với pháp nhân.
- Pháp nhân với cá nhân kinh doanh có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Như vậy, chủ thể của Hợp đồng kinh tế ít nhất một bên phải là đơn vị có tư cách pháp nhân, còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh.
Pháp nhân là một tổ chức có đầy đủ các điều kiện sau đây:
(1) Được thành lập một cách hợp pháp
(2) Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng tài sản đó.
(3) Có quyền quyết định một cách độc lập bằng các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
(4) Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
Việc qui định chủ thể quan hệ Hợp đồng kinh tế có một bên là pháp nhân là để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế chung trong nền kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa nhiều thành phần trong đó giữa các đơn vị kinh tế có sự thường xuyên trực tiếp tác động lẫn nhau thông qua các mối quan hệ kinh tế đan xen trên thị trường rất phong phú, đa dạng. Đồng thời cũng là để thu hút các cá nhân cùng tham gia với các pháp nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện kế hoạch của pháp nhân trên cơ sở kế hoạch định hướng của Nhà nước.
Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật là người đã được câp giấy phép đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng qui định của pháp luật.
Các chủ thể trên khi ký kết Hợp đồng kinh tế phải tuân thủ theo các qui định cảu pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên theo qui định tại điều 42,43 (pháp lệnh Hợp đồng kinh tế) còn cho phép pháp nhân được ký kết Hợp đồng kinh tế với những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể đó là những đối tượng pháp luật chưa qui định phải đăng ký kinh doanh. Cũng như cho phép pháp nhân Việt Nam áp dụng pháp luật Hợp đồng kinh tế trong ký kết Hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Khi ký kết Hợp đồng kinh tế, mỗi bên phải có một người đại diện để ký vào Hợp đồng kinh tế. Nếu là pháp nhân thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó. Đại diện hợp pháp của pháp nhân là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân và hiện đang giữ chức vụ đó
Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật thì người ký kết Hợp đồng kinh tế phải là người đứng tên xin giấy phép kinh doanh, được cấp giấy phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nếu một bên là người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân thì người ký kết Hợp đồng kinh tế phải là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng. Nếu có nhiều người cùng làm thì người ký vào bản hợp đồng phải là do những người cùng tham gia tiến cử bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người đó và phải kèm theo bản Hợp đồng kinh tế. Khi một bên là hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể thì đại diện phải là chủ hộ. Khi một bên là tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ nhiệm bằng văn bản, nếu là cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì bản thân họ phải là người ký kết các Hợp đồng kinh tế.
Đại diện ký kết Hợp đồng kinh tế trên cũng chính là đại diện đương nhiên trong quá trình thực hiện Hợp đồng kinh tế và trong tố tụng trọng tài kinh tế.
Mặt khác, đại diện hợp pháp của pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết Hợp đồng kinh tế, làm đại diện trong ký kết, trong quá trình thực hiện Hợp đồng kinh tế cũng như trong tố tụng trọng tài kinh tế khi có tranh chấp xảy ra. Việc uỷ quyền này bắt buộc phải bằng văn bản xác định rõ người được uỷ quyền, phạm vi uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền. Người được uỷ quyền chỉ được phép hành động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba. Trong phạm vi uỷ quyền người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về hành vi của người được uỷ quyền như hành vi của chính mình. Trong trường hợp uỷ quyền thường xuyên. Mỗi lần giao dịch trong quan hệ Hợp đồng kinh tế, người được uỷ quyền phải xuất trình văn bản uỷ quyền thường xuyên đó và trách nhiệm cũng giống như trường hợp uỷ quyền không áp dụng được đó là trường hợp mà hợp đồng phải đăng ký và những hợp đồng được ký kết bằng các tài liệu giao dịch thì không được phép uỷ quyền.
d. Trình tự ký kết Hợp đồng kinh tế.
Khi ký kết Hợp đồng kinh tế, các bên có thể tiến hành một trong hai cách: ký kết trực tiếp hoặc ký kết gián tiếp.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế trực tiếp: là cách ký kết đơn giản, nhanh chóng, khi ký kết đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào một văn bản.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế gián tiếp: là phương pháp ký kết mà trong đó, các bên tiến hành gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Việc ký kết Hợp đồng kinh tế bằng phương pháp này đòi hỏi phải tuân thủ những trình tự nhất định. Hợp đồng được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch và thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng đã ký kết đó.
e. Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ.
Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cẩm của pháp luật.
Không đảm bảo tư cách cảu bên chủ thể ký kết.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần.
Một phần của hợp đồng trái với pháp luật qui định . Nhưng những phần còn lại không bị ảnh hưởng và vẫn được thực hiện.
- Hậu quả: Sửa đổi, khôi phục những phần bị coi là vô hiệu. Chấm dứt phần vi phạm pháp luật còn lại.
Bị xử lý hành vi trái pháp luật khi ký kết và thực hiện những điều khoản bị coi là vô hiệu.
4. Đánh giá.
a. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã đáp ứng và thích nghi phù hợp với những điều kiện mới về sự thay đổi kinh tế, chính trị -xã hội mà pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành năm 1976 không còn phù hợp để thực hiện nữa.
b. Sự thích hợp trong điều chỉnh của pháp lệnh Hợp đồng kinh tế với cơ chế mới đáp ứng được trong nền kinh tế thị trường. Đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hoá tiền tệ, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tham gia đầu tư với các nhà doanh nghiệp trong nước điều đó đã làm tăng trình độ khoa học kỹ thuật trong nước, tăng ngoại tệ và giảm tỷ lệ thất nghiệp cho các công nhân Việt Nam. Mặt khác nó cũng thúc đẩy hàng hoá trong nước phải cải tiến, nâng cao chất lượng để cạnh tranh,đứng vững trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Do đó việc đảm bảo cho các nhà thầu nước ngoài là quan trọng để thu hút được họ đưa ngoại tệ và kỹ thuật vào đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy yếu tố pháp lý là rất quan trọng; chính trị phải ổn định. Khi pháp lện Hợp đồng kinh tế hoàn thiện hơn không những thu hút được các nhà thầu nước ngoài mà còn giúp cho nền kinh tế nước nhà ổn định, các doanh nghiệp được hoạt động công bằng và ổn định, các doanh nghiệp được hoạt động công bằng và ổn định, tạo cho sự ký kết được nhanh chóng đúng pháp luật. Đồng thời Nhà nước cũng dễ quản lý hơn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
III- Xu hướng phát triển pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
1. Nguyên nhân, điều kiện cần thiết phải sửa đổi.
a. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế được hội đồng Nhà nước thông qua ngày 25/9/1989 và có hiệu lực từ ngày 29/9/1989. Qua 10 năm thi hành nó đã đạt được những thành quả to lớn và đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Đến nay với nhiều yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi thì qui định của pháp lệnh này đã không còn phù hợp nữa đặc biệt là sau khi Nhà nước ta đã ban hành hai bộ luật dân sự và thương mại dẫn đến nhiều quyết định chồng chéo gây nên sự mâu thuẫn trong việc điều chỉnh và quản lý như khi xét xử những vi phạm gây khó khăn trong sự phân định toà giải quyết.
Xét về mặt pháp lý chủ thể trong quan hệ ký kết Hợp đồng kinh tế theo điều 2, 42, 43 của pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì như đã nêu ở phần trước các bên ký kết ít nhất một bên phải là pháp nhân do đó qui định này của pháp luật về chủ thể chưa thực sự bình đẳng về chủ thể và tính đa dạng của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Theo hiến pháp 1992 tại điều 22 và các văn bản pháp luật khác như: luật doanh nghiệp tư nhân, luật khuyến khích đầu tư trong nước đều ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật giữa các cơ sở sản xuất. Kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhưng ở đây theo pháp luật Hợp đồng kinh tế các quan hệ kinh doanh mặc dù hợp pháp, không bị vô hiệu, đáp ứng hình thức hợp đồng như giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau hoặc giữa các cá nhân có đăng ký kinh doanh với nhau khôngđược xem là Hợp đồng kinh tế.
Trong khi đó, cũng quan hệ kinh doanh như vậy nếu các chủ thể này giao kết với một pháp nhân thì lại được coi là Hợp đồng kinh tế. Tất nhiên đối với mỗi chủ thể kinh doanh, chịu sự điều chỉnh của các loại văn bản pháp luật nào khi xác lập quan hệ hợp đồng thường không quan trọng. Điều quan tâm là tính hợp pháp và mục đích có đạt được hay không và đạt được ở mức độ nào.
Sự hạn chết của pháp luật Hợp đồng kinh tế trong qui định về chủ thể còn biểu hiện ở chỗ nó chưa phản ánh được sự đa dạng của các quan hệ kinh doanh đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường; ví dụ như: Quan hệ kinh doanh giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam với nhau, một số quan hệ kinh doanh của tổ hợp tác. Mặt khác trong pháp luật Hợp đồng kinh tế còn có hạn chế trong việc xác định và thể hiện tư cách chủ thể trong nền kinh tế thị trường là khả năng chịu trách nhiệm độc lập về tài sản. Ví dụ: Qui định tại khoản 3 điều 40 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế về miễn, giảm trách nhiệm tài sản của bên vi phạm do lỗi của người thứ 3.. Hoặc pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chưa qui định trách nhiệm thuộc về bên có lỗi trong một số trường hợp ký kết Hợp đồng kinh tế vô hiệu do lừa đảon, giả mạo...
Đồng thời trong các qui định về chủ thể Hợp đồng kinh tế còn thiếu tính thống nhất. Theo điều 2 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ít nhất một bên phải là chủ thể có tư cách pháp nhân. Nhưng cũng theo qui định tại điều 2 mục I thông tư 11/TT-PL ngày25/5/1992 thì quan hệ giữa các cá nhân kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT ngày 02/03/1992) với doanh nghiệp tư nhân nếu không nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, thuê lao động thì cũng được coi là Hợp đồng kinh tế. ở đây có thể hiểu hoặc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân, hoặc Hợp đồng kinh tế được mở rộng phạm vi chủ thể không nhất thiết phải có sự tham gia của pháp nhân. Theo luật doanh nghiệp tư nhân (được sửa đổi ngày 22/06/1994) và pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì cả hai cách hiểu đó đều không mang tính hợp pháp.
2. Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế trong thời gian tới.
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 tại điều 2 có qui định Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên sau:
- Pháp nhân với pháp nhân.
- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Ngoài ra tại điều 42 và 43 thì pháp nhân có thể ký kết với người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể và với các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy Hợp đồng kinh tế được ký kết ít nhất một bên chủ thể phải là pháp nhân.
Trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đối mới, phát triển và đã đạt được những thành quả nhất định trong những năm đổi mới và nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh.
Đồng thời để phát huy được nổ lực của nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá- tiền tệ đảm bảo và kích thích nền kinh tế phát triển do đó cần phải có sự thay đổi trong phần này.
Như vậy trong phần chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế cần được sửa đổi như sau: Chủ thể được ký kết giữa các bên sau:
- Pháp nhân.
- Chi nhánh của pháp nhân được ký kết hợp đồng trong phạm vi được phân cấp tự hạch toán.
- Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Ngoài ra tại điều 42,43 cũng cần thay đổi như sau:
- Tại điều 43: Trước kia Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các pháp nhân với người làm công tác kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân cá thể thì nay nên thay đổi thành Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh với người làm công tác khoa học kỹ thuật nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, tổ hợp tác.
Tại điều 43: Trước qui định Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân Việt Nam với các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nay nên thay đổi Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh của Việt Nam với các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy sự thay đổi này không nhất thiết Hợp đồng kinh tế được ký kết ít nhất một bên phải là pháp nhân mà nó có thể được ký kết giữa các chi nhánh của pháp nhân này với pháp nhân, chi nhánh của pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34994.doc