A - Mở đầu
Trong thời gian hiện nay, loài người đang bị cuốn hút vào một quá trình mang tính chát quốc tế bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị xã hội của thế giới đó là quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu khách quan của mọi thời đại, tác động một cách toàn diện đến mọi dân tộc, nó đặt mỗi quốc gia trước những thời cơ và cả những thách thức to lớn. Để tham gia vào quá trình toàn cầu hoá các nước phải tích cực tham gia vào quá trình hội nhập và
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o nền kinh tế thế giới . Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp. Trong bối cảnh này không thể phát triển nếu không hội nhập.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Nó không chỉ tạo ra khả năng và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mà còn là một thách thức gay gắt đối với các nước, nhất là những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia hội nhập và nền kinh tế quốc tế là một nội dung, một khía cạnh quan trọng của công cuộc đổi mới hiện nay. Chúng ta đang dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới để nhằm đưa đất nước thoát khỏi sự đói nghèo và tụt hậu với thế giới, nâng cao thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới là một vấn đề mang tính chiến lược, đó thực sự không chỉ là mối quan tâm chung cho các nhà quản lý, riêng cấp, ban, ngành lĩnh vực nào mà là mối quan tâm chung cho tất cả mọi người.
Đề tài “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” là một đề tài lớn có ý nghĩa quan trọng. Với những hạn chế trong năng lực của em và phạm vi của đề tài thì chắc chắn đề án sẽ còn những thiếu sót, bởi vậy em rất mong thầy sẽ đóng góp, bổ sung y kiến những thứ thiếu sót để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
B - Nội dung
I - Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
1. Quan niệm về toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.
2. Bản chất của toàn cầu hoá.
Cũng như bất kỳ hiện tượng chính trị - kinh tế - xã hội nào khác, toàn cầu hoá phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước, các lực lượng tham gia vào quá trình đó. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản còn thống trị toàn thế giới thì điều đương nhiên là quá trình quốc tế hoá chịu sự chi phối hoàn toàn của các tập đoàn tư bản. Trong thời kỳ hệ thống XHCN thế giới tồn tại, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi sự hợp tác và đấu chanh giữa hai nền kinh tế: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Từ sau khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi không có lợi cho các lực lượng cách mạng. Về kinh tế, các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ chi phối nền kinh tế thế giới, từ sản xuất tới vốn, công nghệ, xuất khẩu, dịch vụ, thông tin, giữ vai trò chủ chốt trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, từ đó tìm mọi cách áp đặt quyền thống trị, các luật chơi có lợi cho họ.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nói tới tính chất đế quốc của quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Heinz Dieterich, chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc trung tâm nghiên cứu quốc tế của Hoa Kỳ, khi phân tích toàn cầu hoá đã cho rằng, nhu cầu bành trướng của xã hội tư bản ở thế kỷ XVIII – XIX được thể hiện thông qua chủ nghĩa thực dân, ở thế kỷ XX thông qua chủ nghĩa đế quốc và hiện nay nó núp bóng dưới cái gọi là toàn cầu hoá.
Mặt khác cũng cần thấy rằng không phải chủ nghĩa đế quốc có thể làm mưa làm gió, muốn làm gì thì làm. Trên vũ đài quốc tế và các tổ chức quốc tế luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển, giữa các lực lượng tiến bộ và các lực lượng đế quốc, vì vậy không ít thoả thuận phản ánh sự đấu tranh và thoả hiệp giữa các lực lượng đó. Chính vì thế, đại hội lần thứ IX đã vạch rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác ,vừa có đấu tranh”.
3. Cơ sở khách quan của xu thế toàn cầu hoá.
Thứ nhất là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất.
Quốc tế hoá có cơ sở từ chính sự phát triển của sản xuất, nó ra đời gắn liền với sự hình thành của thị trường quốc tế. Trong những thế kỷ trước chính do lực lượng sản xuất phát triển đã làm cho thương mại phát triển và đầu tư có tính chất quốc tế, kéo theo đó là qúa trình di dân , lao động và giao dịch tài chính phát triển mạnh mẽ vượt biên giới quốc gia.
Tron thời kỳ đầu quá trình quốc tế hoá, các hoạt dộng kinh tế giữ các quốc gia mang nặng tính chất phụ thuộc một chiều. Các quốc gia kém phát triển thực hiện cung cấp nguyên liệu cho các quốc gia phát triển cao hơn và thường là các nước thuộc địa phụ thuộc chính quốc. Mỗi quốc gia phát triển cao hơn đề tìm cách tạo lập cho mình một khu vực thuộc địa và thực hiện bảo hộ trong khu vực đó. Thế giới bị chia cắt thành nhiều khu vực thuộc địa và phụ thuộc khác nhau chịu ảnh hưởng của từng quốc gia phát triển hơn, chủ yếu là Pháp, Hà Lan, Anh... Quan hệ giữa các khu vực này luôn bị kiểm soát và hạn chế nhằm bảo vệ sự ảnh hưởng và quyền lợi của các cường quốc thực dân.
Tuy vậy, do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất cùng với ý thức độc lập đã đưa lại sự phát triển mới của phân công lao động.Các quốc gia trước là phụ thuộc sau khi giành được độc lập chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, tạo ra điều kiện cho sự phát triển hơn nữa của quá trình quốc tế hoá. Quan hệ giữa các quốc gia dân tộc giữa các nước phát triển và kém phát triển từ đặc trưng phụ thuộc một chiều chuyển dần sang quan hệ tương hỗ phụ thuộc lẫn nhau.
Thực tiễn phát triển của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước chuyển,bước quá độ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.Hiện nay ở các quốc gia Bắc Mỹ và một số quốc gia phát triển Tây Âu các lĩnh vực kinh tế tri thức đã chiếm khoảng 45 - 50% GDP, trong các nước OECD kinh tế tri thức chiếm gần 50% GDP.
Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tri thức dựa trên các công nghệ có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, nhất là công nghệ thông tin đã mở ra điều kiện thuật lợi cho sự đẩy mạnh su thế toàn cầu hoá. Như vậy chính sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng giào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giữa các quốc gia. Điều này đã đẩy quốc tế hoá kinh tế lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Các quốc gia dù muốn hay không đều chịu tác động của quá trình toàn cầu hoá và đương nhiên để tồn tại, phát triển trong điều kiện ngày nay không thể không tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, tức là phải hội nhập quốc tế.
Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường phát triển đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế quốc tế hoá thể hiện trên hai khía cạnh chính. Thứ nhất kinh tế thị trường mở ra cơ sở điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quy mô sản xuất không bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia mà mang tầm quốc tế, như vậy cũng có nghĩa là thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, gắn các quốc gia vào trong sự giàng buộc của sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai kinh tế thị trường phát triển ở các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho xử lý các mối quan hệ kinh tế, đó là cơ chế thị trường. Với sự cùng tồn tại cơ chế thị trường trong các nền kinh tế, có nghĩa rằng cùng tồn tại cơ chế , phương thức phân bổ các nguồn lực từ sức lao động, đến tư liệu sản xuất...Điều này rõ ràng là có ý nghĩa cho thúc đẩy đầu tư giao dịch thương mại và tiếp nhận nguồn lao động. Có thể nói ngày nay nền kinh tế thế giới thống nhất ở cơ chế vận hành: cơ chế thị trường. Đây chính là cơ sở cho sự gia tăng của xu thế toàn cầu hoá.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường không chỉ ở sự mở rộng quy mô về không gian, về sự xâm nhập ràng buộc lẫn nhau giữa các thị trường mà còn thể hiện ở sự phát triển theo chiều sâu, đó là sự bùng nổ phát triển của thị trường tài chính gắn liền với sự xuất hiện của một loạt công cụ mới trong thanh toán giao dịch. Như vậy có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường chính là cơ sở, là điều kiện cho quá trình quốc tế hoá. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới ngày nay đều dựa trên cơ chế thị trường, sử dụng các phương tiện và công cụ của kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hoạt động sản xuất và lưu chuyển các yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy.
Thứ ba là sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh, bước vào thời kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển.
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai dưới tác động của các quy luật thị trường cũng đã đẩy đến tình trạng phân hoá giầu nghèo một cách sâu sắc. Đây là vấn đề có tính toàn cầu mà để giải quyết nó cần có sự phối hợp cố gắng của tất cả các quốc gia giầu cũng như nghèo. Nhìn chung các vấn đề toàn cầu đều có quan hệ nhân quả với nhau, cho nên phải có quan điểm tổng thể khi giải quyết và đòi hỏi phải có nỗ lực của mọi quốc gia. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh thị trường thế giới bị chia cắt không cho phép các quốc gia thống nhất hành động, liên kết sức mạnh. Với sự kết thúc chiến tranh lạnh, sự phân thế giới thành hai cực đối lập đã và đang chuyển sang trật tự theo hướng đa cực, thế giới vận động trong xu thế hoà dịu hợp tác và phát triển từ cuối những năm 80 đã mở ra cơ hội trên thực tế thực hiện phối hợp nguồn lực để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đây cũng được xem là cơ sở quan trọng cho gia tăng mạnh mẽ xu thế quốc tế hoá lên một trình độ mới, đó là toàn cầu hoá.
4. Các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tạo nên nhiều sự liên kết giữa các nền kinh tế quốc gia, đẩy tới mức độ chuyên sâu của phân công lao động quốc tế: Cùng với sự phân công theo sản phẩm ngày càng phát triển sự phân công theo chi tiết sản phẩm. Các nền kinh tế quốc gia quan hệ chằng chịt, đan xen lẫn nhau đến mức tạo ấn tượng rằng nền kinh tế thế giới là một “mạng lưới” khổng lồ, rất đa dạng, không thuần nhất, trong đó nền kinh tế quốc gia là những điểm nút vừa bảo vệ tính tự chủ, vừa tác động lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của cả “mạng lưới”. Về cơ chế quản lý, ở tầm vĩ mô cũng như vi mô xuất hiện những sáng kiến mới phù hợp với đặc điểm mới của nền kinh tế thế giơi. Những tiến bộ về khoa học - công nghệ, về tổ chức sản xuất và quản lý đã tạo ra năng suất lao động cao hơn, hiệu quả kinh tế lớn hơn, làm cho lợi nhuận của CNTB đạt mức tối đa chưa từng có.
Đi liền với toàn cầu hoá, xu thế khu vực hoá cũng sớm hình thành phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Hội nhập quốc tế đã diễn ra với các cấp độ khác nhau: song phương, đa phương, tam giác, tứ giác, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực, liên châu lục và toàn cầu, dưới nhiều phương thức đa dạng: khu vực mậu dịch tự do, liên minh thế quan, liên minh kinh tế, thị trường chung, diễn đàn hợp tác kinh tế. Bằng cơ chế ngày càng thông thoáng theo hướng tự do hoá. Cho đến nay đã hình thành ba tổ chức kinh tế toàn cầu: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMS) , Ngân hàng thế giới (WB), và tổ chức thương mại quốc tế (WTO), và hàng chăm tổ chức khu vực. Gần đây suất hiện khuynh hướng sát nhập, hình thành những công ty đa quốc gia cực lớn. Nhìn về bề sâu, đó là sản phẩm của qúa trình tích tụ, tập trung và liên hợp sản xuất trên phạm vi thế giới dựa trên những thành tựu kinh tế - kỹ thuật hiện đại và tổ chức quản lý tiên tiến do loài người sáng tạo nên, các thế lực tư bản lớn đã kịp thời nắm lấy nhằm thiết lập địa vị độc quyền, vai trò khống chế thương trường quốc tế, thâu tóm các lợi thế của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Những nhân tố nói trên phát sinh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tạo nên quan hệ “tuỳ thuộc lẫn nhau” giữa các nền kinh tế mà không một ai có thể cưỡng lại. Tuy nhiên, đối với các nước chậm phát triển, cần đề phòng một nguy cơ ngược lại nếu để diễn ra trên thực tế không phải sự “tuỳ thuộc lẫn nhau” mà là sự “tuỳ thuộc một chiều” của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khác.
Thời đại của chúng ta không còn là thời đại tư bản chủ nghĩa trước đây mà là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới. Trên thực tế, ngày nay các lực lượng tham gia thúc đẩy toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế không chỉ có các nước tư bản phát triển mà bao gồm ba loại nước:
Các nước tư bản phát triển.
Các nước dân tộc chủ nghĩa vừa thoát khỏi ách đô hộ thực dân.
Các nước phát triển theo định hướng XHCN.
Một số ít nước tư bản phát triển cao không chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà quan trọng hơn là nhằm chi phối, khống chế thị trường thế giới, cải biến kinh tế các nước khác theo quỹ đạo của mình. Các nước dân tộc chủ nghĩa tận dụng xu thế toàn cầu hoá và tham gia hội nhập quốc tế, để có điều kiện xây dựng nền kinh tế quốc gia tự chủ. Các nước theo định hướng XHCN vận dụng xu thế toàn cầu hoá chủ động hội nhập quốc tế, để tranh thủ những khả năng có lợi cho thị trường thế giới, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế theo định hướng XHCN, không chỉ chống nguy cơ tụt hậu xa hơn, mà còn nhằm thu hẹp khoảng cách về tiềm lực kinh tế so với các nước khác.
ỷ thế sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật, với bản chất vốn có của giai cấp tư sản, các nước lơn, nhất là các nước tư bản phát triển cao nhất đang khống chế các tổ chức kinh tế toàn cầu, áp đặt những quy chế và phương thức hoạt động không bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước chậm phát triển tạo trạng thái thất nghiệp, phân hoá giầu nghèo ngày càng ngiêm trọng, uy hiếp chủ quyền quốc gia các dân tộc kém phát triển.
Cuộc đấu tranh giữa khống chế, o ép và chống khống chế, o ép diễn ra ngày càng quyết liệt, chủ yếu do khả năng tập hợp lực lượng của các nước đang phát triển, đồng thời do các nước phát triển, trong chừng mực nhất định, rất cần thị trường, nguồn lao động nguồn tài nguyên... của các nước đang phát triển. Vì vậy, các nguyên tắc chung của WTO không những thể hiện mưu đồ, lợi ích của các nước phát triển, mà còn bao hàm những quy định có lợi cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Trước làn sóng phản ứng của nhiều quốc gia, các nước phát triển đã buộc phải xoá nợ dãn nợ cho các nước kém phát triển. Sự tác động lớn đối với quá trình toàn cầu hoá của Mỹ bắt nguồn từ sự chi phối của Mỹ đối với các lĩnh vực quyền lực cơ bản của thế giới ngày nay, đó là sức mạnh về kinh tế về khoa học công nghệ và về quân sự. Tất nhiên sự thống trị này chỉ là tạm thời.
Chính trong toàn cầu hoá chủ nghĩa tư bản cũng sẽ phải biến đổi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá không chỉ có Mỹ và các nước tư bản phát triển mà còn có hàng loạt các quốc gia trên thế giới trong đó có cả các quốc gia đang trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy quá trình toàn cầu hoá không đơn giản là sự phổ biến các giá trị, luật chơi của CNTB, mà là quá trình đấu tranh, thoả thuật, sàng lọc, trong đó các giá trị văn minh nhân đạo của loài người sẽ được chấp nhận, đó chính là quá trình hội nhập giao thoa của các nền kinh tế, các giá trị văn hoá, chính trị v...v... sẽ là không thoả đáng khi xem toàn cầu hoá hiện nay thuần tuý mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Sự đan xen của các lợi ích trong quá trình tham gia hội nhập của các chủ thể phản ánh tính phức tạp và đầy mâu thuẫn của chính quá trình này.
Hội nhập quốc tế bao gồm quan hệ đa phương lẫn song phương. Hội nhập quốc tế không chỉ có việc tham gia hội nhập APEC, APTA, IMF, WB... mà việc thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư khoa học kỹ thuật với từng nước riêng rẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, cần thấy rằng trong thực tiễn hiện nay của thế giới, các định chế kinh tế do cấp đa phương, nhất là đa phương toàn cầu quy định có giá trị hướng dẫn, tạo khuân khổ khống chế các quan hệ song phương. Vì vậy hội nhập quốc tế không thể không tham gia quan hệ đa phương, tức là không thể không ra nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Nếu chỉ dừng ở quan hệ hợp tác song phương thì sẽ không được hưởng những lợi thế của quan hệ đa phương tạo nên, không có điều kiện và cơ hội nói lên tiếng nói đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt không tận dụng được những sức mạnh tập thể của các nước đang phát triển để chống thái độ cửa quyền, sức ép của các nước phát triển.
Do những đặc điểm nói trên, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, luôn luôn tiềm ẩn hai khả năng: thời cơ và thách thức, mặt phải và mặt trái, hợp tác và đấu tranh, phát đạt và phá sản, vươn lên và tụt hậu, tự chủ và phụ thuộc... Thời cơ và thách thức là hai mặt của hội nhập quốc tế, thậm chí của cùng một hành động hội nhập. Để vượt qua thách thức, cần chủ động nắm thời cơ, giữ vững mục tiêu vươn lên khai thác những gì là lợi thế của hội nhập để tạo ra thế và lực mới.
5. Tác động của toàn cầu hoá.
5.1 Những tác động tích cực.
Nhìn chung toàn cầu hoá tạo ra khả năng phát huy có hiệu quả nguồn lực trong nước và sử dụng các nguồn lực quốc tế theo nguyên lý lợi thế so sánh mà D.Ricardo đã nêu.
Với quá trình toàn cầu hoá, thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan và phi thuế quan thuyên giảm, nhờ đó sự trao đổi hàng hoá tăng mạnh có lợi cho sự phát triển của các nước.
Phản ánh xu thế toàn cầu hoá, dòng vốn cũng vượt qua biên giới quốc gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hoà dòng vốn theo lợi thế so sánh, giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài, hình thành sự phân công lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư lẫn bên tiếp thu.
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, những thành tựu của khoa học công nghệ được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi, qua đó các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với chúng để phát triển.
Mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu, góp phần làm cho giá thành sản xuất giảm, năng suất, hiệu quả tăng cao, giao lưu thuận tiện.
Về mặt chính trị, quá trình toàn cầu hoá gia tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau có lợi cho cuộc đấu chanh cho hoà bình, hợp tác và phát triển vì ngay sự phát triển của các nước công nghiệp phát triển cũng tuỳ thuộc đáng kể vào các nước đang phát triển. Qua những phương tiện hiện đại, những thành tựu văn hoá cũng được chuyển tải nhanh chóng hơn.
5.2 Những tác động tiêu cực.
Mặt khác, toàn cầu hoá cũng gây không ít những tác động tiêu cực và đặt ra nhiều thách thức đối với loài người, nhất là các nước đang phát triển.
Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ hiện nay còn chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình toàn cầu hoá. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, do các nước công nghiệp phát triển thao túng, sự phân cực giữa các nước giầu và các nước ngèo ngày càng sâu sắc. theo đánh giá của UNDP trong “báo cáo về sự phát triển nhân loại 1999” xét trên nhiều khía cạnh thì dân số ở 85 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn cách đây 10 năm, khoảng cách giữa các nước giầu và các nước ngèo ở mức báo động. Trong khi các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới, hiện đang chiếm 86% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong số 4,4 tỷ dân ở các nước đang và kém phát triển thì gần 3/5 thiếu những điều kiện kết cấu hạ tầng cơ bản, 1/3 không biết đến nước sạch 1/5 không được hưởng dịch vụ y tế...
Nền kinh tế toàn cầu hoá là một nền kinh tế rất dễ bị chấn động, sự trục trặc ở một khâu có thể lan nhanh ra phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á vào những năm cuối thế kỷ trước đã chứng minh rõ ràng điều đó.
Ngay trong những mặt tích cực nêu ở phần trên cũng ẩn chứa không ít những mặt tiêu cự. Về trao đổi hàng hoá, việc tự do hoá thương mại đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước công nghiệp phát triển vì sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp do đó có sức cạnh tranh cao, dễ chiếm lĩnh được thị trường. Tuy nói là tự do hoá thương mại song các nước công nghiệp phát triển vẫn áp dụng những hình thức bảo hộ công khai hoặc trá hình. Tuy có sự chuyển giao công nghệ song các nước công nghiệp phát triển thường không chuyển giao những công nghệ mới nhất.
Toàn cầu hoá kinh tế, khoa học và công nghệ cũng kéo theo cả những tội phạm xuyên quốc gia truyền bá nền “văn hoá” phi nhân bản, không lành mạnh, băng hoại đạo đức xâm hại bản sắc văn hoá của các dân tộc.
II- Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
1. Sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
1.1 Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của sự phát triển.
Bối cảnh kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập
Bước vào thế kỷ XXI Việt Nam đang thực hiện đường lối kinh tế và chiến lược phát triển mà đại hội đảng IX đã đề rõ: “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa đất nước ta thành một nước công nghiệp”, “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc dân tộc”. Trong khi đó bối cảnh của nền kinh tế thế giới và khu vực đã có rất nhiều thay đổi. Nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ và xu hướng toàn cầu hoá đang là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại.
Trước sự phát triển vượt bậc của thế giới về kinh tế và khoa học công nghệ Việt Nam vẫn là một trong những nước được xếp vào loại ngèo trên thế giới. GDP bình quân đầu người còn thấp chưa thoát khỏi ranh giới ngèo khổ máy móc thiết bị của tất cả các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta còn thấp hơn mưc trung bình thế giới, do đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm giá thành và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang phát huy vai trò tích cực của nó, mở ra những cơ hội cho những nước kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Thực tế chứng minh rằng không một nước nào dù lớn, giàu đến đâu cũng không thể tự mình sản xuất được tất cả những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của mình. Trên thế giới các quốc gia ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau, không có nước nào có thể đạt được tốc độ phát triển nhanh mà lại không tích cực mở cửa hội nhập kinh tế. Vì thế nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại xu thế của thời đại và không tránh khỏi rơi vào lạc hậu. Trái lại mở cửa hội nhập kinh tế thế giới có thể chả một giá nhất định song đó là một yêu cầu đối với sự phát triển của đất nước.
Đại hội VII (tháng 6/1991) và đại hội VIII (tháng6/1996) và gần đây đại hội IX đã đưa ra những luận điểm có ý nghĩa phương châm chỉ đạo tổng quát cho việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế rộng rãi. đã xác định được hội nhập nền kinh tế thế giới là một yêu cầu khách quan nhưng đảng cũng khẳng định là phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập. Nhất quán chủ chương đa phương hoá, đa dạng hoá, tranh thủ hội nhập kinh tế quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của nước ta, giữ vững độc lập và tự chủ về kinh tế. Vì rằng có một bất lợi rất lớn trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá đó là toàn cầu hoá tạo ra nguy cơ làm mất đi độc lập tự chủ của một quốc gia dẫn đến sự phụ thuộc về chính trị. Bởi vậy độc lập tự chủ kinh tế là nền tảng đảm bảo sự bền vững của độc lập tự chủ về chính trị. độc lập tự chủ thực chất là mỗi nước tự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của mình, tự quyết định các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội, tự đề ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch cho từng thời kỳ và các biện pháp thực hiện mục tiêu đó. độc lập tự chủ không có nghĩa là đóng cửa với thế giới. quan niệm độc lập tự chủ theo kiểu tự cấp tự túc, xây dựng cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, hướng nội đã được kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm của bản thân chúng ta chứng minh là không phù hợp với xu thế chung của thời đại và không có hiệu quả đẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển. Và một khi tình trạng chậm phát triển về kinh tế không được khắc phục thì sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân làm nẩy sinh những vấn đề xã hội nan giải, tạo nguy cơ từ bên trong đối với trật tự an toàn xã hội và điều đó khiến chúng ta khó giữ vững được con đường phát triển đã lựa chọn là kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Những cơ hội mang lại cho Việt Nam khi tham gia hội nhập
Là một nước đang phát triển tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta sẽ có thêm nhiêu cơ hội mới để phát triển đó là:
Tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước, trong khu vực và toàn cầu. Nếu thực hiện đầy đủ các cam kết trong AFTA thì đến năm 2006 hàng công nghiệp chế biến sẽ được tiêu thụ trên tất cả thị trường các nước asean. Từ năm 2020 hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ, đây cũng là cơ hội để nước ta xuất khẩu hàng hoá vào các nước APEC.
Có cơ hội mở rộng thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta được mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta, sử dụng và tài nguyên vốn có của nước ta, làm ra các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ hội mở rộng thị trường kéo theo cơ hội thu hut vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước đi chước để đẩy nhanh quá trình CNH-HDH đất nước tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả, qua đó mà các kỹ thuật, công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật, công nghệ nước ngoài nhằm phát triển năng lực kỹ thuật, công nghệ quốc gia. Trong cạnh tranh quốc tế, công nghệ này là cũ đối với các nước phát triển, nhưng lại là mới và có hiệu quả đối với một nước đang phát triển như Việt Nam.
Tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực của nước ta với các nước. Với nguồn lực của nước ta khá dồi dào, nhưng nếu không hội nhập quốc tế thì việc sử dụng trong nước sẽ bị lãng phí, kém hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội để nguồn nhân lực nước ta khai thông giao lưu với các nước. Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động hoặc có thể sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu. đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sáng chế mà ta chưa có....
2. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
2.1 Những tồn tại của Việt Nam trong quá hội nhập.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua bộc lộ nhiều yếu kém cụ thể là:
Chưa làm tốt công tác chuẩn bị khi công cuộc hội nhập chuyển qua bước mới. Tuy chủ chương hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết của đảng và trên thực tế đã được thực hiện từng bước, nhưng nhận thức hội nhập chưa đạt được sự nhất trí cao, ảnh hưởng tới quá trình đề xuất chính sách và triển khai thực hiện. Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang phát triển mang lại cả thời cơ thách thức lớn. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta còn yếu, tư tưởng bảo hộ còn nặng nề, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý và cải tiến công nghệ diễn ra chậm chạp. Nếu không kịp thời khắc phục thì sẽ bị thua thiệt, thậm chí còn tụt hậu xa hơn. thiếu sót đáng kể là công tác nghiên cứu chiển khai chậm, chất lượng thấp. Cho đến nay ở nước ta còn chưa hiểu thật sâu, chưa nắm thật vững toàn bộ định chế của các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, nhất là của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác mà nước ta cần vận dụng khi ra nhập tổ chức này. công tác hội nhập quốc tế mới tập chung triển khai chủ yếu ở các cơ quan trung ương, sự tham gia của các ngành, các cấp, tuy có được đặt ra nhưng còn rất yếu và chưa đồng bộ, do đó chưa tạo được sức mạnh cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Trong thời gian qua, chúng ta vừa tiến hành hội nhập, vừa triển khai nghiên cứu những nội dung cam kết để xác định chủ trương, phương hướng hành động nên thường bị động đối phó với nhiều khuyến nghị do các đối tác nước ngoài nêu ra, không có đủ cơ sở để hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng chương trình cải tiến quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Luật pháp, chính sách quản lý kinh tế – thương mại chưa hoàn chỉnh. Luật pháp, chính sách là công cụ quan trọng để đảm bảo hội nhập thành công, kinh tế phát triển. Các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại quốc tế đang diễn ra theo thể chế kinh tế thị trường, theo xu thế thuận lợi hoá, tự do hoá, theo “luật chơi” của các thể chế kinh tế quốc tế và khu vực. Nhưng hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách của ta chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn cho chúng ta khi đáp ứng các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Việc hoàn chỉnh luật pháp và chính sách của ta phải phù hợp với thông lệ quốc tế và những quy tắc của các tổ chức mà nước mình tham gia, vừa phù hợp với đặc thù của nước ta đặc biệt là bảo đảm được định hướng XHCN.
Ta cũng chưa nghiên cứu sâu để đề xuất những biện pháp chính sách cần thiết, những cách làm khôn khéo, hợp lý, nhằm tận dụng những ưu đãi mà quốc tế dành cho nước đang phát triển và kém phát triển như quy chế tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, chống bán phá giá... bảo vệ lợi ích của ta.
Doanh nghiệp của ta còn yếu về cả sản xuất quản lý và khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về hai mặt quản lý và công nghệ, lại hình thành và hoạt động quá lâu trong cơ chế bao cấp. Chúng t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34610.doc