Chu chuyển vốn trong tập đoàn Unilever thực trạng & nguyên nhân

Tài liệu Chu chuyển vốn trong tập đoàn Unilever thực trạng & nguyên nhân: LỜI MỞ ĐẦU Quản trị tài chính doanh nghiệp là sự tác động có mục đích, có ý thức của các nhà quản trị tới các quan hệ tài chính doanh nghiệp nhằm điều chỉnh các quan hệ đó và tối đa hóa các giá trị tài sản của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Ngày nay, với sự xuất hiện của rất nhiều công ty đa quốc gia (viết tắt là MNC) thì hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính nói riêng lại càng trở nên phức tạp. Quản trị tài chính trong công ty MNC là việc công ty mẹ thiết lập mối quan h... Ebook Chu chuyển vốn trong tập đoàn Unilever thực trạng & nguyên nhân

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chu chuyển vốn trong tập đoàn Unilever thực trạng & nguyên nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ giữa vấn đề kế hoạch tài chính và quyền của công ty mẹ với công ty con sao cho phối hợp hoạt động giữa công ty mẹ và công ty con, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của công ty con và hệ thống kiểm tra của công ty mẹ. Một trong những điều mà nhà quản trị tài chính cần chú ý là nguồn vốn và cơ cấu vốn của các công ty con trực thuộc MNC. Hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau với những đặc điểm về sản xuất kinh doanh, pháp lý và chính trị khác nhau, các công ty con khi đưa ra quyết định sản xuất và tài chính của mình có thể dẫn đến những xung đột trong sản xuất, thậm chí triệt tiêu lợi ích của nhau. Chính bởi thế nhiệm vụ của quản trị viên cấp cao lúc này là phải có 1 cái nhìn bao quát, phân tích tình hình để đưa ra các kế hoạch về tài chính cụ thể sao cho việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Nguồn vốn có thể được huy động từ đâu, bên trong hay bên ngoài, lợi nhuận tái đầu tư phân phối ra sao, vào những ngành nào, khu vực nào thì có lợi nhất? Việc chuyển vốn giữa các công ty con tiến hành dưới hình thức ra sao? Chuyển vốn về công ty mẹ bằng cách nào? Đây là một loạt các câu hỏi được đặt ra với nhà quản trị tài chính. TÌNH HUỐNG Trong khuôn khổ bài nghiên cứu của mình, em xin được lấy tình huống của tập đoàn Unilever để phân tích về quá trình chu chuyển vốn trên 3 thị trường cơ bản là Châu Âu, châu Mỹ, Châu Á và châu Phi. Với rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Lipton, Knorr, Omo, Sunsilk, Clear, Dove, P/s… Unilever được biết đến là một trong những tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. Trong bản tuyên bố sứ mệnh của mình, Unilever nêu rõ:Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến sức mạnh cho cuộc sống.Chúng tôi đến với các bạn hàng ngày, mang lại sự chăm sóc và bảo vệ an toàn nhất, để có thể làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, xinh đẹp hơn và thành công hơn trong cuộc sống. Một trong những điểm mạng tạo nên sự thành công của Unilever đó là công tác quản trị tài chính được tổ chức 1 cách bài bản và thống nhất giữa các quốc gia. Số liệu tài chính hằng năm được công ty mẹ tập hợp và tiến hành tổng kết, đánh giá. Từ đó đi đến phân tích và đưa ra các kế hoạch tài chính trong năm tiếp theo sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Tình hình tài chính của tập đoàn Unilever trong 3 năm gần đây: Ưu điểm của Unilever chính là sự xâm nhập sâu vào nhiều thị trường trên thế giới, từ đó tạo được sự hiểu biết và mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Điều này được thể hiện rõ trong bảng báo cáo về doanh thu của Unilever. Năm 2007, doanh thu của Unilver tại hơn 150 quốc gia là 40 tỉ Euro, trong đó doanh thu tại Châu Mỹ là 13 tỉ (chiếm 33%), Châu Âu là 15 tỉ Euro (38%) và tại Châu Á và Châu Phi là 12 tỉ (29%). 44% doanh thu đến từ các thị trường đang phát triển và có tính tiềm năng. ( Đơn vị: Triệu Euro ) Doanh thu trong năm 2007 tăng 1,4% so với năm 2006. Việc trích một khoản không nhỏ vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp và cắt giảm một số mặt hàng truyền thống, đầu tư vào 1 số mặt hàng mới nên lợi nhuận ban đầu chưa cao làm cho lợi nhuận thưc hiện lại giảm 3% so với năm 2006. Tuy nhiên với chính sách tiết kiệm hiệu quả của mình, Unliver đã mang về con số lợi nhuận ròng từ 3.685 triệu Euro năm 2006 lên 4.056 triệu Euro vào năm 2007 (tăng 10%). Tình hình doanh thu và lợi nhuận: Để phân tích tình hình sử dụng và phân phối vốn trong tập đoàn Unilever, ta đi vào phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất. Số liệu được biểu thị trong bảng sau ( đơn vị: triệu Euro) 2005 2006 2007 Doanh thu 38 401 39 642 40 187 Lợi nhuận thực hiện 5 074 5 408 5 245 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 4 516 4 831 5 184 Lợi nhuận sau thuế 3 335 3 685 4 056 Năm 2007,lượng thuế trung bình trên các thị trường kinh doanh mà công ty phải chịu đã giảm từ 24% (năm 2006) xuống còn 22%. Điều này được giải thích bởi sự mở rộng hoạt động vào các trường mới của Unilver tạo ra hiệu ứng “ country mix”. Trong đó các quốc gia cần thu hút đầu tư sử dụng các mức thuế ưu đãi để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nó tác động tới quá trình chu chuyển vốn của công ty MNC khi mà lượng đầu tư được dịch chuyển dần vào những quốc gia có mức thuế thấp. Biểu hiện bên ngoài của nó là lượng thuế trung bình của công ty giảm xuống, còn thực chất là vốn được phân phối vào các quốc gia có mức thuế ưu đãi. Phân tích tình hình chu chuyển vốn trong tập đoàn Unilever: Nguyên nhân của việc chu chuyển vốn này sẽ được phân tích căn cứ vào bảng số liệu sau đây: Năm 2006 ( đơn vị: triệu euro ) Châu Âu Châu Mỹ Châu Á & Châu Phi Doanh thu 15 000 13 799 10 863 Lợi nhuận thực hiện 1 903 2 178 1 327 Vốn đầu tư 14 489 11 564 11 019 Năm 2007 ( đơn vị: triệu euro ) Châu Âu Châu Mỹ Châu Á & Châu Phi Doanh thu 15 205 13 422 11 540 Lợi nhuận thực hiện 1 678 1 971 1 596 Vốn đầu tư 14 703 10 878 11 721 Phân tích các số liệu trong bảng trên ta thấy: - Doanh thu tại Châu ÂU và Châu Mỹ trong 2 năm 2006 và 2007 của Unilever là khá tương đương. Tuy nhiên, tỉ lệ lãi trên doanh thu giảm đi không ít (ở Châu Âu, tỉ lệ này từ 12,687% xuống 11,035%, Châu Mỹ từ 15,784% xuống còn 14,685% ). Ngược lại, ở Châu Á, con số này tăng từ 12,216% lên 13,83%. Sở dĩ có sự tăng trưởng này đó là do sự cạnh tranh thị trường Châu Âu và Châu Mỹ ngày càng trở nên khốc liệt, trong khi đó các quốc gia Châu Á và Châu Phi thị trường còn bỏ ngỏ rất nhiều. Đây chính là miếng bánh mà các tập đoàn đa quốc gia như Unilever muốn khai thác trong thời điểm hiện nay. Tại Châu Á và Châu Phi, các sản phẩm tương tự như của Unilever có không nhiều nhà cung cấp có tên tuổi. Tư tưởng thích tiêu dùng hàng ngoại quốc cho phép công ty đặt mức giá cao hơn cho sản phẩm của mình mà người tiêu dùng vẫn quyết định mua.Hơn nữa trong quá trình gia nhập nền kinh tế thế giới, các quốc gia đang phát triển này cũng cam kết và từng bước thực hiện việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia. Với mức thuế thấp hơn, doanh thu thu được ở các quốc gia này bị đánh thuế ít hơn và lợi nhuận tất yếu sẽ lớn hơn so với việc đầu tư sang các quốc gia có mức thuế cao. Đây chính là động lực thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, dần chuyển vốn sang đầu tư tại các quốc gia Châu Á và Châu Phi. Trên thực tế, với các quốc gia này, Unilever đã phát triển 1 số sản phẩm khá thành công như Omo, Comfort, Dove, Amoro, Knorr, Lipton…. - Doanh thu là yếu tố quan trọng nhưng chưa nói nên tất cả. Khi xem xét việc quản trị vốn của một doanh nghiệp nói chung và một công ty đa quốc gia nói riêng, ta phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Vốn đầu tư là một trong số đó. Nếu nhìn vào số vốn đầu tư, ta thấy mặc dù thị trường Châu Mỹ là nơi doanh nghiệp đầu tư ít nhất song lại là nơi có tỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư cao nhất ( lần lượt là 18,119% ở Châu Mỹ; 13,617% ở Châu Á và Châu Phi; 11,413% ở Châu Âu). Như vậy, thị trường Châu Mĩ hiện nay vẫn là thị trường hấp dẫn mà Unilever không nên từ bỏ. Nguyên nhân đó là do Châu Mỹ là nơi có nhiều quốc gia mà trình độ khoa học công nghệ phát triển vượt bậc. Nhờ vào áp dụng công nghệ mới cũng như công nghệ quản tiên tiến, nâng cao năng suất, chi phí sản xuất kinh doanh của công ty có thể giảm xuống mức thấp nhất. Từ đó mà một đồng vốn bỏ ra thu về nhiều lợi nhuận hơn. Việc chu chuyển vốn nên thực hiện đó là cắt giảm các khoản đầu tư hay lợi nhuận giữ lại ở các công ty con thuộc Châu Âu và chuyển sang đầu tư cho các công ty con ở Châu Á và Châu Mỹ. Vấn đề là đầu tư vào Châu Á và châu Mỹ, ở nơi nào là có lợi hơn? - Quay ngược lại năm 2006, ta so sánh chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư giữa châu Mỹ (18,843%) với Châu Á và châu Phi ( 12,402% ). Như vậy chỉ số này đối với châu Mỹ vào năm 2007 đã giảm đi còn châu Á và Châu Phi là tăng lên. Giải thích cho hiện tượng này, đó là bởi chi phí nhân công ở các quốc gia Châu Á và Châu Phi hiện nay còn rất rẻ so với tại Châu Mỹ. Lượng nhân công dồi dào giúp họ có thể tìm được cho mình những lao động đủ tiêu chuẩn với mức giá cạnh trannh và phù hợp nhất. Đây cũng là các quốc gia mà nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và sẵn có. Chi phí vận chuyển hay chuyển nhượng quyền mua nguyên liệu không còn là nỗi lo với doanh nghiệp, còn có thể từ đó mà tiết kiệm được 1 khoản. Hàng hóa được sản xuất với chi phí giảm đi trong khi giá bán không dao động nhiều tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng thêm của tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng vốn đầu tư. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra khi mà các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan cũng như pháp lý đối với các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng. Thêm vào lợi thế ban đầu về tỉ lệ giữa lợi nhuận ròng trên doanh thu cao hơn, công ty Unilever nên tính đến việc đầu tư vốn cho các công ty con trực thuộc mình tại Châu Á& Châu Phi trước trong điều kiện pháp lý và kĩ thuật cho phép. Ví dụ của Unilever Việt Nam: Việc chu chuyển vốn trong các công ty MNC có thể được thực hiện dưới 3 hình thức cơ bản là chu chuyển vốn thông qua đầu tư, chu chuyển vốn thông qua chuyển giá và qua các khoản vay nội bộ. Tại thị trường Việt Nam, việc đầu tư chủ yếu được thực hiện dưới việc thành lập các tập đoàn, các liên hợp sản xuất. Trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng có thể kể đến công ty Unilever Việt Nam với các thương hiệu như bột giặt Omô, nước xả vải Comfort hay dầu gội Sunsilk…….. Sản xuất thực phẩm có các thương hiệu như trà Lipton, bột nêm Knorr,….. Những số liệu trên được công bố trong báo cáo tài chính của tập đoàn Unilever tại trang web . Tuy nhiên việc tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc phân tích chu chuyển vốn thông qua chuyển giá hay các khoản nợ nội bộ rất khó khăn, hầu như không được công khai trên báo chí hay internet. Vì vậy em chỉ xin dừng lại ở phần phân tích vĩ mô nguyên nhân và quá trình chu chuyển vốn của tập đoàn Unilever, đi vào ví dụ về chu chuyển vốn thông qua đầu tư tại Việt Nam. Ở đây, em cũng xin đưa ra 1 giả thuyết về chu chuyển vốn thông qua chuyển giá: Đặc thù của việc sản xuất hàng tiêu dùng mà cụ thể là các lọai dung dịch tẩy rửa của Unilever như xà phòng, nước xả vải hay dầu gội đầu đó là phải sử dụng đến rất nhiều loại hóa chất khác nhau ví dụ như dầu, mỡ, các chất tạo màu, tạo mùi đặc trưng…… Khi sản xuất mặt hàng này, công ty Unilever Việt Nam có thể phải mua hóa chất của công ty con trực thuộc Unilever ở quốc gia A khác Việt Nam. Nếu thuế tại quốc gia đó thấp hơn so với VN, công ty con tại nước A sẽ tiến hành bán giá cao hơn nhằm chuyển giao lợi nhuận. Lợi nhuận tạo ra của công ty tại nước A tăng lên nhưng lại bị đánh thuế thấp hơn, do đó lợi nhuận toàn cầu của Unilever thực chất đã tăng thêm 1 phần. Đây là hình thức chu chuyển vốn thông qua chuyển giá, đưa vốn từ nơi có hiệu quả sinh lợi thấp ( lợi nhuận bị đánh thuế cao hơn ) sang nơi mà vốn có hiệu quả sinh lợi cao ( lợi nhuận bị đánh thuế thấp hơn). Chu chuyển và phân phối vốn giữa các ngành: Đề cập đến 1 khía cạnh khác của việc chu chuyển vốn, đó là chu chuyển vốn giữa các ngành kinh doanh của công ty con trực thuộc tập đoàn Unilever, ta xem xét bảng số liệu sau đây: Doanh thu 2005 2006 2007 Thực phẩm 20 889 21 354 21 558 Hàng tiêu dùng 17 512 18 297 18 599 Tổng 38 401 39 642 40 187 Lợi nhuận thực hiện 2005 2006 2007 Thực phẩm 2 635 2 893 2 868 Hàng tiêu dùng 2 439 2 515 2 377 Tổng 5 074 5 408 5 245 Trong 34 mặt hàng nổi tiếng nhất của tập đoàn Unilever có tới hơn 20 mẫu thuộc nhóm hàng tiêu dùng với các thương hiệu như Becel, Flora, Rama, Cif, Comfort, Dove, Calver’……. Ngược lại các mặt hàng thực phẩm chỉ chiếm con số khiêm tốn từ 3-5 mặt hàng chủ chốt là Knorr, Lipton, Wall…. Tuy số lượng ít nhưng hàng thực phẩm lại chiếm tới 53,64% doanh thu và 54,68% lợi nhuận vào năm 2007. Lấy ví dụ như trà Lipton, sản phẩm có khả năng cạnh tranh không những cao mà còn có một thị trường khách hàng trung thành trên thế giới. Thị trường quen thuộc của nó là các quốc gia Châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Newzeland, Ý, Tây Ban Nhan, Thụy Điển…. Đây là các nước mà thói quen uống trà túi lọc rất phổ biến và được tiêu dùng như một loại đồ uống thông dụng. Việc đặt các nhà máy sản xuất trà tại các nước đang phát triển và xuất khẩu ngược lại Châu Âu đem lại cho Unilever khoản lợi nhuận cao hơn, khi mà giá vật liệu và nhân công ở các quốc gia này là tương đối thấp. Việc sản xuất với số lượng nhiều còn có thể giúp công ty khai khác được tính hiệu quả theo quy mô. KẾT LUẬN: Với tình huống là tập đoàn Unilever, ta phần nào thấy được quản trị tài chính là một công tác hết sức khó khăn, và càng nhiều thách thức hơn khi nó được thực hiện trong các công ty đa quốc gia. Huy động vốn từ các nguồn nào, tổ chức phân phối nó ra sao, ở đâu, vào những ngành nào để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả nhất, thu về được lợi ích nhiều nhất là câu hỏi hóc búa đặt ra với các nhà quản trị.Quản trị tài chính là hoạt động mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện, lại càng quan trọng hơn đối với các công ty đa quốc gia khi mà số vốn lớn của công ty được trải rộng trên các thị trường.Môi trường kinh tế thế giới vận động hàng ngày, hàng giờ luôn tác động mạnh mẽ đến sự hoạt động của công ty. Nhà quản trị tài chính hiệu quả phải là người sử dụng đồng vốn của mình sao cho hiệu quả, để một đồng vốn đầu tư mang lại nhiều lợi ích nhất cho công ty. LỜI MỞ ĐẦU 1 TÌNH HUỐNG 2 Tình hình tài chính của tập đoàn Unilever trong 3 năm gần đây: 2 Tình hình doanh thu và lợi nhuận: 3 Phân tích tình hình chu chuyển vốn trong tập đoàn Unilever: 4 Năm 2006 ( đơn vị: triệu euro ) 4 Năm 2007 ( đơn vị: triệu euro ) 4 Ví dụ của Unilever Việt Nam: 6 Chu chuyển và phân phối vốn giữa các ngành: 7 Doanh thu 8 Lợi nhuận thực hiện 8 KẾT LUẬN: 9 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12001.doc
Tài liệu liên quan