Chống tham nhũng

Lời mở đầu Tham nhũng là một căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vào những năm 50 cảnh sát Cam-pu-chia đã nói không úp mở rằng: làm ruộng ăn lúa, làm làng ăn hối lộ. Mới đây chủ tịch Đảng cầm quyền Um nô, Thủ tướng Malaixia – Mahathir Mohamad đã khóc trước đại hội đảng về nạn tham nhũng…Còn ở Việt Nam từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham nhũng. Thời Minh Mạng có” phép làm liêm”, thời Tự Đức có ” chính sách báo liêm” của Nguyễn Trường Tộ. Ngày nay tham nhũng đã

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chống tham nhũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở thành quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi Nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường nào khác. ở nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN là con đường hoàn toàn mới mẻ. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp quy vừa mới ban hành đã sớm lạc hậu với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng. Mặt khác, bước vào cơ chế mới, tâm lý nôn nóng làm giàu có mặt tích cực là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm cho một số người bị tha hoá, đánh mất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ, hưởng lạc, trong khát vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý. Bộ máy Nhà nước của chúng ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để cải cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một số mặt đã bộc lộ không ít khuyết điểm, tình hình đó cùng với hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng kềnh, tạo môi trường dung dưỡng cho tệ quan liêu tham nhũng. Hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp, thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Nguyên nhân và các giải pháp chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS – TS Mai Văn Bưu, Trung tâm thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp em hoàn thành đề tài này. Chương I Nguyên nhân Tham nhũng và tác hại của nó I. Khái niệm về tham nhũng 1. Quan niệm về tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới + Nước Đức: Tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành (Từ điển bách khoa của Đức). + Nước áo: Tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột. + Thụy Sỹ: Tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước. Đó là hành vi phạm pháp để phục vụ lợi ích cá nhân (Từ điển Bách Khoa của Thụy Sỹ). + Nước Pháp: Tham nhũng bao gồm những hành vi lạm dụng quyền hạn để thu vén lợi ích vật chất. 2. Khái niệm về tham nhũng của Việt Nam Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của”. Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 1998, tr 1523 Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị thế xã hội của viên chức Nhà nước để làm trái pháp luật hoặc lợi dụng các sơ hở của pháp luật kiếm lợi cho bản thân, gây hại cho xã hội, cho công dân. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 cũng ghi rõ trong điều 1: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của các Nhà nước”. Giáo trình chính sách kinh tế-xã hội, Nxb Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2000, tr 457 Mặc dù được thể hiện theo những cách khác nhau song tham nhũng được hiểu khá thống nhất trong văn hoá pháp lý ở các nước trên thế giới, đó là việc lợi dụng vị trí, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cá nhân hay nói một cách khác tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể. II. hành vi và một số phương thức thực hiện hành vi tham nhũng 1. Khái niệm về hành vi tham nhũng Hành vi tham nhũng là hành vi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội tham nhũng đã được pháp luật qui định, đó là các hành vi có ý thức, có chủ định. 2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng Hành vi tham nhũng là hành vi của một cá nhân hoặc một nhóm người trong đó có kẻ cầm đầu, nó thường tạo thành từ các nhóm người có quan hệ thân quen, họ hàng và gần đây trên thế giới lại hình thành các hành vi tham nhũng có tính tổ chức của nhiều người dựa trên lợi ích ích kỷ của họ. Loại hành vi này đang có xu hướng tăng lên rất mạnh mang lại hậu quả rất nghiêm trọng và có hai đặc trưng nổi bật: một là xuất hiện dưới phương thức tổ chức có đặc trưng khác với hoạt động cá nhân, loại này được gọi là tham nhũng siêu ngạch với những hình thức chủ yếu như biển lậu thuế có tổ chức, buôn lậu có tổ chức, làm giả có tổ chức, vơ vét tổ chức, xâm chiếm có tổ chức biểu hiện chủ yếu là xâm chiếm vốn của Nhà nước, hai là được sự hoàn thiện với sự tham gia của quyền lực của một tổ chức nhất định để đạt được mục đích thu được lợi ích hoặc lợi nhuận siêu ngạch . Về hình thức tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu tư lợi, dùng tiền tài làm càn vi phạm pháp luật, dùng tiền tài thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực…. Về thủ đoạn, các hành vi tham nhũng được hình thành bằng nhiều cách: kết cấu bên trong, móc ngoặc ngoài nước cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật phức tạp đã làm cho hoạt động tham nhũng ngày một trở nên khó bị phát hiện . Về lĩnh vực: Đối tượng mà các hoạt động tham nhũng săn đuổi nói chung tập trung vào nơi có tiền bạc, nguồn lực, quyền hạn, hợp đồng, tài chính, chức vụ, cơ hội, …cho nên các lĩnh vực có tỷ lệ thành án cao trên thế giới ngày nay vẫn là các ngành ngân hàng, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, các đề án nước ngoài, các nơi cấp phép hoạt động hoặc thông qua thủ tục hành chính, các cửa khẩu … 3. Động cơ tham nhũng Động cơ tham nhũng được hình thành từ các yếu tố cơ bản như lòng tham, ham muốn vật chất, lòng ham địa vị và quyền lực cao, muốn làm giàu một cách nhanh chóng, muốn có cuộc sống và lối sống hơn người về lợi ích hoặc còn do nhiều yếu tố như thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí, dễ sa ngã dẫn đến sự không chấp nhận sự mất cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thu nhập và địa vị công việc của mình. Từ đây có thể phác hoạ một cách khái quát về tham nhũng và các yếu tố cấu thành của hành vi tham nhũng theo công thức sau: Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1/2002 tr 59 C(Tham nhũng) = M (Quyền lực) + D (Tuỳ ý định đoạt) – A(Trách nhiệm) Hành vi tham nhũng = lợi ích của người có quyền + sự sơ hở, yếu kém trong quản lý Nhà nước (Sự lỏng lẻo không nghiêm của pháp luật ) 4. Mục đích tham nhũng Mục đích của hành vi tham nhũng là cái đích mà người phạm tội đặt ra trong óc mình và mong muốn đạt đến bằng hành vi phạm tội và khi có điều kiện khách quan cho phép thực hiện thì nó dễ trở thành hiện thực. 5. Một số phương thức thực hiện hành vi tham nhũng ở Việt Nam Các hình thức cơ bản của tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn là tham ô, hối lộ, dựa vào quyền lực để sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu lợi riêng, dùng tiền để làm chuyện phi pháp và các thủ đoạn mà kẻ phạm tội triệt để lợi dụng là những sơ hở của pháp luật, chính sách, trong các biện pháp tổ chức, quản lý và điều hành. Thủ đoạn phạm tội rất đa dạng và phức tạp nhưng thường tập trung ở các dạng sau : - Có địa phương, đơn vị ra những chỉ thị, nghị quyết không đúng với chính sách, luật pháp của Nhà nước để thu lợi bất chính, phổ biến là lấy đất công để chia nhau, lấy đất của nông dân để bóc lột nông dân như một kiểu phát canh thu tô. - Đề ra hàng loạt các khoản bắt nông dân đóng góp, bưng bít thông tin, thiếu công khai minh bạch để xà xẻo, tư túi. - Gây khó khăn, sách nhiễu để đòi hối lộ dưới nhiều hình thức kể cả mua bằng, bán điểm. - Vừa là bên A, vừa có quyền chỉ định bên B để hưởng hoa hồng, tham nhũng lớn trong các chương trình, dự án kể cả các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học. - Khi xây dựng thì định mức kinh tế - kĩ thuật nâng cao lên, khi thực hiện thì lắt léo để giảm xuống, có lúc có công trình còn trên dưới 50% lấy chênh lệch, chia chác làm cho hàng loạt công trình mặc dù được hội đồng nghiệm thu đánh giá tốt nhưng mới sử dụng đã hư hỏng. - Lợi dụng buôn bán vận chuyển, đi nước ngoài câu kết với bọn “buôn lậu thế kỷ”, có tính quốc tế (nhập tàu, xe cũ, máy móc lạc hậu…) bất chấp hậu quả cho dân và nền kinh tế miễn là có chênh lệch, có hoa hồng. - Thông đồng với nhau để vay tiền ngân hàng, tiền nước ngoài (như ODA…) đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà không tính đến hiệu quả sử dụng. - Sử dụng tiền quỹ công, tiền tín dụng ưu đãi người nghèo, gia đình chính sách để cho vay lấy lãi, buôn bán lập quỹ đen, mua tặng phẩm có giá trị lớn tặng nhau … - Tạo thành tích giả để tham ô dưới hình thức tiền thưởng, quà cáp, biếu xén nhau ngày lễ, ngày tết, việc hiếu hỷ đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. - Tranh mua hàng xuất khẩu chạy chọt quota để lấy ngoại tệ mua hàng tiêu dùng xa xỉ về bán lãi chia nhau gây lãng phí và rối loạn thị trường. - Lập những “dự án lừa” trồng rừng trên giấy, thành lập các “công ty ma” để hoàn thuế giá trị gia tăng để lấy tiền Nhà nước. - Thậm chí còn có tình trạng ăn cả tiền cứu trợ người đói nghèo, xã khó khăn, ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt… Ngoài các thủ đoạn trên, kẻ phạm tội tham nhũng còn lợi dụng triệt để sự buông lỏng về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để phạm các tội tham ô, hối lộ, sử dụng vốn vào hoạt động không đúng mục đích… Iii. Tác hại của tham nhũng. 1. Tham nhũng là kẻ thù của nhân dân. Hồ Chủ Tịch đã từng nhận định: “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta là cần- kiệm - liêm - chính”. Tham nhũng còn gây ra tác hại làm giảm sút lòng tin của công dân đối với bộ máy và công chức, viên chức Nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển. Điều này đã được V.I. Lênin khuyến cáo: “Nếu có cái gì đó có thể triệt tiêu được chủ nghĩa xã hội thì đó chính là tham nhũng, quan liêu”. Đây cũng là bài học hàng đầu mà Đảng ta rút ra tại đại hội lần thứ 6. Đó là bài học lấy dân làm gốc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đây cũng là bài học mà ông cha ta đã truyền lại cho con cháu. Trần Quốc Tuấn đã từng nói: “Người dân vốn không hài lòng, sợ ta thì khinh địch, sợ địch thì khinh ta, để dân khinh là mất nước”. 2. Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội kéo lùi sự phát triển tuỳ theo quy mô và mức độ gây hại của nó. Tham nhũng đã gây thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đô la của Nhà nước. Chi phí kinh tế của tham nhũng là rất khó xác định nhưng một số công trình nghiên cứu đã đưa ra đó là: + Tăng từ 3-10% cho giá của một giao dịch để đẩy nhanh giao dịch. +Một mức tổn thất tới 50% nguồn thu từ thuế của chính phủ do hối lộ và tham nhũng. Một số minh chứng điển hình về tác hại của tham nhũng đối với nền kinh tế: chỉ riêng tổng thống của nước Công gô (Zaire cũ) với số tiền tham nhũng trong các năm cầm quyền lên tới 9-10 tỷ USD, bằng 70% số nợ nước ngoài của nước này.Tại Việt Nam với mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 400 USD/năm nhưng những vụ tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế vẫn diễn ra hàng năm điểm hình như vụ án Minh Phụng - EPCO đã chiếm đoạt hơn 3.547 tỷ đồng và 25,4 triệu USD của Nhà nước. Ngoài ra tính đến khi vụ án bị khởi tố ngân sách Nhà nước còn bị thiệt hại 115 tỷ đồng và 596.303 USD là phí bảo lãnh và lãi phát sinh của các khoản thiệt hại nói trên. Bên cạnh đó còn là những vụ gây thiệt hại nhiều đến tiền của Nhà nước và nhân dân như vụ Tamexco đã thiệt hại 500 tỷ đồng, dệt Nam Định khoảng 900 tỷ đồng… Đặc biệt hiện nay tình trạng tham nhũng ở Việt Nam gây thiệt hại về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thuế giá trị gia tăng,lạm dụng quyền lực để bản thân và gia đình tham nhũng … 3. Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật, là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ làm tầm thường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữ vững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân và là cơ hội để cho kẻ thù pháp hoại, xâm lược. Nếu các nhà hành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp thì làm sao có thể duy trì được phép nước. Những kẻ tham nhũng chính là những tên đầu trò trong việc làm tê liệt hệ thống hành pháp là cho Nhà nước trở thành đối lập và gánh nặng cho công dân. Tham nhũng tất yếu dẫn đến phá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước bởi vì những kẻ tham nhũng sẽ lừa dối và hư hoá cấp trên làm cho bộ máy trở thành quan liêu, chúng sẽ tăng cường đưa thêm kẻ xấu vào guồng máy và triệt hại đội ngũ viên chưa tốt. Những kẻ tham nhũng chính là những tên phá hoại từ bên trong của hệ thống hành pháp quốc gia.Tham nhũng sẽ làm cho quần chúng mất đi sự tin tuởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước. Chính với những tác hại to lớn kể trên cũng như nhiều tác hại do bệnh tham nhũng tạo ra, nhiều nước đã coi tham nhũng là quốc nạn của đất nước, là giặc nội xâm nguy hiểm.Trong các văn kiện đại hội VIII, IX Đảng ta khẳng định: Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều biện pháp khắc phục, song hiệu quả còn thấp. Phải tiến hành đấu tranh kiên quyết, thường xuyên và có hiệu quả chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, trong tất cả các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Kết hợp những biện pháp cấp bách với những giải pháp có tầm chiến lược nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý, khắc phục sơ hở, vừa xử lý nghiêm kịp thời mọi vi phạm, tội phạm, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tham nhũng. Thủ trưởng cơ quan đơn vị, cán bộ chủ chốt các cấp phải gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, trước hết là đối với bản thân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với đấu tranh chống buôn lậu, lãng phí, quan liêu, tập trung vào các hành vi tham ô, chiếm đoạt làm thất thoát tài sản Nhà nước, đòi hối lộ, đưa và nhận hối lộ. Tham nhũng đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người, có thể từ thời kỳ xuất hiện những hình thức ban đầu của Nhà nước. Do tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn nên việc phòng chống tham nhũng luôn được coi là nhiệm vụ bức xúc hàng đầu của các quốc gia. Tuy nhiên gần đây một quan điểm trái ngược đã xuất hiện cho rằng tham nhũng không thể không nhất quán với phát triển, và đôi khi nó thậm trí còn thúc đẩy phát triển. Những người nêu ra quan điểm hiện đại này đã phủ một đám mây mơ hồ lên vấn đề tham nhũng. Chẳng hạn họ cho rằng định nghĩa về tham nhũng rất khác nhau giữa các nền văn hoá, hàm ý rằng những gì bị coi là tham nhũng ở phương Tây sẽ được lý giải một cách khác trong khuôn khổ những tập quán của các nền kinh tế mới nổi. Những người theo chủ nghĩa xét lại cũng nều đặc trưng về những hiệu ứng của tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế, đây là những lý luận mơ hồ. Dựa trên thực tế là, cho đến gần đây một số “con hổ” châu á vẫn trải qua tăng trưởng kinh tế phi thường lẫn tham nhũng ở mức độ cao. Cuối cùng người ta cho rằng hiệu ứng của những cải cách thị trường đến tình trạng tham nhũng là không rõ ràng. Chủ đề trọng tâm của luận điểm “dầu bôi trơn bánh xe” là hối lộ có thể là một cách làm có hiệu quả để vượt qua những qui định phiền hà và những hệ thống pháp luật vô tích sự. Cách lập luận này không thể khởi nguồn cho những mô hình mang tính học thuật phức tạp, mà còn hợp pháp hoá cách ứng xử của các công ty tư nhân sẵn sàng hối lộ cho được việc. Khi xem xét sâu hơn lập luận này có rất nhiều lỗ hổng. Nó lờ đi quyền tự do làm theo ý mình vốn rất lớn mà nhiều chính trị gia và quan chức, nhất là ở các xã hội tham nhũng, có được trong việc tạo dựng, gia tăng và giải thích các quy định phản tác dụng. Do đó thay vì bôi trơn những bánh xe kêu cót két của một nền hành chính vững chắc, tham nhũng lại trở thành thứ tiếp sức cho những quy định quá đáng và tuỳ tiện. Đây là một cơ chế mà nhờ đó tham nhũng tự nuôi sống chính bản thân nó. Một biến thái kinh tế phức tạp của lập luận “dầu bôi trơn là tích cực” là quan điểm cho rằng hối lộ cho phép cung cầu hoạt động. Quan điểm này kiên định rằng trong cuộc đặt giá cạnh tranh để có được một hợp đồng mua hàng cuả chính phủ, người hối lộ nhiều nhất sẽ giành phần thắng và công ty có chi phí thấp nhất sẽ có khả năng chịu đựng số tiền hối lộ lớn nhất. Điều đó chỉ hay về lý thuyết nhưng lại không đúng. Thứ nhất, bằng cách chỉ tập trung vào tệ hối lộ lập luận này không tính đến tham nhũng là ăn cắp các nguồn lực công cộng, làm suy yếu tính ổn định kinh tế vĩ mô. Không những thế những người nhận hối lộ có xu thế chuyển những đồng tiền tham nhũng được vào các tài khoản ở nước ngoài. Ví dụ theo cách này Nigiênia đã tổn thất hàng tỷ tiền ngân sách trong những thập kỷ vừa qua. Thứ hai, việc giả định năng lực đấu thầu cao nhất bắt nguồn từ khía cạnh hiệu quả - chi phí là không đúng, thay vào đó nó thường gắn với chất lượng dưới mức tiêu chuẩn. Thứ ba, các chính trị gia hiếm khi chịu làm đối tượng của một khoản chi trả bất hợp pháp trong cuộc đấu thầu cạnh tranh, trái lại họ đòi tiền hối lộ một cách kín đáo từ những đối tượng mà họ tin là sẽ được giữ bí mật. Thứ tư, việc nhìn nhận hối lộ như một cơ chế làm cân bằng cung cầu không tính đến thực tế là nhiều hàng hoá công cộng không nên được phân phối cho những người đặt giá cao nhất,thay vào đó mục tiêu của các chương trình xoá đói giảm nghèo là phân bổ cac nguồn lực theo sự cần thiết của những người nhận. Cuối cùng quan điểm cung và cầu về tham nhũng cho rằng những kẻ hối lộ nhận được những hàng hoá mà họ đã phải trả tiền cho chúng, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì không thể cưỡng chế thi hành các giao dịch tham nhũng bằng luật pháp. Một trường phái “ biện hộ cho tham nhũng” lý luận rằng hối lộ có thể làm tăng hiệu quả bằng cách giảm đáng kể thời gian cần thiết cho các thủ tục xin phép và công việc giấy tờ. Vấn đề đối với lý lẽ “đồng tiền đi trước” này nằm ở giả định rằng cả hai phía đều thực sự tham gia vào vụ việc và không đòi hỏi thêm tiền hối lộ. ở ấn độ một công chức cấp cao được hối lộ không thể giải quyết các thủ tục xin phép nhanh hơn được một chút nào vì có nhiều người trong giới quan liêu cùng tham gia vào quá trình đó, nhưng ông ta sẵn sàng đưa ra giải pháp làm chậm trễ quá trình cấp giấy phép đối với các công ty đối thủ. Ngay cả trong những xã hội mà vô vàn các qui định phản tác dụng đã được tạo ra nhằm moi của hối lộ vẫn phải có một hạt nhân của các luật lệ và các qui định phục vụ những mục tiêu xã hội hữu ích. Những bộ luật đơn giản và minh bạch về xây dựng, những qui định hợp lý về môi trường, những qui định rõ ràng nhằm đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng và những qui định nghiêm ngặt về mua bán hạt nhân, ma tuý….là cần thiết trong bất cứ một xã hội nào. Trong bối cảnh này lý lẽ tham nhũng như chất dầu bôi trơn là đặc biệt nguy hiểm vì tiền hối lộ sẽ phục vụ cho việc giày xéo lên những qui định như vậy và làm tổn hại các mục tiêu xã hội . Một yếu tố khác góp phần vào nạn hối lộ là quyền tự do định đoạt của các chính trị gia trong việc hạn chế sự tiếp cận các đối thủ cạnh tranh tiềm năng vào thị trường dành cho những kẻ hối lộ. Khối lượng “ dầu bôi trơn” đã gia cố những cấu trúc độc quyền khổng lồ. Thông lệ tham nhũng cố hữu của những hệ thống tài chính được giám sát một cách yếu kém và việc có tay trong đã góp phần những cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô ở Anbani, Bungari và mới đây là ở các nước Đông á. Hối lộ, tìm kiếm tiền tô cũng đòi hỏi một chi phí kinh tế lớn. Tài năng được sử dụng không đúng chỗ vì những việc làm có tiềm năng thu được những khoản đút lót sinh lợi thu hút những người mà lẽ ra đã chấp nhận những phần thưởng tài chính khiêm tốn hơn do những nghề nghiệp thực sự có ích mang lại. Các quan chức tham nhũng đưa ra những quyết định tồi tệ về mặt công nghệ, việc ủng hộ những dự án không đạt tiêu chuẩn, phức tạp, đòi hỏi vốn lớn song dễ hớt được những món tiền lớn hơn. Do đó một hợp đồng lớn về quốc phòng hay cơ sở hạ tầng có thể được ủng hộ hơn việc xây dựng hàng trăm trường tiểu học và trạm y tế. Tai hại hơn các quan chức cho phát triển nhiều dự án “voi trắng” (cồng kềnh, chi phí cao) không có ích gì mà chỉ làm giầu cho một số quan chức và một số nhà cung cấp. Tình trạng không hoạt động của bốn nhà đối tác mới đây ở Lagos, Nigieria là một ví dụ. Không những thế các nhà thầu và các quan chức dính líu vào các hoạt động tham nhũng gây ra những chi phí khổng lồ về thời gian và năng suất bỏ ra. Việc thương lượng những vụ làm ăn và những khoản thanh toán bất hợp pháp, đảm bảo bí mật của chúng và đề phòng những rủi ro luôn hiện hữu là sẽ không nhận được những chữ ký và giấy phép đã được hứa hẹn đều là những công việc mất thời gian, cả sự cần thiết phải đàm phán lại hay hối lộ thêm cho một quan chức khác nữa như vẫn từng xảy ra, cũng tốn thời gian không kém. Trên thực tế bằng chứng từ nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ hối lộ và lượng thời gian mà một doanh nghiệp phải dành cho các quan chức Nhà nước. Một cuộc điều tra năm 1993 đối với hơn 1.500 doanh nghiệp ở 49 quốc gia cho thấy: chẳng hạn như ở Ucraina các ông chủ công ty mất nhiều tiền hối lộ phải dành thời gian cho các quan chức và chính trị gia nhiều hơn gần một phần ba so với những người hối lộ ít. Những công ty hối lộ nhiều cũng phải mất 75 tuần công lao động mỗi năm trong thời gian quản lý cho việc thương lượng với các quan chức so với con số trung bình hàng năm là 22 tuần công lao động của các doanh nghiệp hối lộ ít. Thêm vào đó các số liệu thu được từ hơn 3.600 doanh nghiệp ở 69 nước chứng tỏ rằng ở những nước có tình trạng tham nhũng cao hơn các doanh nghiệp thường dành một phần lớn hơn trong thời gian quản lý cho các quan chức. Ngoài ra cuộc điều tra cũng cung cấp bằng chứng cho thấy ở những nơi mà tệ hối lộ phổ biến hơn thì chi phí vốn và chi phí đầu tư của các doanh nghiệp có xu hướng cao hơn … Như vậy tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn và đặc biệt nguy hiểm đối với tất cả các quốc gia. Tham nhũng đã trở thành “quốc tế nạn” là một trong những vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm cùng tham gia giải quyết . IV. Nguyên nhân của tệ tham nhũng. Những năm qua cuộc đấu tranh tham nhũng của Đảng và Nhân dân ta diễn ra rất quyết liệt và đã thu được kết quả bước đầu song đến nay có thể nói nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một cách cơ bản. Tình hình vẫn diễn ra phức tạp, có nơi có chiều hướng gia tăng với những thủ đoạn hết sức tinh vi, có trường hợp câu kết, móc nối ngang dọc giữa các phần tử thoái hoá biến chất trong các cơ quan Nhà nước và ngoài xã hội, rất khó phát hiện làm cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng hết sức khó khăn. Vậy do những nguyên nhân chủ yếu nào ? 1. Nguyên nhân gây ra tham nhũng có nhiều, nhưng nguyên nhân đầu tiên có tính chất sâu xa, bản chất là do chế độ người bóc lột người sinh ra. Hồ Chủ Tịch đã nói: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ. Nó do lòng tư lợi ích kỷ, hại nhân dân mà ra, nó do chế độ người bóc lột người mà ra.” Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, trang 494 Một đặc điểm nổi bật của sự vận động xã hội, khác với mọi sự vận động vật chất khác trong tự nhiên ở chỗ con người hành động đều tính đến lợi ích hoặc mục đích tư lợi ích kỷ nào đó. Bởi vậy chế độ tư hữu chính là cơ sở tư tưởng của các hành vi tham nhũng, không có tư tưởng tư lợi ích kỷ sẽ không có hành vi tham nhũng thiệt người lợi mình. 2. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở nước ta còn nhiều kẽ hở 2.1. Hệ thống pháp luật 2.1.1. Trên phương diện xây dựng pháp luật Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, pháp luật được coi là phương tiện cứng rắn nhất và không thể thiếu được. Lịch sử đấu tranh chống tham nhũng trên phạm vi toàn thế giới cho thấy, nếu thiếu phương tiện pháp luật thì cuộc đấu tranh này chỉ là cuộc chiến nửa vời dọa tham nhũng chứ không diệt được tham nhũng. Vai trò của pháp luật trong đấu tranh chống tham nhũng được thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau, từ việc xác định thế nào là tham nhũng, các loại hành vi tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa, các loại chế tài cho tới hình thức và biện pháp xử lý tham nhũng. ở một cách phân chia tương đối, pháp luật liên quan đến tham nhũng được sử dụng trên hai phương diện: Phòng ngừa tham nhũng và xử lý tham nhũng. 2.1.1.1. Pháp luật về phòng ngừa tham nhũng được thể hiện ở rất nhiều ngành luật, nhiều văn bản khác nhau: từ các văn bản về tổ chức bộ máy Nhà nước, văn bản về các lĩnh vực kinh tế xã hội đến pháp luật đấu tranh trực diện với tham nhũng. Nó có thể là ngành luật hiến pháp, luật đất đai, luật tài chính - ngân hàng, luật hành chính, luật dân sự, luật kinh tế…Một đòi hỏi đối với các văn bản pháp luật này là phải đồng bộ, thống nhất, phải tạo được khuân mẫu pháp lý có khả năng loại trừ sự nảy sinh của các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên đánh giá một cách toàn diện hệ thống pháp luật này, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự bất cập và còn nhiều kẽ hở, là mảnh đất sinh sôi, phát triển của tham nhũng, đặc biệt là các quy định trong lĩnh vực quản lý tài chính, xét duyệt các dự án đầu tư, đấu thầu, duyệt chi, cấp phát ngân sách, cho vay, pháp luật về xây dựng cơ bản và quản lý tài chính trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng…Những biểu hiện cụ thể của sự bất cập đó là sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, còn nhiều kẽ hở, chưa thực sự phục vụ nhân dân, thiếu văn bản hướng dẫn kịp thời dẫn đến cách hiểu và giải thích khác nhau…Những văn bản quy định về các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân để tham nhũng. 2.1.1.2. Pháp luật về xử lý tham nhũng cũng còn những bất cập trước tình hình tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp hiện nay. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 7 tội danh tham nhũng song sau gần 3 năm thi hành, cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể những quy định này. Theo Pháp lệnh chống tham nhũng và tinh thần của Bộ luật hình sự năm 1999 thì hành vi tham nhũng có thể bị xử lý về hình sự hoặc hành chính, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm. Song trên thực tế chúng ta chưa ban hành được một Nghị định về xử lý hành chính đối với các hành vi tham nhũng ( khi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự ), do vậy trên thực tế đối với các hành vi vi phạm ở mức độ này đã có tình trạng xử lý tuỳ tiện, nhiều nơi không xử lý. Các chế tài đối với người có hành vi tham nhũng được quy định trong luật là rất cần thiết song chế tài áp dụng đối với người có trách nhiệm, nghĩa vụ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng ( nếu không thực hiện đầy đủ, đúng đắn trách nhiệm, nghĩa vụ luật định ) thì lại chưa được đề cập ( trừ những người có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp ) nên chưa có sự phối hợp đồng bộ trên thực tế. 2.1.1.3. Trong việc xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng, Nhà nước ta mới chỉ chú trọng đến pháp luật về xử lý tham nhũng, chưa chú ý đúng mức đến pháp luật về phòng ngừa tham nhũng. Sắp tới chúng ta phải tập trung sức hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, làm cho cơ hội phát sinh tham nhũng bị hạn chế đi dẫn đến bị loại trừ, làm cho tham nhũng giảm thiểu trong cuộc sống. Pháp lệnh chống tham nhũng ban hành năm 1998 mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhưng đến nay đã tỏ ra lạc hậu, nhiều quy định không thực hiện được trên thực tế, cần nâng cấp văn bản này thành Luật chống tham nhũng với những quy định cứng rắn và cụ thể hơn, phù hợp với yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong tình hình mới. 2.1.2. Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật đặc biệt là pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng chưa đươc các cơ quan, các cấp, các ngành chú ý đúng mức. Nhiều cán bộ, công chức không nắm được những quy định cơ bản trong pháp Lệnh chống tham nhũng và những quy định của Bộ luật hình sự về tội tham nhũng. ở nhiều cơ quan, lãnh đạo không muốn tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về chống tham nhũng trong đơn vị mình bởi vì nó động chạm đến chính bản thân người lãnh đạo đó. Từ thực trạng đó mà trên thực tế nhiều người có hành vi tham nhũng song không ý thức được đầy đủ hành vi của mình. Một số người khác cũng do không hiểu biết pháp luật mà chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. 2.1.3. Trong hoạt động áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhiều vấn đề bức xúc đã nảy sinh trong lĩnh vực này và đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng tham nhũng ngày càng phức tạp. Tình trạng bao che xử lý nội bộ còn phổ biến. Không ít vụ án tham nhũng đang bị điều tra bỗng nhiên bị đình chỉ. Nhiều vụ án đưa ra xét xử song hình phạt còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe, phòng ngừa. Đặc biệt trong thời gian qua đã xuất hiện không ít trường hợp chính những cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh xử lý tội phạm có hành vi tham nhũng lại là người có hành vi tham nhũng. ở một số địa phương đã nảy sinh tình trạng một số người có chức vụ, quyền hạn can thiệp vào hoạt động đấu tranh chống tham nhũng của cơ quan bảo vệ pháp luật. Rõ ràng, sự thiếu nghiêm minh công bằng trong việc xử lý người có hành vi tham nhũng đã trở thành một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng tham nhũng chưa có chiều hướng thuyên giảm 2.2. Cơ chế chính sách ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0473.doc