Cho vay hợp vốn và một số giải pháp phát triển và hoàn thiện phương thức cho vay hợp vốn ở VN

A. Đặt vấn đề. Trong các hoạt động đầu tư hiện nay ở Việt Nam thì đầu tư tín dụng là hoạt động đầu tư phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro và cạnh tranh gay gắt nhất giữa các tổ chức tín dụng. Trong hoạt động tín dụng này, ngoài việc tổ chức tín dụng đơn phương cấp tín dụng cho một dự án sản xuất kinh doanh hoặc toàn bộ dự án của khách hàng, nhiều tổ chức tín dụng còn có thể cùng tham gia đầu tư tín dụng cho một hoặc một phần dự án riêng rẽ theo hình thức cho vay hợp vốn. Cho vay hợp vốn là ph

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cho vay hợp vốn và một số giải pháp phát triển và hoàn thiện phương thức cho vay hợp vốn ở VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương thức cho vay còn khá mới mẻ với thị trường tín dụng nước ta, nhưng ngày càng có vai trò to lớn trong việc cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, các chương trình kinh tế, đặc biệt là các chương trình kinh tế lớn và các tổng công ty nhà nước góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước. Phương thức cho vay hợp vốn mở ra triển vọng khai thác một hình thức đầu tư mới đối với nền kinh tế cho các tổ chức tín dụng. Cho vay hợp vốn không đơn thuần là một giải pháp nghiệp vụ mà nó còn thể hiện sự phát triển cao về trình độ quản lý vốn của các tổ chức tín dụng. Cho vay hợp vốn không đơn giản chỉ là cộng dồn vốn của các tổ chức tín dụng lại để đầu tư cho một khách hàng mà thực sự nó là phương thức quản lý tiên tiến, là môi trường cộng tác rất tốt để cho mỗi tổ chức tín dụng có thể chủ động đối phó với với những nguy cơ rủi ro thường trực có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cho vay hợp vốn phát sinh trên nền tảng cơ chế cạnh tranh. Nó không thủ tiêu cạnh tranh mà ngược lại nâng cao trình độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Chính trình độ phát triển kinh tế là nhân tố chính quyết định đến trình độ phát triển quá trình cho vay hợp vốn của các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong một nền kinh tế mở hội nhập toàn diện với quốc tế, thời cơ và thách thức luôn đi liền với nhau thì vấn đề cho vay hợp vốn có ý nghĩa sống còn đối với các tổ chức tín dụng. Mặc dù cho vay hợp vốn mở ra nhiều cơ hội cho các tổ chức tín dụng song nó cũng đặt ra cho các tổ chức tín dụng nhiều vấn đề cần giải quyết. Xuất phát từ những vai trò, thực trạng, ý nghĩa của cho vay hợp vốn em lựa chọn đề tài: “ cho vay hợp vốn và một số giải pháp phát triển và hoàn thiện phương thức cho vay hợp vốn ở Việt Nam”. Có nhiều cách, nhiều khía cạnh để tiếp cận đề tài nhưng với em thì em tiếp cận đề tài trên giác độ người quản lý Ngân Hàng để đi sâu vào phân tích bản chất cũng như đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phương thức cho vay hợp vốn. Do kiến thức cũng như trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được các thầy, cô đóng góp ý kiến để bài viết của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn cô Phan Thị Hạnh và các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này. Nội dung CHƯƠNG I. Lý thuyết về cho vay hợp vốn I. Cho vay hợp vốn Bản chất cho vay hợp vốn Bản chất a. khái niệm: Cho vay hợp vốn là khoản cho vay được thực hiện bởi ít nhất hai tổ chức cho vay với các điều khoản và điều kiện cam kết chung được thể hiện trên cùng một văn bản ( hợp đồng hợp vốn và hợp đồng tín dụng) và được thu xếp bởi một tổ chức đầu mối thực hiện nghiệp vụ đại lý. Cho vay hợp vốn được thực hiện đối với nhu cầu vay vốn để đầu tư cho các dự án theo các thời hạn: ngắn, trung, và dài hạn. Các bên tham gia góp vốn cho vay thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập hội đồng thẩm định chung hoặc không thành lập hội đồng thẩm định chung nhưng vẫn đảm bảo việc cho vay được chặt chẽ thuận lợi đồng thời phải quản lý được dự án sau khi cho vay nhằm kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với bên vay để xử lý những vấn đề phát sinh. Các tổ chức tham gia góp vốn sẽ tự chọn ra một tổ chức tín dụng làm đầu mối. Tổ chức tín dụng đầu mối có thể là tổ chức tín dụng hoặc là chi nhánh của tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hoặc xin bảo lãnh mở tài khoản tiền gửi thanh toán. mọi quan hệ tín dụng đều thông qua tổ chức tín dụng đầu mối. b. Bản chất: Các tổ chức tín dụng có thể lựa chọn hoặc đơn phương cho doanh nghiệp vay từ nguồn vốn của mình hoặc hợp vốn để cho vay. Nhưng xuất phát từ nguyên tắc phân tán rủi ro để bảo toàn vốn kinh doanh, các tổ chức tín dụng luôn tìm mọi cách để khoản vay của mình mang lại lợi nhuận cao mà rủi ro có thể chấp nhận được. Hơn nữa để tài trợ vốn tín dụng cho một dự án có mức vốn đầu tư lớn hơn khả năng cho vay của một tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng thường đứng ra kêu gọi góp vốn để cho vay theo hình thức hợp vốn. Về mặt bản chất cho vay hợp vốn chính là việc các tổ chức tín dụng hợp vốn để cho vay nhằm: đáp ứng nhu cầi vốn tín dụng của các dự án có mức đầu tư lớn hơn khả năng cho vay của nột tổ chức tín dụng. Khắc phục giới hạn cho vay và bảo lãnh của một tổ chức tín dụng đối với khách hàng và là một biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa đơn phương cho vay và cho vay hợp vốn là quá trình hình thành nên nguồn vốn để cho vay và phương pháp quản lý khoản vay do đặc thù cấu thành nguồn vốn cho vay. Nhu cầu dẫn đến cho vay hợp vốn. Nhu cầu vay vốn của dự án lớn hơn giới hạn tối đa cho phép cho vay. ở Việt Nam, căn cứ vào luật các tổ chức tín dụng thì giới hạn cho vay một khách hàng phải đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân Hàng Thương Mại, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính Phủ của các tổ chức và cá nhân. Như vậy trường nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân Hàng Thương Mại hoặc khách hàng có nhu cầu huy động từ nhiều nguồn thì các Ngân Hàng Thương Mại tiến hành cho vay hợp vốn. Đối với các tổ chức tín dụng nhu cầu này vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có thì các tổ chức tín dụng chủ động tìm các thành viên khác cùng góp vốn để cho vay. Còn nếu khách hàng có yêu cầu vay vốn từ nhiều nguồn thì mặc dù khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng cũng có thể đủ để cho vay nhưng vì yêu cầu của khách hàng phải tìm các thành viên để cùng thực hiện cho vay theo yêu cầu của khách hàng. Nhu cầu phân tán rủi ro của các tổ chức tín dụng: nhìn chung Những dự án lớn hàm chứa độ rủi ro cao. Thông qua phương thức cho vay hợp vốn các tổ chức tín dụng phân tán bớt rủi ro cho nhau, cùng chia lãi nếu dự án đó đêm lại hiệu quả và cùng chia sẻ rủi ro nếu tổn thất từ cho vay hợp vốn nảy sinh. Như vậy đây là nhu cầu hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của các tổ chức tín dụng. Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu vốn của dự án. Tình trạng này xảy ra có thể là do nhu cầu vốn huy động tổ chức tín dụng quá nhỏ hoặc tại thời điểm đó có nhiều khách hàng đến vay vốn vì vậy cần thiết phải cho vay hợp vốn. Rủi ro trong cho vay hợp vốn. Rủi ro liên kết. Rủi ro liên kết là loại rủi ro nảy sinh từ sự hợp tác kiên kết trong hợp vốn không có hiệu quả. Rủi ro liên kết xuất phát từ những giai đoạn: * Giai đoạn mời gọi hợp vốn: rủi ro trong giai đoạn này bắt nguồn từ phía Ngân Hàng mời hợp vốn. Do không chọn kỹ đối tác tham gia hợp vốn, nên có thể tổ chức tín dụng được mời đang khó khăn về vốn hoặc đang phải đối mặt với khoản nợ quá hạn cao. điều này sẽ gây khó khăn cho việc giải ngân sau này. * Giai đoạn ký kết hợp đồng hợp vốn: Việc dự thảo hợp đồng hợp tác cho vay do tổ chức tín dụng đầu mối thực hiện. Trong quá trình dự thảo đó tổ chức tín dụng đầu mối khó tránh khỏi những ý kiến chủ quan, có lợi cho mình nhiều hơn. Khi đưa ra thảo luận vì lý do nào đó mà các thành viên không chú trọng hoặc không thực sự thống nhất ý kiến về mức vốn tham gia hay lãi suất..., khi thực hiện hợp đồng hợp vốn dễ nảy sinh bất đồng, làm cho các bên hợp vốn lỏng lẻo. * Giai đoạn giải ngân: trong giai đoạn này, nếu một thành viên hợp vốn không chuyển vốn đến tổ chức tín dụng đầu mối để giải ngân cho khách hàng đúng tiến độ hoặc do mức giải ngân chưa phù hợp, hoặc thiếu sự kiểm tra giám sát của Ngân Hàng Thương Mại trong quá trình sử dụng vốn, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hợp vốn. * Giai doạn thu nợ: Giai đoạn này cũng có thể nảy sinh rủi ro liên kết khi khách hàng có nợ quá hạn với Ngân Hàng. Rủi ro thể hiện khi các Ngân Hàng Thương Mại không thống nhất xử lý nợ quá hạn hoặc xử lý chung một cách không khoa học. Trong trường này rủi ro trong cho vay hợp vốn là rất lớn. b. Rủi ro tín dụng: Những dự án cho vay hợp vốn thường là những dự án trung, dài hạn có nhu cầu vốn lớn, mức độ rủi ro thường khó xác định. Rủi ro tín dụng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro cho vay hợp vốn vì: Thứ nhất, ngoài các rủi ro như các ngành kinh tế khác, các ngân hàng cho vay hợp vốn còn bị rủi ro ngay cả khi đơn vị kinh tế có quan hệ tín dụng với Ngân Hàng bị rủi ro. Khi các đơn vị kinh tế vay vốn của Ngân Hàng gặp rủi ro dẫn đến làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ vốn vay Ngân Hàng. Như vậy Ngân Hàng đã gặp rủi ro khi khách hàng của mình bị rủi ro. Rõ ràng khả năng gặp rủi ro của Ngân Hàng đã bị nhân lên gấp đôi. Thứ hai, khi đầu tư tín dụng có nghĩa là Ngân Hàng đã trao quyền sử dụng sản phẩm của mình là tiền cho khách hàng. Mà khả năng kiểm soát quá trình sử dụng sản phẩm của ngân hàng là rất khó khăn bởi tính phức tạp của việc sử dụng tiền vay. Sự kiểm soát của ngân hàng chỉ có giới hạn, yếu tố rủi ro luôn thường trực đối với nghiệp vụ này. Thứ ba, tiền là sản phẩm của ngân hàng, khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng nó lại là mục đích của người vay vốn. Một số doanh nghiệp làm ăn không đúng đắn khi vay được vốn là thực hiện được mục tiêu của mình, họ không những sử dụng quyền sử dụng đồng tiền của ngân hàng mà họ còn muốn chiếm đoạt luôn quyền sở hữu chúng. Với loại doanh nghiệp này rủi ro phát sinh ngay từ khi ngân Hàng bắt đầu thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với họ. c. rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là rủi ro có liên hệ đến tính chất không chắc chắn về biến động lãi suất và lợi tức. Đây là loại rủi ro mang tính chất xã hội. Lãi suất trong hoạt động kinh doanh Ngân Hàng nói chung cũng như trong cho vay hợp vốn nói riêng được xem như giá cả của hàng hoá đặc biệt. Cũng như mọi hàng hoá khác, loại rủi ro về giá cả của hàng hoá đặc biệt này lên xuống bất thường trong việc kinh doanh theo cơ chế thị trường là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng lại có nguy cơ sâu sắc về mức độ và khả năng phòng vì: Thứ nhất, do đặc điểm của cho vay hợp vốn lấy tiền làm nguyên liệu. Tiền tệ là loại hàng hoá mang tính chất xã hội hoá rất cao. Nếu đồng tiền mất giá, thông thường lãi suất ngân hàng cả huy động và cho vay ra được duy trì ở mức cao và khi nền kinh tế ổn định hay nói cách khác là đồng tiền ổn định thì lãi suất được ấn định ở mức thấp. Chính yếu tố xã hội cao của tiền đã làm tăng mức độ rủi ro của cho vay hợp vốn vì rất khó kiểm soát được biến động lãi suất Thứ hai, với những sản phẩm của ngành kinh doanh khác, việc tìm ra quy luật về biến động giá cả của hàng hoá là tương đối dễ. Còn trong kinh doanh ngân hàng không phải khi nào cũng tìm ra được quy luật biến động giá cả( lãi suất). Điều đó làm cho rất khó quyết định mức lãi suất phù hợp với cho vay hợp vốn. Thứ ba, thời gian thực hiện cho vay hợp vốn thường dài, mà lãi suất lại được ấn định ngay từ đầu cho nên trong thời gian đó biến động lãi suất là điều dẽ xảy ra và nguy cơ về rủi ro cũng bị tăng lên cùng với thời gian cho vay. d. Rủi ro tỷ giá. Cũng giống như rủi ro lãi suất, rủi ro về tỷ giá cũng thuộc loại rủi ro mang tính chất xã hội hoá cao. Thậm chí còn cao hơn cả rủi ro lãi suất. Bởi vì, phần lớn nguyên nhân gây nên rủi ro về lãi suất thường mang tính nội bộ (trong nước). Rủi ro tỷ giá có phạm vi rộng lớn và mức độ ảnh hưởng lớn hơn. Ngày nay không ai phủ nhận quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh tế. việc sử dụng đồng tiền nước ngoài trong quan hệ thanh toán quốc tế dã trở thành phổ biến, rộng khắp. Chính nguyên nhân kinh tế đã làm thay đổi giá trị đồng tiền của mỗi nước và là nguyên nhân chính thay đổi tỷ giá các đồng tiền. Khi đó nếu các ngân hàng cho vay hợp vốn bằng ngoại tệ thì chịu tác động của rủi ro tỷ giá là rất lớn. Quy trình thực hiện cho vay hợp vốn. Quy trình cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng: Vốn của TCTD Đơn phương cho vay Tài Vốn vay sản Vốn chủ sở hữu Thẩm định cho vay Ký kết hợp đồng tín dụng Giải ngân ... Thực hiện cho vay Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Vốn cho vay Vốn của TCTD Vốn của TCTD .... Hợp vốn để cho vay Hợp vốn để cho vay Với tư cách là đại lý thu xếp, tổ chức tín dụng phải thực hiện các bước cụ thể sau: a. Xác định nhu cầu người vay: tổ chức tín dụng đầu mối phải chủ động tìm dự án và nhu cầu vay của khách hàng. Bằng các biện pháp tiếp thị và nghiệp vụ hợp lý để có được đề nghị vay vốn của khách hàng. Khi nhận được hồ sơ xin vay của khách hàng tổ chức tín dụng đầu mối đơn phương thẩm định sơ bộ kháchb hàng và hiệu quả của dự án bao gồm thẩm định thông tin về tài chính và phi tài chính như: tình trạng người vay, mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu đầu tư, khả năng tự trang trải, mục đích sủ dụng vốn, thời hạn vay, lãi suất cho vay có thể chấp nhận được, kế hoạch trả nợ... đánh giá quan tín dụng trước đây và các quan hệ kinh tế- xã hội khác của khách hàng.Đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay và đánh giá khả năng đơn phương cho vay của mình. Sau khi xác định nhu cầu người vay cũng như đánh giá sơ bộ khách hàng và dự án, tổ chức tín dụng đầu mối cung cấp mức chào vốn hợp lý và hấp dẫn với người vay. Thoả thuận để có được uỷ nhiệm và thống nhất kế hoạch cho vay hợp vốn. b.Tiến hành quá trình hợp vốn: khi đã xem xet nhu cầu vay vốn của khách hàng và thấy cần phải cho vay theo phương thức cho vay hợp vốn. Tổ chức tín dụng đầu mối tiến hành quá trình hợp vốn bằng cách gửi giấy mời tham gia hợp vốn kèm theo dự thảo hợp đồng hợp vốn để cho vay và văn bản thoả thuận với người vay đến các tổ chức tín dụng khác. Tiến hành triệu tập các thành viên đồng ý tham gia hợp vốn đẻ thoả thuận và xác định mức vốn góp của các tổ chức tín dụng. c. Chuẩn bị hợp đồng hợp vốn: tổ chức tín dụng đầu mối chuẩn bị hợp đồng hợp vốn, trong đó xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp vốn, củ thể là: tổ chức tín dụng đầu mối, các tổ chức tín dụng thành viên, mức vốn tham gia cho vay của từng thành viên, thời hạn tham gia hợp vốn, phí cam kết hợp vốn, phương pháp thẩm định( sư dụng kết quả thẩm định đơn phương của tổ chức tín dụng đầu mối hay phối hợp thẩm định chung), phương thức cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay có thể được sử dụng, phương thức giải ngân và thu hồi nợ vay, mức phí thu xếp hợp vốn để cho vay, xử lý rủi ro trong quá trình hợp vốn. d. Ký kết hợp đồng hợp vốn và hợp đồng tín dụng: sau khi dã thoả thuận , các bên tiến hành ký kết các hợp đồng hợp vốn và hợp đồng tín dụng và chuyển các văn bản cần thiết lên các cơ quan liên quan. Tiến hành đàm phán lại với khách hàng để thực hiện giải ngân. 2.2 phương thức cho vay: a. thẩm định cho vay: Trong cho vay hợp vốn tổ chức tín dụng đầu mối thường đứng ra thu xếp và thực hiện nghiệp vụ đại lý, trong đó có nghiệp vụthẩm định cho vay. Tuy nhiên, trong trường hợp các tổ chức tín dụng thành viên không chấp nhận kết quả của tổ chức tín dụng đầu mối thì các tổ chức tín dụng có thể lập hội đồng thẩm định chung, để thẩm định lại dự án và có quyết định hợp lý khi hợp vốn cho vay. b. Hợp đồng tín dụng: hợp đồng hợp vốn được ký kết giữa bên cho vay hợp vốn ( bên tài trợ) với bên vay( bên nhận tài trợ). Trong hợp đồng tín dụng cho vay hợp vốn ngoài các nội dung như hợp đồng tín dụng song phương mà các tổ chức tín dụng vẫn thường ký với bên vay vốn, có thể ghi thêm các thanh viên hợp vốn, số tiền và tỷ trọng hợp vốn của mỗi thành viên, phương thức hợp vốn của từng thành viên và có thêm chữ ký của các thành viên hợp vốn. Trong trường hợp vay vốn kèm theo hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng đầu mối phải ký khế ướccho vay với bên vay đối với từng lần giải ngân. Tổ chức tín dụng đầu mối theo thoả thuận của các bên hợp vốn thực hiện mọi nghĩa vụ và quyền lợi của bên cho vay hợp vốn với bên vayđược quy định trong hợp đồng tín dụng. Nội dung của hợp đồng bao gồm: Tổng số tiền Thời hạn cho vay Lãi suất cho vay Biện pháp đảm bảo tiền vay Phương thức cho vay Theo dõi thu hồi nợ Xử lý tranh chấp rủi ro... c.Phương thức cho vay: phương thức cho vay trong cho vay hợp vốn cũng giống như trường hợp đơn phương cho vay, tổ chức tín dụng đầu mối và các thành viên có thể thoả thuận với khách hàng để áp dụng một trong các phương thức cho vay sau: - Cho vay từng lần: phương thức cho vay này được tiến hành căn cứ vào kế hoạch, phương án hoặc từng khâu, từng đối tượng củ thể để xác định là một lần vay. Phương thức này áp dụngvới những khách hàng có nhu cầu vay, trả không thường xuyên, kinh doanh theo từng mùa vụ. Đặc điểm của phương thức cho vay nàylà việc cho vay và thu nợ được được phân định ranh giới một cách rõ ràng, dễ nhận biết được khi nào cho vay, khi nào thu nợ. Việc cho vay và thu nợ được thực hiện thông qua tài khoản cho vay thông thường. - Cho vay theo hạn mức: các tổ chức tín dụng và khách hàng xây dựng một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Phương thức này chỉ áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, vòng quay vốn nhanh. Đặc điểm của phương thức cho vay này là việc cho vay và thu nợ đan xen nhau, không phân định ranh giới và thời điểm củ thể khi nào cho vay, khi nào thu nợ. Việc cho vay, thu nợ được thực hiện thông qua tài khoản cho vay luân chuyển(bên nợ của tài khoản này phản ánh các khoản tiền vay của khách hàng, bên có phản ánh các khoản trả nợ của khách hàng) - Cho vay theo dự án: phương thức này được áp dụng khi các tổ chức tín dụng hợp vốn cho khách hàng vay để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. - Cho vay theo hạn mức dự phòng dự phòng: phương thức cho vay là các tổ chức tín dụng cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong hạn mức tín dụng nhất định. Các tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí phải trả cho tín dụng dự phòng. - Cho vay trả góp: khi áp dụng phương thức cho vay này thì các tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận mức lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. II. Các nguyên tắc 1. Nguyên tắc hợp tác cho vay: các tổ chức tín dụng tham gia hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, tương trợ lẫn nhau trên cơ sơ thống nhất hai nội dung: - Xác định tổng nhu cầu vốn của từng doanh nghiệp, từ đó thông nhất mức tham gia vốn của từng tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng căn cứ vào đó để cho vay không được vượt quá mức quy đinh của ngân hàng nhà nước. - Thống nhất chung một mức lãi suất khi cùng cho vay một loại hình doanh nghiệp. 2. Nguyên tắc cho vay: khi các tổ chức tín dụng hợp vốn để cung cấp tín dụng cho khách hàng, họ phải có cơ sơ để tin rằng khách hàng sẽ trả nợ, nếu như các tổ chức tín dụng không có cơ sơ để tin thì quan hệ tín dụng sẽ không xảy ra. Vì thế, các nguyên tắc trong việc cho vay mang tinh chất luật pháp chính thức mà người cho vay và người vay đều phải tuân theo. Nếu như khách hàng nhận tín dụng của các tổ chức tín dụng, thì phải ký hợp đồng tín dụng. Đơn xin vay là cơ sơ để tổ chức tín dụng : kiểm tra khả năng vay và khả năng chi trả của người vay, ký hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng bảo đảm tín dụng. Khi kiểm tra khả năng vay, phải phát hiện xem khách hàng xin vay có khả năng hoạt động và quyền hoạt động hay không. Kiểm tra khả năng vay là tiền đề để cho tất cả các hoạt động khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nào đó , trong đó kể cả kiểm tra khả năng chi trả của họ. Thực chất của việc kiểm tra trước hết là xem khách hàng đó có thể trả nợ tiền vay, tiền lãi và các khoản chi trả khác kịp thời hay không. Tất cả những điều còn lại là đặc trưng bên ngoài của hợp đồng tín dụng mà mục đích chính là thu được lợi nhuận tối đa. Tất nhiên, trong việc kiểm tra khả năng chi trả của khách hàng vay số tiền nhỏ và khách hàng vay số tiền lớn có những khác biệt to lớn. Bắt đầu từ một số tiền vay nhất định, tất cả các khách hàng đều phải giải trình các chỉ tiêu kinh tế của mình. Trước hết đó là xuất trình bảng cân đối kế toán hàng năm và các chỉ tiêu hoạt động khác. Trong bảng cân đối kế toán, khi cấp tín dụng các tổ chức tín dụng chú ý nhất tới cân đối thương nghiệp và cân đối thuế. Theo quan điểm của các tổ chức tín dụng, điều quan trọng nhất để giải quyết vấn đề cấp tín dụng là việc phân tích các chỉ tiêu sau: cơ cấu tài chính, các nguồn vốn thanh toán, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Sau khi việc kiểm tra khả năng chi trả của khách hàng được kết thúc trên cơ sơ phân tích nhiều chứng từ của họ và có được kết luận nghiệp vụ tín dụng đó sẽ có lợi , thì các tổ chức tín dụng mới đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng. Sự đồng ý cho vay được thể hiện bằng văn bản, đây là điều bắt buộc đối với khoản cho vay hợp vốn vì cho vay hợp vốn thường là những khoản cho vay lớn. Và nếu như người vay đồng ý với điều kiện tín dụng, thì họ chuyển cho tổ chức tín dụng sự xác nhận của mình, sau đó xem như hợp đồng đã có hiệu lực 3. Nguyên tắc quản lý tiền cho vay Để thu được lợi nhuận cao các tổ chức tín dụng cần thực hiện món vay có hiệu quả, chúng phải được hoàn trả đầy đủ. Bởi vậy, khi tiến hành cho vay các tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc quản lý tiền cho vay. - Sàng lọc và giám sát khách hàng: là công việc mà các tổ chức tín dụng tiến hành thu thập thông tin, để phân loại khách hàng. - Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Một cách nữa để ngân hàng thu được những thông tin về khách hàng là nhờ quan hệ khách hàng lâu dài. Mối quan hệ lâu dài làm lợi cho cả người vay lẫn ngân hàng. Nếu trước đây khách hàng đã vay vốn tại ngân hàng, thì ngân hàng đã có sẵn những phương thức giám sát khách hàng đó. Do đó chi phí về việc giám sát những khách hàng lâu dài sẽ thấp hơn so vói những chi phí với khách hàng khác. Một khách hàng đã có mối quan hệ cũ sẽ để dàng được vay ở mức lãi suất thấp. - Vật thế chấp: vật thế chấp là vật sở hữu được hứa cho người vay nếu người vay vỡ nợ đối với món tiền vay. người vay có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được để bù lại các tổn thất của mình do món nợ cho vay đó gây nên. - Hạn chế tín dụng: Một nguyên tắc khác giúp các tổ chức tín dụng hạn chế rủi ro là việc hạn chế tín dụng: ngân hàng có thể từ chối không cho vay hoặc cho vay nhưng với mức thấp hơn người vay yêu cầu. Chương II. Thực trạng cho vay hợp vốn ở Việt Nam. 1. Cho vay hợp vốn ở Việt nam chưa thực sự phát triển. Trong những năm cuối thế kỷ 20, cho vay hợp vốn là phương thức tài trợ của ngân hàng được sử dụng phổ biến từ lâu ở các nước phát triển, đã du nhập vào thị trường tín dụng nước ta. Thực ra phương thức cho vay hợp vốn đã du nhập vào nước ta từ những năm 1990, nhưng cho đến nay hình thức cho vay nay ở thị trường tín dụng nước ta chưa được các tổ chức tín dụng áp dụng nhiều. Ngược dòng thời gian, từ những năm 1989- 1990, đã bắt đầu hình thành những khoản cho vay hợp vốn ngắn hạn đầu tiên liên kết giữa một số ngân hàng thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long để chủ động tài trợ cho những hợp đồng xuất, nhập khẩu có giá trị tương đối lớn với các nước Đông Âu ( cho vay của một hiệp hội ngân hàng). Nhưng phải đến khoảng những năm 1996-1997 thì mới có chiều hướng sinh sôi nảy nở với việc hình thành những khoản cho vay hợp vốn thực sự, trong đó chỉ có những khoản cho vay hợp vốn sau là đáng kể: Năm 1996, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng công thương Việt Nam hợp vốn cho vay dự án xây dựng khách sạn Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội và các dự án cải tạo, đổi mới thiết bị của công ty Dệt 8/3. Năm 1997, dưới sự chủ trì của NHNN tỉnh ĐắcLắc, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh này đã góp vốn tài trợ cho dự án phát triển cây trồng của địa phương và một số hợp đồng về cà phê ở địa phương. Sau khi đúc rút kinh nghiệp về những khoản cho vay hợp vốn có hiệu quả nói trên, NHNN đã ban hành Quy chế Đồng tài trợ theo Quyết định số 154 ngày 29/ 04/ 1998 của Thống đốc NHNN, tạo cơ sở pháp lý và nghiệp vụ cho quan hệ Đồng tài trợ nói chung và cho vay hợp vốn nói riêng. Tiếp đó, trong các năm 1998-1999, quan hệ cho vay hợp vốn giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các Doanh nghiệp có những bước phát triển nhất định với việc hình thành những khoản cho vay hợp vốn có quy mô, kim ngạch lớn, thời hạn dài như: Năm 1998: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đồng tài trợ cho Tổng công ty Điện lực 18 triệu USD, thời hạn 8 năm, để nhập hai tổ máy tuốc bin và các thiết bị điện khác cho nhà máy điện Trà Nóc( Cần Thơ), trong đó Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tham gia 65% và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam tham gia góp vốn 35% Ba ngân hàng thương mại quốc doanh đồng tài trợ 100 triệu USD cho dự án khí Nam Côn Sơn. Năm 1999: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế lần đồng tài trợ ngắn hạn (3 tháng) cho tổng Công ty Xăng dầu với hạn mức 230 tỷ VND để nhập nhiên liệu, trong đó ngân hàng ngoại thương Việt Nam tham gia hợp vốn 70%. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng cổ phần quân đội và ngân hàng thương mại cổ phần á Châu đồng tài trợ cho công ty liên doanh VCB Tour xây dựng cao ốc VCB, với tổng số vốn 16 triệu USD, trong đó ngân hàng ngoại thương Việt Nam tham gia hợp vốn 70% , thời hạn 180 tháng. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng công thương Việt Nam vàngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cho vay hợp vốn dự án mở rộng cầu Điên Biên Phủ 330 tỷ VND. Tám ngân hàng thương mại, bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, một số ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại liên doanh, cho vay hợp vốn cho Tổng công ty Điện lực 100 triệu USD thực hiện dự án nhiệt điện Phú Mỹ 2-1, trong đó ngân hàng ngaọi thương Việt Nam tham gia hợp vốn 45%. Như vậy, cho đến nay quan hệ cho vay hợp vốn đã có một bước phát triển mới. Tuy nhiên, so với tiềm năng và nhu cầu nền kinh tế đất nước, cũng như lợi ích của các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn thì những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Biểu hiện sự chưa phát triển của cho vay hợp vốn ở nước ta đó là sức dư nợ hàng năm về cho vay hợp vốn so với tổng dư nợ hàng năm. Nếu như ở các nước phát triển cho vay hợp vốn là hình thức đầu tư tín dụng chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ hàng năm thì ở Việt Nam ngay như ở ngân hàng ngoại thương Việt Nam- đơn vị đi đầu trong hầu hết các khoản cho vay hợp vốn với phần vốn lớn nhất trong từng khoản mục, mặc dù tổng dư nợ trong cho vay hợp vốn đã tăng nhưng nếu đem so sánh với tổng dư nợ hàng năm thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Nguyên nhân chính có thể là do các tổ chức tín dụng gặp một số vướng mắc về mặt kỹ thuật. Về nguồn vốn: nguồn vốn ngắn hạn tương đối sẵn sàng, nhất là trong giai đoạn trước mắt đang có hiện tượng “đọng vốn” tại nhiều ngân hàng thương mại. Trái lại, nguồn vốn dài hạn lại quá hiếm. Trong những khoản cho vay trung, dài hạn riêng rẽ cũng như cho vay hợp vốn, nguồn vốn hầu như đều thuộc loại ngắn hạn. Đây là điều kiêng kỵ trong hoạt động tín dụng, đẫn đến nguy cơ thiếu khả năng thanh toán. Những năm cuối thập niên 80 vừa qua, tình hình này đã gây nên đợt khủng hoảng trầm trọng trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính Mỹ do trạng thái bất cập về nguồn vốn và sử dụng vốn. Theo qui chế Đồng tài trợ thì có thể “... sử dụng nguồn vốn huy động, vốn vay để tham gia đồng tài trợ” không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn. Song ngân hàng nhà nước lại giới hạn chỉ được sử dụng 20-25% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. hiện nay, thị trường chứng khoán đã ra đời và hoạt động có hiệu quả. Các tổ chức tín dụng có cơ hội đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu để thu hút vốn trung, dài hạn nhằm gia tăng nguồn lực cho chính mình đồng thời tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Hoạt động có hiệu quả của thị trường chứng khoán sẽ tác động thuận chiều đến việc huy động vốn dài hạn của tổ chức tín dụng. Khi chưa có biện pháp hữu hiệu thì thái độ dè dặt , e ngại của các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn dài hạn là điều dễ hiểu, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của hoạt động tín dụng. Về lãi suất cho vay hợp vốn: khoản cho vay hợp vốn thường có kim ngạch lớn, thời hạn dài là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp vay vốn. Đối với những khoản cho vay hợp vốn bằng nội tệ các tổ chức tín dụng khi cho vay hợp vốn chỉ áp dụng một múc lãi suất chung cho một khoản vay, nên các thành viên tham gia phải bàn bạc để đi đến một thoả thuận có thể chấp nhận được cho tất cả các bên. đây là việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nó đòi hỏi có sự hiểu biết và nhân nhượnglẫn nhau thìmới dàn dựng được nhanh chóng thành công một khoản cho vay hợp vốn. Đối với khoản cho vay bằng ngoại tệ, tất nhiên phải áp dụng mức lãi suất quốc tế. Các tổ chức tín dụng có quan hệ ký thác ngaọi tệ tại các ngân hàng nước ngoài ở những thị trường tài chính khác nhau chỉ được căn cứ vao lãi suất SIBOR (Singapo Interbank offered Rates- lãi suất liên ngân hàng thị trường Singapo) có khi lại gây khó khăn cho một số tổ chức tín dụng. Lại còn việc áp dụng múc lãi suất nào, cố định, biến đổi hay điều chỉnhđể đề phòng rủi ro khi lãi suất biến động cũng đòi hỏi những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định. Những điều đó còn khá phức tạp, có khi làm nản lòng một số tổ chức tín dụng chưa thật quen thuộc hoạt động của các thị trường tài chính quốc tế. Về lệ phí: Tại điều 11 của Quy chế Đồng tài trợ quy định chế độ lệ phí chỉ đề cập đến “phí thu xếp” mà tổ chức tín dụng đầu mối được hưởng có lẽ là chưa hợp lý. Sau khi dàn dựng xong một khoản cho vay hợp vốn, việc quản lý thực hiện hợp đồng tin dụng, khá nhiều phức tạp, kéo dài, đòi hỏi nhiều công sức như gom vốn để giải ngân theo kỳ hạn, thu, chia lãi phí thu hồi nợ theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng,... nên cần có mức thù loa thoả đáng cho tổ chức tín dụng đảm nhiệm công đoạn này. Về cơ chế: Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 154 ngày29/04/ 1998 về Quy chế Đồng tài trợ đã vạch ra những những quy định và hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay hợp vốn. Nhưng còn có một số điều chưa khiến cho các tổ chức tín dụng mặn mà với phương thức cho v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35301.doc
Tài liệu liên quan