Lời nói đầu
Thế kỷ XXI là thế kỷ của Máy tính và Truyền thông. Việc phát triển Công nghệ thông tin chính là chìa khoá để xây dựng một xã hội tiên tiến. Có thể thấy rằng ngày nay, Công nghệ thông tin nói chung và Công nghiệp phần mềm nói riêng đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế, các nước trên Thế giới đều có những hoạch định, những định hướng cho ngành Công nghệ phần mềm phù hợp với sự phát triển của đất nước mình.
Đối với
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chính sách ưu đãi thuế đối với Doanh nghiệp sản xuất phần mềm - Thực trạng & Giải pháp tại Trung tâm Công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam, việc phát triển Công nghiệp phần mềm cũng đang trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết. Chính phủ cũng có chủ trương xây dựng Công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội. Phát triển Công nghiệp phần mềm là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị trong nước đã có nhiều cố gắng và tiến bộ trong việc phát triển Công nghiệp phần mềm nhưng nhìn chung việc phát triển Công nghiệp phần mềm còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như thị trường công nghệ thông tin trong nước còn hạn hẹp; hạ tầng viễn thông đáp ứng chưa đầy đủ yêu cầu phát triển công nghiệp phần mềm; môi trường đầu tư cho công nghiệp phần mềm ở nước ta chưa thuận lợi, còn có khoảng cách lớn so với các nước xung quanh. Vì vậy, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này rất cần sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước.
Nắm bắt được yêu cầu đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Và một trong những chính sách đó là chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển Công nghiệp phần mềm. Cụ thể là vào ngày 05 tháng 06 năm 2000 Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết 07/NQ-CP về xây đựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 20005.
Đề tài “ Chính sách ưu đãi thuế đối với Doanh nghiệp sản xuất phần mềm - Thực trạng và giải pháp tại Trung tâm Công nghệ thông tin “ nhằm nghiên cứu, phân tích hiệu quả của việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với việc phát triển sản xuất phần mềm tại Trung tâm Công nghệ thông tin.
Ngoài lời mở đầu và lời kết, báo cáo gồm 3 chương chính:
Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Công nghệ thông tin.
Chương II:Thực trạng hoạt động sản xuất phần mềm của Trung tâm Công nghệ thông tin trong thời gian qua.
Chương III: Nhận xét - đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Trung tâm Công nghệ thông tin và một số kiến nghị
Chương I
Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm
Công nghệ thông tin.
Trung tâm công nghệ thông tin được thành lập theo Quyết định số 636/QĐ-TCCB-LĐ ngày 22/03/1999 của tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trung tâm được hình thành dựa trên sự sát nhập từ hai trung tâm là Trung tâm nghiên cứu phát triển phần mềm và Trung tâm đào tạo phát triển phần mềm. Trung tâm là tổ chức nghiên cứu đặt trực thuộc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, có chức năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu phát triển của Ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và xã hội.
Trung tâm Công nghệ thông tin có tên giao dịch quốc tế là:
CENTER FOR DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY.
Viết tắt là CDIT
Có trụ sở chính tại Hà Nội.
Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị sự nghiệp có thu:
Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Học viện và pháp luật Nhà nước về nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ được giao.
Có quy chế tổ chức, hoạt động và bộ máy quản lý.
Có con dấu theo tên gọi.
Được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Được tự chủ hoạt động theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Học viện.
I- Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của trung tâm Công nghệ thông tin:
I.1- Trung tâm Công nghệ thông tin có nhiệm vụ chính:
Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hệ thống cho máy tính, mạng máy tính, các hệ thống thông tin quản lý, hệ thống cơ sở dữ liệu, bài toán về Quản trị kinh doanh, lý thuyết Công nghệ lập trình, lý thuyết về phát triển phần mềm cho các hệ điều hành, các hệ phát triển và phần mềm công cụ, lý thuyết của một số hướng công nghệ mang tính đón đầu trong Viễn thông và tin học.
Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phần mềm chuyên dùng, các sản phẩm công nghiệp có tỷ trọng phần mềm cao, phần mềm cho tổng đài, phần mềm tạo ra các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị, phần mềm cho khai thác dịch vụ mạng, phần mềm cho các Trung tâm điều hành.
Nghiên cứu công nghệ hội tụ dịch vụ đa phương tiện. Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu, sản xuất các phần mềm ứng dụng, gia công phần mềm theo đơn đặt hàng, tiến tới việc sản xuất phần mềm thương mại.
Tiếp nhận phần mềm chuẩn của các tổ chức quốc tế để lập dự báo và quy hoạch phát triển mạng Viễn thông, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ dịch vụ đa phương tiện, thực hiện tư vấn công nghệ thông tin, dịch vụ phần mềm. Biên soạn tài liệu, giáo trình, tham gia công tác đào tạo bồi dưỡng của Học viên, hướng dẫn sinh viên thực tập, làm đồ án tốt nghiệp những nội dung có liên quan đến Công nghệ thông tin.
II.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Trung tâm.
III.1- Cơ cấu tổ chức:
ban giám đốc
Phòng phần mềm ứng dụng
Phòng phần mềm công nghiệp
Phòng tổng hợp
Phòng dịch vụ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trung tâm Công nghệ thông tin có quy mô tương đối nhỏ, nên bộ máy quản lý được thiết kế theo cơ cấu tổ chức trực tuyến.
Trung tâm công nghệ thông tin có các bộ phận:
Phòng phần mềm ứng dụng (tên giao dịch: INTEGRATED SOFTWARE R&D DEPARTMENT ).
Phòng phần mềm công nghiệp (tên giao dịch: SOFTWARE FOR INDUSTRY R&D DEPARTMENT ).
Phòng tổng hợp.
Phòng dịch vụ (tên giao dịch: DEPARTMENT FOR DEVELOPMENT OF SERVICES ).
II.2- Chức năng-nhiệm vụ:
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được thể hiện qua chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng.
II.2.1-Chức năng nhiệm vụ phòng phần mềm ứng dụng:
Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các hệ thống tin học phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, quản lý, khai thác, điều hành mạng viễn thông. Hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ trong lĩnh vực mạng viễn thông. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn.
Biên soạn tài liệu chuyên ngành, tham gia đào tạo Đại học và sau Đại học. Đề xuất các biện pháp phát triển tiềm lực khoa học của Phòng. Đề xuất việc điều động công chức, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm công chức. Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và những người chủ trì các vấn đề đó.
Tổ chức thực hiên các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Trung tâm giao. Chủ động triển khai và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động không thường xuyên, có thu theo uỷ quyền của giám đốc trung tâm trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Sử dụng có hệu quả tài sản, kinh phí được giao. Tổ chức thực hiện nội quy lao động và các thoả ước nội bộ.
* Nhiệm vụ của trưởng phòng:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng. Phó phòng giúp trưởng phòng điều hành công việ chung, thay Trưởng phòng khi Trưởng phòng vắng mặt, có thế dược phân công phụ trách một số công việc cụ thể. Trưởng phòng đề xuất tổ chức bộ môn nghiên cứu, nhu cầu nhân lực và Giám đốc phê duyệt.
II.2.2- Chức năng nhiệm vụ phòng Phần mềm Công nghiệp:
Nghiên cứu chế tạo các thiết bị công nghiệp viễn thông, nghiên cứu phát triển phần mềm trên các phần cứng không tiêu chuẩn. Bảo dưỡng tổng đài và các thiết bị trên mạng, hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp viễn thông. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn. Biên soạn tài liệu chuyên ngành, tham gia đào tạo Đại học và sau Đại học.
*Nhiệm vụ của trưởng phòng:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng. Phó phòng giúp trưởng phòng điều hành công việc chung, thay Trưởng phòng khi Trưởng phòng vắng mặt, có thế được phân công phụ trách một số công việc cụ thể. Trưởng phòng đề xuất tổ chức bộ môn nghiên cứu, nhu cầu nhân lực và Giám đốc phê duyệt.
II.2.3- Chức năng nhiệm vụ của phòng Tổng hợp:
Tham mưu cho ban Giám đốc các vấn đề nhằm thực hiện chức năng, nhiệm của Trung tâm. Thu thập xử lý thông tin về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiên cứu, giúp Ban Giám đốc điều hành công việc.
Quản lý chế độ chính sách, lao động tiền lương, điều hành và đảm bảo hoạt động hành chính chung của Trung tâm. Quản lý, phân phối, sử dụng tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác.
II.2.4- Chức năng nhiệm vụ của phòng dịch vụ:
Nghiên cứu ứng dụng các công cụ và phương pháp phát triển phần mềm. Nghiên cứu phát triển ứng dụng và triển khai các dịch vụ gia tăng giá trị.
Tiến hành gia công phần mềm theo đơn đặt hàng tiến tới sản xuất phần mềm xuất khẩu. Hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ.
chương II
Thực trạng hoạt động của trung tâm
trong thời gian qua,
I. Nhận xét chung:
Trung tâm Công nghệ thông tin là một đơn vị sự nghiệp có thu. Nhiệm vụ chính của Tung tâm không phải là sản xuất kinh doanh thông thường, Trung tâm chỉ là một đơn vị nghiên cứu, triển khai các kế hoạch trong lĩnh vực viễn thông và tin học do Tổng cục bưu điện và Tổng công ty bưu chính viễn thông giao.
Hoạt động có thu của trung tâm là do Trung tâm cung ứng dịch vụ, tư vấn về phần mềm và sản xuất phần mềm theo hợp đồng đặt hàng của khách hàng. Tuy hoạt động này không phải là hoạt động chính nhưng Trung tâm luôn coi đó là nhiệm vụ chính cuả mình. Điều này giúp Trung tâm thành công trong thời gian qua.
Là một đơn vị với tuổi đời còn rất trẻ và chỉ với hơn 60 thành viên nhưng Trung tâm đã đóng góp một phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước.
- Lĩnh vực hoạt động chính của Trung tâm là: nghiên cứu, sản xuất phần cứng và phần mềm phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông và xã hội.
- Nguồn tài chính chủ yếu của Trung tâm Công nghệ thông tin có được là do Ngân sách cấp, Tổng cục Bưu điện và Tổng công ty Bưu chính cấp theo đề tài nghiên cứu.
- Kết quả hoạt động sản xuất phần mềm và cung ứng dịch vụ tư vấn phần mềm
trong năm qua Trung tâm Công nghệ thông tin ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao, Trung tâm còn có thu và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc cung ứng sản xuất - dịch vụ. Hoạt động đó không chỉ lấy thu bù chi mà còn có lãi. Nhận xét đó được nhìn nhận qua tình hình sản xuất của Trung tâm trong hai năm hoạt động, 1999-2000.
* Tình hình sản xuất năm 1999:
Năm 1999 Trung tâm Công nghệ thông tin đã hoàn thành và bàn giao 2 côngtrình lớn cho hai tỉnh: Bắc Ninh và Hải Phòng. Đó là:
+ Hệ thống trả lời khách hàng .
+ Chương trình quản lý mạng cáp.
Hai công trình này trị giá hơn hai tỷ đồng. Xét bảng số liệu cụ thể sau:
Đơn vị: Đồng
Sản phẩm
Đơn vị khách hàng
Doanh số
- Hệ thống trả lời khách hàng
Bưu điện tỉnh Bắc Ninh
1.495.850.000
- Chương trình quản lý mạng cáp
Bưu điện tỉnh Hải Phòng
523.000.000
- Đào tạo lập trình viên
Trong và ngoài ngành
98.868.000
- Các phần mềm ứng dụng cho quản lý khác.
253.284.000
Ngoài ra, Trung tâm còn sản xuất một số chương trình phần mềm văn phòng phục vụ cho hoạt động quản lý như: Chương trình quản lý nhân sự , phần mềm kế toán... cho một số doanh nghiệp trong nước với tổng doanh số đạt 253.284.000 đồng.
Như vậy, chỉ với 61 thành viên trong đó có 49 kỹ sư chuyên lập trình mà Trung tâm đã làm được một giá trị không nhỏ: 2.371.002.000đồng. Có thể thấy được trong năm 1999 cứ mỗi thành viên thu về cho Trung tâm trung bình là 39 triệu.
* Tình hình sản xuất của Trung tâm năm 2000.
Sau một năm hoạt động, số nhân viên của Trung tâm tăng thêm 29 thành viên. Số nhân viên mới này chủ yếu là kỹ sư lập trình. Làm tổng cộng số nhân viên của Trung tâm năm 2000 là 90 người.
Cũng như năm 1999, sản phẩm của năm 2000 chủ yếu phục vụ cho ngành thông tin của các tỉnh trong nước nhưng với doanh số tăng đáng kể. Xét bảng số liệu cụ thể sau:
Đơn vị: Đồng
Sản phẩm
Đơn vị khách hàng
Doanh số
Hệ thống tính cước và thanh toán nợ
Bưu điện TP HCM
1.218.809.000
Hệ thống tự động trả lời khách hàng
Bưu điện tỉnh Thanh Hoá
1.038.642.000
Hệ thống nhắn tin hiển thị số
Đài nhắn tin khu vực I
1.200.000.000
Hệ thống nhắn tin hiển thị số
Đài viễn thông TP HCM
597.000.000
Hệ thống quản lý mạng cáp
Bưu điện tỉnh Đà Nẵng
305.780.000
Ngoài các hợp đồng trên , Trung tâm còn cung cấp dịch vụ liên quan đến phần mềm như: tư vấn quản lý mạng, đào tạo các kỹ sư lập trình trong và ngoài ngành với tổng doanh số là : 278.980.000đồng.
So sánh doanh số của năm 2000 với doanh số của năm 1999 ta thấy doanh số đã tăng lên đáng kể. Tổng doanh số của năm 2000 đạt 4.639.211.000đồng, tăng 95,66% trong khi đó số nhân viên tăng thêm 19 người tương đương với 47,54%. Như vậy năm 2000 cứ một nhân viên của Trung tâm làm ra được 48.447.011đồng, tăng 24.2%.
Có thể tổng hợp phép so sánh trên qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
% tăng lên
Số nhân viên(người)
61
90
47.54%
Doanh số(đồng)
2.371.002.000
4.639.211.000
95.66%
Qua bảng số liệu trên ta thấy tiềm năng phát triển của Trung tâm rất lớn. Chỉ với hơn một năm hoạt động mà đã có kết quả đáng khích lệ.
II. Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Trung tâm trong 2 năm qua, năm 1999, 2000.
Như mọi doanh nghiệp khác, Trung tâm Công nghệ thông tin cũng có nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Những loại thuế mà Trung tâm phải thực hiện là:
- Thuế giá trị gia tăng - Trung tâm áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp - với mức thuế suất là 25%.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Thuế là một bộ phận của công tác tài chính kế toán nên việc tổ chức công tác thuế do bộ phận kế toán thực hiện. Trung tâm thực hiện công tác hạch toán thuế độc lập với Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và trực tiếp nộp thuế cho cơ quan thuế mà không cần thông qua Học viện. Vì Trung tâm hoạt động với quy mô tương đối nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều, nên Trung tâm áp dụng việc quyết toán thuế theo năm.
Định kỳ hàng năm Trung tâm tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán và ghi chép sổ sách về thu - chi và lập báo cáo quyết toán thuế và các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước với cơ quan thuế.
II.1. Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế năm 1999
II.1.1. Về thuế giá trị gia tăng:
Ta có thể xem xét tình hình nộp thuế giá trị gia tăng của Trung tâm Công nghệ thông tin thông qua bảng quyết toán thuế giá trị gia tăng năm 1999 sau:
Đơn vị : VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Doanh số(chưa thuế)
Thuế GTGT
1
Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế:
Trong đó:
a. Hàng hoá chịu thuế suât 5%
b. Hàng hoá chịu thuế suât 10%
2.272.134.000
934.000.000
1.338.134.000
180.513.400
46.700.000
133.813.400
2
Hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ thuế
1.875.201.870
88.624.430
3
Thuế GTGT phải nộp năm quyết toán
91.888.970
4
Thuế GTGT đã nộp trong năm
52.671.638
5
Thuế GTGT cuối năm quyết toán
39.209.332
+ Còn nộp thiếu
39.209.332
Bảng 2: Trích bảng quyết toán thuế năm 1999
Do Trung tâm mới được thành lập nên số thuế giá trị gia tăng (GTGT) mà Trung tâm đóng góp cho Ngân sách Nhà nước không được nhiều - chỉ đạt 91.888.970 đồng. Nhưng trong năm quyết toán Trung tâm mới nộp được 52.671.638 đồng, chiếm 57,32% trên tổng số thuế GTGT phải nộp. Như vậy, số thuế GTGT còn phải nộp chiếm tỷ lệ lớn: 42,68%.
II.1.2. Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tình hình thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung tâm Công nghệ thông tin được đánh giá qua bảng số liệu sau:
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1.
Tổng doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp
2.371.002.000
2.
Chi phí sản xuất – kinh doanh hợp lý
1.892.087.440
3.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất - kinh doanh
478.923.560
4.
Thu nhập khác
5.857.492
5.
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
484.781.052
6.
Thuế suất
32%
7.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
155.129.937
Bảng 3: Trích bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1999
8.
Thanh toán thuế
- Phải nộp năm nay
- Đã tạm nộp
- Số còn phải nộp
155.129.937
-
155.129.937
Trung tâm Công nghệ thông tin là Trung tâm mới được thành lập vào ngày 22/03/1999 nhưng không được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và được giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Bởi tuy là mới được thành lập song, Trung tâm Công nghệ thông tin lại trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và là một đơn vị sự nghiệp chứ không phải là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là sản xuất phần mềm cũng như phần cứng phục vụ cho ngành Bưu chính viễn thông nói chung và cho Học viện nói riêng. Còn việc Trung tâm sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng của khách hàng là công việc ngoài nhiệm vụ, khi mà Trung tâm đã hoàn thành chỉ tiêu do Học viện giao. Hoạt động này Trung tâm tự bỏ kinh phí vì vốn do Học viện cấp là theo đề tài được giao.
Chính vì vậy, qua bảng số liệu trên, số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Trung tâm phải nộp là khiêm tốn và vì mới được thành lập nên Trung tâm chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Nghĩa là toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 1999 phải chuyển sang năm 2000 thanh toán.
II.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế năm 2000
II.2.1. Về thuế giá trị gia tăng:
Ta có bảng số liệu sau:
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Doanh số(chưa có thuế)
Thuế GTGT
1.
Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT
a. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suât 5%
b. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suât 10%
4.360.231.000
1.679.232.000
2.680.999.000
352.067.500
83.961.600
268.099.900
2.
Hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ thuế
3.270.173.250
147.157.796
3.
Thuế GTGT nộp thiếu kỳ trước chuyển sang
39.209.332
4.
Thuế GTGT phải nộp năm quyết toán
204.903.704
5.
Thuế GTGT đã nộp trong năm
213.903.704
6.
Thuế GTGT cuối kỳ quyết toán
30.000.000
Bảng 4: Trích bảng quyết toán thuế GTGT năm 2000
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số thuế GTGT năm 2000 mà Trung tâm Công nghệ thông tin phải nộp so với năm 1999 là tương đối lớn. Nó lớn gấp 2,2 lần. Số thuế GTGT còn phải nộp của năm 2000 chiếm 12% trên tổng số thuế mà Trung tâm phải nộp năm 2000.
Lý do khiến số thuế GTGT phải nộp năm 2000 tăng nhiều như vậy là vì: năm 2000 Trung tâm có doanh thu chịu thuế GTGT lớn gấp 1,9 lần so với năm 1999 và giá trị hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT đầu vào lớn gấp 1,52 lần so với năm 1999. Điều này cũng có nghĩa là Trung tâm không những hoàn thành nhiệm vụ do Học viện giao mà còn có thu nhập ngoài kế hoạch, tức hoạt động sản xuất phần mềm cũng như dịch vụ phần mềm mà Trung tâm cung ứng có chiều hướng lên.
Nhận xét này được chứng minh rõ nét hơn, cụ thể hơn qua bảng số liệu về tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2000 của Trung tâm
II.2.2 Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Xét bảng số liệu về thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung tâm Công nghệ thông tin:
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1.
Tổng thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp
4.639.211.000
2.
Chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý
3.525.800.360
3.
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh
1.113.410.640
4.
Thuế suất
32%
5.
Thuế thu nhập phải nộp
1.356.291.404
6.
Thanh toán thuế
- Năm trước chuyển sang (nộp thiếu)
- Phải nộp năm nay
- Đã tạm nộp trong năm
- Số còn phải nộp
155.129.937
511.421.341
400.000.000
111.421.341
Bảng 5: Trích bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2000
Như đã nêu ở trên, nhiệm vụ chính của Trung tâm không phải là sản xuất phần mềm thương mại mà nhiệm vụ chính của Trung tâm là nghiên cứu khoa học kỹ thuật hệ thống cho máy tính, mạng máy tính, các hệ thống thông tin quản lý, hệ thống cơ sở dữ liệu, nghiên cứu lý thuyết về phát triển phần mềm cho các hệ điều hành, các hệ phát triển phân mềm công cụ; nghiên cứu lý thuyết của một số hướng công nghệ mạng máy tính đón đầu trong viễn thông và tin học. Vậy mà thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm và sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng cuả khách hàng năm 2000 tăng một cách mạnh mẽ, gấp 2,52 lần so với thu nhập chịu thuế năm 1999. Như vậy, ngoài việc Trung tâm chú trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ do cấp trên giao, Trung tâm còn coi hoạt động dịch vụ như nhiệm vụ chính của mình và tăng tích luỹ không nhỏ cho Trung tâm. Năm 2000 Trung tâm đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước 356.291.404 đồng gấp 2,5 lần so với năm 1999.
* Về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao:
Khác với các đơn vị hành chính sự nghiệp khác, Trung tâm Công nghệ thông tin không tính lương cho cán bộ công nhân viên theo quy định của Nhà nước, tức là số lương của cán bộ = hệ số lương * mức lương tối thiểu mà Trung tâm tính lương cho nhân viên theo quy chế phân phối thu nhập qua Đại hội cán bộ công nhân viên chức hàng năm, nghĩa là mức lương được hưởng tuỳ theo sự cống hiến và hiệu quả làm việc của nhân viên, nhân viên tự bình bầu nhận xét. Dó đó, tạo sự bình đẳng trong thu nhập. Chính nhờ chính sách này mà đã khuyến khích mọi thành viên trong Trung tâm phải luôn luôn nỗ lực, phát huy mọi thế mạnh của mình để cống hiến cho Trung tâm với mục tiêu đưa Trung tâm phát triển nhanh, bền vững và mức lương của họ nhờ thế cũng dần tăng lên. Năm 1999 mức lương trung bình của một nhân viên là 1.780.000đồng/tháng, đến năm 2000 mức lương trung bình này đã tăng lên 1.960.000đồng/tháng. Số nhân viên đóng thuế thu nhập cá nhân cũng tăng lên qua hai năm hoạt động. Xét bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
%tăng
- Số lượng nhân viên (người)
61
90
47.5
- Mức lương trung bình tháng/người(đồng)
1.780.000
1.960.000
7,68
- Số nhân viên đóng thuế thu nhập cá nhân
33
50
51,51
Như vậy, số nhân viên đóng thuế thu nhập cá nhân năm 1999 chiếm 54.09% trên tổng số nhân viên và đến năm 2000 thì số lượng này tăng lên đáng kể chiếm 56,66%. Và để có được thành công này Trung tâm Công nghệ thông tin luôn chú trọng đặc biệt tới yếu tố con người, tạo điều kiện để cán bộ, nhất là các cán bộ trẻ phát triển tài năng.
Chương III
Nhận xét - đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Trung tâm
và một số kiến nghị
1- Nhận xét, đánh giá chung:
Nhìn chung, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước được Trung tâm Công nghệ thông tin thực hiện một cách nghiêm túc và tương đối đầy đủ.
Trung tâm Công nghệ thông tin hoạt động có tính chất đặc thù. Nó là một loại hàng hoá quan trọng đối với việc phát triển công nghệ thông tin của ngành bưu chính nói riêng và của Việt Nam nói chung. Vì vậy nó cần được Nhà nước ưu tiên, giúp đỡ và có chính sách ưu đãi thích hợp và các biện pháp đặc biệt để sớm hình thành nhiều hơn các trung tâm phát triển phần mềm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Công nghệ thông tin trong nước.
Trung tâm Công nghệ thông tin hoạt động trong lĩnh vực mà Nhà nước có chủ trương ưu đãi đặc biệt nhất là ưu đãi về thuế. Nhưng trên thực tế chính sách ưu đãi thuế này có hiệu lực gần được hai quý mà Trung tâm không được hưởng ưu đãi một cách triệt để, tức là sản phẩm của Trung tâm thì được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT), nhưng Thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn là 32%; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là từ 2 triệu đồng trở lên phải đóng thuế thu nhập.
Trong khi đó nghị quyết 07/2000/QĐ-CP nêu rõ đối tượng được hưởng ưu đãi. Như:
* Ưu đãi đối với doanh nghiệp:
Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp trong nước: Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và doanh nghiệp phần mềm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với các mức sau:
+Thuế suất 25%.
+Thuế suất 20% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
+Thuế suất 15% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm có vốn đầu tư nước ngoài: thì được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm mới thành lập dù là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với thu nhập do hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm.
Về thuế giá trị gia tăng(GTGT):
Mọi sản phẩm và dịch vụ phần mềm được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng.
Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
+Đối với thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường ban hành danh mục nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở cho việc xác định ưu đãi về thuế nhập khẩu. Danh mục nói trên được điều chỉnh hàng năm.
+ Đối với thuế xuất khẩu: Miễn thuế xuất khẩu đối với mọi sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm.
* Ưu đãi đối với người lao động hoạt động trong lĩnh vực này:
- Đối với người lao động chuyên nghiệp là người Việt Nam trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm được ưu đãi về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Mức khởi điểm chịu thuế và mức luỹ tiến như quy định với với người nước ngoài tức khởi điểm chịu thuế thu nhập là từ 8 triệu đồng trở lên.
- Đối với người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực Công nghiệp phần mềm, được hưởng thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với thu nhập từ các hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm theo quy định taị Điều 50 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nhận xét thấy, sản phẩm của Trung tâm Công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của nghị quyết. Do đó, việc Trung tâm Công nghệ thông tin được hưởng ưu đãi như vậy là chưa hợp lý, chưa đúng với chủ trương của Nhà nước về khuyến khích phát triển Công nghệ phần mềm.
2- Một số kiến nghị:
- Nên áp dụng ưu đãi cao nhất về thuế GTGT như đã nêu trong nghị quyết 07 của chính phủ. Nghĩa là nên áp dụng mức thuế suất là 0% thay vì miễn thuế GTGT bởi như vậy doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào (nếu có), giảm bớt được chi phí cho doanh nghiệp.
-Nên áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% đối với các hoạt động liên quan đến sản xuất - kinh doanh phần mềm. Vì Trung tâm mới thành lập nên nhà nước cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho Trung tâm hai năm đầu và giảm 50% đối với hai năm tiếp theo.
- Về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, nên áp dụng đúng như nghị quyết 07 đã nêu để khuyến khích các cán bộ cống hiến nhiều hơn nữa.
Lời kết
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Công nghệ thông tin (CDIT), với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng Tài chính - kế toán và giáo viên hướng dẫn thực tập - TS. Đặng Quốc Tuyến và cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập.
Trong khuôn khổ bản báo cáo thực tập này không đủ để em trình bày một cách chi tiết mọi khía cạnh của vấn đề. Vậy em xin được tiếp tục trình bày kỹ hơn vấn đề này trong luận văn tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do kiến thức, năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những chỗ thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà nội ngày tháng năm 2001
Sinh viên
Đào Thị Bích Thuận
MS: 97A418 - Lớp 201
Lời nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Lời nhận xét của cán bộ nơi thực tập
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0203.doc