Chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Lời nói đầu Trong những năm gần đây, hoạt động tài chính – tiền tệ dã trở thành một lĩnh vực nhạy cảm và kích thích nhất của toàn bộ nền kinh tế. Với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng với những phương tiện tài chính mới xuất hiện hầu như hằng ngày; hoạt động ngân hàng trước kia vốn lặng lẽ, nay đã trở nên sôi động; mậu dịch và thị trường tài chính quốc tế hoạt động tốt đã tạo ra một nền kinh tế thế giới liên kết nhau, trong đó các diễn biến

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thị trường tài chính của một nước có ảnh hưởng quan trọng tới thị trường tài chính của các nước khác; vấn đề chỉ đạo chính sách tiền tệ là khâu trung tâm trong những cuộc tranh luận về đường lối kinh tế.... Việt nam, kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Việt nam đã có sự đổi mới sâu sắc và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhờ đổi mới toàn diện chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ đạo hoạch định, bằng việc sử dụng các giải pháp tình thế mạnh dạn lúc đầu, đến sử dụng từng bước có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ đã góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát ở mức thấp (có lúc ở mức 3 con số ); yêu cầu ổn định tiền tệ bước đầu được thực hiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, để có được những thành quả đó, trong quá trình điều hành chính sách tiện tệ chúng ta gặp phải không ít những khó khăn, trở ngại. Làm thế nào để có thể vận hành tốt chính sách tiền tệ, nhằm tìm ra hướng đi hợp lý cho mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế? Với nhiều lý do, tôi chọn đề tài: “ Chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam” để làm đề tài nghiên cứu. Bố cục của đề tài gồm ba phần: Chương I : Lý thuyết chung về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ Chương II : Quản lý và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam Mặc dù trong quá trình học tập và nghiên cứu đã thực sự cố gắng, song do thời gian có hạn và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những khiếm khuyết khách quan và chủ quan, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Phần nội dung Chương I: Lý thuyết chung về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 1.1. Chính sách tiền tệ: 1.1.1. Định nghĩa về chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong quá trình điều hành các hoạt đọng của nền kinh tế. Thực hiện nó có tác dụng rất lớn trong việc góp phần vào việc kìm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế vá giải quyết vấn đề công ăn việc làm. Theo điều 2 của Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam thì “ Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế – tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thuc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vá nâng cao đời sống nhân dân”. Với chính sách này, Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, động viên các nguồn lực trong nước, đống thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, giữ vững chủ quyền quốc gia mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện CNH và HDH đất nước. 1.1.2. Phân loại: Mục đích của chính sách tiền tệ là nhằm điều tiết lượng tiền trong lưu thông, sự điều tiết này thể hiện qua 2 hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm.Trường hợp này chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cunh ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát. Việc điều tiết lượng tiền như thế nào để cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhàng luôn là vấn đề nan giải của các quốc gia, thiếu hay thừa tiền đều có những tác dụng tieu cực của nó. Chính vì vậy, trong thực tế điều hành chính sách tiền tệ, tuỳ vào từng thời kỳ phát triển kinh tế, tuỳ vào từng hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể mà sử dụng các chính sách trên. Đây thực sự là vấn đề mang tính nhạy cảm và nghệ thuật của các nhà điều hành chính sách tiền tệ. 1.1.3. Mục tiêu của Chính sách tiền tệ 1.1.3.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền luôn là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ quốc gia. Ôn định giá cả là điều ai cũng mong muốn bởi vì mức giá cả tăng lên sẽ gây ra tình trạng khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người lao động, mất ổn định kinh tế xã hội. Ví dụ, thông tin chứa đựng trong giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ khó giải thích hơn khi mức chung của giá cả đều thay đổi. Những người tiêu dùng, các nhà kinh doanh và chính phủ trở nên rất khó khăn khi ra quyết định. Tình trạng đó còn gây ra sự xung đột quyền lợi giữa các nhóm dân cư trong xã hội nhằm bảo đảm cho lương bổng của mình tăng theo với mức giá cả. Do vậy, kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hoá dịch vụ là mục tiêu lâu dài và là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho nhân dân. Thông qua chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Khi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương mở rộng cung ứng tiền tệ, thì giá hàng hoá sẽ tăng lên và tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống và như vậy tỷ lệ lạm phát giảm xuống. Kiểm soát lạm phát được thể hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồng tiền, điều đó có nghĩa là phải đảm bảo sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước. Mặt khác, kiểm soát lạm phát còn được biểu hiện ở sự ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, được đo qua tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong nền kinh tế mở, đặc biệt là xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, thì cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, tỷ giá đồng tiền đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia. Bởi lẽ, một sự tăng giá trong giá trị của đồng bản tệ so với giá trị của đồng ngoại tệ sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế hạn chế xuất khẩu. Ngược lại, giá trị đồng bản tệ giảm xuống sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế xã hội, nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hoá dịch vụ trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, khi theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền thì không đồng nghĩa với một tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, để có một tỷ lệ lạm phát giảm xuống thì thường phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhất định nào đó. Do vậy, một tỷ lệ lạm phát vừa đủ (thường là một con số mỗi năm) sẽ là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng cần phải chống lạm phát phi mã (hai con số mỗi năm) và siêu lạm phát (trên hai con số mỗi năm) – như trường hợp của Việt nam thời kỳ 1980 – 1988. 1.1.3.2. Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc làm cao cho người lao động là một vấn đề quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Do vậy, nó cũng trở thành một mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Bởi lẽ: Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao, sẽ gây nên nhiều đau khổ cho con người, các gia đình bị khốn cùng về tài chính, mất đi lòng tự trọng cá nhân và là một trong những nguyên nhân làm tăng tình trạng tội phạm gây ra mất ổn định xã hội. Khi thất nghiệp cao, thì nền kinh tế không những có những người lao động ngồi không mà còn có cả những nguồn tài nguyên để không (các xí nghiệp đóng cửa và thiết bị không được sử dụng) đưa đến kết quả là sản phẩm giảm đi (tổng sản phẩm quốc dân GDP giảm xuống. Như vậy rõ ràng là công ăn việc làm cao là điêu mong muốn, nhưng nó phải cao ở mức nào? Tại điểm nào thì chúng ta có thể nói rằng nền kinh tế đang ở trong tính trạng việc làm đầy đủ? Với chính sách tiền tệ thì các câu hỏi đó được giải đáp, cụ thể chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ mở rộng, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doangh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, việc làm bị cắt giẳm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Mặc dầu vậy, trong quá trình nghiên cứu hoạch định chính sách, cần phải chú ý tới một thất nghiệp, gọi là thất nghiệp tự nhiên, là có lợi cho nền kinh tế. Ví dụ, khi một người công nhân quyết định tìm một công việc mới tốt hơn, thì anh ta hoặc chi ta có thể bị thất nghiệp trong khoảng thời gian đang đi tìm việc làm mới. Các người lao động thường tự nguyện quyết định tạm thời rời khỏi công việc đẻ theo đuổi nhưng mục tiêu khác (thành lập gia đình, đi du lịch, quay trở lại trường học...) và khi họ quyết định trở lại thị trường lao động, thì họ phải mất thời gian đi tìm được đúng công việc của họ. Điều lợi ích của việc có một số thất nghiệp cũng giống như lợi ích của việc có một tỷ lệ nhà để trống trên thị trường cho thuê nhà. Khi đó nhiều người trong chúng ta đang có nhu cầu tìm một căn hộ phát hiện ra rằng, khi tỷ lệ nhà trống trên thị trường xuống quá thấp, thì chúng ta khó có thể tìm được một căn nhà tốt. Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào đó. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp là phù hợp với việc làm đầy đủ? Đây vẫn còn là vấn đề chưa có lời giải đáp, và rất có thể là chính sách thích hợp của chính phủ chẳng hạn như cung cấp tốt hơn thông tin về những công việc chưa có người làm hoặc là các chương trình đào tạo nghề nghiệp có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên... 1.1.3.3. Tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc quan hệ chặt chẽ với mục tiêu viẹc làm, bởi vì những nhà kinh doanh muốn đầu tư nhiều hơn vào tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế khi mức thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi thất nghiệp cao và các xí nghiệp nhàn rỗi, thì không có lợi để một hãng đầu tư thêm các nhà máy và thiết bị. Mặc dù hai chính sách này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời vào hai mục tiêu này. Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều hơn, làm tăng khối lượng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư sản xuất, lao đông cần ít hơn, làm mức sản lượng giảm, kinh tế tăng trưởng bị chậm lại. 1.1.3.4. Mối quan hệ giữa các mục tiêu. Nhìn tổng quát và có chiến lược lâu dài thì các mục tiêu của chính sách tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Điều đó cho thấy rằng, trong quá trinh thực thi chính sách tiền tệ không thể tuyệt đối hoá một mục tiêu cụ thể nào, không thể giải quyết các mục tiêu một cách độc lập trên tầm vĩ mô. Tuy nhiên có những lúc, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu. Điều thường gặp và dễ thấy nhất là mâu thuẫn giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau, song nhìn chung, mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ là ở định giá trị đồng bản tệ, trên cơ sở đó để ở định và phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm của các nước phát triển theo cơ chế thị trườngcho thấy, vận hành chính sách tiền tệ, để đạt được các mục tiêu của nó cần phải có sự phối hợp với các chính sách vĩ mô khác của nhà nước như chính sách tài khoá,.... 1.1.4. Đối tượng quản lý & xây dựng chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền: ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ. Hoạt động của ngân hàng trung ương nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ được giao cho ngân hàng trung ương. Nhiệm vụ đó là “linh hồn” xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng trung ương. Các hoạt động khác của ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt những mục tiêu của nó. 1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ. Công cụ của chính sách tiền tệ là hệ thống các biện pháp mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng nhằm tác động vào khối lượng tiền lưu thông trên thị trường và lãi suất từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu &tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, quản lý lãi suất,...Mỗi loại công cụ khac nhau đều có cơ chế tác động và đemlại những ảnh hưởng ở những khía cạnh khác nhau. Sau đây chúng ta cùng nhau đi sâu nghiên cứu cụ thể các công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ. 1.2.1. Dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng phải gủi tại ngân hàng trung ương. Mức dự trữ này do ngân hàng trung ương quy định - đối với các nước khác nhau và từng thời điểm cụ thểtkhác nhau thì có thể khác nhau và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng cung ứng tiền tệ theo hai phương diện: Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của ngân hàng thương mại. Theo thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền dự trữ ban đầu và thoả mãn các điều kiện, thì hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tạo ra được một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần, với công thức tổng quát: 1 Tiền gửi mới được = Tiền đự trữ ban đầu * -------------------------- tạo ra Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1 Trong đó, ---------------------------- là hệ số nhân tiền Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Do vậy, một sự tăng lên trong dự trữ bắt buộc làm giảm số lượng tiền gửi được nâng đỡ bởi một mực nhất định của cơ số tiền tệ và sẽ dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền tệ. Mặt khác, một sự giảm xuống của dự trữ bắt buộc, dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ bởi vì có thể tạo thêm tiền gửi lớn gấp nhiều lần. Ví dụ, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì với một lượng tiền dự trữ ban đầu thì hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp 10 lần. Tương tự như vậy, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 20% thì lượng tiền gửi mới do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra tăng gấp 5 lần; nếu dự trữ bắt buộc giảm xuống 5% thì lượng tiêng gửi mới do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra tăng gấp 20 lần.... Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại. Như đã nói ở trên, tiền dự trữ bứt buộc đều phải mở tài khoản và gửi ở ngân hàng trung ương và đựoc hưởng lãi, cho dù cá ngân hàng thương mại vẫn phải trả lãi cho các khoảng gửi tại ngân hàng mình. Vì vậy, khi mức dự trữ tăng lên, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoảng vay đắt hơn, khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại giảm xuống và theo đó lượng tiền cung ứng cũng giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống, cá ngân hàng thương mại có cơ hội giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoảng vay rẻ hơn, tăng khả năng cho vay của cá ngân hàng thương mại và theo đó lượng tiền cung ứng tăng lên. Tuy nhiên hiện nay, công cụ dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém phần quan trọng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương bởi vì nó phức tạp, kém linh hoạt, ảnh hưỏng nhiều đến khả năng thanh toán và ợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng.... 1.2.2. Chính sách chiết khấu. Chính sách chiết khấu là công cụ của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Khi ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thên lượng tiền cung ứng. Ngân hàng trung ương kiểm soát công cụ này bằng hai cách: bằng cách tác động đến giá cả các khoản vay (gọi là lãi suất cho vay tái chiết khấu) hoặc bằng cách tác động đến số lượng vay thông qua quản lý cửa sổ chiết khấu. Theo điều 9/ Luật ngân hàng nhà nước Việt nam thì: “Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn dựoc áp dụng khi ngân hàng nhà nước tái chiết khấu thuơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức tín dụng”. Lãi suất tái chiết khấu tác động vào giá cả tín dụng nên khi lãi suất tăng sẽ làm thay đổi mặt bằng giá vốn đầu vào của các ngân hàng thương mại, dẫn đến thu hẹp khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng, lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế giảm và ngược lại. Mặt khác, lãi suất tái chiết khấu cũng gây ra hiệu ứng thông báo, các nhà kinh doanh và nhà đầu tư thông qua việc thay đổi chính sách chiết khấu của ngân hàng trung ương sẽ dự báo được xu hướng thay đổi của lãi suất, từ đó có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm bảo vệ tài sản của mình và có hướng đầu tư mới... Cửa sổ chiết khấu là những khoản cho vay tái chiết khấu của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại. Để xem xét ngân hàng trung ương tác động đến khối lượng cho vay chiết khấu như thế nào thông qua việc quản lý cửa sổ chiết khấu, chúng ta cần phải xem xét kỹ càng hơn các khoảng cho vay được thực hiện ra sao: Các khoản cho vay mà ngân hàng trung ương cấp cho các ngân hàng thương mại cá 3 loại: tín dụng điều chỉnh, tín dụng thời vụ và tín dụng mở rộng. +Cho vay tín dụng điều chỉnh, một loại thông dụng nhất, nhằm giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề khả năng hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi tạm thời bị rút. Tín dụng điều chỉnh được cấp bằng một cú điện thoại, sẽ được hoàn trả khá nhanh chóng – vào cuối ngày làm việc đối với các ngân hàng lớn. +Tín dụng thời vụ được cấp để đáp ứng những nhu cầu thời vụ của một số ít các ngân hàng đang nghỉ hoặc một số vùng nông nghiệp hoạt động theo kiểu thời vụ. +Tín dụng mở rộng được cấp cho các ngân hàng bị khó khăn nghiêm trọng về khả năng hoàn trả do tiền gửi bị rút ra, thì không yêu cầu phải hoàn trả nhanh chóng. Những ngân hàng được cấp loại tín dụng này phải nộp một bản đề nghị trình bày nhu cầu vay tín dụng mở rộng và một bản kế hoạch khôi phục lại khả năng hoàn trả của ngân hàng. Đây là hình thức thường áp dụng cho một số ngân hàng có nguy cơ bị phá sản mà có khả năng ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Ngân hàng trung ương quản lý cửa sổ bằng nhiều cách để tránh cho khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc cho đó. Các ngân hàng không được phép kiếm lợi từ các khoản vay chiết khấu (vì lãi suất chiết khấu thường thấp hơn lãi suất thị trường) và ngân hàng trung ương cố gắng ngăn chặn tình hình này bằng cách quy định thể lệ cho vay chiết khấu đối với từng ngân hàng một, thể lệ đó giới hạn các ngân hàng này có thể được vay chiết khấu thường xuyên đến mức nào. Nếu một ngân hàng thường xuyên đến cửa sổ chiết khấu quá nhiều, thì ngân hàng trung ương sau này sẽ thôi không cấp các khoản vay đó nữa và việc một ngân hàng đến cửa sổ chiết khấu phải được coi như một đặc ân, chứ không phải là một quyền hạn. Khi một ngân hàng thương mại đến vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương thường phải chịu 3 loại chi phí: + Lợi tức chiết khấu + Phí về việc phải làm đúng theo các điều tra của ngân hàng trung ương về khả năng thang toán của ngân hàng đến vay tại cửa sổ chết khấu. + Phí về việ rất có thể bị từ chối vay chiết khấu vì ngân hàng trung ương đang theo đuổi mộy chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lạm phát. Ngoài việc sử dụng làm một công cụ để ảnh hưởng đến cơ số tiền tệvà cung ứng tiền tệ, chính sách chiết khấu còn quan trọng ở chỗ nhằm tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính cho các ngân hàng thương mại. Bởi vì, tiền dự trữ bắt buộc được tức điều đến các ngân hàng nào cần thêm tiền dự trữ hơn cả. Khi đó, ngân hàng trung ương thực hiện chức năng là ngưòi cho vay cuối cùng và đó là một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng để tiến hành thành công chính sách tiền tệ. Nói tóm lại, chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc htực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nó đóng vai trò không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng, mà còn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên, với công cụ này, ngân hàng trung ương thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Bởi vì, ngân hàng trung ương chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các ngân hàng thương mại phải vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương. 1.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operaions) là hoạt đông mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường của ngân hàng trung ương nhằm thực thi chính sách tiền tệ. Trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương theo cơ chế thị trường, thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất vì nó là yếu tố quyết định sự thay đổi lãi suất và tiền dự trữ của các ngân hàng, nói đúng hơn, là cơ số tiền tệ (MB); vì vậy, nó là tác nhân chính làm thay đổi lượng tiền cung ứng. Nghiệp vụ thị trường mở chỉ thực sự phát huy tavs dụng khi nó được tổ chức thực hiện hoàn toàn trên cơ sở thị trường. Do đó, để nghiệp vụ thị trường mở thực sự trở thành một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, thì các công cụ khác hiện có cũng cần phải được điều chỉnh và hạ tầng cơ sở của thị trường cần phải có sự chuyển đổi phù hợp. Thông qua mua bán các giấy tờ có giá (thường là loại ngắn hạn – tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng trung ương) trên thị trường, ngân hàng trung ương có thể mở rộng hoặc thu hẹp lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng (giả định rằng các đối tác tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các ngân hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương) và tác động một cách tốt nhất đến MB, lượng tiền cung ứng. Khi ngân hàng trung ương bán các giấy tờ có giá có nghĩa là nó hút tiền vào từ hệ thống ngân hàng. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương thục hiện mua các giấy tờ có giá thì tức là làm tăng tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng. Ta có thể phân biệt thành hai loại nghiệp vụ thị trường mở: + Nghiệp vụ thị trường mở chủ động nhằm thay đổi mức dự trữ và cơ số tền tệ. + Nghiệp vụ thị trường mở thụ động nhằm bù đắp lại những chuyển động của các nhân tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ, ví dụ như sự thay đổi tiền gửi của kho bạc tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, việc lựa chọn thị trường chủ động hay thụ động là tuỳ thuộc vào ngân hàng trung ương sẽ quyết định thay đổi chỉ tiêu chính sách tiền tệ hoặc chỉ tiêu duy trì nó trong từng thời kỳ nhất định. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ quan trọng nhất của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng, bởi những ưu thế vốn có của nó: Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được hoàn toàn kượng nghiệp vụ thị trường tự do. Linh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào, điều chỉnh một lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ... Ngân hàng trung ương dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình. Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian... 1.2.4. Các công cụ khác Ngoài ba công cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ đã nghiên cứu ở trên, thì ở các nước chưa phát triển, khi mà các công cụ chính sách tiền tệ trên được sử dụng còn nhiều hạn chế thì, trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, các nước đó có thể sử dụng một số công cụ bổ trợ khác như: Kiểm soát hạn mức tín dụng, kiểm soát lãi suất của các ngân hàng thương mại,.... Sau đây, chúng ta cùng xem xét kỹ hơn về các công cụ đó: 1.2.4.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng Hạn mưc tín dụng là mức dư nợ tối đa mà ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ được quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào dặc điểm kinh doanh (cơ cấu khách hàng, mưc độ rủi ro), định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể, nhu cầu tài trợ của các đối tượng trong nền kinh tế. Khi sử dụng hạn mức tín dụng là khống chế dư nợtín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó quyết định đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế vì mỗi khoản cho vay cấu thành dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại thì tương đương với nó là một lượng nguồn vốn tiền gửi huy động, từ đó ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn tín dụng so với lượng tiền cung ứng. Khi ngân hàng trung ương tăng hạn mức tín dụng sẽ dẫn đếntăng khả năng cung ứng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mạicho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền qua hệ thống ngân hàng, do đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương giảm hạn mức tín dụng, khống chế khả năng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế, do đó làm giảm lượng tiền cung ứng. Để cho hạn mức tín dụng có hiệu quả thì khi đưa ra hạn mức tín dụng bao giờ cũng phải nhỏ hơn nhu cầu vay tiền của nền kinh tế, dẫn đến khan khiếm tiền, khi đó sự thay đổi hạn mức tín dụng mới có ý nghĩa tác động vào hạn mức đồng thời tác động đến vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế là bao nhiêu còn là vấn đề cần phải xem xét. Hạn mức tín dụng được ngân hàng trung ương sử dụng như một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống khác kém hiệu quả. Tuy nhiên, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm lệch lạc cơ cấu đầu tư của các ngân hàng thương mại, làm phát sinh thị trường tài chính “ngầm” ngoài sự kiểm soát của ngân hàng trung uơng, gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ... 1.2.4.2. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại Khi sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệcủa ngân hàng trung ương (thị trường mở, chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương tác động mạnh đếnlãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Song, khi các công cụ trên hoạt động chưa có hiệu quả, thì ngân hàng trung ương có thể quy địng trực tiếp khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Với các hình thức như: ấn định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và lãi suất “trần” tối thiểu cho tiền vay. Ngân hàng trung ương ấn định trực tiếp mức lãi suất cho vay để các ngân hàng thương mại áp dụng cho các đối tượng cho vay. Khi ngân hàng trung ương tăng, giảm trần lãi suất cho vay thì các ngân hàng thương mại cũng phải tăng, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. + Ưu điểm: Ngân hàng trung ương có thể tác động trực tiếp vào các dự án kinh tế nào có lợi nhuận cao nhất mới đượng vay vốn ngân hàng và như vậy có thể loại bỏ được các dự án kinh tế có lợi nhuận thấp, không có lợi. Điều kiện để thực hiện biệp pháp này có hiệu quả là ngân hàng nhà nước phải nắm trong tay các dự án đầu tư từ trước để ấn định tín dụng phù hợp. Ngoài ra, với công cụ này trong một thời gian ngắn có thể huy động được một lượng tiền gửi lớn nếu lãi suất tiền gửi cao hơn lợi nhuận kinh doanh, hoặc hạn chế việc gửi bằng tiền bằng cách quy định lãi suất thấp, buộc người có tiền phải sử dụng hình thức sinh lời khác của tiền, ví dụ như: kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu, cổ phiếu của các xí nghiệp xản suất,..... + Nhược điểm: Nếu lãi suất ngân hàng ấn định không đúng sát với nền kinh tế thì có thể để lại những hậu quả: - Lãi suất ngân hàng quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tệ tăng nhanh hơn dự định, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu này. Lãi suất ngân hàng quá cao sẽ làm cho cầu tiền tệ giảm đi, dẫn đến tình trạng đầu tư giảm, hệ thống ngân hàng sẽ không kịp điều chỉnh theo bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, nếu sử dụng mức lãi suất ấn định sẽ làm cho tính linh hoạt, nhạy bén của thị trường. Chương II: Quản lý và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam 2.1. Chính sách tiền tệ ở Việt nam Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương là tổng hoà các giải pháp bảo đẩm ổn định dòng tiền và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Tại Việt nam, trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình một cấp, ngân hàng nhà nước Việt nam vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ – tín dụng, vừa thực hiện chức năng ngân hàng chuyên doanh như: ngân hàng công nghiệp, ngân hàng thương nghiệp, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng ngoại thương, hệ thống tiết kiệm. Như vậy, trong điều kiện đó. chính sách tiền tệ chưa được coi là một chính sách độc lập trong hệ thống các chính sách vĩ mô của nhà nước. Sau Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VI, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện về mọi mặt của đời sống kinh tế – văn hoá - xã hội. Cùng với công cuộc đổi mới đó ngày 3/8/1987 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định 218/HĐBT, cho phép ngân hàng nhà nước Việt nam tiến hành thí điểm chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh. Sau một thời gian thí điểm ở một số chi nhánh ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố cho thấy, việc chuyển hoạt động ngân hàng Việt nam sang hạch toán kinh doanh là đúng đắn. Tiếp theo đó, ngày 26/3/1988 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt nam, đánh đấu một bước ngoặt lớn, chuyển hệ thống ngân hàng Việt nam sang mô hình tổ chức hai cấp. Sau đó, đến ngày 24/5/1990 Nhà nước ta ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng: “ Pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt nam” và “ Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính”. Đó là một bước tiến quan trọng tạo cơ sở pháp lý để đổi mới căn bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt nam, và chỉ khi đó thì chính sách tiền tệ mới trở thành một chính sách độc lập trong hệ thống các chính sách vĩ mô của nhà nước và được ngân hàng nhà nước Việt nam hoạch định và thực hiện. Để làm được điều này ngân hàng trung ương phải sử dụng mộ loạt các công cụ như: dự trữ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35427.doc
Tài liệu liên quan