Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc

lờI NóI ĐầU * * * Bước vào thế kỷ 21 hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ổn định về chính trị và xã hội. Mỗi nước đã lựa chon con đường phát triển cho riêng mình, có nước theo con đường XHCN, có nước TBCN, lại cũng có những nước trunh lập. Nhưng dù theo con đường nào thì cuối cùng vẫn đi tới cái đích trung duy nhất: kinh tế phát triển, xã hội ổn định và văn minh... Nói cách khác là tiến tới một quốc gia vững mạnh toàn diện. Vấn đề phát triển kinh tế hiện nay đang là điểm nóng của mỗi quốc

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia. Để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế các quốc gia đã phải tích cực vận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thúc đẩy lao động không ngừng. Trong bối cảnh đó thì chính sách thương mại quốctế về xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Trung Quốc, một quốc gia đất rộng, người đông và đặc biệt hơn lại là một trong những nướcXHCN còn lại sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, hiện nay đang là tiêu điểm chống phá của các thế lực thù địch nhằm vào phe XHCN. Nhưng Trung Quốc bằng cách riêng của mình đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Với chủ trương mở cửa hoà nhập đón nhận cái mới, cái văn minh, Trung Quốc đang cho thế giới thấy quyết định đúng đắn và khôn ngoan của mình trong thời kỳ cải cách mở cửa. Đứng trước sự lựa chọn đóng cửa để tụt hậu hay mở cửa để phát triển, Đăng Tiểu Bình nói riêng và Trung Quốc nói chung đã không chần chừ lựa chọn con đường hội nhập quốc tế để phát triển ngoại thương và xuất nhập khẩu. Tại sao nhân dân Trung Hoa lại chọn con đường mở cửa phát triển, đặc biệt quan tâm đến thương mại quốc tế về xuất nhập khẩu ;Vậy htương mại quốc tế là gì ;Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế của một quốc gia ;Nó liên quan gì đến sự phát triển và phồn thịnh của đất nước Trung Quốc Và cụ thể Trung Quốc đã, đang làm gì cho chính sách phát triển này. Do đó chúng ta đi xem xét cụ thể về các vấn đề trong chính sách thương mại của Trung Quốc. Một chính sách cho thấy sự nhậy cảm và linh hoạt của Trung Quốc trước vấn đề thời đại Qua đây chúng ta sẽ rút ra bài học kinh nghiệmcho Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Phần I: lý thuyết chung về thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu 1. Khái niệm về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tào điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế làm giàu cho đất nước. Thương mại quốc tế là một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân cônh lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao. 2. Vai trò của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua buôn bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia. Thương mại quốc tế có tính chất sống cònvì một lý do cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng sãn xuất và tiêu dùng của một nước. Thương mại quốc tế cho phép một nước têu dùng tất cả các mặt hàng với số lương nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với danh giới của khả năng sản xuất trong nướckhi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán. Thương mại xuất hiện từ sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất các nước, nên chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng cá lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn. Năm 1817, quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợi thế so sánh đã chứng minh được rằng chuyên môn hoá có lợi cho tất cả các nước. Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất thì thương mại có lợi cho cả hai nước. Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng những mặt hàng khác người ta phải từ bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị mặt hàng đó. Giả sử một nền kinh tế khép kín có các nguồn lực nhất định để làm ra máy video và áo sơ mi. Càng dùng nhiều nguồn lực vào việc làm máy video, thì càng có ít nguồn lực có thể dùng làm áo sơ mi. Chi phí cơ hội của máy video là lượng áo sơ mi bị hy sinh do việc dùng các nguồn lực vào việc làm ra máy video. 3. Xuất nhập khẩu và vai trò của xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây ra thiệt hại lớn vì nó phaỉ đối đầu với một hệ thống kinh tế khác, kinh tế bên ngoài, mà các chủ thể kinh tế trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ đem lại nhiều lợi ích, song cũng có một số đặc điểm bất lợi. Những thuận lợi của xuất nhập khẩu đem lại có thể thấy rõ ràng. Nhưng những hạn chế có không ít như: Cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng xuất nhập khẩu, xuất hiện những hiện tượng tiêu cực về vấn đề kinh tế - xã hội như buôn lậu, chốn thuế, ép cấp, ép giá... dễ phát triển. Cạnh tranh sẽ dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng biện pháp không lành mạnh như phá hoại, cản trở công việc của nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất nhập khẩu... Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ với nhau. Do vậy đối với hoạt động xuất nhập khẩu trước khi đi vào nghiên cứu, thực hiện các khâu, các nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu và tập quán tiêu dùng... *Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới, lựa chọn bạn hàng giao dịch Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông, ở đâu có sản xuất và lưu thông thì ở đó có thị trường. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển và nâng cao các quan hệ kinh tế, đặc biệt trong công tác xuất nhập khẩu hàng hoá ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới tốt nhất là nghiên cứu toàn bộ quá trình tái sản xuất của một ngành sản xuất hàng hoá, tức là việc nghiên cứu không chỉ không chỉ giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà còn ở cả lĩnh vực sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hoá. Nhận biết mặt hàng xuất khẩu: Việc nhận biết này trước tiên phả dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cũng như các thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trường thế giới. Đẻ lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, một nhân tố quan trọng là phải tính toán được tỷ xuất ngoại tệ hàng xuất nhập khẩu. Việc lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu không chỉ dựa vào những tính toán hay ước tính, những biểu hiện cụ thể của hàng hoá, mà còn phải dựa vào những kinh nghiệm của người ngoài thị trường để dự đoán các xu hướng biến động của thị trường. + Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng: Dung lượng thị trường là một khối lượng hàng hoá được trao đổi trên một phạm vi thị trường nhất định. Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng, các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm nhu cầu từng khu vực, từng lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, thị trường thế giới để có các biện pháp thích hợp cho từng giai đoạn đảm bảo cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Dung lượng thị trường là không cố định nó thay đổi tuỳ theo diễn biến của thị trường, do tác động của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có thể chia ra 3 loại căn cứ vào thời gian chúng ảnh hưởng đến thị trường: Loại nhân tố thứ nhất: là nhân tố làm cho dung lượng biến đổi có tính chất chu kỳ. Loại nhân tố thứ hai: là nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường bao gồm những tiến bộ khoa học, công nghệ, các chính sách của nhân tố nhà nước, thị hiếu và tập quán tiêu dùng. Loại nhân tố thứ 3: là các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường như hiện tượng đầu cơ tích trữ gây ra các đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, động đất... các yếu tố về chính trị, xã hội... Nắm vững dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trong từng thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trên thị trường thế giới giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc các đề nghị, ra các quyết định kịp thời... + Lựa chọn đối tượng giao dịch Trong thương mại quốc tế bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hoặc tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá hay các loại dịch vụ, các hoạt đọng hợp tác kinh tế hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc cung cấp hàng hoá xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trong thương mại quốc tế có thể chia làm 3 loại: Các hãng hay công ty Các liên đoàn kinh doanh Các cơ quan nhà nước Phần lớn các nghiệp vụ mua bán trong thương mại quốc tế điều do các hãng hay công ty này thực hiện khi chọn nươc để xuất khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cần nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng cung ứng và chất lượng hàng nhập khẩu, chính sách và tập quán thương mại quốc tế của nước đó. Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau: Tình hình sản xuất, kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh khả năng cung cấp hàng hoá thường xuyên của hãng Khả năng về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật Thái độ và quan điểm kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc quyền về hàng hoá Uy tín của bạn hàng Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế trong thương mại quốc tế nói chung và trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng là hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Đó là bước chuẩn bị và là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế có hiệu quả cao nhất *Nghiên cứu hàng hoá xuất nhập khẩu: + Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế Qua buôn bán quốc tế, giá cả của hàng hoá được coi là tổng hợp trong đó bao gồm giá vốn của hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác. Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với mỗi loại hàng hoá nhất định trên thị trường, giá đó phải là giá của những giao dịch thôngthường không kèm theo bất kỳ một điều kiện thương maị đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi để có thể dự đoán một cách tương đối chính xác về giá cả quốc tế của hàng hoá trước hết phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị trường của hàng hoá đó, đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và xu hướng vận động của giá cả hàng hoá Có rât nhiếu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, sau đây là một số nhân tố: Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động thăng trầm của nền kinh tế các nước lớn. Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia. Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự hình thành của giá cả của các loai hàng hóa trên thị trường quốc tế. Nhân tố cạnh tranh, cạnh tranh bao gồm cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua và giữa người bán với người mua. Trong thực tế cạnh tranh thường làm giá cả hàng hoá rẻ hơn. Nhân tố cung cầu: là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung cấp hoặc khối lượng tiêu thụ của hàng hoá trên thị trường. Nhân tố lạm phát: giá cả hàng hoá không những phụ thuộc vào giá trị của nó mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ. Nhân tố thời vụ: là những nhân tố tác động đến giá cả theo tính chất thời vụ của sản xuất và lưu thông. Ngoài những nhân tố trên đây giá cả quốc tế của hàng hoá còn chịu tác động của các nhân tố khác như: chính sách của chính phủ, tình hình an ninh, chính trị của quốc gia... Việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác giá cả của các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu lmột công việc khó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh, nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả thực hiện các hợp đồng kinh doanh thương mai quốc tế. *Thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế: Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế được hiểu là việc chi trả những khoản tiền, tín dụng có liên quan đến xuất nhập khẩu của hàng hoá được thoả thuận trong các q uy định của các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Trong xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ việc thanh toán phải chú trọng các vấn đề: Tỷ giá hối đoái Tiền tệ trong thanh toán quốc tế Thời hạn thanh toán Các phương thức thanh toán Các điều kiện đảm bảo hối đoái Có nhiều loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế, cần phải biết cách lựa chọn các phương tiện thanh toán, cũng như thời hạn, phương thức thanh toán và các điều kiện thanh toán khác sao cho có lợi nhát, tránh nhưng rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Phần II: Thương mại quốc tế của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách và mở cửa, tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu I. Tình hình của kinh tế Trung Quốc trước thời kỳ mở cửa. Trước năm 1978 Trung Quốc còn là một nước mang nặng tư tưởng bảo thủ không có quan hệ với các nước khác. Kinh nghiệm cho thấy đóng của để tự xây dựng thì không thể thành công được. Đại hội X Đảng Cộng Sản Trung Quốc (8/1973) kiên quyết mở cửa ra nước ngoài, xuất phát từ tư tưởng của Đặng Tiểu Bình là mở cửa để phát triển nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu Chủ nghĩa xã hội. Theo ông "Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội biểu hiện ở chỗ sức sản xuất của nó phải phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản". Nhưng việc Trung Quốc kiên quyết mở cửa ra nước ngoài còn liên quan đến một cách nhìn mới về tình hình quốc tế. Theo Đặng Tiểu Bình ngày nay tiếp tục con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa là vấn đề " hoà bình và phát triển" tức là tất yếu phải có đường lối đổi mới cải cách và mở cửa. Để tìm hiểu tầm sâu sắc của chủ trương mở cửa của Trung Quốc ta sẽ xét qua tình hình Trung Quốc thời kỳ trước khi Trung Quốc mở cửa. Tình hình thế giới từ 1960- 1970: Có nhiều biến đổi. Cuộc đối đầu giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa dịu xuống. Cuộc chạy đua vũ trang mỗi ngày một quyết liệt. Đói nghèo, dốt nát, bệnh tật, chiến tranh luôn đeo bám những người dân vô tội. Trước tình hình đó Trung Quốc lấy đường lối mở cửa ra nước ngoài thay đường lối đối đầu với các lực lượng đế quốc. Những vấn đề toàn cầu cấp bách đã xuất hiện yêu cầu phải mở cửa để hoà nhập với thế giới. Do những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quan hệ chính trị và kinh tế thế giới mỗi ngày một phức tạp đòi hỏi một cách cấp bách phải giải quyết những vấn đề một cách thoả đáng như vấn đề chiến tranh vũ khí hạt nhân, độc lập dân tộc... Việc giải quyết những vấn đề toàn cầu là của tất cả các nước trên thế giới, cần phải có sự cộng tác... Việc nhận thức này liên quan đến đường lối mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Sự xuất hiện của các lực lượng sản xuất mới: Sự ra đời của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong đó trí tuệ là trung tâm làm nên sự ra đời của vật liệu mới, năng lượng mới... Và đặc biệt là sự ra đời của người máy thay thế cho lao động chân tay. Vấn đề hợp lí hoá sản xuất tạo nên sư phát triển đáng kể trên thế giới. Với mở cửa phải gắn liền với cải cách đường lối đó của Trung Quốc đó là tất yếu cũng như đường lối của các nước khác trên đà phát triển và hoà nhập nền kinh tế thế giới. Sự phát triển với tốc độ cao của một số nước khu vực Châu á- Thái Bình Dương là sức ép thúc đẩy Trung Quốc mở cửa. Tất cả các nước NIES và các nước ASEAN nhận thấy xu thế toàn cầu hoá của nền sản xuất, cho nên đổi hướng sản xuất của mình từ chỗ nhập khẩu sang chỗ hướng về xuất khẩu tức là thúc đẩy qúa trình mở cửa. Từ những nguyên nhân trên đã tác động nhiều đến việc Trung Quốc mở cửa. Tác động của bối cảnh trong nước đối với chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc. *Nhân tố chính trị tư tưởng, văn hoá Phải có chuyển biến về chính trị mới có những thành tựu trong những lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Trung Quốc muốn phát triển phải chấm dứt đấu tranh chính trị lấy sản xuất làm nhiệm vụ trung tâm. Nố được thể hiện rõ qua hội nghị TW III khoa XI của ĐCS Trung Quốc vào 12- 1978. Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn của truyền thống nên gặp không ít khó khăn trong công cuộc đổi mới, tuy nhiên không ngăn cản được Trung Quốc đổi mới và phát triển. Ngoại thương từ xa xưa đã có vị trí quan trọng ở Trung Quốc, đã có thời ngoại thương Trung Quốc vươn xa ra các nước Châu Mỹ La Tinh. Ngoại thương vốn dĩ đã có vai trò quan trọng với Trung Quốc nhưng trong thời phong kiến nó cũng lên xuống bấp bênh cùng với các triều đại phong kiến lúc được đề cao lúc lại " chìm nghỉm xuống". *Nhân tố kinh tế xã hội Mở cửa kinh tế đối ngoại là phần quan trọng trong chính sách mở cửa của Trung Quốc nhằm khởi động các tiềm năng kinh tế nên đã tạo lên cao trào sản xuất ở mọi nghành, mọi địa phương... Để có được một chiến lược mở cửa mà Trung Quốc phải lật lại biết bao bài học quá khứ về sự thất bại, chậm chân... bởi Trung Quốc có cơ sở hạ tầng yếu kém, tình hình tài chính bi đát. Trước khi mở cửa Trung Quốc đã có nhiều chiến lược sửa sai và đạt được những thành tựu đáng kể nhưng mở cửa vẫn là sự lựa chọn đúng đắn nhất của ĐCS Trung Quốc. II. Chính sách kinh tế mở cửa và tác động của nó đối với xuất nhập khẩu: 1. Nội dung của chính sách kinh tế trong thời kỳ mở cửa Chính sách kinh tế mở cửa của Trung Quốc được thực hiện từ 1979 theo quyết định của hội nghị TW lần 3 khoá XI. Chính sách này là một bộ phận của cuộc cải cách thể chế kinh tế được bắt đầu từ cuối những năm 1970. Thực chất cải cách thể chế kinh tế là sự lựa chọn lại hình thức thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa, tức là một quá trình cải tạo và thay thế thể chế kinh tế cũ bằng thế thể chế kinh tế mới. Cải cách thế thể chế kinh tế là một nhu cầu bức xúc, bởi lẽ từ lúc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1949, Trung Quốc đã xây dựng một thế thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa theo sự hiểu biết truyền thống. ở Trung Quốc đã hình thành mô hình kinh tế – xã hội theo mô hình của Liên Xô- một mô hình được hình thành trong những năm 1930- 1950. Đồng thời mô hình đó cũng được củng cố thêm bởi chế độ Cộng Sản chủ nghĩa quân sự trong thời kỳ chiến tranh cách mạng của Trung Quốc. Tóm lại, cho đến trước khi cải cách, nền kinh tế của Trung Quốc là một nền kinh tế về bản chất không phải kinh tế hàng hoá mà là kinh tế hiện vật. Trong 30 năm, nền kinh tế đó đã bộc lộ những bản chất cơ bản: thể chế kinh tế ngày càng xơ cứng, tính hiệu quả giảm sút, nảy sinh quan liêu, cản trở sức sản xuất phát triển, ít vận dụng thành công các thành tựu khoa học, kỹ thuật trên thế giới, kinh tế đối ngoại kém phát triển... trong khi đó, hoàn cảnh quốc tế lại có những biến đổi hết sức to lớn và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ và cuốn hút tất cả các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoa sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển và cuộc sống của các dân tộc. Khả năng hợp tác hoá và chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế ngày càng phong phú; đồng thời các nhân tố tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau cũng đã được nhân lên gấp bội. Và chính những thay đỏi sâu sắc đang diễn ra trong cơ cấu kinh tế thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải cơ cấu lại nền kinh tế nước mình cho phù hợp với sự phát triển mới. Chưa bao giờ trên toàn thế giới có một làn sóng đổi mới có cấu kinh tế như ngày nay. Trong bối cảnh đó, hoà bình, ổn định và phát triển là đòi hỏi bức bách nhất của chính trị thế giới. Mặt khác, cạnh tranh kinh tế đang diễn ra ác nghiệt hơn bao giờ hết. Cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng chuyển sâu vào trận địa kinh tế một cách triệt để gay go và phức tạp. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là những nước lạc hậu về kinh tế. Trong bối cảnh đó Trung Quốc phải lựa chọn con đường phát triển cho phù hợp với những điều kiện của mình; phải tìm cách tìm ra cho mình một lợi thế so sánh mới trong phân công lao động quốc tế, trong xu thế của nền kinh tế thế giới. 2- 1978, Quốc hội Trung Quốc khó V kỳ họp thứ nhất đã chính thức thông qua chương trình 4 hiện đại hoá: Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học- kỹ thuật và quốc phòng; Dự định đến năm 2000 tỏng sản phẩm xã hội sẽ tăng lên gấp 4 lần; Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc có vị trí xứng đáng trên thế giới. Chương trình này sẽ không khể thực hiện được nếu không sử dụng yếu tố tích cực bên ngoài. Do vậy, hội nghị TW lần 3 khoá XI đã có những chính sách kinh tế mở cửa. Chính sách này được thực hiện đồng thời với cải cách trong nước. Hai yếu tố hỗ trợ cho nhau và là sự đảm bảo để thực hiện chương trình 4 hiện đại hoá, để hoàn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Về ngoại thương Từ 1978 Trung Quốc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đã ký các hiệp định mậu dịch dài hạn với Nhật Bản vào 2- 1978, với các nước Thị truờng chung Châu Âu 4- 1978, với Mỹ tháng 6- 1979. Những hiệp định này quy định cho các bên chế độ tối huệ quốc, cho Trung Quốc huởng ưu đãi về thuế và phần nào giúp Trung Quốc khắc phục xự phân biệt đối xử khi xuất hàng vào các thị trường tư bản. Tháng 1- 1980 khối Thị truờng chung Châu Âu xếp Trung Quốc vào số các nước được hưởng ưu đãi chung của khối này đối với các nước đang phát triển. Dưới đây là vài số liệu của những năm gần đây nhất chứng minh sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc. Năm 1978, kim ngach ngoại thương đạt 39, 5 tỷ đo la, nhập khẩu đạt 43, 2 tỷ đô la. Năm 1988, kim ngach ngoại thuơng đạt 102, 8 tỷ đô la trong đó xuất khẩu đạt 47, 5 tỷ đô la, nhập khẩu đạt 55, 3 tỷ đô la. Năm 1989, kim ngach ngoại thuơng đạt 111 tỷ đô la trong đó nhập khẩu đạt 52, 5 tỷ đô la tăng 10, 5%. Năm 1999, kim ngach ngoại thuơng đạt 115, 4 tỷ đô la tăng 4, 6 lần so với năm 1978. Xuất khẩu từ hàng thứ 34 trong buôn bán thế giới đã vựot lên hàng thứ 15 vào năm 1990. Số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 100 triệu đô la từ 18 loại tăng lên 83 loại. Tỷ trọng thành phẩm công nghiệp xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ 46, 5% tăng lên 74, 5%. Trong những năm cải cách, mở cửa vừa qua Trung Quốc phát triển mạnh quan hệ kinh tế buôn bán với nhiều nước trên thế giới, nhưng mạnh nhất là với các nước tư bản phát triển. Các công ty của Nhật, Mỹ, Châu Âu, Châu á, Hồng Kông đã bỏ ra hàng tỷ đô la để làm ăn với các xí nghiệp của Trung Quốc ; Khoảng 70% khối lượng buôn bán của Trung Quốc là với các nước tư bản. Quan hệ buôn bán Mỹ- Trung phát triển đặc biệt nhanh. Hai nước đã kí hơn 40 hiệp định giữa hai Chính phủ, hàng nghìn hợp đồng với các công ty tư nhân. Trong 10 năm Trung Quốc nhập từ Mỹ 40 tỷ đô la kỹ thuật. Ngoài ra Trung Quốc mở rộng tiếp xúc và hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học- kỹ thuật và văn hoá với nhiều nước khác. Hiện nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 139 nướcvà quan hệ buôn bán với hơn 180 nước trên thế giới. Về cơ cấu hàng xuất khẩu Trong nhiều năm trước khi cải cách, mở cửa, hàng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là những hàng gia công sơ chế, ít những mặt hàng kỹ thuật cao, tinh vi hoặc những hàng xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu. Nhưng trong những năm gần đây, chỉ số giá cả sản phẩm sơ cấp và nguyên liệu trên thị trường thế giới sụt đi rất nhiều so với đầu những năm 80. Thị trường thế giới không còn ưa chuộng những sản phẩm chứa hàm lượng lao động cao, mà đòi hỏi những sản phẩm kỹ thuật cao, tiết kiệm nguyên liệu, đáp ứng hững nhu cầu, thị hiếu của xã hội. Nền kinh tế thế giới ngày càng được mở rộng với tính chất một thể thống nhất, và cộng đồng thế giới ngày càng hoàn thiện những thước đo chung tạo cho mỗi nước những điều kiện để phát triển. Ngày nay mỗi nước đều đứng trước những khả năngthuận lợi to lớn và cũng rất hiện thực là: có thể tìm kiếm đầu vào cho và làm ra một sản phẩm từ cả thế giới, đồng thời thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là cả thế giới. Vấn đề là ở chỗ mỗi nước phải có chính sách sao cho guồng máy kinh tế nước mình có thể tận dụng được những khả năng to lớn đó. Chính sách kinh tế mở cửa của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước và đáp ứng đòi hỏi của thị trường thế giới. Và đó cũng chính là cái logic buộc Trung Quốc phải thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong những năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc có những cải tiến rõ rệt trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Tỷ lệ hàng xuất khẩu hàng thành phẩm công nghiệp tăng nhanh, nhất là những mặt hàng truyền thống như: quần áo, giầy dép, đò trải giường, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó hàng dệt và may mặc chiếm vị trí quan trọng nhất và chủ yếu là xuất sang Mỹ, Nhật, tây Đức, Canada. Xuất khẩu dầu mỏ và than cũng tăng nhanh: khoảng 80% mặt hàng này xuất sang Nhật và 20% xuất sang Mỹ. Tỷ trọng thành phẩm công nghiệp trong tổng kim nghạch xuất khẩu từ 46, 5% năm 1978 tăng lên 74, 5% trong năm 1990. Để có thêm khả năng xuất khẩu những sản phẩm kỹ thuật cao. Trung Quốc chủ trương nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Từ hội nghị toàn quốc bàn về nhập khẩu kỹ thuật họp vào 4- 1985 Trung Quốc đã nhập kỹ thuật và công nghệ của trên 40 nước, trong đó trên 70% là nhập từ Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức. đến nửa đầu năm 1991 Trung Quốc đã ký những hợp đồng nhập khẩu kỹ thuật với tổng kim ngạch hơn 26, 4 tỷ đô la trong đó có một số hạng mục kỹ thuật cao xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức. Hiện nay Trung Quốc đạng từng bước thực hiện thay thế nhập khẩu một số loại sản phẩm kỹ thuật cao, vốn lớn để chuẩn bị cho việc xuất khẩu trong những năm tới những sản phẩm như: máy công cụ chính xác điều khiển từ xa, máy phát điện, ô tô con, sắt thép, hoá chất... Đồng thời phát triền những nghành có kỹ thuật cao như: điện tử, tin học, thông tin, quanh học, hàng không, vũ trụ, sinh học công nghệ và siêu âm... tổ chức và phát huy tài năng trong nước, đồng thời tiếp thu thành quả nghiên cứu của các nước khác và tham gia nghiên cứu với các nước khác. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8, Trung Quốc cũng chủ trương tăng xuất khẩu để tăng ngoại tệ và đặt trọng tâm vào việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, đẩy mạnh chuyển biến từ xuất khẩu hàng gia công sơ chế là chính sang xuất khẩu hàng chế thành phẩm gia công là chính. Ngoài những mặt hàng truyền thống, Trung Quốc sẽ tăng thêm xuất khẩu hàng cơ điện, công nghiệp nhẹ, dệt và những sản phẩm có kỹ thuật cao như đã trình bày ở trên. Đồng thời Trung Quốc sẽ tích cực phát triển hàng nông nghiệp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, khoáng sản không phải là kim loại để tăng thêm ngoại tệ. Trong quá trình cải tiến hệ thống sản xuất hàng xuất khẩu, Trung Quốc chú trọng vào những sản phẩm mũi nhọn có triển vọng phát triển, khuyến khích và mở rộng xuất khẩu đối với hàng của các xí nghiệp vốn ở bên ngoài. Và để đảm bảo việc thu càng nhiều ngoại tệ nhờ xuất khẩu, nâng cao chất lượng và tín nhiệm hàng xuất khẩu Trung Quốc đang thi hành và hoàn chỉnh các chính sách ủng hộ xuất khẩu, hạ giá thành xuất khẩu, tăng cường các dịch vụ, củng cố thị truờng đã có và mở rộng những thị trường mới. Đồng thời với việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, Trung Quốc đang và sẽ phát triển hơn nữa xuất khẩu lao động, hiện nay Trung Quốc đã nhânj thầu lao động với 130 nước và khu vực. Đến nửa đầu năm 1991 Trung Quốc đã ký gần 1, 9 vạn hợp đồng với tổng trị giá là 16, 42 tỷ đôla, nhận thầu các công trình ở nước ngoài, đẩy mạnh vận tải hàng không và vận tải biển quốc tế, phát triển nghành du lịch tăng thêm thu nhập ngoại tệ phi mậu dịch. Về thu hút vốn đầu tư kỹ thuật. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay, số vốn đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc tăng rất nhanh. Từ 1979 đến tháng 6- 1986, Trung Quốc đã thu hút được 24, 88 tỷ đôla, trong đó số đầu tư trực tiếp là: 6, 69 tỷ đôla, số nước ngoài cho vay là 18, 19 tỷ đôla. Đến nửa đầu năm 1991 Trung Quốc đã vay được gần 24 tỷ đôla. Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 3, 4 vạn xí nghiệp nước ngoài đầu tư đi và sản xuất kinh doanh đạt giá trị sản luợng công nghiệp khoảng 70 tỷ đôla, chiếm 3, 6% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc. Kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp này đạt 7, 8 tỷ đôla, chiếm 12, 6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Số vốn đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài vào Trung Quốc trong mấy năm qua dã vượt xa số đầu tư trực tiếp vào các nước Châu á khác. Sở dĩ như vậy là do nhiều nhân tố, trong đó chính sách mở cửa là nhân tố quan trọng nhất. Việc Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa đã tạo hoàn cảnh đầu tư cho các nước và cho những tư bản muốn đầu tư vào Trung Quốc. Các khoản đầu tư và tiền vốn của nước ngoài đã và đang có tác dụng ngày càng quan trọng đối với công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc. Nó bổ xung cho tiền vốn đang thiếu của Trung Quốc, thúc dẩy cải tién kỹ thuật ở các nhà máy cũ, nâng cao trình độ quản lí kinh doanh, trình độ kỹ thuật ở đó làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và góp phần làm sống động nền kinh tế trong nước. Một trong những con đường tiếp thu khoa học kỹ thuật là lợi dụng vốn đầu tư của nước ngoài đưa khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lí tiến tiến vào trong nước. Phạm vi tiếp thu kỹthuật rất rộng, đó không chỉ là kỹ thuật sản xuất và chủ yếu là kỹ thuật sản xuất công nghiệp, mà còn bao gồm kỹ thuật quản lí kinh doanh, lưu thông vật tư, tiết kiệm năng lưọng và kỹ thuật phân tích dự đoán tính hình thị trường... Có thể đưa kỹ thuật vào bằng con đường gián tiếp như: giấy cho phép chuyển nhượng kỹ thuật._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35251.doc
Tài liệu liên quan