Chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia

Lời mở đầu Indonesia là một trong những quốc gia Đông Nam Á thuộc khối kinh tế ASEAN có lịch sử văn hoá lâu đời hàng nghìn năm trước công nguyên và cũng trải qua nhiều biến động. Từng là thuộc địa của Hà Lan, sau đó là Nhật Bản, ngày 17/8/1945 Indonesia mới chính thức tuyên bố giành độc lập và bắt đầu công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế Là một quốc đảo lớn nhất thế giới gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ, Indonesia cho đến nay đã trở thành một nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là n

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước xuất khẩu dầu mỏ thứ 2 trên thế giới. Những thành tựu kinh tế này quả là không nhỏ đối với một quốc gia đi lên từ nền kinh tế thuộc địa, có nhiều dân tộc theo nhiều tín ngưỡng, trình độ phát triển không đồng đều. Nhờ những chính sách phát triển kinh tế phù hợp kết hợp với những chiến lược đúng đắn cho từng thời kì, Indonesia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Trong sự phát triển đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của chính sách thương mại nội địa và quốc tế cũng như các biện pháp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thương mại nội địa quốc tế của Indonesia linh động, thay đổi thích ứng với từng thời kì phát triển của đất nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy , việc nghiên cứu các chính sách kinh tế của Indonesia , đặc biệt là chính sách thương mại nội địa và quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ giúp chúng ta có thể hiểu biết thêm về nền kinh tế của Indonesia mà còn mang lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, kế thừa những kinh nghiệm để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, làm cho các chính sách ngày càng hiệu quả, phát huy được các tiềm năng của đất nước. Mục đích nghiên cứu đề tài : giúp ta có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế, về việc áp dụng các chính sách thương mại của Indonesia từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học trong việc khai thác lợi thế cạnh tranh, thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng thị trường trong nước cũng như việc tăng cường hợp tác đầu tư ra nước ngoài. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu xoay quanh nội dung, mục đích, các công cụ và hình thức triển khai chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia Phương pháp nghiên cứu đề tài : dựa trên cơ sở thực tiễn, kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, duy vật biện chứng lịch sử nhằm làm rõ nội dung đề tài. Kết cấu bài viết : Bài viết được chia làm 3 chương chính bao gồm: Chương 1 : Tổng quan về chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia Chương 2 : Thực trạng áp dụng chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia. Chương 3 : Một số giải pháp thực hiện và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã có những góp ý sâu sắc để em có thể hoàn thành đề tài này. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo và bạn bè để bài viết này được hoàn thiện hơn. Chương 1.Tổng quan về chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Thương mại nội địa ( TMNĐ): là các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra trong khuôn khổ một quốc gia. - Thương mại quốc tế ( TMQT): là các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới. - Chính sách TMNĐ :là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do Nhà nước sử dụng để điều tiết các hoạt động TMNĐ của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. - Chính sách TMQT: là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do Nhà nước sử dụng để điều tiết các hoạt động TMQT của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. CÁC HOẠT ĐỘNG TMNĐ VÀ TMQT 1.2.1 Các hoạt động TMNĐ - Hoạt động buôn bán trong nước: hệ thống các chợ, các siêu thị, các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích…. - Phạm vi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó - Đối tượng áp dụng là tát cả các cá nhân, đơn vi, doanh nghiệp hoạt động thương mại trong nước đó. 1.2.2 Các hoạt động thương mại quốc tế. - Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ( HH- DV) qua biên giới quốc gia. - Xuất khẩu tại chỗ : hoạt động cung cấp HH- DV cho khách du lịch quốc tế, đoàn ngoại giao, doanh nhân nước ngoài, các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong khu chế xuất. - Gia công quốc tế : gia công thuê cho nước ngoài tiếp nhận nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm từ đối tác nước ngoài để gia công chế tác thành sản phẩm theo yêu cầu từ phía đối tác . Thu nhập phía bên gia công nhận được là chi phí quản lý và chi phí sản xuất( sx) trực tiếp. - Người chủ thuê nước ngoài gia công : cung cấp nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, yêu cầu về số lượng, mẫu mã, chất lượng cho đối tác nước ngoài để họ sx thành sản phẩm. - Hoạt động tái xuất khẩu và chuyển khẩu + Tái xuất khẩu: áp dụng những nước có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối trung chuyển. Là việc mua bán HH của nước ngoài sau đó bán lại, xuất khẩu (XK) lại co các nước khác hoặc các nước thế giới thứ 3 . + Chuyển khẩu : là hoạt động các tổ chức doanh nghiệp trong nước cho các đối tác nước ngoài thuê hệ thông bến bãi, kho để bốc xếp lưu trữ tạm thời HH . Thu nhập nhận được là phần phí cho thuê kho , bến bãi. 1.3 VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TMNĐ VÀ TMQT 1.3.1 Vai trò của TMNĐ và TMQT TMNĐ và TMQT đều là 2 lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế thương mại dịch vụ của Indonesia, trong đó mỗi lĩnh vực giữ những vai trò nhất định, nổi bật là những vai trò sau : 1.3.1.1 Vai trò của TMNĐ - Giảm bớt ganh nặng nhập siêu cho chính phủ,gián tiếp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế. - Là nơi khẳng định vị thế của các doanh nghiệp trong nước với lơi thế vốn có của mình như: chi phí vận chuyển ít tốn kém, hiểu được thị trường tiêu dùng trong nước và văn hóa tiêu dùng của người dân. - Sự phát triển của thị trường nội địa cũng phản ánh đươc đời sông của người dân thông qua sức mua tiêu dùng. 1.3.1.2 Vai trò của TMQT - Tác động mạnh mẽ đến quá trình tái SX, chu trình SX được đẩy nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đất nước đến qui mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. - Giúp mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước trên thế giới , tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng => tăng sức mua => thúc đẩy quá trình tái SX. - Thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại. - Khai thác được những lợi thế của các nước , phát triển các ngành SX và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế, khai thác các nguồn lực một các tối ưu. 1.3.2 Mối quan hệ giữa TMNĐ và TMQT TMNĐ và TMQT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. TMNĐ là cơ sở, nền tảng cho TMQT. Chỉ khi đã tích lũy được các năng lực này ở thị trường nội địa chúng ta mới hi vọng chuyển dịch nó sang ứng dụng ở các thị trường khu vực và quốc tế.Đây chính là gạch nối quan trọng giữa TMNĐ và TMQT. Tổng kết lý thuyết về quốc tế hóa cũng như thực tiễn phác họa cho chúng ta thấy con đường xây dựng các thương hiệu quốc tế cho các quốc gia đang phát triển như sau: (1) đầu tiên xuất khẩu gia công tích lũy năng lực công nghệ và sản xuất, (2) tích lũy năng lực tiếp thị tại thị trường trong nước, (3) xuất khẩu có thương hiệu sang các quốc gia trong khu vực có điều kiện thị trường gần gũi về kinh tế, xã hội và văn hóa, (4) mở rộng diện xây dựng thương hiệu sang các quốc gia phát triển. Mặt khác TMQT chính là nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa . Giúp tăng khả năng cạnh tranh của các hàng hóa trong nước với các hàng hóa nước ngoài, làm phong phú đa dạng sản phẩm ở thị trường nội địa . Và TMQT cũng có vai tro trong việc thanh lọc thị trường với những hàng hóa sản phẩm các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh. TMNĐ và TMQT hỗ trợ nhau cùng phát triển và chính sách thương mại của một quốc gia không được coi nhẹ bất cứ thị trường nào. Chương 2 : Thực trạng áp dụng chính sách TMNĐ và TMQT của Indonesia 2.1 MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC INDONESIA 2.1.1 Đất nước Vị trí địa lý: Đông Nam Á, quần đảo giữa Ấn độ dương và Thái Bình dương. Diện tích: Tổng cộng: 1.919.440 km2 Mặt đất: 1.826.440 km2 Mặt nước: 93.000 km2 Biên giới trên bộ:Tổng cộng: 2.830 km Các nước giáp biên giới: Đông Timo 228 km, Malaysia 1.782 km, Papua New Guinea 820 km. Đường bờ biển: 54.716 km Lãnh hải: 12 nm Đặc khu kinh tế: 200nm. Khí hậu: nhiệt đới; nóng ẩm; vùng cao nguyên có khí hậu ôn hoà. Địa hình: hầu hết là vùng duyên hải đất thấp; các đảo lớn có các dãy núi nằm sâu trong đất liền. Tài nguyên thiên nhiên: xăng, thiếc, khí đốt, níc-ken, gỗ, quặng bô-xít, đồng, đất màu mỡ, than đá, vàng, bạc. Thảm hoạ thiên nhiên: lũ lụt diễn ra không thường xuyên, hạn hán, sóng thần, động đất, núi lửa , cháy rừng. Các vấn đề môi trường hiện nay: phá rừng, ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp, cống rãnh; ô nhiễm không khí ở khu vực thành thị, khói bụi do cháy rừng. Dân số: 224.905.000 0-14 tuổi: 28,7% 15-64 tuổi: 65,6% 65 tuổi trở lên: 5,7% Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,213% Các cộng đồng dân tộc: Lao Loum (ở những vùng đất thấp) 68%, Lao Theung (vùng đất cao) 22%, Lao Soung (vùng đất cao) gồm cả Hmong ("Meo") và Yao (Mien) 9%, dân tộc Việt Nam/ Trung Quốc 1%.Người Gia-va 45%, Su-đan14%, Madure 7.5%, Malay 7.5%, các dân tộc khác 26% Tôn giáo: Hồi giáo 88%, Tin lành 5%, Cơ đốc 3%, Hinđu 2%, Phật giáo 1%, các tôn giáo khác 1% ( 1998 ) Ngôn ngữ: Bahasa- ngôn ngữ chính thức của Inđônêxia (biến thể của tiếng Malai), tiếng Anh, Hà lan, phương ngữ (được đa số người Giava sử dụng) 2.1.2 Hệ thống chính trị Tên nước: Tên dài chính thức: Cộng hoà Indonesia Tên ngắn chính thức: Indonesia Thể chế nhà nước: cộng hoà Thủ đô: jakarta Phân chia hành chính: 30 tỉnh Nền độc lập: 17 tháng 8 năm 1945 (tuyên bố); 27 tháng 12 năm 1949 (từ Hà Lan) Quốc khánh: 17 tháng 8 (1945) Quyền bầu cử: 17tuổi Cơ quan hành pháp: Tổng thống Susilo Bambang YUDHOYONO (từ 20 tháng 10 năm 2004). Phó Tổng thống Muhammad Yusuf KALLA (từ 20 tháng 10 năm 2004) ( Ghi chú Tổng thống đứng đầu nhà nước kiêm đứng đầu chính phủ.) Nội các: Các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm. Bầu cử: tổng thống và phó tổng thống được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm (có thể được bầu vào nhiệm kỳ thứ 2). Tham gia các tổ chức quốc tế : APEC, APT, ARF, AsDB, ASEAN, BIS, CP, EAS, FAO, G-15, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM (observer), IPU, ISO, ITU, ITUC, MIGA, MONUC, NAM, OIC, OPCW, OPEC, PIF (partner), UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNMIL, UNOMIG, UNWTO, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO. 2.1.3 Kinh tế Indo 9 tháng đầu năm 2008 Tình hình khung hoảng tài chính tại Hoa kỳ đang có tác động trăng trưởng đến nền kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên các quan chức kinh tế trong Chính phủ Indo cho rằng nền kinh tế không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng này, nền kinh tế cũng như tài chính quốc gia từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á đến nay đã hồi phục và tăng trưởng vững chắc.Tổng dư nợ tích lũy ( NPL) 6 tháng đầu năm 2008 chỉ 4,1% tương đương 5,28 tỷ USD, thấp hơn con số 4,6% ở thời điểm cuối năm ngoái , trong khi ngân hàng trung ương yêu cầu con số này là 5%. Phó tổng thống KaLa khẳng định, cho dù kinh tế có suy giảm, các nước khác vẫn phải nhập khẩu thiếc, Titan, Niken,khoáng sản,dầu cọ, cà phê, cao su, ca cao, những sản phẩm XK chiếm ưu thế của Indonesia trên thị trường thế giới . Sáu tháng đầu năm nay Indonesia xuất khẩu vào thị trường thế giới đạt 70,45 tỷ USD, tăng 29,6%; nhập khẩu 65,05 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2007, đạt thặng dư thương mại 5,40 tỷ USD. Tuy nhiên, Bộ Thương mại cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm sẽ giảm sút so với nửa đầu năm 2008 các đối tác Hoa kỳ đang phải trải qua thời kỳ hết sức khó khăn và giảm nhu cầu nhập khẩu. Hiện nay hàng xuất khẩu của Indonesia sang thị trường Hoa kỳ chiếm tỷ trọng 10-12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia. Vừa qua chính phủ đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu phi dầu khí năm 2009 từ 11,5% xuống 10,9%. Nhằm củng cố lại niềm tin trong dân chúng đang suy giảm từ sau đợt tăng giá nhiên liệu tháng 5/2008, Tổng Thống Indonesia khẳng định “Chính phủ của ông sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia ( dự kiến sẽ chi 30.000 tỷ Rp cho chương trình này năm 2009). Về kinh tế đối ngoại, phấn đấu kết thúc đàm phán Hiệp định tự do Thương mại với Úc, New Zealand và Ấn độ sau khi đã ký các hiệp định tương tự với Trung quốc, ASEAN và Hàn Quốc.” Lạm phát Lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008. Kết thúc quý I/08 lạm phát tăng 8,17%. Lạm phát lũy tích theo năm trong nửa đầu năm 2008 là 11,3%. Lạm phát tích lũy đến tháng 7 là 11,90%, đến tháng 8 là 11,85%. Tháng 9/08 tỷ lệ lạm phát 0,97%, chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 112,16 trong tháng 8 lên 113,25 trong tháng 9. Lạm phát tích lũy đến tháng 9 năm nay tăng 12,14% so với cùng kỳ năm 2007. Biểu đồ lạm phát tích lũy từ T6/ 2008 – T9/2008 Lạm phát tăng là do thời gian qua tất cả các nhóm mặt hàng đều tăng, cụ thể: Nhóm thực phẩm tăng 1,90%; nhóm lương thực, nước giải khát, thuốc lá tăng 0,94%; nhà cửa, điện, nước , nhiên liệu tăng 1,22%; may mặc tăng 0,5%; y tế tăng 0,36%; giáo dục, vui chới giải trí, thể thao tăng 0,63%; giao thông vận tải, thông tin liên lạc và dịch vụ tài chính tăng 0,22%. Đặc biệt do tháng 9 năm nay là tháng chay Ramadhan của người Hồi giáo Indonesia, dân chúng tăng cường mua sắm và chuẩn bị ăn Tết Idhul Fitri. Theo khảo sát của BPS, chỉ số giá tiêu dùng trên toàn bộ 66 Tỉnh, Thành phố của Indonesia đều tăng. Thành phố có mức lạm phát cao nhất là Taraka 2,80%, thấp nhất là Manado 0,03%. Tài chính tiền tệ: Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương ( BI), cho vay trong 9 tháng đầu năm nay tăng 31% đạt mức 1.137,7 nghìn tỷ Rp (123,26 tỷ USD). 70% các khoản vay này dành cho vốn kinh doanh và đầu tư. Ước tính dự trữ ngoại hối vào cuối năm nay của Indonesia sẽ đạt trên 69 tỷ USD nhờ tăng trưởng xuất khẩu. Lãi suất ngân hàng Trung ương Indonesia ở mức 8,4%. Chính phủ sẽ tăng tiền lãi cổ tức của các doanh nghiệp quốc doanh từ 23 nghìn tỷ Rp lên 31 nghìn tỷ Rp trong năm nay để bù lại thâm hụt ngân sách. Chính phủ cũng dự tính thâm hụt ngân sách năm nay sẽ tăng cao hơn năm trước từ 73,3 nghìn tỷ Rp (1,7% GDP) lên 89,1 nghìn tỷ Rp (2,1% GDP) do phải trợ cấp nhiều về nhiên liệu và thực phẩm. Các sản phẩm thế mạnh - Cacao: Indonesia là nước Sx lớn thứ 3 thế giới sau Ghana và Bờ Biển Ngà. Những xuất khẩu cacao của Indo hiện thời xấp xỉ 600- 700 triệu USD/ năm, cung cấp nguồn thu nhập chính và cách sinh nhai hơn 40000 nông dân và gia đình của họ - Cà phê: Có diện tích trồng cà phê thứ 2 thế giới , đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu , những mùa gặt khoảng 500000 tấn/ năm, bán khoảng 65% ra nước ngoài. - Đồ điện tử: Trong năm 2008 xuất khẩu đồ điện tử gia dụng dự kiến đạt 8 tỷ USD. Hiện nay vẫn có nhiều nhu cầu của các nước Đông Âu như Ba Lan về ti vi và pin khô của Indonesia. - Hàng dệt và sản phẩm dệt : có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp này đang thu hút một số lớn công nhân đưa đóng góp thật sự cho đối ngoại. - Ngoài ra còn có các sản phẩm như: đồ dân dụng, cao su và những sản phẩm cao su, giày dép. Các sản phẩm tiềm năng - Tinh dầu - Cá và những sản phẩm cá - Nghè thủ công - Chế tạo đồ nữ trang 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA INDONESIA 2.2.1 Thực trạng thương mại nội địa 2.2.1.1 Một vài thông số liên quan Doanh thu một số cửa hàng bán lẻ STT Cửa hàng bán lẻ Chuyên mục Đa/ trong nước Doanh thu 2007($ m) 1 Matahari putra prima Phòng cửa hàng và siêu thị Trong nước 1050,3 2 Hero supermarket Siêu thị Trong nước 553,4 3 Ramayana Lestari Sentosa Phòng cửa hàng và siêu thị Trong nước 526,1 4 Mitra Adiper Kasa Bên nhận quyền kinh doanh và phân phối Trong nước 293,8 5 Alfa Retailindo Mini Mart Trong nước 259,1 6 Catur Sentosa Adiprana Cửa hàng đặc sản Trong nước 229,5 7 Fastfood Indo Nhà hàng Trong nước 120,2 8 Gunung Agung Cửa hàng sách Trong nước 119 Doanh thu của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng STT Công ty Chuyên mục Đa/ trong nước Doanh thu($ m) 1 Sampoerra Sx thuốc lá Trong nước 3,202.8 2 Gudang Garam Sx thuốc lá Trong nước 2,027.7 3 Indo food Thực phẩm Trong nước 2,995.5 4 Unilever Indonesia Mỹ phẩm, gia dụng, thực phẩm Đa quốc gia 1,348.9 5 Kalbe Farma Dược phẩm Trong nước 554,1 6 Tempo scan Pacific Dược phẩm Trong nước 335,9 7 Mayora Indah Tbk Thức ăn& nước giải khát Trong nước 304,1 8 Kimia Farma Tbk Dược phẩm Trong nước 254,1 Thu nhập/ Sức mua - Theo số liệu từ cuộc khảo sát kinh tế xã hội năm 2002, mức tiêu dùng bình quân hàng tháng tính theo đầu người ở khu vực thành thị là IDR 273,294 trong khi đó ở khu vực nông thôn là IDR 152.784. Nhìn chung mức tiêu dùng bình quân hàng tháng tính theo đầu người ở Indonesia là IDR 206.336 trong đó 58.5% là tiêu dùng cho thực phẩm, 41.5% là tiêu dùng cho những mặt hàng khác. 2.2.1.2.Chính sách trong TMNĐ a. Thuế Chính phủ mới đây vừa xem xét điều chỉnh lại những điều khoản bổ sung trong chính sách thuế, từ đó thông qua mức thuế 10% áp dụng cho các sản phẩm bán lẻ trên toàn bộ các cửa hàng bán lẻ hiện đại. Chính sách mới này được nêu rõ trong khoản Kepmenkeu No. 253/2003 về thuế áp dụng cho các mặt hàng bán lẻ, và được thông qua vào ngày 31/5/2003 đồng thời được áp dụng vào 1/6/2003. Mức thuế này cũng được áp dụng cho hệ thống bán lẻ tất cả các sản phẩm ngành nông nghiệp cũng như ngành chăn nuôi và ngành đánh bắt cá. Tuy nhiên chính sách này sẽ không hiệu quả đối với những thương nhân bán lẻ hoạt động trong khu vực thị trường truyền thống. Một vài nhà bán lẻ hiện đại đang băn khoăn về việc thi hành mức thuế mới áp dụng cho những sản phẩm đã được thông qua vì việc này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, mức giá sẽ tăng 10% hoặc hơn thế nữa. Quyết định này của chính phủ chỉ nhằm tập trung vào bảo vệ lợi ích của những nhà bán lẻ trong nước và tăng tổng doanh thu từ thuế. Tuy nhiên động thái này cũng đặt thêm gánh nặng lên vai các nhà sản xuất và có thể người sẽ phải hứng chịu hậu quả từ việc tăng giá sản phẩm. b. Tự do trong việc bán lẻ Chính sách The SK Meninvest/No. 29/SK/1998 and Keppres No.99/1998 đã mở ra một thị trường bán lẻ hiệu quả bằng việc cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào khu vực bán buôn bán lẻ trong nước. Chính sách này cũng giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường bán lẻ của Indonesia, bằng cách tạo nhiều cơ hội hơn không chỉ cho họ mà còn cho cả những nhà bán lẻ trong nước. Chính sách cơ cấu lại nền kinh tế của Indonesia đã được ký kết vào 1/1998 giữa chính phủ Indonesia và quỹ tiền tệ IMF đã chỉ ra tầm quan trọng của vai trò chính phủ trong việc mở rộng ngành công nghiệp bán lẻ. Bản thỏa thuận cũng ghi rõ chính phủ Indonesia phải hoàn toàn ủng hộ việc buôn bán tự do trong các khu vực bản lẻ. Như một kết quả của chính sách toàn cầu hóa bán lẻ được thông qua bởi chính phủ Indonesia, các nhà bán lẻ nước ngoài được tự do phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ở Indonesia. Vì vậy những nhà bán lẻ trong nước sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và không lâu nữa sẽ được bảo hộ bằng chính sách khác. Hiện tại đang là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài có vốn lớn dễ dàng mở rộng mạng lưới của mình và mua lại các công ty trong nước. Thực vậy, đây là thực trạng đang xảy ra ở siêu thị PT Hero, một siêu thị có 12% cổ phần thuộc về công ty sữa Dairy Farm. c. Chính sách tiêu dùng Chính sách tiêu dùng được quy định trong luật No.8/1999 ban hành ngày 20/4/1999 về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phù hợp với hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc. Bộ luật xoay quanh những vấn đề phúc lợi xã hội, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng trong các vụ giao dịch thương mại. Bộ luật ngăn cấm hành vi trái đạo đức của các doanh nghiệp, người bán và buộc hộ phải bồi thường những khoản tổn thất cho người tiêu dùng khi người tiêu dùng sử dụng hàng hóa dịch vụ không tốt được cung cấp bởi các doanh nghiệp hay người bán này. Bộ luật dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa người bán và người mua. Theo bộ luật, những người nhập khẩu hàng hóa sẽ phải chịu trách nhiệm nếu hàng hóa đó không được cho phép nhập khẩu bởi một cơ quan hay đại diện của nhà sản xuất nước ngoài. Theo luật No.23 ban hành năm 1992 về sức khỏe, các sản phẩm thực phẩm được phép nhập khẩu yêu cầu phải có mã số đăng ký từ tổ chức kiểm định thực phẩm trước khi phân phối vào thị trường nội địa. 2.2.1.3. Các xu hướng và vấn đề then chốt trong TMNĐ Trong giới hạn của thị phần thị trường, tài khoản của các nhà bán lẻ ở vào khoảng IDR 35.5 nghìn tỉ, dựa trên mạng lưới 2815 cửa hàng trên toàn Indonesia. Trong khi những cửa hàng bán lẻ hiện đại tập trung chủ yếu ở Java ( 87.5 % hoặc 2595 cửa hàng), thì những cửa hàng bán lẻ truyền thống lại trải rộng ngoài vùng Java với khoảng 12.5% tương đương với 378 cửa hàng. Nơi tập trung lượng lớn nhất các cửa hàng bán lẻ là Jabotabek với khoảng 1633 cửa hàng ( chiếm khoảng 54.5 % ). 10 nhà bán lẻ lớn nhất được ước tính chiếm khoảng 70% thị trường, trong đó Matahari chiếm thị phần lớn nhất với 13.5%, tiếp theo là Marko 12%, Alfa 8.5%,Ramayana 8.5% và Carrefour 7.6% ( số liệu chỉ mang tính ước tính ). Doanh thu 1 số siêu thị lớn trong thị trường nội địa Indonesia Siêu thị Doanh số ( tỷ IDR ) Matahari Putra Prima 5980 Makro Indonesia 5396 Alfa retailindo 3769 Ramayana Lestari Sentosa 3650 Carrefour Indonesia 3504 Hero supermarket 2948 Indomacro Prismatama 2263 Intica Krawala Corporation 2033 Goro Bhatara Sakti 1170 Lion super Indo 985 Độc quyền các cửa hàng: Kể từ đầu 2000 đã có một xu hướng mua sắm tại các cửa hàng độc quyền. Cửa hàng như Giordano, Levi's, G2000, và rất nhiều các thương hiệu sản phẩm hàng hóa thể thao như Adidas, Nike và Reebok đang lên mạnh mẽ mở các cửa hàng trong thành phố lớn ở Indonesia. Ngoài ra, các cửa hàng đầu trang thiết kế như Prada và Louis Vuitton đã mở cửa hàng trong khu mua sắm cao cấp bảo hiểm. Việc tăng số lượng hypermarkets: Trong 5 năm qua, Hypermarkets đóng một vai trò quan trọng. Carrefour, Hypermart và Giant dẫn đầu trong ngành công nghiệp. Trong quá khứ, trên thị trường bị chi phối bởi cửa hàng bách hóa và siêu thị của địa phương như Matahari, Rimo, Hero siêu thị, Indomart, vàng và Gelael Truly. Trải qua thời gian, vai trò này đang được thực hiện bởi những siêu thị. Matahari đã trở thành một hypermart, trong khi Hero đã được thực hiện trên của Giant. Nhãn riêng bởi Hypermarket: Hypermarkets đã bắt đầu bán hàng cho các nhãn của riêng mình, đặc biệt là đối với các sản phẩm có rủi ro thấp, dễ dàng để sản xuất, có ít khách hàng trung thành và đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Với những nhãn hiệu riêng của mình hypermarket có thể cung cấp mức giá thấp hơn. Tư nhân phổ biến nhất là các nhãn cho các giấy, bông, sợi, sạch, bao nhựa, bao bì, gạo, dầu nấu ăn và các loại thực phẩm đông lạnh. Một số thậm chí có hypermarkets riêng của họ nhãn điện tử gia dụng và thời trang may. Xu hướng phát triển đến nhượng quyền thương mại: Xu hướng này bắt đầu vào giữa 1990 và đã được giới thiệu của Indomart, rồi sau đó sử dụng của các nhà bán lẻ khác. Mitra Adi Perkasa (MAP) là một trong những hoạt động mua, có giấy phép cho Sogo, Debenhams, cửa hàng hàng đầu (Phòng Nghiệp), Kinokuniya (sổ lưu), Starbucks, Krispy Kreme và các nhãn hiệu thời trang may như zara, Tiếp và Massimo Dutti. MAP chiếm không gian bán lẻ lớn và đã trở thành người thuê nhà của một số phố buôn bán sang trọng ở jakarta và Surabaya. Tăng thị phần của các nhà bán lẻ nước ngoài : việc các nhà bán lẻ nước ngoài tiếp tục thâm nhập vào thị trường Indonesia, những nhà bán lẻ nội địa phải nỗ lực để cạnh tranh. Và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn sau cuộc tổng tuyển cử chung năm 2004. 2003 ,các nhà bán lẻ nội địa chiếm 74.3% thị phần, trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài chiếm 25.7%. Nhưng con số này đã thay đổi vào năm 2007, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ tăng thị phần của mình lên mức 31.1% trong khi thị phần các nhà bán lẻ nội địa giảm xuống còn 68.9%. Các sản phẩm tiêu dùng + Địa phương mua lại thương hiệu / công ty của multinationals: Trong vài năm qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, có một xu hướng phát triển kinh doanh và mua lại thương hiệu ở Indonesia. Các ví dụ bao gồm đầu trang mua bán nước đóng chai, Aqua của DANONE; việc mua lại phần lớn stake in soy sauce-maker của công ty ABC HJ Heinz; Ades mua lại công ty nước đóng chai của Coca-Cola Co; mua lại của các công ty thuốc lá lớn thứ ba hm Sampoerna của Philip Morris, và mua lại của một số địa phương dẫn đầu các thương hiệu như Bango, Sariwangi, Taro, Buavita & Gogo nước ép trái cây của công ty Unilever Indonesia. Với việc mua lại các đa được truy cập vào các địa phương trên thị trường và phân phối + Indonesia, với dân số hơn 220 triệu người, là thị trường tiềm năng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với sự tự do thương mại khu vực Asean, Indonesia sẽ trở thành một trong những cơ sở xuất khẩu tới các nước ASEAN. Việc tăng chi phí sản xuất và khả năng vượt qua trên cho khách hàng: Chi phí ngày càng tăng ở hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả việc bán lẻ và người tiêu dùng của khu vực. Điều này đặc biệt đúng với những quyết định gần đây của chính phủ tăng giá nhiên liệu và giá điện. Là một tác động làm tăng chi phí trong giao thông vận tải, lương và các chi phí. Các vấn đề phải đối mặt của các nhà sản xuất là bao nhiêu có thể được thông qua cùng với những khách hàng mà không gây tổn hại đáng kể nhu cầu. Một số doanh nghiệp bán lẻ nội địa đã bắt đầu khôi phục lại vị trí của mình trên thị trường. Matahari đã quay trở lại khung Galeria, cùng với Mega M dưới thương hiệu “ Matahari”. Động thái này tập trung chủ yếu vào các tầng lớp trung lưu trên thị trường. Năm 2003, Matahari mở một trung tâm mới dưới hính thức siêu thị lấy tên là “ khu mua sắm Matahari”. Tương tự như vậy, So Rimo, doanh nghiệp mà trước đây thường hướng tâm điểm vào giới thượng lưu thì hiện tại cũng đang tập trung vào tầng lớp trung lưu trên thị trường. Chiến dịch được thực hiện bởi Matahari, So Rimo, và Hero này đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trung và hạ lưu, một thị trường nhiều tiềm năng. 2.2.1.4 Một số khó khăn của doanh nghiệp sản xuất trong thị trường nội địa - Nguy cơ cao về tình hình chính trị: một trong những trăn trở lớn nhất của các thương nhân trong nước cũng như nước ngoài về việc mở rộng hoạt động tại thị trường Indonesia là đất nước này có nguy cơ cao về tình hình chính trị bất ổn. Tuy nhiên những nhà bán lẻ này vẫn có cái nhìn rất lạc quan. Mặc dù Wal – Mart đã rút khỏi thị trường nước này từ một vài năm trước, Marko cũng cắt giảm kế hoạch mở rộng của mình, xong , Dairy Farm,Carrefour và thậm chí cả Tesco vẫn rất hứng thú cả trong việc gia nhập thị trường nội địa lẫn mở rộng sự hoạt động của mình. - Các doanh nghiệp đối phó với chi phi SX cao do tham nhũng, cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật còn yếu kém, chính sách thuế, thủ tục hành chính, phức tạp trong thủ tục cấp phép và chấp thuận, qui định lao động cứng nhắc. - Ảnh hưởng từ các quy định Những chính sách mà chính phủ thông qua liên quan đến các nhà bán lẻ và những nhà thầu các trung tâm mua sắm đã đặt gánh nặng lên vai người tiêu dùng. Trong khi chính phủ đưa ra rất nhiều lý do để tăng thuế và thu nhập của người dân địa phương, những nhà cung cấp này vẫn sẽ áp đặt phần chi phí tăng thêm lên người tiêu dùng. Đối phó với chính sách tăng giá điện, gas, tăng mức thuế VAT và thuế đậu xe, hầu hết các nhà cung cấp đều sẽ tăng giá sản phẩm của mình lên 2 – 3%. Việc đặt giá này khiến cho lợi nhuận của những nhà kinh doanh không bị giảm sút. Và dĩ nhiên, người tiêu dùng là người phải gánh chịu hậu quả. 2.2.2 Thực trạng thương mại quốc tế 2.2.2.1 Tình hình xuất- nhập khẩu của Indo Xuất khẩu Đối tác xuất khẩu hàng đầu: Nhật bản 21,1%, Hoa kỳ 11,5%, Singapo 9,2%, Hàn Quốc 8,3%, Trung Quốc 7,8%, Malaixia 4% (2005) Các đối tác xuất khẩu chính của Indonesia Xuất khẩu trong tháng 8/2008 của Indonesia giảm 0,43% so với tháng 7/2008, từ 12.553 triệu USD xuống 12.499 triệu USD. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2007 thì lại tăng 30,26%. Xuất khẩu trong tháng 8/2008 giảm do các mặt hàng phi dầu khí giảm 1,20% , từ 9.679 triệu USD xuống 9.562 triệu USD. Trong khi đó xuất khẩu dầu và khí gas chỉ tăng 2,19% từ 2.874 triệu USD lên 2.937 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 105,95 tỷ USD, tăng 28,40% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu phi dầu khí ước đạt 82,30 tỷ USD, tăng 28,59% so cùng kỳ năm 2007. Trong đó, xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN 18,05 tỷ USD; sang EU 11,01 tỷ USD; sang Trung quốc 6,02 tỷ USD; Nhật 10,10 tỷ USD; Mỹ 9,21 tỷ USD; Úc 1,52 tỷ USD Hàn Quốc 3,3 tỷ USD; Đài Loan 2,05 tỷ USD Bảng tóm tắt tình hình xuất khẩu của Indonesia tháng 1 – 2 năm 2007 - 2008 # Lĩnh vực Giá trị tính theo giá FOB ( triệu đô ) Tỉ lệ % trong T2/08 Thay đổi trong T1 & T2/ 08 Tổng giá trị tính theo giá FOB ( triệu đô ) Tỉ lệ % trong T1 & T2/08 Thay đổi trong T1 & T2/ 08 - 07 T1/08 T2/08 Giá trị % T1 & T2/ 07 T1 & T2/ 08 Giá trị % 1 Tổng giá trị xuất khẩu 11,085.0 10,532.5 100.00 -552.5 -4.98 16,517.1 21,617.5 100.00 5,100.4 30.88 2 Dầu lửa và khí tự nhiên 2,215.6 2,381.1 22.61 165.5 7.47 2,989.6 4,596.7 11.90 1,607.1 53.76 Dầu thô 832.3 1,078.5 10.24 246.2 29.58 1,236.9 1,910.8 4.95 673.9 54.48 Các sản phẩm từ dầu 258.9 225.3 2.14 -33.6 -12.98 390.7 484.2 1.25 93.5 23.93 Khí tự nhiên 1,124.4 1,077.3 10.23 -47.1 -4.19 1,362.0 2,201.7 5.70 839.7 61.65 3 Phi dầu lửa và khí tự nhiên 8,869.4 8,151.4 77.39 -718.0 -8.10 13,527.5 17,020.8 44.05 3,493.3 25.82        b. Nhập khẩu Nhập khẩu tháng 8 giảm 7,42% so với tháng 7/08, đạt 11.864 triệu USD nhờ giảm nhập khẩu dầu và khí 19,06% và giảm nhập khẩu các mặt hàng phi dầu khí 2,92%. Tổng trị giá nhập khẩu 9 tháng năm nay ước 95,46 tỷ USD, tăng 76,61% so cùng kỳ năm 2007. Trong đó, hàng nhập khẩu được bảo thuế là 18,225 tỷ USD chiếm 19,1%. Nhập khẩu 10 mặt hàng chính chiếm tỷ trọng 80,38%, gồm: Hàng điện tử chiếm 29,52%, thiết bị cơ khí chiếm 18,44%; ô tô, xe máy và phụ tùng chiếm 08,35%; nhựa và sả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6120.doc
Tài liệu liên quan