Mở đầu:
Thuế là 1 trong những công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế . Không những vậy thuế còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước . Vì vậy việc áp dụng chính sách thuế sao cho phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế .
Trong điều kiện hội nhập kinh tế , hoạt động xuất nhập khẩu ngày đóng vai trò quan trọng trong đối với nền kinh tế nước ta . Thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thuế . Vậy nên việ
9 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Chính sách thuế Xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c áp dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu như thế nào là 1 trong những rất đáng được quan tâm . Trong hoàn cảnh nước ta mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO chúng ta buộc phải điều chỉnh các chính sách thuế sao cho phù hợp với những cam kết gia nhập .
Thấy được tầm quan trọng của thuế xuất nhập khẩu cũng như những thay đổi trong các chính sách thuế trong điều kiện hiện nay . Em thực hiện bài viết này với tiêu đề : "Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập" . Với mục đích đưa ra và phân tích chính sách thuế XNK ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập .
I.Thuế XNK và tác dụng
Thuế xuất nhập khẩu phát sinh khi có sự chuyển dịch hàng hoá qua cửa khẩu và khu chế xuất . Đối tượng nộp thuế là tất cả các hàng hoá được phép xuất nhập khẩu qua biên giới và hàng hoá ngoài thị trường mua bán với khu chế xuất . Hàng vận chuyển quá cảnh , hàng hoá chuyển khẩu và hàng nhân đạo không thuộc diện chịu thuế . Thuế XNK thực chất là 1 khoản thu bắt buộc điều tiết vào giá hàng hoá dịch vụ được trao đổi buôn bán giữa các quốc gia mà chủ sở hữu chúng phải nộp cho nhà nước
Thuế XNK là 1 trong những biện pháp tài chính mà các nước can thiệp vào hoạt động ngoại thương . Thuế XNK là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước . Vậy nên thuế XNK trở thành 1 công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết nền kinh tế . Bằng việc áp dụng chính sách thuế XNK phù hợp , nhà nước có thể thúc đẩy hay kìm hãm các hoạt động kinh doanh trong nước khi các hoạt động này diễn ra quá nóng , giúp nền kinh tế phát triển cân bằng và bền vững ; có thể giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài …
II.Chính sách thuế XNK ở VN qua các giai đoạn
Chính sách thuế XNK ở VN đã trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm và tính chất khác nhau . Trong thời kì sau khi xoá bỏ bao cấp chính sách thuế XNK ở VN mang nặng tính bảo hộ vì nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ còn nhỏ yếu , lạc hậu , thiếu sức cạnh tranh . Việc bảo hộ hàng hoá trong nước khi đó là tất yếu . Vì vậy nên trong giai đoạn này , kim ngạch XNK còn rất hạn chế và nước ta chỉ chủ yếu giao lưu buôn bán với các nước bạn hàng cũ như Liên Xô và các nước Đông Âu .
Trong những năm sau đó , chính sách thuế XNK ở VN đã từng bước được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nhà nước . Nhờ đó mà đã thúc đẩy hoạt động XNK , làm kim ngạch XNK tăng nhanh chóng đồng thời nước ta mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với nhiều các quốc gia trên thế giới .
Sau khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO , chúng ta lại tiến hành cơ cấu 1 cách căn bản hệ thống thuế quan 1 lần nữa . Theo Quyết định 2000 của bộ tài chính , thì biểu thuế XNK nước ta bao gồm hai loại thuế xuất là thuế xuất ưu đãi và thuế xuất phổ thông , được chia thành ba loại thuế suất ( 3 thuế suất khác nhau cho cùng 1 hạng mục thuế ) :
Một là : thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu từ các nước thành viên AFTA
Hai là : thuế suất ưu đãi áp dụng cho những nước mà VN được hưởng quy chế tối huệ quốc
Ba là : thuế suất thông thường áp dụng cho các loại hàng hoá chung không phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá từ nước nào ( thuế suất danh nghĩa cao hơn so với thuế suất ưu đãi loại hai 50% )
Để khuyến khích xuất nhập khẩu , đặc biệt đối với việc nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu , chính sách thuế XNK còn quy định các trường hợp được miễn giảm và hoàn lại thuế .
Và trong những năm gần đây thì sự điều chỉnh trong cơ cấu thuế quan là đáng kể nhất . Thuế suất trung bình ( không gia quyền ) tăng chút ít từ 13,4% năm 2003 lên 15,7% năm 2006 . Sự gia tăng này kèm theo đó là sự giảm đáng kể về độ phân tán của từng loại thuế riêng biệt xung quanh thuế suất trung bình , hệ số biến thiên giảm từ 131% năm 2003 xuống 116,3% năm 2006 . Cơ cấu thuế quan năm 2006 chỉ có 15 dòng thuế , so với 35 dòng năm 2005 . Thuế suất tối đa cũng giảm từ 200% xuống 120% trong giai đoạn này , kèm theo đó là giảm số dòng thuế nằm ở mức cao nhất của biểu thuế . Cho đến đầu năm 2005 , chỉ có 1,1% tổng số dòng thuế (74/6269) là có thuế suất trên 50% .
Việc giảm độ phân tán của thuế quan vào năm 2005 so với năm 2006 chủ yếu là do điều chỉnh lại 1 số thuế suất ở mức giữa , theo hướng tăng thuế suất . Ví dụ , những dòng thuế có thuế suất trong khoảng 12%-28% đã biến mất trong năm 2006 . Cùng với đó là sự gia tăng những thuế suất 30-50% .
Việc phân bổ thuế suất giữa các bảng HS thể hiện tính leo thang trong cơ cấu thuế của VN , trong đó sản phẩm cuối cùng ( chủ yếu là hàng tiêu dùng ) có tỷ lệ bảo hộ cao , trong khi hàng trung gian có thuế suất bằng 0 hoặc thuế suất thấp . Mức thuế suất đặc biệt cao với thực phẩm , nông sản và 1 số hàng tiêu dùng ( nhất là quần áo , giày dép , sản phẩm sứ và đồ da ) .
Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi đánh thuế vào hàng trung gian thường thấp hơn so với sản phẩm cuối cùng , hàng trung gian nhập khẩu để làm đầu vào cho nhừng ngành mà VN có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu thường cao hơn nhiều so với những đầu vào cho những ngành cạnh tranh với nhập khẩu . Ví dụ : sợi để dệt và dệt kim chịu thuế NK là 40% . Hầu hết những mức thuế suất thấp hoặc bằng 0 áp dụng cho những mặt hàng chủ yếu do khu vực doanh nghiệp Nhà nước sử dụng làm đầu vào cho sản xuất hàng trung gian hoặc thành phẩm cho thị trường nội địa .
*Thực hiện cam kết gia nhập WTO
Cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO , VN đang trong quá trình thực hiện các cam kết gia nhập của mình . Theo toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO, thì sẽ cắt giảm khoảng 3.800 số dòng thuế nhập khẩu. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện-điện tử...Mức cam kết chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.
Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.
Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Bên cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải.
Cam kết của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO (giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp). Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.
- Mức giảm với 1 số ngành cụ thể
Hàng điện tử, điện lạnh
Với 3 nhóm hàng mà người tiêu dùng đang quan tâm là ti vi, điều hòa, máy giặt, sẽ phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 50% và 40% hiện hành xuống 40% và 38% ngay khi vào WTO và xuống còn 25% sau 3-5 năm.
Rượu, bia
Hai mặt hàng nhạy cảm là rượu và bia, WTO cho Việt Nam thời gian 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt xuống tương xứng với mức chung của WTO (chúng ta đã bắt đầu thực hiện lộ trình kể từ 1/12006 theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi).
Song thuế suất thuế nhập khẩu bia cũng sẽ phải giảm từ mức 80% hiện hành xuống 65% ngay khi gia nhập WTO, và xuống còn 35% trong vòng 5 năm; thuế suất thuế nhập khẩu rượu từ mức 65% hiện hành xuống còn 45-50% trong 5-6 năm. Có nghĩa là bia, rượu nhập khẩu sẽ rẻ đi rất đáng kể.
Xe máy, ô tô giá rẻ
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự (Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về việc Việt Nam gia nhập WTO) thì Việt Nam sẽ phải cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn từ 175cc trở lên từ ngày 1.6.2007 (hiện nay đang cấm) và theo lộ trình thì thuế suất nhập khẩu xe máy từ mức 90% hiện hành phải được cắt giảm xuống còn 40% trong vòng 8 năm.
Tuy nhiên, Việt Nam được bảo lưu quy định về tuổi được điều khiển xe phân khối lớn (ví dụ từ 30 tuổi trở lên) và có quyền quy định cụ thể về điều kiện thi và cấp giấy phép lái xe đặc biệt cho người điều khiển loại xe này. Ôtô con nhập khẩu thì tùy loại (tính theo dung tích xi lanh), mức thuế suất nhập khẩu sẽ phải cắt giảm xuống còn 52% hoặc 47% hoặc 50% (lộ trình thực hiện là 7-12 năm
Do hệ thống chính sách, cơ chế quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được cải tiến theo hướng này càng đơn giản, thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất xuất khẩu tăng nhanh và hướng nhập khẩu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống. Trong thời gian qua kim nghạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng.
Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua
2003
2004
2005
2006
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại
5.459
8.155
2.707
7.256
11.144
9.888
9.145
11.622
2.477
1.861
11.494
2.133
III.Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới:
Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu nên thực hiện theo những mục tiêu, phương hướng sau:
Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải là công cụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, hướng về xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trở thành công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong thương mại khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi bảo hộ có chọn lọc, hợp lý chứ không tràn lan, chung chung như trước đây. Chức năng hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách của thuế này được chuyển cho thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT để phù hợp với thuế giá trị gia tăng mới ban hành và thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được bổ xung trong thời gian tới.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu cần bảo hộ có điều kiện sản xuất trong nước, nhưng không cản trở hoạt động mở rộng buôn bán, đầu tư giữa nước ta với các nước ASEAN, và sự tham gia của ta vào WTO. Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện mới, đồng thời bảo đảm quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và đảm bảo nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với cải cách toàn diện hệ thống thuế nước ta hiện nay. Để phù hợp với nội dung này cần bổ xung những quy định về giá tính thuế, kê khai, nộp thuế, thời hạn nộp thuế một cách rõ ràng, chặt chẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng xác định được nghĩa vụ thuế của mình và thực hiện nộp thuế đầy đủ nghiêm túc theo đúng luật định. Đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức, quản lý thực hiện chính sách thuế, giảm thiểu những phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.
Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới đòi hỏi chính sách thuế phải phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế, thông lệ quốc tế chống lại thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài. Tham gia vào các khối liên kết kinh tế, chúng ta đã ký các cam kết về ưu đãi thuế nhập khẩu, ưu đãi tối huệ quốc trong hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước, ưu đãi đặc biệt với các nước ASEAN, APEC, EU trong thời gian qua và cam kết trong thời gian tới với các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và mới đây là hiệp định thương mại Việt -Mỹ. Các cam kết này là cơ sở pháp lý, cũng như thể hiện rõ ràng chính sách thuế xuất nhập khẩu được phân biệt theo mức độ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi cho đàm phán về thuế với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy chính sách thuế xuất nhập khẩu cũng cần phải quy định các mức thuế suất khác nhau.
Đồng thời, để tăng cường các công cụ pháp lý bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại hiện nay, thuế xuất nhập khẩu cần được bổ xung những quy định về các mức thuế suất tạm thời áp dụng trong các trường hợp nước nào đó sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, hoặc có những phân biệt đối xử trong buôn bán với Việt Nam.
Kết luận
Thuế xuất nhập gắn liền và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia . Trong hoàn cảnh xu thế hội nhập và hợp tác diễn ra ngày càng mạnh mẽ , hoạt động xuất nhập khẩu giao lưu buôn bán giữa các quốc gia cũng ngày càng phát triển . Và để quản lý tốt được hoạt động này thì cần phải có một chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp . Điều này đòi hỏi các cơ quan có chức năng cần nỗ lực xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu . Và Nhà nước cần làm một cách kiên quyết hơn nữa việc cải cách hành chính để đảm bảo những chính sách đúng đã có trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, chính thuế xuất nhập khẩu nói riêng được thực hiện một cách nghiêm minh.
Vì kiến thức còn có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót . Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cho bài viết. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Bất đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0631.doc