A.đặt vấn đề
Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế, là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở mỗi nước. Ơ Việt Nam nông nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trong vì nhiều lý do: 80% dân số chủ yếu sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp, trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng đầu, trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản, thuỷ sản. Sự phát triển của khu cực này có vị trí quan trọng trong việc thực h
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời ký quá độ lên CNXH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện thành công công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tăng trưởng của nông nghiệp có tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung. Nhưng vai trò đó không hình thành tự phát, mà phụ thuốc rất nhiều vào sự tác động của nhà nước. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhà nước cần tác động vào nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều chính sách. Đó là lý do em chọn đề tài "Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội"
B.giải quyết vấn đề
I-vai trò của nông nghiệp nông thôn
1 Khái niệm về nông nghiẹp, nông thôn
a.Khai niem nong nghiep
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm…để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Như vậy nông nghiệp là ngành sản xuát phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ mặt trời…trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán…đã có từ hàng nghìn năm nay.
ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội.
b. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội…
c.Khái niệm kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế…vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế – kĩ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ…trong dó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều ngành thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể…Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả…
2. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn
a) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội
Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phảm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm cho xã hội. Do đó, việc thoã mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng để ổn định kinh tế, ổn định xã hội. Sự phát triển của nông ngiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thoã mãn nhu cầu này.
Bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm không chỉ là nhu cầu duy nhất của nông nghiệp, mà còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế – xã hội.
b) Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ
Các ngành công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường…phải dựa cào nguồn nguyên liệu chủ yếu là nông nghiệp. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của cấc ngành công nghiệp này.
c)Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để công nghiệp hoá thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn. Là nước nông nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp, nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
d)Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ
Với những nước lạc hậu, nông nghiệp nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư, do đó, đay là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất như: thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu…càng tăng, đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: vốn, thông tin, giao thông vận tải, thương mại…cũng ngày càng tăng. Mặt khác sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghịêp như: ti vi, tủ lạnh, xe máy, vải vóc…và nhu cầu về dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, du lịch, thể thao…cũng ngày càng tăng.
Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế rộng lớn là nông nghiệp, nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ.
đ)Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội
Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của công nghiệp và dịch vụ…Do đó phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn. Do đó phát triển nông thôn là cơ sở ổn định chính trị, xã hội. Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quóc xã hội chủ nghĩa. Phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cương sức mạnh của chuyên chính vô sản.
II.phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của nước ta hiện nay. Văn kiện Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: "đảy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp , nông thôn và nông dân"
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn theo huớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Côn nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một trong ba nội dung cơ bản của công nghiệp hóa là xây dựng cơ cấu nên kinh tế hợp lý. Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế vì vậy xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn theo yêu cầu công nghiệp hoá hiện đaih hoá là tất yếu khách quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá có nghĩa là xây dựng theo hướng:
- Giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dich vụ.
- Phá thế độc canh trong nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh lớn.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đạt trong điều kiện cơ chế thị trường. Do đó, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp, nông thôn không được chủ quan duy ý trí mà phải hết sức chú ý các nhân tố khách quan: Vốn, tổ chức khoa học công nghệ, quản lý... và đặc biệt là điều kiện thị trường
2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp nông thôn.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Thể hiện tập trung ở những lĩnh vực sau:
- Cơ giới hoá. Các hoạt động ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu. Vì vậy cơ giới hoá trước hết là cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ lao động của con người, nâng cao năng xuất.
- Thuỷ lợi hoá. Sản xuất nông nghiệp phụ thuốc rất nhiều vào tự nhiên. Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
- Điện khí hoá: Vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự nhiên, nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện cho cư dân nông thôn tiếp cận văn minh nhân loại phát triển văn hoá xã hội.
- Phát triển công nghệ sinh học: đây là lĩnh vực mới bao gồm nhiều nghành khoa học. Trong những năm gần đây công nghệ sinh học đã đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu đó đã đem lại những lợi ích to lớn. Phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố thị trường. Do vậy rất cần có sự hổ trợ của nhà nước.
3. Quy hoạch phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Để phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá cần có quy hoạch đồng bộ. Phát triển kinh tế gắn với sự phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội bển vững. Đó là những điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển nông nghiệp nông thôn, xay dựng đời sống ấm no, văn minh, môi trường lành mạnh.
- Xây dựng quan hệ sản xuất phụ hợp.
- Kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế cá thể, tiểu chủ và hoạt động phổ biến dưới hình thức kinh tế hộ gia đình.
4. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn
- Nguồn nhân lực ở nông thôn có đặc điểm là trình độ học vấn thấp và phần lớn người lao động không qua đào tạo. Bởi vậy đào tạo ngưồn nhân lực cho nông thôn trở thành nội dung quan trong trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn
III.các chính sách của nhà nước tác động đến nông nghiệp nông thôn.
Nha nuoc tac dong den khu vuc nong nghiep nong thon bang nhieu chinh sach:
-chinh sach ruong dat
-Chinh sach dau tu
-Chinh sach thue
-Chinh sach khoa hoc cong nghe
-chinh sach gia ca va san luong
-Chinh sach tin dung
-chinh sach xa hoi
Do dieu kien ve bai tieu luan co han nen em chi di sau vao “chinh sach khoa hoc – cong nghe”
Chinh sach khoa hoc- cong nghe
Day manh ung dung tien bo khoa hoc- cong nghe la mot noi dung cua phat trien kinh te nong nghiep nong thon, nhat la trong dieu kien nuoc ta dang trong thoi ki cong nghiep hoa, hien dai hoa.
1. Mot so van de khoa hoc lien quan den cong nghiep hoa,hien dai hoa nong nghiep nong thon
Việc phát triển các ngành nghề nông nghiệp hoá nông thôn khác với CNH nông nghiệp, càng khác với CNH nông thôn. Về phạm vi, tính chất và mục tiêu, phát triển công nghiệp nông thôn là xây dựng những ngành nghề công nghiệp cụ thể có tính chuyên ngành kinh tế, là các nghề thuộc khu vực sản xuất. Còn CNH nông nghiệp là quá trình chuyển biến từ nền nông nghiệp nhỏ, lạc hâu, phân tán sang nền nông nghiệp lớn với trình độ chuyên canh và thâm canh cao, tiến hành sản xuất và quản lý sản xuất với trình độ trang bị công nghiệp và công nghệ tiến tiến áp dụng rộng rãi thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá, sinh học hoá cao hơn và bước đầu áp dụng cả tự động hoá, tin học hoá... CNH vẫn có tính chất ngành và liên ngành hẹp, đưa nông nghiệp lên trình độ mới cao hơn rõ rệt nhằm đạt năng suất chất lượng, hiệu quả vượt trội. Còn phạm vi và tính chất của CNH nông thôn rộng sâu hơn nhiều.
Thứ nhất, nó là quá trình biến đổi không phải trong từng ngành sản xuất hay lĩnh vực xã hội đơn lẻ, mà là một quá trình biến đổi toàn diện trong một khu vực xã hội rộng lớn là nông thôn, bao quát mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị tại đó.
Thứ hai, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, trong đó phát triển một nền nông nghiệp dồi dào làm nền tảng, một nền sản xuất nông nghiệp ngày càng tiến tiến, một hệ thống dịch vụ đầy đủ và hữu hiệu. Chính các khu vực kinh tế nông thôn này là các lực lượng sản xuất quyết định CNH nông thôn được thực hiện nhanh hay chậm, trong đó vai trò của nông nghiệp luôn có ý nghĩa quyết định là cơ sở của kinh tế nông thôn, đặc biệt là trong các bước đi ban đầu. CNH nông thôn bắt đầu từ công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, cùng với các ngành kinh tế phát triển, một hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội gần được hoàn chỉnh theo hướng HĐH, các lĩnh vực hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế được nâng cấp rõ, các quan hệ xã hội được hoàn thiện, tạo ra một lối sống công nghiệp năng động, cởi mở,văn minh.
Dưới dây là một số ý kiến nhằm làm rõ hơn các khái niệm trên:
- Đồng chí Đỗ Mười cho rằng: “Chỉ khi nào nông thôn đượcCNH, HĐH khi học vấn kiến thức và công nghệ tiên tiến nằm trong tay nông thôn, được bà con sử dụng thành thạo và vững chắc thay cho “con trâu đi trước cái cày đi sau”, khi xưởng máy mọc lên khắp làng mạc, thị trấn; ngành nghề phát triển rộng khắp, một bộ phận đáng kể nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, hình thành phát triển một cục diện mới có thể nói sự nghiệp CNH, HĐH được hoàn thành cơ bản trên phạm vi cả nước... Song song với việc phát triển nông nghiệp , cần quan tâm thích đáng đến phát triển công nghiệp nông thôn, mở mang tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xã hội, dịch vụ theo hướng cơ giới hoá, hiện đại hoá các ngành nghề, kể cả các nghề truyền thống ở từng địa phương. Xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...”
- GS.TS Đặng Ngọc Dinh cho rằng: “CNH nông thôn là một khái niệm rộng hơn, mang tính chất đa ngành. Trong khi nông nghiệp nông thôn chỉ là một ngành mà thông qua đó nông thôn đượcCNH. Công nghiệp hoá nông thôn không chỉ bao gồm sự phát triển của riêng công nghiệp nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn không phải biện pháp duy nhất để tiến hành CNH nông thôn, cho dù đó là biện pháp nòng cốt. Trên thực tế, CNH nông thôn trước hết phải bắt đầu từ những biến đổi của chính bản thân sản xuất nông nghiệp thông qua việc tạo ra những tiền đề về năng suất và lao động dư thừa để hình thành duy trì và phát triển những hoạt động chuyên ngành... Phải từ chính sản xuất nông nghiệp mà công nghiệp hoá nông thôn.”
Về HĐH nông nghiệp và nông thôn: Trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, CNH - HĐH thường gắn liền với nhau, dường như có chung một nghĩa như là “ phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn ở giai đoạn cao hơn”.
Có nhiều cách lý giải khác nhau về hiện đại hoá. HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ thủ công là chính sang chỗ sử dụng một cách phổ biến những quy trình công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao.
Theo văn kiện Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung ương khóa VII thì CNH, HĐH được hiểu là: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động cao. Đối với nước ta là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ bản chất ưu việt của chế độ mới.
Giữa HĐH nông nghiệp và HĐH nông thôn cũng có sự khác nhau về phạm vi và nội dung: HĐH nông nghiệp có phạm vi hẹp và chỉ giới hạn trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp ( nông - lâm - ngư nghiệp ), có quan hệ đến các yếu tố vật chất của sản xuất. Trong khi đó HĐH nông thôn thì phạm vi lại liên quan đến nhiều ngành sản xuất, nhiều lĩnh vực xã hội khác ở nông thôn, tác động đến toàn bộ nền văn minh nông thôn, trong đó truyền thống văn hoá dân tộc được bảo tồn và phát huy đúng theo hướng phương phú và lành mạnh của HĐH.
II: Khái quát đánh giá thực trạng nông nghiệp và nông thôn nước ta bước vào giai đoạn mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Trong thời gian kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng để chuẩn bị cho các Hội nghị Trung ương lần thứ IV và VI, các kỳ họp của Quốc hội và Chính phủ, đã có nhiều lần đánh giá tình hình nông nghiệp và nông thôn. Qua 15 năm đổi mới, đặc biệt từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ V ( khóa VII ) bàn về: “ tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội nông thôn” đến nay, nông nghiệp và nông thôn nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn:
Lương thực liên tục tăng bình quân hàng năm trên 5% là kết quả khả quan. Bảo đảm mức an toàn lương thực cho cả nước và có dữ trữ, liên tục xuất khẩu với số lượng lớn. Lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 370kg (1995) lên 437kg (2000). Đủ lương thực là điều kiện để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.
Lương thực phát triển tạo điều kiện cho chăn nuôi có bước phát triển nhất định và các cây công nghiệp, rau, quả, cây lâm nghiệp đều gia tăng.
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng đều ở mức cao (trên 4,5% / năm) liên tục trong nhiều năm, thể hiện được tính ổn định tương đối của nền nông nghiệp nước ta.
Các ngành sản xuất phi nông nghiệp trong nông thôn đã được mở rộng, tuy chưa nhiều, nhưng là một khởi điểm đáng ghi nhận.
Nông dân nước ta tiếp cận nền kinh tế thị trường tương đối êm thuận. Kim ngạch xuất khẩu các loại xu hướng tăng đều qua nhiều năm, đã tạo ra nhiều ngoại tệ càng lớn cho đất nước ( chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu)
Kết cấu hạ tầng và các lực lượng sản xuất trong nông thôn ngày càng được quan tâm xúc tiến xây dựng và nâng cấp, cho nên bộ mặt nông thôn ở không ít nơi đã có dáng dấp hiện đại hoá.
Quan hệ sản xuất ở nông thôn được nhận thức lại, phù hợp hơn với các điều kiện kinh tế xã hội và lược lượng sản xuất, đang tiếp tục được phát triển đúng hướng và thiết thực.
Công cuộc xoá đói, giảm nghèo, quan tâm đến các vùng khó khăn được triển khai tích cực.
Văn hoá, giáo dục y tế có sự phát triển mới, không còn tình trạng trì trệ xuống cấp mạnh như 4 - 5 năm về trước.
Dân chủ hoá nông thôn đang được tích cực thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu mới của phát triển nông thôn...
Trên đây là toàn cảnh về bức tranh của nông thôn nước ta tuy đạt được nhưng thành tựu đáng kể, nhưng còn chứa đựng nhiều mặt yếu kém, bất cập, thậm chí mâu thuẫn và thách thức lớn. Tuy vậy những thành tựu trên đạt được là hết sức to lớn. Đó là kết quả của một quá trình phấn đấu gian khổ và bền bỉ của nông dân nước ta, sự quan tâm hỗ trợ của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của Nhà nước.
III. giải pháp phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn
Tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng và những lợi thế khác nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu với khối lượng lớn và chất lượng cao cho công nghiệp chế biến, cung cấp hàng hoá có sức mạnh cao cho xuất khẩu.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và các hoạt động dịch vụ nông thôn theo hướng ngày càng hiện đại để vừa phục vụ thiết thực cho phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững, vừa giải quyết một cách vững chắc các yêu cầu kinh tế - xã hội của phát triển nông thôn, trước hết là thu hút lao động từ nông nghiệp, thực hiện phân công lao động tại chỗ.
Xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn (mạng lưới điện, thuỷ lợi, đường giao thông, nước sạch, thông tin liên lạc , học tập vui chơi giải trí...) tạo nền tảng cho phát triển kinh tế hàng hoá, cải thiện đời sống dân cư theo yêu cầu văn minh hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.
Đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các lĩnh vực hoạt động ở nông thôn, trước hết là nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, nhằm tăng năng suất , chất lượng sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động.
Không ngừng đổi mới quản lý kinh tế - xã hội ở nông thôn; xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất và quản lý theo hướng phát triển sản xuất lớn trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Hình thành và phát triển nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao tương ứng với yêu cầu của CNH, HĐH trên cơ sở nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ở nông thôn.
Bảo vệ và cải thiện môi trường , bao gồm cả môi trường sinh thái và môi trường kinh tế- xã hội ở nông thôn, làm cho mỗi người hưởng thụ một cách toàn diện những thành quả của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
8. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh học.
- Phát triển thuỷ lợi, giao thông và lưới điện nông thôn kết hợp với các công trình phòng chống thiên tai.
- Từng bước thực hiện cơ giới hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
IV. những khó khăn và thách thức
- Đầu tư của nhà nước cho phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn còn chưa hợp lý.
- Khó khăn, thách thức giữa đòi hỏi nâng cao trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo yêu cầu xây dựng nền sản xuất lớn trong các lĩnh vực của kinh tế nông thôn với thực trạng nền kinh tế nong thôn nói chung còn nhỏ bé, phân tán, manh mún, mang nặng tính sản xuất nhỏ.
- Khó khăn, thách thứcgiữa yêu cầu phân công lại lao động nông thôn, giải quyết việc làm, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn với điều kiện phát triển còn rất khó khăn của các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, năng lực hạn chế của chính lực lượng lao động nông thôn.
- Khó khăn, thách thức giữa việc tập trung các vùng trọng điểm, tạo bước phát triẻn nhanh ban đầu của kinh tế nông thôn với việc phát triển toàn diện các vùng , rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội.
- Khó khăn, thách thức trong việc phát huy trách nhiệm và tình chủ động của nông dân với xác định hợp lý trách nhiệm và vai trò của Nhà nnước trong việc định hướng tổ chức , hỗ trợ và bảo hộ nông nghiệp và nông dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực chất, những khó khăn, thách thức trên đây không phải mới nảy sinh mà có mầm mống từ nhiều năm trước nhưng chậm được giải quyết nên đã trở thành những lực cản lớn. Và nay là những thách thức thực sự đang đối mặt không riêng đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn mà còn đối với cả toàn xã hội.
c. kết thúc vấn đề
Tóm lại, chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn của đảng là một chủ trương đúng đắn và có căn cứ khoa học. Cùng với việc CNH, HĐH đất nước thì việc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp. Trong những năm gần đây chủ trương này đã được thực hiện và đã mang lại những hiệu quả đáng mừng, bộ mặt của nông thôn ngày nay đã dược thay da đổi thịt, khoảng cách giữa thành phố và nông thôn đã được rút ngắn càng chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương này. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn gặp không ít khó khăn và thử thách vì vậy việc giải quyết những khó khăn đó cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.
ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong việc h oàn thành công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển nền kinh tế ở nước ta. Vì vậy, việc úng dụng khoa học công nghệ cần phải được sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và Nhà nước.
d. TàI liệu tham khảo
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm, bảy(khoá VII).
Nghị quyết của Bộ chính trị về “Phát triển nông nghiệp và nông thôn”(1999).
“Con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30062.doc