Tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: ... Ebook Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
khoa khoa häc qu¶n lý
&
¬
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
§Ò tµi:
chÝnh s¸ch ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá cña nhËt b¶n tõ sau chiÕn tranh thÕ giíi thø hai - bµi häc kinh nghiÖm cho ViÖt Nam
Sinh viªn thùc hiÖn : t¹ phóc ®êng
Chuyªn ngµnh : qu¶n lý kinh tÕ
Líp : qu¶n lý kinh tÕ 46 a
Kho¸ : 46
HÖ : chÝnh quy
Gi¸o viªn híng dÉn : pgs.ts. lª thÞ anh v©n
Hµ Néi - 2008
MỤC LỤC
2.2.1. Mục tiêu của các chính sách 20
2.2.2. Nội dung của chính sách 21
2.2.2.1. Ban hành luật đặc biệt 22
2.2.2.2. Biện pháp thuế 23
2.2.2.3. Tài trợ vốn 25
2.2.2.4. Cấp tín dụng theo chính sách 25
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SMES 26
2.3.1.Đánh giá các chính sách hiện đại hóa SMEs 26
2.3.2. Đánh giá chung về chính sách phát triển SMEs 28
CHƯƠNG III: SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 33
3.1. QUAN ĐIỂM , ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SMES CỦA VIỆT NAM 33
3.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 33
3.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2006-2010 34
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát: 34
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 34
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV THỜI GIAN QUA 34
3.2.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội giai đoạn 2006-2010: 34
3.2.1.1. Bối cảnh quốc tế 35
3.2.1.2. Bối cảnh trong nước 36
3.2.2. Các thách thức đối với công tác phát triển DNNVV thời gian tới: 37
3.2.3.Thực trạng phát triển đội ngũ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thời gian vừa qua. 40
3.2.3.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 40
3.2.3.2. Những tồn tại, yếu kém trong phát triển DNNVV 58
3.2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong phát triển DNNVV thời gian qua: 62
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY TỪ SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN. 64
4.1. NHẬN XÉT VỀ BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH CỦA 2 NƯỚC- XÉT TÍNH TƯƠNG THÍCH VỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH 64
4.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN 65
4.2.1. Kế hoạch, chiến lược phát triển SMEs được ban hành một cách có hệ thống trong từng giai đoạn và được điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế chung, cũng như những thay đổi của môi trường. 65
4.2.2 Cùng với việc đề ra các biện, chính phủ cũng đồng thời thành lập các tổ chức, cơ quan chuyên trách hay các chương trình nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ các SMEs một cách thường xuyên và hiệu quả. 67
4.2.3. Một số biện pháp chính sách mà chính phủ Nhật đã áp dụng thành công nhằm phát triển, bảo vệ các SMEs trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Tỷ trọng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ so với doanh nghiệp lớn năm 2001(đơn vị: nghìn doanh nghiệp) 4
Biểu đồ 2: Tỷ trọng số lượng nhân công trong các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn năm 2001(đơn vị: nghìn công nhân) 5
Biểu đồ 3: Tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn năm 2001(đơn vị: Tỷ Yên). 5
Bảng 1: Số lượng các SMEs theo các ngành 6
Bảng 2: Giá trị gia tăng và hiệu suất của giá trị gia tăng của SMEs và các doanh nghiệp lớn giai đoạn 1995-2002 7
Bảng 3: Ngân sách dành cho chính sách đối với SMEs giai đoạn 1960-1980 24
Bảng 4: Biến động về năng suất và hàm lượng vốn của các ngành công nghiệp được lựa chọn trong Luật xúc tiến hiện đại hóa (10 000 Yên) 27
Bảng 5: Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam 42
Bảng 6: Số lượngđăng ký kinh doanh mới từ năm 2000 (đơnvị:doanhnghiệp) 43
Bảng 7: Tổng vốn đầu tư các Doanh nghiệp Việt Nam 46
Bảng 8: Doanh thu các doanh nghiệp 47
Bảng 9: Thuế và các khoản phí khác nộp NSNN của các doanh nghiệp năm 2002 48
Bảng 10 : Cơ cấu nội bộ nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy mô 49
Bảng 11: Cơ cấu nội bộ các doanh nghiệp hộ gia đình theo vùng 50
Bảng 12. Lương trả cho người lao động 52
Bảng 13: số lượng máy tính trong các doanh nghiệp 52
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập niên 50, 60 của thế kỉ trước cả thế giới đã phải kinh ngạc trước sự “thần kì” của Nhật Bản. Thế giới chưa từng được chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nhanh như vậy trước đó. Cũng kể từ đó phần còn lại của thế giới đã phải nghiên cứu nhiều hơn về Nhật Bản, để đi tìm câu trả lời lý giải nguyên nhân của sự “thần kì” đó. Một trong những yếu tố quan trọng khiến Nhật Bản có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm của thời kỳ này đó là chiến lược phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Chính SMEs là động lực và là nền tảng vững chắc cho sự thăng hoa của nền kinh tế Nhật. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò to lớn của các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới của đất nước mặt trời mọc nhưng rõ ràng sự ổn định và sự linh hoạt của cả nền kinh tế được tạo ra từ hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ tính ưu việt về khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi lớn của môI trường. Đó có thể coi là một lớp đệm của nền kinh tế giúp giảm nhẹ những cú sốc, những khủng hoảng. Cũng chính bởi vậy, trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hoá, bên cạnh việc cần thành lập các tập đoàn mạnh đóng vai trò là đầu tàu cho nền kinh tế , cũng rất cần thiết phảI xây dựng và phát triển hệ thống SMEs mạnh ngoài lợi ích về kinh tế còn giúp ổn định kinh tế, xã hội.
Trên thực tế, vấn đề này chưa từng được đặt ra một cách bài bản trước đó, chúng ta không tránh khỏi sự mới mẻ và thiếu kinh nghiệm. Vì vậy , việc học hỏi một cách thông minh, có chọn lọc kinh nghiệm các nước đI trước là việc làm cần thiết. Góp phần nhỏ vào mục đích chung đó, tài liệu này nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản và rút ra các bài học có thể học hỏi đối với Việt Nam hiện nay. Để thực hiện ý đồ đó, tài liệu bao gồm các phần sau:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
1.1 . BỐI CẢNH CHUNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SMES) CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
1.1.1 Bối cảnh
1.1.1.1. Bối cảnh trong nước
Bị thất bại trong chi tranh, bị tàn phá nặng n về kinh tế: 34% máy móc, 25% công trình dựng, 81tàu biển bị phá huỷ, sản xuất công nghiệp tháng 8-1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một năm trước đó, chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh (1934-1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt. Những vấn đề kinh tế xã hội gay cấn nhất của Nhật Bản lúc này là : thất nghiệp, thiếu nguyên liệu và lương thực , lạm phát.
Nhằm mục đích “thủ tiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về mặt tâm lý lẫn thể chế “, lực lượng chiếm đóng bắt tay ngay vào việc thực hiện đồng thời ba cuộc cải cách lớn: thủ tiêu tập trung kinh tế mà trọng tâm là giải thể các Zaibatsu, cải cách ruộng đất và dân chủ hoá lao động. Tuy mục đích của lực lượng chiếm đóng nhằm chủ yếu vào tiêu diết cơ sở sức mạnh quân sự của Nhật Bản, nhưng thực tế chúng có ý nghĩa kinh tế to lớn. Vì nhờ ba cuộc cải cách này mà nền kinh tế thị trường đựơc xác lập, dân chủ hóa kinh tế được đảm bảo ; chúng không chỉ góp phần khôi phục nền kinh tế mà còn tạo điều kiện quan trọng cho thời kỳ tăng trưởng tiếp theo.
1.1.1.2. Bối cảnh quốc tế
- Thế giới vừa bước ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử, gây ra thiệt hại to lớn cả về người và của cho hầu hết các nước trừ nước Mỹ. Sau chiến tranh nước nổi lên như một siêu cường lớn nhất thế giới và đang ấp ủ âm mưa bá chủ thế giới. Nhằm đạt được mục tiêu đó, Mỹ đã thực hiện một số chính sách, theo đó Mỹ đã tài trợ cho một số nước, trong đó có Nhật Bản để xây dựng các nước này thành mũi tiền tiêu chống lại cộng sản. Nước Nhật đã nhận được một khoản tiền không nhỏ rất quý giá phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế.
-Cũng với mục tiêu thực hiện ý đồ trên, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Chính nhờ hai cuộc chiến này nước Nhật đã tận dụng triệt để phát triển kinh tế. Các đơn đặt hàng phục vụ chiến tranh của Mỹ đã tạo cơ hội cho Nhật phát triển các ngành công nghiệp của mình.
- Qúa trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra một cách khẩn trương vào thời kỳ này với sự ra đời của các tổ chức kinh tế toàn cầu như: IMF, GATT, Workbank…Nhật Bản cũng không nằm ngoài tiến trình chung này. Nhật tham gia GATT năm 1955, trở thành thành viên đầy đủ vào năm 1962, tham gia IMF cùng thời gian này, Các sự kiện này đã làm thay các ngành kinh tế của Nhật Bản. Nó tạo cho các doanh nghiệp Nhật Bản cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn của thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu.
1.1.2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2
Ở Nhật Bản có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công nghiệp chế biến, thuơng nghiệp bán buôn và bán lẻ và lĩnh vực dịch vụ. Hiện tượng này không có gì khác thường đối với nền kinh tế Nhật Bản, ngoại trừ việc SMEs chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng và năng suất trong SMEs so với các doanh nghiệp lớn. Vì những đặc trưng này nên trong thời kỳ hậu chiến, việc thúc đẩy quá trình “hiện đại hóa” SMEs đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và một loạt những biện pháp chính sách đa dạng đã được áp dụng. Hiện nay (2001), số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật chiếm tỷ trọng lớn (4,69 triệu doanh nghiệp) trong tổng số 4,703 triệu các doanh nghiệp, tức chiếm khoảng 99,7%, các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 0,3% về số lượng (Biểu đồ 1). Như vậy có thể nói số lượng các SMEs chiếm tuyệt đại đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế Nhật Bản.
Biểu đồ 1: Tỷ trọng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ so với doanh nghiệp lớn năm 2001(đơn vị: nghìn doanh nghiệp)
Nguồn: (trang web của Small and Medium Enterprises Agency)
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhân công. Năm 2001, số nhân công trong các SMEs là 29,96 triệu lao động, chiếm 70,2% tổng số lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp. Trong khi đó, số lượng lao động trong các doanh nghiệp lớn là 13 710 nghìn lao động, chiếm 30,5%. Như vậy, các SMEs đã tạo ra số lượng việc làm rất quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng số lượng nhân công trong các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn năm 2001(đơn vị: nghìn công nhân)
Nguồn: (trang web của Small and Medium Enterprises Agency)
Về giá trị sản xuất, các SME cũng tạo ra giá trị lớn hơn so với các doanh nghiệp lớn, 51,1% so với 48,9% của các doanh nghiệp lớn.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn năm 2001(đơn vị: Tỷ Yên).
Nguồn: (trang web của Small and Medium Enterprises Agency)
Như vậy, qua sự so sánh về 3 khía cạnh trên, có thể khẳng định các SMEs đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật. Trong mục này, chúng ta sẽ tiếp tục bàn về vai trò của Các SMEs cũng như tình hình phát triển của chúng khi xem xét các chỉ tiêu khác và trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Số liệu trong bảng 1 cho thấy các SMEs tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: Sản xuất, bán lẻ và dịch vụ. Trong đó, các SMEs trong lĩnh vực bán lẻ là đông đảo nhất với trên 1,7 triệu doanh nghiệp. Tiếp đó là lĩnh vực sản xuất với 1,5 triệu doanh nghiệp và bán buôn là lĩnh vực thu hút ít nhất các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 1: Số lượng các SMEs theo các ngành
Công nghiệp
SMEs
Doanh nghiệp lớn
Tổng
Số doanh nghiệp
% trong tổng
Số doanh nghiệp
% trong tổng
Số doanh nghiệp
% trong tổng
Sản xuất
1,498,351
99.8
3,294
0.2
1,501,645
100.0
Bán buôn
255,587
99.1
2,394
0.9
257,981
100.0
Bán lẻ
1,743,848
99.8
4,000
0.2
1,747,848
100.0
Dịch vụ
1,191,823
99.7
3,742
0.3
1,195,565
100.0
Tổng
4,689,609
99.7
13,430
0.3
4,703,039
100.0
Nguồn: Compiled from Ministry of Public Management, Home Affairs, Posts and telecommunications, Establishment and Enterprise Census of Japan (2001)
Bảng 2: Giá trị gia tăng và hiệu suất của giá trị gia tăng của SMEs và các doanh nghiệp lớn giai đoạn 1995-2002
Quy mô
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Giá trị gia tăng(tỷ yên)
SMEs
LargeEnterprises
158,715(57.2%)
118,558(42.8%)
147,384(54.6%)
122,336(45.4%)
152,907(55.5%)
122,754(44.5%)
153,151(56.6%)
117,262(43.4%)
148,034(55.3%)
119,697(44.7%)
153,404(55.5%)
123,225(44.5%)
Năng suất giá trị gia tăng(nghìnyên/laođộng)
SMEs
LargeEnterprises
4,993
10,032
4,840
10,287
4,894
10,265
4,837
9,696
4,602
9,831
4,573
10,425
Nguồn: Ministry of Finance, Financial Statement Statistics of Corporations by Industry
Bảng 2 cho chúng ta thấy sự đóng góp của SMEs về giá trị gia tăng giai đoạn 1995-2002. Tỷ trọng đóng góp này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao động không đáng kể chiếm khoảng 55% giá trị gia tăng của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp lớn đóng góp 45%. Như vậy, Mặc dù nước Nhật có rất nhiều các tập đoàn, các hãng lớn tầm cõ thế giới nhưng vai trò của hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tạo thu nhập cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ số hiệu suất gia tăng ở Bảng 2 cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng các SMEs không thể so sánh với các doanh nghiệp lớn. Chỉ số này được đo bằng (giá trị gia tăng/ số lao động), tức nó phản ánh năng suất lao động của doanh nghiệp. Khi so sánh chỉ số này giữa SMEs với các doanh nghiệp lớn thì ta thấy hiệu suất gia tăng của các SMEs chỉ bằng nửa so với của các doanh nghiệp lớn. Điều này phản ánh một thực tế của sự thua thiệt về các yếu tố tạo ra năng suất lao động như: trình độ công nhân, công nghệ, cũng như trình độ quản lý của các SMEs nói chung so với các doanh nghiệp lớn.
Năm 1981, SMEs chiếm tới 99,4% trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và 81,4% số lượng nhân công. SMES trong ba khu vực là công nghiệp chế biến, thương nghiệp (phân phối) bán buôn và bán lẻ, và dịch vụ chiếm 83,6% tổng số SMEs và 75,6% lượng nhân công, và do vậy việc các khu vực này chiếm tỷ trọng lớn là một điều rõ ràng. Nếu nhìn vào số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thì có thể thấy tỷ trọng của SMEs không có biến động lớn, nhưng xét về mặt nhân công thì năm 1969 được coi là thời điểm bước ngoặt với việc tỷ trọng nhân công từ xu hướng giảm chuyển sang xu hướng tăng lên. Cho nên trong những năm gần đây tỷ trọng của SMEs có lẽ đang tăng dần. Tuy nhiên, trong khi tỷ trọng của SMEs trong lĩnh vực phân phối, dịch vụ, xây dựng và bất động sản tăng lên thì tỷ trọng của khu vực công nghiệp chế biến lại liên tục giảm xuống.
Nếu xem xét chi tiết hơn về biến động trong khu vực công nghiệp chế biến, phân phối và dịch vụ thì có thể lưu ý một số điểm sau đây. Tỷ trọng của SMEs trong giá trị sản lượng của ngành công nghiệp chế biến giảm xuống trong giai đoạn 1955-1960, và sau khi tăng lên trong giai đoạn 1960-1965, đã tiếp tục tăng trong những năm 1970. Sở dĩ có sự biến động vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 là do dịch chuyển trong cơ cấu cầu cuối cùng. Do đó việc mở rộng đầu tư tư nhân và sự suy giảm tương đối chi tiêu cho tiêu dụng cá nhân vào cuối những năm 1950 đã làm giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp nhẹ (mà phần lớn thuộc về SMEs), nhưng sang đầu những năm 1960 thì khuynh hướng đó được đảo ngược: chỉ têu cho tiêu dụng các nhân gia tăng nên tỷ trọng ngành công nghiệp nhẹ lại tăng lên. Trong những năm 1970, ngành chế tạo mày và các ngành công nghiệp chế biến khác đã phát triển một cách nhanh chóng, nhưng đồng thời cũng có xu hướng gia tăng số lượng SMEs trong các ngành công nghiệp chế biến, và điều này chứng tỏ rằng SMEs có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp.
Trong thương nghiệp bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ chiếm tới 99,6% thị trường bán lẻ, 88,4% nhân công , và 79,9% doanh số bán lẻ. Trong số đó các cơ sở bán lẻ có quy mô rất nhỏ (chỉ gồm bấn công nhân hoặc ít hơn) lại chiếm tới 84,1% thị trường bán lẻ, 47,9% nhân công , và 32,8% doanh số bán của năm 1982. Phản ánh những thay đổi về cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng và hành vi mua sắm của người tiêu dụng, những mức độ thay đổi có thể được xem xét ở mức độ ít tổng quát hơn, nhưng nói chung là tỷ trọng trong doanh số bán của các doanh nghiệp bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ.
Trong lĩnh vực dịch vụ, so mức cơ cấu gia tăng nên số lượng các doanh nghiệp và nhân công cũng tăng đáng kể. Trong năm 1981, SMEs chiếm khoảng 70% số nhân công , nhưng theo số liệu thì tỷ trọng này có xu hướng giảm đi. Lý do là vì mức cầu đối với các hình thức dịch vụ các nhân có nhiều SMEs tham gia cung ứng như giặt là, cắt tóc, nhà tắm công cộng tăng chậm hơn so với mức cầu đối với các dịch vụ kinh doanh phần lớn do các doanh nghiệp lớn đảm nhiệm như dịch vụ thông tin và cho thuê.
Tóm lại, trong khi có những biến động đối với SMEs trong các khu vực khác nhau nhưng nhìn chung số lượng của các doanh nghiệp này tiếp tục tăng lên , và tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp và nhân công vẫn được duy trì.
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.2.1. Khái niệm về Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính sách công nghiệp nói chung thường đặt trọng tâm vào các ngành công nghiệp cụ thể, nhưng đối với SMEs chính sách có khác ở chỗ mục tiêu mà nó nhằm tới là một nhóm các doanh nghiệp có quy mô đặc trưng.
1.2.2.Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay khái niệm về các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sự thống nhất cả về không gian và thời gian. Ở mỗi nước khác nhau quy định những cách định nghĩa khác nhau. Sự khác nhau ở đây chủ yếu do sự khác nhau trong quy định về quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy đinh trong luật về kinh doanh nhỏ, năm là những doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn hơn 300 000 000 triệu Yên hoặc có quy mô lực lượng lao động không quá 300 người.
1.2.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các SMEs, do sự vừa và nhỏ về quy mô vốn và lao động nên bản thân chúng mang các đặc điểm sau:
Vốn nhỏ.
Lực lượng lao động, chủ yếu là lao động có trình độ không cao, do ngân quỹ trả lương nhỏ, phí đào tạo thiếu.
Công nghệ trong các SMEs thưòng không phải là những công nghệ tiên tiến nhất, do ngân quỹ dành cho việc mua hoặc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới hạn hẹp.
Khó tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tư nhân do khó đáp ứng được các đòi hỏi về tín dụng
Do có quy mô nhỏ cộng với tính không hoàn hảo của thị trường nên tiếng nói của các doanh nghiệp loại này thường không có nhiều trọng lượng, cũng bởi vậy, chúng thường bị các doanh nghiệp lớn hơn chèn ép về nhiều mặt.
1.3. CƠ SỞ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Chính sách phát triển SMEs khác với các dạng chính sách công nghiệp khác ở chỗ tiêu thức để xem xét là quy mô, chứ không phải lĩnh vực linh động, của doanh nghiệp. Chính sách đối với SMEs xét về tổng thể là cần thiết khi biện pháp can thiệp. Chính sách tỏ ra có hiệu quả trong việc đối phó với những vấn đề nảy sinh từ sự khác biệt về quy mô giữa các doanh nghiệp và hơn nữa, khi các chính sách dựa trên tiêu thức quy mô lại tỏ ra hữu hiệu hơn so với các chính sách dựa trên cách tiếp cận theo ngành cụ thể.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp quy mô lớn trên thị trường có 2 mối liên hệ sau: cạnh tranh với nhau hoặc đối tác của nhau. Từ các mối quan hệ này dẫn đến các khả năng sau. Trong trường hợp thứ nhất, khi cả hai doanh nghiệp cùng là người mua hay bán thì sẽ nảy sinh vấn đề, đặc biệt là khi các doanh nghiệp lớn xâm nhập vào lĩnh vực hoạt đông chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi cả hai đều là người mua, cụng tìm kiếm lao động, tài chính, công nghệ, thông tin, và nguyên liệu, thì SMEs thường ở vị thế yếu thế hơn so với các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp thứ hai khi có sự chuyển dịch giữa SMEs và các hãng lớn thì các doanh nghiệp lớn sẽ có khả năng thống trị trên thị trường với tư cách là người mua hoặc người bán.
Nguyên nhân của vấn đề nằm ở tính chất không hoàn hảo trên các thị trường lao động, tài chính, hàng hóa và thông tin. Chính các yếu tố này đã tạo ra sự yếu thế tương đối của các SMEs so với các doanh nghiệp lớn hơn. Nói cách khác, nếu nhìn vào thị trường lao động thì có thể thấy rằng đâu là thị trường có tính nhị nghuyên, một dành cho các doanh nghiệp lớn và một danh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự di chuyển lao động giữa hai thị trường này là không nhiều. Một khía cạnh cần lưu ý ở đây là, so với các doanh nghiệp lớn, SMEs thường sử dụng nhân công với tiền lương thấp. Điều này một mặt tạo nên lợi thế của loại hình doanh nghiệp này. Mặt khác, vấn đề sẽ nảy sinh nếu doanh nghiệp muốn sử dụng lao động có trình độ công nghệ cao. Trong các doanh nghiệp lớn thì đội ngũ lao động có tya nghề cao đuộc hình thành nhờ quá trình đào tạo ngay trong nội bộ doanh nghiệp, và đây là hình thức có hiệu quả bởi vì phần lớn công nhân đều gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ngược lại, công nhân trong SMEs ít có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn so với công nhân trong các doanh nghiệp lớn. Đặc điểm này càng được thể hiện rõ đối với các doanh nghiệp vó quy mô càng nhỏ, dẫn đến hạn chế việc hình thành đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Khi thị trường lao động là không hoàn hảo thì sẽ nảy sinh sự phân hóa giữa các doanh nghiệp lớn và SMEs về khả năng hình thành nguồn nhân lực.
Liên quan đến vấn đề tài chính, SMEs thường gặp phải những trở ngại về mặt thể chế trong quá trình tạo ra vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu, và ngay cả khi vay mượn từ các tổ chức tài chính thì chi phí vay cũng có sự khác biệt tùy thuộc vao quy mô giao dịch, và do vậy mức lãi suất áp dụng đối với SMEs thường cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, xét theo giác độ hạn chế rủi ro trong giao dịch của các tổ chức tài chính (đặc biệt đối với nguồn vốn dài hạn), các ngân hàng thường mong muốn tiến hành giao dịch với các doanh nghiệp lớn. Xu hướng lựa chọn người vay của các tổ chức tài chính còn mạnh hơn nữa trong điều kiện thị trường vốn đang gặp phải tình trạng khan hiếm. Các thị trường vốn là không hoàn hảo do các hạn chế về mặt thể chế, và thị trường cho vay là không hoàn hảo do tính hiệu suất theo quy mô và tính bất định trong các giao dịch. Các nhân tố này khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn (đặc biệt là vốn dài hạn) của SMEs trở nên khó khăn, từ đó mà tạo ra sự bất định (việc tài trợ trở nên khó hăn trong giai đoạn khan hiếm vốn). Điều này cũng làm cho các điều kiện vay mượn trở nên kém thuận lợi hơn đối với SMEs, và nói chung là việc vay mượn vốn phụ thuộc vào sự khác biệt về quy mô của các doanh nghiệp.
Khi SMEs và các doanh nghiệp lớn cùng tồn tại trong cùng một ngành thì các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường hàng hóa sẽ giúp SMEs tìm được vị trí của mình thông qua việc phân hóa sản phẩm và các công cụ khác. Nhưng, cũng không thể bỏ qua một thực tế là năng lực marketing và năng lực mua của cá doanh nghiệp lớn lại tạo ra sự bất lợi đối với SMEs khi hai nhóm này thực hiện các giao dịch bán hoặc mua lẫn nhau. Khi các doanh nghiệp lớn có quyền lực thị trường và thực hiện bán cho SMEs với mức giá cao, thì SMEs sẽ phải đối đầu với tình trạng mua với giá cao nhưng lại phải bán với giá thấp. Hơn nữa, trong các giao dịch với các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ có cửa hàng tiêu thu riêng, các siêu thị lớn, các doanh nghiệp thương mại, các nhà bán buôn, cũng như mối quan hệ hợp đồng phụ giữa các nhà sản xuất lớn và nhỏ, thì doanh nghiệp lớn có được khả năng sử dụng sức mạnh thị trường với tư cách là người mua.Tính chất không không hoàn hảo trong thị trường hàng hóa do sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp lớn tạo ra sẽ dẫn đến sự bất lợi của SMEs trong các giao dịch với các doanh nghiệp lớn.
Đối với các giao dịch liên quan đến thông tin thì khó khăn đầu tiên là việc phải chuẩn hóa được chất lượng hoặc nội dung của thông tin. Có thể xảy ra tình huống người bán nắm rõ được chất lượng thông tin, còn người mua thì không. Do yếu tố không hoàn hảo này trên thị trường thông tin có thể dẫn đến kết quả là các doanh nghiệp có khuynh hướng tạo ra và sử dụng thông tin trong phạm vi nội bộ, chứ không phải tìm kiếm nó từ bên ngoài. Trong trường hợp doanh nghiệp tiếp cận được với công nghiệ hoặc thông tin từ bên ngoài do các tổ chức nghiên cứu trên thị trường tạo ra, thì nguồn lực bên trong của doanh nghiệp sẽ được đầu tư vào hoạt động R&D đối với sản phẩm và phát triển công nghệ sản xuất, và vào việc thu nhận thông tin trên thị trường. Do tính hiệu suất theo quy mô và những hạn chế về tài chính và nguồn nhân lực nên SMEs cũng gặp phải bất lợi trong việc nội hóa quá trình tạo ra và sử dụng thông tin.
Như vậy, cơ sở của chính sách áp dụng đối với SMEs là thủ tiêu các nhân tố không hoàn hảo trên các thị trường lao động, tiền tệ, hàng hóa, và thông tin. Các biện pháp chính sách này bao gồm việc trợ cấp thông tin. Hơn nữa, do những khó khăn của SMEs trong việc tiến tới và xây dựng sự quản lý các nguồn lực khiến cho các doanh nghiệp này khó thích ứng với những biến động nhanh chóng trong môi trường xung quanh, cho nên chính sách được coi là một công cụ kết nối cần thiết trong cơ chế phối hợp nội bộ ngành khi quá trình điều chỉnh gặp phải những chấn động lớn. Việc sử dụng các khoản trợ cấp để giúp SMEs điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình chính là phản ứng đáp lại sự cần thiết phải thay đổi của SMEs dưới tác động suy thoái cơ cấu đó, ví dụ, khủng hoảng của đồng đôla, sự lên giá của đồng nội tệ, và việc gia tăng nhanh nhập khẩu từ. Để khắc phục những bất lợi trong các giao dịch với các doanh nghiệp lớn các biện pháp chính sách phải nhắm tới sự điều tiết quyền lực thị trường của các doanh nghiệp lớn và gia tăng khả năng đối phó của SMEs bằng cách thiết lập các cơ chế tổ chức riêng của mình. Các quy định trong các chính sách chống độc quyền nhằm hạn chế các doanh nghiệp lớn lạm dụng vị thế vượt trội của mình (các giao dịch không lạnh mạnh) và việc tách các tổ chức như các hợp tác xã của SMEs ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật chống độc quyền là những minh họa cho chính sách nói trên.
Các cơ sở đó của chính sách đối với SMEs bao gồm các biện pháp khắc phục những bất lợi do các nhân tố không khoàn hảo trên thị trường mạng lại, nhưng cũng cần phải bổ sung thêm một số điểm sau đây. Thứ nhất, cũng có những trường hợp mạng lại lợi thế cho SMEs. Đó là các yếu tố phi kinh tế xuất hiện trong các tổ chức lớn, các lĩnh vực trong đó tính hiệu quả theo quy mô không được thể hiện rõ và các khu vực trong đó thị trường đã được phân chia rõ ràng dựa trên sự phân hóa sản phẩm. Thứ hai, lượng hóa việc các yếu tố không hoàn hảo trên thường gây bất lợi cho SMEs đến mức độ nào là rất khó khăn. Đặc biệt, việc xác định tới mức độ nào thì phải cần tới sự can thiệp bằng chính sách lại càng khó hơn. Thứ ba, mức độ dẫn đến việc gây bất lợi của các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường sẽ thay đổi một khi các thị trường liên quan có những biến đổi . Điều này cho thấy rằng nội dung (trọng tâm) của chính sách đối với SMEs sẽ cần phải được điều chỉnh.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
2.1. LỊCH SỬ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SMES CỦA NHẬT BẢN
Chính sách đối với SMEs có nội dung nhằm đáp lại những biến động trong môi trường và kèm theo đó là những mối quan tâm về mặt chính sách. Thời kỳ từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay có thể chia thành ba giai đoạn: (1) từ khi chiến tranh kết thúc đến giữa những năm 1950; (2) từ giữa những năm 1950 đến hết những năm 1960; (3) từ những năm 1970 trở đi. Nói một cách đại thể thì trong giai đoạn đầu tiên, các chính sách bảo hộ có tính thụ động được đưa ra nhằm “cứu nguy” cho SMEs “ốm yếu”. Trong giai đoạn thứ hai, các chính sách hiện đại hóa có tính “chủ động” hơn được áp dụng để hiện đại hóa các nhà máy và “ thống nhất” (tăng quy mô) các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến. Trong giai đoạn thứ ba, một mặt, trọng tâm được dành cho việc hình thành nguồn lực quản trị “mềm” nhằm gia tăng “hàm lượng tri thức” các SMEs, mặt khác, có sự vận dụng các chính sách điều chỉnh công nghiệp, chẳng hạn như chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi hướng kinh doanh của mình. Trong giai đoạn cuối này, quan niệm về SMEs có sự thay đổi ở chỗ vai trò của các doanh nghiệp này được đánh giá một cách tích cực hơn.
Cho đến giữa những năm 1950, các nhân tố cơ bản của chính sách đối với SMEs là các chính sách tài chính và các chính sách tổ chức SMEs. Trong điều kiện khó khăn về vốn thì chính sách tài chính đối với SMEs chủ yếu bao gồm việc hình thành cá tổ chức tài chính của chính phủ có chức năng chuyên cấp vốn cho SMEs và thiết lập các tổ chức tín dụng bổ sung. Vào năm 1949, Công ty cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, trong khi đó công ty tài chính kinh doanh nhỏ được hình thành vào năm 1953 với chức năng cung cấp các khoản cho vay dài hạn. Nguồn vốn từ ngân sách được chuyển tới các tổ chức tài chính mới này của chính phủ, kể cả Ngân hàng Shoko Chukin (Ngân hàng trung tâm của các hợp tác xã công thương), được thành lập vào năm 1936. Một chương trình bảo lãnh tín dụng đã ra đời trên cơ sở Luật công ty bảo lãnh tín dụng (1953) nhằm tăng cường khả năng cấp vốn cho SMEs , đồng thời bảo lãnh cho các khoản vay từ các tổ chức tài chính tư nhân. Chương trình bảo hiểm tín dụng cũng đã được thành lập vào năm 1950 nhằm đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ của các hiệp hội bảo lãnh tín dụng.
Vào năm 1949 Luật về hiệp hội các doanh nghiệp hợp tác xã vừa và nhỏ được thông qua nhằm đáp lại phong trào dân chủ hóa thời hậu chiến, từ đó đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong các hiệp hội mà không cần phải chấn chỉnh lại sự kiểm soát kinh tế chặt chẽ của các tổ chức vào giai đoạn này là sự ổn định của SMEs được tạo lập thông qua các biện pháp hạn chế cạnh tranh. Để đạt được điều này, Luật ổn định hóa các doanh nghiêp vừa và nhỏ được thông qua vào năm 1952 trong đó quy định các hoạt động thuộc hành vi điều tiết của các hiệp hội SMEs (cụ thể, đó là việc thành lập các cacten ). Đạo luật này phản ánh các yêu sách của SMEs trong ngành dệt may và các ngành khác trong giai đoàn suy thoái sau chính tranh Triều Tiên. Nó được soạn thảo và thông qua theo sáng kiến của Nghị viện (chứ không phải của giới quan chức). Triết lý trong giai đoạn “ổn đinh hóa” SMEs thông qua các chính sách hạn chế cạnh tranh còn được phản ánh trong việc thông qua Luật về các cửa hàng bách hóa (1956) và Luật về các biện pháp đặc biệt nhằm điều tiết kinh doanh bán lẻ (1959), theo đó hoạt động bán lẻ của của các cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng hợp tác xã bị hạn chế.
Chính sách trong những năm 1960 đã chuyển từ trạng thái “ thụ động” sang tính “ năng động” hơn nhằm giúp._. hiện đại hóa các nhà máy và gia tăng quy mô của các doanh nghiệp. Vào giữa những năm 1950, mối quan tâm được tập trung vào sự phân hóa tiền lương và năng suất giữa SMEs và các doanh nghiệp lớn – yếu tố phản ánh cơ cấu nhị nguyên của kinh tế Nhật Bản thời bấy giờ. Vào nửa năm sau những năm 1950, đầu tư của các doanh nghiệp lớn đã làm tăng nhu cầu về lao động, dẫn tới tăng mức lương, từ đó buộc những SMEs nào phụ thuộc vào lao động có mức lương thấp phải tăng năng suất của mình thông qua đầu tư vào trang thiết bị và các biện pháp khác. Nhu cầu gia tăng sức mạnh cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại vào đầu những năm 1960 đã khiến cho biện pháp này càng trở nên cấp thiết. Chính sách hiện đại hóa SME trong những năm 1960 trở nên cấp thiết .Chính sách hiện đại hóa các SME trong những năm 1960 là một chính sách đối phó với tình hình cấp thiết nói trên. Từ giữa những năm 1950, chính sách hiện đại hóa SMEs đã được phản ánh trong Chương trình cho vay vốn hiện đại hóa trang thiết bị (1954) và Luật về tài chính và các biện pháp khác nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1956), theo đó Chính phủ trung ương có thể cho phép các chính quyền địa phương thực hiện cho vay đối với SMEs. Ngoài các ngành dệt và chế tạo máy được xem xét riêng, quá trình hiện đại hóa trang thiết bị trong các ngành công nghiệp khác cũng được thúc đẩy một cách có hệ thống thông qua Luật xúc tiến hiện đại hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1963). Theo luật này, các biện pháp cấp vốn và thuế được thực hiện một cách có hệ thống và có tổ chức hơn so với trước đây nhằm hiện đại hóa các trang thiết bị và thống nhất các doanh nghiệp (tăng quy mô doanh nghiệp), trong khuôn khổ các kế hoạch được soạn ra đối với từng ngành. Cuối cùng, định hướng cơ bản trong chính sách đối với SMEs và các biện pháp chính sách cần thiết đã được công bố một cách có hệ thống trong Luật cơ bản về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1963), theo đó các luật khác như Luật hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật tài trợ cho quá trình hiện đại hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và Luật hợp nhất công tư đầu tư kinh doanh nhỏ được thông qua một cách thuận lợi ( tất cả đều vào năm 1963).
Nếu như vào những năm 1960, ưu tiên được dành cho vào hiện đại hóa trang thiết bị ở các doanh nghiệp riêng rẽ, thì sang những năm 1970 các chính sách cải thiện cơ cấu được thực hiện nhằm hiện đại hóa toàn bộ các nghành công nghiệp, với trọng tâm là phát triển các sản phẩm và công nghệ mới, thúc đẩy quá trình hình thành nguồn nhân lực, và các biện pháp khác nhằm gia tăng ”hàm lượng tri thức”. Việc sửa đổi một số điều khoản trong Luật xúc tiến hiện đại hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự phản ánh những thay đổi trong định hướng chính sách nói trên. Để thực hiện mục tiêu cải thiện cơ cấu, Công ty xúc tiến kinh doanh nhỏ Nhật Bản đã được thành lập (1967) với chức năng tư vấn và tài trợ cho SMEs.
Trong những năm 1970, những biến động lớn trong môi trường kinh tế đã ảnh hưởng nặng nề đến SMEs. Đó là sự phá giá đồng đô la, sự lên giá của đồng Yên và sự suy giảm tương đối sức cạnh tranh với hàng hóa của các nước đang phát triển. Để giúp SMEs đối phó lại tình trạng này, chính sách điều chỉnh công nghiệp đã được áp dụng nhằm thúc đẩy những thay đổi trong hướng hoạt động kinh doanh của SMEs. Mặt khác, trong bối cảnh các doanh nghiệp lớn có xu hướng xâm nhập lãnh địa hoạt động của SMEs, các chính sách hạn chế cạnh tranh đã được đưa ra với việc thông qua một loạt các đạo luật nhằm hạn chế sự xâm nhập này. Đó là Luật doanh nghiệp bán lẻ lớn (Luật liên quan đế điều tiết hoạt động bán lẻ của các doanh nghiệp bán lẻ lớn, 1973) và Luật cơ hội công nghiệp (Luật đảm bảo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua điều tiết hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, 1977).
2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
Việc điểm qua lịch sử hình thành và phát triển của các chính sách phát triển SMEs trên đây cho thấy các chính sách này có nội dung khá đa dạng. Phần trình bày dưới đây sẽ phân loại các chính sách này dựa theo trọng tâm và các công cụ thực hiện của chúng.
Trước tiên, chính sách có thể chia ra thành hai nhóm: một nhóm tập trung vào toàn bộ SMEs nói chung ( chính sách chung hoặc chính sách cơ bản), và nhóm kia bao gồm các chính sách đối với các nhóm SMEs riêng biệt (chính sách đặc thù).
2.2.1. Mục tiêu của các chính sách
Mục tiêu của các chính sách chung là giúp cho SMEs có thể tồn tại bằng cách thủ tiêu các yếu tố bất lợi bắt nguồn từ thất bại trên các thị trường lao động, vốn, hàng hóa, và thông tin. Các chính sách này bao gồm: các chính sách về lao động nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kỹ năng thông qua đào tạo nghề nghiệp và các chương trình khác; các chính sách tài chính như cấp vốn thông qua các tổ chức tài chính chuyên trách của chính phủ đối với kinh doanh nhỏ và chương trình đảm bảo tín dụng; các chính sách duy trì các giao dịch thích hợp giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như biện pháp hạn chế các doanh nghiệp lớn lạm dụng sức mạnh thị trường và tổ chức SMEs; và các chính sách tư vần và hướng dẫn nhằm cung cấp thông tinh về công nghệ, thị trường ,và quản lý. Các chính sách đặc thù bao gồm những chính sách tập trung vào một ngành cụ thể, chẳng hạn như những chính sách hiện đại hóa ngành đặc thù và các chính sách điều chỉnh công nghiệp đối với các ngành gặp khủng hoảng về cơ cấu, và các chính sách đặt trọng tâm vào một dạng doanh nghiệp cụ thể như doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ hoặc các nhà thầu phụ. Các chính sách đặc thù , về thực chất, là các biện pháp nhằm tới các mục tiêu chính sách riêng biệt vào thời điểm nhất định, qua đó mà thực thi các chính sách chung.
2.2.2. Nội dung của chính sách
Các công cụ chính sách bao gồm nhiều biện pháp khác nhau chẳng hạn như các biện pháp tài chính, thuế, trợ cấp và điều tiết, biện pháp cung cấp thông tin, và các hợp đồng mua sắm ưu đãi của chính phủ. Trên phương diện tài chính, các khoản vốn với chi phí thấp được cung cấp thông qua việc phân bổ các nguồn ngân sách chung và ngân sách tới các tổ chức tài trợ của chính phủ đối với việc kinh doanh nhỏ và Công ty kinh doanh nhỏ Nhật Bản. Cùng với các biện pháp chung nhằm giảm bớt gánh nặng thuế của các doanh nghiệp sát nhập và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một chế độ khấu hao đặc biệt đối với hiện đại hóa trang thiết bị và các biện pháp khác được áp dụng nhằm cung ứng các khoản trợ cấp thông qua hệ thống thuế để đáp ứng các mục tiêu chính sách cụ thể. Trợ cấp trực tiếp được dành cho các tổ chức công cộng ở địa phương và các hiệp hội SMEs nhằm phục vụ các hoạt động tài trợ tư vấn. Biện pháp điều tiết được sử dụng như là một công cụ chính sách nhằm đối phó với sự lạm dụng sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp lớn và sự thâm nhập của các doanh nghiệp này vào các khu vực do SMEs kiểm soát, cũng như phục vụ cho các hoạt động điều chỉnh (các cacten) trong các hiệp hội SMEs. Biện pháp cung cấp thông tin bao gồm việc soạn thảo các kế hoạch hiện đại hóa thông tin bao gồm việc soạn thảo các kế hoạch hiện đại hóa của từng ngành và các Tầm nhìn. Cùng với việc cung cấp thông tin về công nghệ, thị trường và quản lý. Các chính sách liên quan đến cầu được áp dụng để đảm bảo cho các hợp đồng mua sắm sản phẩm của SMEs, do các chính quyền trung ương và địa phương thực hiện; Luật mua sắm công cộng ( Luật bảo đảm cho các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động khác.1966) được soạn thảo nhằm cho phép SMEs nhận được các hợp đồng như vậy. Phần sau đây sẽ đề cập chi tiết, cụ thể hơn từng công cụ chính sách.
2.2.2.1. Ban hành luật đặc biệt
Ngay từ giữa những năm 1950, chính sách hiện đại hóa SMEs đã được thể hiện trong Chương trình cho vay vốn hiện đại hóa trang thiết bị (1954), Luật về tài chính và các biện pháp nhằm hỗ trợ SMEs (1956) và Luật xúc tiến hiện đại hóa SMEs (1963). Tuy nhiên, chỉ khi Bộ luật cơ bản về các SMEs ra đời năm 1963 thì các biện pháp chính sách và công cụ chính sách đối với SMEs mới được công bố một cách có hệ thống. Kèm theo đó, các luật khác như Luật Hướng dẫn đối với SMEs, Luật Tài trợ cho quá trình hiện đại hóa SMEs, Luật Hợp nhất công ty đầu tư kinh doanh nhỏ cũng đã được thông qua. Mục tiêu của những biện pháp đối với SMEs được khẳng định trong Bộ luật năm 1963 là:
- Sửa chữa những bất lợi của SMEs so hạn chế về mặt kinh tế và xã hội;
- Khuyến khích sáng kiến của SMEs;
- Xóa bỏ những bất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của SMEs, cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của người lao động tại các SMEs.
Đáng chú ý là nếu như vào những năm 1960, các biện pháp chính sách đối với SMEs thường nhằm vào việc hiện đại hóa trang thiết bị ở các doanh nghiệp riêng rẽ thì vào những năm 1970, các biện pháp chính sách lại được áp dụng nhằm hiện đại hóa toàn bộ các ngành công nghiệp, với trọng tâm là phát triển các sản phẩm và công nghệ mới, đồng thời khuyến khích gia tăng hàm lượng tri thức và khoa học công nghệ của sản phẩm làm ra. Việc sửa đổi một số điều khoản trong Luật Xúc tiến hiện đại hóa SMEs (lần thứ 3, vào năm 1973) là sự phản ánh những thay đổi trong định hướng chính sách nói trên. Theo đó, Luật này đã bổ sung điều khoản tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực quản lý phục vụ phát triển các sản phẩm và công nghệ mới. Nhờ những chính sách này, các SMEs của Nhật đã không những đứng vững trên thị trượng trong nước mà còn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đóng góp dáng kể vào sự phát triển nhảy vọt của Nhật Bản trong những năm 1970.
2.2.2.2. Biện pháp thuế
Hỗ trợ các SMEs thông qua công cụ thuế được coi là một trong những biện pháp quan trọng ở Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh và thực hiện công nghiệp hóa. Tuy nhiên, những chế độ về thuế cụ thể lại được áp dụng một cách linh hoạt, tùy thuộc vào từng biện pháp được áp dụng để khuyến khích các SMEs. Chẳng hạn, để hỗ trợ những hộ kinh doanh cá thể và công ty nhỏ, Chính phủ áp dụng cơ chế khấu trừ thuế thu nhập, hoặc giảm tỷ suất thuế đánh vào những công ty này. Các biện pháp miễn thuế đối với SMEs để giúp họ có thể thay đổi hoạt động kinh doanh được dựa trên Luật về các biện pháp tạm thời nhằm chuyển hướng kinh doanh của SMEs( 2976) và Luật về các biện pháp tạm thời đối với SMEs thuộc các ngành trì trệ (1978) và Luật về các biện pháp tạm thời đối với SMEs (1979). Hay, để thúc đẩy việc đầu tư thiết bị, đầu tư nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, các SMEs được hưởng chế độ khấu hao đặc biệt, khấu trừ thuế, hoặc được miễn t huế đối với tài sản cố định…Do các biện pháp miễn thuế được áp dụng như vậy mà trong năm tài chính 1980, nguồn thu thuế của ngân sách Nhật Bản đã giảm đi 38 tỷ Yên do biện pháp miễn thuế áp dụng đối với SMEs và 53 tỷ yên do thực hiện biện pháp khấu hao trong quá trình hiện đại hóa trong thiết bị của SMEs.
Đặc biệt, để thúc đẩy các SMEs làm thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được hưởng chế độ miễn thuế hoạt động . Nhờ biện pháp này, các doanh nghiệp nhỏ ngày càng có xu hướng nhận đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lớn hơn về quy mô để chế biến các bộ phận hay để sản xuất các phụ kiện phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp lớn. Giao dịch giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhận thầu phụ khác với giao dịch thị trường đối với các loại sản phẩm là ở chỗ các SMEs gia công những sản phẩm trên cơ sở doanh nghiệp lớn cung cấp những thông tin, đặt hàng cụ thể về chất lượng, kiểu dáng và đặc điểm của sản phẩm đó. Cho đến năm 1976, sự phụ thuộc của các doanh nghiệp lớn vào các hợp động phụ tăng lên đáng kể và đạt tỷ trọng doanh thu là 32,9% trong ngành cơ khí vận tải, 31,6% trong ngành cơ khí chính xác, 25,6% tổng ngành may mặc và dệt.
Bảng 3: Ngân sách dành cho chính sách đối với SMEs giai đoạn 1960-1980
(Đơn vị: Tỷ Yên)
1960
1965
1970
1975
1980
Ngân sách Chính phủ dành cho SMEs, (1-4)
Trong đó:
2186
22632
70413
12155
23086
1. Xúc tiến hiện đại hóa
1475
5141
3710
5467
8147
2.Tổ chức phục vụ hiện đại hóa
-
7060
26278
50183
92034
3. Hoạt động tư vấn đối với SMEs
711
2431
6043
21976
40387
4. Các biện pháp tài trợ
8000
11750
43931
90300
Nguồn: Chính sách công nghiệp của Nhật Bản, Nhà xuất Bản Chính trị quốc gia, 1999.
2.2.2.3. Tài trợ vốn
Trong thời kỳ công nghiệp hóa , các SMEs được hỗ trợ về mặt tài chính thông qua nhiều hình thức khác nhau, thông qua việc Chính phủ hỗ trợ vốn cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, đào tạo kỹ năng cho SMEs hoặc những tổ chức tài chính chuyên trách của Chính phủ đối với SMEs. Bảng trên cho thấy nếu như năm 1960, ngân sách Nhật Bản được dành để thực hiện các biện pháp hỗ trợ SMEs là 2186 tỷ yên thì đến năm 1980, tức sau 20 năm , con số này đã tăng lên gấp gần 106 lần, đạt 230868 tỷ yên.
Trong bảng này, ta thấy biện pháp xúc tiến hiện đại hóa SMEs bao gồm việc hỗ trợ tài chính cho việc hiện đại hóa trang thiết bị, thúc đẩy hợp đồng phụ, hiện đại hóa SME trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trong khi đó, nguồn ngân sách để tổ chức phục vụ hiện đại hóa SMEs được sử dụng vào những khoản đầu tư và trợ cấp cho công ty kinh doanh nhỏ Nhật Bản. Ngân sách phục vụ hoạt động tư vấn cho SMEs được dụng để hỗ trợ thực hiện giám sát SMEs, tổ chức chương trình tư vấn, tư vấn kỹ thuật, thúc đẩy nghiên cứu triển khai của các SMEs hay để tài trợ cho các chính sách về tổ chức. Ngoài ra, ngân sách của chính phủ đối với SMEs còn được dùng để tài trợ cho những khoản đầu tư, trợ cấp và cho vay đối với 3 tổ chức cấp vốn vay của Chính phủ và các tổ chức bảo lãnh tín dụng đối với SMEs.
2.2.2.4. Cấp tín dụng theo chính sách
ở Nhật Bản, các SMEs được quyền vay tín dụng tại một số tổ chức tài chính cung cấp tín dụng chính sách, như Công ty tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty tài chính nhân dân, Ngân hàng Shoko Chukin, Công ty kinh donah nhỏ Nhật Bản. Đây là những tổ chức tài chính thuộc Nhà Nước, có nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho các SMEs để đầu tư thiết bị, hoặc để có vốn hoạt động lâu dài. Cơ chế cho vay bao gồm vay tín dụng với lãi suất thông thường hoặc vay với lãi suất đặc biệt. Trong thời kỳ 1960-1980, 4 tổ chức tín dụng này đã cấp tổng vốn vay đối với các SMEs là 74,4 tỷ yên (1960); 552,3 tỷ yên (1970) và 3400,4 tỷ yên (năm 1980).
Ngoài ra, một số tổ chức chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được Chính phủ hỗ trợ để giúp các SMEs ngăn ngừa phá sản, thông qua việc cho doanh nghiệp hưởng chế độ vay không lãi suất hoặc không cần thế chấp đối với khoản vay lớn gấp 10 lần số tiền được vay mỗi lần. Các hiệp hội bảo lãnh tín dụng và cơ quan bảo hiểm tín dụng của các SMEs có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các SMEs vay vốn. Ở cấp địa phương, biện pháp hỗ trợ các SMEs được thực hiện thông qua việc cho vay nhằm hiện đại hóa trang thiết bị không phải chịu lãi suất, hoặc cho các doanh nghiệp thuê thiết bị, thuê tài chính để đổi mới trang thiết bị.
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SMES
2.3.1.Đánh giá các chính sách hiện đại hóa SMEs
Luật xúc tiến hiện đại hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ là cở sở hình thành chính sách kinh doanh nhỏ trong những năm 1960 và đầu những năm 1970. Thực chất của chính sách này là vạch ra nguyên tắc chỉ đạo đối với các chính sách hiện đại hóa từng ngành cụ thể, và các biện pháp tài chính, thuế đã được sử dụng để giúp hiện đại hóa các cơ sở sản xuất của các SME và đạt tới quy mô “thích hợp” cho các donah nghiệp và quá trình sản xuất. Chính sách hỗ trợ tài chính bao gồm một chương trình cho vay đặc biệt với các khoản vay lãi xuất thấp dành cho việc hiện đại hóa cơ sở sản xuất qua các kênh là Công ty tài chính kinh doanh nhỏ và công ty tài chính nhân dân, còn các biện pháp thuế bao gồm việc thực hiện một chế đồ khấu hao nhanh hơn đối với trang thiết bị.
Để đáp lại sự gia tăng mức lương, các chính sách hiện đại hóa được nhằm tới mục tiêu tăng hàm lượng vốn (tỷ lệ vốn/lao động) của các SMEs và từ đố tăng năng sất lao động. Việc đánh giá kết quả của chính sách hiện đại hóa sẽ là nội dung trả lời cho câu hỏi: mục tiêu hiện đai hóa đã được thực thi đến mức độ nào. Bảng 4 sau đây cho thấy những biến động về tỷ lệ vốn/ lao động và năng suất lao động trong các nhành công nghiệp được lựa chòn trong Luật xúc tiến hiện đại hóa. Từ cuối những năm 1960 cho đến đầu những năm 1970, các chỉ tiêu này đối với các ngành được lựa chọn hoặc cao hơn chút ít, hoặc ngành bằng với các chỉ tiêu tương ứng đối với toàn bộ SMEs, với các mức chênh lệch đều không đáng kể, có chăng là sự khác biệt gữa các ngành khác nhau có cao hơn. Như vậy, điều này cho thấy trong số các ngành được lựa chọn có những ngành có năng suất lao động gia tăng nhờ hiện đại hóa cơ sở sản xuất (cơ khí hóa) và sản xuất hàng loạt, nhưng đồng thời cũng có những ngành trong đó những biến động như vậy là không đáng kể.
Bảng 4: Biến động về năng suất và hàm lượng vốn của các ngành công nghiệp được lựa chọn trong Luật xúc tiến hiện đại
hóa (10 000 Yên)
Năng suất lao động (a)
tỷ lệ vốn / lao động (b)
1965
1970
1975
mức tăng 1965-1970
mức tăng1970-1975
mức tăng1965-1970
mức tăng 1970-1975
SMEs trong toàn ngành công nghiệp
75,3
159,5
302,4
2,118
1,895
1,739
2,175
SMEs trong toàn ngành công nghiệpđược lựa chọn #
88,4
184,1
350,2
2,082
1,958
1,816
2,159
Độ lệch chuẩn trung bình
39,6
86,7
159,8
0,272
0,452
0,389
0,326
Nguồn: Tsusansho [MITI], Kogyo Tokeihyo [điều tra các ngành công nghiệp]
(a) Gía trị gia tăng tính theo mỗi lao động.
(b) Tài sản cố định tính theo mỗi lao động.
Nếu như quá trình hiện đại hóa cơ sở sản xuất và sản xuất hàng loạt chỉ tỏ ra hữu hiệu khi “có một phát minh kỹ thuật làm cho qua trình cơ khí hóa và sản xuất hàng loạt trở nên có lợi, và nhất là khi có thể lường trước được sự gia tăng nhu cầu đủ để khai thác việc mở rộng quy mô sản xuất”. Thì khi đó khó có thể cho rằng tất cả các ngành đều thỏa mãn các tiêu thức này. Chính sách hiện đại hóa trong những năm 1960 theo đuổi mục tiêu tăng năng suất lao động trong SMEs thông qua quá trình hiện đại hóa cơ sở sản xuất và sản xuất hàng loạt, nhưng không phải mục tiêu này đều đạt được trong tất cả các ngành công nghiệp. Như đã nói ở trên, trên thực tế chính sách áp dụng theo khuôn khổ Luật xúc tiến hiên đại hóa có mục tiêu là đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa dựa trên cách tiếp cận theo ngành cụ thể, và đây là một trong những chính sách ”có chọn lọc” mà trọng tâm được đặt vào những đặc điểm riêng biệt của từng ngành cụ thể. Tuy nhiên, với thực tế là hiện tại có hơn 200 ngành công nghiệp đã trở thành những ngành được lựa chọn, các chính sách áp dụng với tất cả các ngành, do đó mà làm giảm hiệu lực của các chính sách hiện đại hóa.
2.3.2. Đánh giá chung về chính sách phát triển SMEs
Như đã lưu ý trong phần mô tả nội dung chính sách, trọng tâm của chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dành cho việc hỗ trợ SMEs nhằm thích ứng với những biến động trong cơ cấu công nghiệp. Chính sách kinh doanh nhỏ là một phần trong chính sách xã hội chung kể từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1950. Nhưng hiện tại bản chất của nó có sự thay đổi theo hướng trở thành một phần của chính sách công nghiệp. Đối với chính sách kinh doanh nhỏ với tư cách là một chính sách công nghiệp, đã có những phê phán cho rằng các chính sách này không mang tính phân biệt. Nếu xuất phát từ trọng tâm của chính sách thì đương nhiên sẽ có những chính sách chung áp dụng cho tất cả SMEs, thế nhưng đối với những chính sách đặc thù áp dụng cho từng ngành công nghiệp cụ thể hoặc các nhóm doanh nghiệp khác nhau như trong trường hợp các ngành công nghiệp được lựa chọn trong khuôn khổ Luật xúc tiến hiện đại hóa, thì khó có thể xác nhận được rằng trọng tâm chính sách như vậy là tồn tại trên thực tế. Xét theo các công cụ chính sách thì có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng như các biện pháp tài chính, thuế và trợ cấp, điều chỉnh, cung cấp thông tin, ưu tiên trong các hợp đồng mua sắm. Đối với các lĩnh vự chính sách khác ngoài chính sách kinh doanh nhỏ thì cũng có khuynh hướng vận dụng chính sách theo cách thức không mang tính phân biệt, thế nhưng khuynh hướng đó dược thể hiện rõ nhất trong chính sách kinh doanh nhỏ vởi vì tác động của cơ chế sau đây. Đặc biệt, so SMEs có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng áp đảo về nhân công, cùng với một thực tế là SMEs được nhìn nhận là “ốm yếu”, cho nên đa số các đảng phái chính trị đều luôn tuyên bố rằng mở rộng chính sách kinh doanh nhỏ là một trong những chính sách then chốt mà họ theo đuổi. Mặt khác, các cơ quan Chính phủ (các bộ và cơ quan khác) chịu trách nhiệm hoạch định chính sách đã đáp lại bằng cách tích cực đề xuất các biện pháp đối với kinh doanh nhỏ (mà theo dự kiến sẽ được tất cả các đảng phái chính trị chấp thuận) bởi vì nhìn chung các cơ quan này có khả năng tác động một cách thuận lợi đến việc gia tăng ngân sách chi tiêu và quyền hạn cho những người thiết kế chính sách.
Cơ chế chính sách không mang tính phân biệt này ảnh hưởng tới việc hoạch định và thi hành chính sách trên cơ sở nhận định rằng liệu có cần thiết hoặc có tác dụng hay không khi giúp cho SMEs thích ứng đối với môi trường hoạt động thông qua đáp ứng các nhu cầu về lao động, hàng, hóa, vốn, và thông tin, hoặc khi phải quyết định (trong điều kiện có sự khác biệt rất lớn về kiều kiện và nguồn lực quản lý trong các ngành công nghiệp) là các doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp nào được coi là trọng tâm của chính sách. Rất khó phủ nhận một điều là bản chất không phân biệt của chính sách đã làm yếu đi tác động (hiệu lực) của chính sách.
Xu hướng rõ ràng về chính sách không mang tính phân biệt nói trên không phải lúc nào cũng hàm ý rắng có sự gia tăng các chính sách bảo hộ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp biên, hoạt động không hiệu quả. Thực vậy, tác động tiêu cực của việc duy trì các doanh nghiệp biên, hoạt động không hiệu quả dường như tỏ ra không đáng kể. Thứ nhất, các chính sách hạn chế cạnh tranh trong khu vực SMEs lại khống có mấy hiệu lực, và thứ hai, bên cạnh đầu tư của Chính phủ như là công cụ chính sách chủ yếu thì công cụ trợ cấp trực tiếp chỉ tạo ra tác động rất nhỏ. Hai đặc tính này của các công cụ chính sách đã dẫn đến kết quả là cạnh tranh vẫn được duy trì trong khu vực SMEs. Tình trạng này rất khác so với trường hợp chính sách nông nghiệp
Với tư cách là bộ phận của chính sách kinh doanh nhỏ, một số biện pháp đã được áp dụng để hạn chế cạnh tranh, chẳng hạn như việc thừa nhận sự hình thành cacten theo khuôn khổ Luật tổ chức SMEs (Luật liên quan đến tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1957) và việc hạn chế sự xâm nhập của các doanh nghiệp lớn vào thị trướng bán lẻ và các thị trường khác của SMEs. Khi xem xét cơ chế tác động thực tế cảu các chính sách này, có thể thấy rằng số lượng cacten hình thành trong khuôn khổ Luật tổ chức SME đã tăng lên hàng năm cho đến đầu những năm 1960 (khi các chính sách hiện đại hóa được thực sự bắt đầu), để rồi lại giảm xuống một cách nhanh chóng, cho đến cuối năm 1983 chỉ còn có 19 ngành công nghiệp trong đó còn tồn tại hình thức cacten. Do vậy, có thể ghi nhận sự chuyển hướng của các chính sách hạn chế cạnh tranh từ cuối những năm 1960. Điều này còn được phản ánh trong quan điểm về chính sách hạn chế sử dụng các chính sách hạn chế cạnh tranh, và thay vào đó sử dụng các chính sách điều chỉnh công nghiệp tích cực như giúp các doanh nghiệp chuyển sang các ngành khác khi nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong các ngành công nghiệp được lựa chọn từ những năm 1970.
Như đã lưu ý ở trên, các khoản cho vay đối với SMEs và các tổ chức của SMEs (như các hợp tác xã) từ ngân sách của Chính phủ được sử dụng chủ yếu như là một công cụ chính sách. Được thực hiện thông qua các thể chế tài chính chính phủ đối với SMEs, các chính sách tài chính nhìn chung đã giúp các doanh nghiệp này có được nguồn vốn (chính sách chung), và đồng thời được sử dụng như một công cụ để đạt tới các mục tiêu chính sách riêng rẽ dưới hình thức hỗ trợ cho SMEs tiếp cận cụ thể được với nguồn vốn (chính sách đặc thù). Nguồn vốn do các thể chế tài chính của chính phủ chiếm khoảng 10% quy mô các khoản cho vay đối với SMEs, do đó cỏ thể nói rằng nguồn vốn đó có đóng góp nhất định đối với khả năng vay vốn của SMEs. Tuy nhiên, điều này không hàm ý rằng việc cấp vốn như vậy của chính phủ được coi là nhằm bảo hộ các doanh nghiệp biên không có hiệu quả.
Trường hợp cấp vốn khác với trợ câp trực tiếp ở chỗ các doanh nghiệp phải trả cả vốn lẫn lãi suất, trong khi đó sự vận hành của cơ chế thì trường sẽ không cho phép nguồn vốn được cấp cho các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Mặc dù trợ cấp trực tiếp cũng được sử dụng như là một bộ phận của chính sách kinh doanh nhỏ, thế nhưng xét trong tương quan với nguồn vốn được cấp từ ngân sách của Chính phủ thì quy mô của trợ cấp trực tiếp là rất nhỏ.
Có thể đưa ra sự đánh giá tổng quát về chính sách kinh doanh nhỏ như sau. Việc loại bỏ hoàn toàn các chính sách không mang tính phân biệt là điều rất khó khăn, bởi vì các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường có thể dẫn đến vị thế bất lợi cho SMEs theo nhiều kênh khác nhau, và sự vận hành của các yếu tố kinh tế chính trị cũng có ảnh hưởng tới quá trình hoạch định và thực hiện chính sách. Không thể phủ nhận rằng việc sử dụng các chính sách không mang tính phân biệt sẽ làm yếu đi hiệu lực của chính sách. Vai trò chủ đạo của việc cấp vốn diễn ra trong cơ chế thị trường, chứ không phải là việc sử dụng các biện pháp hạn chế cạnh tranh và trợ cấp trực tiếp như là những công cụ chính sách, sẽ đặt dấu chấm hế cho việc sự dụng chính sách kinh doanh nhỏ như là chính sách bảo hộ. Về phương diện này có thể thấy sự đối lập rất rõ với các chính sách nông nghiệp, trong đó các biện pháp hạn chế nhập khẩu và trợ cấp trực tiếp được sử dụng rồng rãi.
CHƯƠNG III
SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. QUAN ĐIỂM , ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SMES CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
3.1.1.1. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
3.1.1.2. Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.
3.1.1.3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật … làm chủ doanh nghiệp; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.
3.1.1.4. Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.1.1.5. Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3.1.1.6. Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2006-2010
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng cho nền kinh tế.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới khoảng 320.000 (hàng năm tăng khoảng 22%);
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới tại các tỉnh khó khăn là 15% đến năm 2010;
- Tỷ lệ trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3 - 6% trong tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Tạo thêm khoảng 2,7 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2006 - 2010;
- Có thêm 165.000 lao động được đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV THỜI GIAN QUA
3.2.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội giai đoạn 2006-2010:
Nước ta xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006-2010 trong điều kiện tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến, những khó khăn và thuận lợi đan xen, tác động lẫn nhau đòi hỏi các các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt bản thân các doanh nghiệp phải tận dụng thời cơ, nắm bắt những thuận lợi, đồng thời dự báo trước các khó khăn, các mặt không thuận lợi để kịp thời có giải pháp phù hợp hạn chế những tác động bất lợi đến phát triển kinh tế.
3.2.1.1. Bối cảnh quốc tế
- Xu hướng chung là kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và phát triển, các nền kinh tế mang tính hội nhập cao sẽ mang đến thời cơ cho các sản phẩm của DNNVV Việt Nam tham gia thị trường quốc tế, nhưng đó cũng thách thức chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vươn lên, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh cả trên thị trường trong n ớc và quốc tế.
- Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nước ta đã ký kết nhiều Hiệp định hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, theo kế hoạch, sắp tới nước ta sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thực hiện các cam kết WTO và các hiệp định hiệp định song phương và đa phương sẽ dẫn đến việc xuất hiện nhanh chóng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như các thách thức trong cạnh tranh quốc tế đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV.
- Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng được phát minh và ứng dụng trong thực tế. Đây cũng là yếu tố tác ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20158.doc