Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản bị bại trận và thiệt hại nặng nề về người và của, thế nhưng Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục lại kinh tế; và đi vào thời kỳ tăng trưởng nhanh. Đóng góp vào sự phát triển thần kỳ đó có sự đóng góp quan trọng của chính sách ngoại thương.
Cũng như Nhật Bản, Việt Nam cũng mất mát khá nhiều về ngườivà của trong chiến tranh. Hòa bình lập lại nhưng đất nước phải đương đầu với cuộc chiến phía Bắc và phía Tây
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chính sách ngoại thương Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam, nền kinh tế bị kìm hãm, không thể phát triển được trong thời gian dài. Năm 1986, Chính sách đổi mới ra đời lệnh cấm vận của Mĩ cùng dần dần nới lỏng thì Việt Nam cũng phần nào mở rộng các quan hệ hợp tác quan hệ kinh tế quốc tế gia nhập vào ASEAN, AFTA, và đang cố gắng ra nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia khác nhau nhưng giữa hai nước có sự tương đồng, có rất nhiều điểm giống nhau. Chính vì vậy, những kình nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng thực hiện chính sách ngoại thương ở Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai là một bài học để Việt Nam học tập.
Với lý do đó, em chọn đề tài Chính sách ngoại thương Nhật Bản làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động ngoại thương tuy không phải là mới nhưng hoạt động chưa thực sử hiệu quả. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc ban hành và thực hiện chính sách ngoại thương sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách ngoại thương của Nhật Bản, một nước có nhiều điểm giống với nước ta từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có thể hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách ngoại thương một cách có hiệu qủa là cần thiết.
3. Mục đích
- Phân tích vai trò của Ngoại thương và chính sách ngoại thương với sự phát triển kinh tế của nền kinh tế Nhật Bản qua các giai đoạn phát triển (từ giai đoạn phát triển kinh tế cao độ đến nay)
- Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách ngoại thương của Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn hiện nay.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận này là chính sách và biện pháp, công cụ thực hiện chính sách ngoại thương của Nhật Bản từ thời kỳ phát triển kinh tế cao độ và tác động của chính sách ngoại thương với sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
5. Kết cấu khoá luận.
Chương I. Những vấn đề cơ bản về chính sách ngoại thương
Chương II. Chính sách ngoại thương Nhật Bản qua các thời kỳ
Chương III. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn các cô chú ở Thư Viện quốc gia, các chuyên gia Nhật Bản ở trung tâm VJCC ( Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản), và đặc biệt cảm ởn cô giáo Vũ Thị Hiền người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khoá luận này.
Chương I
Những vấn đề cơ bản về chính sách ngoại thương Nhật Bản
1. khái niệm và những đặc trưng của chính sách ngoại thương
1.1 Các khái niệm
- Chính sách kinh tế đối ngoại: Chính sách kinh tế đối ngoại là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để thực hiện điều chỉnh các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. (Trang 6, "Chính sách kinh tế đối ngoại" GS. PTS Tô Xuân Dân, NXB Thống Kê Năm 1998)
- Ngoại thương: Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. (Trang 7, "Giáo trình kinh tế ngoại thương" , GS.PTS Bùi Xuân Lưu, NXB Giáo Dục năm 1995)
- Chính sách ngoại thương: chính sách ngoại thương là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại nhằm điêu chỉnh các hoạt động ngoại thương của một quốc gia. Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong thời kì nhất định. (Trang 8, "Chính sách kinh tế đối ngoại" GS. PTS Tô Xuân Dân, NXB Thống Kê Năm 1998)
1.2 Đặc điểm của chính sách ngoại thương
Chính sách ngoại thương là một bộ phận của chính sách kinh tế cho nên mang đặc điểm của chính sách kinh tế, những đối tượng của chính sách ngoại thương là hoạt động ngoại thương, đại biểu cho hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia cho nên chính sách ngoại thương mang những đặc điểm khác với chính sách kinh tế khác. Những đặc điểm đó là:
1.2.1 Chính sách ngoại thương của một quốc gia do quốc gia đó quyết định nhưng có cân nhắc đến quốc gia bạn hàng.
Chính sách ngoại thương là chính sách của một quốc gia cho nên do quốc gia đó quyết định. Thế nhưng. ngoại thương là một hoạt động có liên quan đến các quốc gia khác cho nên khi quyết định chính sách của mình, cần phải cân nhắc đến lợi ích của các quốc gia khác.
1.2.2 Chính sách ngoại thương làm cầu nối liên kết nền kinh tế trong nước với thế giới.
Hoạt đông ngoại thương tác động đến cơ cấu sản xuất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, tác động đến các chu kì kinh tế và hơn nữa sẽ quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách ngoại thương sẽ hạn chế hay thúc đẩy những tác động đó của ngoại thương đến nền kinh tế đất nước.
Các chính sách kinh tế khác ảnh hưởng đến nền kinh tế trong phạm vi ngành của mình cho nên trong khi quyết định chính sách kinh tế đó cần cân nhắc đến toàn bộ nền kinh tế trong phạm vi ngành của mình. Thế nhưng chính sách ngoại thương không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến riêng lĩnh vực ngoại thương mà cần phải tính đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Các hiên tượng kinh tế đều liên quan mật thiết tổng hợp đến toàn bộ các bộ phận của nền kinh tế quốc dân, cho nên, việc quyết định chính sách chỉ trong một lĩnh vực là rất khó khăn. Về mặt chính sách, nếu chỉ là chính sách ngành đơn độc thì không phát huy được hiệu quả kinh tế tốt. Vì vậy, cần phải tính đến mối quan hệ giữa các ngành với nhau. Chính sách ngoại thương ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân cho nên về tích chất thì mang tính tổng hợp. Từ xưa đến nay, Chính sách ngoại thương dù là chính sách ngoại thương bảo hộ hay tự do cũng đều có mối quan hệ với các chính sách khác. Hơn nữa, ngoại thương có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế đối ngoại, ví dụ như đầu tư nước ngoài, viện trợ… cho nên khi nghiên cứu chính sách ngoại thương cùng cần phải liên hệ với các chính sách kinh tế đối ngoại khác.
1.2.3 Chính sách ngoại thương có nhiệm vụ cân bằng thanh toán quốc tế.
Mỗi chính sách kinh tế có một nhiệm vụ đặc thù riêng nhưng cuối cùng hiệu quả của các chính sách đó hồi quy vào sự phát triển kinh tế và cân bằng kinh tế . Thu chi của hoạt động ngoại thương, đại biểu của hoạt động kinh tế đối ngoại không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến sự phát triển và cân bằng kinh tế quốc dân mà nó còn có nhiệm vụ riêng là cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
2. Vai trò và tầm quan trọng của chính sách ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản
Ngoại thương đại biểu cho hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia, liên kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới cho nên chính sách ngoại thương phải phát huy được vai trò đó trong cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Nhiệm vụ về đối ngoại là điều chỉnh môi trường bên ngoài của hoạt động ngoại thương. Nhiệm vụ về mặt đối nội là phát huy những hiệu quả của ngoại thương trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc hạn chế hay thúc đẩy ngoại thương. Trong trường hợp thúc đẩy ngoại thương, nhờ vào thúc đẩy ngoại thương mà phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Trong trường hợp kìm hãm ngoại thương thì bảo vệ được các điều kiện trong nước, phát triển sản xuất một cách tự lực. Như vậy, hướng nội hay hướng ngoại có khác nhau nhưng có điểm chung là nhằm tăng cường năng lực sản xuất, , phát triển nền kinh tế quốc dân.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận chính sách kinh tế xã hội của nhà nước có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính sách ngoại thương có tác động đến khối lượng và cơ cấu hàng được buôn bán. Nó cũng tác động đến tổng số cầu và tổng số cung của những hàng hoá khác nhau trong nền kinh tế. Tóm lại, khi tác động đến ngoại thương, chính sách ngoại thương cũng tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế.
Do những tác động nêu trên, chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách phát triển toàn bộ nền kinh tế. Điều chắc chắn là chính sách ngoại thương tác động đến hoạt động ngoại thương của một nước, song nó còn tác động lên sự phân bổ tài nguyên, nhân lực và đầu tư, cũng như mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa ngoại thương và các lĩnh vực kinh tế quan trọng khác làm cho khi tác động vào chính sách ngoại thương cũng làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế khác. Vì vậy, khi nghiên cứu vai trò của chính sách ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế cần phải nghiên cứu vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế quốc dân và vai trò tác động của các công cụ, biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương.
2.1 Vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
Hai hoạt động chủ yếu của hoạt động ngoại thương là xuất khẩu và nhập khẩu, vì vậy, sau đây ta sẽ xem xét vai trò của xuất khẩu và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế.
2.1.1 Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc nhập khẩu không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.
Nếu kết hợp thực hiện tốt chính sách nhập khẩu bổ xung và nhập khẩu thay thế sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động đóng vai trò quan trọng nhất.
Cụ thể, trong trường hợp Nhật Bản, nhập khẩu đóng vai trò quan trọng sau đây:
- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh chóng quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn phát triển.
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế. Là một nước nghèo tài nguyên, việc nhập khẩu nguyên vật liệu giúp cho Nhật Bản cân bằngđược nền kinh tế của mình.
- Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân; thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng.
Đảm bảo đầu vào cho sản xuất để phát triển kinh tế trong nước, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu, tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu. Ví dụ: sau chiến tranh, việc tăng cường nhập khẩu bông đã tạo điều kiện để khôi phục ngành công nghiệp dệt của Nhật Bản.
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thương, là phương tiện thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế, việc mở rộng sản xuất để tăng nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho sự phát triển của hạ tầng cơ sở là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách ngoại thương.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Nhật Bản rất to lớn thể hiện ở các mặt sau:
- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ cho sự phát triển kinh tế.
Để mở rộng, phát triển kinh tế đất nước, cần phải có vốn để nhập khẩu, Nhật Bản dựa vào nhiều nguồn vốn khác nhau để phát triển kinh tế trong nước nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là xuất khẩu.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cơ cấu tiêu dùng và sản xuất trên thế giới dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang thay đổi mạnh mẽ, các sản phẩm mới lần lượt ra đời. Nắm bắt sư thay đổi đó, Nhật Bản tập trung xuất khẩu những mặt hàng mới, tạo điều kiện cho những ngành sản xuất đó phát triển hơn. Điều đó thể hiện qua sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng công nghiệp nặng thay thế cho hàng công nghiệp nhẹ mà cụ thể là rệt bông, ôtô và hàng điện tử.
- Xuất khẩu sẽ giải quyết lượng thừa về cung nhất là ở giai đoạn phát triển kinh tế cao độ.
2.2 Các công cụ thực hiện chính sách ngoại thương của Nhật Bản
Các quốc gia trên thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng đều sử dụng công cụ và các biện pháp sau để thực hiện chính sách ngoại thương của mình.
2.2.1 Thuế quan:
(1) Khái niệm: Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện của nước chủ nhà
(2) Vai trò của thuế quan:
- Mặt tích cực:
* Điều tiết xuất khẩu thông qua thuế vì lượng hàng hoá xuất nhập khẩu phụ thuộc vào giá cả và thuế quan là một bôn phận quan trọng của giá cả hàng hoá ngoại thương
* Bảo hộ thị trường nội địa, nhất là từ khi tham gia vào tiến trình tự do hoá thương mại.
* Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
* Là công cụ để phân biệt đối sử trong quan hệ kinh tế ngoại thương và gây áp lực đối với bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.
- Mặt tiêu cực:
* Làm giá cả, chi phí cao lên gây thiệt hại cho lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.
* Khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả.
2.2.2 Nhóm biện pháp hạn chế phi thuế quan
(1) Các biện pháp hạn chế về số lượng
Biện pháp này được Nhật Bản sử dụng trong thời kì khôi phục kinh tế và trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển kinh tế cao độ.
- Vai trò của nhóm biện pháp hạn chế về số lượng.
* Tham gia bảo hộ thị trường nội địa.
* Công cụ để thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ ngoại giao, gây áp lực với đối thủ cạnh tranh.
* Tham gia điều tiết cung cầu đối với những sản phẩm xuất nhập khẩu quan trọng trên thị trường chiến lược.
- Các hình thức hạn chế số lượng
- Hình thức cấm hẳn xuất hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó tuỳ thuộc vào chính sách kinh tế của mỗi nước.
- Hình thức cấp giấy phép: Hàng hoá xuât nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng việc cấp giấy phép.
- Hạn ngạch: là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hoá xuất nhập khẩu nào đó trong một thời gian nhất định (thường là một năm) dưới hình thức cấp quota.
- Hình thức hạn chế xuất khẩu tự nguyện là hình thức bảo hộ thị trường nội địa bằng cách: Nước nhập khẩu đòi hỏi nước xuất khẩu phải giảm bớt hàng xuất khẩu sang nước mình nếu không nước nhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết.
(2) Nhóm biện pháp tài chính tiền tệ
Trong nhóm này có nhiều hình thức điều tiết xuất nhập khẩu :
- Biện pháp kí quỹ hay đặt cọc nhập khẩu: là biện pháp nhà nước nhập khẩu quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc tại ngân hàng ngoại thương trước khi cấp giấy phép nhập khẩu. Biện pháp này được chính phủ Nhật Bản sử dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển kinh tế cao độ.
- Hệ thống thuế nội địa: đó các loại thuế như: Thuế lợi tức, thuế sử dụng tài nguyên, thuế doanh thu...và chính phủ các nước sử dụng các loại thuế này bên cạnh thuế hải quan để điều tiết xuất nhập khẩu. Bị sức ép trong các vòng đàm phán, Nhật Bản buộc phải giảm mức thuế quan xuât nhập khẩu nhưng thay vào đó chính phủ lại nâng cao hệ thống thuế nội địa làm cho giá cả hàng nhập tăng lên, góp phần điều tiết hoạt động nhập khẩu.
- Sử dụng cơ chế tỷ giá: Nhà nước thông qua việc quản lí tài chính để tác động đến xuất nhập khẩu.
Các hình thức:
* Quản lí ngoại hối.
* Nâng giá hoặc phá giá đồng nội tệ để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu.
* Thông qua cơ chế lạm phát để kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Sử dụng các biện pháp tài chính đẩy mạnh xuất khẩu: Đây là nhóm biên pháp được chính phủ sử dụng nhiều nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu. Các biện pháp này được sử dụng dưới các hình thức sau:
* Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu.
* Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu.
* Trợ cấp xuất khẩu.
* Bán phá giá hàng hoá.
(3). Nhóm biện pháp mang tính kỹ thuật:
Đây là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước xuất khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu hết sức khắt khe về quy cách, mẫu mã, chất lượng, vệ sinh thú y... Nếu không đạt được một trong các tiêu chuẩn kể trên hàng hoá đều không được nhập khẩu vào nội địa. Nhật Bản là một trong những nước thực hiện biện pháp này có hiệu quả.
Tóm lại, vai trò của chính sách kĩ thuật rất quan trọng và có rất nhiều các biện pháp, công cụ được chính phủ các nước nói chung và Nhật Bản nói riêng đã sử dụng để điều hành hoạt động ngoại thương.
3. ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách ngoại thương của Nhật Bản
Nhật Bản là một đối tác quan trọng trong buôn bán ngoại thương của Việt Nam, hơn nữa là một nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, việc nghiên cứư chính sách ngoại thương của Nhật Bản rất quan trọng.
(1) Giúp rút ra nhiều kinh nghiệm về xây dựng, tổ chức, thực hiện chính sách ngoại thương của đất nước một cách khoa học và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Việc nghiên cứư chính sách ngoại thương của Nhật Bản - nước có điều kiện kinh tế, văn hoá, lịch sử, tương tự Việt Nam - là rất quan trọng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đề ra và tổ chức thực hiện chính sách ngoại thương một cách tốt hơn, đạt hiệu quả hơn.
(2) Góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thương
Nắm vững chính sách ngoại thương Nhật Bản mới tìm được cách thâm nhập thị trường tốt nhất, nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thương. Nhật Bản cũng lập ra một chính sách bảo hộ mậu dịch riêng và có chính sách khuyến khích phát triển xuất nhập khẩu riêng, cho nên nghiên cứu những chính sách và biện pháp này giúp các nhà doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho từng ngành, hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Các nhà doanh nghiệp cần phải hiểu biết về phong tục, văn hoá, luật pháp... và nhất là phải tìm hiểu chính sách ngoại thương của Nhật Bản, để biết về tiêu chuẩn chất lượng, biết được những sản phẩm nào khuyến khích nhập khẩu, xuất khẩu, trên cơ sơ đó xây dựng chiến lược phát triển ngoại thương thích hợp.
Như vậy, việc nghiên cứu chính sách ngoại thương của Nhật Bản là rất quan trọng, vì Nhật Bản là nước có điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội gần giống với nước ta và là nước bạn hàng lớn của ta.
Chương II
Chính sách ngoại thương của Nhật Bản các thời kỳ
Nhật Bản vốn là một nước sản xuất nông nghiệp lạc hậu, về ngoại thương tụt hậu xa so với các nước phương Tây. Nhưng vào thập kỷ 60, Nhật Bản đã nổi lên như một cường quốc kinh tế. GNP theo đầu người vào loại cao trên thế giới (Hiện nay thuộc những nước có GNP cao nhất thế giới: khoảng 42000 USD/ người/ năm). Đóng góp vào sự phát triển thần kỳ đó có phần quan trọng của hệ thống chính sách ngoại thương.
Chương này sẽ đề cập đến chính sách ngoại thương đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của Nhật Bản (Bắt đầu từ thời kỳ phát triển cao độ đến nay).
Thời kỳ phát triển kinh tế cao độ( 1950-1973)
1. Đặc điểm phát triển kinh tế
Năm 1955 là năm đầu nền kinh tế Nhật Bản chuyển từ thời kỳ phục hưng sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ phát triển kinh tế cao độ. Trong thời kỳ này, Nhật Bản đã có những biến đổi thần kỳ về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự phát triển của kinh tế trong thời kỳ này thể hiện qua những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Tổng sản phẩm quốc dân tăng nhanh được thể hiện qua bảng 1
Bảng 1.Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản
Năm
Tài chính
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Danh nghĩa
Thực tế
Danh nghĩa
Thực tế
Tổng
kim ngạch
Tỷlệ tăng trưởng so với năm trước
(%)
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước
(%)
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước
(%)
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước
(%)
1956
9649,7
-
-
-
-
1957
11064,1
114,7
7,5
14,5
7,4
1958
11845,1
7,1
7,3
7,0
7,3
1959
13897,0
17,3
11,2
17,2
11,2
1960
16680,6
20,0
12,2
19,9
12,1
1961
201908,8
20,9
11,7
20,9
11,7
1962
22328,2
10,7
7,5
10,6
7,5
1963
26228,6
17,5
10,4
17,4
10,4
1964
30399,7
15,9
9,5
15,8
9,4
1965
33765,3
11,1
6,2
11,1
6,2
1966
39698,9
17,6
11,0
17,6
11,1
1967
46445,4
17
11,0
17,0
11,0
1968
54947,0
18,3
12,4
18,3
12,3
1969
65061,4
18,4
12,0
18,4
12,0
1970
75298,5
15,7
8,2
15,8
8,3
1971
82899,3
10,1
5,6
10,2
5,1
1972
96486,3
16,4
9,1
16,6
9,3
1973
116715,0
21,0
5,1
20,9
5,0
1974
138451,1
18,6
-0,5
18,4
-0,7
1975
152361,6
10,0
4.0
12,2
4,1
1976
171293,4
12.4
3,8
12,4
3,8
1977
190094,5
11,0
4,5
11,0
4,6
1978
208602,2
9,7
5,4
9,9
5,5
1979
225237,2
8,0
5,1
8,0
5,1
1980
245546,6
9,0
2,6
8,9
2,4
1981
260801,3
6,2
3,0
6,1
2,9
1982
273322,4
4,8
3,1
5,0
3,3
1983
285593,4
4,5
2,5
4,6
2,6
1984
305144,1
6,8
4,1
6,9
4,1
1985
324289,6
6,3
4,1
6,5
4,3
1986
339363,3
4,6
3,1
4,7
3,2
1987
355521,8
4,8
4,8
5,0
5,0
1988
379656,8
6,8
6,0
6,8
6,0
1989
406476,8
7,1
4,4
7,3
4,7
1990
438815,8
8,0
5,5
7,7
5,3
1991
4631874,4
5,6
2,9
5,6
3,0
1992
471882,0
1,9
0,4
2,2
0,7
1993
476746,1
1,0
0,5
0,9
0,3
1994
478841,4
0,4
0,6
0,4
0,6
1995
489248,9
2,2
2,8
2,2
2,9
1996
503068,2
2,8
3,2
3,1
3,5
1997
504865,6
0,3
-0,7
0,4
-0,6
1998
498654,2
-0,8
-0,4
-
-
Nguồn: Trang 14. "Bản cáo bạch kinh tế" NXB Sở kế hoạch kinh tế Nhật Bản- xuất bản hàng năm)
Thứ hai, Ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng. Chỉ số sản xuất công nghiệp từ 160 năm 1957 lên đến 1345 năm 1976. Kết quả của sự phát triển nói trên là phần của nghành công nghiệp nặng và hóa chất trong tổng sản lượng công nghiệp cao, đạt đến 57% năm 1970.
Thứ ba, GDP theo đầu người tăng nhanh
Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Đầu tư thiết bị và thu nhập quốc dân
Năm
tài chính
Đầu tư thiết bị theo tỷ lệ GDP danh nghĩa (%)
Thu nhập quốc dân
Thu nhập quốc dân
GDP/người
(nghìn Yên)
Kim ngạch
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước
1956
13,8
7896,2
-
107
1957
15,4
8868,1
12,3
122
1958
13,9
9382,9
5,8
129
1959
15,8
11042,1
17,7
150
1960
18,9
13496,7
22,2
179
1961
20,1
16081,9
19,2
215
1962
18,9
17893,3
11,3
235
1963
18,2
21099,3
17,9
274
1964
18,1
24057,4
14,0
314
1965
15,1
26827,0
11,5
345
1966
16,4
31644,8
18,0
402
1967
18,2
37547,7
18,7
465
1968
18,8
3720,9
16,4
544
1969
20,8
52117,8
19,2
637
1970
20,8
61029,7
17,1
727
1971
18,5
65910,5
8,0
785
1972
17,5
779,36,9
18,2
901
1973
19,2
95880,6
23,0
1074
1974
17,7
112471,6
17,4
1253
1975
16,0
123990,7
10,2
1362
1976
14,9
140397,2
13,2
1516
1977
13,9
155703,2
10,9
1666
1978
14,1
171778,5
10,3
1812
1979
15,1
182206,6
6,1
1940
1980
15,7
199590,2
9,5
2099
1981
15,4
209748,9
5,1
2213
1982
14,8
219391,8
4,6
2303
1983
14,7
230805,7
5,2
2391
1984
15,5
243608,9
5,5
2538
1985
16,3
260278,4
6,8
2681
1986
15,9
271129,7
4,2
2791
1987
16,1
283895,5
4,7
2910
1988
17,5
301380,0
6,2
3095
1989
18,6
322143,6
6,9
3301
1990
19,6
345739,1
7,3
3552
1991
19,3
360054,2
5,0
3736
1992
17,5
369088,1
1,7
3794
1993
15,5
372464,4
0,9
3824
1994
14,6
373772,0
0,4
3831
1995
15,0
380214,8
1,7
3903
1996
15,6
392559,8
3,2
3999
1997
15,6
-
-
4001
Nguồn: trang 15. "Bản cáo bạch kinh tế" NXB sở kế hoạch kinh tế Nhật Bản- xuất bản từng năm)
Thứ tư, vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng nhanh (xem bảng 2)
Thứ năm, kim nghạch xuất nhập khẩu tăng nhanh
Bảng 3. kim ngạch xuất nhập khẩu sau chiến tranh
Năm
xuất khẩu
Nhập khẩu
Cân bằng XNK
Tỷ giá hối đoái
Kim Ngạch
Triệu USD
Tỷ lệ so với năm trước
Tỷ trọng so với xuất khẩu của thế giới
Kim Ngạch
Triệu USD
Tỷ lệ so với năm trước
Tỷ trọng so với xuất khẩu của thế giới
1953
1275
0,2
1,7
2410
18,8
3,1
-1135
360,00
1954
1629
27,8
2,1
2399
-0,5
3.0
-770
nt
1955
2011
23,4
2,3
2471
3,0
2,6
-460
nt
1956
2501
24,4
2,6
3230
30,7
3,2
-729
nt
1957
2858
24,3
2,7
4284
32,6
3,8
-1426
nt
1958
2877
0,7
2,9
3033
-29,2
2,9
-156
nt
1959
3456
20,1
3,2
3599
18,7
3,2
-143
nt
1960
4055
17,3
3,4
4491
24,8
3,6
-436
nt
1961
4236
4,5
3,4
5810
29,4
4,5
-1574
nt
1962
4916
10,1
3,8
5637
-3,0
4,1
-721
nt
1963
5452
10,9
3,8
6736
19,5
4,5
-1284
nt
1964
6673
22,4
4,3
7933
17,8
4,7
-1265
nt
1965
8452
26,7
4,9
8169
2,9
4,4
283
nt
1966
9776
15,7
5,1
9523
16,5
4,7
253
nt
1967
10442
6,8
5,2
11663
22,5
5,5
-1221
nt
1968
12972
24,2
5,8
12987
11,4
5,5
-15
nt
1969
159990
23,3
6,3
15024
15,7
5,6
966
nt
1970
19318
20,8
6,5
18881
25,7
6,0
437
550,68
1971
24019
24,3
7,2
19712
4,4
5,7
4307
303,17
1972
28591
19,0
7,2
23471
19,1
5,8
5120
271,70
1973
36930
29,2
6,7
38314
63,2
6,8
-1354
292,08
1974
55536
50,4
6,8
62110
62,1
7,.6
-6574
296,79
1975
55753
0,4
6,6
57836
-6,8
6,7
-2110
296,55
1976
67225
20,6
7,1
64799
12,0
6,7
2426
268,51
1977
80495
197
7,1
70809
9,3
6,4
9686
210,44
1978
97543
21,2
7,8
79344
12,1
6,2
18100
219,44
1979
103032
5,6
6,4
110672
39,5
6,8
-7640
226,74
1980
129807
26,0
6,8
140528
27.0
7,0
-10721
220,54
1981
152036
17,1
8,0
143290
2,0
7,2
8740
249,08
1982
138831
-8,7
7,9
131930
-7,9
7,1
6900
237,51
237,1
1983
146927
5,8
8,6
126393
-4,2
7,0
20534
238,54
1984
170114
175,8
9,4
136503
8,0
7,1
33611
161,52
1985
175638
3,2
9,5
129539
-5,1
6,7
46099
144,64
1986
209151
10,1
10,3
126408
-2,4
6,0
82743
128,15
1987
229221
9,6
9,6
149515
18,3
6,0
79706
137,96
1988
264917
15,6
9,7
187354
15,3
6,6
77563
144,79
1989
275175
3,9
9,3
210847
12,5
6,9
64328
134,71
1990
286948
4,3
8,5
234799
11,4
6,8
52149
126,63
1991
314525
9,6
9,0
236737
0,8
6,6
77788
11,20
1992
339656
8,0
9,1
233621
-1,6
6,1
106629
102,21
1993
366911
6,3
9,7
240670
3,3
6,4
120241
94,06
1994
395600
9,6
9,3
274729
14,3
6,4
120858
108,79
1995
442938
12,0
8,7
33694
22,3
6,6
106843
120,99
1996
410872
-7,2
7,8
349129
3,9
6,5
61748
121,2
1997
429896
2,4
7,0
339705
-3,0
6,8
82191
121,2
Nguồn: trang 676-677 "Bản cáo bạch thông thương" NXB Bộ công thương nghiệp Nhật Bản Xuất bản năm 1998
Thứ sáu, giá cả tăng nhanh, gấp ba lần trong thời kỳ này, trung bình khoảng 5,2% năm.
Sự phát triển này không phải diễn ra một cách nhịp nhàng mà trải qua những chu kỳ kinh tế khác nhau, có lúc phồn vinh và cũng có lúc suy thoái nhưng về tổng thể thì nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này phát triển rất cao.
Chính sách kinh tế
Để đạt được sự tăng trưởng như trên, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng hàng loạt các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
Tháng 12/1955, chính phủ Nhật Bản tuyên bố thực hiện kế hoặch 5 năm tự lập về kinh tế.
Tháng 11/1960, nội các chính phủ Ekeđa đưa ra “ kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân”. Mục đích của kế hoạch là tăng thu nhập quốc dân gấp đôi trong vòng 10 năm.
(Xem bảng 4)
Bảng 4.các chỉ tiêu kính tế chủ yếu của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân
Các khoản mục
Năm gốc (a)
Năm đích (B)
(B) / (a)
(%)
Bình quân năm tài chính
(1956-1958)
Bình quân năm tài chính
(1970)
Tổng dân số (vạn dân)
9111
10222
(0,9)112,2
Dân số trên 15 tuổi(vạn dân)
6219
7902
(1,9)127,1
Tổng sản phẩm quốc dân (100 triệu Yên theo giá cả 1958)
97437
260000
(7,8)266,8
Thu nhâp quốc dân (100 triệu Yên theo giá cả 1958)
79936
213232
(7,8)266,8
Thu nhập quốc dân theo đầu người (Yên theo giá cả 1958)
87736
208607
(6,9)237,8
Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (100 triệu Yên theo giá cả1958)
57979
151166
(7,6)232,4
Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân theo đầu người (Yên theo gia cả 1958)
63636
147883
(6,7)232,4
Tổng tư bản quốc dân ( 100 triệu Yên theo gia cả 1958)
29470
82832
(8,2)281,1
Tiêu chuẩn sản xuất ngành công nghiệp dầu mỏ
100,0
431,7
(11,9) 431,7
Tiêu chuẩn sản xuất ngành nông lâm thủy sản
100,0
144,1
(2,8)144,1
Số người có việc làm (Vạn người)
4154
4869
(1,2)117,2
số người thuê mướn (vạn người)
1924
3235
(4,1) 168,1
Vận chuyển hàng hoá trong nước (100 triệu tấn)
975
2173
(6,9)222,9
Chờ khách trong nước là (100 triệu người)
2109
5082
(7,6) 241,0
Tổng nhu cầu năng lượng (nghìn tấn quy ra than đá)
131,8
302760
(7,8)230,0
Xuất khẩu( triệu USD)
2687
8485
(9,3)315,8
Xuất khẩu theo cơ sở Hải quan
2707
9320
(10,0)
345,1
Nhập khẩu (triệu USD)
2549
8080
(9,3)317,0
Nhập khâu theo cơ sở Hải quan (triệu USD)
3126
9891
(9,3)316,7
Nguồn: trang 105. " Kinh tế Nhật Bản 50 năm sau chiến tranh" NXB Kinh tế Đông Dương ToKyo năm 1992
Để hỗ trợ đầu tư, chính phủ cũng thực hiện kế hoạch tự do hoá mậu dịch, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tuy nhiên, do đầu tư quá nhiều, mất cân đối, nền kinh tế Nhật Bản lại rơi vào tình trạng trì trệ năm 1965, nhưng tình trạng này kéo dài không lâu và Nhật Bản nhanh chóng phục hồi lại nền kinh tế.
Năm 1969, Nhật Bản áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế đầu tư và sau đó nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng thì nền kinh tế Nhật Bản cùng không tránh khỏi sự khó khăn đó.
Năm 1971, tình hình đã thay đổi nhiều, ngoại trừ ngoại tệ tăng, xuất khẩu tăng. Trước tình hình đó, chính phủ bắt đầu thực hiện “ phương châm cơ bản có liên quan đến chính sách kinh tế đối ngoại” từ tháng 6/1974.
Nhờ đó mà nền kinh tế Nhật Bản diễn ra một cách tốt đẹp hơn. Nhưng tình hình không kéo dài lâu, cuộc khủng hoảng dầu lửa lửa xảy ra đã chẫm dứt thời kỳ phát triển cao độ của Nhật Bản.
2. Chính sách ngoại thương và các biện pháp áp dụng trong chính sách ngoại thương
2.1 Đặc điểm chung của chính sách ngoại thương trong thời kỳ này
Chính sách ngoại thương trong thời kỳ này có những đặc điểm sau:
1) Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng uy tín trên thị trường quốc tế
Trong giai đoạn này, chính sách của chính phủ là phải khai thác thị trường nước ngoài, đẩy mạnh năng lực xã hội gia tăng xuất khẩu. Đứng về phía cán cân thanh toán quốc mà nhìn nhận, thời kỳ này mở rộng xuất khẩu đã làm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế đồng thời tăng uy tín của Nhật Bản trên trường quốc tế
Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mục đích tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu,tăng khả năng đầu tư trong nước và giải quyết nạn thừa về cung.
Trong thời kỳ này, Nhật Bản đầu tư thiết bị rất lớn muốn đổi mới thiết bị, cần phải có ngoại._. tệ để nhập khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đáp ứng được nhu cầu đó
Tăng cường xuất khẩu sang thị trưòng Mỹ:
Nửa sau thập kỷ 50, Nhật Bản chủ yếu buôn bán với Mỹ và Đông Nam Châu á. Trong buôn bán với Mỹ thì cán cân thương mại nghiêng về phía Mỹ, do đó, Nhật Bản đã thâm hụt ngoại tệ đặc biệt là Đô La Mỹ. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản nhận thức được rằng xúc tiến xuất khẩu sang các nước thanh toán băng đô la Mỹ có thu nhập cao, cụ thể là sang Mỹ là rất quan trọng. Nhật Bản đã đưa ra chính sách đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường lớn khác.
2) Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nặng, hoá chất chế tạo.
Trong thời kỳ này, cơ cấu sản xuất của Nhật Bản thay đổi cho nên chính phủ cũng thay đổi chính sach xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các sẩn phẩm công nghiệp, hoá chất
3) Tăng cường nhập khẩu trong mối quan hệ hợp lý với xuất khẩu:
Mặt khác, như trên đã trình bày, trong thời kỳ này để phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường đầu tư thì phải nhập khẩu nhiều. Do đó, chính sách ngoại thương trong thời kỳ này cũng tăng cường nhập khẩu trong mối quan hệ hợp lý với xuất khẩu
4) Thúc đẩy tự do hoá thương mại, mở cửa nền kinh tế nhằm tránh những phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, và thuận theo yêu cầu khách quan của thời kì (các nước bạn hàng lên án Nhật Bản áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu).
2.2 Chính sách ngoại thương trong các chu kỳ kinh tế
Nền kinh tế Nhật Bản không phải diễn ra một cách suôn sẻ mà qua rất nhiều thăng trầm, điều này thể hiện qua các chu kỳ kinh tế. Vậy nên chính sách ngoại thương có vai trò như thế nào qua các chu kỳ kinh tế này.
Lần thứ nhất vào 1/19/1949 đến cuối năm 1953. Sau khi huỷ bỏ trợ cấp theo kế hoạch của Doclgi, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra, thêm vào đó nhu cầu đặc biệt của quân đội cùng xuất hiện làm cho nền kinh tế chuyển biến tốt đẹp, đầu tư thiết bị tăng, xã hội phát triển.
Lần thứ hai, từ đỉnh chu kỳ trên, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái cho đến tháng 6/1950. Đầu tư trong thời kỳ kinh tế phát triển tốt ( thời kỳ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên) đã làm tăng lượng nhập khẩu hơn nữa, năm 1953 xảy ra mất mùa làm cho nhập khẩu tăng đạt đến 1 tỷ USD và năm đó cán cân thanh toán quốc tế của Nhật Bản thâm hụt gần gần 200 triệu USD. Để giải quyết tình trạng này chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế nhập khẩu bằng cách thắt chặt nguồn vốn nhập khẩu, nhưng tình hình kinh tế chỉ hồi phục trong năm tài chính 1954, sau tháng 11/1959 nhờ vào nền kinh tế thế giới hồi phục nên xã hội phát triển nhanh chóng. Nhật Bản dần thoát khỏi tình trạng suy thoái, đầu tư vốn và thiết bị cũng tăng lên.
Lần thứ ba, bắt đầu từ khi kinh tế chậm phát triển lại do thắt chặt tiền tệ. Vào tháng 6/1957, trải qua thời kỳ phát triển kinh tế tốt trong năm 1961 cho đến tháng 12/1961, nền kinh tế lại chuyển sang thời kỳ kém phát triển do thắt chặt tiền tệ. Đầu tư vào thiết bị nhiều trong giai đoạn trước làm tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng, rối tăng tư bản. Năm 1957, nhập khẩu vượt quá 8 tỷ USD, thu nhập ngoài mậu dịch vượt quá 8 tỷ USD, thu nhập ngoài mậu dịch vượt quá 2,6 tỷ USD thì cán cân thường xuyên thâm hụt gần 5,3 tỷ USD. Đứng trước tình hình đó,chính phủ Nhật Bản tăng lãi suất ngân hàng từ tháng 3/1957, và cũng từ tháng 6 năm đó, thực hiện thêm kế hoạch thắt chặt tổng hợp, tăng cường hạn chế nhập khẩu, kết quả là nền kinh tế bớt nóng. Tuy nhiên, từ khoảng nửa mùa xuân năm 1958, nền kinh tế Mỹ bắt đầu chuyển biến tốt đẹp làm cho xuất khẩu Nhật Bản sang Mỹ cũng tăng lên, kinh tế Nhật Bản cũng chuyển biến tốt đẹp từ tháng 6/1958. Đặc biệt, sau khi kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập được công bố thì đầu tư lại bùng lên. Đầu tư năm 1961 vượt quá 4000 tỷ Yên, tăng so với năm trước 1000 tỷ Yên. Nền kinh tế lại rơi vào tình trạng quá nóng, nhập khẩu tăng 1,38 tỷ USD so với năm trước, do đó nhập siêu là 1,573 tỷ USD. Trong tình hình này, chính phủ Nhật Bản lại thực hiện thắt chặt tiền tệ nhưng nền kinh tế vẫn không nguội đi trong vòng nhiều tháng, ngay cả sau khi nền kinh tế chuyển sang thời kỳ khó khăn vào cuối năm đó thì sản xuất vẫn ở mức cao.
Lần thứ 4 từ tháng 12/1961 đến giữa năm 1969. Trong lúc những điều chỉnh thắt chặt tiền tệ như trên để hạn chế nhập khẩu thì nhờ xuất khẩu tăng, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện nên chính phủ Nhật Bản huỷ bỏ thắt chặt tiền tệ từ tháng 10 năm 1962 và đến năm 1963 tình hình kinh tế đã tốt đẹp. Việc huỷ bỏ thắt chặt tiền tệ làm cho đầu tư tăng, nhập khẩu tăng. Thêm vào đó, Nhật Bản lại mất mùa lúa mạch lại làm cho nhập khẩu tăng nhanh dẫn đến cán cân ngoại thương bị thâm hụt, cán cân thường xuyên thâm hụt 1 tỷ USD. Vì vậy, tháng 12/1963, chính phủ tăng tỷ lệ quỹ dự phòng, tháng 1/1964, hạn chế tăng mức vay, hơn nữa lại áp dụng một chuỗi chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất ngân hàng và nâng cao tỷ lệ bảo lãnh nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, điều khiển động cơ kinh tế .
Lần thứ năm từ giữa năm 1964 đến đầu năm 1966. Nhờ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ vào đầu năm 1964, đầu tư giảm, giảm nhu cầu. Tình hình kinh doanh của các công ty ngày càng xấu đi. Trái lại, đầu tư thiết bị không những không giảm mà còn tăng. Đứng trước tình hình đó, chính phủ đã giảm lãi suất trong năm 1965 vào tháng 1, tháng 4 và tháng 6. Từ tháng 7/1965, chính phủ huỷ bỏ thắt chặt tiền tệ, thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhưng tỷ lệ tồn kho sản phẩm vẫn tăng, những công ty vẫn bị phá sản, cung và cầu không cân bằng. Mùa thu năm 1965, nền kinh tế có chiều hướng phục hồi và từ năm 1966 đã phục hồi hoàn toàn.
Như vậy qua năm chu kỳ kinh tế trên, ta có thể rút ra những đặc trưng sau:
Thứ nhất xuất khẩu tăng là nguyên nhân làm cho nền kinh tế phát triển tốt. Chính nó xúc tiến đầu tư, làm cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Thứ hai, với tình hình kinh tế tốt đẹp đó, thu nhập tăng sẽ làm tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tăng, làm tăng nhu cầu nhập khẩu tư bản, dẫn đến nhập siêu. Để đối phó với tình hình này, chính phủ phải thắt chặt tiền tệ và hạn chế nhập khẩu và kết quả là dẫn đến tình trạng nền kinh tế đình trệ.
Như vậy, chính sách ngoại thương đã có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, sau đây ta sẽ tìm hiểu các chính sách đối với xuất nhập khẩu của Nhật Bản.
2.3. Chính sách đối với xuất khẩu
2.3.1. Chính sách cơ cấu xuất khẩu
Thực hiện cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường quốc tế. Nhu cầu trên thị trường quốc tế thay đổi, chẳng hạn trong ngành dệt, nhu cầu về hàng dệt tự nhiên bị giảm trong khi đó nhu cầu về hàng dệt nhân tạo tăng lên nên Nhật Bản cũng phải thay đổi cơ cấu xuất khẩu để phù hợp với thị trường thế giới
- Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu
Cơ cấu sản xuất thay đổi thì nhiều sản phẩm xuất hiện mới cũng được ra đời nên chính sách cơ cấu xuất khẩu cũng thay đổi theo. Chính sách khác trong thời kỳ này là đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.
- Khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp nặng, hoá chất, duy trì xuất khẩu các mặt hàng truyền thống.
Năm 1965, chiến tranh Việt Nam nổ ra, xuất khẩu của Nhật Bản tăng vọt. Quá trình công nghiệp hoá hoá chất tiến triển rất tốt. Tỷ lệ xuất khẩu trong sản xuất công nghiệp tăng lên, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của các công ty cao lên. Như vậy, nền kinh tế đã mang hình thái dựa vào xuất khẩu và xuất khẩu chiếm vị chí chủ đạo trong nền kinh tế . Từ lúc đó, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng-hoá chất sang các nước phát triển cao hơn sang các nước đang phát triển.
Từ năm 1965, trong khi xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ giảm rõ rệt, nhiều mặt hàng hoàn toàn rút lui khỏi thị trường xuất khẩu thì những sản phẩm công nghiệp nặng không ngừng khẳng định vị trí của mình trên thị trưòng xuất khẩu, như ô tô đã tăng từ 3%(1965) đến 10%(1971)
2.3.2. Các biện pháp phục hồi và đẩy mạnh xuất khẩu:
1) Các biện pháp phục hồi xuất khẩu
Xuất khẩu phục hồi chậm hơn so với nhập khẩu nên trong thời kỳ này, Nhật Bản thi hành một chính sách phục hồi xuất khẩu trong đó:
Từ năm 1953-1964 miễn trừ thuế thu nhập xuất khẩu, miễn trừ 40-60% kim nghạch xuất khẩu hoặc là 50% thu nhập xuất khẩu
áp dụng chế độ tiền dự phòng bù đắp tổn thất xuất khẩu
áp dụng chế độ miễn trừ đặc biệt đối với thu nhập xuất khẩu, xuất khẩu kỹ thuật.
áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời đối với việc xúc tiến xuất khẩu loại máy móc cơ khí nhẹ
Ban hành luật xử lý tạm thời đối với việc xúc tiến xuất khẩu dây chuyền sản xuất
Việc áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên đây có một ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế cao độ, tạo nguồn ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá. Sau năm 1956, đầu tiên là những sản phẩm của nghành công nghiệp nhẹ. Sau đó là những sản phẩm của ngành công nghiệp nặng không ngừng tăng lên và tốc độ xuất khẩu của những sản phẩm ngành công nghiệp nặng tăng nhanh hơn sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ.
Nhờ đó, cán cân thanh toán quốc tế dần dần được cân bằng và quá trình công nghiệp hóa càng có điều kiện phát triển hơn nữa. Về điểm này có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa xuất khẩu và phát triển kinh tế trong thời kỳ phát triển kinh tế cao độ rất sâu sắc và cũng có thể xem đây là sự tăng trưởng manh hình thái kinh điển.
Trong các biện pháp nói trên, thì biện pháp giảm thuế thu nhập xuất khẩu tỏ ra có tác dụng lớn nhất. Tuy nhiên, biện pháp này đã bị huỷ bỏ vào cuối tháng 3 năm 1964 do Nhật Bản đã tham gia ký kết vào “ cam kết huỷ bỏ toàn bộ tiền trợ cấp xuất khẩu đối với những sản phẩm ngoài khu vực 1” của hiệp định GATT. Thay vào đó, từ tháng 4/1964 Nhật Bản đã cho áp dụng chế độ tiền dự phòng hỗ trợ khai thác thị trường ngoài nước, chế độ bồi hoàn( giảm giá) cho các công ty xuất khẩu, chế độ quỹ dự phòng tổn thất đầu tư ở nước ngoài chế độ thanh toán đặc biệt thanh toán những chi phí giao tiếp xuất khẩu.
Còn ngân hàng Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của chính phủ thực hiện chế độ ưu tiên tài chính cho xuất khẩu, hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu góp phần tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
2)Thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu
Ngoài các biện pháp trên, để đẩy mạnh xuất khẩu Nhật Bản cũng đã sáng lập ra Tổ chức xúc tiến mậu dich Nhật Bản ( năm 1958) quỹ hỗ trợ kinh tế hải ngoại. Vai trò của hai tổ chức này là giúp các tổ chức, công ty ở nước ngoài, tìm kiếm thị trường ngoài nước, giới thiệu sản phẩm ở thị trường ngoài nước.
3) Duy trì tỷ giá cố định trong một thời gian dài
Cho đến năm 1971, Nhật Bản đã duy trì một chế độ tỷ giá cố định. Trong giai đoạn cao độ, năng lực sản xuất ở Nhật Bản không ngừng được nâng cao. Trong vòng 10 năm (1960-1970) đơn giá sản phẩm cơ khí, hoá dầu, sắt đá giảm nhiều, không những so với giá cả thế giới mà còn giảm nhiều so với giá cả chung trong nước. Vì thế, trong thời kỳ này nếu tính toán gía cả bình quân sức mua sẽ được giá trị 1 USD=300- 280 Yên. Nghĩa là, vào thời kỳ 1 USD=360 Yên thì đồng tiền Nhật Bản về thực chất đã tăng giá, cao hơn giá trị danh nghĩa của nó. Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế vẫn thanh toán theo tỷ giá 1 USD= 360 Yên cho nên trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ, năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Nhật Bản rất mạnh.
Chính nhờ các biện pháp kể trên đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản trong thời kỳ kinh tế phát triển cao độ. Kim nghạch xuất khẩu từ 2,5 tỷ USD(1936), 4 tỷ USD (1960) và 24,019 tỷ USD trong năm 1971, đạt tốc độ tăng bình quân là 17,03%/ năm.
2.4. Chính sách đối với nhập khẩu
2.4.1. Nhật Bản và vòng đàm phán Kennedy - các chính sách về chế
độ thuế
Trước khi bắt đầu chương trình tự do mậu dịch, chính phủ Nhật Bản đã xem xét lại các biểu thuế một cách rộng rãi vào năm 1961 nhằm bảo hộ mậu dịch nhưng theo một cách nhẹ nhành hơn. Việc sửa lại biểu thuế này dựa trên những nguyên tắc sau
Định thuế suất thấp với các hàng hoá sơ chế ( nông sản và khoáng sản) và tăng thuế suất theo mức độ biên chế.
Định thuế suất thấp đối với hàng hoá dùng để sản xuất và thuế suất cao với người tiêu dùng
Định thuế suất thấp đối với những loại hàng hoá không thể sản xuất trong nước hoặc chỉ sản xuất được ở trong nước với số lượng hạn chế, không có khả năng mở rộng trong tương lai và định mức thuế suất cao đối với những loại hàng hóa mà có sức cạnh tranh với hàng hoá nhập từ nước ngoài.
Định thuế suất cao đối với sản phẩm của các nghành công nghiệp có triển vọng phát triển tốt, đặc biệt là các sản phẩm của các nghành mới được xây dựng
Định thuế suất thấp đối với các sản phẩm hoặc nguyên liệu của các nghành công nghiệp sản xuất cho xuất khẩu
Định thuế suất đối với các sản phẩm của các nghành công nghiệp bị đình trệ không có triển vọng trong tương lai.
Định thuế suất thấp đối với những mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt và thuế suất cao đối với các mặt hàng xa xỉ, định thuế suất thấp đối với các hàng nhập dùng cho mục đích giáo dục, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ.
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, Nhật Bản tham gia vòng đàm phán với các nước trong tổ chức GATT và định mức thuế cho các mặt hàng xuất nhập khẩu của mình.
Vòng đàm phán Kenedy và quá trình giảm thuế suất của Nhật Bản
Vòng đàm phán Kenedy( 1964-1967) về thuế quan theo hiệp định GATT là một sự kiện có tính thời đại trong quan hệ buôn bán vào thời kỳ sau chiến tranh. Vòng đàm phán này có 46 nước tham gia. Thuế suất của các nước công nghiệp lớn, đặc biệt là thuế suất đánh vào các hàng công nghiệp đã giảm đi đáng kể. Đối với các nước phát triển, thế giới thực sự đã đi vào một kỷ nguyên buôn bán với mức thuế thấp chưa từng thấy.
Vòng đàm phán Kenedy, đã kéo dài từ tháng 5/1966 đến tháng 6/1967. Trong thời gian đó nghành công nghiệp chế tạo và các nghành công nghiệp mới phát triển mạnh, khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế được nâng cao. Mặt khác, chiều hướng tiêu cực của cán cân thanh toán quốc tế cũng được giảm nhẹ hơn nhiều. Những sự thay đổi này đã làm cho Nhật Bản xoay chuyển từ lập trường bảo vệ các nghành công nghiệp trong nước sang một quan điểm tự do hơn là tham gia với các nước khác cùng giảm biểu thuế với hy vọng là chính Nhật Bản sẽ mở rộng được xuất khẩu.
Sau khi thực hiện những cam kết chung về giảm thuế quan tại vòng đàm phán Kenedy, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành giảm các mức thuế đáng kể qua nhiều giai đoạn. Kết quả là trong số 2310 mặt hàng cơ bản trong danh mục giảm thuế, Nhật Bản đã giảm 50% đối với 1224 mặt hàng, giảm dưới 50% hay một phần đối với 500 mặt hàng, áp dụng miễn thuế đối với 183 mặt hàng. So với các nước khác thì Nhật Bản là nước có mức thuế cao nhất. Việc cắt giảm thuế này nhằm hạ bớt số dư trong các khoản thương mại quốc tế. Bằng những biện pháp như vậy, Nhật Bản đã giảm đáng kể các mức quan thuế và làm bớt đi chiều hướng leo thang thuế quan khác, giảm khá nhiều mức độ bảo hộ các hàng biên chế.
Rõ ràng Nhật Bản đã có lợi rất nhiều từ những kết quả thu được từ vòng đàm phán Kenedy. Một mặt, việc giảm các mức thuế đánh vào các hàng công nghiệp chế tạo ở các nước lớn có quan hệ thương mại với Nhật Bản đã giúp Nhật Bản mở rộng thương mại quốc tế. Mặt khác, cũng không có dấu hiệu gì cho thấy là các nghành công nghiệp Nhật Bản thiệt hại do việc cắt giảm thuế nhập khẩu mang lại. (xem bảng 3)
2.4.2 Chính sách cơ cấu nhập khẩu
- Thực hiện cơ cấu nhập khẩu phù hợp với sự thay đổi cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu thay đổi dẫn đến cơ cấu nhập khẩu cũng thay đổi theo. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt tự nhiên giảm, sản xuất trong nghành này cũng giảm nên lượng nguyên liệu dệt tự nhiên như bông len giảm rõ rệt. Điều này có nghĩa là nghành dệt may của Nhật Bản cũng đã chuyển hướng, dệt bây giờ chủ yếu là dệt sợi tơ hoá học, vị trí dệt may các loại tơ sợi tự nhiên đã giảm. Thay vào đó, nhiên liệu dạng khoáng sản( dầu thô) đã chiếm một tỷ lệ rất lớn, phản ánh nhu cầu sử dụng phổ cập xe ô tô ngày càng tăng. Sau những năm 50, giá cả dầu lửa giảm cho nên nhiều nước chuyển sang một dạng năng lượng mới( từ thuỷ điện sang nhiệt điện, từ than đá chuyển sang dầu lửa). Một yếu tố nữa là ngành công nghiệp hoá dầu cũng bắt đầu phát triển dẫn đến nhập khẩu nguyên liệu ngày càng tăng.
- Thực hiện cơ cấu xuất khẩu nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, ngành công nghiệp nặng hoá chất.
Trong thời kỳ này, Nhật Bản đẩy mạnh công cuộc công công nghiệp hoá nghành công nghiệp nặng hoá chất. Trong thời kỳ này, Nhật Bản đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá cho nên cần phải nhập khẩu một lượng lớn máy móc cơ khí và nguyên liệu cho các nghành sản xuất. Nhờ đó, tỷ lệ công nghiệp tăng nhanh kể từ năm 1953. Trước năm 1953, so với các nước tiên tiến khác thì tỷ trọng công nghiệp của Nhật Bản rất thấp, nhưng chỉ trong vòng có 5,6 năm đã tăng lên đáng kể, đóng góp rất lớn cho sự phát triển cao của nền kinh tế
Bảng 5 : Tỷ trọng công nghiệp của Nhật bản so với các mặt hàng khác
Đơn vị (%)
Mặt hàng
1935-1936
1950
1955
1960
1963
1971
Thưc phẩm
16,5
31,9
25,4
12,2
18,0
14,8
Nguyên liệu lao động động
31,8
37,9
24,2
17,0
10,4
9,9
Nguyên liệu kim loại
3,5
1,9
7,5
13,0
12,5
12,8
Các nguyên liệu khác
6,0
14,8
17,8
17,2
16,6
14,8
Khoáng sản nhiệt điện
4,9
3,5
11,6
16,3
19,9
24,71
Sản phẩm hoá học
4,1
4,2
3,2
3,9
5,0
5,1
Máy móc cơ khí
4,7
0,8
5,5
9,0
9,8
12,2
Hàng gia công khác
28,5
3,1
4,8
7,2
8,2
10,7
Nguồn: Trang 33. "Sách ngoại thương Nhật Bản" NXB Kinh tế Đông Dương ToKyo năm 1992
Hạn chế nhập khẩu sản phẩm nhẹ nhằm bảo vệ nghành sản xuất trong nước bảo vệ các công ty vừa và nhỏ đang tiến hành sản xuất những mặt hàng này.
Thời kỳ 1974-1984( nền kinh tế Nhật Bản với hai cuộc khủng hoảng đầu tiên)
Trong thời kỳ 1955-1971, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng cao độ, đạt đến sự thần kỳ, làm kinh ngạc cả thế giới. Tuy sau khi cuộc khủng hoảng dầu lửa xảy ra, kinh tế Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ khác, chấm dứt sự tăng trưởng kinh tế cao, bắt đầu đối mặt với những khó khăn mới. Đứng trước tình hình đó, chính phủ Nhật Bản buộc phải thi hành những chính sách mới nhằm khắc phục những khó khăn đó nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế .
1. Những đặc trưng kinh tế của thời kỳ này
Nền kinh tế trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa xảy ra trên thế giới. Có thể khẳng định rằng chính cuộc khủng hoảng dầu lửa là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Nhật Bản mang những đặc trưng mới, đó chính là những đặc trưng sau:
1) Chấm dứt thời kỳ phát triển kinh tế cao, từ năm 1974, sự phát triển “ thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản đã thực sự chấm dứt. Điều đó thể hiện bằng việc tổng sản phẩm quốc dân và sản xuất công nghiệp giảm, tốc độ tăng trưởng của GDP chỉ bằng 1/2 so với thời kỳ trước. (bảng1).
2) Khủng hoảng kinh tế diễn ra gắn liền với cuộc khủng hoảng dầu lửa
Sau khi cuộc khủng hoảng lửa lần thứ I diễn ra, ở Nhật Bản đã xảy ra 2 chu kỳ khủng hoảng như: Lần thứ 7 từ tháng 2/1973 đến 3/1973 và lần thứ 8 từ tháng 1/1977 đến tháng 10/1977. Cuộc chiến tranh Iran nổ ra đã phát sinh ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ 2 làm cho giá cả dầu lửa tăng vọt. Cuộc khủng hoảng lần này cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản, nhưng mức độ không bằng cuộc khủng hoảng lần trước. Trong thời kỳ này, Nhật Bản đã xảy ra chu kỳ khủng hoảng lần thứ 9, kéo dài từ tháng 2/1980 đến tháng 1/1984
3) Khủng hoảng bộ phận trầm trọng xảy ra ở một số nghành công nghiệp then chốt
Những nghành công nghiệp then chốt, là động lực tạo ra sự phát triển “ thần kỳ” của Nhật Bản trong thời kỳ trước đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài. Sản xuất đình trệ, chính sách USC hết. Tình trạng này đã góp phần làm cho chu kỳ tái sản xuất biến dạng và toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản xấu đi rõ rệt so với trước. Đó là nghành đóng tàu, nghành sắt thép, và những nghành khác như hóa chất, hoá dầu, dệt , tơ sợi, gỗ, gia công kim loại.
4) Cán cân thanh toán quốc tế và điều kiện giao dịch trở nên xấu đi
Bảng 6: Tỷ lệ tăng trưởng GNP thực tế và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực tế (1971-1991)
Năm
Tỷ lệ tăng trưởng GNP
thực tế
Tỷ lệ tăng trưởng thu
nhập thực tế
Tỷ lệ biên thiên chỉ số
điều kiện giao dịch
1971
4.3
5.3
-1.4
1972
8.4
8.3
1.3
1973
7.6
7.1
-9.2
1974
-0.8
-2.4
-20.1
1975
2.9
2.1
-10.7
1976
4.2
4.2
-5.5
1977
4.8
4.8
-0.2
1978
5
5.9
13.2
1979
5.6
3.9
-13.8
1980
3.5
0.7
-24.9
1981
3.4
3.8
-0.4
1982
3.4
2.7
-3.7
1983
2.8
2.8
1.9
1984
4.3
4.6
4.2
1985
5.2
4.8
1
1986
2.6
4.3
32.4
1987
4.1
4.2
3.4
1988
6.2
6.6
2.4
1989
4.7
4.9
-2.9
1990
4.8
4.3
-6
1991
4.3
3.9
3.1
Nguồn: trang 79" Kinh tế Nhật Bản 50 năm sau chiến tranh"NXB Kinh tế Đông Dương ToKyo năm 1992
Nguyên nhân dẫn đến những đặc trưng đó
Nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc ngày càng nặng nề vào nguyên liệu nhập khậu từ bên ngoài.
- Nhật Bản phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu nước ngoài
- Thiếu nhân công rõ rệt do nguồn cung cấp lao động rẻ mạt của Nhật Bản ngày càng cao và do mất cân đối giữa cung và cầu lao động.
- Bế tắc trong việc nhập khẩu được công nghệ như ý muốn để phát triển sản xuất do nguồn cung cấp công nghệ cao đã bị hạn chế và Nhật Bản buộc phải dựa vào sức mình là chính.
Đứng trước những khó khăn đó, chính phủ buộc phải thay đổi chính sách của mình để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và duy trì mức tăng trưởng tương đối cao. Sự thay đổi chính sách thể hiện như sau:
1) Tiết kiệm triệt để mọi nguồn tài nguyên, nhiên liệu.
Giữa những năm 1970, chính phủ Nhật Bản đưa ra một chương trình tiết kiệm năng lượng dài hạn, khuyến khích trí tuệ hoá cơ cấu công nghiệp.
2) Cải tổ cơ cấu sản xuất
Cùng với việc tiết kiệm nguồn nguyên nhiên liệu, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu sản xuất. Phương hướng của một cơ cấu sản xuất mới đáp ứng với sự thay đổi của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, giải quyết các vấn đề về ô nhiễm và môi trường, hạn chế những khó khăn về nguồn nguyên liệu đồng thời hình thành một phân công lao động quốc tế mới, tạo ra được những sản phẩm giá trị cao nhờ việc áp dụng những thành tựu khoa học và tri thức mới.
Nhờ những cải tổ như vậy mà trong thời kỳ này, sản xuất công nghiệp tăng lên rất nhiều nhưng tổng lượng tiêu dùng nguyên vật liệu lại giảm đi đáng kể.
3) Phát triển lĩnh vực dịch vụ
Do tình hình kinh tế thay đổi nên chính phủ quyết định thực hiện quá trình “ dịch vụ hoá toàn bộ nền kinh tế”. Nhờ vậy mà nghành dịch vụ không những tăng về tỷ trọng mà còn ngày càng đa dạng hoá các loại hình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo bước nhảy vọt về chất trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân.
4) Đổi mới chính sách phát triển kinh tế kỹ thuật
Do không thoả mãn với việc nhập khẩu kỹ thuật của nước ngoài cho nên trong thời kỳ này chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế kỹ thuật trên cơ sở ưu tiên sau: chuyển từ vay muợn thành tựu nước ngoài sang đảm bảo những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật trên nền khoa học cơ bản của Nhật Bản , chuyển những bộ phận tiềm năng khoa học kỹ thuật từ hướng ít triển vọng nhất sang hướng nhiều hưá hẹn nhất.
Nhờ vào việc tập trung phát triển theo hướng trên mà Nhật Bản đã đạt được những thành tựu khoa học mới trên các lĩnh vực điều khiển học, tin học, công nghệ và trên một quy mô sâu rộng.
5) Đổi mới chính sách đối ngoại: ( Sẽ phân tích sâu ở phần chính sách ngoại thương )
2. Chính sách ngoại thương và các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương:
2.1. Những dặc điểm chung của chính sách ngoại thương thời kỳ này:
Thời kỳ có những chuyển biến mới thì chính sách ngoại thương có những đặc trưng sau đây:
1) Hoà nhập vào thị trường thế giới, dựa theo tính chất quốc tế hoá nền kinh tế
Nói chung trong những năm 60, nền kinh tế thế giới phát triển tương đối tốt đẹp, nhưng bước vào thập kỷ 70 đã có những chuyển biến mới: lạm phát tăng lên, sản phẩm công nghiệp tăng lên, năng lực xuất khẩu của các nước giảm, cán cân ngoại thương càng bị thâm hụt, thể chế cũ của IMF bị phá vỡ, đồng USD Mỹ không được tự do chuyển đổi thành vàng. Đồng Yên đại diện cho nền kinh tế Nhật Bản cũng dần dần được thừa nhận là đồng tiền quốc tế. Đồng Yên được quốc tế hoá thì nền kinh tế Nhật Bản cũng bước vào một giai đoạn phát triển mới, hoà nhập chung vào nền kinh tế thế giới. Vì thế, vai trò của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới không chỉ tăng thêm mà Nhật Bản cũng phải quyết định các vấn đề kinh tế của mình trong bối cảnh quốc tế. Chính sách ngoại thương của Nhật Bản cũng phải dựa theo tiêu chuẩn quốc tế hoá của nền kinh tế Nhật Bản .
2) Chính sách ngoại thương gắn liền với vấn đề nhiên liệu:
Nổi bật trong giai đoạn này là vấn đề nguyên nhiên liệu, vậy thì chính sách ngoại thương của Nhật Bản với vấn đề này như thế nào?
Nhật Bản là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng dầu lửa do lượng dầu lửa tiêu thụ hầu hết là phụ thuộc vào nhập khẩu. So với các nước khác, Nhật Bản đã phục hồi lại nền kinh tế nhanh hơn nhưng vấn đề nguồn cung cấp nhiên liệu bất ổn định và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế thì vẫn chưa giải quyết được.
Đứng trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng, Nhật Bản , một mặt tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mặt khác, tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định.
Một trong những cách để đảm bảo có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định là tăng khả năng tự cung cấp, nhưng là một nước nghèo tài nguyên thì Nhật Bản không thể tự cung cấp được được. Mặt khác, việc chuyển sang các nguồn năng lượng mới dồi dào hỏi phải có thời gian chính vì vậy, Nhật Bản chỉ có thể là dựa vào bên ngoài, tức là dựa vào ngoại thương.
Để có nguồn cung cấp ổn định từ bên ngoài thì Nhật Bản phải tham gia vào việc khai thác nguồn tài nguyên ở nước ngoài, khuyến khích các công ty Nhật Bản ra nước ngoài khai thác, so với các nước khác thì Nhật Bản chậm chân hơn trong lĩnh vực này nên cũng đã gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề nhiên liệu là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, cần phải có sự hợp tác giữa các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu nguyên liệu. Nhận thức được vấn đề đó, Nhật Bản đã cố gắng có được nguồn nguyên liệu ổn định mà không gây ảnh hưởng nguy hại đến các nước xuất khẩu. Chính sách ngoại thương của Nhật Bản cũng đã căn cứ vào các vấn đề quốc tế, cụ thể ở đây là vấn đề nguyên liệu.
Các biện pháp cụ thể
Trên cơ sở đó, chính sách ngoại thương trong thời kỳ này được thực hiện theo những khía cạnh sau:
Đa phương hoá các nguồn cung cấp. Cụ thể là tìm hiểu khách hàng cung cấp ở các vùng mới để giảm dần sự phụ thuộc quá mức vào một vài nước cung cấp như trước.
Để có thể đứng vững trên thị trường nguyên liệu thế giới, giảm sự phụ thuộc vào các công ty độc quyền Anh-Mỹ, mộ mặt, ký hợp đồng mua bán dài hạn với chính phủ các nước sản xuất tài nguyên thông qua sự môi giới của các công ty thương mại tổng hợp, mặt khác, đầu tư vốn và kỹ thuật trực tiếp thăm dò và khai thác ở các nước đang phát triển để cung cấp cho nhu cầu trong nước.
Tiến hành gia công tại chỗ, giảm dần việc nhập khẩu và nguyên liệu thô, tăng dần tỷ trọng nhập khẩu bán thành phẩm hoặc nguyên liệu đã qua chế biến ở trình độ cao.
3) Chính sách ngoại thương trong thời kỳ này được nâng cao về mặt đối nội và đối ngoại
Nền kinh tế Nhật Bản gia nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc thì chính sách ngoại thương cũng cần nâng cao năng lực về đối nội lẫn đối ngoại:
Thứ nhất là về đối ngoại
Như chúng ta đã biết nền kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn không thể giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước nếu không cân nhắc các vấn đề quốc tế. Những chính sách kinh tế chỉ thụ động thích ứng với sự thay đổi môi trường trong nước thì chưa đủ mà cần phải tiến tới giải quyết vấn đề quốc tế. Vì thế chính sách ngoại thương của Nhật Bản đã vượt khỏi tầm nhìn của một quốc gia, đạt đến tính chất của một chính sách ngoại thương quốc tế.
Cơ sở của chính sách ngoại thương Nhật Bản là tự do thương mại cũ. Với nguồn tài nguyên nghèo nàn để duy trì sự phát triển kinh tế cao như thời kỳ trước, Nhật Bản phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước khác trên thế giới đồng thời đảm bảo được con đường xuất khẩu sang tất cả các nước trên thế giới. Đấy chính là con đường tự do hoá thương mại, hạ thấp mức thuế quan mà Nhật Bản đang tiến hành. Nhật Bản nổi lên như là một nước có nền kinh tế tự do và nền công nghiệp phát triển cao đứng thứ nhì thế giới và phần của Nhật Bản trong thương mại thế giới, đặc biệt là hàng chế tạo trở nên lớn mạnh rõ rệt. Chính vì thế chính phủ Nhật Bản thấy cần thiết phải có những hành động tích cực để duy trì và tăng cường hệ thống thương mại tự do trên thế giới. Chính vì vậy, Nhật Bản tỏ ra trung thành với những nguyên tắc tự do của tổ chức GATT. Các chính sách ngoại thương của Nhật Bản được dựa trên cơ sở của các vòng đàm phán của GATT.
Thứ hai là vấn đề đổi mới của chính sách ngoại thương
Từ thập kỷ 70, quá trình tăng trưởng kinh tế cao mà hạt nhân là quá trình công nghiệp hoá đã bước vào giai đoạn mới. Về mặt đối ngoại, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật Bản trên thị trường thế giới trở nên lớn mạnh, còn trong nước xuất hiện các vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đất chật, người đông đòi hỏi của dân chúng cần một sự đầy đủ thực chất ngày càng cao. Để giải quyết những vấn đề đó, chính phủ Nhật Bản đã cố gắng tìm kiếm một con đường kinh tế mới, thay đổi cơ cấu sản xuất và chính sách ngoại thương cũng thay đổi để phù hợp với sự thay đổi này, đó là thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu cho phù hợp với cơ cấu sản xuất.
Trên cơ sở nhận thức những vấn đề đó, chính sách ngoại thương của Nhật Bản trong thời kỳ mới, thời kỳ quốc tế hoá đời sống kinh tế mang những đặc trưng mới: Vừa hoà nhập vào nền kinh tế thế giới vừa thống nhất với chính sách cơ cấu sản xuất trong nước.
2.2. Chính sách đối với xuất khẩu
2.2.1. Chính sách tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu
Trước đây và cho đến trong cả thời kì này, Nhật Bản luôn luôn lấy việc đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực phát triển kinh tế của mình, nhưng trong tình hình mới có nhiều thay đổi thì chính sách xuất khẩu cũng phải thay đổi, điều đó thể hiện như sau:
(1) Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, giảm bớt tình trạng quá tập trung vào một số mặt hàng nhất định.
Các ngành sản xuất, nhất là các ngành sản xuất trụ cột, ví dụ như ngành sắt thép, đóng tàu, ôtô, hoá chất... phần ._.ơng tây, và thời kỳ đó là thời kỳ hoàng kim của phương tây. Nhật Bản là một nước Châu á cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của mình, chịu nhiều thiệt thòi trong buôn bán quốc tế. Nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đang chuyển sang phía đông Châu á, và Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhật Bản chỉ hoàn toàn nhận viện trợ của Mỹ để khắc phục kinh tế và phát triển nhanh nền kinh tế dựa vào những quan hệ mật thiết với Mỹ. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có thể phát triển nền kinh tế của mình thông qua sư giúp đỡ viện trợ của các tổ chức, chính sách, các quốc gia trên thế giới. Môi trường thế giới đã mở rộng hơn nhiều cho Việt Nam để phát triển nền kinh tế của mình.
Nhật Bản trong những năm 50 là đất nước Nhật đang đứng trước ngưỡng cửa phải gia hội nhập vào tổ chức GATT và các tổ chức thế giới khác. Và hiện nay Việt Nam cũng đang phấn đấu tích cực để tham gia vào các tổ chức của khu vực, thế giới nhất là tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một nước nghèo nàn về tài nguyên, Nhật Bản đã nhận thức được là Nhật Bản sẽ không thể phát triển nền kinh tế của mình nếu không dựa vào bên ngoài. Trong giai đoạn hiện nay tình hình thế giới cũng đã thay đổi rất nhiều, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang được mở rộng, một quốc gia không thể tồn tại được và phát triển nếu chỉ dựa vào nguồn lực bên trong. Chính vì thế, xu hướng tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới là một điều tất nhiên, không thể tránh khỏi. Như vậy nhu cầu tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới của Nhật trong những năm 50 và Việt Nam trong những năm 90 tương đối giống nhau, nhưng xuất phát điểm lại khác nhau, do môi trường quốc tế khác nhau. Động lực cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao trước hết là nhu cầu trong nước. Nhật Bản tăng cường đầu tư trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước để thảo mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh là kết quả đóng góp rất lớn của các công ty vừa và nhỏ. Chính những công ty này đã thích ứng rất nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường. kịp thời thay đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường thế giới. Việt Nam vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nằm trong tay các công ty quốc doanh và hiện nay thì cũng bắt đầu cổ phần hoá các công ty quốc doanh, những vấn đề đó hiện vấn đang ở giai đoạn ban đầu.
Đóng góp cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế Nhật Bản cũng phải kể đến sự tiết kiệm của dân chúng. Tiết kiệm của Nhật Bản vào hàng năm lớn nhất trên thế giới. Ngân hàng Nhật Bản đã huy động tốt nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân cho các doanh nghiệp vay để phát triển và mở rộng sản xuất, đẩy nhanh xuất khẩu và thu được ngoại tệ. Cho nên bên cạnh nguồn vốn vay nước ngoài, Nhật Bản vẫn chủ yếu sử dụng những nguồn vốn xuất phát từ trong nước. Còn Việt Nam hiện nay vẫn chưa huy động được hết các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà vẫn phải chủ yếu dựa vào nguồn vay viện trợ, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển sản xuất. Và đặc điểm này cũng là đặc điểm chung của các nước Đông Nam á, và bài học kinh nghiệm của các nước Đông Nam á sau cuộc khủng hoảng tiền tệ cũng rất bổ ích cho chúng ta học tập.
Trình độ khoa học kỹ thuật bây giờ và 30 năm trước là hoàn toàn khác nhau. Nhật Bản đã phát triển nhanh nền kinh tế của mình nhờ vào đầu tư mạnh mẽ của tư nhân, vào nhà máy và thiết bị mới tạo ra, đầu tư vào những ngành sản xuất mới lúc bấy giờ như ngành điện tử. Có thể nói nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh là do các ngành công nghiệp ứng dụng phát triển mạnh mẽ và Nhật Bản đã nâng cao được uy tín của các sản phẩm những ngành đó trên thị trường quốc tế thông qua ngoại thương, xuất khẩu những mặt hàng đó. Vậy thực trạng của Việt Nam là gì? Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là những sản phẩm thuộc ngành Nông – Lâm – Hải sản, công nghiệp nhẹ và chủ yếu trên hình thức gia công. Thế thì liệu Việt Nam có khả năng đạt được sự tăng trưởng như Nhật Bản dược hay không?
Chính sách ngoại thương của Việt Nam và Nhật Bản đều hướng về xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ. Nhưng xét về cơ cấu xuất khẩu thì lại khác. Là một nước tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam tập trung sản xuất những sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, trong khi đó Nhật Bản lại đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm của ngành công nghiệp, nhất là ngành chế tạo. Về nhập khẩu thì Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu nguyên vật liệu phúc vụ cho sản xuất trong nước, còn Việt Nam thì là nhập khẩu các loại máy móc thiết bị hiện đại hóa các ngành sản xuất trong nước.
Một nhân tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao là Nhật Bản sẵn có một lực lượng lao động dồi dào có trình độ giáo dục cao. Điều này rất giống với Việt Nam. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản hàng năm cũng có một lực lượng lớn thanh niên tham gia vào lực lượng lao động, và cũng có nhiều công dân nông nghiệp di chuyển từ các vùng quê kiếm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các thành phố lớn. Nhưng sự thật là so với người Việt Nam thì có thể nói người Nhật lao động chăm chỉ và tỷ mỷ hơn. Họ cần mẫn và lặng lẽ như một con ong làm mật và làm việc hết mình, không chỉ cho riêng bản thân, mà là cho “nhóm của mình” tức là cho gia đình, cho công ty… của mình. Nhất là họ rất phấn đấu cho sự lớn mạnh của công ty mà họ gắn bó suốt đời với nó thông qua chế độ làm việc suốt đời.
Trong những năm 50, 60 là những năm của thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản đã biết tận dụng được lợi thế so sánh về nhân công. Trong những năm này, tiền lương của người lao động thấp hơn nhiều so với các nước khác, nên các sản phẩm sử dụng nhiều sức lao động có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Như đã đề cập trong chương hai, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu những năm 50 và đầu những năm 60. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản đã ban đầu phát triển những ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Và Việt Nam hiện nay cũng có được sự đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công. Nhưng hiện nay khác với Nhật Bản chúng ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan về lợi thế nhân công này.
Hiện nay Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới cho nên điều kiện phát triển kinh tế là khác xa với Việt Nam của chúng ta về mọi mặt, nhưng trong môi trường quốc tế hoá, những vấn đề quốc tế đều mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, thì những bài học của Nhật Bản vẫn còn có ích lợi đối với Việt Nam.
II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Nhật Bản
1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế.
Ngay sau khi giành được chính quyền tự chủ về kinh tế, Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống về ngoại thương, như “Luật quản lý ngoại thương và chế độ ngoại hối”, “Pháp lệnh quản lý việc chi trả đối ngoại và nhập khẩu”, “Pháp lệnh về quản lý xuất khẩu”… đảm bảo môi trường pháp lý tốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hoat động tốt.
Đối với Việt Nam, chúng ta đang trong giai đoạn ban đầu hoàn chỉnh các hệ thống luật. Hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn chỉnh và nhất quán. Luật ngoại thương chỉ mới được ra đời và năm 1997. Ngoài ra nhiều bộ luật được ban hành và có hiệu lực trong thời gian dài mới có các văn bản thực hiện, nhưng nhiều khi văn bản này chưa được cụ thể, chi tiết, hay giữa chúng lại có sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Do vậy, có rất nhiều kẽ hở để những kẻ làm ăn phi pháp trong và ngoài nước lợi dụng. Mặt khác, hệ thống luật bây giờ lại không đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương hoạt động được tốt, hạn chế phần nào hiệu quả kinh doanh ngoại thương.
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật hiện nay là việc tham gia và ban hành luật phải kèm theo các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật với mức độ cụ thể, chi tiết để có thể thi hành được phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng quốc tế hóa đang được diễn ra rất mạnh mẽ, hoạt động ngoại thương không chỉ diễn ra trên phạm vi một quốc gia mà là một quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đến nhiều nước khác nhau trên thế giới. Và hiện nay những buôn bán quốc tế được diễn ra trên cơ sở những thông lệ quốc tế và luật quốc tế. Cho nên hệ thống luật pháp, nhất là những luật pháp có liên quan đến ngoại thương phải phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế và những thông lệ quốc tế, đồng thời cũng phải thể hiện được những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng ta, thể hiện được những đặc thù riêng có của Việt Nam.
2. Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, kết hợp với chính sách bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý và linh hoạt
Như trong chương hai đã phân tích, Nhật Bản đã thực hiện chính sách tự do hoá thương mại một cách rất hợp lý, đồng thời cũng tiến hành bảo hộ những ngành sản xuất trong nước đang còn yếu kém đảm bảo nền kinh tế phát triển một cách hài hoà và hợp lý trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh.
Chúng ta đang trong giai đoạn tham gia và hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới cho nên việc áp dụng chính sách tự do hoá thương mại là điều tất nhiên không thể tránh khỏi. Chính sách tự do hóa thương mại thông thường chỉ có thể áp dụng thành công ở những nước có nền kinh tế phát triển đến trình độ cao, ít chịu tác động của bên ngoài, Đối với nước ta, chưa thoả mãn điều kiện trên, nếu áp dụng hoàn toàn tự do hoá thương mại thì sẽ dẫn đến những hiện tượng khó khăn như nợ nước ngoài sẽ tăng do không kiềm chế được nhập khẩu tràn lan, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi để xuất khẩu.
Do vậy vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải hoàn thiện chính sách ngoại thương trên cơ sở của mô hình chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch để nâng cao khả năng tham gia vào hội nhập quốc tế của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế khu vực, đồng thời vẫn bảo vệ được thị trường trong nước phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.
Nhật Bản cũng đã rất thành công trong việc kết hợp hai mô hình này. Cũng như Nhật Bản, chúng ta muốn áp dụng thành công thì trước hết phải lập một chường trình hoạt động tự do hoá thương mại dài hạn và thực hiện trên cơ sở chương trình này. Chương trình này có thể là kế hoạch trong 5 năm hoặc 10 năm. Có như vậy các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương và các nhà sản xuất trong nước khỏi bị động trong kinh doanh, Hiện nay, có một hiện tượng là nhà nước bất ngờ thay đổi chính sách làm cho các doanh nghiệp không kịp chuẩn bị tư tưởng dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Cụ thể của chương trình này như sau:
- áp dụng chính sách tự do hoá thương mại đối với những mặt hàng được phán đoán là không thể sản xuất được trong nước hiện tại và trong thời gian trước mắt.
- Đối với những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh hay trong nước sản xuất được có khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài thì tiến hành tự do hoá trước.
- Đối với những mặt hàng chúng ta có khả năng sản xuất được và có khả năng cạnh tranh trong tương lai thì để một thời gian cho các doanh nghiệp tự khẳng định lại mình, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được thì sẽ bị thị trường đào thải ra khỏi ngành sản xuất đó và chuyển sang ngành khác mà mình có lợi thế hơn.
- áp dụng chính sách bảo hộ đối với những ngành sản xuất mang tính chất chiến lược có liên quan đến an ninh quốc gia và những ngành sản xuất được xem là sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nếu áp dụng chính sách tự do hoá thương mại.
- Chuyển sang hình thức quản lý bằng thuế thay cho hình thức quản lý bằng hạn ngạch đối với các mặt hàng đang và sẽ áp dụng chính sách tự do hoá thương mại.
3. Kết hợp hài hòa giữa chính sách ngoại thương và chính sách thay đổi cơ cấu sản xuất
Chúng ta biết rằng, Nhật Bản đã từng bước thay đổi cơ cấu sản xuất của mình, và chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra rất thuận lợi và nhanh chóng. Chính sách ngoại thương đóng góp rất quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất diễn ra rất thuận lợi và nhanh chóng. Chính sách ngoại thương đóng góp rất quan trọng trong việc thay đổi cho phù hợp cơ cấu sản xuất đó, tác động tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất, làm cho quá trình này diễn ra tốt đẹp hơn. Quá trình chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam diễn ra quá chậm chạp, Việt Nam chúng ta không thể cứ vẫn là một nước nông nghiệp, phát triển nông nghiệp mà thôi. Nhật Bản cũng vốn là một nước nông nghiệp, sau chiến tranh nền kinh tế ở gần mức không. Nhật Bản đã biết vận dụng một cách linh hoạt các nhân tố bên ngoài mà cụ thể là dựa vào ngoại thương để thay đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế của mình. Đó cũng chính là một bài học quan trọng đối với Việt Nam. Chúng ta cần thực hiện một chính sách ngoại thương như thế nào để có thể cải tổ được cơ cấu sản xuất như hiện nay và phục vụ được chính cơ cấu sản xuất đó. Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và gia công lắp ráp. Cơ cấu sản xuất này đã tồn tại mấy chục năm và rõ ràng là chúng ta không thể tiếp tục như thế này mãi. Chúng ta cần phải phát triển những ngành sản xuất khác có trình độ cao hơn, từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, ví dụ như không phải lắp ráp mà có thể sản xuất những chi tiết của sản phẩm đó ngay tại Việt Nam. Rõ ràng muốn thực hiện được điều đó cần phải có sự đóng góp của ngoại thương, tức là nhập khẩu những công nghệ kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển những ngành sản xuất đó, sản xuất các mặt hàng phục vụ cho trước hết là nhu cầu trong nước rồi tiến xuất khẩu ta thị trường ngoài nước.
Chính sách ngoại thương phải khuyến khích xuất nhập khẩu trong những ngành nghề mới, có tác dụng làm thay đổi cơ cấu sản xuất. Trước hết đó là những mặt hàng thuộc ngành điện tử, công nghiệp hoá dầu, ngành công nghiệp chế biến ở mức độ cao, ngành công nghiệp thời trang.
4. Đẩy mạnh các mối quan hệ thương mại trên cơ sở độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam và trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác.
Nhật Bản là một nước công nghiệp mạnh, nhưng ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 Nhật Bản đã nhận thức được rằng Nhật Bản không thể tồn tại nếu như tách rời các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Nhất là sau cuộc khủng hoảng dầu lửa, Nhật Bản phải thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại trên cơ sở cân nhắc các vấn đề quốc tế. Bước vào thập kỷ 90 thì thực hiện chính sách ngoại thương trong trạng thái hạn chế những xung đột về thương mại. Đây thực sự là vấn đề hết sức khó khăn đối với Nhật Bản nhưng Nhật Bản đã vượt qua được và đã thành công trong việc cải thiện mối quan hệ với các nước phát triển cũng như với cả các nước đang phát triển hay chậm phát triển. Việt Nam chúng ta hiện nay chưa gặp phải tình trạng xung đột với các bạn hàng như Nhật Bản trước đây. Thế nhưng, những bài học của Nhật Bản vẫn còn đó, và chúng ta cũng cần phải tránh những trường hợp như vậy nhất là trong thời đại hiện nay, cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trong lĩnh vực kinh tế đang trở nên gay gắt.
Do vậy, chính sách ngoại thương của Việt Nam là phải tăng cường sự hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở độc lập chủ quyền quốc gia.
Thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu:
Trong suốt quá trình phát triển kinh tế của mình, Nhật vẫn coi đẩy mạnh xuất khẩu là trọng tâm trong chính sách ngoại thương của họ. Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, Nhật Bản đã từ một nước luôn thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế thành một nước dư thừa cán cân thanh toán quốc tế, trở thành chủ nợ trên thế giới. Không chỉ riêng Nhật Bản, các quốc gia khác cũng đều xem đẩy mạnh xuất khẩu là một mô hình chính sách ngoại thương rất quan trọng. Việt Nam trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế, cần thiết phải có nhiều ngoại tệ để phát triển sản xuất trong nước thì việc tăng cường xuất khẩu là rất cần thiết.
Từ bài học của Nhật Bản, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
áp dụng chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu.
Việc này chúng ta đã và đang tiến hành. Chúng ta vẫn áp dụng mức thuế quan thấp hoặc bằng 0 đối với hàng xuất khẩu.
Miễn giảm các loại thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu. Việc miễn giảm này không phải cần thiết áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và tất cả các ngành nghề với cùng một mức như nhau. Mức miễn giảm này có thể thay đổi trong từng giai đoạn một để phù hợp với tình hình cụ thể của từng thời kỳ.
Cụ thể, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ cần miễn giảm hơn nữa đối với:
+ Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng sau đây: Hàng có trình độ gia công chế biến cao, sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, hàng cơ khí điện tử….
+ Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng trên và có khả năng tổ chức xuất khẩu tốt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường cho mình.
+ Những doanh nghiệp nói trên trong thời kỳ đầu tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đó.
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu Nhật Bản đã rất thành công trong việc áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu nhất là trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao. Bài học này không chỉ riêng của Nhật Bản mà tất cả các nước áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu đều áp dụng. Việt Nam chúng ta cũng đã và đang áp dụng chính sách này: cho vay với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này thuận lợi trong việc vay vốn thu mua và mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng vấn đề đặt ra là phải tổ chức cho vay như thế nào để tránh tổng hợp….không có hiệu quả như hiện nay.
Thành lập và phát huy hiệu quả của các cơ quan chức năng để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
- Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhật Bản thành lập rất nhiều cơ quan chức năng như là: Hội mậu dịch với các quốc gia khác, JETRO, hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các quỹ tài chính, cơ quan kiểm tra xuất khẩu nhập khẩu cơ quan này của Nhật Bản hoạt động có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
Việt Nam cũng có nhiều cơ quan chức năng như thế này nhưng phần lớn những cơ quan này vẫn chưa hoạt động có hiệu quả, mang tính chất hình thức nhiều hơn. Cho nên chính sách ngoại thương của Chính phủ cần quan tâm đến các cơ quan này hơn nữa, giúp đỡ các cơ quan này hoạt động có hiệu quả hơn, để các cơ quan này có thể xúc tiến giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Một trong những cơ quan chức năng rất quan trọng là các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, Nhật Bản đánh giá cao chất lượng hàng hoá cho nên thành lập nhiều cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, áp dụng biện pháp kiểm tra rất ngặt nghèo nhờ vậy mà uy tín của hàng hoá Nhật Bản trên thị trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Hiện nay, chúng ta đã có công ty VinaControl, nhưng trên thực tế thì hoạt động kiểm tra hàng xuất khẩu chưa được chặt chẽ, cho nên hàng kém phẩm chất vẫn xuất hiện nhiều. Hàng Việt Nam muốn có uy tín trên thị trường quốc tế thì Nhà nước phải không ngừng tăng cường kiểm tra hàng xuất khẩu và tiến hành xử lý phạt nặng đối với các trường hợp sai trái như của Nhật Bản.
Bên cạnh đó phải tăng cường vai trò và hoạt động của các tổ chức cung cấp thông tin thị trường và tiếp thị cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tổ chức xúc tiến mậu dịch JETRO của Nhật Bản thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, hỗ trợ nhiều cho hoạt động của các công ty Nhật Bản. Tổ chức này có trụ sở ở hầu hết các nước trên thế giới, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Nhật Bản về thị trường của các nước này, tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu hàng Nhật Bản tại nước ngoài… Việt nam có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và chúng ta cũng phải tăng cường hoạt động của các tổ chức này hơn nữa, nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức này như tổ chức triển lãm ở nước ngoài, giới thiệu hàng Việt Nam, cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài một cách đầy đủ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đúng hướng, đạt hiệu quả kinh tế cao, tìm kiếm thị trường ngoài nước…
Đơn giản thủ tục xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu được nhanh chóng.
Vấn đề đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu là vấn đề được bàn bạc từ trước đến nay và được các cơ quan, bộ, ngành từng bước tổ chức một cách hợp lý hơn. Nhưng so với Nhật Bản và các quốc gia khác thì vẫn phức tạp, hiện tượng cửa quyền vẫn xảy ra, gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung. Những thủ tục rườm rà như thế này thực tế đã làm mất thời gian và tiền của các doanh nghiệp, dẫn đến chi phí hiệu quả kinh doanh ngoại thương giảm đi, không khuyến khích được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đa dạng hoá thị trường, tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn.
Ngay trong thời kỳ đầu phát triển nền kinh tế của mình, Nhật Bản đã xem trọng các thị trường lớn có mức sống cao là trọng tâm. Người Nhật Bản đã nghĩ rằng có thâm nhập được vào những thị trường như vậy mới tăng uy tín của hàng Nhật Bản trên quốc tế, mới góp phần làm thay đổi được cơ cấu sản xuất trong nước. Chính vì vậy Nhật Bản đã xem trọng các mối quan hệ với thị trường âu - Mỹ. Do vậy, cần phải đầu tư để có thể xâm nhập được vào các thị trường âu – Mỹ, hơn nữa xem đó là động lực của sự tăng trưởng kinh tế trong nước.
Nhưng một bài học của Nhật Bản là chỉ vì tập trung vào một số thị trường lớn cho nên mẫu thuẫn giữa Nhật Bản và các nước này càng gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều đàm phán thương lượng giữa hai chính phủ về mậu dịch, buộc Nhật Bản phải nhượng bộ, hy sinh một vài quyền lợi của mình. Chính vì vậy, một mặt Nhật Bản phải tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế để tránh những sức ép đàm phán song phương một mặt đa phương hoá thị trường, tăng cường xuất khẩu sang các nước Châu á và các nước khác. Và Việt Nam cũng như thế, cần phải đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế ngoại thương, đang phương hoá thị trường, nhưng cũng cần phải hướng đến các thị trường lớn để nhằm nâng cao chất lượng góp phần xúc tiến việc cải tổ cơ cấu sản xuất hiện nay.
6. Đa dạng hóa các mặt hàng, tập trung xuất khẩu các mặt hàng đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với trình độ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng đạt trình độ khoa học kỹ thuật cao. Chính sách cơ cấu xuất khẩu của Nhật Bản xuyên suốt trong các thời kỳ là đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Đây là một chính sách hợp lý mà không chỉ Nhật Bản mà cả Việt Nam hiện nay cũng đã và đang áp dụng. Thế nhưng thành công của Nhật Bản là ở chỗ xác định mặt hàng xuất khẩu chủ đạo đạt hiệu quả kinh tế cao dựa trên cơ cấu sản xuất trong nước và phù hợp với thị trường quốc tế. Vì vậy, những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nhật Bản chỉ tạm thời đứng vững, lên ngôi trong một thời gian ngắn rồi sau đó lại bị thất thế bởi các mặt hàng mang tính chất hiện đại hơn: hàng dệt hoá học thay thế cho hàng dệt tự nhiên, rồi chính nó lại thay thế bởi các sản phẩm hoá dầu, rồi đến hàng cơ khí công nghiệp nặng và hàng đầu tư…
Từ bài học của Nhật Bản, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu như sau:
- Đa dạng hoá các mặt hàng. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của ta tập trung vào một số mặt hàng nông hải sản và dầu thô, nhưng mặt hàng này lại chịu ảnh hưởng nhiều của biến động giá cả trên thế giới và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cho nên chúng ta cần phải mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn nữa.
- Khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng đạt trình độ kỹ thuật cao,
hiệu quả kinh tế ngoại thương cao phù hợp với xu hướng của thời đại, góp phần vào việc nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản xuất hiện nay. Đó là sản phẩm của các ngành điện tử, thông tin, cơ khí, máy móc.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt chất lượng quốc tế ở trình độ cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế.
5. Chính sách nhập khẩu
1)Kết hợp hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu đảm bảo cân bằng trong thanh toán quốc tế.
Biện pháp này có vẻ mang đậm tính chất bảo hộ, hạn chế nhập khẩu nhiều trong giai đoạn trước mắt, chúng ta cũng cần phải áp dụng biện pháp này để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nhất là trong giai đoạn chúng ta cần nhập khẩu nguyên liệu và máy móc để phát triển sản xuất trong nước. Và Nhật Bản cũng chỉ áp dụng biện pháp này trong thời gian ngắn, thực hiện kết hợp nhập nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm trong giai đoạn điều chỉnh để tự do hóa hoàn toàn.
Hiện nay, Việt Nam có hiện tượng nhập khẩu máy móc rất lãng phí, máy móc cũ không đủ tiêu chuẩn hoặc quá hiện đại không sử dụng hết hiệu suất, tính năng của máy trong khi đó thì thị trường đầu ra lại gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu đổi mới thiết bị là cần thiết nhưng Nhà nước cần phải có chính sách hướng cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị một cách hợp lý hơn. Mặt khác, như trong chương II đã phân tích, Nhật Bản cũng phải mất tương đối nhiều thời gian để điều chỉnh lại việc đổi mới thiết bị dẫn đến nhập khẩu tăng. Do vậy việc can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực này là rất cần thiết, điều chỉnh để cán cân thanh toán được cân bằng.
2)Thực hiện cơ cấu nhập khẩu phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Trong thời kỳ đầu phát triển nền kinh tế của mình, Nhật Bản rất coi trọng nhu cầu đổi mới thiết bị, nhập khẩu công nghệ, máy móc và nguyên liệu để phát triển sản xuất trong nước, thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước.
Vì vậy, cán cân thanh toán quốc tế trong thời kỳ này luôn luôn bị thâm hụt. Nhưng thực tế chứng minh được rằng chính sách đó là hoàn toàn hợp lý, đã giúp Nhật Bản trở thành một cường quốc phát triển công nghiệp trên thế giới. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm về cơ cấu nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay như sau:
Khuyến khích nhập công nghệ máy móc kỹ thuật, nguyên liệu phục vụ quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước.
Hạn chế tối đa hàng tiêu dùng mà trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ phẩm nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Kết luận
Trong quá trình xây dựng và phát triểnkinh tế của một nước ngoại thương đóng một vai trò quan trọng làm cầu nối liên kết kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, giúp nền kinh tế trong nước hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Trên thế giới có nhiều xu hướng phát triển ngoại thương khác nhau, theo những mục tiêu, đường nối khác nhau. Nhật Bản là một trong những nước đã thực hiện Chính sách ngoại thương hợp lý đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Khoá luận đã phân tích quá trình phát triển kinh tế và việc thực hiện các chính sách ngoại thương của Nhật Bản.Cụ thể khoá luận đã phân tích những tình hình phát triển ngoại thương, đặc điểm của Chính sách ngoại thương và các biện pháp áp dụng chính sách ngoại thương trong ba thời kỳ từ năm 1956 đến nay.
Thời kỳ 1956 đến 1973 là thời kỳ phát triển kinh tế cao độ của Nhật Bản.
Thời kỳ 1974 đến 1984 là thời kỳ nền kinh tế Nhật Bản Chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng dầu lửa.
Thời kỳ 1985 đến nay thời kỳ Nhật Bản với cán cân thương mại dư thừa.
Như vậy, trong mỗi giai đoạn chính sách ngoại thương Nhật Bản mang những đặc trưng riêng nhưng nó có chung những điểm sau.
-Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại kết hợp với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.
- Chính sách ngoại thương qua các thời kỳ có liên quan chặt chẽ với các chính sách kinh tế khác của Chính Phủ Nhật Bản và các Hiệp định của các vòng đàm phán của Tổ chức GATT và WTO.
- Thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng đạt trình độ công nghệ cao.
- Đa dạng hoá mặt hàng và đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu.
- Thực hiện chính sách ngoại thương với cơ cấu phục vụ và phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Từ việc phân tích chính sách ngoại thương của Nhật Bản, Tôi đã so sánh, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế.
2. Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại kết hợp với chính sách bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý.
3. Kết hợp hài hoà giữa chính sách ngoại thương và chính sách thay đổi cơ cấu sản xuất.
4. Đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế thương mại trên cơ sở độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam và trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác.
5. Đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, kết hợp hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu để đảm bảo cân bằng thanh toán quốc tế.
6. Thực hiện chế độ thuế, tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả
của các cơ quan chức năng, đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu.
Do khuôn khổ khoá luận và trình độ người viết có hạn nên kháo luận chưa thực sự hoàn thiện, mong được sự góp ý nhiệt tình của các thầy cô và bạn đọc để khoá luận ngày càng được hoàn thiện hơn
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
GS.PTS Tô Xuân Dân, “Chính sách kinh tế đối ngoại”, NXB Thống kê năm 1998.
“giáo trình kinh tế đối ngoại”, nhiều tác giả, Hà Nội năm 1993
GS.PTS Bùi Xuân Lưu, “Giáo trình kinh tế ngoại thương”, NXB Giáo Dục năm 1995.
Marakami Y. Patrick.H.T chủ biên, “kinh tế chính trị học Nhật Bản”, NXB khoa học xã hội, năm 1994.
Nakamura.T., “Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh; sự phát triển và cơ cấu” Viện kinh tế thế giới, Năm 1988.
“Nhật Bản ngày nay”, NXB Hiệp hội quốc tế về thông tin giáo dục, Tokyo năm 1993.
“Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản”, số 1, 2, 3 năm 1998, NXB Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản.
Lưu Ngọc Trịnh, “Kinh tế Nhật Bản, những bước thăng trầm trong lịch sử” NXB Thống kê năm 1998
Tài liệu tham khảo
Tiếng Nhật
9. 藤井茂、“貿易政策”、NXB 千倉書房、Tokyo ― 1986
10.杉本昭一、“日本貿易読本”NXB 東洋経済新報社、Tokyo - 1992
11.勝ヌ、“戦後50年の日本の経済”、NXB 東洋経済新報社、
Tokyo - 1995
12. 中村隆英 “昭和経済史”、NXB 岩波セミナーブックス、
Tokyo - 1998
13. 平野拓也、“日本貿易の革命”、NXB 白本逃、Tokyo - 1996
14. “経済白書”NXB 経済計画庁、Xuất bản hàng năm
15. “通商白書”NXB 通産省、
Xuất bản năm 1991,1993,1995,1996,1997,1998
._.