CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI Việt Nam TỪ 1991 ĐẾN NAY

Tài liệu CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI Việt Nam TỪ 1991 ĐẾN NAY: ... Ebook CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI Việt Nam TỪ 1991 ĐẾN NAY

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI Việt Nam TỪ 1991 ĐẾN NAY, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiÓu luËn ChÝnh s¸ch ngo¹i giao ®éc lËp tù chñ cña Trung Quèc trong quan hÖ víi ViÖt Nam tõ 1991 ®Õn nay Từ hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tới nay, công tác ngoại giao của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng mà hạt nhân là đồng chí Giang Trạch Dân, đã kiên trì chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập, tự chủ, không ngừng mở mang tiến lên, đã đạt được nhiều thành tích, tạo điều kiện quốc tế tốt cho Trung Quốc xây dựng xã hội khá giả một cách toàn diện bước vào thế kỷ mới. I. Chính sách ngoại giao độc lập tự chủ của Trung Quốc : 1. Hoàn cảnh ra đời : Căn cứ vào sự thay đổi của xu thế thế giới và nhu cầu tự xây dựng một xã hội phồn vinh, Trung Quốc đưa ra và theo đuổi chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập tự chủ. Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ XVI nêu rõ : “ Bất kể làn sóng thế giới có thay đổi thế nào, Trung Quốc kiên trì chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập tự chủ. Tôn chỉ chính sách ngoại giao của Trung Quốc là duy trì hoà bình, thúc đẩy cùng phát triển. Chúng ta hy vọng cùng sát cánh với nhân dân thế giới, cùng thúc đẩy sự nghiệp hoà bình và phát triển vĩ đại”. Chính sách ngoại giao độc lập tự chủ của Trung Quốc đề ra là phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến động. Thời kỳ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, trên thế giới, nguy cơ chiến tranh vẫn còn tồn tại, nhân dân thế giới vẫn cần phải nâng cao cảnh giác. Tuy nhiên, sự phát triển của hoà bình nhanh hơn chiến tranh, chiến tranh ngày càng thu hẹp, hoà bình ngày càng phát triển. Và xu thế sẽ dần là hoà bình và phát triển. Mỗi quốc gia muốn phát triển đều có nhu cầu hoà bình, kiên quyết phản đối chiến tranh và chạy đua vũ trang. Đồng thời, trên thế giới lúc này, khoảng cách kinh tế giữa các quốc gia ngày càng lớn, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Các quốc gia đang phát triển không thể phát triển trên cơ sở đói nghèo do đó họ luôn có nguyện vọng duy trì hoà bình ổn định thế giới. Và các nước trên thế giới cũng đang chú trọng phát triển kinh tế trên cơ sở những thành tựu của khoa học - kỹ thuật ngày càng phát. Ở Trung Quốc, thời kỳ này, đồng chí Đặng Tiểu Bình cũng đã có những nhận định quan trọng, tranh thủ hoà bình, duy trì càng lâu càng tốt. Và ông cho rằng hoà bình và phát triển là hai vấn đề lớn của thế giới đương đại. Và cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật trên thế giới thì Trung Quốc cũng cần có một môi trường hoà bình, ổn định học tập, phát triển các thành tựu tiên tiến trên thế giới, để thực hiện hiện đại hoá trong nước. Và từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cùng với việc thực thi chiến lược cải cách mở cửa, Trung Quốc đã từng bước điều chỉnh chính sách ngoại giao, chỉ rõ nhiệm vụ của công tác này là tạo hoàn cảnh quốc tế hoà bình, thuận lợi cho việc kiến thiết hiện đại hóa đất nước. Dưới sự chỉ đạo tư tưởng ngoại giao cảu đồng chí Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã không nhìn bạn bè thân sơ theo hình thái ý thức mà phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, thực hiện mở cửa toàn diện. Từ đó môi trường quốc tế của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể. 2. Nội dung chính sách : Và cũng từ đây, công tác ngoại giao của Trung Quốc chủ yếu đứng trước ba nhiệm vụ : một là, đối phó với sự thay đổi của quan hệ quốc tế do sự phát triển xu thế đa cực hoá mang đến; hai là, chống lại các loại chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, bảo vệ hoà bình thế giới, đẩy mạnh việc thiết lập trật tự chính trị kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý hơn, để bảo vệ quyền lợi của các nước trên thế giới, đặc biêt là đông đảo các nước đang phát triển; ba là, ứng phó với ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển nhanh của khoa học - kỹ thuât cao. Chính sách ngoại giao độc lập tự chủ được thể hiện ở các nội dung sau : Kiên trì nguyên tắc độc lập tự chủ : Đây được coi là tôn chỉ cơ bản của ngoại giao Trung Quốc, nhằm xây dựng một thời kỳ ngoại giao mới ở Trung Quốc. Nội dung này được thể hiển ở các mặt sau : Về mặt chính trị, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, không xâm phạm, không can thiệp đến nội bộ quốc gia, bình đẳng cùng có lợi, chung sống hoà bình, không được áp đặt ý chí của mình lên đối phương. Về mặt kinh tế, mở rộng giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tiền tệ, mậu dịch…thúc đẩy lẫn nhau, cùng phát triển, không nên tạo thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo. Trên thế giới có hơn 250 quốc gia, hơn 2500 dân tộc và 6,1 tỷ người. Quan niệm giá trị, truyền thống lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng và nền tảng văn hoá giữa các nước tồn tại sự khác biệt lớn, nhưng nó đều là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Vì thế, về mặt văn hoá các quốc gia nên học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển, chứ không nên bài xích nền văn hoá của các dân tộc khác. Về lĩnh vực an ninh, các quốc gia tin tưởng lẫn nhau, cùng duy trì, xây dựng quan niệm an ninh mới, tin tưởng lẫn nhau, bình đẳng cùng giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và hợp tác chứ không nên sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Cần cấm hoàn toàn và thiêu huỷ triệt để vũ khí hạt nhân và những vũ khí giết người hàng loạt, ngăn cấm và loại bỏ những nhân tố có thể gây ra chiến tranh, đảm bảo an toàn cho các quốc gia và khu vực. Khoa học phán đoán tình hình chiến tranh và hoà bình : Một trong những nhiệm vụ của ngoại giao Trung Quốc là chống chủ nghĩa bá quyền và tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển. Vì thế Trung Quốc cần phải theo dõi sát sao tình hình thế giới, để có thể đưa ra được những quyết sách phù hợp về ngoại giao khi tình hình thế giới có những biến động. Đồng thời tình hình trong nước cung là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra các chính sách ngoại giao đối với một đất nước. Đối ngoại mở cửa : Trung Quốc tiến hành đối ngoại mở cửa theo ba tiêu chí, học tập khoa học kỹ thuật của phương Tây, học tập kinh nghiệm quản lý của phương Tây, và đồng thời những cái mới của phương Tây. Trung Quốc tiếp tục cải thiện và phát triển quan hệ với các nước phát triển, lấy lợi ích cơ bản của nhân dân các nước làm nền tảng, vượt qua rào cản khác biệt về chế độ xã hội và ý thức hệ, mở rộng lợi ích chung trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, giải quyết thoả đáng vấn đề phân biệt chủng tộc. Duy trì đối thoại, không đối kháng là có lợi cho việc duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới, có lợi cho việc cùng vượt qua những thách thức mà con người phải đối mặt trong quá trình sinh tồn và phát triển. Kể từ những năm 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc xây dựng quan hệ hợp tác mang tính xây dựng với Mỹ, hợp tác quan hệ hữu hảo với Nhật, hợp tác toàn diện với châu Âu, cống hiến cho việc duy trì hoà bình thế giới. Duy trì tăng cường quan hệ láng giềng hữu hảo. Đây cũng chính là hành vi nguyên tắc mà Trung Quốc tiến hành hàng ngàn năm nay. Trung Quốc chủ trương quan hệ láng giềng hữu hảo, tin tưởng cùng có lợi, hợp tác bình đẳng với các nước xung quanh, duy trì hoà bình ổn định, thúc đẩy sự phát triển chung. Đối với những tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải do lịch sử để lại, Trung Quốc chủ trương thông qua bình đẳng đối thoại và đàm phán, tìm cách giải quyết bình đẳng hợp lý. Một khi không giải quyết được, có thể tạm thời gác sang một bên, không nên vì thế để ảnh hưởng đến quan hệ bình thường giữa các quốc gia. Đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường đoàn kết và hợp tác với các nước thứ ba. Trung Quốc là một thành viên thuộc các nước thứ ba, luôn coi việc tăng cường hợp tác đoàn kết với các nước đang phát triển là điểm xuất phát cơ bản cho chính sách ngoại giao của mình. Về mặt chính trị, tăng cường thông cảm và tin tưởng lẫn nhau, tăng cường giúp đỡ và hỗ trợ. Về mặt kinh tế, dựa trên nguyên tắc “ bình đẳng cùng có lợi, coi trọng hiệu quả, đa dạng hoá, cùng phát triển” để mở rộng các lĩnh vực hợp tác nâng cao hiệu quả hợp tác. Chính sách một nước hai chế độ : Đây là phương châm được áp dụng đối với các đặc khu hành chính của Trung Quốc là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan nhằm để thống nhất tổ quốc. Hồng Kông và Ma Cao trở về với tổ quốc một cách thuận lợi là do Trung Quốc kiên trì theo đuổi phương châm này, qua đàm phán giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại. Ngày 1-7-1997, Trung Quốc đã khôi phục lại chủ quyền ở Hồng Kông; ngày 20-12-1999 khôi phục lại chủ quyền đối với Ma Cao. Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, và chế độ này được Đảng và Chính phủ Trung Quốc kiên trì thực hiện ở đại lục, còn tại các đặc khu hành chính đi theo thể chế tư bản. Theo phương châm này thì ở các đặc khu hành chính có quyền tự trị cao độ theo quy định pháp lý của Khu hành chính đặc biệt. Đặc khu hành chính được hưởng quyền quản lý, lập pháp, tư pháp, chung thẩm độc lập và các quyền lợi khác theo uỷ nhiệm của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ của Đại hội cũng như sự uỷ nhiệm của chính quyền Trung ương. Nhưng không có nghĩa là hoàn toàn tự trị, Chính quyền Trung ương vẫn giữ những quyền lực cần thiết để duy trì sự thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chức năng ngoại giao và quốc phòng do Chính quyền Trung ương phụ trách. Do việc kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập tự chủ nên đến nay ngoại giao Trung Quốc đã có địa vị chủ động, bước vào thời đại mới để phục vụ sự phát triển kinh tế. II. Chính sách ngoại giao độc lập tự chủ của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam từ năm 1991 đến nay : Từ cuối những năm 80 sang đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cục diện thế giới đã diễn ra những thay đổi chưa từng có : chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ, Liên bang Xô Viết tan rã, đối đầu giữa hai siêu cường Xô - Mỹ không còn nữa, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới quá độ sang thời kỳ hình thành đa cực hoá với xu thế cơ bản là hòa bình, ổn định, xây dựng kinh tế, hợp tác và phát triển. Trong tình hình đó, mối quan hệ giữa các nước với nhau trên thế giới và trong khu vực được hình thành trong thời kỳ đối đầu Xô - Mỹ và chiến tranh lạnh không còn phù hợp với yêu cầu của cục diện thế giơisau chiến tranh lạnh, cần phải thay đổi và cấu trúc lại. Việt Nam và Trung Quốc vốn là láng giềng thân thiện, có truyền thống hữu nghị lâu đời. Cả hai nước trong thời kỳ đổi mới, cải cách và mở cửa đều mong muốn có môi trường xung quanh hoà bình, ổn định, đều cần mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật và giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính trong bối cảnh thay đổi chung của thế giới và trong khu vực cũng như nhu cầu của mỗi nước như đã nêu ra trên đây, khiến cho hai nước Việt Nam – Trung Quốc xích lại gần nhau, vượt qua trở ngại tiến tới bình thường hoá quan hệ. Đầu tháng 9-1990, tại Hội nghị cấp cao không chính thức Việt Nam – Trung Quốc tổ chức tại Thành Đô ( tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc ), lãnh đạo cấp cao của hai nước đã đạt được những thoả thuận chung là “ Khép lại quá khứ, mở ra tương lai”, thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước. Ngày 5-11-1991, Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam do Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, hai bên ký “ Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc”, tuyên bố quan hệ hai nước chính thức bình thường hoá. Từ đó, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ hiện đại. Thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ trong quan hệ vớí Việt Nam từ khi bình thường hoá đến nay, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng tốt đẹp. Từ tháng 11-1991 đến nay, quan hệ Việt – Trung trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, quân sự đến trao đổi thương mại, hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, giao lưu văn hoá, du lịch, nghệ thuật…đều đã được khôi phục, ngày càng được củng cố và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Những biểu hiện thể hiện rõ nhất việc thực thi chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập tự chủ của Trung Quốc đối với Việt Nam là ở các thành tựu trong tất cả các lĩnh vực mà hai nước đã cùng nhau phấn đấu đạt được từ năm 1991 đến nay : Quan hệ chính trị: Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt – Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký 52 hiệp định ở cấp Nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và hành khách giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác giữa hai nước. Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thoả thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Trong năm 2006, đã diễn ra chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có hai cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ôn Gia Bảo dịp dự Hội nghị ASEM 6 tại Phần Lan vào tháng 9 và dịp dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm Trung Quốc – ASEAN tại Nam Ninh vào tháng 10. Bước vào năm 2007, tiếp tục có các chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (5/2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (4/2007) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (3/2007). Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thoả thuận hợp tác giữa hai Bộ ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003). Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước được tổ chức thường xuyên với nội dung phong phú, thiết thực. Một số hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng được hai bên coi trọng và tổ chức đều đặn. Phía Việt Nam đã lập Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (1993), Hongkong (1994). Tháng 5/2004, Việt Nam mở thêm hai Tổng Lãnh sự quán tại Côn Minh ( Vân Nam ) và Nam Ninh ( Quảng Tây), Trung Quốc. Phía Trung Quốc lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh (1993). Quan hệ giữa các tỉnh biên giới của hai nước cũng được tăng cường mạnh mẽ, lãnh đạo thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, bàn việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch…giữa hai bên cũng như công tác trong việc giữ gìn trật tự trị an vùng biên giới, góp phần đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước. Đặc biệt là đầu tháng 6/2007, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức đoàn của 7 tỉnh biên giới phía Bắc và Thành phố Hải Phòng tiến hành xúc tiến kinh tế thương mại tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông – Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên trong hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, đầu tư. Trong dịp này, các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam đã ký thoả thuận với Quảng Tây, Vân Nam – Trung Quốc về việc thành lập Uỷ ban/ Nhóm công tác liên hợp giữa các tỉnh biên giới hai nước. Trên cơ sở của chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán hoà bình, vì vậy đối với vấn đế biển Đông, hai bên đã tiến hành 12 vòng đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề trên biển, tăng thêm hiểu biết về lập trường của nhau. Giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đã ký Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC), hiện đang trong quá trình trao đổi để đi vào triển khai, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (DOC). Ngày 14/3/2005, ba công ty dầu khí ba nước Việt Nam (Petro Vietnam ), Trung Quốc ( CNOOC ), Philippin ( PNOC ) đã ký được thoả thuận về khảo sát địa chấn chung trong một số khu vực trên biển Đông và đang được triển khai thuận lợi. Quan hệ kinh tế, thương mại : Theo phương châm đối ngoại mở cửa để phát triển và sự hợp tác giữa hai bên là bình đẳng, cùng có lợi mà quan hệ kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng phát triển. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 10,42 tỷ USD ( Việt Nam xuất 3,03 tỷ USD; nhập 7,39 USD). 3 tháng đầu năm 2007, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 2,99 tỷ USD, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Việt Nam xuất khẩu 722,7 triệu USD, giảm 2,29% ; nhập khẩu đạt 2,27 tỷ USD , tăng 66,3%. Tuy nhiên kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc trong khi chiếm hơn 12% tổng min ngạch ngoại thương của Việt Nam; đáng chú ý là từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với mức độ tăng rõ rệt. Hai bên thoả thuận phấn đấu đưa kim ngạch song phương lên 15 tỷ USD đi đôi với giảm dần mức nhập siêu của Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4/2007, Trung Quốc có 437 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 1,182 tỷ USD, đứng thứ 14/77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký được 6 văn bản hợp tác và 9 hợp đồng kinh tế trị giá 2,6 tỷ USD. Hai bên đã thành lập Nhóm công tác hợp tác kinh tế để xây dựng Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt – Trung và đề xuất các dự án đưa vào khuôn khổ hợp tác “ Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa hai nước. Các địa phương của hai bên cũng tăng cường quan hệ hợp tác trực tiếp với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực ( trao đổi đoàn khảo sát, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm…), góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là giữa 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Các lĩnh vực khác : Cùng với sự phát triển không ngừng trong quan hệ chính trị và quan hệ hợp tác kinh tế, sự trao đổi trong các lĩnh vực, phương diện khác của hai nước Việt – Trung cũng không ngừng được nâng cao, và giành được nhiều thành quả to lớn. Một là, để thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác hữu hảo giữa hai bên , hai nước Việt – Trung đã khuyến khích các phía, các địa phương tích cực tiến hành những trao đổi trên nhiều lĩnh vực, phương diện. Những năm gần đây, các bộ ngành, địa phương hai nước đã từng bước triển khai các cuộc giao lưu hợp tác và hữu hảo qua lại giữa các bộ ngành, các tổ chức quần chúng và các địa phương, đồng thời chú trọng đẩy mạnh giao lưu giữa thanh thiếu niên hai nước. Mỗi năm có hàng trăm các tổ chức đoàn thể của hai bên viếng thăm lẫn nhau.Thông qua sự giao lưu bình đẳng, tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng giữa hai nước và nhân dân hai nước, tăng cường hợp tác và hữu nghị. Hai là, không ngừng đẩy mạnh giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, tin tức…Chỉ tính số lượng giao lưu lưu học sinh có thể thấy, từ 2002 đến 2005 lưu học sinh Việt Nam ở Trung Quốc là 5842 người, đến 2006 đã đạt 6000 – 7000 người, đứng thứ 5 trong danh sách lưu học sinh các nước tại Trung Quốc. Số người Trung Quốc đến Việt Nam học tập, nghiên cứu cũng có khoảng trên 2000 người. Ba là, chú trọng mở rộng giao lưu và hợp tác trên lĩnh vực an toàn truyền thống, an toàn phi truyền thống, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Các bộ ngành quốc phòng, công an hai nước đã ký chính thức văn kiện hợp tác song phương.Tháng 5/2005 trong thời gian diễn ra cơn bão Chanchu, Trung Quốc đã tổ chức đội tìm kiếm trên quy mô lớn ở vùng biển phía Bắc Nam Hải, cứu được hơn 20 tàu đánh cá và hơn 330 ngư dân Việt Nam, nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bốn là, từng bước triển khai hợp tác trên lĩnh vực quân sự. Thông qua trao đổi quân sự trên nhiều lĩnh vực và phương diện, tăng cường hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Tháng 10/2005 Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Xuân Trà đã đến thăm Trung Quốc và đã cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Tào Cương Xuyên ký chính thức thoả thuận tuần tra chung quân sự trên biển. Tháng 4/2006, biên đội tàu thuyền của quân đội hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và quân đội hải quân nhân dân Việt Nam đã tổ chức cuộc tuần tra chung đầu tiên tại vịnh Bắc Bộ. Đó là lần đầu tiên quân đội hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tổ chức tuần tra chung với hải quân nước ngoài. Tháng 12 cùng năm, hai bên lại tổ chức thành công cuộc tuần tra chung thứ 2 tại vịnh Bắc Bộ. Thông qua sự nỗ lực không biết mệt mỏi trong một thời gian dài, Việt – Trung đã giải quyết được tốt đẹp vấn đề được xem là rất gai góc, đó là vấn đề biên giới trên đất liền và phân định biên giới trên biển vịnh Bắc Bộ. Từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay, đối với những vấn đề lịch sử còn để lại, hai nước về cơ bản đã lấy đại cục làm trọng, thông qua con đường đàm phán hoà bình, tìm ra con đường giải quyết vấn đề. Cuối năm 1999, việc đàm phán về biên giới trên đất liền của hai nước đã thu được một bước đột phá lớn với việc ký chính thức điều ước biên giới trên đất liền. Tháng 7/2000, điều ước chính thức có hiệu lực. Công việc cắm mốc biên giới cũng tiến triển thuận lợi hơn, theo tư liệu của Việt Nam, cho tới tháng 9/2006, cần xây dựng 1532 cột ranh giới trên biên giới đất liền Việt – Trung, hiện vị trí của 972 cột ranh giới đã được xác định, 824 cột đã được xây dựng xong. Ngoài ra, cuối năm 2000, hai bên đã ký chính thức hiệp định phân định biên giới vịnh Bắc Bộ và hiệp định về hợp tác nghề cá. Hai hiệp định này thông qua sự phê chuẩn của hai bên, đến 30/6/2004 chính thức có hiệu lực. Đây là những thành quả to lớn trong quan hệ hai nước, có ảnh hưởng sâu xa tới quan hệ hai bên, tạo cơ sở vững chắc cho việc hợp tác toàn diện, hữu hảo trong quan hệ láng giềng Việt – Trung, và cũng tạo ra ảnh hưởng tích cực trong việc giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển và trên đất liền của Trung Quốc và các quốc gia láng giềng. III. Kết luận : Việc đề ra chính sách ngoại giao độc lập tự chủ của Trung Quốc đã giúp cho đất nước này có những bước phát triển quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính sách này đã không ngừng làm cho Trung Quốc ngày càng có quan hệ đối ngoại sâu rộng với nhiều nước trên thế giới, giúp cho Trung Quốc thực hiện mục tiêu đa nguyên hoá, đa dạng hoá làm cho cục diện ngoại giao có những thay đổi lớn. Trong đó, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh phương thức ngoại giao hoà bình, bởi hoà bình hiện nay là vấn đề chiến lược, nó có mối quan hệ mật thiết tới sự phát triển kinh tế của một đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của một đất nước, do đó nó không chỉ là mong muốn của nhân dân Trung Quốc nói riêng mà còn là của nhân dân toàn thế giới. Đồng thời chính sách nay cũng chú trọng đến vấn đề phát triển kinh tế của Trung Quốc thông qua nguyên tắc hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Vì vậy cho đến nay, chính sách ngoại giao độc lập tự chủ của Trung Quốc được coi là một chính sách ngoại giao linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình trong nước và trên thế giới. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12971.DOC
Tài liệu liên quan