Mục lục
2
3
3
3
3
3
5
6
7
9
9
9
10
11
19
19
21
23
24
Lời Mở Đầu
Chương I : Lãi Suất Và Tác Động Của Lãi Suất
Lãi suất là gì =
Những vấn đề cơ bản về lãi suất
Nguyên tắc xác định lãi suất
Phân loại lãi suất
Các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng
ý nghĩa của lãi suất tín dụng
Ngân hàng trung ương và việc điều hành lãi suất
Chương II : Thực Trạng Điều Hành Lãi Suất Tín Dụng ở Việt Nam Hiện Nay Và Định Hướng Điều Hành Lãi Suất Tín Dụng Trong Thời Gian Tới
I. Điều hành lãi s
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất tín dụng ở Việt Nam – ưu nhược điểm và tác động của lãi suất đến việc
Giai đoạn từ 1986 – 1989
Giai đoạn từ 3. 1989 đến 10.1993
Giai đoạn từ 01.01.1993 đến 01.01.1996
II. Một số ý kiến về hệ thống lãi suất tín dụng và định hướng điều hành lãi suất tín dụng trong thời gian tới
Một số ý kiến về hệ thống lãi suất tín dụng và giải pháp xử lý những bất hợp về lãi suất
Định hướng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam trong thời gian tới
Kết Luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Đất nước ta trong 15 năm đổi mới nền kinh tế đã đạt dược những bước tăng trưởng đáng kể . Để đạt được sự tăng trưởng đó hệ thống ngân hàng đã đóng góp một phần không nhỏ thông qua chính sách tiền tệ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô một công cụ quan trọng đó là lãi suất tín dụng .Việc điều chỉnh lãi suất tín dụng có tác động đến hầu hết các hoạt động của nền kinh tế như mức cung tiền , vấn đề tích luỹ đầu tư …của các thành phần kinh tế từ đó nó ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng kinh tế .Công cụ lãi suất ngày càng trở nên quan trọng khi đất nước tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá và ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay .
Với những kiến thức đã học , những tài liệu tham khảo và nhất là những thay đổi của lãi suất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và đặc biệt được sự hướng dẫn giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn tiền tệ khoa Tiền tệ thị trường vốn em chọn đề tài .
“Chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến nay”.
Đây là đề án đầu tay về những môn học chuyên ngành với sự cố gắng hết mình tìm tòi học hỏi nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do hiểu biết còn hạn chế em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô .
Chương I: Lãi suất và tác động của lãi suất
Lãi suất là gì ?
Trong đời sống xã hội chúng ta luôn thấy hiện tượng trong cùng một thời điểm có những đối tượng dư thừa vốn tức là họ có một số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng và ngược lại cũng có những đối tượng lại rất cần vốn để tiếp tục sản suất hoặc đầu tư mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng họ khó có thể gặp nhau để trao đổi trực tiếp lượng vốn đó được. Để có thể điều hoà được mâu thuẫn này đồng thời để thoả mãn được nhu cầu của các đối tượng và đem lại lợi ích cho nền kinh tế cần có một đối tượng đứng ra làm trung gian đó là ngân hàng. Khi đó người có vốn nhàn rỗi sẽ trao quyền sử dụng của mình cho ngân hàng và ngân hàng là tổ chức trung gian đứng ra tập hợp vốn để cho các đối tượng cần vay vốnkhi đó người được vay vốn sẽ có trách nhiệm hoàn trả số vốn gốc vào đúng thời hạn thoả thuận và thêm vào đó là khoản tiền dôi dư tính cho quyền sử dụng số vốn đó chính là cơ sở xuáat hiện lãi suất.
Như vậy , khi sử dụng bất kì khoản tiền nào , người vay vốn cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu.Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này với phần vốn gốc vay ban đầu được gọi là lãi suất.
Vậy: Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó.
Trong thực tế lãi suất được tính như sau:
Số lợi tức thu được trong kỳ
Lãi suất tín dụng = 100%
Số tiền vay phải trả trong kỳ
những vấn đề cơ bản về lãi suất
Nguyên tắc xác định lãi suất
Căn cứ vào cung cầu tiền tệ
Khi cung cầu tiền tệ tăng lên mà nhu cầu vay không tăng hoặc tăng chậm hơn lượng tiền cung ứng thì lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại.Khi cầu tiền tăng lên mà cung tiền không tăng hoặc tăng chậm hơn lượng tiền mà các chủ thể nền kinh tế cần vaythì lãi suất có xu hướng tăng.
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Ta chia ra làm ba loại : Lãi suất tín dụng ngắn hạn, lãi suất tín dụng trung hạn và lãi suất tín dụng dài hạn.
Trong thực tế lãi suất tín dụng ngắn hạn < lãi suất tín dụng trung hạn < lãi suất tín dụng dài hạn
Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương
Để có lãi suất dương tức là hoạt động kinh doanh của ngân hàng đêm lại lợi nhuận và để tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền thì tỉ lệ lạm phát < lãi suất huy động < lãi suất cho vay.
Phân loại lãi suất
Căn cứ vào loại hình tín dụng
Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTƯ công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
Vì vậy, việc lựa chọn lãi suất cơ bản phù hợp với điều kiện, môi trường kinh tế, mức độ phát triển và hội nhập của hệ thống tài chính của nước ta là rất cần thiết.
Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
Giá cả hàng hoá bán chịu- Giá cả hàng hoá bán trả tiền ngay
Lãi suất tín dụng thương mại =
Giá cả hàng hoá bán chịu
Lãi suất tiền gửi: Là lãi suất trả các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền .
Lãi suất tiền vay: Là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng nó dược áp dụng để tính lãi suất vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng.
Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá nhưng chưa đến hạnthanh toán của khách hàng.
Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoá giấy tờ có ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng.
Căn cứ vào lãi giá trị thực của lãi suất. Có hai loại:
Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu nói khác đi nó là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỉ lệ lạm phát .
Lãi suất thực tế :là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát . Có hai loại lãi suất thực :
+ Lãi suất thực tính trước (dự tính ) là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát .
+ Lãi suất thực tính sau : là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát.
Ta có: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát
Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất
Lãi suất cố định: là lãi suất dược áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay.
Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặc không báo trước.
Căn cứ vào phương pháp tính. Có hai loại :
Lãi suất đơn: Là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kì hạn vay.
Công thức tính lãi suất đơn: I = Co.i.n
Trong đó: I – Số tiền lãi
Co – Số vốn gốc
i – Lãi suất
n – số kỳ hạn gửi vốn
Lãi suất kép: Là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu dược trong thời hạn sử dụng tiền vay.
Công thức tính lãi suất kép: C = Co( 1+ i )n
Trong đó: C- Số tiền thu được theo lãi gộp sau nhiều kỳ
Co – Vốn gốc ban đầu
i – Lãi suất
n – Số thời kỳ gửi vốn
Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thu nhập nhận được trong tương lai theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng. Có 3 loại:
Lãi suất ngắn hạn: áp dụng đối với khoản tín dụng ngắn hạn
Lãi suất trung hạn: áp dụng đối với khoản tín dụng trung hạn
Lãi suất dài hạn: áp dụng đối với khoản tín dụng dài hạn
Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng.
Cung - cầu quĩ cho vay
* Cầu quĩ cho vay: là nhu cầu vay vốn phục vụ sản suất kinh doanh hoặc tiêu thụ của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Cầu quĩ cho vay biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất
* Cung quĩ cho vay: Là khối lượng vốn dùng để cho vaykiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Cung qũi cho vay tăng khi lãi suất cho vay tăng và ngược lại
Điểm cắt nhau giữa cung - cầu quĩ cho vay chính là lãi suất của thị trường
Những nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quĩ cho vay:
+ Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư
+ Lạm phát dự tính
+ Tình trạng ngân sách nhà nước
Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung quĩ cho vay:
+ Tài sản và thu nhập
+ Tỉ suất lợi tức dự tính
+ Rủi ro
+ Tính lỏng của các công cụ đầu tư
Cung cầu tiền
Cầu tiền là lượng tiền mà các ngân hàng, các tổ chức và các cá nhân muốn lắm giữ để dáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tương lai với giá cả và các biến số kinh tế khác cho trước.
Lượng cầu tiền biến đọng ngược chiều với sự biến động của lãi suất đường cầu tiền là đường dốc xuống
Đường cung và đường cầu tiền tệ cắt nhau tại điểm cân bằng làm hình thành lên mức độ lãi suất trên tiền tệ.
Lãi suất
MS
MD
Lượng tiền (M)
Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền tệ
+ Thu nhập thực tế khi nền kinh tế tăng trưởng thu nhập tăng các chủ thể muốn giữ thêm tiền làm nơi dự trữ giá trị đồng thời muốn chi tiền cho tiêu dùng nhiều hơn làm cho cầu tiền tăng đường cầu tiền dịch sang phải và khi nền kinh tế ở vào tình trạng suy thoái thu nhập giảm cầu tiền giảm đường cầu dịch sang trái.
+ Mức giá cả: Các chủ thể nền kinh tế muốn giữ tiền chỉ vì sức mua hàng hoá của nó chứ không phải vì bản thân nó. Khi giá cả tăng dẫn đến sức mua của tiền tệ giảm xuống người ta muốn lắm giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo vẫn mua được lượng hàng hoá dịh vụ như trước kia cầu tiền tăng và đường cầu dịch sang phải và khi giá cả giảm làm cầu tiền giảm đường cầu ịch chuyển sang trái.
Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền đó là mức cung tiền. Sự thay đổi mức cung tiền lại do ngân hàng trung ương quyết định:
Số lượng vốn vay và thời hạn vay
Mức sinh lời của nền kinh tế
Thu chi ngân sách nhà nước
Lạm phát và các chi phí hoạt động của ngân hàng.
ý nghĩa của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
4.1. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô
Khi ta muốn mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất, kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng hay giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền KTTT nhà nước chỉ cần cho phép tăng hay giảm lãi suất.
Bằng việc tăng hay giảm lãi suất cho vay sẽ tác động đến việc thu hẹp hay khuyến khích cầu tiêu dùng, từ đó nó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng sản xuất.
Khi ta tăng hay giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ tác động đến việc thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào ảnh hưởng đến cung – cầu ngioaị tệ từ đó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của quốc gia trong từng thời kỳ ảnh hưởng đến thu chi cán cân thanh toán quốc tế.
Lãi suất tín dụng còn là công cụ hiệu quả để chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền.
Từ những tác động to lớn của lãi suất tới các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô nên lãi suất được coi là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
4.2. Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh vốn từ nơi tạm thời dư thừa vốn sang nơi thiếu vốn từ đó góp phần tạo nên mặt bằng giá cả hợp lý, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển bình thường. Ngoài ra lãi suất còn là công cụ để củng cố và tăng cường chế độ hạch toán trong từng doanh nghiệp.
4.3. Lãi suất là công cụ khuyến khích sự cạnh tranh giữa các NHTM
Trong nền KTTT, các NHTM là các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Thực chất của hoạt động cạnh tranh này là phân chia khối lượng tiền gửi và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng ra thi trường. Để tồn tại và đảm bảo ngày càng mở rộng trong cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải tìm mọi giải pháp để giảm chi phí quản lý và chi phí nghiệp vụ để có thể chấp nhận được một lãi suất tiền gửi cao nhất và một lãi suất cho vay thấp nhất. Quá trình cạnh tranh này sẽ tạo lơị ích thiết thực cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
4.4. Lãi suất là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
Ta có: Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
Từ đây ta có thể tính được thu nhập của mỗi gia đình, doanh nghiệp hay cả quốc gia.
Như vậy để tăng tỷ lệ tiết kiệm từ đó nâng cao lượng vốn đầu tư thi biện pháp hiệu quả nhất là tăng lãi suất tiền gửi. Khi lãi suất tiền gửi thực tế tăng cao thì sẽ là cơ sở để mọi người yên tâm gửi tiền vì được đảm bảo bằng mức lợi nhuận cao và an toàn từ việc tăng nguồn tiền gửi đã làm tăng mức cung ứng vốn dẫn đến tạo điều kiện tốt để mở rộng đầu tư.
Ngân hàng trung ương và việc điều hành hệ thống lãi suất.
Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ là nhiệm vụ cơ bản của NHTƯ. Chính sách tiền tệ gồm công cụ chủ yếu là mức cung tiền. Đối với việc điều chỉnh mức cung tiền của thịu trường tiền tệ qua ba công cụ chính: Hoạt động của thi trường mở, quy định lãi suất tái chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc và trên cơ sở mối tương tác giữa cung – cầu tiền tệ hình thức lãi suất trên thị trường là công cụ gián tiếp. Còn NHTƯ trực tiếp ấn định lãi suất thị trường và điều chỉnh mức cung tiền cho phù hợp với nhu cầu tương ứng với lãi suất đó là cách điều tiết trực tiếp.
Tuỳ theo điều kiện từng nước khác nhau chính sách lãi suất được vận hành theo những cách khác nhau, NHTƯ sẽ chọn cách điều chỉnh khác nhau.
Thứ nhất: NHTƯ ấn định lãi suất để tránh rủi do cho các NHTM thì NHTƯ thường quy định mức lãi suất trần tiền gửi và mức lãi suất sàn cho vay
Để bảo vệ lợi ích cho khách hàng của NHTM thì NHTƯ quy định ngược lại mức lãi suất sàn tiền gửi và mức lãi suất trần cho vay.
Cũng có trường hợp NHTƯ chỉ khống chế mức lãi suất trần cho vay còn lãi suất sàn tiền gửi thì do các NHTM chủ động quyết định.
Thứ hai: Thả nổi lãi suất.
Lãi suất là giá của quyền sử dụng vốn, lãi suất phụ thuộc quan hệ cung cầu về vốn. Có nhiều quan điểm cho rằng đã là giá cả thì phải biến động và được tự do hoá, hiện nay nhiều nước đã từ bỏ khung lãi suất cứng nhắc để chuyển qua thả nổi lãi suất trên thị trường tiền tệ. Bởi vì rõ ràng với một mức lãi suất cứng nhắc sẽ làm cho tính linh hoạt của thị trường tiền tệ suy giảm hoạt động của NHTM gặp nhiều khó khăn và không chủ động được trong kinh doanh.
Với vai trò là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ, NHTƯ tác động gián tiếp đến lãi suất tiền gửi và tiền vay của các NHTM bằng lãi suất tái chiết khấu từ đó nhằm mục đích điều khiển mức cung – cầu tín dụng. Khi cần mở rộng khối tiền tệ NHTƯ áp dụng một mức lãi suất tái chiết khấu thấp để khuyến khích các NHTM, tổ chức tín dụng vay vốn của NHTƯ từ đó khuyến khích đầu tư. Ngược lại khi cần thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt NHTƯ sẽ nâng lãi suất tái chiết khấu để ngăn cản các NHTM, tổ chức tín dụng vay vốn từ NHTƯ từ đó sẽ hạn chế mức đầu tư. Như vậy lãi suất tía chiết khấu sẽ ảnh hưởng gián tiếp nên thị trường qua các NHTM.
Căn cứ vào thực tế của tình hình kinh tế Việt Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã lựa chọn và từng bước thay đổi công cụ lãi suất cho phù hợp với sự biến động của thị trường.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tạp chung do chưa nhận thức hết tầm quan trọng của lãi suất chúng ta đã duy trì lãi suất cố định rất thấp so với lợi nhuận trong một thời gian dài.
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất tác động một cách rất nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế vì vậy đòi hỏi nhà nước phải có chính sách lãi suất phù hợp tạo điều kiện cho các NHTM và các doanh nghiệp chủ động kinh doanh. Đầu năm 1989 chính phủ đã quyết định thay đổi một cách cơ bản chuyển từ cơ chế lãi suất âm sang lãi suất dương và đạt được lãi suất dương đầy đủ vào cuối quý I năm 1993. Để phù hợp với cơ chế mới và đảm bảo giá trị đồng tiền đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế, NHNN luôn bám sát sự biến động của lạm phát để điều chỉnh lãi suất. Trong việc điều hành lãi suất có những chuyển biến tích cực như:
Thực hiện xoá bỏ sự phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế nhưng có sự ưu đãi với vùng núi, hải đảo, cho hộ nghèo vay vốn.
Thu hẹp khoảng cách chênh lệch lãi suất cho vay bằng nội tệ và ngoại tệ.
Cuối năm 1997 luật NHNNVN và luật các tổ chức tín dụng ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động ngân hàng. Trong điều 18 luật NHNN có ghi: NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tía cấp vốn. Đầy là căn cứ pháp lý để NHNN thực hiện những cải cách mới trong chính sách điều hành lãi suất, tăng cường tính hướng dẫn. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, trong từng thời kỳ phát triển NHNNVN đã điều hành lãi suất như thế nào ?
Chương II: Thực trạng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt nam hiện nay và định hướng điều hành lãi suất tín dụng trong thời gian tới
Điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam - Ưu nhược điểm và tác dụng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Trong quá trình điều hành lãi suất phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Lãi suất phải nhỏ hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát (tức là lãi suất luôn có sự điều chỉnh linh hoạt và kịp thời voí sự biến động của nền kinh tế.
Lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát để khuyến khích tiết kiệm, tránh tích luỹ vàng, ngoại tệ.
Lãi suất cho vay thường phải lớn hơn lãi suất huy động.
Lãi suất ngắn hạn thường nhỏ hơn lãi suất dài hạn.
Lãi suất nội tệ phải tương đương với lãi suất ngoại tệ và lãi suất giữa các thành phần kinh tế phải bình đẳng.
Những nguyên tắc trên vạn dụng trong điều hành lãi suất ở Việt Nam không phải lúc nào cũng được tuân thủ triệt để. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và chuyển đổi cơ chế rất phức tạp. Chẳng hạn như trong thời kỳ lạm phát phi mã thì chúng ta áp dụng chính sách lãi suất rát cao song vẫn không hơn tỷ lệ lạm phát. Trong điều kiện nền kinh tế còn non trẻ thiếu thốn cơ sở vật chất kỹ thuật, để khuyến khích đầu tư dài hạn chúng ta đã để lãi suất cho vay dài hạn thất hơn lãi suất cho vay ngắn hạn v. v…Căn cứ vào các yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của đát nước và sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Namđã can thiệp điều chỉnh lãi suất tín dụng phù hợp với từng thời kỳ. Việc điều hành lãi suất thực tế diễn ra như thế nào? mức độ can thiệp của nhà nước đối với lãi suất thay đổi ra sao? Lãi suất đã thực sự phát huy được vai trò của mình hay chưa? Trả lời cho những câu hỏi ấy chúng ta cần xem xét cụ thể qua các giai đoạn điều hành lãi suất. Cụ thể chia thành các giai đoạn sau:
+Giai đoạn từ trước tháng 3 – 1989.
+Giai đoạn từ tháng 3 – 1989 đến tháng 10 – 1993.
+Giai đoạn từ tháng 10 – 1993 đến tháng 01 – 01 – 1996.
+ Giai đoạn từ sau ngày 01 – 01 – 1996.
Giai đoạn từ trước tháng 3 – 1989.
Đây là thời kỳ điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất âm. Trong giai đoạn này tuỳ từng thời gian NHNN có điều chỉnh lãi suất nhưng do lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát năm 1986 là 747,7%, năm 1987 là 301,3%) nên lãi suất luôn ở tình trạng âm:
+ lãi suất tiền gửi nhỏ hơn mức lạm phát.
+ Lãi suát cho vay thấp hơn mức lãi suất huy động.
Hệ thống lãi suất âm có nhiều tiêu cực:
+ Khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền trong lưu thông, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều.
+ Nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất tạo lợi nhuận giả cho doanh nghiệp.
+ Ngân hàng bao cấp cho khách hàng qua lãi suất tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng, ngân hàng không thể kinh doanh bình thường, lãi suất hoàn toàn do Nhà nước quyết định theo ý muốn chủ quan.
Từ đó hình thành nên các kết quả tría ngược nhau, bất hợp lý giữa người gửi tiền, ngân hàng và người vay vốn. Người ta đã ví việc gửi tiền tiết kiệm như là việc bán một con trâu lấy tiền gửi vào ngân hàng, khi rút tiền tra thì số tiền ấy chẳng mua nổi cái dây thừng.
Giai đoạn từ tháng 3 – 1989 đến tháng 10 – 1993.
Thời kỳ này NHNN đã chủ động sử dụng cong cụ lãi suất, chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Để thu hút tiền thừa trong lưu thông về, kiềm chế lạm phát, NHNN đã nâng lãi suất huy động lên rất cao trong một thời gian ngắn: lãi suất không kỳ hạn là 9% / tháng tức là 108% / năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 12% / tháng tức là 144% / năm. Việc làm đó dã thu hút một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực lạm phát. Siêu lạm phát bị chặn đứng nhanh chóng, sau đó xảy ra hiện tượng giảm lạm phát vào tháng 5 – 7 năm 1989, được ổn định với mức thấp cho tới tháng 6 – 1990. Giá vàng, đô la Mỹ giảm đáng kể chứng tỏ lòng tin của dân cư đối với đồng nội tệ được phục hồi.
Chính sách lãi suất trên đã có hiệu quả tức thì nhưng chỉ thích hợp với những bối cảnh lịch sử nhất định vì đây là biện pháp can thiệp trực tiếp vào thi trường tiền tệ tương tự như việc ấn định giá bằng các biện pháp hành chính của nhà nước cho hàng hoá trên thị trường. Từ ngày 20/ 3 / 1990 đến tháng 11/1990 NHNN vẫn để lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 4%, tiền gửi không kỳ hạn là 1,8%/ tháng, lãi suất cho vay các tổ chức kinh tế là 2,4% / tháng thấp hơn lãi suất tiền gửi là 1,6% / tháng, do vậy nhà nước phải bù lỗ cho ngân hàng hơn 400 tỷ đồng.
Thực tế lãi suất ở Việt Nam biến động hết sức thất thường và hệ thống thông tin số liệu chưa cho phép dự đoán tỷ lệ lạm phát một cách chính xác, do đó khi lấy lạm phát làm cơ sở quy định mức lãi suất đã làm cho lãi suất thực tế dao động mạnh, sự ổn định kinh tế vĩ mô không duy trì được trong thời gian dài. Nửa cuối năm 1990 và đầu năm 1992 lạm phát lại quay trở lại.
Trước tình hình đó, tháng 6/1992, NHNNVN có sự điều chỉnh lãi suất theo hướng lãi suất dương và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng tong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng:
+ Chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương tức là lãi suất tiền gửi cao hơn mức lạm phát và lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, sử lý hài hoà lợi ích của người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng.
+ Xoá bỏ bao cấp qua lãi suất ngân hàng, chuyển lãi suất ngân hàng sang kinh doanh thực sự. Nhờ kiềm chế được lạm phát, giảm được giá đô la, vàng, từ tháng 6 / 1992 ngân hàng đã giảm dần lãi suất tiết kiệm và từ tháng 8 / 1992 thực hiện lãi suất dương.
Tuy vạy trong giai đoạn này còn một số rồn tại:
+ Đối với từng nghành kinh tế (công – nông – thương nghiệp) có mức lãi suất riêng.
+ Đối với các thành phần kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh) có phân biệt lãi suất.
Chính vì vậy chưa khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh một cách bình đẳng.
Giai đoạn từ 01- 01 – 1993 đến 01- 01- 1996.
NHNN vừa áp dụng lãi suất trần cho vay vừa áp dụng lãi suất thoả thuận.
Lãi suất trần:
Lãi suất trần cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 1,8% / tháng, cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 2,1% / tháng.
Lãi suất thoả thuận;
Trường hợp vác ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận: lãi suất huyv động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,2% / tháng và cho vay cao hơn mức tràn 2,1%/ tháng.
Trrên thưch tế khoảng 20 – 60% tổng dư nợ lúc bấy giừo là từ các khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận và phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5%/ tháng.
Với mức lạm phát năm 1993 là 5,2%, lãi suất của ta trở lên quá cao ( lãi súât tiền gửi tiết kiệm là 11,6% / năm, lãi suất thực cho vay theo lãi suất trần là 20% / năm) lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ta coa gấp 1,1 lần của Hàn Quốc, 3,7 lần của Mỹ, lãi suất cho vay cao gấp 1,5 lần của Đức và 4,2 lần của Mỹ.
Vào cuối năm 1995, mức lãi suất trần của Việt Nam là 2,1% / tháng (25,2%/ năm) sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát 12,7% còn 12,5% / năm trong khi lợi nhuận bình quân của toàn bộ nền kinh tế chưa vượt mức 6,5% / năm cho nên nhiều ngân hàng thương mại trở lên thừa vốn, dù kinh tế còn rát thiếu vốn nhưng lãi suất cho vay quá cao, vượt quá lhả năng thanh toán so với lợi nhuận. Một số ngân hàng thương mại bán hàng trả góp thậm chí đầu tư vào trái phiếu NHNN hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp để “ tiêu thụ” vốn với giá mua vò nhưng an toàn. Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư dã chuyển vốn sang nhập hàng trả chậm lấy tiền Việt Nam, gửi tiết kiệm lấy lãi cao, ngày càng có xu hướng khuyến khích nhập khẩu, kìm hãm xuất khẩu, doanh số tín dụng ngân hàng đã một phần nhường chỗ cho doanh sối tín dùnh thương mại trong khi luật thương phiếu và hối phiếu của Việt nam chưa có, làm hoạt động kinh daonh của ngân hàng bị thu hẹp.
Với cơ chế lãi suất thoả thuận có thể hiểu là đã tự do hoá một phần lãi suất hoặc đó là cơ chế cho vay với lãi suất tương ứng đi đôi với một biên độ dao động nhất định. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa sàn tiền gửi và trần cho vay rất lớn từ 0.7-1 %/tháng làm cho các NHTM có lợi nhuận quá cao trong khi doanh nghiệp và hộ nông dân gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế này kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX tháng 8/1995 cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thủtong hoạt động tín dụng ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động nhất cà khống chế mức chênh lệch lãi suất cho vay huy động và cho vay bình quân là 0.35%/ tháng, đây là căn cứ để ra đời cơ chế lãi suất trần và mức khống chế từ 10/01/1996.
Giai đoạn từ 01 – 01 – 1996 đến nay:
4.1. Cơ chế quản lý lãi suất tín dụngthông qua mức khống chế 0,35%:
Theo quyết định số 381/ QĐ - NH1ngày 28/12/1995từ 01/01/1996 NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay tối đavà mức chênh lệch 0,35% thay cho việc điieù hành lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận trước đó.
Về lãi suất trần: do quy mô địa bàn hoạt động khác nhau nên NHNN quy định trần lãi suất có phân biệt như sau:
+ Trần lãi suất cho vay ngắn hạn: là mức lãi suất thấp nhất, áp dụng cho khu vực thành thị.
+ Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn: cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một ít do thời gian dài dễ gặp rủi ro.
+ Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn: cao hơn trần lãi suất cho vy ngắn hạn, trung – dài hạn do đièu kiện hoạt động ở địa bàn nông thôn khó khăn hơn thành thị.
+ Trần lãi suất cho vay đối với của quỹ tín dụng đối với các thành viên: là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng mới lập để thí điểm, quy mô nhỏ bé, chi phí hoạt động cao.
Về mức khống chế 0,35%/ tháng đối với chênh lệch bình quân giữa vốn cho vay (đầu ra) và huy đọng vốn (đầu vào) ở mỗi ngân hàng. Từ đó đã hình thành ra một hành lang vận động hợp pháp của vốn tín dụng về phương diện giá cả của nó đó là hành lang mà đường biên cứng là lãi suất trần cho vay còn đường biên còn lại thì không dược cố định mà mà được thay thế bằng mức chênh lệch bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của một chu kỳ kinh doanh tín dụng ở mỗi ngân hàng không được quá 0.35%/ tháng.
Tuy vậy kiểm chứng trên thực tế qua hơn một năm thực hiện, khống chế trực tiếp đối với NHTM đẫ bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc và hạn chế về hiệu lực thi hành.
Thứ nhất: Theo tài liệu về tình hình chênh lệch lãi suất năm 1996 và và 6tháng đầu năm 1997 cho thấy phần lớn ở NHTM có mức chênh lệch thực tế bình quânđật dưới 0,35%/ tháng là do: chất lượng tín dụng chưa cao, nợ khó đòi phát sinh làm giảm doanh thu, vốn huy động tăng mạnh, nhưng tín dụng tăng trưởng chậm do tỷ lệ nhu cầu vay vốn của tổ chức kinh tế và cá nhân không đủ điều kiện cần thiết cao, NHTM bị ứ đọng vốn tạm thời chi phí tăng mà doanh thu giảm, tiền gửi 3 tháng chiếm tỷ trọng lớn đã làm cho số lãi phải trả, dư nợ cho vay tăng khá nhưng lãi suất cho vay giảm, nhiều NHTM cho vay chủ yếu bằng ngoại tệ với mức chênh lẹch lãi suất thấp (2% - 2,5%/ năm ) chiếm khoảng 30% tổng dư nợ cho vay.
Như vậy nội dung kinh tế của chỉ tiêu chênh lệch lãi suất chỉ phản ánh thu nhập thực tế của NHTM, không phản ánh tình hình chi phí và việc khống chế chi phí theo mức chênh lệch lãi suất 0,35%/ tháng.
Thứ hai: Để chấp hành đuúng mức khống chế 0,35% các ngân hàng phải căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn tại thời điiểm quyết định cho vay để xác định lãi suất huy động bình quân từ đó mới có thể xác định lãi suất cho vay, việc đó hết sức phức tạp và không bao giờ đạt được sự chính xác, vì nguồn vốn ngân hàng không ngừng biiến đổi hàng ngày, hàng giờ, cho dù ở thời điểm ngân hàng quyếtddingj lãi suất cho vay quy định mức chênh lệch 0,35% thì kết quả cũng chỉ mang tính thời điểm, vì sau đố sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn, mức chênh lệch này sẽ thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.
Thứ ba: Việc quản lý điều hành chênh lệch lãi suất trực tiếp đối với từng NHTM là không thể làm được. Vì:
+ Đặc điểm và điều kiện kinh doanh của các loại hình NHTM khác nhau, chênh lệch lãi suất của các NHTMlà khác nhau nên quy định một mức chênh lệch chung là khồg hợp lý.
+ Cả nước hiện có hơn 9000 NHTM và gần 1000 Quỹ tín dụng nhân dân, NHTƯlàm sao có thể kiểm tra việc chấp hành theo quy định kỳ, tháng, quý đối với từng đơn vị ? Vả lại nếu kiểm tra hết thì sẽ tốn kém , mà không kiểm tra hết thì hiệu lực thi hành rất hạn chế.
+ Hoạt động tín dụng của NHTM có kỳ hạn, việc huy động vốn và cho vay việc thu - chi lãi sẽ xảy ra tình trạng “thu dồn” hoặc “chi dồn” trong một thời gian ngắn. Chế độ tài chính hiện hành chưa quy định cụ thể về việc chích trước, phân bổ đều đặn và đầy đủ các khoản thu - chi trong năm theo hệ thống quốc tế. Các ngân hàng sẽ có quỹ lỗ, quý lãi, nên có năm chênh lệch lãi suất nhỏ hơn 0,35%, có năm lớn hơn 0,35%không phụ thuộc hoàn toàn vào lỗ lực chủ quản của mỗi ngân hàng, vì việc khống chế và sử lý chênh lệch là việc làm khó khăn.
+ Thứ tư: Việc khống chế chênh lệch lãi suất 0,35% cố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường tiền tệ và hoạt động td của NHTM, biểu hiện là:
+ khi lãi suất suất huy đọng bình quân bị khống chế cứng nhắc làm giảm sự cạnh chanh trên thị trường tiền tệ, không khuyến khích NHTM đưa ra sản phẩm mới.
+ Chênh lệch lãi suất = ( Lãi suất cho vay thực tế bình quân – Lãi suất thực tế bình quân ) bị khống chế tối đa là 0,35%, nghĩa là các ngân hàng có chênh lệch lãi suất càng thấp càng tôt sẽ không khuyến khích các ngân hàng cạnh tranh bằng uy tín và hiệu quả kinh doanh và thay vào đố là nâng cao lãi suất huy động vốn.
+ Không khuyến khích NHTM tập trung huy động vốn đầu tư mở rộng cho vay trung - dài hạn mà tập trung cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro. NHTM sẽ giảm thu lãi, tăng chi lãi huy động vốn vào những tháng cuối năm để nhằm không chế chênh lệch lãi suất dưới 0,35% làm kết quả kd của ngân hàng không được phản ánh chính xác, luân chuyển vốn tín dụng bị ách tắc.Do vậy hạn chế tính năng động trong hoạt đọng tín dụng, gây nên tình trạng khó khăn cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Như vậy việc khống chế lãi suất huy động bình quân và cho vay bình quân trong một mức chênh lệch cố địnhthì vai trò - công dụng về mặt quản lý tài chính rất hạn chế, hiệu lực thi hành không cao,kết quả không đạt như mong muốn, trái lại nó gây tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.
4.2. Cơ chế._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29627.doc