Lời nói đầu
Một thời khi khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa còn lớn mạnh và là đối trọng của phe Tư bản duy trì trật tự thế giới, với sự lớn mạnh cả về kinh tế và quân sự của Liên Xô các nước Xã Hội Chủ Nghĩa thực sự là mối đe doạ đối với tư bản chủ nghĩa . Liên Xô chính là nước đầu tiên đi theo con đường XHCN, sau cuộc Cách mạng Tháng 10 ở nước Nga và là Liên Xô sau này đã viết lên một trang sử mới trong lịch sử nhân loại : thời kì phấn đấu lên Chủ nghĩa Xã hội .
Dưới sự dẫn dắt cử Đảng C
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chính sách Kinh tế mới (NEP) của Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng Sản Liên Xô, từ một nước Nga với nền nông nghiệp lạc hậu đã trở thành Liên Xô con chim đầu đàn của hệ thống các nước XHCN . Nhân dân Liên Xô đã làm nên điều kì diệu trong lịch sử .
Để làm lên một kì tích như thế chúng ta phải nhấn mạnh tới sức mạnh của học thuyết Mác – Lênin, học thuyết mang tính định hướng cho không chỉ riêng Liên Xô mà cho bất kì một nước nào, dân tộc nào muốn xây dựng CNXH .
Tiếp bước các lí luận mang tính chất định hướng, là mở đầu cho một học thuyết về CNXN của Các Mác, Lênin đã cụ thể hoá từng chặng đường và cụ thể gắn với tình hình tổ quốc ông – Nước Nga . Chính điều này làm cho CNXH trở thành mục tiêu có thể hướng tới để xây dựng .
Trong thời kì đầu của nước Nga của nhân dân khi mà tình hình một triều đại mới thành lập còn đầy khó khăn, giải quyết vấn đề lương thực kinh tế là nhiệm vụ cần thiết . “Chính sách Kinh tế mới ” chính là phần đáng quan tâm nhất, đây có thể coi là công trình gần cuối đời của Lênin một công trình còn dang dở . “Chính sách Kinh tế mới (NEP)” thể hiện tầm nhìn xa rộng của một con người có suy nghĩ luôn đi trước thời đại . Nghiên cứu về chính sách này không chỉ cho ta thấy điều đó, điều đáng nói là ngay cả đối với thời điểm hiện nay nó vẫn còn những ý nghĩa nhất định . Đặc biệt là đối với Việt Nam, chúng ta đang xây dựng CNXH từ một nền tảng không phải là hoàn toàn nhưng một vài phần giống với nước Nga thời Lênin, biết đâu ta sẽ có những bài học của riêng mình.
Đề cương chi tiết
A – LờI NóI ĐầU
B – PHầN NộI DUNG
I. Những nét cơ bản về chính sách Kinh tế mới của Lênin .
1. Tình hình lịch sử ra đời chính sách “Kinh tế mới “ (NEP) .
1.1. Vài đặc điểm của nước Nga trước Cách mạng Tháng 10 .
1.2. Nước Nga dưới triều đại của nhân dân – Nhà nước vô sản .
1.2.1. Thời kì chiến tranh chống tư bản gìn giữ chính quyền vô sản .
1.2.2. Chính sách “Cộng sản thời chiến“ .
2. Nội dung chính sách “Kinh tế mới“ và áp dụng ở nước Nga .
2.1. Chính sách thuế lương thực .
2.2. Chính sách nông nghiệp .
2.3. Chính sách công nghiệp .
2.4. Củng cố liên minh giai cấp .
2.5. Đối với tư bản còn sót lại .
2.6. Chính sách tiền tệ .
2.7. Phát triển thương nghiệp .
2.8. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần .
3. Những thành quả đã đạt được trong thực hiện chính sách Kinh tế mới .
4. Sự kết thúc sớm của Chính sách “ Kinh tế mới “ và tính chất quốc tế của nó .
II. Chính sách “Kinh tế mới “ – Vận dụng vào Việt Nam .
Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam .
1.1. Lịch sử .
1.2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trước thời kì đổi mới.
1.3. Nền kinh tế Việt Nam từ sau thời kì đổi mới đến nay.
2. Những nguyên nhân có thể áp dụng vào Việt Nam.
2.1. Chế độ chính trị .
2.2. Kinh tế .
2.3. Xã hội .
3. Chính sách kinh tế mới củaV.I.Lênin với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
3.1. Vận dụng quan hệ hàng tiền trong thời kì đổi mới cơ chế quản lý ở cơ sở-kinh tế nhà nước.
3.2. Những điểm mới trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
4. Thành tựu và những mặt hạn chế sau những năm đổi mới .
4.1. Thành tựu .
4.2. Hạn chế .
5. Những giảipháp nhằm áp dụng NEP có hiệu quả ở việt nam .
5.1 Xây dựng tư duy lý luận và quan điểm lý luận đúng đắn .
5.2. Vận dụng tư duy lý luận chính trị vào hoạt động thực tiễn.
C. kết luận.
1. Tổng hợp về chính sách (NEP).
2. Bài học kinh nghiệm .
B- Phần nội dung
I. Những nét cơ bản về NEP
1. Tình hình lịch sử ra đời của NEP
1.1. Đặc điểm nước Nga trước cách mạng Tháng 10.
Nước Nga là nước có lãnh thổ lớn nhất ở Châu Âu và cũng là nơi quá trình chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ Tư bản diễn ra muộn nhất . Trong khi vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 các nước phương Tây nô nức tiến lêm theo con đường Tư Ban Chủ Nghĩa thì nước Nga vẫn duy trì chế độ phong kiến và không có biểu hiện gì cho thấy một sự chuyển biến đáng kể .
Về kinh tế, kinh tế nước Nga mang nặng tính chất của kinh tế tiểu nông . Quan hệ phổ biến trong nông nghiệp là quan hệ nông nô-địa chủ . Công cụ sản xuất lạc hậu, kĩ thuật sản xuất mang nhiều tính tự nhiên, năng suất thấp và như vậy lương thực sản xuất ra chỉ đủ dùng trong nước . Công nghiệp phát triển chậm một phần do sự tồn tại của chế độ nông nô làm cho lực lượng lao động bị kìm hãm, một phần là do chính giai cấp cấp phong kiến ngăn cản không cho phát triển .
Năm 1910, trước sức ép của xã hội Nga hoang ra sắc lệnh cải cách nông nô hủ tiêu một phần chế độ nông nô . Tuy nhiên điều này cũng không làm cho nền kinh tế có sự thay đổi đáng kể.
Về xã hội, trong thời kì chuyển biến xã hộ tồn tại đa tầng lớp, đa giai cấp . Ngoài sự tồn tại từ trước của địa chủ, quý tộc, tăng lữ, nông dân còn có sự xuất hiện của giai cấp Tư sản, công nhân, tầng lớp quý tộc mới ...
Trong đó nông dân cính là những người dưới đáy của xã hội chịu nhiều tầng áp bức . Mâu thuẫn xã hội đa dạng và phức tạp đặc biệt là các mâu thuẫn với chế độ phong kiến cũ . Chính sự đặc quyền đặc lợi của tầng lớp tăng lữ quý tộc gây ra sự bất bình cho nông dân, đời sông của nông dân quá khổ cực . Với giai cấp tư sản chính quyền phong kiến chính là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển. Vì lo sợ giai cấp tư sản lớn mạnh như các nước khác ở Châu Âu nên chính quyền phong kiến đã có một số chính sách vô lí, ngăn trở sản xuất .
Tóm lại xã hội nức Nga chứa đày mâu thuẫn cần giải quyết và một sự thật hiển nhiên là sớm hay muộn thì chế độ phong kiến cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ tiến bộ hơn .
1.2. Nước nước Nga dưới triều đại của nhân dân – Nhà nước vô sản (sau cách mạng Tháng 10).
1.2.1. Thời kì chiến tranh chống tư bản gìn giữ chính quyền vô sản.
Ta có thể thấy nước Nga trước Cách mạng Tháng 10 không phải là một nước tư bản phát triển, nhưng theo Lênin thì một nước tuy chưa phải là một nước tư bản phát triển vẫn có thể thực hiện một bước tiến thẳng lên Xã hội chủ nghĩa, không theo quy luật phát triển tuần tự của Xã hội . Và thực tế đã cho thấy điều này hoàn toàn đúng. Dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của đảng cộng sản Nga nhân dân Nga đã thực hiện thành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, viết lên một trang sử mới cho lịch sử nhân loại . Cách mạng Nga có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với sự nghiệp cách mạng của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Và trong suốt quá trình tranh đấu, những người cộng sản – giai cấp lãnh đạo - luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm sợi chỉ đỏ dẫn đường để đạt tới mọi mục tiêu cần hướng tới .
Sau khi thủ tiêu chế độ phong kiến giành chính quyền, hoà bình đã đạt được nhưng nhiệm vụ đặt ra trước mắt còn khó khăn hơn nhiều . Thực tế lúc đó tình trạng của nước Nga là cực kì thảm hại, vốn dĩ nền kinh tế trì trệ, nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp manh mún nặng về thủ công không thể đảm bảo vững chắc cho nền móng xây dựng chế đọ mới lại thêm do tham chiến vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất lại càng đẩy nước Nga lún sâu hơn vào những khó khăn kinh tế : sản lượng tổng nền kinh tế chỉ còn bằng chưa đến 1/3 trước chiến tranh . Xã hội do mới có sự thay đổi lớn về chế độ một cách dồn dập nên không tránh khỏi tình trạng náo loạn, lộn xộn trong xã hội, hoang mang trong quần chúng nhân dân . Mặt khác, giai cấp tư sản trước đây liên minh cùng quần chúng chống lại phong kiến nay quay sang chống lại những người vô sản, bọn tay chân của chính quyền cũ, tay chân của những nước tư bản phương Tây cũng gia sức phá rối thậm chí làm bạo loạn hòng lật đổ chế độ mới non trẻ .
Sau khi cách mạng nổ ra ở Nga chứng tỏ khả năng tiến lên một xã hội mới cao hơn chủ nghĩa Tư bản là có thực, phong trào cách mạng ở khắp Châu Âu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản . Lo sợ cách mạng sẽ xảy ra trên đất nước mình, năm 1919 liên quân 14 nước tư bản áp sát tấn công nước Nga trên cả 3 mặt biên giới .
Tình thế của cuộc cách mạng hiện thời là không vững và rõ ràng là nguy kịch . Mặc dù biết như vậy là trái quy luật khách quan nhưng Lênin buộc phải đề nghị áp dụng chính sách “ Cộng sản thời chiến “.
1.2.2. Chính sách “ Cộng sản thời chiến “
Chính sách này ra đời trong tình thế cực kì cấp bách của đất nước Nga, khi mà sự tồn tại của chính quyền cách mạng như ngàn cân treo sợi tóc . Vừa phải chống thù trong lại vừa chông giặc ngoài.
Nội dung của chính sách “ cộng sản thời chiến “ là :
Thứ nhất, trưng thu lương thực thừa . Trong quy định này, nhà nước chỉ cho phép mỗi hộ gia đình giữ lại một phần lương thực cố định, số lương thực còn lại được nhà nước trưng thu . Vào lúc này đâu đâu cũng ra sức kêu gọi mọi người vì bảo vệ hoà bình dân tộc, những người vi phạm bị coi là kẻ thù của giai cấp vô sản, kẻ thù của nhân dân .
Thứ hai, nhà nước kiểm soát, phân phối sản phẩm công nghiệp thuộc cả đại, trung,và tiểu công nghiệp . Đồng thời với quốc hữu hoá xí nghiệp vừa và nhỏ . Với quy định này nhà nước nắm toàn bộ nền công nghiệp trong tay, tạo nên một hệ thống đồng nhất từ trên xuống dưới, có thể tạm thời chuyển toàn bộ nền công nghiệp sang đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cần thiết phục vụ chiến tranh .
Thứ ba, cấm buôn bán hàng hoá trên thị trường đặc biệt là lúa mì, phân phối trực tiếp băng chế dộ tem phiếu, xoá bỏ ngân hàng trung ương . Biện pháp này giúp tạo đủ lương thực cho quân đội, ngăn cấm đầu cơ tích trữ, không làm cho giá cả tăng cao khi hàng hoá khan hiếm, phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thì tất nhiên ngân hàng không còn lí do để tồn tại .
Thứ tư, cưỡng bức lao động “ không làm thì không có ăn “.
Thứ năm, nhà nước trực tiếp điều khiển sản xuất nông nghiệp thông qua các Uỷ ban gieo trồng xuống đến từng địa phương uỷ ban này có quyền lực rất lớn đối với nông thôn . Tất cả các hoạt động sản xuất đều do nhà nước chỉ đạo cụ thể từ gieo trồng gì, như thế nào, bao nhiêu, vào lúc nào...
Tất cả hoạt động sản xuất trong nước đều nằm trong tay nhà nước quản lí bằng hệ thống chỉ thị,mệnh lệnh cụ thể đến từng đơn vị một cách rất chi tiết .
Chính sách cộng sản thời chiến rõ ràng là đã huy động một cách tối đa nguồn lực về kinh tế và con người ít ỏi còn sót lại của toàn bộ một nước Nga kiệt quệ sau những năm đói kếm mất mùa cùng với chiến tranh liên tiếp . Nhưng chỉ cần ngần ấy thôi cộng với khát vọng vươn tới của nhân dân Nga nước Nga đã chiến thắng . Chiến thắng này chính là chiến thắng thực sự đầu tiên của giai cấp vô sản đối với chủ nghĩa tư bản .
Tuy nhiên như đã nói ở trên Chính sách “ Cộng sản thời chiến “ là không phù hợp với quy luật khách quan . Chính sách này chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn, trong hoàn cảnh dặc biệt khó khăn, cấp bách . Các chính sách do nhà nước quy định vẫn còn duy trì sau khi chiến tranh đã kết thúc gây ra trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế và sự bất mãn trong nhân dân . Cụ thể là :
Với sự bãi bỏ thị trường, và tiền tệ làm cho lưu thông hàng hoá cực kì chậm chạp các sản phẩm cần thiết không đến tay người dân kịp thời .
Sự can thiệp quá sâu của các Uỷ ban gieo trồng vào sản xuất ở nông thôn, làm cho nông dân trở thành giống như những cái máy hoạt động theo sự sai bảo của giai cấp vô sản đặc biệt chính sách trưng thu lương thực thừa gây sự thiếu lương thực thậm chí là trầm trọng đối với hầu hết các gia đình ngay cả ở nông thôn, sự bất mãn của nông dân ngày càng tăng . Điều này có thể hiểu và có thể chịu đựng khi có chiến tranh nhưng khi chiến tranh đã kết thúc thắng lợi thì không có lí do gì mà người nông dân không được hưởng các thành quả do chính mình làm ra .
Chủ nghĩa “ cộng sản thời chiến “ đã không còn phù hợp với tình hình thực tại . Đặc biệt là sự lãnh đạo bằng các mệnh lệnh cụ thể từ trên xuống, chỉ đạo nền kinh tế quốc dân từ một trung tâm duy nhất, thủ tiêu mọi quyền tự quản của xí nghiệp, thủ tiêu mọi kích thích phát triển kinh tế không làm cho kinh tế phát triển mà còn làm cho nó suy thoái . ý định cộng sản hoá toàn bộ đất nước một cách nhanh chóng và triệt để của chính sách “ Cộng sản thời chiến “ vướng phải trở ngại lớn đó chính là quần chúng nông dân . Muốn cộng sản hoá nền kinh tế phải bắt đầu từ người tiểu nông, mà muốn cải tạo được người tiểu nông cả về kiến thức và tâm lí phải trải qua nhiều thế hệ mới có thể hoàn thành .
2. Chính sách “ Kinh tế mới “ và sự áp dụng chính sách Kinh tế mới ở Nga
Sự phát triển của Đảng cộng sản Nga đã chỉ ra cho ta thấy một bước ngoặt lịch sử mà nước Nga và cả thế đang trải qua, trong thời điểm này đòi hỏi Đảng cộng sản và chính quyền Xô viết phải tìm một phương hướng mới, cách thức mới để đê ra những nhiệm vụ mới .
Đảng cộng sản đang từng bước hoàn thành những những nhiệm vụ mà bất cứ chính đảng nào cầm quyền đều phải hoàn thành đó là : thứ nhất, thuyết phục nhân dân thấy sự đúng của cương lĩnh, sách lược của mình ; Thứ hai, giành lấy chính quyền và đập tan mọi sự phản kháng của giai cấp bóc lột ; Thứ ba, nhiệm vụ tổ chức quản lí nhà mước . Đó là nhiệm vụ cao cả nhất vì chỉ sau khi thực hiện thành công các nhiệm vụ ấy thì mới có thể nói rằng nước Nga không những trở thành một nước cộng hoà Xô Viết mà còn là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa nữa .
Hai nhiệm vụ thuyết phục nhân dân, giành chính quyền và đập tan sự phản kháng của giai cấp bóc lột thì giai cấp vô sản thực hiện coi như đã hoàn thành với sự đứng về phía giai cấp vô sản của công nhân và nhân dân Nga và cuộc Cách mạng tháng 10 thành công . Tuy vậy hai nhiệm vụ này không thể bị coi thường .
Đối với nhiệm vụ thứ ba, nhiệm vụ quản lí đất nước, đang đề ra trước mắt đòi hỏi phải được giải quyết. Để nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa tồn tại lâu dài, vững chắc thì phải xem vấn đề này được giải quyết triệt để đến đâu. Khó khăn của nền kinh tế hiện ở khặp mọi nơi : kiểm kê, kiểm soát tài sản một cách chặt chẽ, việc sản xuất và phân phối sản phẩm, tăng năng suất lao động, thật sự xã hội hoá sản xuất . Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất vì vấn đề là phải tổ chức theo phương thức mới những cơ sở sản xút sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế phục vụ cuộc sống của cả trăm triệu con người .
Tình trạng khách quan mà nước Nga đang phải đối mặt là sự ngăm nghe của chiến tranh, một tình trạng suy sụp kinh tế ghê gớm nhất, từ nạn thất nghiệp và nạn đói kém, tức là tất cả những gì mà chiến tranh và sự thống trị của chế độ cũ để lại . Tình hình ấy đã làm cho đông đảo quần chúng lao động mệt mỏi hết sức, thậm chí kiệt quệ sức lực. Do đó quần chúng đòi hỏi phải có thời gian nghỉ ngơi . Việc phục hồi lực lượng sản xuất bị chiến tranh và bọn phản động tàn phá, việc hàn gắn những vết thương chiến tranh, do sự thất bại trong chiến tranh thế giới, do nạn đầu cơ và mưu toan của giai cấp tư sản muốn lật đổ chính quyền gây ra . Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước, việc giữ vững một trật tự tối thiểu đang đặt ra trước mắt, và trong tương lai như Lênin đã khẳng định đó là nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng các nước phương Tây và các nước khác thực hiện thành công . Như vậy nhiệm vụ trước đã rõ, và để thực hiện thành công nhiệm vụ thì nước Nga cần một phương hướng mới cách thức mới trong quản lí, phát triển kinh tế .
Ngay từ sau khi kết thúc chiến tranh Lênin đã để ý đến nhưng hạn chế không thể chối cãi của chính sách “ Cộng sản thời chiến “ . Lênin đã trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe những ý kiến đóng góp của người dân . Đặc biệt là sau cuộc bạo loạn ở Cronstad, sau nạn mất mùa năm 1920, nạn thiếu cỏ, bệnh dịch các gia súc, Người đã cảm thấy thực sự cần có một chính sách mới phù hợp hơn với tình hình hiện tại và cả cho lâu dài . Lênin đã làm việc tận tuỵ vừa thu thập từ nhân dân vừa dựa theo những lí tưởng chung nhất của chủ nghĩa Mác để dưa ra chính sách, một chính sách mang tính thời đại và ngay cả với tương lai, chính sách “ Kinh tế mới “ .
Chính sách Kinh tế mới ra đời không chỉ khác căn bản với chính sách Cộng sản thời chiến mà còn khác ngay với cả những chính sách trong những ngày đầu của cuộc cách mạng về các vấn đề hợp lí hoá quá trình sản xuất, quản lí lao động, tổ chức sản xuất, ... và hơn hết là ở sự tranh luận về kích thích kinh tế và sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ .
Đồng thời chính sách Kinh tế mới đòi hỏi tính kế thừa lịch sử và tư tưởng, tiếp tục khuyến khích các cá nhân bằng cách quan tâm đến nhu cầu thiết yếu của họ bằng chế độ hạch toán kinh tế . Các nội dung chủ yếu của chính sách Kinh tế mới là :
+ Bãi bỏ sắc lệnh trưng thu lương thực thừa và thay bằng thuế lương thực
+ Cho Tư nhân thuê lại các xí nghiệp vừa và nhỏ
+ Khôi phục lại sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
+ Mở rộng trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nhiệp, cho thương nhân tự do hoạt động
+ Hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh
+ Sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thừa nhận các quy luật kinh tế
+ Chuyển đổi cơ chế kinh tế vĩ mô
+ Lập lại các ngân hàng, củng cố tài chính, tiền tệ
Nói chung ý tưởng lớn của chính sách Kinh tế mới là “ không đập tan cơ cấu kinh tế xã hội cũ, thương nghiệp, tiểu nông nghiệp, chủ nghĩa tư bản mà cố gắng nắm vững cái đó một cách thận trọng, từng bước hoặc do nhà nước điều tiết những cái đó nhưng chỉ trong chừng mực cho chúng được phục hồi lại “ . Hướng chủ yếu trong cải tạo xã hội là chuyển thủ công nghiệp sang tập thể hoá, xã hội hoá đảm bảo cho người dân đủ những sản phẩm do họ yều cầu, làm cho họ tin tưởng vào chế độ, chính sách mới . Trước cần chấn chỉnh các mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và nông dân, tăng cường trao đổi giữa thành thị và nông thôn . Một nhiệm vụ nữa là phải lôi kéo được nông dân tham gia hăng hái vào các hội nông dân, các phong trào xã hội, và tăng gia sản xuất lao động .
Vấn đề cơ bản cần giải quyết ngay đó là đời sống của nông dân và lực lượng sản xuất liên quan đến nông dân . Nói giải quyết vấn đề trước hết là vấn đề của nông dân và nền tảng của nền kinh tế quốc dân là các thành phần gồm có hai ngành chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp và các ngàng khác . Trong đó muốn cải thiện đời sống của toàn xã hội tức là tăng mức sống cho cả nông dân và của công nhân, muốn vậy ta cần có nhiều lương thực hơn, cần nhiều nhiên liệu hơn . Những cái đó chỉ có thể đạt được khi mà ta có một nền nông nghiệp phát triển . Dĩ nhiên muốn như vậy cũng cần có sự trợ giúp của các ngành công nghiệp nhưng sự trợ giúp đó bấy giờ là không thể dồi dào vì chính ngành công nghiệp cũng chưa phục hồi . Cũng bằng phương pháp ấy tăng cường mối liên minh gia cấp giữa công nhân và nông dân . Vì vậy có thể nói đối tượng chính của chính sách Kinh tế mới chính là nông dân, là củng cố khối liên minh giai cấp công nông . Điều đó thể hiện trong chính sách lương thực, một trong những sửa đổi có ý nghĩa quyết định là việc thay việc trưng thu lương thực bằng thuế lương thực, từ đó người nông dân có thể tự do buôn bán lúa gạo, lương thực một khi mà họ đã nộp đủ thuế, tức là xoá luôn cả sắc lệnh cấm buôn bán lúa mì trước đây .
2.1. Chính sách thuế lương thực .
Chính sách thuế lương thực có nội dung như sau : bãi bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa trước đây trưng thu toàn bộ lương thực thừa của nông dân, nay thay thế huy động lương thực bằng chính sách thuế theo đó nông dân phải nộp một lượng lương thực nhất định trong một năm cho nhà nước số lương thực còn thừa thì nông dân có quyền giữ lại và tuỳ ý sử dụng .
Chính sách thuế lơng thực đã được cụ thể hoá bằng sắc lệnh của đại hội Đảng công sản Nga ki ngày 21 tháng 3 năm 1921 . Theo sắc lệnh này thuế ngũ cốc đối với nông dân giảm so với chế độ trưng thu từ 423 xuông còn 240 triệu pút ( giảm 40%) là con số để chi trả tối thiểu cho các thành phố và quân đội . Sau đó lại giảm xuống 160 triệu do nạn mất mùa . Các sản phẩm khác cũng giảm đáng kể : thịt giảm 74.5%, dầu giảm 36.1%, sợi lanh giảm 16 lần ... về sau còn được giảm nữa .
Chính sách này bãi bỏ việc tập thể chịu trách nhiệm nộp thuế ở nông thôn . Hội dân uỷ chịu tráhc nhiệm giám sát lao động, đảm bảo công bằng cho mọi người nông dân . Giải tán các Uỷ ban gieo trồng .
Thừa nhận, áp dụng thuế lương thực chính là thừa nhận vấn đề phấn đấu lên chủ nghĩa xã hội không phải là một tiến trình theo đường thẳng, mà phải có bước ngoặt thậm chí bước lùi . Thuế lương thực chính là chính sách để chuyển đất nước từ trạng thái sẵn sàng cho chiến tranh sang trạng thái xây dựng chủ nghĩa xã hội bình thường . Nước Nga còn trong trạng thái hoang tàn sau chiến tranh hậu quả của chiến tranh quá nặng nề và không có gì đảm bảo rằng ngày mai không xảy ra nữa . Một khi đã như vậy thì không thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho nông dân những gì cần thiết cho sản xuất nông nghiệp và như thế nguồn lương thực cho các tầng lớp giai cấp khác và cho quân đội sẽ là không đủ . Thuế lương thực chính là phần lương thực còn thiếu cho những nhu cầu tối thiểu của các thành viên khác trong xã hội .
Thuế lương thực có mức huy động đối với nông dân thấp hơn trưng thu đồng thời thuế lương thực cũng phân biệt mức độ thu khác nhau với những đối tượng nông dân khác nhau nghĩa là giữa phú nông, trung nông và bần nông . Qua đó kích thích người nông dân hăng hái, có trách nhiệm hơn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp . Một khi nông dân biết rằng mình có quyền tự ý sử dụng phần lương thực còn thừa lại thì đó cũng là lúc nền nông nghiệp nước nhà dần đi vào ổn định .
2.2. Chính sách nông nghiệp .
Cần phải nhắc lại rằng năm 1917 khi cách mạng thành công quyền tư hữu ruộng đất đã bị thủ tiêu, ruộng đất của bọn địa chủ và chủ đất cũ bị tịch thu . Sau đó nhà nước giữ lại một phần ( các nông trương quốc doanh ) còn lại đem chia cho nông dân . Đến cuối năm 1922 đại hội đảng cộng sản Nga lại thông qua luật ruộng đất . Ngoài việc xác nhận về các điều trong sắc lệnh ruộng đất Tháng 10 đồng thời trao cho nông dân quyền tự ý sử dụng ruông đất không hạn chế về thời gian, cấm trưng thu ruộng đất bừa bãi, cấm mua bán ruông đất, thừa nhận các hình thức sử dụng đất khác nhau của nông dân . Luật ruộng đất lần này không ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác hoá sản xuất đang diễn ra khẩn trương .
Đối với sản xuất nông nghiệp, sự xoá bỏ các Uỷ ban gieo trồng và việc áp dụng một sắc lệnh mới về việc sử dụng đất nông nghiệp, cho phép nông dân tự ý sử dụng ruộng đất của mình hoặc có hoặc rút ra khỏi các hợp tác xã làm cho nông dân ít phụ thuộc vào sự điều khiển của chính quyền hơn, chủ động hơn trong viẹc sản xuất. Cộng với chính sách thuế lương thực ở trên làm cho nông dân hững thú hơn vào sản xuất chủ động tăng năng suất.
Mục tiêu phấn đấu trong sản xuất nông nghiệp là đưa nông nghiệp về một nền nông nghiệp tập trung với quy mô lớn . Tuy nhiên trong tình cảnh một nền nông nghiệp còn lạc hậu thì chưa thể vội vàng . Lênin noi : “ Không có một sắc lệnh nào có thể chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn được “ ( V.I.Lênin toàn tập). Phải thừa nhận rằng ngay cả với những nước tư bản phát triển thì một nền sản xuất nhỏ vẫn có ưu thế hơn một những trang trại lớn. Trên con đường xây dựng nền nông nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, những nước đi lên từ nền nông nghiệp kém phát triển có thế áp dụng sản xuất nhỏ tạm thời trong nông nghiệp .
Một hình thái được Lênin coi là có triển vọng của hình thức sản xuất nhỏ đó là hình thức hợp tác xã trong nông nghiệp . Hợp tác xã là một tập hợp một số nông dân góp chung phần ruộng đất của họ để cùng sản xuất và đến khi thu hoạch thì phân phối theo phần lao động các hành viên đóng góp . Dưới chủ nghĩa cộng sản thời chiến, hợp tác hoá được áp dụng có tính chất bắt buộc và giám sát chặt chẽ bởi nhà nước, phân phối sản phẩm bằng hiện vật . Hợp tác xã được xem như là một công cụ cho hệ thống cộng sản tập trung, một công cụ để nhà nước quản lí đất nước .
Trong chính sách kinh tế mới vai trò của hợp tác xã nông nghiệp vẫn được đặc biệt coi trọng tuy nhiên bản chất thì khác hẳn. Hợp tác xã nông nghiệp là hoàn toàn tự nguyện của nông dân, các hội nông dân được củng cố . Các hợp tấc xã phát triển còn chậm nhưng sẽ là tiền đề cho các nông trường lớn và hiệu quả sau này .
2.3. Phát triển sản xuất công nghiệp .
Đối với sản xuất công nghiệp, vốn dĩ nền công nghiệp của nước Nga đã không lấy gì làm phát triển ngay cả trước chiến tranh . Là một nước tư bản trung bình, nước Nga trước chiến tranh nền công nghiệp cũng chỉ dừng lại ở dạng công nghiệp nhỏ nặng tính thủ công, tuy là quốc gia co tài nguyên phong phú nhưng trình độ, kĩ thuật công nghệ không cho phép phát huy được nhiều . Nhất là từ khi tham gia chiến tranh mức độ công nghiệp sản xuất phục vụ cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác càng hạn chế những công cụ làm ra không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng . Phát triển sản xuất nông nghiệp là trọng tâm, nhưng muốn đạt được những điều mong muốn thì không thể quên nhiệm vụ đối với ngành công nghiệp . Vẫn phải duy trì công nghiệp ở mức độ cần thiết hiện tại thì không thể làm mạnh mẽ được vì phải lo vấn đề lương thực trước mắt, nhưng về sau này, khi mà vấn đề lương thực đã được giải quyết rồi thì chính nền công nghiệp chử không phải cái gì khác mới là công cụ chủ yếu trên con đường phấn đấu đi lên một nước Xã hội chủ nghĩa .
Không thế phục hồi ngay các nhà máy lớn của nền đại sản xuất xã hội được vì để làm như vậy cần phải có nguồn lương thực dự trữ dồi dào và khối lượng nguyên liệu, năng lượng lớn, phải thay thế được những cỗ máy vốn đã quá lạc hậu và không còn phù hợp bằng những cỗ máy hiện đại hơn . Như vậy chỉ có thể hy vọng phục hồi và cải tạo lại tiểu công nghiệp,một viêc hoàn toàn dủ khả năng để đáp ứng phần nào nhu cầu của xã hội .
2.4. Củng cố liên minh giai cấp công nông, tăng cường trao đổi hàng hoá trong đất nước .
Vấn đề liên minh gia cấp công – nông, và trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, đây là vấn đề vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị sâu sắc .
2.4.1. Liên minh giai cấp Công – nông chính là điều kiện khách quan tất yếu nếu muốn đi lên chủ nghĩa xã hội .
Giai cấp công nhân là người lãnh đạo đất nước . Với sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân có trách nhiệm vô cùng nặng nề là người cầm lái . Giai cấp nông dân, giai cấp của quan hệ sản xuất cũ, mặc dù quan hệ cũ đó không còn tồn tại nhưng sự hiện diện của giai cấp nông dân là không thể thiếu và vai trò của họ trong một xã hội còn trong giai đoạn quá độ không thể bị coi thường . Giai cấp nông dân từ khi xuất hiện luôn góp mặt trong tất cả các biến động của xã hội . Mặc dù đối với thế giới hiện tại vai trò của nông dân không còn là chủ đạo, nhưng nông dân vẫn là lực lượng mà nếu đảng nào muốn cầm quyền, lãnh đạo cũng phải lưu tâm thuyết phục đầu tiên .
Nông dân và công nhân là hai giai cấp có quan hệ rất gần gũi với nhau cả hai đều là đối tượng bị bóc lột .Giai cấp công nhân ra đời từ giai cấp nông dân, khi mà chủ nghĩa tư bản hình thành dần lấn át trong nông nghiệp thì nông dân bị bần cùng hoá và trở thánh công nhân cho tư sản . Trong quá trình đấu tranh chống áp bức, chống bóc lột giai cấp nông dân luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất của giai cấp công nhân .
Khi mà cuộc chiến của những người bị áp bức chống lại áp bức đã thắng lợi như hiện nay rồi thì liên minh giai cấp này vẫn không mất đi tầm quan trọng của nó . Giai cấp công nhân lãnh đạo đất nước tiếm hành xây dựng xã hội dân chủ không thể không cần sự đóng góp của giai cấp nông dân .
Nếu như trong thời kì thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến nông dân là người thiệt thòi trong việc đóng góp lương thực đặc biệt là sắc lệnh trưng thu lương thực gây bất bình đối với nông dân thậm chí theo như Lênin cảnh báo mối liên minh nói trên có nguy cơ bi rạn nứt . Thì nay trong chính sách mới Lênin nhấn mạnh việc giải quyết quyền lợi cho nông dân, chính sách mới đối với nông dân được coi là dễ dãi hơn thức thời hơn, đồng thời gia tăng mối liên kết công nhân – nông dân .
2.4.2. Trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa thành thị với nông thôn .
Biểu hiện của liên minh giai cấp Công- Nông ra bên ngoài có thể xét chính là quan hệ trao đổi qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn . Đây là biểu hiện về kinh tế phản ánh đầy đủ nhất mối quan hệ hai giai cấp . Hoàn cảnh đặc biệt trước đây buộc chính quyền Xô Viết thực hiện việc trưng thu lương thực như thế có nghĩa là nông dân đã mất đi phần lương thực thừa, cũng có thể nói một phần những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của họ thì nay theo Lênin nhận xét “ đối với giai cấp vô sản đang thực hiện quyền chuyên chính của mình trong một nước tiểu nông thì một cách đúng đắn là tổ chức việc việc trao đổi những sản phẩm công nghiệp cần thiết cho nông dân để lấy lúa mì“ .
Sự trao đổi hàng hoá giữa các thành phần kinh tế trong một đất nước là vấn đề tối quan trọng trong sự phát triển các thành phần đó và ngay cả với cấc thành phần khác đặc biệt nông nghiệp và công nghiệp là 2 ngành dường như không thể tách rời khỏi nhau . Vì nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho công nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung, ngược lại công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp nhưng sản phẩm là công cụ sản xuất, phương tiện chuyên chở, phân bón . Các sản phẩm đó đôi với mỗi bên đều là những thứ không thể thiếu nói cách khác sự tồn tạivà phát triển của ngành này quy định sự tồn tại và phát triển của ngành kia . “ Cần cố gắng hướng dẫn sự hợp tác,phát huy ý kiến để tăng gia và tăng cường sự giao hoán giữa nông nghiệp và công nghiệp ... mỗi trung tâm kinh tế địa phương, mỗi hội dồng kinh tế hàng tỉnh làm việc bên cạnh Uỷ ban chấp hành hàng tỉnh đều phải chú ý ngay đến việc tổ chức thí nghiện đủ mọi mặt hoặc tổ chức hệ thống giao hoán đổi các sản phẩm công nghiệp lấy những sản phẩm còn lại của nông dân sau khi họ đã nộp thuế lương thực “ ( Lênin )
Tương tự đối với thành thị và nông thôn một nơi là đại diện cho cái mới nơi chính quyền xô viết đóng trụ sở, đại diện cho cuộc sống mới hiện đại văn minh, nơi tấp trung nhiều ngành công nghiệp lớn ; một nơi đại diện những giá trị văn hoá truyền thống quý báu, nơi mà kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp, nơi còn tồn tại tư tưởng ” gia trưởng nửa da man, thậm chí là dã man “ (Lênin). Giao lưu hai vùng là biện cho cả hai cùng phát triển .
2.5. Về việc đối sử với tư bản còn sót lại .
Ngay từ khi Lênin đưa ra dự thảo của chính sách mới đã có sự phản đối của bọn tả khuynh, chúng gia sức chỉ trích chính sách mới là tạo điều kiện cho mầm mống của chủ nghĩa tư bản sống lại, chỉ trích Lênin là không có tinh thần cách mạng triệt để . Lí do chủ yếu cho những lời bình phẩm đó với chính sách là việc Lênin đề nghị cho tư bản thuê lại những cơ sở sản xuất nhỏ và trung bình .
Nghe ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35392.doc