Tài liệu Chính sách kinh tế mới của Lênin & sự vận dung nó ở Việt Nam: Lời mở đầu
Chính sách kinh tế mới của lênin đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn ,vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hoá và có nhiều thành phần. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, nhà nước xô viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá. đã tạo ra một bước phat triển quan trọng biến nước nga đói thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào. không những thế chính sá... Ebook Chính sách kinh tế mới của Lênin & sự vận dung nó ở Việt Nam
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chính sách kinh tế mới của Lênin & sự vận dung nó ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch kinh tế mới của V.I.Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này nền kinh tế nhiều thành phần , các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá thể trước hết là của nông dân, là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong chính sách kinh tế mới của lênin, tuy nhiên do điều kiện thời gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau nên nhận thức và vận dung có thể khác nhau ở nước ta.
Qua đó em muốn tìm hiểu để hiểu rõ hơn chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dung nó ở Việt Nam. Do thời gian và trình độ có hạn nên chắc không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong cô giáo giũp em sửa chữa nhưng thiếu sót mà em mắc phải khi tìm hiểu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
I. Chính sách kinh tế mới(NEP) của V.I.Lênin.
1. Điều kiện ra đời của NEP
Không bao lâu sau cách mạng Tháng Mười năm 1917, việc thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này,Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của chính sách cộng sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi giành cho họ mức ăn tối thiểu. đồng thời , xoá bỏ quan hệ hàng hoá-tiền tệ,xoá bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường,thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước.
Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước xô viết. Nhờ đó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù , bảo vệ nhà nước xôviết còn non trẻ của mình.
Tuy nhiên ,khi hoà bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề ,thêm vào đó, chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá-tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc .điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế . chính sách kinh tế mới được lênin đề xướng để đáp ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới.
2. Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới.
Một là, thay thế chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này ,người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. nói cách khác , “Thuế là cái nhà nước thu của nông dân mà không bù lại”. số lương thực còn lại sau khi nộp thuế, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường.
Hai là, tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá-tiền tệ giữa nhà nước và nông dân ,giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Ba là, sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công , khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước ,chuyển sang chế độ hoạch toán kinh tế. đồng thơì Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển.
Như vậy, khác với thời kỳ nội chiến, trong điều kiện hoà bình, nước nga xô viết đã chủ trương khôi phục và phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Rất tiếc là những tư tưởng đó của Lênin không được những người kế tục sau này phát triển tiếp tục mà lại đưa nền kinh tế đi sang quỹ đạo của nền kinh tế chỉ huy.
3. ý nghĩa của NEP
Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trước hết nó khôi phục được nền kinh tế xô viết sau chiến tranh . chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo được một bước phát triển quan trọng biến nước nga đói thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào . từ đó, đã khắc phục được khủng hoảng kinh tế, chính trị củng cố lòng tin cho nhân dân vào thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà Lênin đã vạch ra.
Chính sách kinh tế mới của Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá-tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân, là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Do đó đến cuối năm1922 ,liên xô đã vượt qua được nạn đói và đến năm 1925 nông nghiệp liên xô đã vượt mức trước chiến tranh tổng sản lượng lương thực của liên xô tăng từ 42,2 triệu tấn(năm1921) lên đến 74,6 triệu tấn (năm1925)
Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong chính sách kinh tế mới của Lênin. Tất nhiên, do thời gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có thể có sự khác nhau, kể cả về bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta.
II. Sự vận dụng ở Viêt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, nước ta đi lên chủ nghĩa xa hội trên cơ sở thực hiện kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nhìn chung tình hình đất nước còn rất khó khăn đời sống nhân dân còn rất cực khổ vì vậy đại hội đảng VI năm 1986 nước ta tiến hành đổi mơí . thực chất của quá trình đổi mới của nước ta là sự vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới của lênin.
1. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳquá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá hiện đại hoá đât nước là nhiệm vụ có tính quy luật của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước kinh tế còn lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển. Tuy nhiên, chiến lược, nội dung , hình thức, bước đi tốc độ biện pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải được xuất phát từ lịch sử cụ thể của mỗi nước và từ bối cảnh quốc tế trong mỗi thời kỳ.
Trong thời đại ngày nay với xu thế quốc tế hoá. Cùng với sự hội nhập sâu của đất nước đặc biệt là khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thì sản xuất ngày càng phát triển. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra như vũ bão đòi hỏi công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, với việc đổi mới và nâng cao trình độ văn hoá-giáo dục, khoa học-công nghệ.
Đầu tiên muốn phát huy nhân tố con người thì chúng ta phải đầu tư trước hết là cho giáo dục-đào tạo, sau đó là hàng loạt các vấn đề đối với người lao động như tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chính sách đãi ngộ …nghĩa là theo phương châm từ con người, do con người và vì con người trong tác phẩm kinh điển của mình Các mác và ăng ghen cho rằng con người phải được đặc biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và xã hội. chính vì vậy đảng và nhà nước ta luôn xác định con người việt nam vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. đảng ta đã khẳng định “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Do vậy những chính sách và giải pháp trong giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Trong thời đại ngày nay đó là một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài ham học hỏi, thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực quản lý sản xuất kinh doanh điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội có trình độ kha học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới.
Khoa học công nghệ ngày nay có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của các quốc gia, do vậy chính sách khoa học công nghệ giờ đây khôn chỉ giới hạn bởi việc xử lý các vấn đề công nghệ và kỹ thuật trong quá trình phát triển công nghệ. Công cuộc công nghiệp hoá đòi hỏi chúng ta phải quan tâm xây dựng và phát huy tốt lực lượng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, và khoa học kỹ thuật, kết hợp có hiệu quả thành tựu của những tiến bộ khoa học vào việc giải quyết vấn đề được đặt ra. Gắn hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn với nhu cầu xã hội, thiết lập các quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với cơ quan và người làm công tác nghiên cứu , phát minh sáng chế trên cơ sở hai bên cùng có lợi, trả công toả đáng tương xứng với hiệu quả kinh tế xã hội của việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm khuyến khích các nhà khoa học hăng hái miệt mài sáng tạo để có cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn băng trí tuệ của mình. Đó là một trong những phuơng hướng quan trọng nhất tạo lên động lực bền vững cho sự phát triển khoa học công nghệ, về phần mình các nhà khoa học phải nâng cao lòng yeu nước ,xây dựng hoài bão lớn, cống hiến quyên mình cho sự nghiêp nghiên cứu phát minh, đóng góp tích cực và có hiệu qủa cho xã hội, cho công cuộc công nghiêp hoá hiên đại hoá đáp ứng sự tin cậy của đảng nhà nước và nhân dân.
2. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phải xây dựng từng bước những quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới. Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiên theo ý muốn chủ quan duy ý trí mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Xuất phát từ quan điểm cho rằng bất cứ sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu mới ở nước ta phải được phát triển từng bước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước như nước ta, chế độ sở hữu cần phải đa dạng, cơ cấu kinh tế tất yếu phải có nhiều thành phần. Tư đại hội VI của đảng đã xem xét lại một cách căn bản vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa và đưa ra quan điểm mới về nền kinh tế nhiều thành phần:”đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh kinh tế tập thể, tăng cường tích luỹ tập trung của nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác”. Quan điểm của đảng tavề xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là xuất phát từ thực trạng kinh tê-xã hội việt nam. Nó cho phép có nhiều hình thức sản xuât kinh doanh theoquy mô phù hợp với từng khâu của quá trinh tái sản xuất và lưu thông, nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế. Đảng coi đây là giải pháp có ý nghĩa chiến lược để giải phóng sức sản xuất và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.Đổi mới doanh nghiệp nhà nước : từng bước mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước đi đôi với xoá bỏ dần chế độ nhà nước bao cấp tài chính, cung ứng và bao cấp giá vật tư và định giá đối với hầu hết các sản phẩm do doanh nghiệp nhà nước sản xuất và tiêu thụ chế độ thu quốc doanh cũng được bãi bỏ thay bằng chế độ thuế. Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả , thua lỗ kéo dài sáp nhập các doanh nghiệp có liên quan với nhau về công nghệ và thị trường. Tổ chức lại các công ty các liên hiệp công nghiệp được thành lập trước đây, thành lập các tổng công ty mới, trong đó nhà nước bổ nhiệm hội đồng quản trị để điều hành và chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động của công ty. Chuyển sang các hình thức sở hữu khác, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực hiên thí điểm năm 1992 đến năm 1996 mới có 10 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Từ năm 2000, nhà nước thực hiện nhiều biện pháp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang các hình thức sở hữu và kinh doanh khác như:giao, bán , khoán kinh doanh đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Đổi mới kinh tế hợp tác :giải thể các tập đoàn sản xuất hoă các hợp tác xã làm ăn kém thua lỗ kéo dài hoặc chỉ tồn tại trên hình thức, giao khoán hoặc nhượng , bán tư liệu sản xuất cho xã viên để họ trực tiếp quản lý, sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình , chuyển các hợp tác xã còn hoạt động kinh doanh thành hợp tác xã cổ phần, hoạt động theo luật hợp tác xã.Phát triển kinh tế cá thể, tư nhân và các loại hính sở hữu hỗn hợp trước khi đổi mới khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể vẫn còn tồn tại ở nước ta, chiếm tới 29,1% trong tổng sảnphẩm xã hội. Các hình thức sở hữu liên doanh mới ra đời .đặc biệt là từ năm 1988 nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài thì các liên doanh với nước ngoài phát triển dưới nhiều dạng khác nhau
Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế bên cạnh coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn , phát triển hàng xuất khẩu là hàngtiêu dùng ,nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời kỳ này đã đề ra chủ trương sử dụng có chọn lọc ,một số cơ sởcông nghiệp năng trong yếu vàhết sức cấp thiết như năng lượng nhiên liệu , vật liệu xây dựng , công nghiệp chế tạo đóng và sửa chữa tàu thuỷ , luyện kim , hoá chất. Tranh thủ ứng dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ của các nước đi trước từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.
Đổi mới cơ chế quản lý trước hêt là về công cụ và chính sách quản lý kinh tế nhà nước xây dựng chiến lược phát triển với các mục tiêu lớn ,các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách , các công cụ kinh tế vĩ mô dẫn nền kinh tế theo định hướng đề ra cho từng giai đoạn. các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước chú trọng hơn vào việc nghiên cứu chiến lược , xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn trung hạn , bảo đảm các quan hệ cân đối tổng hợp trong nền kinh tế và xây dựng chính sách và biên pháp để thực hiện kế hoạch nhà nước đặt ra. Nhà nước cũng có thể triển khai thực hiên kế hoạch thông qua các trương trình mục tiêu, dự án cụ thể. Xoá bỏ bao cấp tự do hoá giá cả , khôi phục các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây nhà nước quy định giá cả thu mua nông sản của nông dân, giá cả đối với hầu hết các loại hàng hoá vật tư nguyên liệu nhiên liệu là đầu vào của sản xuất và quản lý phân phối các loại hàng hoá naỳ thông qua hệ thống cung ứng vật tư nhà nứoc . giá cả hàng hoá tiêu dùng nói chung đều do nhà nước quy định và được phân phối bằng tem phiếu và thông qua mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán đến nay đã được xoá bỏ .
Đổi hệ thống chính sách tiền tệ , tài chính:.nhà nước ban hành bổ sung nhiều luật thuế , từ năm 1988 hệ hống ngân hàng được tổ chứ thành 2 cấp là ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại., tạo lập và từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường. Kiện toàn và nâng cao nă ng lực , hiệu quả quan lý kinh tê của nhà nước.
3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Đại VI đã chỉ rõ cùng với việc mở rộng xuất nhập khẩu, tranh thủ viện trợ và vay dài hạn cần vận dung nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại. thực hiện chủ trương đó nhà nước đã ban hành chính sách mở cửa để thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế dối ngoại từng bước gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nứơc với thị trương quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi,bảo đảm độc lập ,chủ quyền dân tộc an ninh quốc gia.
Về ngoại thương , cải cách ngoại thương đựơc thực hiện theo hướng từng bước mở cửa và hội nhập quốc tế nhà nước xoá bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp, nhà nước từ bỏ độc quyền ngoại thương, điều chỉnh tỷ giá hối đoái để kích thích xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài .nhà nước đã ban hành luật đầu tư nước ngoài , quy định không quốc hữu hoá doanh nghiệp nhà nước, các nhà đầu tư được quyền chuyển về nước các khoản:lợi nhuận , tiền cung cấp kỹ thuật , dịch vụ ,tiền gốc và lãi các khoản cho vay đầu tư và tài sản hợp pháp…nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như đơn giản hoá các thủ tục hành chính, xây dựng các khu chế xuất cơ sở hạ tầng thuận tiện các hình thức và các lĩnh vực đầu tư nước ngoài từng bước được mở rộng…
4. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Đây là nhiệm vụ phản ánh mục đích cuối cùng của phát triển kinh tế nhằm tạo tiến bộ và công bằng xã hội trong những năm qua tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Số lượng lao động có việc làm trong nền kinh tế đã tăng nhanh, trong những năm 1995-2000 trung bình mỗi năm tạo ra 1,3 triệu việc làm mới thu nhập của dân cư tăng bình quân 10% trong 16 năm đổi mới. GDP bình quân đầu người đạt gần 400 USD mỗi năm.cùng với đời sống vật chất tinh thần của nhân dân cũng được nâng nên đáng kể chỉ số phát triển con người của việt nam đã tăng từ o,464 năm1992 lên 0,671 năm 2000 xếp thứ 108 trong 174 nước được xếp hạng. những thành tựu knh tế xã hội là do đường lối đổi mới và áp dụng một cách sáng tạo chính sách kinh tế mới của lênin của đảng ta.
III- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
1-Về nông nghiệp.
Kết quả nghiêm cứu , triển khai và đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất không tương ứng với tiềm năng và rất khác biệt ở hai miền Nam, Bắc. Tuy chỉ chiếm 1/4 về số lượng và gần 1/3 về lực lượng lao động so với miền bắc , song các cơ quan nghiêm cứu giống lúa ở nam bộ ,từ năm 1991-1995, đã tạo ra 70% số giống lúa được công nhận mở rộng trong sản xuất và gần 80% số giống lúa được phép khu vực hoá. Như vậy vấn đề nổi cộm rút ra từ thực trạng trên là hệ thống nghiêm cứu ứng dụng vào sản xuất ở các địa phương.
Tiếp theo là về lực lương cán bộ khoa học công nghệ .Khoa học công nghệ không tự nó trở thành hiện thực .Vai trò động lực của nó chỉ được phát huy khi có những điều kiện nhất định , trong đó trước hết phải kể đến yếu tố con người . Khi đề cập đến khoa học kỹ thuật với tính cách là một phương tiện quan trọng để phát triển kinh tế xã hội , F.ănghen đã nhấn mạnh tính thiết yếu của sự phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó .Năng lực đó không chỉ là sự sáng tạo ra sức mạnh của khoa học công nghệ , mà còn là khả năng sử dụng và chuyển hoá nó thành động lực của sự phát triển
Nếu khoa học công nghệ đóng vai trò động lực , là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ chính là lực lượng vận hành nguồn động lực đó.Sự lớn mạnh của lực lượng này đặc biệt quan trọng trong bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, hơn nữa trong quá trình tiếp cận và bắt nhịp với nền kinh tế tri thức đang gần
Thực tế cho thấy , hầu hết các vùng nông thôn , nhất là miền núi, đang rất thiếu cán bộ khoa học công gnhệ, người ta tính rằng để vùng đồng bằng sông cửu long đạt được con số lý tưởng về mật độ kỹ sư trên diện tích canh tác như nông trường sông hậu (1kỹ sư/40ha và 1thạc sỹ/1100ha) thì trường đại học Cần Thơ (mỗi năm đào tạo 640 sinh viên) phải mất 141 niên khoá .Còn nếu ở mức 1 kỹ sư /xã thì trường này cũng mất ít nhất hai niên khoá để đào tạo mới lấp được khoảng trống mênh mông đó . Rõ ràng tình trạng mỏng về lực lượng , thiếu hụt về đội ngũ kế cận, không có cơ chế hợp lý để sử dụng cán bộ khoa học công nghệ đặt ra bức xúc trong khu vực nông nghiệp , nông thôn. Đó thực sự là một thách thức , bởi vì không thể nói đến công gnhiệp hoá , hiện đại hoá đất nước trong thời đại văn minh trí tuệ , thời đại sinh thái hoá mà thiếu đội ngũ cán bộ khoa học giỏi
Tiếp đến là vấn đề về thị trường khoa học , công nghệ ở nông thôn . Trong bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá nhu cầu về khoa học công nghệ ở khu vực này trong thời gian gần đây là một đề tài khá lớn. Để phát triển sản xuất trong điều kiện nền kinh tế thị trường , người lao động không những bước đầu tự giác chấp nhận mà còn chủ động đòi hỏi tiến bộ khoa học công nghệ.
2-Về chính trị .
Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của đảng ta trong thời kỳ này là xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi thành phần mọi tầng lớp nhân dân trong nước và người VN sinh sống ở nước ngoài đồng tâm nhất trí,nỗ lực phấn đấu góp phần đẩy tới một bước CNH-HĐH đất nước. Muốn vậy phải xây dựng đảng thật trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị thật vững vàng , tầm nhìn sâu rộng ,tổ chức chặt chẽ , nghiêm minh, năng lực lãnh đạo giỏi, đề ra và thực hiện những đường lối, chính sáchđúng đắn, giữ vững ổn định chính trị xã hội, tranh thủ thời cơ đẩy mạnh phát triển kinh tế , đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn thử thách , trở thành một nước công nghiệp tromg vòng ba thập kỷ tới.Cán bộ đảng viên phải có giác ngộ sâu sắc về lý tưởng, vừa có kiến thức và năng lực chuyên môn, gương mẫu, sáng tạo, cần kiệm trong lao động , sản xuất và trong sinh hoạt, biết tổ chức và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách của đảng và nhà nước.
Cần tập trung nghiêm cứu xác định đúng vai trò, chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong cơ chế mới. Trên cơ sở đó chấn chỉnh, đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy gọn nhẹ, trong sạch, cán bộ tinh thông nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc, làm việc có hiệu lực và hiệu quả. Kiên quýêt bài trừ nạn tham nhũng, thói xa hoá , lãng phí tệ quan liêu, ức hiếp dân, tình trạng thiết lập kỷ luật , kỷ cương đang gây ra thất thoát nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin nhân dân, làm suy yếu khối thống nhất ý chí và hành động của nhân dân .
Phải coi vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và công tác công đoàn là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn đảng toàn dân trong thời kỳ phát triển mới,bởi vì chỉ với một giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị , có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, mới có thể là nòng cốt để liên minh với nông dân trí thức, tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu cho thành công của sự nghiệp CNH-HĐH.
3-Về công nghệ khoa học.
Hiện đại hoá đất nước theo định hướng trên đây về thực chất là quá trình đầu tư theo chiều sâu để phát triển công nghệ nhằm làm thay đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế. Ngay trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá, phải coi nguồn nhân lực là yếu tố quýêt định. Phải coi con người là mục đích chứ không phải là phương tiện, không hy sinh con người cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước , trong các khấu hao phải tính đến khấu hao con người. Theo tinh thần đó, giáo dục khoa học và công nghệ có vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng. Sự xuống cấp của hệ thống giáo dục trong thời gian qua kể từ khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trườngthể hiện sự hiểu biết kém cỏi của chúng ta về những thách thức của thời đại, nếu không có những biện pháp đặc biệt để khắc phục thì nó sẽ trở thành hiểm hoạ thật sự đối với tương lai của đất nước, tiền đồ của dân tộc.
Cùng với giáo dục, khoa học cũng là động lực của quá trình hiện đại hoá đất nước, không chỉ tạo ra tri thức mới để thúc đẩy sự phát triển mà còn có nhiệm vụ đặt nóvào vị trí nền tảng của những giá trị văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
Công nghệ gắn bó hữu cơ với giáo dục và khoa học, là đòn mẩy mạnh mẽ nhất đưa các thành tựu khoa học và giáo dục vào cuộc sống. Từ lâu công nghệ đã được công nhận là yếu tố cực kỳ quan trọng trong xây dựng tiềm lực kinh tế và thúc đẩy sự tăng trưởng, là cơ sở để sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của quốc gia, góp phần chủ yếu tạo nên năng xuất lao động cao.
Vì nhiều nguyên nhân, VN đã tụt hậu so với các nước trong khu vực trên nhiều phương diện kinh tế, mà thực chất là tụt hậu về khoảng cách công nghệ.Do năng lực đổi mới công nghệ của đất nước còn nhiều hạn chế, để phát huy lợi thế của đất nước đi sau trong một thế giới mà tốc độ phát triển công nghệ mới ngày càng gia tăng, con đường tối ưu để hiện đại hoá đất nước là chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá trình đổi mới và chuyển giao công nghệ. Kế hoạch của nước ta đến năm 2000 là phải tập trung mọi nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ bên ngoài vào thông qua các luồng chủ yếu như : đầu tư trực tiếp với 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh , đặc biệt chú ý đến đội ngũ chuyên gia công nghệ VN ở nước ngoài. Quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa, cụ thể và thiết thực hơn, bởi công nghệ nói chung là sản phẩm thương mại ,một loại hàng hoá đặc biệt nhiều khi có tiền vị tất đã mua được. Cho nên không thể hy vọng tìm kiếm các công nghệ cần thiết để hiện đại hoá đất nước theo lối tự phát mà phải tính toán chu đáo công nghệ gì cần mua, cái gì có thể tự làm lấy và phải có đầu tư vốn, có chính sách tương ứng để tạo ra năng lực công nghệ môi sinh theo 4 cấp độ : khả năng thực hành, khả năng lĩnh hội, khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo.
Trong hơn hai năm qua, kể từ khi luật đầu tư và pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào VN được ban hành, quá trình chuyển giao công nghệ theo một nghĩa nào đó cũng diễn ra ở nước ta nhưng hầu hết các luồng chuyển giao công nghệ mới chỉ dừng ở mức chuyển dịch kỹ thuật và có rất ít trương hợp quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra đúng nghĩa với khái niệm này.Có nhiều nguyên nhân song theo em, trở ngại chính trên con đường chuyển giao công nghệ nước ngoài vào nước ta là môi trường thể chế còn tù mù giữa cũ và mới. Trong môi trường thể chế như vậy, lợi nhuận không sinh ra từ năng suất, chất lượng nhờ đổi mới công nghệ và cải tiến quản lý, mà chủ yếu từ mua rẻ, bán đắt , trốn lậu thuế, lừa đảo. Môi trường đó xô đẩy con người chạy theo lợi ích trước mắt và lối sống tiêu xài lãng phí, không khuyến khích đầu tư dài hạn và do đó không thể khuyến khích chuyển giao công nghệ.
4-Về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.
Nước ta chậm đề ra chiến lược năng lượng toàn diện và lâu dài, phù hợp với đặc điểm của VN. Thực tế cho thấy, chúng ta chỉ mới tập trung đầu tư cho thuỷ điện lớn và dầu khí, than coi nhẹ các dạng năng lượng khác. Thuỷ điện lớn cần nhiều vốn , thi công lâu và khó khăn về kỹ thuật, trong khi thuỷ điện vừa và nhỏ vốn đầu tư ít, thi công nhanh, kỹ thuật không phức tạp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như thiết bị ta đều có trong nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, ta có hơn 400 vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thuỷ điện với công suất 100kđến 20000k. Nếu tính đến việc xây dựng cả những trạm thuỷ điện công suất dưới 100k , số lượng sẽ cao lên gấp nhiều. Các trạm thuỷ điện này rất cần cho việc chạy máy bơm nước, máy xay xát, chế biến nông sản thực phẩm và thắp sáng ở nông thôn và miền núi.
Khai thác than và dầu khí là cần thiết, ta có thể khai thác trong quy mô lớn và sử dụng trực tiếp dễ dàng,nhưng nó đòi hỏi nhiều vốn, thời gian và chúng không thể tái tạo được , mà tiềm năng của ta về than và dầu mỏ cũng rất hạn chế, điều kiện khai thác ở VN lại có nhiều khó khăn, nơi khai thác lại ở rất xa nơi tiêu thụ, than và dầu mỏ lại gây ô nhiễm môi trường nặng , không những thế trình độ khoa học công nghệ của nước ta lại rất lạc hậu gây khó khăn rất lớn cho việc khai thác. Do vậy, nên ta không thể coi nhẹ việc khai thác và tận dụng các dạng năng lượng khác như: ánh sáng mặt trời, địa nhiệt khí sinh học, gió,biển....được tái tạo thường xuyên và được sử dụng ở nhiều nơi, không gây ô nhiễm môi trường và rất thích hợp với việc sản xuất phân tán, quy mô nhỏ ở VN.
Tổn thất và lãng phí trong khai thác và sử dụng năng lượng còn rất phổ biến và nghiêm trọng như tình trạng khai thác than bất hợp pháp và bừa bãi của một số “cai đầu dài” và một số tư nhân, một số ngành địa phương đã gây lang phí lớn về tài nguyên và gây khó khăn cho việc khai thác mỏ sau này.
Công tác vận hành lưới điện truyền tải chưa tốt, hiện tượng cháy biến thế, đứt dây vỡ sứ....xảy ra còn nhiều, gây mất điện ở nhiều khu vực.Tổn thất điện năng lớn, có nơi lên đến 40%-50%, đặc biệt là nạn ăn cắp điện xảy ra khá phổ biếnvà nghiêm trọng, chỉ mới được khắc phục rất ít.
Nói chung vấn đề tiết kiệm năng lượng chưa trở thành một vấn đề quốc sách nên đã để xẩy ra lãng phí lớn về điện, xăng dầu, than....Việc bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều thiếu sót.Những quy định trong pháp lệnh và nghị định về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng chưa được chấp hành nghiêm chỉnh, Luật bảo vệ môi trường vừa được ban hành cũng chưa đi vào cuộc sống.Tình hình trên đây là đáng lo ngại , cần có những giảy pháp kịp thời và có hiệu quả để đảm bảo vững chắc và ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp CNH-HĐH trước mắt cũng như trong tương lai
Thực hiện những mục tiêu trên đây trên cơ sở từng bước hiện đại hoá ngành năng lượng, và bằng các giải pháp chủ yếu sau đây:
Trước hết ta cần xây dựng chiến lược năng lượng toàn diện và lâu dài, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
Hai là, xây dựng qui hoạch dài hạn và kế hoạch trung hạn, ngắn hạn để thực hiện chiến lược năng lượng.
Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc thăm dò, khai thác, chế biến các tài nguyên năng lượng.
Bốn là, nghiên cứu để có chính sách mềm dẻo về nhập khẩu và xuất khẩu dầu mỏ, than, khí đốt. Việc tiếp tục xuất khẩu dầu thô, than (và sau này, cả khí đốt) là cần thiết nhưng cần nâng cao chất lượng than xuất khẩu và nhanh chóng xây dựng nhà máy lọc dầu và hoá dầu để không phải xuất dầu thô, mà xuất dầu đã lọc và các sản phẩm đi theo chúng nếu trong nước dùng không hết.
Năm là, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngang tầm nhiệm vụ, duy trì và phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật năng lượng giỏi tay nghề, có sức khoẻ và đời sống ngày càng được cải thiện. Có kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo các kỹ sư địa chất, mỏ, dầu khí, điện...., đẩy mạnh công tác sau đại học để nhanh chóng hìn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11264.doc