Chính sách kinh tế mới của Lênin (NEP) và sự vận dụng vào Việt Nam

Lời mở đầu Lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội ngày càng chứng minh tầm quan trọng của sự kết hợp những tính quy luật chung với những đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi giai đoạn. Chính sách kinh tế mới của Lê-nin là kiểu mẫu hoàn thiện nhất của sự kết hợp như thế. Chỉ trong thời gian ngắn Đảng cộng sản Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Lê nin đã xác định được kế hoạch thực sự về xây dựng chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên trên thế giới đã giải quyết thành công toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất trong t

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách kinh tế mới của Lênin (NEP) và sự vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực tiễn sinh động của thời kỳ qúa độ.Trong những năm gần đây đứng trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và một số nước Đông âu đã có không ít người cho rằng chính sách kinh tế mới NEP là một sai lầm là nguyên nhân của sự khủng hoảng ở các nước CNXH và coi đó là sự trở lại của chủ nghĩa tư sản.Song những nhận thức trên chỉ là mơ hồ bởi sự sụp đổ của mô hình CNXH hoàn toàn là do nguyên nhân chủ quan gây ra và do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế tìm mọi cách phá hoại tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Thực tế cho thấy ở những nước kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội như ở Việt Nam thì những tư tưởng cơ bản trong NEP là một trong những cơ sở lý luận quan trọng. Với những tư tưởng cơ bản đó và những kinh nghiệm thực hiện NEP ở Nga đầu những năm 20, ở các nước XHCN sau đó có thể nói vừa là cơ sở lý luận vừa là bài học kinh nghiệm quý báu giúp ta hình dung ngày càng sáng tỏ về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng CNXH, những mô hình cụ thể trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó tạo những bước tiến vững chắc lên CNXH. Như vậy có thể khẳng định NEP có ý nghĩa to lớn trong phạm vi toàn thế giới đặc biệt là những nước đang tiến lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế tiểu nông và sản xuất hàng hoá nhỏ,trong đó có nước ta. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận 1.1 Bối cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới Chính sách kinh tế mới ra đời gắn với bối cảnh lịch sử nước Nga đầu những năm 20 mà còn gắn với tình hình quốc tế có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt.Về tình hình quốc tế NEP ra đời trong hoàn cảnh quốc tế hết sức đặc biệt đó là bối cảnh mà triển vọng cách mạng thế giới đã hứa hẹn được hình thành vào năm 1918, cuộc cách mạng vô sản ở phương tây và phương đông không thành công phong trào cách mạng thế giới bị chậm lại.Bối cảnh thế giới đã khiến nước Nga bị biệt lập với thế giới tư bản chủ nghĩa.Đứng trước khó khăn từ bên ngoài cùng với cuộc nội chiến diễn ra bên trong như vậy nước Nga đã thi hành chính sách cộng sản thời chiến. Toàn bộ nền kinh tế nước Nga trong điều kiện phải thực hiện nhiệm vụ của thời chiến,bảo vệ chính quyền Xô-viêt.Chính sách này đã đưa nước Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng.Tuy nhiên kết thúc thời kỳ nội chiến thì chính sách này tỏ ra không còn phù hợp và trở thành vật cản đối với sự phát triển kinh tế,nền kinh tế bị kìm hãm và khủng hoảng trầm trọng kéo theo đó là các cuộc biểu tình của công nhân và nông dân vì chính sách trưng thu lương thực thừa và sư phân phối bình quân theo chế độ tem phiếu.Đứng trước hoàn cảnh đó Lê nin cùng đảng Bônsevic đã khởi sướng chính sách kinh tế mới vào tháng 3-1921 với một số nội dund cơ bản. 1.2. Sự lỗi thời của chính sách cộng sản thời chiến Trước khi tìm hiểu những vấn đề về chính sách kinh tế mới, chúng ta cần xem qua những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chính sách cộng sản thời chiến. Đặc điểm chính của chính sách này:Mục đích trước tiên của chính sách này là tập trung toàn bộ lưc lượng của xã hội và của nhà nước vào việc bảo đảm chiến thắng thù trong giặc ngoài đồng thời thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và những gốc rễ của nó ở trong nước,để có thể nhanh chóng vượt qua không chỉ thời kỳ quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội mà vượt qua chính chủ nghia xã hội tiến thẳng lên chủ nghĩa cộng sản. Để có thể chuyển như vậy chính quyền Xô-viêt lúc đó đã thực hiện những biện pháp đó là:tuỳ theo khả năng mà tập chung vào tay nhà nước mọi hình thức hoạt động kinh tế,tập trung hoá viêc quản lý kinh tế và chính trị,tước đoạt giai cấp tư sản kể cả tước đoạt ở nông thôn,cưỡng bức phân bố lao động kể cả huy động cán bộ vào ngành then chốt, lao động nghĩa vụ chung và các hình thức lao động không trả tiền khác.Khuynh hướng nhà nước trưng thu của những người sản xuất toàn bộ sản phẩm thặng dư,xu hướng san bằng điều kiện vật chất và tương tự như thế,chuyển sang chế độ phân phối bằng hiện vật thông qua nhà nước theo nguyên tắc bình quân,áp dụng đến mức tối thiểu vai trò các kích thích bằng kinh tế. Chính sách này thời gian đầu tỏ ra rất có hiệu quả,bởi tất cả nông dân đều hiểu rõ rằng chế độ trưng thu lương thực thừa nói chung là chấp nhận được và cần thiết bởi họ coi đó là sự trả ơn cho chính quyền cách mạng vì đã cứu họ tránh được sự phục hồi chế độ tư sản,không trao lại ruộng đất cho địa chủ.Nhưng khi nội chiến kết thúc và nguy cơ trực tiếp phục hồi chính quyền của bọn địa chủ không còn thì đối với nông dân chế độ trưng thu lương thực thừa là không thể chấp nhận được,họ cho rằng ‘ sản xuất để làm gì, nếu người ta cứ lấy hết sản phẩm thừa ‘,do vậy họ không mở rộng diện tích gieo trồng,họ chỉ sản xuất đủ để sinh sống và trao đổi cần thiết.Những khó khăn về cung cấp lương thực cho thành phố tăng lên không chỉ dẫn tới tình trạng dân cư ở các thành phố sống vất vưởng mà còn dẫn tới tình trạng dân cư thành phố trong đó có cả những công nhân lành nghề lũ lượt kéo về nông thôn,công nhân bị khổ sở vì bữa đói bữa no(Chế độ tem phiếu đáp ứng được không quá một nửa nhu cầu tối thiểu,phần còn lại phải đổi chác ngoài chợ đen),vì nạn lạm phát. Sự bất mãn của nông dân đối với chế độ trưng thu lương thực thừa đã biến thành những cuộc bạo loạn,trong đó đặc biệt là cuộc bạo loạn ở tỉnh sản xuất lúa mì -tỉnh Tam-bốp,cuộc bạo loạn tại căn cứ hải quân ở Crôn –xtat.Công nhân bày tỏ nguyện vọng chung là giảm bớt những hạn chế đối với việc buôn bán và trao đổi nhỏ,bãi bỏ hoặc hạn chế hoạt động của các đội kiểm soát cản trở việc đại diện các tập thể lao động và những tư nhân chuyên trở vào thành phố những sản phẩm của nông thôn để đổi lấy sản phẩm công nghiệp,đòi bãi bỏ ngay hình thức cấp phát theo khẩu phần,về chế độ phân phối sản phẩm bình quân như nhau đối với tất cả những người lao động.Những cuộc bạo loạn trên đã nhanh chóng bị dập tắt,Lê-nin coi đó là triệu chứng đáng lo ngại về sự thu hẹp nào đó cơ sở xã hội của chính quyền Xô-viết về sự bất mãn của đông đảo quần chúng nhân dân đối với chính sách kinh tế xã hội của chính quyền Xô-viết.Qua những sự việc xảy ra đó đưa đến kết luận rằng ở những điều kiện và thời kỳ lịch sử khác nhau đòi hỏi những chính sách kinh tế khác nhau,những phương pháp chính trị khác nhau và những phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau,chính sách chủ nghĩa cộng sản thời chiến nhằm đảm bảo thắng lợi việc huy động mọi lực lượng của đất nước đấu tranh với kẻ thù nhưng lại không thích ứng với việc giải quyết những nhiệm vụ kinh tế bình thường bởi vì nó không chú ý đến lợi ích kinh tế.Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản thời chiến sau khi chiến tranh kết thúc. 1.3. Sự tất yếu phải có chính sách kinh tế mới Để đảm bảo sự ổn định về chính trị và sự phát triển kinh tế trong nước, thông qua các chuyên gia kinh tế,nhiều phần tử tích cực trong đảng,các cán bộ có trách nhiệm trong các tổng cục trực thuộc chính phủ – những người hiểu rõ lập trường của nông dân,hiểu rõ những khó khăn đang tăng lên khi thực hiện việc trưng thu,đã tích cực đề nghị thay việc trưng thu lương thực bằng thuế lương thực cũng như việc điều chỉnh mối quan hệ với nông dân nói chung. Đồng thời qua cuộc gặp gỡ với các đại biểu nông dân vào cuối tháng 10 năm 1920 nghĩa là một vài tháng trước khi xảy ra bạo loạn ở Cron-xtat vị lãnh tụ cách mạng đã chú ý đến sự bất mãn cao độ của nông dân đối với chế độ trưng thu lương thực thừa và các hình thức cưỡng bức khác của nhà nước đối với nông thôn. Lê-nin đã nhìn thấy nguyên nhân chủ yếu bên trong của cuộc khủng hoảng năm 1921 là do các phương pháp cũ, quan niệm cũ về sự phát triển không còn thích hợp nữa,do không biết nhanh chóng xây dựng lại cho thích hợp với hoàn cảnh mới.Từ thực tế như vậy đã dẫn đến quan điềm đối với đường lối phát triển kinh tế cũng đã thay đổi. Nếu như trong giai đoạn đầu tiên sau Cách mạng tháng Mười,hoạt động kinh tế của nhà nước bị phụ thuộc vào nhiệm vụ phục vụ cho chiến tranh thắng lợi thì lúc này Lê-nin nói “phải chuyển trọng tâm đấu tranh vào chính trị trong lĩnh vực kinh tế”.Đó là sự cải tạo chính sách ‘chủ nghĩa cộng sản thời chiến ‘ bằng ‘chính sách kinh tế mới ‘. Chính sách này chỉ đến năm 1922 Lê- nin mới sử dụng chữ viết tắt “NEP” Chính sách kinh tế mới không phải được hình thành ngay lập tức mà nó được cụ thể hoá dần dần,nếu như lúc đầu chỉ nói về biện pháp chống khủng hoảng khẩn cấp thì sau nạy mọi người mới hiểu sâu sắc chính sách kinh tế mới như là chiến lược tối ưu của bước chuyển sang chủ nghĩa xã hội.Chinh sách này khác căn bản với chính sách chủ nghĩa cộng sản thời chiến.Nó có những điểm mới quan trọng so với chính sách trong những tháng đầu sau Cách mạng tháng Mười, chính sách mà trên một vài phương diện (đường lối hợp lý hoá sản xuất, củng cố kỷ luật lao động,sử dụng kinh nghiệm tổ chức – quản lý của những người chủ cũ và các hình thức khác của chủ nghĩa tư bản nhà nước,cải tạo đời sống của nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ) đã là sự dự đoán của chính sách kinh tế mới. Những điểm mới này trước hết là ở sự tranh luận về những kích thích kinh tế và sự phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ,đồng thời chính sách kinh tế mới đòi hỏi tính kế thừa lịch sử và tư tưởng – chính trị liên tục cùng với những cải biến đầu tiên sau Cách mạng tháng Mười cũng như cả với chủ nghĩa cộng sản thời chiến. 2. Nội dung của chính sách kinh tế mới Để hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế mới chúng ta đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề về chính sách kinh tế mới: Các nội dung của NEP gồm nhiều nội dung kế tiếp nhau,mỗi nội dung như một dây chuyền không thể thiếu.Tất cả các nội dung đó tạo thành một cơ chế kinh tế cho phép nhà nước tháo gỡ khó khăn,điều hành sự vận động kinh tế xã hội Nội dung đầu tiên đó là chính sách thuế lương thực:Có thể coi đây là khâu đầu,là bước quá độ từ trạng thái hỗn loạn sang cơ chế kinh tế mới.Trong nội dung này nông dân là đối tượng chính, bởi ta thấy rằng để cải thiện đời sống của công nhân thì cần phải có bánh và nhiên liệu.Để có thể tăng thêm sức sản xuất và thu hoạch lúa mì,tăng thêm sự dự trữ và vận tải nhiên liệu bằng cách nâng cao sức sản xuất của nông dân vấn đề cấp thiết hiện nay là dùng những biện pháp cần thiết để phục hồi ngay sản xuất nông thôn bằng con đường ấy chúng ta mới có thể cải thiện được đời sống công nhân, củng cố được quyền chuyên chính của giai cấp vô sản. Điều đó không thể làm được nếu không có sự sửa đổi nghiêm chỉnh trong chính sách lương thực.Một trong những điều sửa đổi đó là thay thế việc trưng thu số lương thực thừa bằng thuế lương thực.Mức thuế lương thực đã đươc giảm xuống thấp hơn mức trưng thu gần 1/ 2,thủ tục thu thuế được đơn giản hoá.Từ tháng 5-1923 thực hiện thuế thống nhất với hình thức hỗn hợp bằng tiền tệ hoặc hiện vật tuỳ theo sự lựa chọn của nông dân, còn từ năm 1924 hình thức tiền tệ của thuế là chủ yếu.Mức thuế có phân biệt đối với các bộ phận nông dân,đối với bần nông thì thu thuế bằng 1,2 % thu nhập,trung nông thu bằng 3,5 % thu nhập, còn phú nông thu 5,6 % thu nhập.Do mức thuế thấp nên nhà nước chỉ thu được 240 triệu pút lúa mì so với 423 triệu pút trước đây nhưng để bù lại nông dân hăng hái sản xuất,mở rộng sản xuất nên sản lượng lương thực của xã hội và các nông sản khác tăng.Nhà nước thông qua con đường trao đổi có được khối lượng lương thực nhiều hơn.Thuế lương thực còn là đòn bẩy mạnh mẽ để khôi phục nông nghiệp sau chiến tranh bởi “ Thuế lương thực sẽ giúp vào việc cải thiện kinh tế nông dân.Bây giờ nông dân sẽ bắt tay vào làm việc một cách yên tâm và hăng hái hơn,đó chính là điều chủ yếu “ Nội dung thứ hai của cơ chế NEP là: Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp thông qua trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp: Muốn cải thiện đời sống nông dân thì không thể dựa vào nền nông nghiệp tự cấp tự túc mà chỉ có thể dựa vào nền nông nghiệp hàng hoá Trong thời kỳ áp dụng chính sách cộng sản thời chiến xu hướng hiện vật nền nông nghiệp đươc duy trì và tăng lên, xu hướng kinh tế hàng hoá bị kìm hãm. ý nghĩa và tác dụng cần có của thuế lương thực không thể phát huy được trong nền kinh tế tự cung tự cấp vì số nông sản thừa tăng lên một mức nào đó nếu không có trao đổi thì nó mất tác dụng kích thích.Khác với cơ chế giao nộp và trưng thu dựa trên mệnh lệnh trong thời kỳ thực hiện chính sách cộng sản thời chiến,cơ chế kinh tế hàng hoá cho phép đạt được các mục tiêu sau đây: Đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng của nông dân và xã hội thông qua trao đổi hàng hoá,thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp khuyến khích sản xuất nông nghiệp vừa đi vào chuyên canh vừa phát triển kinh doanh tổng hợp,nhờ đó các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp được khôi phục và phát triển. Đó là con đường để nhà nước giải quyết vấn đề lương thực một cách vững chắc.Sản xuất lương thực ngày càng mang tính chất hàng hoá thì nông dân có lợi hơn hơn nên vừa mở rộng diện tích canh tác vừa thâm canh nhờ đầu tư thêm vốn và lao động.Kết quả là tổng số lương thực của xã hội tăng lên. Khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp làm sống động lại các ngành kinh tế và toàn bộ các sinh hoạt xã hội ở thành thị và nông thôn Hướng dẫn hợp tác xã giúp đỡ tiểu công nghiệp phát huy tính chủ động và tinh sáng tạo trong ở cơ sở để tăng cường và củng cố sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp.Vấn đề quan trọng trong nội dung của chính sách thứ hai này đó là khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá bên trong nông nghiệp mới thực hiện được NEP nhưng kéo theo sự khôi phục và kích thích xu hướng tư bản chủ nghĩa,điều đó là có hại cho cách mạng,do vậy không được buông lỏng kiểm tra,kiểm soát sự phát triển ấy,nhất là đấu tranh trống nạn đầu cơ.Muốn vậy phải sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Nội dung thứ ba đó là khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp và nông dân: Một trong những điều kiện để trao đổi hàng hoá là cần quỹ hàng công nghiệp có cơ cấu phù hợp với yêu cầu nông thôn.Nhưng lúc này sản xuất công nghiệp đang sa sút vì thiếu lương thực và nguyên liệu.Để khôi phục công nghiệp cần có hai yêu cầu quan trọng: một là có đủ hàng hoá trao đổi với nông dân để kích thích nông nghiệp, hai là tập hợp lai giai cấp công nhân đang bị phân tán vì đói và thiếu việc làm,củng cố kỷ luật lao động,duy trì mức năng suất lao động cần thiết để phát huy vai trò của công nghiệp và gia cấp công nhân.Để thực hiện hai yêu cầu đó cần tìm tòi những khả năng thực tế,một là phải sắp sếp lại lựa chọn những ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp nông nghiệp đặc biệt chú ý phát triển tiểu thủ công nghiệp không đòi hỏi đầu tư lớn,hai là nhà nước phải dành số vốn đầu tư nhất định.Quá trình khôi phục sản xuất công nghiệp có những đặc điểm và tính quy luật sau: Một là khôi phục sản xuất công nghiệp trên cơ sở công nghiệp cũ: Đó là một tất yếu về hai phương diên kinh tế và xã hội.Nhà nước có rất ít vốn đầu tư cho công nghiệp.Năm 1922 nhà nước trợ giúp cho công nghiệp không đáng kể.Còn từ năm 1923-1926 tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp là 1,5 tỷ rúp. Thu hút được cán bộ,công nhân trở về xí nghiệp cũ, tạo thêm công việc làm nhờ đó củng cố kỷ luật lao động, tập hợp lại giai cấp công nhân nhanh chóng ổn định lại sản xuất. Hai là phạm vi khôi phục sản xuất công nghiệp cân đối với nguồn tài chính, nguyên liệu và nhiên liệu: Nhờ việc chỉ sử dụng một số xí nghiệp quốc doanh làm việc có hiệu quả nên đã đẩy nhanh việc khôi phục các xí nghiệp tiến, nâng cao công suất sử dụng thiết bị,nâng cao năng suất lao động.Do khôi phục công nghiệp dựa trên khả năng thực tế,nên nhà nước thực hiện được sự tập trung sản xuất trong công nghiệp.Đây không phải là sự tập trung hoá tạo ra xí nghiệp lớn mới mà là tập trung những cơ sở đã đảm bảo được nguyên liệu,dự trữ vật chất và tài chính.Tập trung sản xuất như vậy cho phép tạo ra sản phẩm thặng dư,dù chỉ là của một bộ phận công nghiệp và tạo ra điều kiện cho hạch toán kinh tế. Ba là bước đi của quá trình khôi phục công nghiệp:Trước hết là khôi phục công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm là những ngành gắn bó với nông nghiệp về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.Tiếp đó là khôi phục cộng nghiệp than.Các ngành công nghiệp nặng được khôi phục chậm hơnVốn đầu tư phần lớn được nhà nước đầu tư vào phát triển cơ sở năng lượng.Công nghiệp dầu khí được khôi phục và cải tạo cơ bản cùng với các cơ sở năng lượng khác. Bốn là sử dụng cơ cấu nhiều thành phần trong khôi phục công nghiệp: Trong những năm đầu thực hiện NEP,việc sử dụng có kết quả cơ cấu nhiều thành phần trong công nghiệp,quan hệ tỉ lệ giữa công nghiệp quốc doanh và công nghiệp tư nhân đã diễn ra sự thay đổi: Một mặt kinh tế tư nhân trong công nghiệp được phục hồi,một phần do nhà nước trả lại xí nghiệp cho chủ cũ một phần các tư nhân thuê xí nghiệp của nhà nước để kinh doanh.Mặt khác sở dĩ nhà nước sử dụng cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần có kết quả là vì công nghiệp quốc doanh được khôi phục và củng cố giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất. Hình thức kinh tế cơ bản trong việc sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là những hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước như hình thức tô nhượng trong công nghiệp,hình thức hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ hình thức tư nhân làm đại lý cho nhà nước trong thương nghiệp... Năm là chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bằng mệnh lệnh sang cơ chế hạch toán kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ:Phương pháp quản lý bằng chỉ thị thẳng được thay bằng sự kết hợp tối ưu phương pháp hành chính vơí phương pháp kinh tế.Sự chuyển biến trong quản lý công nghiệp bao gồm mấy nội dung sau: Quá độ sang hạch toán kinh tế ở xí nghiệp:Các xí nghiệp hạch toán kinh tế được quyền tổ chức cung ứng,quyền tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường. Muốn chuyển sang hạch toán kinh tế không những phải đảm bảo quyền tự chủ của xí nghiệp về sản xuất mà còn thực hiện quyền tự chủ tài chính nhất là phân phối lợi nhuận và tiền lương. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô trong công nghiệp: Khi xí nghiệp quá độ sang hạch toán kinh tế sử dung ngày càng rộng rãi quan hệ hàng hoá,tiền tệ Dân chủ hoá kinh tế:Lê-nin coi việc lôi cuốn quần chúng vào quản lý là một vấn đề nguyên tắc, thể hiện đòi hỏi cả về mặt dân chủ lẫn tập trung. Nội dung thứ tư đó là tổ chức quá trình lưu thông theo quan điểm của NEP:Căn cứ vào thị trường hiện có và tính toán đến các quy luật của nó, chiếm lĩnh thị trường và bằng những biện pháp kinh tế thường xuyên,có cân nhắc và được xây dựng trên sự kiểm kê chính xác quá trình của thị trường mà nắm vững việc điều tiết thị trường và lưu thông tiền tệ.Quan điểm mới của NEP đối với lĩnh vực này phù hợp với yêu cầu chuyển hoá nền kinh tế từ trạng thái hỗn loạn sang quỹ đạo tái sản xuất bình thường, từ phân phối trực tiếp và bao cấp sang kinh tế hàng hoá.Mục đích cao nhất của NEP ở bước ngoặt cách mạng là thiết lập liên minh kinh tế giữa hai giai cấp công nhân và nông dân trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu,phân tán,thì thương nghiệp là mối liên hệ duy nhất có thể có giữa hàng chục triệu tiểu nông với giai cấp vô sản là điều kiện để cho nông nghiệp và công nghiệp có thể tái sản xuất được.Một trong những vấn đề quan trọng nhất của NEP là phải chiếm được các vị trí chỉ huy trong thương nghiệp khi triển khai quá trình lưu thông hàng hoá đồng thời hướng quá trình lưu thông đó đi thẳng tới nhu cầu của nông thôn và thành thị Để nắm chắc các vị trí chỉ huy thương nghiệp và làm chủ thị trường,nhà nước chú ý đặc biệt đến củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghiệp quốc doanh với thương nghiệp quốc doanh,giữa tiểu thủ công nghiệp với thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tập thể để nắm quỹ hàng hoá công nghiệp dùng làm phương tiện điều tiết thị trường .Để hướng qúa trình lưu thông hàng hoá đi thẳng tới nhu cầu nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức thương nghiệp với một cơ cấu thương nghiệp bảo đảm phát huy vai trò thương nghiệp nhà nước. Tổ chức quá trình lưu thông,ngoài thương nghiệp ra thì giao thông vận tải là khâu quan trọng.Khi nền kinh tế chuyển sang quỹ đạo NEP tổng sản lượng xã hội tăng lên nhanh chóng khối lượng vận chuyển nhiều và đa dạng,nhưng ngành giao thông vận tải đang gặp khó khăn về hai mặt bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và bị áp đặt cơ chế tập trung hoá.Để khắc phục những khó khăn đó, một mặt nhà nước đầu tư khôi phục giao thông vận tải,hơn 80% vốn đầu tư dành cho đường sắt,còn đường thuỷ chủ yếu đầu tư tải sản cố định.Mặt khác nhà nước chủ trương cải thiện tình hình tài chính của giao thông vận tải bằng cách chuyển ngành này sang hách toán kinh tế. Nội dung thứ năm là ổn định tiền tệ củng cố nền tài chính Xô- viết: Việc ổn định tiền tệ củng cố nền tài chính Xô-viết được đặt trong bối cảnh đặc biệt do hậu quả của chiến tranh nến kinh tế bị sáo trộn,bị tàn phá nặng nề,bước vào khôi phục kinh tế trong tình trạng lạm phát nặng nề.Do đó cần phải chấn chỉnh công tác tài chính,củng cố nền tài chính Xô-viết:gồm các biện pháp như kiểm kê và kiểm soát có tác dụng tính toán nhu cầu thực tế tài chính của xí nghiệp, kiểm soát việc chi tiêu,hạn chế các chi phí sản xuất và các chi phí cho bộ máy.Nhà nước tổ chức tài chính quốc gia, điều tiết giá cả nhằm thiết lập quan hệ kinh tế mới giữa thành thị và nông thôn.Yêu cầu về hạch toán kinh tế và kinh doanh theo nguyên tắc:xí nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với kết quả hoạt động kinh tế của mình.Đây là cơ sở để đi tới nguyên tắc tự hoàn vốn và tự chủ tài chính. Nguyên tắc cân đối ngân sách phụ thuộc vào việc giải quyết thành công nhiệm vụ thương nghiệp và tính ổn định của đồng tiền,công tác tài chính gắn với công tác ngân hàng và thương nghiệp.Nguyên tắc về sự kiểm tra của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động tài chính của xí nghiệp.Dựa vào nguyên tắc đó để làm sao tăng thu giảm chi bằng những biện pháp cụ thể thuộc lĩnh vực tài chính trong khủng hoảng kinh tế. Để giảm chi chính quyền Xô-viết đã thực hiện những biện pháp chủ yếu sau: Thứ nhất là giảm biên chế nhà nước một cách kiên quyết để giảm nhẹ cho ngân sách,đi đôi với tìm việc làm cho lao động dôi ra. Thứ hai là thi hành quy định vể các khoản chi tiêu ở mức tối thiểu theo nguyên tắc tiết kiệm,cắt giảm những khâu chi không cần thiết trong bộ máy quản lý hành chính kinh tế. Thứ ba là không cấp ngân sách cho các xí nghiệp,thực hiện chế độ tự trang trải, tự chịu trách nhiệm tài chính trên cơ sở đưa các xí nghiệp vào chế độ hạch toán kinh tế. Để tăng thu gồm các biện pháp sau: Thứ nhất các cơ sở kinh tế nhà nước chuyển sang hạch toán kinh tế phải trích nộp lợi nhuận và khâú hao cho ngân sách. Thứ hai là xây dựng hệ thống thuế theo quan điểm NEP nhằm điều tiết thu nhập tầng lớp dân cư,gồm các loại thuế: Thuế thương nghiệp,dựa vào doanh thu của xí nghiệp Thuế thu nhập, thuế tài sản.Thuế thu nhập được áp dụng vào cho xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã với tỉ lệ 8% thu nhập thuần tuý.Thuế tài sản đánh vào các hộ tư sản mua sắm tài sản cất giữ hoặc kinh doanh tài sản Từ năm 1923 thực hiện cải cách thuế đối với nông nghiệp bằng cách thay mọi thứ thuế như thuế lương thực thuế vận tải và các khoản đóng góp của nông dân bằng chỉ một thứ thuế nông nghiệp. Nhà nước thi hành chế độ trả tiền đối với tất cả các loai dịch vụ (vận tải, thông tin...) Thứ ba phát hành công trái, tín phiếu Ngoài ra sự phục hồi ngoại thương càng bổ xung lượng dự trữ vàng cho nhà nước. ổn định tiền tệ: để ổn định tiền tệ phải tiến hành có kết quả giảm lạm phát đã vô cùng nghiêm trọng gồm bước thứ nhất tiến hành thay đổi đơn vị tiền tệ,bước thứ hai là bước quá độ của cải cách tiền,bước cuối cùng là hoàn thành cải cách tiền tệ cùng với củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng như ngân hàng nhà nước, ngân hàng công thương nghiệp,ngân hàng ngoại thương... Như vậy các nội dung cơ bản của NEP tạo thành một hệ thống gồm 5 nội dung.Những nội dung này không dừng lại ở tư tưởng và lý thuyết mà ý nghĩa lớn lao của nó đã được lịch sử chứng minh,nhờ thực hiện NEP đã đem lại thành công không thể phủ nhận trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nước Nga. 3. Kết quả và ý nghĩa của chính sách kinh tế mới: Thứ nhất do thực hiện đầy đủ quan điểm của Lê-nin trong chính sách lương thực nên đến năm 1925 sản xuất nông nghiệp nước Nga đã đạt mức trước chiến tranh (1913),trong khi các nước tư bản chủ nghĩa tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất phải trải qua 10 năm mới khôi phục xong sản xuất nông nghiệp. Thứ hai nhờ khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp cân đối nên trong 4 năm (1921-1924) tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng hơn hai lần. Đến năm 1926 mức tăng sản phẩm trung bình năm là 41%,công nghiệp nặng đã vượt mức trước chiến tranh. Thứ ba nhờ sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,thực hiện hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp quốc doanh đã nâng cao năng xuất lao động.Mức sản xuất của mỗi công nhân năm 1922-1924 đã tăng 14%, trong năm 1924-1925 đã tăng đến 168% giá thành sản phẩm công nghiệp quốc doanh xuống nhiều.Lợi nhuận của công nghiệp quốc doanh tăng lên 4 lần từ năm 1924 đến năm 1926. Thứ tư nhờ tổ chức lại quá trình lưu thông nên thương nghiệp được phát triển mạnh mẽ,tổng các lưu chuyển hàng hoá năm 1926 bằng hai lần năm 1924. Thứ năm nhờ củng cố nền tài chính,ổn định tiền tệ mà cán cân thu chi được cải thiện nhanh chóng nếu tháng 2-1922 sự thiếu hụt đối với các khoản ngân sách quốc gia là 43,4% trong năm 1922-1923 là 27,1% thì năm 1923-1924 sự thiếu hụt ngân sách đã vượt đến mức tối thiểu tổng sau thu là 2026 triệu rúp, tổng số chi là 2022 triệu rúp, còn về ổn định tiền tệ đã thu được những thắng lợi cơ bản,điều chỉnh lại thu nhập quốc dân. Năm 1925-1926 thu nhập quốc dân đã thay đổi hẳn:82% thuộc thu nhập công nhân,nông dân 10%, thu nhập của gia đình nghèo và trung bình vượt mức năm 1913 đời sống người dân được ổn định và cải thiện. 4. Sự vận dụng chính sách kinh tế mới vào Việt Nam: Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam cho thấy rằng không thể giải quyết những vấn đề cấp bách trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế bằng các chủ trương biện pháp dựa trên tư duy kinh tế cũ mang đầy tính bị động và đối phó với tình hình.Bởi vậy đổi mới tư duy trước hết là đổi mới tư duy kinh tế,là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, là bước chuyển có ý nghĩa cách mạng,đặt đúng vị trí và tầm vóc của tất yếu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước phải đi theo con đường rút ngắn với hình thức gián tiếp mà lịch sử đã quy định.Trong bối cảnh lịch sử không bình thường nhiều biến động đương nhiên chúng ta phải xây dựng không chỉ đường lối chiến lược mà cả những giải pháp tình thế vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt vừa tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài. Chiến lược và sách lược đó phải dựa trên nền tảng lý luận vững chắc và được hình thành trên cơ sở thực tiễn,kết hợp kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm quốc tế. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho thấy chính sách kinh tế mới NEP của Lê-nin là mẫu mực về một giải pháp kinh tế,và còn là đường lối mang tính chiến lược,là cái đem lại cho chúng ta cơ sở lý luận về con đường gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội.Kinh nghiệm thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga đầu những năm 20 vẫn còn là bài học bổ ích cho đất nước chúng ta trong bối cảnh hiện nay. Những tư tưởng cơ bản trong chính sách kinh tế mới của Lê- nin về việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước,thi hành chế độ hợp tác xã,cho phép tự do buôn bán tự do trao đổi hàng hoá,kinh doanh tư nhân trên cơ sở điều tiết của nhà nước vẫn có giá trị và có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc đổi mới và xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Thứ nhất là việc vận dụng NEP trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã được Đảng ta luôn chú trọng và không ngừng đổi mới cùng tiến trình đổi mới của đất nước.Thực hiện nghị quyết đại hội VI,hội nghị trung ương lần thứ ba của Đảng (năm 1987) đã ra nghị quyết về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa,đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế.Vận dụng quy luật giá trị trong xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo hướng khai thác tiềm năng tổ chức sản xuất ngày càng hợp lý đòi hỏi các cơ sở phải chủ động nguồn vật tư,nguyên liệu và năng lượng. Nguồn vật tư nhà nước chuyển sang kinh doanh hoàn toàn không bù lỗ hoặc chỉ bù lỗ trong một số trường hợp, nghị quyết trung ương ba này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước,là cơ sở cho việc xây dựng chính sách về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước.Ngày 14-11-1980 hội đồng bộ trưởng ra quyết định 217-HĐBT “ban hành chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh “ quy định toàn diện về các lĩnh vực của cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước,đã tác động tích cực và tháo gỡ những dàng buộc của cơ chế tập trung bao cấp.Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường thì cơ chế quản lý như vậy không còn phù hợp.Điều đó đã lý giải cho sự cần thiết của các chủ trương đổi mới về nhiều mặt đã được áp dụng từ năm 90 đến nay. Với các quyết định 143-HĐBT ngày 1-9-1990 và quyết định 315-HĐBT ngày 8-6-1992 cho phép các doanh nghiệp lập mô hình hội đồng quản trị và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.Sau đó nhà nước trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn cho sản xuất kinh doanh cho các đơn vị quốc doanh. Luật đã xác định doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm hữu hạn, chia doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh,lập các tổng công ty và lập các hội đồng quản trị để lãnh đạo và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp tại những tổng công ty và những doanh nghiệp lớn,quy định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp,phát huy tính dân chủ hoá trong quản lý kinh tế. Ngoài vận dụng NEP vào đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước,Đảng ta còn vận dụng NEP về quan hệ hàng hoá - tiền vào đổi mới hệ thống tài chính thị trường,phát huy vai trò ngân hàng.Đảng xác định “ phải tiếp tục xây dựng và củng cố chính sách tài chính của nhà nước “ thông qua nguyên tắc cân bằng thu chi.Hiện nay nhà nước đã áp dụng một loạt các biện pháp giảm chi như giảm biên chế,tiết kiệm chi phí hành chính... và tăng thu nhờ xây dựng hệ thống thuế hợp lý trên cơ sở thực hiện chế độ hạch toán kiểm tra... Thứ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35382.doc
Tài liệu liên quan