Chính sách kinh tế mới của Lênin (NEP)

I. Đặt vấn đề Sau cách mạng tháng mười năm 1917 thắng lợi,V.I Lênin thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính quyền XôViết tranh thủ giải quyết những vấn đề cấp bách, củng cố chính quyền của giai cấp vô sản, đặt nền móng cho việc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhưng kế hoạch này bị gián đoạn do cuộc nội chiến năm 1918-1920.Bọn địa chủ, bọn tư sản bị lật đổ, cùng với sự giúp đỡ của mười bốn nước đế quốc, can thiệp vũ trang vào nước Nga, với mục đích lật đổ chính quyền Xô viết,

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách kinh tế mới của Lênin (NEP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.Cuộc nội chiến đã làm cho nước Nga đã khó khăn càng thêm khó khăn chồng chất. Trong thời kỳ này Lênin đã áp dụng chính sách Cộng sản thời chiến, để đối phó với kẻ thù và giải quyết những khó khăn trong nước. Chính sách Cộng sản thời chiến với những nội dung cơ bản: Trưng thu lương thực thừa của nhân dân, nhà nước độc quyền buôn bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội, nhà nước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm đối với tất cả các ngành công nghiệp trong xã hội; quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp vừa và nhỏ; cấm trao đổi hàng hoá trên thị trường; đề ra chế độ lao động cưỡng bức với nguyên tắc “không làm không ăn”. Chính sách này cho phép huy động tối đa mọi tiềm năng về vật chất để chiến thắng thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên chính sách này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do xuất phát từ những đặc trưng trong hoạt động kinh tế của đọan này là do tập trung cao độ vào quản lý bằng những phương pháp hành chính nên không kích thích được tính chủ động, độc lập của các thành phần kinh tế nó dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng về diện tích và sản lượng lương thực nạn đói xảy ra khắp nơi gây nên sự bất bình trong nhân dân. Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng Lênin đã ví nền kinh tế nước Nga lúc này như một người bị đánh thập tử nhất sinh chỉ có thể đi lại bằng đôi nạng. Tuy có vai trò quan trọng xong chính sách kinh tế này lại không phù hợp với tình hình nước Nga hiện tại năm 1920-1921. Vào cuối năm 1920 đầu năm 1921 sau ba năm thắng lợi của cuộc đại cách mạng tháng mười Nga và sau cuộc nội chiến kết thúc nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng do đó chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến đã làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó, giờ đây không cho phép dẫn nó đi xa hơn nữa, khối liên minh công nông có nguy cơ tan rã vì vậy cần thiết phải đề ra một kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội mới, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Do đó Đại hội X của Đảng Bônsêvíc Nga đã chủ trương thay thế chính sách cộng sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mơí –NEP của Lênin để đáp ứng được nhu cầu của thời bình. Chính sách kinh tế mới với nội dung bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực của nông dân bằng thuế lương thực, mở rộng trao đổi buôn bán tái lập ngân hàng nhà nước thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh, bán hoặc cho tư nhân thuê những xí nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Chính sách NEP đã góp phần thúc đẩy quá trình khôi phục nền kinh tế nước Nga một cách nhanh chóng sau cuộc nội chiến. Chính sách này không chỉ có vai trò quan trọng với riêng nước Nga mà nó còn có cả ý nghĩa to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của Đảng ta nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong chính sách Kinh tế mới của Lênin tuy nhiên do thời gian và không gian cách xa nhau và tình hình mỗi nước đều khác nhau nên sự nhận thức và vận dụng chính sách này có thể khác nhau về bước đi, nội dung và biện pháp thực hiện ở nước ta. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ chính sách kinh tế mới của Lênin là mẫu mực về một giải pháp tình thế và còn là đường lối mang tính chiến lược, là cái đem lại cho chúng ta cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hôi bỏ qua giai đoạn tiến lên chủ nghĩa tư bản. Thực chất của chính sách kinh tế mới chính là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Được áp dụng ở Việt Nam chính là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa hay phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa đó là phát triển các thành phần kinh tế: thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả các thành phần kinh tế này đều vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vốn kiến thức còn hạn chế, lần đầu tiên tiếp cận với một vấn đề khá mới mẻ và phức tạp. Cho nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong được sự giúp đỡ của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! II. Giải quyết vấn đề A. Phần lí luận 1. Hoàn cảnh ra đời của chính sách Kinh tế mới. a. Hoàn cảnh nước Nga khi áp dụng chính sách cộng sản thời chiến(1917-1920). Sau cách mạng tháng mười Nga thành công,chính quyền Xô Viết tranh thủ giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách, củng cố chính quyền của giai cấp vô sản, đặt nền móng cho việc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đường nối kinh tế mà Lênin đã nêu ra trong “luận cương tháng tư ”, chính quyền Xô Viết đã tiến hành: tịch thu ruộng đất của địa chủ, chúa đất, của tu viện…chia cho nhân dân sử dụng không phải trả tiền nhưng nhân dân không có quyền sở hữu, một phần là để xây dựng các nông trường quốc doanh. Thực hiện chế độ kiểm soát của công nhân trong các xí nghiệp công nghiệp lớn và vừa. Cử công nhân vào các xí nghiệp lớn để kiểm soát hoạt động và chống lại sự phá hoại của bọn tư sản.Chính quyền Xô Viết còn tiến hành quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế quan trọng gồm các hầm mỏ, đường sắt, ngoại thương …các xí nghiệp công nghiệp nặng và tất cả các xí nghiệp có từ năm mươi công nhân trở lên. Đề ra kế hoạch khôi phục và triển kinh tế trong thời gian trước mắt chuẩn bị cho cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Điều này đã gây lên sự phản kháng của giai cấp địa chủ, phong kiến, tư sản. Cuối năm 1918, ở nước Nga có nội chiến, do bọn tư sản phản động cấu kết với các nước đế quốc bên ngoài để chống lại chính quyền Xô Viết và xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.Tình hình đó lại cho nước Nga càng có thêm nhiều khó khăn về mọi mặt. Trong bối cảnh của cuộc nội chiến, Đảng Bônsêvich đã thi hành chính sách cộng sản thời chiến để huy động một cách tốt nhất mọi nguồn lực cho toàn dân đánh giặc. b. Nội dung của chính sách Cộng sản thời chiến. Chính sách Cộng sản thời chiến bao gồm các nội dung cơ bản sau: Trưng thu lương thực thừa của nông dân, nhà nước quy định mức sử dụng. Nhà nước độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội để duy trì sản xuất và mọi mặt của đời sống. Lập các trạm trưng thu và trưng mua lương thực. Nhà nước XôViết có lương thực để cung cấp cho mọi người dân trong xã hội và đảm bảo mọi mặt hoạt động của xã hội. Tuy nhiên việc này đã khiến cho những nông dân bị trưng thu lương thực và những người bị tịch thu đất bất mãn với chính quyền, nhà nước. Nhà nước kiểm soát sản xuất, và phân phối sản xuất đối với tất cả các ngành công nghiệp, không chỉ với đại công nghiệp mà cả trung và tiểu công nghiệp.Tiếp tục tịch thu những xí nghiệp vừa và nhỏ, biến thành sở hữu của nhà nước và tất cả phải chịu sự điều hành của nền kinh tế quốc dân. Cấm trao đổi, buôn bán hàng hoá trên thị trường đặc biệt là lúa mì. Xoá bỏ ngân hàng nhà nước. Thực hiện chế độ tem phiếu và phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng Đặt ra chế độ lao động cưỡng bức với nguyên tắc “không làm thì không ăn ”. Kết quả nhờ thực hiện chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến mà nhà nước Xô Viết mới có lương thực để cung cấp cho quân đội và nhân dân đảm bảo đánh thắng thù trong giặc ngoài. Khi đánh giá về chính sách đó Lênin đã nói “ trong điều kiện chiến tranh mà chúng ta đã lâm vào thì về cơ bản chính sách đó là đúng” (V.I. Lênin, Toàn tập-tập 32- trang 210). Đồng thời trong thời gian này khí thế lao động của quần chúng được nêu cao,và thực hiện trong toàn nước Nga. Cũng trong những năm này, Lênin đã tổ chức lại toàn bộ nền kinh tế về cơ bản đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên chính sách Cộng sản thời chiến hoàn toàn không phải là một giai đoạn tất yếu trong chính sách kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước công nông non trẻ lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nguyên nhân trước hết của cuộc khủng hoảng là Đảng và nhà nước Nga Xô Viết không kịp thời thay đổi chính sách kinh tế phù hợp với thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, trong đó chủ yếu là sai lầm do duy trì chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến đã lỗi thời không còn phù hợp với hiện tại. Lênin chỉ ra rằng chính sách Cộng sản thời chiến là sự vận dụng quan hệ chính trị vào quan hệ kinh tế để giải quyết nhiệm vụ chính trị- tức mục tiêu giành chính quyền và sau khi mục tiêu giành chính quyền đã hoàn thành thì cũng có nghĩa là chính sách Cộng sản thời chiến đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình. Như vậy taị thời điểm đó (nước Nga sau cuộc nội chiến) chính sách cộng sản thời chiến đã không còn là động lực thúc đẩy, mà ngược lại đã trở thành trở lực kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn và cả đối với sự phát triển toàn bộ nền kinh tế nước Nga. Lênin đã chỉ rõ “ việc trưng thu lương thực thừa (nội dung chủ yếu của chính sách Cộng sản thời chiến) của nông dân là một biện pháp mà hoàn cảnh chiến tranh bắt buộc chúng ta nhất thiết phải thi hành, nhưng không phù hợp với những điều kiện ít nhiều của nền kinh tế nông dân” (V. I. Lênin. Toàn tập, t43, Nxb Tiến bộ, M, 1978, trang 32). Một nguyên nhân nữa dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga là tư tưởng ấu trĩ “tả khuynh” của một bộ phận Đảng viên Đảng cộng sản Nga về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội họ cho rằng ngay sau khi giai cấp vô sản thiết lập được chính quyền Xô viết là nước Nga có thể đi ngay lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện đầy đủ các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Trong báo cáo về chính sách Kinh tế mới tại hội nghị VII Đảng bộ tỉnh Matxcơva Lênin đã vạch rõ sự thất bại trong ý định dùng phương pháp xung phong, nghĩa là dùng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện sự phân phối theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ phải thay đổi đường lối chiến lược để tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó trước hết phải thực hiện chính sách Kinh tế mới. c. Sau cuộc nội chiến, yêu cầu đặt ra là phải có một chính sách Kinh tế mới để thay thế chính sách Cộng sản thời chiến đã không còn phù hợp vơí nước Nga. Không bao lâu sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, việc thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918- 1920. Trong thời kỳ này, Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của chính sách cộng sản thời chiến là trung thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời, xoá bỏ quan hệ hàng hoá- tiền tệ, xoá bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà ncước. Chính sách Cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nhà nước Xô Viết. Nhờ đó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được nhà nước Xô viết non trẻ của mình. Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, Chính sách Cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá- tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy khủng hoảng kinh tế, chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách Kinh tế mới được Lênin đề xướng để đáp ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. Lý luận về thời kỳ quá độ được Lênin nêu ra từ năm1918 trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”, Người cho rằng, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội thì tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ. Xuất phát từ thực tế nước Nga lúc đó, Lênin đã vạch rõ kết cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ của nước Nga là kết cấu kinh tế nhiều thành phần, gồm: 1. thành phần kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên. 2. thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ(trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì),tiểu thủ công,và tiểu thương. 3. thành phần kinh tế Chủ nghĩa tư bản tư nhân. 4. thành phần kinh tế Chủ nghĩa tư bản nhà nước. 5. thành phần kinh tế Chủ nghĩa xã hội Trong đó các thành phần kinh tế cơ bản của nền kinh tế là: kinh tế sản xuất nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong những năm đầu sau cách mạng, các chính sách kinh tế của nhà nước lại chủ yếu hướng vào các chính sách nhất thể hoá kinh tế Xã hội chủ nghĩa, tức là chính sách một thành phần kinh tế. Do nhận thức sai lầm về thời kì quá độ và “tả khuynh” về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu dẫn đến một mặt phá vỡ sự đoàn kết thống nhất, trong Đảng mặt khác kéo theo nhiều sai lầm trong chính sách kinh tế như: Chủ trương quốc doanh hoá ồ ạt, kể cả các cơ sở tiểu công nghiệp. Xoá bỏ thương nghiệp tư nhân, thi hành chính sách ngăn sông cấm chợ ở cả thành thị và nông thôn. Xoá bỏ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân trên cơ sở nhất thể hoá kinh tế xã hội chủ nghĩa, dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Để khắc phục những sai lầm và cứu nước Nga thoát khỏi diệt vong Đại hội X Đảng CộngSản Nga sau khi nghe báo cáo của Lênin đã thông qua nghị quyết về chính sách kinh tế mới, xoá bỏ chính sách cộng sản thời chiến và ban hành thuế lương thực và nhiều chính sách kinh tế mới khác. Trong chính sách kinh tế mới, đối với nông dân, nông nghiệp,công nhiệp thương nghiệp, tài chính tiền tệ, ngân hàng, các thành phần kinh tế …, tư tưởng bao trùm của Lênin là vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước chuyên chính vô sản. Tư tưởng đó được cụ thể hoá ở một số chủ trương sau: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên cơ sở đẩy mạnh quan hệ hàng hoá tiền tệ. Đổi mới chính sách nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá và tự do lưu thông nông phẩm thừa. Đổi mới chính sách công nghiệp và thương nghiệp. 2. Nội dung chính sách Kinh tế mới –NEP. Thực chất của Chính sách Kinh tế thực hiện trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội. Vào thời kì nội chiến ở Nga sau cách mạng tháng Mười Lênin đã cho thực hiện chính sách Cộng sản thời sản thời chiến khiến những người nông dân chỉ được giữ lại một phần lương thực tối thiểu, còn lại phải nộp cho chính quyền Xô Viết. Cấm mua bán lương thực trên thị trường. Xoá bỏ quan hệ hàng- tiền. Khi hoà bình lập lại.Thực hiện chính sách này đẫ làm cho nền nông nghiệp nước Nga trì trệ, khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng do đó Lênin đã đưa ra và thực hiện và thực hiện chính sách Kinh tế mới thay thế chính sách Cộng sản thời chiến. Với những nội dung sau : a. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thu thuế lương thực. Theo chính sách này người dân chỉ phải nộp thuế lương thực với một mức nhất định trong nhiều năm. Thu thuế lương thực bằng hiện vật, theo một tỉ lệ cố định, nhân dân sau khi nộp thuế thì phần còn lại được toàn quyền sử dụng, nông dân có thể tự do trao đổi, mua bán trên thị trường. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác “thuế là cái nhà nước thu của nhân dân mà không bù lại. ”. (V.I.Lênin:Toàn tập, Nxb tiến bộ,Matxcơva,1978,tập 43, trang177). Đây là nội dung quan trọng nhất, nó đảm bảo cho nhà nước vẫn có lương thực để phân phối, mặc dù lượng lương thực chỉ bằng một nửa so với trước đây. Mặt khác nó sẽ kích thích được vật chất đối với nhân dân. Giải quyết được mối quan hệ vô sản giữa giai cấp công nhân và và giai cấp nông dân. b. Phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, phát triển thị trường. Mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán, người nông dân có thể dùng sản phẩm nông nghiệp dư thừa để trao đổi lấy các sản phẩm công nghiệp. Việc buôn bán chỉ dừng lại ở buôn bán nhỏ, lẻ.Vấn đề đặt ra là trao đổi theo kiểu gì ? Trước kia đã xoá bỏ ngân hàng, tiền không còn giá trị mà trao đổi bằng hiện vật. Tái lập về ngân hàng nhà nước và cải cách tiền tệ. Đầu năm 1921 so với 1913 đồng Rup mất giá 1300 lần, sau khi cải cách năm 1921: Lần đổi tiền đầu tiên phát hành, một Rup mới bằng một vạn Rup cũ. Năm 1922-1923 tiếp tục đổi tiền lần thứ hai. Qua các lần đổi tiền đã giúp loại bớt tiền ra khỏi lưu thông. Quan hệ hàng hoá- tiền tệ được khôi phục. Để khôi phục công nghiệp nhà nước bán hoặc cho thuê các xí nghiệp vừa và nhỏ các cho các nhà tư bản. Đây là một biện pháp lợi dụng chủ nghĩa tư bản để khôi phục kinh tế. Tự do trao đổi là tự do buôn bán là việc trao đổi hàng hoá giữa những người buôn bán nhỏ, sở hữu nhỏ .Từ đó đã đẻ ra hai loại hình tư bản là tư bản tư nhân và tư bản nhà nước. Tư bản tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh để tao lợi nhuận và thu lợi nhuận bằng cách bóc lột người lao động còn tư bản nhà nước thì hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự điều tiết của nhà nước. Lênin coi đây là một bước lùi để tiến,nhưng nhà nước vẫn nắm mạch máu kinh tế, kinh tế Nga có năm thành phần kinh tế : Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế gia trưởng :là của những người nông dân,nguyên thuỷ, tự cấp tự túc, thành phần kinh tế sản xuất nhỏ, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Tầng lớp nguy hiểm nhất đẻ ra chủ nghĩa tư bản là tầng lớp sản xuất nhỏ vì họ vừa sản xuất vừa buôn bán. Xét về lâu dài chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa tư bản tư nhân không ảnh hưởng gì tới mục tiêu mà nhà nước đã đề ra: không phải là quay về chủ nghĩa tư bản mà nhà nước vẫn khống chế được các tầng lớp này bằng chính sách pháp luật. Đặc biệt ở đây cũng không thể bỏ qua được sự tự do trao dổi ở địa phương, nếu nền thương nghiệp ấy có thể làm cho nhà nước đổi sản phẩm cônng nghiệp lấy một số lượng tối thiểu sản phẩm lúa mì,đủ để đáp ứng được yêu cầu của thành thị, các công xưởng và công nghiệp thì sự trao đổi kinh tế sẽ được khôi phục theo con đường sao cho chính quyền nhà nước vẫn nằm trong tay giai cấp vô sản và được củng cố. Nông dân đòi hỏi thực tế phải chứng minh cho họ thấy rằng, công nhân nắm giữ các công xưởng nhà máy, công nghiệp,có thể tổ chức trao đổi với nông dân. Mặt khác, một nước nông nghiệp rộng lớn với đường giao thông kém, đất đai rộng lớn, khí hậu khác nhau … thì không thể đòi hỏi là giữa công nghiệp và nông nghiệp địa phương phải có sự tự do trao đổi sản phẩm nhất định nào đó trong phạm vi địa phương. Nước Nga đã mắc nhiều sai lầm trong việc quốc hữu hoá thương nghiệp và công nghiệp, trong việc đình chỉ những sự trao đổi địa phương. Tuy nhiên đến thời điểm đó cả nước vẫn phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế. Nước Nga có thể vượt qua được chiến tranh là do sự thống nhất của cả nước, sự thống nhất về lợi ích kinh tế của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Vì vậy nước Nga có thể cho phép lưu thông ở địa phương một cách tự do trong một phạm vi khá lớn mà không phá hoại chính quyền của giai cấp vô sản, trái lại lại còn củng cố chính quyền đó. Vì vậy Hợp tác xã đã được hình thành ở các địa phương, đó là sự thừa nhận sự lưu thông kinh tế ở địa phương. Thu hút dần những người sản xuất nhỏ vào các loại hình khác nhau của hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện và sự giúp đỡ ưu đãi của nhà nước công –nông. Sử dụng nhiều hình thức phân phối theo nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất và sự quan tâm về lợi ích vật chất đối với người sản xuất kinh doanh, kết hợp cả lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Sự tự do buôn bán tất nhiên sẽ làm cho chủ nghĩa tư bản phục hồi lại; rằng chúng ta không chỉ sử dụng chủ nghĩa tư bản mà còn có thể sử dụng cả chủ nghĩa tư bản tư nhân để xúc tiến chủ nghĩa xã hội. Người chỉ ra rằng ở trong điều kiện chính sách Kinh tế mới thì thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất có thể có giữa hàng chục triệu tiểu nông với nền đại công nghiệp. Chính quyền có thể nắm vững được thương nghiệp, chỉ đạo nó và đặt nó vào những khuôn khổ nhất định. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghệp quốc doanh. Cho các xí nghiệp này có quyền tự chủ hoạt động giống như cá xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Chuyển từ phương pháp quản lý bằng biện pháp hành chính sang biện pháp kinh tế là chủ yếu thực hành quản lí theo chế dộ tập trung dân chủ và trách nhiệm cá nhân. Tự chịu trách nhiệm trước hoạt động của mình. Nhà nước không can thiệp trực tiếp, mà chỉ định hướng bằng chính sách, điều này đã phát huy được tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp. c. Phát triển nhiều thành phàn kinh tế và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế với các nước phương Tây để tranh thủ vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Sử dụng sức mạnh của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các hình thức quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công, khuyếnh khích tư bản tư nhân, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Đồng thời Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước phương Tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích phát triển kinh tế. Mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài theo nguyên tắc nhà nước độc quyền ngoại thương, kêu gọi nước ngoài đầu tư kinh doanh. Thu hút tư bản nước ngoài và sử dụng nó có lợi cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới những hình thức và trình độ khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước 3. Biện pháp thực hiện và kết quả. a. Trong nông nghiệp. Để nông nghiệp phát triển, Lênin chủ trương xoá bỏ Chính sách cộng sản thời chiến thay vào đó là chính sách thuế lương thực. Chính sách thuế lương thực quy định: sau khi hoàn thành chỉ tiêu thuế nghĩa vụ với nhà nước, người nông dân được tự do lưu thông trên thị trường phần nông phẩm còn lại. Như vậy, nền nông nghiệp hàng hoá được khuyến khích phát triển với nhiều hình thức và thành phần kinh tế khác nhau. Do đó, toàn bộ sự vận động phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá phải hướng vào các mục tiêu: Phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ trong nông nghiệp, thực hiện tự do trao đổi, mua bán nông sản hàng hoá trên thị trường để phá vỡ nền nông nghịêp gia trưởng, nhỏ hẹp, trì trệ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu thị trường và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp và các ngành khác. Bằng tự do lưu thông nông phẩm hàng hoá trên thị trường mà thúc đẩy các loại hình thị trường phát triển từ nông thôn ra thành thị, làm cho nông nghiệp vừa phát triển theo chiều rộng vừa phát triển theo chiều sâu. Nhờ phát triển nông nghiệp hàng hoá, thực hiện trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa nông nghiệp với công nghiệp theo quan hệ hàng hoá tiền tệ, nhà nước có điều kiện xây dựng quỹ lương thực quốc gia một cách chủ động vững chắc. Tạo động lực, tác nhân kích thích sự phát triển các ngành kinh tế từ nông thôn đến thành thị hình thành thị trường địa phương, toàn quốc, thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nông dân, qua đó thúc đẩy tiến trình phân công và phân công lại lao động nông nghiệp, từng bước đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế quốc dân. Chuyển đổi chức năng của ngành lương thực từ chức năng gữ và phân phối lương thực sang thực hiện chức năng kinh doanh lương thực cùng với các cá nhân đơn vị thực hiện tự do kinh doanh nông phẩm trên thị trường, tạo lập thị trường nông phẩm thông thoáng trên phạm vi toàn quốc. Theo quan điểm của Lênin sự vận động và phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá theo các hướng trên là hợp quy luật tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Nhà nước chuyên chính vô sản thì sự phát triển của các ngành thì phải tuân thủ những yêu cầu nhất định nhằm tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và vì vậy nhà nước chuyên chính vô sản phải nắm bắt các quy luật kinh tế và thông qua sự nhận thức vận dụng các quy luật kinh tế mà điều tiết thị trường ở mức độ nhất định. Chẳng hạn Lênin chủ trương điều tiết nông sản hàng hoá theo các hướng: giảm giá bán hàng công nghiệp tăng giá mua nông phẩm; phấn đấu tăng năng xuất lao động, tiết kiệm lao động sống và lao động quá khứ trong công nghiệp để có thể hạ giá bán hàng công nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nông dân thúc đẩy thị trường hàng hoá công nghiệp tại các vùng nông thôn; thay đổi cơ chế quản lý xoá bỏ các cơ quan quản lý cồng kềnh kém hiệu quả theo ngành dọc; tăng cường sự phân công và hợp tác đa phương đa ngành; xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu không bám sát thị trường. Tuy nhiên Lênin khẳng định: “Chính sách Kinh mới không thay đổi kế hoạch kinh tế thống nhất của nhà nước và không vượt ra ngoài giới hạn của kế hoạch đó, nhưng thay đổi biện pháp thực hiện kế hoạch đó” (V.I.Lênin. Toàn tập. Nxb Tiến bộ, tập 54,trang 131). Kết quả đến cuối năm 1922 Liên Xô đã vượt qua được nạn đói và đến 1925 nông nghiệp Liên Xô đã vượt mức trước chiến tranh tổng sản lượng lương thực của Liên Xô tăng từ 42,2 triệu tấn (năm 1921) lên đến 76,4 triệu tấn. b. Đối với công nghiệp. Lênin chủ trương khôi phục, tổ chức lại nền công nghiệp theo hướng nhiều thành phần trên cơ sở các hình thức khác nhau với cơ cấu công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tiểu công nghiệp. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong khu vực này phải hướng vào phục vụ nhu cầu của thị trường nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Do đó phát triển cong nghiệp theo Lênin phải đạt mấy yêu cầu sau: Công nghiệp phải cung ứng hàng hoá đủ nhu cầu của nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời nông nghiệp cũng phải đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp trên cơ sở mối quan hệ hàng hoá tiền tệ. Công nghiệp còn phải trở thành thị trường cho lao động nông nghiệp, nông thôn và tham gia vào quá trình phân công lại lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quá trình khôi phục và phát triển công nghiệp phải đồng thời là quá trình mở rộng thị trường, tăng sự hấp dẫn cho các nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài nhằm phát triển kinh tế tư bản nhà nước. Kết quả tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm1913 mới đạt được 75,5%. Đến năm 1926 khôi phục được 100%. Tuy nhiên ngành điện và cơ khí chế tạo vượt mức trước chiến tranh, nhiều xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã đạt và vượt mức trước chiến tranh. c. Đối với thương nghiệp. Cùng với chính sách phát triển nông nghiệp và công nghiệp Lênin cũng rất coi trọng tổ chức mạng lưới thương nghịêp nhiều thành phần nhằm tổ chức, thiết lập trật tự thị trường bảo đảm cho quan hệ hàng hoá-tiền tệ diễn ra cân đối nhịp nhàng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong khi chủ trương phát triển các loại hình và thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương nghiệp, Lênin không quên xác định vai trò mắt xích trọng yếu của thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa. Người vạch rõ: thương nghiệp là cái mắt xích trong cái dây xích những sự biến lịch sử, trong các hình thức quá độ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta trong những năm 1921-1922, đó là mắt xích mà Đảng cộng sản đang nắm quyền lãnh đạo phải đem toàn lực ra nắm lấy. Người cho rằng nếu Đảng cộng sản nắm được cái mắt xích ấy thì sẽ nắm được toàn bộ dây xích –tức là làm chủ được thị trường lưu thông hàng hoá. Để thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát huy được vai trò mắt xích quan trọng của mình thì các tổ chức kinh tế khác như tài chính, tín dụng, ngân hàng… phải hỗ trợ, tác động hữu hiệu đến thương nghiệp xã hội chủ nghĩa bằng các biện pháp tham dự đầu tư. Do đó Lênin rất quan tâm xây dựng chính sách tài chính quốc gia và cải cách tiền tệ. Người chỉ rõ “bất kể thế nào chúng ta cũng phải thực hiện bằng được những cải cách vững chắc về mặt tài chính nhưng chúng ta nên nhớ rằng nếu chính sách tài chính của chúng ta không thu được thắng lợi thì mọi cải cách triệt để của chúng ta cũng sẽ thất bại” (V.I.Lênin. Toàn tập. Nxb, tiến bộ, tập 43,trang 274). Theo Lênin nếu Đảng có chính sách tài chính đúng đắn, có hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả với đồng tiền có giá thì mối quan hệ kinh tế từ trung ương đến địa phương, giữa các ngành sẽ được thiết lập một cách bình đẳng trên thi trường thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ và quan hệ ngoại thương –tức mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thế giới cũng được thiết lập. Để thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước chuyên chính vô sản, Lênin đặc biệt quan tâm đến công cuộc cải tổ bộ máy nhà nước. Người luôn coi trọng vai trò của nhà nước trong việc quản lý kinh tế và phát triển kinh tế đất nước. Kết quả: thương nghiệp được phát triển mạnh mẽ. Đối với ngoại thương Liên xô đã có quan hệ với hơn 40 quốc gia trên thế giới. Tổng mức luân chuyển hàng hoá năm 1926 đã gấp hai lần năm 1924. Ngân sách nhà nước đã được củng cố lại: Năm 1925-1926, thu nhập của Nhà nước tăng lên gấp 5 lần so với năm 1922-1923. Giá trị đồng Rup được tăng lên đáng kể, có tác dụng rõ rệt trong việc áp dụng chế độ hạch toán kinh tế góp phần khôi phục nhanh chóng nền kinh tế. 4. ý nghĩa. a. Đối với nước Nga. Nhờ thông qua tổ chức và những biện pháp tổ chức quan trọng mà quan điểm lý luận của Lênin về chính sách Kinh tế mới được thực hiện để tạo điều kiện cải biến nước Nga tư bản kém phát triển, nền kinh tế tiểu nông còn khá phổ biến thành nước Nga Xã hội chủ nghĩa. Chính sách kinh tế mới của Lênin có vai trò cực kỳ quan trọng, nó đã khôi phục được nền kinh tế sau chiến tranh. Chỉ trong một thời gian ngắn đã biến nước Nga từ một nước Nga đói nghèo thành một nước Nga có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng kinh tế chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà lênin dã vạch ra. Nó góp phần củng cố khối liên minh công nông và sự ra đời của nhà nước công nông nhiều dân tộc là Liên Xô. Mô hình kinh tế này đã tạo ra những thành tựu quan trọng cả về kinh tế và xã hội. Đồng Rup, và chế độ tài chính được ổn định; thắng được nạn đói và bội thu thuế lương thực mà hoàn toàn không phải dùng chế độ cưỡng bức, nông dân hài lòng, công nghiệp nhẹ đang trên đà phát triển, đời sống công nhân được cải thiện, công nghiệp nặng tuy còn khó khăn nhưng đã có sự cải thiện đáng kể vì đã tạo ra được một số vốn nhất định, chính quyền XôViết._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35637.doc
Tài liệu liên quan