Chính sách của nhà nước về thu hút vốn cho đầu tư phát triển

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn. Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong cuộc sống hiện nay v

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách của nhà nước về thu hút vốn cho đầu tư phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhiều năm tới ở nước ta. Đương nhiên để duy trì những thành quả đã đạt được của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng lạc “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh. Nguồn nước ngoài từ ODA, NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Trong giai đoạn vừa qua, nước ta đã có nhiều những biện pháp nhằm huy động cả nguồn vốn trong và ngoài nước, cụ thể là: I . HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC 1. Tiết kiệm chính phủ: _ Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước (NSNN): Hiện nay chủ yếu tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ cho nguồn vốn tín dụng Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia…Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chủ yếu là các dự án giao thông, thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên, các công trình văn hoá, xã hội, giáo dục y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học, quốc phòng an ninh. Để tăng cường khả năng huy động vốn từ NSNN, Chính phủ đã phát hành trái phiếu đầu tư phát triển. Trái phiếu đầu tư phát triển của Chính phủ góp phần huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội cho đầu tư. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư phát triển này sẽ góp phần làm sôi động lại quá trình đầu tư, tăng “cầu”, tạo cơ hội đầu tư mới cho các thành phần kinh tế khác, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Hơn nữa, nguồn vốn này góp phần giải quyết, khắc phục phần nào hậu quả chính sách đầu tư trong những năm qua (đầu tư dàn trải, tràn lan, hiệu quả thấp, các công trình dở dang nhiều…). Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước tăng trung bình 13,1% GDP trong thời kỳ 1986-1990 lên 20,5% GDP thời kỳ 1991-1995 và hiện nay khoảng 22% GDP. Thu ngân sách nhà nước có sự chuyển biến tích cực, nguồn thu trong nước tăng nhanh và chiếm phần chính trong tổng thu ngân sách nhà nước. Cụ thể là năm 1991 thu trong nước chiếm 76,7% thu ngân sách nhà nước đế 1998 chiếm 97,2%. Như vậy năm 1991 thu ngân sách nhà nước 13,5% GDP thì năm 1998 bằng 20% GDP. Chi ngân sách cả năm 1998 giảm còn 21,5% thấp hơn năm 1997. Do đó, việc điều hành ngân sách của nhà nước ta chủ động hơn không những đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, mà còn để dành một tỷ lệ đáng kể cho chi đầu tư phát triển. _ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là 14.279 tỷ đồng mới chiếm 6,13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 1996-2000 đã là 62.210 tỷ đồng chiếm 15,57% và riêng năm 2000, nguồn vốn này đã đạt đến 19,92% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong 5 năm 1991-1995 vốn tín dụng đầu tư phát triển không tăng đáng kể, dao động trong giá trị trung bình 2.854 tỷ đồng. Tuy nhiên, chuyển sang giai đoạn 1996-2000 vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đã có bước tăng trưởng đáng kể, năm 1996 là 7.640 tỷ đồng và đến năm 2000 con số này đã là 17.620 tỷ đồng. Vốn trung bình giai đoạn 1996-2000 là 12.442 tỷ đồng, tăng đến 4,4 lần so với thời kỳ 1991-1996. Cho đến nay, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đầu tư vào ngành công nghiệp trên 60% tổng vốn đầu tư (gần 55% số dự án) đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế. _Vốn đầu tư từ Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Vốn đầu tư từ DNNN có xu hướng tăng dần cả về tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như quy mô. Lượng vốn bình quân thời kỳ 1991-1995 là 5.064 tỷ đồng chiếm 10,89% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giá trị này thời kỳ 1996-2000 là 12.906 tỷ đồng chiếm 16,15% tổng vốn toàn xã hội. Trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp nhà nước là 11,7% gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Từ năm 1998 trở lại đây (2001), tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước chậm lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, đến năm 2003 nguồn vốn này đang có xu hướng gia tăng lại. Nguồn vốn này bao gồm khấu hao cơ bản để lại, một phần lợi nhuận sau thuế để tích luỹ. Việc quản lý nguồn vốn này sẽ dần được mở rộng và ít nhất là trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới các thiết bị, công nghệ, đầu tư chiều sâu. Việc đánh giá lại tài sản trong các doanh nghiệp để trích khấu hao cơ bản phải đảm bảo nguyên tắc tài sản khấu hao đúng, trong khuôn khổ “khung” đã được Bộ Tài chính quy định. Nguồn vốn khấu hao cơ bản phải được quản lý thống nhất theo hướng đảm bảo khấu hao nhanh, đảm bảo khấu hao đủ nguồn vốn để tái đầu tư khi tài sản đã được khấu hao hết. Việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp phải trên cơ sở nguyên tắc bảo toàn vốn, tránh hiện tượng “lãi giả khấu lỗ thật”, ăn vào vốn và cuối cùng, nguồn vốn khấu hao cơ bản không đủ để tái đầu tư giản đơn, phục chế tài sản ban đầu. Cần có chính sách khuyến khích quá trình tái đầu tư từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Đẩy mạnh cổ phần hoá, cơ cấu lại DNNN sẽ giúp các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn nhàn rỗi, hoặc đang sử dụng kém hiệu quả trong xã hội. Nhà nước chỉ nên giữ lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quan trọng, then chốt, quyết định, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 2. Tiết kiệm của doanh nghiệp Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần trong cả nước có bước phát triển khá. Nhờ có quy mô lớn, sản xuất ổn định nên vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 9-10%/năm. Do đó, đã có những đóng góp không nhỏ trong việc huy động các khoản tiết kiệm từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho phát triển kinh tế. Khối tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã tăng từ 5-6%; các tiểu chủ, hộ cá thể chiếm tỷ trọng hơn 70%, tăng 4-5%/năm trong 2 năm 1997 và 1998. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, vốn dư thừa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tới 1-2 tỷ USD dưới dạng tiền mặt (nội và ngoại tệ ngoài hệ thống ngân hàng), nhưng, chủ yếu là dưới dạng bất động sản không hoặc ít có khả năng sử dụng vào kinh doanh (do giá bất động sản sụt giảm từ 1996-1997, sau giai đoạn “sốt đất” 1991-1995) Thực trạng trên cho chúng ta thấy được sự nỗ lực chung của khu vực tư nhân nhưng để huy động được nguồn tiết kiệm của khu vực tư nhân có hiệu quả thì ngoài hệ thống ngân hàng chính quy, cần phải tổ chức thực hiện các hiệp hội hoặc các tổ chức huy động tiết kiệm phi chính thức như: hiệp hội tín dụng, tiết kiệm quay vòng… ở các vùng, đặc biệt là ở nông thôn bằng hệ thống các quỹ. Theo kết quả điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000 của Tổng cục Thống kê, cho thấy, Luật Doanh nghiệp tuy mới ban hành đầu năm 2000 nhưng bước đầu đã phát huy được tác dụng tích cực. Ước tính năm 2000, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định với số vốn 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 1999 và là một trong những thành phần kinh tế có tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển vào loại cao trong năm 2000. Tuy nhiên, số vốn đầu tư như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của thành phần kinh tế này. 3. Tiết kiệm của khu vực dân cư Nguồn tiết kiệm của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Hiện nay Việt Nam có khoảng 15 triệu hộ gia đình với thu nhập bình quân 1.500-2000 USD/hộ/năm. Nhiều hộ gia đình là những đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với những nguồn thu nhập mà Nhà nước khó có thể kiểm soát được, kể cả đối với hộ gia đình có đăng ký kinh doanh cũng như không có đăng ký kinh doanh. Vì vậy, cần căn cứ vào cơ cấu lứa tuổi của dân cư và tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập để có chính sách ưu tiên thích hợp. Việc gia tăng thu nhập và gia tăng tỷ lệ lực lượng lao động (có việc làm)/tổng số dân cư có thể thúc đẩy gia tăng tiết kiệm. Theo điều tra và ước tính của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng cục Thống kê, nguồn vốn trong dân hiện có từ 6-8 tỷ USD, trong đó: +44% để dành của dân là mua vàng, ngoại tệ  +20% để dành của dân là để mua nhà đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt  +17% để dành của dân là gửi tiền tiết kiệm, chủ yếu là loại ngắn hạn  +19% để dành của dân là dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư, chủ yếu là ngắn hạn Như vậy, chỉ có khoảng 36% vốn hiện có trong dân được huy động cho đầu tư phát triển. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tiết kiệm của dân cư bằng cách khuyến khích tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhằm tăng tỷ lệ đầu tư trực tiếp và gián tiếp của dân cư sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn nói chung (người có vốn đầu tư có điều kiện thuận lợi và hiệu quả nhất “gặp gỡ” trực tiếp với người có nhu cầu đầu tư hoặc là một). Nếu chúng ta không có những chính sách đầu tư thoả đáng thì chỉ một phần tiết kiệm của dân cư sẽ được huy động vào tín dụng, còn một phần sẽ bị “đông cứng” dưới dạng “tiền trong hầu bao”, “tiền gối đầu giường” hoặc chủ yếu dùng để mua sắm những tài sản không có khả năng sinh lời hoặc sinh lời không đáng kể. Do đó, ngoài việc tạo điều kiện, hành lang pháp lý thuận lợi, Nhà nước cần tập trung đầu tư vào những dự án, công trình mang tính hướng dẫn, phụ trợ và hỗ trợ nguồn vốn trong trường hợp cần thiết, nhằm nâng dần tỷ lệ đầu tư trực tiếp và gián tiếp trong tổng nguồn tiết kiệm dân cư. II. HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đi liền với chuyển giao vốn, công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm quản lý. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong thời gian từ 1991-2000, vốn FDI đã chiếm hkoảng 24,11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó thời kỳ 1991-1995 chiếm 24,44% và thời kỳ 1996-2000 chiếm khoảng 23,92%. Nguồn vốn FDI chủ yếu bao gồm tièn mặt (76,7%), phần còn lại bao gồm thiết bị (15,4%) và các dịch vụ khác.Nguồn vốn đã được thực hiện chiếm khoảng 39% tổng số vốn đăng ký. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp ngày càng phát triển, trở thành bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào CNN-HĐH đất nước. Đặc biệt công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 1996 : 21,7%, 1997: 23,2%, 1998: 13,3%, 6 tháng đầu năm 1999: 22,6% và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành tương ứng là: 24,1%, 28,7%, 31,8% và 35,2%. Năm 1998: công nghiệp có vốn FDI với 46,7% vốn, 8,2% lao động đã sản xuất ra 31,8% tổng giá trị sản xuất và đóng góp 56,8% tổng số nộp ngân sách của toàn ngành, góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng trong ngành công nghiệp khá cao và ổn định. Cụ thể số lượng việc làm trong khu vực FDI ngày một tăng. Cuối năm 1993 số lao động trong khu vực này chỉ có 49.892 người, đến năm 1994 là 80.059 người tăng 1,76 lần, năm 1996: 172.928 người, 1997: 250.000 người và đến 1998 là 269.500 người. Doanh thu ở khu vực FDI trong toàn xã hội đã tăng từ 150 triệu USD năm 1991 lên 1558 triệu USD năm 1995 và 3271 triệu USD năm 1998. Do tăng trưởng nhanh, tỷ trọng doanh thu của khu vực này trong GDP đã tăng từ 6,3% năm 1995 lên 9,8% năm 1998. Đóng góp của khu vực này vào ngân sách nhà nước đã tăng từ 128 triệu USD năm 1994 lên 316 triệu USD năm 1998. Nguồn vốn FDI thật sự là cánh cửa cho nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua. Những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp 43% GDP, tạo ra 25% giá trị sản lượng ngành công nghiệp, thu hút hơn 25 vạn lao động trực tiếp và hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như khai thác dầu khí, ô tô xe máy, viễn thông, khách sạn, công nghiệp… Nguồn vốn FDI là rất quan rọng nhất là trong điều kiện ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ của cả nước trong khu vực vừa qua. Vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong các năm xảy ra khủng hoảng, năm 1998, đạt khoảng 19.280 nghìn tỷ đồng so với 26.150 nghìn tỷ năm 1997, năm 1999 và 200 con số này chỉ còn lần lượt là 14.170 và 15.100, kéo theo nó tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng giảm mạnh từ 31,27% năm 1997 còn 25,21% năm 1998, 18,19% năm 1999 và 17,07% năm 2000. Tính đến tháng 12/2000 Việt Nam đã thu hút được khoảng 37 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó vốn thực hiện là 17,6 tỷ USD, chiếm 47,6% vốn đăng ký. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2002 tính cho cả đăng ký cấp mới và bổ sung đạt gần 2,3 tỷ USD, so với năm 2001 giảm 23%, mặc dù số dự án tăng. Điều này phản ánh thực tế là nhiều dự án cần có quy mô vốn đầu tư lớn trong một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam như : sắt thép, xi măng, điện… hoặc nhu cầu tạm bão hoà, hoặc trong nước đầu tư nên khả năng cấp phép đầu tư nước ngoài bị hạn chế. Mặt khác, tuy môi trường đầu tư được cải thiện, kinh tế-xã hội được giữ vững (đứng đầu thế giới) nhưng chi phí đầu vào còn cao, luật pháp chưa hoàn thiện và đôi khi chưa nhất quán, thủ tục còn phiền hà, hoạt động hành chính công chưa hiệu quả. Ngoài ra, đây là hệ quả của tình hình cạnh tranh mạnh mẽ nhằm thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc sau khi ra nhập WTO. 2. Vốn đầu tư gián tiếp Trước thập kỷ 90, Việt Nam tiếp nhận ODA còn rất hạn chế, tổng số khoảng 12,6 tỷ Rúp chuyển nhượng và 1,6 tỷ USD (1976-1990). Sang thập kỷ 90, các nước lớn và các tổ chức quốc tế bình thường hoá quan hệ với Việt Nam , ODA tăng lên nhanh chóng. Qua 6 Hội nghị tài trợ bắt đầu từ năm 1994, ODA vào Việt Nam đã tăng nhanh qua các năm và đến hết năm 2000 tổng ODA đã đạt được khoảng 17,5 tỉ USD vốn cam kết, trong đó đã giải ngân được gần 8 tỉ USD, chiếm 45,7% vốn cam kết. Tỉ lệ ODA viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15% tổng vốn cam kết. Tỉ trọng này tương đối thấp so với nhiều nước tiếp nhận ODA trong vùng. Số còn lại (khoảng 85%) là vốn vay ưu đãi. Năm 2002, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá bằng việc ký kết các hiệp định với nhà tài trợ đạt trị giá 1,574 tỷ USD, bằng 74% tổng giá trị hiệp định ký kết của cả năm 2001; Trong đó, bao gồm vốn vay là 1,33469 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại là 239,41 triệu USD. Năm 2002, giá trị ODA đã ký kết tập trung chủ yếu vào 3 nhà tài trợ là Nhật bản (536,18 triệu USD), Ngân hàng thế giới WB (499,53 triệu USD) và Ngân hàng Phát triển Châu á- ADB (264,15 triệu USD), với tổng số vốn là 1.299,86 triệu USD, chiếm 83% tổng giá trị hiệp định. Về cơ cấu ngành, các chương trình, dự án ODA tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng trưởng xoá đói giảm nghèo. 3. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại Cùng với các chính sách, đinh chế đối với các nguồn vốn nước ngoài trên, trong thời gian gần đây có khá nhiều các quy định liên quan đến quản lý vay và trả nợ nước ngoài, trong đó có một số văn bản đáng chú ý là : Quy chế Quản lý và trả nợ nước ngoài (ban hành kèm theo Nghị định 90/1998/NĐ-CP); Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 72/1999/QĐ-BTC, ngày 9/7/1999 về việc ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 233/1999/QĐ-TTg, ngày 20/12/1999 ban hành Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng; Thông tư số 3/1999/TT-NHNN, ngày 12/8/1999 về Hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nhgiệp. Theo các chính sách, định chế trên, vay nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn (thời hạn vay đến 1 năm) hoặc trung và dài hạn (có và không phải trả lãi) do Nhà Nước Việt Nam hoặc là doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. vay nước ngoài của chính phủ là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền của nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay với bên cho vay nước ngoài dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các khoản vay: ODA, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ. Vay nước ngoài của các doanh nghiệp là các khoản vay do doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật pháp hiệnhành của Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp với bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ hoặc vay thông qua phát hành trái phiếu ra nước ngoài. 4. Vốn đầu tư gián tiếp của tư nhân nước ngoài thông qua thị trường vốn quốc tế Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, việc tham gia hoạt động trên thị trường vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế được nhiều nước thực hiện có hiệu quả. Đối với Việt Nam, do nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, việc huy động vốn từ nước ngoài dưới hình thức ODA, FDI gặp nhiều khó khăn nên chúng ta đã sớm nghĩ đến việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế và coi đó là nguồn vốn có tầm quan trọng và lâu dài. Nghị định 23/CP của Chính phủ ngày 23/03/1995 về việc phát hành trái phiếu quốc tế đã quy định trái phiếu quốc tế bao gồm 3 loại: trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng thương mại quốc doanh và trái phiếu doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trên trực tế chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào phát hành trái phiếu quốc tế. Điều này là do bên Việt Nam có định mức tín nhiệm rất thấp trên thị trường vốn quốc tế (Nhà nước Việt Nam được đánh giá định mức tín nhiệm ở mức B1 theo Moddy’s và mức CCC theo Standart & Poor). Do đó, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam muốn phát hành trái phiếu ra thị trường Eurobond hoặc thị trường Yankee bond thì sẽ phải chịu mức lãi suất cao, cộng thêm các chi phí phát hành khác thì tổng mức chi phí sẽ là rất cao (theo tính toán của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế thì lãi suất thấp nhất cũng khoảng 10%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động USD trong nước cùng thời điểm cũng chỉ khoảng 6,5%/năm. Điều này đã hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25912.doc