Chính sách của Hoa Kỳ đối với Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÙI THỊ THÙY LINH CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950 – 1953) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÙI THỊ THÙY LINH CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950 – 1953) Chuyên ngành: Lịch sử

pdf116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Chính sách của Hoa Kỳ đối với Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới Mã số: 60.22.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHND Cộng hòa nhân dân CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CIA 0TCentral Intelligence Agency Cơ quan tình báo trung ương Mỹ COCOM Uỷ ban khống chế xuất khẩu với các nước cộng sản ĐCS Đảng Cộng sản NSC Natinal Security Council Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ JSC Joint Chiefs of Staff Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ QDĐ Quốc dân Đảng MỤC LỤC 5TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT5T ............................................................................................. 1 5TMỤC LỤC5T ...................................................................................................................................... 2 5TMỞ ĐẦU5T ......................................................................................................................................... 5 5T1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu5T ................................................................................. 5 5T2. Tình hình nghiên cứu đề tài5T ................................................................................................... 6 5T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5T ........................................................................................ 10 5T4. Phương pháp nghiên cứu5T ..................................................................................................... 10 5T . Nguồn tài liệu5T ...................................................................................................................... 11 5T6. Đóng góp của luận văn5T ........................................................................................................ 12 5T7. Bố cục của luận văn5T ............................................................................................................. 12 5TChương 1 :5T .................................................................................................................................... 14 5TKHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TRƯỚC NĂM 19505T ....................................................................................................................................................... 14 5T1. 1. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh Thái Bình Dương (1941)5T ............................................................................................................................ 14 5T1. 1. 1. Vị trí của Trung Quốc5T .................................................................................................. 14 5T1. 1. 2. Chính sách “Mở cửa” và cơ hội ngang nhau5T ................................................................ 15 5T1. 2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945)5T .......................................................................................................................................... 17 5T1. 2. 1. Sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ5T ............................................... 17 5T1. 2. 2. Đường lối chung của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc5T ....................................................... 18 5T1. 2. 3. Từ đường lối chung đến thực tiễn5T ................................................................................ 19 5T1. 2. 3. 1. Chuẩn bị cho vai trò cường quốc thế giới của Trung Quốc5T ................................... 19 5T1. 2. 3. 2. Thúc đẩy kết hợp các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc5T ....................................... 21 5T1. 3. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong cuộc nội chiến (1945 – 1949)5T ........... 24 5T1. 3. 1. Những cố gắng của Wedemeyer và sứ mệnh của Marshall 5T .......................................... 24 5T1. 3. 1. 1. Những cố gắng của Wedemeyer5T ........................................................................... 24 5T1. 3. 1. 2. Hoạt động của G. Marshall5T ................................................................................... 24 5T1. 3. 2. Sự chuyển hướng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc5T ........................... 27 5TChương 2 : CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CHND TRUNG HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (6/1950 - 6/1951)5T ....................................................................... 31 5T2. 1. Nước CHND Trung Hoa và mối quan hệ với Liên Xô5T ...................................................... 31 5T2. 2. Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ5T ....................................................................... 32 5T2. 2. 1. Quan điểm của Hoa Kỳ về “sự sụp đổ của Trung Quốc”5T .............................................. 32 5T2. 2. 2. Lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á5T .................................................................... 34 5T2. 2. 3. Văn kiện NSC - 685T ...................................................................................................... 35 5T2. 3. Từ NSC - 68 đến cuộc chiến tranh Triều Tiên5T .................................................................. 36 5T2. 3. 1. Bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới II5T ............................................................ 36 5T2. 3. 1. 1. Sự thành lập hai nước Triều Tiên5T ......................................................................... 36 5T2. 3. 1. 2. Quan điểm của hai bên về cuộc chiến tranh ở Triều Tiên 5T ..................................... 38 5Ta)5T 5TPhía Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên5T ............................................................................... 38 5Tb)5T 5TPhía Liên Xô và Bắc Triều Tiên5T ................................................................................ 39 5T2. 3. 2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950 – 6/1951)5T ........................................................... 40 5T2. 3. 3. Sự tham chiến của Chí nguyện quân Trung Quốc5T ........................................................ 43 5T2. 3. 3. 1. Quan điểm của CHND Trung Hoa trước khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ 5T ............................................................................................................................................ 43 5T2. 3. 3. 2. Nước CHND Trung Hoa chuẩn bị tham chiến5T ...................................................... 44 5T2. 3. 3. 3. Chí nguyện quân Trung Quốc “kháng Mỹ viện Triều”5T ......................................... 46 5T2. 3. 4. Phản ứng của Hoa Kỳ5T .................................................................................................. 47 5T2. 3. 4. 1. Phán đoán về khả năng tham chiến của Trung Quốc5T ............................................. 47 5T2. 3. 4. 2. Thay đổi quan điểm đối với Đài Loan5T .................................................................. 48 5T2. 3. 4. 3. Chính sách thù địch và gây sức ép đối với Trung Hoa mới5T ................................... 51 5TChương 3 :CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CHND TRUNG HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (7/1951 - 7/1953)5T ...................................................................... 57 5T3. 1. Đàm phán tại Kaesong5T ...................................................................................................... 57 5T3. 1. 1. Quan điểm của hai bên5T ................................................................................................ 57 5T3. 1. 2. Bế tắc ở Kaesong5T ......................................................................................................... 58 5T3. 2. Từ Kaesong đến Panmunjom5T ............................................................................................ 59 5T3. 2. 1. Hai cuộc tấn công của Hoa Kỳ5T ..................................................................................... 59 5T3. 2. 2. Đàm phán đình chiến ở Panmunjom5T ............................................................................ 60 5T3. 2. 2. 1. Tranh luận những vấn đề cơ bản5T........................................................................... 60 5T3. 2. 2. 2. Hoa Kỳ vừa đánh vừa đàm5T ................................................................................... 61 5T3. 3. Bước phát triển mới của cuộc chiến tranh5T ........................................................................ 63 5T3. 3. 1. Chính quyền Eisenhower với cuộc chiến tranh Triều Tiên5T ........................................... 63 5T3. 3. 2. Những thay đổi trong quan điểm của Liên Xô và CHND Trung Hoa đối với chiến tranh Triều Tiên5T ............................................................................................................................... 66 5T3. 3. 2. 1. “Chính sách mới” của Liên Xô5T ............................................................................. 66 5T3. 3. 2. 2. Quan điểm của CHND Trung Hoa5T ....................................................................... 67 5T3. 3. 3. Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên5T .............................................................. 68 5T3. 3. 4. Tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên đến chính sách của Hoa Kỳ đối với toàn vùng Châu Á – Thái Bình Dương5T..................................................................................................... 71 5TKẾT LUẬN5T ................................................................................................................................... 76 5TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO5T ..................................................................................... 80 5TPHỤ LỤC5T...................................................................................................................................... 87 MỞ ĐẦU 1. 53BLý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu “Không ai được lợi gì nếu Mỹ và Trung Quốc coi nhau là đối thủ”. Đó là lời tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào ngày 28/10/2010 tại Hawaii trong bài phát biểu mang tính tổng quát nhất về chiến lược Châu Á của Mỹ nhằm bác bỏ những suy đoán về việc Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc [114]. Quả đúng như vậy, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đại cường hàng đầu trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Cũng chính vì thế, mối quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành cặp quan hệ quan trọng nhất, có tính chất chiến lược ở khu vực này. Suốt hơn 40 năm chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ - Trung luôn luôn thay đổi và sau chiến tranh lạnh quan hệ đó vẫn chưa thể gọi là ổn định. Những thăng trầm trong mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dù trong tình trạng tốt hay xấu cũng luôn tạo nên những hệ lụy to lớn đối với an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực cũng như của toàn thế giới. Và những sóng gió trong mối quan hệ này phần lớn xuất phát từ những chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Quan hệ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp nhưng chưa có mối quan hệ nào lại phức tạp như quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa. Trong quá khứ cũng như hiện tại, quan hệ giữa hai nước trải qua nhiều bước thăng trầm, mà một trong những lúc xấu nhất là cuộc đối đầu trực tiếp bằng bạo lực quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Đó là sự mở đầu cho giai đoạn thứ nhất của quan hệ Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa - giai đoạn căng thẳng và xung đột là chủ yếu. Trong cuộc đụng đầu trực tiếp đầu tiên và cũng là duy nhất ấy, Mỹ đã có những toan tính gì đối với một đối thủ mới ở khu vực Châu Á? Tại sao Omar Bradley – Chủ tịch SJC – đã phải thốt lên khi nhận xét cuộc chiến tranh Triều Tiên là một cuộc chiến tranh không đúng thời điểm, không đúng chỗ và không đúng đối tượng (The wrong war, in the wrong place, at the wrong time, with the wrong enemy) [95, 3]... Những câu hỏi và vấn đề đại loại như thế còn có thể nối dài thêm đã từ lâu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả trong và ngoài nước. Nhất là trong thời điểm hiện nay, tình hình bán đảo Triều Tiên liên tục ở trong tình trạng căng thẳng. Nguy cơ tái diễn một cuộc chiến tranh vốn đã tạm ngưng ở đây suốt hơn nửa thế kỷ lại trở nên cận kề hơn bao giờ hết. Chính vì thế cho tới nay, cuộc chiến tranh Triều Tiên vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và vẫn đang được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong giai đoạn đầu mới thành lập tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc để thấy tác động của nó đến mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này lại không được chú trọng trong một thời gian dài, cho đến ngày hôm nay. Cho nên, đã đến lúc chấm dứt tình trạng “bỏ ngỏ” này bởi quan hệ Mỹ - Trung hiện nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh quốc tế đã có nhiều thay đổi sâu sắc. Hiểu về quá khứ để rút ra những lý giải cho hiện tại và là cơ sở dự báo cho tương lai luôn là một nhu cầu, một đòi hỏi được đặt ra cho giới học giả. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Chính sách của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Qua việc khảo cứu có hệ thống những tiền đề, xuất phát điểm và quá trình hình thành chính sách của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ có cơ hội nhận thức đầy đủ những chính sách mà Hoa Kỳ đã đề ra và thực hiện đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng như những hệ quả của những chính sách đó đối với quan hệ giữa hai nước. Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi luận văn sẽ góp phần lấp đi một khoảng trống trong nghiên cứu của chúng ta về một mảng quan hệ quốc tế đã tồn tại trong thực tế và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ - Trung đang đứng trước những cơ hội to lớn cho sự nâng cấp và phát triển mạnh mẽ hơn. Vấn đề đặt ra là các quan hệ phải được xây dựng trên những nền tảng nào, trong cấu trúc nào, theo cách thức nào để đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích to lớn cho cả hai phía. Đề tài sẽ góp phần giải quyết vấn đề này thông qua những phân tích, kết luận mang tính khoa học về vị trí của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, những nhân tố thuận hay không thuận chi phối quan hệ Mỹ - Trung, tác động của các mối quan hệ quan trọng khác đối với mối quan hệ quan trọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; và từ đó có những cơ sở dự báo, tác động đến hướng phát triển trong tương lai. 2. 54BTình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ trong quá khứ tới hiện tại không còn là một vấn đề mới mẻ, đặc biệt tìm hiểu về chính sách của Hoa Kỳ đối với nước Trung Quốc lại càng không phải là chưa có ai khai thác. Song trên thực tế, tìm hiểu về chính sách của Hoa Kỳ đối với nước CHND Trung Hoa trong giai đầu thành lập tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc để thấy tác động của nó đến mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn này và là bản lề để tìm hiểu về các giai đoạn tiếp theo lại là một khoảng trống, là mảnh đất ít người khai phá. Những nghiên cứu liên quan còn khá lẻ tẻ, không tập trung và chưa thành hệ thống. Trước tiên phải kể đến tác phẩm “China and the Cold war” của Michael Lindsay (1955) với hai chương liên quan tới đề tài luận văn là chapter 3: “Korea” và chapter 9: “America policy”. Tác giả đã bước đầu phác họa được chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu chiến tranh lạnh cũng như đã dựng lại được đôi nét về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Song do tác phẩm chỉ được nghiên cứu tới năm 1953 nên chưa tiếp cận được đầy đủ những tư liệu cần thiết. Robin W. Winks năm 1964 có “The Cold war from Yalta to Cuba”. Trong đó, chapter 4: “The compass points South Asia (1945 – 1963)” liên quan chặt chẽ tới đề tài. Tác giả đã khái quát được chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ sau chiến tranh thế giới II và trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá khái quát, thiếu chi tiết và không đầy đủ. Năm 1965, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử cuộc chiến tranh chính nghĩa giải phóng tổ quốc của nhân dân Triều Tiên” của Viện nghiên cứu Lịch sử nước CHDCND Triều Tiên (do Lê Anh dịch). Cuốn sách đã khôi phục lại một cách chân thực, sinh động cuộc chiến tranh Triều Tiên mà ở đó, hành động và thái độ của hai phía Hoa Kỳ - Trung Quốc đã được bộc lộ một cách rõ nét. Năm 1979, John Spanier cho xuất bản cuốn sách “American foreign policy since World War II” dày hơn 400 trang gồm 14 chương đề cập một cách toàn diện, chi tiết và sống động về chính sách đối ngoại và quá trình thực hiện của Hoa Kỳ. Đây là một tài liệu tham khảo quý báu cho những ai quan tâm tới các vấn đề chính trị quốc tế hay quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong đó, chương 4: “Containment in the Far East” (Chính sách ngăn chặn ở vùng Viễn Đông) có liên quan mật thiết đến luận văn. Song tác giả trình bày chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên khá sơ lược. Viết về cuộc chiến tranh Triều Tiên - bối cảnh cụ thể để những toan tính, quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc được thể hiện - có cuốn “The forgotten war” của Clay Blair (1987). Công trình này viết về cuộc chiến tranh Triều Tiên một cách đầy đủ, chi tiết tới từng mốc thời gian, từng địa điểm và đơn vị quân đội cụ thể. Tuy nhiên, cuốn sách thiên về tường thuật các trận đánh, các chiến dịch mà chưa trình bày được chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc cũng như chưa đưa ra được những đánh giá, nhận xét. Năm 1988, cuốn sách“Waging peace and war, Dean Rush in Truman, Kennedy and Johnson years” của Thomas J. Schoenbaum được xuất bản. Chương 6: “The Far East in Ferment: the Fall of China and war in Korea” có đề cập tới quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với hai sự kiện lớn của thế giới trong thời kỳ đầu chiến tranh lạnh: nước CHND Trung Hoa ra đời và chiến tranh Triều Tiên. Đặc biệt, cuốn “From Pusan to Panmunjom” của Paik Sun Yup (1992) dày hơn 300 trang là hồi ký chiến tranh của một vị tướng bốn sao chỉ huy sư đoàn 1 của Hàn Quốc. Tác giả đã phục dựng lại một cách tỉ mỉ về cuộc chiến tranh mà ông không chỉ chứng kiến mà còn là người trực tiếp tham gia. Bên cạnh đó, Paik Sun Yup còn tiết lộ mối quan hệ cá nhân của ông với tướng W. Walker, tướng Ridgway, tướng Van Fleet…Những phát ngôn và quan điểm của các tướng lĩnh Hoa Kỳ cũng được trình bày một cách rõ nét, chân thực. Đây chính là nguồn tài liệu cần thiết cho việc hoàn thành luận văn này. Năm 2000, nhà xuất bản W.W. Norton & Company, Inc đã cho ấn hành cuốn “American foreign policy the dynamics of choice in the 21PstP century” của Bruce W. Jentleson. Cuốn sách đã tập trung trình bày cơ sở lý luận và lịch sử hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; đồng thời đi sâu làm rõ mục tiêu và động cơ lựa chọn, những thay đổi và điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước và từng sự kiện có liên quan. Năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản cuốn “Chiến tranh lạnh và di sản của nó” của Trương Tiểu Minh. Cuốn sách đã tập trung trình bày một số vấn đề quan trọng trong thời kỳ chiến tranh lạnh: nguồn gốc, xung đột Đông – Tây, vai trò của Liên Hợp Quốc và thế giới thứ 3 trong chiến tranh lạnh, những bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này. Trong đó, tác giả đã khôi phục lại cuộc chiến tranh Triều Tiên mà ở đó nước CHND Trung Hoa vừa mới ra đời đã thể hiện sức mạnh và vai trò. Đặc biệt cuốn sách “America, Russia, and the Cold war, 1945 - 2000” của giáo sư Walter LaFeber (2002) là chỗ dựa quan trọng cho luận văn của chúng tôi về quan điểm đánh giá. Liên quan đến đề tài của luận văn là chương 5: “Korea: The War for Both Asia and Europe (1950 – 1951)”. Mặc dù chỉ dừng lại ở năm 1951, song tác giả đã dựng lại được bức tranh cuộc chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn đầu mà ở đó những phát ngôn quan trọng về Trung Quốc của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ đã được thể hiện rõ nét. Năm 2003, cuốn sách “Những sự kiện quan trọng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” của Khuất Thạch được xuất bản. Cuốn sách đã đề cập một cách sống động về bức tranh ngoại giao Trung Quốc từ khi mới thành lập cho tới nay. Đây chính là một trong những nguồn gốc của những thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm mục đích đối phó và ngăn chặn. Năm 2004, Thomas J. Mc Comick xuất bản cuốn “Nước Mỹ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh”. Tác giả đã đưa ra một cách hiểu mang tính lý thuyết về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đây là một nguồn tài liệu quan trọng để tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong suốt kỷ nguyên được biết đến với tên gọi Chiến tranh lạnh, trong đó có cuộc chiến tranh Triều Tiên với sự tham gia của chí nguyện quân Trung Quốc…Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả đại cương hệ thống chính sách đối ngoại của nước Mỹ, mà chưa đề cập trực tiếp và đi sâu phân tích được chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Năm 2006, nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản lần thứ hai cuốn sách“Các vấn đề chính trị quốc tế ở Châu Á – Thái Bình Dương” của Michael Yahuda. Trong chương 1: “Chiến tranh lạnh 1945 – 1989”, tác giả đã chỉ ra được tác động của chiến tranh lạnh lên toàn bộ vùng Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có sự hình thành hai nước Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại bán đảo này. Đồng thời, tác giả cũng phân tích chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cơ sở để đưa quan hệ Mỹ - Trung trở thành mối quan hệ quan trọng nhất trong khu vực. Cùng năm này, Mộ Kiệt có cuốn“Bảy cuộc đàm phán siêu cấp”. Công trình đã đề cập tới 7 cuộc đàm phán quan trọng trong lịch sử nước CHND Trung Hoa, trong đó có hội nghị hòa đàm tại Panmunjom nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Từ đó, những quan điểm của Mỹ trong cuộc chiến tranh này đã được thể hiện qua các phát ngôn của các nhân vật cao cấp. Mặc dù mang một số “thành kiến chính trị”, song tác giả đã cố gắng bám sát các sự kiện để dựng lại bức tranh quá khứ, dựng lại không khí của cuộc chiến tranh Triều Tiên hết sức sôi động mà ở đó Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa đã trở nên đối đầu căng thẳng. Năm 2008, cuốn sách “Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch sử” của Lý Kiện được xuất bản. Cuốn sách đã đề cập tương đối có hệ thống và toàn diện những sự kiện lớn của nền chính trị thế giới trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, đồng thời cụ thể về đường lối, chính sách đối ngoại của từng nước và các mối quan hệ phức tạp của lịch sử thế giới đương đại. Đây là một tài liệu tham khảo quý báu khi cuốn sách đã tường thuật khá chi tiết các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, họp bàn, hội nghị giữa các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Từ đó, những quan điểm của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng được thể hiện rõ qua các phát ngôn của các nhân vật cao cấp. Năm 2009, khoa Quốc tế học trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã cho dịch sang tiếng Việt cuốn sách “We all know: Rethinking Cold war history” (Giờ chúng ta mới biết, suy nghĩ lại về lịch sử chiến tranh lạnh) của John Lewis Gaddis (được xuất bản năm 1998 với sự tài trợ của Quỹ Ford). Cuốn sách đã tìm hiểu một cách toàn diện về lịch sử chiến tranh lạnh từ khi nó bắt đầu cho tới khi kết thúc với những khám phá, những kiến giải khoa học mới mẻ. Trong sách có hai chương liên quan đến đề tài luận văn là chương 3: “Các đế quốc chiến tranh lạnh: Châu Á” và chương 6: “Thế giới thứ ba” … Nhìn chung các tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản, những vấn đề quan trọng của lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong đó, chiến tranh Triều Tiên là một biểu hiện cụ thể của sự đối đầu Đông – Tây trong giai đoạn đầu, mà ở đó chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa được bộc lộ ít nhiều. Ngoài ra, còn có các công trình có liên quan rải rác đến nội dung của đề tài và rất nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, đặc biệt là tạp chí “Nghiên cứu Quốc tế”, tạp chí “Châu Mỹ ngày nay”... Tuy nhiên, tất cả đều còn tản mạn, thiếu hệ thống và không thế khái quát một cách đầy đủ về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Với những công trình nghiên cứu như trên, thật sự đó là một thuận lợi mà chúng tôi có được, nhưng đó cũng là khó khăn không nhỏ mà chúng tôi đã phải rất cố gắng để xử lý tư liệu, lựa chọn, phân tích và tổng hợp, đúc kết nhằm giải quyết vấn đề theo nội dung khoa học mà đề tài đòi hỏi. Bởi vì khối lượng các công trình, bài viết được công bố và đăng tải rất đa dạng và phong phú nhưng chưa có một công trình nào tập trung chuyên sâu và có hệ thống về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Huống hồ, những ý kiến về chính sách của Hoa Kỳ rải rác trong các công trình đã biết lại có những quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau, như vấn đề Trung Quốc tham chiến, vấn đề Mỹ có ý định tấn công Trung Quốc và dùng bom nguyên tử, vấn đề trao trả tù binh, và những nhân tố chi phối chính sách của Hoa Kỳ…Tất cả đã được bàn tới nhưng dường như vẫn còn bỏ ngỏ, bởi chúng chưa được tập trung, khảo sát một cách cụ thể, hệ thống và sâu sắc. Luận văn của chúng tôi một mặt kế thừa những thành tựu của những học giả, những nhà nghiên cứu đi trước; mặt khác cố gắng giải quyết thêm một vài vấn đề liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. 3. 5BĐối tượng và phạm vi nghiên cứu Vấn đề mà luận văn đặt ra chỉ nhằm tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong mảng nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng chỉ là một khúc ngắn trong một bản nhạc với nhiều đoạn thăng trầm của mối quan hệ Mỹ - Trung. Bản thân vấn đề đã tạo sự giới hạn nhất định cho đề tài. Như tên đề tài luận văn đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Trong luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu lĩnh vực chính trị đối ngoại là chủ yếu, tiếp đó là lĩnh vực quốc phòng bởi “Quốc phòng là chính sách luôn đi kèm ngoại giao trong trường hợp Mỹ” [12, 661] và kinh tế đối ngoại, mà chưa có điều kiện nghiên cứu các lĩnh vực khác của chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong giai đoạn này. Thời gian mà luận văn đề cập chủ yếu được gói gọn trong quãng thời gian của cuộc chiến tranh Triều Tiên (từ 1950 cho tới 1953). Đây là thời gian tiêu biểu cho một thời kỳ đọ sức giữa hai quốc gia thuộc về hai hệ thống xã hội đối lập. Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên sẽ được chúng tôi trình bày qua hai giai đoạn: 6/1950 – 6/1951 (chương II) và 7/1951 – 7/1953 (chương III). Tuy nhiên, lịch sử là một dòng chảy, là chuỗi sự kiện kế tiếp nhau và có mối quan hệ ảnh hưởng chặt chẽ với nhau. Thật khó để hiểu chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên mà không nghiên cứu giai đoạn lịch sử trước đó. Do đó, chúng tôi giành hẳn chương I để tìm hiểu chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trước năm 1950. 4. 56BPhương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận có tính nền tảng chung nhất của luận văn này là hệ thống nhận thức luận Marxit, bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử với những quan điểm, học thuyết cơ bản của nó đã giúp chúng tôi giải quyết được những vấn đề mang tính lý luận được đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài này. Hệ thống nhận thức luận Marxit và các quan điểm về xung đột trong quan hệ quốc tế là kim chỉ nam để chúng tôi xử lý những nguồn tài liệu và tiếp cận với quan điểm của các học giả, chính khách phương Tây. Trong khi xây dựng các luận điểm khoa học, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Trong đề tài cụ thể này, khi mà cả yêu cầu tái hiện, phục dựng lại quá trình lịch sử của mối quan hệ lẫn yêu cầu nắm bắt được cái bản chất, cái chung nhất trong những chính sách của Mỹ đều có ý nghĩa quan trọng thì việc kết hợp sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu này là điều có tính chất bắt buộc. Dựa vào phương pháp lịch sử, tác giả cố gắng dựng lại toàn bộ hệ thống chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa qua những sự kiện, dấu mốc và giai đoạn phát triển căn bản. Phương pháp logic giúp tác giả từ những cứ liệu lịch sử rút ra được cái chung nhất, bản chất nhất mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, trên cơ sở này tìm ra chiều hướng phát triển của mối quan hệ Mỹ - Trung. Sự kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp logic đã thể hiện tính lịch sử sâu sắc và tính khoa học của luận văn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành (đặc biệt là phương pháp nghiên cứu của ngành quan hệ quốc tế) để tìm hiểu một cách tổng thể về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và giải quyết những vấn đề khác mà đề tài luận văn đặt ra. 5. 57BNguồn tài liệu Luận văn được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây: - Các tư liệu bậc I: bao gồm các văn bản thư từ trao đổi chính thức giữa tổng thống Truman với Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch và các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ; biên bản các cuộc đàm phán ngoại giao hay các cuộc gặp gỡ cấp cao của các nhân vật quan trọng trong chính phủ Hoa Kỳ; biên bản các cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ; các bài phát biểu của Tổng thống Truman và Eisenhower cùng các Ngoại trưởng Hoa Kỳ trên đài phát thanh truyền hình…mà chúng tôi khai thác được từ nguồn chính thức của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (5TU trang web của Thư viện và bảo tàng Tổng thống Truman (5TU và trang web về lịch sử Chiến tranh lạnh (5TU cwihp.orgU5T). - Những ấn phẩm của các tác giả nước ngoài bao gồm cả sách, bài báo, tạp chí có liên quan đến nội dung đề tài. - Những công trình, bài viết của các tác giả Việt Nam như các loại sách chuyên sâu về lịch sử Hoa Kỳ, lịch sử quan ._.hệ quốc tế… 6. 58BĐóng góp của luận văn Nội dung nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy vậy, qua việc tập trung làm sáng tỏ các nội dung chính, chúng tôi cố gắng đóng góp một số điểm mới trong luận văn của mình: Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, dựng lại bức tranh tổng thể về những chính sách ấy một cách khách quan và trung thực; để người đọc trước hết hiểu được tương đối rõ ràng, mạch lạc chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa là gì và nó đã diễn ra như thế nào trong giai đoạn đầu rất quan trọng ấy của lịch sử chiến tranh lạnh. Không chỉ dừng lại ở việc mô tả, khôi phục lịch sử, luận văn còn tập trung phân tích, lý giải tại sao chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên lại diễn ra như thế? Đâu là những nhân tố chi phối và kết quả của những chính sách đó? Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên có những đặc điểm gì? Và chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên có gì giống và khác so với chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước và lãnh thổ khác trong cùng khu vực? Từ việc nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, luận văn mạnh dạn đưa ra những ý kiến tổng kết, đánh giá nhận xét bước đầu; từ đó có cơ sở dự báo hướng phát triển của mối quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai. Luận văn còn góp phần làm sáng tỏ thêm những luận điểm khoa học về vị trí của Việt Nam trong chính sách của Mỹ cũng như trong mối quan hệ Mỹ - Trung giai đoạn này. Cuối cùng, nội dung và tư liệu của luận văn có thể sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nói riêng và lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh nói chung; và phục vụ cho nhu cầu tham khảo của bạn đọc quan tâm tới lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử quan hệ quốc tế. 7. 59B ố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: “Khái quát chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trước năm 1950”, có mục đích khái quát một cách hệ thống chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX cho đến khi nước CHND Trung Hoa ra đời để làm rõ vị trí của Trung Quốc trong chính sách của Hoa Kỳ và từ năm 1950 trở đi, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đứng trước những vấn đề gì cần giải quyết. Chương 2: “Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (giai đoạn 6/1950 – 6/1951)”, tìm hiểu sự điều chỉnh trong chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong một năm đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Chương 3: “Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (giai đoạn 7/1951 – 7/1953)”, sẽ tập trung vào chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian vừa đánh vừa đàm để đi đến kết thúc cho cuộc chiến tranh ở bản đảo Triều Tiên. Đồng thời, chương này cũng phân tích tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên đến chính sách của Hoa Kỳ đối với toàn vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Chương 1 0B: 1BKHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TRƯỚC NĂM 1950 1. 1. 4BChính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh Thái Bình Dương (1941) 1. 1. 1. 13BVị trí của Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời với bề dày truyền thống hơn 5000 năm và là đất nước có diện tích lãnh thổ rộng lớn với 9,6 triệu kmP2P (đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Nga và Canada). Nằm ở phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài hơn 20.000 km. Phía Đông giáp Triều Tiên; phía Đông Bắc giáp Nga; phía Bắc giáp Mông Cổ; phía Tây Bắc giáp Nga, Kazacxtan; phía Tây giáp Kyrgyzstan, Tajikistan, Afganistan, Pakistan; phía Tây Nam giáp Ấn Độ, Nepal, Butan; phía Nam giáp Mianmar, Lào và Việt Nam. Đông và đông nam trông ra biển. Trung Quốc còn có đường bờ biển dài, bằng phẳng, có nhiều hải cảng đẹp, phần lớn quanh năm không đóng băng. Phía bên kia bờ biển là các nước láng giềng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia và Inđônêxia. Là quốc gia đông dân, lãnh thổ rộng lớn, núi sông tráng lệ, tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú…đã từ lâu, Trung Quốc trở thành miền đất hứa, là miếng mồi hấp dẫn các nước đế quốc phương Tây đang trong cơn khát nguyên liệu và thị trường. Và điều này rất phù hợp với một trong những nhận thức cơ bản về đối ngoại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: “Ngoại giao để phát triển kinh tế và mở rộng liên tục sản lượng tiềm năng” [12, 591]. Chẳng phải thế mà Tổng thống Theodore Roosevelt (1901 – 1909) đã ý thức rất rõ về quan hệ buôn bán với Trung Quốc. Và trước đó, vào ngày 9/1/1900, tại Thượng viện, Albert Beveridge đã phát biểu về lợi ích chính trị và kinh tế của nước Mỹ: “Philippines mãi mãi sẽ là của chúng ta…và phía xa Philippines sẽ là thị trường vô hạn của Trung Quốc…Chúng ta sẽ không từ bỏ phần của chúng ta…Thái Bình Dương là của chúng ta…Liệu chúng ta có đi đâu để tìm người tiêu thụ cho lượng hàng hóa dư thừa của chúng ta? Địa lý đã trả lời câu hỏi đó. Trung Quốc là khách hàng tự nhiên của chúng ta…” [66, 381]. Rõ ràng, duy trì vị trí kinh tế số một là điều kiện cần và đủ để duy trì sức mạnh và chính sách ngoại giao nước lớn. Điều này cũng đã được nhà sử học người Mỹ là Marilyn Young khẳng định khi đề cập tới các lý do thương mại khiến công ty American China Development mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Quốc và chỉ thị của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đối với các phái viên tại Trung Quốc nhằm “triển khai tất cả các biện pháp thích hợp bảo đảm mở rộng các lợi ích của Mỹ tại Trung Quốc” [66, 365]. Nhưng sự quan tâm của Hoa Kỳ ở Trung Quốc còn vượt ra ngoài việc kinh doanh. Người Mỹ đã bị thôi miên bởi nền văn minh, nghệ thuật và những phong tục cổ xưa của người Trung Quốc. Họ cũng xem Trung Hoa là một lãnh thổ hứa hẹn cho việc truyền giáo. Có thể nói, người Mỹ đã bị Trung Quốc mê hoặc cả về sự huyền bí của lãnh thổ và một thị trường rộng lớn cho hàng hóa Mỹ. Và rồi người Mỹ đã không chỉ xem Mỹ Latinh là khu vực chịu ảnh hưởng của mình mà bắt đầu nghĩ đến Thái Bình Dương: Hawaii, Nhật Bản và đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Đó cũng là lí do vì sao từ cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã cố gắng mau lẹ xác lập vị thế của mình ở khu vực xa xôi này, dù xét trên nhiều phương diện quyền lợi của Mỹ ở đây chưa có gì đáng kể. 1. 1. 2. 14BChính sách “Mở cửa” và cơ hội ngang nhau Ngoại thương và thương mại đã đưa nước Mỹ vượt Thái Bình Dương đến với Trung Quốc. Mặc dù mãi đến năm 1784, thuyền buôn của Mỹ mới cập bến các cảng ở Trung Quốc (sau Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp) nhưng sau đó, quan hệ buôn bán của Mỹ phát triển nhanh hơn nhiều nước khác ở Trung Quốc. Đầu thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã vươn lên đứng hàng thứ hai về buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc với tỷ trọng bằng 10 – 20% khối lượng của Anh [52, 70]. Trong những năm 40 của thế kỷ XIX, các tàu thủy của Mỹ đã chở bông đến Trung Quốc và đổi lại là những tàu chở đầy chè khi quay về [33, 107]. Tuy nhiên, từ thập niên 40 của thế kỷ XIX đến khi cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha bùng nổ (năm 1898), do lưu lượng có hạn lại không có những lực lượng hải quân ủng hộ cho các đại diện ngoại giao như Anh và Pháp nên Mỹ chỉ có thể thi hành chính sách hợp tác với các nước mạnh Châu Âu là Anh và Pháp…trong cuộc xâu xé Trung Quốc với mục đích được “chia phần”. Và tới tháng 7/1844, nước Mỹ dưới thời Tổng thống John Tyler cũng đã đoạt được từ tay nhà Mãn Thanh một trong các hiệp ước thương mại đầu tiên trong lịch sử quan hệ Trung – Mỹ. Đó chính là Hiệp ước Vọng Hạ, quy định Trung Quốc phải mở năm cửa khẩu gồm Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải thông thương với Hoa Kỳ; đồng thời phải cho Hoa Kỳ được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc. Đặc biệt, về quyền lãnh sự tài phán, Hiệp ước ghi rõ “Nếu người Mỹ ở Trung Quốc có kiện cáo với một người nước ngoài nào thì cả đôi bên đều phải đưa ra tòa án Mỹ xét xử, quan lại Trung Quốc không có quyền hỏi đến” [52, 95]. Theo đó, Hoa Kỳ cũng đã được hưởng tất cả những đặc quyền mà Anh có được trong Hiệp ước Nam Kinh (29/8/1842) và các hiệp ước bổ sung Trung – Anh. Hơn thế, Hiệp ước Vọng Hạ còn làm cho Hoa Kỳ được pháp quyền cai trị bên ngoài ở Trung Quốc. Không dừng lại, Mỹ còn cùng với Anh và Pháp giúp đỡ nhà Thanh về vũ khí, thuyền chiến và tổ chức một đội quân chiến đấu với quân Thái Bình Thiên Quốc (1856 – 1864) nhằm gây sức ép đòi hỏi những điều kiện, những nhượng bộ mới. Mặc dù vậy, do đang vướng bận vào cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Mỹ đã phần nào chậm chân hơn các đế quốc khác trong cuộc xâu xé “chiếc bánh” Trung Quốc. Và điều này đã ảnh hưởng đến mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Để khắc phục tình trạng này mà vẫn có thể xâm nhập vào thị trường Trung Quốc một cách êm thấm, cuối năm 1898, Tổng thống McKinley đã bày tỏ phải áp dụng một thủ đoạn “tương thích” để bảo vệ lợi ích to lớn của Hoa Kỳ ở Trung Quốc. Do không có lực lượng thực tế đầy đủ để dùng vũ trang công khai xâm lược Trung Quốc, tư bản Mỹ chỉ có thể tấn công về mặt nào mà mình mạnh nhất, trước hết là sử dụng sức mạnh kinh tế. Trong điều kiện có những khả năng ngang nhau, dựa vào nền công nghiệp phát triển nhất trong thế giới tư bản chủ nghĩa, không những Mỹ có thể đuổi kịp các nước lớn khác trong việc cướp bóc Trung Quốc mà còn có thể loại Anh và các địch thủ khác để cuối cùng thống trị Trung Quốc. Thủ đoạn “tương thích” mà Tổng thống McKinley nói đến đã được Ngoại trưởng Mỹ John Hay đề xuất không lâu sau đó với tên gọi Chính sách “Mở cửa” (Open door). Ngày 6/9/1899, John Hay đã gửi công hàm về vấn đề chính sách đối với Trung Quốc đến các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản và Italia; yêu cầu các nước thỏa thuận và đồng ý ba nguyên tắc: “1) Trong phạm vi thế lực của mình, các nước không được can thiệp vào quyền mậu dịch của nước khác; 2)Do quan chức Trung Quốc trưng thu thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu theo quy định của Trung Quốc; 3) Trong phạm vi thế lực của mình, các nước không được trưng thu thuế vào cảng và phí vận tải đường sắt có tính kỳ thị đối với các nước khác” [34, 273]. Rõ ràng, bằng chính sách “Mở cửa”, Hoa Kỳ muốn bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Quốc qua việc khẳng định dù không giành được một khu vực ảnh hưởng nào ở Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn có quyền tiến hành mọi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước này và ngang bằng với các cường quốc đến trước khác. Điều này bắt nguồn từ địa vị quốc tế mới của Mỹ sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha, và đúng như lời nhận định của William Rockhill – Cố vấn chính sách Viễn Đông của John Hay: “Công hàm mở cửa làm cho Mỹ nắm được lưu lượng khống chế cân bằng ở Trung Quốc” [34, 274], có nghĩa Hoa Kỳ đã trở thành một trong những vai chính cùng các nước mạnh đấu tranh với nhau trên trường đua Châu Á – Thái Bình Dương. Cũng từ đây, chính sách “Mở cửa” đã trở thành “một trong những hòn đá tảng vĩ đại” trong lịch sử nước Mỹ, là một trong những thủ đoạn chủ yếu nhằm che đậy chính sách xâm lược của Mỹ. Đi đôi với hoạt động xâm chiếm những vị trí kinh tế ở Trung Quốc, giới cầm quyền Mỹ còn hết sức tích cực chống lại phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc. Đầu tháng 8/1900, McKinley đã phái 5000 quân tham gia vào Liên quân tám nước tiến công Bắc Kinh – nơi các nhà truyền giáo và các nhà ngoại giao phương Tây đang bị Nghĩa Hòa Đoàn bao vây. Để rồi sau Hiệp ước Tân Sửu (1901), Hoa Kỳ (mà trước đó là Anh và Nhật Bản) đã buộc nhà Thanh phải kí những điều ước bất bình đẳng mới. Mỹ tiếp tục chính sách đàn áp lực lượng cách mạng Trung Quốc thông qua việc ủng hộ Viên Thế Khải lên làm hoàng đế và khôi phục lại nền quân chủ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911). Và quan trọng hơn là từ đó, Hoa Kỳ có thể giành được quyền lợi ở Trung Quốc khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914). Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là từ 1901 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào năm 1918, chính sách ngoại giao mở cửa và can thiệp, chia sẻ các vấn đề quốc tế từ thời Tổng thống T. Roosevelt đến Wilson đều không thành công. Người Mỹ vẫn quyết tâm với chủ nghĩa Monroe truyền thống và chủ nghĩa chính trị biệt lập. Nhưng việc mở rộng sự quan tâm tới vùng Châu Á – Thái Bình Dương cũng đồng nghĩa với việc Mỹ đã đụng độ với Nhật đang muốn bá chủ nơi đây. Mâu thuẫn với Nhật Bản, không muốn thấy Nhật có thể độc chiếm và lũng đoạn Trung Quốc, ngay từ tháng 7/1928, chính phủ Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với chính phủ Nam Kinh. Và trước đó, ngày 6/2/1922, tại Hội nghị Washington, trong lúc bàn về vấn đề Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tạo cho mình “một ảnh hưởng có tính chất ưu việt” [21, 179] trên phần lục địa của đất nước này khi nguyên tắc “Mở cửa” được chính thức thừa nhận, quyền lực chính trị ở Trung Quốc rơi vào tay Quốc Dân Đảng (QDĐ) mà giới lãnh đạo Trung Quốc vốn có những mối quan hệ sâu xa và rộng rãi với các tầng lớp thượng lưu ở Mỹ. Và còn hơn thế, với nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền hành chính ở Trung Hoa”, Mỹ đã hạn chế được ảnh hưởng của Nhật Bản ở Trung Quốc. Đặc biệt, tới năm 1931, Hoa Kỳ đã khởi thảo một kế hoạch thành lập “khoản vay bạc” để chuộc lại từ tay Nhật những đường sắt ở Trung Quốc [52, 187]. Buôn bán của Hoa Kỳ với Trung Quốc cũng tăng lên nhanh chóng. Trong năm 1931, buôn bán giữa hai nước đã vươn lên dẫn đầu, bỏ xa Anh và Nhật Bản. Ngân hàng của Mỹ ở Thượng Hải cũng quyết định thành lập hàng chục chi nhánh của mình ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Các công ty của Mỹ có tới 400 chi nhánh lớn nhỏ ở Thượng Hải. Và đến năm 1932, Mỹ đã vươn lên trở thành nước giữ vị trí hàng đầu trong việc nhập khẩu hàng hóa vào thành phố lớn nhất này của Trung Quốc [52, 190]. Về phía mình, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là từ đầu thập niên 1930, Nhật đã không tôn trọng chính sách này của Trung Quốc. Mâu thuẫn Mỹ - Nhật cũng vì thế mà tăng lên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương vào năm 1941. 1. 2. 5BChính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) 1. 2. 1. 15BSự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm chuyển biến hoàn toàn định hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Diến biến chiến tranh và những đòi hỏi ngoại giao của nó là hiện trạng tác động quan trọng nhất trong việc chuyển hướng suy nghĩ của các nhà hoạt động chính trị và cả nhân dân Hoa Kỳ, tạo ra trong chính giới và nhân dân nước này một ý thức rõ rệt về vai trò tích cực hơn của Hoa Kỳ đối với tiến trình phát triển của toàn thế giới. Chính quá trình dính líu và giải quyết những bất đồng trên thế giới, an ninh và quyền lợi của nước Mỹ mới được bảo vệ một cách bền vững nhất. Vì thế ngay từ mùa thu năm 1939, F. Roosevelt một mặt đề nghị điều chỉnh “Luật trung lập” nhằm tương thích với tình hình mới đang diễn ra ở Châu Âu, mặt khác ông cố gắng hướng dẫn dư luận và cử tri Mỹ chú ý đến chiến tranh. Và Roosevelt đã thành công trong việc thuyết phục Quốc hội chấp nhận nới lỏng “Luật cấm vận vũ khí” và chuẩn y Hiệp ước bán vũ khí cho Anh và Pháp theo hình thức trả tiền mặt và tự chuyên chở. Đến năm 1940, đích thân ông lại ra chỉ thị tiến hành những cuộc nghiên cứu chi tiết về những vấn đề mà thời hậu chiến đặt ra. Và cho tới tháng 3/1941, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Lend – Lease nhằm tài trợ cho các nước đồng minh đang tham chiến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người Mỹ đã chính thức từ bỏ hoàn toàn chính sách ngoại giao cách ly mới mà họ đã trung thành suốt 20 năm (1920 – 1941). Tháng 8/1941, Roosevelt đã cùng với Thủ tướng Anh, Winston Churchill, có cuộc tiếp xúc bí mật thống nhất tám điểm về mục tiêu chiến tranh mà sau này trở thành Hiến chương Đại Tây Dương – một văn kiện ngoại giao nổi tiếng chứng tỏ Mỹ không thể đứng ngoài cuộc chiến ở Châu Âu. Để rồi chỉ bốn tháng sau đó, với sự kiện ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Roosevelt đã đưa nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến bằng cửa sau, làm thay đổi hoàn toàn học thuyết đối ngoại xưa nay của Hoa Kỳ. Chính sách cô lập đã chấm dứt vĩnh viễn, tham gia vào các vấn đề quốc tế là một chuyện không còn có thể thay đổi. Và trong thời gian chiến tranh, chính Tổng thống Roosevelt đã là người đề xướng, tổ chức và tham dự tích cực vào các hội nghị nổi tiếng từ Cairo (11/1943), Teheran (11- 12/1943), đến Yalta (2/1945) để bàn tính đường lối tiến hành chiến tranh và cả cục diện thế giới thời hậu chiến. Tất cả các chính sách và hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ này hầu hết được thiết kế một cách trực tiếp từ Tổng thống Roosevelt và được sự tán đồng hầu như nhất loạt của Quốc hội. Và năm 1943, Quốc hội Mỹ lại một lần nữa nhất trí thông qua Đạo luật lập pháp tuyên bố nước Mỹ cần phải gia nhập một tổ chức quốc tế có quyền lực nhằm ngăn chặn tình trạng xâm lăng và những đe dọa hòa bình. Tổ chức quốc tế ấy năm 1945 đã ra đời với tên gọi Liên Hợp Quốc. 1. 2. 2. 16BĐường lối chung của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc Trở về từ Hội nghị Washington (4/1942), Churchill đã tuyên bố khám phá lớn nhất ở thủ đô Hoa Kỳ đã khiến ông sững sờ là “Trung Quốc” [23, 182]. Có thể nói, Trung Quốc đã trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới mà mối bận tâm trước nhất là lĩnh vực quân sự. Trong các tính toán chiến lược quân sự của Hoa Kỳ ngay từ thời gian đầu của cuộc chiến tranh, Roosevelt đã dành cho Trung Quốc một vị trí đáng kể. Vẫn tiếp tục chính sách của thời kỳ trước, Mỹ muốn Trung Quốc kìm giữ càng nhiều càng tốt lực lượng quân sự của Nhật Bản. Đặc biệt sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ đã thực sự coi Trung Quốc là bạn đồng minh, hình thành nên cục diện Trung – Mỹ sát cánh chống Nhật. Trong quan điểm của Mỹ, sự tích cực tham gia chiến tranh của Trung Quốc có thể làm giảm bớt nhịp độ tấn công của Nhật ở Đông Nam Á, đổi lại Trung Quốc sẽ nhận được sự ủng hộ của chính quyền Roosevelt trong việc giành lại những phần lãnh thổ bị Nhật xâm chiếm. Đồng thời, tình cảm của Mỹ dành cho Trung Quốc cũng được thể hiện trong suốt thời kỳ chiến tranh. Washington đã giữ quan điểm cho rằng Trung Quốc phải thoát khỏi chiến tranh với chủ quyền đầy đủ trên những vùng biên giới cổ xưa của mình (trong đó có cả Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ) và cần phải trở thành một cường quốc chủ yếu là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Trung Quốc sẽ phải là nước Mỹ của lục địa Châu Á; là một cường quốc rộng lớn, thống nhất, tự do và dân chủ. Có thể nói, Roosevelt đã vẽ ra cho Trung Quốc một viễn cảnh mà Churchill đã từng coi như một “ánh trăng lãng mạn” [8, 110] và Mỹ cũng đã cố gắng từng bước để đưa viễn cảnh đó trở thành hiện thực. Vai trò mà Roosevelt mưu tính dành cho Trung Quốc trong chiến lược ngoại giao quốc tế của mình cũng đã được Bộ trưởng Ngoại giao Cordell Hull khẳng định trong hồi ký của mình: “Đối với Trung Quốc, chúng ta có hai mục tiêu. Thứ nhất là cùng chung tiến hành chiến tranh một cách có hiệu quả. Thứ hai là nhìn nhận và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc ngang hàng với ba đồng minh phương Tây: Nga, Anh và Hoa Kỳ, cả trong và sau thời gian chiến tranh, vừa để chuẩn bị cho công cuộc tổ chức thời hậu chiến, vừa tạo dựng sự ổn định và phồn vinh ở phương Đông” [23, 182]. 1. 2. 3. 17BTừ đường lối chung đến thực tiễn 1. 2. 3. 1. 35BChuẩn bị cho vai trò cường quốc thế giới của Trung Quốc Một bộ phận cấu thành trong mưu đồ chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ cho thời hậu chiến là sau chiến tranh, bốn đại cường Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Trung Quốc sẽ chia nhau kiểm soát thế giới. Trong trật tự mới này, Anh sẽ ngày càng lệ thuộc vào Mỹ, những thuộc địa mới của Anh sẽ rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Còn Trung Quốc như lời của Roosevelt nói với Tân Bộ trưởng Ngoại giao Stettinius sẽ là “nhân tố quan trọng nhất ở toàn vùng Viễn Đông” [23, 185] và phải cần 20 – 50 năm để trở thành cường quốc thế giới. Trên bước đường đạt đến mục tiêu này, Trung Quốc sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ và sẽ trở thành người cổ vũ cho mọi bước đi của Washington ở Châu Á cũng như làm đối trọng với Liên Xô ở vùng Viễn Đông. Chính bởi thế, chính quyền Roosevelt đã nỗ lực với hàng loạt các bước vận động cụ thể nhằm nâng cao vị trí của Trung Quốc để chuẩn bị cho Trung Quốc một vai trò mới – cường quốc thế giới. Tháng 2/1942, tướng Stillwell được cử sang làm Tham mưu trưởng quân đội Tưởng Giới Thạch cùng với lời nhắn gửi của Tổng thống Roosevelt là Mỹ “có ý định hoàn trả lại cho Trung Quốc mọi lãnh thổ đã bị mất” [23, 183]. Ba tháng sau đó, trong một cuộc gặp gỡ với Molotov, Roosevelt lại đưa ra quan điểm Hoa Kỳ cùng với Liên Xô, Anh và Trung Quốc là bốn đại cường sẽ đóng vai trò cảnh sát quốc tế cho nên không cần phải giải giáp hoàn toàn. Tới mùa thu năm 1942, những cuộc đàm phán về việc hủy bỏ quyền tại ngoại pháp quyền mà các cường quốc phương Tây đang thụ hưởng ở Trung Quốc được bắt đầu. Và như một cử chỉ đầy ngụ ý, Hoa Kỳ đã nêu gương bằng việc đơn phương từ bỏ chế độ ưu đãi này ngay từ tháng 2/1941. Đặc biệt, vào tháng 3/1943, trong những cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Anh là A. Eden, Tổng thống Roosevelt còn dự trù cả những hoạt động chung với Trung Quốc: “Có thể thành lập ở Nam Triều Tiên một căn cứ vững chắc để trên cơ sở đó Trung Quốc và Hợp chúng quốc có thể đảm bảo hòa bình ở phần phía Tây Thái Bình Dương”, mà quan trọng hơn là “trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột với Nga, Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng về phía chúng ta” [23, 186]. Rõ ràng, Roosevelt đã dành cho Trung Quốc một sự chú tâm rất đặc biệt. Và lần đầu tiên chính phủ Hoa Kỳ chính thức đặt vấn đề nâng Trung Quốc lên địa vị một trong các đại cường thế giới là khi họ lên tiếng yêu cầu để Trung Quốc được là người đồng ký kết vào bản Tuyên bố tứ cường về nền an ninh chung tại Moskva vào ngày 30/10/1943. Văn kiện đã thừa nhận Trung Quốc có quyền và có trách nhiệm cùng dự phần với các cường quốc khác vào sự nghiệp tiến hành chiến tranh, tổ chức hòa bình và thiết lập một tổ chức cho quan hệ cộng tác thời hậu chiến. Không lâu sau đó, Hội nghị Cairo (11/1943) giữa Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch đã đưa ra bản Tuyên bố, theo đó “Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bảnh Hồ mà Nhật đã tước đoạt của Trung Quốc sẽ được giao hoàn lại cho Cộng hòa Trung Hoa” [23, 184]. Roosevelt còn đưa ra những lời hứa hết sức hấp dẫn: sẽ đề nghị Stalin ngừng giúp đỡ lực lượng cộng sản Trung Quốc theo yêu cầu của Tưởng Giới Thạch; đồng thời sẽ gây sức ép để Churchill hoàn trả Hồng Kông cho Trung Quốc và dành cho Trung Quốc vị thế ưu đãi ở nước Nhật bị chiếm đóng thời hậu chiến. Roosevelt còn đề nghị cùng với Trung Quốc ký Hiệp ước An ninh giữa hai nước sau khi chiến tranh chấm dứt. Tất cả đã làm cho Tưởng Giới Thạch hết sức thỏa mãn và đưa mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc trở nên “gần hơn bao giờ hết trong một tình bạn sâu đậm và mục tiêu thống nhất” [23, 184] như lời phát biểu của Tổng thống Roosevelt với nhân dân cả nước trong bài diễn văn đọc nhân ngày Lễ Giáng sinh (25/12/1943). Không dừng lại, tại Hội nghị Teheran ngay sau đó, Hoa Kỳ đã đề nghị thành lập một tổ chức quốc tế mới để giữ gìn hòa bình thế giới với sự điều khiển của bốn nước. Theo Mỹ, Anh sẽ kiểm soát Tây Âu; Nga kiểm soát Đông Âu; Hoa Kỳ ở Châu Mỹ, Thái Bình Dương và Nhật Bản; còn lục địa Châu Á thuộc về Trung Quốc. Cuối tháng 12/1941, Tưởng Giới Thạch được cử làm Tư lệnh quân Đồng minh ở Trung Quốc, Đông Dương và Miến Điện. Và đến tháng 12/1943, Mỹ đã dành cho Trung Quốc một khoản viện trợ quân sự đáng kể là 201 triệu USD thông qua chương trình Lend – Lease [24, 182]. Sau những nỗ lực của Hoa Kỳ, từ ngày 21/8 – 7/10/1944, Trung Quốc đã được tham dự các cuộc đàm phán về việc thành lập Liên Hợp Quốc ở Dumbarton Oaks (Washington), và là một trong những cường quốc đỡ đầu Hội nghị quốc tế thành lập Liên Hợp Quốc tại San Francisco (4 – 6/1945). Tuy nhiên, để có thể đảm đương vai trò của mình trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời hậu chiến, Trung Quốc cần phải có đủ điều kiện để trở thành đồng minh đáng tin cậy của Mỹ mà đầu tiên là phải trở thành một nước hùng mạnh. Con đường trở nên hùng mạnh của Trung Quốc cần đi qua những cuộc cải cách tự do, thiết lập một chế độ chính trị đa đảng. Chỉ có như thế, Trung Quốc mới thoát khỏi nguy cơ chìm đắm trong khủng hoảng chính trị và những rối loạn của thời nội chiến. Điều này cũng bao gồm việc QDĐ cần phải chấp nhận sự tồn tại của những đảng phái đối lập, kể cả ĐCS. Biết rất rõ “Trung Quốc trở thành nhân tố chính ở Viễn Đông là yêu cầu cơ bản cho hòa bình và an ninh ở vùng này” nhưng Roosevelt cũng hiểu hơn ai hết “không có nơi nào có thể gây ra nhiều khó khăn trong thời hậu chiến hơn là Trung Quốc” [23, 187]. Hoa Kỳ luôn lo lắng trước viễn cảnh một cuộc nội chiến sẽ bùng lên từ mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa QDĐ và ĐCS, và rồi sẽ kéo theo những người Liên Xô nhân danh những người cộng sản can thiệp. Điều đó sẽ chỉ làm cho mối quan hệ Mỹ - Xô trở nên phức tạp – một điều mà Roosevelt không hề mong đợi khi xây dựng những nền tảng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Bởi thế, chính sách của Hoa Kỳ được hướng vào mục tiêu “bằng mọi cách thích hợp thúc đẩy việc thành lập một chính phủ đại nghị rộng rãi. Chính thể này sẽ mang lại sự thống nhất trong nước, bao gồm cả việc hòa giải cho khác biệt Quốc – Cộng và hoàn thành một cách có hiệu quả các trách nhiệm trong nước và ngoài nước của mình” [23, 188]. 1. 2. 3. 2. 36BThúc đẩy kết hợp các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc Washington đã rất quan tâm tới việc duy trì chế độ QDĐ vì Roosevelt tin rằng chế độ này là sự đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của Mỹ ở Trung Quốc và Viễn Đông bởi thị trường rộng lớn của Trung Quốc sẽ đem lại những quyền lợi to lớn cho tư bản Mỹ. Chính vì lẽ đó, Mỹ đã làm những gì có thể để ngăn cản ở Đông Á một nước Trung Hoa cách mạng tồn tại bên cạnh Liên Xô, chủ yếu là kết thân với những người cộng sản Trung Quốc mà người Mỹ gọi là “Chính sách nhích gần lại với ĐCS Trung Quốc” [67, 80]. Bên cạnh đó, như giáo điều của Giáo hội Trưởng lão (Prebytarian Banner) đã từng xác định: “Vì đạo đức chúng ta buộc phải trở thành một cường quốc ở Châu Á…Mỹ và Anh sẽ để mắt tới Trung Quốc để nước này không bị Nga hóa” [79, 42], Mỹ cũng luôn tìm cách kéo những người chủ chốt ở Trung Quốc về phía mình, hoặc ít nhất cũng làm cho ban lãnh đạo Trung Quốc phải có một đường lối đối lập với Liên Xô. Chẳng phải thế mà ngay từ năm 1936, Edgar Snow đã đến Diên An làm thân với những người lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Đầu năm 1942, một nhóm sĩ quan Mỹ cũng đã đến Diên An. Và suốt trong thời gian chống Nhật, họ được nằm trong ban tham mưu của những người cộng sản, được phép lập một phái đoàn quân sự thường trực của Mỹ ở đây. Họ cũng có mặt ở phần lớn các căn cứ của ĐCS Trung Quốc và được tự do đi lại khắp vùng giải phóng. Cũng trong năm này, phái đoàn quan sát viên của Mỹ đã thông báo cho những người lãnh đạo chủ chốt của ĐCS Trung Quốc biết dự định của Tổng thống Mỹ đến năm 1946 sẽ cho quân đổ bộ vào Nhật Bản và Trung Quốc. Đến lúc đó, Mỹ có thể viện trợ vật chất cho quân đội của ĐCS Trung Quốc “nhưng với điều kiện là phải đoạn tuyệt với Liên Xô và Đảng Cộng Sản” [67, 79 - 80]. Như Stillwell đã từng viết trong báo cáo gửi Bộ Chỉ huy đề ngày 10/10/1944: “Chìa khóa cho sự ổn định [ở Viễn Đông] phải là một Trung Quốc mạnh, thống nhất. Điều này chỉ có thể đạt được trên một nền tảng dân chủ” [23, 189]. Với cách nhìn nhận vấn đề Trung Quốc như trên, Hoa Kỳ đã nỗ lực hết sức nhằm đưa QDĐ và ĐCS xích lại gần nhau. Và Washington đã tìm mọi cách thuyết phục chính quyền QDĐ từ bỏ ý đồ xóa bỏ lực lượng cộng sản bằng bạo lực và ngăn ngừa nội chiến bùng nổ. Tháng 8/1943, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói rõ quan điểm của mình với Tống Tử Văn – Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc rằng Hoa Kỳ “Không thúc giục chính phủ Trung Quốc có hành động chống lại cộng sản, trái lại, Hoa Kỳ hy vọng rằng sẽ không xảy ra tình trạng lộn xộn” [23, 189]. Bước sang năm 1944, những quan ngại của giới lãnh đạo Hoa Kỳ lại càng tăng thêm khi những mâu thuẫn giữa QDĐ và ĐCS lại có xu hướng gia tăng trong khi mối quan hệ Xô – Trung đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu căng thẳng. Trong tình hình đó, tháng 6/1944, Phó Tổng thống Henry A. Wallace đã được cử sang Trung Quốc để dàn xếp mâu thuẫn giữa QDĐ và ĐCS, cũng như khôi phục lại sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Liên Xô. Trong các cuộc tiếp xúc giữa hai bên, Wallace đã nói với nhà lãnh đạo QDĐ rằng để tiến hành chiến tranh hiệu quả và không làm rắc rối mối quan hệ Xô – Mỹ (là hai điều mà Mỹ quan tâm) thì “không nên để lơ lửng một vấn đề nào, mà vốn dĩ dẫn đến xung đột giữa Trung Quốc và Liên Xô” [23, 190]. Ông cũng nói thêm Tổng thống Roosevelt có ý muốn được xem như một “người bạn” điều giải những bất đồng giữa các bên ở Trung Quốc. Và nếu như Tưởng Giới Thạch không tìm thấy tiếng nói chung với những người cộng sản thì Hoa Kỳ “cũng không thể ngăn chặn người Nga ở Mãn Châu” [23, 190]. Bị lệ thuộc về nhiều mặt, nhất là quân sự và kinh tế, bởi thế Tưởng Giới Thạch đã không thể khước từ các khuyến cáo cũng như những sức ép nặng nề từ Washington. Nhưng chỉ bốn ngày sau khi Wallace trở về Mỹ, ngày 28/6/1944, Nhật Bản tấn công quy mô lớn ở miền Đông và đe dọa trực tiếp Trùng Khánh. Để cứu vãn tình thế và cũng để xóa bỏ nỗi hồ nghi đang ngày một tăng thêm của không ít người trong giới cầm quyền Hoa Kỳ về vai trò của Tưởng Giới Thạch trong chính sách của Roosevelt, một cuộc vận động ngoại giao chưa từng có đã diễn ra. Roosevelt nỗ lực hết ._. lại ký với Nhật một bản thông cáo chung ủng hộ việc tăng dần khả năng quốc phòng của Nhật. Tới ngày 8/3/1954, hai nước tiếp tục ký Hiệp ước tương trợ trong lĩnh vực quốc phòng (thường gọi là Hiệp ước MDA). Đặc biệt, xuất phát từ quyền lợi bản thân, Mỹ rất cần “chiếc hàng không mẫu hạm không thể chìm” Đài Loan. Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ bằng được Chính phủ QDĐ của Tưởng Giới Thạch. Sau cuộc trao đổi tù binh lần thứ 2 (từ tháng 7 đến tháng 9/1953), Mỹ còn “bật đèn xanh” cho QDĐ ráo riết chuẩn bị để cướp số tù binh chí nguyện quân còn lại. Tới ngày 8/10, 60 tù binh quân chí nguyện - bị Tưởng Giới Thạch và Lý Thừa Vãn đồng mưu bắt ra khỏi trại tù binh từ giữa tháng 6 - đã bị áp giải tới sân bay Pusan do Mỹ kiểm soát và được đưa về Đài Loan bằng máy bay [36, 261]. Ngày 21/1/1954, khoảng 10.000 tù binh lại tiếp tục được đưa đi Đài Loan trên 10 chiếc tàu đổ bộ do thủy thủ Nhật điều khiển và có máy bay chiến đấu cùng tàu chiến của Mỹ hộ tống. Tới đây, họ sẽ trở thành dân thường và có thể tham gia vào quân đội QDĐ [36, 263]. Để tạo căn cứ, tháng 11/1953, Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ đã tuyên bố Đài Loan vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngự Viễn Đông của Mỹ. Ủy ban cũng đưa ra một quyết định được coi là chính sách nhà nước của Mỹ là làm sụp đổ chính quyền Trung Quốc cộng sản. Nước Mỹ phải tiếp tục làm cho Đài Loan “độc lập bên ngoài chủ nghĩa công sản” [3, 181]. Vì vậy, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Mỹ đã cho tàu chiến Hạm đội 7 tuần tiễu ở eo biển Đài Loan, ngăn cản ĐCS đoạt lại hòn đảo này. Đồng thời, lo sợ QDĐ sẽ lợi dụng các đảo ven biển để quấy rối đại lục bằng quân sự, mà điều này chắc chắn sẽ lôi kéo Mỹ vào cuộc xung đột trực tiếp với Trung Quốc nên Mỹ cần ký một hiệp ước để ràng buộc Tưởng Giới Thạch. Ngày 2/12/1954, tại Washington, Hiệp ước phòng thủ chung Đài Loan – Hoa Kỳ đã chính thức được ký kết. Tới ngày 29/1/1955, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã ký Nghị quyết đảo Đài Loan và được Quốc hội thông qua. Theo đó, Nghị quyết này cho phép Eisenhower quyền tự do hành động để bảo vệ các đảo ngoài khơi Thái Bình Dương, trong đó có Đài Loan. Chính thái độ của Mỹ đã góp phần đưa đến tình trạng khủng hoảng ở eo biển này trong các năm 1954 – 1955 và 1958. Trong khi đó, chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong thời gian dài sau đó vẫn là ngăn chặn và cô lập. Đối với khu vực Đông Nam Á. Tướng George C. Marshall, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, tại cuộc họp chung của Ủy ban quân vụ và Ủy ban đối ngoại sau ngày chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã từng nhận định: “Tôi nghĩ có một mối quan hệ rất trực tiếp giữa Chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương vì phía sau hai cuộc chiến ấy đều có bóng dáng của nước Trung Hoa mới” và “tiêu diệt quân Trung cộng trong các cuộc hành quân ở Triều Tiên có thể hạn chế hành động của các lực lượng Trung cộng trên biên giới Đông Dương” [26, 98]. Trong văn kiện NSC 101 của Hội đồng An ninh Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh cần tăng thêm quân QDĐ ở Đông Dương và Việt Nam nếu như người Pháp có yêu cầu giúp đỡ [113]. Rõ ràng, chính sách ngăn chặn cộng sản ở Châu Á (trước nhất là đối với CHND Trung Hoa) cùng với việc ngày càng bị lún sâu vào cuộc chiến tranh Triều Tiên đã khiến Mỹ cần có Pháp ở Đông Dương để “chia lửa”, để rồi sau đó tiến lên một bước: trực tiếp can thiệp và tiến hành leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Để tập trung lực lượng tạo thành vòng vây ngăn chặn Trung Quốc cũng như củng cố vị trí của mình, Hoa Kỳ đã ký các hiệp ước song phương với một số nước thân Mỹ. Tháng 8/1951, Mỹ đã cùng với Tổng thống Philippines ký Hiệp ước phòng thủ chung. Có hiệu lực từ ngày 27/8/1952, Hiệp ước đã cho ra đời Liên minh Hoa Kỳ - Philippines và biến Philippines thàng một khâu trong chuỗi căn cứ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương kéo dài từ Nam Triều Tiên đến New Zealand. Cũng với mục đích tương tự, Mỹ đã ký hiệp ước song phương với Thái Lan vào năm 1952. Trước đó, từ năm 1950, hai nước đã ký một loạt các thỏa thuận về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (19/9), Thỏa thuận hỗ trợ quân sự (17/10). Từ tháng 7/1954, viện trợ quân sự cho Thái Lan được tăng lên. Và hai tháng sau, khối quân sự SEATO đã được thành lập mà Thái Lan là một nước thành viên. Và cũng trong năm 1951, Hoa Kỳ còn ký Hiệp ước tay ba với Australia và New Zealand nhằm tạo cơ sở vững chắc cho mình tại khu vực này. * * * Sau những đòn tấn công nặng nề của chí nguyện quân Trung Quốc trong 5 chiến dịch liên tiếp, quân Mỹ đã phải chịu những tổn thất lo lớn. Phong trào phản chiến trong dân chúng Mỹ ngày một dâng cao. Mối mâu thuẫn trong khối các nước đồng minh của Mỹ cũng theo đó mà gia tăng. Để có thể tìm một lối thoát cho sự bế tắc về quân sự, chính trị và tinh thần, Mỹ cần phải có thời gian. Và Truman đã quyết định mở cuộc đàm phán đình chiến với dụng ý tranh thủ thời gian để vượt qua khủng hoảng. Đình chiến cũng là mong muốn của chí nguyện quân Trung Quốc và là nguyện vọng của nhân dân nước CHDCND Triều Tiên. Trong bối cảnh đó, ngày 10/7/1951, tại Kaesong, cuộc hội đàm đã chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, bị buộc phải ngồi vào bàn đàm phán nhưng người Mỹ không hề cam chịu, trước sau vẫn một mực giữ vững lập trường vừa đánh vừa đàm, đàm giả đánh thật. Ỷ vào lợi thế không quân, Mỹ đã tiến hành chiến thuật “thắt cổ” oanh tạc các mục tiêu ở Bắc Triều Tiên và vùng Đông Bắc của Trung Quốc; áp dụng cuộc chiến tranh vi trùng và “phân loại” và cưỡng bức tù binh theo phương án “tự nguyện hồi hương”…Tất cả nhằm thực hiện âm mưu đẩy bộ đội liên quân ở ngoài tiền tuyến vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để buộc các đại biểu đàm phán phải thỏa hiệp, chấp nhận theo những điều kiện của phía Mỹ. Chính việc gây khó khăn của phía Mỹ và Hàn Quốc, đặc biệt là trong vấn đề phân chia ranh giới đình chiến và giải quyết vấn đề tù binh, đã khiến cho cuộc đàm phán phải kéo dài và nhiều lần bị gián đoạn. Điều này cho thấy một nét nổi bật trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á. Chính phủ Washington nhất quyết không chịu từ bỏ quyền lợi của mình ở vùng Viễn Đông. Mục tiêu chính trong chính sách của Mỹ là ngăn chặn sự mở rộng địa bàn của chủ nghĩa cộng sản thông qua các biện pháp chinh phục và lật đổ. Đây cũng chính là sự nhất quán trong chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trải suốt các thời kỳ: kiềm chế và ngăn chặn. Mỹ chống lại nước Trung Hoa mới bởi nước này đã trở thành cội nguồn cho làn sóng mới của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á. Với người Mỹ, dù nhận thức được mối đe dọa lớn nhất là Liên Xô và trên thực tế không chuẩn bị tấn công Trung Quốc, nhưng mối thù hận mà họ ôm trong lòng đối với Bắc Kinh lại sâu đậm hơn nhiều so với điện Kremli. Vì thế, Mỹ luôn tìm cách củng cố và tăng cường mối liên kết với những tàn dư còn lại của QDĐ, đồng thời tiến hành kiềm chế và cố ngăn chặn để Trung Quốc mới không thể phát triển thành một nước công nghiệp. Cấm mọi hoạt động buôn bán với Trung Quốc, Mỹ còn buộc các nước khác cùng tiến hành kiềm chế giống như mình. Chính sách này hà khắc hơn rất nhiều đối với Liên Xô. Song tất cả những biện pháp trên không thể khiến Mỹ có thể giành được một chiến thắng trên bàn ngoại giao. Để rồi tới ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên đã được ký kết trong sự chua xót của người Mỹ và sự tức giận của Lý Thừa Vãn. KẾT LUẬN 1. Từ đầu thế kỷ XX, chính giới Hoa Kỳ đã dành cho Trung Quốc một sự quan tâm khá đặc biệt và tìm mọi cách để dần xác lập vị thế của mình tại đất nước rộng lớn này. Song một điều dễ nhận thấy, Trung Quốc dù rất được coi trọng và ngày càng trở nên quan trọng trong suy nghĩ của người Mỹ thì trước sau, Trung Quốc vẫn chỉ là thứ yếu trong chính sách của Hoa Kỳ. Trước chiến tranh thế giới thứ hai và thậm chí còn xa hơn thế nữa, Quốc hội luôn cho rằng lợi ích của Mỹ được tập trung ở “sân sau” là Châu Mỹ. Vì thế, một mặt họ tìm cách bảo vệ các đặc quyền buôn bán nhất định của mình ở Trung Quốc; nhưng mặt khác lại cố gắng tránh xa các xung đột mà rất có thể sẽ khiến Mỹ phải tốn kém chi phí, thậm chí là phiêu lưu vào chiến tranh. Từ sau thế chiến II cho đến trước khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, trong chiến lược của Hoa Kỳ, Châu Âu được dành ưu tiên hàng đầu. Do đó, những cố gắng nhằm chặn đứng cộng sản ở Trung Quốc cũng là thứ yếu so với chính sách kiềm chế cộng sản ở Châu Âu. Và lại một lần nữa, chính phủ Hoa Kỳ đã tìm cách né tránh vai trò quân sự trực tiếp ở Đông Á- mà cụ thể là Trung Quốc - như một vị trí mang tính chiến lược chưa thể xác minh được. Chính bởi thế, việc “để mất Trung Hoa” vẫn không làm Washington cảm thấy vị thế của mình bị đe dọa chừng nào an ninh của các quần đảo ở Tây Thái Bình Dương vẫn tiếp tục được giữ vững. 2. Nước CHND Trung Hoa ra đời trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, khi mối quan hệ Đông – Tây đã trở nên gay gắt. Đặc biệt, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ chính là chỗ vỡ cuối cùng của những xung đột trong thời kỳ này. Vì thế, những chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên chịu tác động mạnh mẽ bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ và nhân tố Liên Xô. Chiến lược của Mỹ không đóng khung trong phạm vi của thế giới tư bản chủ nghĩa mà vượt ra ngoài với tham vọng bá chủ toàn thế giới. Kế hoạch của Washington là tập hợp thế giới tư bản chủ nghĩa quanh mình, tăng cường lực lượng quân sự để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Và trước sau trong bất kể hoàn cảnh nào, Mỹ cũng không từ bỏ quyền lợi ở Viễn Đông. Chính quyền Truman cho rằng chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang lan rộng ở Châu Á nên chiến lược “ngăn chặn và đẩy lùi” cộng sản phải được áp dụng vào Châu Á để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực này. Chính vì thế, khi nước CHND Trung Hoa ra đời với chính sách “nhất biên đảo” và Hiệp ước Xô – Trung (2/1950) làm chỗ dựa vững chắc đã khiến Mỹ phải coi đây là một thách thức của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á mà họ cần chống trả. Và tất cả những biện pháp Hoa Kỳ thực hiện đối với nước Trung Hoa mới đều là những động thái phản ứng lại chính sách “ngả hẳn về một bên” và bản Hiệp ước với Liên Xô của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để rồi, khi chí nguyện quân Trung Quốc vượt sông Yalu tiến vào chiến trường Triều Tiên cũng là lúc Hoa Kỳ nhận thức được Trung Cộng là đối tượng cần ngăn chặn. Chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa trong thời kỳ này trở nên thù địch và cô lập, kiềm chế toàn diện thông qua bao vây kinh tế, đối đầu về quân sự. Sự tiếp xúc chính thức giữa hai nước bị hạn chế tối đa. Bởi vậy, những ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với đời sống xã hội và chính sách đối nội của Trung Quốc có thể nói là không đáng kể. 3. Không phải ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã ôm trong lòng một thái độ thù địch đối với CHND Trung Hoa. Hai nước đã có những cơ sở để mở rộng hợp tác: chưa từng diễn ra một cuộc xung đột về đất đai nào trong lịch sử, từng là đồng minh của nhau trong cả hai cuộc đại chiến và trong cuộc chiến tranh chống Nhật, nền kinh tế của hai nước cũng có ý nghĩa hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng cũng như tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đã khiến những cơ hội phát triển mối quan hệ trôi qua. Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và cả trong giai đoạn trước là khá phức tạp, không rõ ràng và gây nhiều tranh cãi. Trước chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã thi hành chính sách “thoát thân”, tránh bị lôi kéo vào những xung đột của cuộc nội chiến ở đây. Khi cách mạng Trung Quốc thành công, Hoa Kỳ vẫn luôn hy vọng vào khả năng lợi dụng sự khác biệt để khơi dậy mối mâu thuẫn và sự chia rẽ giữa Trung Cộng và Liên Xô, hy vọng có thể lôi kéo Trung Quốc ra khỏi vòng ảnh hưởng của Nga Xô để quay lại thế giới của chủ nghĩa quốc tế Hoa Kỳ. Chỉ đến khi quân chí nguyện Trung Quốc tham chiến vào cuộc chiến tranh Triều Tiên dưới ngọn cờ “kháng Mỹ viện Triều”, hy vọng đó mới tiêu tan. Chiến tranh Triều Tiên thực sự đã trở thành một ranh giới của quan hệ Mỹ - Trung, khiến hai nước từ đó đã đi từ lạnh nhạt đến chỗ đối kháng toàn diện về chính trị và quân sự. Tuy nhiên, dù thi hành một chính sách hà khắc với Trung Quốc song Mỹ không dễ dàng để mình bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh với nước Trung Hoa mới. Lo sợ một cuộc chiến tranh mở rộng, Truman và người kế nhiệm của ông là Eisenhower đều tỏ thái độ thận trọng, cố gắng kiềm chế không để cuộc chiến tranh Triều Tiên lan rộng thành một cuộc xung đột trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và rồi quyết định cuối cùng của Nhà Trắng vẫn là một nền hòa bình được đàm phán. Thực tế lịch sử đã cho thấy, chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa đã được điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể song đều nhất quán trong một mục tiêu chiến lược của Mỹ là kiềm chế và ngăn chặn: kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này thành cường quốc toàn cầu. 4. Trong chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên nổi lên vấn đề Đài Loan. Trước chiến tranh, Đài Loan bị đặt ngoài vành đai phòng thủ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng chiến tranh Triều Tiên đã bùng nổ và có sự tham chiến của người Trung Quốc, Đài Loan cũng dần trở thành một khâu không thể thiếu được trong hệ thống phòng thủ chiến lược của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Và trong những năm 1950s, Hoa Kỳ đã thi hành chính sách “hai nước Trung Hoa”, hay “một Trung Quốc, một Đài Loan”. Cũng từ đây, vấn đề Đài Loan trở thành yếu tố chủ yếu dẫn đến sự xa lánh lâu dài trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Hai nước đã tiến hành đọ sức trên chiến trường Triều Tiên hơn 2 năm với những tổn thất, thương vong nặng nề; và đẩy mối quan hệ ở vào trạng thái thù địch mà hầu như không thể cải thiện được. Đây cũng chính là cội nguồn cho những cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan trong thời gian sau đó. 5. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến vấn đề Việt Nam – Đông Dương trong chính sách của Mỹ giai đoạn này. Chính sách ngăn chặn cộng sản ở Châu Á (trước nhất là đối với CHND Trung Hoa) cùng với việc ngày càng bị lún sâu vào cuộc chiến tranh Triều Tiên đã khiến Mỹ cần có Pháp ở Đông Dương để “chia lửa”, và sau đó là trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. 6. Ngay từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời (1/10/1949), Mỹ đã áp dụng chính sách kiềm chế và ngăn chặn nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào và dù có thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, Hoa Kỳ vẫn hết sức cố gắng tránh xung đột trực tiếp với CHND Trung Hoa. Điều này cho thấy một thái độ thận trọng của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc. Và thái độ này hoàn toàn khác so với chính sách của Mỹ đối với các nước và lãnh thổ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể thấy rõ qua mối quan hệ Mỹ - Nhật. Mỹ không bao giờ coi Nhật là một đối tác bình đẳng cần trao đổi ý kiến và Nhật luôn bị coi là đàn em và nằm dưới sự bảo trợ của cái ô hạt nhân của Mỹ. Một trường hợp tương tự là Ấn Độ. Trong một thời gian khá dài, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ khá lạnh nhạt. Trong khi đó, Mỹ sẵn sàng hất cẳng Pháp để nhảy vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Còn các nước thân Mỹ trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan… đều nằm dưới cái ô bảo trợ của Mỹ và đây đều là những mối quan hệ bất bình đẳng. Song xét cho cùng, tất cả các chính sách của Mỹ đều xuất phát từ lợi ích quốc gia: đảm bảo vị thế và quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính sách của Mỹ đối với toàn vùng đều được dựa trên sự tương tác giữa những mục tiêu ưu tiên của toàn cầu và những quyền lợi của khu vực. Luận văn xin được một lần nữa trích dẫn lại lời phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong bài phát biểu mang tính tổng quát nhất chiến lược Châu Á của Mỹ: “Không ai được lợi gì nếu Mỹ và Trung Quốc coi nhau là đối thủ” [115]. Có lẽ nhận thức rõ về điều này nên ngay từ năm 1955, Thủ tướng Chu Ân Lai đã bày tỏ quan điểm: “Nhân dân Trung Quốc có tình cảm hữu nghị đối với nhân dân Hoa Kỳ và không muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề giảm căng thẳng ở Viễn Đông và đặc biệt là ở khu vực Đài Loan” [14, 519]. Còn người Mỹ, luôn tin rằng sự thịnh vượng của Mỹ gắn liền với sự thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và “Trung Quốc là một quốc gia có thể làm thay đổi trật tự của khu vực theo cách làm cho lợi ích của Mỹ tại khu vực kém được bảo đảm” [29, 85], họ cũng đang cố gắng điều chỉnh chính sách của mình đối với Trung Quốc cho phù hợp với tình hình mới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. USách tiếng Việt 1. Lê Anh và những người khác (1965), Lịch sử cuộc chiến tranh chính nghĩa giải phóng tổ quốc của nhân dân Triều Tiên, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2. Nguyệt Ánh và những người khác (2004), Nóng bỏng bán đảo Triều Tiên, NXB Thông tấn, Hà Nội. 3. Phạm Bá (2008), Hồ sơ mật đối ngoại (những bí mật về ngoại giao Trung Quốc), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 4. Phác Diễn Bách (1960), Nhân dân Triều Tiên đấu tranh cho hòa bình thống nhất tổ quốc, NXB Sự thật, Hà Nội. 5. Phi Bằng (2001), Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Shaun Breslin (2008), Hồ sơ quyền lực Mao Trạch Đông, Nguyễn Hữu Quang dịch, NXB Tri thức, Hà Nội. 7. Zbigniew Brzezinski (1999), Bàn cờ lớn, người dịch: Lê Phương Thúy, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Peter Calvocoressi (2007), Chính trị thế giới sau năm 1945, biên dịch: Nguyễn Văn Hạnh – Hoàng Bằng Giang – Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Lao động. 9. Hà Cán Chi (chủ biên, 1959), Lịch sử cách mạng hiện đại Trung Quốc, tập 2, NXB Ngoại văn, Bắc Kinh. 10. Howard Cincotta (2007), Khái quát về lịch sử nước Mỹ, NXB Thanh niên, Hà Nội. 11. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, người dịch: Lê Quang Lâm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 – 2001, NXB Thống kê. 13. William A. Degregorio (2006), 43 đời tổng thống Hoa Kỳ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 14. Jean – Baptiste Duroselle (1994), Lịch sử ngoại giao (từ 1919 đến ngày nay), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội. 15. Trần Văn Đào – Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội. 16. Eric Foner (chủ biên, 2003), Lịch sử mới của nước Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Andre’ Fontaine (1971), Lịch sử chiến tranh lạnh, Lê Thanh Hoàng Dân dịch, NXB Kỷ Nguyên. 18. John Lewis Gaddis (2009), Giờ chúng ta mới biết, suy nghĩ lại về lịch sử chiến tranh lạnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ. 19. Phạm Giảng (1962), Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 1954, NXB Sử học, Hà Nội. 20. Lưu Kim Hân (2004), Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI, người dịch: Minh Giang, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 21. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiên tranh lạnh (1945 – 1991), Tủ sách Đại học Sư phạm TPHCM. 22. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Châu Âu trong chiến tranh lạnh (1949 – 1991), Tủ sách Đại học Sư phạm TPHCM. 23. Lê Phụng Hoàng (2005), “Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ năm 1941 đến năm 1949”, Các bài giảng chuyên đề Lịch sử các nước Tây Âu và Hoa Kỳ, tập 1, Tủ sách Đại học Sư phạm TPHCM, trang 177 – 231. 24. Lê Phụng Hoàng (2007), Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, tập 1, 1945 – 1975, Tủ sách Đại học Sư phạm TPHCM. 25. Lê Phụng Hoàng (2008), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiên tranh lạnh (1949 – 1991), Tủ sách Đại học Sư phạm TPHCM. 26. Phan Văn Hoàng (2002), Việt Nam trong chính sách của Mỹ từ 1940 đến 1956, Luận án tiến sĩ lịch sử, trường Đại học Sư phạm TPHCM. 27. Học viện ngoại giao (2009), Đông Tây Nam Bắc: Diễn biến chính trong quan hệ quốc tế từ 1945, Hà Nội. 28. Vũ Dương Huân (chủ biên, 2002), Hệ thống chính trị Mỹ cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Vũ Dương Huân (chủ biên, 2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Quốc Hùng – Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Thái Yên Hương (chủ biên, 2003), Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. N. Inôdemxép (1961), Chính sách đối ngoại của Mỹ, NXB Sự thật, Hà Nội. 33. Bruce W. Jentleson (2004), Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI, biên dịch Linh Lan và những người khác, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Lý Thắng Khải (2004), Nội tình 200 năm nhà trắng, dịch: Dương Quốc Anh – Trần Hữu Nghĩa, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 35. Lý Kiện (1998), Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân (những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc), tập 1, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 36. Lý Kiện (2008), Trung – Xô - Mỹ cuộc đối đầu lịch sử, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 37. Mộ Kiệt (2006), Bảy cuộc đàm phán siêu cấp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 38. Theodore Kinni – Donna Kinni (2009), Những bài học về chiến lược và tài lãnh đạo từ tướng Douglas Mac Arthur, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 39. Béladi Lázsló – Krausz Tamás (2004), I. V. Stalin – Tiểu sử chính trị, người dịch: Lê Phụng Hoàng, Tủ sách Đại học Sư phạm TPHCM. 40. Thái Nguyễn Bạch Liên (1997), Mao Trạch Đông - Tưởng Giới Thạch nửa thế kỷ giao tranh, NXB Công an nhân dân, Tp. Hồ Chí Minh. 41. Lưu Văn Lợi - Nguyễn Hồng Thạch (2002), Pháp tái chiếm Đông Dương và chiến tranh lạnh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 42. Hoàng Như Lý, Chiến lược Trung Quốc trong thập kỷ 1990, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Ngoại giao, 1995. 43. Manuel Mas – Miguel Giménez (2006), Mao Trạch Đông, biên dịch: KhánhVân, NXB Văn học, Hà Nội. 44. Thomas J. Mc Cornick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ - chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, người dịch: Thùy Dương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó, người dịch: Hoàng Hương – Tú Linh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 46. Andrew C. Nahm (2005), Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, biên dịch: Nguyễn Kim Dân, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 47. Nguyễn Nghị - Lê Minh Đức (1994), Lịch sử nước Mỹ từ thời lập quốc đến thời hiện đại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 48. Lý Giải Nhân (2009), 100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới, NXB Thời đại, Hà Nội. 49. Geoffrey Parker (2006), Lịch sử chiến tranh, người dịch: Lê Thành, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 50. Văn Phong - Mục Tử (2007), Từ Mao Trạch Đông đến Hồ Cẩm Đào năm đời chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc (1949 – 2005), biên dịch Nguyễn Văn Nghi – Phan Quốc Bảo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý (2007), Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 52. Lê Văn Quang (1993), Quan hệ quốc tế ở Đông Á trong lịch sử (Trung Quốc – Triều Tiên – Nhật Bản), trường Đại học Tổng hợp TPHCM. 53. Nguyễn Mạnh Quang (1972), Đệ nhị thế chiến và chiến tranh lạnh, NXB Sáng tạo. 54. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Hoa Kỳ: kinh tế và quan hệ quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 55. Nguyễn Xuân Sơn (chủ biên, 1997), Trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 – 1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996 – 2020), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Khuất Thạch (2003), Những sự kiện quan trọng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, biên dịch Đoàn Mạnh Thế, NXB Thanh Hóa. 58. Nguyễn Anh Thái (chủ biên, 2003), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1995, NXB Giáo dục, Hà Nội. 59. Kim Nhật Thành (1966), Cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mỹ xâm lược, NXB Sự thật, Hà Nội. 60. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ: Cam kết và mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. Trần Nam Tiến (chủ biên, 2008), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại 1945 – 2000, NXB Giáo dục, Hà Nội. 62. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. 63. Irwin Unger (2009), Lịch sử Hoa Kỳ - những vấn đề quá khứ, biên dịch: Nguyễn Kim Dân, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 64. Vernon A. Walters (2003), Cố vấn năm đời tổng thống Mỹ, Hồi ký chính trị, lược dịch Thu Hòa, NXB Công an nhân dân. 65. Michael Yahuda (2006), Các vấn đề chính trị quốc tế ở Châu Á – Thái Bình Dương, biên dịch: Văn Khánh, NXB Văn học, Hà Nội. 66. Howard Zinn (2010), Lịch sử dân tộc Mỹ, NXB Thế giới, Hà Nội. UII. Tài liệu báo - tạp chí 67. Âm mưu câu kết với đế quốc Mỹ của bọn phản động Bắc Kinh, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 8/1979, trang 79 – 81. 68. Tô Cách (2000), Chiến lược toàn cầu của Mỹ và vấn đề Đài Loan, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (7- 8). 69. Lưu Cát (1999), Sự lựa chọn quan hệ Trung - Mỹ thế kỷ XXI, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (2), trang 19 – 20. 70. Cần hiểu rõ Trung Quốc, TTXVN, Tham khảo chủ nhật 11/6/2005. 71. Vũ Đăng Hinh (2004), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: đặc điểm và xu hướng, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (5), trang 3 – 9. 72. Hoàng Xuân Hòa (2002), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc – Nhật Bản: quá khứ và tương lai, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (11), trang 28 – 35. 73. Nguyễn Lan Hương (2009), Lựa chọn chính sách của Hoa Kỳ với xung đột giữa hai bờ eo biển, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (9). 74. Trường Lưu (2005), Trung Quốc công bố “Luật chống chia cắt đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2(60). 75. Mỹ cảnh báo luật chống ly khai của Trung Quốc, TTXVN, Tham khảo đặc biệt ngày 16/3/2005. 76. Phan Doãn Nam (6/1997), Bàn về quan hệ Trung - Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (18), trang 19 – 24. 77. Phan Doãn Nam (6/1999), Nhân sự kiện Cô – xô – vô: Lại bàn về quan hệ Mỹ - Trung, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (29), trang 14 – 20. 78. Ngô Phương Nga (2004), Một số nét về lịch sử vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (2), trang 37 – 42. 79. Nguyễn Thị Nga (2004), Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (3), trang 39 – 46. 80. Nguyễn Trọng Nghĩa (2003), Vai trò của Mỹ đối với quá trình phát triển kinh tế Đài Loan, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (10), trang 15 – 17. 81. Nhân tố quốc tế trong sự nghiệp thống nhất của Trung Quốc, TTXVN, Tham khảo chủ nhật ngày 12/3/2006. 82. Lê Kim Sa (2004), Quan hệ Mỹ - Trung: những vấn đề chính sách, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (6), trang 33 – 41. 83. Bùi Thanh Sơn (1995), Những yếu tố chính chi phối chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc ở thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (6), trang 10 – 15. 84. Nguyễn Thiết Sơn (2005), Chính sách và vai trò của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (1), trang 3 – 11. 85. Trần Thị Tâm (2009), Mỹ và Trung Quốc với vấn đề thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (4), trang 85 – 92. 86. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2003), Vấn đề Đài Loan và chính sách “Một nước Trung Hoa” của Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (2), trang 52 – 55. 87. Đặng Thị Thu Trang (2005), Nhìn lại các quan điểm của phương Tây về quyết định kháng Mỹ viện Triều của Trung Quốc năm 1950 – 1953, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (3), trang 95 – 104. 88. Trần Đình Vượng (1998), Trung Quốc – thách thức tiềm tàng đối với Hoa Kỳ và chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (6), trang 13 – 22. III. USách tiếng Anh 89. Clay Blair (1987), The forgotten war America in Korea 1950 – 1953, N.Y. Timebooks. 90. Alan Brinkley (1999), American History, A survey volume II: since 1865, Tenth edition, Mc Graw – Hill Colledge. 91. Max Hastings (1988), The Korea war, 3TSimon3T 3T&3T 3TSchuster, Inc. 92. Steven W. Hook - John Spanier (1991), American foreign Policy since World War II, Twelfth Edition, A Division of Congressional Quarterly Inc. 93. Walter LaFeber (2002), America, Russia, and the Cold War 1945 – 2000, Ninth Edition, McGraw – Hill Companies, Inc. 94. Michael Lindsay (1955), China and the Cold War, Melbourne University Press. 95. Gen Paik Sun Yup (1992), From Pusan to Panmunjom, Brassey’s (US),inc. 96. Donald A. Ritchie (1999), American History, The modern Era since 1865, Mc Graw – Hill Companies, Inc. 97. Thomas J. Schoenbaum (1988), Waging peace and war, Dean Rush in Truman, Kennedy and Johnson years, Simon & Schuster, inc. 98. Allen S. Witting (1960), China Cross the Yalu: The Dicision to Enter the Korean War”, New York, The Macmillan Company. 99. Robin W. Winks (1964), The Cold War from Yalta to Cuba, New York, The Macmillan Company. UIV. Nguồn tài liệu Internet 100. 5TU 6TCuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) dưới góc độ trật tự quan hệ quốc tế6T 101. 5TU 102. 5TU 103. 5TU 104. U cwihp.org 105. U 106. 5TU Chronology of U.S.- China Relations, 1784-2000 107. 5TU 108. U 109. 5TU 110. 5TU 111. 5TU Sino – US relations 1949 – 1962 112. 5TU Bóng ma chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên 113. 5TU 114. 5TU 115. 5TU Những sự kiện quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ (1900 – 2001) PHỤ LỤC I. 60BUHình ảnh H1: Tướng Mark W. Clark ký Hiệp định đình chiến ngày 27/7/1953 H2: Tư lệnh chí nguyện quân Trung Quốc Bành Đức Hoài H3: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành Nguồn: tinh-trang-chien-tranh.htm UII. Tư liệu 1. Bản ghi chép nội dung cuộc họp ngày 26/6/1950 giữa Truman và các quan chức cao cấp có đề cập tới việc điều Hạm đội 7 tới Đài Loan. 2. Báo cáo nội dung cuộc thảo luận tại đảo Wake ngày 15/10/1950. 3. Báo cáo văn kiện NSC 101 về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng và Triều Tiên (12/1/1951) Nguồn: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5769.pdf