Tài liệu Chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ
DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO CHỈ SỐ
Họ và tên sinh viên : ĐINH THỊ CHI MAI
Lớp : Anh 5 – K42B – KTNT
Khoá : 42
Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ
Hà Nội, tháng 11 / năm 2007
MỤC LỤC
1) Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán chính thức 51
1.1. Quá trình hình thành của thị trường chứng khoán chính thức 51
1.2. Quá trình... Ebook Chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số
128 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển của thị trường chứng khoán chính thức 53
2) Giới thiệu chỉ số VN-Index và HASTC-Index 58
2.1. Tiêu thức để chọn cổ phiếu đại diện 58
2.2. Các chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 59
2.3. Công thức tính 60
3) Phương pháp đầu tư theo chỉ số sử dụng chỉ số VN-Index và HASTC-Index 63
II) Phân tích phương pháp đầu tư theo chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 64
1) Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 64
1.1. Giới thiệu họ chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 64
1.2. Tiêu chí niêm yết 67
1.3. Đánh giá kết quả hoạt động của các chỉ số CBV 69
2) Phương pháp đầu tư theo chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 70
2.1. Bước 1: Xác định danh mục đầu tư 72
2.2. Bước 2: Xác định tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho từng công ty trong danh mục đầu tư 72
3) Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược đầu tư theo hệ thống chỉ số CBV Index và chiến lược đầu tư theo chỉ số nói chung 74
3.1. Ưu điểm 74
3.2. Nhược điểm 76
4) So sánh chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số và chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động 79
4.1. Điểm giống nhau 79
4.1. Điểm khác biệt 79
III) Đánh giá việc thực hiện quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 80
1) 1 Giới thiệu sơ lược về một số chỉ số tiêu biểu 80
2) Nhận xét 82
Chương 3 85
Phân tích khả năng thực hiện phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 85
I) Đánh giá triển vọng thực hiện phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 85
1) Đối với nhà đầu tư là tổ chức 85
2) Đối với nhà đầu tư cá nhân 89
II) Kiến nghị triển khai thực hiện phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 91
1) Với nhà đầu tư 92
1.1. Với nhà đầu tư tổ chức 92
1.2. Với nhà đầu tư cá nhân 92
2) Với Uỷ ban chứng khoán nhà nước và các bên liên quan khác 93
2.1. Tăng cường công tác giám sát, đảm bảo duy trì một thị trường ổn định, công khai, công bằng và hiệu quả 93
2.2. Tổ chức hệ thống giao dịch từ xa và hệ thống giao dịch tự động 94
2.3. Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin phù hợp 95
2.4. Thực hiện tốt việc tổ chức thị trường OTC cho các cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết 97
2.5. Công tác tạo hàng 97
2.6. Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường 99
2.7. Thành lập các tổ chức tín nhiệm 100
2.8. Cải thiện chất lượng cung cấp thông tin cho nhà đầu tư 101
2.9. Xây dựng một lộ trình hội nhập phù hợp 104
Kết luận 106
Danh mục tài liệu tham khảo 108
Danh mục các chữ viết tắt 110
Danh mục các bảng biểu 111
phụ lục 1 112
phụ lục 2 117
phụ lục 3 121
phụ lục 4 124
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán là biểu hiện một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia thị trường. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo các quy tắc ấn định trước.
Thị trường chứng khoán rất hấp dẫn tuy nhiên đó cũng là một kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro và phương pháp giảm thiểu rủi ro là đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau hay đầu tư theo danh mục.
Quản lý danh mục đầu tư là quản lý vốn để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho nhà đầu tư.
Quản lý danh mục đầu tư là hoạt động đóng vai trò quan trọng bậc nhất ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới. Đây là hoạt động không thể thiếu của các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính khác. Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về thị trường chứng khoán nói chung và quản lý danh mục đầu tư nói riêng. Tuy nhiên, gần như chưa có đề tài nào nghiên cứu về chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số. Trên thực tế, nội dung của chiến lược này tương đối dễ hiểu mà có thể đem lại lợi ích cho nhiều nhà đầu tư. Nhưng hiện nay nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư nói chung và quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số nói riêng còn mới mẻ ở thị trường chứng khoán Việt Nam, và đây có thể coi là một thiệt thòi của các nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
Xuất phát từ những thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số”.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Qua đề tài này, tôi muốn làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, nội dung của Chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số và xem xét đánh gía hiệu quả của việc áp dụng chiến lược này trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đuợc thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra một số phương pháp khác cũng được sử dụng như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.
Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương lớn như sau:
Chương 1: Lý thuyết về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số.
Chương 2: ứng dụng chiến lược quản lý danh mục theo chỉ số trong đầu tư trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Phân tích khả năng thực hiện phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ nhận thức cũng như sự mới mẻ của vấn đề cả về lý thuyết lẫn thực tiễn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài được sáng tỏ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Thọ đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khoá luận này.
Sau đây là nội dung chi tiết của các chương
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO CHỈ SỐ
LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Khái niệm về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
1.1. Khái niệm
Khái niệm về danh mục đầu tư
Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư là đa dạng hoá nhằm tránh những khoản thua lỗ lớn.
Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc là các tài sản khác. Mục đích là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Khái niệm quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (gọi tắt là quản lý danh mục đầu tư) là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi điều chỉnh các danh mục này nhằm tái tối ưu hóa danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đề ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, và đây là cơ sở để công ty thực hiện quản lý danh mục đầu tư/ quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định trước.
Bản chất của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là định lượng mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng thu được từ danh mục đó.
Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất? Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán được giao dịch trên thị trường như cổ phiếu, trái phiếu hay các giấy tờ sở hữu bất động sản… Và việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục phân bổ cho các loại tài sản chính nhằm đạt được mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất có thể. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, người quản lý có thể thay đổi các tỷ lệ đã định này nhằm tận dụng cơ hội xuất hiện tại thời điểm đó nhằm đạt được mức lợi tức cao hơn nữa. Đồng thời, trong cùng một loại tài sản, người quản lý có thể lựa chọn có lợi tức mong đợi lớn hơn mức trung bình của các tài sản đó.
Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là quá trình quản lý tài sản của một định chế tài chính hoặc của một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định giá, phân tích chứng khoán, lựa chọn tài sản đầu tư, phân bổ vốn đầu tư, lập danh mục tối ưu và đánh giá kết quả đầu tư.
1.2. Tầm quan trọng của việc quản lý danh mục đầu tư
Thứ nhất, đa dạng hóa danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Thứ hai, trên thế giới, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế. Nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường không muốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống như trong danh mục của những người chịu thuế thấp.
Thứ ba, quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi của khách hàng đầu tư. Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro.Thông thường người già ưu thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, còn giới trẻ lại thích đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro cao kèm theo mức lợi tức kỳ vọng cao.
1.3. Quy trình quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống gồm bốn bước:
Thứ nhất, xác định mục tiêu đầu tư. Trọng tâm của việc xác định mục tiêu là xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó.
Thứ hai, xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao gồm việc lập các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư.
Hình 1. Quy trình xây dựng danh mục đầu tư
Nghiên cứu đầu tư
Phân tích rủi ro lợi nhuận
Xác định mục tiêu, chiến lược đầu tư
Xây dung cơ cấu
tài sản
Lựa chon
chứng khoán
Xây dựng danh mục đầu tư
Theo loại hình chứng khoán
Theo ngành,
lĩnh vực đầu tư
Theo tỷ trọng thị trường vốn thế giới
cổ phiếu
Trái phiếu
Các công cụ đầu tư khác
Hạch toán tài chính – kế toán
Thứ ba, giám sát theo dõi những diễn biến giá cả tương đối của chứng khoán trên thị trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
Thứ tư, điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường và mục tiêu của người đầu tư.
Một nguyên tắc nữa của danh mục đầu tư là chính sách đầu tư được viết ra bằng văn bản và có sự cam kết của nhà đầu tư. Điều này rất cần thiết vì nó đảm bảo tính nhất quán, không xét lại theo tính ngẫu hứng, không phụ thuộc vào quan điểm ngắn hạn của chủ đầu tư.
Lý thuyết về danh mục đầu tư
2.1. Lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư
Lựa chọn danh mục đầu tư được dựa trên cơ sở lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư. Lý thuyết này được các nhà kinh tế Mỹ đưa ra từ những thập kỷ 50 của thế kỷ XX khi nghiên cứu về đầu tư của các cá nhân và tổ chức xã hội, nó giải thích vì sao nhà đầu tư lại lựa chọn đầu tư vào loại tài sản này mà không lựa chọn loại tài sản khác trong số các loại tài sản có thể lựa chọn như: tiền, chứng khoán, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản, thiết bị và các loại tài sản khác.
Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng, trước khi quyết định đầu tư các nhà đầu tư thường xem xét 5 tiêu chí trọng điểm:
- Của cải hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư.
- Lợi suất (hay mức lợi tức) kỳ vọng trên một tài sản so với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
- Mức độ rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
- Tính lỏng (hay tính lưu chuyển) của một tài sản so với những tài sản khác.
- Chi phí của việc thu lượm thông tin về một tài sản so với chi phí thông tin đi liền với những tài sản khác.
Của cải hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư.
Yếu tố trước hết xác định lượng cầu của một tài sản chính là của cải, hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư. Quy mô của danh mục tài sản sẽ tăng lên khi của cải tăng lên do nhà đầu tư có thêm tiền để mua tài sản. Tuy nhiên sự tăng lên của mỗi loại tài sản cũng không giống nhau. Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn tăng trưởng, của cải tăng lên cho nên nhu cầu về tài sản cũng tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập và của cải sụt giảm thì nhu cầu về tài sản cũng sụt giảm. Trong kinh tế học, để đo lường xem lượng cầu về một tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm tương ứng với mỗi phần trăm thay đổi về của cải, người ta sử dụng khái niệm “độ co giãn của lượng cầu theo của cải”. Nói một cách khác, mức độ đáp ứng khác nhau của của các tài sản đối với các thay đổi về của cải được đo theo khái niệm “độ co giãn của lượng cầu theo của cải”.
E(W) = ∆ D / ∆ W
Trong đó :
E (W): độ co giãn của lượng cầu theo của cải
∆ D: tỷ lệ thay đổi lượng cầu về tài sản ( % )
∆ W: tỷ lệ thay đổi về của cải ( % )
Như vậy độ co giãn của lượng cầu theo của cải phản ánh cứ 1% thay đổi về của cải thì lượng cầu về một tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm. Các tài sản có thể chia làm hai loại tùy theo giá trị độ co giãn: các tài sản cần thiết và các tài sản cao cấp.
Các tài sản cao cấp là những tài sản mà khi của cải tăng lên kéo theo sự tăng thêm lượng cầu của tài sản đó.
Như vậy, tiền mặt và tiền gửi là những tài sản cần thiết, còn chứng khoán là những tài sản cao cấp. Điều này đã được khẳng định trong một nghiên cứu của Baumol và Tobin, các nhà kinh tế học Mỹ về nhu cầu tiền trong giao dịch. Nếu lợi suất tăng lên, số tiền mặt được gửi để thực hiện các giao dịch sẽ giảm xuống.
Lợi suất (hay mức lợi tức) kỳ vọng trên một tài sản so với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
Lợi suất kỳ vọng trên một tài sản đầu tư là hiệu suất sinh lời mà người đầu tư mong muốn thu được khi quyết định bỏ vốn đầu tư. Khi quyết định hy sinh tiêu dùng hiện tại để đầu tư vào một tài sản, điều quan tâm trước hết của nhà đầu tư là mức lợi tức kỳ vọng thu được trong tương lai ở tài sản đó là bao nhiêu. Lợi suất kỳ vọng càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy trong cùng một môi trường đầu tư, người đầu tư sẽ chọn loại tài sản nào có lợi suất kỳ vọng cao hơn. Khi những tài sản là tương tự như nhau, sự tăng lên của lợi suất thực hiện của tài sản so với những tài sản thay thế sẽ dẫn đến tăng lượng cầu về tài sản đó.
Lợi suất kỳ vọng được xác định theo công thức:
E(R) = ∑Pi*Ri
Trong đó:
E (R): lợi suất kỳ vọng
Pi: xác suất của những trường hợp thực hiện
Ri: lợi suất thực hiện
Mức độ rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
Rủi ro cũng là một yếu tố cần cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một loại tài sản khác. Ngoài mức lợi suất kỳ vọng, mức độ rủi ro hoặc không chắc chắn về lợi tức của một tài sản cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và do đó ảnh hưởng đến lượng cầu về tài sản đó. Khi mọi thứ khác không thay đổi, nếu mức độ rủi ro của một tài sản tăng lên so với mức rủi ro của một tài sản khác thay thế thì lượng cầu của nó sẽ giảm. Tất nhiên rủi ro thông thường có liên quan tỷ lệ thuận với lợi suất kỳ vọng. Vì thế các nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn các tài sản đầu tư có mức rủi ro nào đó có thể chấp nhận được chứ không thể đơn thuần ưu tiên chọn loại tài sản có lợi suất kỳ vọng cao. Nếu với cùng một mức lợi suất kỳ vọng, rõ ràng nhà đầu tư sẽ ưu tiên chọn và nắm giữ loại tài sản ít rủi ro hơn.
Tính thanh khoản (hay tính lưu chuyển) của một tài sản so với những tài sản khác.
Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển sang tiền mặt nhanh hay chậm mà không chịu các phí tổn. Tính lỏng lớn sẽ giúp cho nhà đầu tư ổn định chỉ tiêu và rút vốn trong những trường hợp cần thiết. Các loại chứng khoán như trái phiếu và cổ phiếu có tính lỏng cao hơn vì dễ dàng bán đi với chi phí giao dịch thấp. Các loại bất động sản và các loại tài sản khác như cổ vật là những tài sản có tính lỏng thấp. Nếu các nhân tố khác không thay đổi, khi tính lỏng của tài sản tăng lên so với tài sản thay thế sẽ dẫn đến lượng cầu về tài sản tăng.
Chi phí của việc thu thập thông tin về một tài sản so với chi phí thông tin đi liền với những tài sản khác.
Mọi nhà đầu tư phải tìm cách giảm chi phí cho việc đánh giá các tài sản đầu tư. Chi phí thông tin tăng sẽ làm cho lợi suất đầu tư giảm xuống. Nếu các nhân tố khác không đổi thì chi phí thông tin cao hơn của một tài sản so với các tài sản thay thế khác sẽ làm giảm lượng cầu về tài sản đó. Các loại tài sản như trái phiếu chính phủ, trái phiếu của các tổ chức tài chính lớn, tiền gửi ngân hàng, khoản cho vay đối với chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chi phí thông tin thấp. Ngược lại, cổ phiếu, trái phiếu công ty, các khoản cho vay các cá nhân và tổ chức thường đòi hỏi chi phí thông tin lớn.
Tóm lại, các tiêu chuẩn lựa chọn tài sản đầu tư có thể mô tả trên bảng sau:
Các yếu tố
Lượng cầu tài sản
Lý do
Của cải
Tăng ( tỷ lệ thuận )
Người đầu tư có nhiều tiền hơn để lựa chọn
Lợi tức kỳ vọng của tài sản so với tài sản khác
Tăng ( tỷ lệ thuận )
Người đầu tư thu được nhiều lợi nhuận hơn
Rủi ro
Giảm ( tỷ lệ nghịch )
Người đầu tư không ưa rủi ro
Tính lỏng
Tăng ( tỷ lệ thuận )
Tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt để ổn định chi tiêu
Chi phí thông tin
Giảm ( tỷ lệ nghịch )
Người đầu tư mất nhiều tiền để thu lượm và phân tích dữ kiện về tài sản
2.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
Tất cả các quyết định đầu tư đều được cân nhắc dưới góc độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi và những tác động của chúng trên giá chứng khoán cũng như kết quả tài chính cuối cùng đạt được trong quyết định đầu tư. Rủi ro được xem như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện những khoản lỗ lớn được xem như có rủi ro cao hơn chứng khoán có khả năng xuất hiện những khoản lỗ thấp hơn. Vì vậy, rủi ro được mô tả bằng sự biến đổi của các tỷ suất sinh lợi của chứng khoán đó trong thời kỳ nghiên cứu.
Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro, những yếu tố này có thể bị triệt tiêu hoàn toàn thông qua việc kết hợp danh mục đầu tư hiệu quả của nhiều chứng khoán được gọi là rủi ro không hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi để bù đắp cho loại rủi ro này chính là phần bù rủi ro chứng khoán. Loại rủi ro không thể triệt tiêu được gọi là rủi ro hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi tương ứng với loại rủi ro này chính là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro.
Đại đa số các nhà đầu tư đều là những người ngại rủi ro. Do đó mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận thường được xây dựng trên cơ sở tâm lý số đông này. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận ước tính và độ lệch chuẩn (mức rủi ro) của một danh mục được thể hiện bằng đồ thị dưới đây:
I
II
IV
III
P
E (r)
sp
s
E (rp)
Trên đồ thị, danh mục đầu tư P có mức lợi nhuận ước tính E (rp) và độ lệch chuẩn sp được các nhà đầu tư thích hơn so với các danh mục đầu tư nằm trong phần IV của đồ thị vì nó có lợi suất ngang bằng hoặc lớn hơn bất cứ một danh mục đầu tư nào nằm trong phần IV và luôn có độ lệch chuẩn (mức rủi ro) ngang bằng hoặc thấp hơn. Ngược lại, bất cứ danh mục đầu tư nào trong phần I đều được các nhà đầu tư thích hơn danh mục đầu tư P vì mức lợi nhuận ước tính của nó luôn bằng hoặc lớn hơn và độ lệch chuẩn của nó luôn bằng hoặc nhỏ hơn. Như vậy, một cách tổng quát nếu một danh mục đầu tư này tốt hơn danh mục đầu tư kia thì danh mục đó phải có đồng thời mức lợi suất đầu tư lớn hơn và mức rủi ro nhỏ hơn.
Khi sắp xếp nhiều danh mục đầu tư để lựa chọn, dễ dàng nhận thấy những danh mục đầu tư nằm trong vùng I là có lợi thế, vì các danh mục đầu tư nằm trong vùng này đều có ưu thế vượt trội cả về lợi suất đầu tư cao và độ rủi ro thấp so với vùng khác. Các danh mục đầu tư nằm trong vùng IV là kém lợi thế nhất (lợi suất đầu tư thấp nhưng độ rủi ro lại cao). Còn các danh mục đầu tư nằm trong vùng II và III lại chỉ được một trong hai yếu tố cần xem xét là lợi suất đầu tư hoặc mức độ rủi ro, do đó cần được xem xét thêm một yếu tố khác. Khả năng chấp nhận chúng sẽ phụ thuộc đáng kể vào mức độ quan ngại rủi ro của nhà đầu tư cao hay thấp. Nếu độ rủi ro càng cao thì giá trị hữu dụng càng thấp xuống và nó cần phải được bù đắp bằng sự tăng lên của mức lợi suất đầu tư.
Để giá trị hữu dụng U không thay đổi, đối với các danh mục đầu tư có độ rủi ro cao hơn thì mức lợi suất đầu tư đạt được cũng phải cao lên tương ứng và ngược lại. Những danh mục đầu tư được lựa chọn yêu thích ngang nhau sẽ nằm trên cùng một đường cong trên đồ thị, nối tất cả các điểm này lại ta có đường đồng mức hữu dụng, hay còn gọi là đường “bàng quan”.
1
2
E(r)r)
s
Những người đầu tư có mức độ rủi ro khác nhau sẽ có các đường cong bàng quan phân bố ở các vị trí khác nhau về phía vùng II hoặc III (vùng II dành cho những nhà đầu tư có mức ngại rủi ro thấp, vùng III danh cho những nhà đầu tư có mức ngại rủi ro cao, tức không dám chấp nhận rủi ro). Tuy nhiên, dễ nhận thấy khi đường bàng quan càng dịch chuyển lên theo hướng tây bắc thì mức hữu dụng của nhà đầu tư đó càng cao và càng dễ chấp nhận.
2.3. Lý thuyết đa dạng hoá
Quá trình phân hoá và tối thiểu hoá rủi ro là một hình thức đa dạng hoá. Theo đó, nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều lợi chứng khoán khác nhau để tạo thành một danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức nhỏ nhất. Chúng ta sẽ quay trở lại kỹ hơn với lý thuyết đa dạng hoá ở phần sau.
2.4. Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư theo mô hình của Markowitz
Đa dạng hóa rủi ro là một ý tưởng đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên phải đến năm 1952 Harry Markowitz mới đưa ra một mô hình chính thức trong việc lựa chọn danh mục đầu tư, trong đó phản ánh nguyên tắc về đa dạng hóa rủi ro. Mô hình của ông chính là bước đầu tiên của quản lý danh mục đầu tư: xác định một hệ thống các danh mục đầu tư hiệu quả, tập hợp các danh mục này sẽ có một đường cong biên hiệu quả các danh mục chứng khoán rủi ro, thường gọi là đường cong biên hiệu quả.
Tất cả các danh mục nằm ở phần trên của đường cong biên (kể từ đỉnh của đường cong) là các danh mục được kết hợp rủi ro - lợi tức tốt nhất và là những ứng cử viên của danh mục đầu tư tối ưu. Phần đường cong này gọi là đường cong biên hiệu quả. Với bất kỳ danh mục nằm ở phần dưới của đường cong biên, sẽ có danh mục khác có cùng mức rủi ro mà lại có lợi tức lớn hơn nhiều. Do vậy phần dưới của đường cong biên không có hiệu quả, sẽ bị bỏ qua khi nghiên cứu.
Lựa chọn giữa các danh mục đầu tư khả thi thì các danh mục đầu tư tốt nhất luôn nằm trên đường cong biên hiệu quả. Phương pháp lựa chọn này do Markowitz khởi xướng, do vậy được gọi là mô hình lựa chọn Markowitz. Các danh mục nằm trên đường cong biên hiệu quả này còn được gọi là danh mục tối ưu Markowitz.
Một danh mục đầu tư tốt nhất có thể nhận được từ mô hình Markowitz. Mô hình của ông đã cung cấp một khái niệm quan trọng là danh mục đầu tư hiệu quả đó là danh mục mà với mỗi lợi suất kỳ vọng cho trước ta lựa chọn được rủi ro ít nhất hoặc với mỗi rủi ro ít nhất ứng với mức lợi suất kỳ vọng lớn nhất.
Chúng ta bắt đầu từ một ví dụ nhỏ. Giả sử thế giới chỉ có 5 tài sản A(1), A(2), A(3), A(4), A(5) với vị trí trên mặt phẳng tọa độ:
0.15
0.1
0.5
0.1
0.2
0.3
0.4
A(1)
A(5)
A(4)
A(3)
A(2)
Lợi suất
Rủi ro
+ Nếu một người có thể mua chỉ một trong các tài sản thì tình hình sẽ ra sao?
Chắc chắn là khi so sánh A(1) với A(3) cũng như A(3) với A(4) người đó sẽ loại A(3) vì cùng mức lợi suất thì A(1) an toàn hơn, còn với cùng một mức rủi ro thì A(4) có lợi hơn. Khi so sánh A(1) ,A(2) và A(4) người đó chọn A(2) cũng với những lý do trên. Còn lại A(2) và A(5) rõ ràng là việc lựa chọn (nếu chỉ 1 tài sản) tùy thuộc vào mức độ ưa thích phiêu lưu hay mức độ e ngại rủi ro của người đó. Kết luận ở đây là chỉ các tài sản mà lợi suất cao hơn thì rủi ro cao hơn mới là đối tượng nghiên cứu trong danh mục đầu tư.
+ Nếu cho phép chọn cả A(2) và A(5) thì người đầu tư sẽ chia sẻ số tiền cho hai tài sản này như thế nào? Người đầu tư sẽ có bài toán sau:
Gọi W là trọng số của A(2) thì (1-W) là trọng số của A(5) trong danh mục đầu tư.
Ta có:
Lợi suất kỳ vọng : ài= Wà2 + ( 1-W )à5
Phương sai: si2 = W2s22+2W(1-W)s2s5ủ25+(1-W)s52
Hàm lợi ích kỳ vọng: v(à,s2) Þ max
Bài toán xác định một đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa lợi suất trung bình của danh mục đầu tư và rủi ro của nó trong đó W là một tham số:
A(5)
A(2)
Lợi suất
Rủi ro
Phần đường cong in đậm là phần hiệu quả. Mỗi điểm trên đường cong này tương ứng một cách tổ hợp A(2) và A(5) hiệu quả. Ngoài ra dễ dàng nhận thấy sự bù đắp rủi ro bởi lợi suất có thể đo bởi độ dốc của đường biên hiệu dụng tại mỗi điểm (đạo hàm bậc nhất của lợi suất theo rủi ro).
Mô hình xác định danh mục đầu tư hiệu dụng của Markowitz cho kết quả tượng tự khi có nhiều tài sản trong danh mục.
Sự can thiệp của tài sản phi rủi ro.
Thị trường hầu như tồn tại thường xuyên một hay một số loại tài sản được coi là không có rủi ro – phương sai lợi suất bằng 0. Có thể mô tả lợi suất của tài sản này không rủi ro bởi điểm F tương ứng lợi suất r trên đồ thị phía dưới.
Tài sản phi rủi ro có lợi suất r và phương sai lợi tức bằng 0, nếu ta được phép đưa tài sản này vào danh mục đầu tư thì đường biên hiệu dụng mới là đường thẳng và có thể xem đây là đường thị trường vốn – một thị trường mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể vay không hạn chế với lợi suất r.
Trên đồ thị, nếu ta vạch tiếp tuyến từ F với đường cong biên hiệu dụng của danh mục đầu tư thì tiếp điểm T gọi là điểm “danh mục thị trường”. Tại T “giá trị của rủi ro” đúng bằng “giá của an toàn” trong cơ cấu đầu tư.
Lợi suất
Rủi ro
A
T
B
F
r
Những điểm bên trái T trên đường thị trường vốn luôn cho một cách kết hợp giữa tài sản phi rủi ro và các tài sản rủi ro theo mô hình tối ưu Markowitz. Chẳng hạn tại A và B với cùng mức rủi ro như nhau lựa chọn A có lợi hơn (tương ứng một trong số dành cho tài sản phi rủi ro). Ngược lại, những điểm nằm bên phải T tương ứng phương án vay tiền từ nguồn vốn không rủi ro để mua thêm thêm tài sản rủi ro.
Như vậy, khi có tài sản phi rủi ro thì việc lựa chọn danh mục đầu tư có thể là sự kết hợp của hai loại tài sản này trừ điểm danh mục thị trường T, theo lời giải nhận được từ mô hình Markowitz. Việc lựa chọn danh mục đầu tư, vay vốn hay cho vay tùy tâm lý của từng nhà đầu tư.
Mô hình Markowitz cho chúng ta một kỹ thuật định lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu và những phân tích từ kết quả của mô hình này là rất bổ ích. Với số loại tài phẩm tương đối ít chúng ta có thể sử dụng trực tiếp mô hình này và từ đó mà định giá tài sản.
Trong trường hợp thị trường chứng khoán quá đa dạng người ta sử dụng mô hình đơn giản hơn, mô hình có tên CAMP (Capital Asset Pricing Model). Mô hình này sử dụng hệ số beta của các tài sản.
2.5. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Về lý thuyết người ta đã chứng minh rằng: Các chứng khoán có xu hướng biến động trái ngược với xu hướng biến động ban đầu là những yếu tố làm giảm thiểu rủi ro có hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định thước đo rủi ro của từng chứng khoán khi đưa vào danh mục đầu tư và cũng là điểm mấu chốt để xây dựng lý thuyết mô hình CAPM.
Mô hình định giá tài sản vốn CAPM là cốt lõi của lý thuyết kinh tế tài chính hiện đại. William Sharpe, John Lintner và Jan Mossin đã phát triển mô hình CAPM. Mô hình CAPM cho phép dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. CAPM chia rủi ro của danh mục đầu tư thành rủi ro hệ thống và rủi ro riêng. Rủi ro hệ thống là rủi ro của danh mục thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán biến động, mỗi tài sản riêng biệt bị ảnh hưởng ít nhiều. Rủi ro riêng là rủi ro gắn với một tài sản riêng biệt, nó gắn với phần lợi suất của tài sản không tương quan với sự biến động của thị trường. Rủi ro hệ thống không thể giảm bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Rủi ro riêng biệt có thể giảm nhờ sự đa dạng hóa. Từ đó, CAPM mô tả lợi suất của một tài sản hay một danh mục đầu tư bằng lợi suất của tài sản phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro.
Mô hình CAPM:
ri=rf + õi(rM-rf) (1)
rf: lợi suất của tài sản phi rủi ro.
rM: lợi suất của danh mục thị trường.
õi(rM-rf): là phần bù rủi ro.
ri: lợi suất của tài sản i.
Lợi nhuận
DMDT hiệu quả
õ
1.0
rM
rf
Phương trình (1) chỉ ra lợi suất kỳ vọng của mỗi chứng khoán có quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số rủi ro hệ thống (õ). Chứng khoán có hệ số beta càng cao thì lợi suất kỳ vọng tương ứng với nó càng cao. Hệ số õ là số đo về độ rủi ro thị trường của một chứng khoán. Danh mục thị trường có õ=1. Các loại cổ phiếu có được xếp thứ bậc dựa trên cơ sở chúng chệch khỏi danh mục thị trường bao nhiêu. Nếu một cổ phiếu biến động lớn hơn thị trường thì õ>1; cổ phiếu biến động ít hơn thì õ<1. Những cổ phiếu có õ càng lớn tức là càng rủi ro thì có khả năng mang lại lợi suất cao hơn. Hệ số õ là thành phần then chốt của CAPM.
Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận mỗi nhà đầu tư đều lựa chọn cho mình một chiến lược đầu tư thích hợp. Chiến lược đầu tư được thiết lập từ trước khi thực hiện đầu tư, thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư trên khắp các lĩnh vực, nó thể hiện ý chí và mong muốn của nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ theo đuổi chiến lược này trong suốt một khoảng thời gian dài. Các chiến lược đầu tư chủ yếu bao gồm:
3.1. Chiến lược đa dạng hoá đầu tư và chiến lược đầu tư tập trung
Chiến lược đa dạng hoá đầu tư
Hiểu một cách đơn giản nhất, đa dạng hoá trong đầu tư chứng khoán là cùng một lúc đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để giảm rủi ro. Ngược lại với chiến lược này là chiến lược đầu tư tập trung
Chiến lược đầu tư tập trung
Người giàu thứ hai hành tinh - Warren Buffett lại kiên trì theo đuổi chiến lược đầu tư tập trung. Ông chỉ chọn một số ít cổ phiếu có khả năng đem lại lợi suất trên trung bình trong dài hạn, tập trung đầu tư vào các cổ phiếu đó, và kiên nhẫn trước những biến đổi ngắn hạn của thị trường chứng khoán.
3.2. Chiến lược đầu tư dài hạn và chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ)
Chiến lược đầu tư dài hạn
Đầu tư dài hạn là hoạt động dựa trên cơ sở dự báo lợi suất đối với tài sản trong dài hạn. Theo Benjamin Graham, đầu tư dài hạn là hoạt động tài chính đem lại tiền gốc và lãi hợp lý an toàn trong một khoảng thời gian nhất định.
Chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ)
Đầu tư ngắn hạn (hay còn gọi là đầu cơ) là hoạt động dựa trên dự báo tâm._. lý của các nhà đàu tư để thu lợi ngắn hạn.
Theo Warren Buffett, đầu tư dài hạn nhìn vào giá trị, còn đầu cơ nhìn vào giá cả.
3.3. Chiến lược đầu tư chủ động và chiến lược đầu tư thụ động
Chiến lược đầu tư chủ động
Đây là việc thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư để lựa chọn những cổ phiếu tốt nhất, có các chỉ số cơ bản tốt hơn trung bình. Mục đích của nhà đầu tư là đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.
Danh mục đầu tư được thiết lập bởi mỗi nhà đầu tư khác nhau là khác nhau cả về chủng loại, tỷ trọng của từng loại chứng khoán được lựa chọn, mức rủi ro, mức sinh lời,…
Danh mục được lập phải đảm bảo đa dạng hóa đầu tư song những ngành nào được đánh giá có xu hướng phát triển tốt hay đang được định giá thấp thì sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn để vừa giảm rủi ro vừa tối đa hóa được mức sinh lời của nhà đầu tư. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhà đầu tư có thể sử dụng các phần mềm đã được lập trình sẵn để sau khi lập dữ liệu cần thiết máy tính sẽ cho ra một tập hợp các danh mục hiệu quả. Nhà đầu tư sẽ lựa chọn trong tập này một danh mục được coi là danh mục tối ưu phù hợp với các mục tiêu đầu tư của họ.
Chiến lược đầu tư thụ động
Là việc đa dạng hoá đầu tư, hoặc mua luôn chỉ số để đạt mức lợi suất trung bình của thị trường chứng khoán.
Khác với chiến lược đầu tư chủ động, chiến lược đầu tư thụ động là chiến lược mua và nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài theo một chỉ số chuẩn nào đó. Nói cách khác, sau khi lựa chọn một chỉ số trên thị trường làm chỉ số chuẩn, nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa đầu tư theo chỉ số chuẩn đó mà không cần quan tâm đến các biến động trên thị trường và hi vọng sẽ đạt được mức sinh lợi ngang bằng với mức chỉ số chuẩn mà mình đã lựa chọn. Có hai cách chính để lập danh mục chứng khoán theo chiến lược đầu tư thụ động:
Cách 1: Thiết lập một danh mục giống hoàn toàn cả về chủng loại, tỷ trọng của từng loại với chỉ số chuẩn đã lựa chọn. Đầu tư theo cách này tạo ra danh mục giống hệt chỉ số chuẩn và nhà đầu tư hi vọng sẽ đạt được mức sinh lời ngang bằng chỉ số chuẩn.
Cách 2 (được sử dụng phổ biến hơn): Lựa chọn một số lượng nhất định các chứng khoán đại diện trong chỉ số chuẩn.
3.4. Chiến lược đầu tư giá trị và chiến lược đầu tư tăng trưởng
Chiến lược đầu tư giá trị
Chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị là chiến lược đầu tư trong đó nhà đầu tư tìm kiếm và đầu tư vào các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị thực.
Theo chiến lược này nhà đầu tư sẽ tiến hành đầu tư theo trình tự sau:
Xác định giá trị thực hiện tại của công ty
Để xác định giá trị thực ở thời điểm hiện tại của công ty, nhà đầu tư cần phân tích các báo cáo tài chính của công ty, phân tích tình hình doanh thu, lợi tức, lãi gộp, giá trị sổ sách, mức tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi tức…
Xác định mức vốn hoá
Mức vốn hoá là giá trị công ty tại thời điểm đánh giá. Mức vốn hoá được xác định bằng cách nhân số cổ phiếu đang lưu hành với giá trị thị trường của một cổ phiếu tại thời điểm đánh giá.
Thông qua việc tìm giá trị thực của công ty và xác định mức vốn hoá, nhà đầu tư sẽ biết được công ty này được thị trường định giá có đúng với giá trị thực hay không? Trong trường hợp mức vốn hóa thấp hơn giá trị thực có nghĩa là công ty đang được định giá thấp hơn giá trị, nhà đầu tư có thể đầu tư để kiếm lời.
Thông thường các nhà đầu tư giá trị là những người ưa thích đầu tư vào chứng khoán có chỉ số P/E thấp nhưng có mức tăng trưởng EPS cao.
Chiến lược đầu tư tăng trưởng
Công ty tăng trưởng là công ty có mức sinh lời cao hơn mức sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty đó. Nhưng cổ phiếu tăng trưởng không nhất thiết là cổ phiếu của công ty tăng trưởng. Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu cho phép nhà đầu tư đạt được mức sinh lợi suất đầu tư cao hơn các cổ phiếu loại khác do thị trường không hoàn hảo làm giá trị hiện tại của cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực. Nói cách khác, trong giai đoạn giá thị trường chưa được điều chỉnh về đúng giá trị thực thì cổ phiếu đó được gọi là cổ phiếu tăng trưởng.
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO CHỈ SỐ
Cơ sở của phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số
1.1. Khái quát chung về chỉ số chứng khoán
Khái niệm
Chỉ số giá chứng khoán là thông tin thể hiện giá chứng khoán bình quân hiện tại so với gía bình quân thời kỳ gốc đã chọn. Giá bình quân thời kỳ gốc trong so sánh chỉ số chứng khoán thường được lấy là 100.
Chỉ số giá cổ phiếu được xem là vũ phong biểu thể hiện tình hoạt động của TTCK. Đây là thông tin rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường của nhà đầu tư và các nhà phân tích kinh tế.
Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho
- Từng cổ phiếu.
- Tất cả cổ phiếu của từng thị trường: ví dụ như chỉ số KOSPI; Hangseng.
- Từng ngành, nhóm ngành: như chỉ số ngành công nghiệp của Mỹ (DJIA)
- Thị trường quốc tế như chỉ số Hangseng Châu á ( HSAIS).
Ngoài ra, một số chỉ tiêu sau cũng được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số giá và thông báo rộng rãi: chỉ số giá trong ngày; ngày đó so với ngày trước; so với đầu năm; chỉ số cao nhất hoặc thấp nhất trong năm...
Chỉ số giá có thể được tính theo thời gian (so sánh theo thời gian) hoặc theo không gian để so sánh giữa các vùng lãnh thổ khác nhau.
Phương pháp xây dựng
Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.
Mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi riêng của giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá.
Để thực hiện được mục tiêu và ý tưởng trên, có ba vấn để cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu, đó là:
Chọn phương pháp.
Chọn rổ đại diện.
Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản ánh sự biến động riêng của giá.
Phương pháp tính:
Hiện nay trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu.
Chỉ số giá bình quân giản đơn
Đây là chỉ số bình quân số học giản đơn, không có sự tham gia của quyền số:
I =
∑ Pt
∑ P0
Trong đó: I : Là chỉ số giá bình quân giản đơn.
Pt: Là giá thời kỳ t của hàng hóa tham gia tính toán.
P0: Là giá thời kỳ gốc chọn trước.
Chỉ số này tính toán rất đơn giản vì không phải theo dõi sự biến động của quyền số. Nhưng chỉ số này chứa đựng tính chất của số bình quân giản đơn, bởi vậy, chỉ nên ứng dụng khi tổng thể (hay giá các loại hàng hóa đưa vào tính toán) là khá đồng đều, hay phương sai của chúng không quá lớn.
Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkie 225 của Nhật; MBI của ý áp dụng phương pháp này.
Chỉ số giá bình quân gia quyền
Chỉ số giá bình quân gia quyền là chỉ số giá bình quân được tính có sự tham gia của khối lượng, có nghĩa là biến đổi giá của những nhân tố có tỷ trọng khối lượng trong tổng thể càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều đến tỷ giá chung và ngược lại:
I =
∑ qPt
∑ qP0
Trong đó: I : Là chỉ số giá bình quân gia quyền.
Pt: Là giá thời kỳ báo cáo.
P0: Là giá thời kỳ gốc.
q : Là khối lượng (quyền số), có thể theo thời kỳ gốc hoặc thời kỳ báo cáo, cũng có thể là cơ cấu của khối lượng.
Chỉ số giá bình quân gia quyền có ưu điểm là có đề cập đến quyền số trong quá trình tính toán. Phương pháp tính phức tạp hơn. Tuy nhiên, do chọn số đại diện theo nhiều tiêu thức và mỗi tiêu thức cũng có ưu nhược điểm riêng, nên trong nhiều trường hợp chỉ số này không phản ánh đúng tình hình giao dịch của thị trường.
Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao, ( cao). Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này. Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết. Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu thông làm quyền số, bởi vì ở đây tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao (80% đến 90%).
Chỉ số giá bình quân Laspeyres
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền, lấy quyền số là khối lượng thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:
I =
∑ q0 Pt
∑ q0 P0
Trong đó: I: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres.
Pt: Là giá thời kỳ báo cáo.
P0: Là giá thời kỳ gốc.
q0: Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng thời kỳ gốc.
Chỉ số này có ưu điểm là không phải theo dõi liên tục sự biến động của quyền số, vì quyền số gốc đã có sẵn ngay ở lần tính đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng vì đặc điểm trên chỉ số này có nhược điểm là không cập nhật được sự thay đổi của khối lượng trong quá trình giao dịch, mua bán.
Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức.
Chỉ số giá bình quân Paascher
Chỉ số giá bình quân Paascher là chỉ số giá bình quân gia quyền lấy quyền số là khối lượng thời kỳ báo cáo. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời báo cáo.
I =
∑ qt Pt
∑ qt P0
Trong đó: I: Là chỉ số giá Paascher.
Pt: Là giá thời kỳ cần tính.
P0: Là giá thời kỳ gốc.
q0: Là khối lượng (quyền số) thời kỳ tính hoặc cơ cấu của khối lượng thời kỳ báo cáo.
Chỉ số này có nhược điểm là phải thường xuyên cập nhật quyền số (tỷ trọng) và phương pháp tính cũng phức tạp hơn nhưng có ưu điểm là thường xuyên cập nhật được khối lượng hàng hóa thời kỳ báo cáo và vì thế khả năng phản ánh sự biến động của thị trường tốt hơn.
Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); S&P500 (Mỹ); FT-SE100 (Anh); TOPIX (Nhật); CAC (Pháp); TSE (Đài Loan); Hangseng (Hồng Kông); các chỉ số của Thụy Sỹ… và các chỉ số giá chứng khoán của Việt Nam áp dụng phương pháp này.
Chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Paascher và chỉ số giá Laspayres
IF = IpxIL
Trong đó: IF: Là chỉ số giá Fisher.
IP: Là chỉ số giá Paascher.
IL: Là chỉ số giá Laspayres.
Chỉ số này có ưu điểm là loại trừ được phần nào hai nhược điểm của hai phương pháp Passcher và Laspeyres mắc phải.
Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê không thấy áp dụng ở bất kỳ một quốc gia nào.
Chọn rổ đại diện
Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện.
Các chứng khoán đại diện được chọn dựa vào 3 tiêu thức sau :
Số lượng cổ phiếu niêm yết;
Giá trị niêm yết;
Tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và gía trị giao dịch).
Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu
Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khối lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số. Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động riêng của giá.
Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán.
Chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn tới bản chất của kỹ thuật này ở phần sau.
Thí dụ một số chỉ số chứng khoán
Các chỉ số giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Chỉ số Hangseng (HIS) Hồng Kông.
Chỉ số này do công ty HIS Service Ltd, một công ty do Ngân hàng HangSeng sở hữu tính toán và công bố. Chỉ số này được công bố đầu tiên vào tháng 11/1969. Đây là chỉ số được niêm yết rộng rãi nhất của thị trường chứng khoán Hồng Kông cả ở trong nước và quốc tế. HSI được tính từng phút trong phiên giao dịch và được thông tin ra trong nước và quốc tế qua mạng thông tin tài chính và đại chúng như TeleText, Reuters, Telerate, Bloomberg… Từ năm 1996, Công ty HIS Service Ltd đã xuất bản bản tin hàng ngày về chỉ số Hang Seng, trong đó đưa tin về chỉ số này và các chỉ số phụ của nó, cứ 15 phút một lần bản tin sẽ đưa ra những thông báo mới, bao gồm các mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của mỗi ngày giao dịch. HSI là chỉ số gia quyền giá trị của 33 loại cổ phiếu. Ngày gốc là ngày 31/7/1964 với giá trị gốc là 100. Khi đưa thêm 4 chỉ số phụ vào năm 1985, ngày gốc được đổi thành ngày 13/1/1984 và giá trị gốc là 975,47 (giá đóng cửa của ngày đó).
Chỉ số tổng hợp cổ phiếu thường Hồng Kông ( AOI).
Chỉ số này là chỉ số gia quyền của tất cả các cổ phiếu thường được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Nó được tính toán và công bố lần đầu vào ngày 2/1/1989. Ngày gốc là ngày 2/4/1996 với giá trị gốc là 1000. Chỉ số này có 7 chỉ số ngành: tài chính; dịch vụ; bất động sản; xây dựng; công nghiệp; khách sạn; các ngành khác.
Cho dù chỉ số AOI tiêu biểu hơn HIS, nhưng một vài loại cổ phiếu trong đó có giao dịch rất ít. Ví dụ, trong 10 ngày giao dịch cuối tháng 6/1996 khoảng 18% số cổ phiếu được niêm yết không có giao dịch nào. Do vậy, giá yết của các loại cổ phiếu này không phản ánh đúng thực giá trị thị trường của chúng. Tuy nhiên, các cổ phiếu ít giao dịch này chỉ chiếm một cơ cấu nhỏ trong tổng thể nên chúng có ảnh hưởng rất ít đến giá trị của AOI.
Chỉ số tham chiếu HangSeng London của Hồng Kông (HSLRI).
Hiện nay, 28 trong 33 loại cổ phiếu hợp thành HSI được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán London (LSE). Chỉ số tham chiếu HangSeng London là chỉ số phản ánh sự biến đổi giá cả của 28 loại chứng khoán thuộc HSI nhưng niêm yết vào giao dịch ở LSE.
Chỉ số HangSeng Châu á của Hông Kông (HSAI).
Đây là chỉ số khu vực đầu tiên dựa trên 8 chỉ số cổ phiếu của các nước Châu Á:
- Chỉ số HangSeng (HongKong)
- Chỉ số giá hỗn hợp JSX (Indonesia)
- Chỉ số giá hỗn hợp Korea
- Chỉ số hỗn hợp KLSE (Malaysia)
- Chỉ số hỗn hợp PSE (Philipin)
- Chỉ số tổng hợp SES (Singapore)
- Chỉ số SET (Thái Lan)
- Chỉ số quyền số vốn huy động (Đài loan)
Chỉ số này được công bố hàng ngày vào 18 giờ 15 phút (giờ Hồng Kông). Nó được tính toán và công bố khi có ít nhất 5 chỉ số cấu thành có thông tin và các chỉ số không giao dịch (do ngày lễ, ngày nghỉ…) sẽ được đưa vào theo giá đóng cửa của ngày trước đó.
Các loại chỉ số giá cổ phiếu của Mỹ
Chỉ số Dow Jone (Down Jone Average)
Chỉ số Dow Jone là chỉ số giá chứng khoán, phản ánh sự biến động bình quân của giá chứng khoán thuộc thị trường chứng khoán NewYork, một thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Chỉ số Dow Jone hiện nay là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện, thuộc nhóm hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán NewYork. Nó bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: Công nghiệp DJIA (DowJone Industrial Average), Vận tải DJTA (DowJone Transportation Average) và Dịch vụ (DowJone Utilities Average).
Chỉ số DJIA (Dow Jone công nghiệp).
Chỉ số Dow Jone công nghiệp là chỉ số lâu đời nhất ở Mỹ do ông Charles H.Dow cùng công ty mang tên ông thu thập giá đóng cửa của chứng khoán để tính và công bố trên Wall Street Journal từ năm 1896. Khởi đầu công ty chỉ tính giá bình quân số học của 12 cổ phiếu. Ngày tính đầu tiên là ngày 26/5/1986 với mức giá bình quân ngày này là 40,94$. Năm 1916, số lượng cổ phiếu để tính chỉ số là 20 cổ phiếu và năm 1928 tăng lên là 30 cổ phiếu và giữ nguyên số lượng này cho đến ngày nay. Trong quá trình đó thường xuyên có sự thay đổi các công ty trong nhóm Top 30. Mỗi khi có công ty chứng tỏ là không thuộc tiêu chuẩn Top 30 của các cổ phiếu Blue chip nữa thì sẽ có công ty khác thay thế.
Chỉ số DJTA (Dow Jone vận tải).
Chỉ số này được công bố đầu tiên vào ngày 26/10/1896 và cho đến 2/1/1970 vẫn mang tên chỉ số công nghiệp đường sắt, vì thời gian này vận tải đường sắt là chủ yếu. Chỉ số DJTA bao gồm 20 cổ phiếu của 20 công ty vận tải đại diện cho ngành đường sắt, đường thủy và hàng không được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán NewYork.
Chỉ số ngành phục vụ công cộng (DJUA).
Chỉ số này được công bố trên tờ báo Wall Street từ tháng 1 năm 1929. Chỉ số này được tính dựa vào giá đóng cửa của chứng khoán 15 công ty lớn nhất trong ngành khí đốt và điện.
Như vậy, tuy chỉ số DowJone chỉ tính đối với 65 loại cổ phiếu khác nhau nhưng khối lượng giao dịch của chúng chiếm đến hơn 3/4 khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán NewYork, bởi vậy, chỉ số DowJone thường phản ánh đúng xu thế biến động giá của thị trường chứng khoán Mỹ.
Chỉ số giá chứng khoán nói chung, chỉ số DowJone nói riêng được coi là phong vũ biểu, hay là nhiệt kế để đo tình trạng sức khỏe của nền kinh tế xã hội. Thông thường nền kinh tế (tăng trưởng) thì chỉ số tăng và ngược lại. ở thị trường chứng khoán NewYork, Sở giao dịch sẽ đóng cửa 30 phút nếu chỉ số DowJone giảm ở mức 250 điểm và đóng cửa 3 giờ nếu giảm 500 điểm. Nếu số tăng, giảm này ta đem so sánh với ngày hôm trước ta sẽ có sự biến động theo phần trăm. Các thị trường cũng thường thông báo sự biến động giá chứng khoán thông qua tiêu thức điểm và phần trăm.
NASDAQ Composite Index (NASDAQCI - National Association of Securities Dealers Automated Quatation System).
Chỉ số chứng khoán này là chỉ số tổng hợp của 4700 công ty, kể cả của Mỹ và nước ngoài được niêm yết trên thị trường chứng khoán NASDAQ. Ngày cơ sở là ngày 5/2/1971 với giá trị gốc là 100, có tính thêm các chỉ số phụ cho các nhóm ngành: ngân hàng; máy tính; công nghiệp; bảo hiểm; vận tải; tài chính khác và bưu chính viễn thông.
NewYork Stock Exchange Index (NYSEI).
Là chỉ số tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị cho tất cả các chứng khoán ở NYSEI. Ngày cơ sở là ngày 31/12/1964, quyền số thay đổi theo giá thị trường. Trị giá cơ sở là 50 USD và biến đổi của nó được thể hiện theo điểm. Các chỉ số phụ bao gồm chỉ số cho ngành công nghiệp, vận tải, phục vụ công cộng và chỉ số tổng hợp cho khu vực tài chính.
Amex Major Market Index (XMI) của Mỹ.
Đây là chỉ số tính theo phương pháp gia quyền với quyền số giá cả của 20 cổ phiếu đang làm ăn phát đạt nhất (blue chip) trong ngành công nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Mỹ. Chỉ số này do AMEX tính và tương đối giống với DJIA, trong đó có 15 cổ phiếu thuộc nhóm các cổ phiếu của DJIA.
Amex Market Value Index (XAM) của Mỹ.
Chỉ số này do AMEX tính và công bố từ 4/9/1973 theo phương pháp tính gia quyền với quyền số là giá trị thị trường (quyền số giá trị). Ngày gốc trong tháng 9/1973 bao gồm 800 cổ phiếu đại diện cho tất cả các ngành kỹ nghệ đang giao dịch trên Amex.
DowJones World Stock Index của Mỹ.
Chỉ số này là chỉ số bình quân giá trị của 2600 công ty trên thế giới, đại diện cho 80% trị giá thị trường chứng khoán quốc tế. Hiện tại, các công ty là đối tượng tính chỉ số này tập trung ở 25 nước thuộc các khu vực: Bắc Mỹ, Châu Âu và vùng Châu á Thái Bình Dương. Ngày gốc là ngày 31/12/1991 và trị giá gốc là 100. Chỉ số này được tính cho từng nhóm ngành, có phân theo vùng, quốc gia. Chỉ số đối với từng nước tính theo đồng nội tệ, và USD, Pound của Anh, Mark của Đức, Yên của Nhật. Chỉ số cho vùng và thế giới được tính theo 4 loại ngoại tệ trên.
NASDAQ – 100 Index của Mỹ.
Chỉ số được tính từ năm 1985 cho 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết tại TTCK NASDAQ. Chỉ số tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị. Tất cả công ty tham gia chỉ số có mức vốn thị trường tối thiểu là 400 triệu USD vào tháng 10/1993 và được chọn theo tiêu thức trị giá giao dịch và tiêu biểu trên thị trường. Tháng 2/1994 trị giá chỉ số giảm một nửa do chứng quyền (right) được đưa vào giao dịch tại Chicago Board Option Exchange.
Russell Indexes của Mỹ.
Các chỉ số này do công ty Frank Russell của Tacoma – Washington tính bằng phương pháp bình quân gia quyền giá trị. Russell 3000 Index bao gồm 3000 cổ phiếu có giá trị thị trường lớn nhất. Ngoài ra có Russell 1000, Russell 2000, Russell Top 200, Russell 2500.
Value Line Composite Average của Mỹ.
Đây là chỉ số tổng hợp quyền số như nhau, bao gồm 1700 cổ phiếu của NYSE và AMEX và trên thị trường OTC. Trị giá cơ sở là 100, ngày cơ sở là ngày 30/6/1961. Sự thay đổi chỉ số giá được tính theo điểm. Chỉ số này cũng tính cho 3 nhóm ngành: công nghiệp; vận tải; dịch vụ công cộng.
Wilshire 5000 Equity Index.
Đây là chỉ số có phạm vi rộng nhất. Chỉ số này tính theo quyền số giá trị. Nó bao gồm hơn 6000 cổ phiếu giao dịch ở NYSE, AMEX, hệ thống thị trường quốc gia NASDAQ. Ngày cơ sở là ngày 31/12/1980.
Các chỉ số chứng khoán của Anh.
Chỉ số FT-30
FT-30 là chỉ số giá của 30 cổ phiếu công nghiệp hàng đầu của thị trường chứng khoán London. Chỉ số này được công bố theo từng giờ kể từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và vào lúc đóng cửa Sở giao dịch chứng khoán London. Thời gian gốc là năm 1935 với giá trị gốc là 100.
Chỉ số FT-SE 100
Là chỉ số giá của 100 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch chứng khoán London. Ngày gốc là 3/1/1984, với giá trị gốc là 1000.
Các chỉ số giá cổ phiếu của Hàn Quốc.
Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc đã đưa ra chỉ số giá cổ phiếu Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1972 nhằm đưa ra một thước đo toàn diện cho xu thế của thị trường. Đây là chỉ số bình quân gia quyền được tính dựa trên một số cổ phiếu tiêu biểu đại diện cho toàn bộ thị trường. Ngày cơ sở của chỉ số này là ngày 4/1/1972 với giá trị cơ sở là 100. Chỉ số cơ sở được tính dựa trên cổ phiếu của 35 công ty với trị giá nhưng đến ngày 4/1/1979 số công ty niêm yết đã lên tới 153, vì vậy, mà ngày cơ sở của chỉ số này đã được điều chỉnh sang ngày 4/1/1975.
Chỉ số KOSPI tổng hợp.
Chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn Quốc được áp dụng từ đầu năm 1983. Chỉ số này được tính dựa trên tổng giá trị thị trường và ngày cơ sở của chỉ số này là ngày 4/1/1980 với giá trị chỉ số cơ sở là 1000.
Các chỉ số giá cổ phiếu của Nhật Bản.
Chỉ số Nikkei 225.
Chỉ số Nikkei là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá cả của 225 cổ phiếu thuộc Sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu thuộc Sở giao dịch Osaka. Chỉ số này do Thời báo kinh tế Nhật Bản tính toán và công bố (Thời báo Nikkei). Chỉ số này còn được gọi là chỉ số Nikkei - Dow vì phương pháp tính của nó giống như phương pháp tính các chỉ số DowJone.
Chỉ số TOPIX.
Chỉ số này tính cho tất cả chứng khoán niêm yết quan trọng của thị trường chứng khoán Tokyo. Thời điểm gốc là 4/1/1968 với giá trị gốc là 100.
Các chỉ số giá cổ phiếu khác.
Chỉ số CAC (Pháp).
Tính cho 240 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch chứng khoán Paris. Ngày gốc là ngày 31/12/1981, với giá trị gốc là 100.
Chỉ số DAX (Đức).
Tính cho 30 cổ phiếu hàng đầu của Đức. Ngày gốc là ngày 31/12/1987 với giá trị gốc là 1000.
Chỉ số tổng hợp chứng khoán Malaysia (KLSE).
Chỉ số tổng hợp của Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur được đưa vào sử dụng ngày 4/4/1983 với 83 cổ phiếu, các cổ phiếu được lựa chọn đại diện cho các khu vực khác nhau của thị trường. Sau đó số cổ phiếu đại diện tăng lên tới 100. Ngày nay, Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur cũng thực hiện việc tính các chỉ số cho các khu vực chính được giao dịch: hàng tiêu dùng, công nghiệp thương mại, dịch vụ, tài chính, bất động sản, khai khoáng và trồng trọt. Ngoài ra, có hai loại chỉ số phụ khác được tính toán và đưa vào sử dụng từ ngày 2/1/1991 và chỉ số tất cả các cổ phiếu được giao dịch trên quầy giao dịch chính được sử dụng vào 10/1991. Các chỉ số này được máy tính tính từng phút và được chuyển ngay đến các công ty môi giới thông qua các trạm đầu cuối MASA.
1.2. Lý thuyết đa dạng hóa đầu tư là cơ sở của phương pháp đầu tư theo chỉ số
Khi đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một loại chứng khoán chỉ có tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, thậm chí nhiều khi chúng ta có thể bù lỗ bằng lợi nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong một danh mục đó.
Chúng ta biết rằng, mỗi một chứng khoán đều tiềm ẩn hai rủi ro: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống (còn gọi là rủi ro riêng). Rủi ro hệ thống là rủi ro thị trường gây ra và ảnh hưởng đến tất cả các chứng khoán trên thị trường. Do vậy, rủi ro hệ thống là rủi ro không thể tránh được bằng hình thức đa dạng hoá. Ngược lại, rủi ro phi hệ thống của một chứng khoán có nguyên nhân từ chính tổ chức phát hành do đó có thể hạn chế được bằng biện pháp đa dạng hóa đầu tư. Điều này là do nguyên lý khi hai hoặc nhiều chứng khoán tham gia tạo thành một danh mục đầu tư thì mỗi cặp chứng khoán sẽ có tương tác với nhau tạo ra một kết quả chung cho cả danh mục. Tức là, mức độ chấp nhận rủi ro cao hay thấp của danh mục sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa các chứng khoán đưa vào danh mục với các chứng khoán khác. Nếu danh mục càng đa dạng thì khả năng giảm rủi ro phi hệ thống càng lớn. Và chính theo lý thuyết này thì việc mua tất cả chứng khoán theo một chỉ số chuẩn nào đó sẽ giảm thiểu rủi ro phi hệ thống.
Tuy nhiên, việc hạn chế thua lỗ bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng có một cái giá của nó: chúng ta không thể thu được các khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, cũng rất ít người đầu tư có thể thu được khoản lợi nhuận cao từ việc đầu tư tất cả số tiền của họ vào một loại chứng khoán tốt nhất hiện có trên thị trường. Do đó, đại đa số công chúng đầu tư chọn hình thức đầu tư thứ hai là giảm thiểu hóa thua lỗ bằng cách đa dạng hóa đầu tư. Và suy cho cùng thì việc từ bỏ những món hời lớn, bằng lòng với những khoản thu nhập vừa phải để tránh thua lỗ quá mức là một cái giá vừa phải và hoàn toàn hợp lý.
Phương pháp xây dựng danh mục đầu tư theo chỉ số
Khi đã chọn phương pháp đầu tư vào chỉ số và chọn chỉ số để đầu tư, nhà đầu tư chỉ cần biết 2 thông tin sau để có thể đầu tư được vào chỉ số :
Bảng danh sách của tất cả các công ty trong chỉ số đó.
Tỷ lệ phần trăm đầu tư vào mỗi công ty trong chỉ số đó.
Cách tính tỷ lệ phần trăm đầu tư vào mỗi công ty trong chỉ số
Tỷ lệ phần trăm đầu tư vào mỗi công ty được tính như sau :
Tỷ lệ phần trăm đầu tư vào công ty A trong Index
= (TGTTA / TGTTIndex)
Trong đó:
TGTTA là giá trị thị trường của công ty A,
TGTTIndex là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu công ty trong Index.
Chú ý : Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Cổ phiếu của các thành viên sáng lập, hội đồng quản trị, ban giám đốc và các cổ đông là đối tác chiến lược không được tính vì thông thường, họ không được phép bán ra trong một thời gian dài, như vậy, tính thanh khoản sẽ rất thấp. Các cổ phiếu của cổ đông sáng lập và thành viên ban điều hành không nhằm mục đích đầu tư mà là để quản lý kiểm soát, còn đối với các đối tác chiến lược là để giữ lại để có phần được kiểm soát và dựa vào triển vọng phát triển của công ty trong một thời gian. Có như vậy, chỉ số tính ra mới phản ánh được động thái vận động thức sự của giá cả thị trường, phản ánh đúng sự thay đổi giá cả thị trường của các cổ phiếu được bán ra cho công chúng, chứ không phải là tổng số cổ phiếu mà công ty hiện có.
Do đó, khi tính giá trị thị trường của một công ty trong Index, ta thực hiện theo các bước sau:
Trước tiên, sẽ tính tỷ lệ phần trăm cổ phiếu được bán ra công chúng (IWF- Investable Weight Factors) theo công thức sau:
IWF = Số cổ phiếu được bán ra cho công chúng/ số cổ phiếu phát hành
= 100% - % cổ phiếu nhà nước nắm giữ - % cổ phiếu của các cổ đông sáng lập
Sau đó, giá trị thị trường của công ty được tính như sau:
TGTTA = Pi*Qi*IWFi
Trong đó, Pi là giá thị trường của cổ phiếu i, Qi là tổng số cổ phiếu phát hành. IWFi là tỷ lệ phần trăm cổ phiếu được bán ra công chúng.
Do giá thị trường của các cổ phiếu liên lục thay đổi, và ngay cả tỷ lệ phần trăm cổ phiếu của từng công ty được mua bán tự do trên thị trường chứng khoán cũng liên tục thay đổi, như vậy tỷ lệ phần trăm đầu tư vào mỗi công ty sẽ liên tục thay đổi theo.
Nhưng nhà đầu tư sẽ không phải thay đổi tỷ lệ phần trăm đầu tư nhiều khi đầu tư vào chỉ số khi:
Giá cổ phiếu tăng mà khối lượng cổ phiếu không thay đổi.
Thưởng cổ tức. Ví dụ: 1 cổ phiếu biến thành 2 cổ phiếu thì tỷ lệ % đầu tư trong chỉ số cũng không thay đổi.
Các trường hợp nhà đầu tư phải mua (bán) thêm cổ phiếu để đảm bảo tỷ lệ phần trăm đầu tư trong chỉ số khi:
Công ty trong chỉ số phát hành thêm cổ phiếu.
Danh mục đầu tư bị thay đổi ( một hay nhiều công ty gia nhập hay bị loại ra khỏi danh mục của chỉ số).
Phương pháp phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư theo chỉ số
Về định nghĩa chính thống, rủi ro là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại hoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trước, hay còn gọi là mức kỳ vọng. Sự chênh lệch tạo ra rủi ro vì giới kinh doanh - đầu tư quan niệm rằng những bất trắc không thể lường hoặc kiểm soát được chính là bản chất của rủi ro
Phòng ngừa rủi ro là quá trình xác định, phân tích và chấp nhận hoặc hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong các quyết định đầu tư. Phòng ngừa rủi ro vô cùng cần thiết bất cứ khi nào nhà đầu tư hoặc người quản lý quỹ phân tích và cố gắng định lượng nguy cơ bị lỗ trong một quyết dịnh đầu tư từ đó có những hành động phù hợp, điều chỉnh lại mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Nói một cách đơn giản phòng ngừa rủi ro gồm có hai bước chính: xác định rõ các rủi ro tiềm ẩn trong một quyết định đầu tư và do đó kiểm soát những rủi ro này theo cách phù hợp nhất với mục tiêu đầu tư của mỗi nhà đầu tư.
3.1. Bước 1 : xác định rõ các rủi ro tiềm ẩn
Như đã đề cập ở phần trên, có hai loại rủi ro là rủi ro riêng và rủi ro hệ thống, ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về hai loại rủi ro này.
Rủi ro riêng
Rủi ro phân tán được, tức rủi ro phi hệ thống là một phần rủi ro đầu tư mà nhà đầu tư có thể loại bỏ được nếu nắm giữ một số loại chứng khoán đủ lớn. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Vì hầu hết các nhà đầu tư có hiểu biết tối thiểu đều có thể loại bỏ rủi ro có thể phân tán._.ao dịch. Thông qua các hoạt động đấu giá cùng với tư vấn giúp đỡ các doanh nghiệp cổ phần hoá đưa ra niêm yết.
Hai là, khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hình thức công ty cổ phần và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Luật đầu tư 2005 ra đời đã xoá bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tăng cường triển khai cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra lượng hàng hoá có chất lượng cao. Đây không phải là cánh cửa cuối cùng mở thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng đây là bước đi đầu tiên, cần thiết để các doanh nghiệp này có thể tiếp cận với thị trường chứng khoán. Để khuyến khích việc chuyển đổi cần nghiên cứu sửa đổi điểm hạn chế về thời hạn nắm giữ của cổ đông sáng lập nước ngoài trong việc chuyển nhượng cổ phần. Nên quy định cổ đông sáng lập phải nắm giữ cổ phần trong một thời gian nhất định sau khi chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần thay cho quy định phải nắm giữ trong suốt quá trình hoạt động của công ty như hiện nay.
2.6. Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường
Nhà tạo lập thị trường là những người sẵn sàng đứng ra thực hiện các lệch mua và bán theo danh nghĩa khách hàng hay cho tài khoản của riêng ông ta, hay theo sổ ghi nhận các lệnh mua bán. Nhà tạo thị trường là một cá nhân hay tổ chức chấp nhận rủi ro mua bán bằng chấp nhận sở hữu tài sản được mua bán, và thực thi các giao dịch mua bán theo giá đã thông báo. Chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán của nhà tạo lập thị trường không quá lớn để phải loại trừ các giao dịch mua bán theo giá đã báo. Trong thị trường có tổ chức như thị trường chứng khoán, nhà tạo thị trường chỉ được phép hoạt động khi được cấp giấy phép.
Mức độ rủi ro trên thị trường chứng khoán là lớn. Bên cạnh đó, do thiếu nhà tạo lập thị trường nên một đặc trưng riêng có của thị trường chứng khoán Việt Nam là khi giá cổ phiếu cao thì hầu như không ai bán, còn khi giá thấp lại rất hiếm người mua. Những yếu tố này khiến thị trường dễ rơi vào trạng thái giao dịch một chiều và đứng về mặt thống kê toán học thì các bước nhảy lớn, dù theo chiều hướng nào, cũng luôn hàm chứa rủi ro.
Khi sự rủi ro càng lớn thì càng dễ gây ra sự hoảng loạn. Hoảng loạn là đặc tính duy nhất làm cho thị trường tài chính và thị trường chứng khoán khác với thị trường hàng hoá thông thường. Với hàng hoá thông thường, nếu hàng hóa giảm giá người ta có thể mua vào dù không thật cần thiết (có thể đem cho hoặc thay thế cái cũ), nhưng sản phẩm tài chính khi đã giảm giá thì nhiều người sẵn sàng bán tống, bán tháo mặc dù trước đó học từng tin rằng sản phẩm này tốt. Tâm lý hoảng loạn hết sức nguy hiểm với thị trường Việt Nam, vì tính thanh khoản còn thấp và không có nhà tạo lập thị trường.
Như vậy, tại thị trường chứng khoán Việt Nam nên xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trường để hạn chế tình trạng giao dịch một chiều.
2.7. Thành lập các tổ chức tín nhiệm
Cùng với hội nhập WTO, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ hỗ trợ trên thị trường chứng khoán không những được tổ chức chuyên nghiệp hơn, mà còn tạo cơ hội cho nhiều dịch vụ mới xuất hiện. Phần đa số công việc trên thị trường tài chính - chứng khoán sẽ do các công ty dịch vụ chuyên môn đảm nhận như công ty chứng khoán, tư vấn tài chính, quản lý tài sản - đầu tư, kiểm toán, pháp lý… Ngoài ra, ở những thị trường chứng khoán phát triển không thể thiếu sự góp mặt của các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm.
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của tổ chức phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
Đây là những tổ chức hoạt động mang tính chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Các thông tin tổ chức này đưa ra sẽ đem lại niềm tin cho các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân - những người có ít điều kiện tìm hiểu, phân tích và hiểu sâu sắc tình hình thực tế nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở những thông tin đáng tin cậy mà tổ chức này cung cấp, nhà đầu tư sẽ có quyết định đúng đắn và sáng suốt cho hoạt động đầu tư của mình. Đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam sự xuất hiện của các tổ chức đánh giá, xếp loại tín nhiệm càng cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, nhiều doanh nghiệp còn chưa tạo được hình ảnh cần thiết của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế nên các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.
Xuất phát từ nhu cầu đó, Chính phủ đã có chủ trương thành lập tổ chức này ngay trong năm 2004, 2005 thể hiện tại Quyết định 163/2003/QĐ - TTg về phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành cũng đã cho phép thành lập định chế này.
Tuy nhiên, do yêu cầu về tính độc lập, chuyên nghiệp và do Luật doanh nghiệp không quy định cơ quan nhà nước được thành lập loại hình doanh nghiệp này nên các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, UBCKNN và NHNN khó có thể trực tiếp đứng ra thành lập tổ chức định mức tín nhiệm. Hiện nay ở Việt Nam đã có Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), việc nghiên cứu mô hình thành lập định chế này nên để cho Hiệp hội này đảm trách với sự giúp đỡ của Bộ Tài chính và UBCKNN.
Công ty định mức tín nhiệm tại Việt Nam nên có mô hình với các đặc điểm chính sau:
Một là, thành lập theo hình thức công ty cổ phần, trong tương lai sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hai là, cơ cấu cổ đông gồm các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư.
Ba là, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của mỗi cổ đông phải đảm bảo tính độc lập cho hoạt động của công ty, không một cổ đông nào có thể nắm vai trò chi phối đối với công ty này.
Bốn là, để tạo tính chuyên nghiệp ngay từ khi mới ra đời, công ty này sẽ hợp tác với tập đoàn đa quốc gia có tên tuổi nhằm chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm.
2.8. Cải thiện chất lượng cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán bao gồm: công bố thông tin của các tổ chức phát hành và công bố thông tin của thị trường. Việc công bố thông tin phải do nhân viên công bố thông tin tiến hành và được thực hiện qua các phương tiện công bố thông tin:
+ Hệ thống cung cấp thông tin của tổ chức niêm yết: báo cáo tài chính, bản cáo bạch tại trụ sở công ty, cung cấp báo cáo thường niên.
+ Hệ thống công bố thông tin của các công ty chứng khoán: bảng điện tử, báo cáo phân tích, tờ rơi, website,…
Theo quy định là vậy nhưng các doanh nghiệp niêm yết cũng như các công ty chứng khoán còn lúng túng trong việc công bố thông tin. Để thị trường đi vào hoạt động ổn định thì hệ thống cung cấp thông tin phải cung cấp đầy đủ thông tin đảm bảo cho mọi nhà đầu tư đều được tiếp cận thông tin như nhau và bước đầu tạo nên nét văn hoá cho các doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải tăng cường tính minh bạch của thông tin và để làm được như vậy đòi hỏi phải có một hệ thống pháp lý về công bố thông tin hoàn chỉnh:
Thứ nhất, UBCKNN và SGDCK TP.HCM cũng như TTGDCK HN không ngừng nâng cấp và hoàn thiện website của mình. Website này phải có đầy đủ các thông tin về tình hình thị trường hiện tại và trong quá khứ, giới thiệu các công cụ giúp nhà đầu tư phân tích cổ phiếu và các đường link đến các trang web của tất cả các tổ chức tham gia thị trường. Những nhà quản lý cần phải tạo nên một hình ảnh về sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư.
Thứ hai, tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam để tạo diễn đàn trao đổi lý luân và kinh nghiệm thực tế và chia sẻ thông tin, khuyến khích các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình ra thị trường.
Thứ ba, cần phải lưu ý rằng cần phải tăng cường chất lượng công tác kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết để đảm bảo thông tin sát thực nhất cho nhà đầu tư. Các doanh nghiệp, ngoài việc dành nhiều công sức cho việc xây dựng phương pháp quản trị, nâng cao tính toàn vẹn của hệ thống kinh doanh và tính chính xác của các số liệu hoạt động, còn cần phải có trách nhiệm và ý thức rõ ràng về vấn đề công bố thông tin. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các nhân viên, cổ đông hiểu rõ thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, liên kết chặt chẽ và nâng cao chất lượng các bài báo có liên quan.
Thông tin là một nhân tố tạo nên hiệu ứng “bầy đàn” trên thị trường chứng khoán và vai trò của thông tin báo chí chỉ thực sự mạnh và hiệu quả khi đáp ứng được ba yêu cầu: chất lượng thông tin, cách thức tiếp cận và truyền thông.
Chứng khoán và thị trường chứng khoán là đề tài mới mẻ, rất hấp dẫn, nhưng hoàn toàn không dễ đối với các nhà báo trong việc phản ánh, phân tích, đánh giá và bình luận. Báo chí và công tác truyền thông đòi hỏi phải phát huy năng lực sáng tạo, mang lại các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng ngày một nhiều hơn phục vụ thị trường. Nhà báo viết về kinh tế nói chung đã đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản về kinh tế, riêng tài chính - chứng khoán lại là một lĩnh vực kinh tế chuyên sâu, càng đòi hỏi phải có kiến thức kinh tế - tài chính, có chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp khi tác nghiệp. Vì vậy, ban biên tập và đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần chủ động nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, tìm tòi, cải tiến phương thức đưa tin trên tinh thần hướng tới một thị trường chứng khoán công bằng, công khai và minh bạch, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư theo đúng định hướng của các cơ quan quản lý.
Ngoài ra, với vị thế của mình, cộng đồng báo chí và truyền thông cần chủ động xác định nhiệm vụ giáo dục của mình với đông đảo nhà đầu tư. Công việc chủ động đưa thông tin tới thị trường là nghĩa vụ giúp công chúng đầu tư tiếp nhận thông tin và tuân theo định hướng. Điều này đòi hỏi người làm công tác báo chí, truyền thông không chỉ giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết vững vàng kiến thức, mà còn phải có tâm sáng và ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
2.9. Xây dựng một lộ trình hội nhập phù hợp
Tâm lý chung của các nhà đầu tư là thích một thị trường chứng khoán ổn định vì như thế họ sẽ hạn chế được phần lớn rủi ro từ nguy cơ bất ổn định của thị trường. Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài chúng ta cần tạo ra một thị trường chứng khoán vững chắc trong quá trình hội nhập của đất nước đặc biệt là Việt Nam hiện nay đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho Việt Nam một bài học kinh nghiệm lớn trong vấn đề duy trì sự ổn định của các chỉ số chứng khoán.
Khi thị trường bất động sản sụp đổ, các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền ra, đồng baht mất giá, Ngân hàng trung ương Thái Lan có một quyết định sai lầm là bán hơn mười tỷ USD để cứu đồng tiền của họ. Tỷ giá đồng baht cuối cùng vẫn không cứ được, còn Thái Lan thì bị mất hơn mười tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ châu Á đã lan sang Nga, Trung và Nam Mỹ, thị trường tiền tệ biến động lây lan sang thị trường chứng khoán rồi từ quốc gia này đến quốc gia khác. Sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, sự thua lỗ của các công ty dẫn đến hiện tượng giảm giá cổ phiếu và trở thành trào lưu rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường chứng khoán của một nước rồi cả một khu vực. Khủng hoảng ở một nước dẫn tới khủng hoảng trên một hệ thống. Đây là một nguy cơ lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi kết nối với nền kinh tế thế giới.
Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cánh cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán mở rộng hơn nhưng đồng thời khả năng lây lan rủi ro và những ảnh hưởng của sự biến động tài chính do sự liên kết của các thị trường trên toàn cầu rất dễ xảy ra. Thị trường chứng khoán đóng vai trò là kênh huy động vốn và là hàn thử biểu của toàn bộ nền kinh tế, là nơi rất có khả năng lây lan rủi ro và chịu biến động. Chính vì lẽ đó, khi hội nhập cần phải hết sức thận trọng để tránh những biến động tài chính cho thị trường chứng khoán và cả cho nền kinh tế.
Một nguy cơ khác, theo các chuyên gia kinh tế là sự quá phụ thuộc vào luồng vốn quốc tế, dẫn đến tình trạng lệ thuộc kinh tế và thậm chí là chính trị. Thực tế cho thấy, đây là điều đáng lo ngại vì nhiều nước không đủ khả năng kiểm soát quá trình hội nhập khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng mất chủ quyền do áp dụng hoàn toàn những quy định của nước mạnh. Ở mức độ thấp hơn là nguy cơ biến dạng thị trường khi các cường quốc mạnh áp đặt những nguyên tắc của họ vào các nước nhỏ, làm cho những nước nhỏ phải thay đổi những nguyên tắc, chuẩn mực ban đầu của họ. Hậu quả là, thị trường một nước yếu hơn rất dễ trở thành "sân sau" của một nước mạnh hơn do những quy luật nghiệt ngã của cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Theo các chuyên gia kinh tế khi tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường chứng khoán của Việt Nam cũng có nguy cơ đối đầu với sự biến dạng này nếu không có được những biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Vì thế, trước mắt, chúng ta nên ngăn chặn và kiểm soát FII, không để nguồn vốn này tự do thao túng, gây nguy hiểm cho nền kinh tế, bởi khi đổ vào thị trường chứng khoán, vốn FII đã tác động làm cho đồng tiền Việt Nam tăng giá rồi khi thị trường biến động nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra ào ạt sẽ gây rối loạn, thậm chí sụp đổ thị trường, đồng thời làm hao hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia.
FII không phải là nguồn tiền đầu tư trực tiếp tạo ra tăng trưởng kinh tế. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng khơi nguồn từ bên trong, tức là tạo điều kiện để tiền tiết kiệm của người dân trong nước tham gia thị trường chứng khoán.
Có thể thấy kinh nghiệm từ Trung Quốc. Vốn FII vào nước này phải đăng ký, được cấp hạn ngạch, được mua bao nhiêu tiền, tất cả đều được quản lý (kiểm soát) để biết rõ nguồn và kênh. Các nhà đầu tư Trung Quốc rất ủng hộ việc làm đó.
Như vậy, một trong những điều quan trọng là xây dựng được một lộ trình hội nhập phù hợp thông qua việc mở cửa từng bước, có chọn lọc và cân nhắc trong từng giai đoạn và từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, phải đặt trong tổng thể quá trình hội nhập cũng như quá trình cải cách thị trường tài chính, hệ thống tài chính ngân hàng và cải cách nền kinh tế nói chung. Nếu thiếu sự gắn kết này, thị trường vốn khó lòng phát triển và đủ sức chống đỡ các bất ổn từ bên ngoài.
KẾT LUẬN
Vậy có nên theo đuổi chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số?
Tại Mỹ, nhiều nhà đầu tư tổ chức, bên cạnh việc nắm giữ một số cổ phiếu trong danh mục S&P 500, họ còn cố gắng gia giảm nguồn vốn đầu tư vào những phân khúc thị trường nhất định. Với phương pháp này họ hi vọng sẽ có thành tích vượt trội so với chỉ số S&P 500. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, một nhà quản lý cổ phiếu xuất sắc chỉ có triển vọng vượt qua chỉ số S&P 500 bình quân từ 1,25 tới 1,5 điểm trong thời gian vài năm. Điều ấy có nghĩa là một quỹ đầu tư sẽ rất khó vượt qua chỉ số S&P 500 khoảng cách xa.
Tuy nhiên, khó có thể nói rằng thế nào là một chiến lược đầu tư đúng. Bởi thị trường chứng khoán luôn là nơi có quá nhiều quan điểm cá nhân, quá nhiều cách hiểu, quá nhiều phương pháp tiếp cận, quá nhiều cảm xúc và quá nhiều cơ hội. Và chính những cái “quá nhiều” ấy mang lại sức hấp dẫn bí ẩn cho thị trường. Hoàn thành bài nghiên cứu nhỏ này, tôi không có tham vọng thuyết phục người đọc rằng: Quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số là chiến lược thành công nhất mọi thời đại. Mà tôi chỉ mong muốn đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan và sâu sắc về một trong những phương pháp quản lý danh mục đầu tư đã được áp dụng trên thế giới, để chúng ta có thêm một lựa chọn hữu ích trong chiến lược đầu tư của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đọc đã quan tâm đến đề tài này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Thọ đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khoá luận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Đào Lê Minh, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, UBCKNN (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Nam, Học viện Tài Chính (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính.
PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính.
Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán, UBCKNN (1999), Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu.
David Eagle, Ph.D., Eastern Washington University (2005), The indexing paradox.
J-H Steffi Yang, Trinity College, University of Cambridge, The Markovian Dynamics of “Smart Money”
Marc Goergen, Luc Remeboog (1999), Strong managers and Passive institutional investors in the UK, European Corporate Governance Network.
Các website:
www.stockmarket.vnn.vn/daotao/ebooks/gioi_thieu.htm
www.investopedia.com/articles/06/MPT.asp
en.wikipedia.org/wiki/Passive_management
forum.vietstock.com.vn/blogs/default.aspx
www.pru-fund.com.vn
www.cbv.vn
www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/2007/08
www.vse.org.vn
www.hastc.org.vn/index.asp
www.ssc.gov.vn/ssc/Default.aspx
info.vcbs.com.vn/Research/CompanyOverView.aspx
ideas.repec.org/cgi-bin/htsearch
www.dongasecurities.com.vn/news.aspx
www.mekongsecurities.com.vn/default.aspx
www.icbs.com.vn/default.asp
www.acbs.com.vn
www.vcbs.com.vn
www.hsc.com.vn
www.bsc.com.vnmagicformulainvesting.com
www.infotv.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP Công ty cổ phần
HOSE Hochiminh Stock Exchange
NNHN Ngân hàng Nhà nước
OTC Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TTGDCK HN Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
TTGDCK TP. HCM Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
Trang
1
Bảng tổng kết các tiêu chuẩn lựa chọn tài sản đầu tư
14
2
Bảng tiêu chí niêm yết trong danh mục CBV-Index, CBV-MidCap, CBV-SmallCap
58
3
Bảng xác định tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho từng công ty trong danh mục đầu tư theo chỉ số CBV-20
62
4
Bảng so sánh chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số và chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động
67-68
PHỤ LỤC 1
Danh sách chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
1 ABT : CTCP XNK Thuỷ sản Bến Tre
2 ACL : CTCP XNK Thuỷ sản Cửu Long An Giang
3 AGF : CTCP XNK Thuỷ sản An Giang
4 ALT : CTCP Văn hoá Tân Bình
5 BBC : CTCP BIBICA
6 BBT : CTCP Bông Bạch Tuyết
7 BHS : CTCP đường Biên Hoà
8 BMC : CTCP khoáng sản Bình Định
9 BMP : CTCP nhựa Bình Minh
10 BPC : CTCP bao bì Bỉm Sơn
11 BT6 : CTCP bê tông 620 Châu
12 BTC : CTCP cơ khí và xây dựng Bình Triệu
13 CAN : CTCP Đồ Hộp Hạ Long
14 CII : CTCP đầu tư hạn tầng kỹ thuật TP.HCM
15 CLC : CTCP Cát Lợi
16 COM : CTCP Vật tư xăng dầu
17 CYC : CTCP Gạch men CHANG YIH
18 DCT : CTCP Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai
19 DHA : CTCP Hoá An
20 DHG : CTCP dược Hậu Giang
21 DIC : CTCP đầu tư và thương mại dic
22 DMC : CTCP xuất nhập khẩu y tế domesco
23 DNP : CTCP nhựa xây dựng đồng nai
24 DPC : CTCP nhựa đà nẵng
25 DRC : CTCP cao su đà nẵng
26 DTT : CTCP kỹ nghệ đễ thành
27 DXP : CTCP cảng đoạn xá
28 FMC : CTCP thực phẩm sao ta
29 FPC : TCP FULL POWER
30 FPT : CTCP phát triển đầu tư công nghệ FPT
31 GIL : CTCP sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh
32 GMC : CTCP sản xuất thương mại may Sài Gòn
33 GMD : CTCP đại lý liên hiệp vận chuyển
34 GTA : CTCP chế biến gỗ thuận an
35 HAP : CTCP HAPACO
36 HAS : CTCP xây lắp bưu điện Hà Nội
37 HAX : CTCP dịch vụ ô tô hàng xanh
38 HBC : CTCP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình
39 HBD : CTCP bao bì pp Bình Dương
40 HMC : CTCP kim khí thành phố Hồ Chí Minh
41 HRC : CTCP cao su Hòa Bình
42 HTV : CTCP vận tải Hà Tiên
43 IFS : CTCP thực phẩm quốc tế
44 IMP : CTCP dược phẩm IMEXPHARM
45 ITA : CTCP khu công nghiệp Tân Tạo
46 KDC : CTCP Kinh Đô
47 KHA : KHAHOMEX
48 KHP : CTCP điện lực Khánh Hoà
49 LAF : CTCP chế biến hàng xuất khẩu Long An
50 LBM : CTCP vật liệu xây dựng Lâm Đồng
51 LGC : CTCP cơ khí - điện Lữ Gia
52 MCP : CTCP in và bao bì Mỹ Châu
53 MCV : CTCP CAVICO Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng
54 MHC : CTCP hàng hải Hà Nội
55 NAV : CTCP Nam Việt
56 NHC : CTCP gạch ngói Nhị Hiệp
57 NKD : CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc
58 NSC : CTCP giống cây trồng trung ương
59 PAC : CTCP pin ắc quy miền Nam
60 PET : CTCP Dịch vụ - Du lịch Dầu khí
61 PGC : CTCP GAS PETROLIMEX
62 PJT : CTCP vận tải xăng dầu đường thủy
63 PMS : CTCP cơ khí xăng dầu
64 PNC : CTCP văn hoá Phương Nam
65 PPC : CTCP nhiệt điện Phả Lại
66 PVD : Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí
67 RAL : CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông
68 REE : CTCP cơ điện lạnh
69 RHC : CTCP thuỷ điện RY NINH II
70 SAF : CTCP lương thực thực phẩm SAFOCO
71 SAM : CTCP cáp và vật liệu viễn thông
72 SAV : CTCP hợp tác kinh tế và XNK SAVIMEX
73 SCD : CTCP nước giải khát Chương Dương
74 SDN : CTCP sơn Đồng Nai
75 SFC : CTCP nhiên liệu Sài Gòn
76 SFI : CTCP đại lý vận tải SAFI
77 SFN : CTCP dệt lưới Sài Gòn
78 SGC : CTCP XNK Sa Giang
79 SGH : CTCP khách sạn Sài Gòn
80 SHC : CTCP hàng hải Sài Gòn
81 SJ1 : CTCP Thuỷ sản số 1
82 SJD : CTCP thuỷ điện Cần Đơn
83 SJS : CTCP đầu tư phát triển công nghiệp và khu đô thị Sông Đà
84 SMC: CTCP đầu tư thương mại SMC
85 SSC : CTCP giống cây trồng miền Nam
86 STB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín
87 TAC : CTCP dầu thực vật Tường An
88 TCR : CTCP công nghiệp gốm sứ TAICERA
89 TCT : TCT
90 TDH : CTCP phát triển nhà Thủ Đức
91 TMC : CTCP thương mại XNK Thủ Đức
92 TMS: CTCP kho vận giao nhận
93 TNA : CTCP thương mại XNK Thiên Nam
94 TNC : Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất
95 TRC : Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh
96 TRI : CTCP nước giải khát Sài Gòn
97 TS4 : CTCP Thuỷ sản số 4
98 TTC : CTCP gạch men Thanh Thanh
99 TTP : CTCP bao bì nhựa Tân Tiến
100 TYA : CTCP dây và cáp điện Taya Việt Nam
101 UNI : CTCP Viễn Liên
102 VFC : CTCP VINAFCO
103 VGP : CTCP cảng rau quả
104 VIC : Công ty Cổ phần Vincom
105 VID : CTCP giấy Viễn Đông
106 VIP : CTCP vận tải xăng dầu VIPCO
107 VIS : CTCP thép Việt ý
108 VNE : Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam
109 VNM : CTCP sữa Việt Nam
110 VPK : CTCP bao bì dầu thực vật
111 VSH : CTCP thuỷ điện Vĩnh Sơn sông Hinh
112 VTA : CTCP VITALY
113 VTB : CTCP điện tử Tân Bình
114 VTC : CTCP viễn thông VTC
Hai chứng chỉ quỹ:
PPRUBF1: Công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý quỹ đầu tư Prudential tại Việt Nam
VFMVF1: Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam
PHỤ LỤC 2
Danh sách chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
1 ACB: Ngân hàng Thương mại CP Á Châu
2 BBS: CTCP Bao bì xi măng Bút Sơn
3 BCC: CTCP xi măng Bỉm Sơn
4 BHV: CTCP Viglacera Bá Hiền
5 BMI: Tổng CTCP Bảo Minh
6 BTS: CTCP xi măng Bút Sơn
7 BVS: CTCP Chứng khoán Bảo Việt
8 CIC: CTCP Đầu tư và Xây dựng COTEC
9 CID: CTCP Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
10 CJC: CTCP Cơ điện Miền Trung
11 CMC: CTCP Xây dựng và cơ khí số 1
12 CTB: CTCP Chế tạo bơm Hải Dương
13 CTN: CTCP Xây dựng Công trình ngầm
14 DAC: CTCP Viglacera Đông Anh
15 DAE: CTCP Sách giáo dục tại Tp. Đà Nẵng
16 DHI: CTCP In Diên Hồng
17 DTC: CTCP Đông Triều Viglacera
18 EBS: CTCP Sách giáo dục tại Tp. Hà Nội
19 GHA: CTCP Giấy Hải Âu
20 HAI: CTCP Nông dược H.A.I
21 HJS: CTCP Thuỷ điện Nậm Mu
22 HLY: CTCP Viglacera Hạ Long I
23 HNM: CTCP Sữa Hà Nội
24 HPC: CTCP Chứng khoán Hải Phòng
25 HPS: CTCP Đá Xây dựng Hòa Phát
26 HSC: CTCP Hacinco
27 HTTP: CTCP In sách giáo khoa Hòa Phát
28 ICF:CTCP Đầu tư Thương mại Thuỷ sản
29 ILC: CTCP Hợp tác lao động với nước ngoài
30 LTC: CTCP Điện nhẹ Viễn thông
31 MCO: CTCP Đầu tư và Xây dựng Công trình 1
32 MEC: CTCP cơ khí Lắp máy sông Đà
33 MPC: CTCP Thuỷ hải sản Minh Phú
34 NBC: CTCP Than Núi Béo
35 NLC: CTCP Thuỷ điện Nà Lơi
36 NPS: CTCP May Phú Thịnh, Nhà Bè
37 NST: CTCP Ngân Sơn
38 NTP: CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong
39 PAN: CTCP Xuyên Thái Bình
40 PJC: CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
41 PLC: CTCP Hoá dầu Petrolimex
42 POT: CTCP Thiết bị Bưu điện
43 PPG: CTCP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phú Phong
44 PSC: CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn
45 PTC: CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
46 PTS: CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
47 PVI: Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
48 PVS: Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
49 RCL: CTCP Địa ốc Chợ Lớn
50 S55: CTCP Sông Đà 505
51 S64: CTCP Sông Đà 6.04
52 S91”: CTCP Sông Đà 9.01
53 S99: CTCP Sông Đà 9.09
54 SAP: CTCP In sách giáo khoa tại Tp.Hồ Chí Minh
55 SCC: CTCP Xi măng Sông Đà
56 SCJ: CTCP Xi măng Sài Sơn
57 SD3: CTCP Sông Đà 3
58 SD5: CTCP Sông Đà 5
59 SD6: CTCP Sông Đà 6
60 SD7: CTCP Sông Đà 7
61 SD9: CTCP Sông Đà 9
62 SDA: CTCP SIMCO Sông Đà
63 SDC: CTCP Tư vấn Sông Đà
64 SDT: CTCP Sông Đà 10
65 SDY: CTCP Sông Đà Yaly
66 SGD: CTCP Sách giáo dục tại Tp.HCM
67 SIC: CTCP Đầu tư – Phát triển Sông Đà
68 SJE: CTCP Sông Đà 11
69 SNG: CTCP Sông Đà 10.1
70 SSI: CTCP Chứng khoán Sài Gòn
71 SSS: CTCP Sông Đà 6.06
72 STC: CTCP Sách và Thiết bị trường học Tp. HCM
73 STP: CTCP Công nghiệp thương mại Sông Đà
74 SVC: CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn
75 TBC: CTCP Thuỷ điện Thác Bà
76 TKU: CTCP Công nghiệp Tung Kuang
77 TLC: CTCP Viễn thông Thăng Long
78 TLT: CTCP Gạch men Viglacera Thăng Long
79 TPH: CTCP In Sách giáo khoa tại Tp.Hà Nội
80 TXM: CTCP Thạch cao Xi Măng
81 VBH: CTCP Điện tử Biên Hoà
82 VC2: CTCP Xây dựng số 2
83 VFR: CTCP Vận tải thuê tàu
84 VMC: CTCP Cơ giới lắp máy và Xây dựng
85 VNC: CTCP Giám định Vinacontrol
86 VNR: Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
87 VSP: CTCP Đầu tư và Vận tải Dầu khí VINASHIN
88 VTL: CTCP Thăng Long
89 VTS: CTCP Viglacera Từ Sơn
90 VTV: CTCP Vật tư Vận tải Xi măng
91 YSC: CTCP Hapaco Yên Sơn
PHỤ LỤC 3
Ngày 21/09/2007, khi đầu tư vào HASTC-Index, chúng ta sẽ đầu tư theo tỷ lệ sau
STT
Mã CK
Giá trị thị trường (đồng)
Tỷ lệ đầu tư (%)
1
ACB
33,954,029,498,400
25.51
2
BBS
63,900,000,000
0.05
3
BCC
3,195,000,000,000
2.40
4
BHV
24,210,000,000
0.02
5
BMI
4,062,240,000,000
3.05
6
BTS
3,807,000,000,000
2.86
7
BVS
5,791,500,000,000
4.35
8
CIC
39,329,293,800
0.03
9
CID
13,525,000,000
0.01
10
CJC
64,000,000,000
0.05
11
CMC
71,440,000,000
0.05
12
CTB
55,201,426,000
0.04
13
CTN
127,800,000,000
0.10
14
DAC
15,525,000,000
0.01
15
DAE
18,850,000,000
0.01
16
DHI
41,633,718,000
0.03
17
DTC
16,000,000,000
0.01
18
EBS
59,400,000,000
0.04
19
GHA
54,545,004,000
0.04
20
HAI
710,220,000,000
0.53
21
HJS
142,800,000,000
0.11
22
HLY
12,500,000,000
0.01
23
HNM
246,732,500,000
0.19
24
HPC
316,500,000,000
0.24
25
HPS
30,835,425,000
0.02
26
HSC
142,564,000,000
0.11
27
HTP
33,642,000,000
0.03
28
ICF
332,760,000,000
0.25
29
ILC
69,028,369,200
0.05
30
LTC
60,150,000,000
0.05
31
MCO
45,320,000,000
0.03
32
MEC
29,700,000,000
0.02
33
MPC
3,550,800,000,000
2.67
34
NBC
372,600,000,000
0.28
35
NLC
108,000,000,000
0.08
36
NPS
44,066,880,000
0.03
37
NST
88,870,796,900
0.07
38
NTP
2,446,429,874,200
1.84
39
PAN
215,360,000,000
0.16
40
PJC
46,269,240,000
0.03
41
PLC
829,500,000,000
0.62
42
POT
650,939,240,000
0.49
43
PPG
94,800,000,000
0.07
44
PSC
63,339,000,000
0.05
45
PTC
235,500,000,000
0.18
46
PTS
80,040,000,000
0.06
47
PVI
4,000,000,000,000
3.01
48
PVS
12,780,000,000,000
9.60
49
RCL
338,100,000,000
0.25
50
S55
48,930,000,000
0.04
51
S64
42,980,000,000
0.03
52
S91
59,700,000,000
0.04
53
S99
125,300,000,000
0.09
54
SAP
30,690,000,000
0.02
55
SCC
54,648,000,000
0.04
56
SCJ
276,310,320,000
0.21
57
SD3
113,600,000,000
0.09
58
SD5
236,940,000,000
0.18
59
SD6
104,190,000,000
0.08
60
SD7
237,000,000,000
0.18
61
SD9
317,100,000,000
0.24
62
SDA
190,600,000,000
0.14
63
SDC
61,500,000,000
0.05
64
SDT
439,200,000,000
0.33
65
SDY
44,400,000,000
0.03
66
SGD
68,250,000,000
0.05
67
SIC
92,620,000,000
0.07
68
SJE
75,000,000,000
0.06
69
SNG
152,000,000,000
0.11
70
SSI
8,610,000,000,000
6.47
71
SSS
146,500,000,000
0.11
72
STC
112,032,000,000
0.08
73
STP
66,450,000,000
0.05
74
SVC
1,176,629,674,000
0.88
75
TBC
1,892,300,000,000
1.42
76
TKU
88,610,058,000
0.07
77
TLC
432,134,000,000
0.32
78
TLT
164,925,000,000
0.12
79
TPH
58,140,000,000
0.04
80
TXM
96,250,000,000
0.07
81
VBH
69,600,000,000
0.05
82
VC2
212,200,000,000
0.16
83
VFR
445,500,000,000
0.33
84
VMC
224,000,000,000
0.17
85
VNC
195,825,000,000
0.15
86
VNR
2,023,700,000,000
1.52
87
VSP
559,600,000,000
0.42
88
VTL
64,800,000,000
0.05
89
VTS
27,600,000,000
0.02
90
VTV
67,500,000,000
0.05
91
YSC
27,010,000,000
0.02
(Gía trị thị trường được tính dựa trên giá cổ phiếu trung bình ngày 21/09/2007)
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH CÔNG TY TRONG CBV-20
(cập nhật 02/06/2007)
TT
MÃ CK
Tên công ty
Ngành
1
SAM
CTCP cáp và vật liệu viễn thông
Công nghệ
2
GMD
CTCP đại lý liên hiệp vận chuyển
Công nghiệp
3
ITA
CTCP khu công nghiệp Tân Tạo
Công nghiệp
4
REE
CTCP cơ điện lạnh
Công nghiệp
5
PVD
Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí
Dầu khí
6
VIP
CTCP vận tải xăng dầu VIPCO
Dầu khí
7
FPT
CTCP phát triển đầu tư công nghệ FPT
Dịch vụ tiêu dùng
8
PPC
CTCP nhiệt điện Phả Lại
Điện nước
9
VSH
CTCP thuỷ điện Vĩnh Sơn sông Hinh
Điện nước
10
KDC
CTCP Kinh Đô
Hàng tiêu dùng
11
MPC
CTCP Thuỷ hải sản Minh Phú
Hàng tiêu dùng
12
VNM
CTCP sữa Việt Nam
Hàng tiêu dùng
13
BMC
CTCP khoáng sản Bình Định
Nguyên vật liệu
14
BMP
CTCP nhựa Bình Minh
Nguyên vật liệu
15
NTP
CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong
Nguyên vật liệu
16
ACB
Ngân hàng Thương mại CP Á Châu
Tài chính
17
SJS
CTCP đầu tư phát triển công nghiệp và khu đô thị Sông Đà
Tài chính
18
SSI
CTCP Chứng khoán Sài Gòn
Tài chính
19
STB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín
Tài chính
20
DHG
CTCP dược Hậu Giang
Y tế
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT070.doc