Chiến lược phát triển Thị trường bia của Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây

Bảng biểu sử dụng STT Nội dung( Sơ đồ) Trang 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức  21 2 Sơ đồ quy trình sản xuất bia chai  44 3 Sơ đồ quy trình sản xuất bia hơi  46 4 Sơ đồ quy trình sản xuất nước giải khát có ga  48 5 Sơ đồ 5: mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty  37 6 Sơ đồ 6: Sơ đồ SWOT  59 Bảng biểu 1 Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty  20 2 Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty  28 3 Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty  30 4 Bảng 4: Gia trị tổng sản lượng sản xuấ

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chiến lược phát triển Thị trường bia của Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kinh doanh  33 5 Bảng 5: Doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty  34 6 Bảng 6: Mức gia tăng tiêu thụ của từng nhóm sản phẩm  35 7 Bảng 7: Doanh thu theo sản phẩm của công ty  36 8 Bảng 8: Biểu giá bia hơi  45 9 Bảng 9: Biểu giá bia chai  47 Danh mục từ viết tắt Thứ tự Từ viết tắt Nội dung 1 DN Doanh nghiệp 2 CTCP Công ty cổ phần 3 LHTP Liên hợp thực phẩm 4 VNĐ Việt nam đồng 5 LĐ Lao động 6 ĐH Đại học 7 CĐ Cao đẳng 8 LĐ Lao động 9 CSH Chủ sở hữu Lời mở đầu Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, với cơ chế hạch toán kinh doanh, để tồn tại trong sự canh tranh sôi động các cơ sở, đơn vị sản xuất nói chung và các đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi. Thực hiện được điều đó bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khi bỏ vốn tới khi thu hồi vốn về. Song có thể khẳng định trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh thì khâu tiêu thụ sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng đẩy mạnh khâu tiêu thụ đòi hỏi nhà quản lí phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó công tác chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược tổng quát của danh nghiệp. Mỗi loại chiến lược điều mang tính độc lập tương đối, giải quyết những giải pháp chiến lược tương đối trọn vẹn trong một lĩnh vực hoạt động chức năng cụ thể. Trên cơ sở phối hợp tốt các chiến lược chức năng với nhau doanh nghiệp mới có thể khai thác hết tiềm năng của mình vào đúng những thời điểm xuất hiện cơ hội hoặc cần giảm bớt hoặc xoá bỏ đe doạ xuất hiện. Trong mỗi thời kì chiến lược, để đảm bảo điều kiện thực hiện hệ thống mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp phải hoạch định nhiều chiến lược chức năng khác nhau như: Chiến lược maketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược sản xuất…Trong đó chiến lược maketing nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng trước thay đổi của thị trường và của đối thủ, đồng thời chuẩn bị phương án đối phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kì chiến lược…Từ đó giúp các nhà quản lí biết được tình hình kinh doanh của công ty để kịp thời đưa ra những quyết định phù hợp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng cơ hội phát triển thị trường… nhằm đạt mục tiêu cao nhất là tối đa hoá lợi nhuận. Nhận thức được điều đó em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Chiến lược phát triển thị trường bia của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây” Nhằm vận dụng những kiến thức đã học, vận dụng kiến thức trong thực tế xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. Đề tài gồm 3 phần: Chương I: Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển thị trường. Chương II: Thực trạng về thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. Chương III: Xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. Em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo TS. Phan Thị Nhiệm cùng các cô, các chú cán bộ công ty Cổ Phần LHTP Hà Tây đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề của mình. CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG. I. Chiến lược của doanh nghiệp. 1. Khái niệm chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà các doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó. Cũng có tác giả cho rằng: Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành bại lâu dài của doanh nghiệp. 2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tựchịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác mỗi doanh nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhầp với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ chú tròng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà còn phải tính đến cả các tác động tích cực cũng như tiêu cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc vạch hướng đi cho tương lai càng có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là một công cụ có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với hoàn cảnớimoi trường và do đó nó đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. 3. Vị trí của chiến lược phát triển thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa thì thị trường là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN nhưng để tạo lập được thị trường thì công tác marketing là những hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với ngành bia trong việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, lựa chọn và tìm ra các biện pháp hữu hiệu thích hợp để điều khiển các dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp sản xuất, marketing được hiểu là sự thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm rồi xúc tiến phân phối các sản phẩm đó trên thị trường nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện hữu hoặc nhu cầu tiềm tàng của khách hàng và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp thương mại - dịch vụ marketing bao gồm hệ thống các hoạt động tiếp cận thị trường, thực hiện chức năng “cầu nối” giữa người tiêu dùng với người sản xuất nhằm kích thích, duy trì và thỏa mãn tốt nhu cầu tiêu thụ trên thị trường bằng chất lượng dịch vụ sản phẩm và chỉ khi thực sự làm vui lòng những khách hàng mục tiêu của mình thì doanh nghiệp mới có điều kiện phát triển sản xuất thuận lợi. Trong quá trình tiến hành marketing, các DN sản xuất có thể trực tiếp tổ chức mạng lưới tiêu thụ (cả bán buôn, bán lẻ) của chính mình để bán sản phẩm, đồng thời lại vừa có thể gián tiếp thông qua sử dụng mạng lưới thương mại chuyên ngành hoặc tổng hợp sẵn có để thực hiện việc tiêu thụ. Dù phân phối trực tiếp hay gián tiếp thì các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng đều thực hiện chức năng “ cầu nối” đó, vừa tham mưu nhạy bén, tích cực cho doanh nghiệp sản xuất ngày một phát triển. II. Nội dung của chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. 1. Thị trường của doanh nghiệp. 1.1. Khái niêm thị trường. Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành mua bán giữa người mua và người bán. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua và người bán cạnh tranh bình đẳng. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Vậy thị trường gồm có: Đối tượng trao đổi hàng hoá hay dịch vụ (người bán), đối tượng tham gia trao đổi (người mua), điều kiện thực hiện trao đổi là khả năng thanh toán. Trên thực tế hoạt động cơ bản thị trường được thể hiện qua 3 nhân tố: Cung, cầu, giá cả. Hay nói cách khác thị trường chỉ có thể ra đời tồn tại và phát triển khi có đầy đủ 3 yếu tố: Phải có hàng hoá dư thừa để bán. Phải có khách hàng, mà khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn và có sức mua. Giá cả phải phù hợp với khả năng thanh toán và đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có lãi. Như vậy thông qua thị trường các doanh nghiệp tìm cách giải quyết các vấn đề: Phải sản xuất cái gì? Như thế nào? Cho ai? Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào. Còn người tiêu dung thì biết được: Ai sẽ đáp ứng nhu cầu của mình? Nhu cầu được thoả mãn đến mức nào? Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác trên thị trường. Trong công tác quản lí kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung và cầu thì kế hoạch không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại , việc tổ chức mở rộng thị trường mà không có sự điều tiết của công cụ kế hoạch thì tất yếu dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy: Sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan duy ý chí trong quản lí và chỉ đạo kinh tế không đồng nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống quy luật kinh tế vốn có trong thị trường. 1.2. Vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay , trong nền kinh tế thị trường thì thị trường có vai trò trung tâm. Nó vừa là mục tiêu của các nhà sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị trường tiêu dung sản phẩm bao gồm: phân phối và trao đổi. Đây là khâu trung gian quan trọng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vai trò của thị trường thể hiện qua các mặt sau: Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường là thước đo để đánh giá, kiểm tra, chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chiến lược, kế hoạch và các biện pháp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường gắn với doanh nghiệp, với tổng thể nền kinh tế và có khả năng hoà nhập với nền kinh tế thế giới. 2. Phát triển thị trường của doanh nghiệp. 2.1. Quan niệm về phát triển thị trường. Từ vai trò của thị trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy rằng để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải làm tốt công tác thị trường mà thị trường hàng hoá đóng vai trò quan trọng. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi một cách nhanh chóng và không ổn định, vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì tất yếu phải sản xuất và cung ứng ra thị trường một sản phẩm nào đó có giá trị đối với một nhóm tiêu dùng nào đó. Thông qua trao đổi doanh nghiệp sẽ thực hiện tái sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận. Tuy nhiên việc cung ứng hàng hoá ra thị trường liên tục thay đổi cả về số lượng, chất lượng và mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng. Ta thấy rằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chính là thước đo chính xác nhất để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện rằng sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với những mong muốn của người tiêu dùng không? Và phạm vi sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng hay hẹp. Các doanh nghiệp có thể đầu tư và mở rộng sản xuất, tăng cường máy móc trang thiết bị kỹ thuật nhưng sản phẩm của họ liệu có phù hợp với thị trường và được thị trường chấp nhận hay không? Như vậy, rõ ràng ta phải nhìn sản phẩm dưới con mắt của người tiêu dùng để đánh giá. Phát triển thị trường sản phẩm có thể được hiểu như sau: Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp ngoài việc đưa sản phẩm hiện tại vào bán trong thị trường mới còn bao gồm cả việc khai thác tốt thị trường hiện tại, nghiên cứu dự báo thị trường đưa ra sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện tại và thị trường mới. Để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, và tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp thì sau mỗi kì kinh doanh, doanh nghiệp phải có các bản báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh,báo cáo đánh giá về sự phát triển thị trường của mình…để rút kinh nghiệm và có những hướng phát triển thị trường tiếp theo. Doanh nghiệp có thể đánh giá sự phát triển của thị trường sản phẩm thông qua các chỉ tiêu: Doanh số bán ra, thị phần, số lượng khách hàng, số đại lí tiêu thụ và một số chỉ tiêu tài chính... 2.2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng rất quan trọng, nó còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp vì: Thứ nhất: Mục đích của người sản xuất hàng hoá là để bán, để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy thị trường (bao gồm nhũng người tiêu dùng) là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Nếu như còn thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp thì còn sản xuất kinh doanh, nhưng nếu mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Thứ hai: Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung, cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất cho ai? Thứ ba: Thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh. Qua nghiên cứu sẽ thấy được tốc độ, trình độ, quy mô của sản xuất kinh doanh. Thứ tư: Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của các chủ chương, chính sách, biện pháp kinh tế của các cơ quan nhà nước, của các nhà sản xuất kinh doanh. Thị trường còn phản ánh các quan hệ xã hội, hành vi giao tiếp của con người, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lí, nhà kinh doanh. Như vậy trong thời kì hiện nay, khi mà hàng hoá nhập lậu, các doanh nghiệp mọc lên như Nấm thì phát triển thị trường càng trở nên quan trọng. Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì không những phải nắm vững thị trường hiện tại mà còn phải không ngừng mở rộng và phát triển các thị trường mới 2.3. Nội dung của chiến lược phát triển thị trường 2.3.1 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường Chức năng nghiên cưú và phân tích thị trường, tiếp cận thị trường được giao cho bộ phận Maketing và lực lượng bán hàng trực tiếp vì đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Địa điểm thực hiện: Từ đại lí của công ty và các nguồn thông tin trên mạnh, điện tử, báo chí... Phương thức thực hiện: Thu thập thông tin trực tiếp tại các đại lí hoạc có thể từ kết quả bán hàng. Thu thập thông tin gián tiếp thông qua các kết quả thống kê của ngành và cơ quan chức năng. Ngân sách thực hiện: Nguồn vốn cho nghiên cứu thị trường, và thưởng cho công nhân viên làm tốt nhiệm vụ. 2.3.2 Phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị trường là việc phân chia toán bộ thị trường của doanh nghiệp thành các thị trường bộ phận theo các tiêu thức xác định. Các tiêu thức thường được sử dụng để phân đoạn thị trường là khách hàng, các nhu cầu cần được thoả mãn của khách hàng, việc phân chia doanh nghiệp thành các đơn vị kinh doanh chiến lược ... 2.3.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu Trong giai đoạn tới thị trường mục tiêu của công ty sẽ được xác định theo hai phần là thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Thị trường trong tỉnh: Tập trung phát triển sản phẩm công ty ở rộng khắp trên địa bàn tỉnh (Hà Tây cũ) và mở rộng khắp trên địa bàn Hà Nội... Thị trường ngoài tỉnh: Đưa sản phẩm bia Hado đến với người tiêu dùng toàn quốc. Đặc biệt là các tỉnh miền Trung và miền Bắc nước ta...Ví dụ như: Lào Cai, Yên bái, Cao Bằng, Nghệ An, Thanh hoá... 2.3.4 Thâm nhập và mở rộng thị trường. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần của công ty theo hướng thực hiện chiếm lĩnh thị thị trường tỉnh Hà Tây cũ, thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường miền Bắc và tiếp tục hướng vào các đoạn thị trường chưa thâm nhập được. Đặt mục tiêu phát triển trọng tâm, nhấn mạnh vào những sản phẩm, những đoạn thị trường, những mặt hàng là thế mạnh của công ty đáp ứng nhu cầu thị trường cụ thể: Sản phẩm bia hơi, bia chai Hado tập trung chủ yếu trên địa bàn Hà Nội, và các tỉnh lân cận. Trong đó mới có ít lượng bia được tiêu thụ ở các tỉnh miền trung.. đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao năng lực phân phối theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh phân phối, mở rộng kênh phân phối theo hình thức đại lí trên cơ sở tính toán hiệu quả đồnh thời loại bỏ một số đại lí làm ăn kém hiệu quả, giảm bớt những cửa hàng giới thiệu sản phẩm kém hiệu quả.. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trườngtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 2.4.1 Nhân tố cầu. Cầu là nhu cầu của con người có khả năng thanh toán. Trong thời kì kinh tế thị trường như hiện nay thì ở đâu có cầu là ở đó có cung. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu càng cao. Các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, khi cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó là cao thì đó là cơ hội tốt để doanh nghiệp có cơ hội mở rộng và phát triển thị trường. 2.4.2 Nhân tố cạnh tranh Trên thị trường có vô số người sản xuất kinh doanh và có vô số người tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Chính vì vậy để tồn tại thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau để bán ra được nhiều sản phẩm. Thường trong cạnh tranh vũ khí được sử dụng là sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại...qua đó cạnh tranh trên thị trường sẽ có ảnh hưởng làm doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường hoặc có thể mất thị trường. 2.3 Nhân tố giá cả: Trong kinh tế người ta sử dụng khái niệm: Giá cả là lượng tiền mà người mua sãn sàng trả để đổi lấy hàng hoá hay dịch vụ mà họ có nhu cầu. Khả năng mua của khách hàng trước hết phụ thuộc vào khả năng tài chính hiện tai của họ, vì vậy nó có giới hạn. Trên thị trường có vô số người mua và khả năng tài chính ( thanh toán) là khác nhau. Giá cả là một nhân tố rất linh hoạt điều tiết mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự tiêu dùng của khách hàng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Ta thấy rằng cầu về hàng hoá còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoài giá. Nhưng thông thường khi giá của hàng hoá dịc vụ tăng thì ngay tức khắc cầu về hàng hoá hay dịch vụ đó sẽ giảm xuống và ngược lại khi gia của hàng hoá dịch vụ đó giảm thì cầu về hàng hoá dịch vụ đó sẽ tăng. Vì thế trong kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách giá cả cho hàng hoá của mình trong đó cần chú ý đặc biệt đến chiến lược giảm giá. Giảm giá có tác dụng kích thích tiêu dùng, đồng thời thoả mãn khả năng tài chính của người mua. Một chiến lược giảm gí liên tục có suy tính rõ ràng sẽ có khả năng mở rộng và phát triển đáng kể ngay cả khi sức mua trung bình bị giới hạn. 2.4 Nhân tố Pháp luật- Chính trị. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. - Nếu như khu vực hoạt động của doanh nghiệp có sự bình ổn cao có thể tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh và ngược lại. - Các chính sách thuế như: thúê xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các thuế thu nhập, thuế tiêu thụ...sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Các luật liên quan như: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ... - Chính sách: như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.ánẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. 2.5 Nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp Tiềm năng của doanh nghiệp là khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm tiềm năng vô hình và tiềm năng hữu hình. - Tiềm năng vô hình: Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu doanh nghiệp có niềm tin của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển và có nhiều khách hàng mới hơn. Thế lực của doanh nghiệp: được thể hiện ở: sự tăng trưởng của số lượng hàng hoá (doanh số bán ra) trên thị trường, số đoạn thị trường mà doanh nghiệp có. Vị trí của doanh nghiệp: Chính là chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. - Tiềm năng hữu hình: Tiềm năng về vốn: Một doanh nghiệp có vốn lớn thì sẽ có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy doanh nghiệp nên có biện pháp bảo tồn vốn và phát triển vốn kinh doanh của mình. Tiềm năng về lao động: Lao động trong doanh nghiệp được chia thành hai loại là: lao động chân tay và lao động trí óc (lao động trí tuệ). Một doanh nghiệp có số lượng lao động hợp lí sẽ tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng tôt cho nhu cầu của thị trường. Tiềm năng về nguyên vật liện: Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra sản phẩm. Nếu như doanh nghiệp chủ động về nguyên vật liệu thì việc sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ và các kế hoạch được chủ động hơn. Công nghệ sản xuất: đây là nhân tố quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một thời gian. Từ đó giúp tăng khối lượng sản phẩm, chi phí trên sản phẩm sẽ giảm dẫn đến giá thành sản phẩm đến với người tiêu dùng sẽ giảm đi. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và thị trường ngày càng mở rộng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY I. Tổng quan về công ty. 1. Giới thiệu tổng quan. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà tây -Tên công ty: Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây; - Địa chỉ: 267 Quang Trung, Hà Đông. Hà Nội (Hà Tây cũ) - Ngành nghề kinh doanh: rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo. - Tel: 0433824794/0433824230 Fax: 0433827836 Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây trước đây là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 467/QĐ-UBHC ngày 02/01/1971 của uỷ ban hành chính Hà Sơn Bình (nay thuộc Hà Nội) Công ty bắt đầu khởi công xây dựng từ những năm 1969 và đến năm 1971 thì hoàn thành và đi vào sản xuất mang tên “Nhà máy bánh mì Ba Lan”.trong những năm đầu này, nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là chế biến lương thực và sản xuất bánh mì, bánh quy với nguyên vật liệu nhập ngoại là chính.Và sự giúp đỡ của những chuyên gia Ba Lan, Liên Xô cũ, Rumani hoạt động sản xuất của công ty được xem là dẫn đầu tỉnh. Năm 1974 được phép của uỷ ban hành chính tỉnh cùng với sự chỉ đạo của Sở công nghiệp, nhà máy nhận thêm cơ sở sản xuất bánh kẹo, phân xưởng sản xuất mì sợi, và đạt công suất 6000 tấn/năm. Nhà máy đổi tên thành “Nhà máy liên hợp thực phẩm Hà Sơn Bình”. Năm 1980, trước sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu nhập ngoại cho bánh mì và mì sợi, nhà máy dần thu hẹp và dừng hẳn sản xuất hai mặt hàng này và chuyển sang sản xuất bánh phồng tôm với nguyên liệu chính là bột sắn. Sản phẩm của nhà máy có thể xuất sang các nước Đông Âu như Liên Xô, Ba Lan với công suất 2000 tấn/năm. Quá trình sản xuất tạo điều kiện cho nhà máy mở rộng và phát triển sản xuất thêm một số sản phẩm khác như: lạc bọc đường và bánh phở khô xuất khẩu đi Ba Lan, Mông Cổ, Đức trong những năm 1987-1988. Năm 1989 các nước Đông Âu có nhiều biến động lớn về chính trị đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, do vậy các mặt hàng phở khô và phồng tôm của nhà máy không tiêu thụ được bị thu hẹp dần và dừng hẳn vào giữa năm 1989. Không chịu thất bại, nhà máy đã tìm ra một giải pháp mới để ổn định sản xuất và bảo đảm đời sống cho người lao động, Nhà máy đã chuyển sang lắp đặt dây chuyền sản xuất bia hơi, trong điều kiện tận dụng phân xưởng bánh phồng tôm, phở khô và một dây chuyền nước giải khát ra đời. Tháng 7/1993 nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất keọ cứng của Ba Lan với công suất 600 kg/giờ. Cũng trong năm đó công suất bia hơi tăng 5.000.000 lít/năm, nước giải khát tăng từ 500.000 lít/năm lên 1.000.000 lít/năm Đến năm 1995, nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền bánh quy xốp với công suất 1.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất rượu vang Ngày 01/10/1997 nhà máy đổi tên thành” Công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây”. Trong những năm 1997 đến 1999, công ty đã đầu tư thêm một số dây chuyền sản suất như sản xuất bánh lương khô, sản xuất bánh kem xốp… Năm 2005, công ty thực hiện cổ phần hoá và lấy tên là” Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây” với số vốn điều lệ là 9,35 tỷ đồng. Trải qua quá trình phát triển hơn 35 năm, công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây đã nổ lực không ngừng để cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khỗc liệt. Trong những năm này, công ty tiến hành cải tạo, nâng cấp nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Đến nay công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường tỉnh, chiếm được cảm tình của khách hàng. Từ năm 2000 đến nay, công ty đã dần ổn định và nâng cao công suất các dây chuyền để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, công ty đã 3 lần vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3 và hạng 2, sản phẩm của công ty đã nhận được nhiều huy chương bằng khen tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh. 1.2 Lao động và Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần LHTP Hà Tây. Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp có số vốn 50% là vốn nhà nước, 50% là vốn của các cổ đông đóng góp. Do đó, bộ máy quản lí được tổ chức theo hình thức trực tuyến, các phòng ban có liên hệ chặt chẽ với nhau theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lí của công ty Các phân xưởng Phòng kỹ thuật kiểm nghiêm Phòng kinh doanh phục vụ đời sống Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng vật tư, tiêu thụ sản phẩm Phòng kế toán tài vụ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Nguồn: Công ty Cổ phần Liên hợp thực phẩm Hà Tây Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên, là bộ phận cao nhất của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được ghi ro trong điều lệ của công ty. Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, thông qua các phương án đầu tư, phát triển thị trường, quản lý nội bộ công ty và trình hoá các quyết định, quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời Hội đồng quản trị họp mỗi tháng một lần vì hiện nay các thành viên trong hội đồng quản trị là các nhà quản lý trước đây của công ty. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm tuỳ theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Hiện nay, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm luôn giám đốc công ty. Điều này là do công ty thuộc loại vừa và nhỏ, hơn nữa la doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá nên việc tổ chức bộ máy mới hầu như không thay đổi so với trước kia. Ban giám đốc công ty hiện nay gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc: phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc tài chính. Giám đốc kiêm luôn chủ tịch hội đồng quản trị, là người đứng đầu công ty điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề xảy ra trong công ty, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phê duyệt chính sách của lãnh đạo về hệ thống chất lượng, phê duyệt kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lượng, phân công và giao cho các phó giám đốc, trưởng các bộ phận những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cần thiết để họ chủ động sáng tạo trong quản lý điền hành, giám sát kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh. Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách kinh doanh từ việc hợp tác sản xuất, liên doanh đến liên kết công tác mua vật tư, tiêu thụ hàng hoá; tổ chức hoạt đông maketing. Có nhiệm vụ tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty để trình lên giám đốc. Ngoài ra phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiêm phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để điều tiết việc bán sản phẩm cho hợp lý; tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trường. Phó giám đốc kinh doanh trục tiếp chỉ huy các phòng vật tư tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh dịch vụ; thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao. Phó giám đốc tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và việc lập kế hoạch, mục tiêu cho công ty nhằm đưa ra các mục tiêu phương hướng thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ trong công ty. Phó giám đốc tài chính trực tiếp chỉ huy phòng kế toán tài vụ; thực hiện các công việc khác do giám đốc uỷ quyền. Các phòng ban khác: Phòng tổ chức lao động tiền lương: tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối sắp xếp, phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch cán bộ quản lý và các bộ phận khoa học kỹ thuật trong công ty, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiêm xã hội. Phòng hành chính: phụ trách việc tiếp khách và các thủ tục hành chính trong công ty. Phòng vật tư, tiêu thụ sản phẩm: bộ phận tiêu thụ bán hàng có trách nhiệm nghiên cứu, thâm nhập khảo sát thị trường để từ đó đưa ra các phương án tiêu thụ tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng tìm đến sản phẩm của công ty, đem lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể. Phòng kinh doanh phục vụ đời sống: quan tâm chăm lo đời sống các bộ, công nhân viên, đồng thời phụ trách việc tổ chức, giới thiệu và bán sản phẩm. Phòng kế toán tài vụ: quản lý và chịu trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý tài chính của công ty. Thực hiên các chế độ, chính sách kế toán hiện hành của nhà nước. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đề ra những phương án, chiến lược tối ưu nhất phù hợp với quy mô sản xuất của công ty. Các phân xưởng: bao gồm phân xưởng cơ điện và phân xương bia rượu. - phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ quản lý các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Kiểm tra máy móc thiết bị trước và sau khi vận hành để phát hiện và xử lý kịp thời đối với mọi biến cố xảy ra nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra xuyên suốt, đảm bảo an toàn cho người lao động. - Phân xưởng sản xuất bia, rượu: phụ trách sản xuất các sản phẩm của công ty. Phòng kĩ thuật kiểm nghiệm KCS: Có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và nghiệm thụ sản phẩm hàng hoá; nghiên cứu, cải tạo, đổi mới quy trình công nghệ. Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây, ta thấy giữa các bộ phận, phòng ban và giám đốc, Hội đồng quản trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở chức năng quyền hạn của mình, Giám đốc phân quyền cho các phó giám đốc. Trên cơ sở được phân quyền các phó giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ được giao. Giữa các phòng ban trong công ty cũng có sự phối hợp hoạt động với nhau, cùng nhau hoàn thà._.nh tốt nhiệm vụ. Bảng 1: Cơ cấu lao động công ty cổ phần LHTP Hà Tây Chỉ tiêu 2006 2007 2008 SL (người) % SL (người)  % SL (người) % Tổng số laođộng 395 100 350 100 340 100 LĐ gián tiếp 100 26 100 29 100 25 LĐ trực tiếp 295 74 250 71 240 75 Theo trình độ 395 100 350 100 340 100 ĐH và trên ĐH 100 26 100 29 100 25 CĐ và trung cấp 70 18 50 15 40 12 LĐ phổ thông,CN 225 56 200 56 200 63 Nguồn: Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Như vậy trong 3 năm gần đây, công ty không có sự thay đổi lớn về số lượng lao động. Đội ngũ lao động của công ty chủ yếu là trong tỉnh Hà Tây. Độ tuổi trung bình từ 20-25 tuổi. Trong đố số lao động trẻ chiếm tỉ trọng khá lớn. Trình độ lao động của công nhân viên được chia thành 3 mức trong đó: Đại học và trên đại học chiếm 25%, cao đẳng và trung cấp 12%, lao động phổ thông chiếm 63%. Cơ cấu lao động ở công ty cổ phần LHTP Hà Tây là rất hợp lí khi mà tỉ trọng lao động trực tiếp luôn lớn hơn lao động gián tiếp ở cả 3 năm, vì đây là một doanh nghiệp sản xuất. II. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. Từ khi thành lập, công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây có chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh các mặt hàng như: bia, rượu, nước khoáng, bánh kẹo. Cho đến nay, hoạt động sản xuất của công ty rất đa dạng và phong phú, luôn thay đổi mẫu mã sản phẩm, chất lượng cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số mặt hàng được thay thế nhưng sản phẩm chủ yếu vẫn là sản phẩm bia các loại và nước khoáng. Có thể nói, mùa hè là thời tốt nhất để kinh doanh mặt hàng này. Chính vì vậy trong chiến lược kinh doanh của công ty luôn có những tính toán cụ thể cho kế hoạch sản xuất sản phẩm theo mùa vụ. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây được khái quát qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Doanh thu thuần 26.382 30.178 29.324 2 Chi phí trong kì 25.690 29.783 28.474 3 Giá vốn hàng bán 20.449 20.871 21.233 4 Lợi nhuận sau thuế(tr.đ) 650 395 850 Nguồn: Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Trong giai đoạn từ năm 2007 trở lại đây, nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do chủ yếu nguyên vật liệu của công ty là nhập khẩu từ nước ngoài nên khi các nước đó bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, gây khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu, dẫn đến quá trình sản xuất gặp nhiều khí khăn cả về lượng nguyên vật liệu không đủ để đáp ứng và giá cả quá cao dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy việc thực hiện giảm chi phí để mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, từ bảng trên ta thấy năm 2008 doanh thu giảm 845 triệu so với năm 2007, tương đương với -2,8 %, trong khi doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng là 3796 triệu đồng, tương đương với 14,3 %. Chi phí năm 2008 giảm 1309 triệu đồng so với năm 2007 tương đương với -4,39 %, Chi phí năm 2007 tăng 4093 triệu đồng so với năm 2006 tương đương với 15,9 %. Từ các con số trên cho ta thấy, tuy năm 2008 doanh số của công ty có giảm nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận và kinh doanh có hiệu quả vì tỷ trong của doanh thu giảm ít hơn so với sức giảm tỷ trọng của chi phí. Năm 2007, là năm doanh thu của công ty là cao nhất nhưng tổng chi phí cũng rất cao. Đây là lí do mà lợi nhuận năm 2007 của công ty đạt thấp nhất. Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty cổ phần LHTP Hà Tây Đơn vị tính: 1.000.000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 36.305,8 100 36.632,02 100 36.523,4 100 Tài sản ngắn hạn 9.419,1 26 10.779,95 27 10.579 23 Tài sản dài hạn 26.886,7 74 26.793,65 73 26.787,3 77 Tổng nguồn vốn 36.305,8 100 36.632,02 100 36.523,4 100 Nợ phải trả 14.885,5 41 15.740,5 39 15.830,6 38 Nguồn vốn CSH 21.420,3 59 20.832,7 61 20.535,8 62 Nguồn: Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Ngoài việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định chất lượng sản phẩm, Công ty còn tập trung đầu tư nâng công suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng đủ bia phục vụ nhu cầu của thị trường. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công của Công ty đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy công tác thị trường luôn được Công ty quan tâm đúng mức. Hàng năm Công ty đầu tư hàng trăm triệu đồng tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia các hội chợ; xúc tiến thương mại, giới thiệu thương hiệu tại nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Công ty luôn quan tâm tới việc xây dựng một hệ thống đại lý, tổng đại lý để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thị phần với mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững. Để khuyến khích các tổng đại lý, đại lý, Công ty đã có nhiều chính sách ưu đãi, cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đại lý yên tâm tiêu thụ sản phẩm và làm ăn với Công ty. Hiện tại, Công ty đã xây dựng được một hệ thống bán hàng rộng khắp trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, với tổng số trên 1.500 đại lý bán hàng. Không chỉ thông qua các đại lý để tiêu thụ bia, mà cũng từ các đại lý, hàng năm Công ty nhận được hàng trăm ý kiến đóng góp. Tranh thủ sự đóng góp ý kiến của khách hàng. Từ đó kịp thời có sự điều chỉnh về hoạt động tổ chức, về công nghệ, chất lượng, phương thức bán hàng... để phục vụ khách ngày càng hoàn thiện hơn Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh mà công ty còn mở rộng thị trường và đặt các mối quan hệ làm ăn với các tỉnh khác. Trong tỉnh, sản phẩm của công ty có mặt khắp các huyện thị xã nhưng tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Đông (chủ yếu là bia), thị xã Sơn Tây, huyện Ứng Hoà, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Vân Đình, Phúc Thọ…Còn ở ngoai tỉnh, sản phẩm của công ty được đưa đi chủ yếu Sơn La, Cao Bằng, Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Giang…. Và một số tỉnh miền trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh… 2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. Từ năm 2008 đến nay, trong tình hình chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong số đó Việt Nam của chúng ta cũng ít nhiều chịu sự tác động của nó.Và đây là thời điểm khó khăn với tất cả các doanh nghiệp. Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây cũng không ngoại lệ, điều này đòi hỏi bộ phân lãnh đạo quản lí của công ty phải có các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh nhằm tồi thiểu hoá những khó khăn đối với công ty. Theo kết quả nghiên cứu nhật ký tiêu dùng của các hộ gia đình TP.HCM do báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện trong quý 4.2008 thì tiêu dùng của các hộ gia đình giảm 23,9 %. Qua quan sát hành vi tiêu dùng ở 11 nhóm ngành hàng, ngay trong tháng cận tết 2009 được xem là cao điểm trong tiêu thụ hàng chế biến thực phẩm và bánh kẹo, chỉ tăng tương ứng là 7,2% và 14,7% so với tháng 10. Chín ngành hàng khác gồm sữa, chất tẩy rửa, nước chấm gia vị, mỹ phẩm, đồ uống không cồn, rượu bia, dụng cụ vệ sinh y tế, văn phòng phẩm, dược phẩm đều suy giảm 25%.trong đó ngành bia rượu tăng cao nhất cũng chỉ đạt 6,8%. Sở dĩ sức mua không tăng là do nhiều nguyên nhân trong đó ảnh hưởng lớn nhất bởi tình hình kinh tế lạm phát, người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” trong thời buổi khó khăn; mặt khác, tình trạng không có việc làm tạo ra thu nhập cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sức tiêu dùng. Do tình hình lam phát nên giá lương thực trên thế giới tăng rất nhanh, dẫn đến các nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp đều tưng rất mạnh từ cuối năm 2006, do hầu hết các nguyên vật liệu này đều phải nhập khẩu. Do đặc thù của mặt hàng bia là phải chịu thuế thu nhập đặc biệt trên doanh thu chưa có VAT với mức thúê suất khá cao. Đối với bia hơi là 40% trên doanh thu chưa VAT. với bia chai là 70% trên doanh thu chưa có VAT. III.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY 1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất Là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nên mục tiêu sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển là mục tiêu hàng đầu của công ty. Tuy không là chỉ tiêu pháp lệnh nhưng yêu cầu về sự gia tăng giá trị sản xuất hàng năm của doanh nghiệp chính là chỉ tiêu cần đạt cho sự sống còn của doanh nghiệp. Theo kết quả tổng hợp, tình hình sản xuất kinh doanh mấy năm qua cho thấy mức độ tăng của giá trị tổng sản lượng sản xuất của xí nghiệp như sau: Bảng 4: Giá trị tổng sản lượng sản xuất kinh doanh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thực hiện % Thực hiện % 2007/2006 Thực hiện % 2008/2007 27096 100 30962 114.27 30874 99.72 Nguồn:Công ty CPLHTP Hà Tây Qua bảng trên ta thấy, năm 2007 gia trị tổng sản lượng sản xuất tăng 3866 triệu đồng tương đương với 14,27% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, tốc độ tăng tổng giá trị sản lượng sản xuất không những không tăng mà còn giảm xuống 0,28% tương đương với 88 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tình hình kinh tế biến động, công ty gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu về cả số lượng và giá. Không những thế, trong năm 2008 vấn đề cạnh tranh thị trường tiêu thụ với các sản phẩm bia như: Bia Hà nội, bia Việt hà, bia Quang trung, bia Kim bài...trở nên gay gắt. Buộc doanh nghiệp phải vừa duy trì sản xuất, vừa tiếp tục đấu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong những mục tiêu đề ra của công ty cho lĩnh vực sản xuất, ngoài việc gia tăng giá trị sản lượng hàng năm, còn là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và ngày càng đa dạng hoá sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp. Cùng với sự đầu tư thích đáng cho sản xuất mấy năm qua thì trình độ kĩ thuật, công nghệ trong các sản phẩm của xí nghiệp đã đạt được tăng lên nhiều đánh giá đúng sự phát triển năng lực sản xuất của doanh nghiệp. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm làm ra để thu hồi vốn và thực hiện quay vòng vốn nhanh chính là mục tiêu, lợi ích hàng đầu của doanh nghiệp. Mấy năm qua, hàng hoá làm ra của doanh nghiệp đều được thị trường chấp nhận, thể hiện trong bảng doanh thu tiêu thụ như sau: Bảng 5 : Doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thực hiện % Thực hiện % 2007/2006 Thực hiện % 2008/2007 26382 100 30178 114.39 29324 97.17 Nguồn: Công ty cổ phần LHTP Hà Tây Với đặc thù là công ty cổ phần nên từ những năm gần đây công ty rất nhạy bén với thị trường, vì vậy công ty chỉ sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của thị trường như lưọng bia cung cấp ra và mẫu mã, chất lượng của sản phẩm được nâng lên rất nhiều. Do vậy, tại công ty ít khi có trường hợp hàng hoá bị ứ đọng lâu và tỉ trọng doanh thu tăng hàng năm cũng gần giống như sự gia tăng của quá trình sản xuất. Thực tế này ở công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây chỉ có thể nói là tốt cho công việc tận dụng và quay vòng vốn nhanh, còn để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường hay thoả mãn đầy đủ cho nhu cầu của khách hàng như vậy là chưa đạt yêu cầu. Bởi vì rất nhiều khi nhu cầu của thị trường vẫn còn mà hàng hoá của doanh nghiệp là không đủ để tung ra nên mất nhiều cơ hội. Hoặc nhiều khi bị dồn thúc làm nhanh để đáp ứng nhu cầu cho thị trường thì lại bị ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của người lao động. 3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ từng mặt hàng. Theo bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, ta thấy mức độ gia tăng tiêu thụ của các sản phẩm thể hiện ở bảng sau: Bảng 6 : Mức gia tăng tiêu thụ của từng nhóm sản phẩm của công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chi tiết doanh thu theo sản phẩm 2006 % 2007 % 2007/2006 2008 % 2008/2007 1 Tổng doanh thu thuần 26.382 28.178 29.324 2 Sản xuất bia 22.893 100% 26.713 116.69 28.574 106.97 3 Nước giải khát 696 100% 503 72.27 363 72.17 4 Bánh mứt kẹo 739 100% 343 46.41 160 46.65 5 Rượu 22 100% 28 127.27 36.65 130.89 6 Cho thuê mặt bằng và dịch vụ 2.032 100% 192 9.45 40.15 20.91 7 Cước vận chuyển 319 Nguồn: Công ty cổ phần LHTP Hà Tây Và tỷ trọng tiêu dùng từng nhóm sản phẩm hàng năm của doanh nghiệp được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7 : Doanh thu theo sản phẩm của công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chi tiết doanh thu theo sản phẩm 2006 2007 2008 1 Tổng doanh thu thuần 26.382 (100%) 28.178 (100%) 29.324 (100%) 2 Sản xuất bia (% so với doanh thu thuần) 22.893 (86,8%) 26.713 (95,1%) 28.574 (97,4 %) 3 Nước giải khát (% so với doanh thu thuần) 696. (2,6%) 503 (1,8%) 363 (1,2%) 4 Bánh mứt kẹo (% so với doanh thu thuần) 739 (2,8%) 343 (1,2%) 160 (0,54%) 5 Rượu (% so với doanh thu thuần) 22 (0,1%) 28 (0,1%) 36,65 (0,12%) 6 Cho thuê mặt bằng và dịch vụ (% so với doanh thu thuần) 2.032 (7,7%) 192 (0,7%) 40,15 (0,14%) 7 Cước vận chuyển 0% 319 (1,1%) Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây Nhìn vào hai bảng trên ta thấy, tỷ trọng của sản phẩm bia chiếm chủ yếu trong tổng doanh thu, và con số này tăng lên rất nhiều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng doanh thu của sản phẩm bia chiếm 86,8% doanh thu thuần, năm 2007 tăng lên là 95,1 %, năm 2008 tăng là 97,4%. Khả năng này chắc chắn sẽ kéo dài trong những năm tới, do vậy công ty rất chú trọng đầu tư cho sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Các sản phẩm còn lại của công ty như: nước giải khát, bánh kẹo,... chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh thu. Trong ba năm gần đây tổng doanh thu của các mặt hàng này chỉ chiếm trên dưới 10 % trên tổng doanh thu. Nên công ty ít tập trung vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là sản xuất theo mùa vụ: ví dụ như bánh kẹo chỉ sản xuất vào dịp tết trung thu, và tết cổ truyền của dân tộc...Vì vậy mà tỷ trọng doanh thu của các mặt hàng này ngày càng giảm qua các năm. 4. Phân tích mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất thuộc quy mô vừa và nhỏ, Vốn sản xuất không nhiều nên công ty Cổ Phần LHTP Hà Tây chủ yếu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng thuộc khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Do vậy, hiện nay công ty thực hiện phân phối tiêu thụ trên 2 kênh ngắn sau: Sơ đồ 2: mạng lưới tiêu thụ của công ty Công ty cổ phần LHTP Hà Tây Người tiêu dùng Các đại lí Kho và hệ thống cửa hàng bán lẻ Kênh 1 Kênh 2 Kênh 1: Hàng được mang bán thẳng từ kho của doanh nghiệp đến nơi tiêu dùng theo những hợp đồng yêu cầu trước. Như vậy không phải qua trung gian nên giảm được chi phí lưu thông và có ưu điểm là nhận được thông tin ngay từ người tiêu dùng. Nhược điểm ở kênh phân phối này là phải dồn hàng đủ lô, chuyến thì mới có hiệu quả, nhưng như vậy lại mất thêm chi phí bảo quản và mất diện tích chứa sản phẩm. Kênh 2: Hàng được chuyển giao cho các cửa hàng bán lẻ của các đại lí để bán cho người tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng của thị trường. Phương thức này có ưu điểm là giao hàng nhanh chóng, thanh toán đơn giản, nhưng cũng có nhược điểm là do không trực tiếp quan hệ với người tiêu dùng nên không kiểm soát được giá bán của các khâu trung gian, không có cơ hội để gây thanh thế, uy tín đối với khách hàng và người tiêu dùng. Tuỳ theo đối tượng và số lượng phục vụ mà công ty chọn một trong hai kênh phân phối trên. Trên cơ sở là giảm chi phí lưu thông đến mức thấp nhất, thời gian phục vụ khách hàng nhanh nhất, hạn chế tối thiểu các rủi ro có thể có. Chịu trách nhiệm chính trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất và thực hiện các hoạt động để tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên thâm nhập, tìm kiếm thị trường, thu thập và xử lí thông tin về thị trường, giúp giám đốc đề ra biện pháp xử lí tình huống sản xuất kinh doanh, theo dõi và nắm bắt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm những đối tác kinh doanh, các bạn hàng uy tín để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu các biện pháp maketing nhằm giới thiệu sẩn phẩm nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy việc kinh doanh của công ty. 5.Công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Hoạt động doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào suy tính của chủ doanh nghiệp và những nhà quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng trước hết bao giờ cũng phải tính đến những điểm mạnh điểm yếu của xí nghiệp như: nguồn tài chính, khả năng kĩ thuật (khả năng tăng lực sản xuất hiên tại, khả năng hiệu chỉnh những sản phẩm mới, nhập công nghệ mới ......), điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm hiện tại hay trong dự kiến, đánh giá nguồn nhân lực có thể sử dụng ( kiến thức, kinh nghiệm và thời gian có thể sử dụng của người lãnh đạo, của cán bộ nhân viên, khả năng tìn kiếm người bổ sung.....) cùng với những xem xét về yêu cầu của môi trường và thị trường như: luật pháp, cơ cấu cạnh tranh... mà các nhà quản lí sẽ đi đến quyết định phất triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp như thế nào cho đem lại hiệu quả cao nhất. Từ những suy tính như vậy, mấy năm qua công ty đã phát triển thị trường hàng hoá của mình theo phương châm khiêm tốn, chắc chắn nhưng không rụt rè. Khi mới đi vào cổ phần hoá công ty tập trung sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thị trường Hà Tây cũ và các địa phương lân cận quanh Hà Nội. Khi nắm bắt được nhu cầu của thị trường tương đối vững chắc và đầu tư thêm trang thiêt bị cho sản xuất, công ty mới chủ động mở thêm thị trường ra các tỉnh thành xung quanh. Và sản phẩm của công ty có sức canh tranh không thua kém gì so vơi các sản phẩm có tiếng trên thị trường về mẫu mã chất lượng sản phẩm cũng như giá cả phù hợp với người tiêu dùng, chắc chắn từng bước thị trường tiêu thụ của công ty sẽ được mở rộng và phát triển mạnh hơn nữa. 6.Công tác thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm Công tác thanh toán trong công ty chủ yếu là do bộ phận tài chính kế toán đảm nhận. phải nói công tác này được phòng tài chính kế toán thực hiện khá tốt. Công tác thanh toán tiêu thụ của công ty chủ yếu dưới hai hình thức sau: -Hàng hoá xuất giao bán ra các cửa hàng hay đại lí được tiến hành mỗi tháng 4 lần, các nhân viên phụ trách cửa hàng có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho công ty. Với số lượng hàng xuất bán có giá trị lớn thì phải thực hiện thanh toán tiền ngay cho công ty. Bộ phận kế toán tài chính có trách nhiệm thực thi các chứng từ thanh toán công nợ kịp thời, giúp cho giám đốc doanh nghiệp biết chính xá về tình hình chi phí, thu nhập của doanh nghiệp, tình hình cân đối tài sản, nguồn vốn cùng các nghĩa vụ phải thực hiện với nhà nước. Kiểm kê tài sản theo thực tế và trên sổ sách, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lí tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp giám đốc nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính sách định giá của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm nó chung và đến công tác thanh toán trong tiêu thụ nói riêng. Để tạo thuận lợi cho thanh toán, doanh nghiệp thường áp dụng giá bán phân biệt đối với các hính thức thanh toán và đối với các đối tượng khách hàng khác nhau ( khách hàng mua hàng đặt tiền trước hay thanh toán ngay bằng tiền mặt sẽ được giảm giá....). Doanh nghiệp cũng có chính sách khen thưởng kịp thời cho những cán bộ, nhân viên tích cực tiêu thụ sản phẩm và thanh toán được nhiều tiền hàng theo một tỉ lệ nhất định. Do có yếu tố thuận lợi, cả chủ quan và khách quan như: chất lượng hàng hoá luôn duy trì tốt, các hợp đồng kinh tế ký kết rất rắn chắc và đúng nguyên tắc, ít có trường hợp nào kéo dài và gây ảnh hưởng đến thanh toán có đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh nhiệt tình tâm huyết với công việc và thạo việc ....nên thời gian qua công tác thanh toán trong tiêu thụ của công ty được thực thi rất tốt. Doanh nghiệp ít khi bị ứ đọng nợ hay bị thất thoát trong thanh toán. Do vậy, doanh nghiệp luôn đủ vốn cho sản xuất. IV. Thị trường tiêu thụ sản phẩm bia của công ty. 1. Quy mô thị trường bia Việt Nam. Thị trường bia Việt Nam trong những năm gần đây có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt, tăng tỷ trọng bia chai, bia lon và giảm trọng bia hơi. Các doanh nghiệp cũng đang “chạy đua” đầu tư các trang thiết bị, công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh. Theo đó, ngành bia Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 tại khu vực ASEAN về sản lượng. Trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt, giai đoạn 2001- 2007, ngành bia có tốc độ phát triển cao và ổn định trên 13%/năm. Thị trường bia cao cấp tại Việt Nam có sự góp mặt của các nhãn hiệu bia nước ngoài như Heniken, Carlsberg, Tiger và một số nhãn hiệu bia nội (chiếm tỷ trọng nhỏ) như Sài Gòn Special, Hanoi Beer Premium… Chiếm chủ yếu tại Việt Nam là thị trường bia trung cấp với các nhãn hiệu của HABECO, SABECO, HUDA (Huế)… với 64% thị phần và thị trường bia bình dân là sản phẩm của các công ty bia địa phương, chiếm 27% thị phần. Hiện nay cả nước có 8 nhà máy bia có công suất 100 triệu lít trở lên, được đầu tư đồng bộ, trang thiết bị hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Krones, KHS, GEA…; 10 nhà máy có công suất 50 triệu lít đến dưới 100 triệu lít, trên 20 nhà máy có công suất từ 20 – 50 triệu lít. Các nhà máy này đều được đầu tư theo chiều sâu, đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị nhập khẩu và chế tạo trong nước do hai công ty cơ khí hàng đầu Việt Nam là Polyco và Eresson lắp đặt. Nhìn chung, các công ty bia có công suất lớn hiện nay đều đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP. Tuy nhiên, từ năm 2008, ngành bia – rượu – nước giải khát Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn chung của đất nước như tình hình lạm phát cao, sức mua giảm, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng; riêng mặt hàng bia hơi còn chịu ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 40%, nên nhiều dự án đầu tư vào bia hơi phải giãn tiến độ hoặc tạm ngừng đầu tư. 2. Tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bia của công ty. 2.1. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hiện nay, cả nước có 8 nhà máy bia có công suất 100 triệu lít trở lên, được đầu tư đồng bộ, trang thiết bị hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Krones, KHS, GEA…; 10 nhà máy có công suất 50 triệu lít đến dưới 100 triệu lít, trên 20 nhà máy có công suất từ 20 – 50 triệu lít; khoảng 20 nhà máy bia địa phương đạt công suất trên 10 triệu lít/năm, còn lại là những nhà máy có quy mô nhỏ. Như vậy, công ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây có vị thế trung bình trong ngành. Với công suất 10 triệu lít/năm với trang thiết bị chưa đồng bộ, Công ty là một trong 20 nhà máy sản xuất bia địa phương đặt trên một số tỉnh thành trên cả nước như bia Huế, bia Thanh Hoá, bia Nghệ An…chất lượng vượt trội so với các cơ sở sản xuất bia nhỏ trên cả nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Bia hơi của công ty 50% là khu vực thành phố Hà Đông, 50% là khu vực nông thôn, đối thủ cạnh tranh chinh trong lĩnh vực sản xuất bia hơi là các đơn vị như bia Việt Hà, bia Kim Bài, bia Quang Trung và các cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ khác…Sản phẩm bia hơi của công ty chiếm khoảng 20% trên thị trường tỉnh Hà Tây. So với các cơ sở sản xuất bia trên địa bàn, ưu thế cạnh tranh của sản phẩm bia hơi của công ty là chất lượng và uy tín, còn về mặt giá cả thì giá sản phẩm bia của công ty luôn cao hơn giá của các công ty bia tư nhân khác từ 20%-30%. Thị trường tiêu thụ sản phẩm bia chai của công ty chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, đối thủ cạnh tranh chính là bia Kim Bài. Điểm mạnh của công ty là đã xây dựng được thương hiệu và chất lượng bia Hado, và chiếm lĩnh lớn thị phần bia hơi tại thị trường tiêu thụ Hà Đông – Hà Nội(địa phận tỉnh Hà Tây cũ), chất lượng của công ty bia chỉ thua các hang bia liên doanh lớn, bia Hà Nội và bia Sài Gònvà hơn các đơn vị sản xuất bia khác trên địa bàn tỉnh 2.2. Phân tích đầu ra của công ty. -Sản phẩm bia hơi Hiện nay, sản phẩm bia hơi thương hiệu Hado là sản phẩm chính của công ty, với sản lượng bia hơi luôn chiếm khoảng 80% tổng sản lượng bia được sản xuất hàng năm. Sản phẩm này có sức tiêu thụ khá tốt, chất lượng và giá cả phù hợp với khả năng của đa số người tiêu dùng. Thị trường chính của sản phẩm này là tỉnh Hà Tây cũ và một số tỉnh lân cận. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA HƠI HADO Làm sạch và nghiền Lắng trong Lên men Đun hoa và lọc hoa Dịch hoá, đường hoá Houblon Nguyên liệu H2O Nạp CO2 Lọc bia Bia hơi thành phẩm Men giống Chiết xuất CO2 Nguồn: Công ty CPLHTP Hà Tây Bảng 8: Biểu giá bia hơi qua các thời điểm. Đơn vị Đồng/lít Tên sản phẩm 2006 2007 2008 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Giá 1lít bia hơi 3.800,00 3.250,00 5.000,00 4.600,00 6.500,00 5.900,00 Nguồn: Công ty CPLHTP Hà Tây Từ ngày 01/01/2008,mức thuế tiêu thụ đặt biệt áp dụng cho sản phẩm bia hơi tăng từ 30% đến 40%. Đây là một khó khăn mới cho công ty, do bia hơi không phải là một loại hàng hoá thiết yếu nên nếu tăng giá bán thì sẽ khó giữ được lượng khách hàng đã có. -Sản phẩm bia chai QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA CHAI HADO Làm sạch và nghiền Lắng trong lạnh nhanh Lên men Đun hoa và lọc hoa Dịch hoá, đường hoá Houblon Nguyên liệu (Malt + Gao) H2O Nạp CO2 Lọc bia Đóng chai tiệt trùng Men giống Dán nhãn CO2 Nguồn: Công ty CPLHTP Hà Tây Bên cạnh bia hơi, sản phẩm bia chai cũng được công ty tập trung sản xuất,với sản lượng hàng năm khoảng 2triệu lít. Thông thường, sản phẩm bia chai được tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết và mùa lạnh. Hiện nay công ty sản xuất 2 loại bia chai 450ml và 500ml. sản phẩm bia chai của công ty có thời hạn sử dụng 4 tháng kể từ ngày sản xuất. hạn sử dụng này tương đối thấp nếu đem so sánh với sản phẩm của các đơn vị sản xuất khác như bia Hà Nội, bia Sài Gòn do công nghệ sản xuất của công ty chưa được tự động hoá hoàn toàn. Nếu so với các công ty sản xuất bia địa phương khác thì sức tiêu thụ và chất lượng sản phẩm bia chai của công ty ở mức khá. Bảng 9 : Biểu giá bia chai Hado: Đơn vị: Đồng/ lít Tên sản phẩm 2006 2007 2008 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Giá 1lít bia chai 5.400,00 5.300,00 7.400,00 6.900,00 8.900,00 8.700,00 Nguồn: Công ty CPLHTP Hà Tây Mức thuế tiêu thụ đặt biệt hiện nay áp dụng cho sản phẩm bia chai là 75%, với mức thuế cao như vậy việc kinh doanh bia chai gặp nhiều khó khăn. Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm bia chai là vùng nông thôn lân cận. -Sản phẩm nước giải khát có ga. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT CÓ GA Máy vi lọc Hạ nhiệt độ Bão hoà CO2 Chiết chai, lon Dập nút + ghép mí Nước khoáng Kiểm tra Dán nhãn Đường + hương liệu acid chanh + chất bảo quản Nguồn: Công ty CPLHTP Hà Tây. Đây là sản phẩm phụ của công ty, nhằm giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên. Sản lượng nước giải khát có ga hàng name khoảng 200.00 đến 300.00 lít. Giá bán của sản phẩm này là 1.400 đ/chai 500ml. Nguồn nước được sử dụng để sản xuất là nước kháng lấy từ mỏ Ba Vì. Sản phẩm này hầu như không đem lại lợi nhuận cho công ty do chi phí sản xuất gần bằng giá bán sản phẩm. Các sản phẩm khác + Bánh mứt : Thường được sản xuất theo mùa vụ, vào dịp trung thu và dịp tết cổ truyền. Doanh thu từ sản phẩm này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty hàng năm. + Rượu : Đây vốn là sản phẩm truyền thống của công ty, tuy nhiên từ năm 2008 công ty đã ngừng sản xuất rượu do sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường và việc sản xuất không đem lại hiệu quả. Hoạt động cửa hàng và dịch vụ Với lợi thế về đất tại mặt đường Quang Trung đi Hà Đông và các tỉnh Tây Bắc. Công ty đã xây dựng nhà hàng và các quay phục vụ ăn uống, giải khát, sau đó cho cán bộ trong công ty đấu giá nhận khoán kinh doanh và một phần cho thuê ki-ôt. 2.3. Thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu của công ty vẫn là các Huyện trong tỉnh Hà Tây cũ, Hà Đông và một số địa phương ở các tỉnh lân cận. 3. Đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty. 3.1.Thành tựu đạt được. Hiện nay ngành bia đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn. Đặc biệt là tình hình cạnh tranh của các công ty trong và ngoài nước đang diễn ra gay gắt. Điều đó đặt ra cho công ty là phải thay đổi mình để kịp thời thích ứng với điều đó. Đặc biệt là phải có hướng đi đúng đắn để phát triển trong thị trường khó khăn hiện nay. Những năm gần đây thị trường của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây không chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh Hà Tây cũ mà đã mở rộng ra thị trường các tỉnh phía bắc như Lào Cai, Yên Bái… hay một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh… Ngoài ra công ty còn có hệ thống các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống này hàng năm mang lại doanh thu đáng kể cho công ty. Sản phẩm của công ty đã được nhiều người biết đến thông qua các hội trợ trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra công ty đã 3 lần nhận được Huy Chương lao động hạng 3, hạng 2. 3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. Hạn chế: Bên cạnh những thnàh tựu đạt được, công ty còn gặp phải những khó khăn trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Thị trường của công ty phát triển chưa cân đối. Thị trường chủ yếu vẫn là Hà Đông và các huyện trong tỉnh Hà Tây cũ. Thị trường ngoại tỉnh vẫn còn hạn chế chưa được mở rộng. Công tác maketing của công ty vẫn chưa được chú trọng. Hoạt động maketing của công ty chưa được chuyên nghiệp hoá, công tác xây dựng thương hiệu bia chai và bia hơi Hado chưa được chú trọng đúng mức do khó khăn về tài chính. Chỉ vào dịp lễ tết công ty mới tiến hành quảng cáo sản phẩm bia chai và bia hơi tới các địa phương. Công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Chỉ số tăng trưởng chỉ biểu hiện chủ yếu trên doanh thu, tuy nhiên tính chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì chưa đồng nhất giữa số lượng và chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân: Những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới phát triển thị trường của công ty là: Thứ nhất: Thị trường các tỉnh miền Trung và một số tỉnh phía Bắc phát triển chưa mạnh nguyên nhân là do cách trở về không gian và chi phí vận chuyển cao. Thứ hai: Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan: Thị trường thế giới biến động không ngừng, giá nguyên vật liệu tăng cao và chưa thực hiện tốt việc sử dụng nguyên vật liệu dẫn đến làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Công nghệ và công suất của các bộ phần cấu thành như hệ thống nấu, hệ thống làm lạnh và hệ thống lên men của công ty hiện nay._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1872.doc