1
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
1. Khái nhiệm và quan điểm chung về việc đổi mới của chiến lược
Marketing
1.1. Khái niệm về chiến lược Marketing
Trước hết chúng ta hãy hiểu về chiến lược là gì?
- "Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi họat động được thiết kế
nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững."
- "Chiến lược không chỉ là một kế họach, cũng không chỉ là một ý
tưởng, chiến lược là triết lý sống của một Công ty."
Vậy chúng ta có thể định nghĩa Ch
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Chiến lược Marketing nhằm mở rộng thị trường khung trần - Vạch ngăn thạch cao của công VTJ tại Cambodia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến lược Marketing là mục tiêu mà
Công ty muốn đạt được như khối lượng sản phẩm, thị phần trên những thị
trường tiềm năng, khả năng sinh lợi (lợi nhuận), thế lực trong kinh doanh, an
toàn trong kinh doanh, và có thể gọi là mục tiêu Marketing. Còn con đường mà
Công ty muốn đạt mục tiêu đến thì gọi là chiến lược Marketing. Vậy thì chiến
lược Marketing là hoạt động của một Công ty nói chung và của bộ phận
Marketing nói riêng, nhằm để đạt được mục tiêu của Công ty trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
1.2. Quan điểm chung về việc đổi mới của chiến lược Marketing
Hiện nay thị trường thế giới đang trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng do
khách hàng ngày càng nhạy bén với giá cả và chất lượng sản phẩm, mặt khác sự
xuất hiện không ngừng những khách hàng mới, kênh phân phối mới, kênh
truyền thống mới, và vai trò của Internet, của thương mại điện từ (Wireless
commerce), sự tác động toàn cầu hóa, của tư nhân hóa.
Do đó chiến lược Marketing hiện đại được thiết kế và phát triển phải phù
hợp với chiến lược Công ty, và theo quan điểm: Các hoạt động Marketing phải
tích hợp vào việc tạo ra và phân phối giá trị hàng hóa cho khách hàng, đồng
2
g
thời chiến lược có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của tổ chức.
Chiến lược Marketing phải dựa trên quan điểm Marketing hoàn toàn mới, tạm
gọi quan điểm Marketing chính thể luận thay vì dựa trên quan điểm
Marketing bán hàng hay là quan điểm Marketing trước đây. Quan điểm
Marketing hiện đại dựa trên sự thích hợp của 3 đường hướng quản trị: Quản trị
lượng cầu, Quản trị nguồn nhân lực, và Quản trị mạng. và được thể hiện
qua sơ đồ sau đây:
Hình 1.1: USở đồ Quan điểm Marketing “Chính thể luận”-Holistic Marketin
Quản trị
Lượng cầu
Quản trị
Nguồn lực
Quản trị
Mạng
Tập trung
vào khách
hàng
Khả năng
cạnh tranh
cốt lõi
Khảo sát
giá trị
Sáng tạo
giá trị
Nhận thức
khoảng trống
Khoảng trống
của khả năng
Khoảng trống
của nguồn lực
Lợi ích khách
hàng
Lĩnh vực kinh
doanh
Các đối tác
kinh doanh
Offerings Cho
thị trường
Thiết kế
kinh doanh
Hệ thống tác
nghiệp
Hoạt động
Marketing
Phân
phối giá
trị
Quản trị nguồn
lực bên trong
Quản trị quan
hệ với đối tác
Quản trị mối quan
hệ với khách hàng
(CRM)
Hợp tác
nối mạng
2. Nội dung của chiến lược Marketing hiện đại
2.1. Thu hút khách hàng
Hiện nay các Công ty cần phải tìm mọi cách để chiếm được nhận thức và
tấm trí của khách hàng. Vậy để tạo ra khách hàng thì phải nắm bắt và thấu hiểu
3
những khách hàng tiềm năng, chủ động đáp ứng những nhu cầu của họ. Muốn
thực hiện điều đó Công ty cần phân biệt và sử dụng tốt hơn những đối tác của
mình như (nhà cung cấp, nhà phân phối, đội ngũ nhân viên và cộng đồng).
2.2. Chú trọng các mối quan hệ
Theo quan điểm Marketing truyền thống người ta chỉ quan tâm đến giao
dịch với khách hàng, Marketing hiện đại không chỉ quan tâm đến việc giao dịch
mà còn chú trọng đến mối quan hệ với khách hàng nhằm để tạo ra sự thân thiện,
xây dựng mối quan hệ lâu dài hơn. Mặt khác khi có mối quan hệ lâu dài với
khách hàng sẽ làm cho tổng chí phí về giao dịch lại giảm xuống và hiệu quả
hơn. Vì thu hút khách hàng mới chí phí cao hơn nhiều so với chí phí nhằm duy
trì khách hàng truyền thống.
2.3. Chú trọng giành và giữ khách hàng
Như Philip Kotler đã nhận mạnh: “ Trong Marketing hiện đại, song song
với việc thiết kế một hỗn hợp Marketing tốt nhật để bán được hàng, người ta
ngày càng có xu hướng chú trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống các mối quan
hệ khách hàng để giành lấy và giữ khách hàng”
2.4. Thỏa mãn và duy trì sự trung thành của khách hàng
Trước đây đánh giá hiệu quả Marketing là phục vụ cho việc bán được
nhiều hàng, ngày nay các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất đối với Marketing
hiện đại là những nhân tố vô hình, đó là "thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của
khách hàng" và "duy trì tối đa lòng trung thành của khách hàng".
3. Các công cụ định hướng chiến lược thị trường
3.1. Tầm nhìn về chiến lược thị trường
Đối với các nhà quản lý thì một tầm nhìn xa về chiến lược thị trường là
rất quan trọng vì chúng sẽ thôi thúc và chỉ dẫn các nhà quản lý xác định được
4
mục tiêu kinh doanh đủ mạnh để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt
nhất, và đạt hiệu quả cao nhất.
Muốn có được một tâm nhìn về hoạt động kinh doanh tổng thể có tính
chiến lược thì các nhà quản lý phải tự hỏi và giải thích cho mình những câu hỏi
sau đây:
- Chúng ta đã có một tầm nhìn xa cho chiến lược mở rộng thị trường
mà mọi người biết rõ và đã chấp nhận hay không?
- Làm cách nào đề chúng ta có được tầm nhìn xa về chiến lược mở rộng
thị trường để định hướng và thôi thúc mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh?
3.2. Sứ mệnh về chiến lược thị trường
Will Rogers đã nói “Mặc dù có thể bạn đang chọn đúng hướng, nhưng
bạn sẽ không vượt qua nếu chỉ biết ngồi đó” và ông Howard Schultz, chủ tịch
của Starbucks nói, “Chúng ta sẽ thống trị ở mọi nơi mà cà phê được bán”.
Vậy chúng ta hiểu rõ rằng sứ mệnh mà hai người nói trên thể hiện cần có một tổ
chức, về một nhóm người, hoặc một người quản lý về Marketing có tầm nhìn xa
và sứ mệnh về chiến lược thị trường táo bạo, có thể sinh lợi mới trở thành
những chiến lược Marketing. Có nghĩa là, nếu họ không luôn luôn canh cánh
với sứ mệnh trong đầu và không thực hiện những chiến lược đã hoạch định thì
rõ rang là nhãn hiệu sản phẩm của họ sẽ chỉ đưa vào những cửa hàng đó mà
thôi.
3.3. Mục tiêu về chiến lược thị trường
Từ những mục tiêu tổng thể của Công ty, có thể xác định mục tiêu cụ thể
của chiến lược Marketing. Những mục tiêu cụ thể này có thể tập trung vào việc
gia tăng doanh số của Công ty, và cụ thể hơn là tăng doanh số theo chủng loại
sản phẩm, theo vùng địa lý, hoặc theo từng loại khách hàng. Thông thường,
người ta giả định rằng sự tăng trưởng thị phần đồng nghĩa với gia tăng sản
5
lượng hàng bán ra, và sản lượng hàng bán ra cao hơn có nghĩa là chi phí sản
xuất thấp hơn và lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Vì vậy, mục tiêu của Marketing
thường được diễn đạt dưới dạng sự tăng trưởng về thị phần, hay còn gọi là tỷ lệ
phần trăm tổng dung lượng thị trường mà Công ty chiếm lĩnh được. Thị phần là
thước đo chính để xem một Công ty đang hoạt động tốt như thể nào so với đối
thủ và đạt được bao nhiều % mục tiêu đã để ra.
3.4. Đánh giá và lựa chọn chiến lược
Việc đánh giá các chiến lược dự kiến là công việc cuối, có tầm quan
trong quyết định đến mức độ đúng đắn của chiến lược Marketing. Nếu chỉ xác
lập một chiến lược chung thì cần phải đánh giá để biết được là nên thông qua
hay loại bỏ. Nếu có nhiều chiến lược xen kẻ cần phải đánh giá để lựa chọn
chiến lược nào là tốt nhất. Trong cả hai trường hợp việc đánh giá các chiến lược
phải dựa vào các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Chiến lược Marketing phải mang tính hiện thực, tức là
trong điều kiện hiện tại với sự nỗ lực của Công ty thì có khả năng thực hiện
chiến lược đã vạch ra.
- Nguyên tắc 2: Chiến lược và chính sách Marketing phải đảm bảo mối
quan hệ biện chứng giữa Công ty và thị trường.
Đây là nguyên tắc đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược Marketing.
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện sự thỏa mãn những yêu cầu của khách
hàng, và hy vọng của Công ty, và thường phải giải quyết mâu thuẫn giữa một
bên là thị trường và một bên là Công ty, đánh giá chiến lược phải dựa trên hai
mặt chất lượng và số lượng hàng hóa cung cấp theo thị trường.
3.4.1. Đánh giá về chất
Ba vấn đề cốt lõi mà chiến lược phải tạo ra là Sự thích ứng, Sự liên kết,
Ưu thế từng phần.
6
- Sự thích ứng: Thích ứng với thị trường được đánh giá qua các mục tiêu
cơ bản của chiến lược dự kiến với các đặc tính của thị trường như: thói quen,
thái độ và động cơ của người tiêu dùng, phân khúc thị trường, cơ cấu và đặc
điểm của bộ máy phân phối.
- Sự liên kết: Các thành phần khác nhau của Marketing hỗn hợp phải
được so sánh với nhau và hỗ trợ lẫn nhau.
- Ưu thế từng phần: Đó là việc làm thế nào để chiến lược Công ty lựa
chọn có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
3.4.2. Đánh giá về mặt lượng
Đánh giá thông qua những con số phản ánh những kết quả của chiến lược
dự kiến và biện pháp cho phép đạt được những mục tiêu đã xác định. Đánh giá
mặt lượng thường tiến hành theo hai mặt: Dự đoán bán hàng và dự đoán ngân
sách.
- Dự đoán bán hàng: Là dự đoán “phản ứng” của thị trường đối với chiến
lược, để dự đoán người ta sử dụng một số phương pháp có độ tin cậy như sau:
sử dụng các mô hình kinh tế, giả định những phản ứng chắc chắn của thị trường
nhờ mô hình giải thích tập tính cá nhân, thể nghiệm và thị trường thực nghiệm.
- Dự đoán ngân sách: Dự đoán khả năng sinh lợi chắc chắn của chiến
lược dự kiến, như vậy cần dự đoán ngân sách: tính toán vốn đầu tư, chi phí khai
thác,…
4. Chiến lược Marketing Mix
Chiến lược Marketing Mix về cơ bản được triển khai thông qua 4 yếu tố,
và 4 yếu tố đó người ta thường gọi là 4Ps. Được dùng tùy vào tình hình thực tế
của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến
lược thị trường. Chiến lược 4Ps sẽ thể hiện như sau:
7
4.1. Chiến lược sản phẩm (Product)
Trong môi trường Marketing, sản phẩm là một vấn đề quan trọng đối với
khách hàng, bởi vì nó giải quyết mục tiêu kinh doanh của khách hàng mong
muốn, và thông qua đó Công ty đạt được mục tiêu của mình. Để chiến lược sản
phẩm có thể tạo ra sự quan tâm và chú ý nhiều hơn của khách hàng thì cần xây
dựng những chiến lược phát triển sản phẩm:
4.1.1. Chiến lược phát triển dải sản phẩm
Trên thị trường rất nhiều loại khách hàng, và bàn thân khách hàng cũng
luôn luôn thay đổi theo thời gian, không gian, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,
thu nhập,…. Để thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng thì các Công ty
phải soạn thảo chiến lược sản phẩm và phát triển dải sản phẩm mới.
4.1.2. Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng
Công ty cần phải nghiên cứu nhu cầu mong muốn của khách hàng và nhu
cầu của thị trường để xây dựng chiến lược sản phẩm nhằm đáp ứng được sự
thỏa mãn của khách hàng ngày càng cao hơn.
4.1.3. Hợp nhất dải sản phẩm
Bộ phận nghiên cứu và phát triển trường thị trường cần nhắm bắt mong
muốn hoặc nhu cầu của khách hàng theo từng loại sản phảm để quyết định sản
xuất những dòng sản phẩm nào hợp lý nhất.
4.1.4. Quy chuẩn sản phẩm
Các Công ty phải tổ chức sản xuất tại các nhà máy để tạo ra những sản
phẩm đúng quy chuẩn quốc tế mà Công ty đã thiết kế để cho khách hàng tin
tưởng, ngày càng nhiều hơn vào thương hiệu của Công ty.
8
4.2. Chiến lược giá cả(Price)
Giá là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và quyết định mua hàng
của khách hàng nên cần phải được quản trị một cách linh hoạt. Nhìn chung giá
là một bộ phận gắn liền với kế hoạch sản phẩm thị trường, không phải là một
thực thể riêng lẽ.
Để xây dựng một chính sách giá hợp lý không phải là một vấn đề đơn
giản, nếu muốn khách hàng của mình cảm nhận rằng giá của Công ty hợp lý
tương ứng với từng loại sản phẩm thì Công ty phải dựa trên thông tin cần thiết
để xây dựng giá như sau:
4.2.1. Nắm giá thành
Người định giá phải nắm vững thông tin và tính toán thất kỹ những chí
phí liên quan đến việc sản xuất ra từng loại sản phẩm bằng cách hạch toán kỹ
giá thành sản phẩm.
4.2.2. Nắm khách hàng
Người định giá phải hiểu rõ về nhu cầu mong muốn, và thông tin liên
quan đến khách hàng như sản phẩm phục vụ: sinh nhật, lẽ định hôn, đám cưới,
hội nghị,… nhằm dễ dàng lập chương trình sản xuất phù hợp.
4.2.3. Nắm tình hình cạnh tranh
Trên thị trường hiện này việc cạnh tranh rất đa dạng và rất khốc liệt do đó
việc xây dựng chính sách giá phải luôn luôn theo dõ thông tin về giá cả của đối
thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, chiến lược giá còn phụ thuốc vào phương pháp tính toán,
phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và điều kiện cơ sở giao hàng,
Những yếu tố này chỉ mang tính chất hỗ trợ, nhưng không thể không đê cấp đến
khi xây dựng chiến lược giá của các Công ty.
9
4.3. Chiến lược phân phối sản phẩm
4.3.1. Định nghĩa kênh
- Kênh cung cấp: Là phương tiện mà khách hàng nhận và trả tiền
cho hàng hoá, dịch vụ mà họ tìm kiếm, thông qua đó nhà cung cấp cung cấp
dịch vụ cho khách hàng.
- Kênh Marketing: Là một tập hợp của các tổ chức độc lập, tổ
chức thành viên và cá nhân có tham gia vào tất cả các mặt hoạt động, tạo ra nhu
cầu, kích thích và thoả mãn nhu cầu thông qua việc cung cấp và tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ.
- Chuỗi giá trị: Là phương tiện mà giá trị được chuyển giao và
khách hàng trả tiền để nhận được, thông qua đó các nhà cung cấp bổ sung giá
trị cộng thêm và thu lại giá trị cho mình.
4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của kênh
phân phối
- Trình độ chuyên môn và hiểu biết về sản phẩm: Nếu nhà phân
phối không có chuyên môn và sự hiểu biết về sản phẩm sẽ làm cho thị trường
mà Công ty nhắm đến kém hiệu quả.
- Đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp: Nếu không có một
đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp đủ khả năng để giúp Công ty đưa
sản phẩm ra thị trường thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của
kênh phân phối.
- Khả năng tài chính của Công ty: Nếu nhà phân phối có lòng nhiệt
thành cao nhưng không đủ khả năng về tài chính thì việc phát triển mạng lưới
phân phối sẽ bị hạn chế. Trong trường hợp đó muốn phát triển mạng lưới phân
phối Công ty phải vay ngân hàng và sẽ chịu mức tín dụng cao hơn bình thường.
10
- Trình độ chuyên môn hóa về sản phẩm: Nếu nhà phân phối cung
cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ không tập trung tốt để bán sản phẩm của
Công ty nên sản phẩm ra thị trường ít.
- Uy tín của nhà phân phối: Nếu nhà phân phối không có uy tín tốt
trên thị trường sẽ không thu hút được khách hàng, vì khách hàng sẽ không có
niềm tin. Vậy khi Công ty đưa sản phẩm vào thì số khách hàng ủng hộ không
cao.
4.3.3. Những giải pháp cho kênh
Bên cạnh việc lựa chọn nhà phân phối, nhà sản xuất còn phải thực
hiện các chính sách khuyến khích, lôi kéo họ về phía mình, nhất là đối với các
nhà phân phối lớn và có uy tín trên thị trường, dưới đây là một số cách thường
được sử dụng là:
- Giúp đỡ về tài chính và tham vấn cho các chương trình chiêu thị
sản phẩm của Công ty.
- Đề nghị những ưu đãi, quà tặng cho nhà phân phối
- Giúp nhà phân phối phân khúc thị trường, dự đoán doanh số và
xác định lưu lượng tồn kho cần thiết.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa và nhận lại những hàng kém chất
lượng, hết hạn sử dụng hay lỗi thời do nhà phân phối hoàn trả.
Tùy theo tính chất thị trường và điều kiện cạnh tranh mà Công ty
sẽ quyết định trao sản phẩm cho một nhà phân phối độc quyền hay chia nhỏ
cho nhiều nhà phân phối cùng hoạt động.
4.4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Bản chất của hoạt động xúc tiến được hiểu một cách đơn giản là những
hành động nhằm kích thích và phục vụ nhu cầu về sản phẩm được cung cấp. và
được thể hiện khi các chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phổi đã được khẳng
11
định. Do đó, xúc tiến là một trong những điểm nút quan trọng của hoạt động
Marketing để kiểm tra được khả năng thích ứng của sản phẩm, sự hợp lý của
chiến lược giá và chiến lược phân phối, thông qua chiến lược xúc tiến người
bán có thể kiểm tra được nhu cầu của thị trường.
Vậy để kích thích được khách hàng mua sản phẩm của Công ty thì có rất
nhiều cách để xúc tiến như:
- Chào hàng bán
- Xúc tiến bán hàng (khuyến mãi)
- Tham gia hội trợ triễn lãm
- Dịch vụ đảm bảo
- Quảng cáo: Là một nội dung quan trọng nhất vì quảng cáo là việc sử
dụng không gian và thời gian để truyền tin, định hướng về sản phẩm, về xí
nghiệp hay về thị trường cho khách hàng.
Trước khi thực hiện quảng cáo, cần phải nghiên cứu, phân tích cụ thể về
môi trường quảng cáo – tức là các nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật có
liên quan tại thị trường mục tiêu. Những phương tiện truyền thống thường được
áp dụng là: đài phát thanh, truyền hình, tạp chí, áp phích, bảng hiệu ngoài trời,
rạp chiếu phim và hình thức gửi thư trực tiếp. v.v…
5. Môi trường kinh tế Cambodia và Vài trò của sản phẩm Khung Trần –
Vách ngăn thạch cao trong thị trường Cambodia
5.1. Môi trường kinh tế Cambodia
- Theo số liệu của thống kê, Cămpuchia có dân số khoảng 15 triệu người,
dân số sống bằng nghề nông nghiệp gần 88%, Người khmer 90%, người Trung
quốc là 4%, và 1% Việt nam, còn lại là người Chăm, Miến điện và một số bộ
lạc sống trên núi. Tỷ lệ tăng dân số vào khoảng 2,5-3%/năm. Mật độ dân số
khoảng 59,1 người/km2. Hiện này dân thành thị chiếm 10-15% chủ yếu tập
trung ở Phnom Pênh và Kampong Cham. Tỷ lệ biết chữ ở Cămpuchia khoảng
12
70% trong đó tỷ lệ nam biết chữ cao hơn nữ và tỷ lệ người biết chữ ở thành thị
cao hơn nông thôn, Tỷ giá hối đoái của Cambodia là USD/Riel.
- Với sự tăng trường 8-9% GDP trong vòng 3năm sau này làm cho nền
kinh tế của Cambodia đã tăng cấp đôi trong vòng 10 năm cuối này(1994-2004)
và nếu tỷ lệ tiếp túc tăng khoảng 10% mỗi năm, thì đến năm 2028 thì GDP sẽ
lên tới 3000USD/đâu người mỗi năm. Số để có sự tăng trưởng đó là nhờ chính
sách đặc biết của chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài đến Cambodia,
trong phát triển đó phải kể đến sự đóng góp của ngành Du lịch, ngành Dệt may,
ngành Xây dựng và ngành Nông nghiệp, mạnh nhất là ngành Dệt may, thứ hai
là ngành Du lịch, Ngoài ra trong tương lai gần Cambodia sẽ khai thạc được Dầu
trong năm 2010/2011.
5.2. Vài trò của sản phẩm Khung trần – Vách ngăn thạch cao tại thị
trường Cambodia
Từ khi đất nước Cambodia đã hội nhập vào kinh tế trong khu vực
(ASEAN-1999) và hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO-2003),
Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách đặc biết về đầu tư dành cho các nhà đầu tư
nước ngoài, đã làm cho đất nước nhỏ bẻ và đầy tiềm năng này thu hút được
nhiều vốn đầu từ nước nước ngoài vào Cambodia. Thông qua đó đã giúp nên
kinh tế Cambodia có tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển đa ngành. Trong đó
ngành xây dựng có tỷ lệ đóng góp khả cao và được tăng đêu qua các năm. Nếu
1993 đóng góp 4.4% thì năm 2000 đã tăng lên 5.2%. Năm 2005 tăng 6.8%, vào
năm 2010 theo dự báo sẽ tăng khoảng 8.1%(2).
Với sự phát triển và tăng trưởng của ngành xây dựng các công trình lớn,
siêu thị, văn phòng, khách sạn, trường đại học, tòa nhà cao tầng ngày càng đòi
hỏi với chất lượng cao hơn về cách trang trí, thiết kế, nhằm thỏa mãn sự mong
13
muốn của khách hàng về mỹ thuật, về an toàn, bền vững, tiết kiệm thời gian lẫn
chí phí,….
Một sản phẩm không thể thiếu trong các công trình xây dựng sản phẩm
Khung trần – Vách ngăn thạch cao:
- Sản phẩm khung trần – Vách ngăn thạch cao có những lợi thế khả đặc
biệt, cụ thể là:
* Khung trần – Vách ngăn thạch cao đảm bao cho các Công trình lớn,
siêu thị, khách sạn, trường đại học, tòa nhà cao tầng, văn phòng sự bền vững,
đẹp, nhẹ nhàng và dễ dàng thảo dỡ, tiết kiệm thời gian khi thi công và sửa chữa,
an toàn, đặc biết Khung trần – Vách ngăn thạch cao góp phần giảm bớt sự ồ
nhiễm môi trường so với các sản sản phẩm cùng loại khác.
* Với mức tiêu thụ Khung trần là 3,9 triệu m2 trong năm 2007 và sẽ
tăng hơn nữa trong các năm sau. Đã góp phần tạo việc làm cho xã hội rất nhiều
cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Mặt khác có thể sử dụng lao động trong nước không
đòi hỏi trình độ kỹ năng cao.
* Khung trần – Vách ngăn thạch cao sản xuất trong nước sẽ thay thế
hàng nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ và góp phân hạ giá thành của các công
trình đang xây dựng. Với sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm
Khung trần – Vách ngăn thạch cao trên thị trường nó sẽ thúc đẩy tạo ra những
sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng.
14
Kết luận Chương I
Chiến lược Marketing được xây dựng để phục vụ cho chiến lược sản xuất
kinh doanh của Công ty. Mục tiêu chiến lược của một Công ty là tối đa hóa lợi
nhuận, muốn đạt được lợi nhuận tối đa thì phải bán được sản phẩm và sản phẩm
đó phải mang lại lợi ích lẫn giá trị cho khách hàng, để làm được điều đó chiến
lược Marketing phải thể hiện được tầm nhìn và những giải pháp mạnh mẽ, sáng
tạo những khả thi.
Mục đích của chiến lược Marketing là phải làm cách nào đưa được sản
phẩm đến tay người tiêu dùng và tạo được lòng tin và sự trung thành của họ đối
với Công ty, muốn thực hiện được điều đó phải phát triển mở rộng dòng sản
phẩm trên thị trường trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm riêng của mỗi thị trường vì
mỗi thị trường có nhu cầu khác nhau, thị hiếu khác nhau. Tương ứng với nhu
cầu và thị hiếu khác nhau đó chung ta phải đưa ra chiến lược riêng cho từng thị
trường với những giải pháp thích hợp.
15
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Giới thiệu sơ qua về Công ty VTJ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty VTJ được hình thành từ 3 Công ty:
- Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh tường Việt Nam (VTI)
- Công ty New Production
- Công ty Reaksmey Meangseyla.
Công ty VTJ chuyên sản xuất phẩm Khung trần – Vách ngăn thạch cao.
Sau 05 tháng hoạt động Công ty VTJ đã mua toàn bộ cổ phần của Công ty
Reaksmey Meangseyla, do đó hiện nay Công ty VTJ chỉ 2 cổ đồng (Công ty
VTI và Công ty New Production).
Công ty được chính thực thành lập vào tháng 11 năm 2007, theo quyết
định của Bộ thường mại số Co.10075/07P cấp ngày 28 tháng 05 năm 2007.
Tên chính thức là: VTJ Vĩnh Tường
Tên giao dịch : VTJ
Trụ sở chính tại : 174Eo, đường 271∟432, Phương TuolTumPung2,
Quận ChamKamon, Tp.PhnomPenh.
Email : VTJ@VTJ.com.kh
Điện thoại : (855-23) 212 373
Fax : (855-23) 212 374
Tên Ngân Hàng giao dịch : ANZ Royal
Số tài khoản : 740488, 730475
Công ty có 3 cửa hàng trực thuộc nằm trong khu trung tâm tại Phnom Penh
để tạo điều kiện thuận lợi cho khách mua hàng.
16
- Cửa hàng 1 có địa chỉ số 89, đường Norodom, Sangkat Tonlebasak, Khan
ChomKamon, điện thoại 023 212 371.
- Cửa hàng 2 có địa chỉ số 165 nằm trên đường Moniret, Sangkat
Beongsalang, KhanTuolKok, điện thoại 023 987 742.
- Cửa hàng 3 có địa điểm tại số 8, đường 179, Sankat ToulTumPungII,
Khan ChomKamon, Điện thoại 023 215 582.
Hiện tại Công ty VTJ đang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng vật liệu
xây dựng nhẹ như: Khung Trần Chìm, Khung Trần nổi, Khung Vách ngăn với
sản lượng lớn nhất tại Cambodia.
Ngoài ra Công ty cũng nhập khẩu một số mặt hàng như: Tấm thạch cao,
Bóng sợi thủy tinh, Bột thạch cao, Tole, Tấm trang trí, nước sơn, và một số phụ
kiện kem theo tấm và khung.
1.2. Tổ chức nhân sự và quản lý
Công ty luôn hướng tới việc tổ chức một cơ cấu quản lý theo kiểu mới,
phát triển bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, tạo cho
mỗi thành viên của mình điều kiện phát huy đầy đủ tài năng thông qua đó sẽ có
một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
1.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự
• Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện bằng sơ đồ:
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty
GĐ TC-KT GĐ BH&TT GĐ Nhà máy
Phó Tổng GĐ
Trưởng BP Trưởng BP Trưởng BP Trưởng BP
GĐ HC-NS
Phó Tổng GĐ
Tổng Giám đốc
17
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gồm Tổng giám đốc có
quyền cao nhất và các phó Tổng giám đốc và Giám đốc các phòng ban là những
người cộng sự đắc lực cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành Công ty và được
tổ chức theo mô hình trực tuyến.
1.2.2. Tình hình nhân sự của Công ty
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty gồm 101 người ( 15
người là người Việt Nam), có trình độ, có sức khỏe trẻ nhiệt huyết, có tình thần
cầu tiến học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, rất thích hợp để phát triển trong
thời điểm hiện tại. Cơ cấu cán bọ công nhân viên của Công ty được thể hiện theo
bảng sau:
Bảng2.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty
Cấp quản lý Số lượng (người) Tỷ lệ %
Quản lý cấp cao 03
13%
Quản lý cấp trung 10
Nhân viên 18 18%
Công nhân 70 69%
Tổng 101 100%
Nguồn: phòng hành chính nhân sự
Thông qua số liệu của bảng trên chúng ta thấy công nhân lao động
trực tiếp chiếm 69%, tỷ lệ cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung chiếm 13%, nhân
viên gián tiếp chiếm 18%. Như vậy cơ cấu quản lý tương đối gọn nhẹ.
1.2.3. Vài trò bộ phận Marketing trong hoạt động kinh doanh của
Công ty VTJ
Như chúng ta đã biết Marketing là khâu trung tâm của mọi hoạt động
kinh doanh và là sự sống còn đối với mọi Công ty vì nó là cầu nối trực tiếp giữa
Công ty và người tiêu dùng nhằm giới thiệu sản phẩm của Công ty với khách
18
hàng tạo điều kiện để khách hàng có ấn tượng tốt đẹp về Công ty, đồng thời phải
thực hiện các giải pháp để thỏa mãn được những nhu câu mong muốn của họ. Để
thực hiện được điều đó cần có bộ phận Marketing, hiện nay sơ đồ tổ chức bộ
phận Marketing của Công ty được thể hiện dưới đây:
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Marketing
Giám đốc BH-TT
Trưởng bộ phận Marketing
Trưởng bộ phận
Bán hàng
Nhân viên Tiếp
thị
Nhân viên Bán
hàng
1.2.3.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động Marketing của
Công ty
- Do Công ty mới thành lập nên chưa tổ chức bộ phận Marketing
chuyên biệt để thực hiện toàn bộ các chức năng của hoạt động Marketing, nhưng
nhờ vào thương hiệu đã có uy tín của Công ty Vĩnh Tường (VTI) nền hoạt động
Marketing của Công ty cũng đạt được một số thành tựu nhất định, cụ thể là:
Công tác nghiên cứu thị trường, giải pháp thâm nhập vào thị
trường từng khu vực cũng như xác định thị trường mục tiêu thực hiện khá tốt,
đồng thời đã đáp ứng được nhu cầu mong muốn của khách hàng.
Bộ phận Marketing vừa tiếp nhận thông tin phản hồi trực tiếp
từ khách hàng bên ngoài, vừa phối hợp với các phòng bàn khác để tiếp nhận
những thông tin phản hồi gián tiếp từ khách hàng. Đã thực hiện hoạt động
Marketing đạt được kết quả tốt cụ thể là:
* Treo bảng hiệu cho các trung tâm phân phối tại các thành thị
và tỉnh.
1
2
19
* Xúc tiến quảng cáo, tìm hiểu và thiết kế các dòng sản phẩm
cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, nên càng ngày càng được sự chấp
nhận của người tiêu dùng.
* Thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là hoạt động
rất quan trọng vì nó thực sự phát huy khả năng của Công ty tăng doanh thu cao,
và lợi nhuận cao hơn.
Đã mở được 3 cửa hàng trực thuộc Công ty trong thành phố và
31 trung tâm phân phối trên cả nước, và đang có kế hoạch mở thêm một số cửa
hàng và trung tâm phân phối trong các tỉnh có nhu cầu xây dựng nhiều nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng và tăng lợi nhuận.
3
1.2.3.2. Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục
Mặc dù đạt được những thành tựu nói trên, nhưng vì Công ty còn
nòn trẻ nên tổ chức hoạt động Marketing vẫn còn một số hạn chế rất nhiều như:
- Trong Công ty chưa có bộ phận Marketing riêng biệt và chưa
phân định quyền hạn rõ ràng, việc tổ chức thực hiện hoạt động Marketing không
có chiến lược lâu dài, chỉ thực hiện các hoạt động Marketing theo sự chỉ bảo và
giúp đỡ của Công ty Vĩnh Tường (VTI), nên chưa toàn diện và kịp thời.
- Nhân viên trong Công ty chưa hiểu rõ vai trò của công tác
Marketing, và chưa coi Marketing như là một chức năng đặc biệt gắn liền, và có
quan hệ trực tiếp đến các chức năng khác như sản xuất, tài chính, nhân sự.
- Chưa có cán bộ có kiến thức chuyên ngành về Marketing, thiếu
kinh nghiệm, thông tin thu thập còn rãi rác ở các bộ phận chưa tổng hợp được
đây đủ nên phân tích không đạt hiệu quả cao khiến cho lãnh đạo để ra chiến lược
không thật đúng đắn, chính sách không phù hợp trước những biến động của thị
trường.
20
- Chưa có tư duy về công tác Marketing, chưa nhạy bén, linh hoạt,
đặc biệt nhân viên chưa có kiến thức sâu về sản phẩm nên biện pháp chiêu thị,
chào hàng với hiệu lực thấp từ đó làm giảm uy tín trên thị trường của Công ty.
2. Phân tích tình hình sản xuất Khung Trần – Vách ngăn thạch cao của
Công ty VTJ.
2.1. Nhu cầu sử dụng Khung Trần – Vách ngăn thạch cao tại Cambodia
trong những năm gần đây
Trong những năm qua do ngành xây dựng có tốc độ tăng trường cao đã
làm cho nhu cầu sử dụng Khung Trần – Vách ngăn thạch cao không ngừng tăng
lên theo, đặc biệt là trong giai đoạn từ cuối năm 2006 trở đi.
Căn cứ vào kế hoạch của Công ty CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH
TƯỜNG (VTI), chúng ta thấy nhu cầu Khung trần – Vách ngăn thạch cao tăng
đều qua các năm với tốc độ bình quân 30% (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Mực tiêu thụ Khung Trân – Vách ngăn thạch cao tại Cambodia
Đơn vị tính: m2
Năm 2005 2006 2007 2008
Nhu câu (m2) 2.310.000 3.000.000 3.900.000 5.070.000
Tăng trưởng(%) 29,87 30 30
Nguồn: Kế hoạch thành lập Công ty VTJ plc của Công ty Cổ Phần Công nghiệp Vĩnh Tường
Thực tế sản phẩm Khung Trần – Vách ngăn thạch cao bắt đâu được ứa
chuộng và tiêu thụ rộng rãi từ năm 2000, đá số là sản phẩm nhập từ Thái của
Công ty SCT, và sản phẩm nhập khẩu của Vĩnh Tường (Việt Nam) bắt đầu xâm
nhập vào thị trường Cambodia từ năm 2003.
Từ năm 2005 đến năm 2008 qua bảng 2.2 chung ta thấy nhu cầu sử dụng
Khung Trần – Vách ngăn thạch cao tại Cambodia tăng tương đổi ổn định mỗi
năm vào khoảng (30%).
21
Nhưng nếu so với mức tiêu thụ của các nước trong khu vực thì vẫn còn
thấp cụ thể là: Thái lan mức sử dụng sản phẩm Khung Trần – Vách ngăn thạch
cao khoảng 60triệu m2/năm, Việt Nam 17triệu m2/năm, Indonesia 40 triệu
m2/năm.
2.2. Công suất sản xuất hiện tại của nhà máy Công ty VTJ
Hiện nay, Công ty có một máy xa băng là máy chính để cắt Tole ra từng
cuộn, được coi là dây chuyền đâu tiên và quan trọng nhất vì phải thực hiện bởi
công nhân có kinh nghiệm và có kiến thức, mới có thể thao tác với độ chính xác
cao. Một dây chuyên không kém phần quan trọng nữa là dây chuyên sản xuất ra
các thành phẩm Khung gồm: máy sản xuất Khung trần chìm, máy sản xuất
Khung trần nổi, máy sản xuất Khung vách ngăn. Nhưng các máy đó đều là trang
thiết bị cũ (secondhand), được mua lại từ Công ty VTI (Việt Nam) nên khi sản
xuất ra thành phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật
Hiện tại công suất tối đa của máy sản xuất Khung trần c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0584.pdf