Lời mở đầu
1.Lý do lựa chọn đề tài xe máy:
Xe máy là phương tiện đi lại cơ động và thuận tiện nhất đối với hệ thống giao thông của Việt Nam. Đặc biệt, xe máy rất thích hợp với những con đường nhỏ với nhiều ngóc nghách từ thành thị đến nông thôn. Với một chiếc xe máy bạn có thể dễ dàng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: đi làm, đi chơi, vận chuyển….
Người Việt Nam đã có thói quen sử dụng xe máy để đi lại trong khoảng cách ngắn và t
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4315 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Chiến lược kinh doanh của xe máy Honda Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường xuyên. Bất cứ người nào cũng có thể sở hữu một chiếc xe máy với giá cả hợp lý, trong khi ô tô vẫn nằm ngoài khả năng tài chính của đai bộ phận dân cư. Cũng chính vì thế mà thị trường xe máy Việt Nam là một thị trường sôi động và giàu tiềm năng với cuộc chiến tranh giành thị phần của các hãng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piagio, SYM…
2.Lý do lưạ chọn công ty Honda Việt Nam:
Honda là một thương hiệu xe máy có lịch sử phát triển lâu dài, vững chắc và tạo lập được uy tín trên thị trường. Nó quen thuộc đến nỗi cứ khi nhắc tới xe máy là người ta lại nghĩ tới Honda. Honda cũng là công ty đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, đạt được những thành công đáng kể với các sản phẩm đa dạng hướng tới nhiều đối tượng có các mức thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam(HVN) còn đưa đến cho người dân Việt Nam cái nhìn hiểu biết hơn về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường thông qua các chương trình tuyên truyền trong thời gian dài. Qua đó, HVN đã gửi gắm thông điệp của mình" Tôi yêu Việt Nam" tạo nên cái nhìn thiện cảm đối với người dân Việt Nam.
HVN có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh. Nếu có những chiến lược đúng đắn, sáng tạo thì tương lai nó sẽ ngày càng trở nên hùng mạnh và chiếm lĩnh thị trường. Phân tích chiến lược kinh doanh xe máy của HVN là bài học tốt cho nhóm chúng tôi.
Vì vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài:
"Phát triển đa dạng các sản phẩm với chất lượng cao, phục vụ tốt nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu "
Chiến lược kinh doanh của xe máy Honda Việt Nam Phần 1: Giới thiệu chung về công ty Honda Việt Nam:
Khái quát về công ty Honda Việt Nam:
Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam.
Nhà máy HVN
Địa chỉ: Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa công ty Honda Motor Nhật Bản(42% vốn), công ty Asian Honda Motor Thailan(28% vốn) và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam(30% vốn).
Giấy phép đầu tư: Số 1521/GP ngày 22 tháng 3 năm 1996; Sản xuất lắp ráp xe máy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1521/GPĐC bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô.
Vốn điều lệ: 62.900.000 USD( theo giấy phép đầu tư).
Vốn đầu tư: 290.427.084 USD.
Số lao động: 4.369 người ( tính đến hết tháng 6 năm 2007).
Quá trình phát triển của Honda Việt Nam:
Năm
1996
- Tháng 3: Nhận giấy phép đầu tư
1997
- Tháng 12: Xuất xưởng chiếc xe Super Dream đầu tiên.
1998
- Tháng 2: Ra mắt chiếc xe Super Dream- kiểu xe đầu tiên dành cho thị trường Việt Nam.
- Tháng 3: Khánh thành nhà máy Honda Việt Nam.
1999
-Tháng 9: Ra mắt xe Future.
- Tháng 10: Khánh thành trung tâm lái xe an toàn.
2000
- Tháng 3: Nhận chứng chỉ Iso 2002.
2001
- Tháng 3: Đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
- Tháng 9: Nhận chứng chỉ Iso 14001.
- Tháng 11: Xuất xưởng chiếc xe thứ 500.000.
2002
- Tháng 2: Giới thiệu xe Waveα.
- Tháng 5: Xuất khẩu xe Waveα xang Philippin.
2003
- Tháng 3: Đón nhận chứng chỉ Iso 9001:2000.
- Tháng 4: Xuất xưởng chiếc xe thứ 1 triệu.
- Tháng 8: Khởi động chương trình” Tôi yêu Việt Nam” và đón nhận bằng khen của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia.
2004
- Tháng 4: ASIMO tới thăm Việt Nam.
- Tháng 9: Bắt đầu cuôc thi tìm hiểu an toàn giao thông trên truyền hình” Tôi yêu Việt Nam”.
- Tháng 11: Ra mắt 2 kiểu xe Wave ZX và Future 2.
2005
- Tháng 1: Honda Nhật Bản giới thiệu Honda Spacy 102cc sản xuất tại Việt Nam qua các cửa hàng HEAD .
- Tháng 4: Chào mừng chiếc xe thứ 2 triệu.
- Tháng 7: Đón nhân huân chương lao động hạng 3.
- Tháng 11: Ra mắt Wave RS.
2006
- Tháng 3: Kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt xe Super Dream.
- Tháng 4: Ra mắt Future neo GT.
- Tháng 5: Ra mắt Future neo phanh cơ.
- Tháng 6: Ra mắt Wave RSV.
- Tháng10: Giới thiệu mẫu xe tay ga hoàn toàn mới CLICK ra thị trường. Cuối tháng giới thiệu Wave 100S.
- Tháng 12: Trao giải thưởng Honda giành cho kỹ sư và các nhà khoa học trẻ Việt Nam.
2007
- Tháng 4: Xuất xưởng và ra mắt xe tay ga Air Blade.
- Tháng 4: Ra mắt xe Future F1 với công nghệ phun xăng điện tử, tiết kiệm nhiên liệu.
- Tháng 5: Ra mắt Wave S.
- háng 7: Công bố mở rộng nhà máy và chương trình “Tôi yêu Việt Nam “ lần 2.
- Tháng 8: Ra mắt CLICK với màu mới.
- Tháng 10: Ra mắt Future mới với nhiều tính năng vượt trội hơn.
Phần 2: Hoạch định chiến lược của Honda Việt Nam:
1.Phân tích môi trường kinh doanh:
1.1 Môi trường vĩ mô:
1.1.1 Môi trường kinh tế:
1.1.1.1 Về GDP và chu kỳ kinh tế:
Trong khoảng 7 năm trở lại đây GDP của Việt Nam liên tục tăng với tốc độ cao, nếu như năm 2000 GDP đạt 441.646 tỷ đồng thì đến năm 2006-tức là chỉ sau 6 năm- đã tăng lên gấp đôi đạt 903.790 tỷ đồng. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao từ 6- 8%, và nổi bật nhất là năm 2005 với mức tăng trưởng là: 8,44%, dự kiến năm 2007 là: 8,2%-8,5%. Dự đoán trong giai đoạn 2006-2010 là: 7,5%-8,8%. Theo đó, đến năm 2010 tổng GDP đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng(cao gấp 2,1 lần so với năm 2000- theo giá hiện hành). Đến năm 2020 GDP sẽ đạt gần 3.000 nghìn tỷ đồng(cao gấp 4 lần so với năm 2000).GDP bình quân trên đầu người năm 2010 đạt 1.050-1.100USD/người (theo giá hiện hành), đến năm 2020 sẽ tăng 3,3-3,6 lần so với năm 2000. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới cũng ở giai đoạn tăng trưởng cao với tốc độ 3,9% năm 2006 cao hơn 3,5% năm 2005(theo Ngân hàng thế giới) và trong khu vực ASEAN tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2006 đạt 5,4% tương đương với năm 2005( theo nghiên cứu của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản).
Với mức tăng trưởng cao trong các năm qua đã làm cho thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nhất là nhóm người có thu nhập thấp. Do đó, chi tiêu của người dân sẽ tăng lên làm cho sức cầu về phương tiện đi lại- phương tiện thiết yếu trong đời sống- tăng lên, mặt khác thu nhập của người dân vẫn còn thấp( dự tính năm 2010 đạt 1.050-1.100USD/người) vì vậy mua xe ôtô vẫn là điều quá khả năng, điều này tạo thuận lợi cho Honda Việt Nam(HVN) và các hãng xe máy trên thị trường Việt Nam phát triển sản xuất, cung ứng ra thị trường nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn nữa trong thời gian tới, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.
Tăng trưởng cao của nước ta tạo ra sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực xe máy, ôtô bỏ vốn vào Việt Nam tạo ra sự canh tranh lớn hơn trên thị trường, gây ra áp lực cạnh tranh lớn cho HVN.
1.1.1.2 Về tỷ giá hối đoái:
Từ năm 1997 tới nay, xu hướng chung của USD là tăng nhẹ so với VND, tỷ giá phổ biến từ năm 2001-2005 là trong khoảng 15.000-dưới 16.000; còn từ đó đến nay thì tỷ giá giữa VND và USD là trên 16.000. Bước sang năm 2007 tỷ giá bắt đầu tăng từ tháng 4, bình quân mỗi tháng tăng 0,5% so với tháng trước. Nhưng theo quan sát từ năm 2003 đến nay thì tỷ giá đô la Mỹ tăng thấp đáng kể so với giá vàng và giá tiêu dùng( xem ví dụ về chỉ số giá tiêu dùng, vàng, đôla Mỹ năm 2006)
Mặt khác, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNNVN) sẽ lên tới 18.000/USD vào năm 2010 và 20.000VNĐ/USD vào năm 2020. Với việc tỷ giá hối đoán tăng như vậy sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. HVN- là một doanh nghiệp đi đầu trong nghành xe máy trong lĩnh vực xuất khẩu, với các linh kiện, xe máy nguyên chiếc- có được những lợi thế về giá sẽ rẻ hơn, và tăng sự cạnh tranh. Do vậy, xuất khẩu cũng sẽ tăng lên làm tãng lợi nhuận cho công ty.
Giá USD tăng chậm hơn so với giá tiêu dùng và vàng đồng nghĩa với việc các linh kiện nhập về của HVN sẽ rẻ hơn một cách tương đối khiến giá xe sẽ giảm đi theo( một cách tương đối), thu hút được khách hàng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới khi mà đồng USD xuống giá so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như: EURO, GBP hay YEN, trong khi tỷ giá hối đoái của VND so với các ngoại tệ khác được thông qua USD thì việc tỷ giá hối đoái tăng giữa VND và USD sẽ tác động theo chiều hướng khác nhau cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu liên quan tới Châu Âu. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu bị lỗ do giá thì tính theo USD trong khi đồng đôla giàm so với euro, nhưng giá nguyên liệu nhập về lại tăng do tỷ giá tăng. Không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu mà các doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị máy móc, dây chuyền từ Châu Âu phải chịu giá cao làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Bởi lý do trên nên việc xuất nhập khẩu của HVN sang các thị trường sử dụng đồng EURO để quy đổi là gặp những bất lợi.
1.1.1.3 Về lạm phát:
Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã cho thấy lạm phát của Việt Nam có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2005 là 8,3%, trong năm 2006 là 7,5%, tính đến hết tháng 9 năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng 7,32% so với tháng 12 /2006 và 8,8% so với 12/2006. Theo dự báo trong các tháng cuối năm giá còn tăng lên cao nữa còn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì nguy cơ lạm phát có thể lên tới 8,4%-8,9% và cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. Điều đáng chú ý là tốc độ lạm phát trung bình của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, mức trung bình của các nước đang phát triển là thành viên của ADB năm 2005 là 3,4% và năm 2006 là 3,3%.
Việc tốc độ lạm phát tăng cao trong vòng 3 năm trở lại đây gây ra những khó khăn với người tiêu dùng, nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
Đối với những người có thu nhập thấp lạm phát tăng cao làm thu nhập thực tế của họ ngày càng giảm đi, khiến sức mua của họ bị giảm đi, đời sống của họ thêm khó khăn và sức cầu về xe máy, một hàng hoá lâu bền cũng giảm theo.
Các nhà đầu tư, kể cả Nhà nước đang là chủ đầu tư của hàng ngàn tỷ đồng vào các công trình lớn nhỏ cũng chịu tác động lớn trước tình hình lạm phát tăng cao. Lạm phát tăng kéo theo giá các vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt, thép… tăng lên làm tiến độ thực hiện các công trình đầu tư chậm lại gây thất thoát tiền của, gián đoạn các kế hoạch phát triển. Điều này làm HVN phải thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư của mình.
Còn đối với DN sản xuất trong nước mà HVN cũng nằm trong số đó, lạm phát làm giá nhập khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ tăng (máy móc, nguyên vật liệu…) và giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào làm giảm hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp với hàng nhập khẩu nhất là những hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
1.1.2 Văn hóa- xã hội:
1.1.2.1 Về dân số:
Nước ta là một nước đông dân cư. Năm 2004 là 83.031.700 người (trong đó 40.310.500 nam, 41.721.200 nữ ). Năm 2005 là 83.104.900 người (trong đó 40.845.400 nam, 42.259.500 nữ ). Sơ bộ năm 2006 là 84.108.100 người (trong đó 41.330.900 nam, 42.777.200 nữ ). Dự báo trong giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng tưởng dân số bình quân của nước ta là 1,25% và đến năm 2010 nước ta đạt 88.446.000 người trong đó có gần 26 triệu người sống ở khu vực đô thị chiếm 29,25%; dự báo trong 2010-2020 tốc độ tăng dân số hàng năm là 1,18% và dân số năm 2020 là 99.455.000 người, trong đó gần 35 triệu người sống trong khu vực thành thị chiếm 35,15%. Hiện nay, nước ta có 57% dân số trong độ tuổi từ 15-30 tuổi, tỷ lệ này sẽ giảm chút ít trong các năm tiếp theo xong vẫn giữ ở mức trên dưới 50%.
Với quy mô dân số đông tạo ra một nguồn nhân lực lớn đem lại sự dễ dàng cho HVN trong việc tuyển dụng, thêm vào đó với số dân trên 83 triệu người là một thị trường đầy hấp dẫn cho HVN.
Cơ cấu dân số trẻ sẽ là ưu thế cho HVN phát triển các dòng xe tập trung vào một phân đoạn thị trường nhờ đó có thể tập hợp nguồn lực cho phát triển. Mặt khác, đây cũng là nguồn nhân lực có trình độ, năng động và sự nhiệt huyết với công việc là một lợi thế cho HVN.
Cơ cấu dân số theo giới tính ở mức độ cân bằng tạo điều kiện cho HVN sản xuất các dòng xe đa dạng phục vụ nhu cầu của cả hai giới
.
1.1.2.2 Về phong cách sống:
Cùng với mức tăng lên của thu nhập thì nhìn chung, xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam chuyển dịch từ yêu cầu "ăn no mặc ấm" sang "ăn ngon mặc đẹp" làm cho chất lượng cuộc sống nâng lên. Quan niệm về hàng hóa lâu bền và giá trị cao cũng đã thay đổi. Nếu như những năm trước đây, các mặt hàng xe máy, tủ lạnh, điều hòa, ôtô, máy giặt, các thiết bị nghe nhìn được xem là đồ dùng cao cấp đắt tiền thậm trí có ý nghĩa "dự trữ tài sản", thì nay đã được phổ cập ở thành thị và lan sang cả khu vực nông thôn.
Xu hướng mua sắp hàng giá trị cao, hàng hiệu chạy theo mốt mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới.
Do thu nhập được nâng cao đời sống được cải thiện lên các nhu cầu về tinh thần ngày càng người dân chú ý. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, phương tiện đi lại, thông tin và giáo dục sẽ có tốc độ cao hơn các chi tiêu khác.
Với sự thay đổi như vây của phong cách sống, nhất là với xu hướng chạy theo mốt của giới trẻ sẽ làm cho HVN có định hướng phát triển các dòng xe thời trang, sành điệu, bắt mắt với giới trẻ trong tương lai. Thị trường của các mặt hàng lâu bền như xe máy cũng sẽ không bị bó hẹp trong khu vực thành thị( chiếm 45%) mà mở rộng xang khu vực nông thôn tạo thuân lợi cho HVN có thêm thị trường tiêu thụ, tăng thêm sản lượng bán hàng.
Chính trị và pháp luật:
Hơn 20 năm đổi mới,chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn,có ý nghĩa lịch sử.Đó là nhờ hệ thống chính trị vận hành tốt,đây cũng là yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định trong thời gian qua.
Hệ thống chính trị cuả nước ta bao gồm: Đảng Cộng Sản, Chính Phủ, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội thành viên. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, phấn đấu theo đuổi mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng,dân chủ văn minh,tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nhờ có sự thống nhất về mục tiêu và nguyên tắc trên mà trong thời gian qua chúng ta luôn có được sự ổn định chính trị trước những biến động trong khu vực và trên thế giới. Biểu hiện ra đó là: đời sống nhân dân được ổn định, dân chủ hóa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,đảm bảo hòa bình ổn định trong nước, quan hệ tốt với các nước láng giềng và thế giới, tăng trưởng kinh tế cao, được cộng đồng thế giới công nhận.
Đây là cơ sở để HVN( là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài) an tâm hoạt động trong thời gian tiếp theo, cam kết gắn bó lâu dài với người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, mô hình nhà nước ta là nhà nước pháp quyền nhưng lại tồn tại tàn dư của nhà nước quan liêu bao cấp gây khó khăn cho chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Song nhận thức được những điểm yếu của mình nhà nước ta đã và đang tiến hành những cải cách như: về bộ máy hành chính theo hướng nhỏ gọn, tập trung,nâng cao trình độ của cán bộ, minh bạch hóa chi tiêu; hoàn thiện thống pháp luật theo hướng đơn giản hóa(ví dụ như: luật đầu tư ra đời để thống nhất khung pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài, hay thông tư liên tịch về đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp,hoăc cơ chế một cửa trong hoạt động của hải quan và thuế..); xây dựng và phát triển thị trường nhất là thị trường vốn. Tất cả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút được ngày càng nhiều vốn từ bên ngoài để phát triển đất nước cũng như ngành công nhiệp nói riêng,phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Với việc hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh thì tạo ra môi trường pháp lý cho HVN có thể hoạt động thuận lợi tránh mọi phiền hà.
Kỹ thuật công nghệ:
Có thể nói trong thời đại ngày nay công nghệ là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, có đổi mới công nghệ thành công doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh trên thị trường. Yếu tố công nghệ vừa tạo ra vừa phả bỏ , công nghệ tạo ra những sản phẩm mới nhưng công nghệ lại loại bỏ những sản phẩm cũ lạc hậu. Do đó việc đổi mới công nghệ và nhất là nắm bắt xu hướng đổi mới công nghệ là điều bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Theo thông tin từ Bộ KH&CN thì phần lớn các doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới đến 2-3 thế hệ.80-90% công nghệ nước ta là ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960-1970, 75% đã bị hết khấu hao, 50% là được tân trang. Tính trung cho các doanh nghiệp mức độ thiết bị hiện đại là 10%, mức trung bình là 38%, mức lạc hậu và rất lạc hậu là 52 %. Đặc biệt là khu vực sản suất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí khoảng 0,2- 0,3 % doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5% và ở Hàn Quốc là 10%. Đánh giá của Bộ KH&CN thì năng lực đổi mới công nghệ là loại “năng lực yếu nhất” của các doanh nghiệp Việt Nam.Việc đổi mới công nghệ chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Vấn đề của chúng ta ở đây là các doanh nghiệp VN thiếu vốn cho việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cũng chỉ chú ý đến việc đổi mới thành phần kỹ thuật của công nghệ còn 3 thành phần là: con người , thông tin, thiết chế thì gần như không được chú ý đến mà không biết rằng phải hội tụ đủ bốn yếu tố trên mới gọi là đổi mới công nghệ; đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn châm,mang tính thụ động.
Thực trạng đáng buồn này khiến cho các doanh nghiệp trong nước vốn đã yếu nay lại mất dần khả năng cạnh tranh ngay trên “sân nhà”. Điều này nếu xét riêng trong nghành xe máy thì sẽ là lợi thế của HVN-bởi có một dây chuyền hiện đại, liên tục đổi mới công nghệ- trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp xe máy trong nước.
1.2 Môi trường ngành:
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh:
a) Nhu cầu của thị trường:
Xe máy hầu như đã trở thành phương tiện thiết yếu của người dân. Theo thống kê của Bộ công nghiệp Việt Nam vào tháng 6 năm 2007: Hiện nay, cả nước có khoảng 20 triệu xe máy đang lưu hành với số lượng bán ra gần 2 triệu xe / năm và tăng trưởng bình quân 2%/ năm. Có thể thấy đây là cơ hội cho HVN cũng như các doanh nghiệp trong ngành mở rộng quy mô sản xuất và lắp ráp xe máy hướng tới khu vực nông thôn và phát triển các dòng xe cao cấp cho khu vực thành thị và phục vụ xuất khẩu.
b) Đối thủ cạnh tranh:
Theo số liệu của Bộ công nghiệp, nước ta có 52 doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có: 22 doanh nghiệp quốc doanh, 23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 7 doanh nghiệp FDI. Trong số các doanh nghiệp trên thì chỉ có 10 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, 24 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu, 10 doanh nghiệp cũ có khả năng bị giải thể.
Thị trường xe máy Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm sau:
Stt
Các doanh nghiệp
Thị phần
Đặc điểm
Nhóm 1
Honda
Yamaha
Suzuki
SYM
87%
- Quy mô sản xuất lớn.
- Sản phẩm đa dạng.
- Công nghệ tiên tiến của Nhật Bản hoặc Đài Loan.
- Kiểu dáng đẹp, thời trang.
- Giá cả vừa phải.
Nhóm 2
Piagio
3%
- Sản phẩm được nhập khẩu.
- Sản phẩm chủ yếu là xe tay ga.
- Công nghệ hiện đại.
- Kiểu dáng sang trọng.
- Giá tương đối cao.
Nhóm 3
Su fat
Lifan
Các doanh nghiệp lắp ráp của Việt Nam.
10%
- Quy mô sản xuất vừa và nhỏ.
- Sản phẩm ít.
- Kiểu dáng bắt chước của các doanh nghiệp nhóm 1.
- Công nghệ chủ yếu là từ Trung Quốc.
- Giá rẻ.
Các doanh nghiệp thuộc nhóm 3 là những doanh nghiệp yếu, với kinh nghiệm sản xuất chưa nhiều, sự hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp cũng rời rạc, xúc tiến thương mại yếu, thậm chí cạnh tranh thiếu lành mạnh. Bởi vậy sức ép của các doanh nghiệp thuộc nhóm 3 lên HVN là không nhiều, có chăng chỉ là gây áp lực về giá cả của sản phẩm. Chủ yếu các thành viên trong nhóm 3 là cạnh tranh với nhau.
Các doanh nghiệp thuộc nhóm 2(Piago) là những doanh nghiệp có khả năng cạnh lớn với HVN trong việc tranh giành thị phần của dòng xe trung và cao cấp. Trong cuộc đua này có thể nói HVN đang bị thất thế bởi các dòng xe của Piago thường gắn liền với sự sang trọng đã đánh vào tâm lý dùng “hàng hiệu” của một bộ phận của người dân Việt Nam. Song cũng có thể nhận thấy rằng do phải nhập khẩu nên giá khá cao, hệ thống các cửa hàng đại lý, sửa chữa không nhiều mà hiện nay sự phổ biến trong sử dụng là không cao và do vậy chưa ảnh hưởng nhiều đến HVN. Nhưng bằng việc xây dựng nhà máy Piagio Việt Nam thì trong thời gian tới Piagio sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn mà HVN phải đương đầu.
Có thể nói trong thời điểm hiện tại thì thị trường xe máy Việt Nam là cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc nhóm 1. Đặc biệt, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của HVN là Yamaha Việt Nam(YVN) bởi công nghệ là của Nhật Bản, các sản phẩm đa dạng liên tục thay đổi mẫu mã(thường là đi trước so với HVN), giá cả được điều chỉnh ở mức có thể cạnh tranh với HVN về giá. Các dòng xe của Yamaha Việt Nam lại hướng đến những người trẻ tuổi thích năng động với hệ thống quảng cáo rầm rộ nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, điểm yếu của Yamaha Việt Nam chính là chất lượng các dòng xe chưa cao khả năng vận hành lâu dài còn chưa tốt và đây cũng chính là điểm mà HVN có thể khai thác. Hiện nay thị phần của Suzuki đã mất dần vào tay HVN và YVN bởi các sản phẩm mới chưa nhiều, hệ thống phân phối còn nhỏ bé, khâu marketing còn yếu và trong thời điểm hiện tại là không thể cạnh tranh với HVN nhưng cũng cần nhận thấy rằng Suzuki không rời bỏ thị trường Việt Nam mà là tạm thời chững lại. Có thể trong thời gian tới khi thích hợp thì Suzuki sẽ lại tung ra nhiếu sản phẩm mới nhằm giành lại thị phần đã mất. Trong nhóm 1 thì SYM là đối thủ cạnh tranh yếu nhất của HVN bởi chưa có một hoạt động marketing mạnh các sản phẩm có kiếu dáng không được đẹp và đa dạng như HVN, nhưng một điều dễ nhận thấy là giá thành rất thấp, thấp hơn của HVN và lại hướng vào đối tượng tiêu dùng là người nông thôn ( chiếm 70% dân cư) và điểm mạnh chính là sự bền bỉ của động cơ (rất phù hợp với điều kiện không được thường xuyên bảo dưỡng). Trong thời gian tới nếu khắc phục được nhược điểm về kiểu dáng thì thật sự là đối thủ cạnh tranh lớn của HVN.
1.2.2 Nhà cung ứng:
Các nhà cung ứng của HVN rất nhiều, có thể liệt kê ở các nước:
Nhật Bản: cung ứng các linh kiên quan trọng nhất của xe máy liên quan đến động cơ và hộp số như: xi lanh, pittông, trục máy, trục chuyển động, khớp ly hợp.
Thái Lan: cung cấp một phần các linh kiện quan trong trên và hộp xy-lanh, chế hoà khí bơm dầu.
Trung Quốc: cung cấp các linh kiện phụ khác: đèn, gương, vỏ máy…
Việt Nam: một phần các linh kiện là được sản xuất trưc tiếp ở công ty HVN và các thành viên của Honda tại Việt Nam, còn các công ty khác thì chỉ cung cấp những chi tiết không quan trọng như: lốp, săm, vòng bi và một số chi tiết nhựa.
Tuy các nhà cung ứng cho HVN nhiều nhưng có thể thấy các linh kiện này đều lấy từ các công ty là thành viên của Honda toàn cầu. Ví dụ như: ở Thái Lan là: Aisia Honda Motor; ở Nhật Bản là các công ty con của Honda; ở Việt Nam và Trung Quốc đều là các công ty liên doanh của Honda Nhật Bản. Chỉ có một số ít các linh kiện không quan trọng mới là của các doanh nghiệp, công ty Việt Nam. Vì vậy, sức ép của các nhà cung ứng lên HVN là yếu .
1.2.3 Khách hàng:
a) Mô tả sơ lược khách hàng:
Tuổi: Từ 18 đến 60.
Thu nhập: Hiện nay bình quân chung là khoảng hơn 800$người/ năm. Đến năm 2010 dự kiến là khoảng trên 1000$người/ năm.
Nơi ở: Tập trung chủ yếu ở thành thị và nông thôn.
Thói quen tiêu dùng: Trước đây, người tiêu dùng có thói quen tiêu dùng những hàng hóa có giá rẻ và sử dụng lâu bền. Nhưng đến nay, thói quen đó đã thay đổi, họ hướng tới những sản phẩm có kiểu dáng đẹp, bắt mắt.
b) Phân tích khách hàng:
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy với những nhãn hiệu như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piagio, SYM… Chính vì vậy người tiêu dùng có thể có nhiều sự lựa chọn khác nhau, nếu không sử dụng xe máy của Honda họ có thể sử dụng xe máy của các hãng khác. Bên cạnh đó, chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp là không lớn bởi vì giá xe của các doanh nghiệp không chênh lệch nhau là mấy. Mặt khác, hiện nay ngoài việc sử dụng xe máy chúng ta có thể sử dụng các phương tiên giao thông khác như: xe đạp điện, ô tô và các phương tiện giao thông công cộng. Do vậy, sức ép của khách hàng lên HVN là khá lớn, đòi hỏi HVN phải nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng( nhất là đối với giới trẻ) thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường.
1.2.4 Sản phẩm thay thế:
Dễ thấy, các sản phẩm thay thế của xe máy là: xe đạp điện, ô tô , các phương tiện giao thông công cộng.
Xe đạp điện: Sau 5 năm gần như bị bỏ quên xe đạp điện lại hấp dẫn trở lại đối với người tiêu dùng. Bởi những lợi thế: nhỏ gọn, thân thiên với môi trường, không cần phải đội mũ bảo hiểm, tiện sử dụng. Với khoảng 3,5 triêu đồng là có một chiếc xe đạp điện, tốc độ 30-40km/h, có thể chạy liên tục 40-80 km sau mỗi lần xạc, chi phí mỗi lần xạc chỉ khoàng 5000 đồng. Mẫu mã đa dạng, phong phú, có cả xe tay ga kiều dáng đẹp. Do vậy, hiện nay có nhiều viên chức nhà nước đã lựa chọn xe đạp điện làm phương tiện đi lại thay thế cho xe máy. Chính vì những lý do trên mà xe đạp điện là một nguy cơ đối với HVN và các doanh nghiệp xe máy trong nước.
Ô tô: Có thể nói thị trường ô tô đang ngày càng trở nên sôi động do nhu cầu của người dân tăng và thuế nhập khẩu đã giảm( hiện nay là 70%). Với một người có mức thu nhập cao, thì họ thích sử dụng ô tô hơn là xe máy. Trong thời gian tới số lượng xe tiêu thụ trong cả nước sẽ tăng lên và khi đó sẽ gây áp lực cạnh tranh đối với HVN trong phân khúc thị trường xe máy cao cấp.
Các phương tiện giao thông công cộng ( xe buýt ): Với ưu điểm chi phí sử dụng nhỏ, giảm bớt sự ách tắc giao thông do sử dụng quá nhiều xe máy trong đô thi. Đây cũng là phương tiện giao thông được chính phủ khuyến khích sử dụng trong thời gian tới, nên sẽ gây khó khăn cho việc tiêu thụ xe máy trong đô thị.
1.2.5 Đối thủ tiền ẩn:
Dự báo trong thời gian tới thị trường xe máy Việt Nam sẽ bão hòa do tổng cung tương đối lớn( sản lượng toàn ngành ước tính gần 3 triệu chiếc).
Hơn nữa hiện nay các doanh nghiệp trong ngành xe máy trong nước liên tục mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm, giá thành được giảm và dịch vụ sau bán hàng ngày càng hoàn thiện.
Vì vậy, việc gia nhập ngành là tương đối khó khăn cho nên sức ép của các đối thủ tiềm ẩn nên HVN và các doanh nghiệp trong ngành là không cao.
Chìa khóa thành công
Qua việc phân tích môi trường ngành có thể thấy được chìa khóa thành công của ngành xe máy là bốn yếu tố
1. Công nghệ.
2. Thương hiệu.
3. Gía cả.
4. Thiết kế.
Công nghệ tốt, hiện đại sẽ tiết kiệm được nhiên liệu , xe có độ bền cao không gây ô nhiễm môi trường.
Thương hiệu mạnh, uy tín sẽ tạo sự tin tưởng ở khach hàng
Gía cả, đây là yếu tố chính tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng nhưng giá thấp và có đa dạng các sản phẩm với các mức giá khác nhau, doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng.
Thiết kế: nhu cầu của khách hàng là luôn thay đổi, vì vậy đòi hỏi phải có các sản phẩm với mẫu mã kiểu dáng đa dạng .
2.Phân tích nội bộ doanh nghiệp:
Để đánh giá tình hình nội bộ doanh nghiệp, chúng tôi dùng chuỗi giá trị để phân tích. Chuỗi giá trị này do công ty tư vấn Mckinsey xây dựng dựa trên hệ thống kinh doanh. Nó bao gồm chuỗi các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp.
2.1 Hoạt động trực tiếp:
2.1.1 Cung ứng bên ngoài:
Một chiếc xe máy hoàn chỉnh là sự kết hợp của khoảng 500 các linh kiện. Các linh kiện này được chia làm 2 loại, những linh kiện gốc (Core component), linh kiện không gốc( hay còn gọi là linh kiện bổ trợ non-core component ) dựa trên chức năng cũng như khả năng nhận biết của khách hàng về chất lượng và hoạt động của linh kiện.
Bảng phân loại các linh kiện tại HVN:
Linh kiện gốc
Linh kiện không gốc
Máy
Vành thiết bị chuyển động, phanh
Đèn, gương
Chức năng
Cơ bản Bổ sung
Công nghệ yêu cầu
Cao Thấp
Mức độ hoạt động(theo nhận biết của người tiêu dùng)
Chất lượng caoChất lượng thấp
Hệ thống cung cấp của HVN được xây dựng theo hình tháp với những đặc điểm sau:
Asian Honda
( Thái Lan )
Sundiro Honda
( Trung Quốc )
Honda Việt Nam
Nhà cung cấp tại Việt Nam
Nhà cung cấp tại Thái Lan
Nhà cung cấp tạiTrungQuốc
Quan hệ mua bán trực tiếp
Quan hệ mua bán gián tiếp
Nhà cung ứng cấp1
Nhà cung ứng cấp 2
Tăng số lượng các nhà cung cấp tại Việt Nam: Trước đây khi mới sản xuất tại Việt Nam, HVN chỉ có 14 nhà cung cấp tại Việt Nam( bao gồm các nhà sản xuất trong nước và các doanh nghiệp FDI) nhưng bây giờ số lượng các nhà cung cấp tăng lên hơn 30 nhà cung cấp.
Chuyển dịch từ những nhà cung cấp ở Thái Lan sang những nhà cung cấp tại Trung Quốc: Linh kiện được mua sắm từ Trung Quốc đều thông qua công ty liên doanh 50% vốn của Honda tại Trung Quốc, công ty Honda Sundiro Motorcycle Co., Ltd..
Tăng số lượng các nhà cung ứng cấp 1:
Tăng số lượng các nhà cung ứng cấp 2 và 3: Điều này trước tiên là hệ quả của việc tăng số lượng các nhà cung cấp cấp một, đặc biệt là các nhà cung cấp từ Trung Quốc.
Một điểm đáng chú ý ở đây là hầu hết những thay đổi trong hệ thống cung cấp của HVN chỉ diễn ra đối với các linh kiện không gốc. Ba thay đổi đầu tiên ở trên chỉ được ghi nhận trong hệ thống cung cấp của linh kiện không gốc. Đối với các linh kiện gốc, hệ thống cung cấp vẫn được hạn chế trong các thành viên của keiretsu Keiretsu được hiểu là tập hợp các công ty Nhật có quan hệ làm ăn lâu dài.
tại Nhật Bản, Thái Lan và In-đô-nê-xia.
Với hệ thống cung cấp các linh kiện không gốc kể trên đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho HVN, đặc biệt là về giá. Trong khi hệ thống này đem lạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0860.doc