MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu nhân sự trong công ty. 6
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2009 7
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán theo năm từ 2006 đến 2009 9
Bảng 4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chía theo thành thị và nông thôn , kết hợp 5 nhóm thu nhập 17
Hình 1: Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2006 – 2009 8
Hình 2 : Bảng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong 4 năm vừa qua 10
Hình 4: Tình hình thâm hụt thương mại và lạm phát năm
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chiến lược hội nhập quốc tế của Công ty XNK và đầu tư Nam Việt Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008-2010 13
Hình 5: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của công ty 22
Hình 6: Biểu đồ Tình hình tài chính của công ty 23
Hình 7: Cơ cấu lao động trong công ty 25
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, chúng ta đã thực sự thấy rõ sức ảnh hưởng và sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế ngày càng trở nên sâu sắc giữa các quốc gia các khu vực và trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Ngày 7-11-2006, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 150 gia nhập WTO. Đứng trên cương vị của người tiêu dùng, chúng ta được tiếp cận và sử dụng hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ. Tuy nhiên trên cương vị của nhà sản xuất, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nước ngoài, khi không còn những ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.
Phải làm sao nhanh chóng tiếp cận những công nghệ tiên tiến trên thế giới trong khi khả năng về vốn khó có thể đáp ứng để trang bị toàn bộ những dây chuyền sản xuất hiện đại? Chính vì vậy, một số doanh nghiệp đã chọn cho mình chiến lược tập trung vào hoạt động nhập khẩu các linh kiện nước ngoài để lắp ráp trong nước. Đây cũng chính là hướng đi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát trong hoạt động sản xuất và lắp ráp xe máy.
Với một thị trường hơn 85 triệu dân, nhu cầu phương tiện đi lại ngày càng gia tăng, đặc biệt là xe máy, công ty đang có một thị trường lớn, dồi dào và đầy tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu luôn tiềm ẩn những rủi ro từ những thông tin không đầy đủ cho đến những kinh nghiệm của nhà quản lý trong quá trình tìm hiểu, đàm phán, giao dịch và thanh toán… với các đối tác nước ngoài. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những bất ổn từ chính sách kinh tế vĩ mô và sự canh tranh gay gắt từ những doanh nghiệp cùng ngành trong nền kinh tế thị trường.
Trước bối cảnh đó đã đặt cho các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy nói chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát nói riêng những cơ hội và thách thức lớn lao.
Vì vậy qua quá trình thực tập tại công ty, được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Đàm Quang Vinh, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty, em mạnh dạn chọn đề tài "Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát" làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích của đề tài: đề xuất những biện pháp cho chiến lược hội nhập quốc tế của công ty Nam Việt Phát.
- Nhiệm vụ của chuyên đề là tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
+ Khái quát chung về công ty Nam Việt Phát, phân tích các yếu tố bên trong công ty để nhận định điểm mạnh – yếu của công ty trong kinh doanh giai đoạn 2006-2009, kết hợp phân tích các yếu tố môi trường hội nhập bên ngoài giai đoạn 2006-2009 ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó, nhận diện toàn bộ các cơ hội và thách thức đặt ra cho công ty.
+ Phương hướng và một số giải pháp đến năm 2015 cho chiến lược hội nhập quốc tế của công ty để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: các nội dung hoạt động có tác động đến quá trình phát triển của công ty trong hội nhập quốc tế.
- Pham vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế giai đoạn 2006-2009 và đề xuất phương hướng và giải pháp cho chiến lược hội nhập quốc tế của công ty.
4. Kết cấu chuyên đề.
Chuyên đề chia làm 2 phần:
Phần I: Thực trạng công cuộc hội nhập quốc tế tại công ty Nam Việt Phát.
Phần II: Một số giải pháp cho chiến lược hội nhập của công ty Nam Việt Phát.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý kiến chủ quan của cá nhân nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
PHẦN I
THỰC TRẠNG CÔNG CUỘC HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ ĐẦU TƯ NAM VIỆT PHÁT
Mục đích nghiên cứu của chương này là giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về công ty. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong hội nhập quốc tế như: bối cảnh hội nhập WTO, môi trường kinh doanh trong nước, các nhân tố thuộc về môi trường nội bộ công ty Nam Việt Phát. Mỗi nhân tố ảnh hưởng có thể ảnh hưởng thuận lợi hoặc bất lợi đến phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết cấu phần I:
1. Tổng quan về quá trình hình thành phát triển và kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2006-2009.
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
1. Tổng quan về quá trình hình thành phát triển và kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2006 – 2009.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát (Nam Viet Phat import- export Investment Company) được thành lập theo quyết định số 1930 QDUB ký ngày 6/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty có tiền thân là công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Vạn Xuân. Đây là công ty được thành lập từ năm 1998 với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Đến năm 2003 do thị trường xe gắn máy mở rộng nên công ty Vạn Xuân tách ra thành lập thêm công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát. Công ty Nam Việt Phát hoạt động độc lập với công ty ban đầu và đặt trụ sở tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát.
Tên giao dịch quốc tế: NamVietPhat import- export Investment Company.
Trụ sở giao dịch: Lô 11-tổ 76- phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội.
Mã số thuế: 01011715519
Điện thoại: (04)2610294
(04)2610295
Fax: (04)6503297
Email: navimex@viettel.vn
Vốn chủ sở hữu : 7,12 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
Tư vấn- đầu tư tài chính - chuyển giao công nghệ.
Sản xuất công nghiệp: Chủ yếu là sản xuất và lắp ráp xe máy.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.
Là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và có kinh nghiêm lâu năm trong nghề nên ngay từ những ngày đầu thành lập thì công ty Nam Việt Phát đã xác định thế mạnh của công ty là sản xuất và lắp ráp xe máy. Công ty gồm 3 showroom các tỉnh thành và 2 xí nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy với dây chuyền công nghệ hiện đại được đặt tại ga Gia Lâm.
Nhiệm vụ- mục tiêu của công ty:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dại hạn về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp ráp theo đúng pháp luật hiện hành của nhà nước
Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, đổi mới trang thiết bị, tổ chức quảng cáo để nâng cao năng lực kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao.
Thực hiện báo cáo theo ngành và chịu sự thanh tra của pháp luật.
Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh và an toàn xã hội
Mục tiêu của công ty là phát huy thế mạnh con người và phấn đấu phát triển mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ để trở thành công ty có uy tín đối với người tiêu dùng và có tiềm lực kinh tế mạnh tầm cỡ trong ngành sản xuất xe máy nội địa
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
* Sơ Đồ Tổ Chức
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kĩ thuật
Phòng Kế toán - Tài chính
Phòng dự án – Kinh doanh
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Show room 1 Hà Đông
Show room 2 Mê Linh
Show room 3 Gia Lâm
( Nguồn: Báo cáo về nhân sự công ty năm 2009)
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
- Giám đốc: do HDQT công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh phụ trách 2 phòng kế toán tài chính và dự án kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động của 2 phòng.
+ Phòng kế toán - tài chính: kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, thực hiên lập các báo cáo tài chính theo quy định.
+ Phòng dự án- kinh doanh xây dựng các dự án sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong hoạt động kinh doanh từ nhập khẩu đến sản xuất và phân phối sao cho hiệu quả cao nhất.
Phó giám đốc kĩ thuật phụ trách tình hình sản xuất tại 2 phân xưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động của 2 phân xưởng.
+ Phân xưởng 1: lắp ráp cơ bản các linh kiện và chi tiết máy móc, đảm bảo chất lượng ở khâu này, đảm bảo tiến độ hoạt động theo kế hoach của toàn công ty.
+ Phân xưởng 2: Hoàn thiện quy trình lắp ráp, kiểm tra đầu ra của sản phẩm, đảm bảo tiến độ hoạt động theo kế hoach của toàn công ty.
* Nguồn nhân lực
Bảng 1: cơ cấu nhân sự trong công ty.
Trình độ
Cơ cấu
Đại học
Cao đẳng
Trung học chuyên nghiệp
Lao động phổ thông
Tổng số
NV văn phòng & quản lí điều hành
3
3
0
0
6
Kĩ sư
2
1
0
0
3
Công nhân lành nghề
1
2
18
23
44
Tổng số
6
6
18
23
53
( Nguồn: báo cáo về nhân sự công ty năm 2009 )
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2009 :
( Đơn vị : triệu đồng )
2006
2007
2008
2009
- Tổng DT hoạt động kinh doanh
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
- Tổng lợi nhuân kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN
- Lợi nhuận sau thuế TNDN
9452,38
N/A
9452,38
8440,57
1011,81
435
132
88
169
952,76
18,72
5,4
13,32
966,08
270,5024
695,5776
11703
N/A
11703
10209
1494
521
174
65,7
214
1561,3
30,76
11,45
19,31
1580,61
442,5708
1138,0392
6.532
N/A
6532
5826,4
705,6
113
184,7
115
220,9
298
13,7
22,7
-9
289
66.25
222,75
10230
N/A
10230
9090
1140
215
85,3
96,75
230,65
942,3
24,2
6,3
17,9
960,2
240,05
720,15
( Nguồn: phòng kế toán – tài chính )
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt, tổng doanh thu tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ giá hối đoái biến động tăng bất thường khiến giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tính bằng USD tăng làm cho khoản mục giá vốn hàng bán và chi phí tài chính tăng cao, lượng tiêu thụ giảm, tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Mặc dù vậy, trong điều kiện rất nhiều doanh nghiệp lớn rơi vào tình trạng thua lỗ, tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, công nhân thất nghiệp hàng loạt, công ty vẫn làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế đạt 222,75 triệu đồng ( giảm 80,43 % so với năm 2007).
Hình 1: Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2006 – 2009
( Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán theo năm từ 2006 đến 2009
( đơn vị : triệu đồng )
2006
2007
2008
2009
- Tài sản ngắn hạn
Tiền vào các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư TC ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
- Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư TC dài hạn
Tài sản dài hạn khác
- Tổng Tài sản
7012,05
415,6
N/A
4959,7
1481,35
155,4
6527,24
N/A
6341,34
N/A
185,9
N/A
13539,29
9606,72
515,9
650
6408,9
1514,72
517,2
6792,6
N/A
6467,85
N/A
324,75
N/A
16399,32
8496,49
215,7
320
4631,04
3250,85
78,9
6277,03
N/A
6123,25
N/A
153,78
N/A
14773,52
7764,84
456,8
545
5482,64
1259,4
21
6589,93
N/A
6374,24
N/A
215,69
N/A
14354,82
- Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài hạn
- Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và quỹ khác
- Tổng nguồn vốn
6785,15
111,31
6673,84
6754,14
5,7
13539,29
9567,15
1302.29
8264.86
6832,17
15,6
16399,32
7615,17
901.82
6713,35
7158,35
36,1
14773,52
7120,67
786.09
6334,58
7234,15
24,4
14354,82
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2006-2009)
Bảng cân đối kế toán của công ty không có nhiều biến động trong 4 năm ngoại trừ năm 2008 khoản mục hàng tồn kho tăng bất thường do tác động khủng hoảng tài chính 2008 làm giảm lượng hàng bán ra. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản khá cân đối đảm bảo cho công ty ổn định hoạt động tốt.
Khoản mục vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên mỗi năm đảm bảo yêu cầu gia tăng giá trị tài sản chủ sở hữu doanh nghiệp.
Hình 2 : Bảng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong 4 năm vừa qua :
( đơn vị : USD )
( Nguồn: phòng kế toán – tài chính )
Kim ngạch nhập khẩu trong 2 năm 2008 và 2009 có xu hướng giảm: trong năm 2008 là do khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong năm 2009 là do công ty chủ trương nhập khẩu ít vì lượng hàng tồn kho bao gồm cả linh kiện và xe máy nguyên chiếc của năm 2008 vẫn chưa tiêu thụ được.
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Các yếu tố bên ngoài
2.1.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế
Cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, đây là một bước tiến lớn có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các nguyên tắc hoạt động trong WTO đã có những tác động tích cực nhất định đối với hầu hết các doanh nghiệp. Có thể kể ra một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN ): đối xử với các nước khác nhau đều bình đẳng, nếu đưa ra chính sách đãi ngộ với một quốc gia thì đồng thời chính sách ấy cũng phải được áp dụng với các quốc gia còn lại trong WTO.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: đối xử với người nước ngoài và trong nước như nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau khi hàng nhập khẩu đã vào thị trường nội địa. Tuy nhiên đến năm 2011, Việt Nam mới phải áp dụng đầy đủ nguyên tắc này.
- Gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan ( tại việt Nam mức thuế suất chung đã giảm từ 17,4% xuống còn 13,6% ) thay vào đó hàng rào thương mại bao gồm các biện pháp như cấm nhập khẩu hàng kém chất lượng, hạn chế định lượng ( quota ) có tác dụng hạn chế => nhập khẩu có chọn lọc.
- Trong WTO, khi các nước thỏa thuận mở cửa thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ họ phải tiến hành rang buộc các cam kết thuế. Đối với thương mại hàng hóa, các cam kết này được thể hiện dưới hình thức thuế trần. Kết quả là WTO đã tạo ra sự đảm bảo cao hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Hiệp định chung về TM- DV ( GATT )giúp cho môi trường kinh tế được cong khai minh bạch và thông suốt hơn:
* Minh bạch hóa: các chính phủ phải công bố luật và quy định của mình, thông báo tất cả những thay đổi về luật lệ áp dụng cho các ngành có cam kết cụ thể.
* Thanh toán và chuyển tiền quốc tế: không còn bị hạn chế trừ khi chính phủ gặp khó khăn về cán cân thanh toán.
* Các cam kết cụ thể: tổng hợp một danh mục các cam kết, các ngành được mở cửa và mức độ mở cửa của ngành đó.
Tuy nhiên, đi kèm với đó là các khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp
- Các nước phát triển có thể thâm nhập dễ dàng hơn và chiếm lĩnh thị trường của các nước đang phát triển.
- Hiệp định TRIPS: các ngành công nghiệp muốn phát triển cần phải có khả năng tiếp cận đối với khoa học công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, nhưng các nước phát triển muốn giữ độc quyền hoặc đòi giá cao cho việc chuyển giao công nghệ mà các công ty nội địa không thể chấp nhận được.
2.1.2. Môi trường vĩ mô
2.1.2.1. Kinh tế
Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam năm 2009 bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Việc đánh giá, nhìn nhận lại kinh tế Việt Nam năm 2009 để rút ra những bài học, chỉ rõ những thách thức và giải pháp cho năm 2010 có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
* Tỷ giá hối đoái
Đơn vị: VND/USD
Hình 3: Biến động tỷ giá: 2006-2008
Click this bar to view the full image.
Nguồn: www.asset.vn.
- Trong hai năm 2006 - 2007, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng đều đặn. Trong vòng 24 tháng, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng từ gần 15.900 VND/USD lên xấp xỉ 16.200 VND/USD, tương đương 1,9% - mức thuận lợi cho môi trường kinh tế vĩ mô. Bốn tháng đầu năm 2008, tỷ giá sụt giảm trên 150 VND/USD, từ 16.100 trong tháng 1-2008 xuống 15.959 vào tháng 4-2008. Đảo chiều bất ngờ của tỷ giá trong hai tháng tiếp theo gây nhiều náo loạn trên thị trường ngoại hối. Trở lại mức 16.000 VND/USD trong tháng 5-2008, tỷ giá tăng thêm 300 VND/USD ở tháng kế tiếp. Như vậy, tốc độ tăng gần tới 2% trong một tháng.
- Việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã giúp doanh nghiệp đẩy mạnh được nhập khẩu.
- Tuy nhiên thời kì 2008-2009 chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, NHNN đã có nhiều quyết điều chỉnh tỷ giá nhằm giảm giá VND, và xu hướng giảm giá VND vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2010 do đó sẽ gây áp lực cho giá cả hàng nhập khẩu. Mặc dù vậy, tỷ giá thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN, VND vẫn bị đánh giá cao so với giá trị thực cho nên, doanh nghiệp nhập khẩu vẫn giữ được một phần lợi thế trong ngắn hạn.
- Nói chung, thời gian qua tỷ giá hối đoái biến động mạnh đã gây ra rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp và làm tăng giá hàng nhập khẩu
* Lạm phát và thâm hụt thương mại
Hình 4: Tình hình thâm hụt thương mại và lạm phát năm 2008-2010
(Biểu đồ thâm hụt thương mại và lạm phát đang gia tăng. Nguồn: Standard Chartered.)
- Tính đến tháng 1/2010, tổng thâm hụt thương mại trong 12 tháng của Việt Nam đã ở mức 14 tỷ USD và đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Mức thâm hụt lớn nhất diễn ra vào quý 2/2008 khi tổng thâm hụt thương mại trong 12 tháng đạt mức 20 tỷ USD Trong suốt 3 tháng (từ 11/2009 tới 1/2010), xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 17,3% so với cùng kỳ, nhưng nhập khẩu cũng tăng một mức đáng kinh ngạc ở mức 52,2% so với cùng kì năm ngoái . Đặc biệt, thâm hụt thương mại trong tháng 11 và tháng 12 tăng do tốc độ tăng nhanh của việc nhập khẩu máy móc và các linh phụ kiện, đồng thời phản ánh sự tăng trưởng mạnh về đầu tư. Nhập khẩu của hạng mục này trung bình đạt 1,38 tỷ USD mỗi tháng trong hai tháng 11 và 12, cao hơn 40% so với mức nhập khẩu trung bình của 10 tháng trước đó.
- Trước tình hình nhập siêu ngày một gia tăng, Bộ Ngoại giao đã ban hành nhiều biện pháp kiềm chế nhập siêu như: Đẩy mạnh XK, và tăng cường hạn chế NK. Rất nhiều biện pháp hạn chế NK đã được ban hành đối với các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, không khuyến khích sử dụng như ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, xe máy, nước hoa, mỹ phẩm, rượu ngoại... áp dụng hạn ngạch thuế quan, giấy phép NK, thắt chặt quy trình thông quan, kiểm tra chất lượng, xuất xứ….Đây là điều khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt hàng doanh nghiệp hiện đang nhập khẩu là linh kiện phụ kiên xe máy trong khi các biện pháp hạn chế nhập siêu hiện nay chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng tiêu dùng . Mặc dù vậy, tình hình nhập khẩu trong thời gian tới sẽ bị thắt chặt và sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
- Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Tuy nhiên, hiệu ứng từ gói kích thích kinh tế đặc biệt là việc hỗ trợ lãi suất làm cho cung tiền tăng kết hợp với chi phí thực phẩm và giao thông vận tải sẽ khiến lạm phát của Việt Nam tăng cao hơn. So với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát tháng 12/2009 và tháng 1/2010 đã trở lại trên mức 7%. Bên cạnh đó, việc tăng giá điện ở mức 6,8% do giá than đã tăng cao hơn dự kiến sẽ đóng góp thêm 0,23 – 0,36 điểm phần trăm vào vấn đề lạm phát. Theo nhận định của Standard Chartered, lạm phát sẽ vượt mức 10% tính đến cuối năm nay và đạt mức trung bình 8,9% vào năm 2010 .
- Lạm phát tăng có thể làm giá hàng hóa nhập khẩu thấp tương đối so với giá hàng hóa trong nước, tạo điều kiện cạnh tranh về giá. Tuy nhiên yếu tố này cũng sẽ làm cho khả năng tiêu dùng của người dân bị hạn chế, dẫn đến giảm sức mua và giảm lượng tiêu thụ.
* Lãi suất
- Trước tháng 5/2008 (6/2002-5/2008), NHNN áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận giúp nền kinh tế khai thác triệt để nguồn lực. Tuy nhiên, từ tháng 5/2008 do diễn biến bất thường từ cuộc khủng hoảng kinh tế, NHNN đã áp dụng chính sách lãi suất cơ bản, theo đó NHNN công bố lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay của các NHTM tối đa không vượt quá 150% LSCB. Đến giữa tháng 6/2008 do NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản lên mức 14%, bắt NHTM mua tín phiếu kho bạc) gây ra áp lực lớn về vốn tại các NHTM. Điều này đã đẩy lãi suất cho vay lên mức cao nhất là 21%/năm khiến các doanh nghiệp không thể tiếp cận được với nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng.
- Từ 26/2/2010 NHNN áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận. Vào thời điểm này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu lo ngại với lãi suất cho vay lên đến 17-18 % (theo NHNN) nhưng thực tế có thể còn cao hơn. Nếu cho vay lãi suất 17-18%, DN còn chịu đựng được, còn cao hơn DN khó chịu nổi. Chỉ khi nào DN làm ăn đạt 25% lợi nhuận trên vốn thì dám vay với lãi suất 18%/năm. Như vậy trong thời gian tới đây, việc huy động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng có thể sẽ không còn là phương án phù hợp cho doanh nghiệp.
2.1.2.2. Chính trị , luật pháp
- Hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường quốc tế có tính chất phức tạp hơn so với trong nước vì bị chi phối bởi cả luật pháp quốc gia và quốc tế. vì vậy, nếu không nắm rõ các luật lệ, các doanh nghiệp sẽ phải chịu những hậu quả khôn lường.
- Trong nước, môi trường chính trị ổn định là điều kiện tốt cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển .Tuy nhiên, bộ máy hành chính cồng kềnh, các thủ tục hải quan còn nhiều phức tạp, nội dung các điều luật còn nhiều kẽ hở, dễ gây tranh cãi và có thể dẫn đến thiệt hại về mặt kinh tế cho doanh nghiệp, hệ thống luật pháp đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt kịp thời để điều chỉnh, thay đổi kế hoạch nhập khẩu, đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu. Bên cạnh đó, tệ quan liêu trong bộ máy hành chính rất nhiều khi đã gây cản trở trong việc đáp ứng kịp thời nguồn linh kiện nhập khẩu, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có những trường hợp hàng nhập khẩu bị giữ tại cửa khẩu quá lâu để chờ giải quyết làm trễ thời gian giao sản phẩm cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh nghiệp.
2.1.3. Môi trường vi mô
2.1.3.1. Người tiêu thụ
- Thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định hành vi và khả năng mua sắm của người dân. Công ty xác định khách hàng mục tiêu là người có thu nhập thuộc nhóm 2 và 3 sống ở thành thị và nông thôn. Vì vậy, sự thay đổi về lượng thu nhập, cơ cấu thu nhập của các nhóm này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ, loại hàng được tiêu thụ của công ty. Nắm bắt được yếu tố này, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, lượng hàng tiêu thụ và loại hàng tiêu thụ.
Bảng 4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chía theo thành thị và nông thôn , kết hợp 5 nhóm thu nhập
( đơn vị : 1000 VND )
2002
2004
2006
Thành thị
622,1 (69,33%)
815,4 (68,32%)
1058,4 (67,68%)
Nông thôn
275,1 (30,67%)
378,1 (31,68%)
505,7 (32,32%)
Nhóm thu nhập 1
107,7 (6,03%)
141,8 (5,84%)
184,3 (5,79%)
Nhóm thu nhập 2
178,3 (9,98%)
240,7 (9,92%)
318,9 (10,02%)
Nhóm thu nhập 3
257,0 (14,39%)
347,0 (14,3%)
458,9 (14,42%)
Nhóm thu nhập 4
370,5 (20,74%)
514,2 (21,19%)
678,6 (21,32%)
Nhóm thu nhập 5
872,9 (48,86%)
1182,3 (48,75%)
1541,7 (48,45%)
(Nguồn : tổng cục thống kê )
Như vậy, có khoảng 24,37% người dân thuộc 2 nhóm thu nhập sẽ là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thu nhập tính bằng số tuyệt đối của 2 nhóm này cũng tăng dần qua các năm. Xe máy lại là phương tiện đi lại chủ yếu và thực sự cần thiết đối với người dân. Hiện nay có những hộ gia đình có 1,2 thậm chí 3,4 chiếc xe máy trong nhà. Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, xe máy chiếm vị trí đầu bảng với khoảng 61% tổng các phương tiện giao thông.Vì vậy tập trung vào phân khúc thị trường này là hợp lí đối với doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm xe máy giá rẻ.
2.1.3.2. Người cung ứng
Trong hoạt động nhập khẩu, bạn hàng chủ yếu của công ty là phía đối tác Trung Quốc – công ty CHONGING CQ MEC MACHINERY & EQUIPMENT IMP & EXP CO với nội dung nhập khẩu bộ linh kiện xe máy và một số lượng nhỏ xe máy với 2 nhãn hiệu xe là: WAKEUP 110CC , PREAMLM II . Các mẫu mã xe này thường khá giống với một số mẫu mã xe của các hang nổi tiếng như HONDA, SUZUKI …..
2.1.3.3. Các đối thủ cạnh tranh.
- Thị trường xe máy tại Việt Nam đang là một thị trường có sức tiêu thụ lớn và cực kì hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy , sự cạnh tranh trên thị trường này cũng vô cùng gay gắt và khốc liệt. Trước hết phải kể đến các thương hiệu lớn và được người dân Việt Nam tin tưởng:
- Công ty Honda Việt Nam – thương hiệu xe máy uy tín và lâu đời nhất tại Viêt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam biết tới xe máy chính là do tập đoàn Honda mang lại. Xe máy của tập đoàn luon mang lại cho người tiêu dung cảm giác an toàn, tin tưởng và độ bền của xe.
- Công ty Yamaha motor Viet Nam, tuy đến sau nhưng lại xây dựng được một lượng lớn khách hàng cho riêng mình, đó là giới trẻ, với phong cách năng động , kiểu dáng xe đẹp và bắt mắt.
- Một số thương hiệu lớn nữa như SYM hay SUZUKI.
Tuy nhiên để có được một chiếc xe do các thương hiệu này sản xuất thì người tiêu dung cũng phải bỏ ra một số tiền lớn, ít nhất khoảng 14 triệu đồng. Do đó, các công ty này thường tập trung vào nhóm thu nhập 4 và 5 như đã trình bày ở trên. Vì vậy đây không phải là các đối thủ chính mà doanh nghiệp cần ứng phó.
- Nắm bắt được các nhu cầu về xe máy tại Việt Nam là rất cao, trong những năm gần đây, các tập đoàn xe máy lớn tại Trung Quốc như: Lifan, Zhongshen,… theo mẫu các động cơ đã có sẵn trên thị trường để sản xuất hàng loạt xe máy có giá bán thấp kỉ lục để xuất sang một số thị trường trong đó có Việt Nam và rất thành công vì một phần lớn người dân Việt Nam muốn mua xe máy nhưng có thu nhập thấp. Gián tiếp đưa sản phẩm xe máy Trung Quốc vào thị trường việt Nam đó là những doanh nghiệp lắp ráp trên dây chuyền dạng IKD như Công ty cổ phần Nam Việt Phát, trong nội dung này cũng có đến hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Đây mới là những đối thủ chính với công ty Nam Việt Phát, cung cạnh tranh trên phân khúc thị trường xe máy giá rẻ. Vì vậy công ty không những phải phát huy tôt những cơ hội, những thế mạnh của bản thân mà còn phải lập kế hoạch đối phó với các chiến lược cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh.
2.2. Các yếu tố bên trong.
Đây chính là những yếu tố thể hiện nội lực của công ty, nội lực có mạnh thì công ty mới dễ dàng ứng phó với các thách thức trong kinh doanh. Mỗi yếu tố cũng đều tồn tại hai mặt, có mặt mạnh và cả mặt yếu. Đứng trên cương vị của doanh nghiệp, cần nhận thức được đầy đủ và rõ rang cả hai mặt đó để phát huy tối đa nội lực của công ty.
2.2.1. Điểm mạnh của công ty.
2.2.1.1. Cơ cấu quản lý gọn nhẹ
- Là 1 doanh nghiệp nhỏ với tổng vốn chủ sở hữu khoảng hơn 7 tỷ đồng, cơ cấu tổ chức công ty gọn nhẹ, chia làm hai mảng chính là kinh doanh và sản xuất.
+ Bộ phận kinh doanh chỉ có 2 phòng ban chính là phòng kế toán – tài chính và phòng dự án – kinh doanh với tổng số nhân viên và cán bộ quản lí chỉ vỏn vẹn 8 người. Trong khi ở các công ty lớn, số lượng nhân viên ở các phòng ban này có thể lên tới con số hàng chục người, thậm chí đông hơn. Với cơ cấu này, các cán bộ quản lí phải đảm nhiệm khá nhiều nội dung công việc, tuy nhiên cũng rất phù hợp vì các nội dung hoạt động của công ty không nhiều, chủ yếu vẫn tập trung vào nhập khẩu linh kiện và hoàn thiện lắp ráp xe máy để đưa ra thị trường. Bên cạnh đó , với việc đảm nhiệm nhiều nội dung, các cán bộ quản lí nắm bắt tình hình của công ty sát sao hơn, sự liên hệ giữa các bộ phận chặt chẽ hơn. Đặc biệt với cơ cấu này, công ty đã thực hiện được tiết kiệm chi phí.
+ Bộ phận kĩ thuật chỉ có 1 phó giám đốc kĩ thuật quản lí 2 phân xưởng, tổng cộng số công nhân kĩ thuật có trình độ chuyên sâu là 28 người, được chia để phụ trách các nhóm nhỏ và phụ trách những khâu quan trọng, đòi hỏi tay nghề cao. Các công việc phụ không đòi hỏi đến kĩ thuật được giao cho số lao động phổ thông và lao động ngắn hạn. Như vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được một phần lương do những công việc không cần đến kĩ thuật được giao cho công nhân phổ thông. Đương nhiên, điều này đòi hỏi các công nhân phải có năng suất lao động cao, lành nghề, cán bộ quản lí phải rất sát sao quản lí chất lượng sản phẩm.
- Về mặt quản lí, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra các quyết định kinh doanh của công ty chỉ cần thông qua nhiều nhất là 3 cấp ( phó giám đốc -> giám đốc -> hội đồng quản trị ). Đây là với những quyết định mang tính chất cực kì quan trọng, còn mỗi cấp quản lí đều có thẩm quyền ra quyết định ở những mức độ khác nhau. Do đó, khi gặp khó khăn, cấp bách, công ty có thể tiến hành giải quyết một cách nhanh chóng, không phải chịu các thủ tục rườm rà như các tập đoàn lớn. Số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo được sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn và khả năng thành công cao hơn. Chính vì vậy từ năm 2003 đến nay, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty các năm đều tăng trưởng tương đối ổn định ( kể cả trong năm 2008 )
- Nhờ cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, giá thành được coi là vũ khí lợi hại nhất của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn “thiên biến vạn hóa”. Trong khi các tập đoàn lớn phải vất vả với những kế hoạch cắt giảm chi phí để hạ giá thành thì công ty lại có thể đưa ra những mức giá linh hoạt để phù hợp túi tiền của khách hàng.
2.2.1.2. Kinh nghiệm hoạt động của công ty.
Công ty có tiền thân là công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Vạn Xuân, với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26846.doc