1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PH ẠM TH ỤC NHI ÊN
CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007
2
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT-MAY
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
1.1, Giới thiệu về thị trường Mỹ :
1.1.1, Đặc điểm đất nước, văn hóa, con người Mỹ:
Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Chiến lược đẩy mạnh hàng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới (9.629.091 km2 chiếm 6,2%
diện tích toàn cầu) và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác
nhau trên thế giới, Mỹ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận
người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như
người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic, và người Châu Á
cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến
Mỹ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn
chiếm dưới 50%. Các cộng đồng đang sinh sống ở Mỹ đều có những bản sắc riêng
của họ, kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, và phong tục; do vậy, rất khó có thể
khái quát chính xác được văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở
nước này.
Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung,
người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo,
hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn
đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.
Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào
vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định
trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số
liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về
phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Mỹ, “có
3
đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh
doanh.
Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói
vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là
được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi
trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc
“tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi
trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn
phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ
trách việc mà bạn quan tâm.Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác
nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô
bạo nếu so sánh với văn hóa Châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn
nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói
đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ - nếu ai đó
nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy
thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.
Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn
uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ
hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang
máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra
hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù
chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.
Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Mỹ
thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn hóa vừa
gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch sự, trong khi
đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá nhân
và các chuyện khác. Vì vậy, thường thì khách, nhất là những người chào hàng phải
chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn.
Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc làm việc được tiến hành thông qua phiên
dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối đa một nửa. Trong các cuộc họp
4
hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến
của mình. Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu
Á. Do vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ
cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ.
1.1.2, Đặc điểm kinh tế của thị trường Mỹ:
Đồng USD của Mỹ vẫn là đồng tiền thanh toán quốc tế thịnh hành nhất.
Hiện khoảng 60% tiền mặt USD lưu hành ở ngoài nước Mỹ; tất cả thanh toán trong
lĩnh vực dầu khí, năng lượng thế giới đều bằng USD Mỹ. Trong điều kiện đó, tỷ
giá USD luôn là một vấn đề mấu chốt trong quan hệ kinh tế thương mại của Mỹ
với bên ngoài, là một nội dung chủ yếu của các cuộc gặp G7/G8 hàng năm. Mỹ và
các đối tác của Mỹ có thể mất hoặc được lợi hàng tỉ USD, và sức cạnh tranh kinh
tế có thể bị tác động lớn chỉ vì sự thay đổi tỷ giá đó chứ không phải do kết quả của
sản xuất trực tiếp. Vì vậy chính sách tiền tệ và quan hệ với thị trường vốn và tài
chính thế giới ra sao là một vấn đề đại sự trong nền kinh tế. Việc đa số các nước
đến nay dự trữ ngoại tệ chủ yếu bằng USD Mỹ mang lại lợi thế cho Mỹ (tuy cũng
có mặt khác, làm đồng tiền Mỹ tùy thuộc tình hình bên ngoài). Gần đây Trung
Quốc và một vài nước đã tính đến đa dạng hóa dự trữ đó qua các đồng tiền khác để
tránh rủi ro lớn nếu giá USD tụt giảm do tình trạng thâm thủng các cân đối tài
chính của Mỹ.
Hiến pháp Mỹ qui định Quốc hội Mỹ có quyền quản lý ngoại thương và
quyết định về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, do việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu,
ấn định hạn ngạch nhập khẩu, hoặc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế rất
phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích không những của Mỹ mà còn của các nước khác;
nên nhiều trách nhiệm trong những lĩnh vực này đã đuợc Quốc hội ủy quyền cho
các cơ quan hành pháp. Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được Quốc hội
ủy quyền, các cơ quan hành pháp được ủy quyền có trách nhiệm tham vấn thường
xuyên và chặt chẽ với các ủy ban có liên quan của Quốc hội và các nhóm cố vấn
của khu vực tư nhân.
1.1.2.1, GDP của Mỹ:
5
Hiện nay, và trong nhiều thập kỷ nữa, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn
nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Năm 1999, GDP của Mỹ là 9.350 tỷ
USD trong khi của cả thế giới khoảng 40.700 tỷ USD và của cả khối G7 là 15.170
tỷ USD. Năm 2000, GDP của Nhật bằng 32% GDP của Mỹ, Đức bằng 19,4%,
Pháp bằng 14,6%, và Anh bằng 13,7%. Mặc dầu, tỷ trọng GDP của Mỹ trong tổng
GDP của toàn thế giới có xu hướng giảm, song hiện nay, Mỹ vẫn là nước có thu
nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầu người đứng đầu thế giới.
Năm 2005, tổng thu nhập quốc dân của Mỹ đạt xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ USD (tính
theo sức mua – (PPP)purchasing power parity), chiếm khoảng 20.34% tổng GDP
toàn thế giới. Thu nhập bình quân đầu người ở năm 2005 đạt 41.557 USD (Xem
bảng 1.1).
Bảng 1.1
GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ THẾ GIỚI NĂM 2005
Thứ tự Nước GDP (PPP) (triệu USD)
Tỷ lệ % của
thế giới
GDP/người
(USD)
Thế giới 61.006.604 100,00%
1 United States 12.409.465 20,34% 41.557
2 China 8.572.666 14,05% 27.122
3 Japan 3.943.754 6,46% 30.897
4 India 3.815.553 6,25% 3.262
5 Germany 2.417.537 3,96% 31.400
6 United Kingdom 1.926.809 3,16% 31.400
7 France 1.829.559 3,00% 30.100
8 Italy 1.667.753 2,73% 29.700
9 Brazil 1.627.262 2,67% 8.600
10 Russia 1.559.934 2,56% 12.100
11 Spain 1.133.539 1,86% 27.000
12 Canada 1.061.236 1,74% 34.444
13 South Korea 1.056.094 1,73% 22.543
37 Vietnam 254.041 042% 2,782
Nguồn : The world Factbook & Wikipedia
Trong cơ cấu kinh tế của Mỹ, hiện nay, có tới 80% GDP được tạo ra từ các
ngành dịch vụ, trong khi đó công nghiệp chỉ chiếm 18%, và nông nghiệp chỉ đóng
góp 2%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Mỹ còn tiếp tục tăng trong các năm tới.
Mức tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi
đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc
6
độ tăng GDP thực tế của Mỹ từ năm 2000 trở lại đây không ổn định và thấp hơn so
với mức bình quân của thập kỷ 90. Cụ thể là mức tăng năm 2000 là 5%, 2001 là
0,5%, 2002 là 2,2%, và 2003 là 3,1%, năm 2005 là 6,4%.
1.1.2.2, Về mặt ngọai thương:
Mỹ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và là một trong
ba nước thành lập ra Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Mỹ đã ký hiệp
định thương mại tự do song phương với một số nước, và dành ưu đãi thương mại
đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện nay, Mỹ có quan hệ
buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2006, Trung quốc đã
vượt Mexico trở thành bạn hàng lớn thứ 2 của Mỹ sau Canada. Các nước bạn hàng
lớn tiếp theo của Mỹ là Nhật bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Malaysia
(xem bảng 1.2).
Tổng kim ngạch thương mại quốc tế (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Mỹ
năm 2005 đạt xấp xỉ 3,27 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2004, trong
đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá khoảng 2,57 nghìn tỷ, chiếm 78% tổng kim
ngạch thương mại quốc tế và bằng 20% GDP.
Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tăng dần qua các năm, năm 2005, kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Mỹ đạt xấp xỉ 904 tỷ USD, tăng 87 tỷ (10,6%) so với năm
2004. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tăng cao hơn năm 2005 rất lớn xấp
xỉ 133 tỷ (14,7%) đạt xấp xỉ 1.037tỷ USD. Năm 2006, có 20 nhóm hàng có kim
ngạch xuất khẩu tăng hơn năm 2005, các nhóm hàng có mức tăng cao nhất là năng
lượng nguyên tử, máy bay và các thiết bị hàng không vũ trụ; các sản phẩm dầu lửa;
và xe động cơ, năm 2006 các nhóm hàng này tăng so với năm 2005 là 60tỷ USD
chiếm gần 47% tổng trị giá xuất khẩu. (xem bảng 1.3)
7
Bảng 1.2:
CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU CHÍNH VÀO MỸ (2001-2006)
2001 2002 2003 2004 2005 2006 Quốc gia
Đvt: triệu USD
Canada 216.836 210.518 224.016 255.660 287.534 303.034
China 102.069 124.796 151.620 196.160 242.638 287.052
Mexico 130.509 134.121 137.199 154.959 169.216 197.056
Japan 126.139 121.262 118.485 129.535 137.831 148.071
Germany 58.939 60.985 66.532 75.622 84.345 87.756
United Kingdom 41.118 40.429 42.455 45.920 50.758 53.502
Korea 34.917 35.284 36.930 45.064 43.155 44.714
Taiwan 33.262 32.054 31.490 34.462 34.574 38.086
France 30.024 28.232 28.896 31.505 33.499 36.837
Malaysia 22.228 23.953 25.321 28.070 33.695 36.441
Venezuela 14.178 14.352 16.677 24.440 32.750 36.283
Italy 23.707 24.212 25.293 27.975 30.880 32.707
Saudi Arabia 12.359 12.177 17.112 20.434 26.150 31.142
Ireland 18.599 22.374 25.766 27.401 28.385 28.921
Nigeria 8.916 5.820 10.114 16.295 23.875 27.863
Brazil 14.415 15.609 17.717 21.098 24.346 26.169
Thailand 14.672 14.796 15.075 17.510 19.803 22.345
India 9.708 11.790 13.034 15.503 18.710 21.674
Russia 6.178 6.740 8.381 11.637 15.353 19.642
Israel 11.969 12.437 12.767 14.515 16.870 19.157
Các nước khác 201.892 202.870 225.219 266.398 308.013 346.603
Tổng cộng 1.132.635 1.154.811 1.250.097 1.460.160 1.662.380 1.845.053
Nguồn : the U.S. Department of Commerce and the U.S. International Trade Commission
(DOC & USITC)
8
Bảng 1.3:
MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA MỸ
(2001-2006)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá %
Đvt : tỷ USD
Các ứng dụng trong hóa
học, máy móc, các phản
ứng hạt nhân
145 130 131 149 166 182 17,55
Máy móc điện tử, thiết bị
và phụ tùng 123 110 113 125 129 146 14,06
Phương tiện vận chuyển
và phụ tùng 59 63 65 73 83 93 8,94
Máy bay và phụ tùng 45 44 40 42 50 67 6,44
Sản phẩm dùng trong ytế 44 41 44 51 55 62 5,97
Nhựa và các sản phẩm
có liên quan 27 27 29 34 38 43 4,12
Chất đốt, dầu thô và các
sản phẩm từ việc khai
thác
13 12 14 19 26 35 3,37
Hóa chất 19 19 23 30 30 34 3,24
Kim loại, đá quý tự nhiên 15 14 15 18 22 32 3,04
Đồ dự trữ phân loại đặc
biệt 24 23 23 25 27 29 2,83
Dược phẩm 13 13 16 19 22 25 2,43
Các sản phẩm có liên
quan đến hóa học 11 11 11 13 14 16 1,51
Ngũ cốc 10 10 11 13 11 14 1,30
Các sản phẩm có liên
quan đến sắt hoặc thép 8 8 8 9 11 13 1,30
Giấy và các sản phẩm có
liên quan 11 10 11 11 12 13 1,27
Sắt và thép 5 5 7 9 11 13 1,22
Nhôm các sản phẩm có
liên quan 5 5 5 6 7 10 0,97
Các thành phần hóa học,
các hợp chất kim loại quý 6 6 6 7 9 10 0,97
Cao su và các sản phẩm
có liên quan 7 6 7 8 9 10 0,93
Hạt giống 7 7 10 9 8 9 0,88
Các mặt hàng khác 136 129 136 147 162 183 17,66
Tổng cộng 731 693 724 817 904 1.037 100,00
Nguồn: USITC
Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 1.845 tỷ USD, tăng 183 tỷ
USD (11%) so với năm 2005. Nhiều nhóm hàng có mức tăng trên 4 tỷ, trong đó
nhóm sản phẩm chất đốt, dầu thô có mức tăng cao nhất , năm 2006 tăng 45 tỷ so
9
với năm 2005 chiếm 17,17% tổng kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu là do giá dầu thế
giới tăng(xem bảng 1.4). Các nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất là bán dẫn
và mạch tích hợp (giảm 831 triệu USD), và máy ảnh và thiết bị (giảm 503 triệu
USD) (www.usitc.gov).
Bảng 1.4:
MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ
(2001-2006)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá %
Đvt : tỷ USD
Chất đốt, dầu thô 113 109 145 194 272 317 17,17
Các ứng dụng trong hóa học, máy
móc, các phản ứng hạt nhân 160 161 169 199 221 243 13,15
Máy móc điện tử, thiết bị và phụ
tùng 154 151 156 184 206 228 12,35
Phương tiện vận chuyển và phụ
tùng 161 171 176 192 201 216 11,73
Hóa chất 34 35 38 42 47 51 2,74
Sản phẩm dùng trong ytế 35 35 39 44 47 50 2,73
Kim loại, đá quý tự nhiên 26 26 28 33 37 44 2,38
Dược phẩm 16 22 29 32 36 42 2,3
Bàn ghế, thiết bị trang trí nội thất 23 27 30 34 37 40 2,15
Đề dự trữ phân loại đặc biệt 35 36 34 35 38 40 2,15
Hàng may mặc không dệt kim 32 31 33 35 37 38 2,05
Hàng may mặc dệt kim 27 28 30 32 33 35 1,92
Sắt và thép 10 11 10 22 22 29 1,56
Các sản phẩm có liên quan đến
sắt và thép 14 14 15 20 24 28 1,53
Đồ chơi, trò chơi, thiết bị thể thao,
phụ tùng kèm theo 20 21 21 22 24 26 1,4
Gỗ, đồ gỗ 15 16 17 23 24 23 1,24
Đồ dự trữ báo cáo nhập khẩu đặc
biệt 13 13 14 16 18 20 1,09
Giày dép 15 15 16 16 18 19 1,03
Nhôm và các sản phẩm có liên
quan 8 9 10 13 15 19 1,03
Các mặt hàng khác 202 204 218 246 272 303 16,45
Tổng cộng 1.133 1.155 1.250 1.460 1.662 1.845 100,00
Nguồn: USITC
1.1.3, Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ
1.1.3.1, Quan hệ ngoại giao:
10
Năm 1991, Việt Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường
hóa quan hệ.
Tháng 2 năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước
thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi
đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997.
Ngày 11 tháng 12 năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương giữa hai
nước (BTA) bắt đầu có hiệu lực, sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong
quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Theo Hiệp định này, tất cả các
loại hàng hóa Việt Nam (bao gồm hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, đồ điện gia dụng,
điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, v..v...) xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ ngày
10/12/2001 trở đi sẽ dược hưởng mức thuế quan tối huệ quốc (còn được gọi là
NTR). Mức thuế này trung bình chỉ còn 3% so với mức thuế quan trung bình
không có tối huệ quốc 40% trước đây.
Sự kiện quan trọng gần đây nhất đánh dấu bình thường hóa hoàn toàn quan
hệ giữa hai nước là ngày 20 tháng 12 năm 2006, Tổng thống Bush đã ký luật thiết
lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Việc áp
dụng PNTR sẽ tạo một nền tảng mang tính bền vững cho việc phát triển quan hệ
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu
tư. Từ nay, Việt Nam và Hoa Kỳ là các đối tác thương mại bình đẳng, cùng áp
dụng cho nhau những cam kết của mình trong khuôn khổ WTO.
Quan hệ ngoại giao của hai nước ngày càng thắt chặt hơn, hiểu biết lẫn nhau,
tạo điều kiện rất lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển.
1.1.3.2, Quan hệ thương mại:
Năm 1994 – năm Mỹ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam, kim ngạch thương
mại hàng hóa hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD lên 1,4 tỷ USD năm 2001 - năm
trước khi BTA có hiệu lực và đạt 9,563 tỷ USD năm 2004, trong đó xuất khẩu của
Việt Nam sang đã tăng nhẩy vọt từ 1,026 tỷ USD năm 2001 lên đến 8,463tỷ USD
năm 2006 (xem biểu đồ 1.1).
11
Biểu đồ 1.1:
KIM NGẠCH HAI CHIỂU VIỆT NAM - MỸ (2001-2006)
1,026
461 2,392
580
4,472
1,324
5,161
1,163
6,522
1,192
8,463
1,100
2001 2002 2003 2004 2005 2006
US - Việt Nam
Việt nam - US
Nguồn : USITC
Năm 2001, Việt nam đứng thứ 40 về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường
Mỹ, một năm sau khi hiệp định song phương Việt – Mỹ có hiệu lực, năm 2002,
Việt nam vươn lên đứng hàng thứ 38 về kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ, và từ năm
2003 đến năm 2006, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 33 của Mỹ (tính theo
kim ngạch nhập khẩu của Mỹ - phụ lục 1).
Về hoạt đông kinh doanh ngoại thương:
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 29,8% so với
năm 2005, chiếm thị phần rất nhỏ khoảng 0,46%.Những mặt hàng xuất khẩu chính
của Việt Nam sang gồm hàng may mặc, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản, nông sản thô,
dầu khí…Và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD năm 2006 giảm xấp
xỉ 8,4% so với năm 2005. Các mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu
gồm máy bay dân dụng, máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân
bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giày,v.v.
Nói chung, xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng
công nghệ cao, mặc dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác,
hoặc các nguyên liệu, phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu (xem bảng 1.5,
1.6).
12
Bảng 1.5:
MỘT SỐ MẶT HÀNG CỦA MỸ XUẤT KHẨU VÀO VIỆT NAM
(2001-2006)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá %
Đvt: triệu USD
Các ứng dụng trong hóa học,
máy móc, các phản ứng hạt
nhân
83 127 127 122 115 175 15,87
Nhựa và các sản phẩm có liên
quan 22 27 37 58 84 96 8,70
Máy móc điện tử, thiết bị và
phụ tùng 42 48 52 75 72 88 7,96
Máy bay và phụ tùng 53 79 716 376 346 77 7,03
Gỗ, đồ gỗ 6 19 21 39 44 65 5,94
Sản phẩm dùng trong ytế 20 24 42 39 57 65 5,91
Phương tiện vận chuyển và
phụ tùng 8 13 26 39 41 49 4,43
Bông, sợi, vải 29 28 35 67 49 48 4,33
Các sản phẩm sữa, trứng, mật
ong, các sản phẩm khác 8 3 3 24 39 42 3,78
Giày dép 19 18 23 24 31 34 3,11
Hóa chất 9 10 15 9 11 22 2,01
Trái cây, đậu, dưa 5 7 6 6 10 22 1,98
Da thuộc 3 6 6 12 16 22 1,98
Sắt và thép 3 4 5 76 18 20 1,86
Giấy và các sản phẩm có liên
quan 18 17 21 24 17 19 1,71
Bột gỗ, các vật liệu khác
tương tự làm giấy, giấy loại 9 9 9 7 17 17 1,54
Đồ phế thải 8 13 12 10 22 17 1,53
Sơ sợi làm bằng tay 2 4 5 7 7 16 1,48
Thức ăn làm sẵn 0 1 1 4 15 14 1,27
Thịt 1 0 0 12 12 13 1,20
Các mặt hàng khác 113 124 163 134 169 180 16,37
Tổng cộng 461 580 1.324 1.163 1.192 1.100 100,00
Nguồn: USITC
13
Bảng 1.6:
MỘT SỐ MẶT HÀNG CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO MỸ
(2001-2006)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá %
Đvt: triệu USD
Hàng may mặc không dệt kim 26 437 1.241 1.422 1.540 1.768 20,89
Hàng may mặc dệt kim 21 436 1.096 1.081 1.124 1.384 16,36
Chất đốt, dầu thô 157 179 209 250 502 956 11,30
Giày dép 132 224 325 473 717 952 11,24
Bàn ghế, thiết bị trang trí nội thất 14 82 190 389 697 902 10,66
Thủy hải sản 384 479 569 404 464 467 5,52
Trà, cà phê,gia vị 89 73 98 144 184 240 2,84
Các ứng dụng trong hóa học,
máy móc, các phản ứng hạt
nhân
1 20 67 62 126 222 2,63
Máy móc điện tử, thiết bị và phụ
tùng 1 7 30 50 87 210 2,48
Thức ăn làm sẵn 93 138 162 162 163 184 2,17
Trái cây, đậu, dưa 48 71 99 172 154 154 1,82
Các sản phẩm làm bằng da
thuộc 3 62 101 124 127 137 1,61
Các sản phẩm liên quan sắt,
thép 1 3 6 12 34 83 0,99
Nhựa và các sản phẩm có liên
quan 0 6 11 28 53 82 0,97
Mũ, khăn trùm đầu 0 24 39 63 68 77 0,91
Xà phòng, các chất tẩy rửa 0 1 0 1 25 71 0,84
Các sản phẩm liên quan tới dệt
may 1 7 22 48 41 53 0,63
Đồ chơi, trò chơi, thiết bị thể
thao, phụ tùng kèm theo 1 8 12 16 31 46 0,54
Cao su và các sản phẩm liên
quan 4 16 20 27 35 44 0,52
Các sản phẩm gốm sứ 7 12 21 27 34 44 0,52
Các mặt hàng khác 44 108 154 208 316 385 4,55
Tổng cộng 1.026 2.392 4.472 5.161 6.522 8.463 100,00
Về hoạt động đầu tư:
Mỹ là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Năm 2004, đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của đạt 252 tỉ USD. Kể từ khi Hiệp định thương mại
Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực (tháng 12.2001), không chỉ hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam vào Mỹ tăng mà dòng vốn đầu tư và hàng hóa Mỹ cũng không ngừng
14
chảy vào Việt Nam. Năm 2005, đã có 259 dự án đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt
Nam với tổng số vốn đăng ký là 2 tỉ USD, xếp thứ 11 trong số những quốc gia đầu
tư lớn nhất vào Việt Nam (theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch
đầu tư).
Tại Việt Nam, các công ty sẽ đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực viễn thông,
ngân hàng, bảo hiểm, logistics (vận tải, giao nhận…), phân phối, xuất nhập khẩu,
bán lẻ, năng lượng, bất động sản, sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao và lắp
ráp máy tính, gia công cơ khí, các dịch vụ phục vụ kinh doanh, giải trí, giáo dục, và
y tế. Bên cạnh việc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới các công ty sẽ rất quan
tâm đến việc mua lại một phần các công ty đang hoạt động tại Việt Nam (kể cả các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và tham gia vào quản lý các công ty này. Ví dụ,
Quỹ TPG và Quỹ đầu tư Intel gần đây đã mua 10% cổ phần của FPT trị giá 36,5
triệu USD. Một số công ty khác đang tìm kiếm khả năng mua cổ phần chiến lược
ở Việt Nam. Ví dụ, một ngân hàng lớn đang có kế hoạch mua cổ phần của một
ngân hàng lớn Việt Nam hay một hãng bia lớn đang thăm dò mua cổ phần của một
công ty bia lớn ở Việt Nam.
Bên cạnh các họat động thương mại, Mỹ tham gia vào các lĩnh vực hợp tác
phi thương mại, được đánh giá là có hiệu quả như giáo dục, phòng chống
HIV/AIDS và nhân đạo. Hiện nay có khoảng 300 tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ
thiện của Mỹ (trong đó có nhiều tổ chức được chính phủ Mỹ tài trợ), đã và đang
thực hiện các dự án nhân đạo ở Việt Nam.
1.2, Vị trí, vai trò của ngành dệt – may trong họat động kinh doanh xuất khẩu
của Việt Nam.
Sản phẩm của ngành dệt may là mặt hàng nhu yếu phẩm quan trọng trong
đời sống con người, có tính chất thời trang. Ngành dệt may là ngành công nghiệp
chủ yếu tạo nguồn thu ngoại tệ nhiều cho đất nước, trong vài năm gần đây, ngành
dệt may được xem như ngành “mũi nhọn”, bởi những ưu thế: đầu tư ít, thu hồi vốn
nhanh, nhân công dồi dào và rẻ, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, đóng góp
phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu.
15
1.2.1, Vị trí của ngành dệt may trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
Ngành dệt may xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá đáng kể trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, từ 14-16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, luôn đứng vị
trí thứ hai sau dầu thô. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may tăng liên tục hàng
năm từ 10-21%, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 14,64% tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 5,83 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2005 (xem bảng
1.7).
Bảng 1.7.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY (2004-2006)
Đvt : tỷ USD
Năm 2004 2004/2003 2005 2005/2004 2006 2006/2005
Tổng KNXK 26.50 31.40% 32.44 22.40% 39.83 22.80%
Dầu thô 5.67 7.37 8.26
Dệt may 4.39 19.00% 4.84 10.30% 5.83 20.60%
Giày dép 2.69 3.00 3.59
Hải sản 2.40 2.74 3.36
Gỗ và sản phẩm gỗ 1.14 1.56 1.93
Điện tử máy vi tính,
linh kiện 1.08 1.43 1.70
Cao su 0.60 0.80 1.29
Gạo 1.31 1.41 1.27
Cà phê 0.64 0.74 1.22
Tỷ trọng hàng dệt
may/ tổng KNXK 16.55% 14.92% 14.64%
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Tổng cục Hải Quan Việt Nam
Ngành dệt may và ngành giày dép là hai ngành cùng sử dụng nhiều lao động,
nhưng ngành dệt may luôn tỏ ra là ngành sản xuất hiệu quả hơn, đạt kim ngạch
xuất khẩu cao hơn, chứng tỏ ngành dệt may luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Ngành dệt may là ngành công nghiệp chủ chốt trong quá trình thúc đẩy
chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Từ những năm 1992,1993, hàng dệt may từ vị
trí thứ 3,4 về kim ngạch xuất khẩu đã dần chiếm vị trí thứ 2 trong 10 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau dầu thô.
16
1.2.2, Vai trò của ngành dệt may trong hoạt đông kinh doanh xuất khẩu:
1.2.2.1,Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực:
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, xét về tổng thể, hàng dệt may chỉ đứng sau
dầu thô và chỉ tính riêng xuất khẩu hàng dệt may đã đóng góp từ 13-15% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước đồng thời tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động ,
trong đó chưa tính tới số lao động trồng dâu, nuôi tằm. Trong khi tốc độ tăng GDP
bình quân của cả nước tăng 5%/năm thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may tăng khoảng
20-25%/năm.
Hàng dệt may Việt Nam hiện đã hiện diện trên 150 nước, vùng và lãnh thổ
so với năm 2000 là 100 nước, vùng và lãnh thổ. Điều đó chứng tỏ hàng dệt may
Việt Nam đã có uy tín trên thị trường thế giới và có thể cạnh tranh được tại các thị
trường khác nhau, kể cả những thị trường khó tính như Nhật bản, EU, .
1.2.2.2, Ngành dệt may có tỉ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
So với nhiều ngành khác ngành dệt may yêu cầu đầu tư thấp hơn nhiều, lại
sinh lợi nhanh. Chi phí đầu tư cho một chỗ lao động chỉ cần 600USD cho thiết bị
và 300USD cho nhà xưởng, điện nước mà thời gian thu hồi vốn nhanh có thể sau
3-3,5 năm, lợi nhuận cao. Việc đào tạo công nhân nhanh, có thể từ 2-2,5 tháng.
Chính vì thế, bước vào thời kỳ phát triển kinh doanh xuất khẩu, nhiều nước
như Nhật bản, Hồng Kông, Trung quốc đã lấy ngành may làm ngành chủ đạo và đi
lên từ ngành này. Kinh nghiệm cho thấy, việc phát triển ngành sản xuất và đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may là yêu cầu khách quan và là cứu cánh để tăng kim
ngạch xuất khẩu và phát triển kinh tế ở một số nước công nghiệp phát triển.
1.2.2.3, Phát triển ngành may là “động lực” cho các ngành khác.
Quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu hàng dệt may là quá trình hợp tác và
liên kết toàn diện trên cơ sở phân công và hợp tác sản xuất phát huy hiệu quả lợi
thế trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, với xu hướng
chung, các doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện sản phẩm dệt may với chất
lượng ngày càng cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng,
bảo đảm sức cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới. Sản phẩm dệt may
xuất khẩu được sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Sự phát
17
triển của ngành dệt may kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch
vụ là tất yếu trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các ngành sử dụng nhiều nhân
công hiện nay.
1.2.2.4, Ngành dệt may góp phần thực hiện thành công công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước:
Phát triển ngành dệt may thông qua việc cải tiến công nghệ, tăng năng suất
lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế
giới. Hơn nữa, thị hiếu về may mặc trong đời sống hiện đại ngày càng cao, đối thủ
cạnh tranh của ngành dệt may xuất khẩu không chỉ là đối thủ nước ngoài, các tập
đòan đầu tư trong nước mà còn chính các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Nhờ
sự phát triển công nghệ qui mô toàn cầu và sự phân công và hợp tác lao động quốc
tế, mà ngành dệt may Việt Nam có khả năng “chen chân” vào thị trường thế giới.
Khách hàng đã “đổ” vào Việt Nam gia công hàng dệt may nhờ ngành dệt may đã
có nhiều năm tích lũy kinh nghiệm quản l y,có đội ngũ lao động biết nghề, thiết bị
ngày càng trang bị khá tiên tiến, chất lượng sản phẩm dệt may càng cao, giá nhân
công rẻ.
Nhiều doanh nghiệp dệt may nhà nước trung ương, địa phương và các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác: công ty tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước
ngoài.. đã có tiếng trên thị trường châu Âu, châu Á, Bắc . Trong thực tế, ngành dệt
may đà có nhiều năm tích lũy kinh nghiệm quản ly , có đội ngũ, có đội ngũ lao
động biết nghề, thiết bị máy móc ngày càng được trang bị khá tiên tiến, chất lượng
sản phẩm ngành dệt may ngày càng cao, giá nhân công rẻ, tăng thêm sức cạnh
tranh cho hàng dệt may trên thị trường thế giới. Khách hàng nhiếu nước thấy mối
lợi đó đổ vào Việt Nam để gia công hàng dệt may.
1.2.2.5, Ngành dệt may góp phần giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy
hình thành thị trường lao động và phân công lao động.
Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động sống, phù hợp với các nước có
nguồn nhân công dồi dào như Việt Nam, hiên số lao động trong ngành dệt may là 2
triệu người (so với năm 2000 là 1,6 triệu người). Lương công nhân đã có sự gia
18
tăng đáng kể; 1-1,2 triệu đồng/tháng (năm 2002 là từ 700-800 ngàn đồng/tháng).
Ngành dệt may phát triển trên qui mô rộng lớn trong cả nước tạo thuận lợi cho
người lao động lựa chọn, thay đổi nơi làm việc thích ứng với mình, điều đó góp
phần thúc đẩy quá trình phân công lao động hợp ly trên qui mô toàn xã hội, tạo
điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ khoa học kỹ thuật và kỷ luật công nghiệp,
nguy cơ bị thất nghiệp càng lớn thúc đẩy người lao động phải tự hoàn thiện mình.
Ngành dệt may tuy có vai trò tích cực, các doanh nghiệp dệt may thụ động
trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, không chủ động tìm “đầu ra”, “đầu vào”
cho sản xuất, chủ yếu là gia công xuất khẩu, làm chậm năng lực cạnh tranh của
ngành của quốc gia, làm chậm tiến trình phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Phần lớn hàng dệt may của Việt Nam gia công theo mẫu mã thiết kế, nhãn
hiệu của nước ngoài, chưa có thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được vị thế của
nhãn hiệu của mình trên thị trường quốc tế, nên ngành dệt may của Việt Nam còn
phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài.
Trong quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ mới, dổi mới
trang thiết bị, do trình độ chuyên môn nghiệm thu kém, nên có tình trạng nhập
khẩu máy móc lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi mới của ._.ngành
dệt may, một phần gây thất thoát cho nhà nước, một gây khó khăn cho ngành dệt
may phát triển.
1.3, Các yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường Mỹ:
Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn, được gán là “sân chơi” quốc tế cho các
ngành xuất khẩu của các nước trên thế giới. Các nước trên thế giới canh tranh về
giá, về chất lượng sản phẩm để có “chỗ đứng” tại thị trường này. Mỹ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, sự hiện diện của sản
phẩm dệt may trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Mỹ đã nói lên được vị thế của
hàng sệt may trên thế giới, là “bàn đạp” để xâm nhập vào các nước có mức tiêu
dùng lớn trên thế giới.
Từ bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia có ngành dệt may xuất
khẩu trên thế giới và thực tiễn ngành dệt may của Việt Nam đang mất dần lợi thế
19
so sánh là sử dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào, chậm chuyển đổi cơ cấu theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lợi thế hóa, cùng với chính sách, cơ chế khuyến
khích xuất khẩu lạc hậu, chậm chuyển đổi theo xu hướng thế giới. Ngành dệt may
có các yêu cầu cấp thiết để mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ:
Các yêu cầu khách quan:
Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO), Mỹ bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt nam, tận dụng
những ưu đãi là thành viên của WTO và xuất khẩu không hạn chế vào Mỹ. Cơ chế
quản l y về giá của hàng dệt may xuất khẩu để tránh bị kiện cáo vể việc bán phá giá.
Mở rộng qui mô và đầu tư vào ngành dệt may xuất khẩu từ chính phủ nhằm
tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Các yêu cầu chủ quan:
Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản và tòan diện về khoa học và công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến hiện
đại vào sản xuất quản ly.
Có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẩn nhau giữa các doanh nghiệp dệt
may xuất khẩu.
Đa dạng hóa các mặt hàng dệt may xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho hàng dệt may xuất khẩu.
Ngành dệt may phải có chính sách tiếp thị quảng cáo về sản phẩm dệt may,
tổ chức các cuộc thi tay nghề “bàn tay vàng”, các doanh nghiệp dệt may tham gia
vào các cuộc bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao”, qua đó khẳng định được
vị trí của sản phẩm dệt may của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của sản phẩm.
Tăng cường xuất khẩu theo phương thức tự doanh, tăng tỷ lệ nội địa hóa của
sản phẩm dệt may đạt 60%.
Phát triển ngành dệt may xuất khẩu trên phạm vi toàn quốc và gồm mọi
thành phần kinh tế tham gia, tận dụng lợi thế của nhau (về nguồn vốn, phương
pháp quản ly, bí quyết công nghệ…).
20
Phát triển ngành dệt may theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước,
nhằm mục tiêu biến đất nước thành một nền kinh tế có cơ cấu Công nghiệp – Nông
nghiệp – Dịch vụ.
Yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội:
Việc phát triển ngành dệt may xuất khẩu gắn liền với công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy các ngành kinh tế-công nghệ trực tiếp
(dệt, cơ khí, giấy, nhựa…) và liên quan (giao thông vận tải, bưu điện…) tham gia
hội nhập quốc tế khu vực nhằm sử dụng có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về
nguồn lao động nước ta.
Như vậy, để thực hiện yêu cầu đặt ra cho ngành dệt may xuất khẩu, đòi hỏi
sự nỗ lực phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các doanh nghiệp trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu.
Để thực hiện được các yêu cầu trên có hiệu quả, chúng ta cần xem xét kinh
nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Trung quốc vào thị trường Mỹ, từ
đó rút ra bài học cho ngành dệt may Việt Nam từ những thành công và thất bại của
họ.
1.4, Một số kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt –may sang của Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào Mỹ không những
lớn nhất mà còn có tốc độ tăng trưởng cao. Sau khi hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt
may được xóa bỏ giữa các nước thành viên WTO, xuất khẩu dệt may của Trung
Quốc vào Mỹ đã tăng vọt. Năm 2005, xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc vào Mỹ
xấp xỉ 27 tỷ USD, tăng 42,5 % so với năm 2004 và chiếm xấp xỉ 27 % tổng kim
ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ, vượt qua Mêhicô để trở thành bạn hàng lớn thứ
hai của Mỹ chỉ còn sau Canada. Tuy nhiên, sau khi Mỹ áp dụng trở lại hạn ngạch
đối với Trung Quốc từ tháng 5/2005 thì tốc độ tăng nhập khẩu hàng dệt may từ
nước này vào Mỹ đã chậm lại (xem bảng 1.8).
21
Bảng 1.8:
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC VÀO MỸ
(2001-2006)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá %
Đvt: tỷ USD
Máy móc điện tử, thiết bị và phụ
tùng 20 24 28 40 53 65 22,52
Các ứng dụng trong hóa học, máy
móc, các phản ứng hạt nhân 14 20 30 44 53 62 21,66
Đồ chơi, trò chơi, thiết bị thể thao,
phụ tùng kèm theo 12 14 16 17 19 21 7,26
Bàn ghế, thiết bị trang trí nội thất 7 10 12 14 17 19 6,74
Giày dép 10 10 11 11 13 14 4,81
Hàng may mặc không dệt kim 4 4 5 7 10 12 4,13
Các sản phẩm liên quan sắt, thép 2 3 3 5 6 8 2,91
Hàng may mặc dệt kim 2 3 3 4 7 8 2,79
Nhựa và các sản phẩm có liên
quan 3 4 4 5 7 7 2,60
Các sản phẩm làm bằng da thuộc 4 4 5 6 6 7 2,34
Phương tiện vận chuyển và phụ
tùng 2 2 2 3 4 5 1,81
Sản phẩm dùng trong ytế 3 3 3 4 4 5 1,66
Các sản phẩm liên quan tới dệt
may 1 2 2 3 4 5 1,61
Gỗ, đồ gỗ 0,842 1 1 2 2 3 1,04
Các sản phẩm có liên quan đến
kim loại 0,985 1 1 2 2 3 1,04
Kim loại, đá quý tự nhiên 0,869 1 1 2 2 3 0,89
Đồ dự trữ báo cáo nhập khẩu đặc
biệt 0,784 0,957 1 2 2 3 0,87
Cao su và các sản phẩm liên quan 0,485 0,679 0,872 1 2 2 0,86
Hóa chất 0,713 0,816 1 1 2 2 0,76
Sắt và thép 0,192 0,245 0,222 1 1 2 0,76
Các mặt hàng khác 13 15 18 22 26 31 10,93
Tổng cộng 102 125 152 196 243 287 100,00
Nguồn: USITC
Sức mạnh cạnh tranh của Trung Quốc chủ yếu nhờ (1) chi phí lao lao động
trên mỗi đơn vị sản phẩm rất thấp do mức lương thấp và năng suất lao động cao; (2)
Trung Quốc có thể sản xuất các loại vải, phụ kiện trang trí, bao bì, và hầu hết các
phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm dệt khác; (3) Trung
Quốc được giới chuyên môn đánh giá là một nơi tốt nhất về sản xuất quần áo, và
các sản phẩm dệt may khác với bất kỳ chất lượng nào hay với bất cứ mức giá nào;
22
(4) Trung Quốc có khả năng cung cấp hàng dệt may với số lượng lớn trong thời
gian ngắn. Tuy nhiên, hiện tại, một số chủng loại dệt may Trung quốc đã bị Mỹ
hạn chế trở lại bằng hạn ngạch cho đến hết năm 2008.
Ở Việt Nam, một trong những lợi thế của ngành dệt may là giá nhân công rẻ,
dễ đào tạo, nhưng lợi thế này mất dần đi khi mức sống ở đô thị đang dần nâng cao,
nếu ngành may không dịch chuyển sản xuất vế các vùng nông thôn ( những nơi có
cơ sở hạ tầng thuận lợi, tương đối hoàn chỉnh về điện nước, giao thông…), hoặc
một công đoạn phù hợp với việc sản xuất không tập trung( thêu, kết cườm…) thì
khả năng cạnh tranh về giá sẽ giảm đi rất nhiều.
Từ những phân tích về vai trò của ngành dệt may hiện nay của Việt Nam,
các yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, cùng với những đặc điểm
về đất nước con người Mỹ, kim ngạch hai chiều Việt – Mỹ tăng trưởng nhanh đã
tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ hai bên cùng có lợi. Quan hệ thượng mại thuận
lợi đem lại cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của cả Việt Nam
và Mỹ. Chúng ta nhận thấy cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị
trường Mỹ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng trường kinh tế, và khẳng
định vị thế của ngành dệt may Việt Nam trên thế giới. Chúng ta đi vào phân tích
thực trạng nhu cầu về hàng dệt may tại thị trường Mỹ, và tình hình xuất khẩu hàng
dệt maycủa Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm qua.
23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.1, Thực trạng về nhu cầu hàng dệt may của thị trường Mỹ:
2.1.1, Những yêu cầu của thị trường Mỹ về ngành hàng dệt may:
2.1.1.1, Những quy định pháp luật về nhập khẩu hàng hóa của Mỹ:
Hệ thống pháp luật chặt chẽ, phức tạp, đội ngũ lobby, luật sư luôn tìm mọi
cách để tạo ra các sự kiện. Một thị trường có rất nhiều vụ tranh chấp về bán phá giá,
tự vệ và chống tự lập. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Mỹ, và các
doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các
tranh chấp thương mại. Tại một hội thảo gần đây về quan hệ thương mại doanh
nghiệp Việt-Mỹ, luật sư Ross Meador, Chủ tịch Công ty Rogers & Meador, cho
rằng các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc soạn thảo các hợp đồng và nên nhờ đến
các luật sư tư vấn để hạn chế những tranh chấp cũng như tránh bị thiệt hại từ
những quan hệ thương mại được điều chỉnh bởi hợp đồng. Theo bà Lee Baker, cố
vấn pháp luật Hội đồng Thương mại Việt-Mỹ, khi ký hợp đồng với đối tác Mỹ, các
doanh nghiệp Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn, bảo đảm hợp đồng có thể tái
tục và được sửa đổi điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý
trong trường hợp có tranh chấp; nên chọn các quy định phán quyết của tòa án Mỹ
vì các quy định phán quyết của tòa án Việt Nam có thể gặp khó khăn khi buộc các
doanh nghiệp Mỹ thi hành.
Hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải tuân theo các luật và qui
định về sản phẩm như:
Luât phân biệt sản phẩm sợi dêt (Textile Fiber Products Identification Act –
TFPIA) và các quy định của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) quy định các
sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Mỹ phải được dán tem hoặc gắn nhãn hoặc đánh
dấu cung cấp những thông tin liên quan đến loại sợi trừ khi được miễn trừ theo
mục 12 của luật này). Trong trường hợp không phải là sản phẩm để bán hoặc phân
24
phối đến người tiêu dùng cuối cùng thì hóa đơn hay các giấy tờ khác có những
thông tin yêu cầu có thể sử dụng thay cho tem hoặc nhãn (phụ lục 2)
Luật nhãn hàng sản phẩm len (WPLA). Tất cả các sản phẩm có chứa sợi len
khi nhập khẩu vào Mỹ (trừ thảm, chiếu và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn
20 năm trước khi nhập khẩu) đều phải có tem hoặc gắn nhãn với những thông tin
theo yêu cầu của Luật nhãn sản phẩm len năm 1939 (Wool Products Labeling Act
1939) và các quy định dưới luật do FTC ban hành (phụ lục 3).
Quy định về nhãn sử dụng (Care Labeling) yêu cầu các nhà sản xuất và
nhập khẩu quần áo và các sản phẩm dệt phải cung cấp những chỉ dẫn thông thường
về bảo quản sản phẩm tại thời điểm những sản phẩm đó được bán cho người mua
hay thông qua việc sử dụng các ky hiệu về bảo quản hay các cách đọc khác được
mô tả trong quy định này (phụ lục 4). Quy định về nhãn hiệu hay quyền sở hữu
công nghiệp rất chặt chẽ. Nhãn hiệu phải dính liền sản phẩm viết bằng tiếng Anh
dễ hiểu (nếu nhãn hiệu bị mất hoặc không có, Hải quan sẽ không cho nhận hàng
hoặc buộc phải nộp tiền phạt có khi tới 10%). Những nhãn hiệu bắt chước hoặc vi
phạm quyền sở hữu sẽ không cho nhập khẩu hoặc sẽ bị cấm nhập khẩu.
Thủ tục hải quan cũng rắc rối: các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ phần
lớn thuê các nhà môi giới để làm các thủ tục hải quan (thường được gọi là Customs
Broker) chứ không trực tiếp làm thụ tủc tục hải quan. Vì thế, theo các chuyên gia
về pháp luật, một vướng mắc mà doanh nghiệp hay gặp là thủ tục hải quan khi xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ; phần lớn những trục trặc về thủ tục này rơi vào
trường hợp doanh nghiệp chưa biết cách điền vào tờ khai, khai không đúng số
lượng, chi tiết về hàng hóa trong bảng kê…Hải quan Mỹ sẽ căn cứ trị giá trên hóa
đơn thương mại làm cơ sở để tính thuế, và coi đó là giá trị thực của hàng hóa, cho
nên ngoài chi tiết thông thương trên hóa đơn thương mại cần ghi đầy đủ các chi tiết
như: chiết khấu, giảm giá, cước phí, lệ phí…
Đối với hàng dệt may việc khai báo xuất xứ hàng hóa rất quan trong và cần
thiết, đó là yêu cầu phải xuất trình khi làm thủ tục hải quan. Cơ quan Hải quan và
Bảo vệ biên giới Mỹ mới ra một quy định tạm thời về việc khai báo xuất xứ hàng
dệt may. Theo đó sẽ hủy bỏ quy định cũ về khai báo (19 CFR 12.130) đối với tất cả
25
hàng dệt và may và thay vào đó, các nhà nhập khẩu phải khai báo mã số của nhà
sản xuất (Manufacturer Identification Code - MID). Quy định này sẽ được áp dụng
cho tất cả hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm cả các mặt hàng
may mặc bị áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và các nước chưa là thành viên của
WTO mà vẫn phụ thuộc vào hiệp định hàng dệt may song.Với việc loại bỏ tờ khai
hàng dệt may, quy định mới này (tên văn bản 19 CFR 102) đã được sửa đổi và nêu
ra những yêu cầu về xuất xứ đồng thời hướng dẫn cách thức xây dựng mã code của
nhà sản xuất. Hải quan Mỹ cho biết, nhà nhập khẩu (hoặc môi giới hải quan) là
người sẽ xác định MID dựa trên những thông tin về công ty, điền vào các mẫu khai
hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.Trường hợp cơ quan Hải quan tại một cảng nào
bất kỳ thấy nghi ngờ về khai báo MID không đúng, cảng có thể yêu cầu sửa chữa
thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu. Những lỗi lặp lại về việc xác định MID khi
nhập khẩu hàng dệt may sẽ đưa đến việc đánh giá mức phạt đối với nhà nhập khẩu
hay môi giới hải quan do không lưu tâm đúng mức.
2.1.1.2, Hệ thống phân phối hàng hóa của thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường tiêu thụ khổng lồ, nhiều nước quan tâm. Mỹ là một trong
những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hệ thống phân phối hàng của
Mỹ rất phong phú rất chuyên biệt được phân thành 7 loại:
(1) Công ty chuyên doanh: nơi đây thường phân phối những nhãn hiệu nổi
tiếng, những lọai hàng đặc biệt có giá cả đắt đỏ;
(2) Cửa hàng siêu thị
(3) Cửa hàng bán lẻ quốc gia: đây là hệ thống cửa hàng kinh doanh những
mặt hàng giống nhau trải rộng đất nước;
(4) Cửa hàng siêu thị bình dân: cũng giống như cửa hàng siêu thị nhưng ở
nơi đây bán những hàng bình dân giá cả rẻ hơn;
(5) Cửa hàng giảm giá: hệ thống cửa hàng này thường bán với giá giảm hơn
các loại khác, niêm yết các loại giá đã giảm vào ngày giờ cụ thể;
(6) Cửa hàng bán lẻ qua mail, bưu điện…: đây là hình thức phổ biến ở Mỹ,
người dân bận rộn làm việc không có thời gian đi mua sắm, đây là kênh phân phối
mà người Mỹ rất ưa thích vì sự tiện lợi;
26
(7) Cửa hàng bán lẻ khác: tại đây thường bán những mặt hàng không có
nhãn hiệu, hoặc là hàng hóa được đặt thẳng từ các nước châu Á không thông qua
các công ty nhập khẩu của Mỹ, ở đây người mua thường mua hàng với giá rẻ hơn
từ 15-20% so với các loại hàng cùng loại tại các hệ thống phân phối khác.
Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là các chuỗi cửa
hàng bán. Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ
chiến lược tập trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu
dùng từ 20 – 30 tuổi. Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một
số nhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối
tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi tiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên
chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may mặc của Hoa Kỳ.
Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá
rõ nét. 5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó
Gap chiếm 12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited
Brands (Limited, Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7%
và Charming Shoppes (Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%.
Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet
đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo các nhà phân tích,
đến năm 2008, khoảng 10% hàng may mặc sẽ được tiêu thụ qua mạng.
2.1.2, Đặc điểm nhập khẩu và tiêu dùng hàng dệt may của thị trường Mỹ:
2.1.2.1, Đặc điểm người tiêu dùng của Mỹ:
Thị trường Mỹ được chia thành 3 phân khúc thị trường : Phân khúc 1: là
tầng lớp thương lưu trong xã hội, thường mua hàng có thương hiệu nổi tiếng, giá cả
rất đắt; Phân khúc 2: là những người trung lưu, họ chú trọng đến mẫu mã hợp thời
trang, giá cả phù hợp; Phân khúc 3: là những người dân nghèo, chỉ chú trọng đến
yếu tố giá cả, chỉ mua những loại hàng có giá rẻ. Hàng dệt may Việt Nam nên
nhắm vào phân khúc 2 và 3 của thị trường.
Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ rất đa dạng và được phân cấp rõ ràng theo
từng phân khúc thị trường. Nhưng nhìn chung sở thích người tiêu dùng Mỹ là:
thích mua sắm vào các kỳ nghỉ lễ, hay vào mùa mua sắm trong năm; chủng loại
27
hàng hóa dă dạng nhiều mẫu mã để lựa chon; các lọai hàng dệt may phù hợp với
thời tiết khí hậu trong năm; đặc biệt họ rất yêu thích thời trang, thay đổi sở thích
thời trang nhanh chóng; các loại quần áo người Mỹ chọn nhiều nhất là : đồng phục
đi làm, T-shirt, quần áo trẻ con.
2.1.2.2, Cách thức nhập khẩu và phân phối hàng của các công ty Mỹ:
Tại Mỹ, các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự làm tất cả
các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và nhập khẩu. Các tập đoàn và
công ty lớn có tác động mạnh đến chính sách của Chính phủ. Các công ty vừa và
nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ.Các công
ty vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hoá và bán theo một số cách thức sau:
(1). Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ. Hầu hết các loại hàng hoá như: trang
sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hoá đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ
thông qua các nhà nhập khẩu. Cách bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hoá có
nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao.
(2). Bán hàng cho nhà phân phối. Các nhà phân phối thường có hệ thống
phân phối rộng khắp một khu vực hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào đó.
Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong thời điểm ngắn. Nhưng qua cách này
người bán phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân phối.
(3). Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp. Cách này có thể làm được khi
các nhà máy trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ trong nước khi họ
không có điều kiện để mua trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua
các nhà nhập khẩu.
(4). Bán sỉ qua đường bưu điện. Với những sản phẩm nhỏ và giá trị không
lớn có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi là
bán hàng theo diện rất rộng và không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán
buôn.
(5). Bán lẻ qua đường bưu điện. Một số nhà nhập khẩu không cần qua trung
gian mà trực tiếp gửi bưu kiện đến cho người mua. Để làm được cách này phải có
hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao.
28
(6). Có một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalogue qua các nhà buôn
theo kiểu này hay trực tiếp thành lập công ty để bán hàng theo catalog. Phương
thức này đòi hỏi phải biết được địa chỉ của khách hàng có nhu cầu thường xuyên.
(7). Bán lẻ. Nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hoá
theo khả năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro.
(8). Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình là
hình thức mới và phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố.
(9). Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy công xưởng với các điều kiện giống
như bán cho các nhà bán buôn bán lẻ.
(10). Làm đại lý bán hàng. Có một số người Mỹ có quan hệ tốt cả hai chiều
với nhà xuất khẩu nước ngoài và hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ trong nước
thì họ thường làm đại lý cho nước ngoài để khỏi phải lo khâu tài chính cho kinh
doanh.
(11). Bán hàng qua "buổi tiệc bán hàng" (Bali Imports Party). Một số nhà
nhập khẩu mua một số lượng nhỏ hàng hoá về rồi mời người thân quen đến dự
buổi giới thiệu bán hàng luôn tại chỗ.
(12). Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market). Có hãng lớn đã từng tổ chức nhập
khẩu và bán hàng ở chợ ngoài trời với quy mô lớn và diện rộng khắp cả nước.
Cách làm này đỏi hỏi phải có diện quan hệ rộng với người bán hàng ở nhiều nước
khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng.
(13). Bán hàng qua các Hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ. Có người mua hàng
về kho của mình và quanh năm di dự các hội chợ triển lãm khắp Hoa kỳ để tìm
kiếm các đơn đặt hàng tại quầy rồi về gửi hàng cho người mua theo đường bưu
điện, Fedex hay UPS. Cách này chỉ có thể làm ở quy mô nhỏ với hàng đặc chủng,
hàng mới và giá cao.
(14). Bán hàng qua hệ thống Internet.
2.1.2.3, Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
Thị trường Mỹ có nhu cầu rất đa dạng về hàng dệt may, khách hàng thường
đặt hàng với khối lượng lớn với tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, và điều kiện giao
hàng rất nghiêm ngặt.
29
Mỹ nhập một khối lượng lớn hàng dệt may từ các nước trên thế giới, kim
ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ gia tăng hàng năm. Kim ngạch nhập khẩu
hàng dệt may của Mỹ năm sau tăng 6-7% so với năm trước, năm 2005 kim ngạch
nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ hơn 70 tỷ tăng 5,89% so với năm 2004 là 66 tỷ,
nhưng năm 2006 đạt trên 73 tỷ tăng 3,6% so với năm 2005 (xem bảng 2.1). Từ
năm 2002, Trung quốc vượt qua Mexico, vươn lên vị trí dẫn đầu nước xuất khẩu
hàng dệt may hàng đầu vào Mỹ, Việt Nam từ hạng thứ 7 năm 2005 (vượt Hồng
Kông vị trí thứ 3, Honduras vị trí thứ 6) lên hạng thứ 5 năm 2006 về kim ngạch
xuất hàng dệt may vào Mỹ chiếm xấp xỉ 4,3% thị trường tiêu dùng của Mỹ.
Biểu đồ 2.1
Nguồn : DOC & USITC
THỊ PHẦN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Năm 2006
27.10%
7.43%
3.82%
36.05%
4.41%5.00%3.43%4.30%
3.83% 2.53%
2.09%
China
Mexico
Hong Kong
India
Indonesia
Honduras
Vietnam
Bangladesh
Thailand
Dominican Republic
Other countries
30
Bảng 2.1.
TỔNG KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA MỸ
(2001-2006)
Đvt: Tỷ USD
Nước/Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
China 6.416 7.070 8.667 10.685 16.774 19.865
Mexico 8.027 7.639 7.098 6.843 6.230 5.448
Indonesia 2.203 2.050 2.153 2.390 2.868 3.666
India 1.774 1.939 2.059 2.256 3.064 3.235
Vietnam 47 873 2.337 2.503 2.664 3.152
Bangladesh 1.929 1.757 1.759 1.871 2.268 2.808
Hong Kong 4.176 3.873 3.708 3.863 3.507 2.799
Honduras 2.437 2.502 2.568 2.743 2.685 2.518
Thailand 1.839 1.747 1.741 1.821 1.831 1.856
Dominican
Republic 2.230 2.134 2.099 2.036 1.831 1.535
Total 58.472 58.627 62.827 66.757 70.718 73.314
Nguồn: USITC
Mỹ là một trong hai thị trường nhập khẩu hàng dệt may chính của thế giới
bên cạnh EU. Nhu cầu về các mặt hàng dệt may của Mỹ rất đa dạng , trong đó có
mười nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 2tỷ USD năm 2006 là : áo len
(18,282%; 13,42tỷ USD); quần nữ (17,83%, 13,089tỷ USD); quần nam (11,54%;
8,472tỷ USD); áo thun (6,05%; 4,443tỷ USD); áo sơmi nam (4,44%; 3,257tỷ USD);
áo nữ (3,73%; 2,74tỷ USD); đồ lót đồ ngủ dệt kim nữ (3,64%; 2,671tỷ USD); quần
áo váy dệt kim nữ (3,37%; 2,476tỷ USD); sơmi dệt kim nam (3,02%; 2,216tỷ
USD); áo lót nữ (2,82%; 2,072tỷ USD) (xem bảng 2.2)
31
Bảng 2.2
MỘT SỐ MẶT HÀNG DỆT MAY NHẬP KHẨU VÀO MỸ
(2003-2006)
Đvt: tỷ USD
Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Trị giá % Trị giá %
Trị
giá %
Trị
giá %
Áo len 11.934 18,97 12.702 19,00 12.971 18,32 13.420 18,28
Quần áo nữ 11.116 17,67 12.168 18,20 13.164 18,59 13.089 17,83
Quần áo nam 7.755 12,33 7.847 11,73 8.291 11,71 8.472 11,54
Áo thun 3.562 5,66 3.811 5,70 4.118 5,82 4.443 6,05
Áo sơmi nam 2.997 4,76 3.341 5,00 3.538 5,00 3.257 4,44
Áo nữ 2.717 4,32 2.605 3,90 2.592 3,66 2.740 3,73
Đồ lót, đồ ngủ dệt kim
nữ 2.208 3,51 2.465 3,69 2.471 3,49 2.671 3,64
Quần áo, váy dệt kim
nữ 2.027 3,22 2.028 3,03 2.130 3,01 2.476 3,37
Sơmi dệt kim nam 1.744 2,77 1.614 2,41 1.839 2,60 2.216 3,02
Áo lót nữ 1.579 2,51 1.820 2,72 1.847 2,61 2.072 2,82
Áo khoác nữ 1.394 2,22 1.633 2,44 1.767 2,50 1.768 2,41
Quần áo trẻ sơ sinh và
phụ kiện 1.419 2,26 1.476 2,21 1.525 2,15 1.645 2,24
Áo khoác nam 1.448 2,30 1.444 2,16 1.462 2,06 1.482 2,02
Vớ 1.091 1,73 1.316 1,97 1.380 1,95 1.448 1,97
Đồ bơi 1.103 1,75 1.184 1,77 1.422 2,01 1.430 1,95
Sơmi dệt kim nữ 1.194 1,90 1.127 1,69 1.153 1,63 1.305 1,78
Quần áo 800 1,27 897 1,34 895 1,26 1.040 1,42
Đồ lót, đồ ngủ nam 1.028 1,63 1.032 1,54 1.092 1,54 1.038 1,41
Quần áo dệt kim 517 0,82 595 0,89 926 1,31 977 1,33
Áo khoác dệt kim nữ 519 0,82 632 0,95 773 1,09 826 1,13
Complet dệt kim nam 777 1,24 782 1,17 777 1,10 807 1,10
Đồ bơi dệt kim 602 0,96 642 0,96 677 0,96 699 0,95
Áo khoác dệt kim nam 351 0,56 447 0,67 549 0,78 677 0,92
Đồ trẻ sơ sinh 533 0,85 538 0,80 579 0,82 639 0,87
Đồ lót, đồ ngủ nữ 677 1,08 625 0,93 666 0,94 609 0,83
Găng tay dệt kim 375 0,60 431 0,64 443 0,63 466 0,63
Đồ lót, đồ ngủ nam 437 0,69 385 0,58 418 0,59 445 0,61
Hàng dệt kim khác 372 0,59 484 0,72 468 0,66 414 0,56
Cà vạt 179 0,28 214 0,32 234 0,33 246 0,34
Khăn choàng 178 0,28 250 0,37 278 0,39 218 0,30
Găng tay 157 0,25 195 0,29 192 0,27 204 0,28
Hàng may mặc khác 120 0,19 140 0,21 168 0,24 155 0,21
Tổng cộng 62.910 63,36 66.870 62,81 70.805 63,09 73.394 63,88
Nguồn : USITC
2.2, Thực trạng họat động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường Mỹ
32
2.2.1, Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu
Sau khi hiệp định BTA có hiệu lực, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may tăng 167% so với năm 2002, 6 tháng đầu năm 2003 sau khi hiệp định BTA
có hiệu lực, Mỹ không khống chế số lượng hàng dệt may vào Mỹ, bắt đầu cuối
năm 2003, sang đầu năm 2004, Mỹ bắt đầu áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may
Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may các năm 2004, 2005 có phần chững
lại, tăng 6-7% so với năm trước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
tăng vọt lên trên 18% so với năm 2005 (xem bảng 2.3). Kể từ ngày 11.1.2007, Mỹ
bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, nhưng chính quyền Mỹ
đang áp dụng chính sách giám sát hàng dệt may Việt Nam và cam kết sẽ tự khởi
điều tra bán phá giá nếu thấy có dấu hiệu bán phá giá, hàng dệt may có khả năng
gia tăng kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.3
TỶ TRỌNG KNXK HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
TRONG TỔNG KNNK CỦA MỸ
(2001-2006)
Đvt: tỷ USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Việt Nam (KNXK) 0,048 0,876 2.340 2.506 2.665 3.152
Mỹ (KNNK) 58.597 58.719 62.908 66.869 70.807 73.314
Tỷ trọng (%) 0,08 1,49 3,72 3,75 3,76 4,30
Nguồn : USITC
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam, năm 2004
chiếm khoảng 57,88% và đạt 2,4 tỉ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm thị phần rất khiêm tốn, khoảng 3,75%
(năm 2004) so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, năm 2006 thị phần hàng dệt
may xuất khẩu tại Mỹ tăng chiếm 4,3%Mỹ đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD.
Trong 5 năm gần đây, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của
Việt Nam, chiếm hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (xem
bảng 2.4).
33
Bảng 2.4:
MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA VIỆT NAM
Quốc gia Năm 2004 Năm 2005
triệu USD % triệu USD %
United States 2.506 57,88 2.665 55,06
Japan 526 12,35 604 12,48
Germany 227 5,33 237 4,90
Taiwan 194 4,56 183 3,78
United Kingdom 97 2,28 153 3,17
France 91 2,12 103 2,14
Spain 67 1,56 84 1,74
Holland 63 1,47 79 1,64
Italy 53 1,25 39 0,81
Canada 49 1,14 81 1,67
South Korea 47 1,10 49 1,02
Russia 45 1,05 48 0,99
Belgium 39 0,92 52 1,08
Malaysia 23 0,54 24 0,51
Australia 21 0,50 25 0,51
Poland 20 0,48 19 0,39
Sweden 15 0,35 20 0,42
Danmark 14 0,33 18 0,37
HongKong 12 0,29 13 0,26
Các nước khác 151 4,04 342 7,07
Tổng KNXK 4.260 100,00 4.840 100,00
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Bộ Thương Mại
So với Trung quốc, với năng lực sản xuất gấp 50 lần Việt Nam, nhưng năm
2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 19,8 tỷ USD gấp 6 lần kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam. Điều này không phải do hàng dệt may Việt Nam có khả năng
cạnh tranh hơn hàng dệt may Trung quốc, mặc dù Trung quốc là thành viên của
WTO nhưng Trung quốc vẫn bị khống chế bằng hạn ngạch. Khi chính phủ Mỹ bãi
bỏ hạn ngạch đối với Trung quốc, thì liệu Việt Nam có còn giữ được bao nhiêu thị
phần, với tốc độ tăng kim ngạch tăng khoảng 6,4% (năm 2005) và 18% (năm 2006),
và năm 2007 khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, có sự ưu đãi
ngang bằng, đang bị giám sát chống bán phá giá..
Hàng dệt may, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 5 năm qua là
20,5%, ước tính năm 2005 chỉ tăng 5% so năm 2004 mặc dù năng lực còn rất lớn.
Năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đã thích nghi tốt hơn với những biến
34
cố của thị trường dệt may thế giới trong năm 2005, đồng thời với việc trở thành
thành viên WTO kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 sẽ tăng trở lại đáng
kể.
2.2.2, Thực trạng về cơ cấu mặt hàng:
Hàng dệt may Việt nam chủ yếu gia công theo mẫu mã của khách hàng Mỹ;
mẫu mã mặt hàng dệt may của Việt Nam hầu như phụ thuộc vào thị hiếu tiêu dùng
của thị trường Mỹ, các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong
những năm gần đây chịu sự quản ly bằng hạn ngạch, năm 2007 mặc dù không chịu
sự áp đặt của hạn ngạch, nhưng hàng dệt may Việt Nam vẫn còn chịu sử giám sát
của Mỹ, có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá.
Hàng dệt may của Việt Nam thường tập trung vào một số mặt hàng truyền
thống dễ làm như áo sơmi, áo len, quần áo nam nữ, áo khoác nam nữ,….(xem bảng
2.5). Từ năm 2003 đến năm 2006, ba nhóm mặt hàng luôn chiếm trên 50% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ là quần áo nữ, áo len và quần áo
nam. Mặc dù các trung tâm nghiên cứu và sáng tác mẫu mốt ra đời đã một phần
giúp sức làm phong phú các sản phẩm dệt may, nhưng các mẫu mốt đó vẫn chưa
khẳng định được khả năng định vị của mình trên thị trường nội địa cũng như thị
trường nước ngoài.
Tuy vậy, hầu hết mã hàng đều có mức tăng trưởng đáng kể trong bối cảnh
ngành dệt may Trung Quốc tăng quá “nóng”. Các chuyên gia ngành dệt may cho
rằng thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ có đẳng cấp cao hơn so
với hàng Trung Quốc, bắt đầu có sức cạnh tranh.
35
Bảng 2.5:
MỘT SỐ MẶT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
TẠI MỸ (2003-2006)
Mặt hàng 2003 2004 2005 2006
._. nội địa vào năm 2010, từng bước nâng cao tính tự
chủ của ngành sản xuất và kinh doanh hàng dệt may.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010 đạt 25% so với cùng
kỳ năm trước
3.1.2.2, Mục tiêu cụ thể cho hàng dệt may vào thị trường Mỹ:
Giữ vững tốc độ tăng như trong những năm còn bị Mỹ áp đặt hạn ngạch và
gia tăng kim ngạch, đến năm 2010, kim ngạch tăng trung bình 25%/năm.
Thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Mỹ để biết
nhu cầu thị hiếu của thị trường kịp thời.
Chuyển dần phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gia công sang tự doanh
(FOB).
Xây dựng thương hiệu mặt hàng mạnh cùng với việc đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng sản phẩm; tăng dần hàm lượng nội địa trong sản phẩm (60%nguyên
phụ liệu nội địa)
Đầu tư tăng quy mô sản xuất và xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp và gián
tiếp có trình độ chuyên nghiệp cao.
3.2, Các nhóm giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010:
55
3.2.1, Nâng cao nhận thức về vai trò của hàng dệt may trong chiến lược
xâm nhập thị trường Mỹ:
Mỗi doanh nghiệp dệt may phải biết tạo ra và tận dụng sức mạnh của mình
trong mối liên kết với các doanh nghiệp dệt may khác để gây ấn tượng và thu hút
sự quan tâm của người tiêu dùng tại thị trường Mỹ. Hiệp hội Dệt-May là tổ chức
nắm rõ năng lực của từng doanh nghiệp nên có những biện pháp như tổ chức các
hội nghị các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế để đề ra những
phương hướng hợp ly trên cơ sở đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp dệt may quốc doanh có uy tín, có đội ngũ quản trị giỏi sẽ
đóng vai trò chủ đạo như công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt Thắng Lợi…Và
phương hướng hợp lý hiện nay là làm thế nào để gia tăng kim ngạch xuất khẩu,
xâm nhập vào thị trường mới. Mỗi doanh nghiệp đều phải ý thức được vị trí và vai
trò của mình trong việc đóng góp làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Mỗi doanh
nghiệp dệt may có đặc thù riêng về kỹ thuật và quản lý hoạch định chiến lược cơ
bản, chuyên môn hóa mặt hàng dệt may của mình mà mình đang có ưu thế, đưa ra
khung giá phù hợp và cạnh tranh hơn, ngăn chận sự cạnh tranh trong nội bộ ngành
dệt may.
3.2.2, Xây dựng, triển khai qui họach chiến lược phát triển khuyến khích
xuất khẩu hàng dệt may
3.2.2.1, Đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang;
Các doanh nghiệp liến kết với nhau thường xuyên tổ chức các cuộc thi về
thiết kế thời trang, mời các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi tham dự, dựa trên xu
hướng tiêu dùng của thị trường Mỹ. Sau đó triển khai sản xuất và xuất khẩu các
mẫu mã đoạt giải.
Hàng năm, Nhà nước nên khen thưởng khuyến khích cho các doanh nghiệp
có mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 100.000USD với mức
thường 1% kim ngạch xuất khẩu đạt được.
Bản thân từng doanh nghiệp dệt may như một số doanh nghiệp dệt may đã
làm, nên thành lập phòng thiết kế mẫu gồm 3 người: 1 nhà thiết kế hay ky hợp
đồng dài hạn với một nhà thiết kế tên tuổi, 1 thợ may mẫu, 1 người tìm kiếm
56
nguyên phụ liệu và làm những công việc lặt vặt. Các doanh nghiệp nên sử dụng
máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất (CAD-CAM Computer Added Design -
Computer Added Manufacturing).
3.2.2.2, Cải tiến công nghệ trong sản xuất:
Tăng cường nhập khẩu những máy móc thiết bị mới thay thế những máy
móc thiết bị cũ lỗi thời.
Cử nhân viên đến các doanh nghiệp dệt may thành công ở những nước phát
triển về ngành dệt may như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…tìm hiểu về máy
móc thiết bị và công suất của nó, vận hành ra sao?... để lên kế hoạch doanh nghiệp
nên nhập khẩu loại nào tiết kiệm nhất và cải tiến được công nghệ dệt may ở doanh
nghiệp mình.
Doanh nghiệp hàng năm nên trích một khoản tiền (20%) để thành lập Quỹ
công nghệ để đầu tư nâng cấp, khen thưởng cho sáng kiến cải tiến công nghệ trong
doanh nghiệp.
3.2.2.3, Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dệt may:
Qui trình tạo lập, phát triển và duy trì một nhãn hiệu mạnh bao gồm nghiên
cứu thị trường; phân tích hiện trạng nhãn; định ra mục tiêu cho nhãn hiệu trong
tương lai.
Theo kinh nghiệm một số nước trong quá trình xây dựng và phát triển nhãn
hiệu, các doanh nghiệp cần lưu y: đặt tên nhãn hiệu mà ai cũng có thể đọc và nhớ;
hình tượng yểm trợ cần có y nghĩa rõ rệt, giản dị mà không cầu kỳ; nên chọn
những tên và ky hiệu có tính phổ quát, có y nghĩa với thị trường Mỹ. Tuyệt đối
không mô phỏng hay bắt chước nhãn hiệu khác (thị trường Mỹ ngăn cấm việc này
và rất gắt gao trong quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp). Nên giao việc thiết kế
cho các công ty quảng cáo chuyên nghiệp, không nên thay đổi hay điều chỉnh nhãn
hiệu thường xuyên.
3.2.2.4, Xây dựng mặt hàng chủ lực để có tính cạnh tranh cao:
Các doanh nghiệp nên thăm dò định kỳ nhu cầu, sở thích của người tiêu
dùng Mỹ thông qua các các công ty tiếp thị hay ky hợp đồng với một công ty
nghiên cứu thị trường về mặt hàng mà doanh nghiệp đang có thế mạnh. Hoặc lấy
57
nguồn thông tin về thị trường Mỹ qua Thương Vụ Việt Nam tại Mỹ, hoặc từ đối
thủ cạnh tranh và các phương thông tin đại chúng khác.Các doanh nghiệp cần tham
khảo thêm y kiến các nhà thiết kế thời trang, các show trình diễn thời trang tại thị
trường Mỹ để biết xu hướng thời trang của thị trường này hơn
Qua việc thăm dò nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được và triển khai
sản phẩm dệt may nào mà mình có lợi thế. Ví dụ như Việt Tiến có nhiều đơn hàng
đồng sang Mỹ dựa vào lợi thế là mặt hàng áo sơmi và quần tây của mình sắc sảo về
kỹ thuật, giá cả “mềm” hơn, chất lượng vải tốt hơn. Sau đó, các doanh nghiệp có
thể thiết kế, hoặc cải tiến sản phẩm dệt may của mình tạo ra sản phẩm mới lạ và có
giá cả cạnh tranh hơn, qua nguyên liệu độc đáo là thổ cẩm và tơ tằm…
3.2.3, Tập trung nguồn lực phát huy lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu:
3.2.3.1, Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm:
Tạo nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản
xuất: k y hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp bông sợi và doanh nghiệp dệt cung
cấp vải có chất lượng phù hợp với sản xuất hàng dệt may xuất khẩu; mua cổ phần
trong các doanh nghiệp dệt, sợi là hình thức đầu tư cho hàng dệt may; tham gia
thiết kế mẫu vải cho doanh nghiệp dệt; ky hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp
dệt-may cung cấp vải nguyên liệu kịp thời và theo đúng mẫu mã và chất lượng của
các doanh nghiệp may; những loại vải mà Việt nam chưa sản xuất được doanh
nghiệp dệt may nên tìm kiếm và ky hợp đồng nhập khẩu vải từ các nước có ngành
công nghiệp dệt phát triển như Trung quốc, Nhật bản, Thailand, Indonesia...
Nâng cao qui cách chất lượng sản phẩm: tiêu chuẩn ISO9000 đề cập đến các
yếu tố trong quản ly chất lượng, quá trình chuẩn bị cho đến khi đạt chứng nhận
ISO9000 rất lâu có thể từ 1 năm, 3 năm. Nhà nước có chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp dệt may áp dụng tiêu chuẩn ISO9000, xem tiêu chuẩn này là một
trong những yêu cầu đánh giá và công nhận sản phẩm của doanh nghiệp là “có chất
lượng cao”, là một trong những ưu đãi để vay vốn đầu tư.
3.2.3.2, Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm dệt may
58
Hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên áp dụng chiến lược định
giá theo giá hiện hành: hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu, tạo nguồn nguyên liệu
ổn định trong nước; nắm bắt thông tin về giá cả của mặt hàng mình sản xuất trên
thị trường Mỹ và đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là từ Trung Quốc-một nhà xuất khẩu
hàng dệt may lớn nhất vào Mỹ; liên kết với các hãng dệt may có tiếng của Mỹ, sử
dụng thương hiệu của họ, có thể định giá cao nhưng vẫn có thể cạnh tranh được
trên thị trường Mỹ.
3.2.3.3, Đẩy mạnh hoạt động Marketing của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp dệt may nên thành lập phòng Marketing, nghiên cứu thị
trường Mỹ và những thông tin phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm mình
trên thị trường, lập ra kế họach quảng bá, khuyến mãi cho hàng dệt may của doanh
nghiệp mình tại thị trường này.
Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Mỹ, xâm nhập vào hệ thống
phân phối của Mỹ như chuỗi các cửa hàng siêu thị trên toàn nước Mỹ.
Doanh nghiệp nên có chiến lược quảng cáo cho sản phẩm dệt may theo các
hình thức sau: quảng cáo thông tin ; quảng cáo thuyết phục. Doanh nghiệp nên
nghiên cứu ưu nhược điểm của từng loại phương tiện quảng cáo, sản phẩm dệt may
của mình thuộc phân khúc nào, quảng cáo nên nhắm trọng tâm vào phân khúc
đó.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược chiêu thị.
Các doanh nghiệp dệt may nên tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức định
kỳ tại thị trường Mỹ, in các brochure, catalogue kèm theo sản phẩm để tiếp cận nhu
cầu của thị trường cũng như biết được sản phẩm cạnh tranh của các đối thủ.
3.2.4, Nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may:
3.2.4.1, Nâng cao việc đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp dệt may:
Các doanh nghiệp cần đầu tư dài hạn: trích 20% lợi nhuận cho đầu tư mở
rộng sản xuất, cần huy động mọi nguồn lực có trong doanh nghiệp nhu khấu hao cơ
bản , vốn tự có bằng cách bán, cho thuê tài sản không dùng đến, giải phóng hàng
tồn kho, huy động từ cán bộ- công nhân viên.
59
Các doanh nghiệp nhà nước cần chuyển sang cổ phần hóa 100%, tăng trách
nhiệm từng cổ đông. Các doanh nghiệp cần công khai tài chính của doanh nghiệp
trên các phương tiện thông tin để nhận được y kiến đóng góp từ những ai quan tâm
về kết quả họat động của doanh nghiệp.
3.2.4.2, Thực hiện hợp tác trong sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm k y kết hợp đồng với các doanh nghiệp
khác chuyên về các công đọan phù hợp như mua nguyênphụ liệu, vận chuyển, bảo
quản nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, đến các công đoạn cuối như đóng gói, vận
chuyển đến khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm khoản đầu tư cho các các công
đoạn đó.
Doanh nghiệp cần ky hơp đồng phân phối hàng với các doanh nghiệp quen
thuộc với yêu cầu của Mỹ.
3.2.5, Tăng cường liên doanh liên kết đầu tư:
3.2.5.1, Phát triển doanh nghiệp tài chính trong liên doanh ngành dệt may:
Các doanh nghiệp dệt may liên kết với nhau xây dựng doanh nghiệp tài
chính để hỗ trợ vốn và đầu tư: huy động vốn nhàn rỗi tạm thời của các doanh
nghiệp khác trong liên kết; các doanh nghiệp “cho thuê” cung ứng máy móc thiết
bị sẽ chuyển cho các doanh nghiệp chưa đủ mua sắm một lần quyền sử dụng các
loại máy móc thiết bị đó; doanh nghiệp tài chính trong liên doanh sẽ hỗ trợ các
doanh nghiệp dệt may về vốn đầu tư để hiện đại hóa công nghệ sản xuất và phát
triển sản xuất đối với những doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Lãi suất cho thuê
bằng 50% lãi suất cho vay của ngân hàng.
3.2.5.2, Liên doanh, liên kết với các ngành sản xuất, cung cấp máy móc
thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành dệt may:
Căn cứ vào yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may về máy móc thiết bị phụ
tùng thay thế, các liên doanh sản xuất các phụ tùng thay thế, lắp ráp các loại máy
móc thiết bị có nhu cầu nhiều và phổ biến, phù hợp với điều kiện kỹ thuật, tay nghề
của công nhân Việt Nam.
60
Liên doanh nên lựa chọn các hãng sản xuất nước ngoài, liên kết với họ mở
chi nhánh của hãng tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng
phù hợp.
3.2.5.3, Đầu tư sản xuất-cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt may:
Trợ giá và bao tiêu sản phẩm dệt, những loại vải dệt độc đáo như thổ cẩm
của người dân tộc thiểu số vùng cao
Các doanh nghiệp may liên doanh với doanh nghiệp dệt, hoặc mua cổ phần
doanh nghiệp dệt. đầu tư máy móc thiết bị mới, cải tiến công nghệ kéo sợi: liến kết
với ngành nông nghiệp từ khâu giống, đầu tư vào vùng trồng bông thích hợp, cấm
xuất khẩu bông; tổ chức nông dân dân tiêu biểu sang tu nghiệp tại Nhật Bản, Trung
Quốc để học hỏi kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm với những công nghệ chế biến
sản phẩm tơ tằm có chất lượng cao;liên kết với ngành hóa dầu trong việc phát triển
nguyên liệu sợi hóa học từ hóa dầu.
3.2.5.4, Liên kết với các tổ chức nhân sự:
Các doanh nghiệp dệt may tạo điều kiện cho các học viên trường dạy nghề,
đào tạo quản ly thực hành môn học tại doanh nghiệp, liên kết với các trường dạy
nghề đào tạo để đưa ra hướng đào tạo phù hợp và doanh nghiệp có kế họach tuyển
mộ lao động từ nguồn này.
3.2.6, Nhóm giải pháp trước mắt để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam vào thị trường Mỹ:
3.2.6.1, Đẩy mạnh việc gia công xuất khẩu và nâng cao hiệu quả của việc
gia công:
Các doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì và đẩy mạnh gia công xuất khẩu, bán
và phân phối qua trung gian để tiếp tục đưa sản phẩm vào thị trường thế giới dưa
trên các quan hệ được thành lập từ trước. Tuy nhiên, cần thay đổi hình thức gia
công, giảm hình thức gia công toàn bộ chuyển dần sang hình thức gia công từng
phần: Ky hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bên đặt gia công trong đó nguồn nguyên
phụ liệu do doanh nghiệp dệt may Việt Nam chịu trách nhiệm, theo mẫu mã thiết
kế của bên đặt gia công; hoặc là, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tự thiết kế
mẫu theo yêu cầu của khách hàng, tự tìm nguồn nguyên liệu, máy móc doanh
61
nghiệp tự đầu tư, bên khách hàng phải mua thành phẩm, giá cả do doanh nghiệp
định ra trên cơ sở thỏa thuận của khách hàng.
Việc thay đổi cơ cấu các loại hình gia công như vậy nhằm tạo cơ sở nền
tảng vững chắc cho các doanh nghiệp dệt may chuyển sang hình thức tự doanh.
3.2.6.2, Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp:
Các doanh nghiệp tự lo đầu vào, đầu ra cho sản phẩm của mình, nên đẩy
mạnh xuất khẩu trực tiếp; các doanh nghiệp nên sử dụng các biện pháp sau:
Nghiên cứu thị trường một cách chi tiết, thực hiện phân đoạn thị trường theo
các tiêu thức: giới tính, tuổi, nhề nghiệp, tập quán tiêu dùng… trên thị trường Mỹ,
thông qua bộ phận marketing của doanh nghiệp. Từ đó xác định được doanh
nghiệp nên sản xuất mặt hàng gì? Nhắm đến phân khúc thị trường nào?
Quan hệ tốt với các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào: cơ sở dệt, cơ sở
sản xuất phụ liệu, xí nghiệp cơ khí dệt may, các cơ sở đào tạo, các trung tâm
nghiên cứu mẫu mốt… các doanh nghiệp thương mại Mỹ phụ trách đầu ra: tăng
cường việc chào giá, quảng cáo, phát hành catalogue gởi đến khách hàng.
Ky hợp đồng vận chuyển thường xuyên với các hãng vận chuyển, bảo hiểm
trách nhiệm, rủi ro, tổn thất để xuất khẩu hàng nhanh chóng an toàn.
3.2.6.3, Đẩy mạnh hoạt động Marketing:
Trước mắt doanh nghiệp dệt may cần k y hợp đồng quảng cáo, tiếp thị, chiêu
thị, phân phối với các doanh nghiệp tiếp thị tại thị trường Mỹ để công chúng Mỹ
biết và sử dụng sản phẩm cùa mình.
Thăm dò y kiến người tiêu dùng về sản phẩm của mình thông qua bảng câu
hòi đăng tải trên báo chí kèm theo những món quà khuyến khích, hoặc quacông ty
tiếp thị lấy y kiến cụ thể của từng người tiêu dùng.
Tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại trong nước và ngoài nước, tham
gia các cuộc bình chọn “top ten” như cuộc thi bình chọn”hàng Việt Nam chất
lượng cao”, “sản phẩm dệt may được người tiêu dùng yêu thích nhất”
K y hợp đồng với các nhà bán lẻ ở Mỹ, giới thiệu sản phẩm dệt may, tiến tới
ky hợp đồng đại ly với các cửa hàng đó.
3.2.6.4, Giải pháp điều hành và phát triển nguồn nhân lực:
62
Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt bổ sung
cho các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, hoặc thực hiện dự án đầu tư mới
sau khi đã qua khóa đào tạo ngắn hạn về quản l y hoặc kỹ thuật.
Thuê các nhà quản ly, các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài nhằm giải quyết
các khó khăn cho một số doanh nghiệp.
Xây dựng một chính sách đãi ngộ mới như: nhân viên nào tìm kiếm khách
hàng mới sẽ được thưởng 1 tháng lương, hoặc đưa đi học khóa nâng cao kiến thức
ở nước ngoài nếu quá trình làm việc có biểu hiện tốt….
3.2.6.5, Giải pháp áp dụng công nghệ thông tin vào quản ly và sản xuất:
Công nghệ thông tin đang trở thành công cụ đắc lực phục vụ công tác quản
trị kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương
mại với chi phí tiết kiệm nhất và phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
ngành dệt may. Intel đã giới thiệu nền tảng công nghệ thông tin Intel VPro dành
cho các doanh nghiệp dệt may. Đây là gói giải pháp bao gồm phần cứng và phần
mềm với những khả năng vượt trội về khả năng điện toán và quản lý bảo mật linh
hoạt hơn, cũng như những lợi thế về chi phí cho doanh nghiệp.
Thiết nghĩ nếu các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin mạnh hơn nữa sẽ là một trong những giải pháp cơ bản để ngành dệt
may Việt Nam tăng được sức cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực trong
thời gian tới.
3.3, Mô hình doanh nghiệp dệt may thành công:
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp may rất thành công trong lĩnh vực đầu
tư và phát triển hoạt động rất mạnh mẽ và đem lại hiệu quả rất đáng khâm phục.
Qua nghiên cứu người viết nhận thấy Công ty Dệt may Thắng Lợi và Tổng công ty
May Việt Tiến là những công ty đang trên đà phát triển và là công ty chiếm được
cảm tình sâu sắc của người tiêu dùng trong nước về sản phẩm áo sơmi cả về chất
lượng và giá cả; là công ty tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp gần 50% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may của công ty .
63
3.3.1, Công ty Dệt May Thắng Lợi (Thang Loi Textile-Garment Joint
Stock Venture Company – VIGATEXCO):
Công ty cổ phần Dệt May Thắng lợi được cổ phần hoá từ DNNN Công ty
Dệt May Thắng lợi năm 2006. Tiền thân của Công ty là Vinatexco và Vinatefinco
đựơc thành lập từ năm 1959. Trải qua gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển công ty
đã nhiều lần được nâng cấp, đầu tư bổ sung và thay thế thiết bị , mở rộng sản xuất.
Cho đến nay, quy mô sản xuất của Công ty bao gồm:
Ngành sợi: Với tổng công suất 90.000 cọc sợi trong đó 20.000 cọc mới được
đầu tư năm 2001, năng lực sản xuất sợi của Công ty là 8.000 tấn/năm với nhiều
chủng loại : Chi số từ 10’s đến 50’s; chất liệu Cotton chải thô và chải kỹ, Polyester,
Viscose và sợi pha các loại, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường .
Ngành vải: Vải mộc: Công ty có 243 máy dệt kiếm và khí trong đó có 64
máy khổ từ 280 đến 330cm, là một trong số rất ít doanh nghiệp Việt nam sản xuất
được vải khổ rộng trên dưới 3m. Năng lực sản xuất đạt 10 triệu m/năm. Vải thành
phẩm: Với 2 máy in lưới phẳng, 1 máy in lưới trục quay, 1 dây chuyền nhuộm liên
tục, 16 máy nhuộm gián đoạn cùng các thiết bị phụ trợ trong dây chuyền Công ty
có khả năng sản xuất 15 triệu m/năm các loại vải in bông, nhuộm màu khổ từ 160
đến trên 300cm .
Ngành may: Năng lực 30 chuyền may xuất khẩu và nội địa cho phép thực
hiện các đơn hàng lớn với chủng loại sản phẩm đa dạng : Sơ mi, Quần, Jacket,
Chăn-drap-gối… với sản lượng trên 4 triệu sản phẩm /năm.
Công ty Dệt May Thắng Lợi là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về
các mặt hàng sợi, vải, sản phẩm may và vật tư phụ tùng cho những đơn vị sản xuất
và người tiêu dùng tại T.P Hồ Chí Minh và trên thị trường toàn quốc thông qua
các hình thức : Mua bán trực tiếp; Hệ thống các Chi nhánh, Đại lý & Cửa hàng giới
thiệu sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, công ty xuất nhập khẩu trực tiếp các sản
phẩm, vật tư phụ tùng thuộc ngành dệt và may mặc. Qua nhiều năm sản xuất kinh
doanh hàng xuất khẩu, Công ty đã có mối quan hệ kinh doanh tốt đối với nhiều
công ty thương mại trên thế giới như: Itochu, Toray, Otto, Melchers, Melcosa,
Quelle,Tomtailor, Puma, Dickies , Target, Cosco, sears, Great Ivan, Jung Ang,
64
Fecsa , v.v. Các sản phẩm sợi, vải và hàng may mặc của Công ty đã xuất khẩu đến
các nước trong khối: EU, ASIA, USA, JAPAN, AUSTRALIA ) chiếm 40% doanh
số bán ra của công ty. Công ty xuất khẩu phần lớn hàng dệt may chiếm hơn 50%
kim ngạch xuất khẩu của công ty là thị trường Mỹ, chiếm 17% kim ngạch xuất
khẩu là Đức (xem biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 3.1
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIGATEXCO
năm 2005
Nguồn : công ty Dệt May Thắng Lợi
Hàng dệt may hàng năm mang về cho công ty doanh số 600 tỷ đồng trong
đó 240 tỷ từ xuất khẩu, với lực lượng lao động ổn định là 3200 người. Với việc đầu
tư thiết bị công nghệ mới về sợi, dệt, nhuộm, công ty dệt may Thắng Lợi cung cấp
cho thị trường nhiều chủng loại vải đa dạng về màu sắc, mẫu mã, phục vụ theo yêu
cầu thị hiếu của người tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong và ngoài
nước, là nguồn cung cấp ổn định nguyên vật liệu cho ngành may của công ty.
Nhờ chất lựợng tốt với giá cả hợp lý, thực hiện đơn hàng nhanh và giao
hàng đúng hẹn, công ty dệt may Thắng Lợi đã gầy dựng và duy trì được sự tin cậy
của khách hàng khắp thế giới. Trước đây, sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ
xuất khẩu - chiếm đến 95% doanh số sản phẩm may hàng năm - qua các nước như
Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Mêhicô, Canada, Nhật,
Đài Loan và các nước khối ASEAN. Vài năm gần đây Công ty dệt may Thắng Lợi
đã mở rộng phục vụ thị trường trong nước. Với lợi thế dây chuyền sản xuất khép
kín từ Sợi-Dệt-In nhuộm hoàn tất-May, Công ty Thắng lợi là một trong những
công ty có lợi thế hơn các công ty khác trog việc chủ động các nguồn nguyên vật
65
liệu cho ngành dệt may, tạo ra sản phẩm dệt maycó tính cạnh tranh cao về giá và
chất lượng.
3.3.2, Tổng Công Ty May Việt Tiến (VTEC):
Công ty May Việt Tiến với tên giao dịch VIET TIEN GARMENT
IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC. Tiền thân công ty là một xí
nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”, xí nghiệp hoạt động trên
1.513m2 với 65 máy may gia công và khoảng 100 công nhân. Sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng nhà nước tiếp quản và giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản l y,
đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến vào tháng 5.1977. Sau gần 30 năm hoạt
động và phát triển không ngừng, để xứng tầm với hoạt động hiện nay của công ty,
tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thành Tổng công ty May Việt Tiến, hoạt động
với mô hình công ty mẹ - con nằm trong cơ cấu của tập đoàn dệt may Việt Nam.
Tổng công ty May Việt Tiến đã đầu tư và phát triển không ngừng, nay với
vốn kinh doanh là 200 tỷ đồng, 55.709m2 nhà xưởng, 5.668 bộ thiết bị máy móc,
doanh số của công ty tăng dần qua các năm, doanh số năm 2005 tăng 16% so với
năm 2004, lợi nhuận năm 2005 cũng tăng 10% so với năm 2004, tạo việc làm cho
đông đảo người lao động là 20.000 người.
Hiện nay công ty có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc và 12 nhà máy liên doanh
rải rác trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền tây lân cận và với thế mạnh
là nhà sản xuất hàng đầu về mặt hàng áo sơmi và quần tây, Công ty đã chiếm một
thị phần đáng kể tại Mỹ, Tây Âu, Châu Á và các nước ASEAN.
Biểu đồ 3.2:
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Nguồn : 10/2006 Công ty May Việt Tiến
66
Để giữ vững thị trường hiện có hiện nay và chinh phục thêm các thị trường
mới, công ty May Việt Tiến áp dụng chính sách linh hoạt giá cả, đảm bảo chất
lượng và tiến độ giao hàng; phân tích lựa chọn khách hàng và ưu đãi với từng loại
khách hàng; tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm,hội chợ qốc
tế; nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần phương
thức gia công, đến năm 2005, sản xuất theo phương thức tự doanh (FOB) chiếm tỷ
trọng 70% trong tổng doanh thu sản xuất của công ty.
Trong những năm qua, ngoài việc kinh doanh, Việt Tiến luôn coi trọng 3
yếu tố là nguồn vốn, con người và trang thiết bị, trong đó, con người là yếu tố quan
trọng nhất. Việc xây dựng nguồn nhân lực năng động trong các lĩnh vực quản lý
điều hành, quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo đội ngũ công nhân
lành nghề luôn được công ty quan tâm hàng đầu.
Trong 10 năm qua, Việt Tiến đã tuyển dụng hàng trăm sinh viên ở các
trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, quản trị kinh doanh, kỹ thuật
may… về phòng ban và các đơn vị trực tiếp sản xuất, tạo ra một môi trường làm
việc bài bản, mang tính chuyên nghiệp. Đối với công nhân, công ty có chiến lược
đào tạo tập trung ngay tại xưởng sản xuất hoặc tại các tổ dự phòng của xí nghiệp.
Không đào tạo đại trà trên sản phẩm mà đào tạo trên từng cụm công việc, nhằm
chuyên môn hóa và tiếp thu được dây chuyền công nghệ mới.
Ngoài việc tập trung cho nguồn nhân lực, May Việt Tiến luôn đầu tư đổi
mới thiết bị và cải tiến công nghệ. Từ năm 2001 đến 2006, công ty đã đầu tư
khoảng 10 triệu USD để tái đầu tư trang thiết bị, nhất là các loại thiết bị chuyên
dùng như hệ thống thiết kế mẫu rập, nhảy size, hệ thống giác sơ đồ, trải, cắt tự
động…, mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Singapore….
Nhờ đó, công ty quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ
thống thời gian cho từng bước công việc, phân công lao động, ghép bước công việc
một cách hợp lý, giảm thiểu được thời gian sản xuất, tiết kiệm được chi phí, góp
phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.
67
Việt Nam gia nhập WTO, với Việt Tiến, xây dựng và bảo vệ thương hiệu là
chuyện sống còn. Các thương hiệu như: Việt Tiến, Vee Sendy, T-up, Vie Laross đã
được công ty tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình tại các thị trường
tiềm năng như Hoa Kỳ, Canada thông qua một công ty xúc tiến thương mại phát
triển của Nhật Bản. Công ty cũng tiến hành xây dựng thương hiệu của mình tại 6
nước trong khối ASEAN là Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia,
Brunei, đồng thời, tiếp tục đăng ký thương hiệu của mình tại các nước châu Âu và
sẽ kết hợp với Hội Luật gia Hà Nội để đẩy mạnh hoạt động chống hàng gian, hàng
giả, làm mất uy tín thương hiệu của mình.
Công ty May Việt Tiến được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam
chất lượng cao 10 năm liền từ 1997-2006 qua báo Sài Gòn Tiếp Thị. Ngòai ra công
ty Việt Tiến cũng đã thực hiện và được cấp chứng nhận SA 8000; chứng nhận ISO
9001-2000; chứng nhận WRAP; 5S quality standard ( Japan ).
3.4, Kiến nghị:
3.4.1, Kiến nghị đối với Nhà nước:
3.4.1.1, Thực hiện các biện pháp ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt may
Chính sách ưu đãi về thuế: miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nguyên
liệu sợi bán cho các doanh nghiệp dệt, nguyên liệu vải cho các doanh nghiệp may
để sản xuất hàng xuất khẩu; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp may xuất khẩu.
Chính sách về vốn: cho phép các doanh nghiệp dệt may phát hành cổ phiếu,
trái phiếu để huy động vốn; hỗ trợ 20% nguồn vốn ODA hằng năm để xây dựng
Quỹ đầu tư, đầu tư vào các ngành sản xuất phục vụ ngành dệt may; cho vay với lãi
suất ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của ngân hàng đối với các dự án
cải tiến đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp dệt may
Chính sách hỗ trợ khác: đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu đối với hàng dệt
may; tạm thời không xét duyệt các dựa án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may
xuất khẩu;có chính sách đãi ngộ kiều bào hải ngoại.
3.4.1.2, Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc và
dịch vụ phục vụ cho ngành dệt may xuất khẩu:
68
Mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống cảng, chú trọng nâng
cao khả năng tiếp nhận an toàn cho tàu có trọng tải lớn (20-30ngàn tấn), cũng như
hện đại phương tiện bốc dỡ, mở rộng nâng cấp đường giao thông ra vào cảng
Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, giá cả, chính sách của Việt
Nam và của Mỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến. Cứ 3 tháng một
lần, cơ quan nhà nước nên có số liệu cập nhật với mức chi tiết cụ thể để làm cơ sở
cho các doanh nghiệp đề ra định hướng sản xuất của mình, đồng thời có những dự
báo về cơ cấu thị trường để doanh nghiệp có thể chủ động đối phó với các diễn
biến.
Thành lập các trung tâm tư vấn thuộc Chính phụ về công nghệ, tổ chức quản
l y ngành dệt may
3.4.1.3, Cải tiến môi trường kinh doanh:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: ban hành các văn bản dưới luật kèm thao các
bộ luật để hướng dẫn thực hiện các điều khoản thống nhất trong cả nước; chuêyn
môn hóa các lực lượng nghiên cứu, soan thảo các văn bản pháp luật; ban hành luật
sở hữu trí tuệ tránh sự vi phạm nhãn hàng.
Củng cố quan hệ ngoại giao với Mỹ. Thực hiện các lộ trình cam kết với Mỹ
khi Việt Nam đã là thanh viên của WTO.
Bộ thương mại giữ vai trò kiểm tra các họat động liên quan đến chức năng
quản ly của nhà nước về kinh tế ngành dệt may, cung cấp thông tin thương mại về
ngành dệt may cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may cập nhật và
nhanh chóng, hỗ trợ ngành dệt may thông qua việc đề xuất các chinh sách liên
quan đến ngành dệt may.
3.4.2, Khuyến nghị đối với doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn của Việt Nam phần lớn là các
doanh nghiệp nhà nước có bộ máy quản ly cồng kềnh, cần tinh giảm bớt bộ máy
quản ly gọn nhẹ để có thể linh hoạt trước những biến động thị trường
Gấp rút thực hiện chương trình quản ly toàn bộ để nâng cao uy tín trên thị
trường quốc tế.
69
Chủ động tìm kiếm khách hàng, thông tin về khách hàng và thị trường để có
thể đáp ứng nhu cầu của thị trường
Kết hợp với Nhà nước trong khâu đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân
lực.
Có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau giữa các doanh nghiệp dệt và
doanh nghiệp may.
Cần chú trọng xây dựng phòng Marketing mạnh hơn để hỗ trợ đầu ra cho
sản phẩm.
Tóm lại ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển và doanh nghiệp dệt may
Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ, tăng hiệu quả
họat động xuất khẩu hàng dệt may hơn nữa cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
doanh nghiệp và Nhà nước, các doanh nghiệp dệt may cần được sự hỗ trợ rất
nhiều từ Nhà nước và các cơ quan quản ly hữu quan. Mặc dù Nhà nước đã có
những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp dệt may, song trên thực
tế có những quy định rất ngặt nghèo từ phía các cơ quan quản ly Nhà nước như Bộ
Thương Mại, hải quan,bộ Tài chính, Ngân hàng…cũng như những thông tin về thị
trường và sản phẩm nghèo nàn không cập nhật, đã làm cho doanh nghiệp dệt may
gặp không ít khó khăn khi xâm nhập thị trường Mỹ.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1295.pdf