Chiếc thuyền ngoài xa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Là một nhà văn suốt đời khao khát khám phá cái đẹp và sự chân thật của cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ông có một vị trí đặc biệt quan trọng - người “tiền trạm đổi mới” (GS. Phong Lê) trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã viết nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đó là những bản anh hùng ca

pdf124 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Chiếc thuyền ngoài xa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chói ngời phẩm chất anh dũng, kiên cường, lí tưởng của con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Sau 1975, cả nước sống trong một bầu không khí tinh thần mới, Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư duy nghệ thuật. Những tác phẩm của ông giai đoạn này - đặc biệt là truyện ngắn - hấp dẫn người đọc bởi sự giản dị gần gũi mà chứa đựng chiều sâu nhân bản… Chính tác giả cũng từng nhận thấy “Mình viết văn suốt đời tràng giang đại hải, có khi chỉ còn lại được vài cái truyện ngắn” [42. 430]. Khi tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sau 1975, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn phát hiện “Vẫn là một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tinh tế trong những phát hiện và phân tích, miêu tả hiện thực cuộc sống và tâm lí nhân vật nhưng trong giai đoạn này, sự tài hoa tinh tế ấy không bay bổng trên đôi cánh lãng mạn, hùng tráng chất sử thi của một thời mà thể hiện qua bút pháp trần thuật trầm tĩnh, đề cập những góc cạnh xù xì, phức tạp của cuộc sống, vì thế nó hướng tới tính đa dạng phổ quát” [15. 18]. Di sản văn chương của Nguyễn Minh Châu trong mấy thập kỉ qua đã thu hút sự chú ý tìm tòi, nghiên cứu của hàng trăm bài bài báo, bài nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 trong và ngoài nước. Song, vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều gợi ý hứa hẹn cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở những bình diện và phương pháp tiếp cận mới... Qua các công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Minh Châu và các truyện ngắn của ông sau 1975, chúng tôi thấy: Nguyễn Minh Châu và các truyện ngắn của ông sau 1975 đã được xem xét, nghiên cứu khá sâu sắc, khoa học, khách quan; nhưng cũng còn một số phương diện vẫn để ngỏ. Chúng tôi thấy chưa có một chuyên luận nào đi sâu vào nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa. 1.2. Nghiên cứu văn học với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật đích thực, thi pháp học đã mở ra nhiều hướng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng đã vận dụng một phương diện của lí thuyết thi pháp để phát hiện ra quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong các sáng tác của một số nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945. Công trình nghiên cứu Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (Nxb Thanh niên, HN, 2001) đã gợi ý một hướng nghiên cứu mới về vấn đề hoàn cảnh trong văn học, giúp người đọc hình dung cá tính sáng tạo của mỗi tác giả được sâu sắc hơn. Công trình này là “Một khởi đâù tốt đẹp, đầy hứa hẹn” (GS Trần Đình Sử), gợi mở cho chúng tôi tìm hiểu thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của những nhà văn khác. 1.3. Với sự trân trọng văn tài và cảm quan nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết thi pháp hoàn cảnh vào khám phá quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn trong tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nxb Tác phẩm mới, H.1987 - in trong toàn tập Nguyễn Minh Châu, tập III, 2001, Nxb Hội nhà văn), để từ đó góp thêm cái nhìn đầy đủ hơn về tài năng sáng tạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đồng thời, việc tìm hiểu vấn đề này còn góp phần thiết thực cho việc giảng dạy một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong nhà trường phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn học, chúng tôi sẽ đề cập trong phần Mấy vấn đề lí luận về hoàn cảnh (chương 1), vì vậy ở đây chúng tôi chỉ điểm lại lịch sử vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong 15 truyện ngắn thuộc tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, bắt đầu bằng truyện ngắn Bức tranh như là một dấu mốc, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu thực sự trở thành một hiện tượng văn học có sức hút rất lớn đối với giới nghiên cứu và phê bình. Trong những công trình nghiên cứu về các tác phẩm ở tập truyện trên của Nguyễn Minh Châu, đa số đề cập tới phương diện nội dung, những cách tân nghệ thuật như nhân vật, giọng điệu... Rải rác trong các bài viết có những nhận định tới các yếu tố thuộc cấu trúc của hoàn cảnh nghệ thuật. 2.1. Có những nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh và khẳng định sự thành công trong việc xây dựng hoàn cảnh của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ngô Thảo trong bài “Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu” đã nhận định về tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, trong đó có đoạn nói về mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh “Ngay trong một hoàn cảnh sống giàu lí tưởng, sự lí tưởng hoá chính mình cũng như mọi người xung quanh, sớm muộn cũng dẫn tới những bi kịch không cần thiết” [15. 304]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài “Bến quê, một phong cách trần thuật giàu chất triết lí” cũng có những nhận xét sâu sắc, tinh tế: “Anh là nhà văn có biệt tài sử dụng chi tiết, miêu tả chân dung, môi trường, khắc hoạ tâm lí, chỉ trong ít nét mà làm hiện lên một vẻ sống sinh động, điển hình như sinh hoạt khu tập thể, cảnh nhà ga, nông thôn, đô thị” [15. 170]. Như vậy, tác giả đã chú ý tới nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh của nhà văn, nhưng chưa triển khai với những minh chứng cụ thể, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 hệ thống. Trịnh Thu Tuyết trong bài “Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” cũng đề cập tới những vấn đề về hoàn cảnh và nhân vật (trong truyện Hương và Phai): “Con người có khi tạo ra những bất ngờ làm thay đổi cả đời người nhưng ngược lại, có những lúc lại hoàn toàn bất lực trước hoàn cảnh... Hình ảnh ông bố thay Phấn “ngồi cắm cúi đạp chiếc máy khâu cổ lỗ” và cái Phai thay chị ngồi làm mứt khế để đưa đi các hàng nước” chính là cái hình ảnh tượng trưng cho sự bất lực của con người trước hoàn cảnh” [15. 329]. Trong cuốn sách “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”, khi đề cập tới mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh trong một số truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan có nhận định khá sâu sắc “Con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng con người cũng là một thực thể mang tính độc lập. Một mặt nó chịu sự chi phối và phụ thuộc vào hoàn cảnh. Mặt khác nó cũng tự xoay xoả, bươn chải để tồn tại, hoặc là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh hoặc vươn lên trên hoàn cảnh, chống lại hoàn cảnh” [23. 53]... 2.2. Có nhiều ý kiến đề cập tới những khía cạnh thuộc về phương diện nghệ thuật của hoàn cảnh trong tập truyện trên của Nguyễn Minh Châu. Đó là những ý kiến bàn về hệ thống nhân vật - một hệ thống yếu tố tạo hoàn cảnh cho tác phẩm. Trên báo Văn nghệ, số 27, 28-1985, đã có cuộc tranh luận sôi nổi của nhiều tác giả “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu”. Có rất nhiều người khen, chê khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất tỏ ra nghi ngại, dè dặt trước những bước đi mới mẻ, khác lạ, những nhân vật “dị thường” do nhà văn sáng tạo: “Đọc truyện của anh ta bị hấp dẫn bởi những chi tiết độc đáo, những đoạn miêu tả cuộc sống bình thường thật sắc sảo, nhưng toàn cục câu chuyện lại thiếu một cái gì đó để người ta đủ tin. Truyện của anh mang màu vẻ ước lệ ấy. Cái vẻ ước lệ thể hiện trong tính cách khác thường của một số nhân vật. Nó còn thể hiện ở một vài hoàn cảnh khác thường, chi tiết khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 thường nữa...” (Xuân Thiều) [15. 248]. Tác giả Nguyễn Kiên nhận xét: “Anh Châu có những truyện có những chỗ dị thường mà dị thường thật. Cuộc phiêu lưu tình cảm ở truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là một dị thường” [15. 250]. Các nhà văn Vũ Tú Nam, Triều Dương, Đào Vũ có cảm nhận truyện của Nguyễn Minh Châu “rối”, “bàng bạc”... Luồng ý kiến thứ hai đánh giá cao sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu: “Trong truyện của anh mọi cái đang vỡ ra tạo nên những khoảng trống phải nghi ngờ, phải nghĩ. Tại sao nhân vật Khúng này lại lạ thế? Đúng là có những khoảng trống như vậy. Nguyễn Minh Châu dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật của anh” (Phong Lê) [15. 249]. Xuân Trường cũng khẳng định “Nguyễn Minh Châu muốn soi rọi vào từng con người, để phân biệt, để so sánh, để nhận chân, và cuối cùng để đấu tranh cho cái mới... anh muốn từ cái hằng ngày, cái thường ngày, vượt ra khỏi cái gì đã khô cứng, cái gì như đã thành định kiến, kể cả bản thân mình để đi tìm điều anh mong ước, đi tìm vấn đề và cách thể hiện mới...” [15. 258]. Có thể thấy trong cuộc trao đổi này, vấn đề nhân vật được soi chiếu khá nhiều, nhưng nhìn nhận nó như một phương diện của hoàn cảnh nghệ thuật chưa được đặt ra. Võ Hồng Ngọc qua bài viết “Mảnh đất tình yêu - sự tiếp nôí những câu chuyện tình đời”, đã có những nhận xét khá tinh tế về hai tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê (Sau này in chung thành tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987)): “Con người hiện thực là một thực thể sống động, không ngừng vận động, phát triển, do đó mọi sự cắt nghĩa và quan niệm về nó đang tạo ra những khả năng to lớn cho phép con người càng bộc lộ đầy đặn hơn bản chất phong phú của mình... Nếu trước đây, mọi vấn đề thuộc về con người chỉ xoay quanh trục địch - ta, mới - cũ... thì giờ đây tầm mắt nghệ thuật của nhà văn đã mở rộng sang những bình diện mới, nắm bắt những tương quan mới, soi rọi những tầng sâu mới trong đời sống thực tiễn - tinh thần của con người” [15. 110]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Như vậy, tác giả bài viết đã bước đầu tiếp cận những nhân vật mới trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhưng cũng không phát triển hướng nghiên cứu vai trò của hệ thống nhân vật ấy trong việc tạo dựng hoàn cảnh. Năm 1994, trong bài “Tác phẩm viết về chiến tranh những năm 80, một sự chiêm nghiệm lại về cuộc chiến và người lính cách mạng của Nguyễn Minh Châu”, Hồ Hồng Quang đã nhận định về hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: “Một số nhân vật của anh có những phút sám hối tự thú về những lỗi lầm do chuẩn mực đạo đức và lương tâm con người cắn rứt” [15. 237]. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh có bài “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người”, đã nhận xét về đặc điểm nhân vật của Nguyễn Minh Châu qua một số truyện ngắn: “Con người muốn tìm hiểu mình, đối diện với lương tâm của mình, nói lên với chính mình sự thật, những điều lỗi lầm đáng xấu hổ, mà bấy lâu nay mình vẫn lẩn tránh, che giấu” Và “Nguyễn Minh Châu hay viết về những giây phút “bất chợt”, những “khoảnh khắc hoàn hảo”, khi con người, dưới tác động của trực giác, của tâm linh, của vô thức, bỗng dưng nhận ra một cách sáng tỏ những việc làm nào đó hoặc toàn bộ con người của mình, nhờ đó mà có cách ứng xử đúng đắn” [15. 231]... Tác giả đã khẳng định những nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu “rất có ý thức về mình” [15. 232]... Có ý kiến nói tới yếu tố không khí của các tác phẩm. Tác giả Huỳnh Như Phương qua bài “Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” đã có nhiều đánh giá khá sắc sảo, hấp dẫn về một số tác phẩm cụ thể ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong đó có một số phát hiện về không khí: “Bức tranh lôi cuốn người đọc không chỉ vì tác giả xoáy sâu vào tâm lí con người, mà còn vì nghệ thuật tạo căng thẳng dần: từ cảm giác ân hận bị dìm xuống đến lòng hối hận bùng lên, rồi một niềm ăn năn cắn rứt mãi không thôi” [15. 152]. Khi nói về không khí của truyện Người đàn bà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 trên chuyến tàu tốc hành, tác giả khẳng định “Và hành trình của chị mãi mãi vẫn là một hành trình mang âm hưởng cô đơn... đã không tránh khỏi không khí ảm đạm là vì vậy” [15. 153]. Kết luận chung về tập truyện, Huỳnh Như Phương khẳng định “Tác giả đã cố gắng đưa nhân vật đến cùng sự phân tích bên trong để nhìn rõ chính nó. Sự kết hợp giữa các mảng thời gian, và các khoảng không gian xa cách nhau, sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức, hồi ức và tưởng tượng, sự hoà quyện của các giọng văn khác nhau... tất cả đã tạo ra một số truyện đạt đến chiều sâu nhất định cả về phương diện tự sự lẫn về phương diện tâm lí...” [15. 154]. Trong bài “Trở lại “Chuyến tàu tốc hành” của Nguyễn Minh Châu”, Nguyễn Trung Hiếu cảm nhận “Một trong những cái lạ của Nguyễn Minh Châu là “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Lạ về nhân vật, lạ về kết cấu và lạ về cả logic của chuyện. Nó gây cảm giác nửa tin nửa ngờ, nhưng nó quả có một sức hấp dẫn bàng hoàng” [15. 163]. Tác giả Tôn Phương Lan trong cuốn sách “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”, đã phát hiện về không khí của một số tác phẩm “Từ một không khí thiêng liêng, huyền nhiệm bao trùm lên thiên nhiên tạo vật, Nguyễn Minh Châu đặt con người trong cùng một lúc sống ở hai thế giới khác nhau nhưng vẫn là một: thế giới hiện thực cụ thể và thế giới tâm linh...” [23. 150]. Xung đột và mâu thuẫn cũng nằm trong cấu trúc hoàn cảnh nghệ thụât. Nhiều ý kiến nhận xét về yếu tố này. Báo Văn nghệ, số 7-1990 có bài “Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” của Phạm Vĩnh Cư. Tác giả khẳng định về phương diện mâu thuẫn, xung đột “Chính ở đây xuất hiện cách tiếp cận mới với với cuộc sống đương thời đầy mâu thuẫn không thể dung hoà những câu hỏi không dễ trả lời, những đau khổ không dễ khắc phục, những tội ác không dễ tìm ra, tội phạm xuất hiện, những hình tượng con người mang trong mình những xung đột nội tâm sâu sắc...” Phát hiện ra những mâu thuẫn, xung đột, nhưng tác giả cũng chưa chú Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 ý tới vai trò tạo hoàn cảnh của những mâu thuẫn, xung đột ấy. Trên Tạp chí văn học số 3-1993, Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người”, đã lưu ý đến yếu tố nội tâm nhân vật gắn với những hoài niệm “Hầu hết những nhân vật chính trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều sống với kỷ niệm mình đã trải qua. Hoài niệm là nhu cầu, cũng là phẩm giá của họ” [15. 229] và mâu thuẫn, xung đột trong các tác phẩm: “Cội nguồn của bi kịch còn ở sự không phù hợp giữa những cố gắng lớn lao của con người và những kết quả nhỏ nhoi đạt được, ở mâu thuẫn giữa sức người và tầm vóc những công việc phải hoàn thành, những trở ngại phải vượt qua, sức mạnh tàn phá của thiên nhiên mà con người phải chống chọi, ở sự hữu hạn của từng cá nhân, của trời đất” [15. 229]. Trong bài viết “Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu” (Kỷ yếu hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu - Hội Văn nghệ Nghệ An, 1995), tác giả Lê Quang Hưng bình luận “Nhân vật lão Khúng hiện lên trước hết với cái vẻ đẹp cổ sơ trên một nền cảnh hồng hoang và đối chọi laị sắc màu rực rỡ của văn minh đô thị” và “Nhân vật lão Khúng là sự trộn lẫn những sắc màu thẩm mỹ đối lập một cách độc đáo để tạo nên “con người” này: bản năng và lí trí..., hoang sơ và lọc lõi, chấp nhận và đấu tranh, đơn giản mà cũng lắm quanh co giằng xé...” [15. 188]... Trong bài “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, tác giả Dương Thị Thanh Hiên đã có khám phá sâu sắc “Nguyễn Minh Châu còn phát hiện những nghịch lí của cuộc đời. Những tình thế chứa đựng nghịch lí giữa cái hữu hạn và vô hạn của khả năng con người; có xung đột gay gắt giữa cái thiện và cái ác, giữa khát vọng cá nhân (thậm chí chỉ trong tiềm thức) với thực tế khắc nghiệt của hoàn cảnh” [15. 319]... Song, trong bài viết đó tác giả cũng không đề cập tới vai trò tạo dệt hoàn cảnh của những mâu thuẫn ấy... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Như vậy, trong các bài nghiên cứu, phê bình, các tác giả đã điểm, nhắc đến hoàn cảnh ở một số phương diện, nhưng những nhận định trên chủ yếu vẫn là những phát hiện còn phân tán lẻ tẻ, chưa có minh chứng thật cụ thể và chưa được hệ thống hoá (vì những bài viết đó không đặt vấn đề hoàn cảnh nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu chính). Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ đi vào bước đầu tìm hiểu một cách hệ thống quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện trên. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3.1. Về mặt thực tiễn Đề tài nghiên cứu có mục đích dùng ánh sáng của lí thuyết thi pháp hoàn cảnh vào việc tìm hiểu tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, để phát hiện ra cấu trúc nghệ thuật về hoàn cảnh, từ đó khám phá ra quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 3.2. Về mặt lí luận Củng cố thêm sự hiểu biết những vấn đề lý luận về thi pháp, để làm cho nhận thức của mình được sâu sắc và phong phú hơn trong việc nghiên cứu tác phẩm văn chương. 3.3.Về mặt phƣơng pháp luận Rút ra những bài học có tính chất phương pháp luận cho bản thân về một hướng tiếp cận văn chương, từ đó mở rộng khả năng cảm thụ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Nxb Tác phẩm mới, H.1987 - In lại trong Tòan tập Nguyễn Minh Châu (2001), tập III, Nxb Văn học, HN). Đây là tập truyện in lại các truyện ngắn trong hai tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985). 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài: lí thuyết hoàn cảnh, cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong tác phẩm văn chương. - Vận dụng lí thuyết vào việc tìm hiểu cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong 15 truyện của tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. - Đưa ra những kết luận cụ thể, khách quan về quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu qua tập truyện trên. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Trong tác phẩm văn chương, hình thức bao giờ cũng mang tính quan niệm. Để tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn trong tác phẩm cần phải đi từ việc khảo sát, cắt nghĩa, lí giải các hình thức nghệ thuật được sử dụng, sau đó rút ra các kết luận thiết thực. Vì vậy, cần phải sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. 5.2. Khi phân tích tổng hợp, chúng tôi phải xác định sự xuất hiện nhiều lần của các tín hiệu thẩm mỹ, để phát hiện ra những yếu tố thuộc cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh, từ đó xác định quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn. Vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống và thống kê. 5.3. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh để thấy sự khác biệt về quan niệm nghệ thuật về hòan cảnh của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn trước 1975 và trong tập truyện này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Nhà nghiên cứu Phong Lê đã nói: “Sáng tác của Nam Cao là cả một trữ lượng bên trong, một kho của dư đầy... có thể đào xới vào rất nhiều tầng vỉa, và vẫn còn hứa hẹn nhiều vỉa mới” [29. 110], chúng ta cũng có thể nói như vậy về văn nghiệp Nguyễn Minh Châu. Với tinh thần đó, đồng thời kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi muốn đưa ra những dẫn chứng, nhận định có ý nghĩa thiết thực về quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện ngắn nổi tiếng trên qua cái nhìn thi pháp, nhằm thêm một lần nữa khẳng định chiều sâu tư tưởng, cá tính sáng tạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần “Mở đầu” và “Kết luận”, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận về hoàn cảnh và vài nét về Nguyễn Minh Châu - người “tiền trạm” đổi mới. 1.1. Một số vấn đề lí luận về hoàn cảnh trong văn học. 1.2. Vài nét về tư duy nghệ thụât có ý nghĩa “tiền trạm” đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Chƣơng 2: Hệ thống nhân vật và mâu thuẫn xung đột tạo hoàn cảnh trong tập truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” 2.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh. 2.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh. Chƣơng 3: Cơ chế và không khí của hoàn cảnh trong tập truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” 3.1. Những cơ chế chủ đạo tạo hoàn cảnh trong tập truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”. 3.2. Không khí của hoàn cảnh trong tập truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HOÀN CẢNH VÀ VÀI NÉT VỀ ĐỔI MỚI TƢ DUY NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HOÀN CẢNH 1.1.1. Khái niệm “hoàn cảnh” Trong thực tế khái niệm “hoàn cảnh” bao gồm địa điểm hoạt động cụ thể của con người, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, thời đại, những mối quan hệ cụ thể của cá nhân với mọi người, với cuộc sống xung quanh... Theo “Từ điển Tiếng Việt”, hoàn cảnh là: “Toàn thể nói chung những nhân tố khách quan bên ngoài có tác động đến sự sinh sống, sự hoạt động của con người, đến sự xảy ra hoặc diễn biến của sự việc nào đó...” [45. 450]. Như vậy, theo định nghĩa trên, nói tới hoàn cảnh là nói tới mối quan hệ (cả tự nhiên và xã hội) với tính cách và số phận của con người. Nhưng hoàn cảnh trong tác phẩm văn học không phải là sự phản ánh một cách máy móc hoàn cảnh trong đời sống thực tế. “Hoàn cảnh là một yếu tố của tác phẩm tự sự” (Trần Đình Sử), nó chịu sự tác động của qui luật sáng tạo văn chương, nghĩa là nó cũng được các nhà văn sáng tạo theo cảm quan và cá tính nghệ thuật của riêng mình. Chính vì vậy, khi chúng tôi đề cập đến khái niệm “hoàn cảnh” trong luận văn này là muốn tìm hiểu và khẳng định vị trí của nó với tư cách là một phương diện nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học đã có những ý kiến bàn về “hoàn cảnh” (Đó là một điều tất yếu bởi các khái niệm khoa học (nhất là trong khoa học nhân văn) rất khó có thể đạt tới sự tuyệt đối. Những thuật ngữ, khái niệm không nhất thành bất biến mà luôn được bổ sung để hoàn thiện hơn). Khi bàn tới khái niệm hoàn cảnh, các nhà nghiên cứu văn học (nhất là nghiên cứu văn học hiện thực) thường hay nhắc tới ý kiến của Ăngghen: “Chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 nghĩa hiện thực đòi hỏi, ngoài tính cách chân thực của chi tiết ra, sự tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” [34. 384]. Mặc dù, ý kiến của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực có phần nghiêng về phương diện xã hội nhiều hơn là phương diện nghệ thuật khi nghiên cứu hoàn cảnh trong tác phẩm văn học, song, từ ý kiến của Ăngghen có thể suy rộng ra hoàn cảnh nghệ thuật là môi trường cần phải có để xây dựng những tính cách trong nghệ thuật. Từ đầu thế kỉ XX, những nhà lí luận Nga đã rất quan tâm tới vấn đề hoàn cảnh trong mối quan hệ với tính cách thuộc các tác phẩm văn học hiện thực. L.I.Timôpheep có ý kiến “Hoàn cảnh mà ta hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ môi trường xã hội xung quanh con người đó. Cái vốn có của hoàn cảnh ấy là những mối quan hệ nhất định giữa người và người, thể hiện trong những biến cố xung đột này hay những biến cố xung đột khác... những biến cố xung đột trong đó bộc lộ rõ thái độ của con người đối với hoàn cảnh ấy” [51. 297]. Nhưng, có thể thấy rằng ý kiến này chưa chý ý tới một phương diện khác của hoàn cảnh, đó là toàn bộ môi trường tự nhiên. Đồng thời, tác giả cũng chỉ xem xét hoàn cảnh ở khía cạnh xã hội, mà không thấy hoàn cảnh là một phương diện hình thức, có ý nghĩa thẩm mỹ, thể hiện cá tính nghệ thuật của nhà văn. Cùng khẳng định bản chất xã hội của hoàn cảnh còn có nhận định của nhà nghiên cứu G.N.Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học: “Ngay tư tưởng lý luận văn học dân chủ đã khám phá bản chất xã hội của các hoàn cảnh tạo nên tính cách và đó là chìa khóa có tính chất phương pháp luận quan trọng để hiểu văn học hiện thực. Các hoàn cảnh đã được hiểu như các đặc điểm bên ngoài của môi trường, hoàn cảnh tương tự mà như những quan hệ xã hội và cuộc đấu tranh xã hội qui định sự vận động lịch sử của xã hội và do đấy quy định cả từng cá nhân riêng lẻ” [46. 248]. Có thể thấy sự nhận thức mới về hoàn cảnh trong văn học là nhận định của M.B. Khrapchenco: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 “Các nhà hiện thực thế kỉ XX đã thực hiện việc khám phá lĩnh vực hình thành và phát triển những tính cách con người, các mối liên hệ của những tính cách đó đối với môi trường xã hội, những khám phá đó sở dĩ có được là do trong chính thực tại đã nổi rõ lên sự tác động của hoàn cảnh sống đối với thế giới nội tâm và cũng là do tư duy sáng tạo của các nghệ sĩ ngôn từ lớn đã nhằm vào việc nghiên cứu các khái quát bằng nghệ thuật các quan hệ của con người với môi trường xã hội, của cá nhân với xã hội” [22. 88]... Chính tác giả, trong khi nhận xét về một số tác phẩm tiêu biểu của Banzăc về khía cạnh hoàn cảnh đã phát hiện ra hoàn cảnh như một hình tượng nghệ thuật: “Hoàn cảnh sinh hoạt trong tác phẩm Banzăc nhiều khi không chỉ là sự dẫn chuyện, mà còn như một nhân vật văn học độc đáo, bình đẳng nhiều mặt với các nhân vật chính của tác phẩm”. Đặc biệt là nhà nghiên cứu đã gợi mở những phương diện cấu trúc của hoàn cảnh nghệ thuật: “Khi xác định hoàn cảnh sinh hoạt vật chất của các nhân vật, ảnh hưởng của hoàn cảnh đó đối với con người, Banzăc không tách rời cái môi trường theo nghĩa hẹp của từ này, với cái môi trường được hiểu một cách rộng rãi như là tập hợp mâu thuẫn của những nguyên tắc thống trị đời sống. Cái này đan quyện cái kia” [22. 92]... Các nhà lí luận Việt Nam khi bàn về chủ nghĩa hịên thực cũng rất lưu ý tới vấn đề hoàn cảnh. Nhưng, chủ yếu chỉ nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Trong công trình nghiên cứu về Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tác giả Phan Cự Đệ đã nhấn mạnh tới sự phân biệt hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh trong tác phẩm: “Hoàn cảnh điển hình trong tiểu truyết không phải là sự sao chép một cách tầm thường hoàn cảnh trong cuộc sống. Hoàn cảnh điển hình phản ánh bối cảnh lịch sử nhưng khái niệm hoàn cảnh điển hình không đồng nhất với khái niệm hoàn cảnh lịch sử. Hoàn cảnh điển hình là một phạm trù thẩm mỹ. Hoàn cảnh điển hình khái quát và nêu lên ý nghĩa bản chất của cuộc đấu tranh xã hội bằng hình thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 thẩm mỹ cá bịêt hóa. Hoàn cảnh điển hình do nhà văn xây dựng trên cơ sở tưởng tượng hư cấu và nhờ vậy họ làm cho sự xung đột giữa các mâu thuẫn xã hội cơ bản trở nên gay gắt hơn, sự phát triển của hành động trở nên dồn dập căng thẳng hơn” [11. 305]. Khi nhà nghiên cứu khẳng định hoàn cảnh “là một hình thức thẩm mỹ cá biệt hóa” và “xây dựng trên cơ sở tưởng tượng hư cấu”, có nghĩa là đã công nhận hoàn cảnh là kết quả sáng tạo riêng của nhà văn và có ý nghĩa thẩm mỹ nhất định, độc lập với hoàn cảnh lịch sử... Nhưng, tác giả cũng chưa chỉ ra cấu trúc nghệ thuật của khái niệm hoàn cảnh. Có nhiều điểm thống nhất với ý kiến của tác giả Phan Cự Đệ còn có nhận định của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức: “Hoàn cảnh trong tác phẩm văn học không phải là sự phản ánh một cách máy móc hoàn cảnh trong thực tế, mà nó cũng chịu sự tác động của quy luật sáng tạo văn học, nghĩa là nó cũng được nhà văn tiến hành khái quát hóa và cá biệt hóa khi đưa vào tác phẩm... khái quát là ý nghĩa tiêu biểu của hoàn cảnh trong tác phẩm cho nhiều hoàn cảnh khác cùng một thời đại với nó... cùng với tính khái quát hoàn cảnh trong tác phẩm phải có tính các biệt. Đó chính là những đặc điểm riêng biệt, độc đáo, những chi tiết cụ thể, sinh động về địa điểm hoạt động và mối quan hệ của con người sống trên địa điểm ấy” [13. 131]. Từ đó, hoàn cảnh trong tác phẩm này sẽ được phân biệt với hoàn cảnh trong tác phẩm khác, mặc dù chúng cùng miêu tả một phạm vi hiện thực nhất định. Mặc dù đã lưu ý phân biệt hòan cảnh nghệ thuật và hoàn cảnh ngoài đời, nhưng tác giả vẫn chưa nói tới cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh. Khi bàn tới vấn đề hoàn cảnh điển hình, tác giả đã có những khám phá “Hòan cảnh điển hình phải bao gồm những sự kiện, những quan hệ do chính những tính cách tạo nên”. Nhận xét này gợi mở cho chúng ta về một số yếu tố thuộc cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh; đó là những mâu thuẫn và hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Ông Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Năm bài giảng về thể loại” đã phân biệt hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ trong tác phẩm văn học: “Hoàn cảnh nhỏ là môi trường hoạt động cụ thể, là môi trường sống trực tiếp của nhân vật”... “Hoàn cảnh lớn hiểu theo nghĩa rộng nhất là hoàn cảnh lịch sử chung, là trạng thái nhân thế của xã hội, là tình thế thời đại với những quy luật, những xu thế khái quát nhất bật ra từ mối quan hệ cốt yếu nhất của thời đại” [16. 84-85]. Sự phân biệt và lấy ví dụ trong việc tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo của ông Hoàng Ngọc Hiến khá sinh động, nhưng cũng chưa nhìn nhận hoàn cảnh trong tác phẩm văn học là một phương diện nghệ thuật có ý nghĩa thẩm mỹ. Hoàn cảnh trong văn học phong phú và đa dạng, đồng thời nó không chỉ xuất hiện trong văn học hiện thực. Theo tác giả Phong Lê trong cuốn “Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa” có khẳng định: “Bất cứ sự miêu tả nghệ thuật nào về đời sống con người cũng đều phải gắn con người với hoàn cảnh. Nhưng theo sự phát triển của lịch sử và trong đấu tranh giữa các trường phái văn học, quan niệm của nhà văn về hoàn cảnh có khác nhau”. [24. 155]. GS Trần Đình Sử cũng đánh giá “hoàn cảnh trong tác phẩm không chỉ có ý nghĩa phối thuộc, nhiều khi nó xuất hiện như là “nhân vật chính” trong tác phẩm, có ý nghĩa khái quát độc lập” [18. 5]. Năm 2001, trong Luận án Tiến sĩ: “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực (1930-1945) qua một số tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao”, tác giả Phạm Mạnh Hùng sau khi đã chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong một số quan niệm của các nhà lí luận trong và ngoài nước về vấn._. đề hoàn cảnh đã đưa ra nhận định: “hoàn cảnh trong văn học được cấu tạo như một phương diện của thế giới nghệ thuật có những yêu cầu cấu trúc nhất định, chứ không phải là sự sao chép đơn giản hoàn cảnh xã hội bên ngoài” [17. 25]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 1.1.2 Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh” Trong cuốn Lí luận và phê bình văn học, GS Trần Đình Sử viết: “Có thể xem quan niệm nghệ thuật là khái niệm lí luận quan trọng bậc nhất trong mấy thập niên qua, có ý nghĩa trả về cho văn học bản chất nhân học” [50. 93] Nhưng thực tế là “Cho đến nay khái niệm này vẫn chưa có cách hiểu thống nhất”. Mặc dù vậy, GS Trần Đình Sử cũng đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm quan niệm: “quan niệm không phải là khái niệm về đối tượng, về hiện thực mà là khái niệm về sự cắt nghĩa đối với đối tượng và hiện thực... quan niệm xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra một sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật...” [50. 98]. Về quan niệm nghệ thuật, ông cho rằng “Trong nghệ thuật thế giới được quan niệm hóa trên cơ sở sự cảm thụ cá nhân về một thế giới, thỏa mãn nhu cầu tồn tại của nó. Nghệ thuật nâng sự cảm thụ thế giới lên tầm quan niệm về thế giới, ứng với một quan niệm nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật. Với ý nghĩa này, quan niệm nghệ thuật là phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các hiện tượng nghệ thuật như những chỉnh thể” [50. 99-100]. Đồng thời, ông cũng khẳng định quan niệm nghệ thuật là “cơ sở chắc chắn nhất để nghiên cứu tính độc đáo của các sáng tác nghệ thuật cũng như sự tiến bộ nghệ thuật” [50. 100]. Như vậy, có thể thấy quan niệm nghệ thuật chi phối các hệ thống thi pháp văn học rất sâu sắc (trong thi pháp học, quan niệm nghệ thuật về con người đã được nghiên cứu một cách hệ thống với các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm văn học...). Kế thừa và phát triển những quan điểm lí luận của các nhà nghiên cứu đi trước, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng đã chỉ ra: “Hoàn cảnh trong văn học là hoàn cảnh nghệ thuật. Nó có cấu trúc, có ý nghĩa riêng và chịu sự chi phối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 của quan niệm nghệ thuật của tác giả. Hoàn cảnh trong văn học không chỉ là sự phản ánh hoàn cảnh ngoài đời mà còn là quan niệm thẩm mỹ và nghệ thuật về hoàn cảnh ấy.” Từ đó tác giả nhận định “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh là nguyên tắc cắt nghĩa lí giải gắn liền với sự cảm nhận hoàn cảnh của nhà văn. Quan niệm ấy sẽ chi phối tới việc sử dụng các phương tiện nghệ thuật trong tác phẩm. Nó thể hiện trong việc xác lập cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong tác phẩm của nhà văn” [18. 27]. 1.1.3. Tổng luận tài liệu nghiên cứu về “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh” Một thời gian dài trong nghiên cứu văn học, người ta chỉ quan tâm tới hoàn cảnh trong tác phẩm trên bình diện xã hội lịch sử. (Tất nhiên, đây không phải là cách nhìn sai lệch. “Bởi vì trong thực tiễn nghiên cứu văn học, tiếp cận văn học ở góc độ xã hội học vẫn là một phương hướng tiếp cận có giá trị khoa học...” [18. 50]. Nhưng, đó mới chỉ là cách tiếp cận chủ yếu ở phương diện nội dung mà chưa đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm văn học như là một sinh thể nghệ thuật với những hình thức bên trong tinh tế của nó). PGS.TS Phạm Mạnh Hùng là tác giả đầu tiên nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh... Từ việc xác định rõ ràng: “Hoàn cảnh trong tác phẩm văn học được đan dệt nên bởi những mối quan hệ giữa các nhân vật, nhưng hòan cảnh không đơn thuần chỉ là những mối quan hệ. Nó là toàn bộ thế giới xung quanh con người, từ những gì gần gũi bình thường cụ thể (đồ vật, vật dụng) đến những gì xa xôi trừu tượng (thời gian, không gian...); từ môi trường xã hội đến môi trường thiên nhiên, thơì tiết khí hậu, màu sắc, âm thanh... Tất cả những yếu tố đó đều có khả năng tác động vào tâm lí, sinh lí, ý nghĩ, tình cảm, tư tưởng, hành động... của con người, tác động tới sự hình thành tính cách và ảnh hưởng tới số phận con người” [18. 55], tác giả đã lí giải khá sâu sắc: “Quá trình sáng tạo hoàn cảnh không chỉ phụ thuộc vào vốn sống, kinh nghiệm hiểu biết của nhà văn mà còn phụ thuộc vào cá tính sáng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 tạo của từng tác giả, tức là phụ thuộc vào cái nhìn nghệ thuật độc đáo, vào cách cảm, cách nghĩ của nhà văn, thể hiện ở những nguyên tắc biện pháp nghệ thuật nhằm biểu hiện những hoàn cảnh nghệ thuật” [18. 60]. Như vậy, đương nhiên là cùng trong một hiện thực xã hội, nhưng quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh ở mỗi nhà văn lại khác nhau. Điều đó tạo nên bức tranh văn học đa sắc, phong phú mà độc đáo, hấp dẫn. Trong chuyên luận, tác giả Phạm Mạnh Hùng đã minh chứng cho luận điểm khoa học của mình bằng những dẫn chứng cụ thể từ các tác phẩm tiêu biểu của ba cây bút lớn trong làng văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng). Các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu văn học Việt Nam đã đánh giá cao những đóng góp của tác giả. GS Trần Đình Sử nhận xét: “Công trình nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng về thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao vừa là bổ sung lí thuyết về hoàn cảnh trong lí luận văn học, vừa là một tìm tòi về tính đa dạng của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Với những đề xuất táo bạo về cấu trúc hoàn cảnh, với ngòi bút phân tích tinh tế, công phu, lần đầu tiên tác giả cho ta cảm nhận được một cách mới mẻ, thú vị, sự miêu tả hoàn cảnh trong các tác phẩm vốn đã rất quen thuộc đối với đông đảo người đọc. Và cũng từ đây ta sẽ hình dung cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn được rõ nét hơn” [18. 6]. Còn GS Phong Lê nhận xét: “Vậy là hoàn cảnh trong “quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh”, tức là xét trên phương diện nghệ thuật của nó, một “cấu trúc nghệ thuật” cho nó, là một thành tố quan trọng của thế giới nghệ thuật, là sản phẩm của một chủ thể sáng tạo, in đậm dấu ấn riêng của mỗi nhà văn, đồng thời cũng in dấu trào lưu sáng tác mà nhà văn phụ thuộc, và thời đại mà nhà văn sống” [18. 359]. Công trình nghiên cứu của PGS. TS Phạm Mạnh Hùng là cơ sở lí thuyết cơ bản để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 1.1.4. Cấu trúc nghệ thụât của hoàn cảnh trong văn học Có thể nói đóng góp lớn nhất của tác giả Phạm Mạnh Hùng chính là việc chỉ ra cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong văn học. Hệ thống cấu trúc ấy bao gồm những yếu tố sau: - Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh. - Mâu thuẫn xung đột tạo hoàn cảnh. - Cơ chế tạo hoàn cảnh. - Không khí tạo hoàn cảnh. 1.1.4.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh Hoàn cảnh trong văn học, ngoài tư cách là đối tượng miêu tả, phản ánh hiện thực, còn là môi trường, là phương tiện để thể hiện tính cách. Nhìn bề ngoài, nhân vật dường như hoạt động tự do theo ý muốn của nó, nhưng thực ra mọi hành động của nó đều do sự tác động của hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Hoàn cảnh chính là môi trường để nhân vật tồn tại và phát triển.Trong tác phẩm văn học, tính cách nảy sinh từ hoàn cảnh, song, hòan cảnh cũng được đan dệt nên bởi các tính cách. Chính vì vậy, trong cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh, trước hết chúng ta tìm hiểu hệ thống nhân vật. Nhà nghiên cứu G.N.Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học nhận định: “Đối tượng cơ bản của nghệ thuật là con người với tư cách là những tính cách xã hội cả trong các quan hệ bên ngoài lẫn thế giới tinh thần bên trong” [46. 86] . Tồn tại với vai trò là đối tượng cơ bản của văn học nghệ thuật, con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện nghệ thuật được gọi là nhân vật văn học. Bản thân khái niệm nhân vật văn học bao hàm một phạm vi rộng. (Do giới hạn của đề tài nên ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm nhân vật trong tác phẩm tự sự). Nó chỉ một con người gắn với tên tuổi nhất định như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Thúy Kiều, Từ Hải, anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo, Nguyệt, lão Khúng, Đônkihôtê, Giăng Van Giăng, AQ... hoặc không có tên như: thằng bán tơ (Truyện Kiều - Nguyễn Du), lính lệ (Tắt Đèn - Ngô Tất Tố) anh (Biển cứu rỗi - Võ Thị Hảo), một cái bào thai (Thiên thần sám hối - Tạ Duy Anh)… đó là những con vật (mang nội dung và ý nghĩa con người) trong truyện cổ tích Andecxen, truyện ngụ ngôn của Êzôp... Cũng có khi khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ: thời gian trong sáng tác của Sêkhôp, nhân dân trong Chiến tranh và hòa bình... Nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm. Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất cấu thành lên một tác phẩm. Về hình thức, nhân vật là “Phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm, quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết vừa phương diện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa” [41. 18]. Về nội dung, nó chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, gửi gắm chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Mỗi nhân vật như là một công cụ để nhà văn khám phá, miêu tả đời sống (ví dụ qua những nhân vật như Chí Phèo, lão Khúng, Quỳ, Giang Minh Sài... ta thấy được cuộc sống con người đầy rẫy những phức tạp, đa dạng trong tương quan với môi trường xung quanh cũng như với chính bản thân ...). Nhân vật còn là hiện thân cho những quan niệm về tính cách và những tư tưởng chủ đề mà nhà văn muốn thể hiện, trong một thời đại lịch sử nhất định. “Với mỗi nhân vật là thêm một lần được sắm vai mới, mỗi hoàn cảnh tạo dựng cho nhân vật là thêm một lần người viết được trải nghiệm, được phiêu lưu” [53. 251]. Nhân vật, nhất là khi đã trở thành hình tượng nghệ thuật, chính là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. “Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật về cuộc sống con người thể hiện những hiểu biết những ước ao, kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng” [33. 279]. Trong thực tế tìm hiểu nhân vật văn học, người ta nhận ra “Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng” [33. 282]. Tùy theo những tiêu chí khác nhau, người ta phân loại nhân vật thành những kiểu loại nhân vật khác nhau. Từ tiêu chí vai trò của nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ. Từ góc độ nội dung tư tưởng, có nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Từ góc độ cấu trúc, có các kiểu loại nhân vật: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Xét trên phương diện thể loại nhân vật văn học cũng chia thành các loại riêng biệt bởi mỗi thể loại văn học có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau. (Nhân vật tự sự chỉ những loại nhân vật được triển khai sâu rộng, đa dạng và phong phú, ít bị hạn chế bởi không gian, thời gian. Nhân vật kịch là con người của hành động, chủ yếu sống trong những xung đột. Nhân vật trữ tình trực tiếp hiện lên với những suy nghĩ cảm xúc...). Bên cạnh đó, ở mỗi trào lưu văn học, do đặc trưng tư tưởng nghệ thuật của mình, xuất hiện một số khái niệm đặc thù về một loại nhân vật nào đó của nó: Chủ nghĩa tự nhiên với kiểu nhân vật “con vật - người”, chủ nghĩa hiện thực với kiểu “nhân vật bé nhỏ”, chủ nghĩa lãng mạn với kiểu “nhân vật ảo mộng”... Trên đây là một số loại hình nhân vật cơ bản (trong thực tế văn học cũng còn có thể gặp một số kiểu nhân vật khác nữa như kiểu nhân vật “xấu xí” (Nam Cao), Kiểu nhân vật “kì ảo” (Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh...). Điều cần lưu ý là các loại hình nhân vật này không tồn tại rạch ròi mà luôn có sự xâm nhập lẫn nhau, sự phân biệt chỉ mang tính tương đối... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Tác giả Phạm Mạnh Hùng đã nhận thấy nhân vật trong văn học, bên cạnh vai trò là phương tiện khái quát hiện thực và thể hiện tính cách, nó còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng hoàn cảnh. Theo tác giả, nhìn từ góc độ cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh, có thể chia làm hai loại nhân vật: nhân vật tĩnh và nhân vật động. Nhân vật động: là loại nhân vật có sự biến đổi về số phận. Nhân vật động thường phản ánh tư tưởng của nhà văn và có vai trò, tác dụng thể hiện hòan cảnh. Chẳng hạn trong tác phẩm Thời xa vắng (Lê Lựu), Giang Minh Sài là nhân vật động, Kiên (Thân phận tình yêu - Bảo Ninh), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), lão Khúng (Khách ở quê ra)... của Nguyễn Minh Châu là nhân vật động. Nhân vật tĩnh: là loại nhân vật có số phận dường như không biến đổi. Chính hệ thống nhân vật này góp phần quan trọng tạo dệt nên hoàn cảnh. Loại nhân vật này gắn liền với quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn.Thường thấy trong một tác phẩm cụ thể, loại nhân vật này chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với nhân vật động, nhưng chúng đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhân vật động, sự xuất hiện của nhân vật này nhiều khi tưởng như ngẫu nhiên nhưng thực chất vẫn là sự cố ý sáng tạo của tác giả. (Hưng, Hường trong Bên đường chiến tranh, bà mẹ, người vợ của người thợ cắt tóc trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu...). Trong hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh, có thể phân làm hai loại. - Loại nhân vật có tác dụng tạo không khí cho hoàn cảnh. Loại nhân vật này thường không có quan hệ trực tiếp với nhân vật động nó chỉ được nhà văn nhắc đến nên thường mờ nhạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Loại nhân vật có chức năng tác động tới nhân vật xung quanh với những mối quan hệ trực tiếp. Những tác động trực tiếp đó ảnh hưởng tới số phận, tính cách các nhân vật xung quanh và dẫn tới những thay đổi về số phận và tính cách của những nhân vật này. Cấu trúc của hoàn cảnh được đan dệt nên bởi sự tác động qua lại giữa các nhân vật. “Nhân vật này là hoàn cảnh của nhân vật kia và”tạo điều kiện” để nhân vật kia bộc lộ tính cách” [17. 84]. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với Quang (Cơn Giông - Nguyễn Minh Châu), Thăng bộc lộ lòng vị tha, thẳng thắn, còn Quang lại bộc lộ bản chất hèn mọn, thực dụng. Quỳ trong quan hệ với Hòa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu) bộc lộ khát vọng tình yêu thánh thiện của một thánh nhân. Và Hòa, trong mối quan hệ này lại bộc lộ một tình yêu rất trần thế, chân thành, cảm động với tư cách một người lính... Như vậy là khi tìm hiểu cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh, chúng ta cần nhận thấy vai trò tạo dựng hòan cảnh của hệ thống nhân vật trong tác phẩm. Tác giả Phạm Mạnh Hùng cũng lưu ý rằng: “Khái niệm nhân vật động, nhân vật tĩnh chỉ có ý nghĩa khi nghiên cứu cấu trúc của hoàn cảnh” [17. 85]. 1.1.4.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh Cuộc sống xung quanh chúng ta vốn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, xung đột. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, không phải mâu thuẫn, xung đột nào trong xã hội cũng được nhà văn đưa vào trong tác phẩm, mà phải có sự lựa chọn. Nhà văn thường đưa vào trong tác phẩm những mâu thuẫn, xung đột có tính chất kịch tính, tức là những mâu thuẫn, xung đột tạo ra những tình huống căng thẳng, phát triển đến mức độ gay gắt, cần được giải quyết. “Mối liên hệ giữa xung đột và phương thức biểu hiện không mang tính chất tự động. Nó thường là kết quả của những tìm tòi sáng tạo căng thẳng. Cùng một xung đột có thể có những cách giải quyết không giống nhau... Việc thể hiện xung đột Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 dưới hình thức nghệ thuật, xét từ phía những phương tiện biểu cảm và tạo hình, dẫn ta vào lĩnh vực của phong cách” [21. 355-356]. Như vậy, việc phát hiện và thể hiện các mâu thuẫn, xung đột như thế nào cũng góp phần thể hiện vốn sống, tài năng, phong cách và “đẳng cấp” của nhà văn trong dòng chảy văn học của một dân tộc. Dựa trên cơ sở phân loại ba hình thức xung đột của Hêghen, tác giả Phạm Mạnh Hùng đã xác định “xung đột, mâu thuẫn trong cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh có thể được nảy sinh, tái tạo từ những kiểu loại xung đột mâu thuẫn sau: Thứ nhất là mâu thuẫn xung đột giữa nhân vật với môi trường tự nhiên (khí hậu, thời tiết, bệnh tật, thiên tai...) Thứ hai là mâu thuẫn, xung đột giữa nhân vật với môi trường xã hội (quyền lợi giai cấp, đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán...). Thứ ba là mâu thuẫn ngay từ trong bản thân nhân vật, trong nội tại tính cách nhân vật, trong thế giới tâm hồn nhân vật....” [17. 88]. Khi những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đến mức độ căng thẳng giàu kịch tính, nó trở thành một yếu tố nghệ thuật trong cấu trúc của hoàn cảnh. Trong các tác phẩm (có thể cùng một khuynh hướng sáng tác, cùng một tác giả) có sự khai thác, thể hiện những mâu thuẫn, xung đột không giống nhau. Chẳng hạn, trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả thường chú ý những mâu thuẫn, xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh, tính cách và tính cách (Loại mâu thuẫn, xung đột thứ nhất và thứ hai). Hoàn cảnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp thường được đan dệt chủ yếu trên cơ sở sự “va chạm” giữa con người với thiên nhiên (Những ngọn gió Hua Tát), giữa các tính cách (Mưa Nhã Nam, Tướng về hưu, Con gái thủy thần...). Xung đột trong truyện ngắn Nguyễn Khải thường được thể hiện trên sự va Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 đập của các luồng tư duy, các tư tưởng trong một lát cắt hiện tại. Trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng lại hiện lên những mâu thuẫn của các tính cách trong các chuẩn mực đạo đức. Còn hoàn cảnh trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu chủ yếu được đan dệt qua những dòng ý thức, giằng xé, trăn trở, day dứt... (Phiên Chợ Giát, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành...) Nói như vậy không có nghĩa là trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp không có những mâu thuẫn, xung đột trong thế giới tâm hồn nhân vật và trong trang văn Nguyễn Minh Châu lại không tồn tại những mâu thuẫn, xung đột giữa các tính cách và hoàn cảnh... Tùy theo từng tác phẩm, nhân vật mà Nguyễn Minh Châu (cũng như các nhà văn khác) sẽ lựa chọn thể hiện những kiểu mâu thuẫn, xung đột khác nhau... Sự phân biệt không thể rạch ròi trong việc khai thác thể hiện các kiểu loại mâu thuẫn, xung đột của các nhà văn (và trong cùng một nhà văn ở các tác phẩm khác nhau) cũng là một yếu tố tạo nên sự đa diện, hấp dẫn trong văn học... Trong một tác phẩm cụ thể, có thể thấy từ một mâu thuẫn, xung đột chính có thể làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn, xung đột khác nhau. Nó làm cho hoàn cảnh trở nên phong phú, sinh động đối với người đọc... Trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, những mâu thuẫn giàu kịch tính không chỉ ở mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với hoàn cảnh mà chủ yếu là những mâu thuẫn, xung đột trong thế giới nội tâm nhân vật, chính điều đó đã tạo nên chiều sâu cho các tác phẩm của ông. 1.1.4.3. Cơ chế tạo hoàn cảnh Trong hệ thống cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh còn có yếu tố cơ chế. Cơ chế là nguyên tắc chỉ đạo hoạt động, sự vận động của nhiều nhân vật. Theo tác giả Phạm Mạnh Hùng, cơ chế của hoàn cảnh, bao gồm ba loại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 - “Cơ chế hành động: Những nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức hành động của hệ thống các nhân vật” trong tác phẩm. - Cơ chế tâm lí xã hội: Những nguyên tắc chỉ đạo, chi phối quá trình tâm lí của các nhân vật. - Cơ chế đạo đức, phong tục: Những nguyên tắc đạo đức phong tục tập quán, thói quen... chi phối tới tâm lí và hành động của các nhân vật” [17. 93]. Cũng theo tác giả Phạm Mạnh Hùng, trong hệ thống cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh, cơ chế là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ, rõ rệt tới số phận tính cách nhân vật. Trong các tác phẩm văn xuôi thuộc trào lưu hiện thực phê phán, nhân vật thường được xây dựng theo hai tuyến chính diện và phản diện nên việc nhận ra cơ chế trong tác phẩm không phức tạp như trong các tác phẩm văn học sau 1975, nhất là văn học đương đại. Bởi văn học sau 1975 (trong đó có các truyện ngắn thuộc tập truyện chúng tôi đang nghiên cứu) đã có sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Con người không nguyên phiến, không trùng khít với địa vị xã hội của nó mà rất đa diện trong cuộc sống đa sự, đa đoan. Song, dựa trên những cơ sở lí thuyết: “Cũng phong phú đa dạng như chính cuộc đời, trong một hoàn cảnh nghệ thuật có thể có nhiều cơ chế, trong đó nổi lên một cơ chế chủ đạo. Và mỗi nhà văn, có thể thường chú ý đến một loại cơ chế khác nhau, kết quả của sự cảm nhận, khám phá riêng” [17. 93], chúng ta có thể xác định được trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có cơ chế “Sám hối”: (Quỳ - Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) trong câu chuyện với nhân vật Tôi luôn day dứt ăn năn về những sai lầm của mình trong tình yêu với Hòa... Người họa sĩ (Bức tranh) không thể yên ổn về tinh thần trong thực tại vì những hành động vô tâm trong quá khứ)... Hay trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) có cơ chế “thực dụng, hận thù”, trong “Cánh đồng bất tận” (Nguyễn Ngọc Tư) là cơ chế “lạnh lùng, tàn nhẫn”... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Việc phản ánh những cơ chế hoàn cảnh không giống nhau cho dù cùng chung một trào lưu văn học trong một thời kì (ví dụ trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945, tác giả Phạm Mạnh Hùng đã phát hiện ra: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) chú ý khắc họa cơ chế trấn áp bạo lực, Giông tố (Vũ Trọng Phụng) làm nổi bật cơ chế dâm lọan, Sống mòn (Nam Cao) thể hiện cơ chế sống mòn, lạnh lùng...)... góp phần tạo nên bức tranh phong phú của văn học thời kì này. Tìm hiểu được cơ chế hoàn cảnh trong tác phẩm giúp chúng ta nhận rõ năng lực, sở trường, vốn hiểu biết, nhận thức, khám phá, lí giải hiện thực, thái độ của nhà văn. 1.1.4.4. Không khí tạo hoàn cảnh Nhà văn Nguyễn Tuân có lần nói về cảm xúc của mình khi đọc truyện của Đôtxtôiepxki “Vào truyện của Đốt là thấy tối sầm mặt lại”. Nhà nghiên cứu văn học Phong Lê, khi đọc truyện Thời thơ ấu của Nguyên Hồng có cảm giác: “Tôi cứ ngẩn ngơ hoài trước một tuổi thơ sao mà cay cực đến thế, và sao mà nhà văn lại có thể thành thực đến thế! Một sự chân thực đến tận từng chi tiết, khiến đọc đến mà sững sờ, mà nổi gai lên trong trí, mà run rẩy đến từng cảm xúc” [31. 32]... Như vậy, tác phẩm văn chương có khả năng tác động sâu xa tới thế giới cảm xúc của con người. Khi thực sự sống cùng thế giới nghệ thuật của nhà văn, người đọc thường có những trạng thái cảm xúc khác nhau. Có những tác phẩm khi đọc lên ta có cảm giác thoải mái, mơ màng, vui vẻ... có tác phẩm làm ta thấy bức bối, ngột ngạt, căng thẳng... Đó chính là hiệu ứng từ không khí của tác phẩm tác động tới người đọc. Trong hệ thống cấu trúc của hoàn cảnh, không khí là một khái niệm mang thuộc tính thẩm mỹ rõ rệt. Theo tác giả Phạm Mạnh Hùng: “Không khí của hoàn cảnh là trạng thái tinh thần chung của đời sống, là không khí xã hội toát ra từ một hoàn cảnh nghệ thuật, một môi trường hoạt động của các nhân vật, nghĩa là nó đã trở thành không khí nghệ thuật được tạo nên trong tác phẩm” [17. 95]. Trong quá trình tạo dựng hoàn cảnh, nhà văn phải tạo được không khí. Khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 tiếp xúc với tác phẩm người đọc không chỉ nhìn thấy hoàn cảnh mà còn phải cảm thấy không khí toát ra từ hoàn cảnh ấy. “Lớp không khí ấy sẽ chuẩn bị tâm thế cho độc giả cảm nhận và bình luận ý nghĩa sâu xa của số phận và những bước thăng trầm của chúng” [17. 96]. Không khí của tác phẩm được toát lên từ nhiều chi tiết, hình ảnh. Nhưng cần lưu ý rằng, chỉ có những chi tiết, hình ảnh nằm trong một hệ thống chỉnh thể mới tạo ra không khí của tác phẩm, còn những chi tiết đơn lẻ thì khó có khả năng tạo không khí... Tác giả Phạm Mạnh Hùng đã xác định những yếu tố trong tác phẩm có ẩn chứa không khí tạo hoàn cảnh: “Không khí của hoàn cảnh nghệ thuật toát lên từ hệ thống nhân vật, từ hệ thống những mâu thuẫn xung đột, từ cơ chế của hoàn cảnh... và từ tất cả những chi tiết cấu thành tác phẩm, kể cả các chi tiết về hình ảnh thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, âm thanh, màu sắc, thế giới đồ vật...” [17. 98]. Mỗi tác phẩm văn học có một không khí riêng. Có tác phẩm toát ra không khí hư hư thực thực (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu) không khí ma quái, ghê sợ (Luân hồi, Thiên thần sám hối - Tạ Duy Anh), không khí ngột ngạt chết chóc (Cõi người rung chuông tận thế - Hồ Anh Thái), không khí u buồn, bế tắc (Hậu thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ), không khí kỳ ảo (Bán cốt, Nàng tiên xanh xao - Võ Thị Hảo)... Từ trong những bầu không khí được các nhà văn sáng tạo ấy, số phận của các nhân vật càng được làm nổi bật, tính cách của các nhân vật càng được bộc lộ rõ nét và tạo ra sức truyền cảm mãnh liệt, những ám ảnh khó phai trong tâm hồn người đọc “Gấp sách lại người ta vừa mừng rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải chia tay với những điều mà đời thực không có” [53. 245]. Việc tạo ra được không khí cho hoàn cảnh không phải là điều dễ dàng đối với người nghệ sĩ văn chương. Những nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo là những người rất có tài trong việc tạo dựng không khí cho hoàn cảnh. Điều đó góp phần cho họ không lặp lại ai và không lặp lại chính mình trên con đường lao động nghệ thuật vừa “khổ ải” vừa thú vị này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Ngoài những yếu tố đã kể trên có thể thấy nhịp điệu cũng tham gia vào việc tạo nên không khí của hoàn cảnh. (Cần lưu ý rằng nhịp điệu của tổ chức lời văn, nhịp điệu được tạo nên từ ngôn ngữ người kể chuyện, không phải là nhịp điệu trong cấu trúc hoàn cảnh nghệ thuật). GS Trần Đình Sử có nhận xét “Nhịp điệu để sắp xếp trật tự các âm thanh cho người ta nghe được là hình thức bề ngoài, còn những nhịp điệu ấy hướng tới một cảm xúc, tạo ra một căng thẳng, một sự hoàn tất có ý nghĩa thì là hình thức bên trong” [48. 41]. Thực chất, hình thức bên trong các tác phẩm thể hiện tính cá thể thẩm mỹ. Vì vậy, thông qua nhịp điệu, nhà văn cũng thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác về sự vận động của tư duy và cuộc sống... Những căn cứ để tìm hiểu nhịp điệu trong cấu trúc của hoàn cảnh: - Khoảng cách thời gian giữa các sự kiện, diễn biến được nhà văn tái hiện trong tác phẩm. - Sự lặp lại của những chi tiết, những hình ảnh, những sự kiện cùng loại. - Sự dồn nén hoặc dàn trải của thời gian trong đó xảy ra diễn biến của cốt truyện. Tác phẩm văn học là sự thống nhất của nội dung và hệ thống những hình thức nghệ thuật. Chính vì vậy, những yếu tố nằm trong cấu trúc của hoàn cảnh không phải biệt lập mà có quan hệ bổ sung, tác động qua lại với nhau. Sự phân định chỉ mang tính chất tương đối. Và “bất cứ yếu tố nào trong hệ thống, tự nó cũng trở thành hệ thống, nghĩa là nó sẽ bao hàm một cấu trúc của những yếu tố nhỏ hơn, mà cũng tác động qua lại chặt chẽ với nhau” (Phương Lựu). Trong những tác phẩm văn chương có giá trị không có hình ảnh chi tiết nào là vô tình mà đều nằm trong tầm ngắm, trong kĩ thuật viết của nhà văn - Đó là hệ thống các chi tiết nghệ thuật có tác dụng xây dựng, tái tạo hoàn cảnh nghệ thuật. Nghiên cứu cấu trúc của hoàn cảnh cần xác định được cả những cấu trúc của “những yếu tố nhỏ hơn ấy”... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 1.2. VÀI NÉT VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT CÓ Ý NGHĨA “TIỀN TRẠM” ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1.2.1. Những tiền đề lịch sử - xã hội văn hóa, văn học Thắng lợi mùa xuân 1975 đã đưa lịch sử đất nước sang trang: chấm dứt chiến tranh, mở ra thời kì hòa bình, thống nhất cả nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh không hề đơn giản mà bộn bề phức tạp... Sự khủng hoảng, chậm chạp trên mọi mặt đời sống đã thúc đẩy Đảng ta phải có chính sách đổi mới. Đổi mới là con đường duy nhất đảm bảo sự phát triển của đất nước... Khi nhiệm vụ cách mạng thay đổi, thì văn học (hình thái ý thức xã hội nhạy cảm nhất) cũng phải thay đổi. Những biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã đưa đến sự thay đổi các chuẩn mực thẩm mỹ, các giá trị cuộc sống... Sau 1975 là thời kì thức tỉnh ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn tới con người riêng tư trong đời sống đa sự, phức tạp... Trong xu hướng dân chủ hóa, nhà văn có điều kiện tự do sáng tạo. Vai trò của nhà văn trong tư thế người chiến sĩ vẫn được khẳng định nhưng không chỉ dừng lại ở việc nhà văn đấu tranh cho cái ác, cái xấu, cái thiện mà bây giờ đòi hỏi nhà văn phải có khả năng dự báo, định hướng cho người đọc các chân giá trị. Tính chân thật trong văn học được đề cao. Trong báo cáo chính trị ban chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng lần thứ VII nói rõ: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật”, đồng thời trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị cũng xác định rõ: “Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật” [9]. Tăng cường sự thật, mở rộng hiện thực (bây giờ đời sống chính trị xã hội không phải là hiện thực duy nhất, hiện thực còn là đời sống mỗi cá nhân với những vấn dề riêng tư nhất... hiện thực không chỉ là cái nhìn thấy mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 nó bao gồm cả cái mà nhà văn cảm thấy, hiện thực không chỉ là lịch sử mà cả hiện thực hoang đường, kì ảo, cổ tích...). Chính những đổi mới về ý thức nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người (con người không một chiều mà đa diện, phức tạp v._.g cảnh rừng, ngọn núi, bãi cỏ… Sự xuất hiện của những màu sắc ấy trong mỗi hoàn cảnh cụ thể đều đem lại cảm xúc tươi sáng, thoải mái, bình yên, đầy sức sống, đem đến không khí mới cho tâm hồn nhân vật. Đó là màu xanh luôn được miêu tả với nhiều sắc thái “xanh biếc” "xanh trong” (Bên đường chiến tranh), xanh biếc, xanh mướt, xanh bát ngát, xanh mơn mởn, xanh rờn, xanh ngăn ngắt… (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Đó là màu xanh mịt mùng, xanh mơn mởn, xanh biếc (Cơn giông) xanh um, xanh ngắt, xanh rì, xanh hoang dã, xanh non (Khách ở quê ra). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 Ngay cả trang phục cuả con người cũng gắn nhiều với màu xanh; chiếc áo dài màu thanh thiên, chiếc khăn xanh, áo len xanh, tấm áo xanh trứng sáo, chiếc áo bông xanh… Những màu xanh đó như một biểu tượng cho tuổi trẻ, niềm tin hi vọng, sự chung thuỷ, sức sống mới được hồi sinh… Nếu như hình ảnh màu xanh mang lại bầu không khí trong lành, huyền ảo thì hình ảnh những vùng đất trong các tác phẩm lại để lại ấn tượng về sự khắc nghiệt, không khí buồn thương, nặng nề, để lại những ám ảnh với chính các nhân vật và với người đọc. Trong tiểu thuyết Miền cháy, Nguyễn Minh Châu đã viết “xưa nay, đất dưới chân người thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa. Mảnh đất vừa được giải phóng này như một lời thách đố, như một thứ chiến trường mới lập tức mở ra trên nền chiến trường cũ” [5. 681]. Trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu cũng miêu tả những vùng đất “ như là một thứ chiến trường” thử thách con người...Đấy là hình ảnh vùng quê đất “rắn như gang, xa xôi hẻo lánh”, những cánh đồng hoang hoá, mặt đất “nứt nẻ”, những “vết nứt rộng như những con đường giao thông hào, và hố bom, dây thép gai, và mìn”…Vùng đất khắc nghiệt đến mức “mỗi nhát cuốc làm toé ra những tia lửa trên mặt ruộng”, thế nên bàn tay của những em bé, những ông bà già đều chai lại, đầy những vết sẹo, các làng xóm “tiêu điều và nát như tương”…(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Đó là vùng đồi núi “heo hút, khô khan, cằn cỗi”…những cây cổ thụ “chết khô”…những vạt đồi, nương ruộng bờ bụi “đầy xác xe tăng hỏng”…những “đồi hoang mọc đầy thanh hao, cỏ tranh…những dải gò tha ma phơi ra một màu gỉ đồng…những hòn đất thịt không vỡ ra mà trải qua mưa nắng rắn lại như đất nung”… (Cơn giông). Còn đây là vùng đất mà lão Khúng đến khai hoang; “một thứ đất đến kì cục; cứ lổng chổng đầy những đá…là vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Là cái làng của Định có “sức nhai người ghê gớm” (Khách ở quê ra). Ngay cả vùng phá nước ven biển lẽ ra tuyệt vời thơ mộng nếu không có “những bãi xe Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 tăng hỏng đang gỉ ra” (Chiếc thuyền ngoài xa). Nếu có xuất hiện hình ảnh những khu phố thì đó cũng chỉ là những khu phố vắng vẻ, thưa người (Bên đường chiến tranh), khu phố ổ chuột tồi tàn, nhếch nhác (Sống mãi với cây xanh)... Sự xuất hiện những vùng đất khắc nghiệt trong các tác phẩm của tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa đã có sức gợi cảm xúc lớn, để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc về môi trường sống tự nhiên của các nhân vật... Góp phần thể hiện không khí lặng lẽ, u hoài còn phải kể đến sự xuất hiện nhiều lần hình ảnh của những ngôi nhà, những không gian sống chật hẹp mà trống vắng. Hầu hết những ngôi nhà xuất hiện trong tập truyện đều có vẻ vắng lặng, chật hẹp và cũ. Trong Bên đường chiến tranh, khu thị xã những xuất hiện nhiều ngôi nhà thấp, chỉ thấy nhà Hạnh là “cao ráo, rộng, lợp lá gồi” nhưng cũng “còn đầy khoảng trống”… Ngôi nhà gỗ “cũ kĩ” của mẹ Hậu, “gian phòng bằng nứa rất nhỏ” của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), nhiều nhân vật của Nguyễn Minh Châu sống trong những không gian hẹp, đó là một khu tập thể với những gian nhà chật chội (Một người đàn bà tốt bụng, Mẹ con chị Hằng, Một lần đối chứng, Sắm vai). Có những nhà không còn được gọi là gian nhà mà “như một cái ổ gấu chó”(nhà của lão Khúng, sau này bằng bao mồ hôi công sức lão mới gây dựng được ngôi nhà khá khang trang), “cái gian nhà bằng cái lỗ mũi” (nhà của Định) trong Khách ở quê ra. Những gian nhà trong một cái ngõ xấu xí; “hai dãy nhà lụp xụp và tối”; nhà ông Thông tồi tàn với “những phiến rui mè đầy bụi bặm”, cái gian nhà ấy đã từng bị nhiều người đem ra ví von và chế giễu…; gian nhà cũ của cha mẹ Huân “hai cánh cửa dày nặng sơn xám loang lổ”… Cùng với những ngôi nhà đơn sơ ấy là thế giới đồ đạc cũng rất nghèo nàn (ngoại trừ gia đình nhà cô Hoằng trong Một người đàn bà tốt bụng là có vẻ khá giả hơn so với khu tập thể, là gia đình nhà văn T sau khi cô vợ từ nước ngòai về bày biện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 nhiều đồ đạc như cái chợ phiên trong Sắm vai). Đó là hình ảnh cái quán cắt tóc có “một chiếc ghế mộc cũ kĩ... chiếc bàn con, mấy thứ chai lọ…” trông chẳng ra dáng một cửa hàng cửa hiệu gì, còn người thợ cắt tóc mặc “một chiếc sơ mi bằng vải phin trắng đã ngả màu cháo lòng và chiếc quần bộ đội đã cũ đã vá và một miếng đang bốc lên một thứ mùi xin xỉn” (Bức tranh), Trong nhà của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) cũng chỉ có “một chiếc ghế độc nhất”. Nhà cái Phai có hai thứ tài sản đáng giá nhất là “chiếc bàn máy khâu cổ lỗ, chiếc xe đạp sơn màu cà phê sữa đã ngả màu đen nhờ và luôn tuột xích” (Hương và Phai), ông Sĩ có “chiếc xe cà khổ”, những đứa con gái trẻ có những “chiếc quần vá, cái áo vá” cả khu tập thể có “một cái vòi nước công cộng” (Một người đàn bà tốt bụng). Những người dân vùng biển tài sản lớn nhất, duy nhất cũng chỉ có “một chiếc thuyền” (Chiếc thuyền ngoài xa). Trong gia đình nhà văn (Một lần đối chứng) cũng không có nhiều đồ đạc nên chiếc giường cá nhân vừa là chỗ nằm, vừa là chỗ ngồi làm việc… Gia đình lão Khúng (Khách ở quê ra) trước đây chỉ có những quần áo rách như tổ đỉa, đến bây giờ mới có những bộ quân phục (những sản phẩm của chiến tranh mà gia đình lão may mắn có được), chiếc xe là cơ nghiệp, gắn bó lâu đời với lão là chiếc xe cút kít…Mỗi gia đình trong cái ngõ tối tăm (Sống mãi với cây xanh) cũng hiện lên với những đồ đạc nghèo nàn, bụi bặm; ông Thông có hai vật quý giá là chiếc xe bò “rất cũ” và chiếc ba-đờ- xuy. Đồ đạc trong nhà chỉ còn “chiếc giường cá nhân trải chiếc chiếu cói đã đen xì một vạt ở giữa - cái đồ vật đáng kể duy nhất trong gian nhà” [6. 634] xung quanh nhà cũng chỉ đầy những chiếc sọt rách, bị rách, bao tải rách… cái mẹt bán xôi lúa của bà Ngan cũng là một cái “mẹt thủng”… Căn phòng của cha mẹ Huân cũng trống trải và khác thường với “những cái giát giường không trải chiếu cứ phơi ra, những cái chén úp… trong chiếc đĩa men phủ đầy bụi” [6. 637]… tất cả đồ đạc đều gợi lên vẻ tạm bợ, lặng lẽ… Hình ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 những ngôi nhà, vùng đất, trước hết tác động tới chính tâm trạng của các nhân vật và sau đó là người đọc. Có một không khí buồn bàng bạc bao trùm trong các tác phẩm ấy... Trước đây, trong những tác phẩm của Nam Cao cũng thường xuất hiện hình ảnh những ngôi nhà thấp bé tối tăm, những đồ đạc cũ kĩ tạm bợ… để tô đậm những kiếp sống mòn, không khí ngột ngạt, bế tắc... Nguyễn Minh Châu cũng miêu tả thế giới đồ đạc trong các gia đình rất ít ỏi, nghèo nàn để thể hiện hoàn cảnh sống còn rất nhiều khó khăn của những con người và cả dân tộc vừa đi qua cuộc chiến tranh tàn khốc đã kéo quá dài... Đồng thời, đó cũng là một mảng hiện thực sinh động mà trái tim nhiều đa cảm của nhà văn muốn đưa lên trang giấy để sẻ chia, đồng cảm và ca ngợi những con người đang sống trong hoàn cảnh đó. 3.2.3. Nhịp điệu dàn trải Xét trên bình diện hình thức nghệ thuật bên trong của văn học thì nhịp điệu là một thành tố quan trọng. Nó thể hiện sự nhạy cảm, khả năng tái hiện sự vận động cuộc sống một cách thẩm mỹ, ấn tượng của người nghệ sĩ. Trong chương 1 chúng tôi đã lưu ý về sự phân biệt nhịp điệu của tổ chức câu văn với nhịp điệu với tư cách là yếu tố nằm trong cấu trúc của hoàn cảnh… Tìm hiểu tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhận thấy nhịp điệu cơ bản là dàn trải, chậm chạp. Trong những sáng tác của nhà văn trước năm 1975, nhịp điệu trần thuật thường nhanh, gấp, gắn với sự kiện, hành động bên ngoài nhân vật (Trong tiểu thuyết Dấu chân người lính người đọc luôn bị hút theo những sự kiện dồn dập, liên tục của chiến dịch Khe Sanh. Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là những hành động, sự kiện bên ngoài của những người lính Khuê, Kinh, Lượng, Lữ…Những truyện ngắn như Mảnh trăng cuối rừng, Nguồn suối, Người mẹ xóm nhà thờ… cũng đầy những sự kiện dồn dập, bất ngờ)… Nhưng từ sau 1975, nhịp điệu trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã trở nên chậm rãi, chùng xuống gắn với sự vận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 động của thế giới nội tâm của nhân vật. Nhịp điệu dàn trải, chậm chạp trong nhiều truyện ngắn của ông toát lên từ một phương thức thể hiện quen thuộc. Đó là sự miêu tả quá khứ qua những dòng hồi tưởng của nhân vật. Hoài niệm như là nhu cầu sống của nhân vật. Nhiều khi chỉ từ một sự việc rất bình thường, ngẫu nhiên của cuộc sống mà nhân vật hồi tưởng suy nghĩ rất nhiều, rất lâu về quá khứ. Sự hồi tưởng được biểu lộ bằng các từ ngữ trực tiếp: hồi ấy, nhớ lại, dạo trước, khi ấy… xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm. Những từ ngữ thể hiện sự hồi tưởng trực tiếp ấy khiến người đọc có cảm giác quá khứ mới là môi trường tồn tại của nhân vật. Mỗi sự kiện trong hiện tại bị chêm xen liên tục bởi những sự kiện, ấn tượng, cảm giác trong quá khứ. Sự hồi cố liên tục trong tác phẩm khiến nhịp điệu truyện bị chậm chạp, kéo giãn, người đọc có cảm giác thời gian quay vòng trở lại. Trong Bức tranh, sự kiện chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của người hoạ sĩ với người chiến sĩ năm xưa sau tám năm. Mạch trần thuật bị chậm lại bởi những suy nghĩ, hồi tưởng, độc thoại và đối thoại nội tâm của nhân vật hoạ sĩ về sự việc xảy ra trong tám năm về trước. Trong tác phẩm có nhiều đoạn văn hoàn toàn miêu tả tâm trạng người hoạ sĩ khiến cho mạch kể giãn ra, nhân vật tự bộc lộ cảm xúc. Chính những lúc đó, người đọc có những khoảng dừng cần thiết để đi vào “con người bên trong con người” của nhân vật, cảm nhận rõ được cái không khí sống của nhân vật lúc đó. Đến với truyện ngắn Bên đường chiến tranh, ta thấy nhịp điệu trần thuật nhiều lần bị chậm lại vì thời gian không nhất quán. Những hồi tưởng của nhân vật chính về quá khứ hơn ba mươi năm về trước làm cho thời gian như cứ kéo dài ra, nhịp điệu chậm chùng mang không khí lặng lẽ. Ngay cả khi Thuỵ và Hạnh gặp lại nhau sau ba mươi năm, thời gian cũng như ngừng trôi để họ cùng sống về quá khứ: “Người đàn bà chủ nhà trong một phút cứ để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 mặc cho tất cả nỗi xao động về mối tình đầu từ thuở còn xa lắc trong quá khứ và không bao giờ quên được tự do chiếm lấy tâm hồn mình” [6. 161]… Ở truyện Sắm vai, nhịp điệu truyện được đan xen bởi nhiều đoạn suy nghĩ của nhân vật Tôi khi diễn tả quá trình nhà văn T đánh mất mình rồi lại tỉnh ngộ tìm lại được con người thật của mình… Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tác giả không nhằm miêu tả các biến cố hay tiến trình sự kiện của đời sống chiến tranh. Nhà văn giống như một vị thám tử khi tìm hiểu những biến động tinh vi trong nhận thức, chiêm nghiệm về cuộc sống của người phụ nữ Quỳ. Hiện dần lên trong tác phẩm là gương mặt tinh thần của Quỳ đầy đa đoan, sóng gió. Thời gian cốt truyện chỉ là mấy ngày giáp tết ngắn ngủi trong bệnh viện, nhân vật Tôi chờ đợi gặp Quỳ để nghe chị kể chuyện. Những kí ức của chị hiện lên bắt đầu từ những câu hỏi xã giao về sức khoẻ, về tình yêu, quan niệm sống của nhân vật Tôi. Vì vậy, nhịp điệu trần thuật bị giãn cách và chậm rãi. Câu chuyện cuộc đời Quỳ được chị kể một cách lộn xộn, không theo diễn biến của dòng thời gian tuyến tính. Hơn thế, mỗi sự việc diễn ra lại khiến cho chị có bao xúc cảm, day dứt khôn nguôi. Một đêm thức trắng chăm sóc người yêu mà trong tâm hồn chị bao cảm giác đan xen: hồi hộp, mệt mỏi, căng thẳng, đau đớn, ân hận, hi vọng, luyến tiếc, tuyệt vọng... Chính những dòng tâm trạng ấy làm cho nhịp điệu trần thuật trở nên dàn trải. Trong Một lần đối chứng, bao trùm lên toàn bộ cốt truyện là dòng độc thoại nội tâm của nhân vật Tôi. Những sự kiện biến cố xảy ra chỉ là duyên cớ khơi gợi, kích thích năng lực ý thức của nhân vật. Vì vậy, nhịp điệu tác phẩm dàn trải trong dòng suy ngẫm, quan sát và đối chứng giữa cái thiện và cái ác, giữa lí trí và bản năng, vẻ đẹp của tình yêu hoang dã và thú tính… Ở tác phẩm Cơn giông, thời gian cốt truyện chỉ có mấy tiếng đồng hồ trong một buổi chiều đến tối của một ngày cuối tuần, nhịp điệu cũng dàn trải, chậm rãi khi hai nhân vật Quang và Thăng cùng có những hồi tưởng về quá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 khứ của mỗi người. Trên chuyến tàu cuối tuần về gặp người yêu, nhìn thấy cảnh vật hai bên đường Thăng lại nhớ về những kỉ niệm trong quá khứ chiến đấu gian khổ “mỗi thước đất trước mặt lại gợi nhớ một trận đánh”… Anh chìm đắm trong “những mẩu kí ức đầy nặng nề”, rất nhiều lần anh “sực nhớ, chợt nhớ”… về những điều đã xảy ra… Còn Quang trong khi chờ tàu, bất ngờ gặp một người con gái giống vợ y và y đã “âm thầm nhớ lại” quãng đời đã qua của mình… Khi Quang và Thăng gặp lại nhau tình cờ trong nhà Phận, người đọc tưởng rằng sẽ có sự kiện gay cấn nào đó diễn ra, nhưng nhà văn đã đi sâu miêu tả những suy nghĩ trong tâm tư của Thăng về Quang. Thời gian hiện tại như ngưng đọng, căng thẳng khi Quang ngôì im lặng và Thăng lại chìm vào hồi tưởng… Tác phẩm Bến quê chỉ miêu tả một phần đời cuối cùng của Nhĩ. Nhưng nhịp điệu trần thuật cũng chậm chạp theo những suy nghĩ một cách buồn thương của Nhĩ về cuộc đời của con người. Nhịp điệu chậm chạp theo giây phút chờ đợi đứa con thực hiện ý định của Nhĩ. Sự chờ đợi trong những giây phút ấy quả thực trở thành một hành trình mệt nhọc khó khăn, sốt ruột, hồi hộp nhất trong cuộc đời Nhĩ. Dòng suy nghĩ của nhân vật nhà văn và người thủ thành trong Dấu vết nghề nghiệp cũng trở thành một nhân tố kéo dãn mạch trần thuật của truyện. Những ngày cuối cùng của đời ông thủ môn triền miên trong những hồi ức, ăn năn về quả bóng thứ năm. Dòng tâm trạng ấy làm cho cảm giác thời gian chậm lại và xoáy vào chiều sâu tinh thần nhân vật, tạo nên sự căng thẳng, nặng nề... Câu chuyện trong bữa cơm của Định và lão Khúng (Khách ở quê ra) kéo dài lê thê theo những kỉ niệm của hai người.(Mở đầu truyện là cảnh lão Khúng ngồi ăn cơm, khề khà uống rượu và đến khi lão buông đũa nói “cháu đủ” thì đã kéo dài 37 trang văn!). Từ câu chuyện về lão chắt Hoè đến chuyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 thằng Dũng đi bộ đội, lão Khúng nhớ đến mụ Huệ, thằng Mới... Trong khi quan sát lão Khúng kể chuyện, Định cũng hồi tưởng lại những lần anh đến thăm gia đình người cháu này như thế nào. Nhịp điệu truyện trở nên dàn trải vì những dòng hồi cố đan xen như vậy... Nhịp điệu dàn trải có thể là do nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân vật (Nguyễn Minh Châu luôn chú ý xây dựng độc thoại nội tâm. Điều này khác với Nguyễn Khải thường sử dụng đối thoại trong xây dựng nhân vật, Ma Văn Kháng lại sở trường trong việc sử dụng giai thoại, huyền thoại với những đoạn trữ tình ngoại đề làm chậm nhịp trần thuật...) cũng có thể là nhịp điệu chậm chùng theo diễn biến của dòng đời thực. Đó là các tác phẩm Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Một người đàn bà tốt bụng, Hương và Phai… Trong những tác phẩm này, nhà văn thường hay xen vào mạch kể những triết lí về thế sự, chiêm nghiệm về nhân tình thế thái… tạo điều kiện cho người đọc vừa đánh giá về nhân vật vừa soi vào bản thân… Nhịp điệu trần thuật chậm theo sự chảy trôi chậm chạp của dòng đời sống “Sự đời cứ diễn ra như thế” (Bandắc), ở các truyện này đã góp phần thể hiện không khí của hoàn cảnh nghệ thuật… Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những biểu tượng trong các tác phẩm cũng trở thành một yếu tố làm cho nhịp điệu trần thuật trở nên chậm chạp, thư giãn... Những biểu tượng như là nơi dồn nén của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, sự kiện, tình huống làm cho mạch truyện đi vào chiều sâu, tạo không khí cho hoàn cảnh nghệ thuật... Hình ảnh giếng nước mát trong (Bên đường chiến tranh) luôn đi suốt cuộc đời hai người yêu nhau (Thuỵ và Hạnh). Hình ảnh này tạo nên ấn tượng đặc biệt cho những người đã đến ngôi nhà ấy, nó như tấm lòng trong sáng của chủ nhà, làm dịu đi cảm giác mệt mỏi của con người trong xa cách, éo le. Sự xuất hiện trở lại của hình ảnh này trong lúc hai người gặp nhau sau ba mươi năm tạo ra điểm nhấn tâm trạng, tạo ra vòng xoáy của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 dư âm nuối tiếc và nhịp điệu truyện như ngưng đọng trong giây phút bên giếng nước đó... Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, các biểu tượng: đoàn tàu mộng du, nụ cười bí ẩn, khi thì tạo thành những cảm giác xa xăm, hư hư thực thực, khi thì như những vòng xoáy cuốn con người vào dòng nội tâm sâu thẳm, bí mật của con người. Vì thế, sự vận động của cuộc sống hiện tại như ngưng đọng, chỉ có mạch tâm trạng chảy trôi (thời gian trong tâm hồn được kéo dài). Những biểu tượng này đã làm cho mạch trần thuật dàn trải và qua đó cũng góp phần tạo nên cho tác phẩm không khí huyền thoại... Tấm gương soi trong quán cắt tóc, bức tranh chân dung tự hoạ (Bức tranh) cũng như một phương tiện để soi chiếu bộ mặt thật của con người hoạ sĩ. Những dằn vặt, hối hận, sự đối chứng của lương tâm liên tục diễn ra khiến cho sự kiện ngồi cắt tóc bị nhoè đi mà nổi bật lên là những suy nghĩ của người hoạ sĩ... Biểu tượng cơn giông trong Cơn giông như một sự dồn nén, tích tụ những xúc cảm hiện tại, mở ra thế giới hồi ức với “những mẩu ký ức nặng nề”... Trong Khách ở quê ra là hình ảnh chiếc xe cút kít gắn liền với cuộc đời Huệ và Khúng, nó là cái thanh âm cuộc sống nhọc nhằn gian khó, quê mùa, luôn là tác nhân gợi lại những quãng đời, kỉ niệm trong dĩ vãng xa mờ...và làm cho Huệ có những trường liên tưởng: hồi hộp, âu lo, thảng thốt trong hoàn cảnh thực tại... Chính vì sự xuất hiện của những biểu tượng này tạo nên những ám ảnh đặc biệt với người đọc, đồng thời nó khiến cho mạch trần thuật bị chậm lại... * * * Trong tác phẩm văn chương, toàn bộ những hệ thống chi tiết nghệ thuật với những mối liên hệ của nó tạo nên tổng thể cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh. Chính vì vậy, khi tìm hiểu hoàn cảnh nghệ thuật trong tập truyện chúng ta phải có cái nhìn tổng thể hệ thống tín hiệu nghệ thuật... Hoàn cảnh trong tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 phẩm văn học luôn gắn liền với việc thể hiện tính cách và chỉ có ý nghĩa thực sự khi thể hiện được tính cách, số phận nhân vật. Như vậy, cấu trúc của hoàn cảnh nghệ thuật trong tập truyện là một chỉnh thể bao gồm nhiều hệ thống yếu tố. Các hệ thống yếu tố này tồn tại không đơn lẻ mà có những mối quan hệ qua lại với nhau. Chính từ những mối quan hệ này mà nổi bật lên cấu trúc hoàn cảnh. Hoàn cảnh đã được xây dựng một cách nghệ thuật và đã tạo được không khí. Không khí của hoàn cảnh đã có tác động truyền cảm mạnh mẽ tới người đọc với những ấn tượng sâu sắc. “Đọc nó (tác phẩm) người ta buộc phải nhìn nhận, soi ngắm lại mình, buộc phải có một thái độ giận hờn, yêu ghét, trước những phải - trái, hay - dở, thiện - ác của đời sống” [37. 27]. Tạo ra được sự đối thoại như vậy giữa tác phẩm và công chúng là một thành công không nhỏ của người nghệ sĩ văn chương đích thực, tài hoa. Nguyễn Minh Châu từng viết về cảm nhận của mình khi đọc văn Nam Cao: “Chao ôi, đọc Nam Cao... tôi thấy ông thực nhân bản quá, thấu hiểu đời quá, lòng ông gần kề lòng mọi người quá. Cái việc như chẳng đâu vào đâu mà lại như một tảng đá cứ đè trĩu lên lòng người đọc mãi” và “Ngòi bút ông lôi ra, làm sáng tỏ trước mắt người đọc không biết bao nhiêu những điều thuộc về lương tâm và đời sống tinh thần của con người, những cái điều thực sự hằng ngày vẫn giáp mặt với người đọc đương thời nhưng lại rất sâu xa và lâu bền, vĩnh hằng, mà lại rất chung, rất phổ biến ở mọi người, mọi nơi, mọi thời” [9. 194]. Giờ đây, chúng ta thấy những lời đồng cảm đó về Nam Cao cũng tương ứng với những cảm nhận của người đọc về văn chương Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu có sự tiếp nối và phát triển kiểu văn xuôi tâm lí của Nam Cao. Trong thiên chức khám phá vào chiều sâu con người và hoàn cảnh, những trang văn Nguyễn Minh Châu không chỉ tạo nên phong cách riêng của nhà văn, mà đã mang tư cách “tiền trạm” trong phong trào đổi mới văn xuôi hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 KẾT LUẬN Kiệt tác văn chương bao giờ cũng hàm ẩn một khả năng đối thoại, một cấu trúc mở và bao hàm trong nó tính vừa cụ thể vừa là ẩn số đa tầng, không dễ một lần khai thác hết... Với độ lùi thời gian hơn ba mươi năm, bạn đọc hôm nay có nhiều điều kiện khách quan, dân chủ trong việc đánh giá về giá trị các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là những truyện ngắn sau 1975 của ông (Truyện ngắn sau 1975 đã được đánh giá là sự thành công của Nguyễn Minh Châu trên hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Chính nhà văn cũng đã tự chiêm nghiệm “Mình viết văn, cả đời tràng giang đại hải có khi chỉ còn lại vài cái truyện ngắn” [52.82] ). Trong cả cuộc đời lao động nghệ thuật say mê, nghiêm túc, nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn đau đáu, trăn trở tìm ra những mạch nguồn cuộc sống và những phương thức nghệ thuật biểu hiện mới... Với những đóng góp mới mẻ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã có một vị trí xứng đáng trong nền văn học hiện đại Việt Nam... Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được rất nhiều các bài báo, các công trình khoa học đề cập, nghiên cứu. Luận văn “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa” là một đóng góp nhỏ bé của chúng tôi vào việc khẳng định sự “tiền trạm” của Nguyễn Minh Châu ở chặng đầu đổi mới văn học. Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh được thể hiện thông qua cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh. Tìm hiểu cấu trúc hoàn cảnh nghệ thuật trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây. 1. Tạo nên cấu trúc hoàn cảnh nghệ thuật trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa gồm có các yếu tố: Hệ thống nhân vật: Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng hoàn cảnh nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo ra hệ thống nhân vật tĩnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 có vai trò làm nổi bật hoàn cảnh của nhân vật động, nhân vật ý thức về hoàn cảnh, kiểu nhân vật dị thường... Mối quan hệ phức tạp của các nhân vật đã tạo nên những hoàn cảnh nghệ thuật đa dạng, có sức hấp dẫn... Nguyễn Minh Châu đã có một sự cách tân trong khi dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật, đặt tính cách trong hoàn cảnh và khám phá những xung đột, mâu thuẫn bên trong các tính cách. Chính vì vậy, từ phương diện cấu trúc của hoàn cảnh nghệ thuật, ta nhận thấy: mâu thuẫn, xung đột chủ yếu trong các tác phẩm của tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là những mâu thuẫn, xung đột trong nội tâm nhân vật. Đi sâu miêu tả những xung đột, mâu thuẫn trong thế giới tâm hồn, Nguyễn Minh Châu đã đem lại cho nhân vật của mình một đời sống tinh thần phong phú, có chiều sâu tâm lí, tính cách. Đặc biệt, trong những trang văn Nguyễn Minh Châu nổi bật lên nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, khám phá “con người bên trong con người” với những tận cùng, bí ẩn, bất ngờ. Nguyễn Minh Châu đã đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật miêu tả tâm lí qua việc sử dụng ngôn ngữ độc - đối thoại nội tâm, sử dụng những đoạn văn trữ tình ngoại đề, những chi tiết, hình ảnh, những nghịch lí tạo hoàn cảnh nghệ thuật. Nhìn ra những mâu thuẫn tồn tại như những nghịch lí đời sống là một thành công, có thể coi là bước mở đường để các nhà văn sau đó có những đột phá mạnh mẽ, tự tin hơn khi khai thác những điều nghịch lí trong cuộc sống đương đại (Như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái...). Trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, cơ chế chủ đạo chi phối các hoạt động, ý thức của các nhân vật là cơ chế bao dung, nhẫn nhịn, cơ chế sám hối. Những nhân vật của Nguyễn Minh Châu đã chiếm được cảm tình đặc biệt của bạn đọc nhiều thế hệ bởi vì họ đã thể hiện sự nhẫn nhịn, tấm lòng bao dung, sự sám hối thành thực rất đáng ngợi ca. Làm nổi bật các cơ chế đó, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về nhân tình thế thái trên lập trường tư tưởng nhân văn, nhân bản... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng đặc biệt chú ý tới việc tạo dựng không khí cho hoàn cảnh trong các tác phẩm. Không khí của các tác phẩm có thể toát lên thông qua các yếu tố nhân vật, mâu thuẫn, xung đột và một số hình ảnh khác được tác giả dụng công miêu tả... Nguyễn Minh Châu đã tỏ ra là một cây bút có sở trường trong việc miêu tả những bầu không khí thơ mộng, huyền thoại và không khí “se se buồn” (Chu Văn Sơn). Những yếu tố trên có mối quan hệ bổ sung cho nhau để tạo nên cấu trúc hoàn cảnh nghệ thuật, từ đó thể hiện quan niệm nghệ thuật, phong cách sáng tạo của nhà văn. Tìm hiểu cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong tập truyện Chiếc thuyễn ngoài xa, chúng ta hiểu được quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đó là quan niệm về hoàn cảnh sống mới sau chiến tranh còn có những khó khăn gian khổ và ở đó có nhiều vấn đề phức tạp, mối quan hệ giữa con người với con người rất sinh động và đầy đột biến bất ngờ. Song, cơ bản con người vẫn hướng về sự bao dung, nhân hậu đối với nhau, niềm tin trong mỗi con người vẫn là điều đáng trân trọng và ca ngợi. “Cùng với thời gian, cùng với sự trải nghiệm đời sống và cùng với sự mở ra của hoàn cảnh, càng ngày Nguyễn Minh Châu càng tìm đến với cái Đẹp bằng cái nhìn biện chứng và nhân văn hơn” [37. 27]. Quan niệm về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu đã được thể hiện một cách chân thực, có chiều sâu, thông qua cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh với những hệ thống yếu tố nghệ thuật sinh động, hấp dẫn, không ồn ào mà trầm lắng...Đó cũng là những giá trị nhân bản trong trang viết của một người “dũng cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn). 2. Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi thấy những mảng đời sống phong phú, sinh động đã được nhà văn tái tạo một cách nghệ thuật, có sức truyền cảm tự nhiên, sâu sắc. Đồng thời, qua đó có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 thấy Nguyễn Minh Châu rất có ý thức trong việc sáng tạo hoàn cảnh. Những sáng tạo ấy biểu hiện ở những cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong những tác phẩm văn học cụ thể. Qua cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh và hệ thống những tín hiệu nghệ thuật (ở nhiều cấp độ), hoàn cảnh đã được thể hiện một cách nghệ thuật. So với một số nhà văn cùng thời, Nguyễn Minh Châu có vai trò “tiền trạm” trong việc thể hiện hoàn cảnh nghệ thuật - ông đã phản ánh hoàn cảnh qua việc tái hiện những hình ảnh của cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, khi xây dựng hoàn cảnh nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu luôn chú ý tới đời sống tinh thần vô cùng tinh tế, phức tạp, đầy bất ngờ của con người. Thế giới tinh thần của nhân vật không chỉ chịu sự tác động của hoàn cảnh mà còn phản ánh hoàn cảnh. Vì vậy, hoàn cảnh trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một hình tượng nghệ thuật có chiều sâu biểu cảm... Đồng thời, chính hoàn cảnh nghệ thuật ấy có vai trò to lớn trong việc xây dựng, thể hiện những tính cách nhân vật và đã trở thành một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hút mạnh mẽ của các tác phẩm đối với bạn đọc. Trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc không chỉ có ấn tượng với số phận, tính cách của Hạnh, Quỳ, Khúng, Nhĩ, Thăng, Ban, ông Thông... mà còn có những ấn tượng thật đặc biệt về cái không khí đời sống, xã hội được chuyển tải một cách nghệ thuật vào trong cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh... Những “ấn tượng đặc biệt” ấy là thành quả của sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, giàu sáng tạo, tài năng xây dựng hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu. 3. Tìm hiểu hoàn cảnh ở góc độ cấu trúc nghệ thuật trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa, để từ đó thấy được quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn Nguyễn Minh Châu, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói vào hướng nghiên cứu của thi pháp học hiện đại và cũng góp thêm một tiếng nói tri âm với nhà văn: “người mở đường tinh anh” và người đã “đi được xa nhất” trong chặng đầu đổi mới văn học... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 Công việc sáng tạo văn chương là một loại lao động tinh thần vô cùng vất vả. Theo đuổi nghiệp cầm bút, người nghệ sĩ nhiều khi phải đối diện với những áp lực dư luận, trắc trở nhiều hơn vinh quang. Chúng ta thật tự hào vì con đường Nguyễn Minh Châu đi qua trong cuộc đổi mới văn học, ngày hôm nay không còn “vắng vẻ”, “ít người đi” như nhà văn từng tự cảm. Như một cuộc chạy tiếp sức đầy hào hứng, các nhà văn hôm nay, với lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút và một tinh thần dũng cảm, dân chủ, đang khẳng định và phát triển những khám phá, tìm tòi mà Nguyễn Minh Châu đã “mở đường”... Tác phẩm văn chương không bao giờ đến với người đọc bằng một nghĩa duy nhất. Thế giới nghệ thuật do nhà văn sáng tạo luôn vẫy gọi những con đường tiếp cận sinh động, mới mẻ của độc giả. Chúng tôi tin rằng những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn còn hứa hẹn nhiều con đường khai phá hấp dẫn với những thành công mới trong tương lai. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9044.pdf
Tài liệu liên quan